- Căn cứ vào Điều 23 và Điều 24 tại bộ Luật Dân sự 2015, bao gồm một số điểmkhác biệt sau: + Về mặt khái niệm: - Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện cá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Đề tài: CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Môn học: Luật dân sự 1Nhóm thảo luận: Nhóm 6Lớp: DS47.4
TP HỒ CHÍ MINH, 2 THÁNG 3 NĂM 2023
Trang 2Danh sách thành viên
Phan Thị Thanh Thơ2253801012229
Trịnh Huyền Trang2253801012266Nguyễn Thị Hải Vân 2253801012285
Võ Ngọc Phương Vy2253801012292
Tất cả thành viên đều hoàn thành tốt công việc của mình
Trang 3Phần 1: Năng lực hành vi dân sự cá nhânTóm tắt Quyết định: số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩmphán Toà án nhân dân tối cao
- Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phánToà án nhân dân tối cao Nguyên đơn là ông Lê Văn Tiếu, bị đơn là ông LêVăn Chỉnh Tòa án sơ thẩm thành phố Hà Nội đã phân chia tài sản gây thiệthại cho ông Chảng nhưng bà Bích không kháng cáo yêu cầu chia lại BàChung dù là vợ hợp pháp của ông Chảng nhưng không được Tòa án xácđịnh là người đại diện hợp pháp của ông Chảng làm ảnh hưởng đến quyềnlợi hợp pháp của ông Chảng Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là hủyBản án dân sự phúc thẩm số 07/2009/DSPT ngày 14/01/2009 của Tòa phúcthẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số10/2008/DSST ngày 31/01/2008 của Tòa án nhândân thành phố Hà Nội Sauđó, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theothủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật
Câu 1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vidân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
a) Giống nhau:
- Là những người đã từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trước đó- Đều dựa trên quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liênquan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
- Đều không có khả năng tham gia vào các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép- Khi không còn căn cứ cho rằng họ bị mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sựthì họ có quyền được khôi phục lại năng lực hành vi dân sự của bản thân
b) Khác nhau:
+) Về mặt khái niệm: - Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: là người nghiện ma túy, nghiện cácchất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
Trang 4- Người bị mất năng lực hành vi dân sự: là người bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, trên cơ sở kết luận giámđịnh pháp y tâm thần
+) Về mặt hệ quả pháp lý:
- Mất năng lực hành vi dân sự: các giao dịch dân sự phải do người đại diện theopháp luật xác lập, thực hiện
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự: họ không hoàn toàn bị mất hết năng lực hành
vi dân sự của mình mà họ vẫn được tham gia vào các giao dịch dân sự với mụcđích là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ hoặc luật liên quan có quy định khác
Câu 2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vidân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Căn cứ vào Điều 23 và Điều 24 tại bộ Luật Dân sự 2015, bao gồm một số điểmkhác biệt sau:
+) Về mặt khái niệm:
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên dotình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hànhvi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
+) Về người đại diện: - Người bi hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người đại diện theo pháp luật.- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người giám hộ đượcchỉ định
*Về người mất năng lực hành vi dân sự: Câu 1: Trong quyết định số 52, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lựchành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
Trang 5- Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã không xác định năng lựchành vi dân sự của ông Chảng.
Câu 2: Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phụckhông? Vì sao?
- Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên không thuyết phục vì Tòaán nhân dân tối cao không đưa ra nhận định nào là ông Chảng bị mất năng lựchành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chỉ đề cập tớiviệc ai sẽ là người giám hộ cho ông Chảng Theo Điều 47 BLDS năm 2015 có quyđịnh rằng các đối tượng trong Khoản 1 mới là người được giám hộ nhưng Tòa ánđã không có nhận định rằng ông Chảng thuộc đối tượng nào
Câu 3: Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mớicó thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Toà án nhân dân tối caonhư vậy có thuyết phục không, vì sao?
+ Theo Tòa án nhân dân tối cao, người không thể là người giám hộ cho ông Chảnglà bà Bích và người có khả năng làm người giám hộ cho ông Chảng là bà Chung –vợ hợp pháp của ông Chảng
+ Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy là hoàn toàn hợp lý vì:- Căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã thể hiện được là bà Chungchung sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung Vìvậy, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợchồng từ trước ngày 3/1/1987 Trường hợp này, bà Chung và ông Chảng đượccông nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a, Mục 3, Nghị quyết số35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân vàGia đình
- Về phía bà Bích, sau khi xét xử phúc thẩm, UBND phường Yên Nghĩa,quận Hà Đông, TP Hà Nội có Công văn số 31/UBND-TP ngày 8/3/2019 xác nhận:"Qua kiểm tra xác minh sổ đăng kí kết hôn năm 2001 của phường cho thấy khôngcó trường hợp đăng kí kết hôn nào có tên ông Lê Văn Chảng và bà Nguyễn ThịBích" Chính vì vậy, bà Bích đã được khẳng định rõ ràng là không có mối quan hệvợ chồng với ông Chảng và đồng thời bà Bích không có thẩm quyền làm ngườigiám hộ cho ông Chảng
Trang 6Qua đó, Tòa án đã đưa ra được những quyết định đúng đắn và đồng thời có cơ sởpháp lý rõ ràng, hoàn toàn thuyết phục Hướng của Tòa án nhân dân tối cao làthuyết phục
Câu 4: Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản củangười được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý).
- Các nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:
+ Đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừtrường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Khoản 2 Điều 55 BLDS2015)
Quản lý tài sản của người được giám hộ (Khoản 3 Điều 55 BLDS2015).
+ Đối với người được giám hộ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừtrường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Khoản1 Điều 56 BLDS 2015)
Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác (Khoản 2 Điều 56 BLDS 2015)
+ Đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự (Điểm bKhoản 1 Điều 57 BLDS 2015)
Quản lý tài sản của người được giám hộ (Điểm c Khoản 1 Điều 57BLDS 2015).
Người giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi phải dựa trên quyết định của Tòa án thực hiện các nghĩa vụliên quan đến tài sản theo Khoản 2 Điều 57 BLDS 2015:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự
Trang 7 Quản lý tài sản của người được giám hộ
- Các quyền của người giám hộ đối với người được giám hộ:
+ Đối với người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự:
Sử dụng tài sản của người giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho nhữngnhu cầu thiết yếu của người được giám hộ (Điểm a Khoản 1 Điều 58BLDS 2015)
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của ngườiđược giám hộ (Điểm b Khoản 1 Điều 58 BLDS 2015)
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giaodịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luậtnhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điểmc Khoản 1 Điều 58 BLDS 2015)
+ Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Người giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi phải dựa trên quyết định của Tòa án thực hiện các
quyền liên quan đến tài sản theo Khoản 2 Điều 58 BLDS 2015:
Sử dụng tài sản của người giám hộ để chăm sóc, chi dùng chonhững nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản củangười được giám hộ
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định củapháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người đượcgiám hộ
Câu 5: Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, ngườigiám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ôngChảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý củaToà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.
- Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ củaông Chảng là bà Chung vẫn được chia di sản thừa kế
Trang 8- Dựa trên nhận định của Tòa án nhân dân tối cao và lời khai của bà Chung thì Tòaán nhân dân tối cao đã xác định bà Chung vẫn được tham gia vào việc chia di sảnthừa kế (mà ông Chảng được hưởng) theo nhận định của Tòa án nhân dân tối caođã nêu “Tòa án cấp sơ thẩm đã không xác định bà Chung là vợ hợp pháp của ôngChảng nên không xem xét công sức đóng góp của bà Chung trong việc trông nom,bảo quản nhà đất là không đảm bảo quyền lợi của bà Chung Tòa án phúc thẩmnhận định công sức của bà Chung có thể được giải quyết bằng một vụ án kháctrong phạm vi giá trị tài sản mà ông Chảng sở hữu và được chia thừa kế là khônggiải quyết triệt để vụ án.”
