Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm định hướng cho các
SỰ CẦN THIẾT VIỆ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Đất đai là tài nguyên hữu hạn, tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Vì vậy trong sử dụng đất, thế hệ hiện tại phải có trách nhiệm duy trì và đảm bảo chất lượng đất tốt hơn cho giai đoạn tiếp theo
Với vị trí và vai trò đặc biệt của đất đai, cần thiết phải có một chiến lược tổng thể sử dụng nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia thông qua quy hoạch sử dụng đất Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đã được thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản pháp luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 52 “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”; Luật Đất đai năm 2013 Trên cơ sở những quy định của Luật Đất đai có thể thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung quản lý Nhà nước về đất đai vô cùng quan trọng giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều hành và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai trên địa bàn mình phụ trách
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm định hướng cho các ngành các cấp trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước về đất đai Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu cấp thiết đối với các cấp quản lý
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện là sự cụ thể hóa các chỉ tiêu phân bổ của cấp Quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu chức năng, các công trình văn hóa phúc lợi công cộng một cách hợp lý hiệu quả hơn
UBND huyện Việt Yên thực hiện lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2030 của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” nhằm định hướng chiến lược tổng thể sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo sự phát triển chung của cả nước và ứng phó với biến đổi khí hậu
II BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO
Ngoài các phần Đặt vấn đề; Kết luận và Kiến nghị Báo cáo bao gồm các phần sau:
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phần II: Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện
- Phần III: Phương án quy hoạch sử dụng đất
- Phần IV: Các giải pháp thực hiện.
CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
3.1 Các văn bản pháp lý dể lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
- Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn Luật Quy hoạch;
- Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 01/2017/NĐ - CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia;
- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/05/2018 của Chính phủ về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/04/2016 của Quốc hội về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia;
- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/05/2018 của Chính phủ về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết 29/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang thông qua Điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án công trình đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 08/12/2016;
- Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về việc thông qua danh mục các công trình, dự án được phép thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa,
3 đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về việc thông qua danh mục các công trình, dự án được phép thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 về việc thông qua danh mục các công trình, dự án được phép thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 về việc thông qua điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng, danh mục dự án, công trình trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 về việc thông qua Danh mục, công trình dự án được phép thu hổi đất, các dự án, công trình được phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc thông qua điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án, công trình trong Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bắc Giang; điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục khác trong năm 2021;
- Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bắc Giang gai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Băc Giang về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 (tỷ lệ 1/10000);
- Quyết định số 33/QĐ-UBND, ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc xét duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Việt Yên;
- Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 20/8/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc xét duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Việt Yên
- Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
Huyện Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km, có tổng diện tích tự nhiên 17.101,33 ha Việt Yên có 17 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn và 15 xã có phạm vi ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tân Yên
+ Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh + Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang
+ Phía Tây giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà Huyện có toạ độ địa lý:
+ Từ 21 O 11’29’’ đến 21 O 20’26’’ vĩ độ Bắc
+ Từ 106 O 0’08’’ đến 106 O 9’57’’ kinh độ Đông
Hình 1: Vị trí huyện Việt Yên trong tỉnh Bắc Giang
Huyện Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế – xã hội: là đầu mối của một số tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 37, tỉnh lộ
298, nối vùng đồng bằng tỉnh Bắc Giang với các huyện miền núi phía Tây Bắc và Bắc của tỉnh và các tỉnh lân cận; có các tuyến giao thông huyết mạch xuyên Việt như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và giao thông đường thuỷ trên sông Cầu và một số trung tâm kinh tế – văn hoá – du lịch như thành phố Bắc Giang, thành phố Bắc Ninh,… Với vị trí của mình huyện Việt Yên có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn nói riêng và tỉnh phụ cận nói chung
- Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, có cả đồi núi và đồng bằng có thể chia thành 3 dạng chính :
- Địa hình đồi núi thấp: một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện có độ cao trung bình từ 6m – 120m; dạng địa hình này được phân bố rải rác ở các xã: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung ở phía Bắc và Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh Sơn, Vân Trung ở phía Nam huyện Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 15 O (chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15 O )
- Địa hình bồn địa gò thấp: dạng địa hình này được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn Độ cao trung bình từ 15 – 25m so với mặt nước biển Hầu hết diện tích này đều đã được đưa vào sử dụng làm đất ở hoặc đất mầu
- Dạng địa hình vùng đồng bằng có lượn sóng: dạng địa hình này tập trung ở các xã phía Đông đường quốc lộ 1A (Quang Châu, Vân Trung,…) và một số xã vùng giữa huyện (Hương Mai, Tự Lạn, Hồng Thái) Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 2,5 – 5,0m Độ nghiêng của địa hình theo hướng Bắc xuống Nam và Tây Bắc sang Đông Đông Nam Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng
Huyện Việt Yên chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ bình quân qua các năm từ 23 – 24 0 C, nhiệt độ lạnh dần từ mùa Thu sang mùa Đông đến mùa Xuân (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), sau đó nóng vào những tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8) Các tháng trong năm có sự thay đổi lớn về nhiệt độ
Lượng mưa trong năm vào khoảng 1.400 - 1.500mm nhưng phân bố không đều, thường tập trung vào tháng 6, 7 và tháng 8 Lượng mưa trong thời gian này thường chiếm tới 85% lượng mưa cả năm Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân là 22mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào các tháng 12, 1 và tháng 2
Hướng gió chủ đạo trên địa bàn huyện là gió đông bắc Tốc độ gió trung bình trong năm là 1,9m/s, tháng có tốc độ gió trung bình cao nhất là tháng 8 (2,7m/s)
1.2 Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên
Huyện Việt Yên có tổng diện tích tự nhiên 17.101,33 ha Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1997 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy đặc điểm thổ nhưỡng của huyện Việt Yên như sau:
- Căn cứ nguồn gốc phát sinh thì huyện Việt Yên có 2 nhóm đất chính:
+ Nhóm phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành đất
+ Nhóm bồi tích trong quá trình bồi tụ của phù sa hình thành
- Xét về tính chất đất, toàn huyện có 4 nhóm đất: phù sa, xám bạc màu, đỏ vàng, xói mòn trơ sỏi đá và phân thành 9 loại đất chính; quy mô và cơ cấu các loại đất sau:
+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): chiếm một diện tích rất ít, chủ yếu được phân bố ở các xã ven sông Cầu và ngoài đê (Tiên Sơn, Vân Hà, Ninh Sơn, Quang Châu) Đất có địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới đất cát pha thịt nhẹ giàu mùn, độ chua pHKCl = 6 – 6,5; lượng đạm tổng số từ trung bình đến khá Đất này được hình thành do chế độ lũ của sông Cầu, lượng phù sa trong nước lũ và đê điều tạo nên Hầu hết loại đất này đều nằm ở cấp địa hình vàn thấp
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): chiếm 2,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện Đất này được phân bố chủ yếu ở dọc sông Cầu nằm ở các xã Tiên Sơn, Vân Trung, Vân Hà, Tăng Tiến, Hương Mai Đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, tỷ lệ sét cao, thường chặt, bí Qua số liệu phân tích tầng mặt cho thấy hàm lượng mùn từ 1,28 – 2,28%, đạm tổng số 0,07 – 0,22%, lân 0,04 – 0,08% Đất có phản ứng trung tính (pHKCl = 6 – 6,3) Đất này khá thích hợp với các loại cây màu như: khoai tây, rau, ngô và đậu đỗ
+ Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ (Pf): chiếm 4,66% tổng diện tích tự nhiên được phân bố rải rác ở các xã Tăng Tiến, Nghĩa Trung, Minh Đức, Quảng Minh, Tiên Sơn Đây là loại đất có tuổi già nhất trong nhóm đất phù sa Phẫu diện đất đã phát triển đủ mạnh để hình thành rõ tầng tích tụ B Thành phần cơ giới đất phù sa có tầng loang lổ là thịt trung bình, hàm lượng mùn trung bình 1,8 – 2,6%, đạm tổng số trung bình 0,16 – 2% Lân tổng số nghèo 0,06 – 0,09%, kali tổng số và dễ tiêu nghèo 0,04 – 0,05% và 9 – 11 mg/100g đất Đất có phản ứng chua đến ít chua, pHKCl = 4,5 – 5,5 Hiện tại loại đất này được khai thác trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu Ở những chân vàn cao được nhân dân sử dụng vào trồng màu
+ Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj): Có diện tích 4.355ha, chiếm 25,41% tổng diện tích đất tự nhiên Đây là loại đất có quy mô diện tích lớn đứng thứ hai sau đất xám bạc màu Đất được phân bố chủ yếu ở các xã Tăng Tiến, Vân Trung, Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Vân Hà, Hoàng Ninh và một số diện tích nhỏ nằm rải rác ở các xã dọc ngòi Cầu Sim và sông nhỏ Do bị ngập nước nhiều tháng trong năm và ảnh hưởng của mực nước ngầm nông, quá trình khử trong đất là quá trình chủ đạo và đây cũng là nguyên nhân tạo nên đặc tính gley rất mạnh ở tầng B
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1 Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Việt Yên là huyện trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Giai đoạn 2011-
2020, tính cả các KCN, tổng giá trị sản xuất (GO) đạt 709.554 tỷ đồng, chiếm 48,97% tổng GO toàn tỉnh; giá trị gia tăng (VA) đạt 173.625 tỷ đồng, chiếm 35,5% tổng VA toàn tỉnh; đóng góp giá trị lớn nhất trong các huyện, thành phố
Tốc độ tăng trưởng GO bình quân giai đoạn 2011-2020 là 31,66%, gấp 1,62 lần bình quân toàn tỉnh; giai đoạn 2011-2015 là 31,4%, gấp 1,79 lần bình quân toàn tỉnh; giai đoạn 2016-2020 là 31,91%, gấp 1,52 bình quân toàn tỉnh Tính riêng giai đoạn 2016-2020: Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 32,9%/năm, GO đạt 547.336 tỷ đồng; nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình quân 2,63%/năm, GO đạt 7.148 tỷ đồng; ngành dịch vụ tăng bình quân 8,08%/năm, GO đạt 6.855 tỷ đồng
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp - xây dựng Cụ thể:
* Năm 2020, cơ cấu GO theo giá hiện hành thì:
- Nông – lâm – thủy sản chiếm 1,20% giảm 10,13 so với năm 2010
- Công nghiệp - xây dựng chiếm 97,21% tăng 15,08% so với năm 2010
- Dịch vụ chiếm 1,59% giảm 4,95% so với năm 2010
* Năm 2020, cơ cấu VA theo giá hiện hành thì:
- Nông – lâm –thủy sản chiếm 3,01% giả 10,56% so với năm 2010
- Công nghiệp – xây dựng chiếm 90,60% tăng 14,72% so với năm 2010
- Dịch vụ chiếm 6,39% giảm 4,16% so với năm 2010
2.2 Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Về nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.407,904 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 1,5% Huyện đã rà soát, xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, kế hoạch ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Các vùng sản xuất tập trung đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất nhỏ lẻ, cho lợi nhuận trên 300 triệu/ha/năm, trong đó khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới) lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/ha/năm Bình quân thu nhập của lao động từ 6 triệu - 10 triệu đồng/người/tháng Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngày càng được mở rộng về quy mô diện tích cũng như các sản phẩm nông nghiệp như: vùng trồng cà chua bi tại Việt Tiến, vùng rau hàng hóa thôn Minh Sơn xã Trung Sơn; Tĩnh Lộc, Lai xã Nghĩa Trung; Đồng Niên xã Tự Lạn; Đông Long, Đình Cả xã Quảng Minh; Dưa hấu ở Xuân Minh - Hương Mai; Hà Thượng- Thượng Lan; Ớt ở Kim Sơn - Thượng Lan…Đã hình thành nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính siêu tốc, cá chép giòn, mô hình hoa cúc, hoa ly, cà chua bi phục vụ xuất khẩu, khoai tây sạch bệnh, mua máy làm đất phục vụ nông nghiệp
2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, ngành công nghiệp – xây dựng luôn chiếm ưu thế trong nền kinh tế huyện Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 đạt 530.910tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 33,5%; 4/6 KCN đã có quy hoạch chi tiết của tỉnh Bắc Giang nằm trên địa bàn huyện Việt Yên Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN, CCN trên địa bàn huyện đều đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết việc làm cho khoảng 34 nghìn lao động Những sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện là: nhóm mặt hàng nông sản chế biến, mây tre đan, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, cơ khí và các sản phẩm từ kim loại…Bên cạnh việc thu hút đầu tư vào các KCN, cụm CN, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn cũng đã được huyện chú trọng Trên địa bàn huyện có các làng nghề như: Rượu ở làng Vân, mây tre đan ở xã Tăng Tiến, bánh đa ở làng Thổ Hà, gốm, gốm sứ…Các cơ sở sản xuất có nhiều đổi mới về trang thiết bị công nghệ nên chất lượng sản phẩm ngày càng cao UBDN huyện cũng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, quảng bá tiếp thị sản phẩm Vì vậy các ngành nghê truyền thống được phát huy, thị trường truyền thống được giữ vững
2.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Về thương mại – dịch vụ: Những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực Việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại dịch vụ Giá trị sản xuất
16 giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6.854 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 8,1% Hệ thống mạng lưới ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, thực hiện các giải pháp huy động, cho vay vốn, tập trung cho các lĩnh vực, đối tượng được ưu tiên; tích cực tiếp cận khách hàng, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình vay vốn Hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú Môi trường kinh doanh, buôn bán thuận lợi Thương mại cá thể, tư thương và các thành phần khác phát triển nhanh Ngành dịch vụ của huyện tập trung vào một số lĩnh vực như vận tải, xăng dầu, dịch vụ nông nghiệp tuy chất lượng dịch vụ còn chưa cao
2.2.4 Về lĩnh vực du lịch
Về phát triển du lịch, địa bàn huyện Việt yên có khá nhiều các di tích, danh thắng, là điều kiện tốt để phát triển du lịch Những năm qua huyện đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia để phát triển du lịch Mặc dù vậy, huyện chưa có cơ sở du lịch nên việc phát triển, nhà hàng, khách sạn mới chỉ theo hướng tự phát Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đường xá đi lại chưa thuận tiện, cách xa các tuyến giao thông chính nên những lợi thế về du lịch tâm linh cũng như du lịch văn hóa chưa thể phát huy được hết tiềm năng
2.3 Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất
Dân số trung bình đến năm 2020 là 210.407 người; trong đó, dân số đô thị 48.393 người (chiếm 23%), dân số nông thôn 162.014 người (chiếm 77%)
Tỷ suất sinh hàng năm giảm dần, cụ thể: năm 2015 là 1,836 %, năm 2019 giảm còn 1,49 %; mức giảm sinh đều đạt chỉ tiêu giao từ 0,2 %0 đến 0,16 %0; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,29 % đến 1,07 %; trung bình cả giai đoạn 1,16 %; tỷ số giới tính khi sinh 115 nam/100 nữ; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trung bình là 10,8 %/ năm
Tỷ lệ tăng dân số cơ học có xu hướng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây khi các KCN trên địa bàn đi vào hoạt động đã thu hút lượng lớn lao động tới làm việc và cư trú Dân cư tập trung không đều, nhiều nhất là thị trấn Nếnh với
30.673 người, thấp nhất ở xã Tự Lạn với 8.349 người
Mật độ dân số trung bình toàn huyện khá cao, năm 2020 là 1.230 người/km2, cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh (481 người/ km2) Mật độ dân số cao nhất ở Vân Hà 2867 người/km 2 ; thị trấn Nếnh 2.452 người/km2, mật độ thưa nhất ở xã Nghĩa Trung 768 người/km2
Bảng: Dân số huyện Việt Yên
TT Xã, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình
Mật độ dân số (người/km2)
TT Xã, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình
Mật độ dân số (người/km2)
2.3.2 Nguồn nhân lực Ước hết năm 2020, số người trong độ tuổi lao động của huyện là 110.895 người, chiếm 53% dân số; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% Lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 23,21% Lao động có việc làm thường xuyên khoảng 91.783 người, chiếm tỷ lệ 55,93% Hơn 50 nghìn người địa phương làm việc trong các doanh nghiệp, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng
Nhằm nâng cao chất lượng lao động ở địa phương, huyện đã làm tốt khâu khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động; đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm; thực hiện hiệu quả Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở lớp dạy nghề ngắn hạn, ưu tiên lao động khu vực dành đất phát triển KCN, CCN Cùng đó huyện khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia công tác đào tạo nghề dưới nhiều hình thức như: Truyền nghề, chuyển giao khoa học công nghệ
2.4 Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn
Dân cư đô thị hiện trạng tập trung ở TT Bích Động và TT Nếnh Khu vực trung tâm thị trấn Bích Động tập trung nhiều công trình hành chính, thương mại, văn hóa, giáo dục của huyện, kiến trúc cảnh quan khang trang, đặc biệt là sau khi khu vực quảng trường và đài tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ được xây dựng hoàn thành đã tạo nên một điểm nhấn trong không gian kiến trúc cảnh quan của thị trấn
Các khu phố tập trung dân cư cũ chủ yếu là phố thương mại, cấu trúc nhà ở dạng nhà ở lô phố cao 2-3 tầng, có cửa hàng buôn bán nhỏ, các hoạt động mua bán khá sầm uất Các khu dân cư mới chủ yếu cũng là nhà chia lô 2-4 tầng, mỗi lô diện tích từ 70-90m 2 , được xây dựng dọc theo các trục đường Thân Nhân Trung, Nguyễn văn Ty, Nguyễn Vũ Tráng và dọc quốc lộ 37
Khu vực làng xóm trong ranh giới hai thị trấn phần lớn là nhà thấp tầng Một số nhà đã được cải tạo chỉnh trang sạch đẹp thành nhà ở đô thị Số còn lại là nhà ngói hoặc cấp 4 có sân vườn rộng, tiếp tục sử dụng Khu vực này đang có xu hướng đô thị hóa nhanh, cấu trúc và cảnh quan làng xóm đang mất dần đi những nét đẹp truyền thống, cần khuyến khích xây dựng, cải tạo theo mẫu nhà nông thôn truyền thống
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
Biến đổi khí hậu do 2 nguyên nhân: Tự nhiên và nhân sinh, trong đó nguyên nhân do con người là chủ yếu, chiếm 90% Cả 2 yếu tố này đều ảnh hưởng đến tổng lượng bức xạ mặt trời được hệ thống khí hậu hấp thụ Tuy nhiên, những hoạt động của con người là yếu tố quan trọng gây biến đổi khí hậu (BĐKH) do đào thải nhiều khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2 Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và kéo theo nhiều hậu quả khác như nước biển dâng lên, hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần suất,…
Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con người, cây trồng và vật nuôi, như làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, các dịch bệnh trên người, trên gia súc, gia cầm và trên cây trồng
Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước
Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực, như tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp
Việt Yên là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đồi núi ít (chiếm dưới 10%) nên ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) so với 4 huyện miền núi (Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam) và một huyện có địa hình thấp trũng là Yên Dũng (nơi có 3 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) Trong thời gian tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến một số ngành, lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất là: Nông nghiệp, tài nguyên nước, tài nguyên đất, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên và cộng đồng dân cư sống gần khu vực gần các sông, hồ và khu vực có độ dốc cao
- Chế độ mưa trên địa bàn huyện Việt Yên: có lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1.400 – 1.500mm nhưng phân bố không đều Lượng mưa trong mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm đến 85% tổng lượng mưa cả năm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8 Trong hai tháng này thường có những cơn mưa với cường độ lớn gây xói mòn rửa trôi đất và ảnh hưởng lớn đến cây trồng nông nghiệp Ngoài ra một số xã có địa hình trũng thấp thường hay bị úng ngập Mùa khô lượng mưa bình quân 22 mm/tháng, chủ yếu là mưa phùn tập trung vào tháng 12, 1 và tháng 2 năm sau Tuy nhiên, chế độ mưa những năm gần đầy có sử thay đổi vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước
- Với sự nóng lên trên toàn lãnh thổ làm cho phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm; tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, lan truyền dịch bệnh vật nuôi
- Biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: bão, tố lốc, lũ lụt, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, rét hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân
- Những giải pháp về quản lý, sử dụng đất để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: + Bảo vệ, bảo tồn diện tích đất lâm nghiệp, đất trồng vải hiện có; phát triển mở rộng diện tích đất trồng cây ăn trái có độ che phủ lớn, và cho giá trị kinh tế cao; như: vú sữa, nhãn, cam đường canh… nhằm thúc đẩy thực hiện các chương trình để
29 bảo tồn và tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính, chống xói mòn – rửa trôi lớp đất bề mặt có hàm lượng dinh dưỡng cao
+ Xây dựng chương trình sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, phần diện tích đất có hệ số sử dụng đất thấp, tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo
+ Áp dụng mô hình sử dụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏ phát thải khí nhà kính Hệ thống thâm canh và nông nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường Hiện nay kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình sản xuất cây hàng hóa tập trung và dần thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu, đồng thời cho giá trị kinh tế cao
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1 Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.1 Tình hình thực hiện các văn bản pháp quy
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014 Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, UBND huyện đã tham mưu cho Sở tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Luật cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan liên quan ở huyện, chủ tịch, cán bộ chuyên môn của các xã, thị trấn Ở các xã, thị trấn huyện tiến hành tổ chức các lớp để tuyên truyền Luật đất đai cho cán bộ cơ sở Ngoài ra còn thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở
1.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện đã tiến hành xác định lại ranh giới hành chính trên cơ sở hồ sơ tài liệu 364/CT cũng như tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung Đến nay địa giới hành chính giữa huyện với các huyện giáp ranh đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ
Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện và các xã, thị trấn cũng được UBND huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đáp ứng tốt trong việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ các yêu cầu chung của ngành tài nguyên và môi trường
Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Huyện Việt Yên đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính của huyện Hiện tại huyện có 17 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có 15 xã và 02 thị trấn, có hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính xã, huyện Tổng diện tích tự nhiên của huyện sau khi kiểm kê đất đai năm 2019 là 17.101,3 ha
1.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Huyện Việt Yên hiện có 17/17 xã, thị trấn đã được đo đạc lập bản đồ địa chính, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện theo quy định của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đối với công tác khảo sát đánh giá, phân hạng đất không thực hiện riêng mà nằm trong dự án phân hạng đất tỉnh Bắc Giang Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
31 đã được UBND tỉnh phê duyệt, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và thu hồi, giao đất, cho thuê đất
1.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương Theo đó, Huyện đã xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Việt Yên đã được UBND tỉnh Bắc Giang xét duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-UBND, ngày 26/4/2013; Điều chỉnh suy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện được phê duyệt tại quyết định 689/QĐ-UBND ngày 18/9/2019 làm cơ sở quản lý, điều hành việc sử dụng đất trên toàn huyện Kế hoạch sử dụng đất năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018 và năm 2019 của huyện cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt Các xã, thị trấn đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của 17 xã được lồng ghép trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới và 2 đã được quy hoạch chung xây dựng nhằm cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 của huyện làm căn cứ để các xã/ thị trấn thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn quản lý theo quy định Tuy việc lập quy hoạch cơ bản không chồng chéo giữa Quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác song do tình hình suy thoái kinh tế, không dự báo hết những quy luật phát triển kinh tế nên Quy hoạch sử dụng đất cần phải điều chỉnh bổ sung để phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
1.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
Trong năm 2020, đã phê duyệt thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 54,17 ha để thực hiện 44 dự án, trong đó có 20 dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở với diện tích 20,3 ha và 7 dự án cho thuê đất với diện tích là 5,8 ha, các dự án khác như: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 295B, khu dân cư thương mại Bích Sơn, khu dân cư đường Nguyễn Thế Nho,
1.1.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất Đây là công tác có tính chất nhạy cảm, phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của huyện, do vậy luôn được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Phòng Tài nguyên Môi trường thường xuyên tham mưu cho UBND huyện xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cấp xã tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, vướng mắc phức tạp phát sinh trong quá trình
32 thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng Do đó, trong 5 năm qua mặc dù trên địa bàn huyện thu hồi hàng trăm ha đất nông nghiệp để chuyển mục đích thực hiện hàng trăm dự án, tác động trực tiếp đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo không để xảy ra diễn biến phức tạp gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương
Nhìn chung, các dự án được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư theo quy phạm pháp luật Do có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ nên việc áp dụng trình tự, thủ tục thu hồi đất, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án tương đối nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tối đa tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người có đất Nhà nước thu hồi đất
1.1.7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai
Hồ sơ cấp GCN tập trung đã được lập thành 3 bộ lưu 3 cấp, hồ sơ cấp GCN được cập nhật thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi của cấp xã và huyện Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính chủ yếu trên giấy, công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai và chuyển thông tin biến động đến các cấp chưa được thực hiện thường xuyên, việc chỉnh lý biến động đất đai còn yếu, chỉ mới chỉnh lý trên GCN khi bị thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất
Trong năm 2020, toàn huyện cấp được 4.244 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó: 1.310 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp lần đầu, cấp đổi được 2.934 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất
Tổng diện tích tự nhiên huyện Việt Yên là 17.101,3 ha, chiếm 4,39% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 977 người/km 2
TT Chỉ tiêu Mã Diện tích
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 17.101,3 100,00
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 6.802,9 92,56 Đất trồng lúa còn lại LUK 546,7 7,44 Đất trồng lúa nương LUN
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 604,3 5,25
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 977,9 8,49
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 325,9 2,83
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 509,9 4,43
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.681,6 14,60
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 69,6 0,60
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 5.533,41 32,36
2.3 Đất khu công nghiệp SKK 674,2 12,18
2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 34,9 0,63
2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 27,6 0,50
2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 73,8 1,33
2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 3,9 0,07
2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 76,3 1,38
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.289,2 41,37
- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 26,3 1,15
- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 4,6 0,20
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục-đào tạo DGD 123,3 5,39
- Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao DTT 58,2 2,54
- Đất công trình năng lượng DNL 8,2 0,36
- Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,6 0,03
- Đất xây dựng khu dự trữ quốc gia DKG
- Đất có di tích, lịch sử - văn hóa DDT 11,4 0,21
- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7,7 0,14
- Đất cơ sở tôn giáo TON 35,8 0,65
- Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 138,9 2,51
- Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ DKH
- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0,0 0,00
- Đất công trình công cộng khác DCK 1,2 0,05
2.10 Đất danh lam, thắng cảnh DDL
2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH
2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 13,8 0,25
2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.447,6 26,16
2.14 Đất ở tại đô thị ODT 414,8 7,50
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13,4 0,24
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,1 0,00
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DGN
2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 303,3 5,48
2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 78,5 1,42
2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,1 0,02
3 Đất chưa sử dụng CSD 49,1 0,29
Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 của toàn huyện là 11.518,82 ha, chiếm 67,36% tổng diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm:
- Đất trồng lúa: có 7.349,69 ha, chiếm 63,81% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở tất cả các xã, tuy nhiên các xã có diện tích lớn là: xã Nghĩa Trung 623,29 ha; Minh Đức 780,89 ha; Tiên Sơn 627,18 ha; Trung Sơn 551,92 ha, thị trấn Bích Động 493,68ha; Ninh Sơn 470,20 ha, Hương Mai 465,07 ha, Thượng Lan 468,92 ha, Việt Tiến 464,29; Tự Lạn 444,34 ha, thị trấn Nếnh 400,30 ha
- Đất trồng cây hàng năm khác: có 604,34 ha, chiếm 5,25 % diện tích đất nông nghiệp Phân bố ở tất cả các xã trong huyện, và tập trung nhiều nhất ở các xã: Tiên Sơn 132,10 ha; Việt Tiến 100,59 ha, Quang Châu 81,22 ha… Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chủ yếu trồng các loại cây như: Ngô, khoai lang, mía, các loại rau,
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện có 977,87 ha, chiếm 8,49% diện tích đất nông nghiệp Phân bố ở tất cả các xã và tập trung nhiều ở các xã: Việt Tiến 146,83 ha; Minh Đức 145,87 ha; Trung Sơn 154,36 ha; Tiên Sơn 133,89 ha
