1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Đọc Mỗi Tuần Một Cuốn Sách pot

7 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 340,66 KB

Nội dung

Đọc Mỗi Tuần Một Cuốn Sách in Rèn Luyện Bộ Não, Thói Quen & Năng Suất, Đại Học Cá Nhân Nếu chưa thiết lập thư viện cá nhân của riêng mình, bạn có thể mượn sách từ thư viện cá nhân của người khác. Việc đầu tư vào sáchmột trong những đầu tư khôn ngoan – đương nhiên, phụ thuộc vào việc bạn chọn sách gì. Tôi không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc giành điểm cao ở trường. Tôi đầu tư vào những cuốn sách có giá trị, và đó cũng là giáo dục, đầu tư vào con người, đầu tư cho chính mình. – Ông Nguyễn Cảnh Bình, giám đốc Alpha Books. Đọc sáchmột trong những thói quen quan trọng nhất bạn có thể nuôi dưỡng. Lịch sử đã chứng minh, sự đầu tư vào thói quen mang tính giáo dục này bao giờ cũng cho lợi nhuận thu về rất cao. Trách Nhiệm Của Mọt Sách Chân Chính Hiện nay trung bình 1 người Việt Nam đọc 3 cuốn sách 1 năm – trong đó có 2,3 cuốnsách giáo khoa. Như vậy số lượng sách tự chọn chỉ chưa đến 0,7 cuốn/1 người/1năm. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Thaihabooks Việc thiếu văn hóa đọc đã khiến Việt Nam không thể sinh ra những người sống bằng khoa học, trí tuệ như Bill Gates, Steve Jobs. Ở Việt Nam trí thức đang bị coi nhẹ, người ta chỉ ham những chiêu trò làm giàu kiếm tiền nhanh. Người lưu manh giả danh trí thức cũng nhiều. Có bạn đi đâu cũng kẹp sách, kẹp đến nỗi hôi cả sách mà đầu óc vẫn không sáng láng ra tí nào. Ở Việt Nam, những đầu sách giải trí bán chạy nhất cũng khó lòng lên nổi con số 10.000 bản. Con số này thấp hơn rất nhiều (500 bản in) với những đầu sách có giá trị tư tưởng, hàm lượng tri thức cao. Tính trên số lượng 88 triệu dân – tức là chỉ có xấp xỉ 0,00057% dân số tiếp cận. Con số thống kê ấy đã bỏ qua một lượng lớn sách lậu ở các sạp vỉa hè và trên mạng, nhưng tôi cho vẫn có tính đúng. Bao nhiêu người xung quanh bạn đam mê đọc sách thật sự? Trí tuệ của người Việt Nam đang ở mức báo động đỏ. Theo bài viết trên Tạp chí Tia Sáng của GS.TSKH Trần Xuân Hoài, con người Việt Nam có thể xem là nước thiểu năng trí tuệ. Việt Nam chủ yếu ở nửa dưới trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu với khuynh hướng càng ngày càng giảm. Trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam không hề thấp. Theo biểu đồ, bạn sẽ thấy nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam thấp không phải do người Việt Nam ngu dốt mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người. Khi các quan chức Việt Nam chỉ tập trung ăn nhậu mua Ipad cho mình và bỏ mặc nền giáo dục ở địa phương. Khi những trường đại học Việt Nam luôn tăng học phí trong khi không nâng cấp chất lượng giảng dạy hay cơ sở hạ tầng. Khi nhà nước và nhà trường không quan tâm đến bạn, bạn phải tự đầu tư cho chính mình, và thúc đẩy cộng đồng quanh mình cùng vươn lên. Đó là tinh thần của Đại Học Cá Nhân. Một đất nước có chỉ số Đổi Mới/Sáng Tạo thấp đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác. Khi những thứ đó không còn nữa thì sao? Là một mọt sách chân chính, bạn phải có trách nhiệm phải khuyến khích và chia sẻ về đam mê văn hóa đọc. Tôi tin tri thức là một trong những cách tốt nhất để rút ngắn khoảng cách chênh vênh giữa bạn trẻ Việt Nam và bạn trẻ các nước khác. Sách – Người Bạn Thân Thiết Và Chung Thủy Sách là người bạn thân thiết và chung thủy của con người. Sách phi