1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

213 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (17)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (20)
    • 2.1. Các phương pháp đo lường trên thế giới (20)
      • 2.1.1. Chỉ CIFAR của IAAT (1995) (21)
      • 2.1.2. Chỉ số IDTRS của Đài Loan (2003) (22)
      • 2.1.3. Nguyên tắc Quản trị công ty của OECD (2004) (23)
      • 2.1.4. Chỉ số T & D của Standard & Poor's (2001) (25)
      • 2.1.5. Chỉ số GTI của Singapore (2009) (26)
    • 2.2. Các phương pháp đo lường tại Việt Nam (27)
    • 2.3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin kế toán (31)
      • 2.3.1. Nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu (31)
        • 2.3.1.1. Sở hữu nhà nước (32)
        • 2.3.1.2. Sở hữu quản lý (32)
        • 2.3.1.3. Sở hữu nước ngoài (34)
      • 2.3.2. Nhân tố thuộc quản trị công ty (34)
        • 2.3.2.1. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập (34)
        • 2.3.2.2. Ủy ban kiểm toán nội bộ (36)
      • 2.3.3. Nhân tố thuộc tính kinh tế (36)
        • 2.2.3.1. Đòn bẩy tài chính (37)
        • 2.2.3.2. Khả năng sinh lời (37)
        • 2.2.3.3. Cơ hội tăng trưởng (38)
      • 2.3.4. Nhân tố về phân loại ngành (38)
      • 2.3.5. Nhân tố về công ty kiểm toán (40)
      • 2.3.6. Nhận xét nghiên cứu (42)
  • 3. Khoảng trống nghiên cứu (43)
    • 3.1. Khoảng trống về định hướng nghiên cứu (43)
    • 3.2. Khoảng trống về nghiên cứu thang đo minh bạch thông tin kế toán (44)
    • 3.3. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu (44)
  • 4. Mục tiêu nghiên cứu (44)
    • 4.1. Mục tiêu tổng quát (45)
    • 4.2. Mục tiêu cụ thể (45)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (45)
  • 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (45)
    • 7.1. Đối tượng nghiên cứu (45)
    • 7.2. Phạm vi nghiên cứu (45)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (46)
  • 8. Đóng góp của luận án (47)
    • 8.1. Về phương diện học thuật, lý luận (48)
    • 8.2. Về phương diện thực tiễn (48)
  • 9. Kết cấu của luận án (49)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (51)
    • 1.1. Khái quát về minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết (51)
      • 1.1.1. Khái niệm về tính minh bạch thông tin kế toán (51)
        • 1.2.1.1. Tính minh bạch thông tin (51)
        • 1.2.1.2. Minh bạch thông tin kế toán (58)
      • 1.1.2. Minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết (61)
      • 1.1.3. Tầm quan trọng của minh bạch thông tin kế toán (66)
    • 1.2. Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin kế toán (70)
      • 1.2.1. Lựa chọn hạng mục chỉ số minh bạch thông tin kế toán (70)
      • 1.2.2. Sàng lọc hạng mục cho minh bạch thông tin kế toán (72)
      • 1.2.3. Đo lường chỉ số minh bạch thông tin kế toán (72)
      • 1.2.4. Trọng số hạng mục trong chỉ số minh bạch thông tin kế toán (74)
      • 1.2.5. Chấm điểm hạng mục trong chỉ số minh bạch thông tin kế toán (75)
    • 1.3. Cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin kế toán (76)
      • 1.3.1. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) (76)
        • 1.3.1.1. Nội dung lý thuyết (76)
        • 1.3.1.2. Áp dụng lý thuyết các bên liên quan cho vấn đề minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết (78)
      • 1.3.2. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory) (81)
        • 1.3.2.1. Nội dung lý thuyết (81)
        • 1.3.2.2. Áp dụng lý thuyết thông tin hữu ích cho vấn đề minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết (83)
      • 1.3.3. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) (84)
        • 1.3.3.1. Nội dung lý thuyết (84)
        • 1.3.3.2. Áp dụng lý thuyết tín hiệu cho vấn đề minh bạch thông tin kế toán của công (86)
      • 1.3.4. Lý thuyết chi phí thông tin (Information cost theory ) (87)
        • 1.3.4.1. Nội dung lý thuyết (87)
        • 1.3.4.2. Áp dụng lý thuyết chi phí thông tin cho vấn đề minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết (88)
  • CHƯƠNG 2. TH ỰC TR Ạ NG MINH B Ạ CH THÔNG TIN K Ế TOÁN VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍNH MINH B Ạ CH THÔNG TIN KẾ TOÁN C Ủ A CÔNG (90)
    • 2.1. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam (90)
    • 2.2. Khung pháp lý về minh bạch thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (92)
      • 2.2.1. Quy định về yêu cầu công bố thông tin (92)
      • 2.2.2. Quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán (93)
      • 2.2.3. Nội dung công bố thông tin định kỳ (94)
        • 2.2.3.1. Yêu cầu công bố thông tin định kỳ (94)
        • 2.2.3.2. Công bố thông tin theo yêu cầu (95)
      • 2.2.4. Thời hạn công bố thông tin (96)
        • 2.2.4.1. Về kiểm toán (96)
        • 2.2.4.2. Về quản trị công ty (97)
    • 2.3. Thực trạng minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm y ết Việt Nam (99)
      • 2.3.1. Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin kế toán tại Việt Nam (99)
        • 2.3.1.1. Lựa chọn hạng mục chỉ số minh bạch thông tin kế toán của Việt Nam (99)
        • 2.3.1.2. Sàng lọc hạng mục cho minh bạch thông tin kế toán (101)
        • 2.3.1.3. Đo lường chỉ số minh bạch thông tin kế toán tại Việt Nam (102)
        • 2.3.1.4. Trọng số hạng mục trong chỉ số minh bạch thông tin kế toán (103)
        • 2.3.1.5. Chấm điểm hạng mục trong chỉ số minh bạch thông tin kế toán (103)
        • 2.3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về công ty niêm yết Việt Nam (105)
        • 2.3.2.2. Điểm minh bạch thông tin công bố theo nhóm chỉ tiêu đánh giá (106)
        • 2.3.2.3. Điểm minh bạch thông tin công bố theo nhóm doanh nghiệp sử dụng công ty kiểm toán 91 2.3.2.4. Điểm minh bạch thông tin công bố theo nhóm doanh nghiệp sử dụng ủy ban kiểm toán nội bộ (107)
        • 2.3.2.5. Đặc điểm quản trị công ty niêm yết (108)
        • 2.3.2.6. Đánh giá thực trạng chỉ số minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết 92 2.4. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin kế toán của công (108)
      • 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu (109)
        • 2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (109)
        • 2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (112)
        • 2.4.1.3. Phương pháp lấy mẫu (113)
        • 2.4.1.4. Xác định kích thước mẫu để nghiên cứu (113)
      • 2.4.2. Thu thập dữ liệu (114)
      • 2.4.3. Khung phân tích (116)
      • 2.4.4. Giả thuyết nghiên cứu (118)
        • 2.4.4.1. Nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu (118)
        • 2.4.4.2. Nhân tố thuộc quản trị công ty (121)
        • 2.4.4.3. Tính kinh tế (124)
        • 2.4.4.4. Biến kiểm soát (127)
      • 2.4.5. Mô hình nghiên cứu (130)
      • 2.4.6. Quy trình nghiên cứu (131)
      • 2.4.7. Thang đo nghiên cứu (134)
        • 2.4.7.1. Biến phụ thuộc (Thang đo khái niệm MBTT kế toán) (135)
        • 2.4.7.2. Các biến độc lập (140)
        • 2.4.7.3. Các biến kiểm soát (143)
      • 2.4.8. Kiểm định mô hình nghiên cứu (144)
        • 2.4.8.1. Kiểm định mô hình đo lường (145)
        • 2.4.8.2. Kiểm định mô hình cấu trúc (147)
      • 2.4.9. Kết quả kiểm định mô hình đo lường (148)
        • 2.4.9.1. Về độ tin cậy nhất quán nội tại (148)
        • 2.4.9.2. Về độ chính xác trong đo lường (148)
      • 2.4.10. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc (150)
        • 2.4.10.1. Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến (150)
        • 2.4.10.2. Đánh giá các mối quan hệ tác động (151)
      • 2.4.11. Thảo luận kết quả nghiên cứu (152)
        • 2.4.11.1. Nhân tố về cấu trúc sở hữu (152)
        • 2.4.11.2. Nhân tố về quản trị công ty (154)
        • 2.4.11.3. Nhân tố về tính kinh tế (154)
        • 2.4.11.4. Tác động kiểm soát của ngành và công ty kiểm toán (155)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (158)
    • 3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong đến năm 2030 (158)
    • 3.2. Yêu cầu đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (163)
      • 3.2.1. Hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán phù hợp Chiến lược của Chính phủ hiện hành về thị trường chứng khoán (163)
      • 3.2.2. Hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán phù hợp quy định hiện hành (164)
    • 3.3. Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (167)
      • 3.3.1. Nhân tố thuộc về cấu trúc sở hữu (167)
      • 3.3.2. Nhân tố thuộc về quản trị công ty (168)
      • 3.3.3. Nhân tố thuộc tính kinh tế (171)
      • 3.3.4. Nhân tố thuộc về công ty kiểm toán (172)
    • 3.4. Điều kiện cần thiết thực hiện giải pháp hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết tại Việt Nam (173)
      • 3.4.1. Đối với công ty niêm yết (173)
      • 3.4.2. Đối với cơ quan nhà nước (175)
      • 3.4.3. Đối với nhà đầu tư (183)
    • 3.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (184)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (189)

Nội dung

Chỉ số IDTRS của Đài Loan 2003 Năm 2003, Viện Nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai SFI đã thành lập một Ủy ban Đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin IDE để xây dựng hệ thống ch

Tính cấp thiết của đề tài

Những năm đầu tiên của thế kỷ 21 được đánh dấu bằng một số vụ bê bối, gian lận và thao túng các loại thông tin Điều này làm BCTC không trình bày thông tin hữu ích dẫn đến gây ra thiệt hại lớn không chỉ cho công ty mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô Các nhà nghiên cứu nhận ra tính hữu ích của minh bạch TTKT trong doanh nghiệp quyết định sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đặc biệt sau hậu quả của Enron, WorldCom, Arthur Anderson và các vụ bê bối khác cho thấy mức độ minh bạch TTKT thấp Các bên liên quan khác nhau đã kêu gọi “minh bạch” hơn trong kế toán, kiểm toán (Arya & cộng sự, 2003) và có sự thừa nhận rộng rãi hơn về tầm quan trọng của tính minh bạch TTKT của doanh nghiệp (Akhtaruddin, Mohamed & cộng sự, 2009) Trọng tâm của báo cáo tài chính ngày nay là tính minh bạch TTKT minh bạch giữ vai trò quan trọng trong công ty do sự tồn tại của mối quan hệ phức tạp giữa nhà nước, nhà đầu tư, nhà quản lý và người hưởng lợi được xác định bởi thông tin công bố trong BCTC

Nhà nước, nhà đầu tư chỉ dựa vào báo cáo kế toán để đánh giá nguồn lực doanh nghiệp, các khoản đầu tư - được các nhà quản lý sử dụng như thế nào, đồng thời cho phép ban quản lý hạch toán hợp lý các nguồn lực quản lý Nghiên cứu trước đây (Bushman và cộng sự, 2001; Francis và cộng sự, 2004; Barth và cộng sự, 2010; Lang và Maffett, 2011) cho thấy rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến công ty trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư là tính minh bạch Theo nghiên cứu đó, tính minh bạch trong BCTC làm tăng niềm tin của cộng đồng đầu tư Do đó, báo cáo kế toán không minh bạch là trở ngại để đánh giá hiệu suất và hiệu quả hoạt động của một đơn vị (Burger & cộng sự, 2010) Việc TTKT minh bạch được coi là phương tiện nâng cao hình ảnh công ty (Abbasova & cộng sự, 2022), giảm chi phí vốn và cải thiện khả năng tiếp thị của cổ phiếu Do đó, TTKT minh bạch đóng vai trò như một động lực thúc đẩy đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của thị trường tiền tệ và vốn, vốn là nền tảng cho sự vận hành thuận lợi của bất kỳ nền kinh tế nào Đầu tiên, DN sử dụng nguồn lực nhà đầu tư vì vậy nhà đầu tư có quyền được tiếp cận TTKT minh bạch để kiểm tra liệu các nguồn đầu tư có được đơn vị sử dụng hiệu quả và hợp lý không? Nếu thông tin được cung cấp là chính xác và đầy đủ nghĩa là mức độ minh bạch và công khai được chấp nhận, nhà đầu tư sẽ có khả năng đưa ra quyết định của mình, bao gồm cả quyết định đầu tư như dự đoán giá của cổ phiếu trên thị trường (Zhu & cộng sự, 2015) Nói cách khác, minh bạch TTKT đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư Trên cơ sở đó quyết định tính hiệu quả của phân bổ nguồn lực và phát triển nền kinh tế (Bushman, Robert M & cộng sự, 2004); Thứ hai, TTKT minh bạch tạo điều kiện để người sử dụng thông tin giám sát hoạt động của DN (Hermalin, 2014), qua đó thúc đẩy các DN cung cấp thông tin có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc giải trình thông tin (Mallin, 2002); Thứ ba, minh bạch TTKT là chìa khóa chống tham nhũng, gia tăng niềm tin của người sử dụng thông tin và kích hoạt cơ chế giải trình thông tin; Cuối cùng, trong xu thế hội nhập thì minh bạch TTKT là chiến lược khuyến khích thu hút đầu tư trong nước và quốc tế (Oweis & cộng sự, 2019;

Tại Việt Nam, từ năm 1975 đã trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể, diễn ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường từ năm 1986 Kể từ năm 2000, TTCK Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc quyền sở hữu của DNNN mà còn đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư Sau hơn 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã trở thành một phương tiện huy động vốn dài hạn đầu tư vào sự phát triển DN Tuy nhiên, các vụ bê bối DN nổi tiếng từ năm 1998 đến nay trên TTCK Việt Nam, củng cố quan điểm cho rằng MBTTKT của DN chưa đạt mức độ cao, điều này cũng là một yếu tố được nhà đầu tư quan tâm trong hoạt động đầu tư Kể từ giữa những năm 2000, BTC và

UBCKNN là hai cơ quan quản lý chính chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết TTCK đã ban hành một loạt quy định để quản lý hoạt động CBTT Các nhóm liên quan đến TTCK (chính phủ, nhà đầu tư, chủ nợ, các nhóm cổ đông mới và các hiệp hội nghề nghiệp) đều tạo áp lực ở các mức độ khác nhau để thúc đẩy các hoạt động công bố TTKT minh bạch hơn Do đó, yêu cầu MBTTKT là điều tất yếu trên TTCK hiện nay

Thứ hai, với bối cảnh chung của nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Việt Nam, sự phát triển nhanh của TTCK Việt Nam (Năm 2000, thời điểm thành lập TTCK, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP ở mức 0,3% thì đến hết năm 2023 vốn hoá toàn TTCK Việt Nam đạt tương đương 56,4% GDP cả nước) và với những phức tạp liên quan đến TTCK thì thị trường vốn mới nổi của Việt Nam đang đối mặt với một thách thức quan trọng, bao gồm vấn đề thiếu minh bạch thông tin Để cải thiện thị trường vốn, CTNY của Việt Nam cần tham gia CBTT để cải thiện tính minh bạch TTKT Theo đó, mục tiêu tìm hiểu cơ chế thúc đẩy gia tăng MBTTKT các CTNY là xu thế tất yếu

Việc áp dụng mô hình Hofstede-Gray cho thấy rằng ở Việt Nam và Ai Cập, những xã hội tập thể có khoảng cách quyền lực lớn, các đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến các chuẩn mực kế toán bao gồm tuân thủ luật pháp, đồng nhất, bảo thủ và tính bí mật Điều này dẫn đến mức độ minh bạch thấp và độ tin cậy kém của báo cáo tài chính tại cả hai quốc gia, như nghiên cứu của Samaha và cộng sự (2011) và Hassab Elnaby và cộng sự (2005) đã chỉ ra.

Tuy nhiên, chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và truyền thông liên tục báo cáo về nhu cầu đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, dẫn đến yêu cầu tiết lộ thông tin ngày càng tăng Trong bối cảnh đó, có sự mâu thuẫn giữa đặc điểm lịch sử bảo mật và yêu cầu công khai minh bạch thông tin nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Sự mâu thuẫn này tạo động lực kiểm tra xem mức độ bảo mật trong truyền thống có ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách của chính phủ trong việc thiết lập một môi trường tài chính công minh bạch hơn không.

Cuối cùng, tại Việt Nam các chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã được ban hành, cố gắng tiệm cận với Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) và các cơ quan quản lý của Việt Nam đã từng bước thiết lập một khung pháp lý toàn diện cho việc công bố thông tin minh bạch trên TTCK Việt Nam Việc minh bạch TTKT trở nên càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của thị trường mới nổi như Việt Nam, nơi tính bền vững của thị trường phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hẹp khoảng cách thông tin giữa nhà đầu tư nội và ngoại (Healy & cộng sự, 2001; Barako, Dulacha Galgallo, 2004; Armitage & cộng sự, 2008) Trong những năm gần đây, niềm tin của nhà đầu tư đã bị lung lay nghiêm trọng nên nhu cầu nâng cao tính minh bạch TTKT càng trở nên cấp thiết hơn, để củng cố sự tham gia của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường vốn

Vì vậy, hiện nay trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay nghiên cứu về "Các nhân t ố ảnh hưởng đế n tính minh b ạ ch thông tin k ế toán c ủ a các công ty niêm y ế t trên th ị trườ ng ch ứ ng khoán Vi ệ t Nam" là rất cần thiết và hợp lý nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh và bền vững đảm bảo khôi phục kinh tế và phục hồi lòng tin của nhà đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho quyết định đầu tư trên thị trường vốn.

