Đôi khi bạn phải chịu trách nhiệm và ra quyết dưới góc độ cá nhân bạn chứ không phải chờ sự đồng thuận từ các thành viên trong nhóm của bạn phải không?.. Sử dụng Kỹ thuật Vroom-Yetton-Ja
Trang 1Giúp bạn ra quyết định bất cứ việc gì bằng
kỹ thuật Vroom-Yetton-Jago
Làm thế nào để ra quyết định trong khi chúng ta đang có quá nhiều sự lựa chọn? Đôi khi bạn phải chịu trách nhiệm và ra quyết dưới góc độ cá nhân bạn chứ không phải chờ sự đồng thuận từ các thành viên trong nhóm của bạn phải không? Sử dụng cách tiếp cận như thế nào để cho hiệu quả nhất?
Sử dụng Kỹ thuật Vroom-Yetton-Jago sẽ giúp bạn xác định được “Style” nào bạn
nên áp dụng trong mỗi tình huống để việc ra quyết định được hiệu quả và tối ưu
nhất
Chú thích: Kỹ thuật này được Victor Vroom và Philip Yetton
giới thiệu năm 1973 trong cuốn sách” Leadership and
Decision Making” của họ Sau đó, năm 1988, Vroom và Arthur
Jago,thay thế HỆ THỐNG CÂY RA QUYẾT ĐỊNH mặc một hệ
thống mới dựa trên sự tính toán mang tính toán học Bạn cũng
sẽ thấy kỹ thuật này còn được gọi với tên Vroom-Yetton,
Vroom-Jago, hay Vroom-Yetton-Jago
Trước tiên bạn cần hiểu một số khái niệm cơ bạn của Kỹ thuật
Khi bạn ra quyết định, cách thức bạn ra quyết định và mức độ tham gia của các thành viên sẽ chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau:
Chất lượng/Hiệu quả của quyết định – một giải pháp hay một quyết định đúng ra dẫn đến điều gì ảnh hưởng nhất.Quyết định càng khó thì bạn càng cần phải có nhiều hơn sự đóng góp tham gia của các thành viên khác
Trang 2 Sự đồng thuận của các thành viên khác – Khi các thành viên thực sự muốn tham gia trong quá trình ra quyết định bạn nên tạo cho họ cơ hội để đóng góp quan điểm
Sự hạn chế của thời gian – Càng có nhiều thời gian, bạn càng có hội tận dụng quá trình ra quyết định trở thành một quá trình xây dựng nhóm
(TEAMBUILDING)
Có 3 Phong cách lãnh đạo tương ứng với nam quá trình mà Vroom-Yetton-Jago đưa ra:
1 Phong cách chuyên quyền
Bạn tự ra quyết định của mình mà không cần biết quan tâm đến những ý kiến của người khác trong nhóm
Loại chuyên quyền 1: tự bạn tìm kiếm thông tin và ra quyết định (A1)
Loại chuyên quyền 2: bạn yêu cầu người khác thu thập thông tin mà mình muốn, và những thông tin mà bạn có để ra quyết định Bạn không quan tâm hay không cần thiết nói với thành viên khác bạn sử dụng các thông tin mà họ cung cấp
để làm gì (A2)
2 Phong cách “Người tư vấn”
Bạn thu thập thông tin từ các thành viên trong nhóm và nhóm đối tượng khác, thông tin từ bạn tìm kiếm để phục vụ cho việc ra quyết định
Loại “Người tư vấn” 1: Bạn thông tin, hỏi ý kiến của tất cả các thành viên
về việc ra quyết định này, nhưng họ không được tham gia vào việc thảo luận và góp ý Bạn là người ra quyết định (C1)
Lọai “Người tư vấn” 2: Bạn là người ra quyết định cuối cùng, nhưng bạn cho phép các thành viên được thảo luận, đóng góp ý kiến (C2)
3 Phong cách “Người hợp tác”
Trang 3Cả đội ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của các thành viên Bạn là người tạo môi trường, hỗ trợ cả nhóm để tạo sự đồng thuận (G2)
Để lựa chọn được Phong cách và quá trình ra quyết định phù hợp nhất bạn cần trả lời và tạo thành một CÂY câu hỏi “YES – NO”, với 7 câu hỏi và quy trình như sau
Nhìn chung, “Phong cách người tư vấn” và “Người hợp tác” phù hợp trong các tình huống sau:
Bạn cần thông tin hỗ trợ từ người khác để giải quyết vấn đề
Vấn đề của bạn được xác định là không rõ ràng
Sự đóng góp ý kiến của thành viên là cực kỳ quan trọng
Bạn có đủ thời gian để tổng hợp ý kiến trước khi ra quyết định
Trang 4Phong cách chuyên quyền thường phù hợp trong các tình huống sau:
Bạn có chuyên môn hơn nhiều so với các thành viên khác về một vấn đề cụ thể liên quan đến việc ra quyết định
Bạn quá tin tưởng vào quyết định của mình
Các thành viên chấp nhận quyết định của bạn là tối cao
Có qúa ít thời gian cho bạn