Nội dung chính của đồ án: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT TỰ ĐỘNG CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ PLC S7-1200 VÀ PHẦN MỀM TIA PORTAL CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌCNGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN
VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY GIẶT
TỰ ĐỘNG
Người hướng dẫn : Th.S Dương Quang Thiện
Sinh viên thực hiện : Hoàng Dương Hướng Mã sinh viên : 2050551200141
Đà Nẵng, 06 /2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN
VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY GIẶT
TỰ ĐỘNG
Người hướng dẫn : Th.S Dương Quang Thiện
Sinh viên thực hiện : Hoàng Dương Hướng Mã sinh viên : 2050551200141
Đà Nẵng, 06 /2024
Trang 5Tên đề tài: “ Thiết kế mô hình máy giặt tự động ” Sinh viên thực hiện : Hoàng Dương Hướng Mã sinh viên : 2050551200141 GVHD : Th.s Dương Quang Thiện
Đề tài “ Thiết kế mô hình máy giặt tự động” Ở đây nhóm đã sử dụng PLC 1200 CPU 1214C DC/DC/DC và được viết bằng ngôn ngữ LAD trên phần mềm TIA Portal kết hợp với sử dụng Arduino và được viết bằng ngôn ngữ C trên phần mềm Aruduino IDE
S7-Bài báo cáo trình bày về quá trình nghiên cứu, thiết kế mô hình máy giặt Mô hình máy giặt có các chức năng chính như: Giặt theo khối lượng, tự chọn bằng tay hoặc tự động theo các chế độ, chế độ xả, chế độ vắt …
Nội dung bài báo cáo: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về máy giặt, tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu về máy giặt Nêu ra các hướng và tiêu chí chọn đề tài, lựa chọn các phương pháp và giải pháp phù hợp với mô hình máy giặt
Chương 2: Trình bày tổng quan về PLC và giới thiệu về PLC S7-1200, làm việc với phần mềm TIA Portal V16, giới thiệu và thiết kế giao diện WinCC Kết quả sử dụng PLC S7-1200 làm bộ điều khiển trung tâm và phần mềm TIA Portal V16 để viết chương trình điều khiển và giám sát
Chương 3: Trình bày yêu cầu công nghệ của đề tài Tính toán, lựa chọn các thiết bị phù hợp với quy trình công nghệ đã đề ra để lắp đặt, thiết kế phần cơ khí, đấu nối tủ điện để điều khiển hệ thống Kết quả hoàn thành được mô hình máy giặt tự động
Chương 4: Thiết lập bảng phân công đầu vào, đầu ra của hệ thống, vẽ lưu đồ thuật toán, lập trình chương trình hệ thống Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát WinCC Kết quả hoàn thành được chương trình điều khiển và giao diện giám sát WinCC đáp ứng được quy trình công nghệ đề ra
Trang 6KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Quang Thiện Sinh viên thực hiện : Hoàng Dương Hướng Mã SV: 2050551200141
1 Tên đề tài:
“THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY GIẶT TỰ ĐỘNG”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/01/2024 đến ngày 30/06/2024
2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- PLC S7-1200, Arduino mega - Trần Văn Hiếu, “Tự Động Hóa PLC S7 – 1200 Với TIA Portal”, năm 2019, nhà xuất bản khoa học - kỹ thuật
3 Nội dung chính của đồ án:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT TỰ ĐỘNG CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ PLC S7-1200 VÀ PHẦN MỀM TIA PORTAL CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH MÁY GIẶT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
4 Các sản phẩn dự kiến - Mô hình điều khiển máy giặt tự động
- Báo cáo thuyết minh đề tài - Chương trình điều khiển hệ thống trên TIA Portal
5 Ngày giao đồ án: 20/01/2024 6 Ngày nộp đồ án: 30/06/2024
Đà nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2024
Th.S Dương Quang Thiện
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước Trong mỗi gia đình chúng ta hằng ngày không thể thiếu những chiếc máy giặt thông minh Máy giặt hiện tại đóng vai trò rất quan trọng và là xu hướng trong tương lai
Máy giặt đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong hầu hết các gia đình hiện nay Sự tiện lợi và hiệu quả của chúng đã giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức giúp chúng ta giảm bớt khối lượng hằng ngày Tuy nhiên , máy giặt không chỉ đơn thuần là một sản phẩm tiện ích, mà còn mang lại nhiều lợi ích và ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường xung quanh chúng ta
Xuất phát từ tầm quan trọng của máy giặt trong cuộc sống, sau khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật – Đại Học Đà Nẵng, chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa nhóm đã có điều kiện học hỏi và tích lũy kiến thức về chuyên ngành học của mình Với mục đích ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, nhóm được giao và hướng dẫn thực hiện đề tài “ Thiết kế mô hình máy giặt tự động ” dưới sự hướng dẫn của Th.S Dương Quang Thiện
Nhóm xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô trong Khoa Điện – Điện Tử đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này Đặc biệt, nhóm xin chân thành cảm ơn Th.S Dương Quang Thiện một người thầy tâm huyết đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng giá trị để nhóm hoàn thiện đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8CAM ĐOAN
Tên đề tài: “Thiết kế mô hình máy giặt tự động” Sinh viên thực hiện : Hoàng Dương Hướng Mã sinh viên : 2050551200141 Lớp : 20TDH1
“Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là do chính chúng tôi nghiên cứu và thực hiện Tôi không sao chép từ bất kì một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.”
