1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa kỹ thuật xây dựng: Phân tích ảnh hưởng của tấm Mindlin trên nền được gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng xe di chuyển

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu Chương 2: Tổng quan phương pháp gia cường đất nền bằng EPS Geofoam Chương 3: Cơ sở lý thuyết phân tích tấm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

NGUYỄN HÙNG LINH

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TẤM MINDLIN TRÊN NỀN ĐƯỢC GIA CƯỜNG EPS GEOFOAM

CHỊU TẢI TRỌNG XE DI CHUYỂN

Chuyên ngành : Địa kỹ thuật xây dựng Mã số ngành : 60 58 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp.Hồ Chí Minh, 12 - 2014

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN HÙNG LINH MSHV: 11094311 Ngày, tháng, năm sinh: 12/04/1985 Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựng Mã số: 60.58.60

I TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TẤM MINDLIN TRÊN NỀN ĐƯỢC GIA CƯỜNG EPS GEOFOAM CHỊU TẢI TRỌNG XE DI CHUYỂN II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu Chương 2: Tổng quan phương pháp gia cường đất nền bằng EPS Geofoam Chương 3: Cơ sở lý thuyết phân tích tấm Mindlin trên nền được gia cường EPS Geofoam

chịu tải trọng xe di chuyển Chương 4: Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tấm Mindlin trên nền được gia cường

bằng EPS Geofoam chịu tải trọng xe di chuyển Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo Phụ lục

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 18/08/2014 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 07/12/2014 V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS TS Võ Phán

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học của trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi để có thể hoàn thành được khóa học này

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS TS Võ Phán người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua Thầy đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và quý báu giúp tôi tiếp cận và làm quen với việc nghiên cứu khoa học để có thể hoàn thành được luận văn Thạc sĩ không những vậy những lời khuyên những lời động viên kịp thời của Thầy đã giúp tôi vượt qua được các khó khăn không chỉ trong nghiên cứu học tập mà cả trong cuộc sống giúp tôi có thể hoàn thiện mình hơn Thầy đã để lại trong tôi những hình ảnh rất đẹp về một người Thầy luôn cống hiến tận tụy và đáng kính

Tôi xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, các Thầy Cô của Bộ môn Địa Cơ Nền Móng và các Thầy Cô đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt khóa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thạc Sĩ Lê Đỗ Phương An, Cử Nhân Đặng Trung Hậu và tất cả các anh chị em học viên Cao Học đã hướng dẫn giúp đỡ và động viên trong khóa học vừa qua

Sau cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến với gia đình, đến cha mẹ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi để tôi có thể hoàn thành được chương trình học tập trong suốt thời gian qua

Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi mặc dù đã có cố gắng trau dồi và cập nhật kiến thức tuy nhiên vẫn không thể không có những thiếu sót nhất định Kính mong quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tp HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Hùng Linh

Trang 5

TÓM TẮT

Luận văn sẽ phân tích ứng xử của tấm Mindlin trên nền có gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng di chuyển với vận tốc không đổi theo thời gian bằng phần tử tam giác Mindlin ba nút DSG3 (Discrete Shear Gap)

Tấm Mindlin được giả sử đặt trực tiếp trên nền với các lò xo có độ cứng Ks

độ cản Cs Sau khi phương trình chuyển động của hệ được thiết lập bằng phương trình Lagrange, phương pháp tích phân Newmark được sử dụng để giải bài toán động lực học kết cấu theo thời gian Luận văn sử dụng ngôn ngữ lập trình Matlab để xây dựng chương trình tính toán và phân tích kết quả

Các kết quả số được triển khai nhằm phân tích động lực học kết cấu tấm Mindlin trên nền có gia cường EPS Geofoam và không có gia cường EPS Geofoam Từ đó cho thấy sự hiệu quả của việc gia cường EPS Geofoam cho các đất nền chịu các loại tải trọng di chuyển

Trang 6

ABSTRACT

The thesis will analyse the dynamic response of Mindlin plates on EPS Geofoam subjected to a moving vehicle at constant velocity by using the three-node Mindlin plate element DSG3 (Discrete Shear Gap)

Mindlin plate is assumed placed directly on the ground with the spring

stiffness Ks and prevent the Cs After the equations of motion of the system is set up by Lagrange equation, Newmark integration method is used to solve structural dynamics over time Thesis using Matlab programming language to build the program calculate and analyze results

Number results are carried out to analyze the structural dynamics of Mindlin plates with/without EPS Geofoam subjected to vehicle loads Therefore, the good bearing and high economic efficiency of EPS Geofoam will be shown

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xi 

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN xii 

MỞ ĐẦU 1 

1.  Tính cấp thiết của đề tài và đặt vấn đề nghiên cứu 1 

2.  Ý nghĩa và tính thực tiễn của đề tài: 2 

3.  Mục tiêu nghiên cứu 2 

4.  Hướng nghiên cứu 2 

5.  Phương pháp nghiên cứu 3 

6.  Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU 4 

1.1 Tổng quan 4

1.1.1.Khái niệm về đất yếu 4

1.1.2 Các giải pháp xử lý nền và ưu nhược điểm 4

1.2 Một số phương pháp xử lý nền đất yếu 6

1.2.1 Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng trụ đất xi măng/vôi [3] 6

1.2.2 Phương pháp cố kết bằng cách hút chân không [2] 9

Trang 8

2.1.3 Đặc tính kỹ thuật của EPS Geofoam: 20

2.1.4 Tính ưu việt của Geofoam: 21

2.1.5 Phạm vi ứng dụng của EPS Geofoam: 21

2.2 Tổng quan nền đắp đường bộ bằng EPS Geofoam 24

2.3 Phương pháp thi công nền đắp cho đường bộ bằng EPS Geofoam 26

2.4 Tình hình nghiên cứu 29

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 29

2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 32

2.5 Nhận xét chương 32

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TẤM MINDLIN CHỊU TẢI TRỌNG XE DI CHUYỂN TRÊN NỀN GIA CƯỜNG EPS GEOFOAM 34

