1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

177 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên kết Kinh tế trong Phát Triển Du Lịch ở Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Nguyễn Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS,TS. Vũ Văn Phúc, TS. Phạm Anh
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch hướng tới mục tiêu khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, lợi thế về không gian du lịch và sự hợp tác có hiệu quả giữa các chủ thể du lịch củaLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh PhúcLiên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Ph ươ ng pháp lu ậ n

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng nhận thức của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển du lịch, liên kết kinh tế để thiết lập phương pháp nghiên cứu phù hợp cho thực hiện nghiên cứu của đề tài luận án

4.2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u Phương pháp trừu tượng hoá khoa học được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu từ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng đến đề xuất giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết này là thu thập, nghiên cứu các định hướng, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại địa phương Các số liệu, báo cáo tổng kết và thống kê của các cơ quan, sở, ban, ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng được thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp và xử lý để cung cấp thông tin cho nghiên cứu.

Nguồn số liệu được dùng trong nghiên cứu này bao gồm là những thông tin đã được công bố trên sách, tạp chí, trên các trang web, các báo cáo của Sở, Ban, Ngành, niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Luận án kết hợp nhiều kỹ thuật thu thập thông tin để thu thập thông tin một cách tương đối đầy đủ và chính xác theo những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án, trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu, số liệu thu thập được thông qua các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương và các tài liệu có liên quan đến hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc

Phương pháp nghiên cứu so sánh: với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nên phương pháp nghiên cứu so sánh được lựa chọn sử dụng Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh có thể so sánh tăng trưởng qua các năm, so sánh kế hoạch và thực hiện nhằm đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch và tìm ra được những điểm tương đồng của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ nhằm thực hiện hiệu quả việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc

Phương pháp lôgic và lịch sử: sử dụng phương pháp lôgic và lịch sử nhằm khái quát thực trạng bằng các luận điểm, sau đó chứng minh các luận điểm với các số liệu hoặc mô tả các hiện tượng trong thực tiễn liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022.

Những đóng góp mới của luận án

5.1 V ề lý lu ậ n Một là, luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh; làm rõ nội hàm liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở địa phương cấp tỉnh

Hai là, những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là yếu tố quan trọng, là yêu cầu tất yếu để đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

5.2 V ề th ự c ti ễ n Một là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2022, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần tăng cường liên kết phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

Hai là, kết quả nghiên cứu cho thấy muốn tăng cường liên kết phát triển du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch Bên cạnh đó là định hướng phát triển du lịch từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển du lịch bền vững với chất lượng dịch vụ cao hơn; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành…; vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm

Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề liên kết vùng, liên kết du lịch; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh

Chương 3: Thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022

Chương 4: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2030

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUNhững công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch

* Nh ữ ng nghiên c ứ u ngoài n ướ c

Trong các công trình “The handbook on sustainable tourism development” (Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững) của UNWTO và UNEP [99] và “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” (Để du lịch bền vững hơn - Hướng dẫn cho các nhà hoạch định) [133] đã đưa ra những khuyến nghị quan trọng cho các Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo phát triển bền vững Về mặt lý luận, công trình này đã làm rõ khái niệm về phát triển bền vững trong du lịch, phân tích và làm rõ những quan điểm chủ đạo, nguyên tắc và những chính sách cốt lõi, phương pháp tiếp cận hiệu quả trong xây dựng chính sách chiến lược phát triển du lịch theo hướng bền vững

Tác giả Daniela Drumbraveanu với công trình “Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) [101] đã tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ các quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, các điều kiện, tiêu chí để đánh giá du lịch bền vững, đồng thời công trình đã phân biệt du lịch bền vững và du lịch đại chúng Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận về du lịch bền vững, trong phạm vi bài viết tác giả đã đề xuất sáu nhóm nguyên tắc để đảm bảo phát triển du lịch bền vững…

Công trình “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) do UNWTO ấn hành [134], tác giả đã nghiên cứu, phân tích và lập luận cho thấy sự cần thiết xây dựng và ứng dụng bộ chỉ số về phát triển du lịch bền vững, đồng thời tác giả cũng đề xuất quy trình hướng dẫn xây dựng và thực hiện bộ chỉ số này đối với từng điểm du lịch cụ thể cho phù hợp Kết quả nghiên cứu của công trình đã đưa ra một bộ chỉ số đánh giá du lịch bền vững với 13 nhóm tiêu chí với trên 40 chỉ số cụ thể nhằm đánh giá phát triển du lịch bền vững tại các điểm đến du lịch