Sinh viên thực hiện
Hoàng Dương Hướng
Trang 9MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN ii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT TỰ ĐỘNG 2
1.1 Tính cấp thiết của máy giặt tự động 2
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2
1.2.1 Cấu trúc máy giặt 2
1.2.2 Trang thiết bị của máy giặt 3
1.2.3 Các giải pháp trong đề tài 9
1.2.4 Tiêu chí đề tài 10
1.2.5 Lựa chọn giải pháp cho đề tài 11
1.2.6 “Mô hình máy giặt thông minh” đề xuất 11
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ PLC S7-1200 VÀ PHẦN MỀM TIA PORTAL 12
2.1 Tổng quan về PLC 12
2.1.1 Giới thiệu PLC S7-1200 14
2.1.2 Giới thiệu về phần mềm TIA Portal V16 18
2.2 Tổng quan về WinCC 22
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG 27
3.1 Tính toán chọn động cơ thực tế cho máy giặt 27
3.2 Lựa chọn linh kiện cho mô hình máy giặt 30
3.2.1 chon động cơ cho mô hình 31
3.2.2 Vi điều khiển 32
3.2.3 Động cơ bơm nước 33
3.2.4 Nguồn tổ ong 35
Trang 103.2.5 Nút nhấn 36
3.2.6 Lựa chọn nút nhấn 37
3.2.7 Đèn báo 38
3.2.8 Relay trung gian 39
3.2.9 Cảm biến khối lượng loadcell 40
3.2.10 Mạch khuếch đại loadcell LF-S01 41
3.6 Thi công mô hình, hệ thống 53
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH MÁY GIẶT 54
4.1 Bảng phân công đầu vào, đầu ra 54
4.2 Lưu đồ thuật toán 55
4.2.1 Lưu đồ chọn chương trình 55
4.2.2 Lưu đồ chương trình Auto 56
4.2.3 Lưu đồ chương trình Manual 57
4.2.4 Lưu đồ thuật toán chế độ 1 57
4.2.5 Lưu đồ thuật toán chế độ 2 60
4.2.6 Lưu đồ thuật toán chế độ 3 62
4.2.7 Lưu đồ thuật toán chế độ vắt 64
4.3 Thiết kế giao diện giám sát và điều khiển trên WinCC 66
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
Trang 11
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 3.1 Thông số kỹ thuật vi điều khiển Arduino Mega 33
BẢNG 3.2 Thông số kỹ thuật cho nguồn tổ ong 24VDC: 5A 35
BẢNG 3.3 Thông số kỹ thuật cho nguồn tổ ong 24VDC 10A 36
BẢNG 3.4 Thông số kỹ thuật Schneider XB7NA42 37
BẢNG 3.5 Thông số đèn led 24V XD8-1 38
BẢNG 3.6 Thông số kỹ thuật Relay trung gian 24VDC 39
BẢNG 3.7 Thông số kỹ thuật module relay trung gian 5 VDC 40
BẢNG 3.8 Thông số kỹ thuật Cảm biến load cell 41
BẢNG 3.9 Thông số kỹ thuật mạch khuếch đại loadcell LF-S01 41
BẢNG 4.1 Bảng phân công đầu vào, đầu ra 54
DANH MỤC HÌNH VẼ HÌNH 1.1 Kết cấu của máy giặt 3
HÌNH 1.2 Bảng điều khiển máy giặt 4
HÌNH 1.3 Lồng máy giặt 5
HÌNH 1.4 Bơm xả 6
HÌNH 1.5 Động cơ máy giặt 7
HÌNH 1.6 Phao báo mực nước 8
HÌNH 2.5 Module nguồn nuôi 15
HÌNH 2.6 Module mở rộng tín hiệu vào/ra 16
HÌNH 2.7 Module truyền thông 16
Trang 12HÌNH 2.8 Module Analog 17
HÌNH 2.9 Phần mềm TIA Portal V16 19
HÌNH 2.10 Biểu tượng TIA Portal V16 19
HÌNH 2.11 Create new project 20
HÌNH 2.12 Configure a device 20
HÌNH 2.13 Add new devices 20
HÌNH 2.14 Cấu hình PLC S7-1200 21
HÌNH 2.15 Giao diện làm việc 21
HÌNH 2.16 Tìm và kết nối máy tính với PLC 22
HÌNH 2.17 WinCC Advanced 22
HÌNH 2.18 Giao diện chọn WinCC 24
HÌNH 2.19 Thêm Card mạng cho wincc 24
HÌNH 2.20 Tạo kết nối Network giữa PLC và WinCC 25
HÌNH 2.21 Kết nối Connection giữa PLC và WinCC 25
HÌNH 2.22 Cửa sổ Devices 25
HÌNH 2.23 Giao diện làm việc WinCC 26
HÌNH 3.1 Arduino Uno Mega 32
HÌNH 3.2 Động cơ bơm 5V 35
HÌNH 3.3 Nguồn tổ ong 24VDC 5A 36
HÌNH 3.4 Nút nhấn nhả Siemens APT LA39-A1 38
HÌNH 3.5 Đèn led Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.HÌNH 3.6 Relay trung gian 24 VDC 39
HÌNH 3.7 Relay 5VDC 40
HÌNH 3.8 Cảm biến khối lượng loadcell 41
HÌNH 3.9 Mạch khuếch đại loadcell LF-S01 42
Hình 3.10 Servo Motor MG996R 42
Hình 3.11 Cấu tạo động cơ servo 43
Hình 3.12 Sơ đồ nối dây của Servo SG90 43
Hình 3.13 Kích thước Servo SG90 44
Hình 3.14 Điều khiển trục ra của động cơ bằng cách điều chế độ rộng xung 44
Hình 3.15 Kích thước Servo SG90 45
HÌNH 3.16 Sơ đồ khối của hệ thống 51
HÌNH 3.17 Mặt trước và mặt sau của tủ điện 52
Trang 13HÌNH 3.18 Mặt trên và mặt đáy của tủ điện 52
HÌNH 3.19 Thi công phần điện 53
HÌNH 3 20Hệ thống thực tế sau khi hoàn thiện 53
HÌNH 4 1 Lưu đồ thuật toán tổng quát 55
HÌNH 4.2 Lưu đồ thuật toán chương trình Auto 56
HÌNH 4.3 Lưu đồ chế độ 1 59
HÌNH 4.4 Lưu đồ chế độ 2 61
HÌNH 4.5 Lưu đồ thuật toán chế độ 3 62
HÌNH 4.6 Lưu đồ thuật toán chế độ VẮT 65
HÌNH 4.7 Giao diện WinCC 66
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
trình PLC S7-1200 STL Structured Text Logic Ngôn ngữ phần mềm lập
