1.3.1.2- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen giữa - trên qp2-3 Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen giữa - trên sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qp2-3 được tạo thành từ các đất đá
Trang 1NGUYỄN DUY CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỰC NƯỚC BIỂN
DÂNG TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Địa Kỹ Thuật Mã số: 60 44 68
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2013
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học 1 : PGS TS Nguyễn Việt Kỳ
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2 : TS Ngô Đức Chân
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Bùi Trần Vượng
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Phan Chu Nam
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 07 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ: 1 PGS TS Nguyễn Việt Kỳ
2 TS Phan Chu Nam 3 PGS TS Đậu Văn Ngọ 4 TS Võ Đại Nhật
5 TS Bùi Trần Vượng Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : Nguyễn Duy Cường Phái : Nam Ngày tháng năm sinh : 01/04/1988 Nơi sinh : TP.HCM
Chuyên ngành : Địa Kỹ Thuật Mã số ngành : 60.44.68
I TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá diễn biến tài nguyên nước dưới đất do tác động biến đổi khí hậu
và mực nước biển dâng tại vùng ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
1- Thu thập toàn bộ những dữ liệu nghiên cứu liên quan (Khí tượng thủy văn, địa hình - địa mạo, địa chất, ĐCTV…)
2- Mô phỏng hệ thống nước dưới đất vùng nghiên cứu bằng phần mềm GMS 6.5, gồm:
- Vận hành và hiệu chỉnh mô hình dòng chảy NDĐ nhằm xác lập điều kiện tự nhiên
- Cập nhật dữ liệu theo dữ liệu của kịch bản BĐKH phát thải cao đến năm 2100 nhằm đánh giá diễn biến thay đổi trữ lượng NDĐ
- Xây dựng và vận hành mô hình lan truyền chất (MT3DMS) để dự báo xâm nhập mặn
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/07/2012 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/06/2013 IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1: PGS TS Nguyễn Việt Kỳ
CÁN BỘ HƯỚNG DẦN 2: TS Ngô Đức Chân
Tp HCM, ngày 21 tháng 06 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 TRƯỞNG KHOA
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian học tập tại Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, và đặc biệt là hơn một năm làm luận văn tốt nghiệp, học viên đã trưởng thành rất nhiều trong việc nghiên cứu Để có được bề dày kiến thức như ngày hôm nay, học viên xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả các quý thầy cô khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trường Đại học Bách Khoa, và đặc biệt là thầy Ngô Đức Chân và thầy Nguyễn Việt Kỳ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và dìu dắt sinh viên rất nhiều trên con đường trở thành một thạc sĩ, một trí thức trẻ trong tương lai
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá diễn biến tài nguyên nước dưới đất do tác động biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng tại vùng ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” gồm 105 trang khổ A4 Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận văn được chia thành 4 chương Kèm theo luận văn có 66 hình ảnh, 11 bảng và 6 phụ lục minh họa số liệu
Qua các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, địa chất và ĐCTV, hiện trạng khai thác nước của khu vực, luận văn sẽ xây dựng mô hình dòng chảy không ổn định nước dưới đất nhằm mô phỏng hiện trạng mực nước của các tầng chứa nước (từ tháng 03/2012 đến 02/2013) Đồng thời dự báo khả năng ngập nước do mực nước biển dâng làm nhiễm mặn các tầng chứa nước trong khu vực nghiên cứu theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên Môi Trường nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước
ABSTRACT
Thesis: "Assessing the evolution of ground water resources due to climate change and sea level rise in the coastal province of Ba Ria - Vung Tau" have 105 pages of A4 Excepting the opening and concluding, essay content is divided into four chapters Enclosed thesis has 66 images, 11 tables and 6 appendices illustrate data
Through the literature on natural features, geological and hydrogeological, mining status of the aquifer, the thesis will construct unsteady state flow of ground water to simulate the water levels of the aquifer water (from 03/2012 to 02/2013) At the same time, forecasting ability flooded by rising sea levels as saline aquifers in the study area by climate change scenarios of the Ministry of Natural Resources and Ministry to serve the sustainable development planning water resources
Trang 6
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Học viên xin cam đoan: bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức, số liệu đo đạc thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của thầy PGS TS Nguyễn Việt Kỳ và TS Ngô Đức Chân
Các số liệu, mô hình tính toán và những kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực Nội dung của bản luận văn này hoàn toàn tuân theo nội dung của đề cương luận văn đã được hội đồng đánh giá đề cương luận văn cao học ngành Địa Kỹ Thuật, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí thông qua
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên
Trang 71.1.4- Đặc điểm mạng thủy văn 8
1.2- HIỆN TRẠNG DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG 9
1.3.2- Các tầng chứa nước khe nứt 18
1.3.3- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước 23
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 26
Trang 8CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC
DƯỚI ĐẤT 42
3.1- LỰA CHỌN PHẦN MỀM VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP MHDCNDĐ42 3.2- XÂY DỰNG MÔ HÌNH DÒNG CHẢY NƯỚC DƯỚI ĐẤT 43
3.2.1- Phân chia các lớp trên mô hình 43
3.2.2- Dữ liệu đầu vào cho mô hình 43
3.3- KẾT QUẢ CHỈNH LÝ MÔ HÌNH 63
3.3.1- Kết quả hiệu chỉnh bài toán không ổn định 63
3.3.2- Kết quả mực nước và cân bằng nước 64
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 72
4.1- TỔNG QUAN BÀI TOÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 72
4.1.1- Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 72
4.1.2- Xây dựng mô hình lan truyền chất MT3DMS 74
4.2- KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN NDĐ DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG .78
4.2.1- Vấn đề biến đổi mực nước 78
4.2.2- Diễn biến về thay đổi trữ lượng 81
Trang 9NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu BR-VT Bà Rịa - Vũng Tàu ĐCTV Địa chất thủy văn MHDCNDĐ Mô hình dòng chảy nước dưới đất NDĐ Nước dưới đất
TN&MT Tài nguyên và Môi Trường
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1-Diện tích tự nhiên các huyện, thị, thành phố tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
5
Bảng 1.2-Các đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .9
Bảng 1.3-Dân số và mật độ dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .10
Bảng 2.1- Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 31 Bảng 2.2- Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 31
Bảng 2.3- Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 31
Bảng 3.1-Thống kê các loại sai số của mô hình 64
Bảng 3.2-Cân bằng nước dưới đất toàn vùng mùa mưa (tháng 10/2012) 70
Bảng 3.3-Cân bằng nước dưới đất toàn vùng mùa khô (tháng 02/2013) .71
Bảng 4.1-Bảng thống kê tổng nguồn hình thành trữ lượng NDĐ 2100 81
Bảng 4.2-Đặc điểm xâm nhập mặn các tầng chứa nước trong vùng 86
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1- Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 6
Hình 1.2-Bản đồ giới hạn vùng lập mô hình nước dưới đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 6
Hình 2.1-Ô lưới và các loại ô lưới trong mô hình 33
Hình 2.2-Ô lưới i,j,k và 6 ô bên cạnh 33
Hình 2.3-Sơ đồ bước giải theo phương pháp lặp trong mô hình 35
Hình 2.4-Sơ đồ các bước thực hiện MHDCNDĐ .41
Hình 3.1-Bản đồ vị trí các điểm độ cao 44
Hình 3.2-Bản đồ cao độ trung bình mái lớp 1 (Q2) 44
Hình 3.3-Bản đồ cao độ trung bình đáy lớp 1 (Q2) .45
Hình 3.4-Bản đồ cao độ trung bình đáy lớp 2 (qh) .45
Hình 3.5-Bản đồ cao độ trung bình đáy lớp 3 (Q12-3) 46
Hình 3.6-Bản đồ cao độ trung bình đáy lớp 4 (qp2-3) 46
Hình 3.7-Bản đồ cao độ trung bình đáy lớp 5 (N22) 47
Hình 3.8-Bản đồ cao độ trung bình đáy lớp 6 (n22) 47
Hình 3.16-Bản đồ phân vùng bổ cập vào thời điểm 02/2013 (mùa khô) 52
Hình 3.17-Bản đồ phân vùng bổ cập vào thời điểm 10/2012 (mùa mưa) 52
Hình 3.18-Bản đồ vị trí giếng khai thác tầng Holocen (qh) 53
Hình 3.19-Bản đồ vị trí giếng khai thác tầng Pleistocen giữa - trên (qp2-3) 54
Hình 3.20-Bản đồ vị trí giếng khai thác tầng Pliocen giữa (n22) 54
Hình 3.21-Biên mô phỏng cho lớp 1 và lớp 2 (Q2 và qh) .56
Hình 3.22-Biên mô phỏng cho lớp 3 và lớp 4 (Q12-3 và qp2-3) .56
Trang 12Hình 3.23-Biên mô phỏng cho lớp 5 và lớp 6 (N2 và n2 ) .57
Hình 3.24-Biên mô phỏng cho lớp 7 (ms) 57
Hình 3.25-Biên sông mô phỏng cho mô hình .58
Hình 3.26-Vị trí công trình quan trắc mực nước tầng Holocen (qh) 59
Hình 3.27-Vị trí công trình quan trắc mực nước tầng Pleistocen giữa - trên (qp2-3) .59
Hình 3.28-Vị trí công trình quan trắc mực nước tầng Pliocen giữa (n22) .60
Hình 3.29-Vị trí công trình quan trắc mực nước tầng Mesozoi (ms) 60
Hình 3.30-Lưới tính toán 3 chiều - 3D Grid .61
Hình 3.31-Lưới tính toán 2 chiều - 2D Grid .62
Hình 3.32-Các mặt cắt thể hiện cấu trúc không gian 3 chiều .62
Hình 3.33-Mực nước tầng Holocen vào thời điểm tháng 02/2013 .65
Hình 3.34-Mực nước tầng Pleistocen giữa - trên vào thời điểm tháng 02/2013 65
Hình 3.35-Mực nước tầng Pliocen giữa vào thời điểm tháng 02/2013 66
Hình 3.36-Mực nước tầng Mesozoi vào thời điểm tháng 02/2013 .66
Hình 3.37-Mực nước tầng Holocen vào thời điểm tháng 10/2012 .67