Tác giả Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè với công trình “Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage site development” (Du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa) [113] đã đi sâu nghiên cứu về di sản văn hoá, du lịch bền vững, tính pháp lý quốc tế về bảo vệ di sản, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa du lịch về di sản văn hoá, phân tích và làm rõ những tác động của du lịch tới bảo vệ nguyên trạng di sản văn hoá tại các điểm đến du lịch hiện nay Đồng thời, bài viết đã nghiên cứu phân tích cho thấy những tác động của du lịch tới bảo vệ nguyên trạng di sản văn hoá tại các điểm đến du lịch thực tế điển hình nhằm đảm bảo sự cân bằng và khai thác hiệu quả, bền vững những di sản văn hoá trong phát triển du lịch tại hai thành phố Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia) Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiếu những tác động tiêu cực và phát huy những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa di sản - du lịch hướng tới phát triển bền vững du lịch và bảo tồn nguyên trạng các di sản văn hoá

Công trình nghiên cứu "Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in Jordan" của các tác giả Al-Mughrabi và Abeer tập trung vào du lịch sinh thái như một cách tiếp cận bền vững cho ngành du lịch tại Jordan Các tác giả phân tích và làm rõ các vấn đề lý thuyết về du lịch sinh thái, bao gồm định nghĩa, nguyên tắc, tác động đến tài nguyên môi trường và sự phát triển của du lịch bền vững.

* Nh ữ ng nghiên c ứ u trong n ướ c

Tác giả Phạm Trung Lương với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” [49], đã nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung làm rõ các nguyên tắc, dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững, đồng thời công trình đã xây dựng được khung lý thuyết về phát triển bền vững, nghiên cứu, phân tích một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch bền vững Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chính sách cơ bản nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam hiện nay

Làm rõ những sự khác biệt về du lịch bền vững và du lịch không bền vững được thể hiện trong bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững” [9] của tác giả Lê Chí Công Bài viết đã nghiên cứu, phân tích và làm rõ những quan điểm về phát triển bền vững, sự khác biệt giữa du lịch bền vững và du lịch không bền vững dựa trên các tiêu chí cụ thể như: tốc độ phát triển, mức độ kiểm soát, phương pháp tiếp cận, yếu tố chiến lược, công tác quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lực, những đánh giá của du khách đối với điểm đến, sản phẩm du lịch…

Tác giả Đỗ Trọng Dũng trong cuốn “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên” [13], đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái bền vững như: khái niệm, vị trí của du lịch sinh thái trong chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên đảm bảo phát triển du lịch sinh thái, phân tích và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên trong phát triển du lịch sinh thái bền vững….Trên cơ sở lý luận, tác giả đã đi vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở khu vực miền núi Tây Bắc Từ đó, bài viết đã đề xuất một số giải pháp cơ bản cho sự phát triển du lịch sinh thái bền vững cho khu vực miền núi Tây Bắc hiện nay Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch tự nhiên, luận điểm này được thể hiện thông qua các công trình "Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững”

[96] và bài viết “Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững” [21] Các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích và làm sáng tỏ yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo phát triển bền vững du lịch là khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên Trong đó, bài viết đã phân tích cho thấy việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đảm bảo phát triển du lịch bền vững bao gồm cả phát huy hiệu quả sử dụng, đảm bảo công tác quy hoạch, kiểm kê, đánh giá nguồn lực để sử dụng hợp lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch đồng thời không ảnh hưởng tới lợi ích từ các nguồn lực này của các thế hệ tương lai

Quan tâm nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đã được làm rõ trong công “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [51] của tác giả Nguyễn Văn Mạnh Trong phạm vi nghiên cứu, công trình đã nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận chung nhất về phát triển du lịch bền vững với ba trụ cột quan trọng đảm bảo phát triển du lịch bền vững là: kinh tế, xã hội và môi trường Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO, tác giả đã phân tích và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững du lịch Việt Nam hiện nay Từ đó, công trình đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch bền vững Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Quan tâm nghiênn cứu đến sử dụng hợp lý nguồn lực du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương được bàn đến ở một số công trình luận án tiêu biểu sau: luận án “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” [12] của tác giả Trần Tiến Dũng và Nguyễn Đức Tuy với luận án

Với mục tiêu hướng đến phát triển du lịch bền vững tại Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích những nguyên tắc lý thuyết chung về lĩnh vực này Sau khi đánh giá thực trạng du lịch địa phương, các luận án đưa ra một hệ thống giải pháp thiết yếu, trong đó giải pháp hợp tác, liên kết vùng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch tại khu vực.

Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế

* Nh ữ ng nghiên c ứ u ngoài n ướ c

Trên thế giới, các nghiên cứu về liên kết kinh tế, liên kết kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: i) Các lý thuyết làm cơ sở cho liên kết kinh tế, liên kết trong phát triển kinh tế; ii) Các nghiên cứu về sự cần thiết của liên kết kinh tế, những hạn chế trong thực hiện liên kết và giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của liên kết kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại một cách bền vững nhất

Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều hình thức cụ thể của liên kết kinh tế xuất hiện trong lịch sử như: Phường buôn phường hội trong xã hội phong kiến; Cácten, Xanhdica, Côngxoocxiom trong chủ nghĩa tư bản độc quyền Đặc biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ rõ tính khách quan, sự cần thiết của sự xuất hiện các hình thức liên kết, ưu nhược điểm và đặc biệt là chỉ ra các nội dung cốt lõi của từng hình thức liên kết, ưu nhược điểm của chúng Với những nội dung trên, tính đa dạng của các hình thức liên kết đã được nghiên cứu và chỉ ra khá đầy đủ và chi tiết

Adam Smith trong nghiên cứu của mình về lợi thế tương đối đã chỉ ra rằng, thương mại quốc tế sẽ mang lại lợi ích nếu dựa vào sự chuyên môn hóa sản xuất của mỗi quốc gia Theo Ông, quốc gia nào có đất tốt thì nên chuyên môn hóa trống lúa mì và mua hàng hóa công nghiệp ở nước khác, ngược lại quốc gia nào có nhiều tài nguyên khoáng sản thì nên phát triển công nghiệp và mua lúa mì từ nước khác Adam Smith cũng đã chứng minh thương mại quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa theo điều kiện tự nhiên, địa lý không cần sự tước đoạt lẫn nhau mà vẫn tăng lợi ích cho các bên tham gia vào quá trình giao thương Tuy nhiên, nếu một nước có lợi thế tương đối trong cả trồng lúa mỳ và phát triển công nghiệp thì lý thuyết lợi thế tương đối lại không vận dụng để khai thác được Tuy nhiên vấn đề này đã được David Ricardo chứng minh rằng, quốc gia sẽ có xu hướng bán sản phẩm mà nó có hiệu suất tương đối hơn hay nó ít kém hiệu suất tương đối hơn trong sản xuất Thông qua chuyên môn hóa và liên kết kinh tế mọi quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế

Công trình của Goran Lindqvist, Chiristian Ketels, Orjan Solvell (2013)

“Sách xanh về việc xây dựng liên kết kinh tế” [115] đã thực hiện việc nghiên cứu các liên kết kinh tế hình thành trên thế giới, trả lời những câu hỏi: liên kết kinh tế hoạt động thế nào, cách thức tổ chức và quản lý, đầu tư tài chính ra sao, đánh giá một số kết quả của một số trường hợp điển hình Trong đó, khảo sát về liên kết kinh tế trong khảo sát toàn cầu GCIS phân tích dữ liệu từ 356 liên kết kinh tế ở 50 quốc gia toàn thế giới, chủ yếu ở các nước thuộc OECD, người tham gia là nhà quản lý của các liên kết kinh tế; những ngành nghề tham gia liên kết kinh tế bao gồm công nghệ thông tin, thực phẩm, công nghiệp ôtô, công nghệ xanh, sức khỏe và năng lượng

* Nh ữ ng nghiên c ứ u trong n ướ c

Tác giả Vũ Minh Trai với công trình “Tăng cường, phối hợp, liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh phụ cận trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp”

Liên kết kinh tế đóng vai trò vừa là hình thức tổ chức sản xuất vừa là cơ chế quản lý Sự cần thiết của liên kết kinh tế xuất phát từ nhu cầu tái sản xuất mở rộng, khai thác tối đa mọi nguồn lực kinh tế xã hội Việc liên kết kinh tế mang lại nhiều lợi ích, trong đó nguyên tắc cùng có lợi luôn được đề cao Tuy nhiên, bài viết đã đồng nhất liên kết kinh tế với quan hệ kinh tế và quản lý kinh tế Nhà nước, một hạn chế khó tránh khỏi trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.

Tác giả Nguyễn Chánh Tâm với công trình “Liên kết kinh tế vùng: từ lý thuyết tới thực tiễn Việt Nam” [73] đã làm rõ khái niệm về liên kết kinh tế, sự cần thiết và yêu cầu của liên kết kinh tế trong quá trình chuyển hóa từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở Việt Nam Tuy nhiên, tác giả đã xem liên kết kinh tế là toàn bộ mối quan hệ kinh tế trong các hình thức tổ chức liên kết kinh tế chứ chưa coi liên kết kinh tế là một loại quan hệ kinh tế đặc thù trong nhiều loại hình kinh tế có trong các hình thức tổ chức xã hội đó

