1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng

154 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cách tiếp cận mới hiện nay sử dụng kim phun cao áp phun xăng trực tiếp vào buồng đốt một hoặc nhiều lần ở kì nén để tạo hỗn hợp cháy nghèo, lượng nhiên liệu sẽ được điều khiển mà không c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS NGUYỄN NGỌC DŨNG

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS NGUYỄN LÊ DUY KHẢI

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS HUỲNH THANH CÔNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp.HCM Ngày 28 tháng 07 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS NGUYỄN HỮU HƯỜNG 2 TS NGUYỄN LÊ DUY KHẢI 3 TS HUỲNH THANH CÔNG 4 TS TRẦN HỮU NHÂN 5 TS NGUYỄN THÀNH TÂM Xác nhận của chủ tịch hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ĐẶNG THÁI SƠN MSHV: 10130466 Ngày, tháng, năm sinh: 06/08/1984 Nơi sinh: Kiên Giang Chuyên ngành: Kỹ thuật ô tô – máy kéo Mã số: 60 52 35

I TÊN ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng”.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ RCCI Tìm hiểu các thông số của động cơ AVL 5402

2 Ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL 5402 hiện hữu bằng phương pháp mô phỏng 3 Từ các kết quả đạt được, đề xuất các phương án cải tiến động cơ 5402 thành động cơ RCCI 4 Tổng kết đánh giá

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 19/08/2013

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 01/07/2014

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN NGỌC DŨNG

Tp.HCM, ngày … tháng 08 năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN KHOA QL CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

Trang 4

Để luận văn hoàn thành và đạt kết quả tốt, ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin chân thành cám ơn tất cả các quý thầy cô trong Khoa Kỹ Thuật Giao Thông, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy phòng Thí nghiệm trọng điểm Đặc biệt cảm ơn thầy hướng dẫn, TS Nguyễn Ngọc Dũng đã hướng dẫn em tận tình, và định hướng cho em trong quá trình em thực hiện luận văn

Cảm ơn các anh chị trong lớp và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp công sức và những ý kiến quý giá

Xin cảm ơn gia đình đã động viên giúp đỡ vật chất và tinh thần để có thể hoàn thành tốt luận văn

Mặc dù rất cố gắng, nhưng do còn hạn chế về kiến thức, thời gian và thiết bị nên khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong Quý Thầy Cô và các bạn đóng góp thêm các ý kiến quý báu để đề tài nghiên cứu này có thể sớm được áp dụng vào thực tế

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014

Học viên thực hiện

HV Đặng Thái Sơn

Trang 5

Nghiên cứu phát triển động cơ sử dụng công nghệ RCCI (Reacitvity Controlled Compression Ignition) hiện đang là một trong những hướng nghiên cứu chính giúp giảm thành phần ô nhiễm động cơ diesel Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu mô phỏng phát triển động cơ sử dụng công nghệ RCCI dựa trên nền động cơ diesel nghiên cứu AVL 5402 Mô hình AVL MCC và mô hình truyền nhiệt là Woschni trong phần mềm AVL Boost được sử dụng để mô phỏng động cơ Kết quả mô phỏng cho thấy động cơ sử dụng công nghệ RCCI cho quá trình cháy tốt hơn so với động cơ diesel truyền thống giúp nâng cao công suất, giảm thành phần phát thải NOx và soot Kết quả nghiên cứu luận văn đóng góp một phần cho sự nghiên cứu phát triển hoàn thiện động cơ RCCI

Trang 6

The study of reactivity controlled compression ignition (RCCI) engine is one of the most important concept introducing to diesel engine owing to reduce exhaust gas emission The main objective of this research is to study RCCI engine based on simulation AVL MCC model and Woschni model in AVL Boost software are used to simulated engine combustion and performance characteristics The result showed that RCCI engine illustrated better combustion process than conventional diesel engine, which increased engine performance and decreased NOx and soot emissions The study has contribution to the research and development of RCCI engine

Trang 7

Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Bách Khoa TP HCM với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dũng Các kết quả của luận văn này tôi xin cam đoan do chính tôi thực hiện tại phòng Thí Nghiệm Trọng Điểm Động Cơ Đốt Trong, đại học Bách Khoa TP HCM

Các phần tham khảo tôi xin cam đoan là có trích dẫn đầy đủ Nếu có khiếu nại về nội dung luận văn, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường, và pháp luật

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014

Học viên cam đoan

HV Đặng Thái Sơn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2.1 Các biện pháp giảm phát thải trên động cơ diesel ……… 29

3.1 Các biểu tượng lệnh của AVL Boost ……… 34

3.2 Các phần tử dùng trong mô phỏng của AVL Boost ……… 34

3.3 Các thông số dữ liệu chung của động cơ dùng cho mô phỏng … 49

3.4 Các thông số đầu vào cho động cơ 5402 ……… 50

3.5 Các thông số của đường ống ……… 51

3.6 Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ Diesel ……… 53

3.7 Các kết quả mô phỏng động cơ AVL_5402 ……… 54

4.1 Khối lượng nhiên liệu diesel và xăng dựa trên tỷ lệ phần trăm của xăng……… 65

4.2 Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ RCCI_1 (case2) … 67

4.3 Bảng thông số đầu vào cho mô hình động cơ diesel AVL 5402 (case 14) ……… 68

4.4 So sánh động cơ RCCI_1 với động cơ AVL_5402 ……… 69

4.5 Các thông số mô hình động cơ RCCI_2 ……… 74

4.6 Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ AVL_5402 (case19) 74 4.7 Tổng hợp kết quả động cơ RCCI_2 và động cơ AVL 5402 …… 75

4.8 Kết quả mô phỏng sau khi thay đổi tỷ số nén động cơ 5402 …… 80

4.9 Kết quả mô phỏng động cơ 5402 khi thay đổi IVC ……… 81

4.10 Kết quả mô phỏng động cơ RCCI sau khi thay đổi IVO ……… 82

4.11 Kết quả mô phỏng động cơ RCCI khi thay đổi EVO ………… 83

4.12 Các thông số mô hình động cơ RCCI_3 ……… 84

4.13 Tổng hợp kết quả sau khi cải tiến động cơ AVL_5402 ………… 84

4.14 Các thông số mô hình động cơ RCCI_4 ……… 89

4.15 Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ AVL_5402 (case16) 89 4.16 So sánh động cơ RCCI_4 với động cơ RCCI_3 và động cơ AVL_5402 ……… 90

Trang 9

4.17 Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ RCCI phun xăng và

4.21 Các thông số mô hình động cơ RCCI_3 khi điều chỉnh lượng

phun diesel lần đầu tiên ……… 108 4.22 Kết quả mô phỏng động cơ RCCI_3 điều chỉnh lượng phun

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1.1 Thị phần sản xuất ô tô trên thế giới năm 2011 ……… 1

1.2 Phát thải ô nhiễm CO2 trên thế giới từ 1965 – 2011 ……… 2

1.3 Hiệu suất sử dụng năng lượng của ôtô ……… 3

1.4 Sơ đồ trình tự thực hiện luận văn ……… 10

2.1 Mô hình động cơ sử dụng bộ chế hòa khí và kim phun xăng trên đường ống nạp ……… 11

2.2 Mô hình động cơ sử dụng kim phun xăng trực tiếp vào buồng đốt ……… 12

2.3 Minh họa các loại động cơ đốt trong ……… 16

2.4 Mô hình hệ thống nhiên liệu của động cơ RCCI ……… 20

2.5 Đồ thị tín hiệu phun xăng theo góc quay trục khuỷu ……… 20

2.6 Đồ thị tín hiệu phun diesel theo góc quay trục khuỷu ………… 21

2.7 Đồ thị tỏa nhiệt điển hình cho các giai đoạn cháy của nhiên liệu 22

2.8 Thay đổi tỷ số nén thông qua thay đổi hình dạng đỉnh pittông … 23 2.9 Quá trình cháy động cơ diesel phun trực tiếp ……… 25

2.10 Đồ thị áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ diesel ……… 25

2.11 Đồ thị tốc độ toả nhiệt động cơ HCCI ……… 26

2.12 Đồ thị áp suất, tốc độ toả nhiệt động cơ HCCI ……… 27

2.13 Đồ thị áp suất, tốc độ toả nhiệt, thời điểm phun xăng, diesel động cơ RCCI ……… 27