Theo em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là chưa triệt để vìTòa án nhân dân tối cao chưa hướng dẫn, giải thích Tòa án nhân dân cấp dưới giảiquyết việc chia tài sản thừa kế một cách phù hợp
*Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:Tóm tắt Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân Quận S, TP.Đà Nẵng:
- Bà Nguyễn Thị E sinh năm 19 có 12 người con trong đó có người con cảtên là Lê Thị A Năm 60 tuổi bà E bị bệnh dẫn đến thười gian hiện nay bà Ebiểu hiện lúc nhớ lúc quên, sinh hoạt khó khăn nhưng vẫn đi chợ mua bánđược Thấy vậy bà A con cả bà E đã đề nghị tòa án nhân dân … Quyết địnhbà E bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và yêu cầu tòa án đểmình làm người giám hộ cho bà E và được tất cả người con đồng ý Tòa ánnhân dân quyết định rằng bà E khó khắn tỏng nhận thức, làm chủ năng lựchành vi và bà A là người giám hộ cho bà E
Câu 1: Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Cơ sở pháp lý: Điều 23 Bộ luật dân sự 2015- Điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi là phải theo yêu cầu của người được cho là chưa đến mức mất nănglực hành vi dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chứchữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm thần
Trang 9Câu 2: Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bà E có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi là hoàn toàn thuyết phục
- Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào Kết luận giám định pháp y tâm thần số: 1032/KLGĐTC ngày08/12/2020 của Trung Tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung đối với trườnghợp bà Nguyễn Thị E thì tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí không biệtđịnh (F03)
Như vậy, kết luận về năng lực hành vi dân sự của bà E là khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi
Câu 3: Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bàE (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêucơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) là thuyết phục
- Cơ sở pháp lý: Về việc chỉ định người giám hộ: Chồng bà Nguyễn Thị E đ chết, bà Lê ThịA là con cả trong gia đình Đồng thời các con của bà E là: bà Lê Thị Q, ông LêĐức D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L cũng thống nhất chỉ định Bà Alàm người giám hộ cho bà E Xét thấy Bà A có đầy đủ điều kiện của cá nhân làmngười giám hộ theo quy định tại điều 46, 47, 48, 49, 53, 54, 136 Bộ luật dân sự nêncần chấp nhận
Câu 4: Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sảncủa bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDSnăm 2015 có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E(có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS năm 2015 là
Trang 10không thuyết phục vì trong quyết định số 15 có nêu rằng “bà E có thể tự mặc quầnáo, tắm rửa được nhưng hơi chậm, còn đi chợ và làm được một số công việc đơngiản trong gia đình” Qua đó, có thể thấy rằng bà E vẫn có khả năng thực hiệnnhững giao dịch dân sự bình thường nên việc bà A được Tòa án nhân dân quận Squản lý tài sản của bà E là chưa hợp lý, thuyết phục
Phần 2: Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý TÓM TẮT BẢN ÁN
- Tên bản án: Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012.
- Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh.- Vấn đề xét xử: Việc tranh chấp về bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Nội dung: Ngày 16/09/2011, nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hùng đề đơn kiện bị
đơn là Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ông bị đơnphương chấm dứt hợp đồng lao động
Ngày 06/06/2012, ông Lê Đức Hành là người đại diện pháp luật của cơ quanđại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường tại TP Hồ Chí Minh nộp đơn khángcáo bản án sơ thẩm
Trong quá trình khởi kiện và xét xử vụ án nhận thấy nguyên đơn đã xác địnhsai tư cách pháp nhân của bị đơn
Để đảm bảo cho việc ông Hùng khởi kiện đúng nguyên đơn và không bị quáhạn thời gian khởi kiện vụ án, do đó Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đãhủy đi kết quả của bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án về lại cho Tòa ánnhân dân quận, TP Hồ Chí Minh để giải quyết lại sơ thẩm vụ án
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức thừa nhận là một pháp nhân ?
- Được thành lập theo quy định của Bộ Luật Dân sự, luật khác có liên quan.- Có cơ cấu, tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ Luật Dân sự - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tàisản của mình
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Trang 11(Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015)
Câu 2 : Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đạidiện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nàocủa Bản án có câu trả lời?
- Theo Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên môi trường, Cơ quan đại diện của Bộtài nguyên môi trường thì có tư cách pháp nhân nhưng tư cách pháp nhân khôngđầy đủ
Đoạn “Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minhlà đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toánbáo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán theo cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự phânbổ ngân sách Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ khôngphải là một cơ quan hạch toán độc lập Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên cónội dung ‘Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng’nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cáchpháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.”
Câu 3 : Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộtài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
- Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tưcách pháp nhân căn cứ theo Khoản 2, 4, 5 Điều 92 Bộ Luật Dân sự 2005 trong đóĐiều 92 BLDS 2005 có quy định:
“ 2 Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diệntheo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và được thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cáclợi ích đó…”
4 Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân Người đứng đầuVăn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhântrong phạm vi và thời hạn được ủy quyền
5 “Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do Vănphòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện”
Vì vậy, Căn cứ theo cơ sở pháp lý trên, Tòa án đã xác định Cơ quan đại diện Bộ làđơn vị phụ thuộc của pháp nhân là Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phảilà 1 pháp nhân
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án ?