Tác giả đã đi sâu phân tích khái niệm, điều kiện, thực chất và các hình thức liên kết kinh tế, đã thấy rõ đặc trưng cơ bản của liên kết kinh tế là quan hệ giữa các chủ thể kinh tế độc lập với nhau thực hiện và liên kết kinh tế không nằm ngoài mà nằm trong các hình thức tổ chức sản xuất như: hiệp tác hóa, chuyên môn hóa, liên hiệp hóa, tập trung hóa Liên kết kinh tế không đồng nghĩa với hoạt động móc ngoặc phi pháp làm thiệt hại cho xã hội và liên kết kinh tế không đối lập với tính kế hoạch Hạn chế của nghiên cứu là đã đồng nhất liên kết kinh tế vốn là một kiểu quan hệ kinh tế nằm trong các hình thức tổ chức sản xuất cụ thể chứ không là thể chế, cơ chế trong số nhiều thể chế cơ chế khác nhau để thực hiện các hình thức tổ chức sản xuất đó

Tác giả Phí Thị Hồng Lĩnh trong công trình “Đánh giá liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: lý luận và thực tiễn” [42] khẳng định, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước, tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của Vùng Một trong những nguyên nhân được xác định là do liên kết kinh tế vùng còn hạn chế, nhất là liên kết kinh tế nội vùng được đánh giá là chưa phát huy được sức mạnh của mỗi địa phương trong quá trình chuyên môn hóa và hợp tác Bài viết đánh giá mức độ liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường liên kết kinh tế vùng thời gian tới

Để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững, tác giả Trần Văn Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Đây là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hóa hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị.

Tác giả Phan Công Nghĩa trong công trình “Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa Hà Nội và các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” [56] khẳng định phát triển mối liên kết kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để đạt được một trong những định hướng và mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 Phát triển mối liên kết kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cho phép khai thác và khắc phục sự khác biệt giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cho phép phát huy cao nhất lợi thể, nguồn lực sẵn có của vùng, khắc phục các hạn chế

Tác giả Võ Hữu Phước trong công trình “Giá trị và triển vọng phát triển các mô hình liên kết kinh tế trong ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh", [57] khẳng định, thực tiễn quá trình đổi mới, phát triển kinh tế của các địa phương trong những năm gần đây đã xuất hiện những mô hình liên kết doanh nghiệp, liên kết địa phương, liên kết ngành có giá trị và tạo những tác động tích cực đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, ngành, địa phương Bài viết chọn tỉnh Trà Vinh và liên kết kinh tế trong ngành thủy sản để nghiên cứu

Tác giả Lê Khắc Trí trong bài viết “Liên kết kinh tế của các ngân hàng Việt Nam: thực trạng, xu hướng và giải pháp phát triển” [93] nêu rõ thực trạng liên kết kinh tế của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy liên kết kinh tế giữa các ngân hàng ngày càng được tăng cường và phổ biến, trong đó liên kết, hợp tác mang tính chiến lược và toàn diện đã có sự khởi sắc; có xu hướng hợp tác chiến lược và toàn diện giữa các ngân hàng với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn trong nước Liên kết, hợp tác trong hoạt động ngân hàng đã đem lại một số kết quả tích cực Bên cạnh đó, cũng còn một số vấn đề đặt ra cần quan tâm nghiên cứu Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp để xử lý

Tác giả Nguyễn Chánh Tâm trong công trình “Liên kết kinh tế vùng: từ lý thuyết tới thực tiễn Việt Nam" [73] cho rằng, liên kết kinh tế vùng hiện nay không chỉ nhằm mục tiêu tạo động lực, mà còn nhằm phân chia nguồn lực một cách hợp lý

Tác giả Trần Thanh Tùng trong công trình “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển gắn với liên kết kinh tế vùng của một quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [97] khảo cứu nghiệm của các quốc gia châu Á về phát triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng trên một số lĩnh vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trong bài viết, tác giả trình bày kinh nghiệm liên kết các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc, kinh nghiệm của Singapore về phát triển dịch vụ cảng biển gắn với logistic, kinh nghiệm liên kết du lịch biển đảo với toàn ngành du lịch Thái Lan, kinh nghiệm khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản của Malaysia

Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

* Nh ữ ng nghiên c ứ u ngoài n ướ c

Tác giả Rebecca Torres với công trình “Linkages between tourism and agriculture in Mexico ” [126] nghiên cứu sự liên kết giữa du lịch và nông nghiệp tại Mexico đã chỉ ra rằng liên kết này mang lại nhiều lợi ích cho du lịch và nông nghiệp Khi khảo sát nhu cầu của lĩnh vực du lịch kết hợp với các nguồn lực cơ bản của địa phương đã cho thấy rằng có một tiềm năng to lớn trong việc liên kết này là cung cấp các thực phẩm tươi sống như rau, hoa quả từ nông dân địa phương

