Các“thượngđế” trong kinhdoanhngânhàng Tại sao những ngânhàng lớn như Citi Bank hay Chifon Bank đều duy trì được số lượng lớn các khách hàng gửi tiền cũng như vay nợ? Câu trả lời rất đơn giản: cácngânhàng này luôn chủ trương giữ quan hệ tốt với mọi khách hàngtrong hoạt động kinhdoanh của mình. Hoạt động kinhdoanh tại cácngânhàng đòi hỏi những quy định khắt khe trong việc duy trì thanh danh và uy tín. Giả sử nếu một khách hàng của Chifon Bank cảm thấy không hài lòng với dịch vụ của ngânhàng này, họ sẽ lập tức rút tiền ngay. Rồi sau đó, theo hiệu ứng dây chuyền, những khách hàng khác cũng cảm thấy lo ngại và đồng loạt rút tiền. Kết quả là Chifon Bank sẽ không còn vốn để kinh doanh, và nguy cơ phá sản là không tránh khỏi. Các chuyên gia trong lĩnh vực ngânhàng nhận định rằng, khách hàng là đối tượng kinhdoanh và phục vụ hàng đầu của ngânhàng thương mại. Mục đích kinh doanh của ngânhàng là không chỉ làm lợi cho mình mà còn làm lợi cho khách hàng. Có thể lấy Chifon Bank làm ví dụ. Ngânhàng này làm lợi cho khách hàng không chỉ trong phạm vi cho vay vốn kinhdoanh và trả lãi suất tiền gửi, mà với việc tổ chức thanh toán chuyển khoản nhanh, kịp thời, chính xác, Chinfon Bank sẽ giúp cho khách hàng thu hồi vốn nhanh, giúp đồng vốn luân chuyển tốt, giải quyết kịp thời những cơ hội kinhdoanh để thu lợi nhuận. Công việc quản trị kinhdoanh ở một ngânhàng thương mại đòi hỏi ban lãnh đạo hàng ngày phải suy nghĩ và xử lý hàng loạt vụ việc khác nhau, mà hầu như phần lớn trong số các vụ việc đó có liên quan đến các“thượngđế” khó tính. Do vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu ngânhàng đáp ứng được tối đa các yêu cầu của khách hàng. DeutscheBank có giao dịch kinhdoanh với rất nhiều loại khách hàng trên khắp nước Đức, từ các tập đoàn kinh tế lớn đến các cá nhân. Vào khoảng giữa năm 2004, hoạt động kinhdoanh của ngânhàng này có phần sa sút khi lợi nhuận trước thuế quý III giảm xuống còn 676 triệu euros so với con số 755 triệu euros vào quý II. Tuy nhiên, đến cuối năm 2004, lợi nhuận toàn mạng lưới của Deutsche Bank đã đạt mức 1,4 tỷ euros cùng khoản lợi nhuận trước thuế là 2,1 tỷ euros. Thành quả này là khích lệ khá lớn đối với DeustchBank sau những sóng gió vừa qua, tạo động lực để DeutschBank phát triển mạnh trong năm 2005. Josef Ackermann, Chủ tịch của Deustche Bank cho biết, ngânhàng này có được thành công trên là nhờ đạt chỉ số thoả mãn khách hàng Deutsches Cli 1- một công cụ đo lường khả năng chăm sóc khách hàng của Deutsche Bank. Chỉ số này được toàn bộ nhân viên của ngânhàng đạt ở mức 10% vào cuối năm 2004, tăng khá nhiều so với mục tiêu đặt ra là 8- 9%. Chỉ số này đã giúp Deutsche Bank lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư cũng như của các khách hàng gửi tiền tại Deutsche Bank. Còn CitiBank luôn thể hiện vai trò là người giúp đỡ đắc lực cho sự nghiệp kinhdoanh của khách hàng khi mở thêm nhiều dịch vụ và tiện ích cho khách hàng như nhận dịch vụ giữ két cho khách hàng hay giúp họ thực hiện các nghiệp vụ thu chi hộ, mua bán hộ hàng hoá, chứng khoán… “Càng phục vụ có hiệu quả theo cách làm lợi nhiều mặt cho khách hàng, trở thành một trợ thủ đáng tin cậy của họ, chúng tôi càng có uy tín rộng rãi trong dân chúng, trong giới kinh doanh, trên thị trường tài chính”,- Charly Kerson, giám đốc Citi Bank khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhận định,- “Được như vậy, số lượng khách hàng đến với ngânhàng sẽ ngày càng đông, số vụ giao dịch sẽ ngày càng nhiều, các nghiệp vụ kinhdoanh của ngânhàng sẽ ngày càng phát triển và như vậy có nghĩa rằng lợi nhuận mà ngânhàng thu được sẽ tăng lên”. Theo nhận định của các chuyên gia tín dụng ở châu Âu, nếu ngânhàng phục vụ khách hàng không tốt như thanh toán chậm trễ, thủ tục rườm rà, thái độ thiếu tôn trọng khách hàng, trình độ nghiệp vụ kỹ thuật của nhân viên kém cỏi, để khách hàng đến giao dịch phải chờ đợi lâu hoặc đi lại nhiều lần, hay kể cả những sai sót nhỏ của nhân viên ngânhàng khi giao dịch… cũng có thể sẽ làm cho ngânhàng dần dần bị mất khách, mà đã mất khách thì cũng có nghĩa rằng, ngânhàng đó đang đánh mất khả năng kinh doanh. ABQ là một ngânhàng không lớn lắm nhưng làm ăn khá hiệu quả tại Thiên tân, Trung quốc. Jui Chen, giám đốc ABQ, không có xe hơi riêng, không có phòng làm việc VIP với các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền. Đối tượng khách hàng chính của Ngânhàng này là các cá nhân có thu nhập thấp tại Trung quốc. Từ số vốn ban đầu 10.000 USD, ABQ đã mau chóng phát triển và trở thành cứu cánh cho hàng trăm ngàn người đang sống dưới mức nghèo khổ trong những khu nhà ổ chuột tại đất nước đông dân này . ABQ đã đứng ra lập một tổ chức cho người nghèo vay tiền. Để gia nhập tổ chức, mỗi cá nhân phải đóng tiền cọc 5 – 7 USD vào một cuốn sổ tiết kiệm. Đổi lại, họ có thể vay gấp 10 lần số tiền đó. Ngânhàng không tính lãi, chỉ lấy 3% tổng số phí hoạt động. Phí này được dùng để thành lập quỹ trợ giúp những người không đủ điều kiện gia nhập ABQ. ABQ thành công nhờ biết lôi kéo khách hàng từ những… dây hụi. Ban đầu, chỉ có 10 khách hàng tham gia một cách dè dặt, nay con số này đã lên gần 580 người. Tuy nhiên, đây không phải là một tổ chức tài chính dễ dãi. Khách hàng nào vay 100- 600 nghìn nhân dân tệ mà không trả sẽ bị khai trừ ra khỏi hệ thống. Linh động và tận tuỵ với khách hàng là nét đặc sắc nhất của ABQ. Nhân viên không ngồi tại một nơi cố định chờ khách hàng mà chủ động đến từng nhà, gặp gỡ và thuyết phục từng khách hàng, thực hiện mọi dịch vụ đúng hẹn. Chất lượng dịch vụ cao cộng với cái tâm vì người nghèo đã ngày càng củng cố uy tín cho ABQ trong giới kinhdoanhngânhàng ở Trung quốc. Sự “ăn nên làm ra” của ABQ là minh chứng cho việc kinhdoanhngânhàng không nhất thiết phải có vốn lớn mới có thể thành công. Điều cốt yếu là ngânhàng cần đề ra phương hướng phát triển hợp lý và cách thức thu hút vốn từ khách hàng một cách hiệu quả. Kinhdoanhngânhàng là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinhdoanh khác với bản chất của nghiệp vụ ngânhàng là làm trung gian tín dụng, tức là dùng vốn vay của khách hàng (những người gửi tiền vào ngân hàng) đem cho vay, từ đó suy ra, lượng khách hàng luôn tỷ lệ thuận với tổng số vốn kinhdoanh của ngân hàng. Đây là bài toán mà bất cứ vị giám đốc ngânhàng nào cũng phải quan tâm giải quyết để giữ chân những khách hàng cũ và nâng số lượng khách hàng mới. Mỗi ngânhàng đều có bí quyết riêng nhằm mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàngtrong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đó không chỉ là vấn đề liên quan đến lãi suất và chất lượng dịch vụ mà ở đây, sự thuận tiện, hình ảnh của phòng giao dịch và cả trách nhiệm, thái độ của nhân viên đối với khách hàng cũng trở nên không kém phần quan trọng. Bạn đừng quên rằng, để có thể làm thoả mãn khách hàng một cách hiệu quả, một người chủ ngânhàng cần phải hiểu được những nhu cầu và mong muốn của họ về số tiền mình mang đi gửi hay đi vay. Những khách hàng được thoả mãn cũng ít quan tâm hơn đến vấn đề lãi suất. Họ sẽ gửi tiền theo cảm nhận về chất lượng dịch vụ và độ an toàn. Những ngânhàng như vậy luôn được khách hàng chú ý và đánh giá cao. Từ đó, họ sẽ truyền miệng cho bạn bè, người thân và cứ thế “hữu xạ tự nhiên hương” ngânhàng sẽ ngày càng được nhiều người biết đến. Một trong những chìa khoá để đạt được sự hài lòng của các“thượngđế” chính là xây dựng mối quan hệ thiện cảm với tất cả các khách hàng. Có những ngânhàng chỉ chú trọng đơn thuần một số khách hàng “ruột” nào đó, chẳng hạn như những công ty danh tiếng có nguồn tài chính lớn hay các cá nhân có lượng tiền gửi nhiều, trong khi lại coi nhẹ các khách hàng “thấp bé nhẹ cân” khác. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi rất có thể nếu ngânhàng chỉ làm “phật lòng” một khách hàng nào đó thì “tiếng dữ đồn xa”, rất có thể mọi người sẽ đồng loạt đi rút tiền và ngânhàng của bạn sẽ mất uy tín một cách nhanh chóng. Thông thường, những ngânhàng được coi là kinhdoanh thành công chính là những ngânhàng “biết chiều mọi khách hàng”. Có thế ngânhàng không những củng cố được uy tín trong lĩnh vực kinhdoanh tiền tệ và tạo lòng tin trong dân chúng, mà lợi nhuận của ngânhàng đó cũng sẽ tăng theo nhờ số lượng khách hàng gửi tiền ngày một nhiều hơn. . giản: các ngân hàng này luôn chủ trương giữ quan hệ tốt với mọi khách hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng đòi hỏi những quy định khắt khe trong. Các “thượng đế” trong kinh doanh ngân hàng Tại sao những ngân hàng lớn như Citi Bank hay Chifon Bank đều duy trì được số lượng lớn các khách hàng gửi tiền cũng như. vốn để kinh doanh, và nguy cơ phá sản là không tránh khỏi. Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhận định rằng, khách hàng là đối tượng kinh doanh và phục vụ hàng đầu của ngân hàng thương