1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2020đến quý 4 năm 2023, tác giả đưa ra nh

Trang 1

NGUYỄN THÀNH THÁI NGÂN

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàngMã số chuyên ngành: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

NGUYỄN THÀNH THÁI NGÂN

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đối với em là một học viên cao học của Trường Đại học Ngân hàng Thànhphố Hồ Chí Minh, em luôn tâm niệm rằng sự trung thực trong nghiên cứu họcthuật là điều quan trọng nhất Với đề tài “Yếu tố tác động đến tăng trưởng tíndụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, em xin cam đoan rằng luận vănnày là thành quả nghiên cứu của riêng em, do chính em tự thực hiện dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Phan Diên Vỹ Luận văn tuân thủ chuẩn mực đạo đứctrong nghiên cứu học thuật, các lập luận, diễn giải và số liệu trong luận văn cónguồn gốc rõ ràng và minh bạch

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 2024

Người thực hiện

Nguyễn Thành Thái Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi đến quý thầy cô của Trường Đại học Ngân hàngThành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành vì đã trang bị cho em các kiếnthức vô cùng quý báu về lĩnh vực tài chính và ngân hàng trong thời gian em đượchọc tập ở trường

Đặc biệt, em xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Phan DiênVỹ, thầy đã dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn và chia sẻ cho em những nhận xétquý giá xuyên suốt quá trình em thực hiện luận văn

Bên cạnh đó, em xin cảm ơn thầy Cao Ngọc Văn, thầy chủ nhiệm của em,thầy đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập Em cũng xin cảm ơnsự động viên của người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian này

Dù dành nhiều sự chăm chút và cẩn trọng, song bài luận văn khó tránh khỏinhững yếu kém và sai sót vì sự hạn chế trong kiến thức nghiên cứu của em Kínhmong quý thầy, cô cho em những lời nhận xét quý giá để em hoàn thiện nghiêncứu này một cách ý nghĩa nhất

Lời sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúcvà luôn thành công trong cuộc sống

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 2024

Người thực hiện

Nguyễn Thành Thái Ngân

Trang 5

Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, khủng hoảng toàn cầu, mô hình hồi quy sai số

chuẩn mạnh, yếu tố nội tại của ngân hàng, tỷ giá hối đoái

Trang 6

Keywords: credit growth, global crisis, robust standard error model, internal

factors of banks, exchange rate

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Đặt vấn đề 11.2 Lý do chọn đề tài 31.3 Mục tiêu của đề tài 51.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 61.5 Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 71.6 Đóng góp của đề tài 101.7 Bố cục của luận văn 12TÓM TẮT CHƯƠNG 1 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 14

2.1 Cơ sở lý luận 142.1.1 Tăng trưởng kinh tế 14

2.1.2 Ngân hàng 16

2.1.3 Tín dụng ngân hàng 17

2.1.4 Tăng trưởng tín dụng 19

2.1.5 Chính sách tiền tệ và cung tiền 20

2.1.6 Lý thuyết vốn cho vay (Loanable funds theory) 21

Trang 8

2.1.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Theory of Asymmetric Information) 22

2.2 Tổng quan nghiên cứu 232.3 Khoảng trống nghiên cứu 26TÓM TẮT CHƯƠNG 2 28

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Mô hình nghiên cứu 293.1.1 Tăng trưởng tín dụng (LGR) 30

3.1.2 Quy mô của ngân hàng (SIZE) 30

3.1.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 31

3.1.4 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng (DEFAULT) 32

3.1.5 Khả năng thanh khoản (LIQUID) 32

3.1.6 Tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng (PROV) 33

3.1.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 33

3.1.8 Lãi suất danh nghĩa (INR) 34

3.1.9 Tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng (USD) 34

3.1.10 Tốc độ lạm phát của nền kinh tế (INF) 35

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 353.3 Phương pháp nghiên cứu 36CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

Trang 9

4.4 Lựa chọn mô hình 42

4.5.1 Kiểm định tự tương quan 44

4.5.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANHTừ viết tắtCụm từ tiếng AnhCụm từ tiếng Việt

nhất

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả dữ liệu 39

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 40

Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai 41

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy 42

Bảng 4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình 43

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan 44

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 45

Bảng 4.8 Kết quả hồi quy FGLS 46

Bảng 4.9 Mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh 47

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Thống kê mô tả dữ liệu v

Hình 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến v

Hình 3 Hệ số phóng đại phương sai vi

Hình 4: Hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS vi

Hình 5: Hồi quy tác động cố định FEM vii

Hình 6 Hồi quy tác động ngẫu nhiên REM vii

Hình 7 Kiểm định Breusch and Pagan - LM viii

Hình 8 Kiểm định Hausman viii

Hình 9 Kiểm định tự tương quan ix

Hình 10 Kiểm định phương sai sai số thay đổi ix

Hình 11 Kiểm định FGLS x

Hình 12: Mô hình sai số chuẩn mạnh xi

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI1.1 Đặt vấn đề

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của phát triểnkinh tế rất quan trọng và là mục tiêu được đặt lên hàng đầu Phát triển kinh tế làkhái niệm rất rộng, xây dựng dựa trên nhiều khái niệm và lĩnh vực khác nhau,trong đó bao gồm tăng trưởng kinh tế Đây là cơ sở để xem xét khả năng giảiquyết của quốc gia đối với các vấn đề như quốc phòng, giáo dục, y tế, an ninh,cơ hội việc làm và chất lượng cuộc sống của người dân trong một quốc gia đượcgiải quyết như thế nào Tăng trưởng kinh tế cho thấy giá trị của sản lượng hànghóa và dịch vụ của một nền kinh tế tăng lên trong một giai đoạn nhất định, đượcbiểu hiện qua sự gia tăng trong tổng thu nhập quốc dân và thường được đo bằngchỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP).Theo đó, khi thu nhập của người dân trở nên nhiều hơn sẽ kích thích nhu cầu chitiêu và đầu tư trong khu vực, góp sức tạo lực cho quá trình phát triển kinh tế vàcải thiện sự đầy đủ trong cuộc sống của người dân

Ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tăng trưởngtín dụng là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế Nhờ vào hoạt động cho vay của ngân hàng mà nhiều cánhân và tổ chức trong nền kinh tế được tiếp cận và sử dụng những khoản tiềnvay vào các mục đích khác nhau như tiêu dùng và đầu tư Theo đó, đối tượngvay là các cá nhân và hộ gia đình sẽ được chi tiêu tiêu dùng và mua sắm nhiềuhơn để phục vụ các nhu cầu trong sinh hoạt đời sống, các doanh nghiệp được đầutư mua sắm trang thiết bị, vật chất để mở rộng quy mô, phục vụ hoạt động sảnxuất và kinh doanh, Chính phủ đầu tư các công trình công cộng và các dịch vụ ansinh xã hội tốt hơn Để làm được điều này, quốc gia cần có hệ thống

Trang 15

định chế tài chính ổn định và mạnh mẽ mà ở đó tổ chức được xem là chủ lựctrong việc cung cấp giá trị dư nợ ra nền kinh tế chính là hệ thống ngân hàngthương mại.

Ở Việt Nam, quy mô và phạm vi hoạt động của hệ thống ngân hàng thươngmại là rất rộng và đa dạng Sự hình thành và phát triển của hệ thống

ngân hàng ở nước ta đến nay đã hơn 73 năm, trải qua hàng loạt những khó khănvà thách thức về xây dựng, quản lý, đào tạo để xây dựng được một hệ thốngngân hàng vững chắc như hiện tại Những năm trở lại đây, cụ thể là khoảng thờigian từ năm 2020 đến năm 2023, hệ thống tài chính ngân hàng đứng trước hànghoạt những diễn biến rất tiêu cực như gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảnglao động toàn cầu bởi dịch bệnh Covid19 cuối năm 2019, chiến tranh quân sựNga và Ukraina năm 2022, tiền điện tử phát triển, khủng hoảng năng lượng,…do vậy không thể tránh khỏi sự bất ổn trong hoạt động đối với các ngân hàngthương mại Mục tiêu cần thiết trong những giai đoạn như vậy là kiểm soát vàduy trì tăng trưởng tín dụng ở một mức độ ổn định và hợp lý với những chínhsách kinh tế đang hiện hành Bất cứ một sự diễn ra quá chậm hoặc quá nhanh củatốc độ tăng trưởng tín dụng trong khoảng thời gian nhạy cảm như vậy sẽ gây rasự mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là nguồn gốc dẫnđến hệ lụy sụp đổ hàng loạt hệ thống ngân hàng Khả năng kiểm soát và ổn địnhtăng trưởng tín dụng là hết sức quan trọng và cần thiết để đảm bảo nền kinh tếphát triển một cách an toàn và ổn định Chính vì thế, nghiên cứu về các yếu tốtác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạnnhư năm 2020 đến năm 2023 là rất quan trọng và sẽ là tiền đề cho việc đề xuấtmột số giải pháp về vấn đề tăng trưởng tín dụng được kiểm soát sao cho hiệu quảtại từng thời điểm cụ thể

Trang 16

1.2 Lý do chọn đề tài

Ở một quốc gia mà nền kinh tế được xem là đang phát triển như Việt Nam,sự tăng trưởng trong cung tiền có sự liên quan mật thiết với sự tăng trưởng tíndụng và nó có ảnh hưởng gián tiếp đến chính sách tiền tệ Nhờ vào chính sáchtiền tệ, cung tiền được ngân hàng Lãi suất được ngân hàng Nhà nước thay đổinhằm tăng hoặc giảm chi tiêu và đầu tư, sự tăng giảm chi tiêu và đầu tư tác độnglàm thay đổi tổng cầu và kích thích sự phát triển về kinh tế

- xã hội Có thể nói tăng trưởng tín dụng là một công cụ hữu dụng trong việckhơi thông dòng tiền và điều tiết kinh tế vĩ mô Trong giai đoạn từ năm 2020 đếnnăm 2023, kinh tế thế giới bị chậm lại do đương đầu hàng loạt những thách thứcvà khó khăn từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớnvà nhỏ đành phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ và không còn khả duy trì hoạtđộng Trên thế giới, đã có nhiều động thái điều chỉnh hạ lãi suất của các cơ quanquản lý về chính sách tiền tệ ở các khu vực và quốc gia nhằm hỗ trợ sự hoạtđộng của các doanh nghiệp diễn ra liên tục Trong suốt giai đoạn dịch bệnhCovid19 bùng nổ và leo thang ở Việt Nam, lãi suất được hạ bởi ngân hàng Nhànước để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phục hồi và quay trở lại hoạt động.Song, bất chấp những nỗ lực ấy, đã rất nhiều doanh nghiệp trong

nước đã phải giải thể vì thua lỗ và không còn khả năng hoạt động Theo số liệuthống kê từ trang thông tin điện tử của Bộ tài chính, có hơn 100 nghìn doanhnghiệp giải thể và hơn 16,9 triệu lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực trong giaiđoạn khủng hoảng này Đây là con số hết sức báo động đến phát triển kinh tế ởnước ta khi mà lực lượng lao động và cơ sở vật chất là 02 yếu tố quan trọngtrong năng suất lao động ở nước ta mà ở đó hoạt động sản xuất và kinh doanhchiếm phần lớn nguồn lực trong năng suất lao động ở nước ta

Đến thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu và cộtmốc quan trọng, đặc biệt là trong thực hiện chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất,kiểm soát lạm phát và thúc đẩy kinh tế xã hội Trong hệ thống ngân

Trang 17

hàng, với mục tiêu hướng tới sự phù hợp với thông lệ quốc tế, các ngân hàngthương mại đã tập trung triển khai Basel II và khiến nó dần phổ biến hơn Bêncạnh đó, sự cung ứng nguồn vốn diễn ra tích cực của ngân hàng nhằm tháo gởkhó khăn cho người dân và các doanh nghiệp Ngân hàng thương mại vẫn luôngiữ vai trò là mắt xích quan trọng giữa người gửi tiền và người đi vay và là huyếtmạch của nền kinh tế Song, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mạigắn liền với thị trường kinh tế và đây là thị trường rất khó lường, bất kì động tháitiêu cực nào cũng đều có khả năng dẫn tới một sự sụp đổ hàng loạt trong hệthống Chính vì vậy mà trong hệ thống ngân hàng vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đềnhư tỷ lệ cạnh tranh cao, tỷ lệ nợ xấu cao, lạm phát cao, thương mại quốc tế chưahồi phục,…

Tại Việt Nam, tăng trưởng tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuấtkinh doanh và nông nghiệp Lĩnh vực tập trung mà dòng vốn rót vào được ưutiên theo chủ trương của Chính phủ Theo những số liệu thống kê từ Hội nghịngân hàng Nhà nước qua các năm, tăng trưởng tín dụng từ năm 2015 đến 2023 là17,17% (2015), 18,71% (2016), 18,17% (2017), 14% (2018), 13,5% (2019),12,17% (2020), 12,97% (2021), 12,87% (2022), 13,5% (2023) Theo đó, tăngtrưởng tín dụng cuối năm 2023 là khá gần với định hướng tăng trưởng tín dụngđã đề ra cho năm 2023 là khoảng 14-15% Qua số liệu trên, xu hướng giảm củatăng trưởng tín dụng trong những năm trở lại đây được thể hiện rõ rệt, xu hướngnày tỷ lệ thuận với bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và bối cảnh kinh tế củaViệt Nam nói riêng Vấn đề đặt ra liệu rằng xu hướng tăng giảm tăng trưởng tíndụng tại ngân hàng thương mại có thể được kiểm soát và ổn định hay không,những yếu tố nào có tác động, chiều hướng và mức độ như thế nào Trước đây cónhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan về thực trạng tăng trưởngtín dụng tại ngân hàng thương mại Theo đó, tăng trưởng tín dụng ngân hàngthương mại chịu sự chi phối từ rất nhiều yếu tố khác nhau và mỗi yếu tố lại tácđộng theo một cách riêng biệt Những yếu

Trang 18

tố này chủ yếu thuộc phạm vi trong và ngoài ngân hàng được phân loại gồm yếutố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Do đó, chủ đề tác giảlựa chọn nghiên cứu về các yếu tố tác động đến TTTD tại các NHTM Việt Namtrong giai đoạn từ quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 sẽ làm rõ các vấn đềxoay quanh tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tronggiai đoạn đầy khó khăn và thử thách ấy Qua đó góp phần đưa ra các hàm ý hữuích hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng các mục tiêu và giải pháp đểquản lý được sự tăng trưởng tín dụng ở ngân hàng thương mại một cách hiệu quảnhất.

1.3 Mục tiêu của đề tàia Mục tiêu tổng quát của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu sự tác động của các yếu tố tácđộng đến TTTD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm2020 đến quý 4 năm 2023 và đề xuất hàm ý cho chính sách phát triển tín dụng tạingân hàng thương mại đối với các cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại

b Mục tiêu cụ thể của đề tài

Để đạt được mục tiêu tổng quát của đề tài, tác giả đặt ra những mục tiêu cụthể cần phải đạt được như sau:

Thứ nhất, tác giả thu thập và sử dụng dữ liệu gồm số liệu tài chính của 20

NHTM đang hoạt động tại Việt Nam và chỉ số kinh tế vĩ mô trong thời gian từquý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 để tính toán đưa ra được bộ dữ liệu nghiêncứu hoàn chỉnh Các số liệu tài chính của ngân hàng bao gồm các chỉ số như tăngtrưởng tín dụng ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản,tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòngcho vay của ngân hàng Chỉ số kinh tế vĩ mô bao gồm tốc

Trang 19

độ tăng trưởng kinh tế GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô laMỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát Tiếp đến, dữ liệu được đưa vàomô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng để đo lường và đánh giá các yếu tố tácđộng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giaiđoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023.

Thứ hai, tìm hiểu và giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố quy mô ngân

hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năngthanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc độ tăngtrưởng kinh tế, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồngViệt Nam Đồng và tốc độ lạm phát đối với tăng trưởng tín dụng

Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín

dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2020đến quý 4 năm 2023, tác giả đưa ra nhận xét về kết quả nghiên cứu và đề xuấthàm ý chính sách phát triển tín dụng tại ngân hàng thương mại đối với các cơquan quản lý và ngân hàng thương mại

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứua Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được tác giả lựa chọn là các yếu tố tác động đến tăngtrưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn quý 1 năm 2020 đếnquý 4 năm 2023 bao gồm các yếu tố như quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trêntổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷlệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, lãi suấtdanh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốcđộ lạm phát

Trang 20

b Phạm vi về không gian nghiên cứu

Tác giả lựa chọn không gian nghiên cứu là 20 ngân hàng thương mại đanghoạt động tại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Đặcđiểm của không gian này là các ngân hàng có sự nhận dạng thương hiệu tốt, quymô từ nhỏ đến lớn và vẫn đang hoạt động mà không vướng các cáo buộc liênquan đến pháp luật nhằm giữ tính khách quan trong nghiên cứu

c Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được tác giả lựa chọn là từ quý 1 năm 2020 đến quý 4năm 2023 Đây là giai đoạn không quá ngắn và cũng không quá dài Tuy nhiên,điểm khác biệt của đoạn này đó là tình hình kinh tế trong và ngoài nước phảiđương đầu với các vấn đề như gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng laođộng toàn cầu bởi dịch bệnh Covid19 cuối năm 2019, chiến tranh quân sự Ngavà Ukraina năm 2022, sự phát triển của thương mại điện tử, khủng hoảng nănglượng, lạm phát tăng cao,… Bên cạnh đó, thời gian từ quý 1 năm 2020 đến quý 4năm 2023 được lựa chọn giúp cho tác giả thu nhập được dữ liệu dễ hơn và kếtquả nghiên cứu cũng mang tính cập nhật về thời gian hơn kể từ lúc nghiên cứuđến thời điểm hiện tại

1.5 Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứua Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại cácngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023được tác giả đề xuất là mô hình hồi quy với dữ liệu bảng gồm các số liệu tàichính của 20 NHTM Việt Nam và các chỉ số kinh tế vĩ mô gồm quy mô ngânhàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năngthanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc độ tăngtrưởng kinh tế GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô

Trang 21

la Mỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát Mô hình tác giả lựa chọndựa trên việc đánh giá và kế thừa từ một số nghiên cứu liên quan trước đó.

Mô hình nghiên cứu về “Tác động của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăngtrưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Bá Hoàng(2019) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 23 ngân hàng thương mại ViệtNam gồm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ huy động, quy mô ngânhàng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và lãi suất

Mô hình nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng củacác ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Văn Thuận (2021) dùng môhình hồi quy dữ liệu bảng của 16 NHTM Việt Nam với biến phụ thuộc là tăngtrưởng tín dụng Các biến độc lập được sử dụng là dư nợ cho vay, tốc độ tăng lêncủa tiền gửi, quy mô của ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận trêntổng tài sản

Mô hình nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tạicác ngân hàng thương mại Việt Nam” của Lê Vũ Hà & Đỗ Văn Lộc (2022) dùngmô hình hồi quy với dữ liệu bảng của 23 NHTM Việt Nam Biến phụ thuộc làtăng trưởng tín dụng Các biến độc lập được sử dụng là tỷ lệ huy động vốn, tỷ lệnợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởngGDP và tỷ lệ lạm phát

Mô hình nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tạicác ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Trang & cộng sự(2023) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng của 15 ngân hàng thương mại cổphần hoạt động trong giai đoạn 2011 – 2021 gồm biến phụ thuộc là tăng trưởngtín dụng, biến độc lập là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất danh nghĩa,tốc độ huy động tiền gửi, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nợxấu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, quy mô vốn chủ sở hữu và cuốicùng là quy mô ngân hàng