Tổng quan nghiên cứu

Các phương pháp đo lường trên thế giới

Đo lường minh bạch thông tin đóng vai trò quan trọng đối với DN, đặc biệt là trong quá trình phát triển của TTCK Thông thường, nhà đầu tư so sánh BCTC đã được kiểm toán với BCTC được công bố do cơ quan quản lý tài chính để đánh giá mức độ MBTT của DN Do cách tiếp cận theo nhiều quan điểm và mức độ khác nhau nên đo lường minh bạch TTKT có nhiều phương pháp khác nhau Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay tiêu chí chung được đề xuất để đánh giá mức độ minh bạch TTKT của DN Một trong những phương pháp được đa số các nước trên thế giới áp dụng là thiết lập bộ chỉ số đánh giá MBTT Theo đó, bộ tiêu chí càng phản ảnh tốt các thuộc tính của MBTT thì chất lượng càng cao (Vishwanath & cộng sự, 2001) nhưng mỗi quốc gia lại thiết lập một bộ chỉ số riêng tùy thuộc vào luật pháp và đặc điểm của từng quốc gia Một số chỉ số đo lường mức độ minh bạch thông tin hiện đang được áp dụng ở một số quốc gia

Chỉ số CIFAR (The Center for International Financial Analysis and Research) là chỉ số được xây dựng năm 1995 bởi Trung tâm phân tích và nghiên cứu tài chính quốc tế chỉ số này gồm 90 khoản mục thị trường tài chính và phi tài chính được công bố trên các BCTN của các CTNY Chỉ số CIFAR sử dụng thông tin trên BCTC, phương pháp kế toán, dữ liệu giá cổ phiếu, quản trị công ty (giám đốc, HĐQT, lương thưởng, cổ đông lớn,…) và các thông tin khác được sử dụng để tính các khoản mục thông tin Theo quan điểm của IAAT thì chỉ số CIFAR có mối quan hệ thuận chiều mức độ CBTT và mức minh bạch thông tin Sự minh bạch của thông tin đo lường bằng mức độ CBTT

Nghiên cứu của La Porta & cộng sự (2000) sử dụng chỉ số này làm thước đo chất lượng của hệ thống kế toán Nghiên cứu của Bushman, Robert M & cộng sự (2001), Archambault & cộng sự (2003) sử dụng chỉ số này làm thước đo mức độ CBTT Chỉ số này được xây dựng tùy thuộc vào môi trường kinh doanh, pháp luật của từng quốc gia

2.1.2 Chỉ số IDTRS của Đài Loan (2003)

Năm 2003, Viện Nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (SFI) đã thành lập một Ủy ban Đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin (IDE) để xây dựng hệ thống chỉ số IDTRS theo sự chỉ đạo của Sở GDCK Đài Loan (TWSE) và Sàn GDCK phi tập trung (GTSM), Viện Nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (SFI) công bố Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin (IDTRS) để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả các CTNY trên TTCK Đài Loan trên 2 sàn giao dịch chứng khoán TWSE và GTSM

Các công ty niêm yết (CTNY) được đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chí về công bố thông tin (CBTT) bao gồm: (1) Tuân thủ quy định về công bố bắt buộc (quy trình CBTT, tổ chức họp báo, báo cáo quản lý, thay đổi về cổ phiếu nội bộ, mua sắm tài sản, BCTC); (2) Kịp thời trong báo cáo (báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo lãi lỗ đầu tư nước ngoài); (3) Công bố dự báo tài chính (thông tin dự báo, cập nhật theo quy định); (4) Công bố BCTN về tính minh bạch (tình hình tài chính, chất lượng nhân sự, HĐQT, sở hữu); (5) CBTT trên website (thông tin dễ tiếp cận, kịp thời).

Hàng năm các kết quả xếp hạng theo chỉ số ITDRS được công bố rộng rãi làm cơ sở cho các nghiên cứu cũng như các thay đổi trong thực tế về chính sách quản lý thị trường và quản trị của các CTNY Mô hình nghiên cứu của Lin & cộng sự (2007) đã dựa trên chỉ số ITDRS với dữ liệu của CTNY trên TTCK Đài Loan trong năm 2003, 2004 để xem xét mối quan hệ giữa MBTT và thu nhập kế toán

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhận ra mức độ MBTT được đo bằng chỉ số ITDRS làm giảm sút thông tin về thu nhập kế toán nhưng nếu mức độ MBTT được đo bằng tỷ số các khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn thì thông tin thu nhập kế toán sẽ gia tăng ở các công ty có mức độ minh bạch cao và kết quả nghiên cứu cho thấy, theo đánh giá của nhà đầu tư, số liệu của kế toán hữu ích và có giá trị hơn so với kết quả xếp hạng theo chỉ số ITDRS Nghiên cứu nhận ra rằng sử dụng chỉ số ITDRS không phải là cách tốt để đánh giá sự minh bạch của thông tin tài chính Ngược lại, nghiên cứu Huang & cộng sự (2011) đưa ra bằng chứng cho thấy ảnh hưởng nhất định của chỉ số IDTRS góp phần cảnh báo rủi ro xảy ra trong tương lai và khẳng định chỉ số IDTRS góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng MBTT trên TTCK, gia tăng giá trị DN, tạo lập và giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư

2.1.3 Nguyên tắc Quản trị công ty của OECD (2004)

Năm 1999, bộ nguyên tắc này của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được phê chuẩn lần đầu, sửa đổi vào năm 2004 và tái bản năm 2015 Đến năm 2023 thì Nguyên tắc này cũng được Hội đồng Ổn định Tài chính áp dụng như một trong những tiêu chuẩn quan trọng cho các Hệ thống Tài chính vững mạnh và được thông qua bởi Nhóm G20 Trong nguyên tắc đề cập đến những tiến triển trong ngành tài chính và khu vực DN thúc đẩy tính hiệu quả, phù hợp của các chính sách và thông lệ về QTCT (OECD, 2023) Về bản chất, khi tình hình có sự thay đổi quan trọng, bộ nguyên tắc này luôn được phát triển và cần được xem xét lại Bộ nguyên tắc này có sáu (6) tiêu chí: (1) Đảm bảo cơ sở khuôn khổ QTCT hiệu quả: Yêu cầu cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi; (2) Quyền của cổ đồng và các chức năng sở hữu cơ bản: Yêu cầu khuôn khổ QTCT phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông; (3) Đối xử bình đẳng đối với cổ đông: Yêu cầu khuôn khổ QTCT cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông bao gồm cổ đông thiểu và cổ đông nước ngoài Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền cổ đông bị vi phạm; (4) Vai trò của các các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT: Yêu cầu phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho DN; (5) Công bố thông tin và tính minh bạch với yêu cầu khuôn khổ QTCT cần phải đảm bảo việc CBTT kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT Ở đây tiêu chí yêu cầu CBTT gồm sáu thành phần (A Các nội dung được yêu cầu CBTT; B Chất lượng của nội dung CBTT; C, Yêu cầu của đơn vị kiểm toán hàng năm; D Trách nhiệm của kiểm toán độc lập; E Kênh CBTT; F Các biện pháp phân tích, tư vấn có liên quan đến quyết định của nhà đầu tư); (6) Trách nhiệm của HĐQT: Yêu cầu khuôn khổ QTCT cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông

Cheung & cộng sự (2007) đã sử dụng bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nguyên tắc quản trị OECD do học viện Hiệp hội các giám đốc của Thái Lan thực hiện nghiên cứu với 265 CTNY trên TTCK Thái Lan và 148 CTNY trên TTCK Hồng Kông để xem xét đánh giá các mức độ CBTT và tính minh bạch của các CTNY ở thị trường Thái Lan và Hồng Kông Kết quả cho thấy sự khác biệt về mức độ công bố và MBTT của CTNY tại Thái Lan và Hồng Kông Điều này nghĩa là khi vận dụng nguyên tắc QTCT OECD cho đánh giá các CTNY ở các quốc gia khác nhau thì độ sai biệt có xảy ra

2.1.4 Chỉ số T & D của Standard & Poor's (2001)

Năm 2001, Standard and Poor's (S&P) xây dựng Chỉ số minh bạch và công bố thông tin (T&D) dựa trên 98 câu hỏi chia thành 3 nhóm Nhóm thứ nhất gồm 28 câu hỏi về minh bạch sở hữu và quyền nhà đầu tư Nhóm thứ hai gồm 35 câu hỏi về minh bạch tài chính và kinh doanh Nhóm thứ ba cũng gồm 35 câu hỏi về minh bạch cơ cấu và hoạt động quản trị của HĐQT và ban điều hành.

Trong đó liên quan đến MBTT tài chính trên TTCK bao gồm 30 mục chính:

Chính sách kế toán, các chuẩn mực kế toán áp dụng cho BCTC và các mục liên quan đến tuân thủ các chuẩn mực quốc gia Các DN có thể tuân thủ theo một trong các hệ thống chuẩn mực phổ biến như Chuẩn mực quốc tế (IFRS) hoặc Chuẩn mực Hoa Kỳ (U.S GAAP) Đối với TTCK Mỹ, mẫu báo cáo 10-K, báo cáo gửi cơ quan nhà nước và báo cáo gửi đến các cổ đông đều phải tuân theo quy định của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và cũng là các cơ sở để xác định xếp hạng của chỉ số này Các công ty được điều tra trả lời các câu hỏi “Có/Không" về các nội dung CBTT của công ty và được xếp hạng trên thang điểm 10 Sau đó căn cứ trên tỷ lệ giữa số lượng các yếu tố mà công ty đạt được so với tổng số 98 tiêu chí đã đặt ra để xếp hạng chung Chỉ số T&D ngoài việc được sử dụng để đánh giá và xếp hạng sự minh bạch và CBTT trên các TTCK thì chỉ số này còn được sử dụng để cải thiện sự minh bạch và CBTT của TTCK Thổ Nhĩ Kỳ trong nghiên cứu của Aksu & cộng sự (2006)

Hạn chế của xếp hạng và đánh giá theo chỉ số T&D của S&P chỉ dừng lại ở việc đánh giá BCTC các CTNY có công bố ra đại chúng các thông tin liên quan hay không công bố mà chưa đánh giá được chất lượng thông tin đã được công bố chính thức, đồng thời không đề cập các loại thông tin khác về công ty từ nguồn thông tin trên website công ty, theo nghiên cứu của Churchwell (2003) Ngoài ra, điểm yếu của điểm T&D là không phân biệt được giữa công bố tự nguyện và bắt buộc, đồng thời không cung cấp dấu hiệu về chất lượng của dữ liệu và quy trình được công bố (KhannaPalepu & cộng sự, 2004) Điều này có thể dẫn đến sai sót trong việc đo lường tính MBTT

2.1.5 Chỉ số GTI của Singapore (2009)

Năm 2009, chỉ số quản trị và minh bạch thông tin - GTI (Governance and Transparency Index) được ra đời với sự tài trợ của CPA Australia và sự hỗ trợ của Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Singapore, tờ Business Times, Trung tâm quản trị công ty (CGIO), các học viện và các tổ chức thuộc Trường Kinh doanh - Đại học Quốc gia Singapore phối hợp cùng xây dựng để đánh giá mức độ minh bạch của các CTNY thay thế cho Chỉ số MBTT công ty (CTI) đã sử dụng từ năm 2000

Chỉ số này được chia thành 2 nhóm chính và với số điểm đánh giá cao nhất cho mỗi nhóm gồm: QTCT (75 điểm) và MBTT (25 điểm) Các điểm cơ bản đánh giá công ty dựa trên hai nhóm QTCT với ba vấn đề: (1) Về HĐQT và ban giám đốc (35 điểm); (2) Về chính sách lương thưởng (20 điểm); (3) Về kế toán và kiểm toán (20 điểm) và Minh bạch thông tin đánh giá 25 điểm về minh bạch và mối quan hệ với nhà đầu tư

Tổng điểm GTI của các CTNY trên TTCK Singapore được cộng thêm hoặc bị trừ điểm từ các điểm điều chỉnh bao gồm: Đánh giá “chế độ đãi ngộ và hệ thống thưởng phạt” Các nguồn thông tin sơ cấp được sử dụng: BCTN của năm trước đó, các thông tin công bố trên SGDCK Singapore (SGXNet) hoặc website của công ty để đánh giá được tổng điểm GTI

Các phương pháp đo lường tại Việt Nam

đánh giá các CTNY tại HNX năm 2014, 2015 Kết quả minh bạch và công bố thông tin của CTNY chỉ được xét một phần nhỏ trong bộ chỉ số QTCT, chiếm 30%

Trương Đông Lộc và cộng sự (2016) đã đề xuất bộ tiêu chí đo lường minh bạch và công bố thông tin (CBTT) của công ty niêm yết (CTNY) gồm 53 tiêu chí dựa trên bộ tiêu chí của S&P và các quy định CBTT của CTNY tại Việt Nam (Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 và Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012) Trên cơ sở đó, họ xây dựng chỉ số minh bạch và CBTT của CTNY.

- Tỷ trọng điểm số cho 3 nhóm được áp dụng tương tự như chỉ số S&P

- Sử dụng phương pháp đánh giá số lượng thông tin công bố tương tự S&P

- Nội dung chưa thực hiện theo quy định bị trừ điểm (điểm 0 cho tiêu chí)

- Các câu hỏi được thiết kế thể hiện tính chất tuân thủ, theo thông lệ và tự nguyện công bố

Tất cả các câu hỏi được thu thập từ BCTC, BCTN và trang thông tin điện tử của HOSE Những câu hỏi nằm trong 98 tiêu chí của S&P nếu không được tìm thấy từ các nguồn trên bị loại ra Điểm của từng tiêu chí được dựa vào số lượng thông tin và mức độ minh bạch của thông tin gắn với từng tiêu chí Chỉ số minh bạch và CBTT được xây dựng trên thang điểm 100 với ba tiêu chí: (1) Minh bạch cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (25 điểm); (2) Minh bạch tài chính và công bố thông tin (38 điểm);

(3) Minh bạch cấu trúc HĐQT và tiến trình (37 điểm) với trọng số các hạng mục tính theo mức độ quan trọng của tiêu chí đánh giá theo thang 5 cấp từ 1 đến 5 Tác giả tính chỉ số minh bạch và CBTT cho CTNY trên cơ sở bộ tiêu chí được đề xuất sử dụng số liệu được thu thập từ BCTC, BCTN và các thông tin khác có liên quan của các CTNY trên HOSE trong năm 2014 tại thời điểm ngày 31/12/2014 là 278/298 CTNY Tuy nhiên, phương pháp này còn hạn chế vì chưa cho thấy mức độ minh bạch của thông tin công bố Do đó, tác giả phân biệt mức độ MBTT ở một số câu hỏi và phương pháp tính điểm xác định theo tầm quan trọng của mục đánh giá từ 1 đến 5 điểm đã làm việc đánh giá tính điểm của Bộ tiêu chí phức tạp

Tiếp theo Lê Xuân Thái (2020) xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá minh bạch và CBTT có kế thừa nghiên cứu của Trương Đông Lộc & cộng sự (2016) Tác giả xây dựng bộ tiêu chí đo lường mức độ minh bạch và CBTT của CTNY tại Việt Nam với 86 tiêu chí dựa trên bộ tiêu chí S & P (2002) kết hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam (Thông tư 155/2015/TT-BTC, ngày 16/10/2015 (Bộ Tài chính, 2015b)) về CBTT của CTNY trên TTCK (tính chất tương tự Điều luật Sarbanes-Oxley về CBTT trên TTCK Mỹ) Bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch và CBTT áp dụng theo nguyên tắc:

- Sử dụng phương pháp đánh giá số lượng thông tin công bố tương tự như phương pháp của S & P Nghiên cứu phân biệt mức độ MBTT ở một số câu hỏi trong điều kiện có thông tin cho phép chi tiết hơn (không có thông tin, có thông tin-không đầy đủ, đủ thông tin theo yêu cầu, tự nguyện công bố)

- Nội dung chưa thực hiện theo quy định của tiêu chí bị điểm 0 cho tiêu chí đó Mỗi một thông tin được cung cấp trên câu hỏi được cho là 1 điểm

- Các câu hỏi – tiêu chí đánh giá được thiết kế thể hiện tính chất tuân thủ (luật pháp Việt Nam, quốc tế), theo thông lệ áp dụng cho CTNY và tính chất tự nguyện công bố

- Tất cả câu hỏi tìm thấy trên BCTC, BCTN, báo cáo QTCT, trang điện tử CTNY, trang thông tin điện tử HOSE, HNX, UBCK Nhà nước

Chỉ số minh bạch và CBTT của tác giả (TDI - Transparency and Disclosure Index) được tính dựa trên 3 thành phần chính: CBTT cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (18 điểm); CBTT tài chính (50 điểm) và CBTT cơ cấu HĐQT và điều hành công ty (30 điểm) Tổng số tố đa 98 điểm (100%) trên bảng hỏi Phương pháp cho điểm câu hỏi trên bộ tiêu chí minh bạch và CBTT: Không (0) cho câu hỏi không có thông tin công bố, một (1) khi có thông tin công bố; hai (2) cho câu hỏi có tính chất quan trọng khi có thông tin công bố với điều kiện thông tin công bố đầy đủ chi tiết và kịp thời (19 câu hỏi) Các công ty vi phạm CBTT trên thị trường theo thông báo của UBCKNN bị trừ 2 điểm cho mỗi lần vi phạm Bộ chỉ tiêu đánh giá này kế thừa nghiên cứu của Trương Đông Lộc & cộng sự (2016) nhưng có điều chỉnh phương pháp đánh giá điểm của mỗi tiêu chí được cho dựa trên tính quan trọng của các tiêu chí trong bản chỉ số minh bạch và CBTT và đánh giá theo thang 3 cấp 0, 1, 2 cho 19 tiêu chí và thang 2 cấp 0, 1 cho 60 tiêu chí

Vận dụng bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch và cung cấp thông tin (MBTT) của Trương Đông Lộc và cộng sự (2016), nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 484 công ty niêm yết (CTNY) trên HSX và HNX trong giai đoạn 2014-2016 Kết quả cho thấy điểm MBTT của các CTNY biến động từ 36,7 đến 79,6 điểm, trung bình đạt 62,5 điểm, mức trung bình và thấp hơn 37,5 điểm so với yêu cầu Nghiên cứu của Lê Xuân Thái (2020) tuy đơn giản hơn bộ tiêu chí của Trương Đông Lộc nhưng vẫn sử dụng phương pháp tính số lượng thông tin công bố tương tự S&P Ngoài ra, nghiên cứu còn áp dụng phương pháp tính điểm trọng số đối với các tiêu chí quan trọng theo thang đo 3 cấp 0, 1, 2 và điểm trừ khi có vi phạm, dẫn đến phương pháp tính MBTT trở nên phức tạp trong quá trình đo lường.

Các bộ chỉ số trên được sử dụng như là cơ sở phân tích tham khảo trong quá trình xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch và CBTT của CTNY tại Việt Nam Mặt khác, việc đánh giá chất lượng CBTT và minh bạch được thực hiện theo các nguồn dữ liệu công bố của CTNY nên trong trường hợp công ty thực hiện tốt các hoạt động CBTT nhưng không công bố cho công chúng sẽ bị coi là không minh bạch trong CBTT

Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có bộ tiêu chí chính thức được công bố để đo lường mức độ minh bạch TTKT của CTNY Vì vậy, để phục vụ cho nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí để đo lường mức độ MBTT qua việc CBTT định kỳ của CTNY tại Việt Nam trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và có điều chỉnh cho phù hợp điều kiện hiện tại.

Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng minh bạch thông tin kế toán

2.3.1 Nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu

Sự phân tán cổ phần rộng rãi trong công ty liên quan đến việc tuân thủ các quy tắc quản trị công ty tốt (CBTT) Trong các quốc gia nơi cổ đông nắm giữ cổ phần đáng kể (tập trung cổ phần cao), như Trung Quốc (sở hữu nhà nước), Đức và Nhật Bản (sở hữu ngân hàng), hoặc Hồng Kông (sở hữu của các gia đình lớn), ranh giới giữa chủ sở hữu và người quản lý vốn thường mơ hồ.

E., 1992; Cooke, T.E., 1993; Wallace & cộng sự, 1994) Trong trường hợp này, chủ sở hữu cổ phần có khả năng tiếp cận thông tin nội bộ của công ty một cách rộng rãi hơn và không dựa nhiều vào việc CBTT công khai để theo dõi đầu tư

Như vậy, trong tình huống tương tự, nhu cầu minh bạch TTKT qua CBTT và báo cáo đầy đủ không cao Quan điểm đối lập với lý thuyết đại diện là quan điểm của Zeckhauser & cộng sự (1990) Tác giả cho rằng, ngay cả khi lợi ích có đủ lớn để đề xuất yêu cầu cung cấp thông tin, việc phân tán cổ đông cá nhân không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả, chính sách và cách thức CBTT của công ty Điều này có nghĩa là khi quyền sở hữu cổ phần được chia nhỏ, các cổ đông cá nhân không thể truy cập thông tin nội bộ của công ty

Theo nghiên cứu, sức mạnh của cơ cấu sở hữu của một công ty ảnh hưởng đáng kể đến quyết định CBTT của công ty (Eng & cộng sự, 2003; Ho, P.-L., 2009;

Việc lựa chọn cơ chế kiểm soát bản thân (CBTT) phù hợp với mô hình bản quyền tự kiểm toán (MBTTKT) phụ thuộc vào cấu trúc sở hữu khác nhau, bởi cấu trúc này ảnh hưởng đến mức độ giám sát Bản sắc của quyền sở hữu dẫn đến các kỹ năng, động cơ giám sát và mục tiêu doanh nghiệp khác nhau Do đó, việc lựa chọn CBTT phải phù hợp với cấu trúc sở hữu cụ thể để đảm bảo MBTTKT hiệu quả.

Eng và Mak, 2003; Jiang và Habib, 2009)

2.3.1.1 Sở hữu nhà nước Mức độ sở hữu của nhà nước cao, kết hợp với mối liên kết mạnh với chính trị tạo ra một môi trường bảo vệ chống lại sự kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt lớn hơn do yếu kém của khung pháp lý Kết quả dẫn đến mức độ minh bạch TTKT qua CBTT thấp trong các công ty có sở hữu nhà nước Các nghiên cứu trước đây cho thấy sự hiện diện của sở hữu nhà nước trong công ty làm giảm động cơ tiết lộ thông tin Nghiên cứu của Jiang & cộng sự (2009) kết luận tập trung sở hữu nhà nước làm mất đi sự phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát do nhà nước có khả năng truy cập dễ dàng vào thông tin nội bộ công ty (Owusu-Ansah, 1998;

Xiao, H & cộng sự, 2007) Vì vậy, DN có sở hữu nhà nước ít phụ thuộc vào việc MBTT để đưa ra quyết định, dẫn đến tình trạng các DN này thiếu động lực trong cung cấp thêm thông tin cho đối tượng sử dụng nên minh bạch TTKT bị hạn chế

Các nghiên cứu của Jiang & cộng sự (2009), Naser & cộng sự (2003), Alhazaimeh & cộng sự (2014), Ntim, Collins G & cộng sự (2011) cho rằng sở hữu nhà nước trong các công ty làm giảm động lực tối đa hóa lợi nhuận, giảm minh bạch thông tin tài chính kế toán (TTKT) và dẫn đến mức độ tiết lộ thông tin theo ý muốn cao hơn Ngược lại, nghiên cứu của Ghazali & cộng sự (2006) không tìm thấy mối liên hệ này, trong khi Ebrahim & cộng sự (2015) báo cáo mối liên hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu của nhà nước và minh bạch TTKT.

Tại Việt Nam, thành phần tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước có quan hệ thuận chiều với mức độ MBTT trên BCTC vì theo Nguyễn Thị Phương Thảo (2021) khi Nhà nước sở hữu vốn tại công ty sẽ áp đặt một cơ chế giám sát khi nghiêm ngặt

Quyền sở hữu quản lý được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm cổ phiếu thường được nắm giữ bởi Giám đốc điều hành và Thành viên HĐQT Theo lý thuyết đại diện, quyền sở hữu của người quản lý làm giảm chi phí đại diện vì nhà quản lý sở hữu một phần nhỏ cổ phần có động cơ để gánh chịu hậu quả và thu được lợi ích từ công ty Do đó, mức độ sở hữu quản lý cao hơn cho phép các công ty sắp xếp các ưu đãi của các nhà quản lý với các cổ đông và do đó thúc đẩy các công ty tự nguyện cung cấp thêm thông tin Tương tự, quyền sở hữu của quản lý thấp hơn khuyến khích các nhà quản lý sử dụng các đặc quyền chống lại việc tối đa hóa tài sản của các cổ đông (Eng & cộng sự, 2003) Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra có liên quan giữa quyền sở hữu quản lý thấp và mức độ tiết lộ thông tin thấp được xác định trong nghiên cứu CTNY tại Malaysia (Ghazali & cộng sự, 2006) Đồng quan điểm này, Jiang & cộng sự (2009) báo cáo rằng quyền sở hữu quản lý cao hơn dẫn đến thực hiện CBTT tự nguyện lại tăng lên ở các CTNY ở New Zealand Các nghiên cứu Eng & cộng sự (2003) và Wang, M & cộng sự (2013) khám phá mối liên hệ nghịch giữa quyền sở hữu của giám đốc với việc tiết lộ thông tin tương tự các nghiên cứu (Mitchell, J.D & cộng sự, 1995; Schadewitz & cộng sự, 1998) Nghiên cứu dự đoán kết quả giảm mức độ tiết lộ thông tin, chủ yếu do động cơ của chủ sở hữu nhằm giữ quyền kiểm soát công ty đối với cổ đông thiểu số (Fan & cộng sự, 2002)

Tại Việt Nam, Ngô Văn Thống (2016) phát hiện nhân tố sở hữu quản lý (đo bằng tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT) không có ý nghĩa thống kê hoặc không ảnh hưởng MBTT là phù hợp với thực tiễn Việt Nam Vì theo tác giả, quyền sở hữu quản lý không có tác động đến mức độ MBTTKT qua CBTT tự nguyện trên BCTN vì một số các tập đoàn lớn, đầu ngành có tính minh bạch cao, tuy nhiên đa phần đây là công ty gia đình hoặc công ty mà sở hữu cổ phần nhà nước chi phối nên mức độ tập trung vốn chủ sở hữu lớn Trong khi Trần Quốc Thịnh (2017) trong nghiên cứu về QTCT đến mức độ MBTT của CTNY nhận thấy mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa biến mức độ tập trung quyền sở hữu quản lý với mức độ CBTT kế toán nghĩa là có sự tăng lên tỷ lệ mức độ tập trung quyền sở hữu có tác động cùng chiều trong việc cung cấp thông tin kế toán ra bên ngoài

2.3.1.3 Sở hữu nước ngoài Mức độ sở hữu của cổ đông nước ngoài được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển vì tổ chức nước ngoài sở hữu công cụ hiệu quả hơn tổ chức tư nhân trong nước khi giám sát nhà quản lý (Healy

& cộng sự, 2001) Vì vậy, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài làm giảm mức độ quản lý lợi nhuận, giúp nâng cao tính minh bạch trong CBTT và tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài càng cao thì mức độ CBTT minh bạch càng cao (Singhvi, Surendra S, 1968; Haniffa & cộng sự, 2002; Sartawi & cộng sự, 2014)

Nghiên cứu của Alhazaimeh & cộng sự (2014), Haniffa & cộng sự (2002) đã phát hiện ra sự tương quan thuận chiều đáng kể giữa quyền sở hữu của nước ngoài và mức độ minh bạch TTKT được công bố Tuy nhiên, Aljifri & cộng sự (2014) không tìm thấy mối liên hệ giữa sở hữu nước ngoài và công khai tài chính DN

Tương tự Phạm Ngọc Toàn (2015) và Nguyễn Lê Vân Thanh (2019) cùng quan điểm cho rằng CTNY có số lượng nhà đầu tư nước ngoài lớn sẽ có nhu cầu tiết lộ thông tin dự kiến cao hơn do sự chia cắt địa lý giữa nhà quản lý và chủ sở hữu của công ty Ngược lại, phần lớn các nghiên cứu của các tác giả khác nhận thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài chưa có ý nghĩa với minh bạch TTKT (Nguyễn Thị Lan, 2018; Trương Đông Lộc, 2019; Hồ Thủy Tiên & Hoàng Minh Khánh, 2021;

2.3.2 Nhân tố thuộc quản trị công ty

2.3.2.1 Thành viên Hội đồng quản trị độc lập

Theo lý thuyết các bên liên quan, HĐQT không chỉ được coi là một cơ chế kiểm soát nội bộ chính để giám sát các nhà quản lý, giảm thiểu các vấn đề về đại diện giữa nhà quản lý và cổ đông mà còn hoạt động như cơ chế thúc đẩy lợi ích của các bên liên quan khác (Chen & cộng sự, 2010) Theo Fama & cộng sự (1983), các thành viên HĐQT độc lập hoạt động như một cơ chế đáng tin cậy để giảm xung đột giữa người quản lý và cổ đông vì QTCT hiệu quả tăng cường kiểm tra và kiểm soát của các nhà quản lý, từ đó hạn chế các hành vi cơ hội và vấn đề bất đối xứng thông tin Ngoài ra, tác giả cũng lập luận rằng HĐQT công ty có tỷ lệ giám đốc độc lập không tham gia vào hoạt động điều hành cao hơn sẽ có tác động lớn hơn trong việc kiểm tra và kiểm soát quyết định của ban quản lý Ngoài ra, việc đưa các giám đốc bên ngoài vào HĐQT giảm chi phí đại diện, tạo áp lực cho tiết lộ tốt hơn (Forker, 1992) Trong một môi trường giám sát nghiêm ngặt về QTCT như vậy, Ho, P.-L (2009) cho rằng các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn trong việc giữ lại bất kỳ thông tin hoặc CBTT sai lệch Do đó, quản lý công ty hiệu quả sẽ khuyến khích tính minh bạch TTKT và trách nhiệm trong việc giải trình thông tin của công ty và điều này sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ minh bạch TTKT

Khoảng trống nghiên cứu

Khoảng trống về định hướng nghiên cứu

nên việc tìm hiểu ngành của CTNY có ảnh hưởng đển tính minh bạch TTKT có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay và phù hợp định hướng.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể

(3) Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến minh bạch TTKT của CTNY (4) Đề xuất giải pháp và phương hướng thực hiện nâng cao minh bạch thông tin kế toán CTNY.

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thành phần đo lường minh bạch thông tin kế toán của CTNY Việt Nam như thế nào?

(2) Minh bạch TTKT của CTNY bị ảnh hưởng bởi nhân tố nào trong báo cáo năm 2022

(3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố minh bạch TTKT của CTNY trong báo cáo định kỳ năm 2022 như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp định tính và định lượng

Nghiên cứu hỗn hợp thiết kế theo mô hình khám phá tuần tự (sequential exploratory model), theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện đầu tiên và trọng tâm đặt vào bước nghiên cứu định lượng (Creswell, 1999), cụ thể:

Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh cơ sở lý thuyết về minh bạch TTKT Trên cơ sở đó, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT của CTNY tại TTCK Việt Nam Phương pháp này giúp đạt được các mục tiêu cụ thể như:

(4) Xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ: Thông qua tổng hợp có chọn lọc từ tổng hợp cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trước ở nước ngoài và trong nước liên quan đến minh bạch TTKT từ đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng minh bạch TTKT của CTNY Việt Nam và xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu

(5) Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các thang đo khái niệm nghiên cứu:

Trên cơ sở kế thừa các nhân tố và thang đo tiên tiến, kết hợp với việc phỏng vấn chuyên gia sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu tổng hợp thông tin, mô hình nghiên cứu và thang đo minh bạch thông tin kế toán đã được điều chỉnh hoàn thiện, phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các công ty niêm yết Việt Nam.

Nghiên c ứ u định lượ ng: Phương pháp nghiên cứu áp dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu chung thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát, thống kê mô tả, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục tiêu cụ thể:

(1) Kiểm định giá trị thang đo: Đánh giá giá trị thang đo ảnh hưởng của các nhân tố trong các mối quan hệ đề xuất ảnh hưởng đến minh bạch TTKT của CTNY Việt Nam

(2) Kiểm định các giả thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức: Giai đoạn này mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến trong các mối quan hệ được đề xuất, bao gồm: mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT và tác động kiểm soát của nhân tố ngành, công ty kiểm toán đến minh bạch TTK của CTNY Việt Nam

Giai đoạn nghiên cứu định lượng này, thực hiện hai bước gồm: Nghiên cứu sợ bộ định lượng và nghiên cứu chính thức định lượng Đầu tiên, sau khi thực hiện khảo sát cỡ mẫu nhỏ kiểm định các thang đo trên cơ sở góp ý của các chuyên gia về các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước Sau đó, hoàn chỉnh bảng khảo sát để sử dụng cho bước nghiên cứu chính thức định lượng Tiếp theo, thực hiện khảo sát cỡ mẫu lớn nhằm đáp ứng việc phân tích dữ liệu cho việc đánh giá mô hình Tóm lại, kết quản nghiên cứu định lượng chính thức nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án đã đề ra

Các bước kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc được thực hiện bằng cách phân tích dữ liệu khảo sát và sử dụng phương pháp xử lý bằng cách sử dụng phần mềm SmartPLS 4.0.9.2

Đóng góp của luận án

Về phương diện học thuật, lý luận

Thứ nhất, nghiên cứu luận án mở rộng kiến thức về MBTTKT trong CTNY

Việt Nam đang áp dụng cách tiếp cận minh bạch thông tin kinh tế - xã hội (TTKT) bằng cách yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước công bố thông tin định kỳ.

Thứ hai, trong ngữ cảnh của Việt Nam, việc có kiến thức về nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT đóng góp giá trị quan trọng cho các cơ quan quản lý của Việt Nam trong việc đánh giá hiệu quả cấu trúc QTCT, đo lường thành công của quá trình tư nhân hóa và đề xuất các phương án nhằm hài hòa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam với các chuẩn mực toàn cầu (IAS-Chuẩn mực kế toán quốc tế , IFRS-Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)

Cuối cùng, nghiên cứu này là một trong số ít nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến minh bạch TTKT được thực hiện ở Việt Nam, kết quả của nghiên cứu này thu hút sự quan tâm đối tượng có liên quan trên TTCK Nghiên cứu này góp phần tăng cường hiểu biết về mức độ minh bạch TTKT toàn diện của các CTNY tại Việt Nam

Về phương diện thực tiễn

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu thu hút sự quan tâm các đối tượng có liên quan trên TTCK, góp phần tăng cường hiểu biết về mức độ minh bạch TTKT toàn diện của CTNY Việt Nam bằng cách bổ sung nhân tố ảnh hưởng minh bạch TTKT trên cơ sở tiếp cận theo yêu cầu CBTT từ cơ quan quản lý nhà nước Việc đảm bảo minh bạch TTKT là rất quan trọng để cung cấp thông tin hữu ích cho người chuẩn bị thông tin, người sử dụng thông tin và các cơ quan hoạch định chính sách trên TTCK Với tư cách là người chuẩn bị thông tin, các CTNY sẽ có được kiến thức về mức độ, loại hình và lượng thông tin cần được công bố để thành công trong việc cạnh tranh huy động vốn trên TTCK Ngoài ra, kiến thức này hỗ trợ người dùng thông tin hình thành kỳ vọng về loại và lượng thông tin được cung cấp Sự hiểu biết về nhân tố đảm bảo TTKT minh bạch cũng đặc biệt hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách các quốc gia nhằm tận dụng tốt nhất cơ hội để phát triển kinh doanh ở Việt Nam;

Thứ hai, việc thúc đẩy các CTNY đảm bảo minh bạch TTKT cho phép các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam đánh giá hiệu quả của cấu trúc QTCT, so sánh sự hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán được quốc tế chấp nhận và đánh giá những cải cách về quyền sở hữu được thực hiện trong hơn 30 năm qua, đo lường thành công của quá trình tư nhân hóa Đồng thời, kết quả luận án cung cấp cái nhìn sâu sắc về khả năng của DN trong việc hài hòa báo cáo công ty với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế về QTCT Bên cạnh đó, kết quả luận án đóng góp giá trị quan trọng cho các cơ quan quản lý Việt Nam trong việc đề xuất các phương án nhằm hài hòa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán toàn cầu

Thứ ba, luận án xây dựng tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin kế toán (TTKT) có bổ sung, cập nhật theo các quy định hiện hành và dựa trên khảo sát thực tế minh bạch TTKT của các công ty niêm yết Việt Nam để xác định và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT Điều này giúp các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý nhà nước định hướng thiết lập chính sách dựa trên thang đo minh bạch TTKT và khuyến khích các nhà quản lý tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT vào quy trình làm việc để cải thiện hiệu quả quản lý, nâng cao minh bạch TTKT của doanh nghiệp.

Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất giải pháp, kiến nghị và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao minh bạch TTKT của CTNY Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh các DN hướng tới phù hợp chiến lược phát triển TTCK của Việt Nam định hướng đến năm 2030.

Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Chương 2: Thực trạng minh bạch thông tin kế toán và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Khái quát về minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết

1.1.1 Khái niệm về tính minh bạch thông tin kế toán

1.2.1.1 Tính minh bạch thông tin

Theo tiếng Latin từ thời Trung cổ, từ “transparentia” đã xuất hiện và có nghĩa là “trong suốt”, cụm từ “minh bạch” được đề cập từ năm 1610 Từ những năm 1970, các luật và quy định cho phép truy cập vào tất cả thông tin, trách nhiệm giải trình ngày càng cao của các DN làm cho việc ra quyết định trở nên dễ dàng hơn Những hành vi này cũng như tự do thông tin được quy định năm 1966 và thay đổi năm 1974, bao gồm một số hành vi cho phép công chúng và phương tiện truyền thông tiếp cận thông tin theo yêu cầu Theo Ball (2009), các luật và quy định khác cũng bắt đầu hướng đến báo cáo thông tin theo yêu cầu của người sử dụng Mặc dù thuật ngữ “minh bạch” phổ biến từ những năm 1980, nhưng vào năm 1990, tính minh bạch trở nên nổi bật và trở thành thành chủ đề cho các nghiên cứu (Ball, 2009) Khái niệm về minh bạch đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu sau cuộc khủng hoảng tài chính trên thị trường toàn cầu, đặc biệt sau những sự kiện, các vụ bê bối tài chính của tập đoàn Enron và một số quốc gia châu Âu và Mỹ từ năm 2000 (Mohammadi & cộng sự, 2015)

Nghiên cứu trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, thuật ngữ "minh bạch" đề cập đến chính trị và chiến lược bắt đầu những năm 1980 như khía cạnh trong hành vi của tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia (Bael, 1989) và là một giá trị trong tạo lập chính sách đối ngoại (Kudrle, 1982; Kratochwil, 1986) Đến những năm 1990, các nghiên cứu bắt đầu đề cập đến cụm từ này như xác định minh bạch là một chuẩn mực hành vi hoặc giá trị công cho các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ (Florini, 1996) Tổ chức Minh bạch Quốc tế 1 đã góp phần minh bạch hóa một phần ngôn ngữ của khái niệm “minh bạch” Theo tổ chức này, tính minh bạch là cho phép “những người bị ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính, giao dịch kinh doanh hoặc công việc từ thiện không chỉ biết các sự kiện và số liệu cơ bản mà còn cả các cơ chế và quy trình” và khái niệm này đã liên kết tính minh bạch với khả năng hiển thị, khả năng dự đoán và khả năng hiểu được Như vậy, thuật ngữ minh bạch có ý nghĩa khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau Nghĩa đen của sự minh bạch là - chất lượng dễ dàng nhìn thấy Tính minh bạch trong bối cảnh quản trị hoặc trong một DN có nghĩa là sự trung thực và cởi mở Williams, C.C (2005) giải thích khái niệm tính minh bạch bằng cách sử dụng ba đặc điểm riêng biệt: Mức độ liên quan của thông tin, giới hạn thời gian và độ tin cậy của thông tin Trong khi đó, Dubbink & cộng sự (2008) đã loại trừ các đặc điểm của tính minh bạch như thông tin được cung cấp hữu ích đến đâu, quyền tự do tiếp cận thông tin và lợi thế Thông thường, tính minh bạch có liên quan đến việc công bố thông tin, tính toàn vẹn và sự tin cậy của tổ chức Tính minh bạch thường được thừa nhận là sự sẵn có của thông tin tài chính và phi tài chính của công ty đối với bên ngoài (Bushman, Robert M & cộng sự, 2004) Tương đồng quan điểm có Rawlins (2008), tác giả nhận định minh bạch được đặc trưng bởi “khả năng hiển thị, khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt là liên quan đến thực tiễn kinh doanh”

Theo Florini (2000), bí mật là hành động cố tình che giấu hành vi, còn minh bạch là hành động cố ý công khai thông tin Định nghĩa này vừa khái quát về tính minh bạch, vừa cụ thể trong việc áp dụng các biện pháp minh bạch Các tổ chức có thể sử dụng định nghĩa này để đánh giá mức độ minh bạch bằng cách đặt ra câu hỏi: "Doanh nghiệp có đang cố gắng che giấu điều gì đó bằng hành động, thực tiễn hoặc chính sách không?" Trong kinh tế, minh bạch là thông tin bình đẳng, đối lập với tính minh bạch là thông tin bất đối xứng.

1 IT: Transparency International tính không minh bạch, thì đây được coi là sự bất cân xứng về thông tin của các bên tham gia thị trường (Schulte & cộng sự, 2005)

Qua các nghiên cứu trên cho thấy khái niệm MBTT là một khái niệm trừu tượng, được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau và vẫn chưa có khái niệm nào được sử dụng thống nhất trên thế giới (Nielsen & cộng sự, 2009; Dapko, 2012) Nhìn chung, theo các nghiên cứu trước cho thấy minh bạch thông tin được tiếp cận theo ba hướng: (1) công bố thông tin (Ingram, 1984; Jaggi & cộng sự, 2000); (2) chất lượng thông tin (Fitrios, 2016); và (3) trách nhiệm giải trình (Harrison & cộng sự, 2014; Erkkilọ, 2020)

Tính minh bạch được đề cập gồm các cấu trúc luật pháp, chính trị và thể chế giúp cung cấp thông tin về các đặc điểm bên trong cho đối tượng cả bên trong và bên ngoài hệ thống Trong giai đoạn đầu, nhiều nhà nghiên cứu nhận định công bố như là một tín hiệu cho minh bạch và là tiền đề cho minh bạch (Rawlins, 2009) nên các nhà khoa học tập trung xác định vai trò của việc công bố TTKT để hướng đến minh bạch TTKT Theo Muslu & cộng sự (2008), CBTT kế toán cung cấp thông tin hữu ích cho thị trường vốn, đặc biệt trong trường hợp các công ty hướng tới mục tiêu giảm thiểu tác động của sự bất cân xứng thông tin cao và môi trường thông tin kém Theo Finel & Lord (1999), tính minh bạch được tăng lên nhờ bất kỳ cơ chế nào dẫn đến việc công khai thông tin Theo Winkler (2000), "tính minh bạch" bao gồm mức độ thông tin mà các chủ thể kinh tế sử dụng để đưa ra quyết định hoặc kỳ vọng, và tác giả tập trung vào cách sử dụng thông tin tiết lộ

Theo Bushman, Robert M và cộng sự (2004), minh bạch được hiểu là khả năng cung cấp thông tin cụ thể về công ty cho các nhà đầu tư bên ngoài và các bên liên quan.

Các tác giả lập luận rằng quyết định phân bổ nguồn lực và phát triển kinh tế căn cứ thông tin được cung cấp, đây là điều là rất quan trọng Vì vậy,việc CBTT làm cho thông tin sẵn có là một biểu hiện không thể thiếu của minh bạch

Theo Barth, Mary E & cộng sự (2008) thì minh bạch thông tin thể hiện ở hai mặt: Thông tin được công bố trong báo cáo tạo thành nền tảng kinh tế và thông tin trên báo cáo dễ hiểu đối với những người sử dụng thông tin trong và ngoài DN

Theo tác giả này, tính minh bạch của BCTC là một mức độ cho phép BCTC công bố các khía cạnh kinh tế của đối tượng tài sản theo cách thông tin BCTC mà người dùng bên ngoài có thể hiểu được Như vậy rõ ràng, mức độ MBTT của công ty phụ thuộc vào mức độ CBTT của công ty

Theo Aksu & cộng sự (2016) lại tập trung vào việc tiết lộ thông tin trong giải thích định nghĩa hoặc “tính minh bạch” được hiểu như là nghĩa vụ sẵn sàng cung cấp cho các cổ đông thông tin cần thiết để người sử dụng có thể đưa ra quyết định (DiPiazza Jr & cộng sự, 2002) Điều này tương thích với quan điểm xem

"tính minh bạch" là khả năng truy cập và sử dụng thông tin dễ dàng Khả năng và sự sẵn sàng cung cấp thông tin đặc quyền của ban lãnh đạo cho các bên tham gia thị trường quyết định mức độ minh bạch và đây là một phẩm chất đạo đức Thuật ngữ này xác định loại thông tin được công bố và thông tin nào có thể được sử dụng để thực hiện các thực hành đạo đức của công ty Điều này cho thấy tính minh bạch ngụ ý việc cấp quản lý phân loại và CBTT bằng cách xem xét thông tin nào nên được tiết lộ và công bố trong trường hợp nào Tương đồng quan điểm này, theo Florini (2007) tính minh bạch được mô tả là khả năng truy cập và sử dụng thông tin một cách dễ dàng Quan điểm này nhấn mạnh rằng minh bạch liên quan đến mức độ thông tin có sẵn cho những người bên ngoài, giúp đưa ra quyết định hoặc đánh giá các quyết định Tính minh bạch theo nghĩa chung này cho phép người dùng tham gia và tác động đến quá trình ra quyết định bằng cách thực hiện quyền truy cập thông tin của mình Thông qua việc các đơn vị công bố thông tin sẽ làm gia tăng sự tham gia của người sử dụng thông tin vào việc giảm sát các hoạt động DN cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị này Quan điểm này được Abed & cộng sự (2022) tiếp tục khẳng định minh bạch là một yếu tố quan trọng giúp công ty thu hút nhà đầu tư hơn Skinner (1994) đã chỉ ra trong trường hợp ban lãnh đạo tiết lộ tin tức tiêu cực, do họ có xu hướng cho rằng những khoản thu nhập tiêu cực đó phải chịu chi phí vì ban quản lý không muốn thừa nhận đã không CBTT thích hợp Ngược lại, nghiên cứu cho thấy các động lực để ban quản lý tiết lộ thông tin bao gồm giảm chi phí pháp lý và thiệt hại về danh tiếng Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn với lập luận này vì điều này cho thấy không có khái quát hóa các khuyến khích hành vi quản lý tiết lộ tin tức xấu nhưng có một số ưu điểm của việc tiết lộ như vậy Hơn nữa, trong trường hợp CBTT, Skinner (1994) đã chỉ ra rằng có sự bất cân xứng trong việc các nhà quản lý phải tiết lộ thông tin khi các CBTT tiêu cực được trình bày dưới dạng các tuyên bố định tính và các công bố tích cực được trình bày dưới dạng định lượng

Al-Ghamdi (2019) khẳng định rằng MBTT là một trường hợp xảy ra do sự tồn tại của trạng thái CBTT nhưng với điều kiện là việc công bố phải hoàn chỉnh

Nếu việc công bố không hoàn chỉnh, sẽ không có minh bạch Sự thiếu minh bạch trong việc CBTT thích hợp dẫn đến việc xác định sai dữ liệu công ty Điều này làm cho tính minh bạch trở thành một trường hợp chung và bao quát hơn việc công bố, do đó minh bạch rộng hơn công bố kế toán Việc công bố đầy đủ dẫn đến kết quả minh bạch thông tin Gibbins & cộng sự (1990) khi nghiên cứu về việc quản lý các công bố tài chính DN định lượng và định tính chỉ ra rằng các công ty phát triển chiến lược CBTT để đáp ứng với cả điều kiện bên trong và bên ngoài của DN Do đó, từ những năm 90, các nghiên cứu đã phát hiện quyết định công bố TTKT của công ty được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như chi phí đại diện (Leftwich & cộng sự, 1981), chi phí kiện tụng (Skinner, 1994), thông tin bất đối xứng (Hughes, 1986), tiết lộ chi phí liên quan (Ali & cộng sự, 1994)

Tóm lại, các định nghĩa này nhấn mạnh từ quan điểm của những người được tiếp cận thông tin (công chúng, nhân viên hoặc các tổ chức quản lý), tính minh bạch phụ thuộc vào các yếu tố như tính sẵn có của thông tin, điều kiện tiếp cận và biện pháp thông tin đã được minh bạch hóa, có thể hỗ trợ quá trình ra quyết định của người sử dụng hoặc thay đổi nhận thức của người sử dụng thông tin Các nhà cung cấp thông tin (DN hoặc tổ chức công) định hình các yếu tố đó bằng cách chọn thông tin nào có thể hoặc nên được tiết lộ, cũng theo luật hiện hành và bằng cách quyết định hình thức cung cấp thông tin có thể phù hợp nhất Những sự lựa chọn và quyết định như vậy dựa trên việc đánh giá các hạn chế và tác động liên quan đến kinh doanh, pháp lý và đạo đức

Ch ất lượ ng thông tin

Theo Patel & cộng sự (2002) thuật ngữ minh bạch thông tin được định nghĩa là “mức độ” áp dụng, tăng cường và mở rộng các phương pháp mới mang lại sự rõ ràng, nhất quán cho thông tin được cung cấp cho người bên ngoài của DN Điều này cũng đồng nhất ý kiến trong góc độ nghiên cứu của Bushman, Robert M & cộng sự (2004) điều tra tính minh bạch của CTNY đề cập đến sự tồn tại của “thông tin cụ thể” Tính minh bạch liên quan đến chất lượng thông tin, nghĩa là thông tin cần thiết phải dễ hiểu và chính xác theo thực tế đối với đối tượng mục tiêu và được trình bày theo cách khuyến khích hành động tốt (O'Malley

Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin kế toán

1.2.1 Lựa chọn hạng mục chỉ số minh bạch thông tin kế toán Đầu tiên, tiến hành rà soát toàn diện các nghiên cứu trước đây về CBTT đảm bảo minh bạch TTKT để xác định những điểm tương đồng và nhất quán giữa các chỉ số này Việc lựa chọn được đưa vào chỉ số đo lường minh bạch TTKT sau khi nghiên cứu các chỉ số được đề cập trong các nghiên cứu quan trọng trước đó của Meek, G.K & cộng sự (1995), Ferguson & cộng sự (2002), Xiao, H & cộng sự (2007), Ho, P.-L (2009), Akhtaruddin, Mohamed & cộng sự (2009), Wang, K

& cộng sự (2008) Phương pháp lựa chọn các mục phù hợp với các nghiên cứu trước đây

Thứ hai, những hạng mục được chọn trong chỉ mục sau đó được phân loại thành ba loại chính, tương ứng với ba nhu cầu thông tin của người dùng Những hạng mục phụ này được xác định là có liên quan để điều tra mức độ công bố TTKT ở các thị trường mới nổi (Barako, Dulacha Galgallo, 2004; Ho, P.-L., 2009).

1) Tiết lộ dữ liệu thị trường tài chính: Bất kỳ thông tin tiền tệ nào được các công ty tiết lộ Theo Meek, G.K & cộng sự (1995), Ferguson & cộng sự (2002) thì dữ liệu này bao gồm các thông tin đánh giá chỉ số tài chính công ty vì thông tin này rất quan trọng đối với các cổ đông trong việc ra quyết định đầu tư Đây được xem là mục tiêu thông tin cần và đủ cho minh bạch TTKT

2) Tiết lộ thông tin về giám đốc và quản lý cấp cao: Liên quan đến bất kỳ thông tin nào về quản lý của công ty như thù lao của giám đốc, tuổi và kinh nghiệm của giám đốc, các quản lý cao cấp (Meek, G.K & cộng sự, 1995; Ferguson & cộng sự, 2002; Barako, Dulacha Galgallo, 2004; Ho, P.-L., 2009) Những thông tin như vậy rất hữu ích do cổ đông, nhà cung cấp cần biết kinh nghiệm và tiềm năng của ban quản lý để xác định tính bền vững của công ty Các cổ đông cũng xem đây là nhân tố đảm bảo chất lượng TTKT được công ty cung cấp

3) Tiết lộ thông tin hướng tới tương lai: Thông tin cho phép các nhà đầu tư đưa ra dự đoán về tương lai, bao gồm các đánh giá về cơ hội và rủi ro, các hoạt động, kế hoạch, thu nhập dự kiến của công ty (Clarkson, Peter M.Kao & cộng sự, 1994; Celik & cộng sự, 2006) Những tiết lộ như vậy cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định và đây thường là thông tin thuyết minh bổ sung ngoài yêu cầu công bố bắt buộc theo luật định để phát tín hiệu cho người sử dụng về minh bạch TTKT

4) Tiết lộ thông tin báo cáo xã hội của DN: Đại diện cho bất kỳ thông tin nào liên quan đến nghĩa vụ đạo đức hoặc hoạt động đạo đức mà các DN đã tham gia để giảm thiểu bất kỳ tác hại nào đối với cộng đồng, môi trường, nhân viên và người tiêu dùng (Belal 2001; Cahaya, Porter và Brown 2006; Dobers và Halme 2009; Said, Zainuddin, và Haron 2009) Do sự chú ý ngày càng tăng đối với vấn đề nóng lên toàn cầu và các vấn đề đạo đức trong những năm gần đây, thông tin này không chỉ có giá trị đối với cổ đông mà còn đối với các bên liên quan khác như các nhà môi trường, nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội (Rahman Belal, 2001; Donnelly & cộng sự, 2008; Said & cộng sự, 2009) Thông tin báo cáo xã hội này thường được DN công bố cao hơn yêu cầu bắt buộc

1.2.2 Sàng lọc hạng mục cho minh bạch thông tin kế toán Các bước này được thực hiện nhằm xác thực tốt hơn chỉ số và xác định cụ thể mức độ công bố TTKT đảm bảo minh bạch TTKT Đầu tiên, thực hiện tìm kiếm tài liệu tập trung vào khung pháp lý xung quanh việc CBTT bắt buộc của các CTNY theo yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước Việc CTNY tuân thủ các quy định cơ bản được xem là cung cấp thông tin đầy đủ vì bản chất cơ bản của thông tin CTNY liên quan đến người sử dụng đảm bảo điều kiện cần và đủ của chất lượng thông tin cung cấp Đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá minh bạch TTKT

Các nghiên cứu trước đây về thị trường vốn mới nổi này cũng sử dụng phương pháp này để xây dựng chỉ số minh bạch TTKT phản ánh duy nhất thực hành CBTT trong môi trường nghiên cứu (Meek, G.K & cộng sự, 1995; Ferguson

& cộng sự, 2002; Barako, Dulacha Galgallo, 2004; Ho, P.-L., 2009)

1.2.3 Đo lường chỉ số minh bạch thông tin kế toán

Theo các tài liệu hiện có, có bốn loại phép đo riêng biệt cho chỉ số qua việc CBTT của CTNY Bảng 2.1 tóm tắt các cách tiếp cận này

Bảng 2.1 Phân loại đo lường qua công bố thông tin của công ty niêm yết

Loại Tính điểm Đo lường

1 Phân đôi Trọng số bằng nhau của tất cả các mục

(cách tiếp cận không có trọng số)

2 Phân đôi Trọng số khác biệt của tất cả các mục

(phương pháp tiếp cận có trọng số)

3 Định tính (phạm vi điểm, ví dụ 0-3)

Trọng số bằng nhau của tất cả các mục (cách tiếp cận không có trọng số)

4 Định tính (phạm vi điểm, ví dụ 0-3)

Trọng số khác biệt của tất cả các mục (phương pháp tiếp cận có trọng số)

Nguồn: Coy & cộng sự (1993), Suhardjanto (2007)

Trong loại chỉ số tính điểm minh bạch TTKT được đo lường qua CBTT đầu tiên, mỗi mục có trọng số như nhau và được thể hiện ở dạng phân đôi, theo đó công ty được cho một (1) cho mục được CBTT và không (0) nếu không CBTT

Cách tiếp cận này giả định rằng tất cả các mục đều quan trọng như nhau do đó làm giảm tính chủ quan trong việc xác định trọng số cho từng mục (Ahmed & cộng sự, 1999) Cho đến nay, đây là cách tiếp cận phổ biến nhất được sử dụng trong các tài liệu hiện có về CBTT (Hossain, M & cộng sự, 1995; Meek, G.K & cộng sự, 1995; Ho, S.S.M & cộng sự, 2001; Ferguson & cộng sự, 2002; Haniffa

& cộng sự, 2002; Naser & cộng sự, 2003; Cheng & cộng sự, 2006; Xiao, H & cộng sự, 2007; Ho, P.-L., 2009)

Thứ hai, một hình thức thay thế của hệ thống phân đôi là khi tất cả các hạng mục được đo lường theo tầm quan trọng từng hạng mục đối với môi trường nghiên cứu cụ thể Trọng số của từng mục có thể được xác định bởi nhà nghiên cứu hoặc nhóm người trả lời cụ thể như cách nghiên cứu của Robbins & cộng sự (1986) với 20/27 mục trong chỉ số CBTT nghiên cứu được cho 100 điểm và đối với việc công khai thông tin được đánh một (1), không (0) nếu không CBTT Các mục này sau đó được các nhà phân tích tính trọng số dựa trên nhận thức về tầm quan trọng của từng mục trong việc đánh giá tình trạng tài chính

Thứ ba, phương pháp theo Coy & cộng sự (1993) thì thang đo chất lượng thông tin minh bạch bao gồm ba điểm của các hạng mục công khai được thực hiện với một (1) cho các hạng mục có tiêu chí kém; hai (2) đối với các mục có tiêu chí thỏa đáng và; ba (3) cho hạng mục có tiêu chí xuất sắc

Cuối cùng, loại đo lường bằng chỉ số thứ tư là một phạm vi tính điểm định tính cho từng mục và tất cả các mục được tính với các trọng số khác nhau tùy theo nhận thức của các bên quan tâm về mức độ phù hợp hoặc tầm quan trọng thông tin Theo nghiên cứu của Robbins & cộng sự (1986), 4/27 mục trong chỉ số CBTT được cho điểm bằng thang phần trăm bốn điểm (0 đến 100 phần trăm) Trong nghiên cứu được đề cập, một mục được cho: (1) không phần trăm nếu không có tiết lộ thông tin; (2) 25 phần trăm nếu tiết lộ thông tin nằm trong khoảng 1–10 từ;

Tỷ lệ tiết lộ thông tin tài chính liên quan đến độ tin cậy của doanh nghiệp: 50% khi tiết lộ 11–30 từ; 75% khi tiết lộ 31–60 từ; 100% khi tiết lộ trên 60 từ (Robbins và cộng sự, 1986) Các thông tin tiết lộ này được chuyên gia phân tích đánh giá dựa trên mức độ quan trọng của chúng trong đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Cách tiếp cận chỉ số thứ hai, thứ ba và thứ tư có thể dễ phân biệt hơn trong một số trường hợp nhất định Tuy nhiên, mức độ chủ quan trong đo lường được coi là cao hơn nhiều

1.2.4 Trọng số hạng mục trong chỉ số minh bạch thông tin kế toán

Cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin kế toán

1.3.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan tập trung vào cách DN đáp ứng nhu cầu của các nhóm liên quan bằng cách hợp pháp hóa hành vi và hoạt động của DN Lý thuyết bắt đầu từ khái niệm về đạo đức và chiến lược quản lý lần đầu tiên được Freeman (1984) đưa ra và Donaldson & cộng sự (1995) đã phát triển lý thuyết

Các bên liên quan được mô tả là "những nhóm mà nếu không có sự hỗ trợ của nhóm này, tổ chức sẽ không tồn tại" Theo Carroll & cộng sự (1997) thì các nhà quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc lý thuyết này để tối đa hóa mục tiêu DN

Theo lý thuyết các bên liên quan, sự thành công của một tổ chức phụ thuộc vào khả năng của người quản lý trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các nhóm có liên quan, bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước và các đối tác Các nhóm này đóng góp các nguồn lực khác nhau cho doanh nghiệp, như vốn đầu tư, vốn vay, lao động, nhu cầu sản phẩm và đầu vào sản xuất Tuy nhiên, lợi ích của một nhóm có thể trái ngược với lợi ích của nhóm khác, do đó người quản lý có nhiệm vụ cân bằng các lợi ích này để đảm bảo sự tham gia của các nhóm và sự tồn tại của doanh nghiệp.

Theo phân tích của Mitchell, R.K & cộng sự (1997), các bên liên quan của CTNY được phân loại theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao thành: (1) các bên không liên quan; (2) bên liên quan bất động; (3) bên liên quan tùy nghi; (4) bên liên quan theo nhu cầu; (5) bên liên quan chủ yếu; (6) bên liên quan nguy hiểm; (7) bên liên quan phụ thuộc và (8) các bên liên quan dứt khoát căn cứ vào các thuộc tính (quyền lực, tính hợp pháp và tính khẩn cấp) Theo Roberts (1992) vai trò chính của quản lý DN phải đánh giá tầm quan trọng của các bên liên quan để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhằm đạt mục tiêu chiến lược công ty Chức năng kiểm soát các nguồn lực mà DN yêu cầu, được xem là quyền lực của các bên liên quan ảnh hưởng đến quản lý DN (Ullmann, 1985; Nasi & cộng sự, 1997) Các bên liên quan DN sở hữu và sử dụng quyền hạn để kiểm soát các nguồn lực tài chính và lao động, thực hiện hành động pháp lý chống lại DN và tác động đến quá trình tiêu thụ của DN Tuy nhiên, không phải tất cả DN đều đáp ứng tốt cho mọi bên liên quan Những nhóm bên liên quan có quyền lực cao nhất thường được ưu tiên quan tâm (Nasi & cộng sự, 1997) Các công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhóm bên liên quan có quyền lực khác nhau được coi là DN thành công (Ullmann, 1985)

1.3.1.2 Áp dụng lý thuyết các bên liên quan cho vấn đề minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết

Trong nghiên cứu, áp dụng mô hình phân loại các bên liên quan này để xác định các bên liên quan quan trọng đối với CTNY trên TTCK Việt Nam Lý thuyết các bên liên quan được áp dụng để dự đoán hành vi CBTT của CTNY Trong bối cảnh Việt Nam, nhà nước là bên liên quan duy nhất của DNNN Tư nhân hóa và chuyển đổi DNNN thành CTNY làm cho nhà đầu tư và chủ nợ trở thành các bên liên quan chính vì đây là những người cung cấp vốn Trong thị trường mở, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và tìm kiếm mức giá sản phẩm/dịch vụ thấp hơn Các Hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến BCTC và CBTT bắt đầu đảm nhận một số vai trò trong việc yêu cầu tuân thủ các quy tắc kế toán và CBTT từ các CTNY; Người dân quan tâm đến các vấn đề xã hội như an toàn thực phẩm, thất nghiệp và bảo vệ môi trường Nhà nước thay đổi vai trò từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang chủ động quản lý Vì vậy, các nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan quản lý, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, hiệp hội nghề nghiệp và cộng đồng đều có tác động đến hoạt động và hành vi của các CTNY Dựa trên định nghĩa về các bên liên quan được đề xuất bởi Freeman (1984) thì tất cả các đối tượng được đề cập được xem là các bên liên quan của CTNY tại Việt Nam Để xác định vị trí xã hội hợp pháp, hành vi CTNY cần phải phù hợp với kỳ vọng của các bên liên quan được quan tâm ưu tiên Tại Việt Nam, Ủy ban chứng khoán và Bộ Tài chính, các Sở GDCK được xác định là bên liên quan quan trọng vì có ba thuộc tính gồm quyền lực, tính hợp pháp và tính cấp bách đối với nguồn vốn của CTNY Vì vậy, CTNY trên TTCK tập trung vào việc CBTT để đáp ứng nhu cầu thông tin và áp lực từ nhóm bên liên quan quan trọng nhất này Các CTNY để liên tục được niêm yết trên TTCK và nhận được nguồn tài chính từ các cổ đông phải tuân theo các quy tắc, quy định do các cơ quan quản lý này thực thi Các nhà đầu tư là các bên liên quan phụ thuộc 2 do cơ chế pháp lý tương đối yếu nên có quyền hạn hạn chế đối với CTNY Tuy nhiên, các nhà đầu tư thể hiện mạnh mẽ thuộc tính khẩn cấp Nhà đầu tư có thể hành động ngay lập tức bằng cách bán cổ phần của mình khi cảm thấy lợi ích hợp pháp của bản thân không được ban quản lý của các CTNY phục vụ Môi trường ngân hàng thay đổi ở Việt Nam đã chuyển nhóm chủ nợ từ một bên liên quan tùy nghi 3 sang bên liên quan chắc chắn 4 Giai đoạn những năm 2000, ngân hàng với tư cách chủ nợ CTNY và giai đoạn đầu cải cách kinh tế, các ngân hàng chịu áp lực từ chính phủ trong việc cung cấp “các khoản vay chính sách” cho các DNNN Do đó, ngân hàng không có quyền tác động đến hiệu quả hoạt động và CBTT của các DNNN nên các chủ nợ này chỉ được phân loại là một bên liên quan tùy ý của DNNN Khi Việt Nam mở cửa thị trường ngân hàng góp phần tạo ra thay đổi trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Lúc này, các ngân hàng định hướng theo lợi nhuận để cung cấp các khoản vay cho CTNY theo các điều khoản thương mại Quyền lực và tính cấp thiết của các ngân hàng đối với các CTNY dần tăng lên cùng với sự mất kết nối giữa các chính sách cho vay của chính phủ và các hoạt động thương mại của các ngân hàng

Các ngân hàng giờ đây có thể độc lập xác định DN nào ngân hàng muốn cho vay vốn và cách tránh các khoản nợ xấu Kể từ giữa những năm 2010, các ngân hàng Việt Nam đã phát triển các thuộc tính quyền lực và tính khẩn cấp của các bên liên quan Do đó, hiện nay ngân hàng được phân loại là một bên liên quan chắc chắn

2 Bên liên quan có tính hợp pháp, tính khẩn cấp nhưng lại không có quyền lực để phàn nàn/thu hồi lợi ích từ DN

3 Bên liên quan có tính hợp pháp nhưng không có quyền lực và tính khẩn cấp

4 Bên liên quan vừa có quyền lực vừa có tính hợp pháp của CTNY trên TTCK Việt Nam và nhóm chủ nợ này hiện có ba thuộc tính của bên liên quan nên trở thành bên liên quan dứt khoát 5 Bản thân hướng đến lợi nhuận, nhóm này có quyền kiểm soát các nguồn vốn tại các CTNY Hiệp hội nghề nghiệp chỉ được phân loại là một bên liên quan phụ của CTNY tại Việt Nam vì không thể đe dọa nguồn vốn của các CTNY Một nhóm cổ đông khác của CTNY là các nhà bảo vệ môi trường và cơ quan quản lý môi trường Cơ quan quản lý bảo vệ môi trường ban hành một số quy định và điều khoản liên quan đến công bố và báo cáo về môi trường Quy định quản lý về báo cáo và đăng ký phát thải chất gây ô nhiễm yêu cầu các DN báo cáo cho chính phủ chi tiết về các chất gây ô nhiễm mà DN chịu trách nhiệm và cách chúng được quản lý Các nhà bảo vệ môi trường thể hiện tính hợp pháp mạnh mẽ nhưng thiếu quyền lực và tính cấp thiết đối với các CTNY trên TTCK, làm cho các hiệp hội này trở thành một bên liên quan dự kiến Vì hầu hết các quy định tại TTCK Việt Nam tập trung vào việc cải thiện CBTT và báo cáo về hiệu quả tài chính của công ty hơn là các vấn đề xã hội và môi trường, CBTT về môi trường không phổ biến và báo cáo thường niên của các CTNY hiếm khi đề cập đến các vấn đề môi trường Các nhà môi trường và cơ quan quản lý môi trường ở VN được phân loại là các bên liên quan tùy nghi của CTNY Việt Nam Mặc dù sở hữu các thuộc tính hợp pháp, nhưng không có quyền lực mạnh mẽ và khẩn cấp đối với các nguồn tài chính của các CTNY Áp dụng lý thuyết các bên liên quan, ban quản lý CTNY sẽ ưu tiên quản lý mối quan hệ của công ty với các cơ quan quản lý trên TTCK Việt Nam vì đây là nhóm các bên liên quan có quyền lực nhất Mặc dù cộng đồng đầu tư là một nhóm các bên liên quan đòi hỏi khắt khe, nhưng lợi ích của các nhà đầu tư được ủng hộ bởi nhóm cơ quan quản lý vì lý do chính trị Đáp ứng nhu cầu của nhóm cơ quan quản lý thực sự cho phép các CTNY đáp ứng mong đợi của cộng đồng đầu tư

5 Bên liên quan có quyền hợp pháp và tính khẩn cấp để phàn nàn hoặc thu hồi lợi ích từ DN và có quyền lực để làm việc này

Yêu cầu của nhóm cơ quan quản lý đối với các CTNY, về mặt CBTT là cung cấp thông tin minh bạch hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định hiệu quả liên quan đến việc phân bổ nguồn lực tài chính của CTNY Do đó, hành động CBTT của CTNY chủ yếu là CBTT bắt buộc theo yêu cầu nhóm này, DN được khuyến khích tự nguyện cung cấp bổ sung thông tin khác ảnh hưởng đến quyết định của cổ đông và các bên liên quan kịp thời Đầu tiên, lý thuyết này được sử dụng trong nghiên cứu để xây dựng tiêu chí đo lường minh bạch TTKT của CTNY Việt Nam thông qua thực hiện theo yêu cầu CBTT của các cơ quan quản lý trên TTCK Việt Nam vì đây là bên liên quan có quyền lực ưu tiên Thứ hai, cơ cấu sở hữu trong CTNY phản ánh cổ phần tài chính của cổ đông với các loại hình sở hữu khác nhau (sở hữu nhà nước, sở hữu quản lý và sở hữu nước ngoài) sẽ có ảnh hưởng đến hành vi CBTT của DN thông qua tài chính của mình tại CTNY là cổ phần Thứ ba, quản trị công ty phản ánh lợi ích chính trị trong CTNY Chế độ quản trị công ty (tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT trị và sự tồn tại của ủy ban kiểm toán) được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả sẽ có ảnh hưởng đến quyết định CBTT của công ty Thứ tư, các thuộc tính kinh tế (đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và cơ hội tăng trưởng tiềm năng) của công ty có liên quan chặt chẽ với cổ phần tài chính của các chủ nợ và cổ đông Do đó, đặc điểm cụ thể này sẽ được liên kết với hành vi CBTT của CTNY Cuối cùng, các CTNY sử dụng các công ty kiểm toán có danh tiếng tốt để hợp thức hóa địa vị xã hội của DN và các công ty kiểm toán đang đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo CBTT phù hợp và đáng tin cậy

1.3.2 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory)

Lý thuyết thông tin hữu ích do các tổ chức thiết lập chuẩn mực đưa ra, được sử dụng rộng rãi như một cơ sở để đo lường tính hữu ích của thông tin trong báo cáo tài chính từ góc độ người dùng.

1966 trong báo cáo về lý thuyết kế toán cơ bản của Hiệp hội Kế toán Mỹ (American Accounting Association, 1966) và sau đó lý thuyết này được tiếp tục thừa nhận vào năm 1973 qua báo cáo của Hiệp hội Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) về mục đích của BCTC Lý thuyết này tiếp tục xuất hiện trong khuôn mẫu lý thuyết số 1 của Hội đồng Chuẩn Kế toán Tài chính (FASB) năm 1978 và trong khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC quốc tế của Ban Kế toán Quốc tế (IASC) năm 1989, cũng như trong dự thảo năm 2015 Tất cả các báo cáo này nhấn mạnh: "Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích" Từ đó, lý thuyết thông tin hữu ích trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng chính sách kế toán của DN

Việc chọn lựa cơ sở đo lường dựa trên việc cung cấp thông tin hữu ích hơn đang trở nên quan trọng hơn việc thực hiện các quyết định kinh tế của người sử dụng Dựa trên quy chuẩn đã được thống nhất giữa Hội đồng Chuẩn Kế toán Tài chính Quốc tế (IASB) và FASB, thông tin tài chính được coi là hữu ích khi thỏa mãn các đặc điểm thích hợp và được trình bày một cách trung thực

Theo lý thuyết thông tin hữu ích gắn liền với các đặc điểm chất lượng của thông tin Lý thuyết thông tin hữu ích tập trung vào nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế Tính minh bạch TTKT được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của TTKT đối với các đối tượng sử dụng thông tin của DN Theo lý thuyết này, thông tin kế toán được thiết lập dựa trên các giả thiết:

- Trong quá trình biên soạn BCTC, sự không cân đối thông tin giữa người thực hiện báo cáo và người sử dụng luôn là một khía cạnh đang tồn tại

- Thay vì xác định nhu cầu trước, người sử dụng thông tin kế toán dựa vào các dẫn chứng thực tế để định hình quan điểm

- Thông tin trong BCTC thường được ưu tiên đáp ứng theo nhu cầu của các bên liên quan có lợi ích đối với tình hình tài chính của DN

Theo lý thuyết này, mục đích của hoạt động kế toán trong nền kinh tế thị trường là đánh giá tính minh bạch tài chính của dữ liệu được cung cấp bởi hệ thống kế toán Điều này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, nơi các công cụ quản lý kinh doanh vẫn được coi là phục vụ nhà nước hơn là các bên liên quan như ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng và công chúng nói chung Lý thuyết này hỗ trợ đánh giá hiệu quả và tác động của việc CTNY cung cấp thông tin cho đối tượng có liên quan trong quá trình đưa ra quyết định Ngoài ra, lý thuyết thông tin rất hữu ích cho phép người sử dụng thông tin bên ngoài có cái nhìn khách quan về tình trạng TTKT của DN

1.3.2.2 Áp dụng lý thuyết thông tin hữu ích cho vấn đề minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết

Các đối tượng bên trong và bên ngoài DN thường bất cân xứng thông tin, đặc biệt là trên TTCK, đối tượng bên ngoài như nhà đầu tư thường dựa vào thông tin kế toán như tài liệu quan trọng để đưa ra quyết định kinh tế Do đó, việc đánh giá tính minh bạch TTKT là quan trọng, đặc biệt với CTNY Minh bạch TTKT không chỉ phụ thuộc vào việc cung cấp thông tin của DN mà còn phụ thuộc vào người sử dụng thông tin - người đưa ra quyết định về mức độ minh bạch của thông tin tài chính DN (Kulzick, 2004)

TH ỰC TR Ạ NG MINH B Ạ CH THÔNG TIN K Ế TOÁN VÀ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍNH MINH B Ạ CH THÔNG TIN KẾ TOÁN C Ủ A CÔNG

Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại Việt Nam, kể từ năm 1975 đã trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể, diễn ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường

Trước năm 1975, Việt Nam hoạt động với hai hệ thống kinh tế song song Miền Nam Việt Nam áp dụng hệ thống kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, trong khi miền Bắc thực hiện nền kinh tế theo hệ thống kế hoạch hóa tập trung dưới quản lý của nhà nước Sau khi thống nhất vào năm 1975, Việt Nam tiếp tục xây dựng nền kinh tế dựa trên mô hình kế hoạch hóa tập trung XHCN định hướng theo mô hình của Liên Xô Dưới chế độ kinh tế này, tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều thuộc sở hữu, kiểm soát và quản lý của nhà nước được gọi là DNNN Tuy nhiên, hạn chế đặc trưng của nền kinh tế này đã dẫn đến suy giảm các nguồn lực quan trọng, gần như gây suy thoái nền kinh tế Việt Nam vào những năm đầu thập kỷ 1980 Năm 1986, Việt Nam triển khai chương trình cải cách kinh tế và chính sách mở cửa nhằm chuyển đổi từ mô hình kinh tế do nhà nước quản lý sang mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, được gọi là đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình đổi mới giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ (Truong & cộng sự, 2006)