2.14 Đồ thị phát thải soot, NOx theo nhiệt độ, mật độ nhiên liệu …… 28

2.15 Đồ thị phát thải soot, NOx, CO theo hệ số dư lượng không khí 29

3.1 Giao diện làm việc của phần mềm AVL Boost ……… 33

3.2 Cửa sổ Parameters ……… 35

3.3 Cửa sổ Case Explorer ……… 35

3.4 Cách tạo một biến thay đổi trong Boost ……… 36

3.5 Cửa sổ Simulation Control ……… 36

Trang 11

3.6 File kết quả các dữ liệu động cơ dạng notepad ……… 37

3.7 Giao diện Impress Chart ……… 37

3.8 Nhấn chọn vào thông số cần xuất đồ thị ……… 38

3.9 Nhấn chọn vào đồ thị để xuất đồ thị ……… 38

3.10 Cân bằng năng lượng trong xylanh ……… 39

3.11 Mô hình động cơ AVL 5402 mô phỏng ……… 49

3.12 Áp suất xylanh khi không phun nhiên liệu ……… 52

3.13 Áp suất xylanh khi có phun nhiên liệu ……… 52

4.1 Mô hình động cơ nhiều xupáp ……… 57

4.2 Mô hình hóa hệ thống phân phối khí cho động cơ AVL 5402 RCCI ……… 57

4.3 Thiết lập thông số của kim phun xăng ……… 58

4.4 Thiết lập mô hình động cơ hai nhiên liệu cho AVL_Boost 2011 59

4.5 Thiết lập mô hình động cơ hai nhiên liệu cho AVL_Boost 2013 60

4.6 Thiết lập mô hình AVL MCC cho cửa sổ Combustion ………… 60

4.7 Thiết lập thông số cho mô hình AVL MCC ……… 61

4.8 Thiết lập thời điểm phun diesel ……… 61

4.9 Khai báo độ nâng kim phun ……… 62

4.10 Khai báo dữ liệu áp suất nâng kim ……… 62

4.11 Thiết lập thay đổi các thông số mô phỏng nhiều trường hợp …… 63

4.12 Kết quả tính toán phun diesel ……… 63

4.13 Phần tính toán độ nâng kim phun trong file Irate_estimation.xls 64

4.14 Phần tính toán lưu lượng phun trong file Irate_estimation.xls… 64

4.15 Mô hình động cơ RCCI dùng cho mô phỏng trong AVL Boost… 66 4.16 So sánh áp suất mô hình RCCI với mô hình AVL_5402 ……… 67

4.17 Đồ thị công suất, mômen động cơ RCCI_1 và động cơ AVL 5402 ……… 71

4.18 Đồ thị phát thải NOx, soot trên động cơ RCCI_1 và AVL_5402 72 4.19 So sánh áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ RCCI_1 và

Trang 12

động cơ diesel ……… 73 4.20 Đồ thị mômen, công suất động cơ RCCI_1, RCCI_2 và AVL

4.31 Tổng hợp các kết quả về công suất, khí thải, hiệu suất của các

động cơ RCCI_1, RCCI_2, RCCI_3, RCCI_4 và động cơ diesel 97 4.32 Đồ thị mômen, công suất động cơ RCCI_1 với lượng phun xăng

4.33 Đồ thị khí thải động cơ RCCI_1 với lượng phun xăng khác nhau 101 4.34 So sánh áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ RCCI_1 điều

4.35 Đồ thị công suất, mômen động cơ RCCI_3 phun xăng với các

4.36 Đồ thị khí thải động cơ RCCI_3 khi phun lượng xăng khác nhau 106

Trang 13

4.37 So sánh áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ RCCI_3 điều

4.38 Đồ thị công suất, mômen động cơ RCCI_4 phun diesel lần một

với các lượng phun khác nhau ……… 110 4.39 So sánh áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ RCCI_3 điều

chỉnh lượng phun diesel lần đầu tiên ……… 111 4.40 Đồ thị khí thải động cơ RCCI_4 phun diesel lần một với các

lượng phun khác nhau ……… 112

Trang 14

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ghi tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ATDC After Top Dead Center Sau điểm chết trên AHRR Apparent Heat Release Rate Mức độ tỏa nhiệt BDC Bottom Dead Center Điểm chết dưới BTDC Before Top Dead Center Trước điểm chết trên BMEP Brake Mean Effective Pressure Áp suất cản

CFD Computational Fluid Dynamics Mô phỏng CFD

DPF Diesel Particulate Filter Bộ lọc hạt trên động cơ diesel

DOC Diesel Oxidation Catalyst Bộ xúc tác oxy hoá ERC Engine Research Center Trung tâm nghiên cứu động cơ EPA Environmental Protection

Agency

Cơ quan bảo vệ môi trường

EGR Exhaust Gas Recirculation Tuần hoàn khí thải EVC Exhaust Valve Closing Xupáp thải đóng EVO Exhaust Valve Opening Xupáp thải mở FSN Filter Smoke Number Chỉ số bồ hóng

HCCI Homogeneous Charge

Trang 15

IVO Intake Valve Opening Xupáp nạp mở LNT Lean NOx Traps Bộ xúc tác hấp thụ NOx dùng cho

hỗn hợp nghèo LTC Low Temperature Combustion Động cơ cháy ở nhiệt độ thấp LTO Low Temperature Oxdation Cháy tại nhiệt độ thấp

LHV Lower Heating Valve Nhiệt trị thấp MEP Mean Effective Pressure Áp suất có ích NTC Negative Temperature

Coefficient

Giai đoạn hấp thụ nhiệt

PFI Port Fuel Injection Phun xăng trên đường nạp PCCI Premixed Charge Compression

SHP Start of High Pressure Bắt đầu đạt áp suất cao ROI Rate of Injection Tỷ lệ phun nhiên liệu SOI Start of Injection Thời điểm phun SCR Selective Catalytic Reduction Bộ xử lý NOx kiểu SCR

TWC Three Way Catalyst Bộ xử lý xúc tác ba thành phần UHC Unburned Hydrocarbon Hydrocarbon không cháy

Trang 16

TS NGUYỄN NGỌC DŨNG

Trang 17

MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1.3 Mục tiêu và đối tượng của đề tài 7

1.4 Nội dung và phạm vi đề tài 8

1.5 Phương pháp thực hiện 8

1.6 Trình tự thực hiện luận văn 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.1 Tổng quan 11

2.2 Động cơ RCCI (Reacitvity Controlled Compression Ignition) 18

2.3 Cơ sở đánh giá quá trình cháy của động cơ diesel, động cơ RCCI 24

2.4 Cơ sở đánh giá khí thải NOx, soot (PM) 27

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐỘNG CƠ AVL 5402 BẰNG PHẦN MỀM AVL BOOST 33

3.1 Giới thiệu chung về phần mềm mô phỏng AVL Boost 33

3.2 Các biểu tượng lệnh của AVL Boost 33

3.3 Các phần tử mô phỏng 34

3.4 Các công cụ trong menu 35

3.5 Lý thuyết mô hình hoá và mô phỏng động cơ đốt trong của AVL Boost 38

3.6 Mô hình dùng trong mô phỏng 42

3.7 Xây dựng mô hình mô phỏng động cơ AVL 5402 nguyên mẫu trên AVL Boost 44

3.7.1 Giới thiệu động cơ dùng trong mô phỏng 44

3.7.2 Xây dựng mô hình mô phỏng trên AVL Boost 49

3.8 Kết quả mô phỏng động cơ diesel 5402 thông thường 51

3.8.1 Áp suất xylanh khi không phun nhiên liệu 51

3.8.2 Áp suất xylanh khi không có phun nhiên liệu 52

Trang 18

3.8.3 Kết quả mô phỏng khi phun ở các thời điểm khác nhau 53

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐỘNG CƠ RCCI DỰA TRÊN ĐỘNG CƠ AVL 5402 56

4.1 Cơ sở xây dựng mô hình 56

4.2 Thiết lập lượng nhiên liệu dùng cho mô phỏng 65

4.3 Mô hình động cơ RCCI 66

4.4 Mô phỏng công nghệ RCCI vào động cơ AVL 5402 hiện hành 67

4.4.1 Mô phỏng mô hình động cơ RCCI phun xăng, phun diesel một lần (RCCI_1) 67

4.4.2 Mô phỏng mô hình động cơ RCCI phun xăng, phun diesel hai lần (RCCI_2) 73

4.5 Mô phỏng công nghệ RCCI vào động cơ AVL 5402 cải tiến (RCCI_3) 80

4.5.1 Cải tiến thay đổi tỷ số nén động cơ AVL 5402 80

4.5.2 Cải tiến thay đổi thời điểm đóng xupáp nạp (IVC) động cơ AVL 5402 81

4.5.3 Cải tiến thay đổi thời điểm mở xupáp nạp (IVO) động cơ AVL 5402 82

4.5.4 Cải tiến thay đổi thời điểm mở xupáp xả (EVO) động cơ AVL 5402 83

4.5.5 Động cơ RCCI sau khi cải tiến cho phun diesel với sự điều chỉnh ở hai lần phun khác nhau 88

4.6 Tổng hợp các kết quả mô phỏng động cơ RCCI_1, RCCI_2, RCCI_3, RCCI_4 và động cơ diesel truyền thống 95

Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Trang 20

Trong năm 2012, 60 triệu ô tô con được sản xuất, tăng 50% so với thập kỉ trước Một phần của sự gia tăng đó là do Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới năm 2011, sản xuất một phần tư số lượng xe ô tô của thế giới Một phần ba số lượng ô tô sản xuất ra là ở các nước liên minh Châu Âu, một nửa trong số đó được trang bị động cơ diesel do hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ diesel cao

