Nhiệm vụ: Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản bằng mô hình lọc sinh học hiếu khí để: Xác định hiệu quả xử lý tại các tải trọng khác nhau, từ đó xá
Trang 1MỤC LỤC Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời cảm ơn
Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THUỶ SẢN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ANGST-TRƯỜNG VINH 5
2.1 Tổng quan chế biến thủy sản 6
2.1.1 Khái quát 6
2.1.2 Công nghệ sản xuất ngành chế biến thủy sản 9
2.1.2.1 Quy trình sơ chế thủy sản đặëc trưng 10
2.1.2.2 Đối với các sản phẩm đông lạnh 11
2.1.2.3 Đối với các sản phẩm khô 12
2.1.3 Đặc tính chung của nước thải thủy sản 12
2.1.4 Tác động đến môi trường của ngành chế biến thủy sản 14
2.1.4.1 Khí thải 14
2.1.4.2 Nước thải 15
Trang 22.1.4.3 Chất thải rắn 16
2.1.4.4 Nhiệt thải và tiếng ồn 17
2.1.4.5 Tác nhân hóa học 18
2.1.4.6 Tác nhân sinh học 18
2.1.4.7 Tác nhân khác 18
2.1.5 Nhận xét chung về nước thải ngành chế biến thủy sản 19
2.2 Tổng quan về công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH 19
2.2.1 Giới thiệu chung 19
2.2.2 Thông tin về hoạt động sản xuất 20
2.2.2.1 Nhu cầu nguyên liệu và nguồn cung cấp 20
2.2.2.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 21
2.2.2.3 Lao động 21
2.2.3 Quy trình sản xuất 22
2.2.4 Môi trường và xử lý chất thải 25
2.2.4.1 Nước thải 25
2.2.4.2 Phế thải rắn 25
2.2.4.3 Khí thải 25
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ 27
3.1 Tổng quan về quá trình xử lý sinh học hiếu khí 28
3.1.1 Giới thiệu 28
3.1.2 Phân loại 28
3.1.3 Các bể sinh học hiếu khí 28
3.1.3.1 Quá trình xử lý hiếu khí sinh trưởng lơ lửng 28
3.1.3.2 Quá trình xử lý hiếu khí sinh trưởng bám dính 29
3.2 Tổng quan về quá trình lọc sinh học 30
3.2.1 Định nghĩa 30
3.2.2 Phân loại 31
Trang 33.2.3 Cấu tạo và hoạt động của màng vi sinh vật 31
3.2.3.1 Cấu tạo màng vi sinh vật 31
3.2.3.2 Quá trình tiêu thụ cơ chất làm sạch nước 33
3.2.3.3 Quá trình sinh trưởng, phát triển và suy thoái của màng vi sinh vật 35
3.3 Vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải 36
3.3.1 Khái niệm 36
3.3.2 Sinh thái, sinh lý, phân loại vi sinh vật 37
3.3.2.1 Sinh thái, sinh lý vi sinh vật 37
3.3.2.2 Phân loại vi sinh vật 41
3.3.2.3 Hình thái, cấu tạo vi sinh vật 41
3.3.2.4 Hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải 51
3.3.3 Sự tăng trưởng của tế bào vi sinh vật 54
3.3.4 Vi sinh vật trong các công trình xử lý nước thải 54
3.3.4.1 Vi sinh vật lên men kỵ khí 54
3.3.4.2 Vi sinh vật lên men hiếu khí 56
3.4 Động học của quá trình lọc sinh học hiếu khí 62
3.4.1 Động học phản ứng trong màng vi sinh vật 62
3.4.2 Phương trình động học thực nghiệm của Eckenfelder 63
Chương 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 66
4.1 Mô hình nghiên cứu 67
4.1.1 Cấu tạo mô hình 67
4.1.2 Nguyên tắc hoạt động 67
4.2 Phương pháp nghiên cứu 68
4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị 68
4.2.2 Giai đoạn thích nghi 69
Trang 44.2.3 Giai đoạn tăng tải trọng (giai đoạn xử lý) 69
4.3 Cách xác định các thông số động học 70
4.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 73
4.4.1 Giai đoạn chạy thích nghi 73
4.4.2 Giai đoạn tăng tải trọng (giai đoạn xử lý) 74
4.4.3 Tính toán các thông số động học 81
4.4.3.1 Tải trọng 2.64 KgCOD/m3.ng.đ ứng với thời gian lưu nước 6h (lưu lượng 58 lít/ngày) 81
4.4.3.2 Tải trọng 5.28 KgCOD/m3.ng.đ ứng với thời gian lưu nước 4h (lưu lượng 86 lít/ngày) 81
4.4.3.3 Tải trọng 10.56 KgCOD/m3.ng.đ ứng với thời gian lưu nước 2h (lưu lượng 174 lít/ngày) 82
4.4.3.4 Tính toán các thông số n và K 83
4.4.4 Thảo luận kết quả thí nghiệm 84
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 5MỤC LỤC Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời cảm ơn
Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI THUỶ SẢN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ANGST-TRƯỜNG VINH 5
2.1 Tổng quan chế biến thủy sản 6
2.1.1 Khái quát 6
2.1.2 Công nghệ sản xuất ngành chế biến thủy sản 9
2.1.2.1 Quy trình sơ chế thủy sản đặëc trưng 10
2.1.2.2 Đối với các sản phẩm đông lạnh 11
2.1.2.3 Đối với các sản phẩm khô 12
2.1.3 Đặc tính chung của nước thải thủy sản 12
2.1.4 Tác động đến môi trường của ngành chế biến thủy sản 14
2.1.4.1 Khí thải 14
2.1.4.2 Nước thải 15
Trang 62.1.4.3 Chất thải rắn 16
2.1.4.4 Nhiệt thải và tiếng ồn 17
2.1.4.5 Tác nhân hóa học 18
2.1.4.6 Tác nhân sinh học 18
2.1.4.7 Tác nhân khác 18
2.1.5 Nhận xét chung về nước thải ngành chế biến thủy sản 19
2.2 Tổng quan về công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH 19
2.2.1 Giới thiệu chung 19
2.2.2 Thông tin về hoạt động sản xuất 20
2.2.2.1 Nhu cầu nguyên liệu và nguồn cung cấp 20
2.2.2.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 21
2.2.2.3 Lao động 21
2.2.3 Quy trình sản xuất 22
2.2.4 Môi trường và xử lý chất thải 25
2.2.4.1 Nước thải 25
2.2.4.2 Phế thải rắn 25
2.2.4.3 Khí thải 25
