Gạtbỏđịnhkiến để bánhàngthànhcôngThànhcông trong kinh doanh phụ thuộc vào khả năng bánhàng của bạn. Đã tới lúc bạngạtbỏ quan điểm sai lầm. "Tôi ghét bán hàng". Tôi (tác giả bài viết -Geoffrey James ) đã nghe câu này hàng ngàn lần- thường là từ các doanh nhân, trong khi thànhcông của họ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bán ý tưởng, báncông ty và sản phẩm của chính họ. Và xấu hổ thay vì bạn ghét bánhàng nên bạn sẽ không bao giờ làm tốt công việc này cả, điều đó đồng nghĩa bạn sẽ mất doanh thu, nặng hơn thì công ty bạn sẽ phá sản. Theo kinh nghiệm của tôi, những doanh nhân thực sự yêu thích công việc bánhàng cũng là những người thànhcông nhất. Ví dụ, Steve Jobs là người rất giỏi bán các sản phẩm của ông. Chỉ cần xem bất cứ bài phát biểu nào của Jobs bạn cũng có thể cảm nhận được sự hân hoan của ông không chỉ đối với sản phẩm mà còn với việc kể câu chuyện về sản phẩm. Jobs yêu thích công việc bán hàng, đó là một điều không cần bàn cãi. Đã đến lúc điều chỉnh quan điểm Khi phỏng vấn các Giám đốc Điều hành các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, tôi luôn đoán được công ty sẽ đi về đâu chỉ qua cách vị Giám đốc Điều hành nói về việc bán hàng. Nếu họ nghĩ công việc này là linh hồn của thành công, họ sẽ làm tốt. Nếu họ nghĩ đây chỉ là việc vặt thì chẳng còn gì để nói nữa. Nếu bạn ghét công việc bán hàng, vấn đề sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có thích từ bỏ quan điểm này không, hay khá hơn là bạn có muốn nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với quy trình bánhàng không. Đó là điều mà bài viết này muốn đề cập. Để hiểu rõ qui trình này, hãy cùng phân tích gốc rễ của “sự căm ghét” này. Theo tôi, mọi người “ghét bán hàng” vì họ chất chứa những quan niệm sau: • Bánhàng là phải chèo kéo. Nhiều người (trong đó có các doanh nhân) tâm niệm một điều ngớ ngẩn rằng bánhàng là chèo kéo mọi người mua những thứ họ không thực sự muốn mua. Với lối suy nghĩ đó, nhân viên bánhàng là những người cạn nghĩ, miệng lưỡi dẻo quẹo. Chẳng ai muốn trở thành người như vậy cả. • Bánhàng là quấy nhiễu người khác. Đôi khi đểbán được hàngbạn sẽ phải gửi email, gọi điện liên tục, và chẳng có ai chào đón những cuộc gọi hay email như vậy cả. Hầu hết mọi người đều có những trải nghiệm không mấy dễ chịu đối với những nhân viên bánhàng phiền phức, những người như vậy sẽ luôn bị từ chối. Ai mà muốn trở thành tai họa cho mọi người như thế? • Bánhàng rất nhàm chán. Hầu hết các công việc kinh doanh đều có thể thực hiện được nhanh chóng nếu bạn sẵn lòng dành thời gian cho chúng. Tuy nhiên, công việc bánhàng đòi hỏi rất nhiều lúc bạn phải giục giã và chờ đợi trong khi các khách hàng tiềm năng nghĩ tới nghĩ lui trước khi quay trở lại với bạn. Nếu bạn suy nghĩ giống một trong ba (hoặc tất cả) suy nghĩ trên, bạn thực sự ghét “bán hàng”. Vì thế để thay đổi cảm xúc đối với việc bánhàngbạn phải thay thế những suy nghĩ này bằng những suy nghĩ khác. • Bánhàng thực chất là giúp đỡ. Một khi bạn đã không muốn bán cho ai những thứ họ không cần, bạn hãy thoải mái với suy nghĩ là bánhàng có nghĩa là giúp mọi người có được thứ họ muốn. Lúc nào cũng vậy, bánhàng có nghĩa là làm mọi người hạnh phúc bằng cách cung cấp cho họ những thứ họ thực sự cần. Điều này đâu có nghĩa là lôi kéo? • Bánhàng thực ra rất dễ chịu. Nếu bạn không muốn gây khó chịu cho ai, nhất là một khách hàng tương lai- bạn sẽ thấy thoải mái khi nhìn nhận quá trình bánhàng chính là tạo lập mối quan hệ mới và có những trao đổi thú vị về những điều gây hứng thú cho bạn. (Đây chính là lý do bạn kinh doanh đúng không nào?) Nếu việc này làm bạn thích thú thì người khác cũng vậy. • Bánhàng thực chất là học. Khi bạn quyết định phải học được điều gì có giá trị từ mọi tình huống bán hàng, việc bánhàng sẽ trở nên thú vị hơn cả việc xem TV hay chơi game trên máy tính. Con người đều rất thú vị- và càng trở nên thú vị hơn khi họ đang quyết định một việc gì đó. Hãy tò mò một chút và bạn sẽ không bao giờ thấy buồn chán nữa. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi quan niệm của mình và trở nên yêu nghề bán hàng. Tôi chính là một minh chứng sống đây. Khi tôi bắt đầu công việc kinh doanh viết lách độc lập hơn 10 năm trước, tôi đã rất ghét công việc bánhàng vì tất cả những lý do đã nêu trên. Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng thànhcông của tôi sẽ chỉ dựa vào chính khả năng bánhàng và viết lách của mình mà thôi. Nếu bạn không bánhàng Thời gian trước tôi chỉ hầu như viết về công nghệ cao, nhưng dần dần tôi đã viết nhiều hơn về công việc bánhàng vì tôi đã học nhiều hơn về lĩnh vực này. Giờ đây, tôi nghĩ đây là một trong những phần thú vị nhất của thế giới kinh doanh bởi vì nếu không có việc bán hàng, bạn sẽ không thể có một doanh nghiệp được. Tôi cũng hiểu ra rằng bánhàng cũng giống như các nỗ lực khác của con người: Càng làm nhiều, bạn sẽ càng làm tốt. Đối với việc bánhàng cũng vậy, chỉ cần bỏ chút nỗ lực để tự học bạn sẽ nhanh chóng nắm được các kỹ năng. Cuối cùng, nó cũng giống như đi xe đạp, tự động và dễ dàng, và rất vui nữa. Nếu bạn vẫn ghét bán hàng, tôi khuyên bạn nên gạt những suy nghĩ cũ kỹ đó đi và thay đổi quan điểm của mình. Cuối cùng, dù bạn có thích hay không thì muốn thànhcôngbạn vẫn phải bán được hàng. Hãy học cách yêu công việc này và bạn sẽ đạt được thànhcông nhanh hơn rất nhiều. . Gạt bỏ định kiến để bán hàng thành công Thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào khả năng bán hàng của bạn. Đã tới lúc bạn gạt bỏ quan điểm sai lầm. "Tôi ghét bán hàng& quot; nói về việc bán hàng. Nếu họ nghĩ công việc này là linh hồn của thành công, họ sẽ làm tốt. Nếu họ nghĩ đây chỉ là việc vặt thì chẳng còn gì để nói nữa. Nếu bạn ghét công việc bán hàng, vấn. nghĩ đó, nhân viên bán hàng là những người cạn nghĩ, miệng lưỡi dẻo quẹo. Chẳng ai muốn trở thành người như vậy cả. • Bán hàng là quấy nhiễu người khác. Đôi khi để bán được hàng bạn sẽ phải