Hình 1.1: Thị phần sản xuất ô tô trên thế giới năm 2011 [14]

Trang 21

Vì vậy các nghiên cứu phát triển động cơ ngày nay bao gồm cả động cơ xăng và động cơ diesel, với số lượng động cơ lớn như vậy thì chỉ cần một sự cải thiện nhỏ

trong hiệu suất cũng mang lại một tác động rất lớn tới kinh tế và môi trường

Với số lượng phương tiện và động cơ đốt trong như hiện nay trên toàn thế giới, một ngày thế giới tiêu thụ khoảng 86 triệu thùng dầu thô trong đó 70% dùng cho ĐCĐT Đi kèm theo đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường bởi các chất thải từ ĐCĐT như nito oxit (NOx), soot (PM), cacbon dioxit (CO2) Hằng năm toàn thế giới thải ra trên dưới 37 tỉ tấn CO2 đóng góp một phần đáng kể vào khí thải nhà kính, gây một mối lo ngại lớn về biến đổi khí hậu toàn cầu Vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm

trọng đến môi trường sống, sức khỏe con người và sinh vật trên Trái đất

Hình 1.2: Phát thải ô nhiễm CO2 trên thế giới từ 1965 – 2011 [15] Do đó các nước trên thế giới áp dụng những quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn về phát thải ô nhiễm bởi phương tiện giao thông Việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả

hơn có thể làm giảm đáng kể các khí thải nhà kính

Mặc dù với các điểm hạn chế như đã nêu trên nhưng ĐCĐT sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn phổ biến Xăng và diesel có mật độ năng lượng cao (khoảng 40MJ/kg) dễ bảo quản và vận chuyển Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ năng lượng từ nhiên liệu chuyển thành động lực cho các phương tiện Quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển dầu thô từ giàn khoang cho đến người tiêu dùng lấy đi khoảng 20% năng

Trang 22

lượng từ lượng dầu khai thác Đối với một ô tô sử dụng động cơ cháy cưỡng bức thì chỉ khoảng 18% năng lượng của lượng nhiên liệu sử dụng đến được hệ thống động lực của xe (mất mát bởi hiệu suất của động cơ do tỏa nhiệt & ma sát, các hệ thống phụ trợ ), sau khi trải qua mất mát ở hệ thống động lực thì chỉ còn lại khoảng 12%

năng lượng truyền đến bánh xe, hiệu suất sử dụng nhiên liệu là rất thấp

Hình 1.3: Hiệu suất sử dụng năng lượng của ôtô Vấn đề về việc sử dụng nhiên liệu không hiệu quả của động cơ đốt trong được chú trọng đặc biệt và có rất nhiều đề xuất thay thế ĐCĐT bằng các nguồn động lực có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn Nhiều ý tưởng mới được đề xuất nhưng do phức tạp, chi phí cao, khó áp dụng vào thực tế Như động cơ Stirling, động cơ Wankel, năng lượng Mặt trời, động cơ hydrogen Các loại xe hybrid hoặc xe điện có ưu điểm khi áp dụng cho các phương tiện nhỏ, tuy nhiên có nhiều bất lợi khi áp dụng trên các phương tiện có tải trọng lớn đòi hỏi tính bền bỉ và khoảng cách di chuyển dài Mặt khác hiệu suất của các nhà máy điện thường thấp hơn 50%, chưa kể đến các thất thoát khác trong quá trình sản xuất điện Hơn nữa mất mát trong quá trình lưu trữ điện năng cũng đáng kể mặc dù hiệu suất sử dụng của động cơ điện có

thể đạt tới 90% Đó là những hạn chế rất lớn khi áp dụng xe điện vào thực tế

Với chi phí ở mức hợp lí, bền bỉ, tiện lợi cùng với việc sử dụng loại nhiên liệu phổ biến dễ dàng tìm thấy hầu như ở mọi nơi thì việc thay thế ĐCĐT là rất khó thực hiện Tuy nhiên, có thể thấy được ĐCĐT sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ không thể

Trang 23

duy trì trong một thời gian dài (cạn kiệt dầu mỏ) do đó cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra giải pháp hợp lí thay thế cho ĐCĐT Hiện nay, việc phát triển các loại nhiên liệu mới cho ĐCĐT, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ thay thế cho nhiên liệu có nguồn gốc vô cơ truyền thống cũng đang được chú trọng, như khí thiên nhiên hóa lỏng, nhiên liệu sinh học Với nguồn dầu mỏ có hạn, việc cải thiện hiệu suất ĐCĐT cũng như phát triển các mẫu động cơ mới sử dụng các loại nhiên

liệu thay thế, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch là rất hứa hẹn

Các nghiên cứu trên ĐCĐT ngày nay tập trung chuyên sâu vào quá trình cháy của nhiên liệu, thành phần hóa học của nhiên liệu, nâng cao chất lượng hòa trộn của hỗn hợp cháy để cải thiện hiệu suất của động cơ Với sự phát triển của các thiết bị hỗ trợ giúp cho việc mô phỏng các yếu tố tác động tới quá trình cháy trong buồng đốt trở nên dễ dàng hơn cùng với sự phát triển vượt bậc của máy tính giúp mô phỏng chính xác hơn quá trình cháy trong buồng đốt, điều mà vốn dĩ trước đây gần như không thể tiếp cận được Nhiều mô hình ĐCĐT với hiệu suất cao, phát thải ô nhiễm thấp đã ra đời Như động cơ cháy ở nhiệt độ thấp LTC (Low Temperature Combustion), LTC mang lại hiệu suất cao hơn động cơ diesel thông thường cùng với nhiệt độ

cháy thấp nên kiểm soát được NOx LTC gồm có các dạng: - Động cơ HCCI (Homogeneous Charge Compression Ignition) - Động cơ PCCI (Premixed Charge Compression Ignition) - Động cơ RCCI (Reactivity Controlled Compression Ignition)

Hướng phát triển của động cơ xăng: Giảm kích thước động cơ, tăng áp suất nạp,

đưa hỗn hợp cháy về vùng cháy nghèo (Lambda > 1) bằng cách phun xăng trực tiếp vào buồng đốt - động cơ GDI (Gasoline Direct Injection) Trước đây hỗn hợp cháy lý tưởng có Lambda ≈ 1, kết hợp với bộ xử lý xúc tác 3 thành phần thì vấn đề khí thải của động cơ xăng gần như được giải quyết hoàn toàn tuy nhiên hiệu suất động cơ không cao do tỉ số nén bị giới hạn bởi hiện tượng kích nổ trong buồng đốt và thất thoát nhiệt lớn Cách tiếp cận mới hiện nay sử dụng kim phun cao áp phun xăng trực tiếp vào buồng đốt một hoặc nhiều lần ở kì nén để tạo hỗn hợp cháy nghèo, lượng nhiên liệu sẽ được điều khiển mà không cần đến bướm ga như trên động cơ xăng thông thường nên giảm được sức cản trên đường ống nạp Góc kim phun

Trang 24

nhiên liệu sẽ được điểu chỉnh để giảm tối thiểu hiện tượng xăng bám dính trên thành xi lanh, bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp, màng lửa sẽ ít có cơ hội tiếp cận với thành xi lanh nên giảm thất thoát nhiệt đáng kể Bên cạnh đó tỉ số nén của động cơ phun xăng trực tiếp cao hơn so với động cơ xăng thông thường Nhờ sử dụng hệ thống tuần hoàn khí thải với bộ làm mát (Exhaust Gas Recirculation Cooler) làm giảm nhiệt độ buồng đốt động cơ, bên cạnh đó khi xăng phun vào buồng đốt cũng lấy đi một lượng nhiệt trong buồng đốt (khi xăng hóa hơi), nhờ đó mà hiện tượng kích nổ được kiểm soát, động cơ đạt hiệu suất cao hơn tuy nhiên dù khả năng bay hơi của xăng tốt hơn so với diesel nhưng tính chất hòa trộn hỗn hợp cháy giống với động cơ diesel (bản chất cháy kích nổ) nên thành phần soot trong khí thải trở thành một vấn đề đáng chú ý, bộ xử lý xúc tác 3 thành phần không còn hoạt động hiệu quả đối với động cơ GDI đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho việc hoàn thiện động cơ GDI