Trang 14MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, phương tiện thiết bị máy móc là vấn đề được quan tâm hàng đầu Các thiết bị phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày được ưu tiên hàng đầu, góp phần rút ngắn thời gian, công sức và đạt hiệu quả công việc giúp mang lại nhiều lợi ích
Chính vì lý do thiết thực ấy, nên nhóm đã chọn đề tài đồ án máy giặt tự động Nhắc đến máy giặt không còn xa lạ với chúng ta nữa, nó gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta Máy giặt trong các khu công nghiệp, trong các ngành dịch vụ và hơn nữa là máy giặt có mặt trong mỗi hộ gia đình chúng ta…
Mục tiêu đề tài của nhóm là sẽ nghiên cứu, thiết kế thành công mô hình máy giặt với các chức năng tương tự máy giặt ngoài thực tế, thiết kế được hệ thống hoạt động ổn định nhất có thể Tuy nhiên sản phẩm chỉ dừng lại ở mức mô hình, mô phỏng hoàn toàn chưa thể áp dụng ngay vào thực tế
Cấu trúc của bài báo cáo này gồm : Lời nói đầu
Cam đoan Mục lục Danh sách bảng, hình ảnh Danh sách các ký hiệu, chữ viết tắt Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về máy giặt tự động Chương 2: Giới thiệu về PLC S7-1200 và phần mềm TIA Portal Chương 3: Thiết kế và thi công mô hình máy giặt tự động Chương 4: Chương trình điều khiển mô hình máy giặt tự động Đánh giá kết quả thực hiện đề tài
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY GIẶT TỰ ĐỘNG1.1 Tính cấp thiết của máy giặt tự động
Máy giặt là một thiết bị gia đình được sử dụng rộng rãi để giặt và làm sạch quần áo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc giặt tay truyền thống Máy giặt hiện đại có nhiều tính năng và công nghệ tiên tiến giúp cải thiện hiệu suất giặt và chăm sóc quần áo
Máy giặt thường được dùng trong khách sạn, công sở, chung cư và trong từng hộ gia đình Có nhiều loại máy giặt với những dung tích khác nhau phù hợp với gia đình có nhu cầu giặt nhiều hoặc ít quần áo Máy giặt là thiết bị rất quan trọng, đặc biệt gia đình đông người nhiều thế hệ
Công nghệ ngày càng phát triển trong lĩnh vực máy giặt, với nhiều tính năng và tiện ích như giặt nhanh, giặt êm, tiết kiệm nước và năng lượng Một số máy giặt cũng tích hợp công nghệ thông minh cho phép người dùng điều khiển từ xa và nhận thông báo về quá trình giặt
Hiện nay các gia đình thường giặt áo quần theo cảm tính và để bột giặt, dầu xả thủ công không theo một định lượng hay một nguyên tắc nào Nhiều gia đình để áo quần nhiều nhưng lượng xà bông và dầu xả ít làm áo quần giặt không sạch, ngược lại nhiều gia đình để lượng áo quần ít nhưng lại để quá nhiều xà bông, dầu xả gây lãng phí mà không đem lại hiệu quả trong quá trình giặt Từ những vấn đề trên nên nhóm em xin nghiên cứu về “Mô hình máy giặt tự động” kết hợp giữa việc cân lượng áo quần khi cho vào máy giặt và dựa vào khối lượng áo quần để cho ra lượng bột giặt và dầu xả phù hợp để tăng năng suất cho máy giặt và tiết kiệm chi phí cho người dùng
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1 Cấu trúc máy giặt ❖ Cấu trúc tổng thể
Các loại máy giặt hiện đại có cấu trúc phức tạp nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn, tiện lợi trong vận hành Máy giặt gồm một số bộ phận và chức năng sau:
- Bảng điều khiển: Là mạch điện tử được nhà sản xuất thiết lập sẵn, giúp bạn điều
chỉnh các chu trình giặt
- Lồng máy giặt: Gồm có lồng ngoài và trong Lồng trong thường làm bằng inox,
thép, để chứa quần áo, liên kết với trục xoay để quay tròn Lồng ngoài bằng nhựa, chứa nước trong quá trình giặt
Trang 16- Bơm xả máy giặt: Bơm nước thải ra ngoài trước khi nước sạch được đưa vào
cho chu trình giặt tiếp theo
- Mô tơ: Lắp trên thân của lồng giặt ngoài, giúp máy chuyển động - Phao báo mực nước: Báo lượng nước trong thùng giặt đến bộ phận điều khiển,
từ đó giúp bộ phận điều khiển lựa chọn chế độ và cấp nước cho phụ tải làm việc
- Van cấp nước: Van hoạt động nhờ lõi điện từ, được điều khiển tự động và luôn
thay đổi vị trí đóng mở khi có dòng điện đi qua lõi điện từ Tất cả các bộ phận trên được bố trí phù hợp nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao độ an toàn tuyệt đối của thang trong quá trình vận hành
HÌNH 1.1 Kết cấu của máy giặt
1.2.2 Trang thiết bị của máy giặt ❖ Bảng điều khiển:
- Bảng điều khiển của máy giặt có chức năng điều khiển và tương tác với các hoạt động của máy giặt tương tác với người dùng, cung cấp thông tin về trạng thái và thời gian, và cho phép người dùng điều chỉnh các thiết lập phù hợp với nhu cầu giặt đồ của mình
Trang 17Cấu tạo của bảng điều khiển bao gồm:
-Các nút chức năng: Bao gồm các nút như "Bật/Tắt", "Chế độ giặt", "Tốc độ
quay", "Nhiệt độ", "Hẹn giờ", "Bơm nước", và các nút điều khiển khác Nhấn vào các nút này để chọn các chế độ và cài đặt cho quá trình giặt
-Màn hình hiển thị: Màn hình này thường được sử dụng để hiển thị các thông tin
như chế độ giặt hiện tại, thời gian còn lại, tốc độ quay, nhiệt độ và các thông báo khác Nó giúp người dùng theo dõi và điều chỉnh các thiết lập của máy giặt
-Vòng xoay điều khiển: Một vòng xoay có thể được sử dụng để điều chỉnh các
thiết lập như tốc độ quay và nhiệt độ Người dùng có thể xoay vòng xoay để chọn các giá trị mong muốn
-Đèn báo: Bảng điều khiển có thể có các đèn báo để hiển thị trạng thái của máy
giặt, chẳng hạn như trạng thái hoạt động, trạng thái cửa, trạng thái lỗi và các thông báo khác
HÌNH 1.2 Bảng điều khiển máy giặt
❖ Lồng máy giặt
❖ Gồm có lồng ngoài và lồng trong: Lồng máy giặt ngoài (Top-load):
❖ Chức năng: Lồng máy giặt ngoài có cửa mở phía trên, người dùng đặt quần
áo vào lồng từ phía trên Quá trình giặt thường sử dụng lồng giặt cơ với cánh quạt hoặc cấu trúc tương tự để tạo chuyển động xoay và lắc Nước giặt được đổ từ trên xuống và nước sẽ được xả qua lỗ thoát ở dưới lồng
Trang 18❖ Cấu tạo: Lồng máy giặt ngoài có hình dạng hình trụ hoặc hình cầu và cánh quạt
cấu trúc tạo chuyển động nằm ở giữa lồng Có một nắp hoặc cửa trên đầu máy để người dùng đặt và lấy quần áo
Lồng máy giặt trong (Front-load):
❖ Chức năng: Lồng máy giặt trong có cửa mở phía trước, người dùng đặt quần áo
vào lồng từ phía trước Quá trình giặt sử dụng lồng giặt không cơ với cấu trúc trụ tròn hoặc hình cầu nổi lên từ đáy lồng Lồng giặt trong tạo ra dòng chảy xoáy nước giặt để làm sạch quần áo
❖ Cấu tạo: Lồng máy giặt trong có hình dạng hình trụ, nằm ngang và có cửa mở
phía trước Lồng giặt không cơ nằm ở phía trong lồng, không có cánh quạt trung tâm Có các lỗ thông hơi và lỗ thoát nước để đảm bảo quá trình giặt hiệu quả
HÌNH 1.3 Lồng máy giặt
❖ Bơm xả máy giặt
Cấu tạo và chức năng của bơm xả máy giặt như sau:
Cấu tạo: - Bơm xả máy giặt thường được gọi là "bơm thoát nước" hoặc "bơm " - Nó bao gồm một động cơ điện và một cánh quạt ở bên trong
- Các bộ phận chính khác là vỏ bơm, đầu hút, đường ống xả Chức năng:
Trang 19- Chức năng chính của bơm xả là để xả nước từ lồng giặt ra ngoài sau khi hoàn
thành chu trình giặt
- Khi máy giặt kết thúc chu trình giặt, bơm xả sẽ được kích hoạt để hút nước từ lồng
giặt và đẩy nó ra ngoài qua ống xả
- Công suất của bơm xả phải đủ lớn để có thể xả nhanh toàn bộ lượng nước trong lồng giặt Bơm xả cũng có thể được sử dụng để bơm nước vào lồng giặt ở một số máy
- Trục mô tơ: kết nối rotor và truyền động cho các bộ phận khác
Trang 20- Làm cho lồng giặt quay, đảm bảo dòng chảy của nước và quần áo trong suốt quá trình giặt
- Cung cấp sức vắt mạnh mẽ để loại bỏ nước ra khỏi quần áo sau khi giặt - Là bộ phận quan trọng giúp máy giặt hoạt động tự động và hiệu quả
HÌNH 1.5 Động cơ máy giặt
❖ Phao báo mực nước máy giặt
- Bộ điều khiển sẽ dựa vào tín hiệu từ phao để:
+ Ngừng quá trình cấp nước khi mức nước đủ + Khởi động hoặc ngừng hoạt động của mô tơ bơm xả nước + Điều chỉnh mức nước phù hợp với từng chu trình giặt
Trang 21HÌNH 1.6 Phao báo mực nước
- Van cấp nước còn có thể có chức năng điều chỉnh áp suất và lưu lượng nước nếu cần thiết
HÌNH 1.7 van cấp nước
Trang 221.2.3 Các giải pháp trong đề tài ❖ Giải pháp 1: Cảm biến trọng lượng trong lồng máy giặt
Mô tả: Nguyên lý cơ bản là sử dụng một hoặc nhiều cảm biến trọng lượng (load cell)
được lắp đặt bên trong lồng máy giặt Các cảm biến này sẽ liên tục theo dõi và đo lường khối lượng của quần áo được bỏ vào máy Dữ liệu về khối lượng quần áo sẽ được gửi vào bộ điều khiển của máy giặt Bộ điều khiển sẽ tự động tính toán và điều chỉnh lượng bột giặt, nước và thời gian giặt phù hợp với khối lượng quần áo Nhờ đó, máy giặt có thể tối ưu hóa quá trình giặt, tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng
thiết bị thông thường
+ Yêu cầu có phần mềm điều khiển phức tạp hơn để xử lý dữ liệu từ cảm biến và điều
khiển lượng bột giặt, dầu xả
+ Nếu cảm biến bị hư hỏng hoặc không hoạt động chính xác, sẽ ảnh hưởng đến việc
định lượng nguyên liệu
❖ Giải pháp 2: Sử dụng thiết bị đo khối lượng riêng biệt
