1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Động cơ thúc đẩy chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Động cơ thúc đẩy chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo
Tác giả Huỳnh Văn Kháng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG - HCM
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP.HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 796,92 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1. Lý do hình thành đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (19)
    • 1.3. Ý nghĩa đề tài (19)
    • 1.4. Phạm vi giới hạn đề tài (20)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 1.6. Bố cục luận văn (21)
  • CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (21)
    • 2.1. Các khái niệm và khung lý thuyết cơ sở (23)
      • 2.1.1 Cộng đồng ảo (23)
      • 2.1.2 Chia sẻ tri thức (24)
      • 2.1.3 Lý thuyết vốn xã hội (25)
      • 2.1.4 Tâm lý học xã hội (26)
    • 2.2. Các nghiên cứu trước về chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo (27)
    • 2.3. Các mô hình tham khảo chính (28)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết (33)
      • 2.4.1 Yếu tố vốn xã hội (34)
      • 2.4.2 Yếu tố tâm lý học xã hội (36)
      • 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị (39)
    • 2.5 Tóm tắt (40)
  • CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (42)
      • 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) (42)
      • 3.1.2 Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) (42)
      • 3.1.3 Quy trình nghiên cứu (43)
    • 3.2 Nguồn thông tin (46)
    • 3.3 Nghiên cứu định tính (47)
      • 3.3.1 Thang đo Ràng buộc tương tác xã hội (47)
      • 3.3.2 Thang đo Sự tin cậy (48)
      • 3.3.3 Thang đo Quy tắc tương hỗ (49)
      • 3.3.4 Thang đo Sự gắn bó (49)
      • 3.3.5 Thang đo Ngôn ngữ chia sẻ (50)
      • 3.3.6 Thang đo Tầm nhìn chung (50)
      • 3.3.7 Thang đo Danh tiếng cá nhân (51)
      • 3.3.8 Thang đo Cảm giác là thành viên (52)
      • 3.3.9 Thang đo Sở thích giúp đỡ (52)
      • 3.3.10 Thang đo Trách nhiệm đạo đức (53)
      • 3.3.11 Thang đo Số lượng tri thức chia sẻ (53)
      • 3.3.12 Thang đo Chất lượng tri thức chia sẻ (54)
    • 3.4 Nghiên cứu định lượng (55)
    • 3.5 Xử lý mẫu (55)
      • 3.5.1 Biến và thang đo (55)
      • 3.5.2 Giá trị biến (55)
      • 3.5.3 Làm sạch biến (56)
    • 3.6 Tóm tắt (56)
  • CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (57)
    • 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu (57)
      • 4.1.1 Phương pháp lấy mẫu (57)
      • 4.1.2 Các thống kê mô tả (57)
    • 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo (62)
    • 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (64)
      • 4.3.1 Phân tích nhân tố các biến (64)
      • 4.3.2 Đặt lại tên biến và hiệu chỉnh mô hình (66)
      • 4.3.3 Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh (68)
      • 4.3.4 Giả thuyết nghiên cứu của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh (69)
    • 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu (69)
      • 4.4.1 Phân tích tương quan (69)
      • 4.4.2 Phân tích hồi quy (72)
      • 4.4.3 Kiểm định mô hình (74)
    • 4.5 Phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học (77)
      • 4.5.1 Kiểm định ảnh hưởng của Giới tính đến Chia sẻ tri thức (77)
      • 4.5.2 Kiểm định ảnh hưởng của Độ tuổi đến Chia sẻ tri thức (79)
      • 4.5.3 Kiểm định ảnh hưởng của Trình độ đến Chia sẻ tri thức (79)
      • 4.5.4 Kiểm định ảnh hưởng của Thời gian tham gia đến Chia sẻ tri thức (82)
    • 4.6 Tóm tắt (83)
  • CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (22)
    • 5.1 Kết quả nghiên cứu (84)
      • 5.1.1 Tóm tắt kết quả (84)
      • 5.1.2 So sánh kết quả với các nghiên cứu liên quan (85)
    • 5.2 Khuyến nghị (86)
    • 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)
  • PHỤ LỤC (96)

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu này là: - Nhận diện các yếu tố thuộc về Vốn xã hội và Tâm lý học xã hội tác động đến việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo.. Việc xác định được yếu tố có tác đ

GIỚI THIỆU

Lý do hình thành đề tài

Sự phát triển của Internet đã tạo điều kiện tăng trưởng nhanh chóng của các cộng đồng ảo Tác động của cộng đồng ảo ngày càng phổ biến đối với các lĩnh vực của xã hội như kinh tế, tiếp thị, giáo dục, văn hóa…(H.H Teo & các cộng sự, 2003)

Nhiều cá nhân tham gia vào cộng đồng ảo với những mục đích khác nhau, như chia sẻ thông tin, học tập, giải trí Các mạng xã hội ảo lớn như Facebook, Google+, Twitter, Zing… rất phổ biến Bên cạnh đó, các cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù vẫn khẳng định sức sống

Trong tiến trình hình thành và phát triển, cộng đồng ảo sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như: bảng tin (message boards), phòng tán gẫu (chat rooms), các trang mạng xã hội (social networking sites), hoặc thế giới ảo (virtual worlds) (Robert D

Hof, 1997) Các phương tiện này đang xen tồn tại trong một cộng đồng, điều này đã hỗ trợ thành viên tương tác và kết nối hiệu quả hơn Chẳng hạn, cộng đồng công nghệ Tinhte.vn ra đời và hoạt động chính trên phương tiện bảng tin, nhưng bên cạnh đó, cộng đồng vẫn thiết lập một fanpage trên mạng xã hội Facebook để kết nối thành viên

Mạng xã hội có sự ra đời muộn hơn so với các phương tiện khác của cộng đồng ảo

Dù vậy, tốc độ phát triển của mạng xã hội là đáng kể Điển hình như Google+ đạt 1 tỷ thành viên chỉ sau 1 năm hoạt động (Kelsey Jones, 2013) Nhờ đó, mạng xã hội trở thành phương tiện giao lưu phổ biến trong các cộng đồng trực tuyến.

Hình 1: Sự phát triển người dùng mạng xã hội (Kelsey Jones, 2013)

Theo khảo sát của tạp chí Search Engine Journal công bố, có 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội, 71% người dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động Trong đó, tỷ lệ người dùng ở độ tuổi 18-29 chiếm cao nhất, 89% (Nguyên Đức, 2014)

Còn theo số liệu thống kê từ nhiều công ty chuyên nghiên cứu thị trường, Việt Nam (VN) hiện có gần 90% lượng người dùng Internet sử dụng mạng xã hội (MXH)

Trong khi đó, theo thống kê từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến cuối năm 2012 VN có hơn 31,3 triệu người sử dụng Internet Như vậy, VN hiện có hơn 28 triệu người tham gia MXH (Đức Thiện, 2013)

Dù tham gia vào cộng đồng ảo nào thì các thành viên luôn có sự tương tác, chia sẻ tri thức có liên quan đến đời sống và nghề nghiệp của họ Với sự thúc đẩy bởi một nền kinh tế tri thức, nhiều tổ chức đã nhận ra giá trị của tri thức được chia sẻ trong cộng đồng mạng Internet và bắt đầu hỗ trợ lĩnh vực này Hơn nữa, theo một nghiên cứu của IDC (Feldman, 2004) thì chi phí tạo lại thông tin vì thiếu sự chia sẻ hiệu quả do không tìm thấy khiến các tổ chức tốn thêm 12 triệu đô la một năm

Có thể vì nguyên nhân trên mà trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, các nghiên cứu học thuật liên quan đến chia sẻ tri thức luôn nằm ở top 5 của các tạp chí hệ thống thông tin quản lý (Management Information System, MIS) Số liệu thống kê các bài báo liên quan đến chia sẻ tri thức được trình bày ở bảng sau:

Năm xuất bản Số lượng bài báo nghiên cứu

Bảng 1: Số lượng bài báo xuất bản theo năm (Hung & Chuang, 2009)

Journal Số lượng bài báo Phần trăm

Journal of Management Information Systems 2 12,5%

Bảng 2: Số lượng bài báo xuất bản theo tạp chí (Hung & Chuang, 2009)

Nhà tư vấn đầu tư tại công ty nghiên cứu Durlacher, Jay Marathe đã chỉ ra rằng nội dung (tức là tri thức) của các cộng đồng trực tuyến là yếu tố tối quan trọng Do đó, thách thức lớn nhất để duy trì một cộng đồng trực tuyến là cung cấp tri thức, hay nói cách khác là sẵn sàng chia sẻ tri thức với các thành viên khác Các lý do khiến mỗi cá nhân quyết định chia sẻ hoặc không chia sẻ tri thức với các thành viên khác trong cộng đồng khi họ có sự lựa chọn đã được nghiên cứu Việc xác định được động cơ cơ bản của hành vi chia sẻ kiến thức trong cộng đồng trực tuyến sẽ giúp các nhà nghiên cứu và người tham gia hiểu rõ hơn về cách thức để thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong những cộng đồng như vậy Để làm sáng tỏ vấn đề này, đề tài này sẽ áp dụng hai lý thuyết xã hội, gồm: Vốn xã hội (Social Capital) và Tâm lý học xã hội (Social Psychology).

Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của nghiên cứu này là:

- Nhận diện các yếu tố thuộc về Vốn xã hội và Tâm lý học xã hội tác động đến việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

- Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

Từ kết quả đó, tác giả đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho các nhà quản trị cộng đồng ảo trong việc khuyến khích thành viên chia sẻ tri thức.

Ý nghĩa đề tài

Cộng đồng ảo đã xuất hiện tại Việt Nam khá lâu Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và tác động của nó đến đời sống Tuy nhiên, những đề tài về chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo ở nước ta còn ít Do đó, việc nghiên cứu về những động lực chia sẻ tri thức trong thế giới ảo là công việc cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Sự quan tâm đối với nguồn tri thức chia sẻ trên Internet là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

Nghiên cứu kiểm chứng lại mô hình chia sẻ tri thức của Chiu & các cộng sự (2006) trong bối cảnh Việt Nam Đồng thời, đề tài bổ sung thêm một số yếu tố từ mô hình của Cheung & Lee (2012)

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả Quản trị tri thức (Knowledge Management) Trong hoạt động quản trị tri thức thì chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing) là một phần quan trọng Vậy làm thế nào để quản lý tri thức và hoạt động chia sẻ tri thức trong môi trường ảo? Đó là câu hỏi rất đáng quan tâm khi các mạng xã hội đang có sự bùng nổ trong thời gian vừa qua

Việc hiểu rõ động cơ chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo giúp nhà quản lý kiểm soát được sự gia tăng tri thức của mạng xã hội Điều này giúp họ nâng cao hiệu quả quyết định, và khả năng thích ứng của cộng đồng ảo

Việc xác định được yếu tố có tác động đáng kể đến chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo giúp nhà quản trị, cụ thể là những người sáng lập, điều hành các mạng xã hội ảo cải thiện tương tác giữa các thành viên, yếu tố then chốt cho sự tồn tại lâu dài của một cộng đồng ảo.

