Co sở lý luận về sự tham gia của người dân trong triển khai sử dụng năng lượng mặt trời 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
v\NH TẾ Q
cy `
NHANG
u85
DE TÀI: KHẢO SÁT TIEM NANG LAP ĐẶT HE THONG ĐIỆN MAT TRỜI
TREN MAI NHÀ CUA HỘ GIA ĐÌNH PHUONG THIỆU KHANH, THÀNH
PHO THANH HOA
Sinh vién : Ta Quang Dat
Lớp : Kinh tế - Quản ly Tài nguyên và Môi trường
Khoa : 59
Hệ: Chính quy
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thu Hoa
Ha Nội, tháng 4 nam 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Lê Thu Hoa
Tên tôi là: Tạ Quang Đạt
Sinh viên lớp: Kinh tế - Quản lý tài nguyên và môi trường 59 Sau thời gian thực tập tại Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện
Chiên lược Chính sách Tài Nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn tận tình
của các anh chị trong ban, tôi đã hoàn thành chuyên đê tôt nghiệp với đê tài: “Khảo sát sự chấp thuận của hộ gia đình về triển khai sử dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn Phường Thiệu Khánh, Thành Phố Thanh Hóa”.
Nay tôi viết đơn này với nội dung như sau: Tôi xin cam đoan rang, bản chuyên đề thực tập này là công trình nghiên
cứu độc lập, do bản thân tôi hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS Ts Lê Thu
Hoa và sự giúp đỡ của các cán bộ tại cơ quan thực tập Các số liệu, tài liệu tham
khảo đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và ghi trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan các sô liệu trong chuyên đê hoàn toàn chính xác, trung
thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2021
(Sinh viên) Tạ Quang Đạt
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS Ts Lê Thu Hoa và các cán bộ trong Ban Kinh tế
Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài Nguyên và Môi trường,
Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập và viết
chuyên đề Bài viết có thê còn nhiều hạn chế, thiếu sót hi vọng sẽ nhận được nhiều ý
kiến đóng góp dé bài viết được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm on!
Hà Nội, ngày 25 thang 11 năm 2020
(Sinh viên)
Tạ Quang Đạt
Trang 4CHUONG I: CƠ SO LÝ LUẬN VE VIỆC LAP ĐẶT SU DỤNG NANG LƯỢNG
MAT TROI TREN MAI NHÀ CUA NGƯƠI DAN cssssssssesesesecesesesecesasecesasececers 13
1.1 Co sở lý luận về sự tham gia của người dân trong triển khai lắp đặt sử dụng
năng lượng mặt trời trên mái 'hà - o- 5< s99 9 939 95 8589585856 50 13
1.1.1 Một số khái niệm -s- 2s ss©s£©ss£EssEvs£Eseexsersseerserssersersserssrse 13
1.1.1.1 Năng lượng MAt ẤT ỒÏ d << << 5 9 9 0900 1000960 13
1.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia của người dân trong việc triển khai lắp
đặt sử dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà << se «se< «se 14
1.2 Hệ thống lý thuyết sử dụng << 2s se sssexsexsezseEssvsssserssessessese 16
1.2.1 Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng: s2 s2 ssssssssse 161.2.2 Vai trò chủ thể của người dân trong việc triển khai lắp đặt sử dụng năng
lượng mặt trời trên MAI 'nà - << < se «<2 9% 9.84 999 9891958995595889559% 16
1.2.3 Sự tham gia của người dân trong trong triển khai lắp đặt sử dụng nănglượng mặt trời trên MAI nhà d << < << «%9 994 99996995956999565589656% 16
1.2.4 Nội dung sự tham gia của người dân trong triển khai lắp đặt sử dụng
năng lượng mặt trời trên mái NA 5-5 s5 5% 5 55 5 95 99 595.9 16
1.2.5 Mức độ sự tham gia của người dân trong triển khai lắp đặt sử dụng
năng lượng mặt trời trên mái MA 5 <5 5s 5 55 5 5599 599.8 18
1.3 Giới thiệu về năng lượng mặt trời thay CHẦẾ 5-5 csccsccsessersersersersersesee 18
1.3.1 Ưng dụng của việc sử dụng năng lượng mặt trời vào đời
Sông «« 18 1.3.2 Tác hại từ điện năng lượng MAt ẦỒÏ - - <5 5< «5< se e6 1 e6 22 1.4 Tổng quan về các nghiên cứu khảo sát ở trong và ngoài nước về sự tham gia
của cộng đồng triển khai sử dụng năng lượng mặt trời dé phat trién kinh té, nongnghiệp, công nghiệp tiết kiệm tài nguyên năng ÏưTIg «5< << «5< sessse 25
1.5 Kết luận chương l - se s<s°©s<ss©s£€SsEs£vseEssexseEssersersseerserssersscse
Trang 5CHUONG II: THỰC TRẠNG VE SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MAT TRỜI CUA
NGƯỜI DÂN PHƯỜNG THIỆU KHÁNH, THÀNH PHÓ THANH HÓA, TỈNH
THANH HÓA 2. 22+ EEEEEEEEL 41EEEEEEEE2213411cEEtSEEAEAAderttotttvarredree 28
2.1 Giới thiệu về Phường Thiệu Khánh, Tp Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa 28
2.1.1 Lịch sử hình than d 5ó 5 2 9 9 0.0009.006 98000 90 28
2.1.2 Vi trí địa lí, khí hậu, thỦy Văn << << << x.SEEseseseeeesese 28 2.1.2.1 Vi tri Cia ÏÍ (5 5< HH HH TH TH HH Hư ưng g0 28 2.1.2.2 Khí Wau - << 5-5 << HH HH Hư 00 00 150 29
2.1.2.3 THỦY VĂN - (5 HH TT cọ TH HH 0150 29
2.1.3 Quá trình phát triỄn - se se +s£ss£EsEssevseEsserseesserseessersser 29
2.1.4 Kinh tế Phường Thiệu Khánh, Tp Thanh Hóa << 555 <= 31
2.2 Một SO VAN GE QUAN fÂ1m << << 9 9 99 99.90.9910 04009668998096 596 31
2.2.1 Chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt tròi . 2- sssssessess 312.2.2 Các điều kiện cần có dé lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời 342.2.2.1 Nhu cầu sử dụng dién(kWh) và tỷ lệ tiết kiệm mong muốn 34
2.2.2.2 Xác định không gian diện tích khả dụng 5 << 5< ssssssesssssss 36
2.2.2.3 Tính toán lượng năng lượng từ hệ thống pin năng lượng mặt
OAL? 0 cọ THỌ HT T0 1 00.00000000 41
2.2.3.4 Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào? 412.2.3.5 Hệ thống có cần trữ ắc quy, có thé sử dụng vào buổi tối không? 41
2.2.3.6 Có sự khác nhau giữa các nhà cung cấp điện mặt trời hay không?41
2.2.4 Một số công ty lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại thanh hóa 422.2.5 Hệ thống điện mặt trời hiện nay 2s se se ssssessessessessss 43
2.2.5.1 Hệ thống điện mặt trời hòa lưới . s-s°ssssssessessessess 432.2.5.2 Hệ thống điện mặt trời độc lập . -s° s2 ssssssessessess 432.2.5.3 Hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ - .« s-« 43
Trang 62.3 Tiềm năng và tình hình sử dung năng lượng mặt trời tại Thanh Hóa 442.4 Giới thiệu về hiện trạng sử dụng năng lượng mặt trời song song với điện
lưới trên địa bàn Phường Thiệu Khanh, Thành Pho Thanh Hóa, Tỉnh Thanh
THHÓÓa 0 G5 G5 0.0 ti 00005050 90900090 45
2.4.1: Vấn đề nghiên €ứu -s 2 s- s2 s£ s s£s£ se sESsEsEseEsessEsersersessrserse 462.4.2 Thực trạng quan lý về chính sách sử dụng năng lượng mặt trời của
NGUOT (ẪN 5-5 (5< 5 9.90 ý Họ 0 0.00 080000 .0896996 47
2.4.3 Đánh giá hiện trạng về việc sử dụng năng lượng mặt trời tại địa bàn
Phường Thiệu Khánh, Thanh Pho Thanh Hóa, Tinh Thanh Hóa 48
2.5 Xây dựng mẫu phiếu khảo sát 2 2s ssse=ssssssesssssessessse 482.5.1 Cách Tính toáTn 5-2 << s49 HH HH 0B 0001 0008 90 492.5.2 Tính toán cụ thể đối với từng hộ 2-2 se sscsscssessessessessessese 56
2.5.4 Khảo sát mức độ chấp thuận của 500 hộ dân chưa sứ dụng thuộc 10 Phố tại
địa bàn Phường Thiệu Khánh, Thành Phô Thanh Hóa về sự châp thuận sử dụng
năng lượng Imặt ẦTFỒÏ << << < 9 9 9 9 00 00 00 56
2.6: Kết luận chương II s-s-s- s£s£s£ s22 S£©SsSs£Ss£EseEseEseEsssssessesserser 56 CHƯƠNG IIT: GIẢI PHÁP - 2° ®V++9Ev+eevE++eevrvseevrvseeorvseee 57
3.1 Định hướng về chính sách về việc sử dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn
Phường Thiệu Khánh, Thành Phô Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa lắp đặt và sử
dụng hệ thống năng lượng MAL ẦTFỒÏ 5< << s9 999 93 896958960996 57
3.2: Gidi phap dé XUAt 11 57 3.3: Kết luận chương [] cscsssssessessesssssssssssssssessessessessessessesssssscssssssesesssessseesessees 60
000/907 60
Trang 7DANH MỤC BANG
Bang 1.1: GDP bình quân P Thiệu Khánh trong những năm qua Bảng 2.1: Giá điện mặt trời cho hộ gia đình
Bang 2.2: Giá điện mặt trời cho doang nghiệp
Bảng 2.3: Các thành phan cấu thành hệ thong giá của một hệ thong điện năng lượng
mặt trời
Bảng 2.4: Số liệu về bức xạ mặt trời tại VNBảng 2.5: Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở
một số địa phương của nước ta, (đơn vi: MJ/m?.ngay)
Bang 2.6: Giá Thành Tham Khảo 1 Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Đề ĐảmBảo Được Chất Lượng Hoạt Động Ôn Định
Bang 2.7: Số liệu điều tra thực tế tại các h6(don vị 10003)Bảng 2.8: Thời gian hoàn vốn giản đơn
Bang 2.9: Khảo sát mức chỉ tiêu sử dụng điện TB/ tháng cua 500 hộ dan
Bảng 2.10: Khảo sát mức độ chấp thuận về sử dụng năng lượng mặt trời song song với
điện lưới của các hộ gia đình
Bảng 2.11: Lý do về việc chưa muốn lắp đặt hệ thông năng lượng mặt trời của các hộ
không dong y
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 các tấm pin năng lượng mặt trời áp mái
Hình 2.2 Các thiết bị sấy khô nông nghiệp bằng năng lượng mặt trời
Hình 2.3 hệ thong sưởi am, làm mát thông gió
Hình 2.4 Máy chiếu sáng năng lượng mặt trờiHình 2.5 Cân đối nhu cầu tải và sản lượng từ PV dé hiệu quả về kinh tế.Hình 2.6: Hệ pin mặt trời hiệu quả sẽ cân đối giữa sản lượng điện PV tạo ra và tải tiêu
Hình 2.10: Tỷ lệ khảo sát của 500 hộ thuộc P Thiệu Khánh
Hình 2.11 Tỷ lệ về lý do không đông ý cũng như chưa sử dụng của các hộ gia đình
P.Thiệu Khánh
Trang 9DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
UDNP: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UBND: Uỷ ban nhân dân NLTT: Năng lượng tái tao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cổng thôn tin điện tử Thiệu Khanh, Thanh Phố Thanh
Hóa-http://thieukhanh.thanhhoacity.vncrm.vn/ 2 Báo Thanh Héa- http://baothanhhoa.vn/
3 Báo mới - https://baomoi.com/ 4 Báo điện tử Việt Nam - https://vietnamnet.vn/
5 Hệ thống điện lưới quốc gia -
https://www.evn.com.vn/d6/news/Quy-dinh-ve-khoi-6 UBND xa Thiéu Khanh
Trang 10LOI MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
Hién nay, cac nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt đã và đang lànguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn cho phát điện tại nhiều nước trên thế giới cũng
như tại Việt Nam Trong khi đó, việc sử dụng năng lượng hóa thạch là một trong các
nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người Các nguồn năng lượng nói trên cũng đang dần cạn kiệt, trong khi Việt Nam đang
phải đối mặt với những thách thức lớn do các nguồn năng lượng thông thường dé đáp ứng nhu cầu phát điện đã và đang vượt quá khả năng cung câp Chính vì vậy, với mức
tăng trưởng nhu cầu điện năng khoảng 10%/năm, van đề đây mạnh nghiên cứu và sử
dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời là hết sức cấp thiết đối với Việt
Nam Để đạt mục tiêu của chương trình sử dụng năng lương mặt trời, ngoài sự hỗ trợ,
định hướng của Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy chính quyên, sự vào
cuộc của hệ thống chính trị xã hội rất cần sự chung sức, đồng lòng phát huy vai trò chủ
thể của người dân.
Trong thời gian qua, chương trình tham gia sử dụng năng lương mặt trời đã thực sự trở thành phong trào sôi nôi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của
cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội, bộ mặt Địa Phương ngày càng
khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao Sau khi được chuyền giao từ huyện Thiệu Hóa vào thuộc Thành Phố Thanh Hóa, Phường Thiệu Khánh luôn tích cực thay đôi
diện mạo mới Vài năm trở lại đây đã đạt được nhiều kết quả tích cực: diện mạo địaphương thay đối, người dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm giúp phát triển kinh tế nông hộ, phát triển làng
nghề, khôi phục được các thuần phong mỹ tục, tập quán, vui chơi giải trí khích lệ tinh
thần cho nhân dân Đồng thời đã khơi dậy được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, thúc đây được sự tham gia tích cực của người dân vào việc xây
dựng và phát triển nông thôn Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn
nhiều hạn chế tồn tại như: kinh nghiệm tổ chức triển khai chương trình của cán bộ chưa
cao, sự trông chờ, y lại Nhà nước của một bộ phận cán bộ, người dân van coi đây làchương trình đầu tư của Nhà nước; việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của chương trìnhcòn chưa đạt kết quả cao, nhất là vai trò chủ thể cua người dân chưa được phát huy.Thực tế trên đặt ra một số vấn đề như: Người dân có vai trò gì trong việc xây dựng bộmặt mới cho địa phương đặc biệt là việc triển khai sử dụng năng lương mặt trời ? Họ
tham gia vào sử dụng năng lương mặt trời như thế nào? Hiệu quả ra sao? Và có những
yếu tô nào ảnh hưởng đến việc tham gia sử dụng năng lương mặt trời? Chính vì vậy, dé giải quyết những van dé trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát sự chấp thuận
10
Trang 11của hộ gia đình về triển khai sử dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn Phường Thiệu
Khánh.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục nghiên cứu đề tài là đánh giá việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời ở Phường
Thiệu Khánh có đem lại lợi ích cho người dân Điều kiện kinh tế, điều kiện thời tiết,
các chính sách ưu đãi có phù hợp với người dân dé lắp đặt hệ thống năng lượng mặt
trời Từ đó tạo ra nguồn năng lượng sạch cho người dân cũng như tiết kiệm nguồn điện cho nhà nước.
3 Đối tượng nghiên cứuCác hộ dân thuộc địa bàn Phường Thiệu Khánh có điều kiện khá giả trở lên
4 Phạm vi nghiên cứu
e Phạm vi không gian: 5,32 km? Trên địa bàn Phường
© Phạm vi thời gian: Số liệu từ năm 2018 cho đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
e Phương pháp phân tích, thu thập số liệu: Thực địa thực tiễn tại địa phương về
việc châp thuận của người dân, cũng như sô liệu của cơ quan UBND Phường về những hộ dân đã lap đặt.
e_ Phương pháp tong hợp thông tin, định lượng: Ti các nguồn thông tin, số liệu,
báo cáo thu thập được dé áp dung phân tích thành các biểu đô, bảng biểu, cáchình ảnh thực tiễn từ dự án nhằm mang lại kết quả cao trong quá trình thực hiện
báo cáo chuyên đề này.
5 Kết cầu Chương 1: Cơ sở lý luận về việc sử dụng năng lượng mặt trời của cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng về sử dụng năng lượng mặt trời của người dân tại địa bàn
Phường Thiệu Khánh, Tp Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp dé mở rộng việc sử dụng năng lượng mặt trời của cộng đồng
II
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VIỆC LAP ĐẶT SỬ DỤNG HE THONGĐIỆN NANG LƯỢNG MAT TROI TREN MAI NHÀ CUA NGƯỜI DÂN
1.1 Co sở lý luận về sự tham gia của người dân trong triển khai sử dụng năng
lượng mặt trời
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời, đã được khai thác bởi con
người từ thời cô đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn bao giờhết Bức xạ mặt trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lượng mặt trời như sứcgió và sức sóng, sức nước và sinh khối, làm thành hầu hết năng lượng tái tạo có sẵntrên Trái Đất Chỉ có một phần rất nhỏ của năng lượng mặt trời có sẵn được sử dụng
Điện mặt trời nghĩa là phát điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện Sử dụng
năng lượng mặt trời chỉ bị giới hạn bởi sự khéo léo của con người Một phần danh sáchcác ứng dụng năng lượng mặt trời sưởi ấm không gian và làm mát thông qua kiến trúc
năng lượng mặt trời, qua chưng cất nước uông và khử trùng, chiếu sáng bằng ánh sáng ban ngày, nước nóng năng lượng mặt trời, nầu ăn năng lượng mặt trời, và quá trình
nhiệt độ cao nhiệt cho công nghiệp purposes Dé thu năng lượng mặt trời, cách phổ
biến nhất là sử dụng tam năng lượng mặt trời.
Công nghệ năng lượng mặt trời được mô tả rộng rãi như là hoặc năng lượng mặt trời
thụ động hoặc năng lượng mặt trời chủ động tùy thuộc vào cách chúng năm bắt,
chuyền đổi và phân phối năng lượng mặt trời Kỹ thuật năng lượng mặt trời hoạt động
bao gồm việc sử dụng các tắm quang điện và năng lượng mặt trời nhiệt thu để khai
thác năng dượng Kỹ thuật năng lượng mặt trời thụ động bao gồm các định hướng một
tòa nhà về phía Mặt trời, lựa chọn vật liệu có khối lượng nhiệt thuận lợi hoặc tài sản
ánh sáng phân tán, và thiết kế không gian lưu thông không khí tự nhiên Việt Nam là
một trong những nước dang phát triển ở Đông Nam A có mức độ gia tăng nhu cầu sử
dụng điện khá cao, đồng thời tỷ trọng năng lượng hóa thạch sử dụng trong phát điện vẫn còn khá lớn Bên cạnh nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng hóa thạch do trữ lượng
đang dần cạn kiệt thì việc sử dụng năng lượng hóa thạch đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng
lớn đến môi trường cũng là một thực trạng mà Việt Nam phải đối mặt Trong khi đó,
Việt Nam được biết đến là một nước có tiềm năng khá lớn về năng lượng tái tạo(NLTT) nhưng hiện tại mới chỉ khai thác và sử dụng một ty lệ rat nhỏ Cho đến nay sốcác dự án có tầm cỡ và quy mô ở nước ta rất Ít, tỷ trọng công suất lắp đặt các nhà máyđiện từ NLTT trong tong công suất đặt của cả hệ thống còn rất khiêm tốn Mặc dù đãcó nhiều nỗ lực thúc đây phát triển NLTT và nguồn điện từ NLTT trong các Quy hoạch
phát triển điện lực gan đây, đặc biệt là Quy hoạch điện VII nhưng việc phát triển
NLTT ở Việt Nam vân chưa tương xứng với tiềm năng Bên cạnh đó, Việt Nam cũng
chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển trong Chiến lược phát triển NLTT của Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được phê duyệt, cũng như Chiến lược
12
Trang 13quốc gia về tăng trưởng xanh, đồng thời chưa đảm bảo các cam kết của Việt Nam trong
Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quôc về Biên đôi khí hậu (Thỏa thuận Paris).
Đây mạnh sử dụng NLTT đang là xu thế của các nước trên thế giới bởi vai trò quantrọng và tính ưu việt của chúng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ sản xuất điện tu
NLTT dang phat triển rất nhanh, dần đảm bao khả năng cạnh tranh với các nguồn năng
lượng truyền thống Chính vì vậy, việc gia tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ NLTT là
một đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của hệ thống điện, cần được đưa vào cụ thé hơn
trong Quy hoạch nguồn điện Việt Nam.
1.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia của người dân trong việc triển khai lắp đặt sử
dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà
Tham gia — participation được dịch thành từ hai từ tham dự và tham gia Theo GS Tô
Duy Hợp thì tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao.Cónhiều cách hiểu về sự tham gia tuỳ thuộc từng hoàn cảnh cụ thể.Trong các dự án phát
triển nông thôn tham gia thường được hiểu một cách đơn giản là mọi người đóng các
vai trò khác nhau trong các hoạt động của dựán phát triển nông thôn.Sự tham gia là
một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác định nhu câu và cùng nhau thiết
kế, tô chức thực hiện, đánh giá hoạt động vàcùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động
đó.Theo Setty, 1991: “Sự tham gia của người dân là người dân cùng với các cơ quan
phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chon ưu tiên,khởi xướng và thực hiện
các dự án bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, lao động và thời
gian”.Sự tham gia của người dân trong chương trình sử dụng năng lượng mặt trời là
một quá trình mà Nhà nước và người dân cùng nhận một sô trách nhiệm cụ thé trong
việc phát triển nông thôn và tiễn hành các hoạt động để thực hiện trách nhiệm củamình, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.Sự tham gia của người dân
trong chương trình sử dụng năng lượng mặt trời là đảm bảo cho người nông dân những
người chịu ảnh hưởng từ chương trình được tham gia vào việc quyết định chương
trình.Sự tham gia của người dan trong việc sử dụng năng lượng mặt trời là tìm vahuy động các nguồn lực từ người dân để thục hiện chương trình, qua đó làm tăng lợi ích cho người nông dân.
Ý nghĩa sự tham gia của người dân trong việc sử dụng năng lượng mặt trời:
Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả củacác quyết địnhtrong việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ Thamgia vào quá trình ra quyết định giúp người dân nâng cao năng lực và lòng tự tin vào
kha năng tự quản lý chính minh Năng lực và su tự tin giúp người dân quản lý cuộc
sông tốt hơn
13
Trang 14- Sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu dé huy động tài nguyên tại chỗ, tổ
chức và vận dụng năng lực, sự khôn ngoan, tính sáng tạo của người dân vào việc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Sự tham gia của người dân giúp xác định được những nhu cầu của địa phương cần
được ưu tiên và tiến hành những hoạt động phát triển dé đáp ứng những nhu cầu Tây VÌ
chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, đảm bảo thu được những kết quả tốt nhất trong quá tình việc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Nang cao tinh sở hữu và tinh thần trách nhiệm của người dân, họ thayminh thực su lànhững người chủ của việc sử dụng năng lượng mặt trời, có quyền quyết dinh,tinh sởhữu và tinh thần trách nhiệm Vì thé họ dé dàng ủng hộ và nhiệt tìnhtham gia việc sử
dụng năng lượng mặt trời - Ngoài ra sự tham gia của người dân còn thé hiện chương trình sử dụng năng lượng mặt trời được cộng đồng thừa nhận, khuyến khích người dân đóng góp nguồn lực thực hiện và đảm bảo khả năng bền vững của chương trình.
- Tăng tính hiệu quả của chương trình thông qua việc trao đôi ý kiến với người dânnhững người hương lợi từ các hoạt động của chương trình trong suốt quá trình lập kế
hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tácquản lý và thực hiện - Sự tham gia của người dân sẽ làm tăng sức mạnh tong hợp, phát huy vai trò chủ thé
của người dân, là nguồn động lực lớn nhất quyết định sự thành công của chương trình.
1.2 Hệ thống lý thuyết sử dụng1.2.1 Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng:
Ly thuyét về su tham gia của cộng đồng(harding cùng cộng sự 2009 ) được hiéu làquá trình đối thoại giữa cộng đồng và người quyết định, giữa một bên là các cá nhân,nhóm tổ chức và một bên là nhóm chính quyên trong việc thảo luận và ra các quyết
định về môi trường Thuật ngữ cộng đồng bao gom tat ca các chu thế đóng góp hay bi
ảnh hưởng bởi các quyết định môi trường bao gồm những người hoạch định chính
sách, tổ chức dân sự và nhóm người dân Như vậy cộng đồng được hiểu là một kháiniệm có nội ham khá rộng bao gôm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu
vực địa lí có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa, chính tri.
- Tiếp cận khái niệm này o1 chiều cạnh khác, mazuki(2009) cho rang sự tham gia của
cộng dong là khái niệm thê hiện các phương diện sau
+ Sự tham gia là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân cộng đồng được tham gia vào
việc xây dựng và ra các quyết định, chính sách cau chính phủ, sự tham gia là quá trình chia sẻ một hành động chung giữ mỗi công dân trong việc tạo dựng chính sách, sự
14
Trang 15tham gia là nền tảng của quyền con người đặc biệt đối với những nhóm yếu thế trongxã hội, từ đó tác giả kết luận dân chủ, quyền công dân và dân quyền là những nội dungtrong tâm của khái niệm sự tham gia và sự tham gia cộng đồng là một quá trình quantrọng trong hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch hướng tói phát triển bền vững.
+ Người dân là một thành tố của cộng đồng bên cạnh đó còn có các nhóm đoàn thé
xã hội, các tổ chức dân sự, tô chức phi chính phủ Trong hoạt động quản lý sử dụng năng lượng mặt trời, người dân là một trong hai nhóm ảnh hưởng trức tiếp về quản lý
và bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.2.2 Vai trò chủ thể của người dân trong việc triển khai lắp đặt sử dụng năng
lượng mặt trời trên mái nhà
Vai trò chủ thé của người dân trong việc sử dụng năng lượng mặt trời được xác định là:- Chủ thể tích cực tham gia hưởng ứng sử dụng năng lượng mặt trời
- Chủ thể trực tiếp giới thiệu rộng rãi, công khai về việc sử dụng năng lượng mặt trời
- Chu thé tham gia su dung năng lượng mặt trời là người sẽ góp phần trong công cuộc
tiết kiệm nguồn điện quốc gia.
- Chủ thể tham gia sử dụng năng lượng mặt trời sẽ góp phần bảo vệ tai nguyên, bảo vệ
môi trường.
Đề thực hiện tốt và cóhiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, vấn đề đặt ra làphải phát huy được vai trò chủ thể của người dân Do đó, điều càn làm trước hết đốivới tat cả các địa phương là phải tổ chức học tập, nghiên cứu dé tìm hiểu đầy đủ vàthống nhất hành động, trước hết là đội ngũ cán bộ ở các địa phương
1.2.3 Sự tham gia của người dân trong triển khai lắp đặt sử dụng năng lượng mặt
trời trên mái nhà
Giữ vi trí là “chủ thé”, đây là sự khang định đúng dan, cần thiết, nhằm phát huy nhân
tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người dân vào công cuộc xây
dựng nông thôn cả về kinh tế, van hóa và xã hội, bao về tai nguyên, bảo vệ môi trường
đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.
1.2.4 Nội dung sự tham gia của người dân trong việc triển khai lắp đặt sử dụng
năng lượng mặt trời trên mái nhà
Sự tham gia của người dân việc sử dụng năng lượng mặt trời được coi như nhân tố
quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển
dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình Khi tham gia trong
việc sử dụng năng lượng mặt trời với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng
15
Trang 16đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý
nhằm tận dụng triệt dé các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài Khi xem xét quá trình tham
gia củangười dân trong việc sử dụng năng lượng mặt trời, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: “Dân biết, bân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi” Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định.Các nội
dung trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới
được hiểu là:
- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến
thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình trong việc sử dụng năng lượng mặt trời, bảo vệ tiết kiệm tài nguyên và môi trường quá trình khảo sát thiết kế các công trình
xâydựng cơ sở hạ tầng Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào
các giaiđoạn sau của quá trình xây dựng công trình Điều đó có nghĩa là dân đượcbiếtrõ năng lượng mặt trời là gì thông qua tuyên truyền, vận động, thông quasinh hoạt cộngđồng thôn ấp Dân đóng vai trò thé nào trong công cuộc bảo vệ môi trường, tiêt kiệmtài nguyên Cách làm cụ thé bắt đầu từ đâu? Ai sẽ hưởng lợi từ chương trình?
- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến và bàn bạc của người dân liên quan đến kếhoạch phát triển sản xuat, liên quan đến các giải pháp,đầu tư xây dựng công trình phúclợi công cộng, các giải pháp thiết kế,phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lýcông trình, các mức đóng góp và các định mức chỉ tiêu từ các nguồn thu, phương thứcquản lý tài chính, trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi
- Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà còn ở cả
phạm trù nhận thức về quyên sở hữu và tính trách nhiệm, tăngtính tự giác của từng
ngưỜI dân trong cộng đồng Hình thức đóng góp có thể băng tiền, sức lao động, vật tư
tại chỗ hoặc đóng góp bang trí tuệ
- Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển, bảo vệ môi trường như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động, quản lý và sử dụng công trình Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ
những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm,tăng thu nhập cho
người dan.
