A PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do viết sáng kiến
Tháng 3/1946, Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, bởi vì “Việc gìcũng cần có sức khỏe mới thành công”, “Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm chocả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cảnước mạnh khỏe” Từ tấm gương của Bác, phong trào tập luyện thể dục thể thao củacác tầng lớp nhân dân ngày càng diễn ra sôi nổi Ngày nay, trong cuộc sống ngàycàng bận rộn và nhiều áp lực này, việc luyện tập thể dục thể thao càng có ý nghĩavới bản thân mỗi người để tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể lực, giải tỏa căngthẳng, phòng chống bệnh tật Tùy thuộc vào sức khỏe, thời gian, điều kiện kinh tế ,mỗi người có thể chọn cho mình những môn thể thao khác nhau để tập luyện Nhữngnăm gần đây có rất nhiều môn thể thao mới được du nhập vào nước ta Tuy nhiên,các môn thể thao truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn Trong đó môn Cầulông là môn thể thao dễ chơi, phù hợp với nhiều lứa tuổi , đó cũng là môn thể thao tương đối “dễ tính”, không cần nhiều người chơi, không cầu kì về cơ sở vật chất, chỉcần đôi vợt, quả cầu, một khoảng sân là người chơi đã có những giây phút thư giãnvà rèn luyện thể lực rất tuyệt vời Chính vì thế, những năm gần đây, phong trào tậpluyện Cầu lông đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia Sântập được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ luyện tập, đã tạo điều kiện choCầu lông phát triển sâu rộng, thu hút nhiều đối tượng tham gia như công nhân viênchức, người lao động, phụ nữ, người cao tuổi… Bên cạnh đó, các nhà trường cũngtạo mọi điều kiện nhằm phát triển môn Cầu lông, tạo một điểm nhấn quan trọng đốivới sự phát triển thể thao trong nhà trường, đồng thời là nơi kết nối niềm đam mêcủa những người yêu thể thao Đặc biệt, với học sinh trong nhà trường, phong tràotập luyện và thi đấu Cầu lông luôn có sự quan tâm của ngành Văn hóa -Thể thao vàngành Giáo dục & Đào tạo Cầu lông được chọn là một trong những môn thể thaotrọng tâm, nòng cốt để duy trì hoạt động Vì vậy, đưa nội dung Cầu lông vào giảngdạy trong nhà trường là việc nên làm Ngoài ra, do những đặc trưng riêng của mình,môn Cầu lông còn là môn rất phù hợp cho giờ học tự chọn bởi vì đó là bộ môn:
+ Phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe học sinh + Phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường: điều kiện sân bãi, đầu tư dụng cụ thểthao,
+ Phù hợp với khả năng kinh tế trung bình của gia đình học sinh ở nông thôn,không được chi phí quá cao về dụng cụ, trang phục thể thao,
+ Hấp dẫn, dễ hiểu, dễ chơi Hơn nữa, học môn Cầu lông cũng là để các em hiểuđược luật chơi, cách tính điểm, khi xem các cuộc thi đấu các em sẽ hiểu và theo dõihứng thú hơn đây là cách để tạo dựng niềm đam mê thể thao, nhờ đó các em sẽ cócố gắng hơn trong việc rèn luyện sức khỏe cho bản thân
Chính vì những lợi ích của việc phát triển năng khiếu cũng như học tốt môn thể
Trang 2thao tự chọn của học sinh cấp Tiểu học, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đổi mớiphương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểuhọc” làm đề tài nghiên cứu trong SKKN của mình Qua việc thực hiện đề tài trong
năm học này, tôi hi vọng sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để các nămhọc sau có thể giảng dạy, và tìm những học sinh có năng khiếu bồi dưỡng huấnluyện tốt hơn
2 Nhiệm vụ của sáng kiến:
Qua nghiên cứu của mình Tôi mong muốn đánh giá được một số hạn chế trongviệc giảng dạy môn thể thao tự chọn trong trường Tiểu học hiện nay từ đó đưa rađược một số giải pháp hữu hiệu nhằm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của môn thể thao tự chọn nói riêng và
bộ môn giáo dục thể chất nói chung trong nhà trường Nhằm thu hút, lôi cuốn, hứng thú, yêu thích môn học của học sinh qua đó giúpcác em nêu cao tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo, tích cực trong học tập, pháthuy được hết năng lực của học sinh trong tình hình mới hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh các lớp thuộc khối 4 tại Trường Tiểu học Tân Trịnh – huyện QuangBình – tỉnh Hà Giang
Đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4trong trường Tiểu học” được thực hiện từ đầu năm học 2021 – 2022.
Thời gian hoàn thành sáng kiến: tháng 5/2022
4 Phạm vi nghiên cứu:
Bản thân tôi không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu tất cả chương trình thểdục các khối, lớp mà chỉ bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về: “Đổi mới phươngpháp dạy học môn thể thao tự chọn trong nhà trường” ở tại Trường Tiểu học TânTrịnh – huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang
5 Phương pháp nghiên cứu:
Xây dựng động cơ tập luyện: Xây dựng động cơ tập luyện là việc cần làm đầutiên và được củng cố thường xuyên trong cả quá trình dạy học
Giảng dạy: Để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy và học lựa chọn một số bài tậpphù hợp với đối tượng
Các bài tập bổ trợ: Môn Cầu lông, cũng như bất kì môn thể thao nào khác, đềucần kèm theo các bài tập thể lực
B PHẦN NỘI DUNGI CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1 Cơ sở thực tiễn:
Môn thể thao tự chọn sẽ góp phần giúp các em học sinh không những được rèn luyệnsức khỏe mà qua đó còn giúp các em thể hiện được hết sự vui tươi hồn nhiên, hiếuđộng, giúp cho các em tránh được sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán và tạo nên sự
Trang 3hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn trong học tập.Từ môn thể thao tự chọn trong nhà trường ở trường tiểu học sẽ góp phần pháthiện ra các em học sinh có năng khiếu thể thao thật sự, đúng theo sở trường của cácem tự đó nhà trường sẽ có giải pháp để bồi dưỡng, giúp đỡ các em rèn luyện, pháthuy hết khả năng của mình để trở thành những nhân tài cho nền thể thao nước nhàtrong tương lai
Đối với nghành giáo dục huyện Quang Bình nói chung và với trường tiểu học TânTrịnh nơi tôi đang công tác nói riêng, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại rấtnhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy và học bộ môn cụ thể như sau:
*Khó khăn:
Chương trình học tập của học sinh Tiểu học không có bộ môn Cầu lông, các emchỉ tập đánh theo kiểu phong trào Các em không được trang bị tốt về thể lực cũngnhư kỹ chiến thuật trong thi đấu
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn gặp rất nhiều những khókhăn, thiếu thốn
Cũng vì môn Cầu lông rất phổ biến, nhiều em đã từng chơi nhưng chưa được họcbài bản nên có những kĩ thuật đánh không đúng, việc chỉnh sửa lại cho các em khóhơn nhiều so với việc dạy mới
Tài liệu dạy Cầu lông riêng cho học sinh Tiểu học không phổ biến, giáo viên phảicăn cứ vào các tài liệu huấn luyện Cầu lông chung và chọn lựa bài tập cho học sinhdựa trên kinh nghiệm cá nhân nên có thể chưa đầy đủ, chưa đem lại kết quả cao nhưmong muốn
2 Cơ sở khoa học:2.1 Lợi ích của môn Cầu lông
* Lợi ích sinh lý Đây là môn thể thao phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác chạy, nhảy, vận độngtay, xoay người làm tăng cường sự sung sức, tính linh hoạt, sự dẻo dai, trạng tháicân bằng và sức chịu đựng của cơ thể
Cầu lông là một trong những môn thể thao có ích cho hệ tim mạch (sự di chuyểnnhịp nhàng làm cho cơ co bóp và thư giãn tăng cường hiệu quả bơm máu trong hệthống tuần hoàn)
* Lợi ích tâm lý Là một môn chơi đem lại sự thích thú cho lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên, thanh
Trang 4niên Thông qua việc chơi Cầu lông, người lớn cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn,giảm bớt sự trầm cảm do đó tạo ra trạng thái tinh thần tốt hơn Cầu lông là môn thểthao thích hợp cho mọi lứa tuổi, vì thế ở bất cứ tuổi nào vận động viên cũng có thểđạt được thành tích cao
