1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất tại utc2

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên năm nhất tại UTC2
Tác giả Nguyễn Trần Vân Anh, Nguyễn Hà Thúy Diễm, Nguyễn Thị Hiền Dịu, Đồng Thị Tuyết Hoa, Trần Thị Mỹ Hoàng, Trần Như Song Hương, Nguyễn Thị Kiều My, Mã Tuyết Nhi, Nguyễn Lan Thảo, Nguyễn Hải Yến
Người hướng dẫn Thạc sĩ Đặng Văn Ơn
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Báo cáo Tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,84 MB

Nội dung

Với đề tài “ Các nhân tố ảnhhưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất tại Phân hiệuTrường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh” nhóm emđã nhận được rất nhiều sự nhi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢIPHÂN HIỆU TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

-

-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH

CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI UTC2

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Đặng Văn Ơn

TP HỒ CHÍ MINH – NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢIPHÂN HIỆU TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG

ANH CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI UTC2

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Đặng Văn Ơn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền vớinhững sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều Với đề tài “ Các nhân tố ảnhhưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên năm nhất tại Phân hiệuTrường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh” nhóm emđã nhận được rất nhiều sự nhiệt tình giúp đỡ đến từ thầy và bạn bè Dođó, tụi em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy:Đặng Văn Ơn là người đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thứcquý báu, có những góp ý để chúng em có thể sửa đổi và hoàn thành bàitập môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học.

Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong quá trình nghiên cứu, nhưng dovốn kiến thức còn hạn chế, bài nghiên cứu của nhóm em vẫn còn nhiềuthiếu sót Vì vậy,chúng em rất kính mong nhận được các ý kiến đónggóp và chỉ dẫn từ các thầy và các bạn để có thể hoàn thiện bài nghiêncứu khoa của mình.

Cuối cùng, hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ hữu ích đốivới cộng đồng và có thể được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan Xintrân trọng cảm ơn!

2

Trang 5

Phần mở đầu1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, cùng với xu thế hội nhập toàn cầuvà giao lưu văn hóa giữa các nước như hiện nay, làm tăng thêm nhu cầu giao tiếpbằng ngoại ngữ và một trong số đó không thể không nhắc đến tiếng Anh TiếngAnh được xem là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới, được các quốc gia sử dụngphổ biến và trong đó có Việt Nam, đây cũng là ngôn ngữ được dạy trong hệ thốnggiáo dục các cấp và là điều kiện bắt buộc tại một số trường Đại học, Cao đẳng ởnước ta hiện nay Từ đó, cho thấy được sự quan trọng của việc học ngôn ngữ đốivới mỗi con người, đặc biệt là các bạn sinh viên, nó mang tính chất quyết địnhchất lượng của quá trình hội nhập quốc tế, cụ thể hơn sẽ giúp rất nhiều cho sinhviên trong học tập, tiếp thu và cập nhật sớm những kiến thức mới nhất trên thếgiới, giao lưu, kết nối được với bạn bè quốc tế Bên cạnh đó, tiếng Anh sẽ là côngcụ mở đường để giúp người học sớm tiếp cận với cơ hội làm việc ngay khi vừamới tốt nghiệp

Tuy nhiên, trong nhiều bài nghiên cứu cho thấy thực trạng việc giảng dạyvà học tập tiếng Anh hiện nay còn rất kém hiệu quả, sinh viên thường chỉ có thểgiao tiếp cơ bản một cách khó khăn, còn e ngại không dám giao tiếp, hay tậptrung quá nhiều vào phần đọc viết mà quên đi việc cải thiện nghe nói Các bạnsinh viên ở các ngành không chuyên tiếng Anh thường thiếu động lực trong việchọc ngôn ngữ này, không tìm thấy sự thú vị cho riêng mình, thường chỉ học cơbản, học vẹt các câu từ, để tạm vượt qua các bài kiểm tra, mà không tìm hiểunhiều hơn, có vốn từ vựng ít ỏi