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ 27
3.1 Tổng quan về quá trình xử lý sinh học hiếu khí 28
3.1.1 Giới thiệu 28
3.1.2 Phân loại 28
3.1.3 Các bể sinh học hiếu khí 28
3.1.3.1 Quá trình xử lý hiếu khí sinh trưởng lơ lửng 28
3.1.3.2 Quá trình xử lý hiếu khí sinh trưởng bám dính 29
3.2 Tổng quan về quá trình lọc sinh học 30
3.2.1 Định nghĩa 30
3.2.2 Phân loại 31
Trang 73.2.3 Cấu tạo và hoạt động của màng vi sinh vật 31
3.2.3.1 Cấu tạo màng vi sinh vật 31
3.2.3.2 Quá trình tiêu thụ cơ chất làm sạch nước 33
3.2.3.3 Quá trình sinh trưởng, phát triển và suy thoái của màng vi sinh vật 35
3.3 Vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải 36
3.3.1 Khái niệm 36
3.3.2 Sinh thái, sinh lý, phân loại vi sinh vật 37
3.3.2.1 Sinh thái, sinh lý vi sinh vật 37
3.3.2.2 Phân loại vi sinh vật 41
3.3.2.3 Hình thái, cấu tạo vi sinh vật 41
3.3.2.4 Hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải 51
3.3.3 Sự tăng trưởng của tế bào vi sinh vật 54
3.3.4 Vi sinh vật trong các công trình xử lý nước thải 54
3.3.4.1 Vi sinh vật lên men kỵ khí 54
3.3.4.2 Vi sinh vật lên men hiếu khí 56
3.4 Động học của quá trình lọc sinh học hiếu khí 62
3.4.1 Động học phản ứng trong màng vi sinh vật 62
3.4.2 Phương trình động học thực nghiệm của Eckenfelder 63
Chương 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 66
4.1 Mô hình nghiên cứu 67
4.1.1 Cấu tạo mô hình 67
4.1.2 Nguyên tắc hoạt động 67
4.2 Phương pháp nghiên cứu 68
4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị 68
4.2.2 Giai đoạn thích nghi 69
Trang 84.2.3 Giai đoạn tăng tải trọng (giai đoạn xử lý) 69
4.3 Cách xác định các thông số động học 70
4.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 73
4.4.1 Giai đoạn chạy thích nghi 73
4.4.2 Giai đoạn tăng tải trọng (giai đoạn xử lý) 74
4.4.3 Tính toán các thông số động học 81
4.4.3.1 Tải trọng 2.64 KgCOD/m3.ng.đ ứng với thời gian lưu nước 6h (lưu lượng 58 lít/ngày) 81
4.4.3.2 Tải trọng 5.28 KgCOD/m3.ng.đ ứng với thời gian lưu nước 4h (lưu lượng 86 lít/ngày) 81
4.4.3.3 Tải trọng 10.56 KgCOD/m3.ng.đ ứng với thời gian lưu nước 2h (lưu lượng 174 lít/ngày) 82
4.4.3.4 Tính toán các thông số n và K 83
4.4.4 Thảo luận kết quả thí nghiệm 84
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 9Lời Cảm Ơn
ời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí Thầy Cô Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu trong công việc và cuộc sống, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập tốt trong suốt thời gian qua Và Khóa luận tốt nghiệp là kết quả cuối cùng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của em tại trường
Để đạt được kết quả tốt trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh – Ban Chủ Nhiệm Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy Thạc Sỹ Lâm Vĩnh Sơn đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ dạy, định hướng và có những góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, bạn bè, người thân và đặc biệt là tập thể 07CMT và các anh, chị, em trong Khoa đã cùng tôi đồng hành trong suốt quãng đời sinh viên, luôn ủng hộ, động viên và bên cạnh tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, đã cho tôi có được những năm tháng bổ ích trong học tập và công tác trong suốt thời gian qua
Để có được ngày hôm nay con xin gửi lời cảm ơn đến đấng sinh thành đã dưỡng dục, dạy dỗ con nên người Luôn kề vai sát cánh bên con, động viên những lúc con gặp khó khăn, luôn dạy con những điều hay lẽ phải để con ngày càng hoàn thiện và trưởng thành hơn trong cuộc sống
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể quý Thầy Cô trong Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, Thầy Thạc Sỹ Lâm Vĩnh Sơn, Cha Mẹ mọi điều tâm muốn, luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống
Xin chân thành cám ơn ! Tp.HCM, tháng 07 năm 2010
Sinh Viên thực hiện
L
Trang 101 Đầu đề Khóa luận tốt nghiệp: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THUỶ SẢN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ANGST – TRƯỜNG VINH BẰNG MÔ HÌNH LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ
2 Nhiệm vụ: Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản bằng mô hình lọc sinh học hiếu khí để:
Xác định hiệu quả xử lý tại các tải trọng khác nhau, từ đó xác định được tải trọng tối ưu
Xác định các thông số động học của quá trình 3 Ngày giao Khóa luận tốt nghiệp: 05/04/2010
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/06/2010 5 Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
1/ Th.S Lâm Vĩnh Sơn ………Toàn bộ………
………
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn Ngày tháng năm 2010 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) -
KHOA: MÔI TRUỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC BỘ MÔN: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUYÊN MSSV: 207108010 NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LỚP : 07CMT PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): ………