- Đất rừng phòng hộ: diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện có 325,88 ha, chiếm 2,83% tổng diện tích đất nông nghiệp Phân bổ ở xã Vân Trung 206,24 ha, xã Tiên Sơn 26,14 ha, xã Minh Đức 93,50 ha
- Đất rừng sản xuất: Diện tích có 509,87 ha, chiếm 4,43 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố nhiều nhất ở các xã: Nghĩa Trung 156,86 ha; Trung Sơn 138,41 ha, Minh Đức 92,82 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 1.681,56 ha, chiếm 14,60% diện tích đất nông nghiệp Phân bố ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, chủ yếu được dùng để nuôi các loại cá nước ngọt phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều nhất ở các xã: Minh Đức 286,91 ha; thị trấn Bích Động 209,59 ha; Nghĩa Trung 201,36 ha; Tự Lạn 168,06 ha; Thượng Lan 144,26 ha; Tiên Sơn 120,25 ha; Trung Sơn 102,61 ha; Hương Mai 100,92 ha
- Đất nông nghiệp khác: có 69,61 ha, chiếm 0,60% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở xã: Tự Lạn 22,55 ha; Việt Tiến 12,93 ha; Nghĩa Trung 12,04 ha; Thượng Lan 6,69 ha Diện tích đất nông nghiệp khác chủ yếu khoanh định các khu chăn nuôi tập trung, xây dựng các khu trang trại b) Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp năm 2020: Có 5.533,41 ha, chiếm 32,36% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:
- Đất quốc phòng: Có 46,32 ha, chiếm 0,84% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Đất quốc phòng do Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang quản lý và sử dụng, nằm trên
40 địa bàn 7 xã, thị trấn: Bích Động 2,53 ha; Việt Tiến 4,59 ha; Vân Trung 20,02 ha; Trung Sơn 7,35 ha; Tiên Sơn 2,35 ha; Nghĩa Trung 4,66 ha; Minh Đức 4,83 ha
- Đất an ninh: Có 1,49 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, nằm trên thị trấn Bích Động 0,49 ha và xã Quang Châu 1,00 ha
- Đất khu công nghiệp: Có 674,23 ha, chiếm 12,18% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Hiện tại trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp được hình thành: Khu công nghiệp Đình Trám; Khu công nghiệp Quang Châu và Khu công nghiệp Vân Trung Diện tích đất khu công nghiệp được phân bố ở các xã: thị trấn Nếnh 263,35 ha; Tăng Tiến 22,80 ha; Vân Trung 185,57 ha; Quang Châu 171,75 ha; Hồng Thái 30,77 ha
- Đất cụm công nghiệp: Có 34,89 ha, chiếm 0,63% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Hiện tại trên địa bàn huyện có 3 cụm công nghiệp được hình thành: Cụm công nghiệp Việt Tiến – xã Việt Tiến (15,43 ha); Cụm công nghiệp Hoàng Mai - thị trấn Nếnh (17,36 ha); Cụm công nghiệp ở xã Vân Hà (2,10 ha)
- Đất thương mại dịch vụ: Có 27,63 ha, chiếm 0,50% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp tập trung chủ yếu ở xã: Quang Châu 23,30 ha; thị trấn Nếnh 1,87 ha; Hồng Thái 0,89 ha; Tự Lạn 0,65 ha; thị trấn Bích Động 0,56 ha; Vân Trung 0,27 ha; Minh Đức 0,09 ha
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Có 73,76 ha chiếm 1,33% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phân bố ở 15/17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và tập trung chủ yếu tại các xã, thị trấn: Bích Động 14,51 ha; Nếnh 11,32 ha; Minh Đức 12,84 ha; Hồng Thái 9,71 ha; Tăng Tiến 7,57 ha; Quang Châu 6,35 ha; Nghĩa Trung 4,10 ha; Vân Trung 3,01 ha… Các xã không có đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Tự Lạn và Hương Mai
- Đất cho hoạt động khoáng sản: Có 3,85 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích đất phi nông nghiệp; phân bố trên địa bàn các xã: Minh Đức 3,29 ha; Tự Lạn 0,46 ha; Nghĩa Trung 0,10 ha
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Có 76,32 ha, chiếm 1,38% diện tích đất phi nông nghiệp Tập trung chủ yếu ở: thị trấn Bích Động 26,42 ha; Nghĩa Trung 11,43 ha, Minh Đức 7,35 ha, Tự Lạn 5,98 ha, Quang Châu 5,76 ha; Vân Trung 5,10 ha, Thượng Lan 4,97 ha
- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh: Có 2.289,2 ha, chiếm 41,37% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Trong đó:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Việt Yên đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số ngày 18/01/2019 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch được đánh giá so sánh với kết quả thực hiện sử dụng đất đến 31/12/2020 Cụ thể các chỉ tiêu như sau:
3.1.1 Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
Bảng: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Diện tích theo Điều chỉnh hoạch sử dụng đất đến năm
2020 được duyệt (theo QĐ số 33/QĐ- UBND ngày 18/01/2019)
Kết quả thực hiện năm 2020
So sánh với chỉ tiêu được duyệt đến năm 2020
Diện tích theo Điều chỉnh hoạch sử dụng đất đến năm
2020 được duyệt (theo QĐ số 33/QĐ- UBND ngày 18/01/2019)
Kết quả thực hiện năm 2020
So sánh với chỉ tiêu được duyệt đến năm 2020
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 6.433,96 6.802,94 368,98 105,73
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 268,16 604,34 336,18 225,37 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 673,31 977,87 304,56 145,23
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 219,00 325,88 106,88 148,80
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 719,70 509,87 -209,83 70,84
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.572,16 1.681,56 109,40 106,96
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 60,21 69,61 9,41 115,63
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 6.254,56 5.533,41 -721,15 88,47
2.3 Đất khu công nghiệp SKK 843,73 674,23 -169,50 79,91
2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 86,70 34,89 -51,81 40,24
2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 50,77 27,63 -23,14 54,42 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 142,60 73,76 -68,84 51,73 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 24,66 3,85 -20,81 15,63
2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 120,90 76,32 -44,58 63,13
2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.345,01 2.288,03 -56,98 97,57
- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 4,74 26,34 21,60 555,70
- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 16,18 4,62 -11,56 28,57
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục-đào tạo DGD 86,78 123,29 36,51 142,07
- Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao DTT 139,03 58,18 -80,85 41,85
- Đất công trình năng lượng DNL 21,30 8,22 -13,08 38,59
- Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,58 0,57 -0,01 98,83
- Đất có di tích, lịch sử - văn hóa DDT 13,39 11,42 -1,97 85,27
- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 29,90 7,70 -22,20 25,76
- Đất cơ sở tôn giáo TON 26,50 35,84 9,34 135,25
Diện tích theo Điều chỉnh hoạch sử dụng đất đến năm
2020 được duyệt (theo QĐ số 33/QĐ- UBND ngày 18/01/2019)
Kết quả thực hiện năm 2020
So sánh với chỉ tiêu được duyệt đến năm 2020
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 149,64 138,90 -10,74 92,82
- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 7,33 0,03 -7,30 0,36
2.10 Đất danh lam, thắng cảnh DDL
2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 26,34 -26,34
2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 20,39 13,80 -6,59 67,67
2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.906,88 1.447,55 -459,32 75,91
2.14 Đất ở tại đô thị ODT 184,94 414,83 229,88 224,30
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 16,52 13,41 -3,12 81,14
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 3,37 0,06 -3,31
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DGN
2.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 32,18 33,14 0,96 102,98
2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 267,76 303,29 35,53 113,27
2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 106,96 78,49 -28,47 73,39
2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 10,20 2,31 -7,89 22,67
3 Đất chưa sử dụng CSD 75,52 49,10 -26,41 65,02 a) Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất nông nghiệp Đất nông nghiệp thực hiện được là 11.518,82 ha, đạt 106,94% so với được duyệt (10.771,20) Bao gồm:
- Đất trồng lúa: thực hiện được 7.349,69 ha, vượt 90,99 ha so với chỉ tiêu được duyệt (7.258,70 ha), đạt 101,25% Nguyên nhân diện tích đất trồng lúa vượt chỉ tiêu được duyệt do chưa thu hồi, chuyển mục đích để thực hiện công trình dự án theo kế hoạch được duyệt
- Đất trồng cây hàng năm khác: thực hiện được 604,34 ha, vượt 336,18 ha so với chỉ tiêu được duyệt (268,16 ha) Nguyên nhân vượt là do chưa thu hồi, chuyển mục đích để thực hiện các dự án theo kế hoạch ra (như: xây dựng các khu dân cư; khu, cụm công nghiệp; các dự án hạ tầng; dự án phát triển sản xuất kinh doanh) và do thay đổi về phương pháp thống kê, kiểm kê (tách đất vườn tạp trong khu dân cư, hành lang giao thông…)
- Đất trồng cây lâu năm: thực hiện 977,87 ha, vượt 304,56 ha so với chỉ tiêu được duyệt (673,31 ha) và đạt 145,23% Nguyên nhân chưa đạt so với chỉ tiêu được duyệt do một số dự án chưa thu hồi, chuyển mục đích; Đồng thời trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2019 có sự thay đổi về phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai cũng dẫn tới sự tăng diện tích đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng phòng hộ: thực hiện 325,88 ha, vượt 106,88 ha so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt Nguyên nhân là do chuyển từ đất rừng sản xuất sang theo quy hoạch 3 loại rừng
- Đất rừng sản xuất: thực hiện 509,87 ha, thấp hơn 209,83 ha so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt (719,70 ha) và đạt 70,84% Nguyên nhân là do chuyển sang đất rừng phòng hộ theo quy hoạch 3 loại rừng
- Đất nuôi trồng thủy sản: thực hiện 1.681,56 ha, vượt 109,40 ha so với chỉ tiêu được duyệt (1.572,16), đạt 106,96% Do trong giai đoạn 2011-2020 đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiểu quả sang nuôi trồng thủy sản ngoài kế hoạch
- Đất nông nghiệp khác: thực hiện 69,61 ha, vượt 9,41 ha so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt (60,21 ha) b) Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất phi nông nghiệp
- Đất quốc phòng: thực hiện 46,32 ha, thấp hơn 13,98 ha so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt (60,30 ha), đạt 76,82% Nguyên nhân thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là chưa thực hiện xây dựng các công trình dự án quốc phòng (xây dựng ban chỉ huy quân sự huyện; Quy hoạch khu vực phòng thủ tại điểm núi Voi xã Trung Sơn, do chưa có nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án); Đồng thời có sự thay đổi về phương pháp thống kê, kiểm kê dẫn đến diện tích đất quốc phòng giảm
- Đất an ninh: thực hiện 1,49 ha, thấp hơn 2,91ha so với chỉ tiêu (4,40ha), đạt 33,97% Nguyên nhân thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là do chưa thực hiện dự án xây dựng trụ sở công an huyện (do chưa có nguồn vốn đầu tư xây dựng)
- Đất khu công nghiệp: thực hiện 674,23 ha, thấp hơn 169,50 ha so với chỉ tiêu được duyệt (843,73 ha), đạt 79,91% Nguyên nhân thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là do chưa thực hiện hết diện tích mở rộng khu công nghiệp Quang Châu và mở rộng khu công nghiệp Vân Trung và chưa triển khai thực hiện xây dựng khu công nghiệp Việt Hàn Nguyên nhân các dự án chậm triển khai do trong những năm qua các chủ đầu tư chưa bố trí được vốn để thực hiện dự án mặt khác, gặp khó khan trong công tác thu hồi giải phóng mặt bằng
