TRƯỜNG PHÁI NGHỆ THUẬT Pop art Pop art viết tắt của chữ popular art tức nghệ thuật đại chúng là trào lưu mỹ thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng của thời đại công nghiệp.. Phong các
Trang 1TRƯỜNG PHÁI NGHỆ THUẬT Pop art
Pop art (viết tắt của chữ popular art tức nghệ thuật đại chúng) là trào lưu mỹ
thuật xuất phát từ nghệ thuật đại chúng của thời đại công nghiệp Nó ra đời vào giữa thập niên 1950 và gắn liền với các thị lớn, đặc biệt với những hình thức thông tin mới như truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, truyện tranh Từ năm 1960, Pop art từ Mỹ lan sang Châu Âu và biển đổi thành nhóm Tượng hình mới (Nouvelle Figuration), Hiện thực mới (Nouveau Réalisme).[1]
Các nghệ sĩ Pop art nổi tiếng là Andy Warhol, Roy Lichtenstein, Robert Rauschenberg, David Hockney, Jasper Johns, Tom Wesselmann, Alex
Katz
Trang 2Phong cách tối giản
Phong cách tối giản hay Phong cách tối thiểu (tiếng Anh: Minimalism,
tiếng Pháp: Minimalisme) thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ
thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản vể những yêu cầu thiết yếu nhất của nó
Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko Khái niệm này dần dần được mở rộng để bao hàm cả những khuynh hướng trong âm nhạc mà đặc điểm là sự lặp lại, điển hình là các tác phẩm của Steve Reich, Philip Glass và Terry Riley Phong cách tối giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại, được kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm
Trang 3Tân cổ điển
Trung tâm nhạc giao hưởng Schermerhorn
Tân cổ điển là tên của một trào lưu nghệ thuật trang trí, nghệ thuật thị giác,
văn học, âm nhạc và kiến trúc lấy cảm hứng từ văn hóa và nghệ thuật cổ điển phương Tây (thường là của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại) Trào lưu này thống trị bắc Âu từ giữa thế kỷ 18 tới cuối thế kỷ 19
Tân cổ điển trong văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc, phát triển như một lời đáp trả đối với Rococo, một trào lưu được cho là quá lố và nông cạn.[1] Về mặt kiến trúc, trào lưu Tân cổ điển có những nét tương đồng với kiến trúc cổ điển và kiến trúc Phục hưng, bao gồm tính trật tự và giản đơn, về mặt nghệ thuật, trào lưu này được khuôn mẫu theo những tác phẩm của thế giới cổ điển, thường bao gồm các đề tài chính trị về chiến tranh và lòng dũng cảm.[2]
Trang 4Baroque
Adoration, bởi Peter Paul Rubens
Baroque là một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, sau đó
lan ra khắp châu Âu và cả những thuộc địa ở Tân thế giới cho tới cuối thế kỷ
18 Nghệ thuật Baroque được đánh dấu bằng cuộc cách mạng ở thế kỷ 17 và
mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng Baroque này nở nhờ và phát triển nhờ các nhận tố là nhà thờ, hoàng gia và tầng lớp thị dân.[1]
Nghệ thuật Baroque phát triện ở nhiều nơi thuộc châu Âu Một trong những trung tâm lớn nhất là xứ Flandre, vùng đất ngày nay bao gồm Bỉ, Hà Lan và một phần nước Pháp Rất nhiều họa sĩ Baroque nổi tiếng sinh sống ở xứ Flandre: Peter Paul Rubens, Rembrandt Đây cũng là một thời kỳ hoàng kim của vùng đất này.[1]
Trang 5Nghệ thuật Baroque cũng không chỉ gói gọn trong hội họa Nó phát triển cả trong điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc, văn học
Các nhạc sĩ viết nhạc Baroque
1 Johann Sebastian Bach
2 George Frideric Handel
3 Alessandro Scarlatti
4 Antonio Vivaldi
5 Georg Philipp Telemann
6 Jean-Baptiste Lully
7 Arcangelo Corelli
8 Claudio Monteverdi
9 Jean-Philippe Rameau and Henry Purcell