Trang 22

b Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếntăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn quý 1năm 2020 đến quý 4 năm 2023 thuộc kiểu dữ liệu bảng Trong đó chiều khônggian của dữ liệu nghiên cứu đề cập về khả năng tài chính của 20 ngân hàngthương mại Việt Nam Bên cạnh đó, chiều thời gian của nghiên cứu đề cập vềcác quý theo năm giai đoạn năm 2020 đến năm 2023

Dữ liệu trên là loại dữ liệu thứ cấp được phân ra thành dữ liệu có yếu tốvi mô và dữ liệu có yếu tố vĩ mô Trong đó, dữ liệu có yếu tố vi mô gồm cácchỉ số tài chính được thu thập từ những báo cáo tài chính theo quý của 20 ngânhàng thương mại Việt Nam dựa trên tiêu chí hoạt động liên tục, số liệu công khaiminh bạch, đầy đủ và không vướng các cáo buộc liên quan về pháp lý từ giaiđoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinhlời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngânhàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng Dữ liệu có yếu tố vĩ mô như tốc độtăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô laMỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát được lấy từ World Bank vàTổng cục thống kê giai đoạn từ quý 1 năm 2020 đến quý

4 năm 2023

c Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giaiđoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 là phương pháp nghiên cứu địnhlượng Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích các tác động củabiến độc lập đến biến phụ thuộc Đối với mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữliệu bảng, biến phụ thuộc được sử dụng là tốc độ tăng trưởng tín dụng theo từngngân hàng thương mại, biến độc lập được sử dụng là các yếu tố nội tại

Trang 23

của ngân hàng thương mại gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tàisản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ dựphòng cho vay của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế gồm tốc độtăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô laMỹ với đồng Việt Nam Đồng và tốc độ lạm phát.

Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu được tiếp cậntheo mô hình bình phương nhỏ nhất (Viết tắt là Pooled OLS - Ordinary LeastSquares), mô hình tác động cố định (Viết tắt là FEM - Fixed Effect Model) vàmô hình tác động ngẫu nhiên (Viết tắt là REM - Random Effects Model) Để lựachọn được mô hình hiệu quả, tác sử dụng các kiểm định gồm F-test để lựa chọngiữa mô hình tác động cố định (FEM) với mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS),kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) với môhình tác động ngẫu nhiên (REM) và kiểm định Breusch và Pagan LagrangianMultiplie để lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) với mô hìnhbình phương nhỏ nhất (OLS)

Sau khi lựa chọn được mô hình hiệu quả nhất, những khuyết tật trong môhình được tác giả kiểm tra gồm hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đạiphương sai VIF, tự tương quan bằng kiểm định Wooldridge và phương sai sai sốthay đổi bằng kiểm định Wald (đối với mô hình tác động cố định - FEM), kiểmđịnh Breusch and Pagan Lagrangian Multiplie (đối với mô hình tác động ngẫu nhiên- REM) Cuối cùng tác giả xử lý khuyết tật còn tồn tại trong mô hình bằng môhình FGLS và mô hình hồi quy sai số chuẩn mạnh

1.6 Đóng góp của đề tàia Về phương diện học thuật

Về phương diện học thuật, nghiên cứu đã trình bày được tầm quan trọngcủa tăng trưởng tín dụng đối với NHTM và kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, nghiêncứu đã tổng hợp được khung cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và

Trang 24

tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại nhằm làm rõ hơn việc luận giảicác yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng hàng thương mạiViệt Nam giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Qua kết quả nghiêncứu, tác mô hình được giả đề xuất để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tốtác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam tronggiai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 với 9 yếu tố tác động thuộc yếutố nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế gồm quy mô ngân hàng, tỷsuất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, khả năng thanh khoảncủa ngân hàng, tỷ lệ dự phòng cho vay của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tếGDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la Mỹ với đồng ViệtNam Đồng và tốc độ lạm phát.

b Về phương diện thực tiễn

Nghiên cứu đã trình bày và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tácđộng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạnquý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023 Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ranhận xét và đề xuất hàm ý chính sách của ngân hàng thương mại về phát triển tíndụng đối với cơ quan quản lý và ngân hàng thương mại tại Việt Nam Kết quảnghiên cứu phần nào phản ánh được xu hướng tác động của các yếu tố tác độngđến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại trong giai đoạn nền kinh tế bị tácđộng nặng nề trước sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và thất nghiệp toàn cầu bởiđại dịch bệnh Covid19 năm 2019, xung đột quân sự giữa Nga và Ukaina năm2022, một số vấn đề liên quan đến tiền điện tử, khủng hoảng năng lượng nhưtrong giai đoạn quý 1 năm 2020 đến quý 4 năm 2023

Bên cạnh đó tác giả mong muốn được mở rộng nghiên cứu và mang lạinhiều các thông tin hữu ích để đóng góp cho các nghiên cứu liên quan trongtương lai

Trang 25

1.7 Bố cục của luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tàiChương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu liên quanChương 3: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứuChương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu về vấn đề và lý do mà đề tài được chọn để thực hiệnnghiên cứu Theo đề tài đó, tác giả trình bày các mục tiêu nghiên cứu cần thựchiện, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu, cách lựa chọn mô hình, dữ liệu vàphương pháp nghiên cứu cùng với các đóng góp của nghiên cứu về phương diệnhọc thuật và thực tiễn

Trang 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng với tốc độ tăngtrưởng cung tiền trong nền kinh tế cần được tìm hiểu Chính sách tiền tệ được sửdụng để thực hiện thay đổi mức lãi suất trên thị trường vốn vay bởi Ngân hàngNhà nước thông qua cung tiền Nhờ vậy Chính phủ có thể thúc đẩy các tổ chứcvà doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh, gia tăng phạm

vi hoạt động và kích thích tăng trưởng kinh tế.Vào thời buổi kinh tế đang chịu sức ép từ làn sóng giải thể doanh nghiệp vàtỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các chính sách về tăng trưởng tín dụng hướng đến việchỗ trợ tạo cho người lao động nhiều việc làm, kích cầu đầu tư đối với doanhnghiệp là mục tiêu quan trọng và cần thiết

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học được định nghĩa là sự giatăng hay mở rộng quy mô của mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế mộtquốc gia (Hoàng Xuân Bình, 2015) Tăng trưởng kinh tế thể hiện cho sự pháttriển về kinh tế, phúc lợi và an sinh xã hội của quốc gia Tốc độ của tăng trưởngkinh tế được đo lường bởi 02 chỉ số gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉsố tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọngtrong công cuộc phát triển kinh tế quốc gia, sự giàu có là mục tiêu mà hầu hếtquốc gia nào cũng mong muốn đạt được Một quốc gia có sự tăng trưởng kinh tếmạnh mẽ sẽ thể hiện sự đáp ứng tốt các nhu cầu của người dân về các vấn đề nhưcơ sở vật chất, an ninh, phúc lợi, y tế, giáo dục,… Mức độ tăng trưởng kinh tếđược quyết định bởi sự tăng cao trong năng suất lao động,

Trang 28

mà yếu tố năng suất lao động được xây dựng dựa trên các nguồn lực như vốn laođộng, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ Trong hoạtđộng sản xuất, vốn lao động thể hiện cho số người lao động và chất lượng củalao động Chất lượng này được hiểu là kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng củangười lao động Tích lũy tư bản là những công cụ được tạo ra để phục vụ quátrình tạo ra sản phẩm và dịch vụ như trang thiết bị, máy móc thiết bị Tài nguyênthiên nhiên bao gồm tài nguyên thiên có thể tái tạo như gỗ và không thể tái tạonhư quặng kim loại Nguồn lực cuối cùng là khoa học công nghệ, đó là tri thức,sự hiểu biết về khoa học để áp dụng vào công nghệ trong quá trình sản xuất, chếbiến hàng hóa và dịch vụ.

Một số chính sách phát triển sự tăng trưởng kinh tế bao gồm khuyến khíchtiết kiệm và đầu tư nội địa, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nâng cao chấtlượng vốn lao động, phát triển khoa học công nghệ, mở rộng thương mại quốc tếvà kiểm soát tốc độ gia tăng dân số Thứ nhất, khuyến khích tiết kiệm và đầu tưtrong nước là chính sách chú trọng việc tiết kiệm trong chi tiêu những hàng hóadịch vụ tiêu dùng để tập trung dòng tiền đầu tư vào tích lũy tư bản, tạo điều kiệnđể sản xuất nhiều hàng hóa dịch vụ hơn Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoàilà chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông qua 02 hình thức là đầu tư trựctiếp và đầu tư gián tiếp Trong đó, đầu tư trực tiếp là việc các nhà đầu tư nướcngoài dùng nguồn lực của họ vào xây dựng và trực tiếp quản lý hoạt động sảnxuất và kinh doanh Đầu tư gián tiếp là việc mà nhà đầu tư nước ngoài rót vốnvào doanh nghiệp nội địa thông qua việc mua chứng khoán Thứ ba, chính sáchvề vốn lao động chú trọng quá trình đào tạo, bồi dưỡng tri thức, kinh nghiệm làmviệc cho người lao động Thứ tư, phát triển khoa học công nghệ là chính sáchchú trọng việc khuyến khích nghiên cứu, tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt độngnghiên cứu khoa học phát triển Thứ năm, chính sách mở rộng thương mại quốctế là việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong việc trao đổi, muabán hàng hóa dịch vụ nhằm đạt được lợi

Trang 29

ích kinh tế Cuối cùng, chính sách kiểm soát tốc độ gia tăng dân số là việc giữcho mức tăng dân số ở mức vừa phải và hợp lý, không quá ít để thiếu hụt laođộng và không quá nhiều để làm giảm năng suất lao động.

2.1.2 Ngân hàng

Ngân hàng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tích trữ và vay mượn tiền bạc củangười dân Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và mang số tiền đóđem đi cho vay đối với những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tiền Ở ViệtNam, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng Hệ thống ngân hàngtại Việt Nam được phân loại gồm 03 loại đó là ngân hàng thương mại, ngân hàngchính sách và ngân hàng hợp tác xã

Thứ nhất, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tấtcả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định củaLuật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại cólĩnh vực hoạt động rất đặc biệt nên vai trò của tổ chức này rất quan trọng và khócó thể thay thế được đối với các chủ thể khác trong nền kinh tế Ngân hàngthương mại được chia thành 04 loại gồm:

• NHTM Nhà nước là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dướihình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu100% vốn điều lệ

• NHTM Cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần

• Ngân hàng 100% vốn ngước ngoài: là ngân hàng thương mại được thànhlập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức tín dụngnước ngoài; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam

• Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng thương mại được thành lập tại ViệtNam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng

Trang 30

Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài)trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tạiViệt Nam.

Thứ hai, ngân hàng chính sách là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêulợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

Thứ ba, ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhândân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theoquy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tàichính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân

2.1.3 Tín dụng ngân hàng

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay nằm tronghoạt động tín dụng của ngân hàng Theo đó, hoạt động này mang lại doanh thuvà lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng Theo Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị HiệpThương (2009), tín dụng ngân hàng được xem là một giao dịch giữa hai chủ thể,trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác) chuyển giaomột tài sản cho bên nhận tín dụng (cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác) sửdụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Hiểu một cách đơn giản, hoạtđộng tín dụng ngân hàng là hoạt động cho vay của ngân hàng đối với những chủthể như các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là hoạt động có phạm vi rấtrộng và mang tính linh hoạt Trong ngân hàng thương mại, tín dụng gồm cáchoạt động như sau: hoạt động cho vay; hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu côngcụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; hoạt động bảo lãnh ngân hàng; hoạtđộng phát hành thẻ tín dụng; hoạt động bao thanh toán trong nước; bao thanhtoán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế vàmột số hình thức cấp tín dụng khác Thứ nhất, hoạt động cho vay của

Trang 31

ngân hàng là hoạt động ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho bên đi vay và bênđi vay cam kết hoàn trả đúng số tiền và lãi sau một thời gian nhất định Thứ hai,hoạt động chiết khấu của ngân hàng là hoạt động khách hàng chuyển nhượngquyền sở hữu giấy tờ có giá cho ngân hàng để nhận lại một số tiền dựa trên giátrị đến hạn bị trừ đi một phần lãi Thứ ba, hoạt động bảo lãnh của ngân hàngthương mại là hoạt động của bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh rằng sẽthực hiện những nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh nếu bên đượcbảo lãnh không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩavụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Thứ tư, hoạt động phát hành thẻ tín dụngcủa ngân hàng là hoạt động ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức dùng đểchi tiêu trước và sau một khoản thời gian phải hoàn trả lại đúng số tiền đó theothỏa thuận giữa ngân hàng và chủ thẻ Thứ năm, hoạt động bao thanh toán củangân hàng là hoạt động khách hàng chuyển nhượng quyền đòi nợ từ các khoảnnợ phải thu cho ngân hàng và nhận lại một số tiền dựa trên giá trị khoản nợ phảithu trừ đi một phần chiết khấu.