- Đất cụm công nghiệp: thực hiện 34,89 ha, thấp hơn 51,81 ha so với chỉ tiêu được duyệt (86,70 ha), đạt 40,24% Nguyên nhân thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là do chưa thực hiện hết diện tích mở rộng cụm công nghiệp Việt Tiến và cụm công nghiệp Hoàng Mai và chưa thực hiện cụm công nghiệp Tăng Tiến Nguyên nhân các dự án chậm triển khai do trong những năm qua các chủ đầu tư chưa bố trí được vốn để thực hiện dự án mặt khác, gặp khó khan trong công tác thu hồi giải phóng mặt bằng
- Đất thương mại, dịch vụ: thực hiện 27,63 ha, thấp hơn 23,14 ha so với chỉ tiêu được duyệt (50,77 ha), đạt 54,42% Do các chủ đầu tư chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện dự án, dẫn đến chậm tiến độ
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: thực hiện 73,76 ha, thấp hơn 68,84 ha so với chỉ tiêu được duyệt (142,60 ha), đạt 51,73% Do các chủ đầu tư chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện dự án, dẫn đến chậm tiến độ
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: thực hiện 3,85 ha, thấp hơn 20,81 ha so với chỉ tiêu được duyệt (24,66 ha), đạt 15,63% Do các chủ đầu tư chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện dự án, dẫn đến chậm tiến độ
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: thực hiện 76,32 ha, thấp hơn 44,58 ha chỉ tiêu được duyệt (120,90 ha), đạt 63,13% Do các chủ đầu tư chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện dự án, dẫn đến chậm tiến độ
TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
Huyện Việt Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 17.101,3 ha trong đó phần lớn là 11.518,8 đất nông nghiệp, chiếm 67,36 % Nhóm đất phi nông nghiệp là 5.533,4 ha, chiếm 32,36 % diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất như đất ở, đất KCN cơ sở sản xuất, đất cơ quan hành chính, đất hạ tầng xã hội Phần diện tích đất chưa sử dụng 49,1 ha chiếm 0,29 %, đất đô thị 2.530,71 ha, chiếm 14,80%
4.1 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp Bảng: Yêu cầu sử dụng đất phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Mục đích sử dụng đất Mức tiềm năng Đơn vị chất lượng đất
Hiệu quả môi trường Đất trồng lúa
Tiềm năng thấp (TN1) DVDT KT1 XH1 MT1
(TN2) DVDTB KT2 XH2 MT2
Mục đích sử dụng đất Mức tiềm năng Đơn vị chất lượng đất
Tiềm năng cao (TN3) DVDC KT3 XH3 MT3 Đất trồng cây hàng năm khác
Tiềm năng thấp (TN1) DVDT KT1 XH1 MT1
(TN2) DVDTB KT2 XH2 MT2
Tiềm năng cao (TN3) DVDC KT3 XH3 MT3 Đất trồng cây lâu năm
Tiềm năng thấp (TN1) DVDT
KT2 Tiềm năng cao (TN3) DVDC KT3
XH3 MT3 Đất rừng sản xuất
Tiềm năng thấp (TN1) DVDT
Tiềm năng cao (TN3) DVDC KT3 XH2, XH3
MT1, MT2, MT3 Đất rừng phòng hộ
DVDC KT3 XH3 MT3 Đất rừng đặc dụng
Tiềm năng cao (TN3) DVDC
KT1, XH1, MT1, KT2, XH2, MT2,
Nguồn: Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 và tài liệu hướng dẫn Đánh giá tiềm năng đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nhóm đất phù sa: Diện tích có 4.355ha, chiếm 25,41% tổng diện tích
91 đất tự nhiên Đây là loại đất có quy mô diện tích lớn đứng thứ hai sau đất xám bạc màu Đất được phân bố chủ yếu ở các xã Tăng Tiến, Vân Trung, Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Vân Hà, Hoàng Ninh (cũ), Nghĩa Trung, Minh Đức, Quảng Minh và một số diện tích nhỏ nằm rải rác ở các xã Đây là diện tích hầu hết đã được đưa vào trồng lúa và cây hoa màu thuận lợi cho đa dạng hóa và là một trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ: đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện (7.637ha) được phân bố hầu hết các xã vùng giữa và phía bắc huyện Đất này được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ ở địa hình cao, thoát nước Đặc điểm chung của loại đất này là có phản ứng chua (pH KCl = 4,55) Lân tổng số và dễ tiêu nghèo đến rất nghèo 0,03 – 0,05% và 6 – 7 mg/100g đất, kali tổng số khá 0,09 – 0,13% Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ Loại đất này hầu hết nằm trên chân vàn (chiếm 73% diện tích) Tuy nghèo lân, mùn, đạm song đất bạc màu có ưu điểm là khá giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt, thích hợp với các loại cây có củ như khoai lang, khoai tây, lạc,…
- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 769,66ha, chiếm 4,49% tổng số diện tích đất tự nhiên Được phân bố ở các xã có đồi núi thấp như Tiên Sơn, Trung Sơn, Ninh Sơn, Vân Trung,… Loại đất này hầu hết nằm ở độ dốc cấp III và cấp IV, tầng dầy đất mặt mỏng (< 50 cm) chiếm 53% diện tích loại đất này Hàm lượng mùn, đạm tổng số nghèo, lân tổng số và dễ tiêu nghèo, kali tổng số khá nhưng kali dễ tiêu rất nghèo Hầu hết diện tích loại đất này được nhân dân khai thác trồng và trồng bạch đàn
Ngoài ra, cơ cấu cây trồng còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu Khí hậu huyện Việt Yên là chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Đất trồng lúa không có khả năng tăng thêm do diện tích có thể khai thác trồng lúa đã được sử dụng hết, chỉ có thể đầu từ thâm canh tăng vụ
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với những cây rau màu, mặt khác có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả trồng cây hoa màu, tập trung chủ yếu ở xã Quảng Minh, Bích Động, Nghĩa Trung, Minh Đức, Việt Tiến, Tự Lạn, Hương Mai, Thượng Lan
- Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện chủ yếu được cây trồng như sau bưởi, nhãn, chuối, ổi, cam, quýt, na và các loại khác Sản xuất các loại cây ăn quả phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Vùng sản xuất chính là Minh Đức, Nghĩa Trung, Trung Sơn, Thượng Lan, Hương Mai, Tự Lạn, Việt Tiến, Quảng Minh
- Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hướng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy một phần tiềm năng đất đai của huyện được thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng như khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn Quỹ đất đang sử dụng của huyện đang được khai thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu quả sử dụng ngày càng tăng, tuy nhiên tiềm năng của đất đang sử dụng còn lớn nếu đầu tư khai thác chiều sâu
- Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, thủy sản có thể tăng hiệu quả sử dụng đất theo hướng đầu tư thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện phát triển của huyện
- Diện tích đất phi nông nghiệp hiệu quả sử dụng chưa cao, nhất là đất xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất ở cần phải được bố trí, sắp xếp lại theo hướng tiết kiệm đất, tận dụng không gian xây dựng, một số công trình cần phải sử dụng kết hợp theo hướng đa mục đích Cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, tỷ lệ đất đai dành cho phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở còn thấp, chưa tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội
4.2 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp
Bảng : Yêu cầu sử dụng đất phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp
Mục đích sử dụng đất Mức tiềm năng Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả môi trường Đất các công trình xây dựng
(TN2) KT1, KT2 XH2 MT2
Tiềm năng cao (TN3) KT3 XH3 MT3 Đất khu, cụm công nghiệp; khu chế xuất
(TN1) KT1, KT2 XH1 MT1, MT2
Tiềm năng cao (TN3) KT3 XH3 MT3 Đất sử dụng cho các hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
(TN1) KT1, KT2 XH1 MT1, MT2
Tiềm năng cao (TN3) KT3 XH3 MT3 Đất bãi thải, xử lý chất thải Tiềm năng thấp
(TN1) KT1, KT2 XH1 MT1, MT2
Mục đích sử dụng đất Mức tiềm năng Hiệu quả kinh tế
Tiềm năng cao (TN3) KT3 XH3 MT3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
(TN2) KT2 XH1, XH2 MT2
Tiềm năng cao (TN3) KT3 XH3 MT3
Nguồn: Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 và tài liệu hướng dẫn Đánh giá tiềm năng đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường a) Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển công nghiệp
Ngoài những lợi thế về vị trí địa lý, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, huyện còn có quỹ đất nông nghiệp khá, địa hình một số khu tương đối thuận lợi, có thể dành cho sản xuất công nghiệp Nguồn lao động, nguyên liệu sản xuất dồi dào, cơ sở hạ tầng điện, nước, thông tin liên lạc được đầu tư mạnh trong thời gian qua là những yếu tố tạo cho huyện Việt Yên có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp Trong những năm tới, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện sẽ được phát triển mạnh theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực, quy mô sản xuất Ưu tiên cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế trong một số lĩnh vực như công nghiệp sản xuất, công nghiệp chế biến nông sản b) Tiềm năng đất đai cho xây dựng đô thị và khu dân cư
* Tiềm năng đất đai xây dựng đô thị
Tiềm năng đất đai cho xây dựng và mở rộng không gian đô thị được đánh giá dựa trên cơ sở: Vị trí địa lý, địa hình địa chất, điều kiện kinh tế, kết cấu hạ tầng tỷ lệ dân số phi nông nghiệp, mật độ dân số, tốc độ đô thị hoá Theo quy hoạch chung xây dựng huyện đến năm 2025 huyện Việt Yên phấn đấu trở thành thị xã với 9 phường và 8 xã Kinh tế khu vực đô thị tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành phi nông nghiệp nhất là các hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch tài chính, đồng thời phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ xã hội, đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí
* Tiềm năng đất xây dựng khu dân cư nông thôn
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Phương án phát triển huyện Việt Yên phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan
Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
Duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu ngành hợp lý, tiến bộ, kết hợp tăng năng suất nội ngành Tăng dần đóng góp của các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu; nâng cao hiệu quả đạt được của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; khai thác triệt để được các thế mạnh của địa phương
Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội Coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội Không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện về tài chính và vật chất là tiền đề thúc đẩy tiến bộ vượt bậc về mặt xã hội; giảm nghèo, không làm bất công bằng xã hội gia tăng
Tăng trưởng kinh tế gắn với sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Quá trình tăng trưởng kinh tế phải quán triệt và bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất, hiệu quả sử dụng tài nguyên, kéo dài chuỗi giá trị của sản phẩm hàng hóa; hướng đến tăng trưởng thân thiện với môi trường, ít gây tổn hại, ô nhiễm môi trường Đồng thời phải có biện pháp đồng bộ về chống ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của huyện; phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển Phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng
Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Yên là yếu tố, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên cơ sở củng cố cơ sở vật chất và lực lượng, xây dựng
96 khu vực phòng thủ vững chắc Xây dựng dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân
Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Việt Yên phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; duy trì là huyện trọng điểm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh; là đô thị vệ tinh, cửa ngõ kết nối tỉnh Bắc Giang với Vùng Thủ đô Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ; lấy phát triển công nghiệp dẫn dắt, làm động lực cho phát triển đô thị, dịch vụ và hỗ trợ phát triển nông nghiệp Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của tỉnh; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc Đến năm 2025, đủ điều kiện kiện trở thành thị xã thuộc tỉnh, giai đoạn 2026-2030 củng cố và nâng cao chất lượng đô thị loại III
Các mục tiêu cụ thể bảo gồm:
(1) Tốc độ tăng trưởng GTSX (bao gồm cả KCN trên địa bàn) bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 23-24% Trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 23-24%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,4%-1,5%/năm; dịch vụ đạt 11%-12%/năm (nếu không bao gồm KCN thì bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 14-15%; trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 17-18%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,4- 1,5%/năm; dịch vụ đạt 11-12%/năm)
(2) Thu ngân sách trên địa bàn không tính thu tiền sử đụng đất năm sau tăng so với năm trước 13%-14% Thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 khoảng 7.800 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 khoảng 7.000 tỷ đồng
(3) Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt trên 73.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 161.000 tỷ đồng
(4) GO trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025 đạt 138 triệu đồng/1ha; giai đoạn giai đoạn 2026 - 2030 đạt 150 triệu đồng/1ha
(5) Xây dựng nông thôn mới: Giai đoạn 2021-2025: Số xã nông thôn mới kiểu mẫu: 6 xã; số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: ít nhất 12 xã; số thôn nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: mỗi năm ít nhất 5 thôn tăng thêm so với năm trước Giai đoạn 2026-2030 (ở 8 xã còn lại chưa lên phường): Mỗi năm tăng thêm: ít nhất
01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,
5 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
(6) Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 giai đoạn đến năm 2025 đạt 36,5%; đến năm 2030 đạt 45%
(7) Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn đến năm 2025 đạt 100%; đến
(8) Số giường bệnh/vạn dân (không tính trạm y tế cấp xã) đến năm 2025 đạt 30,2 giường/10.000 dân; đến năm 2030 đạt 32 giường/10.000 dân
(9) Tỷ lệ thôn, khu phố đạt danh hiệu văn hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 80%, đến năm 2030 đạt trên 85% Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đạt 100%; thị trấn, khu phố đạt chuẩn văn minh đô thị đến năm 2025 đạt 100%, đến năm 2030 đạt 80%
(10) Hằng năm, số hộ nghèo giảm ít nhất 10%, đến năm 2025 còn tối đa 1%; tạo việc làm tăng thêm bình quân mỗi năm hơn 3000 nghìn lao động Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tối thiểu 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ 40% Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tối thiểu 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ 50%
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch đến năm 2030
2.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Phấn đấu đến năm 2030, huyện Việt Yên trở thành huyện có nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GTSX (bao gồm cả KCN trên địa bàn) bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 23-24% Trong đó:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân công nghiệp - xây dựng đạt 23-24%/năm
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,4%- 1,5%/năm
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lĩnh vực dịch vụ đạt 11%-12%/năm
2.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
2.1.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân đạt 1,4%-1,5% năm giai đoạn 2021 - 2030 Với định hướng phát triển tập trung cho công nghiệp, dịch vụ, do đó, đối với ngành nông nghiệp, huyện chỉ phát triển tại một số địa phương có điều kiện và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đặc trưng của địa phương với chất lượng ngày nâng cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; mặt khác, nó còn có vai trò quan trọng hơn đó là tạo lập cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái
Phát triển ngành nông nghiệp để đảm bảo sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, lao động nhàn rỗi khu vực nông thôn; đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và mang lại thu nhập cao cho người nông dân
Phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn an toàn, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng
Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch Tốc độ tăng trưởng VA bình quân giai đoạn 2021-2030 duy trì ở mức 1-1,5%/năm Đưa tỷ trọng sản xuất ứng dụng công nghệ cao năm
Quy hoạch, đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững; đồng thời, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, các khu nông nghiệp sinh thái và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khâu đột phá để phát triển nông nghiệp huyện bền vững là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tận dụng quỹ đất hợp lý
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao Nghiên cứu phát triển các mô hình vườn nông nghiệp đô thị dạng thủy canh, hữu cơ và kết hợp truyền thống, dạng nhà lưới nhà màng, trang trại nông nghiệp, công viên nông nghiệp
Duy trì ổn định diện tích đất trồng lúa để góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn tỉnh
2.1.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 23-24%/năm giai đoạn 2016 – 2020
- Phối hợp tham mưu UBND tỉnh rà soát, thực hiện tốt các cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trên địa bàn; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó tập trung vào các giải pháp về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính và chỉ đạo điều hành, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, quy hoạch, cải cách tổ chức bộ máy cơ quan quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính
- Phối hợp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đảm bảo có sự sàng lọc, tránh những dự án có hiệu quả thấp, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; ưu tiên doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, đem lại giá trị gia tăng cao Thu hút các dự án
104 đầu tư ngành may mặc vào khu vực nông thôn, các địa bàn kinh tế khó khăn có lợi thế về lao động để giải quyết việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động
- Phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị điện tử công nghệ cao, cơ khí lắp ráp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng; cơ khí chế tạo máy, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…
- Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp dệt, may, dầy da, cơ khí nhỏ ở các cụm công nghiệp
2.1.2.3 Khu vực kinh tế, dịch vụ, du lịch
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ trong cả giai đoạn 2021 –
Ngành dịch vụ tập trung vào các các loại hình dịch vụ chủ yếu sau:
Phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ, trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy giao thương, nhất là việc mua bán, trao đổi nông sản; trước mắt, tập trung xây dựng hạ tầng thương mại quanh khu vực phát triển công nghiệp để đảm bảo an sinh, xã hội và khu vực nông thôn đáp ứng nhu cầu cấp thiết Đầu tư phát triển các chợ nông thôn tại các cụm trung tâm xã theo hướng chuyển đổi mô hình khai thác, quản lý, kinh doanh cho tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước Khuyến khích đầu tư các cửa hàng tự chọn Thực hiện tốt quản lý thị trường, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến trong sử dụng hàng Việt Nam thay thế hàng ngoại nhập
Phát triển dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics tại các khu vực phát triển công nghiệp như: Bích Động, Nếnh, Quang Châu, Hồng Thái, Hoàng Ninh, Vân Trung Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với hệ thống các bến xe, kho bãi, phát triển vận tải hàng hóa, hành khách; xây dựng hệ thống các cảng đường thủy: bến cảng nội địa Quang Châu với hạ tầng kết nối đồng bộ như bộ phận bốc xếp hàng hóa, cầu cảng, đường dẫn để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng loại hình vận tải đường thủy
Phát triển dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch tâm linh kết hợp làng nghề truyền thống kết hợp mua sắm nông sản Phối hợp với các tỉnh để xây dựng các tour, cụ thể tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hà Nội để khai thác giá trị du lịch tại Chùa Bổ Đà, làng nghề Vân Hà, dân ca quan họ Thu hút đầu tư Làng cổ Bắc Bộ tại Tiên Sơn Đầ tư xây dựng sân gofl tại Hương Mai, Tiên Sơn
Dịch vụ nhà hàng, khách sạn: Tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện, đặc biệt là nhu cầu khu công nghiệp
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
3.1 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Phương án điều chỉnh quy hoạch đã xác định rõ cơ cấu diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch, theo đó cũng tạo ra nguồn thu từ đất cho ngân sách địa phương từ việc giao đất, cho thuê đất Đồng thời cũng thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án quy hoạch đã xác định được các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những đối tượng được nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn huyện
Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá cụ thể và tư vấn xác định giá đất; Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bảng giá đất giai đoạn 2015 – 2020 tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 869/2014/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnh Về việc Ban hành quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã dự tính nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là 89.287,62 tỷ đồng Các khoản chi phí cho việc bồi thường khi thu hồi đất là 56.664,27 tỷ đồng (bao gồm cả dự kiến tiền đầu tư hạ tầng) Hiệu quả kinh tế đất của phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở cân đối thu - chi từ đất đạt 32.623,36 tỷ đồng
3.2 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực;
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các công trình dự án cần thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 và 2016 - 2020, phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch các dự án công trình cần thu hồi đất sản xuất nông nghiệp Theo đó, Diện tích đất trồng lúa của huyện theo phương án điều chỉnh sẽ được bảo vệ
129 nghiêm ngặt đến năm 2030 là 3.735,07 ha, trong đó diện tích trồng lúa 2 vụ là 3.256,01 ha, đồng thời còn 479,06 ha đất lúa 1 vụ Diện tích gieo trồng lúa hàng năm ước tính là 7.500 ha; Sản lượng lương thực có hạt ước tính bình quân hàng năm đạt khoảng trên 74.360 tấn Như vậy đến năm 2030 trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo chỉ tiêu an toàn lương thực với mức lương thực bình quân đầu người đạt
3.3 Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
- Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉnh trang các khu dân cư hiện có; đồng thời cũng bố trí các khu tái định cư, bước đầu hình thành các khu đô thị mới (khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ; khu đô thị Quang Châu, Khu đô thị mới thị trấn Bích Động, Khu đô thị mới Đông Bắc thị trấn Bích Động…) và bố trí quỹ đất ở mới tại khu vực nông thôn nhằm thỏa mãn nhu cầu về đất ở mới theo quy mô phát triển dân số của huyện đến năm 2030 (dự báo dân số của huyện đến năm 2030 có 291.510 người)
- Theo Phương án quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sang đất phi nông nghiệp là 5.009,73 ha, trong đó: đất trồng lúa 3.568,00 ha (đất chuyên trồng lúa nước 3.500,31 ha); đất trồng cây hàng năm 325,28 ha, đất trồng cây lâu năm 237,60 ha Tuy nhiên, Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã cân nhắc để chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại các vị trí khó canh tác tránh tình trạng sử dụng lãng phí phần diện tích đất nông nghiệp trù phú, màu mỡ - tư liệu sản xuất quan trọng và quý giá nhất của lao động nông nghiệp, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực lớn đến hàng nghìn lao động nông thôn trên địa bàn huyện
- Mặt khác, cũng bố trí hợp lý quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp tại nông thôn với quy mô sản xuất lớn nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ từ đó thúc đẩy được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn nói chung và các hộ dân thuộc diện thu hồi đất nói riêng Nâng giá trị sử dụng của đất lên gấp nhiều lần, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động và cải thiện đời sống của một bộ phận đáng kể các hộ nông dân thuộc diện bị thu hồi đất Bên cạnh đó cũng xây dựng các chương trình phát triển nguồn lực địa phương một cách bền vững
- Đồng thời, với chủ trương Tỉnh tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào Tỉnh đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp, huyện cũng tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp Phương án điều chỉnh quy hoạch cũng đã bố trí quỹ đất để phát triển khu, cụm công nghiệp và các khu thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu về đất cho lĩnh vực phát triển công nghiệp, đô thị Đây cũng là một trong những giải pháp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân trong huyện nói chung và người dân bị thu hồi đất nói riêng
- Bên cạnh đó phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã phần nào tháo gỡ được một số khó khăn vướng mắc sau:
+ Tạo ra nguồn kinh phí để chi trả bồi thường, xây dựng khu tái định cư; tránh tình trạng do khó khăn về nguồn kinh phí, nên nhiều dự án chi trả tiền bồi thường kéo dài, dẫn đến phát sinh những vướng mắc khi chính sách bồi thường thay đổi, phát sinh khối lượng
+ Bố trí hợp lý quỹ đất ở, đáp ứng đủ quỹ đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (điện, nước, giao thông, trường học, nhà văn hóa, nhà truyền thống ) thuận lợi trong việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới và tăng thu nhập
3.4 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng;
Phương án quy hoạch sử dụng đất về cơ bản đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng đất cho phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn Xác định quỹ đất cho phát triển các đô thị tại thị trấn Bích Động và thị trấn Nếnh, khu đô thị Quang Châu, khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ… giữ vai trò chủ đạo và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư phù hợp với sự phân bố và phát triển lực lượng sản xuất Quy hoạch các khu dân cư đô thị mới, các trung tâm cụm xã, dành đủ đất để xây dựng kiên cố hóa các công trình phúc lợi công cộng như trường học, y tế, trụ sở cơ quan, chợ sẽ góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
Phương án điều chỉnh quy hoạch cũng đã xác định quỹ đất hợp lý để xây dựng các công trình hạ tầng như:
+ Đầu tư xây dựng tuyến đường QL37, 295B, 398B, đườn Vành đai IV, Đầu tư, nâng cấp các tuyến đường huyện; đường liên xã, đường nội thị; cứng hóa mặt đường xã, thôn, xóm; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường nối từ các cụm công nghiệp; các khu sản xuất kinh doanh, khu thương mại dịch vụ tập trung ra các trục đường chính;
DỰ KIẾN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
4.1 Cơ sở tính toán Để xác định các nguồn thu, chi liên quan đến đất đai trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 dựa trên các căn cứ sau:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thuê đất, thuê mặt nước
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất
- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
- Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bảng giá đất giai đoạn 2015 – 2020 tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 1025/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh Về việc sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 tỉnh Bắc Giang;
- Tổng hợp tiêu thức phân vùng khu vực các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
* Đối với các khoản thu:
Thu tiền khi giao đất ở, giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (thu một lần)
- Thu tiền khi giao đất ở tại vùng nông thôn ước tính bình quân 2.500.000 đ/m 2
- Thu tiền khi giao đất ở tại đô thị ước tính bình quân 3.500.000 đ/m 2
- Thu tiền khi giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh (ngoài khu, cụm công nghiệp), ước tính bình quân 1.475.000 đ/m 2
- Thu tiền khi giao đất cho thuê đất trong các khu cụm công nghiệp, ước 650.000 đ/m 2
* Đối với các khoản chi:
- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng lúa (bao gồm chi phí đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng 3 lần giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định), ước tính bình quân 257.000đ/m 2 ;
- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm (bao gồm chi phí đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng 3 lần giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định), ước tính bình quân 257.000 đ/m 2 ;
- Chi bồi thường khi thu hồi đất nuôi trồng thủy sản (bao gồm chi phí đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng 3 lần giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định), ước tính bình quân 210.000 đ/m 2 ;
- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm (bao gồm chi phí đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng 3 lần giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định), ước tính bình quân 207.000 đ/m 2 ;
- Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp (bao gồm chi phí đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng 3 lần giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định) ước tính bình quân 57.000 đ/m 2 ;
- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được tính bình quân tương đương với đơn giá quy định
- Chi đầu tư cơ sở hạ tầng ước khoảng 50% tổng thu được
4.3 Kết quả tính toán Ước tính cân đối thu chi từ đất trên địa bàn huyện trong kỳ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là 32.623,36 tỷ đồng
Bảng 09: Dự kiến các khoản thu chi trong kỳ quy hoạch
1 Thu tiền cho thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp 1.981,83 650000 12.881,86
2 Thu tiền khi giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; các mục đích kinh doanh khác
3 Thu tiền đấu giá đất ở đô thị 1.139,21 4.500.000 51.264,34
4 Thu tiền đấu giá đất ở tại nông thôn 448,20 3.500.000 15.687,09
1 Chi bồi thường khi Thu hồi đất trồng lúa 3.568,00 257.000 9.169,76
2 Chi bồi thường khi Thu hồi đất trồng cây hàng năm 325,28 257.000 835,97
3 Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm 237,60 207.000 491,83
5 Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp 406,12 57.000 231,49
6 Chi bồi thường khi thu hồi đất nuôi trồng thủy sản 464,81 90.000 418,33
7 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị 3,22 2.800.000 90,16
8 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 21,57 2.000.000 431,40
9 Chi đầu tư hạ tầng (khoảng 50% khoản thu được) 44.643,81
Cân đối thu - chi (I - II) 32.623,36
GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Các giải pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi, hủy hoại đất
- Áp dụng công nghệ, kỹ thuật canh tác cao, thân thiện với môi trường Đối với quỹ đất trồng lúa cần phát huy các giống có năng suất, chất lượng tốt hiện có, đồng thời thử nghiệm các giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt và thực hiện biện pháp theo hệ thống thâm canh cải tiến (Quản lý dịch hại tổng hợp; quản lý dinh dưỡng và quản lý nước) trên cơ sở các căn cứ khoa học và thực tiễn sản xuất lúa của tỉnh để đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh Hạn chế cày, xới bề mặt đất (nhất là trong thời gian mùa mưa), khai thác trắng
- Hạn chế việc sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp theo công nghệ sinh học và giám sát chặt chẽ việc sử dụng chất thải công nghiệp độc hại trước khi thải ra môi trường chung quanh không ảnh hưởng tới môi trường đất và môi trường sống của nhân dân
- Sử dụng đất trong các hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng phải có phương án an toàn về môi trường, khi kết thúc hoạt động khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu
- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm hồ ao, mặt nước chuyên dùng, ô nhiễm đất
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản về đất đai: đo đạc, đánh giá đất, xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin về đất đai; quản lý chặt chẽ đi đôi với sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước trên địa bàn huyện để phát triển bền vững
1.2 Các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị sử dụng đất
- Xác định ranh giới và công khai diện tích trồng lúa của các xã Khoanh định ranh giới diện tích trồng lúa có chất lượng cần được bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế tối đa việc chuyển đất lúa sang các mục đích khác
- Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,…
- Giao đất theo kế hoạch, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời
- Giao đất cụ thể đến người sử dụng nhất là đối với những diện tích do UBND xã, thị trấn quản lý hoặc giao cho ngành chủ quản
1.3 Giải pháp bảo vệ môi trường: Để nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển một cách bền vững, trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng đến giải pháp bảo vệ môi trường như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân, các doanh nghiệp, nhà quản lý thông qua các hình thức như: Phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên tổ chức, tập huấn, hội thảo, thi tìm hiểu về công tác bảo vệ môi trường đến các tầng lớp nhân dân
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường bằng việc lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển mạng lưới giao thông
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nghiên cứu và áp dụng phương thức quản lý tổng hợp môi trường thông qua cơ chế, chính sách, đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch để hài hòa các mục tiêu phát triển của từng địa phương
- Áp dụng các biện pháp kinh tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường Thực hiện nghiêm nguyên tắc “người gây ô nhiễm, thiệt hại đối với môi trường phải bồi thường, khắc phục”
- Các giải pháp bảo vệ môi trường đất: từ khâu quy hoạch và tổ chức thực hiện đến các chính sách, giải pháp quản lý đất đai bền vững cùng các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất phù hợp đối với từng khu vực, từng địa phương
- Các giải pháp bảo vệ môi trường nước: hạn chế nguồn thải từ các khu tiểu thủ công nghiệp, chợ, khu dân cư nông thôn, đô thị vào môi trường nước Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1.4 Giải pháp tổng quát ứng phó với biến đổi khí hậu
