Điều này đã được thể hiện trongnhững dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người "đã nêucho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKhoa Lý luận chính trị
BÀI TẬP LỚNHọc phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
NHÓM 08
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức
của sinh viên Việt Nam hiện nayGiảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hải Yến
Nhóm sinh viên thực hiện : Nguyễn Quốc Trung (NT)24A4061705
Phạm Thị Thảo Nguyên24A4031229Phạm Lê Bảo Ngọc25A4050922Tạ Phương Đông
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆCST
T
1 Nguyễn Quốc Trung
- Nội dung
chương 12 Lê Thị Vân Anh 23A4010831 - Thuyết trình
chương 2
- Nội dung
chương I, II
- Hoàn thiện bản
Word, PowerPoint6 Phạm Thị Thảo Nguyên 24A4031229 - Nội dung
chương I7 Phạm Lê Bảo Ngọc 25A4050922 - Thuyết trình
Trang 3-LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giámhiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của Học viện Ngân hàng, những người đã tậntình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập Đặc biệt, em xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Hải Yến - người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫnem thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nênbài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý củaquý thầy cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOANNhóm 3 chúng em xin giới thiệu với cô đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạođức và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay”.
Chúng em chọn đề tài này vì nó thiết thực và bổ ích cho các bạn sinh viên trong họctập cũng như hiểu rõ hơn về môn học này để áp dụng trong đời sống
Trong quá trình thực hiện đề tài này còn có nhiều thiếu sót do kiến thức còn sơsài nhưng những nội dung trình bày trong quyển báo cáo này là những biểu hiện kếtquả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Hải Yến
Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong quyển báo cáotiểu luận môn Ngân hàng thương mại này không phải là bản sao chép từ bất kì tiểuluận nào có trước Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trướccô
Trang 5DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
I.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 7
1.Cơ sở lý luận 7
2.Cơ sở thực tiễn 7
II Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 8
1.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng 8
2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 10
3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 11
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ LÝ LUẬN, GIÁ TRỊ THỰC TIỄN VÀ LIÊN HỆ SINH VIÊN 13
I.Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn 13
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức là một phần không thể thiếu để con người dần hoàn thiện bản than vàđạo đức được hình thành từ khi chúng ta còn bé đến khi chúng ta chết đi Đạo đứckhông chỉ xây dựng được con người chúng ta mà còn xây dựng được cả một xã hộivăn minh và còn liên quan tới các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị và sự phát triểncủa đất nước Giá trị đạo đức cốt lõi không thể mất đi, nó chỉ được con người khai phávà nhận ra qua từng giai đoạn trong lịch sử Trong thời đại mà xã hội đang rất pháttriển và văn minh như hiện nay, đạo đức trong sinh viên luôn là một sự quan tâm lớncủa xã hội vì họ chính là tương lai của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung ỞViệt Nam, người đi đầu cũng như là kim chỉ nam cho việc hoàn thiện đạo đức trongmỗi con ngừoi đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh Vì vậy thông qua những lí do kểtrên, chúng em xin được nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xâydựng đạo đức sinh viên hiện nay”
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾTI.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.Cơ sở lý luận
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông; đặc biệtquan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấmgương đạo đức trong sáng mà các ông đã để lại Điều này đã được thể hiện trongnhững dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người "đã nêucho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ"."Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thầnyêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹpcủa người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái timcủa họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi" l Đây không phải chỉ là tình cảm củaHồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địađối với Lênin vĩ đại
Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù củacác tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo Nếu từ đó lại cho rằngbản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức Nho giáo thì hoàn toàn sailầm Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người.Qua các thời đại lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung của
nhân loại, nhưng nội dung đã cớ nhiều thay đổi Những khái niệm như trung, hiếu,
nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước
Công nguyên; dân chủ, tự do công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp La Mã Nhưng trong hai thiên niên kỷ vừa qua, các giai cấp, các dân tộc đã hiểu nhữngkhái niệm đó rất khác nhau, thậm chí có những điểm trái ngược nhau Điều đó là donhững lợi ích khác nhau của các giai cấp, các dân tộc khác nhau quy định
-Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tiếp thu những giá trị đạo đức của tôn giáo, chủ yếulà Phật giáo Đó là tư tưởng từ bi, cứu nạn cứu khổ, thiện chí, bình đẳng, an lạc, hạnhphúc, sống hoà hợp với môi trường, tôn trọng sự sống dưới mọi hình thức
2.Cơ sở thực tiễn
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộcViệt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, qua những cuộc cách mạngkhởi nghĩa của nhân dân ta vì một mục tiêu dựng nước giữ nước, sự phát triển về conngười, xã hội và nhiều lĩnh vực khác của đất nước
Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quenthuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổsung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mànhững giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dântộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị đạođức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việckết hợp truyền thống với hiện đại Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loạiđã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người
Trang 9nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loạitrong Việt Nam Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loạicũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễnviệt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đứccủa quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cáchmạng Việt Nam trong thời đại mới
II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
a Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bànnhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Khi đánh giá vai trò của đạođức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡngvà phát triển con người Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nềntảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.Người coi đạo đức rấtquan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối Trong tác phẩm Sửa đổilối làm việc (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không cónguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phảicó đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, màtự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làmnổi việc gì?” Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958), Hồ Chí Minh viết: “Làmcách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưngnó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, giankhổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạođức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
Người chỉ rõ, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, thì cần nhớ rằng:“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họyêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩmchất mỗi con người Trong bài Người cán bộ cách mạng (1955), Hồ Chí Minh yêu cầu“Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng… Mọi việc thành hay là bại,chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không” Bởi vì, có đạođức cách mạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang.Người quanniệm, “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán.Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán” Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng làngười có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thìlàm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công Đạo đức ấy có ảnh hưởnglớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong”.Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàngtrong mọi thử thách “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại,
Trang 10cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vữngtinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”
Hồ Chí Minh thường nhắc lại tinh thần của V.I.Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêubiểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Di chúc, Ngườiviết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấmnhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìnĐảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trungthành của nhân dân” “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoànviên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa “hồng” vừa “chuyên”” “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rấtquan trọng và rất cần thiết”
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tếlàm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đứcvới tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Người nói: “Phải lấy kếtquả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chícách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hìnhthức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất” Đức và tài phải là nhữngphẩm chất thống nhất của con người Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hànhđộng thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó Vì vậy, con người cần có cả đức vàtài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đạo đức thì vô dụng, thậm chícó hại Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chấtvà năng lực phải thống nhất làm một Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của ngườicách mạng Người đòi hỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức.Hồ Chí Minh thường khuyên: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức.Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quan trọng Nếu không có đạo đức cáchmạng thì có tài cũng vô dụng”
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của conngười.Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực vàcông việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng aigiữ được đạo đức đều là người cao thượng” Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉcó tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp tavượt qua mọi thử thách
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viêncả “Đức, Trí, Thể, Mỹ” Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quan trọng,không có tài thì không xây dựng, phát triển được đất nước Đức bao gồm nếp ăn ở,sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia,dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ
b Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở mứcsống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do, giải phóng, mà trước hết là ở những giátrị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gươngsống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực
Trang 11Trong Bài xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội (1961), Người viết:“Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động Vậy công nhân, nông dân,trí thức cách mạng cần nhận rõ ràng: Hiện nay, nhân dân lao động ta là những ngườilàm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột nhưthời cũ nữa Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sốngtự do, hạnh phúc cho mình Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cảnhững của cải vật chất và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Bởi vậymọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vìmình”” Người nói rõ: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Khác hẳn với trướckia, công nhân bây giờ là người chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống Bởi vậy mọingười đều phải thấm nhuần sâu sắc ý thức làm chủ tập thể và đạo đức cách mạng“mình vì mọi người”
Hồ Chí Minh quan niệm, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lựclượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiêntài của cách mạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩacộng sản trở thành một sức mạnh vô địch
Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiêncường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử Tấm gương đạođức và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dânViệt Nam và nhân dân thế giới Tấm gương sáng của Người từ lâu đã là nguồn cổ vũđộng viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đoànkết đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a Trung với nước, hiếu với dân Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống ViệtNam và phương Đông, xong có nội dung còn hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha mẹ,phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con cái đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vậndụng và đưa vào nội dung mới đạo đức cách mạng: Trung với nước hiếu với dân, đồngthời người đã loại bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước là củadân, còn nhân dân là chủ của đất nước Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêuloại ích đều vì dân Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Trungvới nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vìchủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thùnào cũng đánh thắng
Nội dung chủ yếu của trung với nước bao gồm: Đặt lợi ích của Đảng, của Tổquốc, của cách mạng lên trên hết; Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cáchmạng; Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nội dung của hiếu với dân bao gồm: Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự củanhân dân; Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiệntốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; Chăm lo đến đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân; Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân