1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương
Tác giả Lê Thanh Quan
Người hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thống
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn cao học
Năm xuất bản 2004
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. GIỚI THIỆU (11)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI (12)
    • 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG ĐỀ TÀI (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT (15)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG (17)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (17)
      • 2.1.2. Khí hậu, đất đai, dân cư (18)
      • 2.1.3. Kinh tế (20)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU (21)
    • 2.3. KỸ THUẬT ĐO, THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU (22)
    • 2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH (23)
    • 2.5. NHỮNG YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ (23)
      • 2.5.1. Yếu tố chính trị, pháp lý (23)
      • 2.5.2. Yếu tố kinh tế (26)
      • 2.5.3. Yếu tố tài nguyên (26)
      • 2.5.4. Yếu tố cơ sở hạ tầng (27)
      • 2.5.5. Yếu tố quan hệ kinh tế quốc tế (27)
  • CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2003 (15)
    • 3.1. TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 1997- 2003 (28)
    • 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP (30)
      • 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (30)
      • 3.2.2. Ô nhiễm môi trường (31)
    • 3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN (35)
  • CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM TỪ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI (15)
    • 4.1. KINH NGHIỆM TỪ CÁC “DOANH NGHIỆP HƯƠNG TRẤN ” CỦA (51)
    • 4.2. KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA CÁC KCN (53)
      • 4.2.1. Kinh nghiệm Malaysia (53)
      • 4.2.2. Kinh nghiệm Trung Quốc (55)
      • 4.2.3. Kinh nghiệm Đài Loan (56)
    • 4.3. KINH NGHIỆM THẤT BẠI CỦA CÁC KCN (57)
      • 4.3.1. Kinh nghiệm thất bại của KCX Bataan (Philippines) (57)
      • 4.3.2. Kinh nghiệm thất bại của KCN Mỹ Xuân (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) (58)
    • 4.4. TỔNG KẾT KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA CÁC KCN, KCX (58)
      • 4.4.1. Kinh nghiệm thành công (58)
      • 4.4.2. Kinh nghiệm thất bại (60)
    • 4.5. TÌM HIỂU CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI CÁC TỈNH BẠN (61)
      • 4.5.1. Công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh (61)
      • 4.5.2. Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Đồng Nai (63)
      • 4.5.3. Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Phước (63)
  • CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BÌNH DƯƠNG (15)
    • 5.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (65)
    • 5.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG (66)
    • 5.3. NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU. CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ (67)
    • 5.4. NGUỒN NHÂN LỰC (68)
    • 5.5. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÀ NGOẠI GIAO TẠI VIỆT NAM (68)
  • CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT (15)
    • 6.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (83)
      • 6.1.1 Các yếu tố mang tính quốc tế (83)
      • 6.1.2. Các yếu tố mang tính trong nước (98)
      • 6.1.3. Các yếu tố nội tại của tỉnh Bình Dương (100)
    • 6.2. MA TRẬN SWOT CHO MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI BÌNH DƯƠNG (106)
    • 6.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT (109)
      • 6.3.1. Cơ sở hạ tầng (109)
      • 6.3.2. Cơ cấu ngành nghề (110)
      • 6.3.3. Nguồn nhân lực (110)
      • 6.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư và thương mại (111)
  • CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (113)
    • 7.1. KẾT LUẬN (113)
    • 7.2. KIẾN NGHỊ (114)

Nội dung

Để tìm ra giải pháp, đề tài tiến hành thu thập số liệu về môi trường đầu tư tại Bình Dương và một số tỉnh lân cận đối với các yếu tố như: - Thủ tục hành chính - Giá thuê đất, nhà xưởng -

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

TỔNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG

Bình Dương, một tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm kề Tây Bắc TP Hồ Chí Minh Với diện tích tự nhiên là 2.695,54km², chiếm 0,83% diện tích cả nước, Bình Dương có tọa độ địa lý từ 11°52' - 12°18' vĩ độ Bắc và 106°45' - 107°67'30" kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước

- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh

- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2.1: Vị trí tỉnh Bình Dương

2.1.2 Khí hậu, đất đai, dân cư

Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 muà rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là

120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 0 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất

29 0 C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 0 C (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 0 C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam

Độ ẩm không khí ở vùng này tương đối cao, trung bình từ 80-90% và thay đổi theo mùa Gió mùa Tây Nam trong mùa mưa mang theo độ ẩm, nên độ ẩm thấp nhất thường xuất hiện vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Tương tự như nhiệt độ không khí, độ ẩm qua các năm ít biến động.

Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt… Đất đai: Địa hình tỉnh Bình Dương tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định - vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 –

Từ lịch sử cấu tạo địa chất, thay đổi cao độ của các dạng địa hình và sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông suối, Bình Dương có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng và công nghiệp

Nguồn nước chủ yếu từ 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương: Sông Bé, Sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn Nước ngầm tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lổ hổng và khe nứt

Bình Dương sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, đặc biệt là phi kim loại, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, xây dựng, khai khoáng Với 9 loại khoáng sản chính gồm kaolin, sét, đá xây dựng (andezit, granit, đá cát kết), cát xây dựng, cuội sỏi, laterit và than bùn, Bình Dương đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Năm 2003, dân số toàn tỉnh là 853.807 người Tốc độ tăng dân số bình quân trong những năm qua khá cao, đạt trung bình 3,05% thời kỳ 1996-2000 và 5,3% thời kỳ 2001-2003 Trong đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên chỉ khoảng 1,5%

Hiện nay, dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và từ các tỉnh khác (do quá trình phát triển công nghiệp) về Bình Dương tăng nhanh Năm 2003, tỷ lệ dân thành thị chiếm 29,46% dân số

Hiện nay, tỉnh Bình Dương được chia thành 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thị xã và 6 huyện Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương

STT Đơn vị hành chính Diện tích ( km 2 )

Mật độ ( ng ườ i/km 2 )

Số phường, xã, thị trấn

1 Thị xã Thủ Dầu Một 87,88 158.039 1.798 12

(Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2003)

Tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh trong các năm qua khá cao: Năm 2001 đạt 14,4%, năm 2002 đạt 14,6%, năm 2003 đạt 15,3% Nền kinh tế tỉnh tăng trưởng khá cao nhờ phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Tính hết năm 2003, tỉnh đã thu hút 2150 doanh nghiệp trong nước với số vốn đầu tư gần 8.600 tỷ đồng và 741 dự án nước ngoài, với số vốn đầu tư gần 3,5 tỷ USD

Trong những năm qua, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Bình Dương đã phát triển vượt bậc, chủ yếu là phát triển công nghiệp ở các công ty liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài Tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, phát triển vượt bậc trong thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế tỉnh phát triển phần lớn do sự đầu tư của nước ngoài vào phát triển công nghiệp

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau và được chia thành 2 nhóm chính: chọn mẫu theo xác suất, chọn mẫu không theo xác suất (phi xác suất)

Chọn mẫu theo xác suất là cách chọn mẫu mà trong đó người nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử trong đám đông Khi mẫu được chọn theo phương pháp này thì các thông số của nó có thể được sử dụng để ước lượng, kiểm nghiệm các thông số của đám đông Phương pháp chọn mẫu theo xác suất gồm các phương pháp: phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tầng, phương pháp chọn nhóm

Lấy mẫu phi xác suất là phương pháp mà nhà nghiên cứu chọn các thành phần mẫu theo chủ quan, không ngẫu nhiên Các thông số mẫu lấy theo cách này không ước lượng hay kiểm định thông số của tổng thể được Các phương pháp lấy mẫu phi xác suất bao gồm: thuận tiện, phán đoán, phát triển mầm, quota.

Trong luận văn sẽ dùng phương pháp phán đoán để chọn ra danh sách các doanh nghiệp đưa vào khảo sát ý kiến về môi trường đầu tư tại tỉnh Bình Dương và một số tỉnh bạn Việc phán đoán này dựa vào các đặc điểm sau của doanh nghiệp: nước đầu tư, ngành nghề kinh doanh, địa điểm nhà máy trong KCN hay ngoài KCN, vốn đầu tư

Ngoài ra, trong luận văn cũng khảo sát ý kiến của các cơ quan ngoại giao nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán) tại Việt Nam về công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của Bình Dương đến các nhà ngoại giao nước ngoài.

KỸ THUẬT ĐO, THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

Việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương và một số tỉnh bạn cũng như các nhà ngoại giao được thực hiện thông qua bảng câu hỏi gửi qua đường bưu điện và email Mặc dù khả năng phản hồi đối với hai hình thức phỏng vấn này thấp hơn so với phỏng vấn trực tiếp; người thực hiện chọn hai phương pháp thu thập ý kiến trên, do khả năng tiếp cận doanh nghiệp để thu thập những thông tin loại này có hạn.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Trong luận văn sẽ sử dụng hai phương pháp phân tích là phân tích xu hướng và phân tích so sánh

Phân tích xu hướng được sử dụng để phân tích quá trình phát triển công nghiệp tại Bình Dương, sự ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ô nhiễm môi trường

Phân tích so sánh được tiến hành để đối chiếu quá trình phát triển công nghiệp và môi trường đầu tư của Bình Dương với các tỉnh bạn, qua đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của Bình Dương so với các địa phương khác trong giai đoạn trước.

CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI TẠI BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2003

TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 1997- 2003

Sau khi được tái lập vào năm 1997, tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện chính sách thông thoáng, nhất quán trong việc thu hút các nhà đầu tư và được đánh giá là thành công với tốc độ thu hút đầu tư thuộc hàng cao nhất của cả nước

Bảng 3.1: Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài của Bình Dương so với cả nước

(Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2002, 2003)

Số dự án (dự án) Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Năm Bình Dương Cả nước Bình Dương Cả nước

Tỷ lệ thực hiện vốn đăng ký đầu tư đạt khá cao Tính từ năm 1988 đến hết năm

2003, toàn tỉnh có 812 dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chỉ có 61 dự án rút vốn và giải thể, chiếm tỷ lệ 7,51%

Bảng 3.2: Mức độ thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Số dự án Vốn đăng ký

Vốn pháp định của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tính đến tháng 12/2022 đạt 3.621,27 triệu USD, trong đó 1.583,23 triệu USD đã đầu tư xây dựng, 318,75 triệu USD đang đầu tư xây dựng, 528,94 triệu USD đang làm thủ tục chưa đầu tư, 210,6 triệu USD đã rút vốn và 100,52 triệu USD đã giải thể.

(Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2003)

Nhờ đó, sản lượng công nghiệp của tỉnh đã có tốc độ phát triển rất cao; tốc độ phát triển trung bình đạt trên 30%, so với của toàn vùng là khoảng 15% Giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp của các tỉnh trong VKTTĐPN được cho trong bảng sau

Bảng 3.3: Sản lượng công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994 - tỷ đồng)

Chỉ số phát triển (%) (Năm trước = 100%)

(Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2003)

Tỷ trọng (%) Tp Hồ Chí Minh Đồng Nai Bỡnh Dửụng BR-VT

Tp Hoà Chí Minh 52.8 50.2 50.2 50.4 50.1 49.5 Đồng Nai 16.0 15.8 15.7 15.6 15.8 15.9

Hình 3.1: Tỷ trọng công nghiệp của các tỉnh trong VKTTĐPN

(Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2003)

So với các tỉnh khác trong VKTTĐPN, tỉnh Bình Dương có điểm xuất phát về công nghiệp thấp hơn Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn vùng Tuy vậy, đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu, vì tỷ trọng sản lượng công nghiệp của Bình Dương trong vùng đã tăng từ 6% vào năm 1998 lên 13,1% vào năm 2003.

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư vào công nghiệp tăng nhanh trong những năm qua đã giúp cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự di chuyển mạnh theo hướng công nghiệp Tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 50,4% vào năm 1997 lên 62% vào năm 2003

Bảng 3.4: GDP của Bình Dương (Giá so sánh 1994, triệu đồng)

Năm Tổng Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

(Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương 2002, 2003)

Việc phát triển công nghiệp tại Bình Dương cũng đã gây nhiều tác hại đến môi trường của tỉnh Cùng với sự phát triển công nghiệp, số đơn thư khiếu nại về vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp cũng gia tăng

Bảng 3.5: Số lượng đơn thư khiếu nại về ô nhiễm môi trường

(Nguồn: Phòng Thanh tra, Sở Tài nguyên – Môi trường Bình Dương)

Ngoài ra, mức độ gây ô nhiễm cũng ngày càng cao hơn Đặc biệt, trong các cụm công nghiệp, do các doanh nghiệp không đầu tư hoặc đồng tư không đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom khói bụi nên thường xảy ra những khiếu nại về ô nhiễm do môi trường Ngoài ra, do không được quy hoạch về ngành nghề tại các cụm công nghiệp và cả khu công nghiệp, nhiều nhà máy cũng than phiền về việc ô nhiễm tiếng ồn

Các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các đơn vị nằm ngoài khu công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ thường coi trọng kinh tế hơn môi trường, vì vậy không quan tâm đến bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số địa phương trong tỉnh Nước thải chưa được xử lý triệt để, không đạt tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt tại các kênh rạch như suối Chòm Sao, Suối Cát và kênh thoát nước.

Hiện nay, chỉ có 9 trong số 12 khu công nghiệp trong tỉnh là có nhà máy xử lý nước thải KCN Tân Đông Hiệp A và KCN Bình Đường đã có nhiều nhà máy đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải

Việc thu gom, xử lý chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại) trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập, chưa có cơ cấu tổ chức quản lý thống nhất Các bãi rác tại các huyện, thị chưa xây dựng đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp còn gây ra ở một số vùng cục bộ như: vùng gốm sứ Lái Thiêu, Hưng Lộc, An Thạnh, Tân Phước Khánh, vùng lân cận các nhà máy chế biến mủ cao su, chế biến hạt điều, chế biến gỗ

Hiện nay vấn đề đấu nối nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp chưa hoàn thiện, đây là điều Ban quản lý các khu công nghiệp cần phải xúc tiến nhanh trong thời gian tới Cùng với hoạt động của các KCN thì ngoài các

KCN có một số lượng lớn các doanh nghiệp đang hoạt động Trong đó một số các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài có hệ thống xử lý nước thải tương đối đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép còn lại một số ít doanh nghiệp nước ngoài và đa số các doanh nghiệp trong nước thuộc các ngành nghề ô nhiễm như: các nhà máy chế biến mủ cao su, các công ty dệt nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,… đều có lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm cao, đa số đều có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn cho phép

Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có qui mô lớn và vừa, Bình

Dương còn có khá nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu như: các cơ sở gốm sứ, gạch ngói, sơn mài, Đa số các doanh nghiệp này chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nên thường gây ô nhiễm môi trường cục bộ từng nơi, từng lúc trong quá trình hoạt động Môi trường làm việc ở một số nhà máy còn bị ô nhiễm do bụi, hơi dung môi hữu cơ và tiếng ồn

Bảng 3.6: Tình hình xử lý chất thải của các doanh nghiệp tại Bình Dương (năm

Hệ thống xử lý chất thải STT Doanh nghiệp Số đơn vị điều tra Tốt(%) TB(%) Kém(%)

- DN có vốn đầu tư TN

- DN có vốn đầu tư NN

- DN có vốn đầu tư TN

- DN có vốn đầu tư NN

(Nguồn: Sở Tài nguyên – Môi trường Bình Dương)

Bảng trên cho thấy đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì hệ thống xử lý chất thải kém hơn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đồng thời đa số các doanh nghiệp nằm ngoài KCN thì hệ thống xử lý chất thải kém hơn các doanh nghiệp nằm trong KCN

Nhiều khu vực trong tỉnh bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh như rạch Chòm Sao, rạch cầu Ông Đành, rạch cầu Ông Bố, rạch Vĩnh Bình,…Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đã trực tiếp xả vào kênh rạch, sông, suối

Theo đánh giá chung, chất lượng nước mặt ở các sông, suối đã nêu trên đang ngày càng suy giảm, cần phải có biện pháp bảo vệ trong thời gian tới để bảo đảm nước sạch cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Cho đến hiện nay, rác thải công nghiệp từ các khu công nghiệp do đặc thù được giới hạn trong hàng rào nên việc thu gom còn được kiểm soát bằng cách cho phép một số đơn vị, hợp tác xã tư nhân hợp đồng dịch vụ thu gom tận dụng phế thải và đổ tại các bãi rác ở các quận, huyện lân cận như: quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn, thành phố Biên Hòa, Riêng vấn đề rác thải công nghiệp từ các doanh nghiệp không nằm trong các khu công nghiệp thì việc thu gom và xử lý hết sức tùy tiện, một số đơn vị có diện tích lớn có thể chôn lấp trong khuôn viên nhà máy, một số doanh nghiệp hợp đồng với các cá nhân thu gom đổ rác bừa bãi hoặc đốt rác thải gây nhiều khiếu kiện

Hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại:

Tỉnh Bình Dương chưa có đơn vị nào có khả năng xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại nên hiện nay, biện pháp quản lý chủ yếu là yêu cầu các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại phải lưu trữ lại tại đơn vị mình chờ khi có khu xử lý chất thải nguy hại sẽ tiêu hủy Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ mang tính đối phó và đạt hiệu quả thấp vì nhiều nguyên nhân như nhận thức của doanh nghiệp về chất thải nguy hại còn kém, kho bãi lưu chứa chật hẹp, cơ quan quản lý không có điều kiện kiểm soát

KINH NGHIỆM TỪ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

KINH NGHIỆM TỪ CÁC “DOANH NGHIỆP HƯƠNG TRẤN ” CỦA

Có một sự khác biệt cơ bản giữa việc phát triển các doanh nghiệp hương trấn tại Trung Quốc và các doanh nghiệp ở nông thôn Bình Dương là

• Đa số các doanh nghiệp hương trấn ở Trung Quốc được đầu tư bởi chính những người dân nông thôn sau khi tích lũy được một số vốn tương đối từ hoạt động nông nghiệp

• Đa số các doanh nghiệp hoạt động tại các vùng nông thôn Bình Dương là do các nhà đầu tư từ những nơi khác đến xây dựng nhà máy tại vùng nông thôn để tận dụng giá đất và giá lao động rẻ Từ đó hình thành nên các cụm công nghiệp

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy vai trò tích cực của chính quyền địa phương - nhất là cấp hương trấn và làng xã – trong việc giúp các doanh nghiệp nông thôn tiếp cận được nguồn lực vật chất và tài chính quý giá, cũng như vượt qua trở ngại của bộ máy hành chính quan liêu rắc rối [1]

Các yếu tố quyết định sự phát triển doanh nghiệp nông thôn ở Trung Quốc:

• Nguồn vốn: tích lũy từ thặng dư trong nông nghiệp

• Tập trung vào ngành sử dụng nhiều lao động

• Đa dạng về hình thức sở hữu tạo nên sự năng động của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn ở Trung Quốc bằng cách tạo ra cơ hội việc làm tại địa phương Điều này giúp ngăn chặn tình trạng di cư từ nông thôn vào thành phố, góp phần xây dựng một xã hội cân bằng hơn và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn.

• Gắn bó chặt chẽ với công nghiệp thành thị theo nhiều cách khác nhau, từ việc tiếp thu công nghệ, thiết bị, nhân sự và các kênh phân phối hàng hóa từ các doanh nghiệp thành thị

“Bên cạnh việc nhấn mạnh sự cần thiết phải gắn việc lựa chọn cấu trúc ngành – công nghệ của đất nước với lợi thế so sánh của mình, kinh nghiệm của Trung Quốc còn cho thấy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nông thôn.” [2]

“Các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh và huyện giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo các cải cách được thực hiện ở cấp quốc gia sẽ chuyển thành một môi trường “trợ doanh” có tính xây dựng ở các vùng nông thôn Sự khác nhau về công nghiệp hóa nông thôn giữa Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu là chính quyền địa phương Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc khuyến khích công nghiệp địa phương Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã sớm nhận thức được việc nuôi dưỡng các ngành công nghiệp này mang lại lới ích thế nào cho cộng đồng địa phương và đã đóng vai trò thúc đẩy doanh nghiệp địa phương hơn là người thu thuế và điều tiết Họ hiểu rằng họ có thể thu thuế nhiều hơn nhiều nếu họ có một ngành công nghiệp địa phương sôi động Hầu hết các chính quyền địa phương Việt Nam vẫn chưa hình thành được cách nghĩ và năng lực này Nếu các cấp chính quyền địa phương còn có thái độ không thân thiện với các doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân và coi vai trò chủ yếu của mình là điều tiết và đánh thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì sẽ chậm đạt được sự tiến bộ trong công nghiệp hóa nông thôn.” [3]

KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA CÁC KCN

• Môi trường chính trị: o Chính trị tại Malaysia ổn định mặc dù đa số dân chúng theo đạo Hồi o Sự đoàn kết giữa các dân tộc mạnh mẽ, toàn tâm toàn ý trong việc xây dựng quốc gia giàu mạnh

• Điều hành: o BQL KCN Trung ương chịu trách nhiệm giải quyết tất cả các công việc chính BQL KCN cấp bang tại 13 bang của Malaysia chịu trách nhiệm tiếp xúc với các nhà đầu tư, hướng dẫn thủ tục cho các nhà đầu tư o Các nhà đầu tư chỉ cần tiếp xúc với Phòng xúc tiến tại các BQL KCN cấp bang khi cần giải quyết các vấn đề Phòng xúc tiến sẽ phối hợp, trao đổi với các phòng ban khác để giải quyết hoặc trình lên cấp trên để giải quyết và trả lời cho các nhà đầu tư

• Vị trí xây dựng khu công nghiệp: o Giao thông thuận tiện, gần những trục đường chính, gần cảng biển, sân bay o Tách khỏi khu đông dân cư để tránh ô nhiễm môi trường o Vùng đất hiện hữu có hiệu quả kinh tế thấp, chi phí đền bù giải tỏa thấp

Đến từ các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, Nhà nước chỉ hỗ trợ từ 10% đến 20% vốn từ ngân sách Do đó, công ty phải tự huy động vốn còn lại bằng các phương án khác Đây là lý do họ buộc phải tính toán kỹ chi phí vốn và cả kế hoạch kinh doanh để đảm bảo khả năng sinh lời Bên cạnh đó, các công ty này còn cần có kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng từng khu vực trong KCN để khi nhà đầu tư có nhu cầu thì có thể giới thiệu địa điểm và tiến hành xây dựng nhà máy ngay.

• Xúc tiến đầu tư: o BQL KCN Trung ương tổ chức các đoàn tham quan, tiếp thị, tổ chức hội thảo đầu tư để giới thiệu về môi trường đầu tư, các ưu đãi và ngành nghề khuyến khích đầu tư Các BQL KCN của các bang và các KCN tham gia để giải đáp cụ thể hơn những câu hỏi từ phía các nhà đầu tư

• Quản lý sau cấp phép đầu tư: o Các cơ quan nhà nước phối hợp hoạt động rất tốt, giúp các nhà đầu tư xin giấy phép xây dựng, giấy phép sản xuất kinh doanh,… rất chu đáo o Giúp đỡ các nhà đầu tư hiểu rõ những văn bản hướng dẫn về thủ tục, quy định để tránh sự hiểu lầm Tính minh bạch của những văn bản này rất được chú trọng

• Dịch vụ hỗ trợ: o Hỗ trợ các dịch vụ đưa rước công nhân trong các KCN o Xây dựng các khu chung cư, khu đô thị gần các KCN và các công trình tiện ích khác như trường học, chợ, công viên để phục vụ công nhân trong các KCN

• Nhân lực BQL KCN: o Luôn quan tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ, nhân viên của BQL KCN để có thể vận dụng, triển khai các chính sách, hiểu rõ các văn bản để hướng dẫn cho các nhà đầu tư một cách nhanh chóng, hiệu quả

Do đặc thù riêng, Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế nhằm từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới sau nhiều năm đóng cửa, thu hút vốn đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ của các nước tiên tiến, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác Hiện nay, mô hình phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là thành công

• Quản lý: o Chính quyền trung ương phân quyền rất mạnh cho địa phương Trên thực tế, diện tích của các đặc khu kinh tế rất lớn (Thẩm Quyến: 327,5 km 2 , Chu Hải: 15,16 km 2 , Sán Đầu: 52,6 km 2 , Hạ Môn: 131 km 2 , Hải Nam: 34.300 km 2 ), nếu không phân quyền mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương thì chính quyền trung ương cũng khó bề quản lý nổi o Thủ tục hành chính đơn giản, thực hiện “một cửa, một dấu”

• Công ty kinh doanh CSHT: o Cho phép nhiều loại hình công ty được phép kinh doanh CSHT, kể cả công ty 100% vốn nước ngoài

• Vị trí: o Giao thông thuận tiện, gần các đầu mối giao thông quốc tế Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến chỉ cách Hongkong nửa giờ đi tàu Đặc khu kinh tế Ha Môn có tuyến đường sắt Hạ Môn – Yên Thanh nối liền Hạ Môn với hệ thống đường sắt quốc gia Trung Quốc Sân bay quốc tế Hạ Môn có các tuyến bay nối với nhiều sân bay quốc nội và quốc tế o Gần các thành phố Đặc khu kinh tế Sán Đầu nằm ở vùng ngoại ô của thành phố cảng Sán Đầu

• Vị trí: o Giao thông thuận lợi, có đường giao thông chính nối với các thành phố, gần cảng biển KCX Cao Hùng nằm phía Tây Nam của Đài Loan thông thương quốc tế thuận lợi nhờ cảng biển KCX Đài Trung có trục đường giao thông chính nối với hệ thống quốc lộ o Gần các thành phố: các thành phố sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng như nguồn nhân viên quản lý cho các công ty

• Quản lý: o Thủ tục hành chính thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng o Thủ tục hải quan nhanh chóng, tạo điều kiện giải phóng hàng hóa khỏi các cảng và sân bay nhanh, giúp giảm cước phí vận chuyển

• Dịch vụ hỗ trợ: o Sự liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất bán thành phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hình thành các ngành công nghiệp hỗ trợ rất mạnh o Cộng đồng người Hoa tại nước ngoài giúp tìm đối tác, hình thành nên các kênh phân phối rất mạnh cho Đài Loan tại các nước khác từ những năm 1970

Kinh nghiệm hoạt động của khu công nghiệp

• Chi phí nhà xưởng chiếm 75-80% chi phí xây dựng khu công nghiệp

• Chi phí cho việc xây dựng hệ thống đường sá, cảng biển, sân bay không được tính vào chi phí cho thuê đất đai, nhà xưởng trong các khu công nghiệp

• Vị trí của những khu thành công thường nằm cách sân bay quốc tế, hải cảng chính trong vòng bán kính 40-50 km

• Gần vùng đô thị chính, có nhân công nhàn rỗi, rẻ tiền

• Cơ sở hạ tầng chấp nhận được, dịch vụ tiện ích cho các công ty

• Trường học, dịch vụ y tế phù hợp Điều kiện sống tương đối dễ chịu và nhà ở cho các nhà quản lý và gia đình họ

• Địa hình đất bằng phẳng hoặc hơi nghiêng, dễ thoát nước, nền đất rắn

• Hệ thống giao thông được nối thông suốt trong nội vùng và với các vùng khác

• Có nhà xưởng tiêu chuẩn để cho thuê, có đất trống để các nhà đầu tư thuê đất và tự đầu tư xây dựng nhà xưởng.

KINH NGHIỆM THẤT BẠI CỦA CÁC KCN

4.3.1 Kinh nghiệm thất bại của KCX Bataan (Philippines):

• Vị trí: o Tuy nằm cách Manila chỉ khoảng 50 km nhưng KCX này được xây dựng ở vùng núi biệt lập Chi phí xây dựng đường sá tốn kém o Dân số quá ít, đòi hỏi phải di dân từ các vùng khác đến để đáp ứng yêu cầu phát triển o Do vị trí không thuận lợi, ít nhà đầu tư vào KCX Bataan Điều này dẫn đến giá cho thuê hạ tầng tăng; và điều này quay trở lại làm nản lòng các nhà đầu tư o Chi phí vận tải tăng cao càng làm nản lòng các nhà đầu tư

• Chính sách thay đổi: o Một số thay đổi trong chính sách đã làm tăng khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu bên ngoài KCX o Những ưu đãi về thuế giảm dần và một số cam kết ưu đãi thuế bị chính quyền vi phạm Một mặt, việc này làm giảm sự khuyến khích các nhà đầu tư vào làm ăn trong KCX; mặt khác, lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút mạnh khi những cam kết bị chính quyền vi phạm

4.3.2 Kinh nghiệm thất bại của KCN Mỹ Xuân (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu):

• Vị trí: o Cách xa khu đô thị, khó khăn trong tuyển dụng công nhân

• Cơ sở hạ tầng: o Tiến độ xây dựng đường sá chậm, không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư o Hệ thống điện, nước, điện thoại chưa hoàn thiện.

TỔNG KẾT KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA CÁC KCN, KCX

• Chính trị: o Chính trị ổn định o Sự thống nhất cao của toàn dân trong phát triển các KCN-KCX

• Luật pháp: o Rõ ràng, công khai o Dễ áp dụng

• Vị trí xây dựng KCN-KCX: o Gần vùng đô thị chính o Giao thông: đường sá tốt, gần cảng chính, gần sân bay o Các tiện nghi chính như điện, nước, điện thoại, hệ thống thoát nước phải tốt o Khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ: bảo dưỡng, an ninh, phòng cháy chữa cháy, ngân hàng, giới thiệu việc làm

• Nhà đầu tư cơ sở hạ tầng: o Đầu tư công cộng là không thể thiếu được trong việc xây dựng để xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng o Đa dạng hóa các loại hình công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng sẽ giúp giảm gánh nặng ngân sách quốc gia và tạo nên sự năng động trong việc thu hút các nhà đầu tư

• Điều hành: o Ban quản lý sẵn sàng giúp đỡ các công ty trong việc giao thiệp với chính quyền, với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ bên ngoài khu công nghiệp, bố trí các tiện nghi công cộng o Xây dựng từng bước diện tích nhà xưởng thích hợp để cho thuê, các tiện nghi kèm theo

Sự hợp tác đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với các nền kinh tế nhỏ, để có được các kỹ năng sản xuất thực tiễn, tiếp thị và xây dựng mối liên hệ với thị trường thế giới.

Để thu hút đầu tư hiệu quả, cần có hệ thống chính sách và cơ chế nhất quán, đảm bảo tính ổn định và minh bạch Chính sách đối với đầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ưu đãi và bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư Chính quyền cần có cam kết cao và tiếp thu ý kiến đóng góp từ nhà đầu tư trong quá trình xây dựng, điều chỉnh chính sách Việc nhanh chóng giải quyết đơn xin đầu tư, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và khuyến khích dòng vốn đầu tư nước ngoài.

• Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng: o Chủ yếu là các công ty tư nhân o Nếu các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng là công ty nhà nước thì trên thực tế, với cách quản lý mềm dẻo của ban quản lý các khu công nghiệp, các công ty nhà nước này cũng hoạt động tương tự như các công ty tư nhân

• Chính trị: o Mất ổn định nghiêm trọng

• Vị trí: o Cách xa các cảng, sân bay o Cách xa vùng đô thị chính

• Cơ chế, chính sách: o Can thiệp quá nhiều bằng những mệnh lệnh hành chính, môi trường pháp lý quá cứng nhắc

• Cơ sở hạ tầng: o Cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu: đường sá kém; hệ thống điện không ổn định, không đủ công suất; hạ tầng viễn thông nghèo nàn o Nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng đi trước nhu cầu làm cho chi phí kinh doanh của các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tăng cao dẫn đến giá cho thuê đất, cho thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp cũng tăng

• Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng: o Đa số là các công ty nhà nước

Ví dụ: khu Bataan ở Philippines có chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình rất lớn vì chọn v ị trí không phù h ợ p ; khu Kandla ở Ấ n Độ có chi phí giao thông cao

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ BÌNH DƯƠNG

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Bình Dương nằm giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Phía Bắc của tỉnh còn có sông Bé chảy qua trước khi hợp lưu với sông Đồng Nai Do đó, việc cấp thoát nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt rất thuận lợi Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định, vững chắc, có nhiều mỏ đá xây dựng, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng

Tỉnh Bình Dương có nhiều mỏ khoáng sản như mỏ đá, đất sét, cao lanh do đó có lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ Do nằm giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nên việc khai thác cát xây dựng cũng gặp nhiều thuận lợi Những ưu thế trên giúp cho Bình Dương giảm được chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhiều

Bình Dương nằm xa cửa biển nên không thuận lợi về giao thông đường biển Do đó, Bình Dương khó (và nhiều khi không thể) thu hút được những dự án sử dụng khối lượng nguyên vật liệu lớn nhập khẩu bằng đường biển, tốn nhiều chi phí vận chuyển Ngoài ra, do nằm ở thượng lưu của các con sông lớn của vùng, tỉnh cũng không cho phép những dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm cao, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước như hóa chất, dệt nhuộm Đặc biệt, hiện nay, Chính phủ đã bổ sung thêm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh,

Long An vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Do đó, Bình Dương cùng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm của vùng xét về mặt vị trí địa lý Đây là một thuận lợi rất lớn trong thông thương hàng hóa với toàn vùng.

CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hệ thống đường sá, cầu cống của Bình Dương đã và đang được đầu tư mạnh giúp nối liền các huyện thị trong tỉnh với nhau một cách nhanh chóng Các tuyến tỉnh lộ trong tỉnh đều đã được trải nhựa giúp cho việc vận tải hàng hóa được thuận lợi

Hệ thống đường nối các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp khá hoàn chỉnh, mặt đường được mở rộng và tải trọng được nâng lên để đảm bảo cho các loại xe tải nặng, xe container lưu thông dễ dàng Tuy nhiên, có một hạn chế rất lớn là phần lớn các đường giao thông tốt tại Bình Dương đều được đầu tư theo phương thức BOT Thậm chí có đoạn đường ngắn chỉ 5-7 km cũng được đầu tư theo phương thức BOT Khoản phí giao thông đã làm cho chi phí vận tải của các doanh nghiệp tăng lên rất cao

Hệ thống điện tại các khu công nghiệp được nâng cấp toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp ngày càng lớn Điện được cung cấp trực tiếp đến hàng rào của từng doanh nghiệp, đảm bảo nguồn điện ổn định và thuận tiện cho hoạt động sản xuất Đặc biệt, KCN VSIP đã đầu tư xây dựng một nhà máy điện riêng để đảm bảo nguồn cung điện ổn định, phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Hệ thống viễn thông Bình Dương được đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc điện thoại và cung cấp các dịch vụ truyền thông tiên tiến như Internet, truyền số liệu Mật độ điện thoại cố định trên 100 dân đạt trên 10 máy, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp Các khu công nghiệp được trang bị bưu cục dung lượng lớn, đảm bảo nhu cầu thông tin của doanh nghiệp trong khu Bình Dương là một trong những địa phương đầu tiên được nhà cung cấp dịch vụ di động S-Fone phủ sóng khi khai trương Từ năm 2003, Bưu điện Bình Dương cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL Các dịch vụ mới như xDSL –

WAN, HDSL cũng đang được đầu tư để cung cấp những dịch vụ này trong thời gian tới.

NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu dùng trong sản xuất công nghiệp tại Bình

Dương chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu và từ các tỉnh khác Chỉ có ngành chế biến hàng nông sản là có nguồn nguyên liệu từ các huyện phía Bắc của Bình

Dương và một số tỉnh như Bình Phước, Đắc Lắc Diện tích cây công nghiệp lâu năm chỉ khoảng 115.000 ha; trong đo, cao su chiếm khoảng 100.000 ha, điều chiếm khoảng 13.000 ha Do phát triển công nghiệp, thu nhập bằng sản xuất nông nghiệp thấp hơn làm việc trong các nhà máy, nên người dân đã không còn quan tâm nhiều đến việc trồng trọt, làm cho diện tích cây công nghiệp hàng năm ngày càng giảm: diện tích đậu phọng giảm từ 8.690 ha vào năm 1999 còn 6.582 ha vào năm 2003; diện tích mè giảm từ 97 ha vào năm 1999 còn 3 ha vào năm

Bình Dương có thế mạnh so với các tỉnh khác về đất sét dùng trong ngành sản xuất đồ sành sứ Ngoài ra, Bình Dương cũng có một số mỏ sét dùng trong sản xuất gạch men, gạch, ngói Đây là nhân tố chính giúp Bình Dương trở thành một tỉnh khá mạnh trong vùng về ngành này

Cũng như phần lớn các tỉnh thành khác trong cả nước, Bình Dương chưa hình thành được những ngành công nghiệp hỗ trợ một cách có hiệu quả Một số ngành công nghiệp hỗ trợ đơn giản cũng đã hình thành trong các khu công nghiệp như bao bì, in ấn Tuy nhiên, sự liên kết hiệu quả trong những ngành quan trọng như dệt may, cơ khí, điện - điện tử thì hầu như không có Ngành dệt và ngành may trong tỉnh vẫn chưa hỗ trợ nhau một cách đắc lực do các công ty may chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp phía Nam của tỉnh; còn các doanh nghiệp dệt nhuộm thì bị hạn chế vào các khu công nghiệp này để tránh ô nhiễm

Hiện nay, Bình Dương đã có một số công ty sản xuất, lắp ráp linh kiện điện - điện tử nhưng sự liên kết giữa các công ty này hầu như chưa có.

NGUỒN NHÂN LỰC

Do phát triển quá nhanh về công nghiệp, lực lượng lao động Bình Dương không đáp ứng được sự phát triển này cả về chất lượng lẫn số lượng Do đó, lao động từ các địa phương khác đã đến Bình Dương để lấp đầy khoảng cách này Nguồn công nhân chủ yếu từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc và miền Tây; nguồn cán bộ quản lý chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê qua các năm, tỷ lệ lao động ngoài tỉnh tại Bình Dương chiếm khoảng 60% Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là tín hiệu đáng lo Đáng mừng là ở chỗ Bình Dương vẫn còn là nơi hấp dẫn đối với lao động của các tỉnh khác, vẫn là nơi được các nhà đầu tư đánh giá cao Đáng lo là ở chỗ Bình Dương vẫn chưa cung cấp đủ nhân lực cho phát triển, chưa là nơi an cư cho chính những người công nhân, nhà quản lý đã giúp tạo nên sự phát triển công nghiệp hôm nay

Chính do là người lao động nhập cư, là lao động vãng lai, nên nguy cơ những người lao động này sẽ bỏ Bình Dương để đi đến một nơi khác có điều kiện làm việc và điều kiện sống cao hơn là rất lớn Đến cuối năm 2003, số lượng người làm việc trong các doanh nghiệp trên Bình

Dương đạt trên 250.000 người Đây là một thách thức rất lớn đối với tỉnh khi đến khoảng 60% trong số đó là lao động nhập cư.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

6.1.1 Các yếu tố mang tính quốc tế

6.1.1.1 Biến động của môi trường đầu tư quốc tế

Trước đây, chỉ có các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức,… mới đầu tư ra nước ngoài

Nhưng từ khoảng đầu những năm 1990, các nước công nghiệp mới châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngoài Đặc biệt, các công nghiệp mới châu Á đã vượt qua Mỹ, Nhật Bản, trở thành những nhà đầu tư lớn nhất vào vùng châu Á

Khi đầu tư vào các nước công nghiệp phát triển, các chủ đầu tư thường đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tài chính và những ngành sử dụng công nghệ mới như công nghệ thông tin - viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới

Khi đầu tư vào các nước đang phát triển, các nhà đầu tư chọn những ngành nghề có khả năng thu hồi vốn nhanh, khai thác tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn Ngoài ra, những ngành nghề được hưởng ưu đãi từ các hiệp định ngoại giao, kinh tế quốc tế của những nước đang phát triển cũng được các nhà đầu tư quan tâm xem xét khi quyết định đầu tư

Nơi tiếp nhận đầu tư

Trước đây, đầu tư ra nước ngoài chủ yếu là đầu tư vào các thuộc địa và các nước kém phát triển để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nhưng hiện nay, đầu tư ra nước ngoài diễn ra cả ở những nền kinh tế phát triển, giữa các nước phát triển với nhau Do đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao, nên khối lượng FDI đổ vào các nước phát triển rất lớn Năm

1999, FDI vào các nước phát triển đạt 865 tỷ USD, chiếm 76,5% FDI trên thế giới; trong khi FDI vào các nước đang phát triển chỉ đạt 192 tỷ USD

Nguyên nhân dẫn đến lượng FDI đổ nhiều vào các nước công nghiệp phát triển:

Do sự tập trung các nguồn lực về nhân sự, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư nước ngoài, các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ thông tin - viễn thông, công nghệ sinh học, y tế kỹ thuật cao, vi mạch bán dẫn, vật liệu mới chủ yếu chỉ được đầu tư ở các quốc gia phát triển.

• Các nước phát triển là những thị trường tiêu thụ lớn, là nơi thích hợp để những công ty đa quốc gia đầu tư mở rộng

• Môi trường đầu tư tại các nước phát triển ổn định, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực có trình độ cao, tác phong công nghiệp

• Chính sách bảo hộ tại các nước phát triển buộc các nước phát triển khác phải đầu tư xây dựng các nhà máy ngay tại các nước này để tránh các hàng rào bảo hộ

Trong bối cảnh Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong thu hút FDI tại Châu Á, các nhà đầu tư đang hướng đến các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia Xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia đã trở nên rõ ràng để tránh tình trạng "bỏ tất cả trứng vào một giỏ" ở Trung Quốc.

6.1.1.2 Xu hướng điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại một số nước Châu Á

Nhận thấy vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế, đứng trước các biến động của môi trường đầu tư quốc tế, nhiều nước đã điều chỉnh chính sách, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài Những yếu tố thúc đẩy sự chuyển hướng:

• Khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á năm 1997

• Vai trò mới của nền kinh tế Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới

• Toàn cầu hóa và sự chuyển hướng từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ thông tin

Những nội dung cơ bản của chuyển hướng chính sách kinh tế đối ngoại của các nước mới công nghiệp hóa Châu Á:

• Thúc đẩy thương mại và tự do cạnh tranh Hạ thấp hàng rào ngăn cản sự tham gia của nước ngoài vào nền kinh tế nội địa, mở rộng thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới

• Tăng cường mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập tài chính Sửa đổi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực trước đây đã từng bảo hộ hoặc nhà nước độc quyền nắm giữ

• Tăng cường công nghệ cao và phát triển nền kinh tế tri thức Tăng cường giáo dục đào tạo, sử dụng công nghệ cao trên quy mô rộng lớn và cao hơn, tiến hành cải cách để khuyến khích phát minh và ứng dụng công nghệ mới

• Ngoại giao kinh tế Vai trò của các nhà ngoại giao trong việc giới thiệu nền kinh tế quốc gia với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho các công ty trong nước

Những thay đổi trong chính sách thu hút FDI sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997:

• Thái Lan: o Đưa ra những ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư ở xa các trung tâm kinh tế o Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà năng lực sản xuất trong nước còn yếu o Khuyến khích các dự án đầu tư dài hạn nhằm ổn định phát triển kinh tế cũng như thị trường tài chính trong nước và khu vực

MA TRẬN SWOT CHO MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI BÌNH DƯƠNG

• O1: Kinh tế Đông Á và kinh tế thế giới phục hồi

• O2: Sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp

(thường được gọi là mô hình đàn nhạn bay) từ các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan sang các nước kém phát triển hơn, trong đó có Việt Nam

• O3: Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại

Việt - Mỹ, ký kết Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư, chuẩn bị gia nhập WTO tạo ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản và Mỹ

• T1: Các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Philippin, Campuchia, Lào đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư

• T2: Xa lộ Xuyên Á đi qua địa phận Tây Ninh hoàn thành và việc hình thành các KCN và CCN tại Tây Ninh

• T3: Các khu công nghiệp hình thành ở Long An để thu hút các doanh nghiệp di dời từ thành phố

Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh,… đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư

• T4: Việc di chuyển các cảng hiện nay trên sông

Sài Gòn ra khu vực Cái Mép, Thị Vải Cảng Bourbon (Long An) giúp Long An cải thiện được giao thông hàng hóa xuất nhập khẩu Điểm mạnh (S):

• S1: Được biết đến như là môi trường đầu tư thuộc hàng tốt nhất tại

Việt Nam Lòng tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư tại Bình

• S2: Có cơ sở hạ tầng khá tốt

Chiến lược SO (sử dụng điểm mạnh, tận dụng cơ hội):

• S1, S2, S3 – O2, O3: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư theo hướng thâm dụng vốn và công nghệ từ các nước tiên tiến

Xây dựng thêm các khu công nghiệp theo định hướng này

• S2 – O2, O3: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại trực thuộc UBND tỉnh

Chiến lược ST (sử dụng điểm mạnh để giảm ảnh hưởng của nguy cơ):

Tiếp tục hoàn thiện Quốc lộ 13 sẽ tạo điều kiện xây dựng mạng lưới đường nhánh nối vào để kết nối với Quốc lộ 14 Khi đó, hệ thống đường bộ này sẽ hòa vào mạng lưới đường Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

• S1 - T2: Xây dựng tuyến đường nối huyện Bến

Cát và huyện Dầu Tiếng vào đường Xuyên Á

• S2, S3 – T2, T3: Xây dựng các tuyến đường

Chí Minh, gần các cảng chính, sân bay

• S4: Sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh trong việc thu hút đầu tư nhằm thu hút và giữ được nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, đảm bảo phát triển lâu dài

(hiện hữu và quy hoạch) với hệ thống các trục đường giao thông chính của khu vực phía Nam, kể cả các tuyến sẽ được xây dựng như tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Lâm Đồng Xây dựng tuyến đường nối các huyện Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên vượt sông Đồng Nai qua phía Bắc thành phố Biên Hòa để nối vào Quốc lộ 1

S1 – T4: Xây dựng các tuyến đường nối khu vực Thuận An, Dĩ An với Quốc lộ 51 để giảm thiểu chi phí vận tải khi các cảng vận chuyển hàng hóa được dời ra khu vực Cái Mép, Thị Vải Điểm yếu (W):

• W1: Chưa có các khu công nghiệp chuyên ngành, liên ngành

• W2: Ô nhiễm tại các cụm công nghiệp và việc xử lý rất khó khăn, tốn kém

• W3: Hệ thống xử lý nước thải trong các khu công nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ Chưa có khu vực xử lý chất thải rắn

• W4: Thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ

Chiến lược WO (khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội):

Tập trung phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành và liên ngành tạo nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư, đồng thời thuận lợi trong xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý Các dự án xử lý chất thải, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm sẽ được ưu đãi, tạo động lực cho đầu tư vào lĩnh vực này.

• W4 – O1: Xây dựng các khu công nghiệp liên ngành để tạo sự liên kết giữa các nhà máy trong cùng khu công nghiệp

• W4 – O3: Đẩy mạnh việc hình thành các ngành công nghiệp hỗ trợ Đặc biệt, tỉnh nên chủ động mời gọi sự hợp tác từ phía đối tác Nhật

Chiến lược WT (tối thiểu hoá điểm yếu để tránh nguy cơ):

• W6 – T2, T3: Không tập trung quá nhiều vào các ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản để giảm sự cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này với các tỉnh Tây Ninh, Long An

• W4 – T1: Phối hợp với các tỉnh lân cận dưới sự điều phối của Trung ương về lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của các tỉnh trong vùng nhằm giảm bớt cạnh tranh trực tiếp giữa các tỉnh với nhau trong thu hút đầu tư, tạo nên sự liên kết, sức mạnh chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như luật, giao nhận, tài chính, giải trí còn yếu

• W6: Nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt là nhân viên quản lý không đủ đáp ứng nhu cầu Đa số công nhân là lao động nhập cư, đa số cán bộ quản lý là từ thành phố Hồ Chí

Minh về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư, cũng như kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc hình thành các ngành công nghiệp hỗ trợ

• W5, W6 – O1, O2, O3: Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ Đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, giải trí của công nhân và đội ngũ các bộ quản lý, tiến tới chọn Bình Dương làm nơi làm việc lâu dài, ổn định cuộc sống.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Xin chủ trương Trung ương cho phép mua lại một số đoạn đường BOT bằng ngân sách của tỉnh, xóa bỏ việc thu phí trên những đoạn đường mua lại này để giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp

Hoàn thiện hệ thống giao thông trong tỉnh và tạo mối liên kết với các tỉnh lân cận, liên thông với các trục đường quốc gia của khu vực Đông Nam Bộ Xây dựng một số tuyến đường mới để rút ngắn khoảng cách đến các cảng sẽ được xây dựng mới trong thời gian tới

• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông trong tỉnh, các đường liên huyện

• Tiếp tục hoàn thiện Quốc lộ 13, tạo điều kiện xây dựng các tuyến đường nhánh nối vào Quốc lộ 13 để tiếp tục nối vào Quốc lộ 14, hòa vào mạng lưới đường Hồ Chí Minh sắp hoàn thành

• Xây dựng tuyến đường nối huyện Bến Cát và huyện Dầu Tiếng vào đường Xuyên Á

• Mở mới một số tuyến đường nhằm liên kết tỉnh Đồng Nai với các huyện phía Bắc của Bình Dương (Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng) với tỉnh Tây Ninh, Long An

• Xây dựng tuyến đường nối các huyện Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên vượt sông Đồng Nai qua phía Bắc của thành phố Biên Hòa để nối vào Quốc lộ

• Xây dựng các tuyến đường giao thông nối các khu công nghiệp Bình Dương (hiện hữu và sắp quy hoạch) với hệ thống các trục đường giao thông chính của khu vực phía Nam, kể cả các tuyến sẽ được xây dựng như tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Lâm Đồng

• Xây dựng các tuyến đường rút ngắn khoảng cách giữa Thuận An, Dĩ An với Quốc lộ 51 để giảm thiểu chi phí vận tải khi các cảng vận chuyển hàng hóa được dời về khu vực Cái Mép, Thị Vải

Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn

• Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung để giải quyết vấn đề nước thải, đặc biệt là tại các cụm công nghiệp

• Quy hoạch khu vực xử lý chất thải rắn tại các huyện phía Bắc của tỉnh

• Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư xử lý nước thải và chất thải rắn

Chuyển hướng thu hút đầu tư sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, ưu tiên cho các ngành công nghiệp hỗ trợ theo định hướng này

• Những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da sẽ được định hướng vào các khu công nghiệp chuyên ngành và liên ngành

Chính quyền Việt Nam đã ban hành quy hoạch ưu tiên phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành điện - điện tử, đồng thời tích cực kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực này Trọng tâm của chiến lược phát triển là nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ.

• Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng tại những khu công nghiệp điện - điện tử, hóa chất (sẽ được xây dựng) trong trường hợp chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư như: miễn giảm thuế một số năm, hỗ trợ chi phí tiếp thị đầu tư

Tập trung vào đào tạo nghề tại Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu công nhân đang tăng nhanh Không quá chú trọng vào đào tạo đại học

• Liên kết đào tạo giữa các trường cao đẳng và trung học kỹ thuật với các trường tại thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với BQL KCN và các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đạo tạo cho khối công nhân kỹ thuật, trang bị cho người lao động kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là tác phong lao động công nghiệp, đáp ứng tốt được yêu cầu của các doanh nghiệp

• Thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao từ các địa phương khác, sinh viên tốt nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh; tạo điều kiện để giữ nguồn tài nguyên quan trọng này ở lại Bình Dương

• Quy hoạch, đầu tư xây dựng những khu đô thị mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ổn định cuộc sống lâu dài của người lao động, đặc biệt là những người quản lý Điều kiện sống và làm việc tốt sẽ là yếu tố chính để giữ lực lượng lao động chất lượng cao này gắn bó lâu dài với Bình Dương

• Hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho công nhân, hình thành những khu chung cư, khu đô thị nhằm đáp ứng cho nhu cầu nhà ở của tầng lớp cư dân này

• Phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và giải trí của dân số đang tăng nhanh (chủ yếu do gia tăng cơ học)

6.3.4 Công tác xúc tiến đầu tư và thương mại

• Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại trực thuộc UBND tỉnh với các chức năng chính sau: o Xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; phối hợp với BQL VSIP, BQL các KCN, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng triển khai các các chương trình xúc tiến đầu tư trên o Là đầu mối để phối hợp với các tỉnh bạn để triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư chung của VKTTĐPN o Tổng hợp và xuất bản những tài liệu về môi trường đầu tư của tỉnh để giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Ngày đăng: 25/09/2024, 01:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12] Llewellyn D. Howell, Political Risk Assessment: Concept, Method and Management, The PRS Group. Inc., 2001.Website http://www.binhduong.gov.vnCÁC SÁCH, KỶ YẾU HỘI THẢO ĐƯỢC TRÍCH DẪN (HOẶC TRÍCH DẪN PHẦN LỚN) Link
[1] Chu Viết Luân, Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, 2003 Khác
[2] Đinh Văn Ân, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, 2003 Khác
[3] Lê Bộ Lĩnh, Hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, 2002 Khác
[4] Trần Văn Tùng, Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á, NXB Thế giới, 2003 Khác
[5] Nguyễn Quốc Thắng, Trung Quốc nhìn lại một chặng đường phát triển, NXB Trẻ, 2002 Khác
[6] Lý Thiết Ánh, Về cải cách và mở cửa ở Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, 2002 Khác
[7] Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Cương, Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống kê, 2004 Khác
[8] (Nhiều tác giả), Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, 1994 Khác
[9] Đinh Văn Ân, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông Vận tải, 2003 Khác
[10] Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf, Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia, 2002 Khác
[11] Đỗ Đức Định, Kinh tế đối ngoại – xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa, NXB Thế giới, 2003 Khác
[1] Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf, Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, quyển 2, trang 2 Khác
[2] Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf, Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, quyển 2, trang 56 Khác
[3] Joseph E. Stiglitz và Shahid Yusuf, Việt Nam hướng tới 2010, NXB Chính trị Quốc gia, 2001, trang 95 Khác
[4] Đoàn Thị Hồng Vân, Cải thiện môi trường đầu tư theo tinh thần của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và nhưng quy định của WTO về đầu tư, (kỷ yếu hội thảo) Khác
[5] Võ Thanh Thu, Những hiệp định chủ yếu của WTO (kỷ yếu hội thảo) Khác
[6] Phạm Hồng Kỳ, Một vài biện pháp nâng cao khả năng thu hút FDI (kỷ yếu hội thảo) Khác
[7] Trần Du Lịch, Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tp.HCM, Nhà xuất bản Trẻ, 2002, trang 203 – 205 Khác
[8] Quyết định số 519/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/8/1996 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w