Mô tả: Nguyên lý là sử dụng một thiết bị đo khối lượng (ví dụ như cân điện tử) đặt riêng
biệt với máy giặt Người dùng sẽ cân khối lượng quần áo trước khi cho vào máy giặt Dữ liệu về khối lượng quần áo sẽ được truyền vào bộ điều khiển của máy giặt thông qua khối xử lý trung tâm Bộ điều khiển sẽ tự động tính toán và điều chỉnh các thông số giặt phù hợp
Ưu điểm:
+ Chi phí lắp đặt thường thấp hơn so với tích hợp cảm biến trực tiếp vào máy
Trang 23+ Linh hoạt hơn, có thể sử dụng các thiết bị đo khối lượng độc lập thay vì tích hợp trực tiếp vào máy giặt
+ Dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp thiết bị đo khối lượng nếu cần
Nhược điểm: + Độ chính xác và tích hợp với máy giặt có thể chưa tối ưu như giải pháp 1 Người dùng
phải thực hiện thêm một số thao tác như cân đo khối lượng quần áo trước khi cho vào máy giặt
+ Việc đồng bộ hóa dữ liệu từ thiết bị đo khối lượng với máy giặt có thể phức tạp hơn
❖ Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ cảm biến thông minh
Mô tả: Nguyên lý là sử dụng một hệ thống cảm biến tiên tiến, có khả năng nhận diện
loại vải, mức độ bẩn của quần áo Các cảm biến này có thể bao gồm cảm biến quang học, cảm biến từ tính, cảm biến điện dung, v.v Dữ liệu từ các cảm biến sẽ được xử lý bởi bộ điều khiển thông minh của máy giặt Dựa trên dữ liệu này, bộ điều khiển sẽ tự động lựa chọn chương trình giặt, lượng nước, bột giặt và thời gian phù hợp Mục tiêu là tối ưu hóa quá trình giặt, tiết kiệm nguồn tài nguyên và nâng cao trải nghiệm người dùng
Ưu điểm: + Có thể phát hiện loại vải, mức độ bẩn của quần áo để tự động điều chỉnh chương trình
giặt phù hợp
+ Tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng, nước và nguyên liệu trong quá trình giặt Mang
lại trải nghiệm tiện lợi hơn cho người dùng
Nhược điểm: + Chi phí công nghệ cảm biến thông minh thường cao hơn so với các thiết bị thông
thường
+ Độ tin cậy và bảo trì hệ thống cảm biến cần được đảm bảo, nếu không sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động
+ Yêu cầu có phần mềm điều khiển và xử lý dữ liệu từ các cảm biến phức tạp hơn
1.2.4 Tiêu chí đề tài
-Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của nhóm em về máy giặt hướng đến tiêu chí linh hoạt, chi phí sản nghiên cứu và sản xuất thấp đồng thời có tính ứng dụng rộng rãi trong
Trang 24cuộc sống + Tính linh hoạt và tích hợp: Giải pháp này sử dụng một thiết bị đo khối lượng độc lập với máy giặt, có thể tích hợp được với nhiều loại máy giặt khác nhau Điều này mang lại tính linh hoạt cao, không bị ràng buộc vào một modl máy giặt cụ thể
+ Tính ứng dụng rộng rãi: Thiết bị đo khối lượng riêng biệt có thể được sử dụng cho nhiều gia đình, không chỉ với một máy giặt cố định Giải pháp này có thể được áp dụng rộng rãi hơn so với các giải pháp tích hợp sẵn trong máy giặt
+ Chi phí và sản xuất: Giải pháp 2 có thể có chi phí sản xuất và triển khai thấp hơn so với việc tích hợp cảm biến trọng lượng trực tiếp vào máy giặt
1.2.5 Lựa chọn giải pháp cho đề tài
-Mục đích muốn đạt được của nhóm em bao gồm: + Tối ưu hóa quá trình giặt: Thiết bị đo khối lượng giúp cung cấp thông tin chính xác về khối lượng quần áo, từ đó máy giặt có thể điều chỉnh lượng nước, bột giặt và thời gian giặt một cách tối ưu
+ Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng: Việc tối ưu hóa quá trình giặt dẫn đến tiết kiệm được nguyên liệu (nước, bột giặt) và năng lượng tiêu thụ
+ Tăng trải nghiệm người dùng: Người dùng có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát khối lượng quần áo, từ đó nâng cao trải nghiệm sử dụng máy giặt
+ Khả năng tích hợp với các công nghệ khác: Thiết bị đo khối lượng riêng biệt có thể được tích hợp với các công nghệ thông minh khác như IOT, ứng dụng di động, v.v để mang lại các tính năng nâng cao
- Từ những ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp và dựa trên những tiêu chí và mục đích nhóm hướng tới để phát triển và trong phạm vi chỉ dừng lại ở đề tài nghiên cứu nhóm em xin chọn giải pháp 2: “Sử dụng thiết bị đo khối lượng riêng biệt “làm đề tài nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp lần này
1.2.6 “Mô hình máy giặt thông minh” đề xuất
-Từ giải pháp nhóm đã chọn ở trên nhóm em xin giới thiệu tính mới và vượt trội khác biệt so với máy giặt hiện tại của “Mô hình máy giặt thông minh”