Phân loại tín dụng ngân hàng được dựa vào các đặc tính như thời gian vay,đối tượng cho vay, mục đích sử dụng vốn, tính đảm bảo và phạm vi lãnh thổ.Dựa trên thời gian vay, tín dụng ngân hàng được phân làm 03 loại là tín dụngngân hàng ngắn hạn, tín dụng ngân hàng trung hạn và tín dụng ngân hàng dàihạn Trong đó, tín dụng ngân hàng ngắn hạn có thời hạn vay dưới 12 tháng, phùhợp cho các khoản vay có tính chất xoay vòng nhanh; tín dụng ngân hàng trunghạn có thời gian vay trên 12 tháng và dưới 60 tháng, phù hợp cho các khoản vayđầu tư ở những dự án dưới 05 năm; tín dụng ngân hàng dài hạn có thời gian vaytrên 60 tháng, phù hợp cho các khoản vay đầu tư ở những dự án lớn, khả năngthu hồi vốn trên 05 năm Dựa vào đối tượng cho vay, tín dụng ngân hàng đượcphân làm 02 loại gồm tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp Dựa vào mụcđích sử dụng vốn, tín dụng ngân hàng chủ yếu được phân làm 02 loại gồm tíndụng tiêu dùng và tín dụng sản xuất kinh doanh Tín

Trang 32

dụng tiêu dùng phù hợp với nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm vật dụng giađình, trả tiền hóa đơn, y tế,… Tín dụng sản xuất kinh doanh phù hợp với

nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất phục vụ hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào tính đảm bảo, tín dụng ngân hàngđược phân làm 02 loại gồm tín chấp và chế chấp Tín chấp là loại hình mà ngườiđi vay không cần phải thế chấp tài sản Thế chấp là loại hình mà người đi vayphải có tài sản bảo đảm hoặc tài sản hình thành từ vốn vay Trong hoạt động chovay thì tín chấp là loại hình rủi ro cao hơn so với thế chấp Dựa vào phạm vi lãnhthổ, tín dụng ngân hàng được phân làm 02 loại là tín dụng nội địa và tín dụngquốc tế Tín dụng nội địa là hình thức tín dụng được áp dụng trong lãnh thổ quốcgia Tín dụng quốc tế là hình thức tín dụng được áp dụng giữa các quốc gia

Vai trò mà tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội là vôcùng quan trọng Đối với cá nhân, tín dụng ngân hàng đáp ứng về nhu cầu chitiêu, sinh hoạt, trang trải cuộc sống giúp chất lượng đời sống được nâng cao Đốivới doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về đầu tưmáy móc và trang thiết bị, nhà xưởng, vốn lưu động,…Đối với quốc gia, tíndụng ngân hàng giúp giải quyết kịp thời các nhu cầu của con người trong xã hộimột cách thuận lợi và nhanh chóng

2.1.4 Tăng trưởng tín dụng

Lợi nhuận là mục tiêu được xếp lên cao nhất trong hoạt động của ngân hàngthương mại Do vậy, trong suốt quá trình hoạt động, tăng trưởng tín dụng luônđược đề cập trong các cuộc họp phát triển kinh doanh của ngân hàng thương mại.Định nghĩa về tăng trưởng tín dụng được Lane P.R., McQuade.P (2014) trìnhbày rằng tăng trưởng tín dụng là một sự tăng lên của giá trị dư nợ cho vay ở khuvực tư nhân gồm các cá nhân và các tổ chức Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụnglà việc các ngân hàng thương mại sử dụng các chính sách với

Trang 33

mục đích tăng huy động nguồn vốn để đáp ứng được hoạt động cấp tín dụng,hoạt động chiết khấu và hoạt động đầu tư vào những đối tượng là các tổ chứckinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phầnvà thương hiệu trên thị trường (Trần Huy Hoàng, 2009) Nhìn chung, có thể nóităng trưởng tín dụng là một sự gia tăng trong tổng giá trị cho vay mà ngân hàngthương mại mang ra ngoài nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định được thểhiện qua việc các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chứcvà doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận vốn Tăng trưởng tín dụng có vai tròquan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng và kinh tế xã hội Có thể thấyrằng tăng trưởng tín dụng phản ánh được sự tăng hoặc giảm xuống của giá trị dưnợ trong lưu thông hay nói cách khác là sự tăng hay giảm của hoạt động cấp tíndụng tại ngân hàng thương mại Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng giúp nhà hoạchđịnh chính sách đánh giá được nhu cầu và mức sử dụng vốn của nền kinh tế lànhiều hay ít, nhanh hay chậm để có được những biện pháp nhằm điều chỉnh cácchính sách phát triển tín dụng và chính sách phát triển kinh tế.

2.1.5 Chính sách tiền tệ và cung tiền

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế quan trọng đảmbảo sự ổn định và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia Chính sách tiền tệ đượcđiều hành bởi các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng Nhà nước Ngânhàng Nhà nước có vai trò là quản lý hệ thống ngân hàng và quyết định khốilượng tiền bơm ra thị trường Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ được trìnhbày qua việc ngân hàng Nhà nước điều chỉnh cung tiền làm lãi suất thay đổi, từsự thay đổi này của lãi suất sẽ dẫn đến sự tăng giảm về cầu vốn vay đầu tư và dođó làm thay đổi đến tổng hàng hóa và dịch vụ Sự gia tăng trong tổng đầu tư vềhoạt động sản xuất kinh doanh giúp thúc đẩy sự tăng lên trong sản lượng, từ đótạo lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Trang 34

Cung tiền gắn liền với chính sách tiền tệ và là tổng khối lượng tiền có tronglưu thông của một nền kinh tế Thành phần chính của cung tiền bao gồm tiền mặtvà tiền gửi Cung tiền được ngân hàng Nhà nước kiểm soát bằng các công cụgồm nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu Sự giatăng trong cung tiền gắn liền với hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm và mang sốtiền gửi này đem đi cho vay tại các ngân hàng thương mại Do vậy, sự tăng lêncủa cung tiền và sự tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại có mốiquan hệ rất chặt chẽ với nhau Ở một khía cạnh khác, cung tiền không bị kiểmsoát hoàn toàn bởi sử quản lý của ngân hàng Nhà nước do cung tiền còn phụthuộc vào hành vi của ngân hàng thương mại trong việc trích lập dự trữ dôi ra(dự trữ của NHTM bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ dôi ra) và hành vi củangười dân trong việc gửi tiền tiết kiệm Vì vậy, tăng trưởng tín dụng ở các ngânhàng thương mại cũng không hoàn toàn bị kiểm soát.

2.1.6 Lý thuyết vốn cho vay (Loanable funds theory)

Lý thuyết vốn cho vay là lý thuyết kinh tế được xây dựng bởi nhà kinh tếhọc Thụy Điển Knut Wicksell (1851-1926) Lý thuyết vốn cho vay lập luận rằnglãi suất được xác định bởi cung và cầu vốn vay trên thị trường vốn Trong đó,thuật ngữ vốn vay bao gồm các khoản vay, trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm Theođó, lãi suất được xem là giá của các khoản vay, tương tự như giá của các mặthàng khác trên thị trường hàng hóa Bởi vậy, bất kỳ sự gia tăng hay thâm hụt vềnguồn cung hay cầu sẽ gây ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm của lãi suất thịtrường Lý thuyết này cũng được phát triển tiếp bởi nhà kinh tế học người AnhDennis Robertson và nhà kinh tế học người Thụy Điển Bertil Ohlin vào nhữngnăm 1930 Theo quy định của ngân hàng Nhà nước, vốn cho vay của ngân hàngthương mại luôn được giới hạn nhằm đảm bảo mục tiêu cấp tín dụng vừa đủ, hạnchế và ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát, giới hạn này còn

Trang 35

được gọi là room tín dụng Do vậy trong quá trình cho vay, ngân hàng luôn cânnhắc và đánh giá xem cấp tín dụng như thế nào thì vừa mang lại lợi nhuận màvừa có thể đảm bảo thu hồi được vốn Thực tế, vào thời điểm room tín dụng ởcác ngân hàng dần trở nên cạn kiệt, nhiều khách hàng vẫn sẵn sàng chấp nhận đivay ngân hàng với lãi suất rất cao Thực tế này có thể giải thích bằng quy luậtcung cầu khi mà nguồn cung ít nhưng nhu cầu lại cao, giá của hàng hóa sẽ caohơn lúc thị trường cân bằng.

2.1.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Theory of Asymmetric Information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là lý thuyết kinh tế được phát triển vàonhững năm 1970-1980 Lý thuyết này cho rằng người bán có thể nắm nhiềuthông tin hơn người mua, làm sai lệch giá trị sản phẩm bán ra Bên cạnh đó, lýthuyết này cũng nói rằng sản phẩm chất lượng thấp và cao vẫn có thể có cùngmột mức giá do sự thiếu thông tin từ phía người mua Đối với hoạt động củangân hàng, sự thiếu thông tin không chỉ đến từ phía người mua (khách hàng) mànó còn đến từ phía người bán (ngân hàng) Suốt quá trình cho vay, ngân hàng làngười nhận thông tin từ người đi vay do vậy ngân hàng sẽ luôn trong trạng tháikhông thể kiểm soát hết được thông tin mà người đi vay cung cấp Dựa trênnhững thông tin mà người đi vay cung cấp, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định sẽthực hiện cho vay hoặc từ chối cho vay đối với người đi vay Sự sai lệch thôngtin trong công tác thu thập và thẩm định hồ dẫn đến việc ngân hàng cho vay sailầm và không đúng quy định, qua đó dẫn đến tình trạng nợ xấu kéo dài và khôngthể giải quyết Lý thuyết này cũng đúng trong trường hợp người đi gửi tiền ởngân hàng Người gửi tiền tiết kiệm không thể nào xác định chính xác hoàn toànđược khoản tiền lãi mà họ nhận được từ việc gửi số tiền tiết kiệm Người gửi tiềntiết kiệm nhận được số tiền lãi theo mức lãi suất được ngân hàng công bố tại thờiđiểm mà họ gửi tiền

Trang 36

2.2 Tổng quan nghiên cứu

Đề tài về tăng trưởng trong tín dụng là một trong số những đề tài rất rộng đểkhai thác và mở rộng phạm vi nghiên cứu Trong quá khứ, rất nhiều nghiên cứuxoay quanh đề tài về tăng trưởng tín dụng trong nước và nước ngoài đã đượcthực hiện Trong đó, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại có tỷ lệnghiên cứu lớn trong số lượng nghiên cứu liên quan bởi hệ thống ngân hàngthương mại có khả năng cấp tín dụng nhanh chóng và hiệu quả nhất Trongnghiên cứu này, khung cơ sở lý luận của tăng trưởng tín dụng đóng vai trò hếtsức quan trọng trong việc củng cố kiến thức và xây dựng các mô hình nghiêncứu

Một số các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng tại ngânhàng thương mại đã được tác giả đã tham khảo, lựa chọn và học hỏi để vận dụngvào nghiên cứu này

Nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngânhàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014” đã được thực hiện bởi PhạmXuân Quỳnh, xuất bản năm 2017 Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượngREM và GMM cùng dữ liệu bảng của 25 ngân hàng thương mại ở Việt Namtrong giai đoạn từ năm 2007 - 2014 Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố tácđộng cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng gồm có huy động vốn và tốc độ tăngtrưởng kinh tế GDP; tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng gồm có yếutố nợ xấu, quy mô ngân hàng và tỷ lệ lạm phát

Trong năm 2017, Lê Tấn Phước cũng đã thực hiện nghiên cứu về “Một sốyếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam”.Nghiên cứu chỉ ra rằng các tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng gồm cóyếu tố lãi suất danh nghĩa, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Trong khi đó tácđộng ngược chiều với tăng trưởng tín dụng gồm có tỷ lệ nợ xấu

Trang 37

Nghiên cứu về “Tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế ở Châu Âu saucuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” được Antoshin, S và cộng sự (2017) thựchiện Nghiên cứu dùng dữ liệu của 39 quốc gia ở khu vực Châu Âu trong giaiđoạn từ năm 1999 đến năm 2015 Theo nghiên cứu, những yếu tố như chất lượngkhoản vay, tiền gửi khách hàng, chỉ số giá vốn cổ phần của ngân hàng và vốncủa ngân hàng dường như có sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động tín dụng của ngânhàng Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có tácđộng tích cực đến khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

Al-Shammari, N & El-Sakka, M (2018) tiến hành nghiên cứu về chủ đề“Các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến sự tăng trưởng tín dụng ở khu vực tưnhân trong phạm vi lãnh thổ 24 quốc gia Tổ chức và Hợp tác phát triển kinh tế”,tên viết tắt là OECD Dữ liệu thời gian nghiên cứu từ quý 4 năm 2001 đến quý 4năm 2013 Theo như kết quả của nghiên cứu, những yếu tố có tính quyết địnhphần lớn đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở các nước OECD trong dài hạnchủ yếu bao gồm tỷ giá hối đoái, nợ đi vay nước ngoài, sức cung tiền, lãi suất,mức độ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và vốn cố định Ngoài ra,nghiên cứu kết luận rằng chính sách tiền tệ có tầm quan trọng trong quá trìnhtăng trưởng tín dụng tại ngân hàng

Bustamante, J & cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tốquyết định tăng trưởng tín dụng và kênh cho vay ngân hàng ở Pê-ru” Kết quảnghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng ngân hàng tăng trưởng bởi xu hướngngân hàng cấp tín dụng nhiều hơn bằng đồng nội tệ cho các tổ chức và doanhnghiệp có giá trị lớn về quy mô và có tính thanh khoản cao

Nghiên cứu của Hà Văn Dương (2019) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăngtrưởng tín dụng vi mô” Những yếu tố đưa vào phân tích gồm tăng trưởng quymô của tổ chức, tỷ lệ huy động so với dư nợ cho vay, tỷ suất sinh lời của VCSH,danh mục cho vay có rủi ro, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát

Trang 38

Phương pháp nghiên cứu sử dụng ước lượng hồi quy tuyến tính với bộ dữ liệubảng khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017 Theo đó, yếu tố tác động tíchcực đến tăng trưởng tín dụng gồm có tăng trưởng quy mô của tổ chức Ngược lại,những yếu tố tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng gồm có tỷ suất sinh lờicủa VCSH và tỷ lệ vốn huy động so với giá trị dư nợ cho vay.

Nghiên cứu về “Tác động của các nhân tố nội tại và vĩ mô đến tăng trưởngtín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Bá Hoàng (2019).Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp hồi quy tuyến tính với dữ liệu dạng bảngcủa 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 - 2017.Theo kết quả nghiên cứu, tăng trưởng tín dụng chịu tác động cùng chiều bởinhững yếu tố như tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng Ngược lại, tác độngngược chiều đến tăng trưởng gồm các yếu tố như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn và tỷ lệlạm phát

Một nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2020 về “Các nhân tố ảnh hưởngđến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn2014 – 2019” bởi Phan Thị Hoàng Yến & Trần Hải Yến Nghiên cứu sử dụngphương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính với bộ dữ liệu của 19 ngân hàngthương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019 Theokết quả nghiên cứu, lợi nhuận ròng trên VCSH và tỷ lệ thu nhập lãi thuần khôngcó tác động trực tiếp lên tăng trưởng tín dụng Theo đó, tác động cùng chiều đếntăng trưởng tín dụng gồm có yếu tố thanh khoản ngân hàng, tăng trưởng vốn huyđộng và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP); tác động ngược chiều đến tăng trưởngtín dụng gồm có yếu tố nợ xấu, lạm phát và lãi suất cho vay

Nguyễn Văn Thuận (2021) có nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hưởng đến tăngtrưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Trong nghiên cứu,phương pháp ước lượng FGLS được sử dụng kết hợp với dữ liệu của 16 ngân

Trang 39

hàng thương mại giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 Kết quả nghiên cứu chỉra rằng những tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng gồm có yếu tố dư nợtín dụng ở kỳ trước, quy mô tín dụng, quy mô của ngân hàng, khả năng huy độngvốn, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ở chiều tác động ngược lại đến tăng trưởngtín dụng gồm có yếu tố tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.

Nguyễn Thị Thu Trang & cộng sự (2023) nghiên cứu về “Các yếu tố tácđộng đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” Nghiêncứu tiếp cận phương pháp ước lượng FGLS với dữ liệu bảng của 15 NHTMtrong khoảng thời gian năm 2011 đến năm 2021 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằngtác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng gồm có tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP), khả năng huy động tiền gửi và tỷ suất lợi nhuận Ngược lại tác động tiêucực đến tăng trưởng tín dụng gồm có lãi suất danh nghĩa và quy mô của ngânhàng

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên kết quả tổng hợp từ các cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quanvề tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại, tác giả nhận thấy rằng các kếtquả và đánh giá về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trong ngân hàngthương mại là chưa đồng nhất Tác giả nhận thấy và giải thích cho sự chưa đồngnhất này như sau:

Thứ nhất, dữ liệu được dùng trong các nghiên cứu không giống nhau về

mặt không gian (số lượng chủ thể) và thời gian (xét theo quý hoặc xét theo năm)dẫn đến việc dữ liệu được đưa vào phân tích cho ra những kết quả chưa giốngnhau

Thứ hai, mô hình và phương pháp nghiên cứu trong các nghiên cứu khác

nhau bởi sự chọn lựa các mô hình Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu cònphụ thuộc vào mục tiêu mà nghiên cứu hướng tới

Trang 40

Một số nghiên cứu liên quan về đề tài sau quá trình tham khảo và tổng hợpđược tác giả đã rút ra được một số khoảng trống nghiên cứu để chọn lọc, cậpnhật và bổ sung vào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD tại các ngânhàng thương mại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, một số nghiên cứu liên quan về trước phần lớn dùng mô hình đặc

trưng và chưa đa dạng giữa yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố vĩ mô của nềnkinh tế Yếu tố nội tại của ngân hàng được đưa thêm vào gồm tỷ lệ dự phòng,yếu tố vĩ mô được đưa thêm vào gồm tỷ giá hối đoái bên cạnh các yếu tố đặctrưng như quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu củangân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP), lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát

Thứ hai, dữ liệu về mặt thời gian của các nghiên cứu trước thường là năm

và mang xu hướng quan sát trong dài hạn Do vậy, đối với dữ liệu nghiên cứunày, tác giả chỉ sử dụng trong 4 năm để đáp ứng được khoảng thời gian từ năm2020 đến năm 2023, tuy nhiên được quan sát tại các quý và số quan sát là khôngquá nhỏ Mục đích của điều này là trả lời câu hỏi liệu trong ngắn hạn ta có thểđánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng ởngân hàng thương mại hay không Bên cạnh đó, ta tìm hiểu xem nếu trongkhoảng thời gian mà nền kinh tế phải đối mặt quá nhiều biến động như gián đoạnchuỗi cung ứng và khủng hoảng lao động toàn cầu bởi dịch bệnh Covid19 cuốinăm 2019, chiến tranh quân sự Nga và Ukraina năm 2022, thương mại điện tửphát triển, khủng hoảng năng lượng, sự phát triển của tiền kỹ thuật số,…thì liệurằng kết quả nghiên cứu có khả năng phản ánh được những sự khác biệt của tăngtrưởng tín dụng ở giai đoạn này so với những giai đoạn khác hay không Nếu thậtvậy, phần nào đó nghiên cứu sẽ cho kết quả mang lại hàm ý hữu ích cho nhữngnghiên cứu liên quan tiếp theo

Ngày đăng: 19/09/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w