Theo thỏathuận trong hợp đồng: mức cho vay 05 tỉ với lãi suất theo thỏa thuận là 7%/năm,việc trả nợ gốc một lần khi hết thời hạn vay và lãi tiền vay sẽ được trả khi quamỗi tháng; hình th
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM LUẬT NGÂN HÀNGCHỦ ĐỀ : CHO VÍ DỤ VÀ LÀM RÕ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTVỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thừa Thiên Huế, năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM LUẬT NGÂN HÀNGCHỦ ĐỀ : CHO VÍ DỤ VÀ LÀM RÕ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTVỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
2
Trang 41.1.Khái quát về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng 4
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng 4
1.1.2 Các yếu tố cấu thành cơ bản trong hoạt động cho vay sau đây: 4
1.1.3 Hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng 4
1.2 Quy định pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng 5
1.2.1 Quy định về chủ thể tham gia hoạt động cho vay 5
1.2.2.Quy định về hợp đồng cho vay tín dụng – hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng: 7
1.2.2.1.Nội dung hợp đồng tín dụng: 7
1.2.2.2.Giao kết hợp đồng tín dụng: 8
1.2.2.3.Hiệu lực của hợp đồng tín dụng: 9
1.2.3.Quy định về lãi xuất cho vay: 9
1.2.4.Quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay 10
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CHO VÀ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 12
2.1 Thực tiễn hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 12
2.1.1 Tình hình hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 12
2.1.2 Những vướng mắc, bất cập trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng 13
2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam 14
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hiệu quả hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng 14
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng 15
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
1
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tế, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, khi mà tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao so với khuvực Đông Nam Á Để tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng như hiện nay, cần phảiđáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay, chủ yếu hoạt động dựa trên nguồn vốn vay của các tổ chứctín dụng Điều này phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ vàcác Tổ chức tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinhtế đất nước Do đó, nếu muốn có một nền kinh tế ổn định và phát triển, đòi hỏiquốc gia phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh, Chính phủ phải thiết lập đượchệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo được hành lang an toàn cho hệ thốngcác Tổ chức tín dụng
Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về hoạt độngcho vay của các tổ chức tín dụng là điều hết sức cần thiết Từ đó, có thể đưa ranhững kiến nghị hoàn thiện pháp luật, góp phần xây dựng hệ thống pháp lý antoàn và hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay của các tổ chứctín dụng
Vì những lẽ đó, nhóm lựa chọn đề tài: “cho ví dụ và làm rõ các quy địnhpháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng” với mục tiêu tìm hiểu,nghiên cứu pháp luật và những bất cập trong hoạt động cho vay của các tổ chứctín dụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
2
Trang 6PHẦN NỘI DUNGVÍ DỤ:
Công ty Cổ phần A là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩmtừ sữa; có trụ sở đặt tại thành phố N, tỉnh H; được thành lập hợp pháp theo quyđịnh pháp luật Doanh nghiệp từ năm 2015 Đến năm 2023, Công ty A muốn thựchiện dự án đầu tư: phát triển, mở rộng các cơ sở, nhà máy sản xuất cùng cáctrang thiết bị khác
Ngày 20/01/2023 Công ty Cổ phần A đến Ngân hàng thương mại cổ phầnB (chi nhánh tỉnh H) đề nghị vay số tiền 05 tỷ đồng với lãi suất theo thỏa thuậnlà 7%/năm để thực hiện dự án đầu tư Phía công ty A nộp hồ sơ vay vốn gồm cácgiấy tờ chứng minh năng lực tài chính của Công ty Cổ phần A, mục đích sửdụng vốn, phương án sử dụng vốn
Sau khi xem xét và thẩm định, ngày 02/02/2023 Ngân hàng thương mại Bký kết hợp đồng tín dụng số 263/HĐTD với Công ty Cổ phần A Theo thỏathuận trong hợp đồng: mức cho vay 05 tỉ với lãi suất theo thỏa thuận là 7%/năm,việc trả nợ gốc một lần khi hết thời hạn vay và lãi tiền vay sẽ được trả khi quamỗi tháng; hình thức vay là vay theo dự án đầu tư; tài sản đảm bảo của Công tyCổ phần A là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là khu nhà máy phụcvụ cho hoạt động sản xuất của công ty, thời hạn là 10 năm: tính từ 02/02/2023đến 02/02/2033
3
Trang 7CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNGCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNHPHÁP
LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG1.1.Khái quát về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụngCăn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng hiện hành: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặccam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác địnhtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốcvà lãi
1.1.2 Các yếu tố cấu thành cơ bản trong hoạt động cho vay sau đây:
Việc cho vay gồm các yếu tố cơ bản:Thứ nhất, về chủ thể bao giờ cũng có hai bên tham gia: Bên cho vay – làngười có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thỏa mãnmột số lợi ích của mình Bên vay – là người đang cần sử dụng tài sản đó đểthỏa mãn nhu cầu của mình (về kinh doanh hoặc vốn)
Thứ hai, hình thức pháp lí của việc cho vay được thể hiện dưới dạng hợpđồng tín dụng tài sản Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trênnguyên tắc tự do và thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt
Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứngtrước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùngloại Hành vi ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trảđược thực hiện bởi người vay sau đó một khoảng thời gian theo sự thỏa thuậngiữa hai bên
Thứ tư, việc cho vay luôn luôn dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vayđối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay
1.1.3 Hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng
Để xác định hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng, có thể căn cứ vàocác tiêu chí sau:
* Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, phân chia thành hai loại là cho vayngắn hạn và cho vay dài hạn
- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốnvay do các bên thoả thuận không quá một năm
- Cho vay trung hạn và dài hạn: là hình thức cho vay trong đó thời hạn sửdụng vốn vay do các bên thoả thuận là từ trên một năm trở lên
4
Trang 8* Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay, chia làm hai loại là chovay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụtrả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay trong đónghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản của khách hàngvay hoặc của bên thứ ba
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, chia làm hai loại là cho vay kinhdoanh và cho vay tiêu dùng
- Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết sốtiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinhdoanh của mình
- Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiềnvay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng
* Căn cứ vào phương thức cho vay, chia thành các loại sau đây:- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay theo đó mỗi lần vay vốn,khách hàng và tổ chức tín dụng phải thực hiên thủ tục vay vốn và ký kết đồngtín dụng theo quy định
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xácđịnh và thoả thuận hạn mức tín dụng duy trì trong khoảng thời gian nhất địnhđồng thời ký kết hợp đồng tín dụng cho cả thời gian duy trì hạn mức tín dụng
- Cho vay theo dự án đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự ánđầu tư phục vụ đời sống
- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay Trong đó,có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dựngkhác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế về cho vayhợp vốn
- Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác địnhvà thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợtheo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay
- Bên cạnh đó còn có cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; cho vaythông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay theo hạn mứcthấu chi…
5
Trang 91.2 Quy định pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng1.2.1 Quy định về chủ thể tham gia hoạt động cho vay
* Thứ nhất, bên tổ chức tín dụng – bên cho vay:Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 văn bản hợp nhất số: 18/VBHN-NHNN Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chứctín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tíndụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng hợp tác xã; Tổ chức tín dụngphi ngân hàng; Tổ chức tài chính vi mô; Quỹ tín dụng nhân dân; Chi nhánh ngânhàng nước ngoài
Tuy nhiên các tổ chức tín dụng này muốn trở thành chủ thể cho vay thìphải đáp ứng các điều kiện: có giấy pháp thành lập và hoạt động do Ngân hàngnhà nước cấp; có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y; có giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hợp pháp; có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền đểgiao kết hợp đồng tín dụng vơí khách hàng
Ngoài ra, trong hoạt động cho vay của mình, tổ chức tín dụng có quyền tựchủ được quy định tại Điều 3 văn bản hợp nhất số 18/VBHN-NHNN Thông tưquy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài đối với khách hàng:
- Tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịutrách nhiệm về quyết định cho vay của mình Không tổ chức, cá nhân nào đượccan thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
- Tổ chức tín dụng có quyền từ chối các yêu cầu của khách hàng khôngđúng với quy định tại Thông tư này và thỏa thuận cho vay
* Thứ 2, bên vay - khách hàng vay:Căn cứ khoản 3 Điều 2 văn bản hợp nhất số 18/VBHN-NHNN Thông tưquy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài đối với khách hàng, theo đó, Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sauđây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân ,bao gồm:
- Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân đượcthành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.Tuy nhiên, các chủ thể bên vay phải đáp ứng được các điều kiện vay vốnquy định tại Điều 7 văn bản hợp nhất số 18/VBHN-NHNN Thông tư quy địnhvề hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đốivới khách hàng Do đó, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi kháchhàng có đủ các điều kiện sau đây:
6
Trang 10Thứ nhất, Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quyđịnh của pháp luật: Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hànhvi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của phápluật.
Thứ hai, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, khôngthuộc những nhu cầu vốn không cho vay theo quy định tại Điều 8 văn bản hợpnhất số 18/VBHN-NHNN
Thứ ba, Có phương án sử dụng vốn khả thi.Thứ tư, Có khả năng tài chính để trả nợ* Quay lại với ví dụ trên:
Bên cho vay là Ngân hàng thương mại cổ phần B Đây là loại hình tổchức tín dụng được phép thực hiện hoạt động cho vay theo điểm a khoản 3 Điều98 Luật CTCTD hiện hành và điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 18/ VBHN-NHNN
Bên vay là Công ty cổ phần A Xét về điều kiện vay Công ty cổ phần A làtổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định tại Luật Doanh nghiệp; có nhu cầuvay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp (mở rộng sản xuất kinh doanh); cókhả năng tài chính để trả nợ (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là khunhà máy phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty); không thuộc các đốitượng không được cho vay, giới hạn cho vay, hạn chế cho vay; và phương án sửdụng vốn có tính khả thi( do phía Ngân hàng B xem xét) Do đó, trong trườnghợp này Công ty cổ phần A đáp ứng đủ điều kiện để được cho vay thực hiện dựán đầu tư
1.2.2.Quy định về hợp đồng cho vay tín dụng – hình thức pháp lý của quan hệcho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng:
1.2.2.1.Nội dung hợp đồng tín dụng:* Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do cácbên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, phù hợp vớipháp luật Bao gồm:
-Thứ nhất, điều khoản về điều kiện vay vốn và bảo đảm tiền vay:Căn cứ Điều 7 văn bản hợp nhất số 18/VBHN-NHNN Thông tư quy địnhvề hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đốivới khách hàng thì TCTD (Ngân hàng Thương mại cổ phần B) xem xét, quyếtđịnh
cho vay khi khách hàng (Công ty Cổ phần A) có đủ các điều kiện sau đây:- Một là, xét thấy ở ví dụ trên khách hàng ở đây là Công ty Cổ phần A làpháp nhân có năng lực pháp luật dân sự
7
Trang 11Hai là, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, cụ thể là mởrộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc thoả thuận được xem nhưgiải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng.
Ba là, Công ty cổ phần A có phương án sử dụng vốn khả thi Bên cạnhđó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng (Ngân hàngThương mại cổ phần B) và khách hàng (Công ty Cổ phần A) thỏa thuận làquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là khu nhà máy phục vụ cho hoạtđộng sản xuất của công ty
- Thứ hai, điều khoản về đối tượng hợp đồng Xét thấy trong trường hợptrên, thì hai bên thỏa thuận về số tiền vay là 5 tỷ, lãi suất cho vay 7%/năm
- Thứ ba, điều khoản về thời hạn sử dụng vay vốn Ở ví dụ trên thời hạnvay là 10 năm được tính từ ngày 02/02/2023 đến ngày 02/02/2033
- Thứ tư, điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay liên quan trựctiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay Trong trường hợp trên các bên thỏathuận rõ ràng số tiền vay sẽ được trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay hết hạnvà tiền lãi sẽ được thanh toán qua mỗi tháng
- Thứ năm, điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng Theo đó cácbên có quyền thoả thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đườngthương lượng, hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán Nếu trong hợp đồng cácbên không thoả thuận thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật
1.2.2.2.Giao kết hợp đồng tín dụng:Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỳ thuậtnghiệp vụ - pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định Việc giaokết hợp đồng tín dụng bao gồm:
- Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng Là hành vi pháp lý do mộtbên thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dungthể hiện ý chí mong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng Cụ thể, xét thấytrong ví dụ trên bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là tổ chức (Công ty cổphần A) có nhu cầu vay vốn và có văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, đượcgửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tàichính hay phương án sử dụng vốn vay gửi cho tổ chức tín dụng (Ngân hàngThương mại cổ phần B) để xem xét, thẩm định và được coi như bằng chứng đềnghị giao kết hợp đồng tín dụng
- Thứ hai, thẩm định hồ sơ tín dụng Thẩm định hồ sơ tín dụng và tất cảnhững hành vi mang tính nghiệp vụ - pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiệnnhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà quyếtđịnh cho vay hay không
8