Sau khi thực hiện cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện nền kinh tế định hướng thị trường Năm 2000 đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam với sự ra đời của TTCK đầu tiên Kể từ năm 2000, TTCK Việt Nam đã không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc quyền sở hữu của DNNN mà còn đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư

Sau hơn 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã trở thành một phương tiện huy động vốn dài hạn đầu tư vào sự phát triển DN, có các đặc điểm cơ bản:

- Xuất phát từ đặc trưng nền kinh tế chuyển từ kế hoạc hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nên số lượng lớn các CTNY trên TTCK Việt Nam có nguồn gốc chuyển đổi từ các DNNN nên tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước trong các DNNY này vẫn còn cao

- Số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn trên cả ba sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam với các điều kiện giao dịch ở các sàn giao dịch khác nhau quy mô vốn hóa TTCK trên cả ba thị trường còn thấp Số lượng CTNY trên TTCK Việt Nam tăng dần theo thời gian, đến tháng 12/2023 tổng số 708 CTNY (HOSE: 394, HNX: 314) Các CTNY trên TTCK Việt Nam phân theo ngành nghề thành các lĩnh vực chủ yếu (Phụ lục 5)

- Quy mô niêm yết của thị trường cổ phiếu tiếp tục tăng Tính đến cuối năm 2023, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5.937 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so cuối năm 2022, tương đương 58,1% GDP ước tính năm 2023 (Phụ lục 6 và Phụ lục 7)

- Mức độ vốn hóa trung và thanh khoản chỉ ở một số nhóm ngành nhất định ở một số ngành nghề và nhóm cổ phiếu Ngành tài chính và bất động sản thì đã chiếm gần 55% giá trị vốn hóa toàn thị trường, nếu tính thêm ngành tiêu dùng thiết yếu vào thì con số này hơn 70% Tiêu biểu của nhóm cổ phiếu tài chính, đó chính là các ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID), trong khi đó, tiêu biểu cho nhóm cổ phiếu bất động sản chính là nhóm những cổ phiếu của tập đoàn Vingroup (VIC) Đối với những cổ phiếu ngành tiêu dùng thiết yếu thì có các đại diện như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) Mức độ tập trung về vốn hóa và thanh khoản chỉ ở một số nhóm ngành nhất định, mà cụ thể ở đây là ngành tài chính, bất động sản và tiêu dùng thiết yếu

Mức độ tập trung này tạo nên sự khác biệt đối với các thị trường phát triển như Mỹ, nhưng lại rất tương đồng với các thị trường đang phát triển như Trung Quốc

Bên cạnh mức độ tập trung vào các ngành nghề cao, thì thị trường Việt Nam thậm chí còn bị ảnh hưởng bởi những cổ phiếu có vốn hóa lớn (Phụ lục 8)

- Hạn chế về thanh khoản của các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường:

Thanh khoản là một yếu tố quan trọng khi đánh giá cơ hội đầu tư vào cổ phiếu niêm yết Thanh khoản thấp gây khó khăn cho các quỹ đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư vào một công ty niêm yết, do lo ngại khó bán cổ phiếu khi cần thiết.

- Khả năng huy động vốn của thị trường chứng khoán: Giá trị vốn hóa, tỷ lệ vốn hóa thị trường trên GDP của Việt Nam đã gia tăng qua từng năm nhưng hiệu quả của TTCK được thể hiện ở điểm lượng vốn có thể huy động cho các doanh nghiệp hàng năm Nếu xét theo tiêu chí này thì vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam đang thể hiện ở mức rất hạn chế Trong khi đó, nếu xét về số vốn thực sự DN huy động thì các DN có thể huy động từ TTCK thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng.

Khung pháp lý về minh bạch thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Quy định về yêu cầu công bố thông tin

Việc ban hành nhiều quy định về minh bạch thông tin (MBTT) trong luật pháp cho thấy xu hướng chuẩn hóa và quốc tế hóa trong lĩnh vực này Khung pháp lý về MBTT đặt ra các yêu cầu toàn diện đối với công ty đại chúng (CTNY) trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam Các văn bản pháp lý có hiệu lực từ khi thành lập thị trường bao gồm:

- Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 26/11/2019 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 (Quốc hội 14, 2019)

- Quyết định số 79/2001/QĐ-UBCK của UBCKNN ngày 29/12/2000 về việc ban hành về việc ban hành Quy chế liên Thành viên, niêm yết, CBTT và giao dịch chứng khoán (Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, 2001)

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 để chi tiết hóa việc thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Chính phủ, 2020a), trong đó quy định dành cho các CTNY như sau:

✓ Quy định bổ sung chi tiết về các nội dung cần CBTT, đã được cụ thể hóa rõ nội dung theo Luật Chứng khoán năm 2019;

✓ Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 về Hướng dẫn CBTT trên TTCK, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (Bộ Tài chính, 2020a)

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020 ngày 17/06/2020 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (Quốc hội 14, 2020)

- Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 Quy định một số điều của Luật Doanh nghiệp (Chính phủ, 2021a)

2.2.2 Quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán - Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTC ngày 29/6/2013 về “Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán” và trong đó quy định xử lý hình sự đối với 3 tội gồm: (1) Điều 181a BLHS quy định tội cố ý CBTT sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; (2) Điều 1816 quy định tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và (3) Điều 181c quy định tội “thao túng giá chứng khoán” (Bộ Tư pháp, 2013)

- Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 (Quốc hội 13, 2015)

- Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng (có hiệu lực từ 01/8/2017)

- Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thay thế Nghị định 105/2013/NĐ-CP (Chính phủ, 2018)

- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BTC ngày 20/01/2020 (Bộ Tài chính, 2020b) thực hiện hợp nhất các văn bản pháp luật đã ban hành trước như “Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán có có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/02/2015 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính” (Bộ Tài chính, 2014) và được sửa đổi, bổ sung như sau:

✓ Nội dung sửa đổi, bổ sung và hiệu lực thi hành từ 14/7/2015 của Thông tư số 75/2015/TT-BTC ngày 18/5/2015 của BTC tại Điều 128 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 “Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp”

✓ Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/3/2016 từ nội dung Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành 22/12/2014 của Bộ Tài chính về

“Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” (Bộ Tài chính, 2016) - Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 (Chính phủ, 2020b) có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2021 thay thế cho Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực chứng khoán ban hành năm 2013 hết hiệu lực và Nghị định số 128/2021/ NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ có hiệu lực ngày 1/1/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số điều về xử phạt vi phạm hành chính từ Nghị định 156/2020/NĐ-CP nêu trên (Chính phủ, 2021b)

2.2.3 Nội dung công bố thông tin định kỳ

2.2.3.1 Yêu cầu công bố thông tin định kỳ

✓ BCTC năm/quý của CTNY bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán

✓ Trường hợp CTNY là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội dung CBTT về BCTC bao gồm BCTC năm của công ty mẹ và BCTC năm hợp nhất

✓ Nếu là đơn vị kế toán cấp trên và có đơn vị trực thuộc với tổ chức bộ máy kế toán riêng của CTNY (Công ty, Tổ chức kinh tế) thì phải công bố BCTC năm phải được tổng hợp theo quy định của pháp luật quy định;

✓ Nếu đơn vị là công ty mẹ của tổ chức khác và đồng thời là đơn vị kế toán cấp trên nhưng có tổ chức đơn vị kế toán trực thuộc độc lập với tổ chức bộ máy kế toán riêng của CTNY thì CTNY bắt buộc phải thực hiện công bố hai loại BCTC: tổng hợp BCTC năm và BCTC năm hợp nhất, tuân thủ theo quy định của pháp luật quy định

Trên thông tin điện tử (website) của CTNY phải thực hiện công bố đầy đủ nội dung thông tin về BCTC năm đã được kiểm toán và trên hệ thống CBTT của UBCKNN, trang điện tử SGDCK (nếu là tổ chức niêm yết hoặc đơn vị đăng ký giao dịch) phải đăng tải ý kiến kiểm toán về BCTC năm đồng thời với đăng trên một số báo phát hành trong toàn quốc nếu có phạm vi kèm theo địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải toàn bộ BCTC năm, Báo cáo kiểm toán và hoặc địa chỉ cung cấp BCTC năm và báo cáo kiểm toán để nhà đầu tư tham khảo

Theo quy định tại Điều 112 Luật Chứng khoán 2019, công ty đại chúng có trách nhiệm lưu trữ văn bản và dữ liệu điện tử về báo cáo tài chính kiểm toán năm năm gần nhất và thông tin đăng ký công ty đại chúng tại trụ sở công ty trong thời hạn tối thiểu 10 năm kể từ ngày công bố để phục vụ nhu cầu tra cứu của nhà đầu tư Ngoài ra, công ty cũng phải đăng tải và duy trì các thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình trong ít nhất 5 năm.

- Bảo cáo tình hình quản trị

- Họp Đại hội đồng cổ đông

- Chào bán chứng khoán và tiến độ thu được từ đợt chào bán chứng khoán

2.2.3.2 Công bố thông tin theo yêu cầu

Thực trạng minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm y ết Việt Nam

2.3.1 Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin kế toán tại Việt Nam

2.3.1.1 Lựa chọn hạng mục chỉ số minh bạch thông tin kế toán của Việt Nam

Dựa trên cơ sở nghiên cứu báo cáo DN liên quan đến việc công bố định kỳ thông tin cụ thể của DN trên cơ sở bắt buộc Luận án xem xét các khía cạnh của báo cáo DN: (1) cường độ công khai tài chính, (2) cường độ CBTT quản trị, (3) các nguyên tắc kế toán được sử dụng để đo lường công khai tài chính, (4) tính kịp thời của CBTT tin tài chính và (5) kiểm toán chất lượng công khai tài chính

Phân tích chỉ số của nghiên cứu trên cơ sở tập trung hai nhân tố từ một loạt các thước đo cấp quốc gia về môi trường thông tin cụ thể của công ty theo (Bushman, Robert M & cộng sự, 2004) Yếu tố đầu tiên, được hiểu là minh bạch tài chính, phản ánh cường độ và tính kịp thời của việc CBTT tài chính, cũng như cách giải thích và phổ biến của các nhà phân tích và giới truyền thông quan tâm

Yếu tố thứ hai, được hiểu là tính minh bạch của quản trị, phản ánh mức độ công khai thông tin quản trị và mức độ thấp hơn, mức độ và tính kịp thời của các CBTT tài chính mà các nhà đầu tư bên ngoài sử dụng để quy trách nhiệm cho các quản lý và ban giám đốc

Thành phần của Chỉ số minh bạch TTKT của Việt Nam (VnTR) ban đầu bao gồm hai bước Đầu tiên, tiến hành rà soát toàn diện các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam về công bố thông tin đảm bảo minh bạch TTKT để xác định những điểm tương đồng và nhất quán giữa các chỉ số này Phương pháp lựa chọn các mục này phù hợp với các nghiên cứu trước đây Chỉ số công bố ban đầu bao gồm 96 mục riêng lẻ (Phụ lục 9)

Thứ hai, các hạng mục được chọn trong chỉ mục được xác định là có liên quan để điều tra mức độ công bố thông tin kế toán tại TTCK Việt Nam sau đó được phân loại thành ba loại chính theo nhu cầu thông tin của người sử dụng chủ yếu ở TTCK Việt Nam

1) Tiết lộ dữ liệu thị trường tài chính: Thông tin này bao gồm thông tin về thông tin đánh giá chỉ số tài chính công ty như hiệu quả đầu tư: ROE, ROA, khả năng thanh toán nợ, thanh khoản… Đây là thông tin rất quan trọng đối với các cổ đông trong việc ra quyết định đầu và được xem là mục tiêu thông tin cần và đủ cho MBTTKT

2) Tiết lộ thông tin về giám đốc và quản lý cấp cao: Liên quan đến thông tin về quản lý của công ty như thù lao gồm công bố lương thưởng, lợi ích khác cho Thành viên HĐQT; Ban Điều hành gồm Tổng Giám đốc/Giám đốc điều hành (CEO), Phó Tổng GĐ/Phó GĐ, Kế toán trưởng và Ban Kiểm soát Đồng thời CTNY công bố kinh nghiệm quản lý cao cấp thông qua công bố tên, chức vụ, quá trình làm việc thành viên Hội đồng quản trị Những thông tin này hữu ích vì đối tượng sử dụng thông tin cần xác định tính bền vững của công ty qua kinh nghiệm và tiềm năng của ban quản lý và đây là nhân tố đảm bảo chất lượng TTKT được công ty cung cấp

3) Tiết lộ thông tin hướng tới tương lai: Thông tin cho phép các nhà đầu tư đưa ra dự đoán về tương lai, bao gồm các đánh giá về cơ hội và rủi ro, các hoạt động, kế hoạch, thu nhập dự kiến các công ty Những tiết lộ như vậy cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư

Do sự chú ý ngày càng tăng đối với vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội của DN trong những năm gần đây, thông tin này có giá trị đối với các cổ đông và các bên liên quan khác như các nhà môi trường, các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội CTNY có công bố báo cáo quản trị (bán niên, năm) theo quy tắc quản trị công ty

2.3.1.2 Sàng lọc hạng mục cho minh bạch thông tin kế toán

Vì đây là một trong những nghiên cứu MBTTKT uy tín tại Việt Nam, quá trình sàng lọc đã được bổ sung thêm các bước nhằm xác thực chỉ số tốt hơn và nắm bắt rõ ràng hơn mức độ công bố TTKT của các CTNY tại Việt Nam, qua đó đảm bảo tính minh bạch của TTKT.

Theo nghiên cứu của Bushman, Robert M & cộng sự (2004), luận án xem xét báo cáo DN liên quan đến việc công bố định kỳ thông tin cụ thể của DN trên cơ sở bắt buộc với các khía cạnh: (1) cường độ công khai tài chính, (2) cường độ CBTT quản trị, (3) các nguyên tắc kế toán được sử dụng để đo lường công khai tài chính, (4) tính kịp thời của CBTT tài chính và (5) kiểm toán chất lượng công khai tài chính Đầu tiên, một số quy định bắt buộc về CBTT của các CTNY tại Việt Nam đã được xác định Đó là khung pháp lý CBTT của CTNY Việt Nam g Luật DN số 59/2020 ngày 17/06/2020; Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, ngày 26/11/2019; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 để chi tiết hóa việc thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 Đối tượng có liên quan chính CTNY tại Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK Bộ Tài chính và UBCK Nhà nước là hai cơ quan quản lý chính của nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết TTCK với chức năng đã ban hành một loạt quy định để quản lý hoạt động CBTT Việc CTNY tuân thủ các quy định cơ bản được xem là cung cấp thông tin đầy đủ, bản chất cơ bản của thông tin liên quan CTNY đến người sử dụng có liên quan đảm bảo điều kiện cần và đủ của chất lượng thông tin cung cấp Đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá minh bạch TTKT của CTNY tại Việt Nam (Phụ lục 11)

Thứ hai, danh sách ban đầu gồm 96 khoản mục (Phụ lục 9) được xem xét phản biện bởi các chuyên gia có kiến thức cụ thể và kinh nghiệm thực tế về báo cáo DN tại Việt Nam Mục đích xác minh của các chuyên gia này là để tổng hợp ý kiến về mức độ phù hợp của từng mục CBTT trong bối cảnh môi trường báo cáo của Việt Nam Các chuyên gia bao gồm đối tác quản lý của công ty kiểm toán, các quản lý công ty chứng khoán, DN, ngân hàng với hơn 10 năm kinh nghiệm tại Việt Nam

Vì trọng tâm của luận án này là về đánh giá thực hành công bố minh bạch TTKT của các CTNY, danh sách sơ bộ gồm 96 mục được gửi với yêu cầu sàng lọc chúng theo các quy định bắt buộc Các nghiên cứu quốc tế và trong nước trước đây cũng sử dụng phương pháp này để xây dựng chỉ số minh bạch TTKT Do tính chất thăm dò của nghiên cứu này trong bối cảnh Việt Nam, các bước trên là cần thiết để có được một chỉ số duy nhất được thiết kế riêng để nắm bắt mức độ thông tin được công bố của CTNY tại Việt Nam với mục tiêu đánh giá minh bạch TTKT

Danh sách câu hỏi VnTR được xây dựng dựa trên kết quả phản hồi khảo sát và các cuộc phỏng vấn sâu tiếp theo Danh sách này bao gồm 88 câu hỏi và được trình bày chi tiết trong Phụ lục 10 của bài viết.

2.3.1.3 Đo lường chỉ số minh bạch thông tin kế toán tại Việt Nam

Theo các tài liệu nghiên cứu có bốn loại phép đo tính điểm cho chỉ số qua việc CBTT của CTNY gồm:

- Tính điểm phân đôi: Có hai phương pháp tiếp cận gồm đo lường không trọng số và có trọng số bằng nhau của tất cả các mục

- Tính điểm định tính: Có hai cách tiếp cận gồm đo lường không trọng số và có trọng số bằng nhau của tất cả các mục

Cách tiếp cận chỉ số tính điểm phân đôi theo phương pháp tiếp cận có trọng số và tính điểm định tính (không trọng số và có trọng số bằng nhau) của tất cả các mục dễ phân biệt hơn trong một số trường hợp nhất định nhưng mức độ chủ quan trong đo lường được coi là cao hơn nhiều Do đó, những cách tiếp cận này không được áp dụng trong luận án này Luận án áp dụng cách tiếp cận đầu tiên (phương pháp tính điểm phân đôi không trọng số) khi xây dựng chỉ số tính điểm minh bạch

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong đến năm 2030

- Chiến lược tài chính đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 (Thủ tướng, 2022) với quan điểm “Cải cách, nâng cao chất lượng thể chế tài chính theo hướng đồng bộ, minh bạch và hội nhập là điều kiện tiên quyết thúc đẩy nền tài chính quốc gia phát triển lành mạnh; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển nhanh, bền vững; đồng thời, coi trọng việc phát triển đồng bộ, hài hòa các loại thị trường, các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế” với mục tiêu cụ thể “Phát triển TTCK ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh Đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100%

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu tối thiểu phải đạt 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu chiếm 20% GDP Đến năm 2030, thị trường cổ phiếu có vốn hóa gấp 1,2 lần GDP, còn dư nợ trái phiếu cũng tăng lên, đạt tối thiểu 58% GDP.

GDP, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP” với yêu cầu cần thực hiện đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giám sát TTCK theo hướng hiện đại, hiệu quả Đồng thời, căn cứ Chiến lược

- Tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Quyết định về phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 của Thủ tưởng theo Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 (Chính phủ, 2020a) với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường vốn, TTCK tại Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Đây là một bộ phận của Chiến lược tài chính đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/03/2022 và đồng bộ với chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh vực liên quan Trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu:

- Tiếp tục phát triển TTCK về quy mô đồng thời tập trung nâng cao chất lượng thị trường, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tham gia thị trường; Chú trọng đổi mới, ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tiên tiến và tận dụng có hiệu quả thành tựu cách mạng công nghệ, tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế

- Nhà nước thực hiện quản lý, giám sát TTCK bằng pháp luật; Tăng cường quản lý, giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn thị trường; Phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán; Đảm bảo các chủ thể tham gia thị trường tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

- Nhà nước thực hiện quản lý, giám sát TTCK bằng pháp luật; tăng cường quản lý, giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn thị trường; phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán; Đảm bảo các chủ thể tham gia thị trường tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phê duyệt chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030:

- Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030 Dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP) vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25%

GDP) vào năm 2030; TTCK phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2030

- Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên TTCK đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ lên mức 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030

- Nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á; áp dụng thông lệ tốt về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị công ty (tiêu chuẩn ESG) tại các Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hướng tới yếu tố phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

- Hoàn thành việc phân bảng cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong năm 2025

Để nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2025, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện các yếu tố như: tính minh bạch, hoạt động quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hiệu quả hoạt động của thị trường thứ cấp và sự phát triển của công cụ phái sinh.

Việt Nam chủ động hội nhập thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu, đáp ứng nhu cầu bảo đảm an ninh tài chính, nâng cao sức cạnh tranh, quản trị rủi ro; áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phấn đấu đạt trình độ phát triển nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2025.

Theo Chiến lược đề cập nhiều giải được muc tiêu cụ thể, trong đó về mặt vĩ mô cần hoàn thiện khung pháp lý trên cơ sở:

- Thực hiện rà soát, tổng kết thi hành Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán trong giai đoạn 2022-2025

- Đề xuất và xây dựng các văn bản pháp luật nhằm kịp thời khắc phục các bất cập trong thực tiễn hoạt động TTCK và đáp ứng yêu cầu phát triển mới, bảo đảm tính toàn diện của khung pháp lý quản lý hoạt động trên TTCK, phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm lĩnh vực chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư Đồng thời, tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro trên thị trường, nâng cao tính răn đe và đảm bảo trật tự, an toàn, minh bạch Các biện pháp này nhằm duy trì sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.

Yêu cầu đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.1 Hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán phù hợp Chiến lược của Chính phủ hiện hành về thị trường chứng khoán

Việc hoàn thiện minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán (TTCK) cần thực hiện đồng bộ, thống nhất với thị trường tài chính nói chung, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, việc cải cách TTCK cần tuân theo Chiến lược tài chính đến năm 2030 và Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030, cụ thể là thông qua các giải pháp nâng cao tính minh bạch như: tăng cường kiểm tra, giám sát việc công bố thông tin của doanh nghiệp huy động vốn trên TTCK; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ quy định pháp luật về niêm yết/đăng ký giao dịch; tăng cường kiểm tra việc tuân thủ công bố thông tin báo cáo tài chính.

(2) Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ CBTT báo cáo tài chính; Kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các DN kiểm toán, KTV nhằm nâng cao chất lượng BCTC và dịch vụ kế toán - kiểm toán; Xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm của DN kiểm toán, KTV khi thực hiện kiểm toán các DNNY, công ty đại chúng Ngoài ra, giải pháp nâng cao minh bạch cần tiếp cận thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam đối với các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán Áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Nâng cao chất lượng CBTT CTNY qua thúc đẩy việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về CBTT; Tổ chức kiểm tra để chấn chỉnh, nhắc nhở DN thực hiện nghĩa vụ báo cáo, CBTT đầy đủ và kịp thời

3.2.2 Hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán phù hợp quy định hiện hành

Đánh giá thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy thang đo minh bạch thông tin kế toán luận án xây dựng phù hợp với cơ sở pháp lý hiện hành Một bộ tiêu chuẩn đo lường chuẩn mực sẽ đảm bảo thông tin cung cấp trên thị trường chứng khoán đủ độ tin cậy để kiểm tra tính minh bạch thông tin kế toán, từ đó được vận dụng hiệu quả vào mục đích quản trị Nhận định này tương đồng với quan điểm cho rằng minh bạch thông tin kế toán là khía cạnh thể hiện chất lượng thông tin kế toán mà doanh nghiệp niêm yết công bố trên thị trường.

Xét chi tiết hơn về bối cảnh nghiên cứu, phần lớn các tài liệu trước thường khảo sát trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE) hoặc Sở GDCK Hà Nội (HNX) và rất ít nghiên cứu có tính toàn diện trên cả hai thị trường, luận án này lần đầu tiên thực nghiệm kiểm định khảo sát trên cơ sở dữ liệu tập hợp ở cả hai Sở GDCK theo định hướng chủ trương của nhà nước hợp nhất thông tin cung cấp cho nhà đầu tư trên cùng TTCK Việt Nam Điều này làm tăng mức độ tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu

3.2.3 Hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán phù hợp xu hướng phát triển thị trường chứng khoán

Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và quan trọng, đặc biệt là về minh bạch TTKT của CTNY đang tăng trưởng như hiện nay Luận án đã nghiên cứu nhân tố cấu trúc sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu quản lý và sở hữu nước ngoài) để kiểm định có hệ thống cấu trúc sở hữu chính hiện nay có khuynh hướng ảnh hưởng đến minh bạch TTKT của CTNY Tại Việt Nam, nghiên cứu về minh bạch TTKT và mối quan hệ với các yếu tố sở hữu khác nhau có giá trị quan trọng, đặc biệt là với đặc điểm riêng biệt của mức độ sở hữu nhà nước cao trong các CTNY có nguồn gốc từ cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK tạo sản phẩm trên TTCK và cùng với xu hướng phát triển xã hội, nhà nước cần thực hiện đa dạng hóa loại hình DN có nhiều chủ sở hữu để huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải pháp nhà nước đang điều chỉnh giảm dần vốn nhà nước các DNNN đã cổ phần hóa Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác nhận sở hữu nhà nước, sở hữu quản lý không còn ảnh hưởng đến tính minh bạch TTKT của CTNY là phù hợp với thực tiễn xã hội và định hướng nhà nước trong chủ trương phát triển TTCK Việt Nam Điều này cho thấy chủ trương định hướng nhà nước theo xu hướng giảm dần mức kiểm soát ở các DN, nhà nước kiểm soát vốn chủ yếu nhà nước là phù hợp với xu thế hiện nay TTCK là nơi thu hút nguồn lực chính của vốn đầu tư Theo Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại DNNN, DN có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 theo các hình thức: Duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hóa, sắp xếp lại (bao gồm hình thức sáp nhập, giải thể); chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước (thoái vốn) giai đoạn 2022 - 2025 Việc thoái vốn nhà nước tại DN nhằm nhiều mục tiêu: (1) Thoái vốn nhà nước là một cách thức để Nhà nước rút vốn đầu tư tại các DN, ngành nghề kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ vốn để tập trung đầu tư vào các DN, lĩnh vực then chốt cần có sự đầu tư của nhà nước; (2) Nguồn vốn thu được thông qua thoái vốn ở nhiều DN cũng giúp Chính phủ có thêm vốn để đầu tư công, từ đó thúc đầy nền kinh tế phát triển và tạo môi trường cho DN phát triển kinh doanh (3) Đối với DN mà nhà nước thoái vốn sẽ đa dạng hóa cổ đông, thu hút cổ đông chiến lược có năng lực, giúp DN có thêm các lợi ích về vốn, kỹ thuật, công khai, minh bạch trong quản trị DN

Do đó kết quả thực nghiệm về MBTT tại Việt Nam là một bổ sung quan trọng cho tài liệu đánh giá lại chủ trương nhà nước đối với TTCK

Thứ hai, luận án nghiên cứu nhân tố ủy ban kiểm toán nội bộ (thuộc QTCT) và cơ hội tăng trưởng (tính kinh tế) ảnh hưởng minh bạch TTKT mà trước đây còn hạn chế không có nghiên cứu đến thời điểm hiện nay Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ minh bạch TTKT theo CTNY có sử dụng Ban kiểm toán nội bộ có mức điểm minh bạch TTKT cao hơn giá trị điểm minh bạch TTKT trung bình 66,41 và CTNY không có sử dụng Ban kiểm toán nội bộ trong hoạt động kiểm soát hoạt động công ty thì có điểm minh bạch TTKT là thấp hơn mức trung bình chung Đồng thời, kết quả nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng minh bạch TTKT ở trên cho thấy UBKT nội bộ có mối quan hệ cùng chiều với minh bạch TTKT Ủy ban kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ giám sát kiểm soát nội bộ của công ty và xem xét hệ thống kiểm toán nội bộ Việc thành lập UBKT nội bộ được khuyến nghị bởi Bộ Tài chính, việc thực hiện dự thảo trong Quy tắc QTCT cho các CTNY ở Việt Nam nhưng việc thành lập UBKT nội bộ tự nguyện đối với các CTNY không phải là bắt buộc Điều này giải thích cho ảnh hưởng không đáng kể của UBKT nội bộ đối với mức độ minh bạch TTKT tự nguyện của các công ty là tỷ lệ thấp tồn tại trong mẫu nghiên cứu Dựa trên lập luận của lý thuyết đại diện, CTNY có một ủy ban kiểm toán nội bộ sẽ hỗ trợ giảm xung đột nguyên tắc đại diện giúp kiểm soát quyết định nội bộ và giúp cải thiện chất lượng thông tin trao đổi giữa chủ sở hữu và quản lý, đồng thời theo lý thuyết chi phí thông tin, ủy ban kiểm toán nội bộ được xem là giải pháp thành công khi các thông tin được thiết lập minh bạch

Thứ ba, luận án kiểm định nhân tố cơ hội tăng trưởng trong nghiên cứu ảnh hưởng minh bạch TTKT mà trước đây còn hạn chế không có nghiên cứu đến thời điểm hiện nay Nghiên cứu này góp phần tăng cường hiểu biết về mức độ minh bạch TTKT qua CBTT trên báo cáo định kỳ của DN nhằm phát tín hiệu cho TTCK về bức tranh CTNY Việt Nam qua chỉ tiêu cơ hội tăng trưởng, khả năng sinh lời, đồng thời đem đến thông tin hữu ích khi CTNY sử dụng ủy ban kiểm toán nội bộ như cơ chế kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin

Thứ tư, trong ngữ cảnh Việt Nam luận án thực hiện xác nhận mức độ kiểm soát của công ty kiểm toán đến minh bạch TTKT của CTNY trên TTCK Việt Nam Nghiên cứu trên TTCK Việt Nam cũng cho thấy mức độ minh bạch TTKT theo CTNY sử dụng dịch vụ kiểm toán thuộc nhóm Big Four hoặc không thuộc nhóm Big Four cho thấy các công ty khảo sát trên có mức điểm minh bạch TTKT ở hai nhóm đều cao hơn giá trị điểm minh bạch TTKT trung bình và CTNY sử dụng dịch vụ kiểm toán thuộc nhóm Big Four có điểm minh bạch TTKT cao hơn nhóm không sử dụng dịch vụ kiểm toán Big Four là không đáng kể Đây là điểm nhận thấy hoàn toàn phù hợp với xu hướng TTCK ngày càng đòi hỏi thông tin được cung cấp đầy đủ và đáng tin cậy được xác nhận từ đơn vị có uy tín như các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four.

Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.3.1 Nhân tố thuộc về cấu trúc sở hữu Nghiên cứu luận án cho kết quả vốn sở hữu nước ngoài góp phần tăng minh bạch TTKT của báo cáo DN Cải thiện vốn đầu tư của sở hữu nước ngoài trong CTNY sẽ giúp gia tăng minh bạch TTKT Do đó, để khuyến khích minh bạch TTKT trên TTCK nhà nước cần hỗ trợ CTNY trong gia tăng sở hữu nước ngoài qua hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN Các quốc gia vẫn luôn đặt ra những hạn chế nhất định đối với dòng vốn này như quy định về một số ngành, nghề mà nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư; Quy định về những ngành, nghề đầu tư có điều kiện mà nhà nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu vốn,…

Việc đặt ra những giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài xuất phát từ lo ngại nếu nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỷ lệ vốn có quyền chi phối trong DN thì các nhà đầu tư này có thể điều hành DN theo mục đích riêng của bản thân Thông qua các hoạt động của DN, nhà đầu tư nước ngoài can thiệp vào nền kinh tế nội địa và gây ra những hệ quả không mong muốn như lũng đoạn nền kinh tế, tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà tiềm ẩn trong đó là nguy cơ rủi ro rất cao khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn Vì vậy, cần tăng thu hút nguồn vốn nước ngoài, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm đối với các ngành, nghề kinh doanh cần hạn chế, đây chính là vấn đề rất quan trọng mà chính phủ phải giải quyết được nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh đó các CTNY cần tăng cường CBTT minh bạch như công cụ phát tín hiệu cho các bên có liên quan nhằm thu hút vốn đầu tư CTNY cần từng bước thực hiện giao dịch trên thị trường nước ngoài, giúp thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài và tăng cơ hội sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra, CTNY có thể thực hiện liên doanh hoặc hợp tác chiến lược với các công ty nước ngoài tạo điều kiện cho sở hữu nước ngoài vào CTNY thông qua việc trao đổi cổ phần hoặc các quyền sở hữu khác Đồng thời, đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch vì nhà đầu tư nước ngoài thường ưa thích đầu tư vào các công ty hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch Do đó, công ty cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và quy định của thị trường niêm yết

3.3.2 Nhân tố thuộc về quản trị công ty

Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng thành viên HĐQT độc lập không ảnh hưởng đến tính minh bạch công bố thông tin tài chính Thực tế, đa số công ty niêm yết có duy nhất một thành viên HĐQT độc lập, chỉ 74,66% có thành viên này Trong đó, chỉ 90,5% công ty tuân thủ quy định yêu cầu thành viên HĐQT độc lập chiếm 20% tổng số thành viên Điều này dẫn đến tình trạng chức năng của thành viên HĐQT độc lập không được phát huy theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, không giảm thiểu được nguy cơ lạm dụng quyền hạn, cũng như không bảo vệ được quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ.

Theo quy định hiện hành tại Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình:

Mô hình điều hành của công ty cổ phần gồm: Đại hội cổ đông - cơ quan quyền lực cao nhất, Hội đồng quản trị - chịu trách nhiệm điều hành công ty, Ban kiểm soát - thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc - người đại diện theo pháp luật của công ty Đối với trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

– Mô hình thức hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do HĐQT ban hành

Căn cứ vào quy định trên nhận thấy khi công ty hoạt động theo mô hình thứ hai thì phải đáp ứng điều kiện ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập Kết quả nghiên cứu nhận thấy, đa số CTNY hiện nay không đảm bảo yêu cầu theo quy định Điều này là nguyên nhân chính làm giảm vai trò chức năng kiểm tra, giám sát độc lập từ thành viên HĐQT độc lập là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, thực hiện việc kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành DN Hiện nay với cấu trúc thành viên HĐQT độc lập, các CTNY hiện nay chưa đảm bảo điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thành viên HĐQT độc lập cần phải đáp ứng điều kiện quy định:

“a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó; b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định; c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty; d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty; đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.”

Ngoài ra, kết quả phân tích chỉ ra có một tỷ lệ cao (74,74%) các CTNY có thành viên HĐQT kiêm nhiệm Giám đốc điều hành và điểm minh bạch TTKT của công ty có thành viên HĐQT kiêm nhiệm GĐĐH thấp hơn điểm minh bạch TTKT của CTNY không sử dụng thành viên HĐQT kiêm nhiệm Với đặc trưng vai trò vai trò kép của thành viên HĐQT của CTNY Việt Nam đã tạo thành vấn đề về kiểm soát nội bộ, cho phép những người nội bộ có quyền kiểm soát phục vụ lợi ích riêng của thành viên HĐQT và gây tổn hại tiềm tàng cho các cổ đông thiểu số, thậm chí cả công ty Theo nghiên cứu của Deng & cộng sự (2006), năm hành vi kiểm soát nội bộ điển hình bị tổn hại nếu xảy ra vai trò kép của thành viên HĐQT: (1) Theo đuổi lợi ích cá nhân, chẳng hạn như biển thủ nguồn lực của công ty để tiêu dùng theo yêu cầu; (2) Tiến hành thao túng thị trường thông qua việc đánh lừa các nhà đầu tư đại chúng hoặc tham gia vào giao dịch nội gián; (3) Tìm kiếm và duy trì lợi thế về mối quan hệ cho bản thân bằng cách sử dụng các nguồn lực của công ty, ví dụ, các DNNN có thể bổ nhiệm những người có ích cho DN để giữ mối quan hệ tốt với các quan chức chính phủ; (4) Chiếm dụng quỹ của DN để phát triển nền tảng chính trị của riêng bản thân và (5) Xử lý kế toán sáng tạo và tiết lộ thông tin tài chính gian lận cũng như đầu tư quá mức hoặc tiêu thụ tài sản quá mức

Vậy để đáp ứng điều kiện này, nhà nước cần có chính sách kiểm tra, giám sát thông qua cơ chế phạt vi phạm hành chính về số thành viên HĐQT độc lập trong CTNY và cần kiểm soát BCTN công bố khi có kiêm nhiệm kép thành viên HĐQT và Giám đốc điều hành

➢ Ủy ban kiểm toán nội bộ:

Căn cứ Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định trường hợp công ty lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo theo mô hình Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì bắt buộc phải có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành và “….Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành”

Kết quả nghiên cứu cho thấy 82 CTNY có sử dụng ủy ban kiểm toán nội bộ, chiếm 27,98% và 211 CTNY (72%) không sử dụng ủy ban kiểm toán nội bộ

Nghiên cứu luận án cho thấy nhân tố ủy ban kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng đến minh bạch TTKT và thực trạng cũng xác nhận mức độ minh bạch TTKT theo CTNY sử dụng Ban Kiểm toán nội bộ có mức điểm minh bạch TTKT cao hơn giá trị điểm minh bạch TTKT trung bình và CTNY không có Ban Kiểm toán nội bộ có điểm minh bạch TTKT là thấp hơn mức trung bình chung của TTCK Điều này cho thấy đây là định hướng đúng của Nhà nước khi ban hành khung pháp lý và điều chỉnh bổ sung quy định Luật Doanh nghiệp 2020 Như vậy, để tăng tính minh bạch TTKT các CTNY cần bổ sung chế tài theo quy định để các CTNY thành lập Ủy ban kiểm toán nội bộ theo đúng quy định hiện hành

3.3.3 Nhân tố thuộc tính kinh tế

Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sinh lời của công ty đại chúng (CTNY) có mối liên hệ tích cực với minh bạch thông tin kế toán (TTKT) trên các báo cáo định kỳ hiện nay Kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng khi một công ty có lợi nhuận, áp lực duy trì và cải thiện khả năng sinh lời thường lớn hơn để thu hút các nhà đầu tư Các công ty có lợi nhuận cũng có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào quy trình lập và công bố báo cáo, dẫn đến khả năng tăng cường minh bạch thông tin trong báo cáo tài chính.

Điều kiện cần thiết thực hiện giải pháp hoàn thiện minh bạch thông tin kế toán của công ty niêm yết tại Việt Nam

3.4.1 Đối với công ty niêm yết

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình chuyển đổi để tăng tính MBTT trên BCTC để tăng cường uy tín của DN và thu hút lòng tin từ giới đầu tư, yếu tố quan trọng là DN phải không ngừng đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh Các CTNY cần thúc đẩy thay đổi tư duy và xây dựng một văn hóa minh bạch Tăng cường ý thức trách nhiệm đối với việc xây dựng hệ thống thông tin DN, cải thiện cơ cấu quản trị DN và thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ là điều quan trọng HĐQT của công ty phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra một môi trường giao tiếp cởi mở trong công ty, cung cấp thông tin chủ động hơn cho cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng là điều cần thiết để chấp nhận sự thay đổi Hỗ trợ, lòng tin và sự đồng thuận của cổ đông đều được thúc đẩy bởi điều này, tạo ra sự tham gia tích cực của cộng đồng Đặc biệt, CTNY cần đảm bảo thực hiện đúng quy định cơ quan nhà nước về số lượng thành viên HĐQT theo Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020 “Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên” và tỷ trọng số thành viên HĐQT độc lập theo Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020, CTNY cần đáp ứng điều kiện ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và đảm bảo thành viên HĐQT độc lập đúng theo yêu cầu quy định

Thứ hai, để tạo niềm tin, các CTNY phải nâng cao nhận thức và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc liên quan đến công bố thông tin đầy đủ, kịp thời theo duy định Các CTNY trên TTCK phải luôn chấp hành tốt 100% công bố thông tin theo quy định đồng thời chủ động nâng cao tính tự giác trong công bố tự nguyện Đồng thời, CTNY phải sẵn sàng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và tuân thủ đúng luật pháp CTNY phải tự ý thức trách nhiệm là cung cấp cho cổ đông thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu của pháp luật và các quy định trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của DN Đây là điều cơ bản để đạt được MBTTKT Đồng thời, CTNY nên tự nguyện tiết lộ tất cả các thông tin khác có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến các quyết định quan trọng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư

Thứ ba, doanh nghiệp cần lưu ý tầm quan trọng của chi phí đầu tư vào bộ phận chuyên nghiệp quan hệ nhà đầu tư Doanh nghiệp không chỉ cần cải thiện chất lượng thông tin công bố trong báo cáo, mà còn phải chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng Ngoài quan tâm tới chỉ tiêu công bố trên báo cáo tài chính, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý còn quan tâm đến các yếu tố khác của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư Do đó, doanh nghiệp cần công bố trong báo cáo phát triển bền vững, tăng cường trách nhiệm với môi trường, cộng đồng, xã hội Việc tăng cường công bố thông tin liên quan đến môi trường và xã hội không chỉ củng cố hình ảnh doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư, mà còn gia tăng niềm tin của nhà đầu tư.

DN Công khai tự nguyện đầy đủ thông tin này cũng giúp CTNY giảm chi phí vốn của DN và cải thiện tính minh bạch bằng cách giảm tình trạng bất đối xứng thông tin

Thứ tư, xây dựng ủy ban kiểm tóan nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn.Ủy ban kiểm toán nội bộ thực hiện hai nhiệm vụ chính trong DN theo Điều 170 của Luật DN Trước hết, ủy ban kiểm toán nội bộ giám sát các hoạt động kinh doanh và quản trị nội bộ của công ty Thứ hai, ủy ban kiểm toán nội bộ thực hiện các hoạt động kiểm tra kinh doanh và xem xét kế toán Ngoài ra, từ góc độ lý thuyết đại diện, ủy ban kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc giảm xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý và theo lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin, ủy ban kiểm toán nội bộ được xem là giải pháp CTNY thực hiện công bố TTKT minh bạch hơn trên thị trường

Tại thời điểm hiện tại, ủy ban kiểm toán nội bộ không được nhiều CTNY coi trọng nên không thành lập và công việc vẫn chưa được đánh giá cao Để khắc phục, các chính sách cần được đưa ra gồm các quy định chi tiết về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của ủy ban kiểm toán nội bộ Thành viên của ban kiểm toán nội bộ và ban giám đốc phải được phân biệt rõ ràng Hơn nữa, các quy trình liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm toán nội bộ và điều phối hoạt động cũng cần được thiết lập

Việc lựa chọn công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four (EY, Deloitte, PwC, KPMG) ảnh hưởng tích cực đến mức độ Minh bạch thông tin kế toán (MBTTKT) của công ty cổ phần niêm yết (CTNY) Người sử dụng thông tin tài chính tin tưởng vào đánh giá khách quan của các công ty kiểm toán uy tín này, giúp tăng cường MBTTKT thông qua công bố báo cáo tài chính Bằng cách lựa chọn công ty kiểm toán chất lượng, CTNY truyền đạt thông điệp về cam kết minh bạch thông tin tài chính đến các nhà đầu tư và bên liên quan.

3.4.2 Đối với cơ quan nhà nước

Truyền thống chính trị kế hoạch hóa tập trung đã khiến chính phủ Việt Nam vẫn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế định hướng thị trường, bao gồm cả việc thiết lập khuôn khổ pháp lý cho công ty niêm yết Các cơ quan chính phủ đã ban hành Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán để điều chỉnh các CTNY trong việc công bố thông tin, kế toán và hành vi giao dịch trên thị trường chứng khoán Điều này đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý khá toàn diện cho các CTNY về kế toán, báo cáo và công bố thông tin Những nỗ lực này được thúc đẩy bởi nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan kế toán, kiểm toán và

CBTT Điều này bao gồm tối ưu hóa khía cạnh pháp lý:

(1) Điều chỉnh và hoàn thành các lĩnh vực pháp lý chung như Luật Kế toán, Kiểm toán, Chứng khoán và Luật DN bên cạnh việc đánh giá lại các biện pháp xử lý vi phạm và sửa đổi quy định liên quan đến cấu trúc tổ chức theo hướng dẫn của UBCKNN;

(2) Thiết lập các quy định cụ thể bảo vệ nhà đầu tư khỏi những vi phạm về chứng khoán và kế toán của CTNY, cho phép người đầu tư kiện các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị thiệt hại;

(3) Hội nhập quốc tế nên thay đổi các quy tắc kế toán và kiểm toán: Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực Kế toán đạt được sự hội tụ của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với các IFRS tương đương vì đây không chỉ đơn giản là việc mở rộng yêu cầu công bố TTKT mà sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến cách trình bày tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị trong BCTC của CTNY Những thay đổi đáng chú ý ở một số nội dung như giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu, hợp nhất kinh doanh, xử lý kế toán đối với lợi thế thương mại, chiết khấu khi mua lại DN, trình bày lợi ích của cổ đông thiểu số và chi phí phát triển, ghi nhận các công cụ phái sinh, đo lường hợp đồng thuê tài chính và việc ghi nhận ảnh hưởng về thuế của chênh lệch tạm thời giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả …tạo hành lang pháp lý các CTNY có thể thực hiện minh bạch TTKT cho nhà đầu tư Đây không chỉ là sự thay đổi cơ bản, do kết quả của cải cách kế toán và hội tụ các chuẩn mực kế toán quốc tế, mà là sự thay đổi mục tiêu của BCTC từ đặc thù nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước là người sử dụng chính và duy nhất báo cáo DN Vai trò duy nhất của BCTC là cung cấp thông tin cho chính phủ phục vụ mục đích lập kế hoạch, quyết định phân bổ nguồn lực và giám sát kế hoạch Các DN lập BCTC để báo cáo mức sản xuất và số liệu chi phí theo một hình thức thống nhất; không có hệ thống BCTC bên ngoài thực sự Ngược lại, mục tiêu của BCTC trong nền kinh tế định hướng thị trường, đặc biệt với xu thế phát triển của TTCK, theo Bộ Tài chính, là “đáp ứng nhu cầu điều hành kinh tế vĩ mô quốc gia, nhu cầu của các bên liên quan hiểu rõ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của DN” và “tăng cường công tác kế toán, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và chủ nợ” Người sử dụng BCTC bao gồm các cơ quan phi chính phủ như nhà đầu tư ngoài quốc doanh, chủ nợ và những người sử dụng thông tin tài chính khác

Bên cạnh đó, nhà nước cần thực hiện áp dụng các chuẩn mực kế toán đa dạng Các nghiên cứu đã chỉ ra BCTN tại Việt Nam cần thay đổi và cải tiến để phù hợp với sự phát triển của TTCK và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Đặc biệt, do nhiều DN đang hướng đến niêm yết trên TTCK quốc tế Vì vậy, BCTN của Việt Nam cần phải tiếp cận các chuẩn mực quốc tế Ngoài việc thực hiện BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các BCTN cũng cần được lập theo các chuẩn mực kế toán khác như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS hoặc GAAP của Mỹ và phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó các nghiên cứu quốc tế trước cũng phát hiện ra việc bắt buộc thực hiện Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (I.F.R.S.) đã có tác động tích cực đến các thông lệ minh bạch thông tin của các CTNY Điều này hoàn toàn phù hợp Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 “Tiếp cận thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam đối với các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán Áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)” và “khuyến khích các đối tượng công bố thông tin bằng tiếng Anh”

(4) Tăng cường chất lượng luật công bố và trình bày thông tin trên TTCK bằng việc bổ sung quy định bắt buộc đối với việc công khai TTKT phải được công bố đồng thời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh đối với CTNY trên Sở GDCK nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin tương tự như nhà đầu tư trong nước và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển minh bạch và lành mạnh của thông tin trên TTCK, đồng thời khuyến khích xử lý công bằng giữa các nhà đầu tư Điều này cũng phù hợp Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030

“khuyến khích các đối tượng công bố thông tin bằng tiếng Anh”

(5) Ban hành Bộ Nguyên tắc QTCT phù hợp với tình hình thực trạng QTCT tại Việt Nam kèm các văn bản hướng dẫn áp dụng làm cơ sở để các CTNY học hỏi và áp dụng Bộ Nguyên tắc QTCT cần đề cập đến một số khía cạnh của quản trị DN, bao gồm các cổ đông và đại hội cổ đông và cổ đông kiểm soát; giám đốc và hội đồng quản trị; các giám sát viên và ban kiểm soát; đánh giá hiệu suất và khuyến khích; và các hệ thống kỷ luật và các bên liên quan Bộ Nguyên tắc QTCT đặc biệt chú ý đến việc công bố thông tin minh bạch bằng cách đề cập đến các yêu cầu công bố thông tin chi tiết đối với CTNY Ngoài thông tin tài chính, công ty phải công bố thông tin liên quan đến QTCT và kiểm soát lợi ích của cổ đông

Trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của CTNY là cung cấp cho cổ đông thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu của pháp luật và các quy định Bản thân Bộ Nguyên tắc QTCT cần khuyến khích tự nguyện tiết lộ tất cả các thông tin khác có ảnh hưởng trọng yếu đến các quyết định quan trọng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư Để bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, Nhà nước cần ban hành Hướng dẫn về việc thiết lập hệ thống thành viên HĐQT độc lập cho các CTNY, đảm bảo thành viên HĐQT độc lập nhận nhiều trách nhiệm giám sát hơn sẽ mang lại sự minh bạch hơn trong CTNY Trình độ chuyên môn của các ứng cử viên làm thành viên HĐQT độc lập phải được kiểm tra và phê duyệt trước khi được bầu tại cuộc họp cổ đông Các ứng cử viên cho vị trí thành viên HĐQT độc lập phải tuyên bố công khai về trình độ, mức độ độc lập của mình và thông tin cần được công bố trên báo chí Các giao dịch lớn của bên liên quan phải được sự chấp thuận của thành viên HĐQT độc lập và thành viên HĐQT độc lập có thể giữ chức vụ chủ tịch của ủy ban kiểm toán, thành viên này phải chiếm đa số trong các ủy ban kiểm toán nội bộ

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù luận án đã có những ý nghĩa nhất định về mặt lý thuyết và thực tiễn quản trị, quản lý nhà nước, trách nhiệm nhà đầu tư nhưng vẫn còn những hạn chế:

Thứ nhất, dữ liệu của đề tài là dữ liệu cắt ngang, được thu thập tại một thời điểm nhất định Mặc dù dữ liệu dạng này thuận lợi để kiểm định các giả thuyết trong mẫu được chọn nhưng có hạn chế là thiếu giá trị nội tại (McGrath, 1981) khó nhận diện mối quan hệ nhân quả, có khi lại phát sinh mối quan hệ nhân quả ngược và sự thiên lệch của các biến không được giải quyết triệt để (Bellé, 2013)

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đo lường MBTTKT sẽ rõ ràng hơn nếu được quan sát trong trong nhiều kỳ hoạt động, do vậy các nghiên cứu sau nên sử dụng dữ liệu bảng khi kiểm tra mối quan hệ này

Thứ hai, trong giới hạn cho phép, luận án chỉ khảo sát TTCK Việt Nam của các CTNY thuộc chỉ số VNX Allshare, là chỉ số duy nhất được tổng hợp từ cả hai sàn HOSE và HNX Nhóm cổ phiếu các CTNY này thỏa mãn một số tiêu chí nhất định về các yếu tố nên mức độ tổng quát hóa của kết quả còn hạn chế Nếu tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này, nhà nghiên cứu có thể tiến hành khảo sát thêm trên toàn thị trường So với số lượng CTNY trong cả nước thì số đơn vị được khảo sát còn hạn chế, vậy nên trong các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu về địa giới để tăng khả năng tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu

Thứ ba, MBTTKT được đo lường dựa theo khảo sát dữ liệu lưu trữ dựa vào các tiêu chí được xây dựng Mặc dù cách tiếp cận này có những ưu điểm nhất định nhưng cũng không thể phủ nhận hạn chế của nó, đó là sự thiên vị về chủ quan của người đánh giá dẫn đến sai lệch đo lường do phương pháp (Podsakoff & cộng sự, 2003) Tuy nhiên, cách đo lường khách quan dựa trên các tiêu chí đối với biến này cũng không được ủng hộ hoàn toàn vì sự e ngại chỉ tập trung vào những khía cạnh dễ đo lường nhất và chỉ phản ánh mong muốn của một nhóm các bên liên quan Do đó, để hạn chế vấn đề này, các tác giả có thể kết hợp cách đo lường dựa theo chủ quan và các dữ liệu lưu trữ có sẵn để đánh giá MBTT như cách thực hiện của các nghiên cứu trước

Thứ tư, khái niệm MBTTKT được nhìn nhận trong luận án này là khái niệm đơn hướng Mặc dù thang đo khái niệm này phản ánh khá đầy đủ mục đích của thông tin CTNY được yêu cầu công bố hiện nay trên TTCK và phù hợp trong tình huống ở Việt Nam, tuy nhiên khái niệm này cũng có thể được nhìn nhận như một khái niệm đa hướng và phản ánh cụ thể hơn về mục đích sử dụng MBTTKT Cho nên, trong thời gian tới khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng dữ liệu MBTTKT các nhà nghiên cứu nên nhận diện việc sử dụng MBTTKT như một khái niệm đa hướng với nhiều thành phần, mỗi thành phần gồm một tập biến quan sát phản ánh cụ thể mục đích sử dụng của thông tin, từ đó cung cấp những hiểu biết rộng và sâu hơn Hơn nữa, nếu xem xét rộng hơn, ảnh hưởng của MBTTKT còn tùy vào mục đích, cường độ sử dụng và sự can thiệp của một số biến khác

Trong các nghiên cứu tiếp theo nên chú ý đến các nhân tố điều tiết, đặc biệt là các nhân tố thuộc về bối cảnh, bởi vì sự thành công của mô hình còn phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của CTNY

Chương 3 dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây và thực tế tính minh bạch thông tin kế toán trên báo cáo định kỳ của các DNNY trên TTTCK Việt Nam, tác giả đã đề cập định hướng Chiến lược của Nhà nước đến nă 2030 cho sự phát triển TTCK trong đó có giải pháp nâng cao tính minh bạch trên TTCK Việt Nam trong Chiến lược tài chính tổng thể của quốc gia Trên cơ sở đó, tác giả đã đặt ra yêu cầu khi đề xuất giải pháp thực hiện MBTTKT của CTNY trên TTCK Việt Nam cần phù hợp với Chiến lược, quy định hiện hành và xu hướng phát triển tất yếu của TTCK trong xu thế hội nhập Cuố cùng, luận án kiến nghị giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao sự minh bạch trong thông tin kế toán trong báo cáo của các DNNY tại TTCK Việt Nam Các đề xuất này dành cho các đối tượng như cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập, các DNNY, và các nhà đầu tư cũng như các bên sử dụng thông tin từ BCTC

Tác giả lưu ý sự cần thiết xem xét kết quả tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính kinh tế (MBTTKT) trước khi ra quyết định Để đảm bảo độ minh bạch, cần tăng cường quản trị công ty (QTCT) Nhà nước có thể xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đo lường MBTTKT cho doanh nghiệp (DNNY) và khuyến khích DNNY công khai thông tin tài chính bằng cách tổ chức bình chọn, trao giải thưởng Hạn chế của đề tài nghiên cứu được trình bày gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.

PHẦN KẾT LUẬN Đề tài “Các nhân tố ảnh hướng đến minh bạch thông tin kế toán của CTNY trên TTCK Việt Nam” được thực hiện dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở cả trong nước và ngoài nước để nhận diện các khoảng trống nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam Từ kết quả tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dạng cấu trúc tuyến tính gồm ảnh hưởng các nhân tố đến minh bạch thông tin kế toán của CTNY Luận án sử dụng là phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng Luận án đã xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin kế toán để đo lường sự minh bạch TTKT qua công bố báo cáo định kỳ của các CTNY theo quy định hiện hành của Việt Nam Kết quả nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết để giải thích và dự đoán MBTTKT trong các CTNY tại Việt Nam, đánh giá được thực trạng về MBTTKT của CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay, đồng thời xác định được nhân tố ảnh hưởng đến tính MBTTKT của CTNY Ngoài ra, các hạn chế của đề tài cũng được nhìn nhận một cách khách quan như những gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề minh bạch thông tin kế toán của CTNY trên TTCK Việt Nam trong tương lai

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1 Lê Ngọc Đoan Trang (2023) Minh bạch thông tin doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tạp chí Tài chính, 10(811), 40-43

2 Le Ngoc Doan Trang (2023) Literature review: Research for the effect of corporate governance to accounting information transparency Journal of Finance & Accounting Research, 6(25), 105-111

3 Le Ngoc Doan Trang (2023) Accounting Information Transparency: Literature Review on the effect of owership structure Review of Finance -ROF, 6(4).2023

Ngày đăng: 21/09/2024, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w