1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật Ô tô, máy kéo: Lựa chọn xe buýt trên các tuyến phù hợp với dòng hành khách

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lựa Chọn Xe Buýt Trên Các Tuyến Phù Hợp Với Dòng Hành Khách
Tác giả Tran Dinh Quoc Thang
Người hướng dẫn TS. Trinh Van Chinh
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP.HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô - Máy kéo
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 18,19 MB

Nội dung

Có 2 vẫn đề đặt ra khi lựa chọn xe buýt: + Nếu công suất luồng hành khách lớn dùng xe có sức chứa nhỏ thì dẫn tớichất lượng phục vụ kém quá tải, chen lẫn xô đây hoặc chờ đi chuyến sau +

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HÔ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRAN ĐÌNH QUOC THANG

LỰA CHON XE BUYT TREN CÁC TUYẾN

PHU HOP VOI DONG HANH KHACH

Chuyên ngành : KY THUAT O TÔ - MAY KÉO

Mã số: 605235

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HO CHÍ MINH, Tháng 07 năm 2011

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRUONG ĐẠI HỌC BACH KHOA — ĐHQG — TPHCMCán bộ hướng dẫn khoa học : - 2-5-2252 2 2E£*£2£2E2E+E£E£E££zEsErersree

Chữ ký

TS TRỊNH VĂN CHÍNHCán bộ chấm nhận Xét Ì : c2 + 6E E+E#E SE SE EsESEEESESEEsErkeereree

Chữ ký

Cán bộ chấm nhận Xét 2 : -¿- - + E612 EESE SE EsESEEESESEEsErkekreree

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI DONG CHAM BẢO VỆ LUẬN VAN

THẠC SĨ

Trường Đại học Bách Khoa, ngày tháng năm

Trang 3

ĐẠI HỌC QUOC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

TRUONG ĐẠI HỌC BACH KHOA Độc lập — Tự Do — Hanh Phúc

Tp HCM, ngay thang năm 20 NHIEM VU LUẬN VAN THAC SĨ

Ho va tên học viên: TRAN DINH QUOC THANG Phái: NamNgày sinh: 05 — 10— 1984 Noi sinh: Ninh ThuanChuyên ngành: Kỹ thuật ô tô — máy kéo MSHV: 09130415I TEN DE TÀI: “LUA CHON XE BUÝT TREN CÁC TUYẾN PHÙ HỢP VỚI

DONG HANH KHÁCH''?Il NHIEM VU VÀ NOI DUNG:

1 Nghiên cứu tuyến buýt trên tuyến lựa chọn (sơ đồ tuyến, mặt cắt ngang đường,đặc tính kỹ thuật ô tô buýt, hệ số sử dụng chỗ và công suất dòng hành khách)

2 Phương án lựa chọn va thay thế xe buýt hoạt động trên tuyến.HI NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : (Ngày bat dau thực hiện LV ghi trong quyết định

giao đê tài) : / /2011IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIEM VỤU: 525 E21 tt treoV CÁN BO HUONG DAN :

CÁN BỘ HUONG DAN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua

Tp HCM, ngày tháng năm 20

TRUONG PHÒNG ĐT-SDH TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH

Trang 4

LOI CAM ON

Sau gần 2 năm theo học chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuậtÔ tô — máy kéo tại Khoa Kỹ thuật Giao Thông Ở học kỳ 3, em được thực hiện détài luận văn tốt nghiệp: “'Lựa chọn xe buýt trên các tuyến phù hop dòng hànhkhách” với sự hướng dẫn của thay TS Trinh Van Chinh, dén nay dé tai da duochoan thanh.

Trong suốt quá trình thực hiện, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình củathầy TS Trịnh Văn Chính về việc thực hiện nội dung chính của luận văn, cung cấptài liệu liên quan phục vụ đề tài; của đồng nghiệp và sinh viên Trường Cao ĐăngKỹ Thuật Cao Thăng trong việc hỗ trợ nghiên cứu và thu thập số liệu

Em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trịnh Văn Chính, TrườngCao Đăng Kỹ Thuật Cao Thắng, các bạn đồng nghiệp và sinh viên

Mặc dù đề tài đã hoàn thành nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót,hạn chế trong quá trình thực hiện Em mong đón nhận được những ý kiến đóng gópcủa thầy cô để dé tài trở nên hoàn thiện và có ý nghĩa thiết thực hơn Xin chân thànhcảm on!

Học viên

Trần Đình Quốc Thắng

Trang 5

TÓM TAT LUẬN VĂN

Trong những năm gần đây, tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môitrường ngày càng gia tăng Sở GTVT đã va đang có những bước phát triển nhằm cảithiện tình hình giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong đó là vẫn đề cảithiện tình hình xe buýt tại thành phố Nhiều giải pháp đưa ra nhằm thu hút ngườidân tham gia xe buýt, hạn chế xe cá nhân nhưng vẫn chưa đạt kết quả mong muốn

Với tình hình dân số phát triển như hiện nay, lượng xe cá nhân chiếm đến95% lượng xe lưu thông trên đường thì cơ sở hạ tầng giao thông khó mà đáp ứngđược nhu cầu đi lại của người dân Van đề đặt ra ở đây là việc sử dụng xe buýt lớnchạy trên đường như hiện nay có hợp lý hay chưa? Theo quan niệm cũ thì xe buýtcàng lớn thì chi phí, hệ số chiếm dụng mặt đường ô nhiễm môi trường tính trên đầungười càng giảm Điều này chỉ đúng khi lượng hành khách đảm bảo điền đây trênxe buýt Nếu lượng hành khách không đảm bảo thì việc sử dụng xe buýt lớn có cònhiệu quả hay không? Có 2 vẫn đề đặt ra khi lựa chọn xe buýt:

+ Nếu công suất luồng hành khách lớn dùng xe có sức chứa nhỏ thì dẫn tớichất lượng phục vụ kém (quá tải, chen lẫn xô đây hoặc chờ đi chuyến sau)

+ Nếu công suất luồng hành khách nhỏ dùng xe sức chứa lớn thì dẫn tới hiệuquả sử dụng phương tiện giảm, lãng phí sức chứa của xe (hệ số lợi dụng trọng tảithấp, giá thành cao ảnh hưởng tới kinh doanh, ô nhiễm môi trường tính trên đầungười tăng cao).

Nội dung nghiên cứu dé tài cũng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên Việc lựachọn xe buýt cho phù hợp với dòng hành khách góp phần hoàn thiện hệ thống giaothông công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh Với mong muốn cải thiện tình hình xebuýt, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng vận tốc hành trình, nhăm gop phan nangcao ti lệ hành khách sử dụng phương tiện xe buýt.

Trang 6

Nội dung đề tài được thực hiện theo trình tự sau:

Phan mở đầu: Giới thiệu dé tải, lý do chọn dé tai, mục tiêu, đối tượng vaphạm vi nghiên cứu dé tai, ý nghĩa khoa học và thực tiễn dé tài nghiên cứu

Phan tổng quan: Trình bày tổng quan về tình hình xe buýt hiện nay tại thànhphố Hồ Chí Minh Phân tích thực trạng xe buýt và giải pháp chống ách tắc giaothông tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc học tập các phương pháp từ nước

ngoài và tình hình thực tiễn tại thành phó

Phần lý thuyết: Trình bày các cơ sở lý thuyết việc bố trí xe buýt trên tuyến,các chỉ tiêu cần thiết xem xét khi lựa chọn xe buýt Đề ra các phương pháp lựa chọnxe buýt: lựa chọn xe buýt theo sức chứa hợp lý, chọn xe với các chỉ tiêu kinh tế kỹthuật.Từ đó đề ra các phương pháp thu nhập số liệu và điều tra khảo sát phục vụ choviệc nghiên cứu luận văn.

Phần nội dung nghiên cứu: xác định tuyến buýt cần nghiên cứu để thay thếxe buýt ( tuyến Bến Thành — Âu Cơ — An Sương) Phân tích phương pháp điều hànhxe buýt hiện nay Tiến hành khảo sát tuyến đường, và tỉ lệ trùng lắp trên tuyến.Đánh giá lưu lượng hành khách trên tuyến, lượng luân chuyển hành khách trên 1kmhành trình, tính toán và so sánh hệ số sử dụng chỗ trên tuyến khi sử dụng loại 80chỗ và 40 chỗ Kiểm tra các tính năng kỹ thuật xe buýt loại 80 chỗ: bán kính quayvòng, hành lang quay vòng, tốc độ hành trình Xem xét và đánh giá khả năng lưuthông trên đường loại xe buýt này.