3.1 Tổng quan về sự tương tác giữa kết cấu tấm và nền 34

3.2 Phân tích ảnh hưởng của nền đàn nhớt đối với nền có gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng động 34

3.2.1 Module biến dạng của đất Es 35

Trang 9

3.2.8 Xác định chiều sâu đất nền ảnh hưởng .41

3.3 Lý thuyết tấm Reissner Mindlin trên nền đàn nhớt 43

3.3.1 Phương trình dạng yếu của tấm Reisser Mindlin trên nền đàn nhớt 43

3.3.2 Thiết lập phương trình phần tử hữu hạn cho tấm Reissner Mindlin trên nền đàn nhớt 45

3.3.3 Thiết lập ma trận độ cứng của phần tử DSG3 cho tấm Reissner Mindlin trên nền đàn nhớt 47

3.4 Quy tải di động thành tải đặt tại các nút và phân tích động lực học 52

3.4.1 Quy tải trọng xe thành tải tập trung tại bốn bánh xe 52

3.4.2 Quy tải tập trung tại bánh xe thành tải tại các nút phần tử 54

3.5 Phương pháp tích phân Newmark 55

3.6 Thuật toán sử dụng trong luận văn 56

4.3.1 Phân tích dao động tự do của tấm trên nền đàn hồi 64

4.3.2 Phân tích tấm chịu tác dụng của tải trọng tĩnh trên nền đàn hồi 66

4.4 Phân tích động lực học của tấm Mindlin trên nền đàn nhớt chịu tải trọng di chuyển 69

4.5 Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tấm Mindlin trên nền đàn nhớt không gia cường và có gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng xe di chuyển với vận tốc v không đổi .72

4.6 Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tấm Mindlin trên nền đàn nhớt không gia cường và có gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng xe di chuyển với vận tốc v không đổi và khi chiều dày của tấm thay đổi .75

Trang 10

4.7 Kết luận chương 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 89

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 1 Mô hình xử lý nền bằng cọc đất xi măng./ vôi 7 

Hình 1 2 Sơ đồ cố kết bằng hút chân không 9 

Hình 1 3 Nguyên lý của phương pháp điện thấm 10 

Hình 1 4 Dùng vải địa kỹ thuật để tăng cường độ ổn định của đất nền 11 

Hình 1 5 Sử dụng vải địa kỹ thuật để gia cường đất yếu 12 

Hình 1 6 Sơ đồ xử lý nền đất yếu bằng đệm cát 13 

Hình 1 7 Sơ đồ xử lý nền bằng bệ phản áp 14 

Hình 1 8 Mô hình sử dụng EPS Geofoam làm nền đắp 16

Hình 2 1 Bọt nhựa thường và bọt nhựa dùng để sản xuất EPS Geofoam 17 

Hình 2 2 a) EPS Geofoam được sản xuất trong nhà máy 18

Hình 2.2 b) EPS Geofoam thành phẩm ……… 18

Hình 2 3 Cấu trúc dạng tổ ong của EPS Geofoam 18 

Hình 2 4 Tấm thép mạ kẽm dùng để liên kết các khối EPS Geofoam 19 

Hình 2 5 Dùng tấm thép mạ kẽm GeoGripper để liên kết các khối EPS Geofoam thực tế trên công trường 19 

Hình 2 6 Đường I-80/94 và I-65 ở Gary, Ấn Độ 22 

Hình 2 7 Cầu Woodrow Wilson ở Alexandria, Mỹ 22 

Hình 2 8 Hội trường đại học Sun Prairie ở Wicosin, Mỹ 23 

Hình 2 9 Đường cao tốc I-15 ở Salt Lake, Utal, Mỹ 23 

Hình 2 10 Sàn giảm tải cho bãi xe ngầm của Học viện khoa học Califonia, Mỹ 24 

Hình 2 11 Đê North Creek, Bothell, Washington, Mỹ 24 

Hình 2 12 Thi công nền đắp đất cho đường bộ 25 

Hình 2 13 Thi công nền đắp bằng EPS Geofoam cho đường bộ 25 

Hình 2 14 Lắp đặt các khối EPSGeofoam 26 

Hình 2 15 Các khối EPS Geofoam được vận chuyển tới công trường 27 

Hình 2 16 Các khối EPS Geofoam được sắp xếp và liên kết lại với nhau 27 

Trang 12

Hình 2 17 Dùng thép gai GeoGipper liên kết các khối EPS Geofoam lại với

nhau 28 

Hình 2 18 Công nhân xử lý bằng tay tại công trình 28 

Hình 2 19 Hoàn thiền bề mặt nền đường sau khi lắp đặt các khối EPS Geofoam 29 

Hình 2 20 Sử dụng EPS Geofoam làm bờ bao xung quanh cầu Flom, Nauy 1972 29 

Hình 2 21 Biểu đồ quan hệ độ lún theo thời gian của đất nền 30

Hình 3 2 Nền với nhiều lớp đất khác nhau 39 

Hình 3 3 Nền với nhiều lớp đất khác nhau có gia cường EPS Geofoam 40 

Hình 3 4 Phân bố ứng suất theo phương thẳng đứng do 42 

Hình 3.5 Mô hình tấm Reissner Mindlin trên nền đàn nhớt 43 

Hình 3 6 Qui ước chiều dương của chuyển vị w và hai chuyển vị xoay βx, βycủa tấm Reissner Mindlin trên nền đàn nhớt 43 

Hình 3 7 Phần tử tam giác 3 nút 47 

Hình 3 8 Hệ tọa độ tự nhiên và địa phương của phần tử tam giác DSG3 48 

Hình 3 9 Dùng phần tử tam giác chia lưới cho tấm 52 

Hình 3 10 Mô hình tải trọng phân bố từ xe xuống bốn bánh xe nhìn từ mặt bên 52 

Hình 3 11 Mô hình tải trọng phân bố từ xe xuống bốn bánh xe nhìn từ phía sau 53 

Hình 3 12 Mô hình khối lượng M di chuyển trên tấm qua các phần tử tam giác 54 

Hình 3 13 Lưu đồ lập trình Mathlab cho tấm Mindlin trên 59

Hình 4 1 Mặt cắt địa chất công trình 64 

Hình 4 2 Mô hình tấm trên nền đàn hồi theo Huang và Thambiratnam (2001) [32] 65 

Hình 4 3 Tấm trên nền đàn hồi có tải trọng tập trung đặt tại trọng tâm tấm 67 

Hình 4 4 Phân bố chuyển vị ở giữa tấm w wD/ PB4 trong Luận văn 67 

Trang 13

Hình 4 5 Phân bố chuyển vị chính giữa tấm w wD PB  2 của Huang và

Thambiratnam (2001) [32] 68 

Hình 4 6 Mô hình tấm trên nền đàn nhớt chịu tải trọng xe di chuyển 69 

Hình 4 7 Chuyển vị của tấm trên nền không được gia cường EPS Geofoam

khi xe di chuyển tới giữa tấm (x = 10) khi hệ số độ cứng Ks thay đổi 70 

Hình 4 8 Chuyển vị của tấm trên nền không được gia cường EPS Geofoam

khi xe di chuyển tới giữa tấm (x = 10) khi hệ số cản Cs thay đổi 71 

Hình 4 9 Mô hình tấm trên nền đàn nhớt chịu tải trọng xe di chuyển 73 

Hình 4 10 Chuyển vị của tấm trên nền không được gia cường và có gia

cường EPS Geofoam khi xe di chuyển tới giữa tấm (x = 10) 74 

Hình 4 11 Hình dạng chuyển vị của tấm khi nền 74 

Hình 4 12 Hình dạng chuyển vị của tấm khi nền 75 

Hình 4 13 Chuyển vị của tấm trên nền không được gia cường EPS Geofoam

khi xe di chuyển tới giữa tấm (x = 10) với chiều dày tấm khác nhau 76 

Hình 4 14 Chuyển vị của tấm trên nền không được gia cường EPS Geofoam

khi xe di chuyển tới giữa tấm (x = 10) với chiều dày tấm khác nhau 77 

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1 Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp khác nhau 5

Bảng 2 1 Thông số kỹ thuật của các loại EPS Geofoam theo ASTM D6817 20 Bảng 2 2 Module biến dạng ứng với từng loại đất 35 

Bảng 2 3 Hệ số Poisson ứng với từng loại đất 35 

Bảng 2 4 Bảng khối lượng riêng của các loại đất 36

Bảng 3 1 Thông số của xe 57 

Bảng 3 2 Thông số của tấm và nền 57 

Bảng 3 3 Thông số của EPS Geofoam 57

Bảng 4 1 Sự hội tụ của năm tần số dao động đầu tiên của tấm trên nền đàn hồi 65 

Bảng 4 2 So sánh kết quả giữa Luận văn với Huang và Thambiratnam (2001) [32] tại vị trí trọng tâm tấm x = L/2 68 

Bảng 4 3 So sánh kết quả chuyển vị của tấm tại vị trí giữa tấm (x = 10) khi hệ số đàn hồi Ks và hệ số cản Cs thay đổi 71 

Bảng 4 4 So sánh chuyển vị của tấm khi nền không có và có gia cường EPS Geofoam tại vị trí giữa tấm (x = 10) 75 

Bảng 4 5 So sánh chuyển vị của tấm khi nền không có và có gia cường EPS Geofoam tại vị trí giữa tấm (x = 10) với chiều dày tấm khác nhau 77 Bảng 4 6 So sánh chuyển vị của tấm khi nền gia cường EPS Geofoam tại vị trí giữa tấm (x = 10) với chiều dày tấm khác nhau 78 

Trang 15

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt

EPS Expand Polystyrene FEM Phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method) DSG3 Phần tử tam giác 3 nút ( Discrete Shear Gap)

SSI Tương tác giữa kết cấu bên trên và đất nền bên dưới (Soil-Structure

Interaction) DSSI Tương tác động giữa kết cấu và đất nền (Dynamic Soil-Structure

Interaction)

Ma trận và vec-tơ u Vec tơ chuyển vị tại một điểm bất kỳ của tấm x Góc xoay của tấm quanh trục Ox

y Góc xoay của tấm quanh trục Oy

Db Ma trận vật liệu liên quan đến biến dạng uốn

Ds Ma trận vật liệu liên quan đến biến dạng cắt

Ma trận biến dạng uốn

Trang 16

Ma trận biến dang cắt  Module trượt của tấm

(kg/m3) Khối lượng riêng của tấm

(kN/m3) Trọng lượng riêng tự nhiên của đất

' (kN/m3) Trọng lượng riêng đấy nổi của đất

G(kN/m2) Module kháng cắt trung bình qua các lớp đất (không gia cường EPS

Geofoam) s-av

 Hệ số Poisson trung bình qua các lớp đất (không gia cường EPS

Trang 17

Geofoam) s-av

(kg/m3) Khối lượng riêng trung bình qua các lớp đất (không gia cường EPS

s-av

tb (kg/m3) Khối lượng riêng trung bình qua các lớp đất (có gia cường EPS

Geofoam)

Pr (kN) Tải trọng tập trung ở hai bánh xe sau Prl (kN) Tải trọng tập trung ở bánh xe sau bên trái Prr (kN) Tải trọng tập trung ở bánh xe sau bên phải Pf (kN) Tải trọng tập trung ở hai bánh xe trước Pfl (kN) Tải trọng tập trung ở bánh xe trước bên trái Pfr (kN) Tải trọng tập trung ở bánh xe trước bên phải

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài và đặt vấn đề nghiên cứu

Ở Việt Nam, tình trạng ách tắc giao thông ở các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội lại là một vấn đề nan giải và phức tạp trong nhiều năm qua Việc mở rộng hệ thống cầu đường ra các rộng ra cũng như việc nâng cấp hệ thống cầu đường hiện hữu trong khu đô thị lớn như vậy thực sự là vấn đề không nhỏ cho riêng ngành xây dựng mà còn cho toàn xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đưa đất nước phát triển

Ngoài ra, với tình hình phát triển hiện nay rất nhiều khu đô thị trên khắp các tỉnh thành trên cả nước đua nhau mọc lên Ở miền Nam có thể kể đến các tỉnh như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Quận 2, Quận 9, Nhà Bè của Thành Phố Hồ Chí Minh hay Cần Thơ, Long An của Đồng Bằng Sông Cửu Long Điều này gây ra áp lực không nhỏ cho nguồn vật liệu chính để thi không nền đắp của đường là đất và cát Đặt biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi mà chỉ có cát sông là nguồn vật liệu chính Và việc khai thác cát sông quá mức cũng đã gây ra nhiều tác hại không nhỏ như ảnh hưởng dòng chảy, sạt lở bờ sông,…ở nhiều khu vực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Như vậy, có thể thấy được việc mở rộng các khu đô thị hiện hữu, xây dựng các khu đô thị mới và sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên là các vấn đề chính không chỉ riêng cho ngành giao thông mà còn cho toàn thể xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Trong xu hướng phát triển của thế giới ngày nay, việc ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong ngành xây dựng được các nước trên thế giới quan tâm và phát triển, làm cho công trình ngày càng chất lượng hơn, rút ngắn thời gian thi công hơn, giá thành rẻ hơn, Một số công nghệ mới được ứng dụng trong ngành xây dựng mới có thể được kể đến như: sàn Bubble Deck, sàn Hollow Core, các giải pháp xử lý và gia cố nền như: cọc vật liệu rời, cọc xi măng đất, Top Base (móng phễu), EPS Geofoam, trong đó, phương pháp sử dụng EPS Geofoam nổi lên như một giải

Trang 19

giới như Mỹ, Nhật Bản, Nauy, Ấn Độ, sử dụng phổ biến và rộng rãi Nhưng tại Việt Nam công nghệ này còn khá mới mẻ chưa có những nghiên cứu sâu, chưa được áp dụng vào thực tế và tiêu chuẩn thiết kế riêng dẫn đến sự hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ mới này vào trong xây dựng

Đề tài Luận văn “Phân tích ảnh hưởng của tấm Mindlin trên nền được gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng xe di chuyển” được đặt ra nhằm khảo sát ứng

xử của nền đường (tấm Mindlin) trong việc gia cố đất nền khi chịu tải trọng xe di chuyển nhằm xem xét hiệu quả lợi ích từ việc sử dụng EPS Geofoam

2 Ý nghĩa và tính thực tiễn của đề tài:

- Đề tài góp phần vào nghiên cứu gia cường cho nền đất yếu bằng vật liệu nhẹ và ứng xử động lực học của kết cấu và đất nền

- Từ những ưu điểm và lợi ích của việc sử dụng EPS Geofoam cho thấy khả năng ứng dụng đa dạng của vật liệu này vào thực tế trong xây dựng như làm nền đắp cho đường bộ, giảm áp lực ngang lên tường chắn,…

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của Luận văn là phân tích và đánh giá ứng xử động của nền đường (tấm Mindlin) chịu tải trọng xe di chuyển có xét đến sự tương tác với đất nền có gia cường và không gia cường EPS Geofoam

4 Hướng nghiên cứu

- Tìm hiểu các mô hình và công thức tính toán hệ số độ cứng Ks, hệ số cản Cs

của nền đàn nhớt trước và sau khi gia cường EPS Geofoam - Phân tích và đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến ứng xử của nền đường (tấm Mindlin) như vận tốc xe, chiều dày tấm, độ cản nhớt,…trước và sau khi nền được gia cường EPS Geofoam

Trang 20

5 Phương pháp nghiên cứu

Do điều kiện ở Việt Nam chưa thể thực hiện các công trình thực tế nên trong Luận văn này tác giả sẽ mô phỏng bằng phương pháp số

- Dùng phương pháp phần tữ hữu hạn ba nút DSG3 để phân tích ứng xử của tấm - Dùng phương pháp tích phân Newmark để phân tích động lực học

- Dùng phần mềm lập trình Mathlab để mô phỏng các ví dụ số

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ phân tích ứng xử động lực học kết cấu của tấm trên nền không có và có gia cường EPS Geofoam, không nghiên cứu sâu về các đặc trưng của đất nền bên dưới

- Các số liệu khảo sát địa chất xem như là tương đối chính xác để làm cơ sở tính toán cho đề tài

Trang 21

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU

1.1 Tổng quan 1.1.1 Khái niệm về đất yếu

Đất yếu là những đất có khả năng chịu lực thấp (5 – 10 kN/m2), hầu như hoàn toàn bão hòa nước, có hệ số rỗng lớn (thường e >1), hệ số nén lún lớn (a tới phần mười hoặc vài ba đơn vị), module tổng biến dạng bé (E  500 kN/m2), trị số sức chống cắt không đáng kể

Đất yếu có thể là đất sét yếu, đất cát yếu, bùn, than bùn, đất hữu cơ, đất thải,…Đất yếu được tạo thành ở lục địa (tàn tích, sườn tích, lũ tích, lở tích, do gió, do lầy, do con người), ở vùng vịnh (cửa song, tam giác châu, vịnh biển) hoặc ở biển (khu vực nước nông, sâu không quá 200 mét, thềm lục địa sâu từ 200 – 3000 mét, biển sâu trên 3000 mét) Chiều dày lớp đất yếu có thể từ vài mét cho đến 35 – 40 mét

Ở Việt Nam, đất yếu phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi gặp nhiều khó khăn khi xây dựng trên các vùng đất yếu Vì vậy, khi xây dựng trên các vùng đất này phải có các biện pháp xử lý nền thích đáng để đảm bảo chất lượng công trình [1]

1.1.2 Các giải pháp xử lý nền và ưu nhược điểm

Việc lực chọn các kỹ thuật xây dựng nền đắp trên đất yếu phụ thuộc vào: - Thời gian yêu cầu thi công cho các công trình

- Biên độ các biến dạng cho phép khi đưa vào sử dụng - Những bó buộc về môi trường của dự án (phạm vi chiếm đất, sự nhạy cảm với

chấn động, bảo vệ mực nước ngầm,…) - Những bó buộc về ngân sách

Trang 22

Các phương pháp xây dựng nền đắp trên đất yếu có thể được chia thành hai nhóm sau [2]:

 Nhóm 1: Bố trí xây dựng cùng nền đắp - Xây dựng theo giai đoạn

- Bệ phản áp - Gia tải tạm thời - Tăng cường bằng vật liệu địa kỹ thuật - Nền đắp bằng vật liệu nhẹ

 Nhóm 2: Cải thiện đất dưới nền đắp - Thay đất xấu

- Đường thấm thẳng đứng - Cố kết bằng hút chân không - Cột ba lát

- Cột đất gia cố vôi hoặc xi măng - Cột vữa – xi măng đất

- Nền đắp trên móng cứng - Điện thấm

Các ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của các phương pháp trên được cho dưới sau đây

Bảng 1 1 Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp khác nhau

Phương pháp xây dựng Giá

thành

Thời gian Tính kỹ thuật

Tính khả thi (dự báo) Tác dụng với nền đắp

Tăng cường bằng vật liệu

Trang 23

1.2.1.1 Khái niệm chung

Việc nghiên cứu ứng dụng trụ đất xi măng/ vôi nhằm nâng cao tính ổn định của nền đất yếu đã được nghiên cứu từ khá lâu ở các nước như Trung quốc, Thụy Điển, Nhật và Việt Nam,…Tuy nhiên, việc gia cố đất bằng vôi hóa sử dụng chủ yếu cho nền đường và đất trên mặt Viện Địa Kỹ Thuật Thụy Điển đã áp dụng rộng rãi trụ vôi cho móng và công tác đất trong nền đất yếu Cuối những năm 1970 – 1982 Nhật đã dùng phương pháp hiện đại trộn vôi hay xi măng ngay trong đất Phương pháp này được phát triên bắt đầu từ nhu cầu cải tạo đấy yếu cho các công trình cảng Ngày nay, phương pháp này dùng cả cho móng các công trình trên mặt đất, nền đường, kho bãi, móng đê,…Ngày nay, với các thiết bị hiện đại đất có thể được cải tạo tới độ sâu 40 mét khi dùng phương pháp gia cường bằng trụ (cọc), và khoảng 5 mét khi cải tạo khối

Trang 24

Hình 1 1 Mô hình xử lý nền bằng cọc đất xi măng./ vôi

1.2.1.2 Mục đích của phương pháp cải tạo sâu

Phương pháp gia cường sâu các loại đất yếu nhằm các mục đích dưới đây

 Tăng độ bền của đất cần cải tạo nhằm:

- Tăng độ ổn định của khối đất đắp - Tăng khả năng chịu tải

- Giảm hoạt tải tác dụng lên tường chắn - Ngăn chặn hiện tượng hóa lỏng đất nền

 Cải tạo tính biến dạng của đất yếu để giảm độ lún của nền nhằm:

- Giảm thời gian lún - Giảm chuyển vị ngang

 Tăng độ cứng động của đất yếu nhằm:

- Giảm chấn động sang công trình xung quang - Cải thiện khả năng làm việc dưới tải trọng động của công trình

 Cải tạo các loại đất nhiễm bẩn nhằm:

Trang 25

- Tăng khả năng ổn định của đất nhiễm bẩn - Tạo ra một bức tường ngăn nước ngầm

1.2.1.3 Ứng dụng

Phương pháp trụ đất xi măng/vôi có thể được áp dụng cho các loại đất yếu như đất sét, đất nhiễm thạch cao và bùn Tuy nhiên, tính chất địa kỹ thuật và tính chất hóa học của đất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác gia cường, do vậy cần lựa chọn các chất kết dính sao cho phù hợp với từng loại đất

1.2.1.4 Phương pháp thi công

Trụ đất xi măng/ vôi được thi công bằng cách trộn cơ học vôi hay xi măng với đất sét yếu ngay tại chổ Sự tăng độ bền, giảm tính biến dạng của đất yếu là kết quả của quá trình phản ứng trao đổi ion giữa đất với vôi hay xi măng

Có hai phương pháp thi công được chia thành hai loại là: phương pháp phun trộn khô và phương pháp phun trộn ướt

 Phương pháp phun trộn khô (DJMM – Dry Jet Mixing Method)

Trong phương pháp này, bột xi măng hay bột vôi sống được phụt sâu vào trong đất thông qua ống khí nén, sau đó các loại bột này được trôn một cách cơ học nhờ thiết bị cánh quay Trong phương pháp này không cho thêm nước vào trong đất do đó hiệu quả cải tạo đất sẽ cao hơn phương pháp phun vữa Khi dùng vôi sống quá trình hydrat hóa (thủy phân) sẽ tạo ra một lượng nhiệt làm khô đất xung quanh và công tác cải tạo sẽ hiệu quả hơn

 Phương pháp phun trộn ướt (WJMM – Wet Jet Mixing Method)

Phương pháp phun trộn ướt hay phương pháp phun trộn vữa Vữa xi măng/vôi được phun vào đất sét nhờ áp lực bằng 20 kPa từ một vòi phun xoay Phương pháp này thi công gọn nhẹ hơn phương pháp trộn khô Tuy nhiên, phương pháp này thường cho cọc có tiết diện không đều vì sức chống cắt của đất thay đổi theo độ sâu trong khi áp lực phun không thay đổi

Trang 26

1.2.2 Phương pháp cố kết bằng cách hút chân không [2] 1.2.2.1 Nguyên lý và tác dụng

Đặt một màng mỏng kín trên mặt đất và bơm hút chân không Các bơm này được nối với mạng lưới thoát nước ngang và một mạng lưới đường thấm thẳng đứng Áp lực nước lỗ rỗng giảm dần và ứng suất có hiệu trong đất tăng bằng ứng suất tổng Việc tạo chân không này tối đa tương đương 4 mét đất đắp lại giảm được thời gian cố kết và không sợ mất ổn định dưới tác dụng của tải trọng

Hình 1 2 Sơ đồ cố kết bằng hút chân không

Trang 27

1.2.3 Phương pháp điện thấm [2] 1.2.3.1 Nguyên lý và tác dụng

Phương pháp cố kết chân không (gia tải trước) là một trong các phương pháp phổ biến để cải tạo đất yếu được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.Một mạng các điện cực âm và điện cực dương (các ống rỗng) được bố trí theo một mạng lưới đều đặn trong khối đất cần xử lý Tác dụng một số hiệu điện thế giữa các cực dương và các cực âm sẽ sinh ra một dòng chảy về các điện cực âm và nước sẽ thoát đi từ đây (Hình 1 3) Việc thoát nước này sẽ làm giảm độ ẩm trung bình trong đất gây lún và tăng cường độ kháng cắt của đất

Hình 1 3 Nguyên lý của phương pháp điện thấm

1.2.3.2 Phạm vi ứng dụng

Phương pháp này đã được sử dụng trên một vài công trường để ổn định nền móng hoặc các nền đường vào cầu khó khăn không thể xừ lý bằng các phương pháp thông dụng khác

1.2.4 Phương pháp tăng cường bằng vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp [5] 1.2.4.1 Khái niệm chung

Vải địa kỹ thuật (Geofextile) là những tấm hoặc dãi băng dài được cuộn lại thành cuộn Đây là loại vật liệu có khả năng thấm nước Vải địa kỹ thuật được làm từ Polymer tổng hợp hoặc các sản phẩm có liên quan của polymer nhờ các quá trình công nghệ sản xuất khác nhau Cho đến nay có hai loại chính: Vải địa kỹ thuật không dệt (non wowen Geofextile) và vải địa kỹ thuật dệt (wowen Geofextile)

Trang 28

Việc đặt một hoặc nhiều lớp thảm bằng vải địa kỹ thuật hoặc lưới địa kỹ thuật ở đáy của nền đắp sẽ làm tăng cường độ chịu kéo và cải thiện độ ổn định của nền đường chống lại sự trượt tròn Như vậy có thể tăng chiều cao của nền đắp đất của từng giai đoạn không phụ thuộc vào sự lún trồi của đất Vải địa kỹ thuật còn có tác dụng làm cho độ lún dưới nền đắp được đồng đều hơn

Những năm 90, vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như:Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Indonexia, Malaysia,…

Ở Việt Nam, vải địa kỹ thuật được sử dụng lần đầu tiên vào tháng 6, 1996 trong dự án nâng cấp Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng dài 106 km

Hình 1 4 Dùng vải địa kỹ thuật để tăng cường độ ổn định của đất nền

1.2.4.2 Chức năng gia cường đất yếu của vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật có nhiều chức năng tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và công trình Trong Luận văn này tác giả chỉ nêu lên chức năng phổ biến nhất là gia cường cho nền đất yếu

Khi đắp nền cao trên đất yếu đạt tới độ cao nào đó nền sẽ bị trượt trồi Để chống lại sự phá hỏng này người ta dùng vải địa kỹ thuật để gia cố bằng cách đào bỏ một phần đất yếu rồi rải vải địa kỹ thuật, đắp cát lên trên, rải tiếp lớp vải địa kỹ thuật, đắp cát…Việc đào sâu bao nhiêu và rải mấy lớp vải địa kỹ thuật phải căn cứ và tính toán sao cho cụ thể cho từng công trình

Trang 29

Hình 1 5 Sử dụng vải địa kỹ thuật để gia cường đất yếu

1.2.5 Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng đệm cát [6] 1.2.5.1 Khái niệm chung

Khi lớp đất yếu có chiều dày không lớn lắm một phương pháp được đề xuất là dùng đệm cát Người ta sẽ đào bỏ đi lớp đất yếu ở phía trên và thay thế bằng lớp cát có cường độ chống cắt lớn Lớp cát thay thế này gọi là tầng đệm cát Lớp đệm cát này sẽ phân bố lại ứng suất lên nền đất yếu bên dưới công trình đẩy nhanh tốc độ cố kết của đất nền (Hình 1 6)

Cát sử dụng làm đệm cát cho công trình thường dùng cát hạt trung, thô không lẫn bùn với yêu cầu kỹ thuật sau:

- Lớp đệm cát ổn định dưới tải trọng công trình - Áp lực trên mặt lớp đất ở đáy lớp đệm do tải trọng công trình phải nhỏ hơn áp lực tiêu chuẩn ở trên mặt lớp đất đó

- Độ lún toàn bộ của lớp đệm và lớp đất phía dưới cũng như độ lún của móng phải nhỏ hơn giá trị quy định trong thiết kế nền

- Loại cát có tỉ lệ chất hữu cơ ít hơn 5%, cỡ hạt lớn hơn 0.25mm chiếm hơn 50%, cỡ hạt nhỏ hơn 0.08mm chiếm ít hơn 5% và phải thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

3060

Trang 30

- Bề rộng đệm cát phải bao phủ hết bề rộng ảnh hưởng của tải trọng nền tác dụng lên đất nền

- Chiều dày đệm cát ít nhất là 0.5 mét, độ chặt đầm nén của đệm cát phải đạt ít nhất 90% độ đầm chặt nén tiêu chuẩn

Hình 1 6 Sơ đồ xử lý nền đất yếu bằng đệm cát

1.2.5.2 Tác dụng của đệm cát

Tầng đệm cát có ưu điểm sau: - Giảm độ lún của nền công trình và độ lún không đều, đồng thời làm tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền

- Làm tăng khả năng ổn định của công trình kể cả có tải trọng ngang tác dụng, vì cat được nén chặt sẽ tăng lực ma sát và tăng sức chống trượt

- Giảm kích thước và độ sâu chôn móng do sức chịu tải của đất nền tăng lên - Thi công đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị phức tạp

1.2.5.3 Hạn chế của đệm cát

Tuy có ưu điểm nhưng không sử dụng tầng đệm cát trong các trường hợp sau: - Lớp đất yếu cần thay thế khá dày (hơn 3 mét) Vì khi đó thi công phức tạp khó khăn và chi phí lớn

- Mực nước ngầm cao và nước có áp, vì cần phải hạ mực nước ngầm và tầng đệm cát không ổn định (bị xói mòn, hóa lỏng)

Trang 31

1.2.6 Phương pháp xử lý nền bằng bệ phản áp [6]

Bệ phản áp là một trong những biện pháp xủ lý hiệu quả khi xây dựng nền đắp, đê, đập,… trên nền đất yếu Phương pháp này sử dụng đất, cát, đá,… đắp ở hai bên mái dốc của công trình để chống trượt, trồi do sự phát triển của vùng biến dạng dẻo

Ngoài ra, khi có bệ phản áp các thành phần ứng suất trong đất nền sẽ phân bố lại: ứng suất nén đẳng hướng tăng lên, ứng suất lệch giảm xuống làm tăng độ ổn định của nền công trình

Hình 1 7 Sơ đồ xử lý nền bằng bệ phản áp Xác định kích thước bệ phản áp là phần mấu chốt trong thiết kế Hiện nay có nhiều phương pháp tính toán kích thước bệ phản áp dựa vào các giả thuyết khác nhau nhưng thường là phương pháp gần đúng Khi xác định kích thước của bệ phản áp, các tác giả thường dựa vào sự hình thành vùng biến dạng dẻo phát triển ở hai bên công trình, dựa vào giả thuyết các mặt trượt của đất nền và lý luận cân bằng giới hạn để xác định mặt trượt và suy ra giới hạn của đất nền

1.2.7 Phương pháp giảm trọng lượng nền đắp (nền đắp bằng vật liệu nhẹ)

Sử dụng vật liệu nhẹ là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong xử lý nền đất yếu trong các công trình đường, đê,…Sử dụng vật liệu nhẹ nhằm phân bố lại ứng suất, đồng thời do có trọng lượng riêng nhẹ nên làm giảm áp lực xuống đất nền bên dưới Đây là một trong những phương pháp triển vọng vì các vật liệu này từ các phế tải và nhân tạo nhằm thay thế các nguyên liệu ngày càng khan hiếm ở một số nơi [2]

Trang 32

Có thể giảm trọng lượng trên nền đắp bằng hai cách  Cách thứ nhất: Giảm chiều cao nền đắp đến trị số tối thiểu cho phép căn

cứ vào điều kiện địa chất thủy văn  Cách thứ hai: Sử dụng các loại vật liệu nhẹ làm nền đắp cho đường Các

loại vật liệu này có trọng lượng rất nhỏ nhưng cường độ cao có thể loại trừ các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự ổn định của nền đắp cũng như giảm nhỏ độ lún

Các yêu cầu đối với vật liệu nhẹ dùng làm nền đắp nền đường như sau: - Dung trọng nhỏ

- Có cường độ cơ học nhất định - Không ăn mòn bê tông và thép - Có khả năng chịu nén tốt nhưng độ nén lún nhỏ - Không gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay, các loại vật liệu sau đây đã được sử dụng trên thế giới: - Dăm bào, mạt cưa (  8 10 kN/m3)

- Than bùn nghiền đóng bánh (  3 10 kN/m3) - Tro bay, xỉ lò cao ( 10 14 kN/m 3)

- Bê tông xenlulo (  6 10 kN/m3) - EPS Geofoam ( 0 3 1 kN/m.  3) Tuy nhiên, các vật liệu này không hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu trên Dăm bào và mạc cưa khó đầm chặt, nhanh mục nát và gây ô nhiễm môi trường Tro bay và xỉ lò cao nặng hơn các vật liệu khác và nhạy cảm với nước nên thường được sử dụng cho công trình nền đắp ở trên mực nước ngầm

EPS Geofoam là vật liệu mới nhưng triển vọng nhất đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở các nước như: Mỹ, Nhật, Canada, Nauy,…

Trang 33

Hình 1 8 Mô hình sử dụng EPS Geofoam làm nền đắp

1.3 Nhận xét chương

Các phương pháp xử lý nền đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng Nếu như các phương pháp cọc đất xi măng/ vôi, điện thấm, hút chân không,…mặc dù mang lại hiệu quả cao về tính hiệu quả nhưng kỹ thuật phức tạp, thời gian thi công lâu và chi phí cao Còn các phương pháp như bệ phản áp, đệm cát, vải địa kỹ thuật tuy đơn giản và ít chi phí hơn nhưng phạm vi áp dụng còn hạn chế

Sử dụng vật liệu nhẹ EPS Geofoam làm nền đắp cho đường bộ là một giải pháp triển vọng Kỹ thuật thi công đơn giản, thời giant hi công rút ngắn và tiết kiệm được chi phí Vì thế tôi chọn đề tài “Phân tích ứng xử của tấm Mindlin trên nền được gia cường EPS Geofoam chịu tải trọng xe di chuyển” cho Luận văn

Trang 34

Hình 2 1 Bọt nhựa thường và bọt nhựa dùng để sản xuất EPS Geofoam

Trang 35

a) b) Hình 2 2 a) EPS Geofoam được sản xuất trong nhà máy

Trang 36

Hình 2 4 Tấm thép mạ kẽm dùng để liên kết các khối EPS Geofoam  Các tấm thép mạ kẽm GeoGripper có đặc điểm sau

- Kích thước 4’’x4’’ (khoảng 10x10 cm) - Chiều cao của gai nhọn là 0.66’’ (khoảng 1.52 cm) - Làm từ thép mạ kẽm G-60

Hình 2 5 Dùng tấm thép mạ kẽm GeoGripper để liên kết các khối EPS Geofoam

thực tế trên công trường

2.1.2 Đặc điểm:

 Đặc điểm nổi bật nhất của EPS Geofoam là có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 1-2% so với đất và khoảng 20-30% so với các loại vật liệu nhẹ khác trong xử lý đất nền như bọt PPC, đá phiến xốp, sợi gỗ, than xỉ lò cao,…

Trang 37

 Giảm độ lún tổng thể và lún lệch của công trình, đồng thời tăng khả năng chịu tải của nền ban đầu

 Độ bền cao, có thể chịu được ứng suất dài hạn lên tới 100 kPa nên có thể được sử dụng trong các công trình giao thông như đường cao tốc, cầu vượt, mố cầu hay bảo vệ các công trình ngầm như đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt,…

 Thi công đơn giản không yêu cầu cao về kỹ thuật và các thiết bị máy móc  Thân thiện với môi trường, không chứa các chất gây hại cho tầng ozone như CFC, HCFC, HFC,…

 Khả năng hấp thụ nước thấp  Chống mối mọt

2.1.3 Đặc tính kỹ thuật của EPS Geofoam:

EPS Geofoam được sản xuất ở các nhà máy với quy trình kiểm soát chất lượng cao nên các sản phẩm luôn đồng đều về chất lượng

Bảng 2 1 Thông số kỹ thuật của các loại EPS Geofoam theo ASTM D6817

Trang 38

2.1.4 Tính ưu việt của Geofoam:

 Giảm độ lún tổng thể và lún lệch của công trình, đồng thời tăng khả năng chịu tải của nền ban đầu

 Hoàn toàn loại bỏ được ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng do tiếng ồn và chấn động gây ra

 Trong điều kiện thi công chật hẹp hay đô thị đông đúc, EPS Geofoam càng phát huy khả năng ưu việt của nó

 Thi công tiện lợi không cần thiết bị đặc biệt  Giảm thời gian thi công và giá thành xây dựng  Thân thiện với môi trường

2.1.5 Phạm vi ứng dụng của EPS Geofoam:

EPS Geofoam được ứng dụng rộng rãi cho các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông vận tải như:

 Nền đắp cho đường bộ, đường ray xe lửa, đường băng sân bay  Ổn định mái dốc, chống sạt lở trên đường đèo, đồi núi

 Bảo vệ các công trình ngầm như cống, ống dẫn nước, ống dẫn dầu,  Giảm áp lực ngang lên tường chắn

Trang 39

Một số công trình thực tế ở nước ngoài sử dụng EPS Geofoam:

Hình 2 6 Đường I-80/94 và I-65 ở Gary, Ấn Độ

a) Nền đường chuẩn bị thi công EPS Geofoam b), c), d) Lắp đặt các khối EPS Geofoam

Hình 2 7 Cầu Woodrow Wilson ở Alexandria, Mỹ

a) Lắp dựng các khối EPS Geofoam làm đường dẫn lên cầu b) Cầu Woodrow sau khi hoàn thành

Trang 40

Hình 2 8 Hội trường đại học Sun Prairie ở Wicosin, Mỹ

Hình 2 9 Đường cao tốc I-15 ở Salt Lake, Utal, Mỹ

a) Một phần nền đắp cho đường cao tốc b) Nền đắp cho đường quanh sườn dốc

Ngày đăng: 24/09/2024, 03:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w