Đơn vị:………
Ngày bảo vệ:………
Điểm tổng kết:………
Nơi lưu trữ Khóa luận tốt nghiệp: ………
Trang 11NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hoá COD : Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hoá học DO : Dissolved Oxygen Nồng độ oxy hoà tan SS : Suspended Solid Chất rắn lơ lửng F/M : Food – Microganism Ratio Tỉ lệ thức ăn cho vi sinh vật
RBC : Rotating Biological Contact Bể lọc sinh học tiếp xúc quay SBR : Sequence Batch Reactors Bể Aeorotank hoạt động theo mẻ UASB : Upflow Anaerobic Slude Blanket Bể phản ứng kỵ khí FBR : Fluidized Bed Reactor Bể lọc sinh học dính bám MLSS : Mixed Liquor Suspended Solid Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng TCVN : Tiêu Chuẩn Việt Nam HRT : Thời gian lưu nước XLNT : Xử lý nước thải
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các thông số và phương pháp phân tích 4
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam 7
Bảng 2.2: Khối lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu hàng năm từ năm 2002 – 2007 8
Bảng 2.3: Lượng chất thải rắn trong quá trình chế biến thủy hải sản 17
Bảng 2.4: Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản phụ lục Bảng 2.5: Danh mục các nguyên liệu chính sử dụng cho sản xuất 21
Bảng 3.1: Chức năng của một số vi khuẩn trong bùn hoạt tính 60
Bảng 4.1: Thành phần nước thải thuỷ sản 68
Bảng 4.2: Các thông số hoạt động của mô hình ứng với từng tải trọng 70
Bảng 4.3: Số liệu mô hình bám dính giai đoạn chạy thích nghi 73
Bảng 4.4: Số liệu mô hình bám dính giai đoạn xử lý tải trọng 24h 74
Bảng 4.5: Số liệu mô hình bám dính giai đoạn xử lý tải trọng 12h 75
Bảng 4.6: Số liệu mô hình bám dính giai đoạn xử lý tải trọng 6h 76
Bảng 4.7: Số liệu mô hình bám dính giai đoạn xử lý tải trọng 4h 78
Bảng 4.8: Số liệu mô hình bám dính giai đoạn xử lý tải trọng 2h 79
Bảng 4.9: Hiệu suât xử lý COD ở các tải trọng trong giai đoạn xử lý trong thời gian lưu nước khác nhau 80
Bảng 4.10: Sự thay đổi nồng độ COD theo chiều cao H trong mô hình ở lưu lượng 58 lít/ngày 81
Bảng 4.11: Sự thay đổi nồng độ COD theo chiều cao H trong mô hình ở lưu lượng 86 lít/ngày 82
Bảng 4.12: Sự thay đổi nồng độ COD theo chiều cao H trong mô hình ở lưu lượng 174 lít/ngày 83
Trang 14Bảng 4.13: Kết quả mối liên hệ giữa tải trọng thể tích và hệ số góc 83
Trang 15DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Quy trình sơ chế thủy sản đặc trưng 10
Hình 2.2: Quy trình chế biến các sản phẩm đông lạnh 11
Hình 2.3: Quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản khô 12
Hình 2.4: Quy trình chế biến xúc xích 22
Hình 2.5: Quy trình chế biến dăm bông 23
Hình 2.6: Quy trình công nghệ chế biến cá 24
Hình 3.1: Phân loại các quá trình xử lý sinh học hiếu khí 28
Hình 3.2: Sự sinh sôi của các vi sinh vật 38
Hình 3.3: Vết tích của một số loài vi khuẩn 40
Hình 3.4: Một số vi sinh vật trong xử lý nước thải 44
Hình 3.5: Một số động vật nguyên sinh trong xử lý nước thải 50
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD theo thời gian ở giai đoạn thích nghi 74
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 24h 75
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 12h 76
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 6h 77
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 4h 78
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn hiệu quả xử lý COD giai đoạn xử lý tải trọng 2h 79
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn hiệu quả khử COD sắp xếp theo thời gian lưu nước ở các tải trọng trong giai đoạn xử lý 80
Hình 4.8: Đồ thị ln(CODra/CODvào) theo H ở tải trọng thể tích 2.58 m3/m2.ngày 81 Hình 4.9: Đồ thị ln(CODra/CODvào) theo H ở tải trọng thể tích 3.83 m3/m2.ngày 82 Hình 4.10: Đồ thị ln(CODra/CODvào) theo H ở tải trọng thể tích 7.73 m3/m2.ngày83 Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa ln(s) và ln(QL) 84
Trang 16CHƯƠNG1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 171.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đường bờ biển dài 3.260 km và diện tích gần 3.500.000 km2, Việt Nam được xem là nước có tài nguyên biển khá đa dạng và phong phú Với thuận lợi đó, hàng năm ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong kiêm ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đấy là minh chứng cho giá trị vô giá mà biển Việt Nam mang lại
Với quy mô đánh bắt mở rộng và nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản không ngừng gia tăng Trước những đòi hỏi về nguồn lương thực thực phẩm đó, các cơ sở sản xuất chế biến mặt hàng thuỷ sản cũng được xây dựng ngày càng nhiều, không những ở các khu vực có các ngư trường lớn mà còn ở cả các vùng lân cận, các khu dân cư, khu đô thị