Một số nghiên cứu đã tiến hành như các nghiên cứu về phát triển sự tự học( Nguyễn Cao Thanh, 2011) hay phương pháp dạy học ( Nguyen Van Loi &Franken, 2010),… để giải quyết các thực trạng học tiếng Anh yếu kém của sinhviên hiện nay Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

4

Trang 6

ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI UTC2”của nhóm 9 cũng sẽ tìm hiểu và lí giải nhiều hơn về các nhân tố ảnh hưởng, cácyếu tố còn tồn đọng còn gặp phải trong quá tình học tiếng Anh, cụ thể là đối vớicác bạn sinh viên năm nhất vừa bắt đầu môi trường học tập mới, và bài viết cũngsẽ đưa ra những cách khắc phục, cải thiện những điều còn hạn chế, qua đó giúpsinh viên học tập hiệu quả hơn, tăng động lực, hứng thú với học tập hơn, đạt kếtquả như mong muốn.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu việc học tiếng Anh hiện nay có nhu cầu nhưthế nào và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của các bạn sinh viênmới bước chân vào cánh cổng đại học

Đo lường đánh giá được nhu cầu học tiếng Anh, đồng thời đưa ra các giảipháp để đẩy mạnh tính tích cực và giảm tính tiêu cực của nhu cầu học tiếng Anhcủa sinh viên năm nhất tại UTC2

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinhviên năm nhất UTC2

Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm nhất học tại UTC2

Trang 7

4 Phạm vi nghiên cứu4.1 Phạm vi không gian: Sinh viên K64 UTC2 4.2 Phạm vi thời gian: Nghiêm cứu được thực hiện trong 1 tháng5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát

Tạo một bảng khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến của sinh viên về cácyếu tố như thời gian dành cho việc học, mức độ hoặc độ tự tin trong tiếng Anh,kinh nghiệm tiếng Anh trước đó, sự hỗ trợ từ gia đình hoặc từ trong đại học vàcác yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc học của họ

- Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành các cuộc phỏng vấn cá nhân với một số sinh viên năm nhất đểhiểu rõ hơn về trải nghiệm học tập tiếng anh của họ và cùng những thách thức họđang gặp phải khi học tiếng anh

- Phương pháp quan sát

Theo dõi và ghi lại các hoặc động học tiếng Anh của sinh viên trong môitrường học tập thực tế, cũng như tương tác tiếng anh với nhau trong lớp học hoặctrong các nhóm để hiểu rõ hơn

- Phương pháp phân tích tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu như chương trình học, giáo trình, bài kiểm tra,vàbáo cáo học tập để đánh giá cách mà các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việchọc tiếng Anh của sinh viên hiện nay

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương+ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU+ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

+ CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

6

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu1.1.1 Tiếng anh

Tiếng anh là một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới đồng thời cũng là mộtngôn ngữ hết sức quan trọng trong quá trình Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhậpquốc tế Hiện nay, lĩnh vực giáo dục đã và đang ngày càng chú trọng, mở rộng,thể hiện được tầm quan trọng của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục ở Việt Namnói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói riêng, đặc biệt là ở cấp bậc đạihọc Hầu hết các nguồn giáo dục trên toàn thế giới, tài liệu và sách đều bằng tiếngAnh Hệ thống giáo dục toàn cầu tại các trường đại học trên thế giới đều có yêucầu về ngôn ngữ Anh và bằng cấp về tiếng Anh Những người đi du học ở nướcngoài phải sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giao tiếp và học tập Việcthiếu kiến thức hoặc không biết về tiếng Anh sẽ là một bất tiện lớn trong việc tiếpcận cũng như trải nghiệm khối kiến thức giáo dục quốc tế

1.1.2 Động cơ học tập

Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu họctập để từ đó có hướng học tập đúng đắn Động cơ học tập giúp cho chúng ta cóthể hiểu rõ ràng về mục tiêu học tập của mình, từ đó giúp ta dễ dàng đạt đượcthành công trong học tập

Động cơ học tập của sinh viên không có sẵn, không bẩm sinh, di truyền vàcũng không thể cung cấp hay áp đặt mà có Động cơ học tập của sinh viên đượchình thành dần dần trong quá trình học tập, rèn luyện Giảng viên là người dẫn dắtsinh viên chiếm lĩnh tri thức, hình thành nhân cách Trong quá trình đó, sinh viêntự mình hình thành nên mục đích, nhu cầu, hứng thú, ý chí, năng lực, thái độ họctập… Điều đó có được là do tự thân của sinh viên và trách nhiệm hướng dẫn của

Trang 9

gia đình, nhà trường và xã hội Điều quan trọng là sinh viên hình thành và pháttriển được cho mình những động cơ học tập đúng đắn, lành mạnh

Sơ đồ 1.1.2: Mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu và động cơ học tập

Nguồn: NSƯT.TS.Phạm Văn Khanh (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang)

1.1.3 Nhu cầu học tập

Nhu cầu học tập là một trong những nhu cầu tinh thần đặc trưng của conngười Nhu cầu học tập là đòi hỏi và nhu cầu thiết yếu của người học nhằm lĩnhhội kiến thức, tri thức và những trải nghiệm thực tế có giá trị của những thế hệ đitrước để lại

Trong học thuyết nhu cầu của Maslow, con người có một số nhu cầu cơ bảnvà tất cả các nhu cầu này được sắp xếp thành 5 bậc thang, từ nhu cầu cơ bản nhấtở bậc dưới cùng cho đến nhu cầu cao cấp hơn ở bậc trên cùng:

8

Trang 10

Hìnhảnh1.1.3: Tháp nhu cầu Maslow

Nguồn: NSƯT.TS Phạm Văn Khanh (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang)Trong mỗi liên hệ với nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên thì việc họctiếng Anh được xem là một nhu cầu cơ bản bởi vì mỗi sinh viên đều có quyềnđược học tập, được thể hiện năng lực học ngoại ngữ của bản thân kết hợp với kiếnthức chuyên ngành để tăng thêm tỉ lệ ra trường cũng như kiếm được việc làm vớimức lương ổn định Lúc này, nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì sẽ thúc đẩy chúngta đạt lên tới những nấc thang cao hơn trong tháp nhu cầu và nhu cầu đó được gọilà nhu cầu thể hiện bản thân Và hơn hết, mỗi người ai cũng đều cần có nhữngđích đến và những nhu cầu mong muốn được thỏa mãn như: nhu cầu được tìm tòi,nghiên cứu nội dung học tập, được học trong môi trường đầy đủ cơ sở vật chất,được tự do nêu lên ý kiến và được lắng nghe,

1.1.4 Động lực học tập

Động lực là một quá trình bên trong mỗi con người, giúp thúc đẩy, địnhhướng và duy trì hành động cụ thể nào đó một cách liên tục có nhịp điệu nhưngkhông ngắt quảng Nói cách khác động lực chính là yếu tố thúc giục con người

Trang 11

làm việc để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân Nếu không có động lực conngười khó mà có thể đạt được mục đích của bản thân.

Động lực học tập là một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến thái độ và kếtquả học tập của sinh viên Kết quả học tập là những gì sinh viên học và vận dụngđược có tính quyết định lớn đến sự nghiệp của sinh viên sau này Nó thể hiệnkhao khát, mong muốn, trạng thái năng nổ và đầy nhiệt huyết trong quá trình họctập đồng thời là nguyên nhân dẫn đến hành động làm việc của sinh viên, là sự cốgắng nỗ lực hoàn thành một hành động để đạt được kết quả tốt nhất từ hành độngấy mang lại

1.1.5 Tự học

Tự học là một trong nhiều phương thức học của sinh viên và việc tự họcđóng vai trò quan trọng trong cả quá trình học của người học Tự học được xem làphương thức chủ động để người học có thể phát huy tối đa sự tự giác trong nghiêncứu, tìm tòi tri thức

Trong đào tạo đại học hiện nay, tự học được xem là chìa khóa quyết địnhhiệu quả học tập; đặc biệt tự học càng có ý nghĩa đối với đối tượng người học làsinh viên hệ không chính quy trong chương trình đào tạo Đại học tín chỉ

1.2 Đặc điểm, vai trò:1.2.1 Đặc điểm

Học tiếng Anh là việc dành thời gian bắt đầu học ngôn ngữ mới, làm quenthông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từvựng, ngữ pháp)

Nội dung học tập trong chương trình theo kết cấu đa thành phần gồm: Hệthống các chủ đề (khái quát), các chủ đề (cụ thể) mang tính gợi ý; các năng lựcgiao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ ( ngữâm, từ vựng, ngữ pháp) gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấpđộ đã được quy định trong chuẩn đầu ra Nội dung văn hoá được dạy học lồngghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm

10

Trang 12

1.2.1 Vai trò

Học tiếng Anh là để cải thiện bản thân, cải thiện cuộc sống của chính mình.Đó là một động lực hoàn toàn chính đáng của riêng bạn để mang ước mơ củabạn bay cao và xa hơn hay chính bản thân bạn đang nắm chắc trong tay tương laicủa chính mình Thúc đẩy sự nghiệp sau này bằng cách thể hiện trình độ tiếngAnh trên lý lịch của bạn giúp bạn nhận được công việc đáng mơ ước và kiếmđược nhiều tiền hơn

Giúp bạn năng động trong môi trường xã hội, tự tin trong giao tiếp và luônmuốn khám phá những nền văn hóa của các nước trên thế giới Bên cạnh đó, bạncó thể đi du lịch khắp thế giới một cách thoải mái nhất, dễ dàng tiếp cận cuộcsống và văn hóa sinh hoạt của người bản địa

Biết Tiếng Anh sẽ giúp bạn trò chuyện, kết giao với những người bạn, đồngnghiệp, thầy, cô là người nước ngoài, tạo lập được nhiều mối quan hệ chất lượng,các nguồn giáo dục hay trên toàn thế giới, tài liệu, sách và các bài nghiên cứu đềubằng tiếng Anh Vì Tiếng Anh được sử dụng bởi hầu như mọi quốc gia trên thếgiới, do đó không chỉ là người Anh, Mỹ, bạn còn có thể kết bạn với người TrungQuốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Từ đó, sẽ giúp bạn tiếp cận được với những nềngiáo dục chất lượng cao hơn, những kiến thức khoa học từ các nhà khoa học nổitiếng với độ chính xác hơn so với các bản dịch lại

Tiếp cận dễ dàng với nền công nghiệp giải trí và truyền thông Hiện nay córất nhiều kênh giải trí, chương trình truyền hình nổi tiếng trên thế giới sử dụngngôn ngữ chung là tiếng Anh, nên khi thành thạo ngôn ngữ này giúp bạn hiểu biếtnhiều hơn lĩnh vực này Ngoài ra, còn có các gameshow nổi tiếng, bộ phim nướcngoài sử dụng ngôn ngữ bản địa rồi dùng phụ đề tiếng Anh để thu hút người xemnhiều hơn

Hơn hết, quá trình học tiếng Anh cũng là lúc rèn luyện khả năng tự học, tựgiác, tính kỉ luật của bản thân, trong đó còn đòi hỏi tư duy và sự

Trang 13

1.3 Phân loại

1.3.1 Theo đối tượng nghiên cứu:

- Lí luận về nhu cầu học tiếng anh của sinh viên: Nghiên cứu về các nhu cầuthiết yếu của sinh viên về học ngoại ngữ, bao gồm nhu cầu về học hỏi, giao tiếpxã hội, …

- Lí luận về điều kiện lựa chọn việc học tiếng anh của sinh viên: Nghiên cứuvề các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn học tiếnganh của sinh viên, bao gồm vị trí trường học, giá cả, trình độ giáo viên, cơ sở vậtchất, chương trình học, môi trường xung quanh,

- Lí luận về quyết định lựa chọn việc học tiếng anh của sinh viên: Nghiên cứuvề quá trình sinh viên cân nhắc, đánh giá các yếu tố về nhu cầu và điều kiện đểđưa ra lựa chọn phù hợp nhất

1.3.2 Theo phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng:

Hình nghiên cứu có liên quan thông qua tài liệu, báo cáo, Các nghiên cứuđịnh tính còn được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu đối với các bạn sinh viênhọc ngoại ngữ và thảo luận nhóm với sinh viên năm nhất để thu thập dữ liệuvà phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên năm nhấtUTC2

Nghiên cứu định lượng được sử dụng các phương pháp như khảo sát,thí nghiệm để thu thập dữ liệu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc họctiếng anh của sinh viên năm nhất UTC2

12

Trang 14

1.4 Nội dụng

*Tham khảo đề tài của trường đại học Trà VinhTrong suốt hơn 50 năm qua, ngành khoa học về quá trình tiếp thu ngôn ngữthứ hai (SLA) đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề học tập từ vựng củasinh viên học sinh trên phạm vi toàn cầu Hầu hết các nghiên cứu được thực hiệntrong các lĩnh vực cụ thể như sau:

Phương pháp học từ vựng dựa vào tình huống, ngữ cảnh và học từ vựng không dựa vào tình huống và ngữ cảnh.

Có nhiều quan điểm đối lập nhau cùng tồn tại giữa các chuyên giangôn ngữ liên quan đến hai phương thức học từ vựng này Có rất nhiềubằng chứng mang tính thuyết phục cao chứng minh rằng học từ vựng dựa vào ngữcảnh (từ các tài liệu thực tế) mang lại nhiều hiệu quả hơn là dựa vào danh từ vựngđược liệt kê sẵn (word list) Chẳng hạn như Oxford và Scarcella (1994) trongnghiên cứu của mình đã tìm ra là việc học tập từ vựng không dựa vào ngữ cảnhsẽ có thể giúp sinh viên ghi nhớ từ vựng để phục vụ cho các bài thi, kiểm tra,nhưng sinh viên sẽ quên các từ vựng đó một cách nhanh chóng ngay sau các bàithi hay kiểm tra đó Ngoài ra McCarthy (1990) phát biểu rằng nếu sinh viên họctừ vựng qua một tình huống có ý nghĩa, nội dung rõ ràng thì sinh viên sẽ ghi nhớvà đồng hóa từ vựng đó trong một thời gian lâu hơn Tuy nhiên hầu hết cácnghiên cứu như Morgan và Bailey (1943); Wind và Davidson (1969), Gershman(1970), Tudor and Hafiz, 1989, Hulstjin, 1992 chưa tìm ra được việc có haykhông việc học từ vựng trong các tình huống “yêu thích” có hiệu quả như thế nàoso với những tình huống không gây sự hứng thú cho sinh viên

Các phương pháp học từ vựng không dựa vào ngữ cảnh được sử dụng nhiều nhất

Gần đây các nhà nghiên cứu đã nỗ lực điều tra các phương pháp họctừ vựng không dựa vào ngữ cảnh nào được sử dụng nhiều nhất và đã phát hiện làcác phương pháp mang tính máy móc được sinh viên sử dụng nhiều hơn so với

Trang 15

các phương pháp có tính phức tạp cao Cohen và Aphex (1981) quan sát thấyđược sinh viên cố gắng ghi nhớ những từ vựng họ không biết bằng cách họcthuộc lòng (memorization) Ngoài ra O Mally và cộng sự (1985) cũng thấy được‟phương pháp học bằng cách lặp đi lặp lại (repetition) cũng được sinh viên sử dụngnhiều nhất trong quá trình học từ vựng Qua các nghiên cứu các phương pháp họctừ vựng nêu trên được cho là gây thất vọng cho các nhà nghiên cứu và không hiệuquả đối với sinh viên Ellis (1995) cũng bổ sung thêm rằng “Giả thuyết chiều sâucủa việc xử lí thông tin tiếp nhận” (Depth of Proccessing Hypothesis) khi áp dụngvào việc học từ vựng thì việc xử lí thông tin ở mức nông (Shallow proccessing)chỉ giúp sinh viên chỉ dừng lại ở mức độ luyện tập nói (oral rehearsal) không giúpsinh viên lưu lại trong trí nhớ, nhưng phương pháp xử lí sâu thì sinh viên sẽ tiếpcận từ vựng về cả phương diện dạng thức (form) và ngữ nghĩa (semantic) và kếtquả là tăng cường khả năng ghi nhớ và vận dụng của sinh viên.

Nghiên cứu về phương pháp học từ vựng của sinh viên khá giỏi và sinhviên yếu kém

Những nghiên cứu khác về phương pháp học từ vựng cũng đã tìm ra nhiềucách khác nhau mà sinh viên khá giỏi và sinh viên yếu kém sử dụng để tiếp thutừ tựng Trong một nghiên cứu trên 300 sinh viên Sudan học tiếng Anh, Ahmed(1989) đã nhận thấy rằng các phương pháp học từ vựng của sinh viên khá giỏikhông những nhiều hơn về số lượng mà còn đa dạng hơn về thể loại so vớisinh viên yếu kém Nghiên cứu của Sannoui (1992, 1995) xác định được haikhuynh hướng tiếp cận việc học từ vựng ngoại ngữ khác nhau Thứ nhất là nhữngsinh viên định hình về cấu trúc được việc học từ vựng của mình thì sẽ độc lậptham gia vào các hoạt động học tập và luyện tập các từ vựng cần học Còn nhữngsinh viên không định hình việc học từ vựng của mình sẽ không độc lập được.Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mọi cấp độ học tập, những sinh viên định hìnhđược việc học của mình thành công hơn những sinh viên không hoặc không thểđịnh hình được Thủ thuật học từ vựng nói chung là một phần nhỏ của các

14

Trang 16

thủ thuật học tập trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ Việc kêu gọi giúp đỡsinh viên cải thiện phương pháp học tập của họ được thực hiện trên nhiều cơ sởkhác nhau Sokmen (1997) đề cao việc giúp người học tiếp nhận từ vựngtheo cách riêng của mình, tuy nhiên cần phải lưu ý rằng sinh viên không thểhọc thuộc tất cả từ vựng họ cần trong quá trình học tập trên lớp Tương tựCunningsworth (1995) xem việc giúp sinh viên xây dựng thủ thuật học từ vựngriêng cho họ như là một phương pháp rất có hiệu quả Brown và Payne (1994)xác định năm bước trong quá trình học tập từ vựng của một ngoại ngữ là (i)có nguồn để tiếp cận với vốn từ vựng mới, (ii) có hình thức rõ ràng hơn cả vềhình ảnh và âm của những từ đó, (iii) học nghĩa của từ, (iv) ghi nhớ dạng thức vànghĩa của từ, (v) sau đó là sử dụng từ Nói tóm lại là tất cả những thủ thuật họctừ vựng ở một chuẩn mực nào đó phải liên quan đến 5 bước nêu trên Sahandri vàcộng sự (2009) đã phân loại các thủ thuật học từ vựng của sinh viên theo mức độđược sử dụng nhiều nhất từ: quyết định, ghi nhớ, siêu nhận thức, nhận thức vàxã hội Trên cở sở phân loại trên tác giả cũng liệt kê các phương pháp học từ vựngcụ thể theo từng loại như (1) sử dụng từ điển đơn ngữ, (2) đoán nghĩa từ ngữcảnh, (3) học từ mới nhiều lần, (4) liên hệ từ vựng với từ đồng nghĩa và trái nghĩacủa nó, (6) sử dụng từ mới trong câu, (7) sử dụng các kênh truyền thông bằngtiếng Anh, (8) ghi chú, (9) Học âm của từ, (10) lặp danh sách từ mới, (11) viếtđoạn sử dụng nhiều từ vựng mới, (12) học từ với bạn cùng lớp, (13) hỏi bạn họcđể biết nghĩa của từ (14) kiểm tra từ tương đương trong ngôn ngữ mẹ đẻ, (15) sửdụng các hành động cụ thể khi học từ vựng, (16) trò chuyện với người bản xứ,(17) hỏi giáo viên nghĩa của từ mới.

Liệu có một mối liên hệ nào đó giữa vốn từ vựng và khả năng hiểu củasinh viên?

Vấn đề này được không ít các nhà nghiên cứu tìm hiểu Trong nghiên cứucủa mình Ming-Ju Alan Ho và Hsin-Yi Lien (2010) chứng minh được vốntừ vựng của sinh viên học tiếng Anh như một ngoại ngữ tỉ lệ thuận với khả năngđọc hiểu của họ Cụ thể là những sinh viên có vốn từ vựng phong phú và chuyên

Trang 17

sâu hơn hiểu các bài đọc tốt hơn Bên cạnh đó Ho và Lien cũng lưu ý là việc họctừ vựng nên đưa vào vốn từ đồng nghĩa để cho sinh viên nhanh chóng tăng vốntừ vựng của mình lên Trong một nghiên cứu khác của Marcella Hu Hsueh-chaovà Paul Nation (2000) về mật độ từ vựng mới và khả năng đọc hiểu của sinh viên,kết quả cho thấy mối quan hệ giữa số lượng từ vựng mới trong một bài đọc vàkhả năng hiểu bài của sinh viên là hoàn toàncó thể đoán được Dường nhưsinh viên cần đến 98% lượng từ vựng để hiều một bài đọc trong lĩnh vực khoahọc Dù các nghiên cứu trong lĩnh vực học từ vựng rất đa dạng với nhiều pháthiện mang tính thiết thực và rất có ích cho các nghiên cứu tiếp theo trong từnglĩnh vực tham khảo Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu nêu trên chỉ dừng lại ởmức độ thăm dò, kiểm tra năng lực từ vựng và năng lực tiếng Anh chung của sinhviên Vẫn chưa có sự tìm hiểu sâu và đánh giá các phương pháp học từ của sinhviên xem có hiệu quả hay chưa, vẫn chưa có những nghiên cứu thực nghiệmphương pháp học dựa trên được thiết kế dựa trên kết quả điều tra khảo sát vềquá trình và tính chất học từ vựng của sinh viên

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh1.5.1 Yếu tố bên ngoài

*Giảng viên dạy học

Năng lực và phẩm chất nhân cách của người giáo viên giảng dạy tiếng Anhchính là “tài” và “đức” và được thể hiện thông qua các giá trị về: lối sống,lập trường chính trị, xã hội, cái nhìn về nhân sinh quan, thế giới quan, thái độ vàđặc biệt kiến thức vững chắc về chuyên ngành đang giảng dạy Goonetilleke(1989)

Giảng viên sẽ đóng vai trò định hướng nội dung môn học cũng nhưđịnh hướng nội dung từng bài học cho sinh viên Trên cơ sở định hướng củagiảng viên việc tự nghiên cứu của sinh viên sẽ dễ dàng hơn, giải quyết được

16

Ngày đăng: 17/09/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w