1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận khai thác dữ liệu trong kinh doanh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc quốc gia

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc quốc gia
Tác giả Nguyễn Khắc Hoàng, Hồ Anh Dũng, Trần Thị Nhu, Nguyễn Thị Bích Thủy
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thảo Nguyên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khai thác dữ liệu trong kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 6,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (7)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu (7)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 1.5. Ý nghĩa thực tiễn và kết quả nghiên cứu (9)
  • CHƯƠNG II (10)
    • 2.1. Tóm lược các lý thuyết (10)
    • 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm (18)
      • 2.2.1. Mô hình nghiên cứu của Blanchflower và Oswald (2004) (18)
      • 2.2.2. Chỉ số hạnh phúc hành tinh - Happy Planet Index (HPI) (19)
    • 2.3. Giả thiết và kỳ vọng về các nhân tố ảnh hưởng (trên cơ sở các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính) (21)
      • 2.3.1. GDP bình quân đầu người (GDP per capita) (22)
      • 2.3.2. Hỗ trợ xã hội (Social support) (22)
      • 2.3.3. Sự hào phóng (Generosity) (23)
      • 2.3.4. Kỳ vọng sống lành mạnh (Healthy life expectancy) (23)
      • 2.3.5 Quyền tự do lựa chọn cuộc sống (Freedom) (23)
      • 2.3.6. Nhận thức về tham nhũng (Corruption) (24)
  • CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG24 3.1. Nguồn dữ liệu (25)
    • 3.2. Xử lý dữ liệu (25)
    • 3.3. Các mô hình nghiên cứu (26)
      • 3.3.1. Hồi quy Logistic (26)
      • 3.3.2. Mạng thần kinh (29)
      • 3.3.3. Cây quyết định (31)
  • CHƯƠNG IV (40)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu (40)
    • 4.2. Kết quả chỉ số hạnh phúc thế giới 2021 (40)
    • 4.3. Kiến nghị chính sách để nâng cao chỉ số hạnh phúc ở Việt Nam (42)
      • 4.3.1. Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội (42)
      • 4.3.2. Giải pháp nâng cao năng suất lao động của quốc gia (43)
      • 4.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách (44)
  • KẾT LUẬN (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)

Nội dung

Trong số những nghiên cứu định lượng đã công bố được cộng đồng thế giới và giới khoa học quan tâm, đáng chú ý hơn cả là Báo cáo chỉ số Hạnh phúc hành tinh Happy Planet Index - HPI thuộc

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Hạnh phúc” là thuật ngữ chỉ sự thường xuyên có những cảm xúc tích cực, sự hài lòng cao với cuộc sống Hạnh phúc vốn là một hiện tượng chủ quan nên có thể đánh giá nó qua sự đánh giá chủ quan của khách thể Do đó, đo lường hạnh phúc là một vấn đề khá trừu tượng, khó nắm bắt vì nó phụ thuộc nhiều vào sự cảm nhận ở trong các hoàn cảnh khác nhau

Mỗi người trong chúng ta đều có quan điểm riêng về thứ làm nên một quốc gia hạnh phúc, từ đơn giản đến phức tạp Một quốc gia ấm no, hạnh phúc thì phải ấm no trước sau đó mới nghĩ đến việc tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân Chỉ có giải quyết xong vấn đề kinh tế thì con người mới có thể nghĩ đến những việc khác cho nên sự thịnh vượng sẽ làm nên một quốc gia hạnh phúc

Người Việt thường đổ lỗi cái nghèo của mình cho số phận khi quá bi quan về khả năng của bản thân Nhưng một quốc gia nghèo thì lại không còn làvấn đề của số phận mà là từ các chính sách Khi được hỏi rằng “Điều gì để một quốc gia trở nên giàu có?”, nhiều người thường trả lời rằng do tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, văn hóa hay con người Nhưng không, Venezuela có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới nhưng đâu có giàu, Nhật Bản nghèo tài nguyên thiên nhiên và động đất suốt nhưng lại rất thịnh vượng; Hàn Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia tương đồng về mọi mặt nhưng rõ ràng nền kinh tế Hàn Quốc mạnh hơn hẳn Triều Tiên Nếu ai đã từng đọc qua quyển Nguồn gốc của cải của các quốc gia của Adam Smith sẽ hiểu rằng tự do kinh tế mới là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng, hòa bình và hạnh phúc

Một quốc gia không hạnh phúc là một quốc gia nghèo đói, lạc hậu và người dân luôn bị hạn chế tự do về chính trị Nghèo đói sinh ra đủ mọi tệ nạn xã hội, các quốc gia nghèo luôn sinh ra đủ mọi loại độc tài Một quốc gia đáng sống là nơi các cá nhân có một cuộc sống thịnh vượng và không bị xâm phạm các quyền tự do

Thế nên, mộtquốc gia hạnh phúclà quốc gia mà ở đó người dân được quyền tự do chính trị, được quyền bầu ra chính phủ mà người dân tin rằng sẽ bảo vệ các quyền tự do kinh tế Tại đó, con người được cởi trói khỏi những gọng kìm, được tự do đưa ra quyết định của riêng mình, theo đuổi lý tưởng của bản thân, theo đuổi những ước mơ hằng ấp ủ, và có thể sống một cuộc sống mà mình mong muốn.

Có thể thấy, các vấn đề liên quan đến mức độ hạnh phúc của người dân luôn được xã hội quan tâm Nghiên cứu về các vấn đề này sẽ góp phần nâng cao mức độ hạnh phúc của người dân, từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, kinh tế của mỗi quốc gia Từ những lý do trên, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc quốc gia” được nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng cảm nhận hạnh phúc và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số hạnh phúc quốc gia Tiểu luận xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến Chỉ số Hạnh phúc của các quốc gia, so sánh các mô hình sử dụng để xem mô hình nào phản ánh tốt nhất Từ đó đề xuất một số kiến nghị về chính sách để khuyến khích Chính phủ chú trọng hơn nữa đầu tư vào các nhân tố còn thấp một cách hợp lý, từng bước thay đổi Chỉ số Hạnh phúc của người dân và của đất nước.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc quốc gia.:

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc quốc gia trên thế giới năm 2021

- Dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc thu thập từ các quốc gia năm 2021.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phần mềm Clementine để chạy bộ dữ liệu thứ cấp mà Nhóm đã khai thác được về các nhân tố ảnh hưởng đến Chỉ số Hạnh phúc của các quốc gia trong năm 2021 để phục vụ quá trình phân tích này Clementine là một phần mềm của SPSS inc, SPSS Clementine là một trong sản phẩm mô hình hóa quá trình khai phá dữ liệu, cho phép người dùng nhanh chóng phát triển các mô hình đã được dự đoán trước bằng cách sử dụng kinh nghiệm thực tế và triển khai chúng vào các lĩnh vực cụ thể được tốt hơn.

Phần mềm SPSS Clementine là một phần mềm hữu ích trong việc thống kê dữ liệu và hỗ trợ trong khai phá dữ liệu Để tìm kiếm các thông tin, tri thức ở những kho dữ liệu lớn là một việc khó khăn đối với những nhà thống kê học, vì vậy việc khai phá dữ liệu để tìm kiếm thông tin, tri thức cần phải chính xác và nhanh chóng giúp cho công việc nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn Có rất nhiều công cụ hỗ trợ trong lĩnh vự này, nhưng SPSS Clementine là một phần mềm điển hình giúp người dùngc xây dựng các mô hình khai phá dữ liệu cho toàn bộ quá trình của bài toán mà nó khác với các phương pháp truyền thống Nhóm Áp d ng c c k ụ á ỹthuật trong Clementine khai th c d á ữliệu ( t nhí ất 3 mô hình) để so s nh hi u qu 3 mô h nh và báo c o k t qu á ệ ả ì á ế ả

Ý nghĩa thực tiễn và kết quả nghiên cứu

Về lý thuyết: Về mặt tổng quan đã chỉ ra được các xu hướng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của quốc gia trong mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới và là một chủ đề nghiên cứu khá mới mẻ ở Việt Nam Đề tài đã hệ thống hóa được các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc quốc gia và bổ sung vào hệ thống nghiên cứu lý luận hiện mới chỉ đang bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây

Về thực tiễn: Bước đầu thích ứng một số thang đo có giá trị về cảm nhận hạnh phúc.

Tóm lược các lý thuyết

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về hạnh phúc, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trước đây về hạnh phúc chủ yếu mang tính định tính, chủ quan.

Từ điển Bách khoa Định nghĩa về hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí” Hạnh phúc, sung sướng là hai từ gần nghĩa, đều chỉ cảm giác thoải mái khi đạt được một giá trị, một mục đích, một kết quả… nhưng điểm khác nhau nằm ở tính hữu hình hay vô hình của giá trị, của mục đích, của kết quả đạt được đó Chẳng hạn, tình yêu, sự thành công, sự nổi tiếng, sự yêu mến… mang lại hạnh phúc Còn tiện nghi sinh hoạt, sự giàu có… mang lại sung sướng Ngoài ra, còn phải kể đến cảm giác sung sướng khi được thỏa mãn các bản năng cơ bản như ăn uống, vui chơi giải trí, sinh hoạt tình dục…Nếu so sánh một cách tương đối giữa hạnh phúc và sung sướng thì hạnh phúc liên quan đến lý trí và sung sướng liên quan đến bản năng Đức Phật Thích Ca dạy rằng “Vạn sự vô thường vạn sự thường, nghĩa là mọi sự thay đổi không ngừng nên mọi sự chỉ là khổ Sinh lão bệnh tử, con người sinh ra để rồi già yếu, bệnh tật và cuối cùng là phải chết Đời là bể khổ, muốn có hạnh phúc, ra khỏi bể khổ, cần diệt lòng tham sân si” Khổ diệt lòng tham mới thoát khỏi bến mê, khỏi u minh chốn hồng trần (tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện)

Tương tự với quan niệm của Phật giáo về hạnh phúc, Thiên húa giáo cho rằng C hạnh phúc bền vững chỉ có ở chốn thiên đàng, những người chấp nhận những thua thiệt, nghèo khó, bị đau khổ ở đời này thì sẽ được lên thiên đàng, hạnh phúc mãi mãi

K Mác nói: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất…”

Quan điểm của triết học Mác về hạnh phúc “Hạnh phúc là đấu tranh” Sự vật hiện tượng luôn vận động biến đổi không ngừng, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, đấu tranh giữa các mặt đối lập là tiền đề của sự phát triển, nó làm cho mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, và đến một giai đoạn nhất định thì được giải quyết bằng sự biến đổi căn bản hoặc bằng sự tiêu vong của cái cũ và xuất hiện cái mới Con người không thể như các sinh vật luôn chấp nhận sự an bài của thượng đế, phải luôn vận động, đấu tranh để vì một cái mới hoàn thiện và tốt đẹp hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc: Theo cuốn “Hạnh phúc của người Việt

Nam: Khái niệm, cách tiếp cận và chỉ số đánh giá” của PGS, TS Xã hội học Lê Ngọc

Văn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ở Việt Nam, khoa học nghiên cứu về hạnh phúc cho đến nay hầu như vẫn đang còn bỏ trống Chúng ta còn chưa biết rõ quan niệm về hạnh phúc và hạnh phúc trong đời thực của con người hiện nay như thế nào? Điều gì làm cho họ hạnh phúc hoặc bất hạnh? Nhóm xã hội nào hạnh phúc hơn, nhóm xã hội nào kém hạnh phúc hơn? Vì sao? Bằng cách nào để đo lường hạnh phúc? Chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam hiện nay là cao hay thấp? Những đặc trưng văn hóa trong quan niệm và thụ hưởng hạnh phúc của người Việt là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân được thể hiện rõ qua mong ước cháy bỏng: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Mục tiêu cốt lõi theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là làm sao để nhân dân không còn phải lo cái ăn, cái mặc hằng ngày và phải bảo đảm cho người dân về y tế, giáo dục và nhà ở

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng, cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành một trong những mục tiêu then chốt trong suốt quá trình cách mạng, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng CNXH

Tuy nhiên, con người nếu cứ luôn đấu tranh, luôn muốn thay đổi và đòi hỏi mọi sự phải luôn tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn thì sẽ không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có và phải luôn chạy theo những mục tiêu cao hơn, xa hơn sẽ làm cho cuộc sống của mình luôn căng thẳng, mệt mỏi và không bao giờ được thỏa mãn, sung sướng… Nguyễn Công Trứ đã từng nói: "Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc? Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn?" (Biết đủ thì đủ, đợi đủ thì bao giờ mới đủ? Biết nhàn thì nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?)

Và có một đ u thú vị là sau nhiều thế hệ và điề ặc điểm thời đại hoàn toàn khác nhau, Layard (2008) - Giáo sư kinh tế đại học kinh tế Luân đôn lại có cùng quan điểm với ý tưởng trên, ông cho rằng: ngày nay chúng ta giàu có hơn các thế hệ cha ông chúng ta rất nhiều, thu nhập của chúng ta cao hơn gấp nhiều lần, chúng ta có thực phẩm, xe cộ, quần áo, có những ngôi nhà lớn, tiện nghi hơn, có sức khỏe và công việc thoải mái hơn so với thế hệ cha ông nhưng người phương Tây vẫn không thấy hạnh phúc hơn cha ông của họ năm mươi năm trước Ông cũng cho rằng hạnh phúc là cảm giác tốt đẹp, hưởng thụ cuộc đời và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời Không hạnh phúc là cảm thấy buồn bực và muốn có sự thay đổi; và trong cách nghĩ đơn giản và rõ ràng như thế, vật chất thứ mà người ta vất vả hàng ngày để tìm kiếm nó, lại không góp phần nhiều vào cảm giác đó

Tư tưởng mà Layard (2008) muốn gửi đến mọi người là khi đói rách con người mơ ước được ăn no mặc ấm, nhưng khi đ được như thế rồi lại nảy sinh nhu cầu ăn ã ngon mặc đẹp Các nhu cầu vật chất và tinh thần cứ tăng theo đà phát triển kinh tế Nếu không biết phân định thứ bậc giữa các nhu cầu, nếu cứ lấy việc làm giàu làm mục tiêu chính cho cuộc sống, thì sớm muộn người ta cũng sẽ rơi vào thất bại như những gì mà mô hình phát triển phương Tây đang nếm trải trong nhiều thập kỷ qua Bởi vì nó đã không đáp ứng được các khát vọng cơ bản nhất của con người Ông chủ trương đề xuất đưa môn học có tên là “Bài học hạnh phúc” vào trong trường học Ông cho rằng tất cả học sinh đều cần phải học “những bài học hạnh phúc” Làm sao con người có thể hạnh phúc nếu không chịu mất thời gian để hiểu biết nó

Ngòai ra còn có rất nhiều quan niệm khác về hạnh phúc:

- Epicurus: “Hạnh phúc là mục đích tối hậu của đời sống loài người Sự yên bình và hợp lẽ phải là nền tảng của hạnh phúc”

- Aristote: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu và cũng là giới hạn tận cùng của sự tồn tại người”

- John Stuart Mill: “Hạnh phúc là sự giới hạn dục vọng hơn là thỏa mãn dục vọng”

- Nhà triết học Platon nói: “Nếu coi thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc…”

- Lucrece: “Tạo hóa đã an bài hạnh phúc vừa đúng mức cho mọi người Chỉ cần biết lựa chọn nó mà thôi”

- Deni Diderot: “Người hạnh phúc nhất là kẻ đã tạo được hạnh phúc cho nhiều người khác”

- Mahatma Gandhi: “Hạnh phúc là khi ta nghĩ, ta nói, ta làm ăn nhịp với nhau”

- De Tocqueville: “Chấp nhận sự bất hạnh có lẽ còn ít đau khổ hơn là sự mưu cầu hạnh phúc”

- Gustave Droz: Có một số người, “chỉ đạt đến mức sung sướng bằng cách trang trọng góp nhặt từng mảnh vụn của hạnh phúc vương vãi đó đây”

- Abraham Lincoln: “Chúng ta hạnh phúc vì tâm can ta cảm thấy vậy”.

Những nghiên cứu và suy nghĩ trên về một góc độ nào đó đã lý giải khá nhiều vấn đề của thực tế cuộc sống, tuy vậy vẫn mang tính định tính và chủ quan của bản thân, mỗi người tùy theo hoàn cảnh, điều kiện và thời điểm nhất định đ đưa ra các ể quan niệm riêng của mình, do vậy khó có thể thống nhất được với nhau, khó có thể đưa ra các giải pháp thuyết phục để có chính sách tác động thích hợp Những năm gần đây các nghiên cứu định lượng về hạnh phúc đ được chú ý triển khai ở các nước phát triển.ã

Tác phẩm được coi là xuất hiện sớm nhất trong nghiên cứu khoa học về hạnh phúc “The Science of Happiness” của một nhóm tác giả xuất bản tại London năm 1861

Năm 1909, một cuốn khác cùng tên của Henry S Williams xuất bản tại New York tiếp tục gây được sự chú ý nhất định trong giới học thuật Từ đó các công trình, chuyên khảo, bài báo… cùng khuynh hướng nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đều đặn xuất hiện Tuy vậy, phải đến gần đây, ở phương Tây, người ta mới thừa nhận Science of Happiness là một ngành nghiên cứu tương đối độc lập với đối tượng nghiên cứu là hạnh phúc

Học thuyết tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1943) cho rằng nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, từ nhu cầu sinh lý (vật chất, cơ bản) đến nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận), nhu cầu được tôn trọng rồi đến mức cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện Thuyết tháp nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng

Những nhu cầu có thể được sử dụng như là một cơ sở cho việc đánh giá mức độ tổng thể hạnh phúc của cá nhân Rothwell và Cohen (2003), hai nhà nghiên cứu người Anh, lần đầu tiên đưa ra công thức để tính hạnh phúc Dựa trên kết quả khảo sát xã hội học ở 1 000 người Anh, công thức được đưa ra dưới dạng:.

Trong đó, P là chỉ số cá tính (Personal Characterisrics) bao gồm quan niệm sống, khả năng thích nghi và sự bền bỉ dẻo dai trước thử thách

E là chỉ số hiện hữu (Existence) phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính và các mối quan hệ thân hữu

H là chỉ số thể hiện nhu cầu cấp cao (Higher Oder) bao gồm lòng tự tôn, niềm mơ ước, hoài bảo và cả óc hài hước

Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Blanchflower và Oswald (2004)

Blanchflower and Oswald (2004) sử dụng mô hình hàm hạnh phúc như sau: r = h(u(y, z, t)) + 

- r là mức độ hài lòng hoặc hạnh phúc với thang đo từ 1 (không hạnh phúc) đến 4 (rất hạnh phúc)

- u là một hàm hữu dụng của các biến (y, z, t), được hiểu như là sự sống hạnh phúc, dễ chịu (person’s true well-being or utility)

- y là thu nhập của cá nhân (real income)

- z là 1 bộ các biến lên quan đến yếu tố nhân khẩu học và cá tính (demographic and personal characteristics)

- t là các giai đoạn thời gian (time period)

Một số kết quả rút ra từ nghiên cứu của Blanchflower và Oswald (2004):

Chính sách chống phân biệt đối xử nam - nữ trong xã hội dường như không có ý nghĩa trong việc tạo ra cảm giác của tăng hạnh phúc của phụ nữ h (*) + 

Mức độ chưa hài lòng của người dân da đen ở Mỹ còn nhiều hơn so với người da trắng Đây là cơ sở để khẳng định sự tồn tại của sự phân biệt đối xử về chủng tộc trong các nước Anh và Mỹ

Sự khác biệt trong mức độ hạnh phúc của các nhóm chủng tộc ở Hoa Kỳ đã thu hẹp hơn trong vài thập kỷ qua, mức độ hạnh phúc của người da đen đã nâng lên

Thu nhập cao hơn gắn liền với hạnh phúc cao hơn

Nhóm dân số có mức hạnh phúc cao nhất là những người phụ nữ, đã lập gia đình, có giáo dục cao và có cha mẹ không ly hôn Nhóm hạnh phúc thấp là những người thất nghiệp sau đó là những người đã kết hôn nhưng có ít hạnh phúc

Mô tả mối liên hệ giữa mức độ hạnh phúc và độ hữu dụng thực tế r (mức độ hạnh phúc) Độ hữu dụng u (.)

2.2.2 Chỉ số hạnh phúc hành tinh - Happy Planet Index (HPI)

NEF (New Economics Foundation) (2006) đã đưa ra Báo cáo Chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI – Happy Planet Index) Dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra, NEF đã đưa ra các báo cáo về kinh tế, xã hội và môi trường… gây được tiếng vang nhấ định trong dư luận quốc tế.t

HPI được tính theo công thức:

HPI = Life Satisfaction x Life Expectanc

Nội hàm chỉ số HPI là các khái niệm Số năm được sống hạnh phúc (Happy life years) và Sống hạnh phúc (Well being: Sự hiện hữu sảng khoái; sống hạnh phúc, sống - - dễ chịu) Lý thuyết của NEF rất chú trọng đến đời sống hạnh phúc cá nhân, coi tỷ lệ cá nhân sống dễ chịu là đại lượng quyết định trạng thái hạnh phúc Chỉ số HPI gồm ba chỉ số thành phần là:

- Mức độ hài lòng với cuộc sống (Life Satisfaction): Mức độ được sống hạnh phúc (Well-being) của con người ở mỗi quốc gia

- Tuổi thọ (Life Expectancy): Tuổi thọ bình quân thực tế mà mỗi quốc gia đạt được; không phải tất cả mà chỉ một phần trong đó là những năm sống hạnh phúc (Happy life years)

- Môi sinh (Ecological Footprint - dấu chân sinh thái): dấu vết của toàn bộ hệ sinh thái xung quanh con người, không chỉ môi trường Con người tiêu dùng tài nguyên tự - nhiên đến mức nào, có vượt quá mức độ cho phép mà tự nhiên đã “ban” cho con người tại mỗi quốc gia hay không, có làm tổn hại đến hệ sinh thái mà trong đó con người chỉ là một thực thể sinh học hay không

Theo công thức này, người ta sẽ tính được chỉ số hạnh phúc của mỗi quốc gia hoặc của mỗi cộng đồng Ý nghĩa của công thức này là: Hạnh phúc của mỗi quốc gia hay cộng đồng là số năm trong vốn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài lòng (Well-being) với cuộc sống của mình nếu điều này phù hợp với đ ều kiện tài nguyên tự nhiên được i phép tiêu dùng (chỉ số hài lòng với cuộc sống nhân với chỉ số tuổi thọ chia cho chỉ số thực trạng tiêu dùng tài nguyên tự nhiên và mức độ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh)

HPI được đánh giá theo thang điểm 0 - 100 và hiện nay đang có mục tiêu đặt ra là 89 điểm cho tất cả các quốc gia Kết quả hiện tại cho thấy chúng ta hiện vẫn chưa sống trên một hành tinh hạnh phúc và không có quốc gia nào có thể kết hợp thành công cả ba thước đo là tuổi thọ, hạnh phúc và dấu chân sinh thái.

Giả thiết và kỳ vọng về các nhân tố ảnh hưởng (trên cơ sở các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính)

trước và nghiên cứu định tính)

GDP bình quân đầu người

Hỗ trợ xã hội (Social support)

Sự hào phóng (Generosity) Chỉ số Hạnh phúc

Kỳ vọng sống lành mạnh

Quyền tự do lựa chọn cuộc sống (Freedom)

Nhận thức về tham nhũng (Corruption)

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Chỉ số Hạnh phúc Đánh giá cuộc sống trung bình của người dân khác nhau đáng kể giữa các khu vực, cao nhất là Bắc Mỹ và Châu Đại Dương (1); tiếp theo lần lượt xếp theo thứ tự: Châu Âu (2), Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (3), Trung và Đông Âu (4), Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độc lập (5), Đông Á (6), Đông Nam Á (7), Trung Đông và Bắc Phi (8), Cận Sahara (9) và Nam Á (10) Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, các chuyên gia từ tất cả các lĩnh vực, bao gồm: kinh tế, tâm lý học, phân tích khảo sát và thống kê quốc gia, sẽ mô tả cách đo lường hạnh phúc được sử dụng hiệu quả nhất nhằm đánh giá quá trình phát triển của mỗi quốc gia Báo cáo được chia ra làm nhiều chương khác nhau, đi sâu vào các vấn đề liên quan đến hạnh phúc, bao gồm: những bệnh lý liên quan đến thần kinh, lợi ích khách quan của hạnh phúc, tầm quan trọng của đạo đức, ý nghĩa của chính sách,

Các thang đo được tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu, sau đó chúng được phân tích và so sánh để lựa chọn những thang đo phù hợp nhất với mục tiêu và bối cảnh nghiên cứu Vì hầu hết các thang đo đều có tính trừu tượng cao nên thang đo 10 mức độ (từ 1 đến 10) được sử dụng trong nghiên cứu này để tăng sự lựa chọn đối với đối tượng được điều tra Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh - (Correctd Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0 3 và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0 7 trở lên Giá trị thang đo được kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố (EFA exploratory factor analysis): kiểm định sự hội tụ của - các biến quan sát (observable variables) của các nhân tố tương ứng (factors) Sự hội tụ của các biến quan sát sẽ kiểm định qua hệ số tương quan đơn giữa biến đó và nhân tố, giá trị hội tụ của các biến (factor loandings) lớn hơn 0 5 Phân tích kết quả hồi quy căn , cứ vào các thống kê chủ yếu như là các tổng bình phương (R2, R2 đã điều chỉnh và R2 thay đổi) và cỏc hệ số hồi quy (Bi và òi) Giỏ trị P của thống kờ F được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của R2 R2 là phù hợp nếu giá trị nhỏ hơn 05 tại α = 05

2.3.1 GDP bình quân đầu người (GDP per capita)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất hàng năm Con số này thường được tính bởi một cơ quan Thống kê của Chính phủ Mỗi quốc gia tính toán GDP một cách độc lập vì rất nhiều thông tin được phân loại bắt buộc khi tính toán con số này Chia GDP cho tổng dân số của một quốc gia, chúng ta sẽ có GDP bình quân đầu người Đây được cho là phương pháp chính xác nhất để xác định mức độ giàu có của một quốc gia Hầu hết chúng ta đều biết, sự giàu có của một quốc gia có mối tương quan cao với hạnh phúc của nó GDP bình quân đầu người cao cho phép sự phát triển, tăng trưởng, thuận tiện và rất nhiều thứ khác dẫn đến mức độ hạnh phúc cao hơn

2.3.2 Hỗ trợ xã hội (Social support)

Yếu tố quan trọng tiếp theo được xác định bởi Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là

“Hỗ trợ xã hội” Yếu tố này được xác định bởi kết quả khảo sát dữ liệu của Gallup World Poll Trong bảng khảo sát, những người phỏng vấn đã được hỏi như sau: “Nếu bạn gặp rắc rối, bạn có người thân hoặc bạn bè mà bạn có thể tin tưởng để giúp bạn bất cứ khi nào bạn cần hay không?” Trung bình của tất cả các câu trả lời dẫn đến một giá trị duy nhất đại diện cho số lượng hỗ trợ xã hội có mặt ở một quốc gia

Sự hào phóng cũng được xác định bởi kết quả khảo sát của Gallup World Poll Những người phỏng vấn đã được hỏi như sau: “Bạn đã quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện trong tháng qua?” Dựa vào kết quả của báo cáo, tác giả đưa ra kết luận rằng bạn sẽ hạnh phúc hơn khi bạn cố gắng và vui vẻ chia sẻ hạnh phúc của riêng bạn đến những người khác Đây là một bài học quý giá và thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn khi nhiều người tập trung vào việc chia sẻ hạnh phúc, hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là ta biết cho đi

2.3.4 Kỳ vọng sống lành mạnh (Healthy life expectancy) Ước tính về kỳ vọng sống lành mạnh dựa trên số năm “khỏe mạnh” trung bình từ khi một đứa trẻ khi sinh ra đến khi già đi và được Liên Hiệp Quốc tính toán dựa trên hơn 100 yếu tố sức khỏe khác nhau Mối tương quan giữa kỳ vọng sống lành mạnh và Chỉ số Hạnh phúc cao có thể thấy rõ dựa vào những kết quả được hiển thị trên báo cáo

Sống lâu hay Tuổi thọ cao là khả năng sống thời gian dài hơn bình thường, hơn đa số những người chung quanh mình Từ các truyện cổ tích qua các giai thoại trong tôn giáo đến các truyện không tưởng, khả năng sống mãi không bao giờ chết ở các đấng thần thánh hay các siêu nhân được nêu lên nhiều và thể hiện ước mong của con người muốn thoát khỏi nỗi lo sợ của ngày mình lìa đời Xưa nay con người bình thường ai cũng muốn sông lâu và cho rằng sống lâu là điều hiếm và đáng quý

2.3.5 Quyền tự do lựa chọn cuộc sống (Freedom)

Quyền tự do lựa chọn cuộc sống là một yếu tố quan trọng khác trong Báo cáo Hạnh phúc Cũng giống như Hỗ trợ xã hội, yếu tố này được xác định dựa trên kết quả khảo sát của Gallup World Poll Những người phỏng vấn đã được hỏi như sau: “Bạn có hài lòng hoặc không hài lòng với sự tự do của mình trong việc chọn lựa những việc bạn có thể làm trong cuộc sống của bạn hay không?” Trung bình của tất cả các câu trả lời dẫn đến một giá trị duy nhất đại diện cho quyền tự do lựa chọn cuộc sống có mặt ở một quốc gia

2.3.6 Nhận thức về tham nhũng (Corruption)

Nhận thức về tham nhũng cũng được xác định là yếu tố chính trong Báo cáo Hạnh phúc năm 2019 Yếu tố này được xác định bằng cách tính trung bình dựa vào kết quả từ hai câu hỏi sau đây: (1) “Tham nhũng có lan rộng khắp Chính phủ tại quốc gia của bạn hay không?”, và (2) “Tham nhũng có phổ biến trong các doanh nghiệp tại quốc gia của bạn hay không?” Điểm mấu chốt ở đây có thể thấy trên thế giới, yếu tố tham nhũng vẫn còn phổ biến tại một số quốc gia Dựa vào kết quả khảo sát, hơn một nửa số người được phỏng vấn trên toàn thế giới trả lời rằng tham nhũng là việc khá phổ biến Đây cũng là yếu tố quan trọng cuối cùng được xác định trong Báo cáo Hạnh phúc Tuy nhiên, yếu tố này có mối tương quan nhỏ nhất với chỉ số hạnh phúc Rất nhiều quốc gia có chỉ số tham nhũng cao vẫn duy trì chỉ số hạnh phúc cao.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG24 3.1 Nguồn dữ liệu

Xử lý dữ liệu

Sau khi đưa file dữ liệu vào phần mềm Clementine, chạy lệnh Graph -> Distribution để xem sự phân phối của biến mục tiêu “Result”

Chúng ta thấy bộ dữ liệu này được khảo sát trên 149 nước, trong đó có 49/149 nước có chỉ số hạnh phúc ở mức bình thường (tỉ lệ 32,89%), 52/149 nước có chỉ số hạnh phúc cao (tỉ lệ 34,9%) và 48/149 nước có chỉ số hạnh phúc kém (tỉ lệ 32,21%)

Có thể thấy bộ dữ liệu ở mức khá cân bằng

Sau đó ta sử dụng Partition để chia dữ liệu làm hai phần, phần để thực hiện và phần để kiểm tra.Nhóm đã chia 70% dữ liệu dùng để xây dựng mô hình và 30% dữ liệu dùng để kiểm tra.

Các mô hình nghiên cứu

Sau khi đưa các dữ liệu vào khai báo node Hồi quy logistic, ta chạy ra được bảng sau:

Ta có 3 nhóm nên sẽ có 2 phương trình Để cụ thể hơn ta vào tab Advanced và sẽ được các bảng sau:

Bảng kết quả cho thấy hồi quy Logistic đã lấy ra 100 kết quả, trong đó 38 nước chỉ số Hạnh phúc bình thường (tương ứng 38%), 37 nuớc chỉ số Hạnh phúc cao (chiếm 37%) và 25 nước Kém hạnh phúc (tương ứng 25%) Đầu tiên ta kiểm định độ phù hợp của mô hình theo Bảng Model Fitting Information:

H0: Mô hình không phù hợp

Ta thấy giá trị sig = 0.000 < 0 05

 Ta bác bỏ giả thuyết H 0cho rằng mô hình là không phù hợp

Do đó mô hình làphù hợp

Ta tiếp tục xét đến R theo bảng Pseudo R 2 -Square:

Nghĩa là các biến độc lập giải thích được 76,9% sự biến đổi của biến phụ thuộc

Từ đây ta viết được phương trình hồi quy Logistic như sau:

L1 (Hạnh phúc cao) = -17.775 + 6.498*Log GDP per capita + 2.355*Social support

+ 3.588*Healthy life expectancy + 10.041*Freedom to make life choices 0.713*Generosity + 5.625*Perceptions of corruption –

L2 (Kém hạnh phúc) = 7.524 1.004*Log GDP per capita 3.333 *Social support + – –

3.693*Healthy life expectancy 11.126*Freedom to make life – choices –0.042*Generosity + 2.163*Perceptions of corruption Khi đó xác xuất để quốc gia hạnh phúc cao là:

1+𝑒 𝐿1 +𝑒 𝐿2 Xác suất để quốc gia kém hạnh phúc là:

1+𝑒 𝐿1 +𝑒 𝐿2 Xác suất để quốc gia hạnh phúc bình thường là:

P (Result = Hạnh phúc bình thường) = 1

Sử dụng Analysis ta có bảng kết quả độ chính xác và ma trận trùng:

Ta thấy sau khi kiểm tra thì mô hình logistic có tỉ lệ phân loại đúng là 63,27% cụ thể là 4 kết quả dự báo và thực tế đúng là có chỉ số hạnh phúc bình thường, 11 kết quả có dự báo và thực tế đúng là có chỉ số hạnh phúc cao và 16 kết quả có dự báo và thực tế đúng là có chỉ số hạnh phúc kém Còn lại là các trường hợp dự báo sai lệch so với thực tế

Chọn Neural Net trong phần mềm và kết nối với dữ liệu, thử với độ chính xác (Accuracy) là 90% thì ta có bảng kết quả độ chính xác và ma trận trùng như sau:

Ta thấy rằng tỉ lệ đúng phần Testing là 77,55%, còn lại 22,45% là tỉ lệ sai Trong đó 7 kết quả dự báo và thực tế đúng là có chỉ số hạnh phúc bình thường, 10 kết quả có dự báo và thực tế đúng là có chỉ số hạnh phúc cao và 21 kết quả có dự báo và thực tế đúng là có chỉ số hạnh phúc kém Còn lại là các trường hợp dự báo sai lệch so với thực tế

Ngoài ra ta còn có thể xem được tầm quan trọng của các biến ảnh hưởng đến biến Result như sau: Ở đây ta thấy rõ được tầm quan trọng của từng biến, trong đó biến Sự tự do lựa chọn cuộc sống có ảnh hưởng mạnh nhất đến chỉ số hạnh phúc của các quốc gia, sau đó lần lượt đến các chỉ tiêu Hỗ trợ xã hội, Kỳ vọng sống lành mạnh, GDP bình quân đầu người, Nhận thức về tham nhũng, và Sự Hào phóng có ảnh hưởng yếu nhất trong tất cả các chỉ tiêu

Gắn bảng Table vào kết quả Result chạy ở trên ta cũng ra được bảng kết quả phân loại thực tế và kết quả trả về:

Ta thấy kết quả thực tế và kết quả trả về của các trường hợp đa số là đúng và cũng có một số trường hợp kết quả trả về là sai ví dụ id số 17 thực tế là Hạnh phúc cao nhưng kết quả trả về là Hạnh phúc bình thường.v.v…

Dữ liệu đã tương đối cân bằng nên ta không cần sử dụng node Balance để lấy mẫu nữa Ở đây nhóm đã quyết định sẽ sử dụng 2 phương pháp cây quyết định đó là

CHAID và C-RT, sau đó so sánh với nhau Đầu tiên ta sẽ xem xét giữa 2 phương pháp cây quyết định này thì phương pháp nào sẽ hiệu quả hơn và đi sâu vào phân tích phương pháp đó

Sau khi đưa các dữ liệu vào, ta lần lượt xem bảng kết quả độ chính xác và ma trận trùng của từng phương pháp như sau:

Cây quyết định phương pháp CHAID

Ta thấy rằng phương pháp CHAID chỉ đưa ra được 3 biến quan trọng, trong đó mạnh nhất là biến GDP bình quân đầu người Độ chính xác của mô hình Training là

79% còn của mô hình Testing là 42,86%

Cây quyết định phương pháp C-RT

Tiếp theo ta cũng chạy kết quả theo phương pháp C RT và có các bảng sau:-

Có thể thấy rằng phương pháp C-RT đưa ra được 6 biến quan trọng, có sự khác biệt so với phương pháp CHAID Và phương pháp C RT có độ chính xác Testing cũng - là 42,86% bằng với phương pháp CHAID Như vậy ta có thể sử dụng phương pháp C-

RT để phân tích sâu hơn Để dễ quan sát thì ta xem biểu đồ dạng hình cây từ trên xuống dưới có dạng tổng quát như sau:

Do dữ liệu cây dài nên sẽ được chia thành nhiều đoạn để diễn giải Đầu tiên ta đi từ biến GDP bình quân đầu người, được chia làm 2 trường hợp là

- Nếu GDP bình quân > 1,267 thì ta tiếp tục xét tới biến Hỗ trợ xã hội

+ Nếu Hỗ trợ xã hội 0,819 thì ta tiếp tục xét tới biến Quyền tự do lựa chọn cuộc sống:

• Nếu Quyền tự do > 0,458 thì kết quả là Hạnh phúc cao với độ tin cậy là 100%

• Nếu Quyền tự do 0,488 thì kết quả là Hạnh phúc bình thường với độ tin cậy 100% Nếu

Quyền tự do

Ngày đăng: 25/09/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w