Nhiều yếu tố tích cực mà mô hình sản xuất này mang lại đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho trong nước và xuất khẩu… đều đã được thừa nhận Tuy nhiên, phải nhìn nhận một vấn đề còn tồn tại là nạn ô nhiễm môi trường mà hoạt động này tác động là khá lớn Với đặc tính dòng thải là giàu hữu cơ, nhiều nitơ, phosphore…Đồng thời, về cảm quan mùi rất khó chịu cho cộng đồng, nước thải phát sinh từ hoạt động chế biến thuỷ sản này đã được nhận định là nguy hiểm cho môi trường và cho sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái thuỷ vực – khi mà hầu hết sông ngòi hiện nay là nơi tiếp nhận nguồn thải Và khi đó, con người cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực
Nhận thức được khả năng gây nguy hại cho các thành phần môi trường, hầu hết các nhà máy sản xuất đều xây dựng các trạm xử lý nước thải để giảm nồng độ và tải lượng ô nhiễm trước khi xả là nguồn tiếp nhận Tuy nhiên, hiệu quả xử lý là chưa cao, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể hiệu quả xử lý của các công trình đó Và Công Ty TNHH ANGST – TRƯỜNG VINH cũng là một trong số đó
Trang 18Xuất phát từ những nhận thức đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của cá nhân vào công tác quản lý kỹ thuật dòng thải, dưới sự hướng dẫn của Thạc Sỹ Lâm Vĩnh Sơn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản Công Ty TNHH ANGST – TRƯỜNG VINH bằng mô hình lọc sinh học hiếu khí” ra đời
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải thuỷ sản bằng quá trình lọc sinh học hiếu khí để:
- Xác định hiệu quả xử lý tại các tỷ trọng khác nhau, từ đó xác định được tải trọng tối ưu
- Xác định các thông số động học của quá trình
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các phần sau: - Tổng quan về nước thải thuỷ sản
- Tìm hiểu về các phương pháp xử lý nước thải thuỷ sản hiện nay - Tổng quan về quá trình lọc sinh học hiếu khí
- Xây doing mô hình và vận hành mô hình phòng thí nghiệm với nhiều tải trọng khác nhau
- Xử lý số liệu thực nghiệm và đưa ra kết luận về tải trọng tối ưu và thông số động học của quá trình
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: dữ liệu được thu thập từ các kết quả nghiên
cứu, các tài liệu và các trang web có liên quan - Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát về tính chất, thành phần
nước thải
Trang 19- Phương pháp xây dựng mô hình: vận hành mô hình mô phỏng ở qui mô phòng thí nghiêm để xử lý nước thải
- Phương pháp phân tích: các thông số đo và phương pháp phân tích tương ứng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Các thông số và phương pháp phân tích
STT Thông số Phương pháp phân tích
4 Nitơ tổng Phương pháp chưng cất Kjeldahl 5 Photpho tổng Phương pháp so màu
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: nước thải ngành chế biến thuỷ sản - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình lọc sinh học hiếu khí trên mô
hình ở qui mô phòng thí nghiệm
Trang 212.1 Tổng quan chế biến thủy sản: 2.1.1 Khái quát:
Chế biến thủy hải sản được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của bộ thủy sản, chúng ta có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi dùng cho nuôi trồng thủy sản Ngoài ra còn có hơn 544.500.000 ha ruộng trũng,56.200.000 ha hồ… dùng để nuôi cá
Mặt khác nước ta nằm trong vùng có địa lý thuận lợi với bờ biển dài 3.260km, vùng biển và thềm lục địa rộng lớn hơn 1 triệu km2 đã tạo thành một vùng nước lợ thích hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao
Biển Việt Nam thuộc vùng biển Nhiệt đới có nguồn lợi vô cùng phong phú Tổng trữ lượng cá tầng đáy vùng biển Việt Nam có khoảng 1,7 triệu loài, khả năng cho phép khai thác khoảng 1 triệu tấn/năm Tổng trữ lượng cá tầng trên khoảng 1.2 -1.3 triệu tấn Nguồn lợi thủy sản chủ yếu là tôm cá, có khoảng 3 triệu tấn/năm nhưng hiện nay mới chỉ khai thác hơn 1 triệu tấn/năm
Cùng với ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản thì ngành chế biến thủy sản đã có nhiều đóng góp trong thành tích chung của ngành thủy sản VN, trong đó mặt hàng đông lạnh khoảng 80%
Trong những năm gần đây, khoảng 35% đầu ra của sản phẩm thủy sản được sản xuất để xuất khẩu và phần còn lại được bán ra trên thị trường nội địa hoặc ở dạng tươi sống (34,5%), hoặc đã qua chế biến (45,7%) dưới dạng bột cá, nước mắm, cá khô… Bắt đầu từ năm 1995, nghề đánh cá xa bờ được đầu tư mạnh nên sản lượng đã tăng lên 1.230.000 tấn Bên cạnh đó nước ta còn có diện tích mặt nước rất lớn để phát triển việc nuôi trồng thủy sản Nguồn liệu từ nuôi trồng và khai thác nội đồng khoảng 492.000 tấn/năm (1997), và 515.020 tấn/năm (1998)
Trang 22Cùng nhịp với sự phát triển của cả nước, ngành chế biến thủy hải sản đang ngày càng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, do đó lượng nguyên liệu đưa vào chế biến ngày càng nhiều Năm 1991 chỉ khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào dùng chế biến xuất khẩu (chiếm 15%) và chế biến tiêu dùng cho nội địa (khoảng 30%), còn lại được sử dụng dưới dạng tươi sống Đến năm 1995 đã có hơn 250.000 tấn nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu (chiếm 19,2%),32,3% chế biến cho thiêu dùng nội địa và 48% dùng dưới dạng tươi sống Năm 1998, xuất khẩu chiếm 24,3%, nội địa 41%, tươi sống 35% Qua số liệu trên ta đã thấy nhu cầu phất triển ngàng chế biến thủy hải sản đang ngày càng tăng lên
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(Nguồn: Bộ Thủy Sản ở Việt Nam FICen,2005)
Trong một năm 2008 nhiều khĩ khăn, xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn tăng gần 20% về giá trị Đại diện Hiệp hội Chế biến về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu
Trang 23(VASEP) cho biết: theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước
Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với giá trị 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị
Bảng 2.2: Khối lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu hàng năm từ 2002 – 2007 Hạng mục Đơn
141122.03
165596.33
Tấn 115160.1
1
141798.66
108802.32
293125.24
310254.45
330224.25
339254.11
Kim ngạch xuất khẩu
Triệu
(Nguồn: Bộ Thủy Sản ở Việt Nam FICen,2005)
Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ Trong
Trang 2461 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007 Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Mỹ tụt xuống hạng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm.Tuy nhiên, theo dự báo sự suy thoái của nền kinh tế và sự tăng giá của các mặt hàng thủy sản sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ thủy sản của nước này trong năm 2009
2.1.2 Công nghệ sản xuất ngành chế biến thủy sản
Ngành chế biến thủy sản là một bộ phận cơ bản của ngành thuỷ sản, ngành có hệ thống cơ sở vật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, có đội ngũ quản lí kinh nghiệm, công nhân kĩ thuật có tay nghề giỏi
Hiện nay, ngành công nghệ chế biến thủy hải sản phát triển rộng rãi tại Việt Nam và khắp trên thế giới Các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy hải sản khác nhau về cách thức hoạt động, quy mô sản xuất và sản phẩm đầu ra
Trang 252.1.2.1 Quy trình sơ chế thủy sản đặc trưng
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa
Cân, phân cỡ
Đánh vẩy, lấy nội
Cân và phân cỡ
Nước thải Rửa
Vô khay Cấp đông ác loại thúy sản
Trang 26Đầu tiên hải sản được rửa bằng nước trong các bồn và xử lý sơ bộ nhằm loại bỏ hải sản kém chất lượng Tiếp sau đó, chúng được cân và phân loại ra kích cỡ lớn nhỏ (hoặc theo các tiêu chuẩn khác nhau) nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm đồng nhất phục vụ cho các công đoạn chế biến tiếp theo Sau khi phân kích cỡ, hải sản lại được rữa lại một lần nữa rồi cắt bỏ nội tạng Sau khi cắt bỏ nội tạng, hải sản được rửa lại và đem đi cân và phân loại Trước khi cho vào khay hải sản phải được rửa lại một lần cuối rồi đem vào kho bảo quản
2.1.2.2 Đối với các sản phẩm đông lạnh
Hình 2.2.: Quy trình chế biến các sản phẩm đông lạnh
Nguyên liệu tươi ướp lạnh
Rửa Sơ chế Phân loại cỡ
Đông lạnh Đóng gói
Rửa Xếp khuôn
Bảo quản lạnh
Nước thải Chất thải rắn
Nước thải
Trang 272.1.2.3 Đối với các sản phẩm khô
Công nghệ chế biến các sản phẩm thuỷ sản khô
Hình 2.3: Quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản khô 2.1.3 Đặc tính chung của nước thải thủy sản
Trong ngành chế biến thủy hải sản, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là môi trường nước được sử dụng để rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, các container, rửa sàn nhà, tách lóc mạ băng sản phẩm Nước sau khi sử dụng đều thải ra ngoài mang theo hàm lượng chất hữu cơ lớn gây ô nhiễm môi trường
Nước thải của một nhà máy chế biến thủy hải sản bao gồm : Nước thải sản xuất: Đây là loại nước thải rửa hải sản các loại (cá, tôm,
cua, mực, …) Nước thải vệ sinh công nhiệp: Đây là nước cần dùng cho việc rửa sàn nhà
mỗi ngày, ngoài ra còn dùng để rửa các thiết bị, máy móc… Nước thải sinh hoạt mỗi ngày: Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của
các cán bộ công nhân viện trong các nhà máy Đây là lượng nước thải
Nguyên liệu
Sơ chế (chải sạch,
Bảo quản lạnh Phân loại Nướng Cán, xé
Đóng gói Đóng gói
Bảo quản lạnh
Chất thải rắn
Trang 28đáng kể vì trong các nhà máy chế biến hải sản thường có lượng công nhân khá đông, nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động như tắm rửa rất lớn Nước thải của xí nghiệp chế biến thủy sản có hàm lượng COD dao động từ 1200 – 2300 mg/l, hàm lượng BOD5 cũng khá lớn từ 1200 -1800 mg/l trong nước thường chứa các vụ thủy sản và các vụn này rất dễ lắng Hàm lượng Nitơ thường rất cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng rất cao (50 – 120 mg/l) Ngoài ra trong nước thải thủy hải sản có chứa các thành phần chất hữu cơ khi phân hủy tạo ra các sản phẩm trung gian của sự phân hủy các acid béo không bão hòa tạo mùi rất khó chịu và đặc trưng làm ô nhiễm về mặt cảm quan và ảnh hưởng sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc
Đặc điểm của ngành chế biến thủyhải sản là có lượng chất thải lớn Các chất thải có đặc tính dễ ươn hỏng và dễ thất thoát thâm nhập vào dòng nước thải
Nước thải trong chế biến thuỷ hải sản có hàm lượng chất hữu cơ cao vì trong đó có dầu, protein, chất rắn lơ lửng và chứa lượng photphat và nitrat Dòng thải từ chế biến thuỷ sản còn chứa những mẫu vụn thịt, xương nguyên liệu chế biến, máu chất béo, các chất hoà tan từ nội tạng cũng như những chất tẩy rửa và các tác nhân làm sạch khác Trong đó có nhiều hợp chất khó phân hủy Qua phân tích 70 mẫu nước thuỷ tại các cơ sở chế biến hải sản có quy mô công nghiệp tại địa bàn tỉnh Vũng Tàu nhận thấy hàm lượng COD của các cơ sở dao động từ 283 mg/l – 21026 mg/l, trong khi tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước thải được phép thải vào nguồn nước biển quanh bờ sử dụng cho mục đích bảo vệ thủy sinh có lưu lượng thải từ 50 m3 – 500 m3 / ngày là < 100 mg/l Nước thải của phân xưởng chế biến thủy hải sản có hàm lượng COD dao động từ 500 – 3000 mg/l, giá trị điển hình là 1500 mg/l, hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng từ 300 – 2000 mg/l, giá trị điển hình là 1000 mg/l Trong nước thường có các mảnh vụn thủy sản và các mảnh vụn này dễ lắng, hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 200 – 1000 mg/l, giá trị thường gặp là 500mg/l Nước thải thuỷ sản cũng bị ô nhiễm chất dinh
Trang 29dưỡng với hàm lượng Nitơ khá cao từ 50 – 200 mg/l, giá trị thường gặp là 100mg/l; hàm lượng photpho dao động từ 10 – 100 mg/l, giá trị điển hình là 30 mg/l Ngoài ra trong nước thải của ngành chế biến thuỷ hải sản còn chứa thành phần hữu cơ mà khi bị phân huỷ sẽ tạo các sản phẩm trung gian của sự phân huỷ của các acid béo không bão hoà, tạo mùi rất khó chịu và đặc trưng, gây ô nhiễm về mặt cảnh quan và ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc
2.1.4 Tác động đến môi trường của ngành chế biến thủy sản 2.1.4.1 Khí thải
Phần lớn các xí nghiệp chế biến thủy sản sinh ra khí độc ở mức tương đối thấp
Khí thải phát sinh chủ yếu do các hoạt động của lò hơi, các máy phát điện dự phòng, lượng khí gas hay than củi để sấy thuỷ hải sản (hàng khô), Mùi (Cl2, NH3, H2S) phát sinh chủ yếu từ quá trình khử trùng, từ hệ thống làm lạnh và từ sự phân huỷ các phế phẩm thuỷ hải sản
Hơi chlorine: Dung dịch chlorine được dung để khử trùng dụng cụ, thiết bị
sản xuất, rửa tay, rửa nguyên liệu với hàm lượng 20-200 ppm, Hơi Clo khuếch tán vào trong không khí ngay tại khu vực sản xuất với nồng độ cao, ảnh hưởng đến người lao động
Công nhân làm việc trong môi trường có các khí độc và mùi hôi tanh làm cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, giảm hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại hoặc tác hại lâu dài
Tác nhân lạnh: Hơi dung môi chất lạnh bị rị rỉ bao gồm các loại khí như
R12, R22, NH3… các khí này có thể ảnh hưởng đến tầng ozon Khí NH3: Hơi này có trong không khí khu vực phân xưởng sản xuất trong
trường hợp bị rị rỉ đường ống của hệ thống lạnh Khí có mùi khai đặc trưng,
Trang 30dễ hịa tan trong nước, có phản ứng kiềm mạnh.Vì thế khí này ảnh hưởng mắt, mũi, họng… Tiêu chuẩn cho phép xả thải là 0.02 mg/l
Khí CFCs: Được dung trong các thiết bị làm lạnh, là tác nhân làm thủng tầng ozon và được khuyến cáo không nên dùng nữa
Mùi hơi: Mùi hơi của nguyên liệu là do sự phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải Theo thời gian, các chất hữu cơ đặc biệt là chất thải rắn sẽ phân giải các axit amin thành các chất đơn giản hơn như trimetyamin, dimetyamin… là những chất có mùi tanh, hơi thối Công nhân làm việc trong điều kiện mùi hôii tanh làm cho cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, giảm hiệu quả sản xuất
Khí thải từ các lò nấu, chế biến: Khói thải từ các lò nấu thủ công nhiên
liệu đốt là than đá hay dầu FO, thành phần chủ yếu là CO2, CO, SOx, NO2, bụi than và một số chất hữu cơ dễ bay hơi
Khói thải phát tán ra môi trường xung quanh, gây trực tiếp các bệnh về hô hấp, phổi, nguyên nhân của các cơn mưa axit ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ăn mòn các công trình
Ngoài ra khí CO2 thải ra từ các khu công nghiệp còn là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính
2.1.4.2 Nước thải
Nước thải là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất của ngành chế biến thuỷ hải sản, nước thải chế biến thuỷ hải sản đặc trưng bởi các thông số ô nhiễm như: màu, mùi, chất rắn không hoà tan, chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn, chỉ số BOD, COD, pH,
Trang 31Các đặc tính chung của nước thải thuỷ sản:
pH thường nằm trong giới hạn từ 6,5 – 7,5 do có quá trình phân huỷ đạm và thải ammoniac
Có hàm lượng các chất hữu cơ dạng dễ phân huỷ sinh học cao Giá trị BOD5 thường lớn, dao động trong khoảng 300 – 2000 mg/l, giá trị COD nằm trong khoảng 500 – 3000 mg/l
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 200 – 1000 mg/l Hàm lượng lớn các protein và chất dinh dưỡng, thể hiện ở hai thông số
tổng Nitơ (50 – 200 mg/l) và tổng Photpho (10 – 100 mg/l) Để xử lý được chất ô nhiễm này triệt để cần có hệ thống xử lý bậc 3 (xử lý chất dinh dưỡng) Điều này làm diện tích công trình và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rất lớn Thường có mùi hôi do có sự phân huỷ các axit amin Với tải lượng chất ô nhiễm của ngành chế biến thủy sản thì nước thải ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước:
Làm tăng độ độc của nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thủy sinh, làm giảm khả năng tạo oxy hòa tan trong nước
Hàm lượng chất hữu cơ cao tạo điều kiện thiếu oxy, trong nước xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại như H2S… gây mùi thối cho nước và làm nước chuyển màu đen
Là nguồn gốc gây bệnh dịch trong nước, ô nhiễm nguồn nước ngầm
2.1.4.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn chủ yếu là các thành phần hữu cơ, dễ lên men, gây thối rửa và tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, đó cũng là nguồn
lây lan các dịch bệnh Chất thải rắn được phát sinh từ 3 nguồn:
Trang 32 Từ quá trình chế biến: Bao gồm các loại vỏ, đầu, nội tạng… Nếu chất thải này không được thu gom sẽ phân hủy gây ra mùi khó chịu
Từ khu vực phụ trợ: bao gồm chất thải rắn phát sinh từ căntin, bao bì hư hỏng… Chúng có thành phần giống rác đô thị
Các loại cặn bã dư do quá trình xử lý nước thải và quá trình phân hủy sinh học
Bảng 2.3 : Lượng chất thải rắn trong quá trình chế biến thuỷ hải sản
1
Đông lạnh: (tấn phế thải/tấn sản phẩm)
- Nhuyễn thể chân đầu đông lạnh 0.45
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh 4 2 Nước mắm (tấn chất thải/1000 lít nước mắm) 0.2
2.1.4.4 Nhiệt thải và tiếng ồn
Nhiệt thải từ lò nấu, từ hệ thống làm lạnh và tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân và người dân xung quanh
Trang 33Tiếng ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, làm giảm thính lực của người lao động, giảm hiệu suất làm việc, và phát sinh nhiều chứng bệnh khác Tác động của tiếng ồn có biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động Tiếng ồn quá lớn có thể gây thương tích
Tiêu chuẩn quy định cho mức tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất là 75 dB
2.1.4.5 Tác nhân hóa học
Các hóa chất khử trùng và tẩy trùng như : Clorine, xà phòng, các chất phụ gia, bảo quản thực phẩm gây hại cho môi trường
2.1.4.6 Tác nhân sinh học
Các loại chất như: nước thải, chất thải rắn đều có chứa tác nhân sinh học đó là các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì rất dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát tán vào môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho cộng đồng xung quanh
2.1.4.7 Tác nhân khác
Hầu như các cơ sở chế biến thủy sản ở Việt Nam đều có bảo hộ lao động (ủng, găng tay, khẩu trang, nón) cho công nhân trong quá trình làm việc Môi trường làm việc của các công nhân trong các nhà xưởng thường bị ô nhiễm do có độ ẩm cao và mùi hôi Do đó, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như thất khớp, viêm họng… thường có tỷ lệ cao Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn bị hạn chế bởi các phòng chế biến, sàn nhà xưởng, đường thoát nước thải chưa được thiết kế hợp lý Ánh sáng trong xưởng chế biến vẫn chưa đủ độ sáng Trần nhà, tường ngăn không được sạch, hệ thống vòi nước, khay đựng bằng kim loại dễ bị rỉ sét và không hợp vệ sinh
Trang 342.1.5 Nhận xét chung về nước thải ngành chế biến thủy sản
Nước thải ngành chế biến thủy hải sản ở miền Nam có hàm lượng COD trong khoảng 1200 – 2600 mg/l, hàm lượng BOD trong khoảng 900 – 1600 mg/l, hàm lượng Nitơ thường rất cao, nằm trong khoảng 50 -150 mg/l điều này chứng tỏa rằng nước thải có chất ô nhiễm dinh dưỡng cao Ngoài ra nước thải còn chứa chất rắn (vây, đầu, ruột, … rất dễ thu gom Nhìn chung nước thải của ngành chế biến thủy hải sản mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận do Nhà nước quy định (5 – 10 lần đối với chỉ tiêu COD, BOD, gấp 8 -14 Nitơ hữu cơ…) Do đó giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải
ngành chế biến thủy sản phải theo QCVN 11:2008/BTNMT (Bảng 2.4: Giá trị tối
đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản phần phụ lục)
Thực tế cho thấy hầu hết các cơ sở chế biến thuỷ hải sản của nước ta hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có cơ sở có hệ thống xử lý nhưng không đạt yêu cầu đã làm ô nhiễm trầm trọng đến môi trường sống của cộng đồng xung quanh, gây ô nhiễm nặng đến nguồn nước ngầm, nước mặt, nhiều giếng nước xung quanh không sử dụng được Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng và triển khai công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ hải sản đang là vấn đề cấp bách mà chúng ta cần thực hiện
2.2 Tổng quan về công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH 2.2.1 Giới thiệu chung