Khi thực hiện động tác đánh cầu, người chơi có thể trút bỏ những cảm xúc khôngvui, khiến tâm hồn thư thái hơn
Qua quá trình tập luyện và thi đấu Cầu lông, người chơi có thể học tập được tinhthần thể thao, thái độ lịch sự, tính kỉ luật tự giác,
Tập luyện cầu lông có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện nhân cách, rènluyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, lòng tự tin, quyết tâm,
Tập luyện và thi đấu cầu lông còn có tác dụng tăng cường tình đoàn kết hữu nghị,sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc và các quốc giatrên thế giới
2.2 Nội dung giảng dạy Cầu lông a, Hệ thống kĩ thuật
- Kĩ thuật cơ bản trong Cầu lông rất đa dạng và phong phú Nó bao gồm các bướcdi chuyển của chân và động tác đánh cầu của tay Sự phối hợp hài hoà các kĩ thuậtcủa chân và tay sẽ góp phần tích cực tạo nên hiệu quả của mỗi lần đánh cầu Để tậpluyện và thi đấu Cầu lông tốt, người tập cần phải hoàn thiện tất được cả các kĩ thuậtđể làm tiền đề cho việc sử dụng các chiến thuật thi đấu một cách hợp lý và hiệu quả
- Kĩ thuật di chuyển: + Di chuyển bước đơn + Di chuyển nhiều bước + Di chuyển nhảy bước
b, Các kĩ thuật của tay
- Nếu căn cứ vào chức năng tác dụng của kĩ thuật người ta có thể chia kĩ thuật củatay ra làm 3 loại chính sau:
+ Các kĩ thuật giao cầu + Các kĩ thuật phòng thủ + Các kĩ thuật tấn công - Căn cứ vào hình thức động tác người ta có thể chia kĩ thuật đánh cầu làm hailoại chính là:
+ Các kĩ thuật đánh cầu cao tay + Các kĩ thuật đánh cầu thấp tay - Kĩ thuật cầm vợt:
+ Cách cầm vợt thuận tay + Cầm vợt trái tay
- Kĩ thuật giao cầu:+ Phát cầu thuận tay
Trang 5+ Phát cầu trái tay - Các kĩ thuật đánh Cầu lông
+ Đánh cầu cao sâu thuận tay + Đánh cầu cao sâu trái tay - Kĩ thuật vụt cầu:
+ Vụt cầu đường thẳng thuận tay + Vụt cầu đường chéo thuận tay + Vụt cầu đường thẳng trái tay - Kĩ thuật cắt cầu:
+ Đánh cầu thấp tay
c, Chiến thuật thi đấu
Chiến thuật là những biện pháp hoạt động chủ định, có tính đến những điều kiệncụ thể trong thi đấu để giành thắng lợi
*Ý nghĩa của chiến thuật Trong thi đấu Cầu lông cả hai bên đối thủ đều muốnkhống chế lẫn nhau để giành quyền chủ động Lấy điểm mạnh của mình để đánh vàođiểm yếu của đối phương, hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phương, giấu đi nhữngđiểm yếu của mình Sự cạnh tranh trong cuộc thi đấu hết sức gay gắt, mỗi bên đềucó thể dựa vào các đặc điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp chiếnthuật hợp lí nhằm chiến thắng đối phương, đó là ý nghĩa của chiến thuật
*Mục đích vận dụng chiến thuật trong thi đấu Cầu lông Điều chuyển vị trí của đối phương
Buộc đối phương phải đánh trả bằng các đường cầu sang cuối sân hoặc giữa sânmình, các đường cầu không theo ý muốn của đối phương
Tiêu hao thể lực đối phương *Tư tưởng chỉ đạo khi vận dụng chiến thuật
Lấy mình làm chính Lấy nhanh làm chính Lấy công làm chính *Những yêu cầu khi vận dụng chiến thuật
Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm và che giấunhược điểm của bản thân để đánh vào nhược điểm và hạn chế tối đa ưu điểm của đốiphương Để đảm bảo yêu cầu này vận động viên cần phải chuẩn bị tốt cho mình vềmặt kĩ, chiến thuật, thể lực và cả tâm lí thi đấu, khả năng quan sát đánh giá đốiphương ở các mặt trên và đặt ra chiến thuật thi đấu hợp lí
Xác định chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên và vận động viên,cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 người trong quá trình thi dấu, điều này đòi hỏigiữa chỉ đạo viên và vận động viên phải có sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc vớinhau tập trung ý kiến tối đa của tập thể để áp dụng chiến thuật phù hợp
Chiến thuật phải được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của từng
Trang 6trận Luôn suy nghĩ sáng tạo, chủ động khi vận dụng chiến thuật, mỗi trận đấu khácnhau, đối tượng khác nhau cần áp dụng những chiến thuật khác nhau, không nên ỷlại bất kì vào một loại chiến thuật nào mà cần được thay đổi kịp thời để phù hợp vớitừng trận đấu
2.3 Cầu lông cho trẻ em
- Lợi ích của Cầu lông với trẻ em: + Cầu lông giúp trẻ phát triển tốt trí lực + Cầu lông căn bản giúp trẻ phát triển tốt về hình thể + Cầu lông giúp trẻ giảm bớt nhiều bệnh tật do thể chất yếu.+ Cầu lông giúp trẻ năng động, tự tin
- Yêu cầu trong huấn luyện Cầu lông cho trẻ em: + Tập độ linh hoạt trước
+ Giữ cho các mẫu vận động đơn giản + Tập luyện các chuyển động chung trước khi bắt đầu tập chuyên cho Cầu lông.+ Kết hợp với kích thích thị giác khi vận động viên đã cải thiện
II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1 Xây dựng động cơ tập luyện:
Động cơ tập luyện có ý nghĩa quan trọng với việc rèn luyện của học sinh Có độngcơ tập luyện rõ ràng, lành mạnh thì các em sẽ chủ động tích cực học tập và rèn luyệnngay cả khi không có giáo viên hướng dẫn Xây dựng động cơ tập luyện là việc cầnlàm đầu tiên và được củng cố thường xuyên trong cả quá trình dạy học Để địnhhướng mục đích tập luyện Cầu lông cho các em, tôi đã thực hiện các bước sau:
- Trình bày sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giớicũng như ở trong nước: giáo viên giảng kết hợp với vấn đáp học sinh Nội dung nàycần được chuẩn bị kĩ sao cho bài giảng súc tích, không gây nhàm chán
- Nêu lợi ích của môn Cầu lông: học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên tổng kết, bổsung Thường thì học sinh rất hăng hái trả lời các câu hỏi về Cầu lông, bởi vì đây làmôn thể thao phổ biến, các em cũng có hiểu biết ít nhiều Trả lời câu hỏi là dịp đểcác em thể hiện sự hiểu biết của mình với thầy, với bạn Giáo viên dạy có thể khíchlệ, động viên sau mỗi câu trả lời của học sinh Việc này đem lại hiệu quả rất rõ ràng,ngay lập tức, ở các lớp tôi dạy, sau lời khen của thầy, các em cảm thấy thêm tự hào,hãnh diện với bạn bè và trong suốt quá trình luyện tập sau đó, các em rất chăm chỉvà hoàn thành tốt bài tập Điều đó không có gì khó hiểu, vì các em nhỏ thích đượckhen hơn là chê, và đã được khen về hiểu biết môn Cầu lông thì không thể tỏ ra kémbạn bè khi tập luyện
- Yêu cầu học sinh trình bày về mục đích tập luyện của mình Trong thời gianngắn trên lớp, giáo viên chỉ có thể hỏi một số em học sinh nhưng yêu cầu đó vẫncần đặt ra cho tất cả lớp Mỗi em phải xác định một mục đích tập luyện của riêngmình, có thể đơn giản chỉ là tập cho khỏe, cho người cao hay là tập chỉ để đánh
Trang 7thắng cậu bạn hàng xóm, tập để thi đấu, được điểm cao, để được phần thưởng, Mỗimột mục tiêu của các em đều đáng được tôn trọng Nếu một học sinh nào có động cơtập không lành mạnh (ví dụ như tập đánh Cầu lông để đi cá cược chẳng hạn) thì giáoviên cũng không thể mắng mỏ em đó mà phải dùng lời lẽ nhẹ nhàng phân tích đểđịnh hướng em đó đến mục đích tập đúng đắn hơn, ngoài ra, cần phải chú ý địnhhướng cho em trong suốt quá trình tập luyện chứ không phải chỉ trong buổi đầu tiên.
Tóm lại, việc xây dựng động cơ tập luyện là việc cần thiết để quá trình rèn luyệncủa mỗi học sinh mang lại hiệu quả cao nhất Bằng những biện pháp thích hợp, trênnguyên tắc là luôn luôn tôn trọng cá tính của mỗi học sinh, người thầy giáo có thểgiúp các em tạo dựng niềm hứng thú tập luyện ngay từ buổi học đầu tiên và tiếp tụcduy trì nó trong suốt cả quá trình học tập Đó cũng là bước đầu tiên để người thầythực hiện quá trình “dạy tốt” của mình
+ Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực của học sinh, ngoài rayếu tố dụng cụ cũng đóng vai trò không thể thiếu như: sân tập, vợt, cầu
+ Tìm phương pháp giảng dạy cơ bản nhưng cũng cần đa dạng
a, Nội dung:
Mục đích của việc dạy Cầu lông trong trường Tiểu học nhằm mục đích cho họcsinh làm quen bước đầu với môn Cầu lông, do hạn chế về thời gian và thể lực củahọc sinh nên không thể ôm đồm quá nhiều nội dung, cũng không thể dạy những kĩthuật, chiến thuật quá phức tạp Tôi đã lựa chọn một số nội dung cần dạy cho họcsinh tạm chia thành các giai đoạn như sau:
*Giai đoạn cơ bản: Đây là giai đoạn rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhấtcủa môn Cầu lông:
- Tập các kỹ thuật cơ bản: + Về kĩ thuật tay: Cách cầm vợt, kỹ thuật giao cầu trong đánh đơn, đánh đôi, kỹthuật đánh cầu tay trên vai thuận tay, kỹ thuật phòng thủ thuận tay - trái tay, kỹ thuậtđánh trên lưới
Các động tác đánh cầu được thực hiện qua các giai đoạn: 1 Rút vợt
2 Lăng vợt 3 Tiếp xúc cầu 4 Dừng vợt 5 Về TTCB
Trang 8+ Về kĩ thuật di chuyển: Các bước di chuyển trái phải, đường thẳng,… + Về thể lực: Các bài tập bổ trợ nâng cao sức mạnh, nhanh, độ dẻo dai, khéo léocho gân, cơ và sức bền
- Nâng cao các bài tập kỹ thuật thành kỹ năng vận động - Thực nghiệm luật và thi đấu Cầu lông
*Phát triển về chiến thuật: - Đây là giai đoạn phát triển kinh nghiệm các kỹ năng đã học nâng cao thành kỹxảo bậc 1, thông qua hình thức tự tập luyện với nhau theo bài do huấn luyện viênđưa ra
*Giai đoạn phát triển: - Điều chỉnh và nâng cao các kỹ thuật đã tập - Tập các kỹ thuật, chiến thuật mới: Đánh trái tay, chiến thuật tấn công, phòng thủtrong đánh đôi, chiến thuật đánh đơn
- Phát triển nâng cao kỹ năng thành kỹ xảo bậc 2, nâng cao về chiến thuật thi đấu,nâng cao về tâm lý thi đấu…
- Thông qua các bài tập phát triển, giao lưu, thi đấu nội bộ hoặc mở rộng Trong chương trình giảng dạy trên lớp cho số đông học sinh, tôi chỉ giới hạn cácnội dung trong giai đoạn 1 và 2 Giai đoạn 3 được áp dụng cho những học sinh cónăng khiếu, yêu thích môn Cầu lông để đào tạo vận động viên tham gia thi đấu trongcác giải thể thao cho học sinh Tiểu học
b, Phương pháp:
*Giảng dạy kĩ thuật: Giai đoạn giảng dạy ban đầu: - Bước thứ 1: Giảng giải thị phạm Giáo viên giảng giải và làm mẫu về kĩ thuậtcho học sinh từ 2 – 3 lần với những nội dung bao gồm: Vị trí tác dụng của kĩ thuật.Các giai đoạn thực hiện kĩ thuật từ tư thế cơ bản đến thực hiện động tác và cuối cùnglà kết thúc động tác Giáo viên làm mẫu phải chính xác và tỉ mỉ để học sinh nhỏ cóthể nắm bắt được yêu cầu của động tác
Trong quá trình dạy, tôi kết hợp việc làm mẫu của giáo viên với việc sử dụng cáchình ảnh và đoạn phim về động tác kĩ thuật trong cầu lông để phân tích cho học sinhthấy từng bước của động tác và thực hiện theo
- Bước thứ 2: Mô phỏng động tác kĩ thuật (không cầu) Giáo viên dùng nhịp đếm,nhịp vỗ tay, để học sinh lặp lại kĩ thuật một cách liên tục
- Bước thứ 3: Học sinh tiếp xúc với cầu Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện kĩthuật đánh cầu với 50% lực tối đa Học sinh không cần ra sức tối đa bởi vì mục đíchchính của bước này vẫn là hoàn thiện kĩ thuật động tác, đây là bước để giáo viênphát hiện lỗi kĩ thuật của học sinh và tiếp tục sửa sai
Ví dụ: Giảng dạy kĩ thuật phòng thủ thấp tay (thường có sự kết hợp với các bướcchân)
Trang 9+ Giáo viên giảng giải và thị phạm về kĩ thuật + Học sinh thực hiện kĩ thuật không tiếp xúc với cầu theo nhịp đếm: 1 là buớcchân; 2 là xoay thân; 3 là đánh cầu và 4 là về tư thế chuẩn bị ban đầu Nhịp 5,6,7,8tiếp tục thực hiện các giai đoạn như 1,2,3,4 Giáo viên sửa sai
+ Học sinh tiếp xúc cầu: giáo viên quan sát, sửa sai cho từng học sinh Quá trìnhnày không chỉ thực hiện vài lần mà cần được tiến hành từ ngày này sang ngày khác,từ buổi học này sang buổi học khác làm cho học sinh có định hướng đúng về kĩ thuậtvà độ khó cũng được tăng dần lên theo tương ứng với khả năng tiếp thu của họcsinh
Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên ở giai đoạn này là sửa chữa sai lầm chohọc sinh ngay sau mỗi lần tập Một số lỗi sai các em thường mắc phải mà người thầycần để ý là:
+ Quá cố gắng dùng sức nhờ cổ tay + Động tác không linh động
+ Ước lượng sai điểm rơi cầu dẫn đến cú đánh lỡ nhịp, không mạnh, và ngườiđánh mất sức
+ Không phối hợp tốt các bước di chuyển và tư thế đánh của tay; Không dùngđộng tác bật người từ sau ra trước, hoặc người không nghiêng khi đập
+ Chưa phối hợp được lực đánh cầu, điểm tiếp xúc cầu sai, Người thầy cần sớm phát hiện những lỗi sai, tìm hiểu những nguyên nhân và đề racác biện pháp khắc phục lỗi sai lầm đó cho các em một cách kịp thời mới có thểnâng cao hiệu quả giảng dạy của mình
- Bước thứ 4: Thực hiện kĩ thuật đánh cầu với độ khó tăng dần Giáo viên có thểyêu cầu học sinh đánh đúng độ cao, tăng lực đánh cầu, kéo dài cự ly đánh cầu theođường thẳng, chéo,v,v… Sử dụng phương pháp bài tập định mức theo thời gian từ10 đến 20 phút, tuỳ theo mỗi giáo án tập luyện và tiếp tục sửa chữa sai lầm cho họcsinh giai đoạn này
- Bước thứ 5: Phối hợp kĩ thuật Học sinh thực hiện kĩ thuật với độ khó cao Phốihợp dần từ hai ba kĩ thuật trong bài tập với thời gian 10 - 20 phút Cần cho học sinhthực hiện các kĩ thuật đánh cầu tương ứng với các tình huống khác nhau ở mỗi điểmtrên sân để học sinh quen dần với các tình huống thi đấu
Ví dụ: Các bài tập phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tay - Bước thứ 6: Thực hiện kĩ thuật trong bài tập chiến thuật với các yêu cầu toàndiện hơn của kĩ thuật theo yêu cầu chiến thuật,v,v… Phương pháp giảng dạy chínhvẫn là các bài tập định mức với thời gian 10 – 20 phút
Ở giai đoạn này, các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh vớiđộ chính xác cao về không gian, thời gian và nhịp điệu Các bài tập thực hiện kĩthuật cần được thực hiện liên tục với độ khó tăng dần Mặc dù việc thực hiện kĩthuật ở giai đoạn này còn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính xác của
Trang 10kĩ thuật, độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu phải được tănglên.
Các động tác kĩ thuật của Cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kết hợp cácyếu tố sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo trong kĩ thuật Bởi vậy ngay ở giaiđoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập luyện các tố chất liên quan,đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực gập mở cổ tay trong cáckĩ thuật đánh cầu Nếu như ở giai đoạn đầu các động tác đánh cầu cần thực hiện vớibiên độ rộng của cánh tay thì ở giai đoạn này biên độ hoạt động của cánh tay cầnhạn chế và bù vào đó là mở rộng biên độ hoạt động của cổ tay để tăng lực đánh cầuvà điều chỉnh đường cầu cho chính xác, tiết kiệm và hiệu quả cao
- Bước thứ 7: Thực hiện kĩ thuật trong các bài tập thi đấu Sử dụng các bài tập thiđấu để tập trung tập luyện kĩ thuật, đồng thời tạo hưng phấn cho học sinh trong quátrình tập luyện Với các bài tập thi đấu toàn diện cần thay đổi đối tượng, chú ý chothi đấu với đối tượng có trình độ cao để rèn luyện tính chủ động, sáng tạo khi sửdụng kĩ thuật trong mỗi tình huống cụ thể của thi đấu
Sau mỗi trận đấu, học sinh phải tự rút ra nhận xét về kĩ thuật, chiến thuật, giáoviên sẽ là người tổng hợp cuối cùng, rút ra bài học để các em có thể rút kinh nghiệmcho các bài tập sau
Tiếp theo giai đoạn trước, ở giai đoạn này các kĩ thuật Cầu lông cần được củng cốvà hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh, đồng thời có thểthực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau của những tình huốngthi đấu
Trong các giai đoạn này cần cho học sinh thực hiện nhiều bài tập phối hợp:Các bài tập phối hợp giữa các kĩ thuật di chuyển với các kĩ thuật đánh cầu khácnhau ở nhiều điểm trên sân
Những bài tập theo yêu cầu của chiến thuật và các bài tập thi đấu Những biến dạng của kỹ thuật trong giai đoạn này cũng được thực hiện thuầnthục hơn và ở mức độ cao hơn để sao cho trong cùng một kiểu thực hiện kĩ thuật màđối phương khó phán đoán được ý đồ đánh cầu của mình
Ví dụ: Trong cùng một động tác vung tay có thể sử dụng 3 cách đánh khác nhau:cao xa, đập cầu, đánh nhỏ cao tay
*Giảng dạy chiến thuật: Đối với giảng dạy chiến thuật, phương pháp chủ yếu tôi sử dụng là phương phápbài tập với yêu cầu như sau:
Các bài tập phải có cấu trúc gần giống với các tình huống có trong thi đấu Thôngthường là các bài tập phối hợp di chuyển với đánh cầu ở các vị trí khác nhau trênsân
Độ khó của các bài tập tăng dần bằng cách phối hợp từ 2 đến 3 kĩ thuật khácnhau cùng với việc kết hợp nâng cao về độ chuẩn, tốc độ và sức mạnh trong mỗi tình