Phạm vi giới hạn đề tài

Trong giới hạn về thời gian, nghiên cứu thực hiện tại một số cộng đồng ảo của Việt Nam, chủ yếu là các cộng đồng về công nghệ như Tinhte.vn, Vn-zoom.com, Vozforums.com, Sinhvienit.net và Ddth.com

Thời gian thực hiện điều tra từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2013.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

- Giai đoạn nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính sẽ tiến hành thảo luận tay đôi với các chuyên gia được chọn

Nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo cho mô hình chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo Đồng thời, giai đoạn này cũng hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát

- Giai đoạn nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi đã hoàn chỉnh ở giai đoạn trước Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích qua các bước:

• Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

• Phân tích nhân tố khám phá EFA

• Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định mô hình

Bố cục luận văn

Luận văn được chia thành 5 chương

Chương I: Giới thiệu tổng quan - Giới thiệu về những vấn đền liên quan đến chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo, lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của luận văn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm và khung lý thuyết cơ sở

Cộng đồng ảo (Virtual Community) là mạng xã hội trực tuyến, trong đó con người có chung sở thích, mục đích, hoặc trải nghiệm muốn thảo luận và tương tác trong không gian mạng Các thành viên xem cộng đồng ảo như một nền tảng chia sẻ tri thức Như vậy, cộng đồng ảo là một tập hợp xã hội trong không gian mạng

Cộng đồng ảo khuyến khích tất cả tương tác, đôi khi tập trung quanh một mối quan tâm đặc biệt hoặc chỉ đơn thuần là giao tiếp Các thành viên có thể tương tác thông qua những phương tiện khác nhau như: bảng tin (message boards), phòng tán gẫu (chat rooms), các trang mạng xã hội (social networking sites), hoặc thế giới ảo (virtual worlds)

Lịch sử cộng đồng ảo

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thuật ngữ cộng đồng ảo (virtual community) ra đời từ cuốn sách cùng tên của Howard Rheingold, xuất bản năm 1993 Cuốn sách bàn về những trải nghiệm mà Rheingold đã có trên WELL, nhóm xã hội và khoa học thông tin giao tiếp qua trung gian máy tính Rheingold đã chỉ ra những lợi ích tiềm năng đối với tâm lý cá nhân cũng như xã hội nói chung thuộc cộng đồng ảo Định nghĩa truyền thống của một cộng đồng là thực thể trong phạm vi địa lý (khu phố, làng,…) Còn cộng đồng ảo, không giống như định nghĩa ban đầu, nó thường phân tán về mặt địa lý Nếu xem xét cộng đồng ở góc độ ranh giới là thành viên hay không thành viên thì cộng đồng ảo đúng là một cộng đồng Cộng đồng ảo cũng giống như cộng đồng thực tế theo nghĩa cung cấp sự hỗ trợ, thông tin, tình hữu nghị và sự chấp nhận giữa những người xa lạ

Cộng đồng Internet có một số lợi thế như trao đổi thông tin tức thời mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý Người dùng có thể truy cập đến hàng ngàn các nhóm thảo luận chuyên đề một cách nhanh chóng

Whittaker, Issacs & O'Day (1997, p.137) xác định các thuộc tính cốt lõi của cộng đồng ảo như: o Một mục tiêu, lợi ích, nhu cầu, hoặc hoạt động chung là lý do chính để thuộc về cộng đồng; o Lặp đi lặp lại, tham gia tích cực và thường xuyên, tương tác mạnh, ràng buộc tình cảm, và các hoạt động chia sẻ giữa các thành viên; o Truy cập vào tài nguyên chia sẻ, và các chính sách xác định quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên; o Sự tương hỗ thông tin, hỗ trợ và dịch vụ giữa các thành viên; o Ngữ cảnh chung của các quy ước xã hội, ngôn ngữ, và giao thức

Tầm quan trọng của tri thức trong đời sống ngày càng được nhấn mạnh Tri thức hay kiến thức (Knowledge) bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục (Wikipedia, 2014) Có nhiều lý thuyết về tri thức đã ra đời nhưng chưa có một định nghĩa nào về tri thức là tuyệt đối Do vậy, trong khuôn khổ phạm vi đề tài, tác giả sẽ tập trung nhiều cho vấn đề chia sẻ tri thức

Chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing) là cách thức tri thức được truyền đạt tới một người khác, được hấp thu và sử dụng bởi họ Quá trình trao đổi tri thức được dựa trên các mối quan hệ xã hội Nahapiet & Goshal (1998) cho rằng quá trình này được hỗ trợ mạnh mẽ bởi vốn xã hội

Chia sẻ tri thức cũng có thể được hiểu là các hoạt động giúp các cộng đồng con người làm việc với nhau, hỗ trợ việc trao đổi tri thức của họ, cho phép học tập và tăng cường khả năng của họ nhằm đạt được những mục tiêu cá nhân và tổ chức (Hsiu-Fen Lin, 2006)

Phương thức chia sẻ tri thức được khái quát thành ba nhóm: Viết, Nói và Công nghệ thông tin (Lily Tsui, 2006) Viết tạo ra các sản phẩm chia sẻ tri thức lâu dài, như sách, báo cáo kỹ thuật, bài nghiên cứu… Việc chia sẻ tri thức qua phương tiện nói bao gồm hội thảo, bài nói chuyện, gặp mặt… Sự ra đời của công nghệ thông tin đã thay đổi rào cản chia sẻ tri thức Nhiều công cụ chia sẻ dựa trên công nghệ như website, diễn đàn, email…

Dựa vào sự phân loại tri thức, có thể chia các hình thức chia sẻ tri thức thành bốn dạng chính (Wikipedia, 2014): Ẩn - Ẩn: Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví dụ: học nghề, giao tiếp, giảng bài ) thì việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức của người kia Ẩn - Hiện: Một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức hiện hữu khác thì đó lại là quá trình tri thức từ ẩn (trong đầu người đó) trở thành hiện (văn bản, tài liệu, v.v.)

Hiện - Hiện: Tập hợp các tri thức hiện đã có để tạo ra tri thức hiện khác Quá trình này được thể hiện qua việc sao lưu, chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu

Ta có thể chuyển hóa kiến thức từ trạng thái hiện hữu (ví dụ như khi đọc sách) sang trạng thái ẩn, chẳng hạn như các bài học và kiến thức thu được sau quá trình đọc.

2.1.3 Lý thuyết vốn xã hội

Vốn xã hội (Social Capital) được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người Lyda Judson Hanifan được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội vào năm 1916 Ông dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình (Nguyễn Tuấn Anh, 2011)

Vốn xã hội là một thuật ngữ có nguồn gốc từ các lý thuyết xã hội học, nhưng trong thập kỷ gần đây đã được các nhà kinh tế áp dụng để giải thích các vấn đề kinh tế và quản trị Vốn xã hội đề cập đến các mối quan hệ, mạng lưới và tài nguyên xã hội có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc tổ chức, tạo ra giá trị thông qua sự tương tác và hợp tác trong xã hội.

Vốn xã hội có nhiều định nghĩa khác nhau Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền (2010) đã hệ thống khái quát các quan điểm vốn xã hội gồm các đặc trưng:

(1) Vốn xã hội chỉ tồn tại khi cá nhân hoặc tổ chức tham gia mạng lưới xã hội;

Các nghiên cứu trước về chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

Các nghiên cứu trong lĩnh vực chia sẻ tri thức được các học giả ở Đài Loan tìm hiểu khá nhiều Cụ thể:

Wenpin Tsai & các cộng sự (1998) nghiên cứu sự tương quan giữa cấu trúc, mối quan hệ và nhận thức của vốn xã hội và sự trao đổi nguồn lực và động cơ sản xuất trong công ty

Chiu & các cộng sự (2006) nghiên cứu tích hợp lý thuyết nhận thức xã hội và vốn xã hội để khám phá động lực chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo Nghiên cứu cho rằng các khía cạnh của vốn xã hội (ràng buộc tương tác xã hội, sự tin tưởng, sự tương hỗ, tầm nhìn chung và ngôn ngữ được chia sẻ) ảnh hưởng đến việc cá nhân chia sẻ tri thức với thành viên khác trong cộng đồng Tác giả cũng chỉ ra rằng kỳ vọng kết quả liên quan đến cộng đồng và mong đợi kết quả cá nhân tạo ra việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

Trong một bài nghiên cứu khác, các tác giả ở đại học Hong Kong Baptist (Wing S

Chow & Lai Sheung Chan, 2008) đã tìm hiểu vai trò vốn xã hội trong việc chia sẻ tri thức ở tổ chức Ba nhân tố của vốn xã hội - bao gồm mạng xã hội (social network), sự tin cậy xã hội (social trust) và các mục tiêu chia sẻ (shared goals) – được kết hợp với lý thuyết nguyên nhân hành động để giải quyết vấn đề W.S Chow & L.S Chan nhận định mạng xã hội và mục tiêu chia sẻ có ảnh hưởng mạnh đến chia sẻ tri thức, trong khi đó sự tin cậy xã hội không trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ chia sẻ tri thức

Teresa L Ju & các cộng sự (2009) xem xét hành vi chia sẻ tri thức dưới góc nhìn của lý thuyết chi phí giao dịch Nghiên cứu cho thấy sự đóng góp chia sẻ tri thức bị ảnh hưởng bởi đặc trưng tài sản con người, đặc trưng tài sản trang web, sự bất ổn hành vi và sự bất ổn môi trường Tuy nhiên, sự bất ổn hành vi và sự bất ổn môi trường chỉ tác động đáng kể phần nào vào sự đóng góp chia sẻ tri thức

Cheung & Lee (2012) tiến hành nghiên cứu động cơ thúc đẩy dự định truyền miệng trực tuyến (eWOM intention) của người tiêu dùng trên website chia sẻ thông tin về kinh nghiệm ẩm thực Nghiên cứu cho thấy dự định truyền miệng trực tuyến bị tác động đáng kể bởi: nhóm động cơ vị tập thể (collectivsm) thể hiện qua cảm giác là thành viên (sense of belonging), nhóm động cơ vị cá nhân (egoism) thể hiện qua sự nổi tiếng (reputation), nhóm động cơ lòng vị tha (altruism) thể hiện qua sự thích giúp đỡ (enjoyment of helping) và động cơ chủ nghĩa nguyên tắc (principlism) thể hiện qua trách nhiệm đạo đức (moral obligation)

Còn ở Việt Nam, Trần Thị Lam Phương, Phạm Ngọc Thúy (2011) đã ứng dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để nghiên cứu yếu tố tác động đến ý định chia sẻ tri thức của các bác sĩ Theo tác giả, các yếu tố: thái độ, việc kiểm soát hành vi, ảnh hưởng của lãnh đạo và đồng nghiệp là có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức của bác sĩ.

Các mô hình tham khảo chính

Mô hình nghiên cứu của Chiu & các cộng sự (2006)

Thách thức lớn nhất trong quá trình xây dựng và phát triển một cộng đồng trực tuyến nằm ở nguồn cung tri thức, cụ thể là sự sẵn sàng chia sẻ kiến thức của các thành viên với nhau Nghiên cứu của Chiu và các cộng sự (2006) đã tích hợp lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết vốn xã hội để xây dựng mô hình nhằm tìm hiểu động lực thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức của các thành viên trong cộng đồng trực tuyến.

Nghiên cứu này cho rằng các khía cạnh của vốn xã hội – ràng buộc tương tác xã hội, sự tin cậy, sự tương hỗ, sự gắn bó, xác định tầm nhìn chung và ngôn ngữ chia sẻ - có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của cá nhân trong cộng đồng ảo Nghiên cứu cũng phát biểu rằng kết quả mong đợi kỳ vọng và kết quả mong đợi cá nhân liên quan đến cộng đồng - có thể tạo ra sự chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

Chiu & các cộng sự (2006) đã thu thập dữ liệu từ 310 thành viên của BlueShop, một cộng đồng IT nổi tiếng ở Đài Loan để kiểm chứng mô hình Kết quả nghiên cứu giúp xác định động cơ thúc đẩy cá nhân chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo nghề nghiệp như hình dưới

Hình 2: Kết quả phân tích SEM của Chiu & các cộng sự (2006)

Mô hình nghiên cứu của Cheung & Lee (2012)

Năm 2012, Cheung & Lee đã tiến hành nghiên cứu các động cơ người tiêu dùng đến dự định truyền miệng trực tuyến (eWOM intention) trên website chia sẻ thông tin về kinh nghiệm ẩm thực

Nghiên cứu cho thấy, dự định truyền miệng trực tuyến của người tiêu dùng bị tác động đáng kể bởi các nhóm động cơ gồm: nhóm động cơ vị tập thể (collectivsm) thể hiện qua cảm giác là thành viên (sense of belonging), nhóm động cơ vị cá nhân (egoism) thể hiện qua sự nổi tiếng (reputation), nhóm động cơ từ lòng vị tha (altruism) thể hiện qua sở thích giúp đỡ (enjoyment of helping) Ngoài ra, một động cơ khác là chủ nghĩa nguyên tắc (principlism) thể hiện qua trách nhiệm đạo đức (moral obligation)

Ràng buộc tương tác xã hội

Ngôn ngữ chia sẻ Tầm nhìn chung

Kết quả mong đợi cá nhân

Kết quả mong đợi kỳ vọng

Quy tắc tương hỗ Sự gắn bó

Số lượng tri thức chia sẻ

Cheung & Lee (2012) thu thập dữ liệu của 203 thành viên trên một cộng động đánh giá tiêu dùng, OpenRice.com Mô hình giải thích 69% dự định truyền miệng trực tuyến bởi các biến danh tiếng cá nhân, cảm giác là thành viên và sở thích giúp đỡ Mô hình nghiên cứu đầy đủ như hình dưới đây Động cơ vị cá nhân Động cơ vị tập thể

Hình 3: Kết quả nghiên cứu của Cheung & Lee (2012) Theo Choi & Scott (2012), eWOM có thể bao gồm nhiều hơn thông tin, vì eWOM thường liên quan đến kinh nghiệm và ý kiến cá nhân được trình bày qua văn viết Văn viết thường logic hơn văn nói; câu từ được đặt trong văn bản có trật tự Các thành viên khác có xu hướng nhận các thông tin có giá trị về sản phẩm từ tri thức của những

Cảm giác là thành viên

Dự định truyền miệng trực tuyến

Niềm tin về sự hiệu lực tri thức

Trong nghiên cứu, tác giả so sánh mức ý nghĩa giữa những người khác nhau, cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức *p 50%, tổng này thể hiện các nhân tố trích được 64.365% của các biến đo lường Thang đo NR1, NR2, ID4, SB2, SB3, SB4, MO3 có hệ số tải < 0.4 nên bị loại Các thang đo NR3, ID3, SB1, MO1 có hệ số tải thấp hơn hoặc xấp xỉ 0.5; hơn nữa chênh lệch hệ số tải 0.60, thỏa độ tin cậy thang đo

Lần thứ hai kiểm tra phân tích nhân tố, tác giả tiếp tục loại thêm thang đo ID2 (0.399), RP3 (0.389) do hệ số tải < 0.4 Mặc dù, thang đo ID1 và RP2 có hệ số tải >

0.4, tuy nhiên chênh lệch hệ số tải lại < 0.3, nên tác giả quyết định loại cả 2 thang đo này

Kết quả phân tích nhân tố lần ba cho thấy có 5 biến được trích, tổng phương sai trích là 65.730%, tổng này thể hiện các nhân tố trích được 65.730% của các biến đo lường Các biến đều có hệ số chuyển tải > 0.5, hệ số KMO = 0.885 > 0.5

Bảng 17: Kết quả phân tích nhân tố các biến

Extraction Method: Principal Axis Factoring

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 7 iterations

Như vậy, có 5 thang đo đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị để tiến hành phân tích hồi quy đa biến

4.3.2 Đặt lại tên biến và hiệu chỉnh mô hình

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy rằng các biến nhóm lại thành 4 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc Trong đó, biến Ngôn ngữ chia sẻ và Tầm nhìn chung gộp lại thành một nhóm, dựa vào nội dung phản ánh gần nhau các biến được đặt tên lại là Nhận thức chung

Bảng 18: Tóm tắt tên biến mới và thành phần nhân tố của biến độc lập

Tên biến Nội dung các biến

Ràng buộc tươn g tác xã hội

SIT1 Tôi duy trì quan hệ gần gũi với các thành viên của cộng đồng Y

1 (SIT) SIT2 Tôi dành nhiều thời gian để tương tác với các thành viên của cộng đồng Y

SIT3 Tôi có các bạn bè thân quen trong cộng đồng Y

SIT4 Tôi thường giao tiếp với các thành viên của cộng đồng Y

SL2 Các thành viên trong cộng đồng Y sử dụng các phương thức trò chuyện dễ hiểu

2 (CCV) SL3 Các thành viên trong cộng đồng Y sử dụng các hình thức đơn giản để gửi các thông điệp và bài viết

Các thành viên trong cộng đồng Y đều có chung quan điểm là cần giúp đỡ những người khác giải quyết khó khăn của họ

SV2 Các thành viên trong cộng đồng Y đều có chung ý kiến là nên học hỏi từ các thành viên khác

SV3 Các thành viên trong cộng đồng Y đều rất vui lòng chia sẻ việc giúp đỡ người khác

TR1 Thành viên trong cộng đồng Y sẽ không lợi dụng các thành viên khác ngay cả khi có cơ hội

3 (TR) TR2 Mỗi thành viên luôn giữ lời hứa trong cộng đồng ảo

TR3 Mỗi thành viên sẽ thận trọng để không làm gián đoạn những trao đổi với các thành viên khác trong cộng đồng ảo

TR4 Mỗi thành viên luôn có hành vi nhất quán trong cộng đồng ảo

EH1 Tôi thích giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng Y

4 (EH) EH2 Tôi cảm thấy vui khi giúp đỡ thành viên khác trong Y

EH3 Gúp đỡ thành viên khác trên Y là tính cách của tôi

4.3.3 Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh

Từ các phân tích ở trên, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh như sau:

Lòng vị tha Chiều quan hệ

Hình 11: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Ràng buộc tương tác xã hội

Số lượng tri thức chia sẻ

Sở thích giúp đỡ Chất lượng tri thức chia sẻ

4.3.4 Giả thuyết nghiên cứu của mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh được phát biểu như sau:

H1a Ràng buộc tương tác xã hội tương quan thuận chiều với số lượng tri thức chia sẻ (+)

H1b Ràng buộc tương tác xã hội tương quan thuận chiều với chất lượng tri thức chia sẻ (+)

H2a Sự tin cậy có tương quan thuận chiều với số lượng tri thức chia sẻ (+) H2b Sự tin cậy có tương quan thuận chiều với chất lượng tri thức chia sẻ (+)

H3a Nhận thức chung có tác động thuận chiều với số lượng tri thức chia sẻ (+) H3b Nhận thức chung có tác động thuận chiều với chất lượng tri thức chia sẻ bởi thành viên (+)

H4a Sở thích giúp đỡ có tương quan thuận chiều với số lượng tri thức chia sẻ (+) H4b Sở thích giúp đỡ có tương quan thuận chiều với chất lượng tri thức chia sẻ

Kiểm định mô hình nghiên cứu

Năm thang đo được đánh giá là đạt yêu cầu cùng với biến QUAN sẽ được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết của mô hình

Nghiên cứu này sử dụng phân tích tương quan Peason để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Phân tích tương quan được thực hiện giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để kiểm tra tính chặt chẽ của quan hệ tuyến tính giữa các biến, Hoàng Trọng (2008, p.200)

Bảng 19: Bảng ma trận tương quan Pearson giữa Số lượng tri thức chia sẻ và Ràng buộc tương tác xã hội, Nhận thức chung, Sự tin cậy, Sở thích giúp đỡ

SIT CCV TR EH Quan

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Kết quả phân tích tương quan ở bảng 19 cho thấy:

Biến Ràng buộc tương tác xã hội (SIT) và Sở thích giúp đỡ (EH) có mối tương quan chặt chẽ với Số lượng tri thức chia sẻ (QUAN), với hệ số tương quan Pearson lần lượt là 0,408 và 0,237 Độ tin cậy của mối tương quan này được thể hiện qua giá trị Sig < 0,01 Do đó, hai biến SIT và EH được giữ lại để thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính nhằm tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Hệ số tương quan Pearson của các biến CCV, TR so với QUAN rất nhỏ, Sig lớn hơn 10% Biến Nhận thức chung và Sự tin cậy được giữ lại để chạy hồi quy tuyến tính

Các cặp biến độc lập SIT-CCV, SIT-TR, SIT-EH, CCV-TR, CCV-EH, TR-EH có tương quan chặt với nhau nên cần xem xét hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy

Bảng ma trận tương quan Pearson này trình bày các mối tương quan giữa Chất lượng tri thức chia sẻ và một số yếu tố liên quan khác, bao gồm Ràng buộc tương tác xã hội, Nhận thức chung, Sự tin cậy và Sở thích giúp đỡ Các kết quả này cung cấp thông tin chi tiết về các mối quan hệ giữa các yếu tố này, củng cố mối liên hệ giữa chúng và đóng góp vào sự hiểu biết toàn diện hơn về các tương tác xã hội liên quan đến chia sẻ tri thức.

SIT CCV TR EH QUAL

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Kết quả phân tích tương quan ở bảng 20 cho thấy:

Các biến CCV, TR, EH có tương quan chặt với biến QUAL, hệ số tương quan > 0.4 và mức ý nghĩa < 1% Biến Nhận thức chung, Sự tin cậy và Sở thích giúp đỡ được giữ lại để chạy hồi quy tuyến tính

Hệ số tương quan Pearson của SIT và QUAL là 0.132, Sig = 0.039 < 0.05 nên

Ràng buộc tương tác xã hội có tương quan khá chặt với Chất lượng tri thức chia sẻ

Biến SIT được giữ lại để chạy hồi quy tuyến tính

4.4.2 Phân tích hồi quy a Hồi quy với biến phụ thuộc QUAN

Bảng 21: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc QUAN

B Std Error Beta Tolerance VIF

Kiểm định các giả thuyết

Hệ số R 2 = 0.212, các biến độc lập giải thích được khoảng 21.2% phương sai của biến phụ thuộc

Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai ANOVA có hệ số Sig < 0.05, kết luận giả thuyết H0 (các hệ số hồi qui β1= β2= β3= β4 =0) bị bác bỏ

Kiểm định T trong bảng Cofficients của kết quả hồi qui cho thấy biến Ràng buộc tương tác xã hội có Sig = 0.00, Sở thích giúp đỡ có Sig = 0.01, Nhận thức chung có Sig = 0.136 > 0.1, Sự tin cậy có Sig = 0.101 > 0.1 Như vậy có thể kết luận Nhận thức chung và Sự tin cậy không có quan hệ tuyến tính với Số lượng tri thức chia sẻ, các biến còn lại trong mô hình có quan hệ với Số lượng tri thức chia sẻ.

Dò tìm sự vi phạm các giả định Đồ thị phân phối chuẩn phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean = 2.11E-16 ~ 0, độ lệch chuẩn Std Dev = 0,992 ~ 1), đồ thị phân bố chuẩn Normal P-P Plot có các giá trị phần dư được phân bổ gần sát với đường kỳ vọng Như vậy có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

Hệ số Durbin_Watson = 1.962 nằm trong khoảng (1,3), cho thấy không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Hệ số VIF < 10, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Số lượng tri thức chia sẻ

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa Số lượng tri thức chia sẻ và yếu tố giải thích được thể hiện như sau:

QUAN = -0.119 + 0.609*SIT + 0.4*EH Qua mô hình phân tích cho thấy sự tác động mạnh đến Số lượng tri thức chia sẻ là Ràng buộc tương tác xã hội (β1=0.609), kế đến là Sở thích giúp đỡ (β2=0 4) b Hồi quy với biến phụ thuộc QUAL

Bảng 22: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc QUAL

B Std Error Beta Tolerance VIF

Kiểm định các giả thuyết

Hệ số R 2 = 0.467, các biến độc lập giải thích được khoảng 46.7% phương sai của biến phụ thuộc

Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai ANOVA có hệ số Sig < 0.05, kết luận giả thuyết H0 (các hệ số hồi qui β1= β2= β3= β4 =0) bị bác bỏ

Kiểm định T trong bảng Cofficients của kết quả hồi qui cho thấy biến Ràng buộc tương tác xã hội (Sig = 0.50 > 0.1), Nhận thức chung (Sig = 0.00), Sự tin cậy

(Sig = 0.00), Sở thích giúp đỡ (Sig = 0.00) Như vậy có thể kết luận Ràng buộc tương tác xã hội không có quan hệ tuyến tính với Chất lượng tri thức chia sẻ, các biến còn lại trong mô hình có quan hệ với Chất lượng tri thức chia sẻ.

Dò tìm sự vi phạm các giả định Đồ thị phân phối chuẩn phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean = 7.13E-16 ~ 0, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.992 ~ 1), đồ thị phân bố chuẩn Normal P-P plot có các giá trị phần dư được phân bổ gần sát với đường kỳ vọng Như vậy có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

Hệ số Durbin_Watson = 1.842 nằm trong khoảng (1,3), cho thấy không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Hệ số VIF < 10, cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Chất lượng tri thức chia sẻ

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa Chất lượng tri thức chia sẻ và yếu tố giải thích được thể hiện như sau:

QUAL = 1.292 + 0.315*CCV + 0.276*TR + 0.174*EH Qua mô hình phân tích cho thấy sự tác động mạnh đến Chất lượng tri thức chia sẻ là

Nhận thức chung (β1=0.315), kế đến là Sự tin cậy (β2=0.276), Sở thích giúp đỡ (β3=0.174)

Lòng vị tha Chiều quan hệ

Hình 12: Mô hình hồi quy

Ràng buộc tương tác xã hội

Số lượng tri thức chia sẻ

Sở thích giúp đỡ Chất lượng tri thức chia sẻ 0.174

Với giả thuyết H1a Ràng buộc tương tác xã hội tương quan thuận chiều với số lượng tri thức chia sẻ (+) Từ kết quả hồi quy ở bảng 19 cho thấy SIT và QUAN có quan hệ đồng biến với nhau, hệ số hồi quy β=0.609 và mức ý nghĩa Sig = 0.000 nên giả thuyết này được ủng hộ Thêm vào đó có thể nhận thấy rằng SIT có tương quan mạnh nhất đến QUAN Điều này cho thấy, khi giá trị ràng buộc tương tác xã hội càng cao thì thành viên càng chia sẻ nhiều trong cộng đồng ảo Do đó, các cộng đồng ảo cần tạo sự gắn bó giữa các thành viên, tăng lượng thời gian và tần số thông tin liên lạc ở mức cao nhất có thể

Với giả thuyết H1b Ràng buộc tương tác xã hội tương quan thuận chiều với chất lượng tri thức chia sẻ (+), điều này không được ủng hộ trong mô hình hồi quy đa biến

Phân tích sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học

Phần này lần lượt kiểm chứng giả thuyết các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ, thời gian tham gia) có gây ra sự khác biệt trong vấn đề chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo Có hai giả thuyết tổng quát là H0: không có sự khác biệt và H1: có sự khác biệt giữa các nhóm

4.5.1 Kiểm định ảnh hưởng của Gi ớ i tính đến Chia s ẻ tri th ứ c

Sử dụng kiểm định Independent Sample T-test để kiểm tra xem Nam và Nữ ai có mức độ chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo cao hơn

Bảng 24: Thống kê giới tính theo QUAN

Bảng 25: Kiểm định T-test giới tính theo QUAN

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper

Kết quả phân tích Levene’s Test có Sig = 0.175 > 0.05, như vậy giả thuyết H0 được chấp nhận (nghĩa là phương sai của 2 nhóm Nam và Nữ là bằng nhau)

Kiểm định T-test ở phần giả định phương sai bằng nhau (Equal variances assumed) có Sig = 0.064 > 0.05, cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm Nam và Nữ đối với Số lượng tri thức chia sẻ.

Bảng 26: Thống kê giới tính theo QUAL

Bảng 27: Kiểm định T-test giới tính theo QUAL

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper

Kết quả phân tích Levene’s Test có Sig = 0.550 > 0.05, như vậy giả thuyết H0 được chấp nhận (nghĩa là phương sai của 2 nhóm Nam và Nữ là bằng nhau)

Kiểm định T-test ở phần giả định phương sai bằng nhau (Equal variances assumed) có Sig = 0.151 > 0.05, cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm Nam và Nữ đối với Chất lượng tri thức chia sẻ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng mặc dù nam giới tham gia cộng đồng ảo nhiều hơn nữ giới nhưng mức độ chia sẻ tri thức của hai giới không có sự khác biệt

4.5.2 Kiểm định ảnh hưởng của Độ tu ổ i đến Chia s ẻ tri th ứ c

Bảng 28: Bảng kết quả kiểm định phương sai đồng nhất Quan

Levene Statistic df1 df2 Sig

QUAL Levene Statistic df1 df2 Sig

Kết quả kiểm định Levene có Sig > 0.05, cho thấy giả thuyết H0 được chấp nhận (các cặp phương sai đồng nhất)

Phân tích ANOVA cho thấy Sig > 0.05, vì vậy giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là không có sự khác biệt đáng kể giữa trung bình của các nhóm Do đó, không có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi về Số lượng và Chất lượng tri thức chia sẻ.

4.5.3 Kiểm định ảnh hưởng của Trình độ đến Chia s ẻ tri th ứ c

Bảng 29: Kiểm định phương sai đồng nhất theo trình độ với QUAL

QUAL Levene Statistic df1 df2 Sig

Kết quả kiểm định Levene có Sig > 0.05, cho thấy giả thuyết H0 được chấp nhận (các cặp phương sai đều đồng nhất)

Phân tích ANOVA với Sig > 0.05, giả thuyết H0 được chấp nhận (không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm) Điều này cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ với Chất lượng tri thức chia sẻ

Bảng 30: Kiểm định phương sai đồng nhất theo Trình độ với QUAN

Quan Levene Statistic df1 df2 Sig

Kết quả kiểm định Levene về phương sai đồng nhất có ý nghĩa với Sig < 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1 (có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm trình độ) Điều này cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ với Số lượng tri thức chia sẻ

Với Sig > 0.05, kiểm định sâu ANOVA (Post hoc test) cho thấy sự khác biệt không đáng kể giữa yếu tố Trình độ và Số lượng tri thức chia sẻ

Bảng 31: Kết quả kiểm định Dunnett T3

Std Error Sig 95% Confidence Interval

4.5.4 Kiểm định ảnh hưởng của Th ờ i gian tham gia đến Chia s ẻ tri th ứ c

Bảng 32: Kiểm định phương sai đồng nhất theo Thời gian tham gia với QUAN

Quan Levene Statistic df1 df2 Sig

Kết quả kiểm định Levene về phương sai đồng nhất có ý nghĩa với Sig < 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ (phương sai đồng nhất) Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm Thời gian tham gia và Số lượng tri thức chia sẻ Kiểm định Tukey cho thấy sự khác biệt không đáng kể giữa yếu tố Thời gian tham gia và Số lượng tri thức chia sẻ

Bảng 33: Kết quả kiểm định Tukey

Dependent Variable: Quan Tukey HSD

(I) Time.Reg (J) Time.Reg Mean Difference

Std Error Sig 95% Confidence Interval

Bảng 34: Kiểm định phương sai đồng nhất theo Thời gian tham gia với QUAL

QUAL Levene Statistic df1 df2 Sig

Kết quả kiểm định Levene có Sig > 0.05, cho thấy giả thuyết H0 được chấp nhận (các cặp phương sai đều đồng nhất)

Kết quả ANOVA với Sig = 0.173 > 0.05, giả thuyết H0 được chấp nhận (không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm) Kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm Thời gian tham gia với Chất lượng tri thức chia sẻ.

Ngày đăng: 24/09/2024, 05:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Anh/chị có tham gia vào cộng đồng ảo nào không? Không =&gt; Ngưng Có =&gt; Tiếp tục Khác
(2) Xin cho biết tên cộng đồng mà anh/chị tham gia. Có thể là nhiều cộng đồng, chọn trao đổi về cộng đồng tham gia thường xuyên nhất Khác
(4) Vai trò anh/chị với cộng đồng này? (người sáng lập, mod, hay thành viên thông thường)C. Nội dung thảo luận Khác
1. Lý do anh/chị tham gia vào cộng đồng trên Khác
2. Anh/chị đánh giá thế nào về cộng đồng ảo này? (đáng tin cậy, hữu ích…) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w