Công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH là một doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Thụy Sỹ được thành lập vào tháng 2 năm 2001 GPKD số: 201/GP-HCM Địa chỉ: 291/12 Luỹ Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.HCM Với mục tiêu trở thành “Nhà cung cấp danh tiếng” với các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường theo các tiêu chuẩn ISO 9001:2000, BRC(2005), IFS(Ver.4), HACCP và ISO 14001:2005
Trang 35Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, chế biến thịt hun khói, xúc xích, cá Sản xuất chế biến các loại thực phẩm từ thủy hải sản Tiếp thị và bán thực phẩm chế biến của Công ty liên doanh sản xuất
2.2.2 Thông tin về hoạt động sản xuất
Tổng nguồn vốn là 634.552 USD, trong đđó:
+ Máy móc, thiết bị sản xuất : 287.600 USD + Thiết bị xử lý nguyên liệu, nhà kho : 99.000 USD + Trang thiết bị văn phòng : 6.000 USD
2.2.2.1 Nhu cầu nguyên liệu và nguồn cung cấp
Các nguyên liệu chính của Công ty lấy từ các chợ thịt, cá đđầu mối của thành phố Một số nguyên liệu khác đđược nhập khẩu như gia vị và dăm bào đđược nhập từ Thụy Điển Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất được cho vào bảng sau
Trang 36Bảng 2.5: Danh mục các nguyên liệu chính dùng cho sản xuất
(Nguồn: Công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH, 4/2009)
2.2.2.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
Nhu cầu khối lượng nước sử dụng :400 m3/tháng Trong đó:
Nguồn cung cấp nước: sử dụng nguồn nước ngầm 2.2.2.3 Lao động
Nguồn nhân lực Công ty hiện là 75 người Trong đó:
- Nhân viên văn phòng, bán hàng: 06 người
- Nhân viên kỹ thuật: 03 người
- Công nhân: 12 người Thời gian làm việc của công ty: Làm 01 ca: sáng 8h - 12h, chiều 1h – 5h Buổi tối không sản xuất
Tên nguyên liệu Số lượng
Nguồn cung cấp (nhập khẩu hay tại Việt Nam) Nhâp khẩu Việt Nam
Thịt tươi, thịt đông, cá 350 tấn/năm 100% Gia vị nhập khẩu 4.5 tấn/năm 100%
Trang 372.2.3 Quy trình sản xuất Quy trình chế biến xúc xích
Hình 2.4: Quy trình chế biến xúc xích
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất
Thịt heo mua từ chợ đđầu mối đđược đđem đđi rửa, sau đđó đđem qua máy xay để nghiền nhỏ thịt Phần thịt heo sau khi xay được đưa qua công đđoạn đđịnh hình bằng bơm đđịnh lượng đúng kích thước và hình dáng yêu cầu Sau đó, đđưa vào hệ thống xông khói để tạo màu Phần thịt sau khi tạo màu đđem đi nấu chín trước khi đđưa qua khâu làm lạnh Thành phẩm đđược đđưa vào công đđoạnđđóng gói bao bì và bảo quản, xuất hàng theo yêu cầu
Ghi chú:
quy trình sản xuất chất thải
Rửa Nguyên liệu thịt
Xơng khĩi
Nấu
Làm lạnh Xay
Trang 38 Quy trình chế biến dăm bông
Hình 2.5: Quy trình chế biến dăm bông
Thuyết minh quy trình công nghệ
Phần nguyên liệu thịt sau khi mua từ các chợ đầu mối đem đi rửa rồi nạo thịt đồng thời phân loại theo từng thành phần như thịt nạc, thịt mỡ, da… Phần thịt
Ghi chú:
quy trình sản xuất chất thải
Nước thải
Chất thải rắn
Đĩng gĩi
Bảo quản
Trang 39nạc sẽ được đưa vào quy trình sản xuất dăm bông, còn thịt mỡ và da sẽ được đưa vào quy trình sản xuất xúc xích
Phần thịt nạc sau khi qua giai đoạn phân loại được đem ướp gia vị, sau đó đem đi cắt nhỏ rồi đưa qua hệ thống massage làm cho thịt dai, nhuyễn trở thành dăm thịt Phần dăm thịt này sau đó được bơm vô túi nylon rồi đem đi nấu để làm chín thịt Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn làm lạnh, đóng gói và bảo quản
Quy trình chế biến cá
Hình 2.6: Quy trình công nghệ chế biến cá
Hơi + chất lạnh Chất thải rắn
Nước thải có Clorine Chất thải (s.p
Trang 402.2.4 Môi trường và xử lý chất thải 2.2.4.1 Nước thải
Nước thải của công ty gồm: Nước thải do sản xuất và sinh hoạt Nguồn nước thải từ quá trình vận chuyển, dụng cụ bốc xếp… Nước thải sinh ra từ quá trình chế biến
Nước thải vệ sinh, thiết bị, nhà xưởng trước và sau giờ sản xuất Lưu lượng nước thải ước tính khoảng 15 m3/ngày Như vậy nguồn chất thải lỏng chủ yếu là nước, máu cá, xà phòng, vụn thịt Đây là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật gây bệnh và phát triển là nguồn bệnh rất rộng Do đó việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là rất cần thiết
2.2.4.2 Phế thải rắn
Do các phụ phẩm tạo ra từ quá trình chế biến thịt, cá được tận dụng tối đa nên phế thải rắn thải ra ngoài môi trường hầu như không có
2.2.4.3 Khí thải
Nhà máy là cơ sở chế biến hoạt động sản xuất chủ yếu bằng các máy móc thiết bị được trang bị khá hiện đại do đó hạn chế được lượngkhí thải thoát ra môi trường bên ngoài
Mùi: Nhà máy được đầu tư đạt tiêu chuẩn vệ sinh hàng hoá xuất khẩu theo TCVN, EU… nên mùi lạ hầu như không có
Các khía cạnh liên quan đến môi trường lao động Nhiệt độ: Do yêu cầu trong chế biến thuỷ sản phải nhanh, sạch lạnh trong
đó nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng nên trong mỗi khu vực sản xuất sẽ được lắp đặt hệ thống máy lạnh để nhiệt độ trong phân xưởng phải đạt từ 20-22 độ