- Dân kiểm tra: là ban giám giám sát cộng đồng gồm đại diện hội đồng nhân dân, người
dân, đoàn thể theo dõi tiễn độ thi công, thực hiện công trình „giám sát khối lượng và
chất lượng công trình, dự toán thực tế, nghiệm thucông trình Ở những công trình cónhiều bên tham gia, su kiém tra, giám satcua cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực
trực tiếp đến chất lượng công
trình và tính minh bach trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của ngườidân vào xây dung, quan lý và vận hành công trình Việc kiểm tra có thé được tiến hànhở tat cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tai
chính.
16
Trang 17- Dân quản lý: đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia; các
công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do người dân hưởng lợi lập ra Các công trình cần được người dân tham gia duy tu, bảo đưỡng
nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng - Dân hưởng lợi: dân được hưởng những gì mà dân làm, dân đóng góp, đó chính là lợi
ích mà các hoạt động mang lại 1.1.2.5 Mức độ sự tham gia của người dân trong việc sử dụng năng lượng mặt trời
Tham gia với vai trò của người nghe, được thông báo
+ Tham gia mang tính hình thức + Tham gia thụ động
Tham gia với vai trò của người cung câp thông tin, vật liệu
+ Người dân được hỏi ý kiến: kế hoạch trong việc sử dụng năng lượng mặt trời dongười dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến cần thiết cho phù hợp với dan
từ năng lượng mặt trời là một thành tựu to lớn Nhu cầu năng lượng sạch rất lớn nên
việc sản xuất pin mặt trời cũng phát triển nhanh.
Điện mặt trời còn gọi là quang điện hay quang năng là biến đổi ánh sáng mặt trời thành
điện năng nhờ tắm pin mặt trời Các tâm pin mặt trời ghép lại với nhau thành các
modun Ánh nắng mặt trời chiếu vào các modun chuyên thành điện năng trực tiếp Do
các hat photon đập vào electron làm tăng năng lượng electron Electron di chuyên nhanh đến mức tạo thành dòng điện một chiều.
17
Trang 18Home PowerẲ Battery
e Sấy khô các sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam là nước thuần nông nghiệp, số lượng thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp
cũng rất lớn Vì thế nhu câu sây khô nhanh các sản phẩm từ nông nghiệp rất cấp thiết.
Nhưng các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng khan hiểm Vì vậy nhiều
loại thiết bị sấy băng năng lượng mặt trời đã và đang được nghiên cứu phát triển Tuy
nhiên các máy sây còn hạn chế ở quy mô, thiết bị hiệu suất cao thì chi phí cũng cao Vì thế không có mấy hộ nông dân có thế sở hữu máy sấy năng lượng mặt trời.
Hình 2.2 Các thiết bị sấy khô nông nghiệp bằng năng lượng mặt trời
18
Trang 19Tại các nước ôn đới, thì các tòa nhà cần hệ thống sưởi 4m, làm mát và thông gió Hệ
thống này này chiếm một nguồn năng lượng rất lớn Ứng dụng năng lượng mặt
trời được phát triên giúp tiết kiệm được rất nhiều năng lượng sử dụng cho hệ thống
này.
Hình 2.3 hệ thong sưởi ấm, làm mát thông gió
19
Trang 20ter long dat durde dura lén
để sudi 4m cho
ngồi nha.
Mua hè
không khí nóng được truyền
dan xung long đất dé tao
không gian mat mẻ cho ngồi nha v4 giữ nhiệt bên dưrới long dat.
Các tòa nhà được lắp cửa số bằng kính rat lớn hướng về mặt trời Hệ thống sưởi ấmbằng cách thu nhiệt trực tiếp từ ánh năng mặt trời vào tòa nhà Một bộ phận thu nănglượng mặt trời dé làm nóng nước hoặc lưu trữ nhiệt lại Khi tòa nhà cần nhiệt các bộphận thu hoặc lưu trữ nhiệt sẽ truyền nhiệt đi Qua các thiết bị được phân bố khắp tòanhà như quạt, ống dẫn không khí, bộ tản nhiệt
e Ứng dụng năng lượng mặt trời làm đèn chiéu sángVới những ngôi nhà có hệ thống sân vườn rộng lớn, hay hệ thống đèn giao thông, đèn
tín hiệu thì đêu tiêu thụ điện rât lớn Vì thê hệ thông đèn sử dụng năng lượng mặt trời sẽ giúp các gia đình hay quôc gia tiệt kiệm được nguôn điện lớn.
Hình 2.4 Máy chiếu sáng năng lượng mặt trời
20
Trang 21Tam pin mặt trời <<
Cam biển anh sáng ==
Máy nước nóng năng lượng mặt trời
Đèn được thắp sáng từ năng lượng mặt trời
Bếp tự chế sử dụng năng lượng mặt trời
Điều hòa sử dụng năng lượng mặt trời
1.3.2 Tác hại từ điện năng lượng mặt trời
Điện mặt trời trước rat nhiêu diém ưu thê năng lượng sạch và lợi ich thì cũng có một sô Hạn chê của Điện mặt trời Điện năng lượng mặt trời không chỉ có toàn ưu điêm, bạn cũng cân biệt vê những nhược điêm của điện năng lượng mặt trời, hạn chê nhât định
của nó.
21
Trang 22Cơ khí NQD giới nêu vài ý kiên về tác hại của năng lượng mặt trời các tác hai của điện
năng lượng mặt trời
* Về chi phí đầu tư ban đầu và rớt giá: Điện mặt trời đòi hỏi một khoản chi phí đầu tư
ban đâu tương đôi lớn Khi dau tư vào điện mặt trời, bạn sẽ được hoàn von tot nhưng trước hét bạn phải bỏ ra
một khoản tiên Hau hêt mọi người ngại dau tu và thực tê nhiêu người cũng chang có
tiên.
* Bao trì và sửa chữa: Nêu bạn mua và dùng điện của công ty điện, thi bảo trì và sửa
chữa là việc của họ.
Nếu bạn có một tắm pin mặt trời lớn trên mái nhà mình, thì nó lại là việc của bạn Nếu
hệ thông bị hỏng, bạn phải trả chi phí sửa chữa Nêu hệ thông cũ, hoạt động không ôn
định thì bạn phải thay mới.
» Độ tin cậy và thời gian: Điện mặt trời chi có được khi có ánh năng mặt trời.Nếu bạn muốn có điện vào buổi tối hay những ngày đông âm u, bạn cần có ắc quy lưu
trữ hoặc các nguồn năng lượng khác Điện mặt trời dựa vào sự hào phóng của thiên
nhiên, mà điều này hoàn toàn khác biệt giữa vùng này với vùng khác, thậm chí ngay
giữa các vi trí khác nhau trong nhà bạn.
* Đồng thời, về thời gian sử dụng điện: Cũng sẽ có anh hưởng lớn đến hóa đơn điện
của bạn.
Vi dụ nhu cầu năng lượng điển hình của một gia đình và khả năng sản xuất của hệthống điện mặt trời Dễ dàng nhận thấy rằng hay hình dung rằng vào buổi trưa khi hệthông điện mặt trời đạt sản lượng tối đa lại là khi nhu cầu sử dụng trong gia đình ở
mức tối thiêu Nghĩa là điện năng do hệ thống điện mặt trời sản xuất năm ngoài giai đoạn nhà bạn có nhu cầu phụ tải Vấn đề thời gian phát điện cực dai thì lại ngược gio
đối với hệ thống điện lưới
* Vấn đề phát sinh khí NF3: Lượng Nitrogen trifluoride (NF3)
Tác hại của năng lượng mặt trời tác động vào môi trường ít hơn so với các loại năng
lượng khác để sản xuất điện, nhưng vấn đề khí thải từ chất làm sạch Silicone trong tắm
năng lượng mặt trời Lượng Nitrogen trifluoride NF3 là một loại khí thai gây hiệu ứng
nhà kính có khả năng làm khí quyên Trái Đất nóng gap hàng nghìn lần so với khí CO2,
sự tồn tại trong khí quyên thực tế nhiều gấp nhiều lần so với những dự đoán trước đây.