Từ các chỉ tiêu trên đánh giá việc sử dụng loại xe buýt này chưa hợp lý và đềxuất chọn phương án sử dụng loại xe buýt nhỏ hơn (40 chỗ) Định hướng lạiphương án tổ chức xe buýt Đưa ra mẫu xe buýt 40 chỗ thay thế: thông số kỹ thuật,bố trí chỗ ngôi, chỗ đứng, kiểm tra tính năng quay vòng, hành lang quay vòng Vàmột số công trình chủ yếu trên hành lang khi sử dụng loại xe buýt này: bến tiếp

chuyền, trạm dừng, nhà chờ Đề tài cũng đưa ra thêm một số phướng án bố trí xe

buýt loại 12 chỗ, 15 chỗ cho trung tâm thành phố

Cuối cùng đề tài kiểm tra tính hiệu quả về kinh tế xã hội thông qua việc lựachọn xe buýt phù hợp Kết luận và hướng phát triển đề tài

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN 3

LOI CAM ON 4TOM TAT LUAN VAN 5MUC LUC 7Chuong 1: MO DAU 81.1 Sự can thiết phải nghiên cứu 101.2 Mục tiêu nghiên cứu 131.2.1 Mục tiêu chung 131.2.2 Muc tiéu cu thé 131.3 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu 131.3.1 Đối tượng nghiên cứu 131.3.2 Phạm vi nghiên cứu 141.4 Cau trúc luận văn 141.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn 15CHƯƠNG 2: TONG QUAN VE HIỆN TRANG GIAO THONG CONG CONGTAI THANH PHO HO CHI MINH 16

2.1 Thực trạng chung về xe buýt hiện nay tại Tp.HCM 162.2 Cac loại xe buýt lưu thông tại Tp HCM 182.1.1 Chung loại xe buýt 182.1.2 Số lượng xe buýt 182.3 Giải pháp chống ach tac giao thông tại Tp.HCM 202.3.1 Học tập phương pháp giải quyết ách tắc giao thông từ nước ngoài 202.3.2 Phương án giảm ách tắc giao thông áp dụng tại Tp.HCM 23CHƯƠNG 3: CƠ SỞ KHOA HỌC 25

Trang 8

3.1 Chiến lược giao thông vận tai quốc gia về giao thông công cộng 253.1.1 Mục tiêu chương trình 253.1.2 Các giải pháp chính 253.1 Các văn bản pháp lý 263.3 Cơ sở ly luận phương pháp lựa chọn xe buýt 283.3.1 Bồ trí xe buýt trên tuyến 283.3.2 Lựa chọn xe buýt theo sức chứa hợp lý 303.3.3 Chọn loại xe với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 333.3 Phương pháp dự báo nhu cầu giao thông 34CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU TUYỂN BUÝT DIEN HÌNH 354.1 Lý do chọn tuyến xe buýt Bến Thành — Âu Cơ — An Sương 354.2 Điều tra khảo sát và thu thập số liệu 374.2.1 Thu thập số liệu 374.2.2 Điều tra khảo sát 384.3 Tuyến buýt Bến Thành — Âu Cơ —- BX An Sương Al4.4 Mặt cắt ngang đường va các tuyến buýt trùng lặp trên tuyến Bến Thanh — Âu Co— BX An Sương 42

4.5 Kiểm tra tính năng kỹ thuật xe buýt 80 chỗ 52

4.5.1 Tính năng kỹ thuật của xe buýt loại 80 chỗ 52

4.5.2 Tính bán kính quay vòng nhỏ nhất ô tô 544.5.3 Hành lang quay vòng ô tô 344.5.4 Vận tốc chuyển động giới hạn của ô tô khi quay vòng 554.6 Đánh giá lưu lượng hành khách và kiểm tra hệ số sử dụng chỗ trên

xe buýt 564.6.1 Đánh giá lượng hành khách 564.6.2 Kiểm tra lượng luân chuyên hành khách trên 1km hành trình 564.6.3 Tính toán kiểm tra hệ số sử dụng chỗ 584.6 Két luan 60

Trang 9

CHUONG 5: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN TUYẾN XE BUYT 625.1 Định hướng tô chức mạng lưới xe buýt tại Thành phố Hồ Chi Minh 625.2 Phương án thay thế xe buýt cỡ trung (loại 40 chỗ) trên tuyến Bến Thành — ÂuCơ — An Sương 63

5.2.1 Bồ trí xe buýt 40 chỗ trên tuyến Bến Thành — Âu Co— An Sương 635.2.2 Các chỉ tiêu khai thác tuyến buýt 705.2.3 Các công trình chủ yếu trên hành lang 725.3 Dự báo lưu lượng xe theo phương pháp mô hình đàn hồi 775.3.1 Xác định lưu lượng xe hiện tại trên tuyến 775.3.2 Hệ số đàn hồi 785.3.3 Dự báo lưu lượng xe đến năm 2025 795.4 Đề xuất phương án hiện đại hóa xe buýt 805.4.1 Phuong án xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG 305.4.2 Phương án quy hoạch mạng lưới BRT 325.4.3 Phương án xây dựng làn dành riêng xe buýt 845.4.4 Một số xe buýt cỡ nhỏ (minibus) chạy trong trung tâm thành phố 855.5 Đề án thay thế xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh 885.5.1 Khó khăn khi thay thế xe buýt 885.5.2 Đề xuất phương án khắc phục 895.6 Kết luận 90CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 916.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc lựa chọn xe buýt hợp lý 916.2 Kết luận 936.3 Kiến nghị 94TÀI LIỆU THAM KHẢO 95PHỤ LỤC 97

Trang 10

Chương I:

MỞ DAU

1.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu

Thanh phố Hỗ Chí Minh đã và đang phải đối diện với những van đề của mộtđô thị lớn có dân số tăng quá nhanh Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quátải, thường xuyên ùn tắc Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả Môi trườngthành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xâydựng và công nghiệp sản xuất

Trước đây, để phát triển vận tải khách công cộng nhằm hạn chế xe cá nhânnên chỉ trong một thời gian ngắn, TPHCM đã dau tư 6 ạt hàng ngàn xe buýt Cũngvì mục đích trên ma phan lớn xe buýt được dau tư có kích cỡ lớn Đây là nghịch lýdễ thấy nhất của xe buýt TPHCM: đường xá thì chật hẹp mà xe lại to đùng

TPHCM hiện nay có khoảng 3.500 tuyến đường, đa số là đường hẹp Đườngrộng trên 12m chỉ chiếm khoảng 14%, đường từ 7 — 12m chiếm 51% và đường nhỏhơn 7m chiếm đến 35% Trong khi đó, theo tính toán, đường “lý tưởng” để xe buýthoạt động thuận lợi phải rộng từ 8m trở lên Theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải(GTVT) TPHCM, hiện có 12 đoạn đường nhỏ hơn 6m bố trí xe buýt loại 12 chỗhoạt động; 9 đoạn đường ở khu vực nội thành bồ trí xe buýt loại nhỏ hơn 16 chếhoạt động Đường rộng từ 6 — 8m có 87 đoạn bó trí xe buýt đi qua; trong đó 70 đoạnđường bé trí xe buýt nhỏ và trung với 55 và 40 chỗ đứng và ngồi, còn 17 đoạn bé trixe buýt loại lớn với 80 chỗ đứng và ngồi lưu thông Đó là chưa nói đến “lô cốt” củacác công trình trọng điểm chiếm dụng mặt đường của 76 tuyến đường Chưa kể,một phần lòng đường của nhiều tuyến đường như Lê Lai, Lê Lợi, Sương NguyệtÁnh, Phạm Ngũ Lão (quận 1) còn bị sử dụng làm chỗ đậu xe 4 bánh Ngoài ra,theo thống kê, hiện nay số xe máy lưu thông chiếm đến 79% diện tích mặt đường,còn 21% dành cho các loại xe khác, trong đó có xe buýt Kích cỡ xe buýt hiện nay

Trang 11

lại được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế Rõ ràng sự cân đối giữa chiều rộng mặtđường và độ lớn của xe buýt không nhiều Chính vì vậy mà tình hình kẹt xe vốn làvan dé nghiêm trong nay lại càng nghiêm trọng hơn Hình anh xe buýt lớn gây kẹtxe nghiêm trọng trên đường đặc biệt là tại các vòng xoay thường xuyên xảy ra Điểnhình là tại ngã tư Âu Cơ — Lạc Long Quân.

Hình 1.1: Hình ảnh thu awe lúc 16h00 ngày 21/05/2011 tại Ngã Tu Au Co — Lạc

Long Quân : Xe buýt 27 chăn ngang đường gây kẹt xe nghiêm trọngCác tuyến chính hiện nay như Sài Gòn — Chợ Lớn, Sai Gòn — Bến xe miềnTây, Sài Gòn — Củ Chi, Bến xe miền Đông — Bến xe miền Tây với lượng hànhkhách nhiều chắc chan phải tập trung loại xe lớn, trong khi nhiều tuyến khác, đi vàokhu dân cư nhỏ thì nhất thiết có loại xe phù hop, vừa tránh ùn tắc vừa đỡ lãng phi.Đặc biệt một số tuyến có một số đoạn có nút that cô chai, nếu bố trí xe buýt lớnchắc chắn gây kẹt xe nghiêm trọng nhưng nếu bố trí xe buýt nhỏ thì khi cân đối trêntoàn tuyến, dùng xe buýt nhỏ thì chi phí cao hơn đồng nghĩa với việc thành phố phảităng trợ giá Đây chính là bài toán khó với tình trạng diện tích đường it va khôngđối (TP.HCM có chủ trương không mở rộng đường trong nội thành) ma lượng xe cứtăng mỗi ngày

Trang 12

lưới vận tải hành khách công cộng đối với một đô thị lớn thì không thé chờ Nhưvay, bài toán giữa việc cân đối đường va xe sẽ giải quyết như thé nao?

Hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP HCM đangvận hành theo dạng hướng tâm và không có định hướng theo một quy hoạch cụ thểma chỉ sắp xếp luồng tuyến theo kinh nghiệm Ví dụ như việc có quá nhiều tuyếntập trung tại trạm trung tâm chợ Bến Thành vừa gây nên cảnh hỗn loạn vừa khônghiệu quả.

Như vậy van dé đặt ra ở đây chính là cần phải xây dựng lai mạng lưới xe buýtphù hợp với tình hình đô thị tại TPHCM, sau đó bố trí xe buýt phù hợp với từngtuyến đường, phù hợp với lượng hành khách, cân đối chỉ phí trên toàn tuyến

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc triển khai một số giải phápcấp bách nhằm giảm tai nạn giao thông và ùn tac giao thông trên địa bàn thành phó.TPHCM sẽ sắp xếp lại mạng lưới tuyến theo mô hình: Tuyến trục chính - tuyếnnhánh - tuyến thu gom Ngoài các tuyến cơ bản, hệ thống xe buýt chuyên dụng nhưđưa rước công nhân, sinh viên, học sinh, xe buýt đêm sẽ phat triển và điều chỉnh lộtrình qua từng giai đoạn Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành rà soát lai các tuyến

Trang 13

đường có xe buýt đi qua theo mục tiêu: Không dé cho tinh trạng đường nhỏ nhưngbồ trí xe buýt lớn đi vào, gây ket xe.

Do đó việc nghiên cứu hết sức khoa học vấn đề: Lựa chọn xe buýt trên cáctuyến phù hợp với dòng hành khách là điều hết sức cần thiết, thực tiễn và mangtính cấp thiết cao

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chungĐề xuất tuyến đường TPHCM sử dụng loại hình xe buýt phù hợp với đườngxá và dòng hành khách trên tuyến vận chuyền

1.2.2 Mục tiêu cụ théĐối với các tuyến trục chính: đề xuất chọn xe buýt loại lớn khoảng 80 chỗngôi và đứng hoặc loại xe buýt 2 tang dé tăng số lượng hành khách chở, nhưng nếuchỉ có 50%-60% hành khách trên tuyến đường thì nên chọn xe buýt loại trung 40-55chỗ ngồi va đứng

Đối với vùng trung tâm: kết hợp với khu phố đi bộ khu phó cổ, du lịch, baotồn, khu thương mại, cấm phương tiện cá nhân, dùng phương tiện công cộng chủyếu là loại xe buýt nhỏ 12 chỗ

Nham mục dich chung:

Hoan thiện và nâng cao hiệu quả xe buýtTiến tới mục tiêu nâng số lượng người dân đi xe buýt từ 7% tổng lượng vậntải hành khách hiện nay lên 15% đến năm 2015 và 30% trong tương lai Dé xe buýttrở thành phương tiện đi lại hàng ngày của người dân thành phó

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu+ Không gian đô thị: bề rộng mặt đường số làn xe, chiều dải tuyến

Trang 14

+ Đánh giá lượng hành khách, lượng luân chuyển hành khách trên 1km hànhtrình từ đó xác định hệ số sử dụng chỗ ô tô

+ Phạm vi hoạt động từng loại xe buýt (tính năng kỹ thuật 6 tô): bán kính quayvòng, hành lang quay vòng, vận tốc hoạt động trên đường

1.3.2 Pham vi nghiên cứuDo thời gian thực hiện đề tài không nhiều, người làm hạn chế nên đề tài này sẽthực hiện trong phạm vi như sau:

Nghiên cứu một tuyến ở vùng trung tâm thành phố cụ thể là tuyến 27: BếnThành — Âu Cơ — BX An Sương: kiểm tra mặt cắt ngang đường ma tuyến xe di qua,kiểm tra mật độ trùng lắp trên tuyến

Chỉ nghiên cứu đặc tính làm việc, bán kính quay vòng và hành lang quay vòngcủa các loại xe buýt 40 và 80 chỗ đứng và ngôi ( các loại xe buýt đã có sẵn trên thịtrường) chứ không đi sâu vao thiết kế xe buýt Bồ trí chỗ ngồi và đứng khoang hành

khách các loại xe buýt 12, 15, 40 và 80 chỗ

Nghiên cứu dòng hành khách đi lại trên tuyến đã chọn (hệ SỐ SỬ dụng chỗ,

công suất luồng hành khách, lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến ) cũng nhưtâm lý hành khách khi đi lại trên loại xe buýt này.

Đề xuất nên sử dụng loại xe buýt nào phù hợp nhất với tuyến đã chọn

1.4 Cau trúc luận van

Luận văn nghiên cứu dé tài được cấu trúc 06 chương như sau:

Chương 1: Mở đầuChương 2: Tổng quan hiện trạng giao thông Thành phố H6 Chí Minh: Giớithiệu về thực trạng giao thông tại thành phố, thực trạng xe buýt tại thành phố và cácgiải pháp chống ách tắc giao thông tại Tp.HCM

Chương 3: Cơ sở lý thuyết, thu nhập số liệu và phương pháp khảo sát.Chương 4: Nghiên cứu tuyến buýt điển hình

Chương 5: Phương án thay thế xe buýt trên tuyến.Chương 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, kết luận và kiến nghị

Trang 15

1.5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Việc nghiên cứu có thé ứng dụng thực tế nham giải quyết các van dé còn tontại đối với phương tiện vận tải hành khách công cộng tại TPHCM

Kết hợp với mạng lưới xe buýt được phân bố lại theo tuyến truc-tuyén nhánh

của Sở GTVT, lập các khu phố đi bộ tại trung tâm thành phó, sử dụng lại các tuyến

xe buýt mới với năng lượng sạch thì việc lựa chọn xe buýt cho phù hợp với từngtuyến đường mang lại lợi ích không những vẻ kinh tế mà còn giải quyết được baitoán giữa đường xá và xe buýt, giảm thiểu nạn kẹt xe dang là van dé nhức nhối củanhiều nhà chức trách

Đồng thời với việc chọn lựa xe buýt hợp lý, khuyến khích người dân đi xebuýt, giảm thiểu lượng xe cá nhân đi vào nội thành giảm đáng ké tình trạng kẹt xe, 6nhiễm môi trường Có như vậy mới từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thôngcông cộng tại TPHCM, giúp cho việc đô thị hóa ngày càng cao tại TPHCM.

Trang 16

Chương 2:

TONG QUAN VE HIỆN TRẠNG GIAO THONG CONG

CONG TẠI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

2.1 Thực trang chung về tình hình xe buýt hiện nay tại Tp.HCM

TP.HCM có nhiều yếu tố, nhu cầu và tiềm năng để phát triển giao thôngcông cộng hiện đại, đáp ứng nhu cau đi lại của người dân và ít gây ach tac giaothông Tuy nhiên, do trải qua một thời gian dài chưa được quy hoạch đúng dan nêncó nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến giao thông, nhất là sự phát triển giao thôngcông cộng.

Với chủ trương phát triển xe buýt TP.HCM được bắt đầu từ năm 2002 và vớichính sách hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp đầu tư phương tiện và trợ giá trêntừng chuyến xe để giữ giá vé ở mức thấp nhằm thu hút hành khách Sau gần támnăm phát triển, xe buýt TP.HCM đáng lẽ phải lớn mạnh và thu hút đông đảo hànhkhách thì ngày càng èo uột Tài xế bỏ việc, doanh nghiệp thua lỗ, phương tiệnxuống cấp còn số lượng hành khách ngày càng ít ỏi — đó là thực trạng đáng buôncủa xe buýt TP.HCM hiện nay.

Tình trạng xe buýt TP.HCM hiện nay là do sự bùng nỗ loại phương tiện giaothông này ma thiếu một quy hoạch bai bản về phát triển vận tải hành khách côngcộng Mặt khác, mô hình quản lý xe buýt của thành phố còn nhiều bất cập, trong đómô hình hợp tác xã xe buýt tỏ ra không còn phù hợp với thị trường này nữa, cầnphải hiện đại hoá phương thức quan ly của các đơn vị nay dé họ đủ năng lực vàtrình độ quản lý trong điều kiện mới

Có đến gần 57% tuyến xe buýt hiện nay bị trùng lắp cũng chính là do pháttriển mạng lưới tuyến một cách tự do, trong khi ở nước ngoài cao lắm là 30-40%.Hiện thành phố có hơn 3.200 chiếc xe buýt nhưng chỉ 30% dùng hết công suất.(Nguồn dé tài “Tdi cấu trúc cơ cấu và hệ thống xe buýt TP.HCM theo hướng giảm

Trang 17

ách tắc giao thông, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiềm môi trường”, PGS.TSPham Xuân Mai)

Ngoài ra, việc thiếu trạm trung chuyển (mới có 8/22 trạm được đưa vào sửdung), không có lan đường riêng, mô hình hợp tác xã chiếm 67% luéng tuyếnkhông còn thích hợp, kết nối với hệ thống metro tương lai như thế nào cũng lànhững bài toán nan giải khi phát triển xe buýt thành phố

Với nguyên nhân chính là sự đi lại bằng xe cá nhân của người dân thành phốhiện dang ở mức rất cao (90%), chúng ta rất khó có thé giải được bai toán ach tắc vềgiao thông vì theo qui luật bù trừ, việc giảm ách tắc chỗ này sẽ tăng ách tắc chỗ kia,trong khi tổng lưu lượng đi lại là không đối và có phan tăng lên theo thời gian Dovay, ach tac giao thông trong thành phố vẫn sẽ còn tôn tại và còn tăng lên nữa,chừng nào lượng di lại băng xe cá nhân còn cao trên 50% Do đó van dé can thiếthơn cả là giải pháp sắp xếp xe buýt chỉ có thể mang lại hiệu quả khi bài toán xe cánhân phải là một giải pháp song song, không thé thiếu

Việc phát triển xe công cộng, trong đó có xe buýt là một chủ trương đúng đắn.Hiện nay và cả về lâu dài xe buýt vẫn sẽ là công cụ cơ bản để TP.HCM thực hiệnmục tiêu vận tải công cộng đáp ứng phân lớn nhu cầu đi lại của người dân Bởi dùcó metro thì phương tiện có sức chở lớn này vẫn không thé đưa hành khách đến moigóc phố như xe buýt và hành khách từ ga tàu điện ngầm lên sẽ chăng biết đi đâu, vềđâu nếu không có xe buýt thực hiện các tuyến trung chuyển Nhưng xe buýt hiệnnay chi đáp ứng khoảng 7% nhu cau đi lại của người dân Chưa kể, tinh trang xebuýt chạy au, lấn đường giành giật khách, thái độ của tiếp viên, tài xế chưa tốt càng

A»°

làm dân “chê” buýt Hiện thành phố đang có kế hoạch tổ chức lại mạng lưới luồng tuyến một cáchkhoa học hơn hy vọng sẽ cải thiện được hoạt động xe buýt và có kế hoạch thay mớihàng loạt xe buýt không chỉ cải thiện hình ảnh xe buýt mà còn đáp ứng tiêu chuẩnkhí thải, nâng cao chất lượng xe buýt Ngoai ra, trong điều kiện đường xá chậthẹp, tình trạng kẹt xe như hiện nay thì việc sử dụng loại xe buýt nào phù hợp cũngcân xem xét”.

Trang 18

2.2 Các loại xe buýt lưu thông tại Tp.HCM

2.2.1 Chúng loại xe buýt

Tính đến năm 2008, có hơn 25 loại xe buýt tham gia vận tải hành khách côngcộng, phan lớn xe buýt được lắp ráp trong nước từ những cum tong thành nhập khẩutừ nước ngoài bởi các nhà sản xuất như Samco, Isuzu, Hyundai, Suzuki,

Chung loại xe buýt rat đa dạng, dựa vào sức chứa va sự tương đồng về kíchthước ta có thé phân chia thành 4 loại theo chỗ ngồi như sau: xe buýt nhỏ (12 — 16chế) (sức chứa nhỏ hơn 20 ghế ngôi); xe buýt trung (17 — 25 ghế) (sức chứa 40chỗ); xe buýt trung lớn (26 — dưới 39 ghế)( sức chứa 55 chỗ) và xe buýt lớn có sốghế lớn hơn 39 ghế có sức chứa 80 chỗ

Cuối năm 2005 thí điểm đưa xe buýt 2 tầng vào hoạt động trên tuyến Bến xechợ lớn — Đại học Nông Lâm Năm 2006 và 2007 thí điểm đưa 5 xe buýt sản thấpvào hoạt động trên tuyến Bến xe Chợ Lớn — Thủ Đức (2 xe) va Bến xe chợ Lớn —Củ Chi ( 3 xe), 6 xe trên tuyến Sai Gòn — Bình Tây có thiết bị hỗ trợ cho ngườikhuyết tật tiếp cận hoạt động

2.2.2 Số lượng xe buýt

Sau thời gian phục hồi từ năm 2002, tính đến nay số lượng xe buýt tham giahoạt động vận tải hành khách công cộng ngày càng tăng và tăng đều qua các năm.Trong giai đoạn 2003 — 2005 đã thực hiện 2 dự án đầu tư xe buýt với số lượng là1318 xe trong đó có 400 xe chuyên đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân.

Ngoài ra số xe ngoài dự án do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tácxã đầu tư 1507 xe, chiếm 46,73% tong số xe, tính đến năm 2008 số lượng xe buýttham gia VTHKCC là 3208 xe Số lượng xe buýt có sức chứa trên 39 ghế chiếm40% tổng số lượng xe Từ năm 2002 -2009, số lượng xe buýt trên 16 chỗ tăng đangkế thé hiện sự đâu2 tư nhăm cải thiện tình hình VTHKCC, lượng xe buýt nhỏ dưới

16 chô giảm do giảm sô xe lam.

Trang 19

Bảng 2.1: Số lượng phương tiện xe buýt trong giai đoạn 2002 - 2009

( Nguồn trung tâm quan ly và điều hành VTHHCC)STT | Xe buýt 2002 | 2003 | 2004 |2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009| >16 ghê 600 1749 1604 |2192 |2283 |2375 | 2449 | 24242 <16 ghé 1729 | 1297 | 1236 | 1058 | 1009 | 835 | 776 | 707

Bảng 2.2: Số lượng xe buýt công cộng Tp.HCM từ 2002-2009( Nguồn trung tâm quản lý và điều hành VTHHCC)Số lượng xe buýt | 2002 |2003 |2004 |2005 |2006 |2007 |2008 | 2009Tổng sô xe 2100 | 2045 | 2840 | 3250 | 3292 | 3208 | 3225 | 332212— 16 ghê I5I3 | 1296 | 1236 | 1050 | 1007 |824 |789 | 78917— 25 ghê 199 138 | 204 | 242 |252 | 257 |267 | 28326 — 39 ghé 68 3405 |641 | 835 825 | 848 | 883 915Trén 39 ghé 320 =| 306 =| 756 1121 | 1206 | 1279 | 1284 | 1335Buyt 2 tang - - - 2 2 2 2 2Bang 2.3: Một sô kiêu xe do các đơn vi sản xuât lap ráp trong nước cung cap: (TriệuVNĐ) ( Nguồn trung tâm quan lý và điều hành VTHHCC)

TT | Loại xe Hãng sản xuất Số ghế |Giá | Ghi chú1 | ISUZU (tự đóng) SAMCO 25-27 | 520

2 | HUYNDAI (tự đóng) | SAMCO 34 6803 | BS—090 VIDAMCO 35 7804 | MERCEDES Mercedes—Benz V.Nam 34 7505 | TRANSINCO TCT Co khi GT 34 6406 | BS—105 VIDAMCO 45 8507 |OH-1521 Mercedes — Benz Viét Nam 45 9678 | TRANSINCO TCT Co khi GT 45 820

Trang 20

2.3 Giải pháp chống ach tắc giao thông tai Thanh phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Hoc tập các phương pháp giải quyết ach tắc giao thông từ nước ngoài.2.3.1.1 Trung Quốc

Gần 2 thập niên trước, người Trung Quốc đã được cảnh báo về một tai nạndo chính họ tạo ra Năm 1995, Chính phủ trung Quốc thông báo về chính sách mớinhăm phát triển sản xuất ô tô thành ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia.Ngay sau đó, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra lời tiên đoán rang đây có thé là “bước lùi” của hạ tầng giao thông Trung Quốc Ngày nay với mức sống được đây lênkhá cao, việc sở hữu xe hơi của người dân Trung Quốc cảng dễ dàng hơn bao giờhết Một thực tế mà người ta “có tình” quên là đất chật, xe đông và phan lớn đất đôthị dành cho ngững tuyến đường chật như nêm tải đủ loại ô tô Người Trung Quốcđã không ngần ngại phá rừng xây thêm nhiều đường cho 6 tô con, ép chặt những viahè đi bộ.

WB ví Trung Quéc như một bệnh nhân Ban dau, khi bệnh còn nhẹ, họ nhấtquyết không chịu điều trị bằng bất cứ hình thức nào, cho đến khi bệnh trở nặng.Muộn còn hơn không, những nhà chức trách cũng như người dân nước này đang nỗlực tìm tiếng nói chung để khắc phục van nạn trên

Những phương án đưa ra là quản lý chặt chẽ các tuyến đường dành riêng choxe buýt, xe đạp Ngoài ra, áp dụng những biện pháp như hạn chế gắt gao việc lưuthông một số tuyến đường trong những ngày nhất định hay một số hình thức đánhvào hầu bao của các chủ xe như tăng thuế nhiên liệu và phí kẹt xe

2.3.1.2 Hàn Quốc

Hàn Quốc đã chứng minh được câu nói quen thuộc ở những quốc gia pháttriển ở Châu Âu là đúng: “chăng ai loay hoay với đám đông tắc nghẽn suốt đời”.Giữa thập niên 1990, thủ đô Seoul của Hàn Quốc luôn trong tình trạng ùn tắcnghiêm trọng dù không thiếu những đại lộ Chính phủ Hàn quốc đã chọn cách pháttriển hệ thống tàu điện ngầm, xây dựng các tuyến xe buýt mà nỗi tiếng là tuyến xebuýt nhanh và áp dụng phí kẹt xe vào giờ cao điểm ở một số tuyến đường ở khu vực

Trang 21

trung tâm, hướng người dân đến thói quen sử dụng phương tiện công cộng Năm1997, Chính phủ hàn Quốc mạnh tay hơn khi tăng giá xăng, thu phí người điềukhiển phương tiện cá nhân Bên cạnh đó tăng phí đậu xe mỗi năm, song song vớiviệc giảm diện tích đậu xe cho phép ở các tòa nhà thương mại, văn phòng mới đểsiết chặt lượng xe vào khu vực này.

Ngày nay, trật tự giao thông ở Hàn Quốc dù chưa phải cải thiện đến mứchoàn toàn nhưng dù sao cũng được kiểm soát tốt, tạo ra được không gian an toàncho người đi bộ và đi xe đạp.

.2.3.1.3 Hồng Kông

Hồng Kông là một trong quốc gia/lãnh thé phụ thuộc có mật độ dân dày đặcnhất, với mật độ chung hơn 6200 người trên km? Hồng Kông có tỷ lệ sinh 0,95 trẻtrên một người phụ nữ, một trong những nơi thấp nhất thế giới và thấp xa so với tỷlệ 2,1 trẻ em trên một phụ nữ cần dé duy trì mức dân số hiện hữu Tuy nhiên, dân SỐcủa Hồng Kông tiếp tục tăng do làn sóng dân di cư từ Trung Hoa Đại Lục khoảng45.000 người mỗi năm Chính vì vậy mà Hồng Kông cần phải có một mạng lướigiao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả mạng lưới giao thông công cộng lẫntư nhân Hệ thống thống thanh toán bằng thẻ thông minh (Octopus card) có thểđược sử dụng dé trả cước phí đi lại cho hau như tất cả các tuyến đường sắt, xe buýtvà phà ở Hồng Kông Thẻ Octopus sử dụng công nghệ RFID (Nhận dạng băng tầnsố radio) cho phép người sử dụng có thể quét thẻ mà không cần lay nó ra khỏi vihoặc túi xách Tất cả những bãi đậu xe có đồng hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấpnhận thanh toán bằng thé Octopus và việc thanh toán bằng thẻ Octupus có thé thựchiện ở nhiều bãi đỗ xe

Hồng Kông có nhiều phương thức vận tải đường sắt công cộng Hai hệ thongtàu điện ngầm cho thành phố là MTR (Mass Transit Railway) và KCR có chức năngkết nối giữa Hồng Kông và Trung Hoa đại lục (KCR cũng vận hành một hệ thốngđường sat nhẹ ở Tây Bắc Tân Giới) Hệ thống xe điện hoạt động ở các khu vực phíaBắc Hồng Kông và là hệ thống xe điện duy nhất trên thế giới chỉ chạy loại xe buýthai tầng

Trang 22

Xe buýt hai tầng được sử dụng cho các tuyến có nhu cầu thấp hoặc các tuyếnđường có năng lực vận tải thấp Xe buýt một tầng được sử dụng chủ yếu ở Đảo LạnĐầu và phục vụ đêm Phần lớn các tuyến xe buýt nhượng quyên bình thường ởHồng Kông hoạt động đến tận 1h đêm Xe buýt nhẹ công cộng chạy suốt chiều daivà chiều rộng của Hồng Kông, qua những khu vực nơi các tuyến xe buýt tiêu chuẩnkhông thể đến hoặc không thể chạy thường xuyên, nhanh chóng hoặc trực tiếp

Red minibuses (RMBs) được tự do hoạt động ở bất cứ đâu, trừ trường hợpđặc biệt cắm không được vào, hoạt động độc lập và không kiểm soát tuyến đường đi

Trang 23

hoặc giá vé Có đến 1.339 RBMs vao tháng Mười năm 2010 Trong năm 2009,RMBs mang về 390.000 hành khách mỗi ngày.

Green minibuses (GMBs) vận hành cô định trên một số tuyến có sẵn lộ trìnhchủ yếu là từ sân bay đến các khách sạn trong thành phố Tháng 10 năm 2010 cókhoảng 72 chuyến GMBs trên dao Hong Kong, 81 chuyến tại Kowloon and 200chuyến tai New Territories, tổng cộng khoảng 3,011 xe Trong năm 2009, GMBschuyên chở 1,463,000 hành khách mỗi ngày Hành khách phải trả tiền khi bắt dau điGMBs, trong khi đó hành khách sẽ trả tiền sau khi bước xuống xe RMBs

Đây là mô hình rất hay để áp dụng tại Tp.HCM nơi mà nạn kẹt xe thườngxuyên xảy ra Trong trung tâm thành phố nên tổ chức các tuyến minibus dé phục vucho người dân khi tham gia giao thông vào trung tâm Cam xe tải lớn và xe máy vàotrung tâm thành pho Tại trung tâm thành phố chỉ cho phép hoạt động các tuyến xebuýt nhỏ 12 — 17 chỗ ngôi

.2.3.1.4 Pháp

Người dân paris ( Pháp) có cách mô ta rất di dỏm một công dân đô thị:“Meltro — Boulot — Meltro — Dodo” khi tất cả xoay quanh tàu điện ngầm (métro)để đến với công việc (boulot), rồi lại tìm đến tàu điện ngầm để trở về nhà ngủ(dodo) Phương tiện di chuyển công cộng từ lâu đã là một phần quan trọng trongcuộc sống người dân Paris

( Trích Báo Sài Gòn Giải Phóng ra thứ 5 ngày 23/12/2010 số 12045 năm thứ 36 )2.3.2 Phương án giảm ach tac giao thông áp dụng tại Tp.HCM

Tp.HCM cũng dang rơi vào tinh trạng giống người Trung Quốc Ngày nay,khi ra khỏi đường làm việc, cái ảm ánh người dân thành phố không phải là côngviệc họ phải làm, không phải hôm nay ta phải làm gì để kiếm sống mà chính là ônhiễm môi trường, là kẹt xe, là tai nạn, Bản thân người dân thành phố cũng ngánngẫm với cảnh ra đường bụi khói, tiếng còi xe, cảnh chen lan xô day nhau, đứngngâm nước hàng giờ liền dưới mưa Người dân cũng muốn lên xe buýt cho thoảimái nhưng khổ nỗi xe buýt không đáp ứng tốt yêu cau của họ: từ nhà đến co quanphải đi 2 đến 3 chuyến xe buýt, xe đi không đến cơ quan đúng giờ, chưa kể tình

Trang 24

trạng cướp bóc luôn xảy ra, tài xế đánh võng lạng lách, tiếp viên thì la hét, Béncạnh đó công việc của nhiều người không đơn thuần là ở một chỗ mà chạy từ chổnày sang chỗ khác do đó giải pháp đơn giản với họ là xe máy Với suy nghĩ như thếnên càng ngày xe máy càng trở thành lựa chọn của hau hết người dân thành phó.

Hàng năm có hàng trăm lo cốt mọc lên, quỹ đất thành phố dành cho việc đilại đã hẹp, việc mở thêm đường là điều không thé trong khi lượng xe cá nhân càngnhiều, chưa ké là xe con, xe tai cùng chen lấn nhau mà đi Hơn thé nữa do ý thứccủa tất nhiều người dân TP muốn vượt lên trước nên xe nào cũng đua nhau mà đirồi lao lên cả vỉa hè thế nên dòng giao thông hỗn loạn càng hỗn loại hơn Thế nêntình trạng kẹt xe cảng ngày càng nghiêm trọng và đang ở mức báo động và đòi hỏichính chúng ta phải thực hiện ngay.

Những phương án có thể thực hiện được tại Tp.HCM hiện nay mà có thểthực hiện được:

Cải thiện chất lượng hệ thống xe buýt hiện nay cụ thể: thay thế xe buýt đã hưhỏng, nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân đi xe buýt

Thay thé xe buýt cỡ lớn ( 80 chỗ ngồi và đứng) băng xe buýt cỡ trung (40-45chổ) và cỡ nhỏ ( 12 chổ) Thanh lập các khu phó đi bộ tại trung tâm thành phố Cáctuyến xe buýt cỡ nhỏ (minibus) trở thành các tuyến nối kết với các tuyến trục vàtuyến metro sắp thành lập Tạo thành mang lưới tuyến phù hop hơn

Giáo dục ý thức người dân sử dụng phương tiện công cộng hạn chế xe cánhân băng cách: tăng giá xăng thu phí người điều khiển phương tiện cá nhân, bêncạnh đó tăng phí đậu xe mỗi năm song song với việc giảm diện tích đậu xe cho phépở các tòa nhà thương mại, văn phòng mới khu vực trung tâm để siết chặt lượng xevào khu vực này.

Can tổ chức các tuyến xe buýt nhanh, xe buýt ưu tiên dành cho công nhânviên chức, sinh viên nhăm rút ngắn thời gian vận chuyển Can có nhiều xe buýt cởnhỏ chạy len lỏi trong các hẻm dé vận chuyền hành khách ra các trạm trung chuyền

Cần tăng cường quảng cáo, nêu lợi ích của việc dùng xe buýt trên thông tinđại chúng đê người dân sớm năm bat và hiệu rõ.

Trang 25

Chương 3:

CƠ SỞ KHOA HỌC

3.1 Chiến lược giao thông vận tải quốc gia về giao thông công cộng

Quyết định số 90/2001/QD-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố về việcban hành kế hoạch thực hiện chương trình chống kẹt xe nội thị giai đoạn 2001-20053.1.1 Mục tiêu chương trình

Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng, chốngùn tắc giao thông và kẹt xe nội thị, tạo môi trường tốt cho đầu tư phát triển trên địaban, từng bước xây dựng thành phố ngày cảng văn minh, hiện dai, làm tiền dé giảiquyết các mục tiêu chính và lâu dài của giao thông đô thị thành phố

Hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng các công trình xây dựng giao thông.thực hiện có hiệu quả các dự án điều khiến và quản lý giao thông

Vận động mọi tầng lớp nhân dân chấp hành tốt luật giao thông đường bộ,tích cực góp phần giữ gìn và bảo vệ hệ thống các công trình giao thông công cộngcủa thành phố

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư (vốn Ngân sách tập trung, vốnODA, vốn vay WB, ADB v.v.) cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông va vận tảicông cộng trên địa bàn thành pho

3.1.2 Cac giải pháp chính3.1.2.1 Cac giải pháp về quan lý giao thông và kỹ thuật:

Phân luéng giao thông đô thị.Điều khiến giao thông

Cải tạo, mở rộng các nút giao thông.Xây dựng hệ thống bến bãi và phát triển mạng lưới vận tải hành khách côngcộng.

Day nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm

Trang 26

3.1.2.2 Các giải pháp về hành chánh quản lý và xã hội:

Tuyên truyền giáo duc, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộvà những quy tắc về quản lý trật tự đô thị trong cộng đồng dân cư

Giải quyết nạn ùn tắc giao thông tại các khu vực đông người qua lại tronggiờ cao điểm

Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, giải quyết tình trang lẫn chiếmlòng đường, vỉa hè, các đường đầu cầu làm nơi họp chợ Qui hoạch sử dụng vỉa hè,sắp xếp lại và tô chức quản lý các bãi giữ xe phù hop với nếp sống văn minh đô thị

Tăng cường hiệu lực cưỡng ché của các lực lượng bảo vệ pháp luật về antoàn giao thông và trật tự đô thị.

Thực hiện các biện pháp cấp thiết về quản lý đô thị ngay trong quá trìnhphân bố lại các khu vực dân cư, các cơ sở kinh tế, cơ quan, xí nghiệp trường họctheo qui hoạch chung.

3.2 Các văn ban pháp lý

Trên cơ sở luật hiện hành cùng Nghị định 110/2006 của thủ Tướng ChínhPhủ Quyết định số 34/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải về tô chức vàquản lý vận tải hành khách công cộng.

Quyết định số 36/2003/QD — UB ngày 13/03/2003 của Chủ tịch Ủy BanNhân Dân thành phố về giao chỉ tiêu kế hoạch chuẩn bị đầu tư xây dựng năm 2003nguồn vốn ngân sách tập trung

Công văn số 118/GT-VTCN của Sở GTCC ngày 05/03/2003 về việc bố sunghoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng, đề nghị giao choTrung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển GTVT Phía Nam làm đơn vị tư vấn

Công văn số 114/GT-VTCN của Sở GTCC ngày 18/03/2003 thông báo kếtluận nội dung cuộc họp về bố sung hoàn chỉnh Quy hoạch mạng lưới xe buýt Tp.Hỗ Chí Minh giai đoạn năm 2003 — 2005 — 2010

Trang 27

Công văn số 818/TT — KHĐĐ ngày 07/10/2003 của Trung tâm Quan lý vàĐiều hành vận tải hành khách công cộng về Đề nghị đề cương và dự toán công tácquy hoạch mạng lưới VTHKCC Thành phó.

Theo công văn số 1015/SGTCC-VTCN ngày 05/10/2006 của Sở GTVTthành phố chập thuận 24 hành lang chính về vận tải hành khách công cộng băng xebuýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Quyết định 16/2010/QĐ-UBND quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạtđộng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hỗ ChíMinh.

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 302 -06 vẻ việc quy định phương tiện giao thôngcơ giới đường bộ : ô tô khách thành phố Ban hành kèm theo quyết định số14/2006/QD — BGTVT ngày 02/03/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT

24 tuyến trục chính trong quy hoạch mạng lưới xe buýt TP.HCMNhóm 1: Các tuyến đã 6n định về cơ sở hạ tang và hướng tuyén

1 Tân Sơn Nhất — Bến Thành2 BX An Sương — Âu Cơ — BX Chợ Lớn3 BX An Sương — Cộng Hòa — Phan Đăng Lưu — BX Miền Đông4 BX Chợ Lớn — BX Miền Đông — Ngã tư Bình Phước

5 BX Miền Tây — Điện Biên Phủ — BX Miền Đông6 BX An Sương - Suối Tiên

7 BX An Sương — BX Miền Tây8 BX An Sương — Bến Xe Củ Chi9 BX Chợ Lớn — Lê Minh Xuân — Đức Hòa10 BX Cho Lớn - BX Tân An

11 BX quan 8 — BX Cần Giuộc12 Bén Thanh — Bén Binh Khanh13 BX Miền Đông — BX Thủ Dau Một14 Bến Thanh — Hiệp Phước

15 Bến Thành — Đầm Sen

Trang 28

Nhóm 2: Các tuyến đã ôn định về hướng tuyến nhưng chưa on định về cơ sở hạtang

1 BX Miền Tây — Đại lộ Đông Tay — Ga Metro quận 22 Ga Metro quận 2 — Bến Thành — CMT8 — BX An Sương3 Bến Thành — Gò Vấp — CVPM Quang Trung

4 BX Miễn Tây — Suối Tiên5 Bến Suối Tiên — Tam Hiệp6 Bến xe Cho Lớn — Bến Thành — Ga Metro quận 2Nhóm 3: các tuyến can điều chỉnh

1 Bến Thành — BX Miền Tây2 Tân Sơn Nhất - Lý Thường Kiệt — BX quận 83 Bến Thành — BX Văn Thánh — BX Suối Tiên

3.3 Cơ sở lý luận phương pháp lựa chon xe buýt

3.3.1 Bồ trí xe buýt trên tuyến:.3.3.1.1 Yêu cầu chung:

- Phương tiện phải phù hop với điều kiện khai thác trong thành pho:+ Phù hợp điều kiện đường xá mặt cắt ngang đường phố hiện tại và quyhoạch đã được công bố, trên các phố nhỏ (2 làn xe) chủ yếu bố trí xe nhỏ, xe vừa.Các đường phố từ 4-6 làn xe trở lên mới bồ trí xe buýt lớn

+ Phù hợp khí hậu có mùa khô, nóng, bố trí hợp lý xe có máy lạnh - An toàn vận hành cần loại xe tốt, an toàn cao, đảm bảo tiêu chuẩn tuôi thọ.- Nâng cao tiện nghỉ va chất lượng phục vụ hành khách, tinh năng gia tốclớn, thuận tiện cho hành khách lên xuống thường xuyên Chú trọng đến loại xesàn thấp phục vụ tốt cho cả người già, trẻ em, người tàn tật

- Đồng thời phát huy tối đa năng lực của xe và đạt hiệu quả sử dụng cao: trêncác luông khách lớn, sử dụng nhiêu xe lớn sẽ có hiệu quả cao hơn xe nhỏ.

Trang 29

- Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tiễn tới thí điểm 1 số tuyến điều kiện phùhop sẽ sử dụng xe buýt không gây ô nhiễm như xe buýt dùng năng lượng khí gaz,dùng năng lượng điện ac quy, dùng năng lượng điện qua dây dan (Trolley Bus) 3.3.1.2 Các chỉ tiêu cần thiết xem xét khi lựa chọn xe buýt:

- Sức chở: Sức chứa thiết kế, số chỗ ngôi, đứng tương ứng với kích thước xe.- Thuận tiện trong sử dụng: có độ tin cậy, độ bên cao

+ Thuận tiện khi chạy: chống rung va xóc tốt, xem xét mức chan độngcủa xe: mức giao động đứng, mức lắc ngang

+ Thuận tiện cho lái xe: trong thao tác của lái xe, lực lái khi điều khiến,chỗ ngồi của lái xe, tầm nhìn, chiéu sang, còi đèn

+ Thuận tiện cho hành khách: chỗ ngồi đủ rộng và thuận tiện, thông giótốt và có thể gan may lanh, Cac thiét bi chéng bụi, chống mưa và ánh nang mat troicho hành khách, các thiết bị tăng tiện nghĩ: đồng hồ, radio, video Thuận tiện chohành khách lên xuống: số cửa lên xuống, bố trí hợp lý, giảm chiều cao bậc lênxuống

+ Tính cơ động: Bán kính quay vòng tối thiểu nhỏ- Tốc độ và mức cơ động: Tốc độ kỹ thuật phải cao, Tính năng động lực, tínhgia tốc cao, tốc độ lớn nhất, tốc độ kỹ thuật bình quan

- Kinh tế nhiên liệu: loại nhiên liệu sử dụng, lượng tiêu hao nhiên liệu tôi

thiểu, đặc tính tiêu hao nhiên liệu khi chạy tiêu hao nhiên liệu thấp: Xe mini

buýt: < 20 Lit/100 km Xe buýt trung: < 35 Lit/ 100 km.

- An toàn cao: Mức ổn định: 6n định nghiêng, hệ số phân phối theo trụcđứng Tính năng thắng của xe: quãng đường thắng

- Bảo dưỡng sửa chữa: Tiện lợi trong bảo dưỡng sữa chữa Số lần bảo dưỡng/ Tvạn km xe chạy, chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật, chi phí bảo dưỡng sửa chữa

- Mức độ ô nhiễm môi trường: lượng khí thải ra môi trường/1 phút, lượng ô

xít cacbon va di ô xít con (co và co2 ) trong 1m3 khí thải, độ ồn

- Kiéu dáng xe được lựa chọn phải đẹp

Trang 30

Những giá trị giới hạn cơ bản về kích thước và khối lượng của xe buýt tiêuchuẩn:

Chiều rộng lớn nhất: 2,5m Chiều cao thông thường 3,1-3,3 m lớn nhất: 4mPhải chạy quay được 360” với bán kính quay vòng chp phép < 12m

Không gian phần lớn dành cho khách đứng, số chỗ ngồi chỉ chiếm tỷ lệkhoảng 1/2 - 1/3.

Xe buýt có khớp nối tăng khả năng vận chuyển 1,5 — 2 lần so với xe buýtthông thường (từ 4500 lên 9000 hk/h) Khai thác hợp lý vào giờ cao điểm Ôtô buýt2 tầng cũng là phương tiện tận dụng không gian đường phố, nâng cao năng suất vậnchuyền

3.3.2 Lua chọn xe buýt theo sức chứa hợp lý

Để vận chuyển hành khách có thể sử dụng nhiều loại xe có sức chứa khácnhau Song hiệu quả sử dụng phương tiện cũng sẽ khác nhau khi chúng không phùhợp với cường độ luồng hành khách trên các hành trình

Lựa chon xe theo sức chứa hợp lý được tiến hành trong hai trường hợp sau:

Xây dựng phương an, kế hoạch cho thời gian tớiLập kế hoạch tác nghiệp cho thời gian cụ thể (khi doanh nghiệp có nhiều loạixe có sức chứa khác nhau).

Thông thường trên mỗi hành trình thường sử dụng một loại xe, khi có sự

biến động lớn của luồng hành khách thi sử dụng xe có sức chứa khác nhau.Để lựa chọn sức chứa hợp lý can phải xác định được:

Công suất luồng hành khách vào giờ cao điểmBiến động luồng khác hang theo giờ trong ngày và theo chiều dài hành trình(biến động theo thời gian)

Chế độ làm việc của xe trên hành trìnhĐiều kiện đường xá, khả năng thông qua của đườngGiá thành vận chuyển

Khoảng cách xe chạy hợp lý (mang tính chất phục vụ)Chiều dài hành trình và độ dài bình quân chuyến đi của hành khách

Trang 31

> Nếu cùng một khoảng cách chạy xe nếu lựa chọn trọng tải phương tiệnkhông hop lý sẽ xảy ra hai trường hop:

Công suất luéng hành khách lớn dùng xe có sức chứa nhỏ dẫn tới chất lượngphục vụ kém (quá tải, chen lẫn xô đây hoặc chờ đi chuyến sau)

Công suất luéng hành khách nhỏ dùng xe sức chứa lớn dẫn tới hiệu qua sửdụng phương tiện giảm, lãng phí sức chứa của xe (hệ số lợi dụng trọng tải thấp, giáthành cao ảnh hưởng tới kinh doanh, ô nhiễm môi trường)

>3800 180Xác định sức chứa hop lý theo lượng luân chuyên hành khách trên 1 km hànhtrình

Bảng 3.2: Quan hệ giữa lượng luân chuyển HK và sức chứa của xe

Lượng luân chuyên HK 1000 HK/Km hành trình Sức chứa phương tiện (chỗ)

<6 40

6—10 6010-16 80 — 85

>16 150 - 160

Trang 32

.3.3.2.2_ Xác định sức chứa theo khoảng cách chạy xe vào giờ cao điểmKhoảng cách chạy xe vào Ø1ờ cao điểm và tần suất chạy xe được xác định như sau:

Khi xác định sức chứa của xe khác nhau có thể nhiều loại (mac kiểu xe) khácnhau thì dùng chỉ tiêu giá thành vận chuyền / 1 hành khách km để so sánh

Goi: Cr chi phí khai thác trong năm (thang/ngay)

> P: Luong luân chuyền trong năm (thang/ngay)Sux km : giá thành vận chuyền tính cho 1 HK.Km (đồng/HK.Km)

Cyr = 2 PX Sux xm (3.6)

Trong đó:

~.Cso *Vr tCcp (đồng/HK,Km) (3.7)qX7ZX#e X Mux

Shc Km

Trang 33

Ccp: chi phí cố định cho 1 giờ xe công tác (đồng)Cpp: chi phí biến đổi cho 1 Km xe chạy (đồng)Xác định số lượng xe hoạt động trên màn hình:

3.3.3 Chọn loại xe với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

Năng lực chuyên chớ Nee (ngàn khách /h 1 hướng) và tốc độ hành trìnhVht (kế ca đỗ các trạm, km/h):

* TRONG DONG GIAO THONG HON HỢP: Nec Vht+ Xe buýt loại 30-40 chỗ 4-6 ngàn 12-25 km/h+ Xe buýt loại tiêu chuẩn (80 chỗ) 8-10 ngàn 10-22 km/h+ Xe buýt lớn 120 chỗ trở lên: 15 ngàn 10-22 km/h* LÀN XE DÀNH RIÊNG (sơn vạch riêng, tín hiệu ưu tiên):

+ Xe buýt loại tiêu chuẩn (80 chỗ) 15 ngàn 15-25 km/h+ Xe buýt lớn 120 chỗ : 20 ngàn 15-25 km/h* LÀN XE CHUYEN BIET (rao chắn riêng, giao cat lập thé hoặc ưu tiên):

+ Xe buýt loại 80 —120 chỗ 30 ngàn 15-30 km/h

Rõ ràng những noi làn xe buýt dành riêng va tuyến buýt chuyên biệt đượclập trên nhiễu đường pho cùng một hành lang, năng lực vận chuyên hành kháchdoc hành lang đó chắc chan tang lên

Phương hướng chung : trên các vành đai (giữa, ngoài), các tuyến trục cửangõ, các đường phố chính cấp 1, cấp 2 nên tận lượng bố trí xe buýt lớn Cáctuyến trục lưu lượng cao nhất có 6-8 làn xe có thé bố trí xe trên 80 chỗ

Trang 34

3.4 Phương pháp dự báo nhu cầu giao thông

PH ONG PHÁP MÔ HINH ĐÀN HOI:

Phương pháp nay liên hệ giữa ty lệ tăng trưởng của một biến số với tỷ lệ tăngtrưởng của một biến số khác đã được biết hoặc ít nhất là cũng có những giả thiếttương đối tin cậy Hệ số đàn hồi của lượng giao thông y theo x ( GDP, dân số ) códạng như sau, khi tính cho thời kỳ sốc (O):

Ay

biết Eoyx cần dự báo Etyx cho thời ky t

Dự báo lượng giao thông Yt năm thứ t căn cứ theo Yo năm sốc o theo Ax:

Yt= Yo * (1+ Eyx * Ax )“t (3.10)Phương pháp này rat hay được dùng ở những nước có nền kinh tế phat triển.được dùng tính toán, ước định cho việc lập quy hoạch, dự báo dài hạn và trung hạn.

Những công thức về mô hình đàn hồi và độ đàn hồi những năm quá khứ cóthé được áp dụng sau khi có những điều chỉnh phù hợp Đôi khi có thé tốt hơn, nếusử dụng độ đàn hồi lấy từ nước có cấu trúc tương tự ở một trình độ phát triển caohơn để dự báo những năm tương lai

Phương pháp mô hình dan hồi tổng quát:

Q=CI1Xx;" (3.11)

Trong đó: @Q nhu cầu đi lại năm dư báo

C hang số thực nghiệmX; nhân tố anh hưởng đến nhu cầuky, hệ số đàn hồi của nhu cầuPhương pháp này sử dụng nhiều nhân tố ảnh hưởng và nhiều hệ số đàn hồikhác nhau Nếu như đủ thông tin và đặc biệt là sự giả định các nhân tố ảnh hưởngđó về tỷ lệ tăng trưởng tương đối tin cậy thì phương pháp này mang lại kết quảchính xác hơn là mô hình đàn hồi đơn Ở đây chúng ta có thể tính được nhu cầu vậntải hành khách trong những năm tương lai thông qua các hệ số đàn hồi về tốc độtăng dân số, thu nhập quốc dân

Trang 35

Chương 4:

NGHIÊN CUU TUYEN BUYT DIEN HÌNH

Nhiệm vụ: Tiến hành khảo sát tuyến 27 (thong tin tuyến, sơ đồ tuyến, biếu dogiờ chạy, mặt cắt ngang đường và tuyến trùng lắp), tính toán lưu lượng hành kháchđi lại trên tuyến, kiểm tra tính năng kỹ thuật xe buýt 80 chỗ: bán kính quay vòng,hành lang quay vòng và phân tích bat hợp lý khi sử dụng loại xe buyt 80 chỗ lưuthông trên tuyến nhằm đưa ra phương án lựa chọn xe buýt tốt nhát

4.1 Ly do chọn tuyến xe buýt Bên Thành — Au Cơ — An Sương

Hiện nay hệ thống xe buýt Tp.HCM phan lớn là sử dụng loại xe buýt lớn loại(80 chỗ ngồi và đứng) Phương pháp điều hành xe buýt theo hướng cổ điển Tức làvào giờ cao điểm, xe buýt chạy với giãn cách ngăn (khoảng 5 phút một chuyến)nhăm phục vụ hành khách Vào giờ thấp điểm, xe buýt với giãn cách lớn hơn(khoảng 15 — 20 phút), mục đích là buộc hành khách chờ xe và dồn khách để xe ítchạy rỗng hơn Nhưng điều nay lại gặp nhược điểm lớn đó là để hành khách chờquá lâu Thời gian mà người dân chấp nhận chờ xe buýt khoảng 5 — 10 phút, nếuthời gian chờ quá lâu thì người dân sẽ bỏ xe buýt để chọn xe máy đi

Đề khắc phục tình trạng nảy, xe buýt tại Tp.HCM chấp nhận thực tế là xebuýt chạy rỗng cao tức là vẫn để xe buýt chạy với thời gian giãn cách 5 - 7 phút đểthu hút hành khách Cách này tạm thời đảm bảo hành khách không bỏ xe buýt để đixe máy, nhưng lại gây ra nhiễu hậu quả mà hiện tại Tp.HCM chưa khắc phục được

Thứ nhất nếu giữ nguyên thời gian dãn cách và với lượng hành khách ít ỏi tạigiờ thấp điểm thì thời gian xe buýt chạy rỗng nhiều, hệ số sử dụng chỗ trung bình cảtuyến rất thấp khoảng 0,2 — 0,3 Điều này đồng nghĩa với việc chi phi tăng lên, nhànước trợ giá nhiều, 6 nhiễm và hệ số chiếm dụng mặt đường tính trên đầu người sẽcao Nếu vào giờ cao điểm lượng hành khách đi xe buýt tăng hệ số sử dụng caokhoảng 1 — 1,5 thì hy vọng sẽ bù vào giờ thấp điểm để kéo hệ số sử dụng chỗ trung

Trang 36

bình tăng lên Nhưng vào giờ cao điểm, lượng khách đi xe buýt vẫn không tăng caohệ số sử dụng chỗ khoảng 0,7 — 0,8 thì việc sử dụng xe buýt cỡ lớn như hiện nay làkhông khả thi.

Thứ hai do hành khách ít nên xe buýt bỏ qua nhiều trạm dừng nên thời gianquay vòng nhanh dẫn đến trên cùng một đoạn ngắn (khoảng 30m) thì 2 xe buýt (xechạy trước, xe chạy sau) sẽ chạy trùng nhau gây nên tình trạng kẹt xe ngay tại vòngxoay, tại các đoạn đường nhỏ hẹp như Lạc Long Quân, Au Cơ Ngoài ra các van dé

Hình 4.1: Hình ảnh thu được khi đang ngồi trên tuyến xe buýt 27 (ngày 07/04/2011)

Gian cách 2 xe buýt 27 khoảng 10 — 30 mĐiển hình là xe buýt Bến Thành — Âu Cơ — An Sương Đặc điểm của tuyến làđi qua nhiễu điểm nóng ket xe đặc biệt là đi qua nhiều vòng xoay và các khu dân cưđộng đúc mà mặt cắt ngang đường tương đối là nhỏ và hẹp so với xe buýt loại 80chỗ Đặc biệt là tại các con đường mà tuyến xe buýt này đi qua lượng xe máy rấtđông lượng hành khách đi lại trên tuyến này lại ít chủ yếu là sinh viên nên thời gianxe chạy rỗng là rất lớn gây lãng phí Chính vì điều này nên tác giả quyết định chọntuyến 27 làm tuyến buýt điển hình để nghiên cứu, đưa ra phương án điều hành xebuýt khắc phục các nhược điểm mà hệ thống xe buýt tại Tp.HCM mac phải và từ đóđưa ra phương án lựa chọn xe buýt tối ưu

Trang 37

4.2 Diéu tra khảo sát và thu thập số liệu

4.2.1 Thu thập số liệu:

Thu thập số liệu là bước đầu tiên trong thực hiện đề tài nghiên cứu Số liệuthu thập được là cơ sở thực hiện các bước tiếp theo, góp phần quyết định quan trọngvới kết quả nghiên cứu của dé tai Nội dung công việc thu thập số liệu trong đề tàibao gồm thu thập tài liệu, số liệu sẵn có từ các nguồn và thu thập số liệu thông quakhảo sát điều tra phỏng vấn trực tiếp

Ta cần xác định thông tin tài liệu cần thiết cho dé tài nghiên cứu va co quanđơn vị sở hữu của từng loại thông tin, tài liệu này Từ trung tâm Quản lý và Điềuhành vận tải hành khách công cộng, tác giả thu thập được thông tin về tuyến xe bus27 Từ Internet và các tài liệu từ nhà sản xuất, tác giả thu nhập được thông tin vềđặc tính kỹ thuật của các loại xe buýt

Nội dung chính của thông tin thu thập được gồm có:

- Bản đồ lộ trình các tuyến; tên tuyến, mã số;

- Cự ly bình quân các tuyến;- Hành trình chuyến đi, hành trình chuyến về:- Số chuyến trong ngày:

- Gian cách;- Giờ hoạt dong;- Số xe, loại xe sử dụng:- Sản lượng hánh khách 03 năm gần nhất ( các năm 2006, 2007 và 2008 );- Gia V ;

Từ tai liệu của nha sản xuất xe buýt, tác gia thu nhập được thông tin về đặctính kỹ thuật của các loại xe buýt

Ngoài các tài liệu nêu trên, tác giả còn thu thập tài liệu từ các nguồn thôngtin khác: từ các tài liệu tham khảo, báo, truyền hình, đài phát thanh, thư viện,internet ( các trang wed dành cho kỹ sư công chính — civil engineers ) chú trọng

Trang 38

đến các nghiên cứu có liên quan Toàn bộ tài liệu thu thập được chọn lọc tham khảovà sử dụng trong luận văn.

4.2.2 Điều tra khảo sát:.4.2.2.1 Khao sát hiện trạng cơ sở hạ tang giao thông

Hiện trạng sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông (đường xá, bến, trạm dừng, nhàchờ, ) và hành vi giao thông của người dan

+ Tiến hành khảo sát lưu lượng giao thông trên mỗi tuyến đường và tại các nútgiao cắt

+ Tiến hành các điều tra về sự biến động của luồng hành khách theo thời giantrên mỗi tuyến đường

+ Điều tra nhu cau di lại của người dân và các hộ gia đình.+ Điều tra ý thức, nguyên nhân và sự lựa chọn của người dân đối với cácphương tiện giao thông.

+ Tiến hành khảo sát hệ thống giao thông tĩnh như các bãi đỗ xe, vỉa hè.+ Tiến hành khảo sát hệ thống điều khiển và kiểm soát dòng lưu lượng.4.2.2.2 Phong van trực tiếp:

Nội dung công việc bao gồm: công tác chuẩn bị trước khi thực hiện, thựchiện điều tra phỏng van, thong kê — xu ly số liệu va xây dựng được tài liệu phục vụ

nghiên cứu sự lựa chọn phương thức đi lại của hành khách Sau đây, trình bày chitiết từng hạng mục công việc

> Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện điều tra, phỏng vấn:Do yêu cầu công việc nhiều nên cần thực hiện tốt việc chuẩn bị trước khi tiễnhành như soạn thảo biểu mẫu phỏng vấn, xác định số lượng mẫu phỏng van cầnthực hiện, xác định vị trí thực hiện phỏng vấn, đối tượng phỏng vấn, chuẩn bị lựclượng phỏng vấn viên, xác định thời gian cần thực hiện điều tra phỏng vấn và chỉphí

Đầu tiên là việc xây dựng biểu mẫu phỏng vẫn ( xem phụ lục 4.1 ): trên co sởlý thuyết đã xác định, ta xác định các thông tin cần thu nhập được thông qua điều

Trang 39

tra phỏng van Ngoài ra còn thu thập thêm các thông tin khác nhăm phục vụ chonhững phân tích cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài.

Biéu mẫu phỏng van được nghiên cứu xây dựng sao cho có thé thu thập đượcthông tin yêu cầu trong thời gian phỏng vẫn ngăn, người được phỏng vấn dễ tiếpcận Sử dụng biéu mẫu phỏng van được soạn thảo, ta thu được các số liệu về:

- Nhóm thông tin cá nhân người được phỏng vấn: bao gồm+ Giới tính: nam, nữ;

+ Nghề nghiệp: Nhân viên văn phong/ Nhà nước; Nông dân, lao động phố

thông, công nhân, tài xé: Nghé nghiệp khác; Hoc sinh/ sinh viên, Nội tro/ Thất

nghiệp/ Hưu trí Khoảng cách từ nhà đến cơ quan làm việc Sở hữu phương tiện cánhân Tốn bao nhiêu tiền cho việc đi lại

- Nhóm thông tin về xe buýt+ Mối quan tâm hành khách khi đi xe buýt Lựa chọn của hành khách điloại xe buýt nào Khoảng thời gian chờ hành khách khi đi xe buýt

* Sau khi xây dựng được biểu mẫu phỏng vẫn, ta cần xác định số lượngphỏng van thực hiện dé in 4n chuẩn bi đủ số lượng biểu mẫu cần thiết trong quátrình thực hiện điều tra phỏng vấn tại hiện trường Dự kiến thực hiện phỏng van cho

khoảng §00 — 1000 mau

> Xác định vị trí thực hiện phỏng van :- Lựa chon vi tri phỏng van hop lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian di chuyén, tiếpcận được nhiều đối tượng cần thực hiện phỏng van trong thời gian ngắn, tức là sốlượng mẫu phỏng van thu được đạt nhiều nhất

+ Trạm xe bus trung tâm Bến: thực hiện phỏng van hành khách từ ga BếnThành sẽ dùng xe bus đi trên tuyến 27

+ Các trạm dừng, nhà chờ trên đoạn đường mà xe buýt 27 đi qua+ Phỏng van tại trường Cao Đăng Kỹ Thuật Cao Thăng: Giáo viên, sinhviên tại trường đi học bằng xe máy, xe đạp đi xe bus từ nhà đến ga Bén Thanh va dibộ từ đây đến trường

> Đối tượng phỏng vấn : Ngẫu nhiên, đa dang

Trang 40

> Lực lượng thực hiện phỏng ván:Với số lượng mẫu dé nghị phỏng vấn, địa điểm phỏng van đã xác định thi lựclượng phỏng vẫn gồm 06 người: tác giả, Tài (giáo viên trường) và 04 sinh viêntrường Cao Đăng Kỹ thuật Cao Thăng ( Bảo, Chiến, Dũng, Liêm) chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm 02 người (tác giả + Tài): phụ trách điều tra đếm hành kháchvà thời gian dừng, đỗ trên xe buýt

+ Nhóm 2: gồm 02 người ( 2 sinh viên: Bảo, Chiến): phụ trách khảo sáttuyến đường, hệ thống giao thông

+ Nhóm 3: gồm 02 người ( 2 sinh viên: Dũng, Liêm): phụ trách khảo sáthành khách trên các trạm dừng, trên xe buýt.

> Thời điểm thực hiện:Do yêu cầu phức tạp dé tài nên việc thực hiện được trai rộng nhiều ngày vànhiều thời điểm khác nhau trong ngày nhăm đưa ra số liệu chính xác nhất

Trong quá trình thực hiện, để thích nghĩ với điều kiện thực tế và đảm bào yêucầu nên có thé hoán đổi vị trí các nhóm cho nhau Các nhóm được trang bị đầy đủ

mẫu phỏng van, máy anh, thước do, but, và các trang bi cần thiết trong quá trình

khảo sát.

Ngày đăng: 24/09/2024, 06:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN