1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá quan hệ kinh tế Việt - Mỹ 1995 - 2023
Tác giả Nguyễn Xuân Nhi Hòa, Đặng Anh Duy, Nguyễn Quốc Huy, Trần Học Mẫn, Vũ Anh Quân
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Chí Hải
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Lịch sử Kinh tế Quốc Dân
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 7,63 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Bối cảnh lịch sử năm 1995 (0)
  • 1.2 Ý nghĩa (8)
    • 1.2.1 Ý nghĩa đối với Việt Nam và Mỹ (8)
    • 1.2.2 Ý nghĩa đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương (11)
  • 2.1 Điểm mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ từ 1995 đến (14)
  • 2.2 Trình bày về các hiệp định thương mại và đầu tư quan trọng giữa (15)
  • 2.3 Đánh giá tác động của các hiệp định này đối với quan hệ kinh tế và thương mại (16)
  • 3.1 Kinh tế Việt Nam sau năm 1995 (18)
  • 3.2 Kinh tế của Mỹ sau năm 1995 (19)
  • 3.3 Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ từ năm 1995 đến 2023 13 (20)
  • 4.1 Quan hệ đầu tư của Mỹ vào Việt Nam (27)
    • 4.1.1 Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam (27)
    • 4.1.2 Xu hướng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam (28)
  • 4.2 Quan hệ đầu tư của Việt Nam vào Mỹ (30)
    • 4.2.1 Chính sách thu hút đầu tư của Mỹ (30)
    • 4.2.2 Xu hướng đầu tư của Việt Nam vào Mỹ (31)
  • 5.1 Thách thức (32)
    • 5.1.1 Các yếu tố tác động tới mối quan hệ Việt Nam – Mỹ (32)
    • 5.1.2 Các rào cản đối với mối quan hệ Việt Nam – Mỹ (34)
    • 5.2.1 Hành lang rộng mở từ nhiều thuận lợi mới (36)
    • 5.2.2 Triển vọng to lớn, động lực thúc đẩy tổng thể từ thương mại, đầu tư Việt Nam – Mỹ (38)
    • 5.2.3 Xuất khẩu thêm nhiều cơ hội lớn sau chuyến thăm lịch sử (39)
    • 5.2.4 Các điểm nổi bật mới sau cuộc viếng thăm của tổng thống Joe (40)
  • Biden 33 (0)
    • 6.1 Những điểm quan trọng về quan hệ kinh tế Việt-Mỹ từ 1995 đến (45)
  • nay 38 (0)
    • 6.2 Cảm hứng cho khu vực (46)
    • 6.3 Triển vọng quan hệ hai nước thời gian tới (47)

Nội dung

Còn đối với Mỹ, một quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam sẽ mở rộng khả năngthương mại - kể cả trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất vi mạch - đồngthời tạo thêm cơ hội mở rộng hợp tác a

Ý nghĩa

Ý nghĩa đối với Việt Nam và Mỹ

Theo vị giáo sư kinh tế chính trị tại Đại Học Leiden (Hà Lan), đối với Việt Nam, việc tăng cường quan hệ với Mỹ sẽ thúc đẩy nỗ lực hiện thực hóa tiềm năng knh tế to lớn của mình, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ trước đà thống trị khu vực của Trung Quốc.

Giáo sư London cho rằng hiện nay, Việt Nam cần khẩn trương nâng cấp nền kinh tế của mình và việc Hà Nội tăng cường quan hệ với Washington hứa hẹn những cơ hội đặc biệt để chuyển từ xuất khẩu hàng hóa đơn giản, sử dụng nhiều lao động sang sản xuất và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao hơn sang Mỹ và các thị trường khác

Bên cạnh đó, quan hệ đối tác với Mỹ cũng sẽ có lợi cho an ninh kinh tế của Việt Nam, giúp quốc gia Đông Nam Á này vừa hiện thực hóa các khía cạnh có lợi trong thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình, vừa giảm dần sự phụ thuộc về cơ cấu, tài chính và công nghệ vào Trung Quốc, vì lẽ

Hà Nội ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc giảm phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng, công nghệ và tài chính do Trung Quốc thống trị.

Còn đối với Mỹ, một quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam sẽ mở rộng khả năng thương mại - kể cả trong các lĩnh vực chiến lược như sản xuất vi mạch - đồng thời tạo thêm cơ hội mở rộng hợp tác an ninh với một cường quốc tầm trung đáng gờm trong khu vực.

Mỹ nhiều lần tuyên bố ủng hộ một Việt Nam độc lập, hùng mạnh và thịnh vượng; coi trọng vai trò của Việt Nam trong khu vực và đánh giá cao một thị trường 100 triệu dân và một nền kinh tế có tiềm năng và quy mô ngày càng lớn Về phần mình, Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định luôn sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới Việt Nam ưu tiên mở rộng hợp tác hơn nữa với Mỹ trên cả bình diện song phương, khu vực và toàn cầu phù hợp với lợi ích của Việt Nam, coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu, nhất là về kinh tế - thương mại.

Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và quan hệ đầu tư Việt Nam-Mỹ nói riêng đang có thêm động lực bổ sung tích cực từ các sự kiện kinh tế đối ngoại mới Ngày 27/5/2023, các Bộ trưởng thương mại của Việt Nam,

Mỹ và 12 đối tác khác trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) đã công bố kết thúc đàm phán về Thỏa thuận chuỗi cung ứng IPEF quốc tế đầu tiên Thỏa thuận được đề xuất nhằm mục đích tăng cường khả năng phục hồi, hiệu quả, năng suất, tính bền vững, minh bạch, đa dạng hóa,

Hình 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư đến Mỹ tháng 7/2015 an ninh, công bằng và tính toàn diện của chuỗi cung ứng thông qua cả các hoạt động hợp tác và hành động riêng lẻ được thực hiện bởi từng đối tác IPEF…

Thực tế đã, đang và sẽ còn cho thấy, quan hệ Việt Nam - Mỹ nói chung và kinh tế-thương mại-đầu tư nói riêng ngày càng phát triển nhờ sự chia sẻ những lợi ích ngày càng rộng lớn; với tinh thần "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" và thái độ đối thoại chân thành, thẳng thắn, xây dựng từ cả hai phía, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc; đồng thời được đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam là rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới, coi trọng quan hệ với các nước lớn, các đối tác quan trọng, cũng như của nhiều tổ chức, diễn đàn hợp tác khác.

Mỹ là thị trường khó tính, đòi hỏi cao, nhưng có tiềm năng xuất khẩu còn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt (đặc biệt trong ngành hàng nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ ) Thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư vừa là trọng tâm, vừa là cơ sở và động lực cho quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Đồng thời, Việt Nam cần nỗ lực tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Mỹ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công tại Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam đang mong muốn phát triển, như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, kết cấu hạ tầng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo, ô tô, hàng không, kinh tế số, trang thiết bị y tế, ngân hàng…

Các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ trong hoàn thiện thể chế, tạo môi trường chính sách thuận lợi, ổn định trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu, bảo đảm thông tin truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá và phòng chống các biểu hiện né tránh thuế và gian lận thương mại; xây dựng và tận dụng tốt hệ thống phân phối, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại-đầu tư Đặc biệt, coi trọng xây dựng, phát triển các kết nối theo chuỗi với các doanh nghiệp và đối tác nội địa của Mỹ trên

IX cơ sở tuân thủ luật pháp của Mỹ và gắn kết sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu Tất cả để phát triển quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Việt Nam - Mỹ sang một trạng thái mới với quy mô lớn hơn, lợi ích nhiều hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn, tương xứng với sự gia tăng của quan hệ song phương Việt Nam-Mỹ.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 14-16/4/2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đánh giá: Kể từ khi bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện đến nay, Việt Nam và Mỹ đã tạo dựng được mối quan hệ bền vững, năng động và hiệu quả Việt Nam và Mỹ là những đối tác thực sự để cùng thúc đẩy lợi ích chung giữa hai nước và cùng vì lợi ích của người dân mỗi nước Với Mỹ, Việt Nam luôn là một trong những mối quan hệ năng động nhất và quan trọng trong nhiều thập kỷ vừa qua và chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong nhiều thập kỷ tới!

Sau khi nhắc lại rằng trước Mỹ, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc, và sắp tới đây, sẽ tiếp tục nâng cấp quan hệ lên cùng một mức với Úc - trong năm nay - và có thể là với Nhật Bản vào năm tới 2024, giáo sư Thayer cho rằng “Việt Nam sẽ đóng vai trò là hình mẫu về cách phát triển quan hệ hiệu quả với một cường quốc bất chấp sự cạnh tranh giữa các nước đó Việt Nam sẽ chứng minh rằng có thể đối thoại cùng lúc với Trung Quốc, Nga và Mỹ”.[ CITATION Trọ23 \l 1033 ][ CITATIONTSN23 \l 1033 ]

Ý nghĩa đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Trong chuyến thăm chính thức đến Mỹ ngày 26-7 ,Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) và có bài phát biểu quan trọng tại đây Chủ tịch đã phát biểu: “ Tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ về khung cảnh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam - Mỹ trong khung cảnh đó.Những chuyển dịch sâu sắc, chưa từng có trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua khẳng định, trong thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất và đóng vai trò đầu tàu trong liên kết kinh tế thế giới Ðây là khu vực tập trung 10 trong

X số 20 nền kinh tế lớn nhất, với tỷ trọng thương mại xuyên Thái Bình Dương hiện đã chiếm 2/3 thương mại toàn cầu, đóng góp gần 40% tăng trưởng toàn cầu. Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay đang đem lại cơ hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới Mỹ cùng chia sẻ bờ biển Thái Bình Dương, châu Âu với những mối liên hệ lịch sử, các nước ven bờ Ấn Ðộ Dương gắn chặt với Thái Bình Dương qua eo biển Ma-lắc-ca Sự thịnh vượng kinh tế của mỗi nước tại khu vực - dù đó là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Ấn Ðộ và các nước ASEAN - đều đóng góp cho sự thịnh vượng chung của cả khu vực Và ngược lại, một châu Á phồn vinh cũng tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển của mỗi nước trong khu vực.

Sự phát triển của khu vực gắn liền với phần còn lại của thế giới Do đó, việc các nước lớn đặt châu Á - Thái Bình Dương ở vị trí ưu tiên trong chính sách của mình là điều tất yếu

Trong lòng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động và giàu tiềm năng, mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lĩnh vực, cả bề rộng, bề sâu cũng như hiệu quả của các lĩnh vực đó Nếu nhìn lại cả chặng đường dài lịch sử, chúng ta mới thấy được những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nước ngày nay là rất có ý nghĩa.

Chúng tôi nhận thức rõ rằng mối quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển ổn định, lâu dài, thực chất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi nước mà còn có tầm quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Chúng tôi hoan nghênh cam kết của Tổng thống Ô-ba-ma tiếp tục chính sách tăng cường hợp tác với châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực; coi ASEAN là trụ cột chính trong chính sách này, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và bày tỏ sự ủng hộ đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Ðông Bên cạnh khuôn khổ TPP, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác với Mỹ trên nhiều diễn đàn khác nhau, trong đó có các cơ chế của ASEAN, hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Cấp cao Ðông Á và APEC.

XI Đối với cả hai nước cũng như đối với khu vực và toàn thế giới, việc củng cố và tăng cường quan hệ Mỹ-Việt sẽ tăng thêm sức mạnh cho các nỗ lực đa phương nhằm thúc đẩy một trật tự dựa trên luật lệ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trong một phân tích ngày 07/09, giáo sư Úc Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học Viện Quốc Phòng Úc, trường Đại Học New South Wales, cũng thấy rằng quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vừa đạt được với Mỹ sẽ mang lại cho Việt Nam một “uy tín to lớn trong khu vực và trong ASEAN”. [ CITATION NDO13 \l 1033 ]

2 PHẦN 2: PHÂN ĐOẠN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT-MỸ

Điểm mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế Việt-Mỹ từ 1995 đến

Từ năm 1995 đến năm 2023, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ đã trải qua nhiều sự kiện và điểm mốc quan trọng Dưới đây là một số điểm mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia trong giai đoạn này:

 Năm 1995: Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ và Việt Nam đã thống nhất để thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việc này đã tạo ra cơ hội để khôi phục và mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

 Năm 2001: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở cửa thị trường của nó đối với các sản phẩm và dịch vụ quốc tế Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ.

 Năm 2006: Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-

Mỹ Hiệp định này đã giúp loại bỏ hoặc giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng và dịch vụ, thúc đẩy thương mại hai chiều.

 Năm 2015: Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo Việt Nam đã công bố việc thỏa thuận về việc cải thiện quan hệ hai nước, bao gồm cả việc nâng cao quan hệ kinh tế.

 Năm 2020: Cả hai nước đã cùng nhau ứng phó với đại dịch COVID-19, và hợp tác trong việc sản xuất và phân phối các vật tư y tế và vaccine Điều này đã tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.

 Năm 2021: Việt Nam và Mỹ đã đạt được một số thỏa thuận thương mại quan trọng, bao gồm việc nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Mỹ và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

 Năm 2023: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ có tiềm năng tiếp tục phát triển, với sự tăng cường của các doanh nghiệp và dự án đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, cũng như việc mở rộng thị trường tiêu dùng tại cả hai quốc gia.

Các điểm mốc này cho thấy sự tiến bộ và tăng cường quan hệ kinh tế giữa ViệtNam và Mỹ từ năm 1995 đến 2023, với sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau và tạo ra lợi ích cho cả hai bên.

Trình bày về các hiệp định thương mại và đầu tư quan trọng giữa

Trong giai đoạn từ 1995 đến 2023, Việt Nam và Mỹ đã ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại và đầu tư quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia Dưới đây là một số hiệp định quan trọng trong thời gian này:

Trong giai đoạn từ 1995 đến 2023, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ đã trải qua nhiều pha biến đổi quan trọng Dưới đây là một số hiệp định thương mại và đầu tư quan trọng giữa hai quốc gia này trong khoảng thời gian đó:

 Hiệp định Thương mại Việt Nam-Mỹ (BTA - Bilateral Trade Agreement, 2001): Hiệp định này được ký kết vào năm 2000 và chính thức có hiệu lực vào năm 2001 Nó đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia sau thập kỷ của lệnh cấm thương mại của Mỹ đối với Việt Nam BTA đã mở cửa thị trường Mỹ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam.

 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP - Trans-Pacific Partnership, 2016): Mặc dù Mỹ đã rút khỏi TPP vào năm 2017, Việt Nam đã tiếp tục tham gia hiệp định này và nó sau đó đã trở thành Hiệp định CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) vào năm 2018 CPTPP là một thỏa thuận thương mại quan trọng kết nối nhiều quốc gia trên toàn Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Mỹ Nó đã mở cửa thêm nhiều cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia Ông Demetrios Marantis, Cố vấn pháp lý trưởng của USVTC, nhận xét: Thành công cơ bản nhất là BTA đã mở ra cho VN thị trường Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ hàng hoá mà trước đây hầu như là đóng cửa Với BTA, đây là lần đầu tiên các nhà xuất khẩu

VN được tiếp cận một thị trường lớn như Mỹ, do vậy xuất khẩu của VN đã tăng lên nhanh chóng.

 Hiệp định Thương mại Mỹ-Việt (USMCA - United States-Mexico- Canada Agreement, 2019): Mặc dù Việt Nam không phải là một trong ba nước ký kết chính của USMCA, hiệp định này có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Mỹ Nó đã đề cập đến một số quy định liên quan đến công bằng thương mại và bảo vệ lao động, có thể tạo áp lực lên Việt Nam để thực hiện các cải cách trong lĩnh vực này.

 Sự tăng cường đầu tư Mỹ tại Việt Nam: Trong giai đoạn từ 1995 đến

2023, Mỹ đã tăng cường đầu tư tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, và năng lượng Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tóm lại, qua các hiệp định thương mại và đầu tư quan trọng, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã được củng cố và phát triển tích cực trong khoảng thời gian từ

1995 đến 2023 Cả hai quốc gia đã hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quan hệ đối tác chặt chẽ hơn [ CITATION Quỳ23 \l 1033 ]

Đánh giá tác động của các hiệp định này đối với quan hệ kinh tế và thương mại

Các hiệp định thương mại và đầu tư đã có những tác động quan trọng đối với quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong khoảng thời gian từ

1995 đến 2023 Những tác động chính bao gồm:

 Thứ nhất, các hiệp định đã thúc đẩy tăng cường thương mại hai chiều. Hiệp định thương mại như BTA và CPTPP đã mở cửa thị trường Mỹ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và ngược lại Việt Nam đã trở thành một đối tác thương mại quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á, và sự mở cửa thị trường đã tạo ra cơ hội cho việc tiếp cận nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ.

 Thứ hai, các hiệp định đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư Các cam kết về bảo vệ đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ đã tăng sự tin tưởng của các doanh

XV nghiệp Mỹ đối với thị trường Việt Nam Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các dự án đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ.

 Thứ ba, các hiệp định đã cải thiện môi trường kinh doanh Những cam kết về cải cách hành chính và giảm thủ tục bürocracy đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam Điều này đã làm giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.

 Thứ tư, các hiệp định đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam đã đa dạng hóa nền kinh tế thông qua việc trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gia công, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hiện đại hơn như công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

 Thứ năm, các hiệp định đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân Việt Nam, tác động tích cực đến tiêu dùng và sự phát triển của ngành dịch vụ trong nước.

 Cuối cùng, các hiệp định cũng áp lực Việt Nam về tiêu chuẩn và quyền lao động, khuyến khích việc cải cách và tuân thủ các quy định liên quan đến công bằng thương mại và quyền lao động.

Tóm lại, các hiệp định thương mại và đầu tư đã có tác động tích cực đối với quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Chúng đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, và sẽ tiếp tục định hình quan hệ hai quốc gia trong tương lai. [ CITATION Ngu16 \l 1033 ]

Kinh tế Việt Nam sau năm 1995

Đại hội Đảng lần thứ VIII tiến hành vào tháng 6 năm 1996 đã khẳng định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Từ năm 1991 đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56% Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước đã gấp 2,07 lần năm 1990, không những đạt và vượt mục tiêu tổng quát đề ra cho Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 1991- 2000 là tổng sản phẩm trong nước gấp 2 lần, mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao của thập niên 90 Một trong những thành tựu kinh tế to lớn nhất trong những năm đầu của thế kỷ XXI là phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực Sau nhiều năm kiên trì giải quyết vấn đề lương thực, đến nay an toàn lương thực đã được khẳng định Sản lượng lương thực quy thóc năm 2000 đạt 35,6 triệu tấn Lương thực sản xuất được hàng năm không những đủ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu mỗi năm 3-4 triệu tấn gạo, đưa nước ta vào danh sách những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 13,6%, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 11,4%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 11,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,5%

Do kinh tế phát triển và việc quản lý điều hành của Chính phủ cũng như của các cấp, các ngành sát sao và ngày càng phù hợp với quy luật nên siêu lạm phát bị đẩy lùi Giá cả đã được kiểm soát, những cơn sốt về giá hàng hoá, giá vàng và giá ngoại tệ đã được loại trừ Kết quả chống lạm phát vững chắc và đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng đã được thử thách và khẳng định trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực diễn ra năm 1997-1998 Cuộc khủng hoảng này

XVII tuy có làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, nhưng không bị đảo lộn như các nền kinh tế khác.[ CITATION TÌN02 \l 1033 ]

Kinh tế của Mỹ sau năm 1995

Nền Kinh tế Mới là một hiện tượng kinh tế vĩ mô đặc biệt ở Mỹ vào nửa sau của thập niên 1990 Trong thời kỳ đó, kinh tế Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát cũng ở mức thấp Giai đoạn 1995-1999 là giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ cao hơn so với trong các giai đoạn trước Sản lượng kinh tế tăng bình quân hàng năm là 4,9% trong giai đoạn 1995-1999, trong khi chỉ tăng 2,75% trong giai đoạn 1972-1995, 3,14% trong giai đoạn 1913-1972.

Trong bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Fortune năm 2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính

Mỹ Henry Paulson khẳng định, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng khả quan hơn so với đầu năm nay Ông cho biết, hiện ông cảm thấy lạc quan hơn về nền kinh tế Mỹ và không có một lo ngại nào lớn về nền kinh tế hiện nay Theo ông, đã có một vài dấu hiệu khả quan cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chuyển từ mức tăng trưởng không ổn định sang mức tăng trưởng ổn định Những thông tin về tình hình lạm phát, thâm hụt thương mại và những số liệu dự báo về tình hình thu nhập của người lao động cũng như con số việc làm mới được tạo ra trong thời gian gần đây chứng tỏ tăng trưởng kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi tốt Mới đây, trong một báo cáo hàng tháng, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại trong tháng 9 vừa qua đạt mức 64,3 tỷ USD, giảm 6,8% so với mức kỷ lục đạt được trong tháng trước đó Đây cũng là mức thấp nhất hàng tháng kể từ tháng 2/2001. Theo báo cáo, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tháng 9 đạt 187,5 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước đó, trong khi đó, xuất khẩu tăng 0,5% đạt 123,2 tỷ USD.[ CITATION Thờ06 \l 1033 ]

Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ từ năm 1995 đến 2023 13

Hình 2: Biểu đồ thể hiện xuất nhập khẩu và xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ

Trong suốt 28 năm qua, sự hợp tác Việt Nam - Mỹ với tư cách đối tác toàn diện đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất hiệu quả trên cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế, với 9 lĩnh vực hợp tác chủ chốt, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, môi trường

- y tế tới giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng - an ninh, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và văn hóa - du lịch - thể thao…; trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là điểm sáng nổi bật, thành công nhất, trở thành trọng tâm, nền tảng vật chất, động lực phát triển mạnh mẽ cho quan hệ chung giữa hai nước.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Mỹ có bước tiến tích cực trong nhiều lĩnh vực kể từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995 Hai nước đã ký một số hiệp định, thỏa thuận về kinh tế như : Hiệp định song phương Việt-Mỹ, Hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ, Hiệp định dệt may, Hiệp định hàng

XIX không, Hiệp định về hoạt động của cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại, Hiệp định khuyến khích đầu tư giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ, Hiệp định về Viện trợ hàng hoá nông nghiệp theo đạo luật lương thực vì sự tiến bộ, Bản ghi nhớ về thoả thuận hợp tác nông nghiệp, Hiệp định về hợp tác kinh tế, kỹ thuật.

Hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại Việt- Mỹ tăng trưởng mạnh, nhất là từ khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào năm

2000, thì năm 2001, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ thứ ba, với 1.065,3 triệu USD, năm 2002, vượt lên đứng thứ nhất với 2.452,8 triệu USD và liên tục ở vị trí đó cho đến nay.

Cùng với quy mô kim ngạch tăng cao, cơ cấu các nhóm hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng có những thay đổi nhất định Nổi bật như năm 2007, Việt Nam xuất siêu 8,39 tỷ USD; sang năm 2008 con số này là 9,23 tỷ USD; trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và trên phạm vi toàn cầu, xuất siêu của Việt Nam giảm nhẹ so với năm trước chỉ đạt 8,35 tỷ USD, nhưng sang năm 2010, thặng dư tăng trở lại đạt 10,47 tỷ USD… và tiếp tục tăng cao qua từng năm và đạt thặng dư lớn vào năm ngoái như đề cập ở trên Cụ thể, trước đây, các nhóm hàng nhập khẩu lớn từ Mỹ là máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng; ô tô nguyên chiếc các loại và bông các loại Nhưng từ năm 2010 đến nay, ô tô nguyên chiếc các loại đã nhường chỗ cho nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện để vào Top 3 nhóm hàng dẫn đầu với kim ngạch hàng tỷ USD/nhóm hàng/năm.

Hình 3: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam sang Mỹ năm 2018

Trong cả giai đoạn 2007-2018, có tới 11 năm đạt tốc độ tăng trưởng dương, trừ năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên thương mại song phương Việt Nam Mỹ giảm nhẹ 1% Số liệu thống kê của cơ quan Hải quan cho thấy, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ trong vòng 12 năm qua (2007-2018) đạt mức trung bình tới 17,4%/ năm Trong đó, xuất khẩu bình quân cả giai đoạn tăng 16,2%/năm và nhập khẩu tăng 23,8%/năm.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, trị giá xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Mỹ mới đạt con số gần 11,8 tỷ USD nhưng đến năm 2018 con số này đã lên đến hơn 60 tỷ USD, gấp 5 lần thời điểm 2007 Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 47,52 tỷ USD, gấp 5 lần và trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Mỹ đạt tới 12,75 tỷ USD, gấp tới 8 lần Mỹ cũng là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của nước ta từ năm 2018 Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

Tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng trong nhiều năm qua, thống kê cập nhật trong tháng 1/2019 của Tổng cục Hải quan cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ tiếp tục khởi sắc Chỉ trong tháng 1/2019, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt hơn 5 tỷ USD, kết quả này tăng mạnh tới 42,1%, tương đương con số tuyệt đối 1,527 tỷ USD so với cùng kỳ 2018 Với trị giá nêu trên, tháng 1/2019, Mỹ chiếm 23,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ gấp tới 4,7 lần tốc độ bình quân chung cả nước trong cùng thời điểm Đây là điểm ít xảy ra những năm gần đây, thậm chí không

XXI ít giai đoạn tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ còn thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Trong giai đoạn 2020-2022, Mỹ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ Năm 2022, Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm tỷ trọng 20% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước) và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam-Mỹ đã tăng hơn 140 lần, từ 451 triệu USD năm 1995 lên hơn 130 tỷ vào năm 2022.

Như vậy, rõ ràng nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đã tận dụng được những lợi ích từ quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước để tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam Tính chung về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu, Mỹ đứng vị trí thứ 3 trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) Trong nhiều năm qua, Việt Nam liên tục duy trì được thặng dư thương mại với Mỹ

Hình 4: Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng âm trong 4 tháng đầu năm 2023

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 4/2023 thương mại Việt Nam

- Mỹ ghi nhận giảm 24%, là tháng thứ 4 liên tiếp trong năm 2023 ghi nhận đà giảm thương mại Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,88 tỷ USD, giảm 23% so

XXII với mức 10,26 tỷ USD ghi nhận tại cùng kỳ năm 2022 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với mức 1,19 tỷ USD ghi nhận trong tháng 4/2022 Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, thương mại Việt Nam - Mỹ đạt 32,96 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ đạt 28,64 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.

Có 5 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá tỷ USD với tổng kim ngạch đạt 19,38 tỷ USD, chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ Trong đó, mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có trị giá lớn nhất với 5,33 tỷ USD Đứng sau là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,72 tỷ USD; hàng dệt may với 4,16 tỷ USD; điện thoại và linh kiện với 3,13 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ với 2,02 tỷ USD.

Trong 36 mặt hàng chính xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam có 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và phần lớn đều giảm 2 con số Cao su là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với -64%; tiếp đến là thức ăn gia súc và nguyên liệu với -58%; hàng thủy sản với -51%; sắt thép với -47% Đối với 6 mặt hàng tăng trưởng dương, hóa chất là mặt hàng có mức tăng cao nhất với 19,9% so với cùng kỳ năm 2022 Đứng sau là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện với 17%; cà phê với 16%; giấy và sản phẩm giấy với 6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 5% Trong nhóm nông, thủy sản, hàng thủy sản có kim ngạch cao nhất với 411 triệu USD; tiếp đến là hạt điều với 250 triệu USD; cà phê với 120 triệu USD; rau quả với 72 triệu USD; hạt tiêu với 62 triệu USD…Trong nhóm này, chè là mặt hàng có mức giảm kim ngạch cao nhất với 43%; ngược lại cà phê có trị giá tăng lớn nhất.

Hình 5: Các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng trưởng dương trong 4 tháng đầu năm 2023

Quan hệ đầu tư của Mỹ vào Việt Nam

Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam

Chỉ số hạn chế FDI của Việt Nam

Hình 8: Biêu đồ thể hiện chỉ số hạn chế FDI của việt Nam

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 2016

Mở cửa thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): trong thời gian gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp khác nhau để cải tiến quy trình và

XXVI thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Luật Đầu tư sửa đổi năm

2014 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015) đã đơn giản hóa và minh bạch hóa quá trình phê duyệt các dự án đầu tư Theo đánh giá chung, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn được coi là cởi mở và có xu hướng mở cửa ngày càng lớn.

Cải thiện năng lực cạnh tranh: Việt Nam hiện vẫn xếp thứ hạng thấp về năng lực cạnh tranh, khi tồn tại khoảng cách lớn trong khởi sự doanh nghiệp giữa dự án FDI và các dự án trong nước Bảo vệ nhà đầu tư vẫn là một điểm yếu trong thực tiễn Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015 - 2016, chỉ số “Bảo vệ nhà đầu tư” của Việt Nam chỉ đạt 4,7/7 và xếp hạng 100 trong số 140 quốc gia Việc đơn giản hóa thủ tục giải quyết tranh chấp và thực thi hợp đồng là một biện pháp để tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và tạo sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ cũng yêu cầu giảm thời gian giải quyết tranh chấp tại tòa án từ năm 2014, tuy nhiên đến nay, ngành tư pháp vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để cải thiện hiện trạng Trong một thời gian dài, việc cải cách tư pháp,nâng cao chất lượng của hệ thống tòa án dân sự và kinh tế vẫn trì trệ và cần được coi là ưu tiên nếu Việt Nam muốn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng.

Xu hướng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam

Nhiều năm qua, Mỹ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam Mỹ hiện xếp thứ 11/142 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 1.223 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 11,4 tỷ USD Các doanh nghiệp Mỹ coi Việt Nam là thị trường chiến lược với cam kết đầu tư dài hạn, ủng hộ mạnh mẽ các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển hạ tầng như đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao… Nhiều đoàn doanh nghiệp rất lớn của Mỹ đã đến Việt Nam và đưa ra thông điệp đáng tin cậy về xu hướng các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, như tập đoàn General Electric (GE), hãng Intel, Nike Exxonmobil, Amazon, Coca Cola, Google, Facebook, Paypal, Visa… Nhiều công ty Mỹ đang hợp tác, hỗ trợ Việt Nam để đạt được mục tiêu xóa bỏ "dấu chân carbon", góp phần cung cấp cho Việt Nam nguồn nhân lực có kỹ thuật cao và xây

XXVII dựng các khu công nghiệp carbon thấp Thời gian tới, AmCham là Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam, chuyên xúc tiến thương mại Mỹ – Việt, sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đưa ra tại COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021).

Trước hết, việc Mỹ đưa phái đoàn doanh nghiệp lớn chưa từng có tới Việt Nam phản ánh niềm tin của công ty Mỹ vào chính trị và kinh tế Việt Nam "Thực tế việc hơn 50 công ty Mỹ tới Hà Nội là dấu hiệu cho thấy cộng đồng doanh nghiệp

Mỹ vẫn đặt niềm tin lớn vào triển vọng tăng trưởng và lãnh đạo Việt Nam, bất chấp những trở ngại được dự báo trong năm nay về kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt Nga" - ông Ted Osius, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), nói với Tuổi Trẻ USABC là cầu nối quan trọng cho hợp tác kinh tế giữa Mỹ với khu vực cũng như Việt Nam nói riêng Ông Osius khẳng định các doanh nghiệp Mỹ nhìn thấy cơ hội rất lớn tại Việt Nam Trong bối cảnh tình hình toàn cầu có nhiều nơi, ở khía cạnh nào đó, bước vào giai đoạn suy thoái thì Đông Nam Á lại là một trung tâm tăng trưởng Đặc biệt, Việt Nam tăng trưởng hơn 8% năm ngoái, trong khi một số nước láng giềng đạt mốc hơn 5%. Theo chiều ngược lại, ông Osius cho biết phái đoàn doanh nghiệp Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3 đã được "trải thảm đỏ", và từng cuộc họp đều diễn ra với những kết quả rất cụ thể "Thông điệp từ Chính phủ Việt Nam rất rõ ràng và nhất quán: "Chúng tôi sẽ xử lý những lo ngại của các bạn và sẽ hành động nhanh chóng" Và chúng tôi cũng nhận được không chỉ cam kết bằng lời nói, mà còn là đầu mối liên lạc để trao đổi sau đó", cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam (2014 - 2017) kể.

Bình luận với Tuổi Trẻ, giáo sư David Dapice - chuyên gia kinh tế cao cấp tại Trường Quản lý nhà nước John F Kennedy, ĐH Harvard - cho rằng chuyến thăm của các công ty Mỹ vừa qua một phần nhằm tìm hiểu liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chuyển từ lắp ráp sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn hoặc phức tạp hơn "Điều này đòi hỏi phải đào tạo nhân lực tốt hơn tại Việt Nam, vốn là yêu cầu lớn nhất Việt Nam có thể tự đáp ứng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, dù bên cạnh đó cũng cần các yếu tố như cung cấp năng lượng

XXVIII xanh và cơ sở hạ tầng tốt hơn Các doanh nghiệp Mỹ đang đến Việt Nam vì Việt Nam được đánh giá là an toàn hơn về chiến lược, đặc biệt khi căng thẳng giữa

Mỹ và Trung Quốc gia tăng" - ông nhận định. Ông Dapice là một trong những nhân vật thông thạo câu chuyện thương mại Việt

- Mỹ Ông từng tham gia phiên điều trần công khai về cuộc điều tra nghi vấn thao túng tiền tệ theo mục 301 của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) năm

2020 Theo giáo sư Dapice, điểm quan trọng có thể thay đổi bức tranh hợp tác kinh tế Việt - Mỹ là khả năng sẽ có các khoản đầu tư chất lượng cao, trong đó Việt Nam tiến lên nấc mới trong chuỗi giá trị Môi trường chính trị ổn định cũng là lý do được giáo sư Dapice tán thành Ông cho rằng nỗ lực đa dạng hóa thị trường và chuỗi cung ứng là điều hợp lý về mặt kinh tế, khi lực lượng lao động Trung Quốc đang thu hẹp và già đi, không phù hợp với công việc nhà máy "Đa dạng hóa cũng là điều tốt để quản lý rủi ro Việt Nam đang hưởng lợi về kinh tế từ những thay đổi hiện nay, và mối quan hệ suôn sẻ Việt - Mỹ là điều có ý nghĩa với Việt Nam Thậm chí, sẽ còn tốt hơn nữa nếu cải thiện được quan hệ thương mại này, với lưu ý rằng hai nước vẫn có thâm hụt khoảng 116 tỷ USD" - ôngDapice nói.[ CITATION Nhậ23 \l 1033 ]

Quan hệ đầu tư của Việt Nam vào Mỹ

Chính sách thu hút đầu tư của Mỹ

Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành một nhiệm vụ ưu tiên của các sứ quán và các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài Lâu nay, các sứ mạng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn thường dành cho các thống đốc bang và các thị trường thành phố lớn của Mỹ Nhà Trắng cho biết trọng điểm đầu tiên sẽ là 32 thị trường khu vực chủ chốt vốn đã chiếm 90% đầu tư nước ngoài ở Mỹ Thứ hai, nếu như trước đây các quan chức chính phủ vẫn thường nhấn mạnh đến các công ty nước ngoài riêng lẻ, kế hoạch mới này đề nghị một sự phối hợp của các giới chức cấp cao gồm cả Tổng thống Thứ ba, các công ty muốn đầu tư vào Mỹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan liên bang nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí trung gian Cuối cùng, chính quyền sẽ giúp các bang, các thành phố và các vùng trên khắp nước Mỹ kết nối trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng

Mỹ đang thực hiện luật chip và khoa học, luật giảm lạm phát, luật cơ sở hạ tầng và các gói hỗ trợ từ các luật này, trị giá hàng nghìn tỷ USD cho các doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ, đang chờ được giải ngân Ông Keith D.Resnick - Luật sư, cố vấn đầu tư Tập đoàn Tín Thành tại Mỹ đánh giá: "Mỗi doanh nghiệp có cơ hội nhận được các khoản hỗ trợ từ chính quyền lên đến 10 triệu USD hoặc hơn, khi mở nhà máy trong các lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư, nhất là ở các bang phía Đông Nam nước Mỹ - nơi có chi phí về đất đai thấp hơn phía Đông Bắc Tôi cho rằng đây là thời điểm và cơ hội tuyệt vời với các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch làm ăn tại Mỹ".

Xu hướng đầu tư của Việt Nam vào Mỹ

Mỹ nằm trong top 10 quốc gia mà Việt Nam có dự án đầu tư Gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngày càng quan tâm đầu tư vào Mỹ và được phía

Mỹ đánh giá cao 20 doanh nghiệp Việt Nam cùng với 1.200 nhà đầu tư từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, vừa tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về đầu tư trực tiếp vào Mỹ, do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức tại khu vực thủ đô Washington, Mỹ Trong chương trình này, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Tập đoàn Asia Group, đã tổ chức buổi gặp mặt riêng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Mỹ Mục tiêu để thúc đẩy việc thực thi dự án của các doanh nghiệp Việt Nam 20 doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và có kế hoạch đầu tư vào

Mỹ tham gia hội nghị năm nay hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô và pin xe điện, phần mềm, thiết kế nội thất, xây dựng, logistic, vận tải, thực phẩm, bao bì.

5 PHẦN 5: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

Nhìn về tương lai và tuy còn nhiều thách thức, nhưng nhiều người vẫn tin rằng cả Việt Nam lẫn Mỹ sẽ tận dụng các cơ hội để nâng tầm mối quan hệ.

Sau 28 năm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau Không chỉ thay đổi về chất, về tầm vóc và chiều sâu, mối quan hệ đặc biệt này ngày càng được khẳng định bằng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia Nhìn về tương lai, tuy còn nhiều thách thức nhưng nhiều người vẫn tin rằng, cả Việt Nam lẫn Mỹ sẽ tận dụng được những cơ hội “vàng” để nâng tầm mối quan hệ cũng như sức ảnh hưởng của nhau trên trường quốc tế.[ CITATION The16 \l 1033 ]

Thách thức

Các yếu tố tác động tới mối quan hệ Việt Nam – Mỹ

5.1.1.1 Môi trường khu vực bất ổn định

Châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ là khu vực có khả năng xảy ra nhiều biến động nhất và những biến động này sẽ tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Các yếu tố tác động bao gồm:

(1) Dân số đông nhất: Dân số khu vực gần 4 tỷ người, gấp 8-10 lần EU, chiếm hơn một nửa dân số thế giới; có 4 trong số những quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia,

(2) Xã hội đa dạng nhất về ý thức hệ, trình độ phát triển,văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư duy, tập hợp gần hết các nền văn minh thế giới;

(3) Môi trường chính trị/xã hội đang chuyển động nhanh theo hướng đô thị hóa, dân chủ hóa, trung lưu hóa, cá nhân hóa, kể cả bần cùng hóa - là khung cảnh thuận lợi cho các trào lưu dân tộc cực đoan, dân túy phát triển;

(4) Nhiều chế độ chính trị đa dạng nhất và đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp sang dân chủ hóa;

(5) Có sự hiện diện của nhiều nước lớn nhất, nổi bật là Mỹ và Trung Quốc; đồng thời

(6) Thiếu một cơ chế/trật tự an ninh, kinh tế bao trùm để điều hòa quan hệ giữa các nước trong khu vực,

(7) Sự đan xen của các yếu tố đối nội và đối ngoại, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, và sự tồn tại lúc âm ỉ, lúc bùng phát của các điểm nóng khu vực (Biển Đông, Hoa Đông, Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên ) và các tranh chấp về tài nguyên Kết quả là quan hệ quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vận động nhanh và biến động khó lường Điều chỉnh chính sách và cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành yếu tố quyết định đến trật tự thế giới trong tương lai [ CITATION PGS18 \l 1033 ]

5.1.1.2 Cạnh tranh quyền lực Mỹ - Trung:

Trung Quốc trỗi dậy trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ Hiện nay, Trung Quốc đã hội tụ đủ điều kiện để thay thế Nga trở thành đối thủ của Mỹ khi kết hợp được cả sức mạnh kinh tế và quân sự, sự khác biệt với Mỹ về hệ giá trị và tổ chức chính trị - xã hội và ý chí vươn lên trở thành nước lớn đang tìm cách thay đổi trật tự hiện hành

Cạnh tranh Mỹ - Trung đang tăng lên Mỹ tìm cách đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm duy trì vị trí dẫn dắt trật tự thế giới và khu vực Sự điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ đã tạo ra những chuyển động mới trong tình hình khu vực liên quan đến chuỗi “hành động - phản ứng” trong quan hệ Mỹ

- Trung và quá trình tập hợp lực lượng mới trong khu vực.

Vị thế nước lớn của Mỹ và Trung Quốc, sự thay đổi trong so sánh sức mạnh tổng hợp giữa hai nước và các điều chỉnh chiến lược ứng của hai nước ứng phó với sự thay đổi đó đã đưa quan hệ Mỹ - Trung trở thành mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Diễn biến trong trục quan hệ Mỹ - Trung theo hướng đối kháng nhiều hơn sẽ tiếp tục chi phối đến các mặt trong quan hệ quốc tế của khu vực

- Nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng: Sức ép trực tiếp từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, đưa nước ta vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc về địa chiến lược,

XXXII tăng sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc cũng như chịu sức ép lớn hơn từ việc Trung Quốc tăng cường phát huy sức mạnh mềm trong khu vực.

Các rào cản đối với mối quan hệ Việt Nam – Mỹ

- Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt – Mỹ: 6 nhóm vấn đề cần giải quyết.

- Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương khoảng 60 tỷ USD Đây chỉ là một trong những con số cho thấy quy mô và sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ kinh tế Việt – Mý thời gian qua.

- Những trong tâm cần giải quyết các vấn đề bao gồm: Thương mại kỹ thuật số, quyền sở hữu trí tuệ, thuận lợi về hải quan và thương mại, các rào cản kỹ thuật đối với các tiêu chuẩn thương mại, vệ sinh và kiểm dịch thực vật, và cơ sở hạ tầng năng lượng.

1 Về thương mại kỹ thuật số

Mỹ và Việt Nam nên đàm phán một thỏa thuận như vậy nên bao gồm đối thoại song phương để tăng cường hợp tác về quyền riêng tư, an ninh mạng và các vấn đề thương mại kỹ thuật số mới phát sinh khác Mỹ và Việt Nam cũng nên tìm cách giải quyết các vấn đề xung quanh việc thực thi các luật liên quan đến thương mại kỹ thuật số của Việt Nam, trong đó có Luật An ninh mạng và các biện pháp về dịch vụ thanh toán điện tử.

2 Về quyền sở hữu trí tuệ (IPR)

Mỹ và Việt Nam cần đàm phán một thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), bởi điều này sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài Một thỏa thuận như vậy cần bao gồm một chương trình hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ và nâng cao năng lực để thực hiện các cam kết IPR mà Việt Nam đưa ra trong các hiệp định thương mại được ký kết gần đây, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thể phải đối mặt với những thách thức quan trọng nhất.

3 Về hải quan và thương mại

XXXIII Đối với hải quan và thuận lợi hóa thương mại, hai bên nên đàm phán một thỏa thuận lĩnh vực này để giúp thúc đẩy thương mại song phương, giảm trốn thuế và tăng nguồn thu của Chính phủ, trong khi giảm thiểu được các rủi ro về an toàn và sức khỏe cộng đồng do sản phẩm giả hay các hoạt động thương mại bất hợp pháp khác gây ra.

4 Về các rào cản kỹ thuật đối với các tiêu chuẩn thương mại

Bên cạnh đó, một hoặc một loạt thỏa thuận về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) cũng cần được đàm phán để giúp điều chỉnh các tiêu chuẩn của Mỹ và Việt Nam Làm được như vậy sẽ tạo thuận lợi cho thương mại thông qua việc các sản phẩm của DN hai bên chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung thay vì riêng của từng thị trường, đồng thời khuyến khích sự minh bạch và quản trị tốt.

5 Về vệ sinh và kiểm dịch thực vật

Trong khi đó để bảo vệ tốt hơn sức khỏe người tiêu dùng, an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm, khuyến khích sự minh bạch và quản trị tốt thông qua đó thúc đẩy thương mại nông nghiệp song phương, Mỹ và Việt Nam nên đàm phán một thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật, từ đó giúp điều chỉnh các tiêu chuẩn của Mỹ và Việt Nam hướng đến các mục tiêu trên.

6 Về cơ sở hạ tầng năng lượng

Cuối cùng, Mỹ và Việt Nam nên đàm phán một thỏa thuận về cơ sở hạ tầng năng lượng để giải quyết các rào cản phi tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn và nhiều vấn đề khác, từ đó sẽ giúp Việt Nam có thể phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển Sách Trắng khuyến nghị, hai bên nên bắt đầu các cuộc thảo luận về các vấn đề trên càng sớm càng tốt, tiến tới thống nhất các sáng kiến cụ thể để phục vụ kịp thời cho nguyên thủ hai quốc gia trao đổi trong các cuộc gặp trong tương lai

Hòa bình và hợp tác vẫn đang là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế Và xu thế phát triển thế giới đa cực, đa trung tâm ngày càng được định hình rõ nét Bên cạnh đó, xu hướng phát triển của kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chuyển dần sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang phía Đông và xuống phía Nam Việt Nam, với tư cách là một nước đang phát triển, lại có quan hệ kinh tế đa dạng với nhiều nước thuộc cả nhóm phát triển và đang phát triển, hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng này, tham gia vào các tập hợp lực lượng kinh tế mới để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đặt trong mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, hiện nay Việt Nam và Mỹ đang hợp tác sâu trên 9 lĩnh vực quan trọng Trong đó, an ninh, thương mại, đầu tư và giáo dục là các yếu tố được quan tâm hàng đầu Mỹ đang là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, gần 17.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại quốc gia này hay những nỗ lực của Mỹ trong việc giúp Việt Nam nâng cao năng lực cảnh sát biển, cùng nhau giải quyết hậu quả của chiến tranh…, đã và đang chứng tỏ sự quyết tâm của cường quốc này trong việc thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ với Việt Nam.

Sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Joe Biden và sự kiện nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ hội chưa từng có để thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá, xây dựng nội lực để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó tập trung vào tạo việc đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị cho ngành năng lượng, hàng không, kinh tế số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…[ CITATION The23 \l 1033 ]

Hành lang rộng mở từ nhiều thuận lợi mới

Về các yếu tố thuận lợi trong phát triển quan hệ thương mại hai nước có thể kể đến những điểm chính sau:

Thứ nhất, cơ chế đối thoại chính sách thông qua Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Mỹ (TIFA) do Bộ Công Thương đồng chủ trì cùng với Cơ quan Đại

XXXV diện Thương mại Mỹ (USTR) đang được triển khai hiệu quả, giúp xử lý nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ kinh tế kinh tế, thương mại song phương Với sự kiên định vun đắp, xây dựng lòng tin chiến lược của cả hai phía, Mỹ ngày càng coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực và luôn đặt trọng tâm hợp tác với Việt Nam trong các sáng kiến hợp tác mới của Mỹ trong khu vực như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), dịch chuyển và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, chuyển đổi năng lượng công bằng và phát triển nền kinh tế số…

Thứ hai trong bối cảnh Việt Nam – Mỹ tăng cường trao đổi chuẩn bị cho các, chuyến thăm cấp cao và đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững Đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến lợi ích chính đáng của Việt Nam Nếu được giải quyết thỏa đáng sẽ không chỉ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc phòng vệ thương mại, mà còn giúp cho vai trò, vị thế và niềm tin vào tiềm năng của Việt Nam gia tăng đáng kể trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, thúc đẩy trao đổi với Mỹ đề nghị khả năng áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho Việt Nam Này là vấn đề quan trọng, liên quan tới lợi ích chính đáng của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với một thị trường khó tính như Mỹ, việc này sẽ giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được đối xử công bằng hơn, tương tự như các đối tác chiến lược của Mỹ hiện đang được hưởng, mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy việc xuất nhập khẩu cả 2 quốc gia.

Thứ tư, giảm thiểu rủi ro đứt gãy và nguy cơ phụ thuộc, các doanh nghiệp Mỹ định hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, từ đó giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn Mỹ. Đến nay, đã có sự xuất hiện xu hướng rõ nét việc các Tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Apple, Google, Boeing, Walmart… nghiên cứu, đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính ổn định trong dài hạn của toàn chuỗi

Và điều này đặt ra đòi hỏi chúng ta cần có một chính sách tổng thể để từng bước giúp các doanh nghiệp ở Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ năm, chính sách chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay đã trở thành xu thế hợp tác và phát triển chủ đạo Sự tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực này sẽ góp phần để Việt Nam xây dựng và đầu tư hệ thống năng lượng quốc gia hiệu quả hơn, đồng thời tạo cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và công nghệ cao vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

Triển vọng to lớn, động lực thúc đẩy tổng thể từ thương mại, đầu tư Việt Nam – Mỹ

Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng những kết quả tích cực đạt được trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày nay gần như là điều không tưởng cách đây ba thập kỷ Trong mỗi bước phát triển của quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đều đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng Để hướng tới một mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại phát triển hài hoà, bền vững, hai bên cần không ngừng vun đắp lòng tin chiến lược, tăng cường thảo luận, làm sâu sắc hơn những mặt thuận lợi, hợp tác sâu hơn trong những lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược như năng lượng, hàng không, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, sản xuất xanh Đối với hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam và Mỹ đã và đang triển khai nhiều hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, từ thăm dò, khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí, xây dựng và cung cấp các thiết bị nhà máy nhiệt điện, đến phát triển điện gió, hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên sâu,

Hai bên cũng đã thiết lập cơ chế Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Mỹ.Đây là cơ chế đối thoại thường niên nhằm thường xuyên trao đổi các thông tin và chia sẻ quan điểm, tầm nhìn về phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng.

Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đã đề nghị Mỹ có những hỗ trợ cụ thể để hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả gồm có:

Thứ nhất: hỗ trợ tư vấn chính sách để Việt Nam có thể xây dựng chính sách phát triển về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phù hợp cho tương lai.

Thứ hai: hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành năng lượng mới, công nghiệp mới, với chương trình hợp tác đào tạo cụ thể, bán phần tại Việt Nam và nước ngoài, từ đó có thể xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, chuyên môn cao để triển khai các ý tưởng chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam, sẵn sàng tiếp nhận các công nghệ mới mà các nước phát triển có thể chuyển giao;

Thứ ba: hỗ trợ, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp nhận công nghệ mới, làm chủ công nghệ, quá trình sản xuất các thiết bị phục vụ cho quá trình chuyển dịch năng lượng, bao gồm cả các thiết bị điện gió như cánh quạt, tuabin, động cơ điện ; sản xuất nhiên liệu mới, sạch hơn cho quá trình chuyển đổi năng lượng như hydrogen, amoniac xanh, hỗ trợ Việt Nam xây dựng mạng lưới điện thông minh,

Việt Nam cần hỗ trợ để đảm bảo có thể tự chủ về các nguồn năng lượng mới, đưa giá thành năng lượng tái tạo về mức hợp lý, phù hợp với đại đa số người dân, chứ không chỉ đơn thuần cần hỗ trợ vay vốn, mua thiết bị và thuê chuyên gia.Tóm lại, có thể nhận định rằng trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư,trong đó có năng lượng sẽ tiếp tục chiếm ưu tiên cao, đóng vai trò là động lực thúc đẩy tổng thể quan hệ song phương thời gian tới.

Xuất khẩu thêm nhiều cơ hội lớn sau chuyến thăm lịch sử

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ, da giày, điện tử… được đánh giá sẽ tiếp tục hồi phục với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tích cực Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm sản xuất lớn với quy mô toàn cầu Các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất ra được nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại, cạnh tranh về giá cả và chất lượng ngày càng được chú trọng và cải thiện Đồng thời, sau đại dịch cũng như những bất ổn địa chính trị - kinh tế gần đây nhất là sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Joe Biden; nhiều tập đoàn, kênh phân phối bán lẻ, bán buôn đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, bảo đảm nguồn cung bền vững và đã lựa chọn Việt Nam là một trong những địa điểm

XXXVIII chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội cũng sẽ đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Với bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy khó khăn, thách thức như hiện nay, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Mỹ nói riêng đã xuất hiện nhiều xu hướng mới, yêu cầu, đòi hỏi mới, nhất là giá thành, chất lượng và các yêu cầu liên quan tới việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tiêu chuẩn "sản xuất xanh", chuỗi cung ứng "sạch và bền vững" ngày càng được quan tâm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng bắt kịp và thích ứng được với những thay đổi đó Các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường

Mỹ cần phải xác định rõ được chiến lược sản phẩm, đối tác, kênh phân phối; tìm hiểu kỹ các quy định, rào cản xuất khẩu, khả năng liên quan tới các vụ việc phòng vệ thương mại; đảm bảo rằng nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, không ảnh hưởng tới môi trường, người tiêu dùng hay sử dụng lao động cưỡng bức; đồng thời từng bước nghiên cứu nâng cấp hạ tầng, cơ sở sản xuất, nhà máy theo các "tiêu chuẩn sản xuất xanh".

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối với các cơ quan, ban ngành liên quan, tạo được uy tín và gây dựng được niềm tin với khách hàng Mỹ cũng như toàn cầu. Để phát triển thị trường, ngoài việc hợp tác với các nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn, doanh nghiệp cũng cần áp dụng các chiến lược đa dạng hóa khách hàng và tích cực tìm kiếm các thị trường ngách, để giảm thiểu rủi ro.

Các điểm nổi bật mới sau cuộc viếng thăm của tổng thống Joe

Tổng thống thứ 46 của Hợp chúng quốc Mỹ Joe Biden có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và là chuyến thăm thứ 5 trong 28 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ Kết quả nổi bật nhất trong chuyến thăm lần này chính là việc hai nước chính thức nâng cấp lên mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, mở ra cho Việt Nam nói riêng và 2 nước nói chung một giai đoạn lịch sử mới của tình hữu nghị và hợp tác song phương.

1 Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty NVIDIA, Synopsys và META

Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và hoạt động song phương tại Mỹ, ngày 18/9 , Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Thung lũng Silicon, thăm các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ và thế giới [ CITATION PVT23 \l 1033 ]

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm Công ty Sản xuất chip bán dẫn Nvidia – doanh nghiệp đứng đầu Mỹ về lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, với giá trị vốn hóa đạt 992 tỷ USD vào tháng 5/2023 Đến nay, Nvidia có hơn 26.000 nhân viên trên toàn cầu Nvidia đã có kế hoạch tăng sản xuất chip trí tuệ nhân tạo (AI) vào năm 2024 lên hơn 3 lần và doanh thu của công ty dự kiến sẽ còn tăng cao trong khoảng thời gian tới.

Tại Việt Nam, Nvidia là nhà cung cấp máy chủ và AI hàng đầu, Nvidia đã ký thỏa thuận với Viettel với mong muốn trở thành một đối tác của Việt Nam trong quá trình nâng cao năng lực nội địa về AI Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đang nghiên cứu phát triển một hệ thống siêu tính toán với chip A100 của Nvidia để ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục,

Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian để trao đổi với ông Jensen Huan - người đồng sáng lập và hiện là Chủ tịch của Nvidia, về xu hướng phát triển AI toàn cầu và tiềm năng hợp tác rất rộng mở giữa công ty với phía Việt Nam, cũng như những góp ý cho các chiến lược quốc gia về chip bán dẫn mà Việt Nam đang xây dựng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời Chủ tịch Nvidia thăm và làm việc tại Việt Nam trong khoảng thời gian sớm nhất và với mong muốn Nvidia sẽ sớm có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, lấy Việt Nam làm trung tâm tại khu vực Đông Nam Á.

Thăm Công ty Synopsys, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được ông Joachim Kunkel - lãnh đạo công ty, cho biết Synopsys được thành lập vào năm

1986, là một công ty tự động hóa thiết kế điện tử, tập trung vào thiết kế và xác minh silicon, sở hữu trí tuệ silicon cũng như là bảo mật và chất lượng phần mềm.Synopsys cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn.

Tại Việt Nam, Synopsys chính thức tham gia thị trường vào năm 2016 Synopsys Việt Nam đã mở 4 văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và thu hút gần 500 kỹ sư vào làm việc tại đây Synopsys đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch tại Việt Nam với Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; mong muốn mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam trong việc sản xuất và cung ứng phần mềm sản xuất chip.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Synopsys hỗ trợ, đầu tư phát triển Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) của Việt Nam và tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, trong đó có nhân lực trong ngành chip điện tử; đặc biệt, mong công ty tiếp tục thu hút nguồn lao động người Việt Nam tại Mỹ vào làm việc.

Nhân dịp đến thăm doanh nghiệp, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ban ngành hai nước, Synopsys đã ký 2 biên bản hợp tác về phát triển nguồn nhân lực về thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam và về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tới thăm Công ty Meta Platforms - tập đoàn công nghệ đa quốc gia, sở hữu và vận hành các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Threads và WhatsApp cùng với các sản phẩm và dịch vụ khác.

Thủ tướng mong muốn Công ty Meta tiếp tục cung cấp cho phía Việt Nam các giải pháp về công nghệ, chuyển giao công nghệ nhiều hơn; hợp tác về tài chính để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số; hợp tác nâng cao năng lực quản trị trong các lĩnh vực mà Meta có thế mạnh; hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác trong công tác phòng chống tội phạm

XLI mạng, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và tăng cường cung cấp những thông tin tích cực, cần thiết và chính xác về quan hệ của hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh việc Meta tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới với NIC cũng như các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam với tinh thần cùng thắng, khai thác tốt nhất thị trường Việt Nam với 100 triệu dân, có lợi cho Mỹ, cho Việt Nam và cho quan hệ của hai nước.

2 TP.HCM ký ghi nhớ 'kết nghĩa' với New York

Ngày 22-9, Chủ tịch UBND thành phố - ông Phan Văn Mãi đã ký với Thị trưởng thành phố New York Eric Adams bản ghi nhớ (MOU) thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa hai thành phố đã diễn ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính Động thái này được diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Những điểm quan trọng về quan hệ kinh tế Việt-Mỹ từ 1995 đến

Trong những năm qua, quan hệ 2 nước đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với việc ký kết Hiệp định thương mại song phương (năm 2000); Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2006); hai nước ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (năm 2007); xác lập Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam -

Mỹ (năm 2013) Dù chịu tác động của dịch Covid-19, thương mại song phương Mỹ - Việt Nam vẫn đạt gần 113 tỷ USD vào năm 2021, tăng 26% so với năm 2020 Các công ty Mỹ và Việt Nam đã đầu tư và tiếp tục cùng đầu tư hàng tỷ USD trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, năng lượng, công nghệ và cơ sở hạ tầng Kim ngạch thương mại song phương đạt được bước tiến lớn Nếu năm 1995, kim ngạch hai chiều đạt 450 triệu USD thì đến năm 2021 con số này tăng lên gần 113 tỷ USD Riêng 6 tháng đầu năm

2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 64,15 tỷ USD Hiện nay, Mỹ

Cảm hứng cho khu vực

Kinh tế là một trụ cột trong quan hệ Việt - Mỹ và cũng là một trong những nhân tố chính khiến Việt Nam trở nên quan trọng đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực Từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ, thương mại song phương đã tăng hơn 300 lần, từ 450 triệu USD lúc đầu nay đã hơn 123 tỉ USD theo số liệu năm 2022.

Giới quan sát đa phần lạc quan cho triển vọng hợp tác kinh tế sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ.

Theo GS Julien Chaisse (ĐH Hong Kong) - một nhà nghiên cứu về toàn cầu hóa có ảnh hưởng trong khu vực, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là một động thái quan trọng đưa Việt Nam trở thành trụ cột trong chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cả về kinh tế và chiến lược. Đối với Việt Nam, việc tăng cường quan hệ với nền kinh tế lớn nhất thế giới như

Mỹ mang lại nhiều cơ hội hợp tác và tăng trưởng Hiện nay, từ cả giới quan sát lẫn các tuyên bố từ phía Mỹ, một trong những lĩnh vực hợp tác trọng tâm sẽ là mảng công nghệ.

Theo GS Chaisse, triển vọng Việt Nam nổi lên như một "con hổ châu Á" là một thực tế có thể cảm nhận được Việt Nam có tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế công nghệ cao thông qua các nỗ lực kết hợp giữa nuôi dưỡng tài năng công nghệ trong

XLV nước và thúc đẩy đổi mới Mỹ vốn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ nên sẽ là đối tác không thể thiếu trong nỗ lực này.

Bên cạnh đó, hợp tác Việt - Mỹ cũng có thể đóng vai trò là động lực cho khu vực,đặc biệt là khu vực ASEAN "Đây là một sự tăng cường và sự tăng cường này sẽ thúc đẩy sự năng động kinh tế trong cộng đồng ASEAN, thúc đẩy môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và cùng phát triển", ông Chaisse nói với Tuổi Trẻ.

Triển vọng quan hệ hai nước thời gian tới

Triển vọng phát triển quan hệ hai nước là rất lớn Việt Nam là đối tác tốt để Mỹ hợp tác nhằm thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ là đối tác quan trọng để Việt Nam phát triển thịnh vượng, khi chúng ta đang còn thiếu và yếu về vốn, khoa học - công nghệ cao, phương thức và quản trị điều hành sản xuất, năng suất lao động Thời gian tới, để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những thành quả mà hai nước đã đạt được, cần nâng cao nhận thức và hành động thật quyết liệt, thể hiện thiện chí về một tương lai tốt đẹp hơn cả hai bên Dù điều kiện hoàn cảnh lịch sử, thể chế chính trị là khác nhau, song phát triển của hai nước không thể tách rời Mỗi nước cần thấy rõ lợi ích từ mối quan hệ này để cùng phát triển.

Hai nước tiếp tục củng cố, tăng cường sự tin tưởng nhau về chính trị, xây dựng nền tảng xã hội vững chắc, thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước, theo đó chú trọng nâng cao hiệu quả, tính thiết thực của các chuyến thăm, cuộc tiếp xúc, đối thoại, điện đàm, linh hoạt về chủ đề, nội dung, vấn đề quan trọng đề cập tới; thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, giải quyết các công việc, thể hiện sự ủng hộ, tin tưởng lẫn nhau; sự khác biệt về thể chế chính trị không làm ngừng mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, mà cần tính tới lợi ích của quốc gia mình trong mối quan hệ này.

Tiếp tục củng cố tăng cường đối tác toàn diện trên các lĩnh vực, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhân dân, y tế, giáo dục Việt Nam cũng như Mỹ nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển xa hơn nữa về kinh tế Vì thế, trong quan hệ song phương cần đẩy mạnh, gia tăng tính kết nối 2 nền kinh tế phát triển bền vững trên cơ sở cùng có lợi Duy trì và nâng cao tính thiết thực, hiệu

XLVI quả của các cơ chế hợp tác hiện có của 2 bên Hai bên cần đóng góp vào những hội nghị quan trọng về kinh tế, kinh doanh như Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Mỹ, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN hàng năm trong đó có vai trò của Mỹ.

Hai bên cần phối hợp cùng nhau thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại đặc biệt là kinh tế số, thương mại điện tử; tích cực rà soát bổ sung, sửa đổi hoặc đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác để tạo hành lang pháp lý trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; coi trọng kết nối hai nền kinh tế, đặc biệt kết nối công nghệ thông tin truyền thồng, khoa học công nghệ, cách thức vận hành, dịch vụ… Đồng thời, cần cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện thể chế, phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hợp tác 2 bên.

Bên cạnh hợp tác về kinh tế cần chú trọng hợp tác về quốc phòng, an ninh Theo đó, cần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở mỗi nước để phát triển; tăng cường trao đổi thông tin phối hợp chặt chẽ để cùng ứng phó với các diễn biến, không để bị động trong mọi tình huống với vấn đề chủ quyền an ninh quốc gia, khu vực; tăng cường phối hợp tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự, cứu nạn trên biển; tiếp tục phối hợp làm tốt công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm liệt sỹ; làm tốt nghĩa vụ quốc tế…

Tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, thể chế khu vực và quốc tế Việt Nam và Mỹ đều nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình

Dương nên có lợi ích chung Hơn nữa trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ luôn xác định vai trò trung tâm của Việt Nam trong khu vực, ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược của Mỹ trong phát triển Vì vậy, hai nước cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, thể chế khu vực và toàn cầu vì lợi ích của 2 bên, vì một thế giới hòa bình ổn định và phát triển.

7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T Nghĩa, "Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ: Hai bên được lợi gì ?," 11 9 2023 [Online] Available: https://www.rfi.fr/vi/việt-nam/20230911-việt-nam-–-hoa-kỳ-thiết-lập- quan-hệ-đối-tác-chiến-lược-toàn-diện [Accessed 10 10 2023].

[2] T N M Phong, "Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Việt-Mỹ nhiều tiềm năng phát triển," 9 9 2023 [Online] Available: https://baochinhphu.vn/quan-he-kinh-te-viet-my-nhung-diem-nhan- noi-bat-102230904162103725.htm [Accessed 9 10 2023].

[3] N.D.O, "Quan hệ Việt Nam - Mỹ trong một châu Á - Thái Bình Dương năng động và thịnh vượng," 27 7 2013 [Online] Available: https://nhandan.vn/quan-he-viet-nam-hoa-ky-trong-mot-chau-a-thai- binh-duong-nang-dong-va-thinh-vuong-post180972.html [Accessed 9

[4] H Quỳnh and H Hương, "Dấu ấn ngoại giao Việt Nam - Mỹ," 10 9

2023 [Online] Available: https://congthuong.vn/longform-thuong- mai-dau-tu-nen-tang-va-dong-luc-quan-he-viet-nam-hoa-ky-

[5] N B Thủy, "Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam," 27 1 2016 [Online] Available: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc? dDocName=MOF150817 [Accessed 13 10 2023].

[6] "TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI 10 NĂM 1991-2000," 21 5 2002. [Online] Available: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-10-nam-1991-2000/ [Accessed

[7] T B K T V Nam, "Kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng?," 16 11 2006.

XLVIII https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc? dDocName=BTC329470 [Accessed 20 10 2023].

[8] N Đăng, "Thương mại Việt - Mỹ tăng 300 lần và còn nữa," 3 5 2023. [Online] Available: https://tuoitre.vn/thuong-mai-viet-my-tang-300- lan-va-con-nua-20230503083655399.htm [Accessed 13 10 2023].

[9] T VOVnews, "Phát triển mối quan hệ Việt Nam - Mỹ: Cơ hội và thách thức," 16 1 2016 [Online] Available: https://tuyengiao.vn/thoi- su/phat-trien-moi-quan-he-viet-nam-hoa-ky-co-hoi-va-thach-thuc-

[10] P N V Tùng, "Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế đối với nước ta trong thời gian tới," 14 9 2018 [Online]. Available: https://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/nhung-thuan-loi- kho-khan-va-nhung-van-de-dat-ra-trong-xu-ly-moi-quan-he-giua-doc- lap-tu-chu-va-chu-dong-tich-cuc-hoi-nhap-quoc-te-doi-voi-nuoc-ta- trong-thoi-gian-toi.html [Accessed 16 10 2023].

[11] T C t t Đ t C Phủ, "Mở ra cơ hội chưa từng có để Việt Nam - Mỹ thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá," 11 9 2023. [Online] Available: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/mo-ra-co- hoi-chua-tung-co-de-viet-nam-hoa-ky-thuc-day-nhung-linh-vuc-hop- tac-moi-mang-tinh-dot-pha-119230911071156063.htm [Accessed 16

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] T. Nghĩa, "Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ: Hai bên được lợi gì ?," 11 9 2023. [Online]. Available:https://www.rfi.fr/vi/việt-nam/20230911-việt-nam-–-hoa-kỳ-thiết-lập-quan-hệ-đối-tác-chiến-lược-toàn-diện. [Accessed 10 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ: Hai bênđược lợi gì
[2] T. N. M. Phong, "Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Việt-Mỹ nhiều tiềm năng phát triển," 9 9 2023. [Online]. Available:https://baochinhphu.vn/quan-he-kinh-te-viet-my-nhung-diem-nhan-noi-bat-102230904162103725.htm. [Accessed 9 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Việt-Mỹ nhiềutiềm năng phát triển
[3] N.D.O, "Quan hệ Việt Nam - Mỹ trong một châu Á - Thái Bình Dương năng động và thịnh vượng," 27 7 2013. [Online]. Available:https://nhandan.vn/quan-he-viet-nam-hoa-ky-trong-mot-chau-a-thai-binh-duong-nang-dong-va-thinh-vuong-post180972.html. [Accessed 9 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam - Mỹ trong một châu Á - Thái BìnhDương năng động và thịnh vượng
[4] H. Quỳnh and H. Hương, "Dấu ấn ngoại giao Việt Nam - Mỹ," 10 9 2023. [Online]. Available: https://congthuong.vn/longform-thuong-mai-dau-tu-nen-tang-va-dong-luc-quan-he-viet-nam-hoa-ky-271333.html. [Accessed 10 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn ngoại giao Việt Nam - Mỹ
[5] N. B. Thủy, "Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam," 27 1 2016. [Online]. Available:https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOF150817. [Accessed 13 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối vớikinh tế Việt Nam
[6] "TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI 10 NĂM 1991-2000," 21 5 2002.[Online]. Available: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-10-nam-1991-2000/. [Accessed 12 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI 10 NĂM 1991-2000
[8] N. Đăng, "Thương mại Việt - Mỹ tăng 300 lần và còn nữa," 3 5 2023.[Online]. Available: https://tuoitre.vn/thuong-mai-viet-my-tang-300-lan-va-con-nua-20230503083655399.htm. [Accessed 13 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt - Mỹ tăng 300 lần và còn nữa
[9] T. VOVnews, "Phát triển mối quan hệ Việt Nam - Mỹ: Cơ hội và thách thức," 16 1 2016. [Online]. Available: https://tuyengiao.vn/thoi- su/phat-trien-moi-quan-he-viet-nam-hoa-ky-co-hoi-va-thach-thuc-84221. [Accessed 14 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển mối quan hệ Việt Nam - Mỹ: Cơ hội vàthách thức
[10] P. N. V. Tùng, "Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế đối với nước ta trong thời gian tới," 14 9 2018. [Online].Available: https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nhung-thuan-loi-kho-khan-va-nhung-van-de-dat-ra-trong-xu-ly-moi-quan-he-giua-doc-lap-tu-chu-va-chu-dong-tich-cuc-hoi-nhap-quoc-te-doi-voi-nuoc-ta-trong-thoi-gian-toi.html. [Accessed 16 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ratrong xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hộinhập quốc tế đối với nước ta trong thời gian tới
[11] T. C. t. t. Đ. t. C. Phủ, "Mở ra cơ hội chưa từng có để Việt Nam - Mỹ thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá," 11 9 2023.[Online]. Available: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/mo-ra-co-hoi-chua-tung-co-de-viet-nam-hoa-ky-thuc-day-nhung-linh-vuc-hop-tac-moi-mang-tinh-dot-pha-119230911071156063.htm. [Accessed 16 10 2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở ra cơ hội chưa từng có để Việt Nam - Mỹthúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá
[12] P. (. TTXVN), "Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các công ty công nghệ hàng đầu Mỹ và thế giới," VTV, 19 9 2023. [Online]. Available:https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-cac-cong-ty-cong-nghe-hang-dau-hoa-ky-va-the-gioi- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các công ty côngnghệ hàng đầu Mỹ và thế giới
[13] D. Linh, "TP.HCM ký ghi nhớ 'kết nghĩa' với New York," Tuổi Trẻ, 23 9 2023. [Online]. Available: https://tuoitre.vn/tp-hcm-ky-ghi-nho-ket-nghia-voi-new-york-20230922195412554.htm. [Accessed 16 10XLIX Sách, tạp chí
Tiêu đề: TP.HCM ký ghi nhớ 'kết nghĩa' với New York

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư đến Mỹ - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư đến Mỹ (Trang 9)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện xuất nhập khẩu và xuất siêu của Việt Nam - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 2 Biểu đồ thể hiện xuất nhập khẩu và xuất siêu của Việt Nam (Trang 20)
Hình 3: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam sang Mỹ - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 3 Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ lực của Việt Nam sang Mỹ (Trang 22)
Hình 4: Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng âm trong 4 tháng - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 4 Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng âm trong 4 tháng (Trang 23)
Hình 5: Các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng trưởng dương trong 4 - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 5 Các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng trưởng dương trong 4 (Trang 25)
Hình 6: Các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng trưởng âm trong 4 tháng - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 6 Các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng trưởng âm trong 4 tháng (Trang 26)
Hình 7: Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp hình với đoàn doanh nghiệp Mỹ thăm Việt Nam tháng 3-2023 - Ảnh: VGP - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 7 Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp hình với đoàn doanh nghiệp Mỹ thăm Việt Nam tháng 3-2023 - Ảnh: VGP (Trang 27)
Hình 8: Biêu đồ thể hiện chỉ số hạn chế FDI của việt Nam - tiểu luận môn lịch sử kinh tế quốc dân đánh giá quan hệ kinh tế việt mỹ 1995 2023
Hình 8 Biêu đồ thể hiện chỉ số hạn chế FDI của việt Nam (Trang 27)
w