Kết quả nghiên cứu này khẳng định rằng củng cố liên kết giữa du lịch và nông nghiệp là cơ chế quan trọng để kích thích sản xuất địa phương Do đó chuyển đổi nông dân và người dân ở vùng nông thôn trở thành các thành phần và người hưởng lợi ích từ du lịch là một cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống cho vùng Quintana Đồng thời trong bài báo này tác giả còn đề xuất cần có một phương pháp nghiên cứu thực sự và thực hiện khảo sát trên diện rộng để thể hiện quan điểm của nhiều đối tượng liên quan như nông dân, các nhà cung cấp, khách du lịch, nhân viên hành chính…Làm được điều này sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn bản chất của việc liên kết cũng như là các tiềm năng để phát triển và vượt qua các rào cản để sự hợp tác liên kết tốt hơn

Khi nghiên cứu về liên kết giữa du lịch và phát triển vùng Julie Jackson với công trình “Developing regional tourism in China: The potential for activating business clusters in a socialist market econom” [119] đã chỉ ra được tầm quan trọng của hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế vùng, có khoảng cách phát triển giữa các vùng và bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh tại Trung Quốc Bài báo này còn thiết lập mô hình liên kết giữa vùng và cụm du lịch Ngoài ra cần có một mô hình thay thế cho mô hình quản lý du lịch tập trung ở chính quyền trung ương đối với phát triển vùng và cụm du lịch tại Trung Quốc

Julie Jackson đã kiến nghị rằng các cụm kinh tế có thể là một phương tiện phù hợp để xây dựng một cấu trúc trong đó các ngành liên quan đặc biệt là ngành du lịch, có thể hỗ trợ có thể tương tác và liên kết với nhau Nó sẽ phù hợp với sự giao thoa trong mô hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc với các di sản văn hóa-xã hội đặc biệt

Một nghiên cứu rất có giá trị khác đó là nghiên cứu của Julie Jackson và Peter Murphy với công trình “Cluster in regional tourism an Autralian case” [120] khi nghiên cứu về các cụm trong vùng du lịch tại Australia

Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sâu việc áp dụng lý thuyết cụm trong việc hỗ trợ thay đổi từ lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh cho 4 tỉnh quanh lưu vực sông Murray của Australia

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có tiềm năng lớn để liên kết phát triển cụm kinh tế và du lịch của 4 địa phương này Sự liên kết trong phát triển du lịch đã tạo ra sự tăng trưởng chung của cả vùng, tuy nhiên mức độ thành công là khác nhau trong 4 địa phương này Bên cạnh đó nghiên cứu này còn chỉ rằng liên kết cụm trong ngành du lịch dựa trên một cấu trúc tốt ở đó các cụm kinh tế và các ngành du lịch có thể tương tác ở cả 2 mặt hợp tác và cạnh tranh Trong đó cạnh tranh dựa trên sự khác biệt và đổi mới hơn là việc chống lại cạnh tranh Cụm kinh tế là vô vùng phù hợp cho phát triển và liên kết trong ngành du lịch, đặc biệt thích hợp đối với các vùng có vị trí địa lý nơi có các nhân tố địa phương, có các ngành công nghiệp tương tự và khúc thị trường đa dạng

Tại khu vực Đông Nam Á, Vannarith Chheang với công trình “Tourism and Regional Integration in Southeat Asia” [138] đã thực hiện một nghiên cứu sâu về liên kết giữa du lịch và vùng ở cấp độ khu vực Nghiên cứu này chỉ ra rằng du lịch đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của vùng Nó thể hiện ở việc Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á đã khẳng định du lịch là một trong ba ngành kinh tế để hỗ trợ ba trụ cột của cộng đồng ASEAN Trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng du lịch có đóng góp quan trọng trong việc trao đổi văn hóa, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách, giúp giảm đói nghèo…của vùng Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra rằng du lịch đã thực sự đóng góp vào sự ổn định của nguồn thu từ ngoại tệ, lao động và ngân sách quốc gia Những vùng có sự ổn định và du lịch phát triển thường trở thành trung tâm của các hoạt động kinh tế

Trong nghiên cứu này còn chỉ ra rằng nguồn lực về du lịch và các ngành sử dụng nhiều lao động là hai lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á Ví dụ như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam là các quốc gia có tiềm năng phát triển ngành du lịch thông qua việc hợp tác và kết nối vùng

