1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật thực trạng và giải pháp hoàn thiện

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

trang 45.Từ các công trình khoa học liên quan đến đề tài bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách người thứ ba ngay tình trên tác giải nhận thấy: Một là, Hiện nay các công trình nghiên cứu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG TUYẾN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VỚI TƯCÁCH LÀ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG TRANHCHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO PHÁP LUẬT - THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Ngành : Luật Kinh tếMã số ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG TUYẾN

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VỚI TƯCÁCH LÀ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG TRANHCHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO PHÁP LUẬT - THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆPNgành : Luật Kinh tế

Mã số ngành: 8 38 01 07NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong Đề án “Bảo vệquyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranhchấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làcông trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn khoahọc của TS Nguyễn Thị Tâm Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Trong quá trình nghiên cứu, Đề áncó tham khảo, tiếp thu những quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà nghiêncứu đi trước đã thực hiện Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khoa họcnày đều được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định.

Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm với lời cam đoan này.

Tác giả Đề ánNguyễn Trung Tuyến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề án “Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngaytình trong tranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoànthiện” là một sản phẩm từ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân bên cạnh sự khích lệ,giúp đỡ, động viên hết sức to lớn, kịp thời của quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồngnghiệp….Cho phép tôi được cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu, quý

thầy cô khoa sau đại học, phòng chuyên môn, giảng viên bộ môn, cán bộ quản lýTrường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những kiếnthức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình đào tạothạc sĩ và nghiên cứu, hoàn thành đề tài Đề án tốt nghiệp.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô TS Nguyễn Thị Tâmđã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và trực tiếp hướng dẫn, gópý cho bản thân tôi xây dựng, hoàn thiện Đề án.

Do giới hạn về thời gian, kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cònnhiều hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của QuýThầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn.

Tác giả Đề ánNguyễn Trung Tuyến

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Một vấn đề được các tổ chức tín dụng rất quan tâm, Bảo vệ quyền lợi của tổchức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảođảm Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình, đặcbiệt là đối với “tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đóđược chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình vàngười này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập” Tại công văn số 64/TANDTC-PCngày 03 tháng 4 năm 2019 của Toà án nhân dân tối cao về việc “thông báo kết quảgiải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính”.Toà án nhân dân tối cao xác định ngân hàng cũng là người thứ ba ngay tình tronggiao dịch bảo đảm được bảo vệ trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theođiều 133 BLDS 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịchdân sự vô hiệu Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình còn thểhiện trong nhiều mối quan hệ, giao dịch khác miễn là người thứ ba ngay tình thìđược pháp luật bảo vệ Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay chưa áp dụng thống nhất phápluật về bảo vệ người thứ ba ngay tình, trong đó có bảo vệ quyền lợi của tổ chức tíndụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ Nội dung đề ántập trung phân tích, làm rõ thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của tổ chức tíndụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm Từ đó,tác giả đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp pháp lý góp phầnhoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệquyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranhchấp tài sản bảo đảm.

Trang 6

Từ viết tắtHĐTCTSBĐCSHGCN QSDĐTCTDBLDS 2015Nghị định 21

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Cụm từ tiếng việtHợp đồng thế chấpTài sản bảo đảmChủ sở hữuGiấy chứng nhận quyền sử dụng đấtTổ chức tín dụng

Bộ luật dân sự năm 2015Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.1 Mục đích nghiên cứu của đề án 5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề án 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6

7 Bố cục đề án 6

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢICỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI THỨ BA NGAYTÌNH TRONG TRANH CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM 7

1.1 Thực trạng pháp luật về người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tàisản bảo đảm 7

1.1.1 Người thứ ba ngay tình 7

1.1.2 Bên nhận bảo đảm ngay tình 12

1.2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảmngay tình 19

1.2.1 Cơ chế thực hiện bảo vệ quyền lợi bên nhận bảo đảm ngay tình theo quyđịnh của pháp luật hiện hành 19

1.2.2 Pháp luật về bảo vệ TCTD với tư cách người thứ ba ngay tình20

Trang 8

1.3 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ 291.4 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến Bảo vệ quyền lợi củaTCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ 321.4.1 Bản án sơ thẩm số: 26/2023/DS-ST ngày 31/03/2023 về bảo vệ quyềnlợi của TCTD là người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu 32

1.4.2 Bản án sơ thẩm số: 31/2022/DS-ST ngày 14/06/2022 bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cáchlà người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ theo pháp

luật37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢICỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI THỨ BA NGAYTÌNH TRONG TRANH CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM 43

2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về Bảo vệ quyền lợi của TCTD vớitư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ 432.2 Nhóm giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệquyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranhchấp TSBĐ 442.2.1 Hoàn thiện pháp luật về người thứ ba ngay tình 442.2.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình 452.2.3 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm là ngânhàng45

2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật vềbảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trongtranh chấp TSBĐ 46KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

“Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượngkinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu của ngân hàng được tạo ra từ hoạt độngtín dụng Trong khi đó bất kì một khoản cho vay nào cũng đều chứa đựng nhữngrủi ro nhất định Một khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải chịu tổn thất Để hạnchế rủi ro thì ngay từ đầu tất cả các khoản cho vay phải có ít nhất hai nguồn trảnợ tách biệt là nguồn trả nợ từ phương án sử dụng vốn và TSBĐ Do đó bảođảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngânhàng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi Việc ngân hàngnhận bảo đảm tín dụng nhằm mục đích nếu người vay không trả được nợ thìngân hàng có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, TSBĐ tạo cho ngân hàng lợi thếvề tâm lý so với người vay bởi vì một tài sản khi đã là vật đảm bảo thì buộcngười đi vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏiphải gán những tài sản giá trị của mình.

Chính vì vậy đối với ngân hàng một khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản ítrủi ro hơn một khoản cho vay có bảo đảm không bằng tài sản nên các ngân hàng ưachuộng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hơn Để đưa ra quyết định về việc cho vaycó bảo đảm không bằng tài sản hay cho vay có bảo đảm bằng tài sản các ngân hàngthương mại thường dựa vào các tiêu chuẩn như: tính hiệu quả của dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của người đi vay, mục đích sửdụng tiền vay, số tiền vay nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra”1.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải TSBĐ đã được thế chấp tại Ngân hàng cũngcó thể xử lý được theo đúng quy định, có những trường hợp, có những vụ việcNgân hàng nhận thế chấp, đã đăng ký giao dịch bảo đảm, người đứng tên trên Giấynhận quyền sử dụng đất đồng ý giao tài sản cho Ngân hàng để Ngân hàng xử lý phátmại nhưng Ngân hàng vẫn không xử lý được vì tài sản lại liên quan đến một vụ ánnào đó hoặc xảy ra tranh chấp nhưng ngân hàng không ngay tình vì thế đang

1Nguyễn Thị Minh Hà Tại sao phải thực hiện bảo đảm tín dụng Truy cập 07/06/2024, từ https://kqtkd.duytan.edu.vn/

Trang 10

từ khoản vay có TSBĐ trở thành khoản vay không có TSBĐ.

Nhiều trường hợp các TCTD đã trở thành người thứ ba ngay tình trongcác tranh chấp TSBĐ với khách hàng Tuy nhiên, quy định về bảo vệ ngườithứ ba ngay tình ở Việt Nam hiện nay còn sơ lược và chưa thống nhất dẫnđến thực tế các TCTD gặp khó khăn trong quá trình thu hồi và xử lý TSBĐ.

Pháp luật hiện hành đã có những quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình,bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấpTSBĐ Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế là các quy định pháp luật chưa rõràng, chưa có hoặc có các quy định hướng dẫn nhưng chưa thống nhất dẫn đếnviệc tồn tại nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau trong thực tiễn xét xử tại Tòaán liên quan đến pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình Điều này không nhữnglàm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi tham giagiao dịch mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

Vì vậy, cần phải có những cơ chế, quy định cụ thể bảo vệ được một cáchhài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự Cụthể: như khái niệm về “người thứ ba ngay tình” chưa được quy định rõ ràng,điều kiện để xác định “người thứ ba” là “ngay tình” có quan điểm cho rằng chỉcần dựa vào căn cứ pháp lý để xác định chủ sở hữu tài sản như giấy chứngnhận quyền sử dụng, giấy chứng nhận sở hữu tài sản mà không cần xem xétđến các yếu tố khác, những cũng có quan điểm cho rằng phải dựa vào cả căn cứpháp lý và căn cứ thực tế để xác định chủ sở hữu tài sản hay các cơ sở của việcbảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự.

Đề án tập trung phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về bảo vệ ngườithứ ba ngay tình, đồng thời, làm rõ một số vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợicủa các TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

Vì những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợicủa tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranhchấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoànthiện” là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trang 11

Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo Bộ luậtdân sự năm 2015 là chủ đề không mới, đã được nhiều nhà khoa học, ngườilàm thực tiễn tiếp cận nghiên cứu ở những mức độ khác nhau và cũng đã cónhiều nhiều đề án, luận án, bài báo khoa học được công bố về vấn đề này.Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về một chủ đề cụ thể như bảo vệ quyền lợi củaTCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ chưa cónhiều công trình khoa học được công bố ở Việt Nam trong những năm gầnđây Có thể kể đến một số công trình có liên quan sau đây:

1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2021) Bảo vệ người thứ ba ngay tìnhkhi giao dịch dân sự vô hiệu và thực tiễn TAND tỉnh Nghệ An (Luận vănthạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội).

2 Đặng Thanh Hoa chủ biên (2022) Bảo vệ quyền lợi của ngườithứ ba ngay tình (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 2022, Trườngđại học luật TP.HCM, HCM).

3 Bùi Thu Uyên (2021) Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giaodịch dân sự vô hiệu theo Bộ luật dân sự năm 2015 (Khóa luận tốtnghiệp 2021, Trường đại học luật TP.HCM, HCM).

4 Bùi Hữu Toàn (2022) “Về bảo vệ quyền lợi của TCTD với tưcách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ” Tạp chí ngânhàng ISSN: 2815 – 6056.

5 Lê Bá Đức (2022) “Bảo vệ quyền của bên thứ ba ngay tình là ngân hàng trong giao dịch thế chấp tài sản” Tạp chí Pháp luật và thực tiễn 52 trang 51-66.

6 Hoàng Thị Hải Yến (2020) “Về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch thế chấp tài sản” Tạp chí Kiểm sát 11 trang 45.Từ các công trình khoa học liên quan đến đề tài bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách người thứ ba ngay tình trên tác giải nhận thấy:

Một là, Hiện nay các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung về bảo vệquyền lợi của người thứ ba ngay tình theo pháp luật Việt Nam đa số tập trung vàoviệc xác định người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo BLDS 2015,điều kiện và hậu quả pháp lý khi chủ thể này được bảo vệ quyền lợi trong giao dịch

Trang 12

dân sự vô hiệu Bên cạnh đó, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâunào về các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ người thứ ba ngay tìnhngoài giao dịch dân sự vô hiệu theo BLDS 2015 và các quy định pháp luật khác,cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử tại Tòa án;

Hai là, tác giả định hướng nghiên cứu Đề tài bảo vệ người thứ ba ngay tìnhnhưng hướng đến đối tượng cụ thể là bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách ngườithứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ tác giả tiếp tục kế thừa, khai thác, nghiêncứu bổ sung, cung cấp các minh chứng qua các vụ việc trong thực tiễn được Tòa ánxét xử bằng các bản án để làm rõ cho việc nghiên cứu Đề tài của tác giả.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTDvới tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ và đưa ra các địnhhướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD.

3.2 Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi về nội dung: Đề án nghiên cứu một số quy định pháp luật về

người thứ ba ngay tình, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình, bảo vệquyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấpTSBĐ, đánh giá thực trạng và đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật,các giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổchức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD.

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn thực hiện các

quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngaytình, bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tìnhtrong tranh chấp TSBĐ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

- Phạm vi về thời gian: Đề án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đếnbảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trongtranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan Ngoài ra, tại phần Pháp luật về bảo vệ

Trang 13

người thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự khác (ngoài giao dịch dânsự vô hiệu) tác giả có nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quannhư Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật hônnhân và gia đình năm 2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các vănbản luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đến nay.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Mục đích nghiên cứu của đề án

Nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về bảo vệ

quyền lợi của của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranhchấp TSBĐ Đề án tập trung phân tích, làm rõ thực trạng pháp luật về bảovệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranhchấp TSBD Từ đó, tác giả đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật, cácgiải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổchức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề ánĐể đạt được mục đích cứu, Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:(i) Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá những thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

(ii) Đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

5 Phương pháp nghiên cứuNhằm mục đích thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu trong đề tài,trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp phântích và tổng hợp để làm rõ thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi củaTCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

Ngoài ra, tác giả còn tham khảo về một số phương pháp khác có tính ứng dụngcụ thể như phương pháp đánh giá, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phươngpháp thu thập thông tin trên cơ sở thực tiễn vụ án để thấy thực trạng pháp luật, từđó đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp pháp lý góp phần hoànthiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ

Trang 14

quyền lợi của TCTD.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đề án là tập trung về những vấn đề về nghiên cứu khoa học về bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá những thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.Đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ

7 Bố cục đề ánNội dung của đề án gồm 2 chương:Chương 1: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD vớitư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

Chương 2: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của TCTD vớitư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ.

Trang 15

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆQUYỀN LỢI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VỚI TƯ CÁCH LÀ

NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG TRANH CHẤP TÀI

SẢN BẢO ĐẢM1.1 Thực trạng pháp luật về người thứ ba ngay tình trong tranhchấp tài sản bảo đảm

1.1.1 Người thứ ba ngay tìnhHiện nay không có quy phạm pháp luật cụ thể giải thích “ngay tình”, “ngườitình ba ngay tình” nên áp dụng tương tự pháp luật Theo Điều 6 BLDS 2015 cóquy định nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật như sau: “Trường hợp phátsinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên khôngcó thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụngthì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.”

Bộ luật dân sự 2015 có quy định về chiếm hữu ngay tình và không ngaytình như sau: Điều 180, Chiếm hữu ngay tình: “Chiếm hữu ngay tình là việcchiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối vớitài sản đang chiếm hữu” và Điều 181, Chiếm hữu không ngay tình: “Chiếmhữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phảibiết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”

Việc xác định biết hoặc phải biết, không biết, không thể biết hoặckhông buộc phải biết là cơ sở để xác định ngay tình hoặc không ngay tìnhThứ nhất, các quy định pháp luật có liên quan không trực tiếp ghinhận cụm từ “không ngay tình” nhưng xác định không bảo vệ các chủthể “biết hoặc có thể biết” đến sự kiện, hiện tượng nào đó có thể làmảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ nhưng họ vẫn quyết định thamgia giao dịch Cụ thể, các điều luật BLDS 2015 quy định:

Điều 139 BLDS 2015 quy định hậu quả pháp lý của hành vi đại diện, “Trườnghợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầmlẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không

Trang 16

làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợpngười được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối” Cụm từ"biết hoặc phải biết" là một yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm vàquyền hạn của các bên liên quan trong quá trình thực hiện quyền đại diện theoủy quyền Nó giúp đảm bảo rằng các bên liên quan hành động dựa trên sự hiểubiết và trách nhiệm đúng mức, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên không cólỗi hoặc không có trách nhiệm trong các hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền.Điều 139 có nghĩa trường hợp người đại diện biết việc giao dịch đem lại bất lợicho người đại diện nhưng vẫn cố ý thực hiện chính là bên có lỗi và không đượcbảo vệ Người được đại diện sẽ là bên thứ ba ngay tình được bảo vệ.

Điều 143 BLDS 2015 quy định hậu quả của giao dịch dân sự do người đạidiện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, “Trường hợp giao dịch dânsự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làmphát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch đượcxác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiệnnghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạmvi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượtquá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch Người đã giao dịch với người đại diện cóquyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối vớiphần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồithường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quáphạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1Điều này” Điều luật xác định không bảo vệ các chủ thể “không ngay tình” Cụthể, trong trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc người đạidiện vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Một số điều luật tại BLDS 2015 quy định nội dung tương tự về“biết hoặc phải biết”:

Điều 225 BLDS 2015 quy định “xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sápnhập: Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản làđộng sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của

Trang 17

mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủsở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây: Yêu cầu người sápnhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trịtài sản của người đó; Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tàisản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới; Quyền kháctheo quy định của luật Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của ngườikhác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sảnđó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tàisản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sauđây: Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình vàbồi thường thiệt hại; Quyền khác theo quy định của luật”.

Điều 226 BLDS 2015 quy định “xác lập quyền sở hữu trong trường hợptrộn lẫn: Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản củamình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và khôngđược sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bịtrộn lẫn có một trong các quyền sau đây: Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sảngiao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tàisản của người đó; Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phầntài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới”.

Điều 405 BLDS 2015 quy định “hợp đồng theo mẫu: Hợp đồng theo mẫulà hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kiatrả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thìcoi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đãđưa ra Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biếthoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng Trình tự, thể thức công khaihợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Điều 406 BLDS 2015 quy định “điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợpđồng: Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trongtrường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biếthoặc phải biết về điều kiện đó Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch

Trang 18

chung thực hiện theo quy định của pháp luật”Điều 429 BLDS 2015 quy định “thời hiệu khởi kiện về hợp đồng:Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồnglà 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biếtquyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Điều 444 BLDS 2015 quy định “bảo đảm quyền sở hữu của bên muađối với tài sản mua bán: Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sảnmua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tàisản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”

Một số ví dụ về trường hợp ngân hàng biết hoặc có thể biết khi tham giagiao dịch dân sự làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ nhưng vẫn quyếtđịnh tham gia giao dịch thì ngân hàng là bên thứ ba không ngay tình

Ví dụ 1: Nhận thế chấp thửa đất nhưng trước đó cơ quan có thẩm quyềnđã công bố quy hoạch, nghiêm cấm các giao dịch liên quan, cấm mốc lộ giớirồi, cấm giao dịch liên quan đến phần giải toả mặc dù giấy tờ, sổ đất chưađiều chỉnh nhưng đã công khai quy hoạch nhưng khi ngân hàng nhận thếchấp bất chấp tất cả vẫn nhận thửa đất đó, bao gồm cả phần nhà nước đãcông bố quy hoạch, trong trường hợp này phải biết và không ngay tình.

Ví dụ 2: Trên sổ đất có ghi diện tích sử dụng chung và sử dụng riêng, thìdiện tích sử dụng chung có quyền của bên chủ thể khác thì bắt buộc phảiđưa đồng sở hữu vào một bên bảo đảm hoặc được sự đồng ý của họ.Trường hợp chỉ có 1 chủ sở hữu đứng ra ký hợp đồng thế chấp với ngânhàng và không có sự đồng ý của các đồng sở hữu còn lại thì ngân hàng làbên thứ ba không ngay tình khi hợp đồng thế chấp bị tuyên bố vô hiệu.

Thứ hai, các quy định pháp luật có liên quan đều hướng đến thừa nhận “ngaytình” trong thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” chính là “không biết và không thểbiết” đối phương trong giao dịch không có quyền định đoạt tài sản Cụ thể:

Điều 142 BLDS 2015 quy định hậu quả của giao dịch dân sự do người không cóquyền đại diện xác lập, thực hiện, “Giao dịch dân sự do người không có quyền đạidiện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được

Trang 19

đại diện, trừ trường hợp: Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giaodịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịchdân sự với mình không có quyền đại diện” Cụm từ "không biết hoặc không thể biết"trong Điều 142 được dùng để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba (người giao dịch)trong các tình huống mà người đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền Cụm từ nàynhằm bảo vệ người giao dịch trong trường hợp họ không có thông tin hoặc khôngthể có thông tin về việc người đại diện hành động vượt quá phạm vi ủy quyền Điềunày giúp đảm bảo rằng người giao dịch không phải chịu thiệt hại hoặc rủi ro từ hànhvi vượt quá phạm vi ủy quyền của người đại diện Người được đại diện phải chịutrách nhiệm nếu họ có lỗi dẫn đến việc người giao dịch không biết hoặc không thểbiết về việc vượt quá phạm vi ủy quyền Điều này khuyến khích người được đại diệnphải quản lý chặt chẽ và rõ ràng về phạm vi ủy quyền của mình, tránh gây ra hiểulầm hoặc thiệt hại cho bên thứ ba Cụm từ "không biết hoặc không thể biết" trongĐiều 142 BLDS 2015 là một yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm và bảovệ quyền lợi của bên thứ ba trong các giao dịch dân sự Nó đảm bảo rằng ngườigiao dịch không phải chịu rủi ro do hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền mà họ khôngbiết hoặc không thể biết, đồng thời tạo ra một cơ chế công bằng và minh bạch trongcác giao dịch dân sự.

Điều 143 BLDS 2015 quy định hậu quả của giao dịch dân sự do người đạidiện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, “Giao dịch dân sự do ngườiđại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinhquyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiệnvượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp: Người được đại diện có lỗi dẫn đếnviệc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập,thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện” Theo điều luậtquy định, trường hợp: Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giaodịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giaodịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện thì theo quy định của pháp luậtngười thứ ba ngay tình được bảo vệ và người có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

Điều 460 BLDS 2015 quy định “trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không

Trang 20

thuộc sở hữu của mình: Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sảnkhông thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc khôngthể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trịcủa tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản”

Ví dụ minh hoạ ngân hàng là người thứ ba ngay tình: Ngân hàng nhậnthế chấp QSDĐ, ngân hàng không biết hoặc không buộc phải biết trongtương lai sẽ không còn thuộc bên bảo đảm Tại thời điểm nhận thế chấp thửađất đang đứng tên bên bảo đảm và đây là GCN được cấp bởi cơ quan cóthẩm quyền, đến thời điểm hiện tại chưa có cơ quan có thẩm quyền nào phánxét hiệu lực của GCN này Lúc này ngân hàng thuộc trường hợp không biếthoặc không thể biết Tranh chấp xảy ra trong trường hợp sau khi nhận thếchấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố huỷ GCN QSDĐ.

Ngoài ra, khoản 3, Điều 34, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 củaChính phủ về quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định:“Trường hợp biện pháp thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ bamà bên thế chấp dùng tài sản thế chấp để cho thuê, cho mượn nhưng không thôngbáo cho bên nhận thế chấp biết thì hợp đồng thuê, hợp đồng mượn chấm dứt tạithời điểm xử lý tài sản thế chấp Quyền, nghĩa vụ giữa bên thế chấp và bên thuê, bênmượn được giải quyết theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượntài sản, quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan” Tức TSBĐ đã thực hiệnđầy đủ các thủ tục thế chấp theo quy định pháp luật, tài sản thế chấp đã đăng kýgiao dịch bảo đảm công khai thì buộc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong xã hội phảibiết tài sản họ đang chuẩn bị giao dịch là tài sản đang thế chấp và sẽ trở thành bênthứ ba không ngay tình khi giao dịch liên quan đến tài sản trên Quy định này bảo vệngân hàng là bên thứ ba ngay tình và đưa các đối tượng khác trở thành không ngaytình khi giao dịch với tài sản đang thế chấp cho ngân hàng.

1.1.2 Bên nhận bảo đảm ngay tìnhNghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ vềgiao dịch bảo đảm định nghĩa “bên nhận bảo đảm ngay tình” quy định tại khoản3 Điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP Cụ thể: “Bên nhận bảo đảm ngay tình là

Trang 21

bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảođảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”.Tuynhiên, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ về quy định thihành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm không còn điều khoảnnày, cũng như không đưa ra định nghĩa “bên nhận bảo đảm ngay tình”.

Bàn về Người thứ ba ngay tình, Lê Bá Đức (2022) đưa ra khái niệm về“Người thứ ba ngay tình là người thứ ba trong mối quan hệ với giao dịch thứnhất (đã bị coi là vô hiệu) nhưng lại là chủ thể của giao dịch dân sự thứ hai.Khi tham gia giao dịch dân sự họ là người chiếm hữu tài sản nhưng khôngbiết và không thể biết rằng việc chiếm hữu tài sản của mình là không có căncứ pháp luật Họ không biết rằng họ đang thực hiện giao dịch với một ngườikhông có quyền định đoạt đối với tài sản đang được giao dịch”2

Mặc dù việc đánh giá tính chất ngay tình là “không biết và không thể biết”gây nên một số khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, nhưng người thứ ba khinhận thế chấp có quyền suy đoán về tình trạng chiếm hữu theo khoản 1 Điều 184BLDS năm 2015 Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu (Điều184 BLDS 2015): Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào chorằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh Trường hợp cótranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán làngười có quyền đó Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minhvề việc người chiếm hữu không có quyền.

Pháp luật hiện hành quy định về chiếm hữu và một số hình thứcchiếm hữu như sau:

Theo điều 179 BLDS 2015, “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tàisản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”.

“Chiếm hữu liên tục (Điều 182 BLDS 2015): là việc chiếm hữu được thực hiệntrong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản

2 Lê Bá Đức (2022) “Bảo vệ quyền của bên thứ ba ngay tình là ngân hàng trong giao dịch thế chấp tài sản” Tạp chí Pháp luật và thực tiễn 52 trang 51-66.

Trang 22

đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết địnhcó hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác,kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu và việc chiếm hữu khôngliên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của ngườichiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này”.

“Chiếm hữu công khai (Điều 183 BLDS 2015): là việc chiếm hữu đượcthực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữuđược sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảoquản, giữ gìn như tài sản của chính mình Việc chiếm hữu không côngkhai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền củangười chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này”.

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa quy định điều kiện để ngân hàng trởthành bên thứ ba ngay tình và ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra đối tượnggiao dịch một cách tuyệt đối hay một cách hợp lý để chứng minh là bên thứba ngay tình hay không ngay tình Do đó, trong trường hợp “nếu ngân hàngbị lừa dối, bị gây khó khăn hoặc có minh chứng cho việc đã thực hiện việcthẩm định tài sản nhưng không có được thông tin về những người đang trựctiếp chiếm hữu, sử dụng tài sản thì vẫn được coi là người thứ ba ngay tình”3

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ về nghĩa vụ của bênthế chấp và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của Chủ sở hữu đối với bêncó lỗi đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba theo Điều 320, BLDSnăm 2015 quy định nghĩa vụ của bên thế chấp “Cung cấp thông tin về thựctrạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp, Thông báo cho bên nhận thếchấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trườnghợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấptài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhậnquyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.”

Khoản 3, Điều 133 BLDS 2015 quy định về yêu cầu bồi thường thiệt hại đối

3TS Bùi Hữu Toàn (2022) Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm Truy cập 07/06/2024, từ https://tapchinganhang.gov.vn/

Trang 23

với bên có lỗi “Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệutheo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầuchủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ baphải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”

Tiếp thu tinh thần trên, tác giả nhận thấy cần có quy định hướng dẫn vềkhái niệm “Bên nhận bảo đảm ngay tình” nhằm có thể xác được bên nhận bảođảm ngay tình và trên cơ sở đó mới có thể bảo vệ quyền lợi của họ theo hướngnhư sau: “Bên nhận bảo đảm ngay tình là bên nhận bảo đảm trong trường hợpkhông biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sảnđể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Trường hợp bên nhận bảo đảm bị lừadối, bị gây khó khăn hoặc có minh chứng cho việc đã thực hiện việc kiểm tra tàisản nhưng không có được thông tin về những người đang trực tiếp chiếm hữu,

Sau đây là các vụ án thực tế và cách xử lý khác biệt giữa các Tòa án.Vụ án thứ nhất5

“Ngân hàng LV (“Nguyên đơn” – bên nhận thế chấp thửa đất số 71theo hợp đồng thế chấp với Bị đơn ngày 13/4/2012) (“Hợp đồng thếchấp”) khởi kiện ông K (Bị đơn” - được sang tên trên GCNQSDĐ) yêucầu Tòa án buộc Bị đơn trả toàn bộ số nợ theo hợp đồng tín dụng vàxác định Nguyên đơn có quyền xử lý tài sản bảo đảm.

Ông Kh (người đang thực tế sử dụng thửa đất trên) có yêu cầu độc lập đề nghịhủy hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên giữa ông Kh với bà H (bên nhận chuyểnnhượng thửa đất số 71, đã sang tên trên GCNQSDĐ) ngày 29/02/2012 (“Hợp đồng 1”)với lý do Hợp đồng 1 vô hiệu do giả tạo, thực chất giao dịch này chỉ bảo đảm việcông Kh vay tiền của bà H Ông Kh cũng yêu cầu Tòa án hủy: (i) hợp đồng

4Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm định nghĩa “bên nhận bảo đảm ngay tình”

TS Bùi Hữu Toàn (2022) “Về bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm” Tạp chí ngân hàng ISSN: 2815 – 6056

5Bản án 298/2019/DS-PT ngày 11/10/2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội Truy cập ngày 10/06/2024, từ https://thuvienphapluat.vn.

Trang 24

chuyển nhượng đất giữa bà H với Bị đơn (“Hợp đồng 2”) theo đó Bị đơn là bênnhận chuyển nhượng đất; (ii) Hợp đồng thế chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn.

Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, xác địnhNguyên đơn có quyền xử lý thửa đất số 71 Ông Kh kháng cáo bản án sơ thẩm.

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng Hợp đồng 1 là giả tạo nhằm che giấuviệc vay nợ của ông Kh nên vô hiệu; tuy nhiên Tòa án cấp phúc thẩm xácđịnh Hợp đồng 2 và Hợp đồng thế chấp là hợp pháp không bị coi là vôhiệu vì: “[ ] Nguyên đơn không biết và không buộc phải biết giao dịchchuyển nhượng giữa bà H với hộ gia đình ông Kh trước đó là giao dịchgiả tạo Căn cứ quy định của pháp luật cần xác định Bị đơn và Nguyênđơn là người thứ ba ngay tình và phải được pháp luật bảo vê [ ]””

Nhận xét cách giải quyết của Tòa án qua vụ án thực tiễn:

Trong Vụ án này, Ngân hàng được xác định là người thứ ba ngay tình dựa trêncơ sở Ngân hàng “không biết và không buộc phải biết” giao dịch chuyển nhượnggiữa chủ sở hữu tài sản và Bên bảo đảm là giao dịch giả tạo nên bị vô hiệu.

Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định đây là trường hợp áp dụng quy định phápluật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình dựa trên cơ sở người thứ ba“không biết và không buộc phải biết” về một sự kiện pháp lý có thể ảnh hưởng đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba khi tham gia giao dịch dân sự.

Vụ án thứ hai6

“Ngân hàng Đ “Nguyên đơn” – bên ký kết Hợp đồng tín dụng với Bị đơn vàHợp đồng thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở số 53 với ông bà T (“Bên thếchấp” – người sinh sống trên thực tế, được cấp GCNQSDĐ đối với nhà đất số 53 vàlà bố mẹ của người đại diện Bị đơn) để bảo đảm việc Bị đơn trả nợ theo khởi kiệncông ty V (“Bị đơn” – có người đại diện là ông M, người sinh sống trên nhà đất số53) yêu cầu Tòa án buộc Bị đơn thanh toán nợ và lãi theo Hợp đồng tín dụng và xác định Nguyên đơn có quyền xử lý bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn Bị đơn

6Bản án số 58/2018/KDTM-PT ngày 08/5/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội Truy cập ngày 10/06/2024, từ https://thuvienphapluat.vn.

Trang 25

và ông M kháng cáo cho rằng Hợp đồng thế chấp vô hiệu vì tài sản thếchấp không thuộc quyền sở hữu của Bên thế chấp khi tài sản thế chấpđã có sự đầu tư của ông M, nên việc Bên nhận thế chấp ký Hợp đồngthế chấp mà không có sự đồng ý của ông M là vô hiệu.

Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, xácđịnh Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp có hiệu lực Tòa án cấp phúcthẩm nhận định như sau: “[ ] Khi tham gia ký kết Hợp đồng thế chấp dù chỉ vớitư cách đại diện Công ty được bảo lãnh ông M phải biết và buộc phải biết việcthế chấp tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ của chính công ty mà mình là ngườiđại diện theo pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân mình hoặc ngườikhác [ ] Song ông M không có ý kiến phản đối và […] cũng không thông báocho bên nhận thế chấp, cơ quan công chứng về quyền lợi của người thứ ba (nếucó) và đây là nghĩa vụ của người thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật.Phía Nguyên đơn và cơ quan công chứng không biết và không thể biết về việctài sản có liên quan quyền lợi của người khác hay không và áp dụng nguyên tắcbảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự””.

Nhận xét cách giải quyết của Tòa án qua vụ án thực tiễn:Trong vụ án này, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Ngân hàng là ngườithứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi theo quy định pháp luật dựa trêncơ sở Ngân hàng “không biết và không thể biết” về việc tài sản thế chấplà thuộc quyền sở hữu chung của ông bà T và ông M nên ông bà T khôngcó toàn quyền định đoạt tài sản mà không có sự đồng ý của ông M.

Hiện nay có hai quan điểm về “Ngay tình”7:“Quan điểm thứ nhất, ngay tình là “không biết và không buộc phảibiết” về việc bên tham gia giao dịch không có quyền định đoạt tài sản.

Theo quan điểm này, người thứ ba ngay tình phải thỏa mãn đầy đủ hai (02)yếu tố để được xem là “ngay tình”, bao gồm: (i) không biết về việc bên tham giagiao dịch với mình không có quyền định đoạt tài sản; và (ii) không buộc phải biết

7Đặng Thanh Hoa chủ biên (2022) Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường 2022, Trường đại học luật TP.HCM, HCM)

Trang 26

về việc bín tham gia giao dịch với mình không có quyền định đoạt tăi sản.Cả hai yếu tố năy phải được đảm bảo một câch đồng thời vă song song,bởi lẽ nội hăm của “không biết” vă “không buộc phải biết” lă khâc nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng Tòa ân cấp phúc thẩm trong Vụ ân thứ nhất đêghi nhận cả hai yếu tố trín đối với Ngđn hăng để xâc định họ lă người thứ bangay tình được bảo vệ quyền lợi Trước hết, Ngđn hăng không biết việc giaodịch chuyển nhượng giữa chủ sở hữu vă Bín bảo đảm lă giả tạo, nín không biếtviệc Bín bảo đảm thực chất không có quyền định đoạt tăi sản Tiếp theo, Tòa âncấp phúc thẩm cho rằng Ngđn hăng không buộc phải biết giao dịch chuyểnnhượng giữa chủ sở hữu vă Bín bảo đảm lă vô hiệu Nói câch khâc, trong vụ ânnăy, Ngđn hăng không có nghĩa vụ luật định phải tìm hiểu, xâc minh thím câcthông tin để biết rằng giao dịch giữa chủ sở hữu vă Bín bảo đảm vô hiệu.

Quan điểm thứ hai, ngay tình lă “không biết vă không thể biết” vềviệc bín tham gia giao dịch không có quyền định đoạt tăi sản.

Đối với yếu tố Thứ nhất, tương tự với phần trình băy tại quan điểmThứ nhất, “không biết” hướng đến xâc định rằng người thứ ba ngaytình không có thông tin, không có nhận thức trín thực tế về việc bíntham gia giao dịch với mình không có quyền định đoạt tăi sản.

Âp dụng văo Vụ ân thứ hai, Tòa ân cấp phúc thẩm cho rằng Ngđn hăng khôngbiết trín thực tế việc tăi sản thế chấp thuộc quyền sở hữu chung giữa ông bă T vẵng M Hơn nữa, Tòa ân cấp phúc thẩm cho rằng dù Ngđn hăng đê thực hiện đầy đủcâc nghĩa vụ luật định vă kể cả thực hiện câc hănh vi cần thiết khâc để bảo đảm Hợpđồng thế chấp được thực hiện đi chăng nữa, Ngđn hăng vẫn không có khả năng năobiết nín Ngđn hăng “không thể biết” về sự kiện trín Bởi lẽ, tăi sản thế chấp lă nhăđất đê được Bín thế chấp (ông bă T) đăng ký quyền sở hữu vă cũng được sử dụng,quản lý trín thực tế bởi người thứ hai Việc ông M cũng được xem lă đồng sở hữuvới nhă đất vì có đóng góp công sức, đầu tư xđy dựng sửa chữa căn nhă lă khôngthể bị phât hiện bởi Ngđn hăng được Vì ông M lă người đại diện cho Bị đơn – bíncó nghĩa vụ trong Hợp đồng thế chấp giữa Ngđn hăng vă ông bă T

Trang 27

nhưng chính ông M lại không có bất kỳ thông báo nào cho Ngân hàngvề quyền lợi của chính ông đối với tài sản thế chấp”.