Hướng phát triển của động cơ diesel: Điều khiển thời điểm phun diesel cho thời

gian hỗn hợp hòa trộn được lâu hơn, sử dụng hệ thống tuần hoàn khí thải làm giảm độ đậm của hỗn hợp và giảm nhiệt độ buồng đốt, phun diesel với áp suất cao hơn nhằm làm tăng khả năng hòa trộn của diesel với không khí (hiện tại có những động cơ diesel thương mại với áp suất phun tối đa lên đến 3000 bar) Những biện pháp nói trên tuy có tác động tích cực đến khí thải nhưng có khuynh hướng làm giảm hiệu suất cũng như nâng cao giá thành của động cơ diesel Với quy định về phát thải ô nhiễm ngày càng khắc khe thì các hệ thống xử lí khí thải của động cơ diesel cũng ngày càng phức tạp và mắc tiền hơn Điển hình là bộ lọc SCR (Selective Catalytic Reduction) làm giảm phát thải NOx, SCR phun vào dòng khí thải một hợp chất của urea (AdBlue) hoặc Cabamide, hợp chất đó có tác dụng khử NOx thành nitơ và hơi nước SCR hoạt động rất hiệu quả tuy nhiên làm tăng tiêu hao nhiên liệu do phải trích công suất của động cơ để cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của hệ thống Bên cạnh đó là bộ lọc DPF (Diesel Particulate Filter) làm giảm phát thải soot, để duy trì hoạt động của DPF thì nó phải được đốt soot định kỳ, lý do soot tích tụ quá nhiều làm giảm hiệu quả của DPF cũng như làm giảm công suất của động cơ, tương tự SCR thì DPF cũng làm tăng tiêu hao nhiên liệu Ngoài ra còn có bộ lọc ôxy hóa

Trang 25

DOC (Diesel Oxidation Catalyst) chuyển hóa các sản phẩm cháy chưa hoàn toàn Kết hợp ba bộ lọc nói trên mang lại hiệu quả xử lý khí thải rất tốt, hiện tại các động cơ diesel hiện đại kết hợp với hệ thống xử lí khí thải như nêu trên có thể đạt được tiêu chuẩn khí thải Euro 4 thậm chí Euro 5 tùy theo chất lượng của diesel mà động cơ sử dụng [7]

Động cơ cháy ở nhiệt độ thấp LTC (Low Temperature Combustion): Động cơ HCCI (Homogeneous Charge Compression Ignition) mang tính chất của

động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng thông thường) và động cơ cháy nén (động cơ diesel thông thường) Ngoài xăng và diesel thì HCCI còn có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu thay thế khác Hiệu suất của động cơ HCCI đạt cao hơn động cơ xăng Với hỗn hợp cháy gần như đồng nhất và nhiệt độ cháy không quá cao, phát thải NOx và soot giảm đáng kể Tuy nhiên động cơ HCCI không có một tác nhân trực tiếp nào điều khiển thời điểm bắt đầu cháy của hỗn hợp nhiên liệu, đối với HCCI thời điểm đó phụ thuộc vào nhiệt độ, thành phần của hỗn hợp và tỉ số nén của động cơ nên việc điều khiển thời điểm bắt đầu cháy là một trở ngại rất lớn cho việc áp dụng động cơ HCCI vào thực tế [14]

Động cơ PCCI (Premixed Charge Compression Igniton) là một dạng biến thể của

động cơ HCCI nhằm nâng cao khả năng kiểm soát thời điểm bắt đầu cháy của nhiên liệu nhưng vẫn đảm bảo phát thải ô nhiễm ở mức thấp Thời điểm phun của nhiên liệu được điều khiển để cho quá trình bắt đầu cháy của hỗn hợp xảy ra ở nhiều vùng trong buồng đốt với thời gian bắt đầu cháy khác nhau, quá trình đốt cháy nhiên liệu ở động cơ PCCI tốt hơn so với động cơ HCCI tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế khi động cơ thay đổi vùng tải hoạt động do chỉ sử dụng một hỗn hợp nhiên liệu hòa trộn trước [14]

Động cơ RCCI (Reactivity Controlled Compression Ignition) là một hướng phát

triển mới của dạng động cơ cháy ở nhiệt độ thấp Năm 2010, giáo sư R.D Reitz, khoa Cơ khí, trường Đại học Wisconsin (Mỹ) đã nộp đơn xin cấp bằng phát minh về điều khiển quá trình cháy động cơ thông qua điều khiển quá trình phản ứng của nhiên liệu (Động cơ RCCI) Đây là hướng phát triển mới trong ngành động cơ đốt trong thế giới trong việc giải quyết bài toán về năng lượng, môi trường và nâng cao

Trang 26

tính kinh tế của động cơ Động cơ RCCI là động cơ sử dụng hai nhiên liệu trong đó việc điều khiển quá trình cháy thông qua điều khiển quá trình phản ứng của nhiên liệu RCCI là một biến thể từ động cơ HCCI, trong đó động cơ RCCI cung cấp quá trình điều khiển quá trình đốt cháy nhiên liệu tốt hơn bằng cách điều khiển trực tiếp tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu tương ứng với từng điều kiện hoạt động cụ thể của động cơ Mức phát thải NOx và soot có thể thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải hiện tại bên trong buồng đốt mà không cần các thiết bị xử lí khí thải mắc tiền như ở động cơ diesel (SCR, DPF) Các cặp nhiên liệu có thể được sử dụng trong động cơ RCCI là hỗn hợp xăng và diesel, ethanol và bio-diesel, xăng và xăng pha thêm phụ gia làm tăng chỉ số cetane [15]

1.2 Lý do chọn đề tài

Động cơ cháy ở nhiệt độ thấp (LTC) điển hình là động cơ RCCI là một hướng phát triển mới cho ngành động cơ đốt trong trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Tuy nhiên ở Việt Nam thì việc nghiên cứu thử nghiệm loại động cơ này chưa nhiều Với những lợi ích mà động cơ RCCI mang lại như đã trình bày ở phần trên thì việc phát triển loại động cơ này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với kinh tế và môi trường Ở Việt Nam động cơ diesel được sử dụng rất rộng rãi và ngày nay động cơ diesel sử dụng hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử ngày càng phổ biến (Common Rail Direct Injection) và việc chuyển đổi từ dạng động cơ diesel này sang động cơ RCCI là điều có thể thực hiện được ở nước ta Hơn nữa nhiều kết quả thực nghiệm cho thấy động cơ RCCI hoạt động tốt với cặp nhiên liệu ethanol và bio-diesel, hai loại nhiên liệu sinh học đang được tập trung phát triển ở Việt Nam mang lại nhiều hứa hẹn trong tương lai cho loại động cơ này

Ý nghĩa khoa học của đề tài: Các kết quả của đề tài góp phần bước đầu trong việc

nghiên cứu động cơ cháy tại nhiệt độ thấp, điển hình là động cơ RCCI trong nước

Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả của đề tài cũng là cơ sở để tiến tới chạy thực

nghiệm động cơ RCCI

1.3 Mục tiêu và đối tƣợng của đề tài 1.3.1 Mục tiêu của đề tài

Trang 27

Mục tiêu của đề tài là mô phỏng hoạt động của động cơ RCCI dựa trên thông số động cơ AVL_5402

1.3.2 Đối tượng của đề tài

Đối tượng chính của đề tài là động cơ diesel nghiên cứu một xy lanh AVL 5402 buồng cháy thống nhất, sử dụng hệ thống phun dầu điện tử

1.4 Nội dung và phạm vi đề tài 1.4.1 Nội dung đề tài

Nội dung của đề tài này gồm có

- Thiết lập cơ sở lý thuyết về nguyên lý hoạt động của động cơ RCCI, cơ sở để

đánh giá quá trình hoạt động của động cơ RCCI

- Lập mô hình mô phỏng động cơ diesel 5402, mô hình mô phỏng động cơ

RCCI

- Chạy mô phỏng động cơ RCCI dựa trên mô hình vừa lập, sau đó đề xuất

phương án cải tiến động cơ 5402 cho phù hợp với công nghệ RCCI

1.4.2 Phạm vi đề tài

Phạm vi đề tài là nghiên cứu, mô phỏng công nghệ RCCI vào động cơ 5402 bằng phần mềm AVL Boost Do công nghệ RCCI là công nghệ mới, khác với động cơ truyền thống nên việc tiếp cận bằng phần mềm đơn giản Boost là hợp lý

1.5 Phương pháp thực hiện Phương pháp thu thập, chọn lọc số liệu từ các tài liệu:

Tài liệu liên quan đến động cơ AVL 5402 và đặc tính động cơ Tài liệu về động cơ RCCI qua sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn Thạc sĩ,

Tiến sĩ trên mạng internet,…

Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp:

Bao gồm thu thập, phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu từ tài liệu thu thập được

Phương pháp tính toán lý thuyết và mô phỏng:

Sử dụng phần mềm mô phỏng và các lý thuyết liên quan: Tìm hiểu sử dụng phần mềm mô phỏng AVL Boost để mô phỏng động cơ AVL 5402 và động cơ RCCI

Phương pháp so sánh:

Trang 28

So sánh giữa kết quả thực nghiệm (số liệu thí nghiệm của PTNTĐ ĐCĐT) với kết quả mô phỏng động cơ AVL 5402 từ đó làm nền tảng để so sánh kết quả mô phỏng động cơ RCCI

Phương pháp chuyên gia:

Phỏng vấn, đưa ý kiến đến chuyên gia (thầy hướng dẫn ) để nghe phân tích và nhận định Tham khảo các kinh nghiệm, hướng dẫn từ công ty AVL

1.6 Trình tự thực hiện luận văn Bước 1: Xây dựng mô hình mô phỏng động cơ AVL_5402 dựa trên các thông số

động cơ AVL_5402 thực tế

Bước 2: Kiểm tra mô hình mô phỏng động cơ AVL_5402 bằng cách so sánh các kết

quả mô phỏng với kết quả thực nghiệm Khi được kết quả là mô hình mô phỏng gần với kết quả thực nghiệm thì ta tiến hành chạy mô hình mô phỏng ở các thời điểm phun khác nhau Các kết quả này sẽ là bộ dữ liệu để so sánh với các kết quả động cơ RCCI với động cơ AVL_5402

Bước 3: Xây dựng mô hình động cơ RCCI dựa trên động cơ AVL_5402 Bước 4: Kiểm tra mô hình RCCI bằng cách không cho phun xăng, so sánh kết quả

với động cơ AVL_5402 Khi được kết quả là mô hình mô phỏng RCCI tương đương với kết quả động cơ AVL_5402 thì ta có thể sử dụng mô hình RCCI để chạy

Bước 5: Cho mô hình RCCI phun xăng, phun diesel một lầnghi nhận kết quả,

nhận xét, bình luận Kết quả sẽ được so sánh với động cơ diesel truyền thống Mô hình này sẽ được gọi là RCCI_1

Bước 6: Cho mô hình RCCI phun xăng, phun diesel hai lần ghi nhận kết quả,

nhận xét, bình luận Mô hình này sẽ được gọi là RCCI_2 Kết quả sẽ được so sánh với động cơ diesel truyền thống

Bước 7: Dựa trên các kết quả nhận được, đề xuất các phương án cải tiến và tiến

hành cải tiến động cơ AVL_5402 Tổng hợp các kết quả vừa cải tiến, tiến hành mô phỏng động cơ RCCI sau khi cải tiến Mô hình sau khi cải tiến sẽ có tên là RCCI_3 Kết quả sẽ được so sánh với động cơ diesel truyền thống

Bước 8: Cho mô hình RCCI_3 phun xăng, phun diesel hai lần với điều kiện thay

đổi tỷ lệ phun diesel hai lần khác nhau ghi nhận kết quả, nhận xét, bình luận Mô

Trang 29

hình này sẽ được đặt là RCCI_4 Kết quả sẽ được so sánh với động cơ diesel truyền thống

Bước 9: Tổng hợp các kết quả của động cơ RCCI_1, RCCI_2, RCCI_3, RCCI_4 và

động cơ diesel truyền thống

Bước 10: Chạy các trường hợp mô phỏng khác

Hình 1.4: Sơ đồ trình tự thực hiện luận văn

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan 2.1.1 Động cơ cháy cưỡng bức

Động cơ xăng (hoạt động theo chu trình Otto đẳng tích) hay còn gọi là động cơ cháy cưỡng bức (sử dụng tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu) có hiệu suất nhiệt từ 25-30%, 70-75% nhiệt lượng của nhiên liệu không được chuyển thành công có ích Phần lớn lượng nhiệt thất thoát đó thông qua khí thải, tỏa nhiệt qua thành xylanh và pittông rồi qua hệ thống làm mát và sau cùng tỏa ra môi trường xung quanh

Nhiên liệu xăng dễ bay hơi, điều đó giúp cho quá trình hình thành hỗn hợp cháy nhanh và quá trình cháy diễn ra rất nhanh nên động cơ xăng có tốc độ làm việc cao, quá trình khởi động của động cơ xăng dễ dàng hơn Phạm vi giới hạn để hòa khí có thể cháy được nhỏ, tỷ lệ A/F trong khoảng từ 10 ÷ 18 Tỷ số nén đóng một vai trò quan trọng đối với hiệu suất của động cơ đốt trong, theo lý thuyết động cơ với tỷ số nén càng cao thì đạt hiệu suất càng cao

Hình 2.1: Mô hình động cơ sử dụng bộ chế hòa khí (a)

và kim phun xăng trên đường ống nạp (b) Động cơ xăng thường có tỉ số nén thấp (tỉ số nén hình học) khoảng từ 8 ÷ 11 do hạn chế bởi hiện tượng kích nổ làm giảm độ bền động cơ Tuy nhiên với việc sử dụng

Trang 31

xăng có chỉ số octane cao và các biện pháp làm giảm hiện tượng kích nổ, tỉ số nén của động cơ xăng ngày nay có thể đạt cao hơn

Động cơ xăng với hỗn hợp cháy đồng nhất (Lambda ≈ 1) sử dụng bộ chế hòa khí (Carburetor) hoặc kim phun xăng trên đường nạp (Port Fuel Injector) để tạo thành hỗn hợp hòa trộn trước sau đó nạp vào buồng đốt (hình 2.1) sau đó bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp, tâm cháy xuất hiện tại bugi, cháy lan đều ra toàn bộ thể tích buồng cháy và kết thúc tại khu vực ngoài cùng của buồng cháy Quá trình cháy diễn ra rất nhanh bởi tốc độ lan truyền màng lửa khá nhanh, áp suất khí cháy trong xylanh tăng đều đặn, động cơ hoạt động êm

Thời điểm đánh lửa sẽ được điều chỉnh thay đổi theo tốc độ động cơ để tối ưu công suất động cơ Đối với dạng động cơ này khi kết hợp với bộ xúc tác xử lý khí thải 3 thành phần TWC (Three Way Catalyst) mang lại hiệu quả rất tốt, tuy nhiên hệ thống xử lý khí thải này khá mắc tiền đồng thời tăng mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ Bên cạnh đó, tỷ số nén của động cơ không thể tăng cao và tăng áp đường nạp nhằm tăng công suất động cơ cũng rất hạn chế do hiện tượng kích nổ, cùng với sự thất thoát công trên đường nạp (do sử dụng bướm ga), bám dính nhiên liệu vào đường ống nạp nên hiệu suất động cơ không tốt

Hình 2.2: Mô hình động cơ sử dụng kim phun xăng trực tiếp vào buồng đốt Động cơ xăng với hỗn hợp cháy không đồng nhất (Lambda > 1) ở chế độ tải thấp và trung bình, hỗn hợp cháy đồng nhất (Lambda ≈ 1) ở chế độ toàn tải Điển hình là

Trang 32

động cơ phun xăng trực tiếp GDI (Gasoline Direct Injection) Dạng động cơ này nạp không khí vào buồng đốt, xăng sẽ được hòa trộn với không khí bằng cách phun trực tiếp với áp suất cao (có thế lên đến 200 bar) vào buồng đốt sớm hoặc muộn ở kì nén, tùy vào chế độ mà động cơ đang hoạt động thì thời điểm phun xăng sẽ được điều khiển tương ứng để tạo nên hỗn hợp cháy không đồng nhất hoặc hỗn hợp cháy đồng nhất Bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp với thời điểm đánh lửa được điều chỉnh nhằm tối ưu công suất động cơ

Với cách hình thành hỗn hợp như thế có thể thấy được phun xăng trực tiếp giảm sự thất thoát nhiên liệu do bám dính trên đường nạp, bên cạnh đó góc đặt kim phun sẽ được điều chỉnh sao cho nhiên liệu khi phun vào buồng đốt sẽ ít bám dính trên thành xy lanh cũng như pittông (phần lớn nhiên liệu sẽ tập trung quanh bugi), nhờ đó giảm thất thoát nhiệt do truyền qua thành vách xy lanh - pittông Tỉ số nén của động cơ GDI có thể đạt 12 hoặc cao hơn nhờ việc sử dụng hệ thống tăng áp làm mát khí nạp (Turbo Intercooler), hệ thống tuần hoàn khí thải với bộ làm mát (Exhaust Gas Recirculation Cooler) làm giảm nhiệt độ buồng đốt, bên cạnh đó khi phun xăng vào buồng đốt thì lượng xăng bay hơi đó cũng hấp thu một phần nhiệt lượng trong buồng đốt nhờ đó làm giảm thiểu hiện tượng kích nổ, động cơ đạt hiệu suất nhiệt cao hơn (có thể đạt hiệu suất nhiệt 35%) Đa phần hoạt động của động cơ nằm trong vùng tải thấp và tải trung bình nên động cơ chủ yếu hoạt động ở chế độ hỗn hợp không đồng nhất, nhờ vào đặc điểm này mà động cơ GDI mang lại hiệu quả cao hơn đáng kể so với động cơ xăng thông thường tuy nhiên khi hoạt động ở các vùng tải này thì động cơ hoạt động không êm ái Động cơ GDI vẫn có bướm ga để điều chỉnh mức tải khi hoạt động ở chế độ toàn tải khi đó hỗn hợp nhiên liệu là hỗn hợp đồng nhất Đa phần động cơ hoạt động ở chế độ không đồng nhất, khi đó động cơ GDI điều khiển mức tải thông qua điều khiển lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt (như ở động cơ diesel) khi đó bướm ga mở hoàn toàn nên giảm thất thoát trên đường nạp (Pumping Losses)

Bên cạnh các lợi ích thì cũng tồn tại nhiều hạn chế Do hoạt động ở áp suất cao nên hệ thống nhiên liệu của động cơ GDI có giá thành cao đồng thời hệ thống xử lý khí thải của động cơ GDI phức tạp và mắc tiền Với nhiệt độ và áp suất cháy cao cùng

Trang 33

với hỗn hợp cháy không đồng nhất thì thành phần NOx và soot tăng đáng kể Hệ thống xử lý xúc tác khí thải 3 thành phần TWC (Three Way Catalyst) không còn hoạt động hiệu quả trên động cơ GDI do đa phần động cơ hoạt động ở chế độ cháy nghèo (Lambda > 1) mà bộ xử lý xúc tác khí thải 3 thành phần TWC chỉ hoạt động hiệu quả ở chế độ cháy đồng nhất (Lambda ≈ 1) Do đó hệ thống xử lý khí thải trên động cơ GDI bao gồm 2 phần: Pre-catalytic Converter (hoạt động tương tự như TWC) và Main-catalytic Converter (lưu trữ và chuyển hóa NOx), với hệ thống xử lý khí thải này kết hợp với hệ thống tuần hoàn khí thải thì thành phần NOx được kiểm soát tốt tuy nhiên mức tiêu hao nhiên liệu tăng Với những quy định về khí thải ngày càng nghiêm ngặt thì động cơ GDI sẽ dần thay thế động cơ xăng thông thường

2.1.2 Động cơ cháy nén

Động cơ diesel (hoạt động theo chu trình diesel) hay còn gọi là động cơ cháy nén (hỗn hợp nhiên liệu tự cháy do nhiệt độ và áp suất cao trong buồng đốt) có hiệu suất nhiệt từ 35 - 45%, khả năng chuyển hóa năng lượng của nhiên liệu thành công có ích của động cơ diesel cao hơn động cơ xăng (giảm khoảng 25-30% tiêu hao nhiên liệu so với động cơ xăng có cùng công suất) Động cơ diesel đạt được hiệu suất cao hơn động cơ xăng là do tỷ số nén của động cơ diesel cao hơn Do quá trình nạp ở động cơ diesel chỉ có không khí được nạp vào xy lanh tỷ số nén ở động cơ diesel không bị hạn chế bởi hiện tượng kích nổ như ở động cơ xăng

Tỷ số nén của động cơ diesel trong khoảng 13 ÷ 23, tuy nhiên tỷ số này bị giới hạn bởi sự tăng trọng lượng và kích thước của động cơ (vượt quá giới hạn bền của các chi tiết động cơ) Do phải hoạt động với điều kiện khắc nghiệt hơn so với động cơ xăng nên các chi tiết của động cơ diesel được chế tạo với độ chính xác và độ bền cao hơn so với động cơ xăng nên thời gian hoạt động sẽ kéo dài hơn tuy nhiên động cơ diesel có khối lượng hơn so với động cơ xăng Phạm vi giới hạn để hòa khí có thể bốc cháy được lớn, tỷ lệ A/F trong khoảng từ 18 ÷ 100

Ngoài ra bản thân nhiên liệu diesel mang nhiều năng lượng hơn so với nhiên liệu xăng bởi mạch cacbon của các phân tử cấu tạo nên diesel dài hơn, tuy nhiên điều đó làm cho diesel khó bay hơi Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành

Trang 34

hỗn hợp cháy, chất lượng của quá trình cháy, tốc độ cháy của nhiên liệu diesel (cháy khuếch tán) chậm hơn so với xăng điều này đồng nghĩa động cơ diesel hoạt động với tốc độ thấp hơn động cơ xăng tuy nhiên động cơ diesel sinh ra mômen lớn hơn và hoạt động ổn định hơn so với động cơ xăng ở tốc độ thấp

Động cơ diesel khó khởi động ở thời tiết lạnh tuy nhiên với sự hỗ trợ của bugi xông thì vấn đề đã được khắc phục Thông qua hệ thống bơm và kim phun cao áp nhiên liệu diesel được phun với áp suất cao trực tiếp vào buồng đốt vào một thời điểm tối ưu tùy theo tốc độ và tải của động cơ ở cuối kỳ nén Động cơ diesel không sử dụng bướm ga để điều khiển mức tải như ở động cơ xăng mà tải của động cơ sẽ được điều khiển trực tiếp bởi lưu lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt điều này làm giảm thất thoát đường nạp Với áp suất phun cao nhiên liệu sẽ được tán nhuyễn nhằm làm tăng khả năng bay hơi của nhiên liệu giúp nhiên liệu phân bố đồng đều hơn trong xy lanh, khi hỗn hợp nhiên liệu đạt đến nhiệt độ và áp suất tự bắt cháy thì áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt tăng đột ngột tác động lên đỉnh pittông một lực đột ngột gây ra tiếng gõ đặc trưng ở động cơ diesel Độ tán nhuyễn của nhiên liệu và thời điểm phun tác động rất lớn đến sự hình thành hỗn hợp và thời gian cháy trễ ở động cơ diesel

Cùng với các quy định về khí thải đối với động cơ đốt trong ngày càng nghiêm ngặt thì động cơ diesel cũng phải phát triển không ngừng để đáp ứng được các yêu cầu đó Động cơ diesel hiện đại sử dụng bơm phun cao áp và kim phun điều khiển điện tử thay cho bơm cao áp và kim phun điều khiển bằng cơ khí Áp suất phun được nâng cao đến hơn 2500 bar (đối với động cơ diesel thông thường khoảng 600 ÷ 800 bar) nhằm nâng cao khả năng tán nhuyễn giúp nhiên liệu bay hơi nhanh hơn, bên cạnh đó kim phun điều khiển điện tử có tốc độ đóng mở kim rất nhanh, nhờ vậy thời điểm phun được điều khiển chính xác, số lần phun diesel có thể điều chỉnh linh hoạt nhằm tăng khả năng hòa trộn và điểu khiển thời điểm bắt đầu cháy của hỗn hợp nhiên liệu hiệu quả hơn giúp động cơ diesel có thể hoạt động với tốc độ cao hơn, êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn

Tuy nhiên với áp suất phun ngày càng cao và các thiết bị điều khiển điện tử hiện đại đồng nghĩa với các chi tiết càng phải chế tạo chính xác với độ bền cao hơn, công

Trang 35

suất cung cấp cho bơm cao áp trích từ công suất có ích của động cơ, với áp suất phun càng cao thì công suất có ích của động cơ sẽ giảm Động cơ diesel hiện đại thường được kết hợp với turbocharge hình học VGT (Variable Geometry Turbo) nhằm làm tăng công suất động cơ và giúp động cơ đạt công suất và mômen tối ưu trong một vùng tốc độ, VGT với các cánh turbo thay đổi theo tốc độ động cơ sẽ làm giảm hiện tượng đáp ứng chậm của turbo, cải thiện khả năng tăng tốc của động cơ disel

Động cơ diesel đặc trưng bởi thành phần bồ hóng (PM - Particulate Matter) và thành phần NOx trong khí thải, mặc dù hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel hiện đại đã được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được thành phần bồ hóng và NOx trong khí thải một cách hiệu quả bởi có một sự mâu thuẩn trong vấn đề giải quyết bồ hóng và NOx Bồ hóng hình thành nhiều khi hỗn hợp giàu (nhiên liệu không đốt cháy hoàn toàn) và bồ hóng giảm khi hỗn hợp nghèo ngược lại NOx hình thành nhiều khi hỗn hợp nghèo (nhiên liệu cháy hoàn toàn nhiệt độ và áp suất trong buồng đốt tăng cao) và NOx giảm khi hỗn hợp giàu

2.1.3 Động cơ cháy ở nhiệt độ thấp LTC (Low Temperature Combustion) Động cơ HCCI (Homogeneous Charge Compression Ignition) mang tính chất

của động cơ cháy cưỡng bức và động cơ cháy nén HCCI tận dụng được ưu điểm của cả 2 dạng động cơ cháy cưỡng bức và cháy nén Ngoài xăng và diesel thì HCCI còn có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu thay thế khác, loại nhiên liệu được cho là phù hợp nhất với động cơ HCCI có chỉ số cetane cao hơn xăng nhưng thấp hơn

diesel

Hình 2.3: Minh họa các loại động cơ đốt trong

Trang 36

Nhiên liệu và không khí được hòa trộn trước với nhau sau đó nạp vào buồng đốt sau đó hỗn hợp sẽ tự bốc cháy đồng thời do áp suất và nhiệt độ cao trong buồng đốt ở kì nén Với tỉ số nén cao hơn so với động cơ xăng thông thường nhưng không quá cao như ở động cơ diesel, nhiệt độ và áp suất cực đại của quá trình đốt cháy nhiên liệu giảm, động cơ sản sinh mômen tốt hơn đồng thời hiệu suất của động cơ HCCI đạt cao hơn động cơ xăng và có thể gần bằng với động cơ diesel Hỗn hợp nạp vào buồng đốt được hòa trộn trước nên hỗn hợp gần như đồng nhất, điều này giúp giảm phát thải bồ hóng, trên thực tế mức phát thải bồ hóng của động cơ HCCI gần như bằng với động cơ xăng cháy đồng nhất Bên cạnh đó bởi nhiệt độ và áp suất trong buồng đốt không quá cao nên phát thải NOx giảm đáng kể Tuy nhiên do nhiệt độ cháy thấp và quá trình cháy diễn ra nhanh làm nhiên liệu không kịp ô xy hóa hết dẫn đến phát thải CO và HC tăng Do quá trình cháy diễn ra nhanh nên tốc độ tỏa nhiệt cũng như áp suất trong buồng đốt tăng nhanh làm tăng sự mài mòn các chi tiết

(giống với động cơ diesel), ảnh hưởng đến độ bền của động cơ

Bên cạnh đó HCCI chỉ hoạt động hiệu quả trong một vùng tải nhất định, rất hạn chế ở vùng tải thấp và tải cao Thời điểm bắt đầu cháy của động cơ xăng được điều khiển thông qua tia lửa điện phát ra ở bugi tương ứng ở động cơ diesel là thời điểm phun nhiên liệu nhưng ở HCCI thì không có một tác nhân trực tiếp nào điều khiển thời điểm bắt đầu cháy của hỗn hợp nhiên liệu, đối với HCCI thời điểm đó phụ thuộc vào nhiệt độ, thành phần của hỗn hợp và tỉ số nén của động cơ nên việc điều khiển thời điểm bắt đầu cháy là một trở ngại rất lớn cho việc áp dụng động cơ HCCI vào thực tế

Các tác nhân như nhiệt độ không khí nạp, áp suất khí nạp phải được kiểm soát rất chặt chẽ bởi nếu đột nhiên áp suất khí nạp tăng hay nhiệt độ tăng thì quá trình cháy có thể diễn ra sớm hơn bình thường, áp suất cháy đạt cực đại trước khi pittông lên điểm chết trên gây hư hỏng máy nếu hoạt động trong thời gian dài Điều này cho thấy việc áp dụng tăng áp đường nạp là rất hạn chế đối với động cơ HCCI Nhiều nghiên cứu sử dụng loại nhiên liệu có mức độ phản ứng thấp (như xăng) để gia tăng thời gian hòa trộn trước khi quá trình cháy bắt đầu, cho phép hỗn hợp đồng nhất hơn làm giảm phát thải ô nhiễm

Trang 37

Trong thực tế, nếu chỉ cố định một loại nhiên liệu cho động cơ HCCI thì vùng tải của động cơ không thể nào mở rộng ra được, ở chế độ tải cao thì loại nhiên liệu phù hợp có chỉ số cetane thấp (như xăng) trong khi đó ở chế độ tải thấp thì cần loại nhiên liệu có chỉ số cetane cao (như diesel) Với các ưu điểm như hiệu suất cao, phát thải ô nhiễm bồ hóng và NOx có thể đạt ngay trong buồng đốt mà không cần các thiết bị xử lý mắc tiền tuy nhiên với các điều kiện hoạt động quá khắc khe hầu như chỉ có thể đảm bảo ở điều kiện phòng thí nghiệm nên động cơ HCCI vẫn chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn [16]

Động cơ PCCI (Premixed Charge Compression Igniton) là một dạng biến thể

của động cơ HCCI nhằm nâng cao khả năng kiểm soát thời điểm bắt đầu cháy của nhiên liệu nhưng vẫn đảm bảo phát thải ô nhiễm ở mức thấp Thời điểm phun của nhiên liệu được điều khiển (phun nhiều lần với lượng phun mỗi lần khác nhau) sao cho quá trình bắt đầu cháy của hỗn hợp xảy ra ở nhiều vùng trong buồng đốt với thời gian bắt đầu cháy khác nhau (không như HCCI hỗn hợp gần như đồng nhất nên hỗn hợp cháy gần như đồng thời) nhờ đó quá trình cháy được kéo dài hơn so với động cơ HCCI làm giảm tốc độ tỏa nhiệt và sự tăng nhanh áp suất trong buồng đốt Ngoài ra việc sử dụng tuần hoàn khí thải EGR làm giảm nhiệt độ buồng đốt và làm loãng hỗn hợp cháy cũng với việc sử dụng nhiên liệu có chỉ số cetane thấp hơn (khả năng tự cháy do áp suất và nhiệt độ cao kém hơn diesel) giúp tăng thời gian hòa trộn của nhiên liệu với không khí trước thời điểm bắt đầu cháy của hỗn hợp, làm giảm đi những điểm quá giàu nhiên liệu từ đó giảm phát thải bồ hóng cũng như NOx Tuy nhiên động cơ PCCI vẫn chưa thể tối ưu giữa các vùng tải hoạt động bởi chỉ sử dụng một loại hỗn hợp nhiên liệu được hòa trộn trước [14]

2.2 Động cơ RCCI (Reactivity Controlled Compression Ignition) 2.2.1 Nguyên lý hoạt động

Động cơ RCCI là một biến thể từ động cơ HCCI tuy nhiên động cơ RCCI điều khiển quá trình đốt cháy nhiên liệu tốt hơn Động cơ RCCI sử dụng hai nhiên liệu khác nhau về mức độ phản ứng trong đó việc điều khiển quá trình cháy thông qua điều khiển quá trình phản ứng của nhiên liệu Hai nhiên liệu khác nhau về mức độ phản ứng được hòa trộn bên trong buồng đốt động cơ, một nhiên liệu có mức độ

Trang 38

phản ứng thấp và một nhiên liệu có mức phản ứng cao Mức phản ứng đang đề cập đến ở đây chính là khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu khi gặp nhiệt độ và áp suất cao

Quá trình điều khiển mức phản ứng đó bao gồm việc nạp nhiên liệu có mức phản ứng thấp (xăng) vào buồng đốt để tạo hỗn hợp hòa trộn trước giữa nhiên liệu đó với không khí (và khí sót tùy theo cấu tạo động cơ) bên trong buồng đốt sau đó nhiên liệu có mức phản ứng cao (diesel) được phun vào buồng đốt một hoặc nhiều lần trước điểm chết trên ở kỳ nén để hòa trộn và tạo nên nguồn phát cháy đốt cháy toàn bộ hỗn hợp Thời điểm và lượng phun của các nhiên liệu có mức phản ứng thấp và có mức phản ứng cao sẽ được điều chỉnh thay đổi linh hoạt theo từng điều kiện làm việc của động cơ để quá trình cháy của hỗn hợp nhiên liệu, công suất và sự phát thải của động cơ tối ưu nhất [17]

2.2.2 Cấu tạo động cơ RCCI

Động cơ RCCI sử dụng cặp nhiên liệu xăng - diesel có cấu tạo gần tương tự như một động cơ Common Rail diesel (động cơ diesel với hệ thống điều khiển phun nhiên liệu điện tử) với một số điều chỉnh trên hệ thống nhiên liệu và tỷ số nén

2.2.2.1 Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu của động cơ RCCI bao gồm một hệ thống phun xăng trên đường nạp PFI (Port Fuel Injection) và một hệ thống phun dầu trực tiếp vào buồng đốt CRDI (Common Rail Direct Injection) Do được điều khiển điện tử nên thời điểm phun, lượng phun của từng loại nhiên liệu có thể điều chỉnh thay đổi linh hoạt Ngoài ra một hệ thống tuần hoàn khí thải (EGR) có làm mát có thể được sử dụng để chủ động điều chỉnh lượng ôxy nạp vào buồng đốt (lưu lượng khí thải tuần hoàn sẽ được điều chỉnh thay đổi theo mức tải của động cơ), đối với các động cơ cần nâng cao công suất ở đầu ra có thể có thêm hệ thống tăng áp đường nạp (Turbochager) có làm mát Đối với động cơ RCCI hệ thống tuần hoàn khí thải cũng như hệ thống tăng áp cần có làm mát là vì ở một lượng xăng hòa trộn trước sẽ được nạp vào buồng đốt ở kỳ nạp cho nên nếu không khí nạp vào buồng đốt có nhiệt độ quá cao có thể gây ra hiện tượng kích nổ [18]

Trang 39

Hình 2.4: Mô hình hệ thống nhiên liệu của động cơ RCCI

Phun diesel nhiều lần

Xăng sẽ được điều khiển phun vào trên đường nạp để hòa trộn trước với không khí rồi sau đó nạp vào buồng đốt ở kỳ nạp nhằm tạo nên một hỗn hợp hòa trộn tốt giữa

xăng và không khí ở kỳ nén, thời điểm phun khoảng từ -250 ÷ -200 độ ATDC

Hình 2.5: Đồ thị tín hiệu phun xăng theo góc quay trục khuỷu [16] Diesel sẽ được điều khiển phun trực tiếp vào buồng đốt với hai lần phun ở kỳ nén Lần phun thứ một có tác dụng điều khiển mức phản ứng của nhiên liệu trong vùng hòa trộn trước, đảm bảo sự hòa trộn tốt giữa hỗn hợp xăng và không khí đã nạp vào trước cùng với lượng diesel mới phun vào Thời điểm của lần phun thứ nhất khoảng từ -80 ÷ -50 độ ATDC Lần phun thứ hai có tác dụng tạo nên vùng có hoạt tính cao, vùng này có tác dụng như nguồn bắt lửa đốt cháy toàn bộ hỗn hợp

Trang 40

Hình 2.6: Đồ thị tín hiệu phun diesel theo góc quay trục khuỷu [16]

Phun diesel một lần

Xăng được điều khiển phun vào đường nạp như đã nêu ở trên Diesel được điều khiển phun vào buồng đốt chỉ với một lần phun ở kỳ nén Thời điểm phun sẽ sớm hơn so với thời điểm phun dầu ở động cơ diesel thông thường nhằm làm tăng thời gian hòa trộn giữa nhiên liệu xăng và diesel để hỗn hợp cháy được đồng nhất hơn

Khi động cơ RCCI được đưa vào thực nghiệm ban đầu thì cách này được sử dụng Cách thức điều khiển này đơn giản hơn cách đã nêu trên tuy nhiên qua quá trình thực nghiệm cách điều khiển phun diesel một lần tỏ ra không mang lại hiệu quả tối ưu về công suất lẫn phát thải ô nhiễm như cách điều khiển phun diesel nhiều lần bởi do chỉ phun một lần nên khoảng thời gian từ lúc phun diesel cho đến lúc hỗn hợp bốc cháy ngắn điều đó đồng nghĩa với thời gian hòa trộn hỗn hợp giảm đi làm giảm tính đồng nhất của hỗn hợp

Tỷ lệ giữa lượng xăng và diesel cũng như tỷ lệ lượng diesel giữa hai lần phun sẽ được thay đổi tùy theo tình trạng hoạt động của động cơ Nhiên liệu diesel phù hợp với mức tải động cơ thấp và tốc độ quay vòng chậm trong khi đó nhiên liệu xăng phù hợp với mức tải động cơ cao và tốc độ quay vòng cao Do chủ động được trong việc điều khiển tỷ lệ hỗn hợp nên vùng tải hoạt động của động cơ sẽ được mở rộng Với cách thức điều khiển phun nhiên liệu như trên quá trình cháy trong buồng đốt của động cơ RCCI diễn ra theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 là giai đoạn cháy một phần nhiên liệu diesel từ lần phun sau cùng (cool flame)

Giai đoạn 2 là giai đoạn cháy chủ yếu của nhiên liệu diesel cùng với một phần nhiên liệu xăng trong hỗn hợp (PRF Burn)

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Thị phần sản xuất ô tô trên thế giới năm 2011 [14]. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 1.1 Thị phần sản xuất ô tô trên thế giới năm 2011 [14] (Trang 20)
Hình 1.4: Sơ đồ trình tự thực hiện luận văn. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 1.4 Sơ đồ trình tự thực hiện luận văn (Trang 29)
Hình 2.5: Đồ thị tín hiệu phun xăng theo góc quay trục khuỷu [16]. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 2.5 Đồ thị tín hiệu phun xăng theo góc quay trục khuỷu [16] (Trang 39)
Hình 2.10: Đồ thị áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ diesel. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 2.10 Đồ thị áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ diesel (Trang 44)
Hình 2.13: Đồ thị áp suất, tốc độ toả nhiệt, thời điểm phun xăng, diesel - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 2.13 Đồ thị áp suất, tốc độ toả nhiệt, thời điểm phun xăng, diesel (Trang 46)
Hình 2.15: Đồ thị phát thải soot, NOx, CO theo hệ số dư lượng không khí [7].. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 2.15 Đồ thị phát thải soot, NOx, CO theo hệ số dư lượng không khí [7] (Trang 48)
Hình 3.1: Giao diện làm việc của phần mềm AVL Boost. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 3.1 Giao diện làm việc của phần mềm AVL Boost (Trang 52)
Hình 3.7: Giao diện Impress Chart. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 3.7 Giao diện Impress Chart (Trang 56)
Hình 3.9: Nhấn chọn vào đồ thị để xuất đồ thị. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 3.9 Nhấn chọn vào đồ thị để xuất đồ thị (Trang 57)
Hình 3.13: Áp suất xylanh khi có phun nhiên liệu. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 3.13 Áp suất xylanh khi có phun nhiên liệu (Trang 71)
Bảng 3.7: Các kết quả mô phỏng động cơ AVL_5402. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Bảng 3.7 Các kết quả mô phỏng động cơ AVL_5402 (Trang 73)
Hình 4.2: Mô hình hóa hệ thống phân phối khí cho động cơ AVL 5402 RCCI - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.2 Mô hình hóa hệ thống phân phối khí cho động cơ AVL 5402 RCCI (Trang 76)
Hình 4.1: Mô hình động cơ nhiều xupáp. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.1 Mô hình động cơ nhiều xupáp (Trang 76)
Hình 4.3: Thiết lập thông số của kim phun xăng. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.3 Thiết lập thông số của kim phun xăng (Trang 77)
Hình 4.4: Thiết lập mô hình động cơ hai nhiên liệu cho AVL_Boost 2011. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.4 Thiết lập mô hình động cơ hai nhiên liệu cho AVL_Boost 2011 (Trang 78)
Hình 4.8: Thiết lập thời điểm phun diesel. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.8 Thiết lập thời điểm phun diesel (Trang 80)
Hình 4.10: Khai báo dữ liệu áp suất nâng kim. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.10 Khai báo dữ liệu áp suất nâng kim (Trang 81)
Hình 4.12: Kết quả tính toán phun diesel. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.12 Kết quả tính toán phun diesel (Trang 82)
Hình 4.14: Phần tính toán lưu lượng phun trong file Irate_estimation.xls. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.14 Phần tính toán lưu lượng phun trong file Irate_estimation.xls (Trang 83)
Bảng 4.2: Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ RCCI_1 (case2) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Bảng 4.2 Các thông số đầu vào cho mô hình động cơ RCCI_1 (case2) (Trang 86)
Hình 4.21: Đồ thị khí thải động cơ RCCI_1, RCCI_2 và AVL_5402. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.21 Đồ thị khí thải động cơ RCCI_1, RCCI_2 và AVL_5402 (Trang 97)
Bảng 4.8: Kết quả mô phỏng sau khi thay đổi tỷ số nén động cơ 5402. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Bảng 4.8 Kết quả mô phỏng sau khi thay đổi tỷ số nén động cơ 5402 (Trang 99)
Bảng 4.9: Kết quả mô phỏng động cơ 5402 khi thay đổi IVC. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Bảng 4.9 Kết quả mô phỏng động cơ 5402 khi thay đổi IVC (Trang 100)
Bảng 4.10: Kết quả mô phỏng động cơ RCCI sau khi thay đổi IVO. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Bảng 4.10 Kết quả mô phỏng động cơ RCCI sau khi thay đổi IVO (Trang 101)
Hình 4.26: Đồ thị công suất, mômen động cơ RCCI_3, RCCI_4, AVL_5402. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.26 Đồ thị công suất, mômen động cơ RCCI_3, RCCI_4, AVL_5402 (Trang 111)
Hình 4.27: Đồ thị khí thải động cơ RCCI_3, RCCI_4, AVL_5402. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.27 Đồ thị khí thải động cơ RCCI_3, RCCI_4, AVL_5402 (Trang 112)
Hình 4.30: Tổng hợp áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ RCCI_3, RCCI_4 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.30 Tổng hợp áp suất, nhiệt độ, tốc độ toả nhiệt động cơ RCCI_3, RCCI_4 (Trang 115)
Hình 4.36: Đồ thị khí thải động cơ RCCI_3 khi phun lượng xăng khác nhau. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật ô tô - máy kéo: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RCCI vào động cơ AVL_5402 bằng phương pháp mô phỏng
Hình 4.36 Đồ thị khí thải động cơ RCCI_3 khi phun lượng xăng khác nhau (Trang 125)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN