1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng? pdf

4 569 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 89,68 KB

Nội dung

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?. Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng ở những người bệnh tiểu đường luôn cao hơn so với những người khác.. Nh

Trang 1

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị

nhiễm trùng?

Khả năng mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nhiễm trùng ở những người bệnh tiểu đường luôn cao hơn

so với những người khác

Những vị trí có tồn tại sẵn nhiều vi khuẩn như đường tiết niệu, trên da, chân, tay, miệng… sẽ tiềm ẩn nguy cơ viêm

Những vị trí trên cơ thể dễ bị nhiễm trùng

Người đái tháo đường dễ bị viêm phổi và lao phổi và dễ tổn thương nặng, gây biến chứng vì tổn thương nhu mô phổi lan rộng Nhiễm trùng da với các biểu hiện viêm quầng đỏ, viêm mô tế bào, loét chân, viêm da do tụ cầu và nhiễm nấm

ở kẽ các ngón chân, móng chân gây hoại tử chi… Nhiễm trùng lợi và chân răng: Đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, gây rụng răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng Tình trạng viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, gây tử vong nếu không được điều trị

Trang 2

Ngoài ra còn có thể gặp những nhiễm khuẩn hiếm gặp khác như viêm túi mật khí thũng, viêm tai ngoài ác tính, viêm

Dễ nhiễm trùng vì vi khuẩn “thích” ngọt

Lượng đường trong máu cao sẽ khiến các vết sây xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi mạnh Đây là nguyên nhân chính khiến người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và chữa lâu khỏi, thậm chí không thể khỏi Ngoài ra, khi bị đái tháo đường, bệnh nhân hay mắc các biến chứng đi kèm như rối loạn thần kinh cảm giác Rối loạn này làm cho người mắc ĐTĐ phát hiện chậm khi bị những vật nhọn sắc đâm vào vì thế tổn thương thường nặng

Rồi sự rối loạn mỡ trong máu làm cho mạch máu bị xơ cứng, hẹp lại… gây thiếu máu dẫn tới các bộ phận xa tim nên khi gặp tổn thương, hệ thống bạch cầu không đến đủ để làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể

Sự kết hợp của nhiều yếu tố này khiến bệnh nhân ĐTĐ luôn tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc mắc phải những bệnh

lý nhiễm trùng

Trang 3

Phòng và điều trị

Để phòng ngừa, người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo bằng cách xoa bột Talc vào những vùng da hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên

Luôn trang bị đầy đủ khẩu trang khi đi ra đường, sử dụng những loại quần áo, tất, mũ vải mềm chất liệu thấm hút mồ hôi

Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây các tổn thương trong khoang miệng

Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện

Về điều trị, cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết, kiểm soát chỉ số HbA1C, ngăn chặn những tổn thương có thể mắc phải và vệ sinh đúng cách

Ngày đăng: 28/06/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w