tiểu thuyết có thể cung cấp những bước nhảy vọt về trí thức, rút ngắn khoảng cách giữa một nước đang phát triển và nước đã phát triển. Vua Minh Mạng của nước Nhật đã cho dịch tất cả những đầu sách tinh hoa của nước ngoài ra tiếng Nhật để có một thế hệ người Nhật nổi tiếng thông minh ngày hôm nay. Sách tiểu thuyết là nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống được chắt lọc, có khả năng làm tâm hồn người ta yên tĩnh và giàu có lên. Những áng văn chương lãng mạn về những câu chuyện giả tưởng đã thêm nghị lực và niềm tin cho biết bao nhiêu người đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Một trong những thói quen hiệu quả nhất để nuôi dưỡng bộ não là mỗi tuần đọc một cuốn sách (trung bình) trong lĩnh vực bạn quan tâm. Đọc 50 cuốn sách mỗi năm là một thành tựu đáng nể. Brian Tracy cho rằng chiến thược này sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực chuyên môn trong vòng 7 năm. Hãy tưởng tượng bạn làm internet marketing. Nếu bạn đọc 50 cuốn sách về internet marketing trong năm nay, điều đó có giúp bạn thành công nhanh hơn không? Chứ còn gì nữa. Tôi là dạng dậy thì sớm nhưng trưởng thành muộn (sinh lý phát triển trước ý thức). Ý thức về sự tự học của tôi chỉ nảy nở cách đây 2 năm. Từ đó đến nay, tôi đã đọc những quyển sách về các chủ đề: sức khỏe, ăn kiêng, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, yoga, bơi lội, chạy bộ, thư giãn, giấc ngủ, EQ, IQ, đọc nhanh, trí nhớ, nhạc lý, piano, mối quan hệ, nghệ thuật giao tiếp, quản lý thời gian, hiệu suất, marketing, bán hàng, lãnh đạo, quản trị, kinh doanh, khởi nghiệp, thành công, tài chính, triết lý, tâm linh, tự tin, NLP, đặt mục tiêu, tiểu sử, zen. Tôi cũng xem nhiều sách tiểu thuyết và kỹ thuật chuyên ngành. Danh sách đọc của tôi bao gồm rất nhiều thể loại: bài báo, sách giấy, sách nói, sách hình, video. Chúng tích lũy để lại những điều đẹp đẽ mà tôi mang theo suốt cuộc đời. Dù đã dày công ăn kiêng sách vở, nhưng đôi khi tôi vẫn đọc phải những quyển sách dở ẹt. Tác giả rất nhiệt tình và có niềm tin, nhưng ý tưởng đưa ra quá cảm tính. Một quyển sách in ra giấy cần chỉn chu. Tác giả phải tôn trọng người đọc đã bỏ công bỏ tiền đi mua sách. Mỗi quyển sách in ra được là phải đốn chặt bao nhiêu cây trên rừng và gây ô nhiễm môi trường bởi hóa chất. Sách viết để in ra mà không cẩn trọng thì đồng nghĩa với gián tiếp phá rừng và gây ô nhiễm môi trường. Bạn có thể xem công sức tuyển chọn của PTCNVN tại đây. Lượng kiến thức này sẽ dẫn tôi đến đâu? Sách giúp tôi có nhiều kiến thức hơn về thế giới quan. Nhưng cũng mở rộng những điều tôi chưa biết. Hãy hình dung kiến thức thế giới như là một vòng tròn, những gì bạn biết nằm ở trong, chưa biết nằm ở ngoài. Đường viền của vòng tròn biểu hiện sự nhận thức của bạn về những gì bạn chưa biết. Bạn càng hiểu biết nhiều hơn, vòng tròn càng to ra, nhưng đường viền cũng to theo. Càng học nhiều bạn càng nhận thức rõ mình chưa biết nhiều. Có tốt không khi nhận ra mình ngu dốt đến chừng nào? Tốt. Khi bạn hiểu rõ những gì bạn không biết, bạn sẽ chọn lựa tốt hơn khi xác định rõ những gì mình muốn biết kế tiếp. Làm sao bạn biết rõ mình muốn gì khi không biết rõ những gì mình không muốn? Ví dụ về ngành phát triển cá nhân, một khái niệm quan trọng ám ảnh tôi là sự liên quan giữa mọi vấn đề trong cuộc sống (nguyên lý hợp nhất). Các diễn giả truyền động lực thường gieo vào đầu bạn tư tưởng rằng do thiếu động lực nên bạn không tài giỏi. Các