+ Mô hình sẽ được thiết kế một cân loadcell ở phía trên lồng giặt khi để áo quần lên cân sẽ nhận tín hiện và báo khối lượng về cho bộ xử lý đồng thời servo sẽ gạt hết áo quần xuống lồng giặt Sau khi nhận khối lượng nằm trong khoảng cân nặng cho phép từng chế độ, bộ xử lý sẽ đưa tín hiệu về bơm và bơm đúng lượng nước, xà bông và dầu xả thông qua cảm biến lưu lượng để phù hợp cho từng cân nặng của áo quần Sau đó hệ thống sẽ xả nước và lặp đi lặp lại quá trình đấy như một máy giặt hiện tại trên thị trường
Trang 25CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ PLC S7-1200 VÀ PHẦN MỀM TIA PORTAL2.1 Tổng quan về PLC
❖ Giới thiệu chung
PLC (Programmable Logic Control) là thiết bị có thể lập trình được thiết kế chuyên dùng trong công nghiệp để điều khiển các tiến trình xử lí từ đơn giản đến phức tạp, tuỳ thuộc vào người điều khiển mà có thể thực hiện một loạt các chương trình hoặc sự kiện này được kích hoạt bởi các tác nhân kích thích (hay còn gọi là ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các bộ định thời (Timer) hay các sự kiện được đếm qua bộ đếm Khi một sự kiện được kích hoạt nó PLC bật ON, OFF hoặc phát ra một chuỗi xung ra các thiết bị bên ngoài được gắn vào ngõ ra của PLC Hiện nay PLC đã được nhiều hãng khác nhau sản xuất như: Siemens, Omron, Mitsubishi, Pesto, Alan Bradley, Shneider Hitachi, … Mặt khác ngoài PLC cũng đã bổ sung thêm các thiết bị mở rộng khác như: Các cổng mở rộng AI (Analog Input), DI (Digital Input), các thiết bị hiển thị, các bộ vào
❖ Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình
Sự phát triển những hệ thống điều khiển lập trình được (Programmable Control Systems) hệ thống sử dụng CPU và bộ nhớ để điều khiển máy móc hay quy trình sản xuất PLC tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc lập trình trên các lệnh logic cơ bản, thực hiện những tác vụ khác như định thời, đếm, … làm tăng khả năng điều khiển cho những hoạt động phức tạp, ngay cả với loại PLC nhỏ nhất Việc sử dụng PLC cho phép chúng ta hiệu chỉnh hệ thống điều khiển mà không cần có sự thay đổi nào về mặt kết nối dây, sự thay đổi chỉ là thay đổi chương trình điều khiển trong bộ nhớ thông qua thiết bị lập trình chuyên dùng Hơn nữa, chúng ta còn có ưu điểm là thời gian lắp đặt và đưa vào hoạt động nhanh hơn so với những hệ thống truyền thống mà đòi hỏi cần phải thực hiện việc nối dây phức tạp giữa các thiết bị rời Tuy nhiên, khi dùng PLC điều khiển những thiết bị có công suất lớn cần phải có mạch điện tử công suất trung gian gắn thêm vào
❖ Một số loại PLC hiện nay - PLC Siemens
Sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ tốt cho nhu cầu nhà máy, lập trình dễ dàng, gọn nhẹ, dung lượng lớn, dễ dàng bảo quản sửa chữa và có giá cả cạnh tranh PLC siemens có các dòng sản phẩm phổ biến: S7-200, S7-300, S7-400, S7-1200, S7-1500
Trang 26Một số PLC của hãng Siemens được thể hiện ở hình 2.1
HÌNH 2.1 PLC hãng Siemens
- PLC Mitsubishi
Sản phẩm thuộc tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản, được ứng dụng rộng rãi trong điều khiễn các hệ thống trong công nghiệp, từ đơn giản đến phức tạp Các sản phẩm phổ biến của hãng: PLC MITSUBISHI FX1N, PLC MITSUBISHI FX2N…
HÌNH 2.2 PLC hãng Mitsubishi
- PLC Schneider
Được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng nhất Sức mạnh xử lý và kích thước bộ nhớ là lý tưởng cho các mục tiêu ứng dụng hiệu suất cao Phần mềm lập trình của SoMachine rất mạnh mẽ và trực quan, giúp bạn nhanh chóng tạo ứng dụng mà không tốn nhiều thao tác Có 05 dòng sản phẩm chính: PLC Modicon M2xx, PLC Modicon M580 ePAC, PLC Modicon M340, PLC Modicon Quantum, PLC Modicon Preminum
Các sản phẩm của PLC Schneider được thể hiện ở hình 2.3
Trang 27S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP
❖ Các module của PLC S7-1200 phổ biến nhất hiện nay
Việc áp dụng PLC vào thực tế như tại trường học, các nhà máy, xí nghiệp đều có những nhiệm vụ và yêu cầu riêng vì vậy việc lựa chọn các thiết bị phần cứng là cũng khác nhau Để đáp ứng phù hợp với những yêu cầu đó mà không gây lãng phí tiền của PLC đã được chia nhỏ ra thành các module riêng lẻ để cho PLC không bị cứng hóa về cấu hình
Trang 28Hiện tại bộ module đã được tích hợp sẵn cổng thời gian thực RTC, cổng truyền thông như RS485 cũng như các cổng truyền thông mở rộng như Modbus, Profibus, Devicenet
HÌNH 2.4 PLC S7-1200 1214C DC/DC/DC Sử dụng module nguồn PM 1207 có các thông số: Input: 220/230VAC 50/60Hz, 1.2A/0.7A Output: 24VDC / 2.5A
HÌNH 2.5 Module nguồn nuôi
- Module mở rộng
Gồm có 5 loại: - Power Supply (PS): Module nguồn nuôi, có 03 loại là 2A, 5A và 10A - Signal Module (SM): Module tín hiệu đầu vào/ra số, tương tự
- Interface Module (IM): Module ghép nối các thành phần mở rộng lại với nhau - Function Module (FM): Module chức năng điều khiển riêng
- Communication Processor (CP): Module phục vụ truyền thông giữa các bộ PLC - với nhau hoặc PLC với máy tính
Trang 29HÌNH 2.6 Module mở rộng tín hiệu vào/ra
- Module truyền thông
Module giao tiếp RS 232 và RS 485
HÌNH 2.7 Module truyền thông
- Module Analog
SM – tín hiệu module cho các đầu vào và đầu ra Analog (cho CPU 1212C tối đa của 2 SM có thể sử dụng, cho 1214C tối đa là 8)
Trang 30HÌNH 2.8 Module Analog
❖ Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ
Trong một chương trình có thể có các kiểu dữ liệu sau: - BOOL: Với dung lượng 1 bit và trả về giá trị 0 hoặc 1 Đây là kiểu dữ liệu có
biến 2 giá trị - BYTE: Gồm 8 bit, có giá trị nguyên dương từ 0 đến 255 Hoặc mã ASCII của
một ký tự - WORD: Gồm 2 byte, có giá trị nguyên dương từ 0 đến 65535 - INT: Có dung lượng 2 byte, dùng để biểu diễn số nguyên từ -32768 đến 32767 - DNIT: Gồm 4 byte, biểu diễn số nguyên từ -2147463846 đến 2147483647 - REAL: Gồm 4 byte, biểu diễn số thực
- S5T: Khoảng thời gian, được tính theo giờ/phút/giây/mili giây - TOD: Biểu diễn giá trị thời gian tính theo giờ/phút/giây
- DATE: Biểu diễn giá trị thời gian tính theo năm/tháng/ngày - CHAR: Biểu diễn một hoặc nhiều ký tự (nhiều nhất là 4 ký tự)
Trang 31PLC dưới dạng các mạch điện tử dạng thanh ngang LAD là một ngôn ngữ lập trình đồ họa, dễ hiểu và thân thiện với người dùng
FBD (Function Block Diagram) được sử dụng để biểu diễn các hàm logic hoặc toán học Nó được tạo ra từ các khối chức năng, được kết nối với nhau bằng các đường dẫn, tạo thành các chương trình điều khiển tương đối phức tạp
SCL (Structured Control Language) được sử dụng để viết các chương trình phức tạp hơn, với các công cụ lập trình phức tạp hơn so với LAD và FBD Nó cho phép các nhà phát triển viết các hàm toán học, điều khiển bộ nhớ, chuyển đổi dữ liệu và xử lý các chuỗi dữ liệu
STL (Structured Text Logic): Ngôn ngữ “Liệt kê lệnh”, dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính, một chương trình được ghép bởi nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và có cấu trúc chung “tên lệnh + thuật toán”
❖ Đèn tín hiệu
Có 3 loại đèn báo hoạt động: - Run/Stop: Đèn xanh/vàng báo hiệu PLC đang hoạt động/dừng hoạt động - Error: Đèn báo lỗi
- Main: Đèn báo khi ta Modify địa chỉ nào đỏ lên mức 1 Có 2 loại đèn chỉ thị
- Ix.x: Chỉ trạng thái logic ngõ vào - Qx.x: Chỉ trạng thái logic ngõ ra
2.1.2 Giới thiệu về phần mềm TIA Portal V16 ❖ Tổng quan
Phần mềm Totally Integrated Automation Portal (TIA Portal) được phát triển lần đầu vào năm 1996 bởi các kỹ sư của hãng Siemens Đây là một đột phá lớn khi tích hợp tất cả công cụ vào trong 1 bộ phần mềm duy nhất Từ thiết kế, thử nghiệm, vận hành và duy trì nâng cấp hệ thống tự động hóa, phần mềm TIA sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho các kỹ sư SIMATIC STEP 7 (TIA Portal) là phần mềm nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp Giao diện của TIA Portal được thiết kế thân thiện người sử dụng, thích hợp cho cả những người mới lẫn những người nhiều kinh nghiệm trong lập trình tự động hóa Với phần mềm này, các
Trang 32bạn có thể cấu hình, lập trình, thử nghiệm và chẩn đoán tất cả các bộ điều khiển PLC cũng như các module, HMI sẵn có của Siemens một cách dễ dàng
Phiên bản TIA Portal V16 là phiên bản được Siemens tung ra thị trường vào cuối năm 2018 Các ngôn ngữ lập trình LAD, FBD, SCL, STL, được hỗ trợ đầy đủ giúp kỹ sư lập trình có thể linh hoạt lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho bộ điều khiển của hệ thống
HÌNH 2.9 Phần mềm TIA Portal V16 Phần mềm lập trình mới này giúp người sử dụng phát triển, tích hợp các hệ thống tự động hóa một cách nhanh chóng, do giảm thiểu thời gian trong việc tích hợp, xây dựng ứng dụng từ những phần mềm riêng rẽ
Là phần mềm cơ sở cho các phần mềm dùng để lập trình, cấu hình, tích hợp các thiết bị trong dải sản phẩm tích hợp tự động hóa toàn diện (TIA) của Siemens
Tất cả các bộ điều khiển PLC, màn hình HMI, các bộ truyền động của Siemens đều được lập trình, cấu hình trên TIA portal Việc này giúp giảm thời gian, công sức trong việc thiết lập truyền thông giữa các thiết bị này
Làm việc với phần mềm TIA Portal V16
❖ Tạo một Project mới Bước 1: Ở màn hình máy tính ta kích đúp chuột vào biểu tượng Tia Portal V16
HÌNH 2.10 Biểu tượng TIA Portal V16
Bước 2: Chọn vào Create new project để tạo dự án
Trang 33HÌNH 2.11 Create new project
Bước 3: Chọn Configure a device
HÌNH 2.12 Configure a device
Bước 4: Chọn Add new devide
HÌNH 2.13 Add new devices
Bước 5: Cấu hình cho PLC
Trang 344: Thẻ nhiệm vụ 5: Khu vực khảo sát 6: Chuyển đổi các tác vụ đang thực hiện
❖ Tải xuống chương trình cho PLC
Nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ để Download chương trình (thanh công cụ)
Trang 35Chọn card mạng phù hợp sau đó nhấn “Start search” để tìm PLC đang kết nối Sau khi quét xong nếu tìm được PLC thì chỗ PLC phía dưới sẽ chuyển qua màu cam Tiếp đó chúng ta sẽ nhấn “Load” để kết nối với PLC Cuối cùng ta nhấn “Start All” và chọn “Finish” để kết thúc
HÌNH 2.16 Tìm và kết nối máy tính với PLC
2.2 Tổng quan về WinCC
❖ Khái niệm
WinCC (Windows Control Center) là phần mềm của hãng Siemens dùng để giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất Nói rỏ hơn, WinCC là chương trình dùng để thiết kế các giao diện Người và Máy – HMI (Human Machine Interface) trong hệ thống Scada (Supervisory Control And Data Acquisition), với chức năng chính là thu thập số liệu, giám sát và điều khiển quá trình sản xuất Với WinCC, người dùng có thể trao đổi dữ liệu với PLC của nhiều hãng khác nhau như: Siemens, Mitsubishi, Allen braddly, Omron, thông qua cổng COM với chuẩn RS232 của PC và chuẩn RS485 của PLC
HÌNH 2.17 WinCC Advanced WinCC (Trung tâm điều khiển chạy trên nền Windows), nói cách khác, nó cung cấp các công cụ phần mềm để thiết lập một giao diện điều khiển chạy trên các hệ điều
Trang 36hành của Microsoft như Windows NT hay Windows 2000, XP, Vista 32bit (Not SP1) WinCC có thể tạo một giao diện Người và Máy – HMI dựa trên sự giao tiếp giữa con người với các thiết bị, hệ thống tự động hóa thông qua hình ảnh, số liệu, sơ đồ, Giao diện có thể cho phép người dùng vận hành, theo dỏi từ xa và còn có thể cảnh báo, báo động khi có sự cố.
các dữ liệu của quá tình điều khiển được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu này - Ngôn ngữ đa dạng và giao tiếp được với hầu hết các PLC
❖ Chức năng của WinCC
- Graphics Designer: Dễ dàng các chức năng mô phỏng và hoạt động qua các đối tượng đồ họa của chương trình WinCC, Windows, I/O, và các thuộc tính hoạt động (Dynamic)
- Tag Logging: Thu thập, lưu trữ và xuất ra dưới nhiều dạng khác nhau từ các quá trình đang thực thi
- Alarm Logging: Hiển thị các thông báo hay các cảnh báo khi hệ thống vận hành, nhận thông tin từ các quá trình, hiển thị, hồi đáp và lưu trữ chúng Alarm Logging còn giúp chúng ta phát hiện ra nguyên nhân của lỗi
- User Achivers: Cho phép người dùng lưu dữ liệu từ chương trình ứng dụng và có khả năng cao trao đổi với các thiết bị khác
- Các công thức và ứng dụng có thể soạn thảo, lưu trữ và sử dụng trong hệ thống - Kết hợp với Visual C++, Visual Basic để tạo ra một hệ thống tinh vi và phù hợp
với từng hệ thống tự động hóa chuyên biệt
Tạo kết nối và thiết kế giao diện WinCC
Trang 37Bước 1: Từ giao giao diện chính chọn Add new device → Chọn PC systems → Chọn SIMATIC HMI application → Chọn WinCC RT Advance rồi chọn OK
HÌNH 2.18 Giao diện chọn WinCC
Bước 2: Tại Catalog → chọn Communication modules → PROFINET/Ethernet → IE
general và kéo sang vị trí số 2
HÌNH 2.19 Thêm Card mạng cho wincc
Bước 3: Chọn Network view → kết nối (nối 1 và 2) → Chọn Conections → kết nối từ
vị trí 1 sang 2
Trang 38HÌNH 2.20 Tạo kết nối Network giữa PLC và WinCC
HÌNH 2.21 Kết nối Connection giữa PLC và WinCC
Bước 4: Tại cửa sổ Devices ta chọn PC-system_1[SIMATIC PC station] →
HMI_RT_1[WINCC RT Advanced] → Screens → Add new screen
HÌNH 2.22 Cửa sổ Devices
Trang 39Sau khi thực hiện các bước trên chúng ta sẽ thiết kế giao diện Wincc tại cửa sổ
Screen_1 Tại cửa sổ Toolbox sử dụng các công cụ để thiết kế giao diện
HÌNH 2.23 Giao diện làm việc WinCC
Trang 40CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG 3.1 Tính toán chọn động cơ thực tế cho máy giặt
* Khối lượng tải: m = 28 kg (áo quấn) * Bán kính trục: r = 0.4 m
* Tốc độ quay mong muốn: V = 300 rad/s • Tốc độ yêu cầu của động cơ
* Động cơ chuyển động với tốc độ dự tính gồm các giai đoạn tăng tốc, ổn định, đảo