22
Trang 23Khí thải NF3 và CO2 ? tác hại của năng lượng mặt trời, tác hại của nhà máy điện mặt trời
NF3 là loại khí không màu, không mùi, không bị đốt cháy và có kha năng làm bầu khíquyền Trái Đất nóng hơn 17.000 lần so với cùng một số lượng khí CO2 NF3 không
chỉ có kha nang hấp thụ khí nóng từ Mặt Trời lâu hơn CO2 mà còn tồn tại trong khí
quyền lâu hơn gấp 5 lần.
Năng lượng mặt trời là gì, điện năng lượng mặt trời, bán điện năng lượng mặt trời, tác
hại của nhà máy điện mặt trời
Trước đây, sự phát thải khí NF3 — thường được sử dụng trong quá trình sản xuất TVmàn hình phăng tỉnh thể lỏng và các vi mạch điện tử, là quá nhỏ để được coi là một
yếu tổ đáng ké gây ra hiện tượng Trái Dat nóng lên Do vậy, NF3 không nằm trong
danh sách những loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần cắt giảm Các nhà khoa học
khăng định hiện nay khí NF3 cũng cần phải được kiểm soát, giống như CO2, do nhu
câu sử dụng loại khí này đang ngày một tăng lên.
Thông tin về pin năng lượng mặt trời, thiết kế năng lượng mặt trời cho gia đìnhSự gia tăng nhanh chóng khí NF3 có thể liên kết với việc sản xuất các hóa chất dùngtrong pin năng lượng mặt trời, chất bán dẫn và màn hình LCD Lượng khí thải NF3 lớncó thé đây nhanh quá trình biến đổi khí hậu NF3 chủ yếu được sử dụng như một chat
làm sạch silicone, NF3 đã được loại trừ trong quá trình sử dụng, nhưng một lượng nhỏ
van bị phát tán vào không khí.
Pin năng lượng mặt trời là gì, tầm quan trọng của năng lượng mặt trờiTại thời điểm này, vẫn chưa rõ bao nhiêu % NF3 bị rò rỉ, nhưng các nhà khoa học đã
cảnh báo răng NF3 có thê tôn tai trong không khí hang trăm Dù lượng khí NF3 thải
vào không khí ít hơn CO2 nhưng nó mạnh hơn 17.200 lân trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính.
23
Trang 24Tiến sĩ Michael Prather thuộc Đại học California, Irvine nói rằng NF3 không gay ra ngay các ảnh hưởng « đến khí hậu Tuy nhiên, về lâu dài đây là một mối nguy hiểm tiềm
ân cho môi trường sống Mặc dù sự gia tăng của NF3 có liên quan tới các tâm pin nang
luong mat troi nhung Tim Donaghy, một chuyên gia nghiên cứu cao cap cua
Greenpeace lại cho rằng: "NF3 góp phan làm khí hậu toàn cầu nóng - nhưng lợi ích
của năng lượng mặt trời lại vượt qua các tác động tiêu cực của nó" Nếu kiểm soát
được NF3 thì hầu như năng lượng điện mặt trời phải nói là 1 nguồn năng lượng sảnxuất điện tuyệt vời nhất mà những tác hại nêu trên "không đáng kê"
Theo ông Ti ran Việt Ngãi, chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, mặc dù
tam pin năng lượng mặt trời không gây ô nhiễm trong quá trình lắp đặt, sử dụng.
Nhưng sau khi các tắm pin hết hạn sử dụng và thải ra môi trường thì có thể gây ô
nhiễm hơn cả ni-lông.
Theo nghiên cứu của nhóm ủng hộ hạt nhân (EP), pin mặt trời có thê sinh ra lượng chất
thải độc hại trên mỗi đơn vị điện nhiều hơn cả các lò phản hứng hạt nhân.Trong đó tiễn
sĩ Jeff Terry, viện công nghệ Illinois, đã nói với báo chi rang, có 2 loại chất thải gây
hại từ pin mặt trời đó là chất thải từ quá trình sản xuất và chất thải từ pin sau khi đã hết
vòng đời sử dụng.
Jeff Terry chỉ ra rằng các tam pin mặt trời sử dụng kim loại nặng gồm chì, cromium,cadimium là những chất gây hại môi trường Ngoài ra trong quá trình sản xuất pin cònsử dụng các chất nguy hiểm như axit sunphua và khí phosphine Ông cho răng các chấtthải này sẽ tồn động trong môi trường khoảng thời gian dài trước khi được phân rã
Rác thải từ điện mặt trời có nguy hại hay không?
1.4 Tổng quan về các nghiên cứu khảo sát ở trong và ngoài nước về sự tham gia
của cộng đồng triển khai sử dụng năng lượng mặt trời dé phát triển kinh tế, nông
nghiệp, công nghiệp tiết kiệm tài nguyên năng lượng
Theo trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) vừa công bố báo cáo “Nghiên cứu
về những mô hình sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp tại thành phố Cần Thơ, Việt
Nam” Đây được xem là một trong những bước tiến mới trong việc nghiên cứu lắp đặt,
ứng dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp.Những công bố từ GreenID sau khi được thủ tướng chính phủ ban hành những co chế
đánh giá mới về nguồn điện năng lượng mặt trời, nhằm mục đích phát triển các dự á án
điện năng lượng mặt trời vào tháng 7/2017 Hiện nay tại Việt Nam đang có sự bùng nd,
phat triển mạnh mẽ các dự án năng lượng mặt trời từ quy mô hộ gia đình đến các
doanh nghiệp lớn, ước tính số lượng đăng ký lắp đặt tăng hàng tháng khá nhiều
24
Trang 25Bên cạnh những đóng góp tích cực của hệ thống điện năng lượng mặt trời thì trong thời
gian gần đây, sự bùng nô và tập trung quá nhiều dự án điện năng lượng tại một sô khu vực trở thành mối quan ngại to lớn đôi với việc phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương Dé tránh những thiệt hại không đáng kể, việc áp dụng
hệ thống điện năng lượng mặt trời cần được tính toán thận trọng và kỹ lưỡng dé đôibên cùng có lợi đảm bảo được lợi ích về lâu về dài của người dân
Trong năm 2020 trung tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID) thí điểm nghiên cứuvề “Nghiên cứu về những mô hình sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp tại TP Cần Thơ”mục tiêu tìm ra những ứng dụng mới, hiệu quả nhất từ đó kết hợp sản xuất điện từ
nguồn năng lượng mặt trời và các hoạt động sản xuất nông nghiệp Nghiên cứu được thực hiện bởi những chuyên gia năng lượng lâu năm trong ngành từ
trong và ngoài nước Đội ngũ nghiên cứu khảo sát gôm ông Rainer Brohm, chuyên gia nguồn năng lượng tái tạo từ nước ngoài, Ts Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia kinh té về năng lượng, bên cạnh đó là các nghiên cứu viên của GreenID được sử hỗ trợ tai
chính cua Rosa Luxemburg Stiftung.
Quá trình rà soát thực tế bao gồm các họa động về tổng hợp cũng như phân tích số liệuđất hiện có, những tiềm năng nôi bật sử dụng nguôn năng lượng mặt trời tại Cần Thơ
Qua bảng báo cáo về mô hình kết hợp nguồn năng lượng mặt trời đã đưa ra những khái
niệm và phương thức tiếp cận mới sẽ tạo nên một mô hình kết hợp năng lượng mặt trờivà hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện đại, khoa học tiết kiệm chỉ phí
Từ những kết quá thực tế sau quá trình nghiên cứu, hệ thống điện năng lượng mặt trời
kết hợp với sản xuất nông nghiệp có thé giải quyết được những xung đột về việc sửdụng nguồn tài nguyên đất giữa việc sử dụng hệ thống điện mặt trời và các hoạt động
sản xuất khác Với mô hình này đã được ra đời ở Đức vào năm 1980, được ứng dụng triển khai ở một số nước với nên kinh tế hàng đầu tại Châu Âu Thời gian gần đây, có
nhiều dự án năng lượng mặt trời thương mại quy mô lớn được áp dụng rộng rãi tại các
quốc gia với nền kinh tế lớn mạnh và phát triển như Trung Quốc, Italia, Pháp.
Việc ứng dụng kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và hoạt động sản xuất nôngnghiệp sẽ mang lại cho nông dân và cộng đồng nhiều lợi ích lâu dài về kinh tế - xã hộinhư tiết kiệm các chi phí vê nguồn năng lượng, tăng thu nhập đáng kế cho nông dân
địa phương nhờ vào tăng vốn đầu tư và thu thuế, cải thiện được nhiều cơ hội quảng bá
và sức cạnh tranh (hình thành chuỗi cung ứng/ sản xuất bền vững), cải tiến phương
thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, thông minh hơn, giảm nhu câu năng lượng (trong những khung thời gian cao điểm), giảm nguồn thải khí độc hại CO2 tăng sức cạnh
tranh của ngành (cả trong ngoải nước).
Ứng dụng trong nghiên cứu tại TP Cần Thơ cho thấy được những tiềm năng to lớn của
việc sử dụng nguồn NLMT trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây sẽ được xem là
25
Trang 26một mô hình phù hợp với các hoạt động sản xuất nông thủy sản như: lúa, vừng, cá,
tôm
Tiềm năng về thực tế tại thành phố Cần Thơ không tính diện tích đất lúa ước tính đạt
700 — 1.100 MWp, tương đương sản lượng điện thực tế cần được sử dụng từ 1 đến 1,5TWh, hệ thống có thé đáp ứng được khoản 46% - 70% nhu cầu sử dụng điện hàng nămcủa TP Cần Thơ
Tính cả việc ứng dụng và kết hợp nguồn năng lượng mặt trời trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp ở các khu vực trồng lúa, tiềm năng “thực tế” có thể sẽ tăng lên khoản7.500 đến 11.300 MWp, tương đương 10,5 — 16 TWh, sản lượng này sẽ vượt xa so vớinhu cầu sử dụng điện của thành phố, góp phần không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ tại cácvùng khác thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và vùng lân cận
Đề mô hình hoạt động này được nhân rộng, theo GreenID cần phải xây dựng lộ trình
SỬ dụng kêt hợp nguôn NLMT trong sản xuât nông nghiệp, thủy hải sản ở thành phô Cân Thơ nói riêng và khăp Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó còn các công trình nghiên cứu khác như là: Dự án điện năng lượng mặt trời tại Bình Dương, Da Nang, Quảng Ninh
1.5 Kết luận chương I
Như vậy, thông qua các dẫn chứng, các lý luận thực tiễn ở trên có thé thay nănglượng mặt trời thật sự là vô cùng hữu ích đối với đời sống con người, người dân Gópphần trong công cuộc sử dụng hữu ích năng lượng thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng
như là tiết kiệm được tài nguyên khác, giảm chi phí sử dụng cho người dân giúp cho
địa phương phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững Việc ứng dụng kết hợp giữa điện
năng lượng mặt trời và hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại cho nông dân và
cộng đồng nhiều lợi ích lâu dài về kinh tế - xã hội như tiết kiệm các chi phí về nguồn
năng lượng, tăng thu nhập đáng ké cho nông dân địa phương nhờ vào tang von dau tu
và thu thuế, cải thiện được nhiều cơ hội quảng bá và sức cạnh tranh Day mạnh sử dụng NLTT đang là xu thé của các nước trên thé giới bởi vai trò quan trọng và tính ưu việt của chúng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ sản xuất điện từ NLTT đang phát
triển rất nhanh, dần đảm bảo khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền
thống Chính vì vậy, việc gia tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ NLTT là một đòi hỏi tấtyêu cho sự phát triên của hệ thống điện, cần được đưa vào cụ thé hơn trong Quy hoạch
nguồn điện Việt Nam
26
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VE SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MAT TRỜI CUANGƯỜI DÂN PHƯỜNG THIEU KHÁNH, THÀNH PHO THANH HÓA, TINH
THANH HÓA.
2.1 Giới thiệu về Phường Thiệu Khánh, Tp Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
DizOcThongThai.Gom
Thiệu Khánh là một phường thuộc thành phó Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá, Việt
Nam Phía đông giáp xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa và xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa; Phía nam giáp xã Thiệu Vân, thành phó Thanh Hóa; Phía tây giáp xa
Thiệu Vân, thành phô Thanh Hóa và xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa; Phía bắc giáp
các xã Thiệu Hợp và Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa (ranh giới tự nhiên là sông Chu) Trước đây, Thiệu Khánh là một xã thuộc huyện Thiệu Hóa.
Ngày 29 tháng 2 năm 2012, P.Thiệu Khánh được chuyên từ huyện Thiệu Hóa về thành
phô Thanh Hóa.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
1108/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa (nghị
quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021) Theo đó, thành lập phường Thiệu
Khánh trên cơ sở toàn bộ 5,32 km? diện tích tự nhiên và 12.425 người của xã Thiệu
Khánh.
2.1.2 Vị trí địa lí, khí hậu, thủy văn
2.1.2.1 Vị trí địa lí Diện tích: 5,32 km2
Vùng miền: Bac Trung Bộ
27
Trang 28Dân tộc: Kinh
2.1.2.2 Khí hậu
Với vi trí trong vùng nhiệt đới gid mùa, trong một năm Thiệu khánh nói riêng cũng
như Thanh Hóa nói chung chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt Mùa nóng
bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất
nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán Những ngày có gid Lao, nhiệt độ con được
day cao tới 39-40 độ C Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh
khô Mùa lạnh nhiệt độ có thê xuống thấp tới 5 - 6 độ C.Nhiệt độ trung bình cả năm từ
23,3 đến 23,6 độ C Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, Thiệu khánh nói riêng
cũng như Thanh Hóa nói chung hàng năm có 3 mùa gió Gió Bắc, hay gió mùa Đông Bắc, là nguồn không khí lạnh từ vùng Siberia thôi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt Gió Tây Nam, hay gió Lào, từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè Cường độ gió Lào ở Thanh Hóa không
mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác Gió Đông Nam, hay gió Nồm, là gió từ biển
vào mang theo khí hậu mát mẻ.
2.1.2.3 Thủy văn
Hệ thống sông Mã có tổng chiều dài là 881 km, tổng điện tích lưu vực là
39.756 km”, trong đó có 17.520 km? năm trong lãnh thô Việt Nam Tông lượng nước trung bình hang năm của toàn bộ hệ thông sông là 19,52 tỉ m>.
Sông Mã là con sông chính của thành phố Theo tương truyền, nước sông chảy xiết vàdũng mãnh như một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã Con sông mở đầu
bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng (Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi') khi chảy vào
địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đồ ra
biển Sông Mã đã được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại
bên bờ sông Mã trong tương lai.
Ngoài ra,thành phố cũng có hệ thống sông dao bao gồm sông Thọ Hac, sông Cóc, sông
Lai Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc trước đây được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phó Cùng với những con
sông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ
những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như câu Cốc, cầu
Sâng, cầu Hạc, cầu Bố, cầu Treo, cầu Lai Thành
2.1.3 Quá trình phát triển
Trước kia xã Thiệu Khánh là một xã nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nôngnghiệp, một xã khó khăn của huyện Thiệu Hoá, cơ sở ha tang chậm phát triển, đời sốngnhân dân gặp nhiều khó khăn, vì vậy bà con dần dần bỏ nông nghiệp chuyên hướng đi
làm ăn xa, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh Chỉ còn một số giữ ruộng chủ yếu trồng
28
Trang 29cây lúa dé lấy gạo ăn trong sinh hoạt chứ không chú trong làm kinh tế từ nông nghiệp.Năm 2012 khi Thiệu Khánh sáp nhập về Thành Phố Thanh Hóa, một bài toán khó được
đưa ra với Đảng bộ, chính quyên xã làm thé nao dé phát triển kinh tế tại xã nhà dé bà
con yên tam làm 4 ăn sinh sông phát triển đa dạng ngành nghề, tìm hướng đi mới cho bà
con với mong muốn " an cư - lập nghiệp" Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự đầu tư từ điện - đường - trường - trạm - cầu - chợ là những mục tiêu được ưu tiên đầu tiên Từng bước đi chậm và chắc Thiệu Khánh dần dần có những con đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương Khu công sở, 3 khu trường trong đó có
ngôi trường Tiểu học Thiệu Khánh khang trang là một trong những trường Tiểu học
lớn của Thành Phó, trạm y tế xã được đầu tư đầy du trang thiết bị, chợ Vềm cũng được
đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt phải nói đến cây cầu phao Vém - cây cầu giao thương
bắc qua sông Chu nối liền xã Thiệu Khánh với xã Thiệu Hợp, được Công ty CPXDTM
Tuấn Minh đấu thầu xây dựng từ năm 2007, đến năm 2017 cải tạo nâng cấp cho đến
nay trải qua bao trận lũ cây cầu vẫn đứng sừng sững hiên ngang trên dòng sông Chu
giúp bà con đi lại thuận tiện phục vụ giao lưu kinh tế.
Sau 7 năm sáp nhập về Thành phố xã Thiệu Khánh đã có những bước nhảy vọt đáng
nghi nhận khi
Đề đạt được những thành quả đáng công nhận như hiện nay, Đảng bộ và chính quyềnđã đến từng hộ dân vận động hiến đất - tài sản trên đất để Nhà nước đầu tư cơ sở hạtang, giải phóng mặt bằng không đền bù, chỉ kêu gọi mỗi Đảng viên, đoàn thé ủng hộchi phí cho người dân hiến đất xây lại tường rào và noi bi pha dé một việc mà không
phải ở đâu cũng làm được.
Tăng trưởng kinh tế, dân số và vấn đề xã hội của Phường Thiệu Khánh, Thành phố
Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2020 có nhiều khó khăn và thử thách nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,sự năng động, nhiệt tinh của lãnh đạo UBND xã đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, phânđấu trong toàn thể nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đặt ra Đứngtrước những thách thức, nhiệm vụ mà cấp trên đã giao, Đảng ủy, UBND xã ThiệuKhánh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thiết thực và nhận được sự đồngtình cao trong quan chúng nhân dân Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 khá ổn định.Cơ cấu tỷ trọng các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản 25%; dịch vụ, thương mại 40%; công
nghiệp, xây dựng 35% Sản lượng lương thực quy thóc đạt 3000/3000 tắn/năm; thu
nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm Giá trị sản xuất nông, lâm,
thủy sản ước đạt 21 tỷ đồng Năng suất bình quân hai vụ ước đạt 120 tạ/ha Đối với
lĩnh vực chăn nuôi, lãnh đạo xã đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng và phòngchống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm Hiện xã có 245 con trâu, bò; 812 con lợn; đàn
gia cầm có 11 ngàn con; giá trị thủy sản ước đạt 10,7 tấn Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tăng trưởng khá Trên địa bàn xã các loại hình dịch vụ phát triển mạnh như: Vận tải đường bộ, đường thủy; sản xuất gỗ cao cấp, gỗ mỹ nghệ; xây dung; kinh doanh
29
Trang 30vật liệu xây dựng và các mặt hàng tiêu dùng Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ
ước đạt 208 tỷ đồng Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt giá trị
198 tỷ đồng Ngành công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp tạo việc làm cho hàng trăm laođộng cho thu nhập từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng.
"Mô hình trồng cây chanh không hạt đã được lãnh đạo xã trồng thí điểm 3 h.a, đangphan đấu trồng lên 5 h.a khi thay được hiệu quả kinh tế cao mà cây chanh không hatmang lại, thì hi vọng bà con sẽ nhân rộng và trồng nhiều trên đất Thiệu Khánh" ông LêTiến Vinh - CT UBND xã Thiệu Khánh chia sẻ Hi vọng với sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của Tỉnh, Thành pho, sự hỗ trợ của nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Thiệu Khánh sẽ đoàn kết hơn nữa, phát huy nội lực, đầu tư cơ sở hạ tang thém khang
trang, đồng bộ, đây mạnh sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân để xã Thiệu Khánh trở thành
một trong những đơn vị vững mạnh của Thành phố Thanh Hóa
2.1.4 Kinh tế Phường Thiệu Khánh, Tp Thanh Hóa
Một bước ngoặt quan trọng nữa đánh dấu giai đoạn phát triển mới của Thiệu Khánh
khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1108/NQ-UBTVQH14 ngày
9-12-2020 vê việc thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Theo đó, Thiệu Khánh từ xã lên phường Phường Thiệu Khánh được thành lập trên cơ sở
toàn bộ 5,32 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.425 người của xã ThiệuKhánh Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2-2021
Đối với Thiệu Khánh, sự thay đổi ấy không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa về mặt hànhchính Đó vừa là niềm tự hào, vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt lên vai cấp ủy
đảng, chính quyền và Nhân dân nơi đây nhiều khó khăn, thử thách Nhận thức sâu sắc điều đó, qua đánh giá, căn cứ vào tình hình địa phương, ngay từ đầu năm 2021, phường Thiệu Khánh xác định phương hướng hoạt động là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa
nêu cao tinh thần phòng chống dịch COVID-19 vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháogỡ khó khăn, khôi phục và từng bước phat triển kinh tế - xã hội Nhiều chỉ tiêu pháttriển kinh tẾ - xã hội đã được đặt ra, thể hiện nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ,
chính quyền và Nhân dân phường Thiệu Khánh: tốc độ tăng của giá trị sản xuất đạt
15,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
0,54%; giữ vững danh hiệu dat chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2; tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa là 89%
Thiệu Khánh thuộc khu vực phía Bắc TP Thanh Hóa Trong những năm qua, với nhiềugiải pháp đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, tình hình kinh tế - xã hộicủa Thiệu Khánh đã có những bước phát triển rõ rệt Nồi bật là tốc độ tăng giá trị sảnxuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 15%, tăng 3,4% so với giai đoạn
30