Vannarith Chheang cũng chỉ ra vùng có vai trò trong việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch Các quốc gia ASEAN coi du lịch là lĩnh vực chính để thực hiện liên kết, hợp tác và hội nhập của khu vực Các nhà lãnh đạo trong khu vực ASEAN đã dành nhiều sự quan tâm đối với việc liên kết và hội nhập của ngành du lịch bằng việc củng cố các tổ chức trong vùng và các thực thể khác để hỗ trợ phát triển ngành du lịch khu vực Các chính phủ các quốc gia thành viên đã dành nhiều nỗ lực và cam kết về chính trị sẽ hợp tác với các quốc gia láng giềng và khu vực để xúc tiến lĩnh vực du lịch, đặc biệt tất cả đều thống nhất tham gia vào chiến lược marketing, kết nối cơ sở hạ tầng, giao thông Sự liên kết trong phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng vào sự phát triển của tiểu vùng Kết quả của sự liên kết trong phát triển du lịch trong tiểu vùng Mê Kông đã thu hút 30 triệu lượt khách du lịch mỗi năm, du lịch đóng góp 30 tỷ USD vào GDP hàng năm và trực tiếp làm giảm đói nghèo thông qua việc thu hút và tạo công ăn, việc làm cho hơn 60 triệu người

* Nh ữ ng nghiên c ứ u trong n ướ c

Trong cuốn "Liên kết phát triển và tổ chức điều phối liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam", các tác giả Ngô Thắng Lợi và Vũ Cương đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề liên kết vùng Cuốn sách đi sâu phân tích các đặc điểm, cơ chế và phương thức liên kết phát triển vùng tại Việt Nam, nêu rõ vai trò quan trọng của liên kết trong thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời chỉ ra những thách thức và giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết vùng kinh tế trọng điểm.

[44] đã phân tích ba yếu tố liên kết phát triển trong nền kinh tế trọng điểm khu vực: liên kết phát triển kinh tế, liên kết phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, Nước); liên kết để giải quyết ô nhiễm môi trường và liên kết phát triển nguồn nhân lực Tuy nhiên, các khu vực kinh tế trọng điểm vẫn chủ yếu phát triển dựa trên số lượng, không hình thành kinh tế khu vực không gian

Trong bối cảnh của Việt Nam, gần đây đã có một số bài viết về liên kết du lịch được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị, hội thảo Nội dung của các bài viết này bao gồm một số vấn đề chính sau đây:

Tác giả Nguyễn Thị Duy Phương trong bài viết “Liên kết phát triển du lịch: Nhìn từ thực tế các địa phương” [58] cho rằng trong điều kiện hội nhập, đặc biệt sau sự kiện Việt Nam tham gia TPP và AEC, liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương Thực tế cũng cho thấy, liên kết vùng chính là một trong những giải pháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả khi mà biên giới du lịch giữa các địa phương đã không còn hiện hữu, thay vào đó là một điểm đến chung thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng biệt vùng miền Tại Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết du lịch 3 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế diễn ra tại Đà Nẵng mới đây, cho thấy hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chung của 3 địa phương là rất tốt, nhất là sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, quảng bá, giới thiệu, qua đó giúp tiết giảm chi phí cho mỗi địa phương nhưng vẫn làm cho sản phẩm mang tính liên vùng

Tác giả Giang Nam trong công trình “Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch” [53] cho rằng thông qua các chương trình hợp tác, Hà Nội đã xây dựng được những sản phẩm, tua du lịch mới như chương trình du lịch kết hợp giữa du lịch biển và khám phá hang động khởi hành từ Hà Nội qua Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và kết thúc tại Quảng Bình; tua du lịch Hà Nội với các địa phương hành lang kinh tế Lào Cai- Hải Phòng- Quảng Ninh; tua du lịch Hà Nội và các tỉnh miền Trung (Thừa Thiên- Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam); Hà Nội- duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc)

Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế, từ liên kết kinh tế trong sản xuất, dịch vụ nói chung đến liên kết trong phát triển du lịch nói riêng, có thể đưa ra một số kết luận về những kết quả nghiên cứu đã đạt được.

Việc nhiều nhà khoa học và tổ chức trong nước, quốc tế quan tâm nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững, bao gồm các loại hình du lịch như sinh thái, văn hóa, tâm linh cung cấp nguồn tài liệu phong phú Các nghiên cứu này tạo nền tảng phân tích, hỗ trợ luận án đi sâu vào những vấn đề cụ thể liên quan đến liên kết phát triển du lịch.