1.2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảođảm ngay tình

1.2.1 Cơ chế thực hiện bảo vệ quyền lợi bên nhận bảo đảm ngaytình theo quy định của pháp luật hiện hành

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã có cơ chế bảo vệ người thứ bangay tình khi tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLSD 2015:“Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” Điều14 BLSD 2015 quy định về “Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền:Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sựcủa cá nhân, pháp nhân Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấpthì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọngtài Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trườnghợp luật quy định Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể đượcxem xét lại tại Tòa án” Từ các quy định trên cho thấy: Tòa án, cơ quan có thẩmquyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhântrong đó có TCTD là bên có quyền đối với tài sản thế chấp.

Pháp luật cũng quy định phương thức bảo vệ quyền của bên nhận bảo đảm làyêu cầu huỷ các quyết định cá biệt trái luật Cụ thể, Điều 11 BLDS 2015 “Khi quyềndân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theoquy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người cóthẩm quyền” và Điều 15 BLDS 2015 quy định “Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyềndân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệttrái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền Trường hợp quyết địnhcá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thể được bảo vệbằng các phương thức quy định tại Điều 11 của Bộ luật này”

Trang 28

Việc ngân hàng nhận thế chấp tài sản là xác lập quyền đối với tài sản thếchấp, được pháp luật công nhận, bảo vệ và tôn trọng Trên cơ sở đó BLDS 2015có các cơ chế để ngân hàng thực hiện quyền dân sự thông qua các cơ chế nêutrên và “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trườnghợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạođức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” theo Điều 2 BLDS 2015.

Khi có tranh chấp về tài sản bảo đảm, TCTD có quyền yêu cầu các cơ quancó thẩm quyền (tòa án, trọng tài) giải quyết tranh chấp Trong quá trình giảiquyết, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tình trạng ngay tình của TCTD và bảovệ quyền lợi của TCTD nếu TCTD là bên thứ ba ngay tình, không biết và khôngthể biết về việc tài sản bảo đảm không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm.

Khi quyền lợi của TCTD bị xâm phạm, TCTD có quyền yêu cầu bêngây thiệt hại bồi thường Điều này được quy định trong Bộ luật Dân sự vàcác văn bản pháp luật liên quan khác, nhằm bảo vệ quyền lợi của TCTD.

Các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các nghị định, thông tư và vănbản hướng dẫn cung cấp các quy định chi tiết và cụ thể về cơ chế bảo vệ TCTD.Những văn bản này hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký, xử lý tranh chấp vàcác quyền lợi của TCTD và thực hiện giám sát, kiểm tra, đảm bảo thực hiện đúngcác quy định pháp luật về giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm Các cơ quannày cũng có trách nhiệm xử lý các vi phạm và bảo vệ quyền lợi của TCTD.

Những cơ chế trên giúp bảo vệ quyền lợi của TCTD khi TCTD làngười thứ ba ngay tình trong các giao dịch tài sản bảo đảm, đảm bảotính minh bạch và công bằng trong quá trình giải quyết tranh chấp.

1.2.2 Pháp luật về bảo vệ TCTD với tư cách người thứ ba ngay tình

Hiện nay có quan điểm cho rằng chỉ bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giaodịch trước đó vô hiệu theo Điều 133 BLDS năm 2015 Theo quan điểm của tác giả,Điều 133 BLDS năm 2015 nên được hiểu là điều chỉnh một giao dịch vô hiệu làm xuấthiện người thứ ba thì cơ chế bảo về người thứ ba ngay tình theo điều 133, khôngphải chỉ bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Bảo vệ ngườithứ ba ngay tình còn nằm trong các giao dịch khác khi được xác định là bên

Trang 29

thứ ba ngay tình.

Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô

hiệuĐiều 133 BLDS 2015 quy định về Bảo vệ quyền lợi của người thứba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

“1 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giaodịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ bangay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn cóhiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tạicơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịchdân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng kýđó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhànước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừtrường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấugiá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đóchủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”.Việc các TCTD nhận thế chấp TSBĐ cũng được xem là một giao dịch chuyểngiao tài sản theo công văn số 64/TAND-PC ngày 03/04/2019 TAND của Toà án nhândân tối cao: “phải xem thế chấp tài sản là một giao dịch chuyển giao tài sản có điềukiện; để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp ngay tình thì phải hiểu quy địnhchuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dânsự được áp dụng cả trong trường hợp giao dịch về thế chấp tài sản”

Hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình là các TCTD với tưcách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp TSBĐ được quy định tại Điều 36Nghị định 21, hướng dẫn Điều 133 BLDS 2015 về “Giải quyết trường hợp tài sản làđối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp: Trường hợp tài sảnlà đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp mà đã được

Ngày đăng: 19/09/2024, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN