Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
224,5 KB
Nội dung
TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 MỤC LỤC CHƯƠNG 3.QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂYDỰNG 2 I.Quản lý lao động trong doanh nghiệp xâydựng 2 1.Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xâydựng 2 1.1.Khái niệm lao động trong xâydựng 2 1.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp xâydựng 2 2.Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xâydựng 4 2.1.Khái niệm về quản lý lao động 4 2.2.Ý nghĩa của công tác quản lý lao động 4 2.3.Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xâydựng 4 3.Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xâydựng 5 II.Năng suất lao động trong xâydựng 6 1.Khái niệm 6 1.1.Năng suất lao động cá nhân 6 1.2.Năng suất lao động xã hội 6 2.Các phương pháp tính năng suất lao động trong xâydựng 6 3.Tăng năng suất lao động trong xâydựng 9 3.1.Thực chất tăng NSLĐ 9 3.2.Hiệu quả của tăng NSLĐ 9 3.3.Biện pháp tăng năng suất lao động 10 III.Tiền lương trong xâydựng 11 1.Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 11 1.1.Khái niệm tiền lương (trong nền kinhtế thị trường) 11 1.2.Ý nghĩa của tiền lương 11 2.Một số khái niệm liên quan đến tiền lương 11 2.1.Ngạch lương 11 2.2.Thang lương 11 2.3.Nhóm lương 12 2.4.Hệ số cấp bậc lương 12 2.5.Mức lương 12 2.6.Phụ cấp theo lương 13 3.Các hình thức tiền lương áp dụng trong xâydựng 14 3.1.Tiền lương trả theo thời gian 14 3.2.Tiền lương trả theo sản phẩm 16 1TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3CHƯƠNG3. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂYDỰNG I. Quản lý lao động trong doanh nghiệp xâydựng1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xâydựng 1.1. Khái niệm lao động trong xâydựng Hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực (sản xuất vật chất, hay phi vật chất) đều được gọi là lao động. 1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp xâydựng Bao gồm các hình thức phân loại sau: a. Phân loại theo tính chất trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình lao động Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp phân ra: lao động trực tiếp và gián tiếp - Lao động trực tiếp: đối tượng này là những người trực tiếp liên quan đến sản xuất ra sản phẩm, thường được gọi là công nhân (tức những người làm việc bằng chân tay hay điều khiển các máy móc thiết bị sản xuất. Lực lượng này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh nghiệp, thường ≈ 85% tổng lao động của doanh nghiệp như công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, phục vụ công nhân chính và công nhân khác (điều khiển thiết bị, sửa chữa, dọn dẹp…) - Lao động gián tiếp (các cán bộ quản trị) đó là những người tham gia các hoạt động quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà công việc của họ không trực tiếp gắn với sản phẩm sản xuất ra như nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kĩ thuật, quản lý hành chính… Trong xâydựng người ta quy ước lao động gián tiếp là những cán bộ quản lý điều hành từ cấp đội xâydựng trở lên đến cơ quan cao nhất của doanh nghiệp như xí nghiệp, công ty, tổng công ty. Đội ngũ lao động gián tiếp còn được gọi là “viên chức doanh nghiệp” Tập hợp cả hai khối được gọi là “công nhân viên chức” của doanh nghiệp b. Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp xâydựng được phân thành - Lực lượng lao động chính là lao động trong sản xuất kinh doanh xây lắp - Lực lượng lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác) 2 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 việc phân loại này là nhằm biết đối tượng nào thừa hành và người nào quản lý và khi thanh toán tiền lương của doanh nghiệp thì có chính sách khác nhau giữa lực lượng lao động chính và lực lượng lao động khác c. Phân loại theo tính chất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Theo cách phân loại này lao động của doanh nghiệp được phân thành công nhân và viên chức doanh nghiệp: - Đối với công nhân: o Phân loại theo nghề bao gồm: công nhân nghề mộc, nề, sắt, bê tông… o Phân loại theo trình độ lành nghề bao gồm: công nhân ở các nghề có các bậc tương ứng khác nhau từ bậc 1 đến bậc 7 - Đối với viên chức doanh nghiệp: phân chia theo trình độ chuyên môn nhân viên (cán bộ quản trị) bao gồm: o Đại học o Trên đại học o Sơ cấp o Trung cấp đồng thời còn gắn với các chức danh khác nhau để phục vụ công tác trả lương VD: trình độ đại học có thể phân ra: - Chuyên viên gồm có: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp - Kỹ sư gồm có: kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp - Nhân viên: kinh tế, hành chính, văn thư, lái xe con… d. Phân loại theo hình thức quản lý và tuyển dụng - Theo hình thức quản lý bao gồm: o Công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương o Công nhân viên ngoài danh sách là số lao động không do doanh nghiệp quản lý và trả lương 3TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 - Theo hình thức tuyển dụng bao gồm: o Lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn o Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn o Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ (tạm thời) người lao động được trả “tiền công” 2. Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xâydựng 2.1. Khái niệm về quản lý lao động Quản lý lao động là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người lao động. 2.2. Ý nghĩa của công tác quản lý lao động Quản lý lao động trong xâydựng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi bốn lý do sau đây: 1. Con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh vì con người chính là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh 2. Nếu ta quản lý tốt lao động thì sẽ tạo điều kiện để sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp như vốn, máy móc, vật tư, thiết bị 3. Quản lý lao động tốt ngoài ý nghĩa mang lại lợi ích xã hội to lớn hơn nhiều (tạo cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động) 4. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh là phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau do vậy việc quản lý lao động là cần thiết nhằm để giảm thiểu các lãng phí hoặc sử dụng kém hiệu quả. 2.3. Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xâydựng Mục đích cuối cùng của quản lý lao động là hướng về các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội trong đó: - Lợi ích kinhtế bao gồm cả lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và bản thân người lao động - Lợi ích xã hội là: o Tạo ra một tập thể đoàn kết và nhất trí cao trong hành động 4 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 o Tạo tập thể lao động làm việc theo phong cách hiện đại, văn minh o Tạo điều kiện tối đa để người lao động phát huy đầy đủ tính sáng tạo 3. Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xâydựng Nội dung của quản lý lao động có thể chia theo 3 giai đoạn sau đây: a. Giai đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động - Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc - Dự kiến nguồn lao động - Tuyển dụng lao động b. Giai đoạn tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn lao động - Phân công và hợp tác lao động - Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc - Định mức thời gian lao động - Năng suất lao động - Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội - Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý - Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động - Tăng cường kỷ luật lao động và thi đua sản xuất… c. Giai đoạn phát triển nguồn lao động - Đào tạo và đào tạo lại - Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp - Thuyên chuyển và sa thải - Ngoài ra quản lý nguồn lao động còn giải quyết một số nội dung quan trọng khác như: o Bảo đảm thông tin cho người lao động o Công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động o Phúc lợi và chia lợi nhuận Sau đây sẽ nghiên cứu một số nội dung quan trọng của quản lý lao động trong doanh nghiệp 5 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 II. Năng suất lao động trong xâydựng1. Khái niệm Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một thời gian nhất định và được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng. Cần phân biệt năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội như sau: 1.1. Năng suất lao động cá nhân NSLĐ cá nhân là hiệu quả lao động cụ thể của một người trong thời gian nhất định. NSLĐ cá nhân chủ yếu được đo bằng hao phí lao động sống mà người lao động bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm, vì vậy khi xét NSLĐ cá nhân, người ta chủ yếu xét đến hao phí lao động sống mà người lao động đã tiêu hao trực tiếp để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, mà ít xét đến hao phí lao động quá khứ (hao phí các nguyên vật liệu, năng lượng, công cụ lao động) 1.2. Năng suất lao động xã hội NSLĐ xã hội là hiệu quả chung của lao động xã hội trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. NSLĐ xã hội được xác định bởi toàn bộ chi phí lao động xã hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tức gồm cả hao phí lao động sống và quá khứ. NSLĐ xã hội không phải là sự tổng hợp đơn thuần NSLĐ của nhiều cá nhân cùng tiến hành một quá trình sản xuất thống nhất mà nó là sự tổng hợp về NSLĐ của những ngành sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm nhất định. 2. Các phương pháp tính năng suất lao động trong xâydựng a. Phương pháp xác định NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian: W s = T Q (sản phẩm/ giờ công, ngày công) (a.1) Trong đó: - W s : NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật 6 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 - Q: Tổng khối lượng sản phẩm được hoàn thành trong kỳ nào đó được đo bằng đơn vị đo là hiện vật - T: Tổng hao phí lao động (thời gian lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q (ngày công, giờ công, người – tháng, người – quý, người – năm) chỉ tiêu này phản ánh W càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: o Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ. o Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác o Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có đơn vị đo đồng nhất. - Nhược điểm: o Không mở rộng tính NSLĐ chung cho nhiều công tác có đơn vị đo sản phẩm khác nhau và do vậy không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ hoàn thành nhiều công tác o Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và mức độ chất lượng sản phẩm. b. Xác định NSLĐ theo lượng lao động hao phí (thời gian lao động hao phí) (Wt) W t = Q T (giờ công, ngày công/sản phẩm) (a.2) Trong đó: W t : NSLĐ tính theo lượng lao động hao phí Chỉ tiêu này phản ánh để làm được một đơn vị khối lượng sản phẩm thì cần lượng hao phí lao động như thế nào Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này : Về cơ bản cũng như phương pháp tính NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật. Chú ý: 1. Hiện nay hệ thống định mức lao động là định mức trình bày dưới dạng thời gian do vậy 7 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 NSLĐ theo thời gian lao động hao phí dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình hình hoàn thành định mức lao động. > ĐM: không hoàn thành định mức < ĐM: vượt định mức = ĐM: hoàn thành định mức 2. Từ định mức, năng suất lao động theo thời gian hao phí có thể tính ngược lại để xác định định mức, năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm hiện vật c. Phương pháp xác định NSLĐ theo giá trị bằng tiền(Wg) NSLĐ theo giá trị được xác định theo một số dạng công thức sau: W g = ∑ ∑ = = n 1i i i n 1i i T Đ Q (đồng/giờ công, đồng/ngày công v.v) (a.3) W g = S Đ Q i n 1i i ∑ = (đồng/người năm, đồng/người quý v.v) (a.4) Trong đó: - Q i : Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành trong kỳ đang xét (tính theo hiện vật) - Đ i : Đơn giá của sản phẩm i (đơn giá đầy đủ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lãi và có thể gồm cả các loại thuế) - T i : Lượng hao phí lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác Q i - S : số lao động trung bình trong kỳ đang xét để hoàn thành khối lượng Q i S = S đầu kỳ + S tăng – S giảm Ưu và nhược điểm của phương pháp: - Ưu điểm: o Có thể dùng để tính NSLĐ cho từng công việc hay nhiều loại công việc do đó có thể dùng tính NSLĐ bình quân chung cho cả doanh nghiệp trong kỳ: o Có thể dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho doanh nghiệp, cũng như ở các khâu, bộ phận của doanh nghiệp. 8 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 Năng suất lao động của 1 công nhân xây lắp trong kỳ: S G W CNXL XL CNXL = Năng suất lao động của 1 công nhân viên xây lắp trong kỳ: S G W CNVXL XL CNVXL = Trong đó: - G XL : giá trị khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ - S CNXL : số công nhân xây lắp bình quân trong kỳ - S CNVXL : số công nhân viên xây lắp bình quân trong kỳ - Nhược điểm: o Phương pháp này chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố giá cả. o Phương pháp này chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu công tác Muốn dùng chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị bằng tiền để so sánh đánh giá doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay giữa kỳ này với kỳ khác của doanh nghiệp thì cần chú ý làm đồng nhất mặt bằng giá và đồng nhất cơ cấu công tác. 3. Tăng năng suất lao động trong xâydựng 3.1. Thực chất tăng NSLĐ Thực chất của tăng năng suất lao động là khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ đang xét phải cao hơn khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ so sánh. Hoặc tổng hao phí lao động cần thiết để làm ra một khối lượng sản phẩm nào đó của kỳ đang xét phải thấp hơn tổng hao phí lao động để làm ra một khối lượng sản phẩm của kỳ so sánh 3.2. Hiệu quả của tăng NSLĐ - Nếu số lượng công nhân vẫn được sử dụng như kỳ cũ hay kỳ gốc thì sản lượng hoàn thành trong kỳ tăng o doanh thu tăng, 9 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 o giảm được các chi phí phụ thuộc thời gian tăng lợi nhuận - Nếu cố định khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ số lượng công nhân giảm đáng kể do tăng NSLĐ các chi phí phục vụ công nhân giảm đi - Tăng NSLĐ có thể đồng hành kéo theo việc giảm thời gian xâydựng và mang lại nhiều hiệu quả như: o giảm chi phí xây lắp, o giảm thiết hại do ứ đọng vốn của chủ đầu tư, nhà thầu; o tạo thêm lợi nhuận do đưa công trình vào sử dụng sớm - Tăng NSLĐ đi kèm với tốc độ tăng trả lương (theo sản phẩm) chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ tiết kiệm chi phí tiền lương - Có thể giảm bớt quỹ thời gian làm việc cho người lao động mà thu nhập của họ vẫn đảm bảo không đổi - Ngoài các lợi ích trực tiếp mang lại cho doanh nghiệp như trên còn có các lợi ích khác cho nhà nước và bản thân người lao động 3.3. Biện pháp tăng năng suất lao động - Mở rộng áp dụng các công nghệ xâydựng tiên tiến, đặc biệt là mở rộng cơ giới hoá, thay thế lao động thủ công - Cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh: o cải tiến bộ máy của doanh nghiệp, bộ máy quản lý công trường o tổ chức tốt phục vụ nơi làm việc cho công nhân o hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng, các khuyến khích có liên quan đến tăng năng suất o Chuẩn bị tốt các công việc triển khai ban đầu như về công tác chuẩn bị vật tư, các công trình phục vụ thi công, các công tác tài chính… - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động - Sử dụng tối đa các lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại: vd: mùa khô năng suất cao thì 10 [...]... lương 11 TàiliệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 Ví dụ: thang lương của công nhân xâydựng Bảng a .1: Thang lương của công nhân xâydựng Nhóm nghề Bậc/Hệ số I II III IV V VI VII Nhóm I 1, 55 1, 83 2 ,16 2,55 3, 01 3, 56 4,20 Nhóm II 1, 67 1, 96 2, 31 2, 71 3 ,19 3, 74 4,40 Nhóm III 1, 85 2 ,18 2,56 3, 01 3, 54 4 ,17 4,90 2 .3 Nhóm lương Nhóm lương là phạm trù để phân biệt tính chất phức tạp, riêng biệt, nặng nhọc.. .Tài liệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 chú ý phân bố công việc hợp lý III Tiền lương trong xâydựng1 Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 1.1 Khái niệm tiền lương (trong nền kinhtế thị trường) - Trong nền kinhtế thị trường: Tiền lương là giá cả của việc sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động - Thực tế hiện này thường... theo chế độ như ngày lễ, ngày tết… 3 Các hình thức tiền lương áp dụng trong xâydựng3 .1 Tiền lương trả theo thời gian Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo, đơn giá tiền lương thoả thuận theo thời gian 14 Tài liệumônhọcKinhtếxâydựng 1 –Chương3 Ltt = Ttt * L (a.5) Trong đó: - Ttt - Thời gian làm việc thực tếdùng để tính lương (tháng,... Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30 %; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm f Phụ cấp làm đêm và thêm giờ - Phụ cấp làm đêm: để bổ sung thêm tiền bồi dưỡng cho người lao động làm đêm và được phân ra làm hai trường hợp: 13 Tài liệumônhọcKinhtếxâydựng 1 –Chương3 o Nếu làm đêm không thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 30 % / lương cấp bậc) o... vật tư ( với công nhân xâydựng là rất quan trọng) - Thưởng do làm gọn, làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường Nguồn tiền thưởng có thể lấy từ: - Khai thác từ giá trị làm lợi mang lại - Dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp Ưu điểm: - Ở mức độ nhất định nào đó phản ánh được chất lượng lao động, điều kiện làm việc, trình 15 Tài liệumônhọcKinhtếxâydựng 1 –Chương3 độ chuyên môn và năng lực của người... động 16 Tài liệumônhọcKinhtếxâydựng 1 –Chương3 Nhược điểm: - Áp dụng hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v… Một số biến loại của trả lương theo sản phẩm: a Lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế Là hình thức trả lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn... nguồn tiền thưởng Thu nhập của người lao động khi đó được tính như sau: [Thu nhập] = [Tiền lương theo sản phẩm] + [Tiền thưởng] (- [Tiền phạt] ) d Lương theo sản phẩm luỹ tiến 17 Tài liệumônhọcKinhtếxâydựng 1 –Chương3 Hình thức này áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp Ở hình thức này có hai loại đơn giá lương: cố định và luỹ... liệumônhọcKinhtếxâydựng1–Chương3 - Mức lương giờ - người Nếu lựa chọn trả lương theo hình thức này thì mức độ chính xác tăng dần từ lương theo tháng - người đến lương theo giờ - người 2.6 Phụ cấp theo lương Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm: a Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu Phụ cấp gồm 7 mức: 0 ,1; 0,2; 0 ,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1, 0 so với... đổi địa điểm làm việc và nơi ở Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung Riêng với công nhân ngành xây dựng, đồng loạt tất cả đều được hưởng mức phụ cấp này ở mức tối thiểu 0,2 và phụ cấp này được đưa vào đơn giá xâydựng cơ bản của tình thành phố e Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinhtế mới, cơ sở kinhtế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt... là 1, 55 o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1, 67 o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1, 85 2.5 Mức lương Thể hiện số tuyệt đối về tiền lương tính cho một đơn vị thời gian tuỳ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và hệ số cấp bậc tiền lương của từng ngành Có thể phân biệt ba loại: - Mức lương tháng - người - Mức lương ngày - người 12 Tàiliệumônhọc . trong xây dựng 14 3 .1. Tiền lương trả theo thời gian 14 3. 2.Tiền lương trả theo sản phẩm 16 1 Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG I lương 11 Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 Ví dụ: thang lương của công nhân xây dựng Bảng a .1: Thang lương của công nhân xây dựng Nhóm nghề Bậc/Hệ số I II III IV V VI VII Nhóm I 1, 55 1, 83. số I II III IV V VI VII Nhóm I 1, 55 1, 83 2 ,16 2,55 3, 01 3, 56 4,20 Nhóm II 1, 67 1, 96 2, 31 2, 71 3 ,19 3, 74 4,40 Nhóm III 1, 85 2 ,18 2,56 3, 01 3, 54 4 ,17 4,90 2 .3. Nhóm lương Nhóm lương là phạm trù để