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế; thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xanh phát triển như: ngành công nghiệp và dịch vụ bảo vệ môi trường, tái chế chất thải, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo…
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Sau khi Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu cho UBND các xã, thị trấn và các ngành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp, các ngành và nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Khai thác sử dụng đất đi đôi với bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất thải ở các khu, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… đảm bảo chất thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường Đi đôi với khai thác sử dụng đất cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp, tái tạo cảnh quan, lớp che phủ bề mặt đất khai thác khoáng sản sau khai thác… Nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững
- Tăng cường công tác Thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và ban hành kịp thời các văn bản theo thẩm quyền có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai theo kế hoạch sử dụng đất Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai
- Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiến nghị bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định
- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất
- Cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm
- Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn tự có của nhân dân
- Đầu tư cho việc xây dựng các tư liệu phục vụ quản lý đất đai như đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được xây dựng dựa trên cơ sở: Phương án phát triển huyện Việt Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 của huyện và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực thông qua các quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch của các ngành đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn (2021-2030)
2 Kết quả của phương án quy hoạch cho thấy đến năm 2030 Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 17.101,33 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp có 6.509,09 ha, chiếm 38,06% so với tổng diện tích tự nhiên, giảm 5.009,73 ha so với hiện trạng năm 2020
- Đất phi nông nghiệp có 10.558,64 ha, chiếm 61,74% so với tổng diện tích tự nhiên, tăng 5.025,23 ha so với hiện trạng năm 2020
- Đất chưa sử dụng có 33,60 ha, chiếm 0,20% so với tổng diện tích tự nhiên Phương án quy hoạch thể hiện được chiến lược sử dụng đất của huyện trong giai 2021-2030, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái Đồng thời là công cụ quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo pháp luật
3 Kết quả của phương án đã xử lý, tổng hợp được hầu hết các nghiên cứu, đề án và phương hướng phát triển của các ngành của tỉnh và địa bàn huyện, xã trên cơ sở cân đối hài hoà giữa các nhu cầu và khả năng đáp ứng về đất đai Đảm bảo được tính thực tiễn và có tính khả thi
4 Để đảm bảo cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nông nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm, nhưng với việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
5 Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn được cân nhắc cho từng vùng, từng điểm, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng khu vực và mục tiêu đô thị hoá
6 Đất dành cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại được tính theo phương án có tính khả thi cao nhất Trong đó sẽ hình thành cụm có quy mô tập trung, các khu thương mại dịch vụ vị trí thuận lợi, bố trí đủ đất cho tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, thu hút nhiều ngành có công nghệ cao Các trung tâm dịch vụ, các khu du lịch được phát triển với nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn, phục vụ đắc lực cho các hoạt động dịch vụ, du lịch cũng như nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng tăng của người dân
7 Các loại đất chuyên dùng khác được xem xét và tính toán cho mọi loại đất từ đất giao thông, thuỷ lợi, đất quốc phòng an ninh, nghĩa trang, nghĩa địa trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn và từng năm, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất.
KIẾN NGHỊ
Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và sử dụng đất, tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sử dụng đất, UBND huyện Việt Yên kiến nghị:
- Hỗ trợ kinh phí cho từng dự án đã đặt ra cho trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 Đặc biệt ưu tiên các chương trình trọng điểm như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, y tế, nhà văn hóa, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm
- Xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn huyện
- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang dành cho huyện những nguồn vốn ưu tiên để phương án được hoàn thành Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, phát huy tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phương án thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 CỦA HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ngày tháng năm ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VIỆT YÊN
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I SỰ CẦN THIẾT VIỆ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1
III CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2
PHẦN I 7 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 7
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 7
1.1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên 7
1.2 Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên 8
1.3 Phân tích thực trạng môi trường 12
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 14
2.1 P HÂN TÍCH KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 14
2.2 P HÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH , LĨNH VỰC 15
2.3 P HÂN TÍCH TÌNH HÌNH DÂN SỐ , LAO ĐỘNG , VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP , TẬP QUÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT 16
2.4 P HÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 17
2.5 P HÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 18
III BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 27
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 30
I TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 30
1.1 T ÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 30
1.2 P HÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐƯỢC , NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 35
1.3 B ÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 36
II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 37
2.1 H IỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THEO TỪNG LOẠI ĐẤT 37
2.2 B IẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT THEO TỪNG LOẠI ĐẤT TRONG QUY HOẠCH KỲ TRƯỚC 44
2.3 H IỆU QUẢ KINH TẾ , XÃ HỘI , MÔI TRƯỜNG , TÍNH HỢP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 52
III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 57
3.1 K ẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 57
3.2 Đ ÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐƯỢC , NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 87
3.3 B ÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TỚI 89
IV TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 89
4.1 P HÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 89
4.2 P HÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP 92
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 95
I ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT 95
1.1 K HÁI QUÁT PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 95
1.2 Q UAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT 97
1.3 Đ ỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT THEO KHU CHỨC NĂNG 98
II PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 102
2.1 C HỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KỲ QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2030 102
2.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 102
2.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 102
2.2 C ÂN ĐỐI , PHÂN BỔ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT CHO CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 105
2.2.1 Chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ phương án phân bổ sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh 105
2.2.2 Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực 106
2.2.3 Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất 109
2.3 X ÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO KHU CHỨC NĂNG 125
2.4 D IỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KỲ QUY HOẠCH 126
2.5 D IỆN TÍCH CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG KỲ QUY HOẠCH 126
III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 128
3.1 Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NGUỒN THU TỪ VIỆC
GIAO ĐẤT , CHO THUÊ ĐẤT , CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHI PHÍ CHO VIỆC BỒI THƯỜNG , HỖ TRỢ , TÁI ĐỊNH CƯ ; 128
3.2 Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KHẢ NĂNG BẢO ĐẢM AN
3.3 Đ ÁNH TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT QUỸ ĐẤT Ở , MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CÁC HỘ DÂN PHẢI DI DỜI CHỖ Ở , SỐ LAO ĐỘNG PHẢI CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP DO CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ; 129
3.4 Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ; 130
3.5 Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VIỆC TÔN TẠO DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA , DANH LAM THẮNG CẢNH , BẢO TỒN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ; 131
3.6 Đ ÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KHẢ NĂNG KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ; YÊU CẦU BẢO TỒN , PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH RỪNG VÀ TỶ LỆ CHE PHỦ 131
IV DỰ KIẾN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 132
I GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 135
1.1 C ÁC GIẢI PHÁP NHẰM CHỐNG XÓI MÒN , RỬA TRÔI , HỦY HOẠI ĐẤT 135
1.2 C ÁC BIỆN PHÁP NHẰM SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ TĂNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐẤT 135
1.3 G IẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG : 136
1.4 G IẢI PHÁP TỔNG QUÁT ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 136
1.5 G IẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 137
II GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQP An ninh Quốc phòng
UBND Ủy Ban Nhân dân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NT/NTM Nông thôn/nông thôn mới
THCS Trung học cơ sở
PTTH Phổ thông trung học
GDĐT Giáo dục Đào tạo
TDTT Thể dục, thể tao
KTXH Kinh tế - xã hội
GTSX Giá trị sản xuất
CN-TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh
VLXD Vật liệu xây dựng
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
XDCB Xây dựng cơ bản
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn LĐNN Lao động nông nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
QHSDĐĐ Quy hoạch sử dụng đất đai
GAP Thực hành nông nghiệp tốt
LĐNT Lao động nông thôn