Hai là, các công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế trong các lĩnh vực cũng được các tác giả rất được quan tâm, như liên kết trong phát triển nông nghiệp, liên kết trong phát triển kinh tế biển, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch; ở nhiều cấp độ từ địa phương, quốc gia, quốc tế; nhiều hình thức, mô hình liên kết… Các công trình đã đưa ra được một số vấn đề lý luận trong liên kết kinh tế như các khái niệm, các hình thức liên kết kinh tế, nội dung liên kết kinh tế, các nguyên tắc trong liên kết kinh tế…Luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu, vận dụng chúng trong nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Phúc

Ba là, đã có những công trình về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có đề cập đến các chủ trương, chính sách của tỉnh, những thành tựu và hạn chế trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, cũng như đã đề xuất được những giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh, tuy nhiên chủ yếu là nghiên cứu ở cấp độ đề án, luận văn thạc sĩ; các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở đề xuất những giải pháp chung chung, chưa chỉ rõ điều kiện thực hiện giải pháp, khi thực hiện hiện giải pháp đạt được kết quả như thế nào Trong thực trạng liên kết, các tác giả chưa chỉ ra được lợi ích của các bên tham gia liên kết như thế nào mà mới chỉ dừng lại ở việc mô tả họ có liên kết hay không, cách họ liên kết như thế nào Đặc biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững của mối liên kết này là gì, có tác động ra sao? Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu.

Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu khẳng định được những kết quả của các nghiên cứu về liên kết kinh tế nhằm phát triển du lịch Đồng thời cũng chỉ ra những khoảng trống chưa được nghiên cứu mà luận án tiếp tục phải giải quyết:

Một là, xây dựng khung lý luận về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch vì vẫn chưa có những quan điểm thống nhất về khái niệm, nội dung, vai trò, nguyên tắc… liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

Chứng minh tính khách quan của liên kết kinh tế trong phát triển du lịch do yêu cầu phát triển nội tại của các địa phương, trong đó sản phẩm du lịch với tư cách là sản phẩm ra đời trên cơ sở tài nguyên của địa phương và liên kết với các địa phương khác trong vùng để tăng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ du lịch

Hai là, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội vì chưa được công trình nào đề cập tới nội dung này

Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc với các nội dung cốt lõi: (1) Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch; (2) Liên kết phát triển sản phẩm du lịch; (3) Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (4) Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông; (5) Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; (6) Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch

Ba là, đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu thúc đẩy liên kết kinh tế trong phát triển du lịch đến năm 2030, góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Với kết quả tổng quan những công trình liên quan đến đề tài luận án cho thấy: cho đến nay, chưa có công trình nào trực tiếp bàn về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

Nghiên cứu về liên kết kinh tế là vấn đề đã và đang rất được quan tâm trong nhiều lĩnh vực như: liên kết trong phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp, liên kết trong phát triển kinh tế biển, liên kết kinh tế trong phát triển dịch vụ, du lịch…; ở quy mô từ địa phương, khu vực, đến quốc gia, quốc tế; dưới nhiều nhiều hình thức, mô hình liên kết khác nhau…Có nhiều công trình nghiên cứu đã công bố được tiếp cận ở nhiều giác độ khác nhau

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là một vấn đề mới nhưng mang rất nhiều tiềm năng và cơ hội Các công trình nghiên cứu trước đó về cơ bản cũng đã chỉ ra và thể hiện giá trị cũng như tầm quan trọng của nội dung này

Nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội - là một góc nhìn mới mẻ, đa chiều, hướng đến những giá trị trọng tâm để định hướng liên kết kinh tế phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả cao nguồn tài nguyên du lịch và những lợi thế về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾCác hình thức liên kết kinh tế

* C ă n c ứ theo chi ề u c ủ a liên k ế t kinh t ế có nh ữ ng lo ạ i liên k ế t nh ư sau:

Liên kết theo chiều dọc: là liên kết giữa các khâu của mối quan hệ dọc của quá trình sản xuất, kinh doanh Đây là mối liên kết từ sản xuất, phân phối, trao đổi đến tiêu dùng, liên kết giữa người mua hàng, nhà phân phối, các tập đoàn, các doanh nghiệp địa phương đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành chuỗi giá trị sản phẩm Về thực chất liên kết dọc là liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế hay một chủ thể kinh tế tham gia vào các khâu theo chiều dọc của quá trình sản xuất đi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hay liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng nói chung Liên kết dọc tạo ra sự gắn kết các khâu khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, phối hợp với nhau gia tăng giá trị từng khâu và giá trị của sản phẩm cuối cùng Liên kết dọc tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp của các ngành khác có liên quan (cung cấp nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ phát triển kinh doanh…) Nhìn chung liên kết kinh tế theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý và quy mô doanh nghiệp Thông thường, các doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển có thể gia công hàng hóa ở các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh của các nước này như chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên dồi dào…Liên kết này hình thành các đơn hàng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện được một hay nhiều khâu trong chuỗi giá trị Loại hình liên kết này thường thấy ở các sản phẩm như may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất…