lớp học khai phá bản thể nói mọi vấn đề của bạn là do bạn không biết mình là ai. Nhưng hò hét trước gương, tự kỷ ám thị mỗi ngày, hay ngồi thảo luận triết lý ẩm ương trừu tượng lại không giúp bạn tiến xa hơn. Thậm chí còn khiến bạn cảm thấy những gì mình đang làm thật vớ vẩn. Vấn đề thật sự có thể là do chế độ ăn uống buông tuồng hay thiếu tập thể dục. Hoặc bạn thiếu sự kết nối với các mối quan hệ. Hoặc bạn đang mắc kẹt trong một môi trường tiệu cực. Hoặc bạn đang không biết rõ ràng mục tiêu mình muốn là gì. Nguyên nhân trước mắt của một vấn đề thường không phải là nguyên nhân gốc rễ. Nếu bạn thấy mệt mỏi mỗi buổi sáng thức dậy, thiếu tập thể dục hay chế độ dinh dưỡng chưa chắc là lý do thật sự. Đó chỉ là triệu chứng khuyến mãi của một vấn đề bí ẩn hơn. Có thể nơi bạn ngủ quá thiếu không khí trong lành. Có thể bạn đang bị ức chế tình cảm. Bạn có thể đọc sách về hạnh phúc và thành công, rồi bạn lại không thực hiện chúng. Có gì đó sâu thẳm hơn ngăn chặn bạn hành động theo những gì bạn đã biết. Bạn Nhận Được Gì Từ Việc Đọc Sách? Đọc mỗi tuần một cuốn sáchmột thói quen tuyệt vời. Khi nói về thói quen, tôi thường nghĩ đến kết quả mình sẽ gặt được trong 1 năm, 5 năm, 10 năm sau nếu giữ thói quen này. Kiến thức và cái nhìn bạn thu hoạch được từ sách không phải là lợi ích chính.Lợi ích thực sự không đến từ những gì bạn đọc mà từ từ thói quen đọc. Chỉ có một số ít đầu sách, khoảng 20%, là thực sự khiến bạn giật mình thức tỉnh. Nhưng 80% còn lại cũng không hề thừa thãi. Chính sự tiếp xúc liên tục với trí thức nhân loại giúp đầu óc bạn nhạy bén hơn để tiêu hóa 20% quan trọng trên tốt hơn. Khi bạn đọc một quyển sách mới mỗi tuần, bạn tạo điều kiện cho tâm trí mình luôn tiếp nạp thêm kiến thức mới. Mỗi ngày bạn đẩy thêm nhiều ý tưởng vào, khiến cho bộ máy tư duy của mình phải tìm cách để kết hợp kiến thức mới vào hệ thống kiến thức sẵn có. Đọc thường xuyên kích thích hoạt động tư duy của bạn, ngay cả vào lúc bạn không cầm sách trên tay. Cho nên khi các bạn hỏi tôi nên đọc sách gì để giải quyết một vấn đề cụ thể, tôi thường diễn rất tròn vai người Việt trầm lặng. Tôi không biết vấn đề bạn nêu ra có thực là vấn đề bạn cần phải giải quyết (bạn đang cần chứng minh bản thân hay kiếm nhiều tiền hơn), nhất là khi tôi không biết rõ bạn. Ngoài ra, việc đọc một cuốn sách không quan trọng bằng thói quen đọc hằng ngày. Khi bạn tạo điều kiện cho não mình thoải mái với nhiều hoạt động tinh thần mới mẻ, tư duy của bạn sẽ phát triển nhanh chóng, ngay cả vào lúc bạn đang thư giãn. Cái Gì Không Dùng Sẽ Mất “Không dùng sẽ mất” rất đúng với việc rèn luyện bộ não. Bạn có não để làm gì? Tôi có một radar rất nhạy với những người đọc nhiều (hoặc hoạt động bộ não nhiều). Khi bạn nói chuyện với họ, họ luôn có điều gì mới để chia sẻ. Họ luôn thử những góc nhìn mới, những cách suy nghĩ mới. Khi bạn nói chuyện với họ, trí tuệ của bạn được mở rộng, cảm xúc của bạn được thăng hoa. Ngược lại, khi bạn nói chuyện với những người không đọc gì, suy nghĩ của họ thường nhạt nhẽo. Một tháng sau họ vẫn nói điều tương tự, than phiền về một vấn đề cũ rích, mắc kẹt trong lối mòn tư duy. Khi bạn nói chuyện với họ, não bạn xoắn tít như lò xo, lông mày bạn vểnh lên, mặt bạn troll ra. Một thời gian dài đã trôi qua, nhưng dường như họ chưa trưởng thành nhiều lắm, cả bên trong lẫn bên ngoài. Rèn luyện bộ não cũng giống như rèn luyện thể chất. Bạn sẽ không nói với HLV:“Hôm nay tôi cần tập bài gì để hổ báo suốt cả tuần”. Bạn cũng sẽ không nói với cô thủ thư: “Nói cho tôi biết quyển sách nào tôi có thể đọc để làm giàu”. Không, nói như thế thật ngốc! Để săn chắc cơ bắp bạn cần thói quen của việc luyện tập đều đặn, để tăng thêm nếp nhăn cho não cần thói quen đọc sách thường xuyên. Lười tập thể dục sẽ khiến cơ bắp bạn teo lại, thiếu các bài tập tinh thần sẽ khiến não bạn phẳng ra. Cũng như rèn luyện thể chất, với phương pháp rèn luyện đúng, bạn sẽ không mất cả đời mới đạt được những lợi ích chính yếu. Hãy thử gìn giữ thói quen đọc sách trong vài tuần, bạn sẽ nhận ra những kết quả mạnh mẽ. Suy nghĩ bạn nhạy bén hơn, cá tính bạn được hun đúc, bạn giải quyết vấn đề tốt hơn, nói chuyện hấp dẫn hơn, thế giới thú vị hơn. Khi bạn miên man đào sâu suy nghĩ trong các khu rừng học vấn, bạn sẽ phát hiện ra chiều sâu của sự kiện và tự mình bồi bổ tư cách mình. Nuôi dưỡng những ý tưởng tích cực mỗi ngày cũng giúp bạn đè bẹp những ảnh hưởng tiêu cực. Thuộc một câu thơ hay, bớt một câu chửi tục. Cách Đọc Mỗi Tuần Một Cuốn Sách Mỗi tuần một cuốn sáchmột mục tiêu có thể đạt được. PTCNVN đã có những bài viết về cách đọc nhanh và đã xuất bản một ebook “Cách Đọc Sách”. Nếu bạn đọc 1000 từ/phút và hiểu sâu nhớ lâu những gì mình đã đọc, bạn có thể đọc mỗi ngày một cuốn sách. Nhưng hãy giữ thói quen chỉ mỗi tuần một cuốn sách. Não bạn cần thời gian để tiêu hóa những kiến thức mới mẻ được tiếp thu. Ngoài ra, bạn còn phải rèn luyện thể chất, làm việc, hẹn hò, chơi videogames, đọc manga, xem phim…Bạn biết đấy, những thú vui cuộc sống khác. Những điều trên áp dụng không chỉ cho việc đọc mà còn ứng dụng thực tiễn cho việc hấp thu kiến thức. Tất cả những gì bạn cần làm là dành 30-60 phút mỗi ngày để ngồi xuống, và đọc. Bạn cũng có thể nghe sách nói khi tập thể dục, đi xe, chờ người yêu. Bạn có thể đăng ký lớp học thêm ban đêm. Bạn có thể đi hội thảo cuối tuần. Bạn có thể gặp gỡ những người bạn thông minh – những quyển sách sống khác. Bạn có thể xem Discovery Channel với một ly rượu vang. Đọc báo vàblog cũng khá hữu ích, nếu những gì bạn đọc khiến bạn suy nghĩ. Lưu ý rằng, chỉ một số ít đầu báo tại Việt Nam có thể khiến bạn suy nghĩ. Chỉ một số ít blogger tại Việt Nam đủ tầm khai thông não bạn. Nếu bạn đọc xong mà quên ngay, thì bài viết cũng không mấy giá trị. Cách trên bảo đảm mỗi ngày bạn luôn tiếp thu và phát ra những ý tưởng thú vị. Đầu vào tốt, đầu ra tốt. Tôi thường đọc một cuốn sách phi tiểu thuyết khi tỉnh táo lúc mặt trời còn thức. Và đọc sách tiểu thuyết khi trăng treo để làm dịu tâm hồn sau một ngày dài. Bạn có thể không có bằng đại học, nhưng nếu bạn đọc 52 cuốn sách mỗi năm, lượng kiến thức bạn nhận được sẽ hơn rất nhiều tân cử nhân mài mông trên ghế nhà trường. Đọc mỗi tuần một cuốn sách. Thử làm trong 5 năm. Bạn sẽ thích kết quả. . tưởng tích cực mỗi ngày cũng giúp bạn đè bẹp những ảnh hưởng tiêu cực. Thuộc một câu thơ hay, bớt một câu chửi tục. Cách Đọc Mỗi Tuần Một Cuốn Sách Mỗi tuần một cuốn sách là một mục tiêu có. trong cuộc sống. Một trong những thói quen hiệu quả nhất để nuôi dưỡng bộ não là mỗi tuần đọc một cuốn sách (trung bình) trong lĩnh vực bạn quan tâm. Đọc 50 cuốn sách mỗi năm là một thành tựu. cách đọc nhanh và đã xuất bản một ebook “Cách Đọc Sách . Nếu bạn đọc 1000 từ/phút và hiểu sâu nhớ lâu những gì mình đã đọc, bạn có thể đọc mỗi ngày một cuốn sách. Nhưng hãy giữ thói quen chỉ mỗi

Ngày đăng: 28/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w