Hình 3.38-Mực nước tầng Pleistocen giữa - trên vào thời điểm tháng 10/2012 67
Hình 3.39-Mực nước tầng Pliocen giữa vào thời điểm tháng 10/2012 68
Hình 3.40-Mực nước tầng Mesozoi vào thời điểm tháng 10/2012 .68
Hình 4.1-Lượng mưa trung bình hàng tháng của nhiều năm gần đây và dự báo theo kịch bản BĐKH phát thải cao đến năm 2100 72
Hình 4.2-Mực nước biển trung bình hàng tháng theo nhiều năm gần đây và mực nước biển dâng tính toán theo kịch bản BĐKH phát thải cao đến năm 2100 .73
Hình 4.3-Phạm vi ngập nước do nước biển dâng tại thời điểm năm 2100 .73
Hình 4.4 - Vùng phân bố nước mặn và nhạt tầng chứa nước Holocen 74
Hình 4.5-Vùng phân bố nước mặn và nhạt tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên 75
Trang 13Hình 4.6-Vùng phân bố nước mặn và nhạt tầng chứa nước Pliocen giữa .75
Hình 4.7-Vùng phân bố nước mặn và nhạt tầng chứa nước Mesozoi 76
Hình 4.8-Mực nước tầng Holocen vào thời điểm năm 2100 .79
Hình 4.9-Mực nước tầng Pleistocen giữa - trên vào thời điểm năm 2100 79
Hình 4.10-Mực nước tầng Pliocen giữa vào thời điểm năm 2100 80
Hình 4.11-Mực nước tầng Mesozoi vào thời điểm năm 2100 .80
Hình 4.12-Biểu đồ so sánh tổng trữ lượng nguồn hình thành nước qua các thời kỳ .82
Hình 4.13-Biểu đồ so sánh nguồn hình thành trữ lượng tầng Holocen qua các thời kỳ 83
Hình 4.14-Biểu đồ so sánh nguồn hình thành trữ lượng tầng Pleistocen giữa – trên qua các thời kỳ .84
Hình 4.15-Biểu đồ so sánh nguồn hình thành trữ lượng tầng Pliocen giữa qua các thời kỳ .84
Hình 4.16-Biểu đồ so sánh nguồn hình thành trữ lượng tầng chứa nước Mesozoi qua các thời kỳ 85
Hình 4.17-Bản đồ xâm nhập mặn do BĐKH và nước biển dâng của tầng chứa nước Holocen .87
Hình 4.18-Bản đồ xâm nhập mặn do BĐKH và nước biển dâng của tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên 87
Hình 4.19-Bản đồ xâm nhập mặn do BĐKH và nước biển dâng của tầng chứa nước Pliocen giữa 88
Hình 4.20-Bản đồ xâm nhập mặn do BĐKH và nước biển dâng của tầng chứa nước Mesozoi .88
Trang 14MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hầu hết các vùng ven biển thuộc phạm vi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang bị suy giảm mạnh cả về trữ lượng lẫn chất lượng nước dưới đất Ngoài tác động của các quá trình nhân sinh thì tác động do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cũng đóng vai trò chủ yếu dẫn đến những suy giảm đó
Lời giải của bài toán theo phương pháp truyền thống thường chỉ xem xét môi trường địa chất thủy văn tại thời điểm nhất định, không mang tính hệ thống do chỉ tính toán với một lượng thông tin nhất định, đồng thời không cập nhật những dữ liệu mới một cách kịp thời Ngoài ra, trong tính toán địa chất thủy văn thường chỉ thực hiện theo phương pháp sơ đồ hóa, bỏ qua nhiều thành phần tham gia cân bằng nước và quan hệ thấm xuyên giữa các tầng chứa nước nằm kề Do đó, để đạt được kết quả phải mất nhiều thời gian trong khi đó sai số tính toán lại lớn
Ngày nay, ngành công nghệ thông tin đã phát triển mạnh, việc ứng dụng công nghệ tin học với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên môn luôn cho lời giải có độ tin cậy cao Phương pháp nghiên cứu này có tính hệ thống theo không gian và thời gian giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ về cấu trúc, tính chất cũng như quá trình vận động của môi trường địa chất - địa chất thủy văn Toàn bộ dữ liệu địa chất - địa chất thủy văn hiện có trong khu vực nghiên cứu được lưư trữ vào cơ sở dữ liệu trên máy tính, cập nhật thông tin mới kịp thời; đồng thời vận hành, tính toán và truy xuất kết quả một cách nhanh chóng với độ tin cậy cao Bên cạnh đó, kết quả bài toán mô hình bằng phần mềm Groundwater Modeling System – version 6.5 có thể giúp chúng ta lựa chọn chiến lược quy hoạch hoàn hảo
Luận văn: “Đánh giá diễn biến tài nguyên nước dưới đất do tác động biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng tại vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là nghiên cứu mang tính thiết thực trong chuyên ngành địa chất thủy văn sẽ được thực hiện theo hướng mô hình hóa nhằm giải quyết bài toán biến đổi tài nguyên nước theo các kịch bản đã được xây dựng
Trang 15Mục tiêu
Mô phỏng hệ thống nước dưới đất, nghiên cứu và đánh giá sự biến động tài nguyên nước dưới đất do tác động BĐKH và mực nước biển dâng tại vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo kịch bản của Bộ TN & MT
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống nước dưới đất bao gồm các tầng chứa nước ven biển phía nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ trên, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện:
1- Phương pháp kế thừa, tiếp thu các tài liệu nghiên cứu đã có trong khu vực nghiên cứu được thực hiện Với phương pháp này tác giả thừa hưởng các tài liệu có sẵn trước đó từ các báo cáo khoa học, nghiên cứu, các tạp chí, tập san…
Trang 162- Phương pháp thống kê, chỉnh lý dữ liệu bằng Excel, Aquifer Test…được thực hiện nhằm tạo bộ dữ liệu đầu vào (Hệ số thấm, hệ số nhả nước, lượng bổ cập, bốc hơi…) chuẩn bị cho việc xây dựng mô hình
3- Phương pháp phân tích đánh giá: các số liệu thu thập được và các số liệu tính toán của mô hình NDĐ sẽ được tiến hành phân tích đánh giá phục vụ cho báo cáo cũng như điều chỉnh lại kết quả tính toán của mô hình
4- Phương pháp mô hình hóa tầng chứa nước vùng nghiên cứu được thực hiện bằng phần mềm GMS 6.5
5- Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các loại bản đồ và cung cấp dữ liệu cho các công tác lập mô hình NDĐ
6- Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua việc gặp trao đổi với các nhà chuyên môn có kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của luận văn
Cơ sở tài liệu
- Dữ liệu quan trắc của hệ thống lỗ khoan thuộc Mạng quan trắc Tài nguyên và Môi trường NDĐ tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009, 2010, 2011
- Báo cáo “Dự án quy hoạch, quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” Tác giả: Ngô Đức Chân – 2010
- Báo cáo “Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý tài nguyên NDĐ tỉnh BR – VT” Tác giả: Nguyễn Hồng Bàng, Bùi Trần Vượng, Ngô Đức Chân (2001)
- Báo cáo “Nghiên cứu điều tra bổ sung, xây dựng mô hình NDĐ phục vụ khai thác bền vững vùng Phú Mỹ - Mỹ Xuân, huyện Tân Thành” (Ngô Đức Chân - 2005)
- Dự án VIETADAPT: “Phát triển và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng ven biển Việt Nam”
Ý nghĩa khoa học - thực tiễn Ý nghĩa khoa học
- Định lượng được sự tác động của BĐKH tới tài nguyên nước NDĐ ở vùng ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ảnh hưởng đến sự suy giảm trữ lượng và chất lượng của tài nguyên NDĐ trong khu vực nghiên cứu
Trang 17- Hướng nghiên cứu này có thể áp dụng cho các khu vực khác ở những vùng có điều kiện Địa chất, ĐCTV tương tự như khu vực ven biển miền Trung
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
- Vĩ độ Bắc: 10o18’25” đến 10o48’53” - Kinh độ Đông: 106o59’10” đến 107o35’25” Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 1.913,43 km2
Bảng 1.1-Diện tích tự nhiên các huyện, thị, thành phố tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TT Xã, phường, thị trấn Diện tích (km2)
1 TP Vũng Tàu 149,65 2 Thị xã Bà Rịa 101,60 3 Huyện Xuyên Mộc 640,93 4 Huyện Tân Thành 338,26
5 Huyện Long Điền 77,40 6 Huyện Đất Đỏ 180,05 7 Huyện Châu Đức 425,54 8 Huyện Côn Đảo
Tổng cộng 1.913,43
Trang 1922772528194
28852819221395
71
324N.T Léc
566210
42522138
167995262
54606176128
3525
20111528
4419
3143
40394746
4234
193456
40283738
5649
403035
6123
4559
5854
55
50
3037N.Hạng Dung442622
4259
4249463833
71
50
80731088681
419708
400
N Mờy To99
88221
599
300
1398293929471
82481134112104232122
100
20894
1318
2929
9711N.Hai Cỡ 25042119nói ợĨN.Tđm Bo
50
nói ợĨ56
c h ừ d É n
Giắi hÓn vĩng lẹp mỡ hÈnh
5748
45 N.ớĨ D¾t50
241234
2935284329
10
nói KhoN Mé ẵng2098
3853
50
8649
35nói ớÊt27
5515
12611
4038
50
47491069797
4346
303395
8177
5888768890
9192131
7790114
94779382
80102
9799
108
120116172115107107134102
94102
108161
109
10190
100
100
9310491
91
100
ợại Mét
105108113
90
9796
9194
100
8686124
12695
928794
929192100848084
868997
92
7610184
93106
9699
11091105116
111
8691106
125
100
112134
128116124
100
10594119110
100
847111176
102
10473747498104
8571
1098678
831068579968385
50
5154114
32713212158110112
4061
100
nói Nụa
100
101173
158126154
144153
135167
85179175175196215
178
200
49N.Giao Ninh94
9195
8873
100
7187
60461129777
6744
956358
89
123161
129165122
200
nói Le
200
174144136
209191
267161160khu
206rõng cÊm
182
113137165
N.G BŨi144171194164
178
144
N.ớÊt ớá105119118114108122144
151127135
136nói Nhang
263213
300
ợại 51261
258196215
200
267N.Con R¾n285196253
250
223203201184
1136
22
3917nói ớÊt
4837
31232046nói Sá134
82978799
6074
321726
18
100
23296N.TrŨng Phi
nói Chờu Viởn242
280nói Tr Ũng Phi
1218
2320,3
1140
164548
38482329
1932
184219
1214347
34241541116nói T rảc
2551
3259
139151117
10716699115124121
122105130106102
100
1090
11141
8610113694100126
3554
806353
5450nói NghƯ58
6331
60635448204025
216183176176196209154136
149
168191
178161130
142154
168148
166143
9513812296
143130
113104
0,90,60,7
0,70,8
ợĨ44
N ẵng Hu103
31051942525N Bao Quờn
10679
6954
6263
495162
50
4453
50
655648
4635
991161009996
100
568640696866
8581
59
100
83838278
9538
667264
444346
393437
212N.T ãc T iởn
298922
15529
11297634130
734423
67
414348
47
30421828
100
nói Nho0,9
0,6
nói Lắnnói Lắn
300
38
100
N.ThẺ Vội150,8
272011
2912
180,9
0,8
6065
3847
50
63
414939
38
50
494726
446459
1017
40414543
1637372011
40301911
5125
42222331543246
383310
121216
381613
28
0,30,3
0,80,80,9
0,90,8
0,90,9
1217154635142442
1313
111817
C đu S Ĩu
S ớđm Lb wo LĨ c
suè suè
ợẹ p Sỡng Ra y
hin
KS Cđớ
S ờusuè
ỡ ng Ra y
Lnĩ g
tỡm
Sg.Bẹ
tỡmtỡm
á S M
S.Mộ T
K Bê ớẹp S.
S ớạĨng
hạ Bỡngb wu Tờy
èsu
H Lạ ẵ CĨ th ạ Suè i
h ạ Nĩ i SaoỏC suè
GS.h ạGi a OƯt
ớé i 3
S Lạ 1su
M ỡ nB h ạ
hạ ớĨ Bwn guè iC Ón
KhỏSg Cờy
w éiwm
hạBi ốnMü
ớS Ĩ B
R.B Hãc
h ạ Ma
ỏ ớBSg.
ồnc So
T r ẺhR ẵng
30
15- 6cđu Da
55
15
(6) 4 nhùa
c đu B LĨ(8) 6 nhùac đu ớẹp Quay1555
cđu Sa
(6)455
(6) 4 nhùa(8) 6 n hùa55
(8)6a
(7)a
c đu MĨy Nắc8-4
(11) 11 nhù a
(8) 5 nhùaợß Bỏn Sóc
258-20c đu Cá M ay30
8 sái
50-20c đu Sỡng Dinh49
320-2630c đu Long SŨn
xỈ B Ènh ChờuxỈ Hßa Hiơp
xỈ B yng RiồngxỈ Bỡng Trang
xỈ Hßa HéiXuyởn MécxỈ Tờn LờmxỈ Bđu Lờm
xỈ Hßa HyngxỈ Hßa BÈnhxỈ SŨn BÈnhxỈ Xuờn SŨn
xỈ Xuyởn MécxỈ Phyắc Tờn
TT.Phyắc BöuxỈ Phyắc ThuẹnxỈ Léc AnxỈ LĨng D{ixỈ Phyắc Long Thả
xỈ Suèi Rao
xỈ Phyắc Héi ớÊt ớá
xỈ Phyắc HộixỈ Long MüxỈ Long Hội
xỈ Long TờnxỈ Phyắc ThÓnhxỈ ớĨ BÓc
xỈ An NhụtxỈ Tam PhyắcxỈ Long PhyắcxỈ Nghưa Th{nh
xỈ BÈnh TrungxỈ Quộng Th{nhxỈ X{ BangxỈ Kim LongC ẻm Mü
ớạng Nai
xỈ Sỡng Xo{i
xỈ BÈnh GiỈc hờu ợục
xỈ BÈnh BaxỈ Suèi Nghơ
TT.NgỈi Giao
xỈ Long HßaPhyắc Nguyởntx.bw rẺaPhyêng Phyắc Hyng
P Long To{nPhyêng.xỈ LĨng Lắn
xỈ An NgỈil ong ợiồnTT.Long ớiồn
xỈ Phyắc TừnhxỈ Phyắc HyngPhyêng.Phyắc TrungPhyêng xỈ Long Hyắng
Phyắc Hiơp
Phyêng 11Phyêng 12Phyêng 7
Phyêng 10Phyêng 8xỈ Long SŨn
xỈ Héi B{iPhyêng.Kim Dinh
Phyêng 3TP.vòng twu
Phyêng 9Phyêng 5Phyêng 6
Phyêng 4c đn giê
xỈ Phyắc Ho{xỈ H¾c DẺchxỈ Tãc Tiởn
xỈ Chờu Phatờn thwnh
TT.Phó MüL ong ThwnhxỈ Mü XuờnMinh
TPHạ
ub
Lt Xuyở n M écc hĩaBöu Lờmub
b ßkhu du lẺc h BÈnh Chờu
khu d u lẺch PhyŨng ớỡ ngớạ n b iởn phßng 488Nt.c ao s u
UBNt.c ao s u
Nt.ca o s u H ßa BÈnh 1Nt c ao s u H ßa BÈnhL.s ư
c hîkhu vùc IIItrÓi gia m Xuyởn Mé c B
c hîchî
ububub
u bxÝ nghiơp ợ ỡng lÓ nhLt Xuyở n Mé c
Nt c ao su Hß a BÈnh 1V P.nỡng tryêngNt c ao s u Hßa BÈnh 1Nt ca o s u BÈnh Ba(xờ m ca nh)
u b
Lt Xuyởn MécLt Xuyởn M écXuyở n Mé c
trÓi gia m ub
tryê ng b¾ n Què c giakhu vùc IIItrÓi cộ i tÓ o T 10
tryêng b ¾n Quèc g ia
khu d u lẺch Hạ T r{mkhu d u lẺch Lé c ằn
ub
ubphß ng lờ m nghiơ p huyơ n Xuyởn Mé c quộ n lý
Lt Xuyở n Mé cc hĩa M inh Quang
u bc hî
NM b ét ngả tu b
H ßa BÈnh 1chî
gè m u b
Nt Cao su Hß a BÈnh 1ub
(xờm canh)SŨn LinhchĩachîNt.cao su BÈnh Ba
u bgiĨo sụXuờ n SŨnu b
Nt.ca o s u X{ Bangu bKim Lo ngNt c ao su X{ Ba ng
chîKim Longc hĩa LÓc Ba ngU B
X{ BangNt.ca o s u X{ BangNt.c ao s u X{ BangNt.c ao su Cẻ m Müub
Nt.ca o s u BÈnh Bac hĩa T õ Quang
NM c hỏ biỏnCty c ao s u B{ RẺaUBNt Cẻm M üCẻ m Mü
trÓi Sßc ao s u X{ Ba ng
ubNt.c ao su BÈnh Ba
chĩa Phă Qua ngu bubớXDc hĩa Kim Long
ubNt.ca o s u BÈnh BaNt ca o s u BÈnh BaNt Cẻ m ớyê ng
Nt c ao su Cĩ BẺ
UBNt Cẻm MüNt ca o s u Cĩ BẺNt X{ Ba ngNt ca o s u Cĩ BẺ
Nt ca o s u X{ Bang
u bợÈnh B{ H ững
UBLinh SŨn Böu TùợÈnh Phyắc Lî i
u bợ Ènh Phyắc SŨnxÝ nghiơp khai thĨ c ợ ĨL.sư
c hĩa ẵng Thẹnchĩa T hÝch Cac hĩa Phyắ c Long H éi chĩa Phyắc Hiơ pc hĩa Phyắ c Lé c
UBLiơt sư ợ Ènh Thanh M ü
c hî ớÊ t ớáợÈnh H iơp H o{ợ Ènh ẵng T hả
B.x ớÊ t ớá
UBthĨnh thÊt Phyắc Lo ng Hé ithuủ sộ n xuÊt khÊ uu b
XN c hỏ biỏnU B
ub
Dinh Cỡkhu d u lẺch H{ ng DyŨngtẺnh thÊ t Ngả c H ội
ớ.B.P 500ợạ n b iởn phßng 496c hĩa PhĨt Ho {thùc p hẻ m ợ ỡng lÓnhXN c hỏ biỏnTờ n Xuờnu b
u b
ubchîNg hưa Th{nh H Ónh M inhchĩa
c hĩa Lo ng Quang
khu d u lẺch Thuú DyŨ ngub
c èc Thyêng Ha nhH uúnh Mỡ ớỡngtẺnh xĨ Ng ảc Lờ mu bchĩa Phyắc Longu bu bubQ.ợé i
u b ợ ĨUBT am Di miỏuớXDNM ợ iồu phèi khÝ
ub
chî Long H ộiT T.d yì ng lỈ ou b
chĩa V Ón Phyắ c
ubNt.c ao su BÈnh Ba
c hîubNt.c ao s uBÈnh Ba
Cty c ao su
trÓ i g{ThÝch Ca Tùu bB{ RẺaN.M ợiơ n
L s ư
ớ.B.P.514L.s ư
chĩa MâtrÓ i g iam
ợạ n B.phßng 504u bPhyắc CŨX.N.nuỡ i tỡ mCá Ma ychĩa Cöu Lo ngBv.B{ RẺaLo ng ợÈnh KhyŨ ngT t hoộ tĨ ng B{ RẺa
Q.ợ éiớXDợ ạn Biởn Phß ng 530
xÙngV òng T {u
u bXN ợã ng tđ u
xÙ ngHĩng s ù
ợ Ĩkha i thĨcX.N.K.T ợ Ĩ B{ RẺag Óc h
b Ỉi Thuú V ÙnbỈ i Thuú DyŨ ngL.sư
ớXDợ ạn B.P.518kho
ợ ạn B.P 518U B
D.T.q uờ n ợ éi.ớXD
Q.ợé idđu khÝ Viơ t Xỡ
LƠ ợo {n 171X.N.L.D
ub
chĩa B{trÓm c Êp c ụu bê biố n
bỈ i Sa u
n g
d đu khÝD.T V IET SO PET ROxÝ ng hiơ p l¾p mĨy 18-3cộ ng ợ ạn B.P.g iĨ o Sụ Lam SŨ nCAbiở n p hß ng
N.M chỏ b iỏn bé t c ĨVyŨng
chĩaLyu QuĨn Ha iLinh Cỡ T ù
ợạ n b iở n p hß ng 522b Ỉi Dờ ugiĨ o xụ Sao Maiubc hĩa Böu T hiơ nớ.T.Mü Xuờ nchî
tẺnh xĨNg ảc Lờ m
u bKs.H Ơu Ng hẺViơt Xỡ
X.N g iđ y d a V òng t{ uUB
bỏ n Cĩng BạnbỈ i Ngùaớỡ ng Xuyởnmiỏ u B{ T hĐyL sư
khu c ỡng Nghiơpchĩa Thyîng T ảa
c hĩa Linh SŨnớXD
ubchĩa B{ Ha igiĨo xụ Phyắc Lé cc hĩaVẹ n T hỡ ng
chĩa Ma i LờmbỈ i Tryắc
c hĩa BöuQuangU Bub
ba cuubkhu d i tÝc h
lởn g pho ng
c hĩa Bộo Ta nh
p h óu bKT T
t r đ n
B.P Bỏn ớĨc hĩa Quộ ng ớụcchĩa T ha nh ớÓ o Viơ nc hĩa B{ SĨuUBNt.BỈ i Dờ uchĩa Quộng H iơp
UBPha n Xi Coc hĩa Thanh TrÈ
Nt Cẻm ớyê ngU BNt ẵng Quỏ
UB
khÝ ợ ètc hĩa Ngả c H oaKiồu ớ{ m
tẺnh xĨ Ngảc Phẹ tu b
Nt.ớậc khu ớục SŨ nubchĩa
Xuờ n H {tryê ng C8
UBchĩa Phyắc H éi
g Óc hQuờn s ù
Nt.Nt ca o s u T hĨ i H iơp T h{nhNt c ao s u ThĨi Hiơ p T h{ nh
c hĩa Phè Chiốuchĩa Hß a T ùmiỏu B{NMChỏ Biỏn HÓ t ớiồ uN.thê Song Vưnh
Quy SŨ n T ùNi Tùchĩa Nhy La ic hĩa Phyắc Qua ngc hĩa Phyắ c ThÓ nh
ubu bợiồu phè ikhÝ
c hĩa H yŨ ng T Ýc hPhyắ c H oatin l{ nh
Nt c ao s u ThĨi Hiơ p T h{ nhU B
U Bub
N thê Phyắc ThĨiNt BÈnh SŨnU Bchĩa Lờ m Böu
Nt B{ u CÓnNt.BÈnh SŨ n
U B
ắcm iỏ u B{ợa ng xờ y d ùngNM ớiơ nPhó MüNM c Ĩm Con Cßc hĩa Lỡ i PhĨ p
ớXDNM Bét MúgÓ ch me nkhu CN Mü Xuờn A
L thùcNM hÓ t nhùabé t ng ảt Ve Da ndđ u nhắ ttu viơn
k hukh xö l ýắc
ợa ng xờ y d ùng
hoĨ c hÊtkhu CN Gß Dđ uxÙngợ Ènh T a m Thiởn
Nt.Lo ng PhyắcGiĨo Sụ Hiồn Ho {tinh thÊ tPhĨ p Hyngtởn löau b
chĩa ớỡ ng ớỡc hĩa Long Phyắ c T hảc hĩa
chĩa Lo ng QuangBöu H oa Ni Viơ n
Hình 1.1- Bản đồ hành chắnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 1.2-Bản đồ giới hạn vùng lập mô hình nước dưới đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 201.1.2- Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc trưng bởi đồi núi thấp, cao nguyên núi lửa, đồng bằng thềm thấp và đồng bằng ven biển với tính phân bậc khá rõ nét Độ cao địa hình thay đổi từ 0m đến 504m
+ Địa hình đồi núi thấp: Phân bố ở Tân Thành, Bà Rịa (núi Thị Vải, núi Dinh, Bao Quan), Long Điền, Đất Đỏ (núi Đá Dựng, Trương Phi và Châu Viên) và ở ranh giới giữa tỉnh Bình Thuận và Xuyên Mộc (núi Mây Tào), đa số các núi có hướng kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam Diện tích địa hình đồi núi thấp khoảng 100km2
+ Địa hình cao nguyên núi lửa: Phân bố ở phía đông bắc của tỉnh, chủ yếu trên hai huyện Châu Đức và Xuyên Mộc Đây chính là phần rìa của cao nguyên bazan Xuân Lộc với bề mặt khá bằng phẳng Độ cao thay đổi từ 50m đến 200m Phía rìa ngoài cùng chúng có độ dốc lớn
+ Địa hình đồng bằng thềm cao: Phân bố thành dải kéo dài từ Long Thành (Đồng Nai) đến núi Ông Trịnh, kẹp giữa địa hình cao nguyên núi lửa với Quốc lộ 51 Độ cao địa hình từ 10m đến 50m Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng
+ Địa hình đồng bằng thềm thấp: Phân bố ở rìa phía tây - tây nam tỉnh, kéo dài từ Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) đến thị xã Bà Rịa, Long Điền, Vũng Tàu dọc theo các sông rạch Độ cao địa hình từ 0m đến 5m Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng và bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch Một số nơi bị ngập nước
+ Địa hình đồng bằng ven biển: Dạng địa hình này phân bố dọc theo bờ biển, kéo dài từ Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền đến Vũng Tàu ra đảo Long Sơn Độ cao từ 2m đến 6m, gồm những bãi biển hiện đại
1.1.3- Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh năm cao Đồng thời còn mang một số đặc điểm khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh Hàng năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Trang 21Theo tài liệu đo đạc nhiều năm của trạm khí tượng thủy văn Long Thành và Bà Rịa - Vũng Tàu cho các đặc trưng về đặc điểm khí hậu như sau:
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cao và thay đổi theo các mùa trong năm, mùa mưa độ ẩm cao, mùa khô độ ẩm thấp Độ ẩm trung bình nhiều năm dao động từ 79% đến 83%, độ ẩm cao nhất vào tháng 9 và 10 đạt 91% Độ ẩm thấp nhất vào tháng 2,3 là 69%
Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân năm dao động từ 961mm đến 1.347mm Lượng bốc hơi cao nhất thường vào tháng 2 và 3 đạt tới 203mm, thấp nhất vào tháng 10 chỉ đạt 57,3mm
1.1.4- Đặc điểm mạng thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc loại vừa và nhỏ, được bắt đầu từ các mương, rãnh xói mòn cắt vào đồi núi thấp và thềm sông chảy xuống các khu vực thấp tạo thành sông suối có cửa thông ra biển Mật độ các dòng mặt trung bình 0,5 - 1km/km2 Theo đặc điểm địa hình mà các sông suối chảy qua có thể chia thành 2 hệ thống sông chính:
a Hệ thống sông suối có hướng chảy bắc - nam và đông bắc - tây nam bao gồm sông Dinh (sông Xoài), sông Ray, sông Chùa và các suối Cầu Mới, Suối Đá, suối Thị Vải, suối Bến Tàu, suối Sao Diện tích lưu vực các suối từ 10km2 đến vài chục km2 Nguồn nước từ các vùng cao nguyên bazan chảy về hệ thống sông Thị
Trang 22Vải với lưu lượng quan trắc được từ 0,35 đến 0,53m về mùa khô Mùa mưa lũ nước sông suối lên, xuống nhanh nhưng sang mùa khô hầu hết các suối đều bị cạn kiệt
b Hệ thống sông rạch ở khu vực thấp và bán ngập ở tây và tây nam có mật độ khá dày bao gồm các sông lớn như sông Thị Vải, sông Lá Buông, sông Mỏ Nhát, sông Cỏ May, rạch Cửa Lấp và sông Mũi Giui Các sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều
1.2- HIỆN TRẠNG DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG 1.2.1- Hành chính
Đơn vị hành chính cấp huyện: có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thị xã (thị xã Bà Rịa), 1 thành phố (thành phố Vũng Tàu) và 6 huyện là huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ và huyện đảo Côn Đảo Thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh
Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn: có 82 xã, phường, thị trấn (trừ huyện Côn Đảo), cụ thể xem Bảng 1.2
1.2.2- Dân số
Dân số toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính đến tháng 4 năm 2009 là 921.237 người, mật độ là 5.629người/km2 phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa (xem Bảng 1.3)
Bảng 1.2-Các đơn vị hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TT Huyện, thị, thành phốDiện tích
(km2) Xã, phường, thị trấn
2 Thị xã Bà Rịa 101,60 11 3 Huyện Xuyên Mộc 640,93 13 4 Huyện Tân Thành 338,26 10 5 Huyện Long Điền 77,40 7 6 Huyện Đất Đỏ 180,05 8 7 Huyện Châu Đức 425,54 16 8 Huyện Côn Đảo
Tổng cộng 1.913,43 82
Trang 23Bảng 1.3-Dân số và mật độ dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
TT Huyện, thị, thành phố Dân số (người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2)
1 TP Vũng Tàu 241.5 149,65 1.859 2 Thị xã Bà Rịa 77.441 101,60 762 3 Huyện Xuyên Mộc 138.076 640,93 215 4 Huyện Tân Thành 123.464 338,26 365 5 Huyện Long Điền 132.849 77,40 1.716 6 Huyện Đất Đỏ 69.733 180,05 387 7 Huyện Châu Đức 138.174 425,54 325 8 Huyện Côn Đảo
Tổng cộng 921.237 1.913,43 5.629
1.2.3- Kinh tế
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu
Kinh tế trên địa bàn đã vượt qua nhiều khó khăn lớn hồi đầu thập kỷ 1990, sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000MW trên tổng số gần 10.000MW của cả nước) Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại có 7 nhà máy đang họat động gồm VinaKyoei, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Thép SMC và Posco Vietnam Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi Chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 24trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000tấn cập cảng Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), công viên giải trí Bàu Trũng và bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD) Trong năm 2005, GDP đầu người của Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4.000 USD kể cả dầu khí, 2.000 USD không kể dầu khí), thu ngân sách năm 2006 dự kiến 65.030 ngàn tỷ đồng (xếp thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh là 67.254 ngàn tỷ đồng) Tuy nhiên mức sống của dân cư nói chung xếp sau thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Phú Mỹ II, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép Các khu công nghiệp này đã được Chính phủ quy hoạch để triển khai đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản (như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước…) Hiện tại các khu công nghiệp trên có các nhà máy thép, năng lượng tập trung nhiều nhất nước
1.2.4- Giao thông
Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các xã với các huyện và giữa các huyện thị với nhau Tỉnh lộ 55 nối thị xã Bà Rịa với huyện Hàm Tân (Bình Thuận), tỉnh lộ 56 nối thị xã Bà Rịa với huyện Long Khánh (Đồng Nai), Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50km Trong một hai năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A
Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu ở trên Từ thành phố Vũng Tàu có thể đi thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm
Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách thành phố Vũng Tàu 70km và cách ranh giới tỉnh khoảng 20km
Trang 25Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435m sẽ được xây dựng nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h
1.3- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 1.3.1- Các tầng chứa nước lỗ hổng
1.3.1.1- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Holocen (qh)
Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Holocen (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qh) được tạo thành từ các đất đá hạt thô, các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Holocen Trong đó, đáng kể nhất là các trầm tích nguồn gốc gió tạo thành các giồng cát kéo dài song song với bờ biển Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, cát pha bột, cát bụi màu trắng, xám sáng, bở rời Bề dày thay đổi từ vài mét (ranh phân bố) đến 22,0m (thành phố Vũng Tàu) Phân bố không liên tục vì các khối núi đá và những nơi xuất lộ thành tạo chứa nước già hơn Phía trên bị phủ bởi thành tạo rất nghèo nước Q2 và phía dưới lại phủ trực tiếp lên thành tạo rất nghèo nước Q13cc Tổng diện tích phân bố của tầng chứa nước qh khoảng 659,3km2 (lộ trên mặt đất 176,3km2)
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm tại một số lỗ khoan cho tầng chứa nước thuộc loại nghèo đến trung bình với: lưu lượng Q = 0,05 ÷ 1,07l/s (trung bình 0,60l.s), mực nước hạ thấp S = 0,30 ÷ 5,05 (trung bình 2,35m) và tỉ lưu lượng q = 0,130 ÷ 0,585l.sm (trung bình 0,241l/sm) Độ sâu mực nước tùy thuộc địa hình phân bố của tầng chứa nước và thay đổi trong khoảng 0,50 ÷ 8,90m (trung bình 2,66m)
Múc nước thí nghiệm tại các giếng đào cho kết quả: lưu lượng Q = 0,01 ÷ 0,92l/s (trung bình 0,18l.s), mực nước hạ thấp S = 0,02 ÷ 0,80 (trung bình 0,27m) và tỉ lưu lượng q = 0,150 ÷ 1,840l/sm (trung bình 0,592l/sm) Độ sâu mực nước tùy thuộc địa hình phân bố của tầng chứa nước và thay đổi trong khoảng 0,50 ÷ 5,50m (trung bình 2,55m)
Trang 26Thành phần hóa học
Nước nhạt: Nước nhạt thường phân bố ở vùng lộ trên các địa hình cao hoặc trung tâm các giồng cát với tổng diện tích 387,9km2 Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,04 ÷ 0,99g/l (trung bình 0,35g/l), độ pH thấp thuộc loại acid yếu đến trung tính yếu có giá trị thay đổi trong khoảng 3,8 ÷ 8,5 (trung bình 7,1), thuộc loại nước rất mềm đến cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,190 ÷ 7,050mgdl/l (trung bình: 2,292mgdl/l) Hàm lượng các thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước thấp
Loại nước phổ biến là: Bicarbonat - natri+kali (calci), Bicarbonat chlorur - natri + kali (calci) và Chlorur bicarbonat - natri+kali
Nước mặn: Nước mặn thường phân bố ở địa hình trũng thấp hoặc ven rìa các giồng cát với diện tích khoảng 271,4km2 Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 1,09 ÷ 4,46g/l (trung bình 2,02g/l), độ pH cao thuộc loại nước trung tính yếu có giá trị thay đổi trong khoảng 7,0 ÷ 8,0 (trung bình 7,6), thuộc loại nước rất mềm đến cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,070 ÷ 0,370mgdl/l (trung bình: 0,162mgdl/l) Hàm lượng các thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước không cao
Loại nước phổ biến là: Chhlorur natri+kali, Chlorur bicarbonat - natri+kali, Chlorur sulfat natri
1.3.1.2- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen giữa - trên (qp2-3)
Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen giữa - trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qp2-3) được tạo thành từ các đất đá hạt thô nằm bên dưới của hệ tầng Thủ Đức (Q12-3tđ) Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, cát pha bột màu xám sáng, gắn kết yếu đến bở rời Phân bố trên phần lớn diện tích phía tây, tây nam của tỉnh BR – VT và vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Bưng Riềng (giáp Bình Thuận) Diện tích phân bố khoảng 1.079,67km2 Phần trên thường bị phủ bởi thành tạo rất nghèo nước Q12-3tđ và bên dưới lại phủ trực tiếp trên thành tạo rất nghèo nước Q11tb Bề dày tại các lỗ khoan thay đổi trong khoảng 1,6 ÷ 20,0m (bề dày trung bình
Trang 2713,24m) Càng về phía tây giáp sông Thị Vải và ven biển, bề dày của tầng chứa nước qp2-3 có xu hướng tăng dần và vát mỏng về phía ranh giới phân bố
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm tại một số lỗ khoan cho tầng chứa nước thuộc loại nghèo đến trung bình với: lưu lượng Q = 0,20 ÷ 6,28l/s (trung bình 2,09l.s), mực nước hạ thấp S = 1,50 ÷ 19,30 (trung bình 8,17m) và tỉ lưu lượng q = 0,035 ÷ 1,408l/sm (trung bình 0,390l/sm) Độ sâu mực nước tùy thuộc địa hình phân bố của tầng chứa nước và thay đổi trong khoảng 0,01 ÷ 13,00m (trung bình 4,04m)
Thành phần hóa học
Nước trong tầng chứa nước qp2-3 có 3 nhóm chính: Nước siêu nhạt: Nước siêu nhạt thường phân bố trên các địa hình nổi cao hoặc sườn dốc có nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,03 ÷ 0,08g/l (trung bình 0,05g/l), độ pH thấp thuộc loại acid yếu có giá trị thay đổi trong khoảng 4,8 ÷ 6,7 (trung bình 5,7), thuộc loại nước rất mềm có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,070 ÷ 0,250mgdl/l (trung bình: 0,130mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước thấp
Loại nước phổ biến là: Chlorur - natri+kali, Chlorur bicarbonat - natri+kali, Chlorur bicarbonat sulfat - natri+kali, Bicarbonat chlorur - natri +kali (calci) và Bicarbonat - natri+kali (calci hoặc magne)
Nước nhạt: Nước nhạt thường phân bố trên các địa hình thấp hoặc ven thung lũng các sông rạch, hồ chứa nước và quan hệ trao đổi nước với hệ thống nước mặt này Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,12 ÷ 0,77g/l (trung bình 0,30g/l), độ pH thấp thuộc loại acid đến trung tính có giá trị thay đổi trong khoảng 3,4 ÷ 8,1 (trung bình 7,0), thuộc loại nước rất mềm đến hơi cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,350 ÷ 3,276mgdl/l (trung bình: 1,262mgdl/l) Hàm lượng các thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước thấp
Loại nước phổ biến là: Chlorur bicarbonat - natri+kali, Bicarbonat - natri+kali (calci) và Bicarbonat chlorur - natri + kali (calci)
Trang 28Nước mặn: Nước mặn thường phân bố trên các địa hình thấp hoặc ven thung lũng các sông rạch, hồ chứa nước ở các đồng bằng ven biển phía nam với diện tích khoảng 323,26km2 Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 1,38 ÷ 35,48g/l (trung bình 19,28g/l), độ pH thấp thuộc loại acid yếu đến trung tính yếu có giá trị thay đổi trong khoảng 3,2 ÷ 8,6 (trung bình 7,0), thuộc loại nước cứng đến rất cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 6,900 ÷ 125,000mgdl/l (trung bình: 71,158mgdl/l)
Loại nước phổ biến là: Chlorur natri+kali hoặc chlorur - natri
Đặc điểm động thái
Tầng chứa nước qp2-3 tầng chứa nước có áp lực yếu, mực nước thay đổi trong khoảng từ xấp xỉ mặt đất đến độ sâu 13,00m tùy thuộc độ cao địa hình Có quan hệ thủy lực với các hệ thống nước mặt (nước có thể thoát ra hoặc nhận cung cấp từ các dòng mặt trong mùa khô hoặc mùa mưa) và tầng chứa nước nằm dưới (tầng chứa nước n22, ms hoặc qp1)
Nguồn bổ cập chủ yếu từ nước mưa ngấm qua các vùng lộ của thành tạo rất nghèo nước Q12-3tđ và một phần từ các sông rạch ngấm vào
Thoát nước chủ yếu theo dòng chảy về phía sông Thị Vải hoặc thoát tại chỗ qua các sông rạch và thoát ra biển phía nam (từ Vũng Tàu đến Bình Châu) Một phần được khai thác từ các giếng khoan, một lượng nước khác sẽ được thấm xuyên cung cấp xuống tầng chứa nước nằm dưới
Khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước qp2-3 có diện phân bố rộng, bề dày khá lớn nên có thể khai thác quy mô trung bình Hiện nay tầng chứa nước này đang được dân cư trong vùng sử dụng
1.3.1.3- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pliocen giữa (n22)
Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pliocen giữa (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước n22) được tạo thành từ các đất đá hạt thô nằm dưới của hệ tầng Bà Miêu (N22bm) và hệ tầng Suối Tầm Bó (N22stb) Diện tích phân bố khoảng 1.259,45km2 Thành phần thạch học chủ yếu gồm: cát, cuội, sỏi, cát chứa sạn, cát pha bột Bề dày của tầng chứa nước thay đổi từ 2,1m đến 30,0m (trung bình 13,25m) Diện phân bố rộng và
Trang 29khá liên tục, kéo dài từ thung lũng sông Thị Vải (phía tây) qua trung tâm đến Bầu Lâm, Tân Lâm (Xuyên Mộc) Chỉ bị gián đoạn tại những vùng lộ núi đá ở Bà Rịa, Long Hải, Tân Lâm Tầng chứa nước có xu thế chìm dần về phía tây và nam tỉnh BR - VT, chiều dày tầng chứa nước cũng có xu thế tăng dần theo hướng đông bắc - tây nam Phía trên thường bị phủ bởi thành tạo trẻ hơn và phủ trực tiếp lên tầng chứa nước ms
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo đến giàu với: lưu lượng Q = 0,02 ÷ 22,20l/s, mực nước hạ thấp S = 0,30 ÷ 33,56m và tỉ lưu lượng q = 0,001 ÷ 7,067l/sm (trung bình: 1,354l/sm), mực nước tĩnh thay đổi trong phạm vi từ trên mặt đất khoảng 0,42m đến 23,00m (trung bình 6,25m)
Thành phần hóa học
Nước trong tầng chứa nước n22 có 3 nhóm chính: Nước siêu nhạt: Nước siêu nhạt thường phân bố trên các địa hình nổi cao hoặc sườn dốc có nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,03 ÷ 0,09g/l (trung bình 0,06g/l), độ pH thấp thuộc loại acid yếu và nhiều nơi trung tính có giá trị thay đổi trong khoảng 4,6 ÷ 7,3 (trung bình: 6,13), thuộc loại nước rất mềm có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,050 ÷ 0,570mgdl/l (trung bình: 0,272mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến là: Chlorur bicarbonat- natri+kali (natri), Bicarbonat chlorur - natri+kali (natri), Bicarbonat chlorur sulfat - natri+kali, Bicarbonat - natri (calci, magne) và Bicarbonat sulfat chlorur - natri+kali
Nước nhạt: Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,10 ÷ 0,71g/l (trung bình 0,22g/l), độ pH có giá trị thay đổi trong khoảng 4,6 ÷ 9,3 (trung bình 7,2), thuộc loại nước rất mềm đến mềm có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,200 ÷ 11,200mgdl/l (trung bình: 1,397mgdl/l) Hàm lượng
Trang 306 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến là: Bicarbonat - natri+kali hoặc Bicarbonat - calci Nước mặn: Nước mặn thường phân bố trên các ven thung lũng các sông Thị Vải và các đồng bằng ven biển phía nam với diện tích khoảng 246,35km2 Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 1,09 ÷ 6,5g/l (trung bình 4,35l), độ pH có giá trị thay đổi trong khoảng 3,8 ÷ 8,3 (trung bình 5,3), thuộc loại nước cứng đến rất cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 5,650 ÷ 168,004mgdl/l (trung bình: 58,850mgdl/l)
Loại nước phổ biến là: Chlorur natri+kali hoặc chlorur - natri
Đặc điểm động thái
Mực nước tĩnh thay đổi theo địa hình và dao động theo mùa Đây là tầng nước có áp lực yếu đến trung bình và nhiều nơi khá cao, có quan hệ thủy lực với hệ thống nước mặt và các tầng chứa nước nằm kề
Nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa rơi tại chỗ và ngấm qua thành tạo rất nghèo nước N22bm, thấm xuyên qua đáy các dòng nước mặt và thấm xuyên vào các tầng chứa nước nằm kề
Thoát nước chủ yếu theo dòng chảy về phía tây và ra biển phía nam hoặc thoát tại chỗ qua các sông rạch Một phần được khai thác từ các giếng khoan Một lượng nước khác sẽ được thấm xuyên cung cấp xuống các tầng chứa nước nằm kề
Khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước n22 có diện phân bố rộng và khá giàu nước Đây là tầng có triển vọng khai thác nhất của tỉnh BR - VT, có thể khai thác nước cho công nghiệp và khai thác tập trung cung cấp nước cho dân sinh
Hiện nay tầng chứa nước này đang được khai thác rất mạnh mẽ tại khắp tỉnh BR - VT, nhất là ở các khu công nghiệp mới và cũ, cũng như ở các khu đô thị đang phát triển
Trang 311.3.2- Các tầng chứa nước khe nứt 1.3.2.1- Tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan tuổi Pleistocen trên (Bqp3)
Tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan tuổi Pleistocen trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước Bqp3) được tạo thành từ bazan hệ tầng Phước Tân Thành phần chủ yếu là bazan nứt nẻ yếu phía trên thường bị phong hóa triệt để tạo thành các lớp đất trồng chứa nước kém Thường lộ trên mặt thành các dải hẹp và khoảnh nhỏ ở ven biển từ Phước Bửu đến Bưng Riềng Phía dưới thường phủ trên các tầng chứa nước trẻ hơn Tổng diện tích phân bố khoảng 93,36km2
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo đến trung bình với: lưu lượng Q = 0,20 ÷ 3,00l/s, mực nước hạ thấp S = 1,50 ÷ 2,25m và tỉ lưu lượng q = 0,200 ÷ 1,000l/sm (trung bình: 1,500l/sm) Mực nước tĩnh thay đổi trong phạm vi từ trên mặt đất khoảng 8,00m đến 21,00m (trung bình 1,50m)
Thành phần hóa học
Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,17 ÷ 0,21g/l (trung bình 0,19g/l), độ pH có giá trị thay đổi trong khoảng 6,3 ÷ 7,2 (trung bình 7,8), thuộc loại nước rất mềm đến hơi cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,600 ÷ 4,400mgdl/l (trung bình: 1,925mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến: Chlorur - natri (natri+kali), Chlorur bicarbonat - calci và Bicarbonat - natri
Đặc điểm động thái
Tầng chứa nước khe nứt Bqp3 có mực nước phân bố khá sâu và phụ thuộc địa hình phân bố, mực nước thường dao động theo mùa Đây là tầng nước có áp lực yếu đến trung bình hoặc không áp, có quan hệ thủy lực với hệ thống nước mặt và các tầng chứa nước nằm kề
Trang 32Nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa rơi tại chỗ ngấm vào, thấm xuyên qua đáy các dòng nước mặt và thấm xuyên vào các tầng chứa nước nằm kề
Thoát nước chủ yếu theo dòng chảy về rìa phân bố hoặc thoát tại chỗ qua các sông rạch, một phần được khai thác từ các giếng khoan Một lượng nước khác sẽ được thấm xuyên cung cấp xuống các tầng chứa nước nằm trên
Khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước khe nứt Bqp3 có chất lượng khá tốt, độ giàu nước thay đổi từ giàu đến trung bình Tuy nhiên, do diện phân bố hẹp không có triển vọng trong quy hoạch khai thác sử dụng nước ở BR - VT
1.3.2.2- Tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan tuổi Pleistocen giữa (Bqp2)
Tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan tuổi Pleistocen giữa (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước Bqp2) được tạo thành từ bazan hệ tầng Xuân Lộc Tổng diện tích phân bố khoảng 482,74km2 Thành phần chủ yếu là bazan nứt nẻ yếu phía trên thường bị phong hóa triệt để tạo thành các lớp đất trồng màu đỏ chứa nước kém Phân bố trung tâm vùng tỉnh BR - VT kéo dài từ Châu Đức đến Đất Đỏ Phía dưới thường phủ trên các tầng chứa nước trẻ hơn
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo đến giàu với: lưu lượng Q = 0,10 ÷ 14,29l/s, mực nước hạ thấp S = 1,00 ÷ 26,71m và tỉ lưu lượng q = 0,004 ÷ 2,797l/sm (trung bình: 0,690l/sm), mực nước tĩnh thay đổi trong phạm vi từ trên mặt đất khoảng 0,92m đến 23,10m (trung bình 8,95m)
Loại nước phổ biến: Chlorur - natri (natri+kali), Chlorur bicarbonat - calci và Bicarbonat - natri
Đặc điểm động thái
Tầng chứa nước khe nứt Bqp2 có mực nước phân bố khá sâu và phụ thuộc địa hình phân bố Mực nước thường dao động theo mùa Đây là tầng nước có áp lực yếu đến trung bình hoặc không áp, có quan hệ thủy lực với hệ thống nước mặt và các tầng chứa nước nằm kề
Trang 33Nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa rơi tại chỗ ngấm vào, thấm xuyên qua đáy các dòng nước mặt và thấm xuyên vào các tầng chứa nước nằm kề
Thoát nước chủ yếu theo dòng chảy về phía rìa phân bố của khối bazan hoặc thoát tại chỗ qua các sông rạch Một phần được khai thác từ các giếng khoan Một lượng nước khác sẽ được thấm xuyên cung cấp xuống các tầng chứa nước nằm trên
Khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước khe nứt Bqp2 có chất lượng khá tốt, độ giàu nước thay đổi từ giàu đến nghèo Có thể xem đây là tầng chứa nước có triển vọng trong quy hoạch khai thác sử dụng nước ở BR - VT
1.3.2.3- Tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan tuổi Pliocen trên - Pleistocen dưới (Bn -qp)
Tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan tuổi Pliocen trên - Pleistocen dưới (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước Bn-qp) được tạo thành từ bazan hệ tầng Túc Trưng Tổng diện tích phân bố khoảng 311,79km2.Thành phần chủ yếu là bazan nứt nẻ yếu phía trên thường bị phong hóa triệt để tạo thành các lớp đất trồng màu đỏ chứa nước kém Thường lộ trên diện rộng ở Xuyên Mộc (Hòa Hiệp, Hòa Bình, Sơn Bình, Bầu Lâm) Phía dưới thường phủ trên các tầng chứa nước trẻ hơn Phân bố trung tâm vùng tỉnh BR - VT kéo dài từ Châu Đức đến Đất Đỏ
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ trung bình đến giàu với: lưu lượng Q = 1,50 ÷ 5,00l/s, mực nước hạ thấp S = 1,00 ÷ 23,00m và tỉ lưu lượng q = 0,090 ÷ 2,000l/sm (trung bình: 0,521l/sm) Mực nước tĩnh thay đổi trong phạm vi từ trên mặt đất khoảng 4,50m đến 20,00m (trung bình 12,42m)
Thành phần hóa học
Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,05 ÷ 0,32g/l (trung bình 0,15g/l), độ pH có giá trị thay đổi trong khoảng 7,0 ÷ 7,7 (trung bình 7,3), thuộc loại nước rất mềm đến hơi cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,150 ÷ 2,800mgdl/l (trung bình: 1,060mgdl/l) Hàm lượng 6 thành
Trang 34phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến: Chlorur - natri (natri+kali), Chlorur bicarbonat - calci và Chlurur sulfat - natri
Đặc điểm động thái
Tầng chứa nước khe nứt (Bn-qp) có mực nước phân bố khá sâu và phụ thuộc địa hình phân bố, mực nước thường dao động theo mùa Đây là tầng nước có áp lực yếu đến trung bình hoặc không áp, có quan hệ thủy lực với hệ thống nước mặt và các tầng chứa nước nằm kề
Nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa rơi tại chỗ ngấm vào, thấm xuyên qua đáy các dòng nước mặt và thấm xuyên vào các tầng chứa nước nằm kề
Thoát nước chủ yếu theo dòng chảy về rìa phân bố hoặc thoát tại chỗ qua các sông rạch, một phần được khai thác từ các giếng khoan Một lượng nước khác sẽ được thấm xuyên cung cấp xuống các tầng chứa nước nằm trên
Khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước khe nứt (Bn-qp) có chất lượng khá tốt, độ giàu nước thay đổi từ giàu đến nghèo Tuy nhiên, do diện phân bố hẹp không có triển vọng trong quy hoạch khai thác sử dụng nước ở BR - VT
1.3.2.4- Tầng chứa nước khe nứt trong đá Mesozoi (ms)
Tầng chứa nước khe nứt trong đá tuổi Paleozoi - Mesozoi (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước khe nứt ms) được tạo từ đới nứt nẻ phần trên cùng của các hệ tầng La Ngà (J1ln) và hệ tầng Long Bình (J3-K1lb) Có diện phân bố phần lớn trong toàn tỉnh BR - VT và chỉ bị gián đoạn bởi thành tạo không chứa nước GDiK, có diện tích phân bố khoảng 1.731,06km2
Thành phần thạch học của đá chủ yếu là sét kết, cát kết, bột kết, tuf anđesit, tuf dacit, cát sạn kết tuf, đá phiến sét đen, bột kết tuf Bề dày tổng cộng khá lớn, nhưng trong phạm vi nghiên cứu được hiện nay thì đới nứt nẻ chứa nước thường phát triển đến chiều sâu trung bình khoảng 80m Bên trên thường hiện diện đới phong hóa triệt để thành các sản phẩm bở rời chứa nước kém
Trang 35Tầng chứa nước khe nứt ms lộ ra dưới dạng các dải hẹp quanh khối núi Bà Rịa phía bắc Xuyên Mộc Phần lớn diện tích còn lại còn lại bị phủ bởi các tầng chứa nước lỗ hổng Kainozoi
Độ giàu nước
Hút nước thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo đến giàu với: lưu lượng Q = 0,20 ÷ 6,90l/s (trung bình: 2,63l/s), mực nước hạ thấp S = 1,58 ÷ 31,40m (trung bình; 11,69m) và tỉ lưu lượng q = 0,003 ÷ 0,812l/sm (trung bình: 0,244l/sm) Mực nước tĩnh thay đổi trong phạm vi từ trên mặt đất khoảng +2,43m đến 9,82m (trung bình 3,17m)
Một đặc điểm quan trọng của tầng chứa nước ms là độ giàu nước có tính bất đồng nhất cao Nghĩa là trong một phạm vi hẹp có thể rất giàu nước hoặc ngược lại Bên cạnh đó, yếu tố độ cao của địa hình phân bố cũng là yếu tố cần quan tâm vì có thể rất giàu nước nhưng mực nước tĩnh nằm quá sâu nên không có ý nghĩa trong khai thác sử dụng
Thành phần hóa học
Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,04 ÷ 0,48g/l (trung bình 0,31g/l), độ pH có giá trị thay đổi trong khoảng 6,5 ÷ 8,5 (trung bình 7,9), thuộc loại nước rất mềm đến hơi cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,600 ÷ 4,400mgdl/l (trung bình: 1,925mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến: Chlorur - natri (natri+kali), Chlorur bicarbonat - calci và Chlurur sulfat – natri
Đặc điểm động thái
Tầng chứa nước khe nứt ps - ms có mực nước phân bố khá sâu và phụ thuộc địa hình phân bố Mực nước thường dao động theo mùa Đây là tầng nước có áp lực yếu đến trung bình hoặc không áp, có quan hệ thủy lực với hệ thống nước mặt và các tầng chứa nước nằm kề
Nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa rơi tại chỗ ngấm vào, thấm xuyên qua đáy các dòng nước mặt và thấm xuyên vào các tầng chứa nước nằm kề
Trang 36Thoát nước chủ yếu theo dòng chảy về phía phía tây và biển phía nam hoặc thoát tại chỗ qua các sông rạch Một phần được khai thác từ các giếng khoan Một lượng nước khác sẽ được thấm xuyên cung cấp xuống các tầng chứa nước nằm trên
Khả năng khai thác sử dụng
Tầng chứa nước khe nứt ms có chất lượng khá tốt, độ giàu nước thay đổi từ giàu đến nghèo Do điều kiện khai thác khó khăn (phân bố sâu và đá cứng) nên ít được quan tâm khai thác sử dụng nhiều Tuy nhiên, có thể xem đây là tầng chứa nước có triển vọng và là nguồn dự trữ có triển vọng trong quy hoạch khai thác sử dụng nước ở BR - VT
1.3.3- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước 1.3.3.1- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước
1- Thành tạo địa chất rất nghèo nước tuổi Holocen (Q2) Thành tạo địa chất rất nghèo nước tuổi Holocen (sẽ được gọi tắt là thành tạo Q2) được tạo thành từ các đất đá hạt mịn của các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Holocen (sông, sông - đầm lầy thấp) Diện tích phân bố khoảng 483km2 Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bùn cát, sét, bột cát lẫn sạn sỏi vài nơi xen kẹp thấu kính cát mịn Phân bố thành các dải hẹp kéo dài theo thung lũng các sông suối hoặc những khoảnh nhỏ (đầm lầy cao) ở trung tâm tỉnh BR - VT, bề dày thường thay đổi từ vài mét (ở thượng lưu) đến khoảng 25,0m Khả năng chứa nước kém đóng vai trò lớp bán thấm lộ trên mặt địa hình
2- Thành tạo địa chất rất nghèo nước Pleistocen giữa - trên (Q12-3tđ) Các thành tạo địa chất rất nghèo nước Pleistocen giữa - trên (sẽ gọi tắt là thành tạo Q12-3tđ) được tạo thành bởi đất đá hạt mịn nằm trên cùng của hệ tầng Thủ Đức Diện tích phân bố khoảng 1.149,82km2 Thành phần thạch học là cát bột, sét bột đôi chỗ sét bột chứa sạn laterit, chiều dày thay đổi từ 0,50m đến 18,2m Phía trên bị phủ bởi thành tạo Q2 hoặc tầng chứa nước qh, thành tạo Q13cc hoặc qp3 và bên dưới lại phủ trên tầng chứa nước lỗ hổng qp2-3
Múc nước thí nghiệm cho thấy thành tạo này rất nghèo với: lưu lượng Q = 0,01 ÷ 0,63l/s (trung bình: 0,15l/s), mực nước hạ thấp S = 0,15 ÷ 0,34m (trung bình:
Trang 370,22m) và tỉ lưu lượng q = 0,400 ÷ 1,853l/sm (trung bình: 0,869l/sm) Mực nước tĩnh thay đổi trong phạm vi khoảng 1,20m đến 11,30m (trung bình 4,23m)
Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,03 ÷ 0,40g/l (trung bình 0,09g/l), độ pH thấp thuộc loại acid yếu có giá trị thay đổi trong khoảng 4,2 ÷ 8,4 (trung bình: 6,3), thuộc loại nước rất mềm có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,050 ÷ 3,600mgdl/l (trung bình: 0,524mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến: Chlorur - natri (natri+kali), Chlorur - natri calci, Chlorur bicarbonat - natri+kali, Chlorur sunfat - natri+kali, Sunfat chlorur - natri và Bicarbonat - natri
3- Thành tạo địa chất rất nghèo nước tuổi Pliocen giữa (N22bm) Thành tạo địa chất rất nghèo nước tuổi Pliocen giữa (sẽ được gọi tắt là thành tạo N22) được tạo thành từ đất đá hạt mịn nằm trên cùng của hệ tầng Bà Miêu hoặc hệ tầng Suối Tầm Bó Diện tích phân bố khoảng 1.130,11km2 Thành phần thạch học là sét bột, bột cát, chiều dày thay đổi từ 2,0m đến 19,3m Diện tích phân bố khoảng 1.310,11km2, lộ thành khoảnh lớn và liên tục ở phía bắc Xuyên Mộc hoặc một vài chỏm nhỏ ở phía nam Phía trên thường bị phủ bởi tầng chứa nước qp1, các tầng chứa nước khe nứt trong các đá bazan hoặc phạm vi hẹp của thành tạo Q11tb, bên dưới phủ trực tiếp lên tầng chứa nước n22 hoặc tầng chứa nước ms
Múc nước thí nghiệm tại các giếng đào cho kết quả: lưu lượng Q = 0,06 ÷ 1,50l/s (trung bình: 0,85l/s), mực nước hạ thấp S = 0,30 ÷ 7,00m (trung bình: 3,61m) và tỉ lưu lượng q = 0,200 ÷ 0,282l/sm (trung bình: 0,232l/sm) Mực nước tĩnh thay đổi trong khoảng từ 1,00m đến 17,20m (trung bình 7,70m)
Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,01 ÷ 0,21g/l (trung bình 0,10g/l), độ pH cao thuộc nước trung tính có giá trị thay đổi trong khoảng 7,0 ÷ 7,6 (trung bình: 7,2), thuộc loại nước rất mềm hơi cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,200 ÷ 0,680mgdl/l (trung bình: 0,473mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Trang 38Loại nước phổ biến: Chlorur - natri (natri+kali), Chlorur bicarbonat - natri+kali, Bicarbonat - calci, Bicarbonat - calci hoặc Bicarbonat - calci natri+kali và Sunfat chlorur- natri+kali
1.3.3.2- Các thành tạo không chứa nước
Thành tạo địa chất không chứa nước tuổi Creta (sẽ được gọi tắt là thành tạo GDiK) được tạo thành từ các đất đá xâm nhập phức hệ Cù Mông, Phan Rang, Ankroet, Định Quán, Đèo Cả Diện tích lộ trên mặt tổng cộng khoảng 257,58km2 Thành phần chủ yếu là Granit, Diorit, Diabas hoặc Granodiabas,Monzonit, Tonalit Phân bố thành những khối núi ở BR - VT Bề dày rất lớn, nứt nẻ kém nên được xem là không chứa nước Tuy nhiên, một số nơi đứt gãy sâu hình thành đới chứa nước thường, nước khoáng hoặc phần phong hóa triệt để thành một lớp cát ở phía trên
Múc nước thí nghiệm tại các giếng đào cho kết quả: lưu lượng Q = 0,02 ÷ 4,75l/s (trung bình: 1,94l/s), mực nước hạ thấp S = 0,23 ÷ 36,00m (trung bình: 13,79m) và tỉ lưu lượng q = 0,09 ÷ 0,562l/sm (trung bình: 0,225l/sm) Mực nước tĩnh thay đổi trong khoảng từ +0,74m đến 3,50m (trung bình 1,94m)
Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước cho thấy tổng khoáng hóa M = 0,06 ÷ 4,32g/l (trung bình 1,83g/l), độ pH cao thuộc nước trung tính có giá trị thay đổi trong khoảng 5,0 ÷ 9,0 (trung bình: 7,7), thuộc loại nước hơi cứng có độ cứng thay đổi trong khoảng 0,500 ÷ 13,700mgdl/l (trung bình: 5,908mgdl/l) Hàm lượng 6 thành phần cơ bản (Natri + Kali, Calci, Magne, Bicarbonat, Clorur và Sulfat) của nước trong tầng chứa nước này không cao
Loại nước phổ biến: Bicarbonat - Natri+kali calci, Bicarbonat - calci hoặc Bicarbonat chlorur- calci natri+kali và Chlorur bicacbonat- natri+kali
Trang 39CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT 2.1- NƯỚC NGOÀI
BĐKH đã và đang gây tác động đến cuộc sống của toàn nhân loại trên thế giới Cộng đồng thế giới đang có những nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống lại BĐKH Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP 15) đã chính thức khai mạc ngày 7/12/2009 tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhằm ký kết một thỏa thuận ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tác động của BĐKH tới tài nguyên nước mặt, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu tác động của BĐKH tới tài nguyên nước dưới đất mặc dù nước dưới đất là nguồn cung cấp nước ăn uống chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các giá trị sinh thái trong hầu hết các vùng trên thế giới Các nghiên cứu đã thực hiện đều có điểm chung là kết hợp các kịch bản khí hậu với các mô hình thủy văn và được tiến hành ở các vùng rất khác nhau Một vài nghiên cứu điển hình được điểm qua dưới đây:
Allen et al (2004) sử dụng tầng chứa nước Grand Forks, ở phía nam British Columbia, Canada để mô phỏng tính nhạy cảm của tầng chứa nước với những thay đổi của lượng bổ cập và mực nước sông theo các kịch bản khí hậu của vùng này Kết quả chỉ ra rằng những thay đổi của lượng bổ cập vào tầng chứa nước trong mô hình trạng thái ổn định dưới các kịch bản BĐKH khác nhau có tác động nhỏ hơn tác động của thay đổi cao độ mực nước trong các sông Kettle và Granby Tất cả các mô phỏng đều chỉ ra mực nước và hướng dòng chảy nước dưới đất chỉ thay đổi rất nhỏ Mô phỏng lượng bổ cập cao và thấp chỉ ra mực nước lần lượt tăng khoảng +0.05m hoặc giảm khoảng -0.025m Khi thay đổi cao độ mực nước sông cao hơn mực nước cực đại 20 và 50% dẫn đến mực nước dưới đất tăng lần lượt là 2,72m và 3,45m Khi giảm cao độ mực nước sông thấp hơn mực nước sông cực tiểu 20 và 50%) dẫn đến mực nước dưới đất giảm lần lượt là -0.48m và -2.10m
Brouyere et al (2004) triển khai một mô hình tích hợp thủy văn (MOHISE) để nghiên cứu tác động của BĐKH tới chu kỳ thủy văn trong các bồn chứa nước ở
Trang 40Bỉ Mô hình này xem xét hầu hết các quá trình thủy văn theo cách phù hợp về mặt tự nhiên, dòng chảy nước dưới đất được mô phỏng theo cách phần tử hữu hạn phân bố không gian Nhờ công cụ số chính xác này, sau khi hiệu chỉnh và kiểm chứng, có thể rút ra các nhận định định lượng về kết quả mô hình nước dưới đất Dưới các kịch bản BĐKH của IPCC, cách tiếp cận này được áp dụng vào bồn Geer ở Bỉ để đánh giá các tác động của BĐKH tới tài nguyên NDĐ Trong nghiên cứu này mô tả chi tiết mô hình NDĐ, các tác động của BĐKH tới mực nước dưới đất và trữ lượng nước được thảo luận chi tiết Từ việc áp dụng mô hình ở bồn Geer, rõ ràng rằng, trên cơ sở nhiều năm, hầu hết các kịch bản được thử nghiệm đều dự báo giảm mực nước và trữ lượng NDĐ liên quan đến sự thay đổi các điều kiện khí hậu Tuy nhiên theo mùa, các kịch bản thử nghiệm chỉ ra không có sự thay đổi mực nước
Holman (2006) mô tả cách tiếp cận tổng hợp để đánh giá các tác động của BĐKH và kinh tế - xã hội tới lượng bổ cập NDĐ tại Đông Anglia, Anh Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lượng bổ cập NDĐ bao gồm chế độ nhiệt độ và mưa, lụt ven biển, đô thị hóa, trồng rừng Các nguồn quan trọng tạo ra sai số đã được thảo luận dựa theo các kết quả
Mall et al (2006) khảo sát tiềm năng phát triển bền vững tài nguyên nước mặt và NDĐ dưới các áp lực của BĐKH và các nghiên cứu cần thiết trong tương lai ở Ấn Độ Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng BĐKH chắc chắn tác động đáng kể đến tính sẵn có của tài nguyên nước nhạt Ở Ấn Độ, nhu cầu nước đã gia tăng nhiều lần trong các năm do đô thị hóa, mở rộng nông nghiệp, phát triển công nghiệp và kinh tế Hiện nay, thay đổi trong cách thu hoạch, sử dụng đất, khai thác quá mức NDĐ, tưới tiêu đang làm thay đổi chu kỳ thủy văn trong nhiều vùng khí hậu và lưu vực sông ở Ấn Độ Đánh giá tính sẵn có và sự thay đổi của tài nguyên nước trong bối cảnh đáp ứng nhu cầu tương lai của quốc gia và dưới các ảnh hưởng của BĐKH là sống còn để phát triển chiến lược vùng và quốc gia lâu dài
Scibek and Allen (2006) triển khai một phương pháp liên kết các mô hình khí hậu với các mô hình NDĐ để đánh giá các tác động BĐKH tới tài nguyên NDĐ Một tầng chứa nước không áp nằm gần Grand Forks ở phía nam British Columbia,