Liên kết theo chiều ngang: là liên kết giữa các chủ thể kinh tế cùng một chức năng hoạt động, đó là sự liên kết giữa những người sản xuất, những người chế biến hay những người tiêu thụ sản phẩm với nhau Liên kết ngang nhằm gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh để phát huy ưu thế của sản xuất quy mô lớn Liên kết này thường giới hạn ở phạm vi địa địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề Trong liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp cùng ngành có thể phối hợp với nhau để cung cấp hàng hóa cho đơn hàng lớn, các doanh nghiệp đầu vào và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bổ trợ cũng đóng vai trò quan trọng

Liên kết ngành: liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc có thể nhóm thành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp liên quan đến nhau trong một lĩnh vực cụ thể

Liên kết kinh tế đó là những quan hệ kinh tế tự nguyện, cùng có lợi, nhưng rằng buộc chặt chẽ với nhau theo một thỏa thuận trước, là một trong các hình thức phối hợp hoạt động giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu chung và riêng của từng doanh nghiệp hoặc địa phương

Liên kết kinh tế theo nền tảng khoa học chú trọng vào các lĩnh vực mới và tập trung vào nghiên cứu phát triển sáng tạo; trong khi đó, liên kết kinh tế truyền thống tập trung vào các ngành lâu đời, duy trì các mối quan hệ dài hạn và cải tiến dần dần chuỗi cung ứng cũng như năng lực hấp thụ công nghệ.

Bảng 2.1: Phân loại liên kết kinh tế theo truyền thống và liên kết kinh tế theo nền tảng khoa học Nền tảng khoa học Truyền thống

Tập trung Ngành mới, lĩnh vực mới đang có sự ưu tiên

Ngành đã lâu đời, đã có sự tập trung từ trước

Loại giao dịch và quan hệ

Theo thị trường, thiết lập liên minh cho nghiên cứu và phát triển

Quan hệ lâu dài, chuỗi cung ứng địa phương theo hướng thị trường

Hoạt động sáng tạo Sáng tạo công nghệ Cải tiến từng bước, tăng khả năng hấp thụ công nghệ

Nguồn: EC and Enterprise Directorate-General (2002), liên kết kinh tế ở Châu Âu

2.2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Du lịch và phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh

Thuật ngữ "du lịch" bắt nguồn từ Hy Lạp, nghĩa là sự di chuyển có chủ đích Định nghĩa về "du lịch" theo Hội Liên hợp các chuyên gia quốc tế về du lịch học là tổng hòa các hoạt động liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời của những người không thường trú tại một địa điểm, không có mục đích lâu dài hoặc kiếm tiền tại nơi đến.

Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch (IUOTO), du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh

Năm 1963, Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch (tổ chức tại Rome) cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc” [dẫn theo 92, tr.12]

Năm 1980, Tổ chức Du lịch quốc tế (tại Hội nghị Manila) đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải là di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”

Năm 1991, Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm” [20, tr.19]

Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, theo khoản 1, điều 3, chương I, Luật Du lịch xác định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [63, tr.3]

Như vậy, các quan niệm trên đều thống nhất cho rằng du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần; du lịch thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể như: du khách, người cung ứng dịch vụ, chính quyền và nhân dân địa phương Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm và vui chơi, giải trí trong một khoảng thời gian nhất định; là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

Trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các quan niệm trên, tác giả cho rằng: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú của con người tạm thời ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần: giải trí, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ, tham quan tìm hiểu, khám phá tự nhiên, văn hoá, xã hội nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

Phát triển du lịch chủ yếu đề cập đến tình hình tăng trưởng, chất lượng trong các ngành du lịch về sự phát triển, kế hoạch, chính sách và tiếp thị trên toàn thế giới Hơn nữa, phát triển du lịch bao gồm cách tiếp cận điểm đến, cơ sở vật chất thích hợp như khách sạn, phương tiện giao thông, tiện nghi, để khách du lịch có sự hài lòng hoàn toàn ở điểm đến cụ thể Chất lượng là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của công ty du lịch hoặc chìa khóa để cạnh tranh

Phát triển du lịch là quá trình các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh doanh có sự phối hợp để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch Đảm bảo du lịch phát triển bền vững cần khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo thu hút thị hiếu của khách du lịch…song không làm tổn hại tới mối trường sinh thái, góp phần bảo tồn, trùng tu, tôn tạo những giá trị văn hoá đặc sắc, truyền thống của địa phương, mang lại lợi ích cho ba bên: nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân

Như vậy, theo tác giả, phát triển du lịch là một hướng phát triển kinh tế dịch vụ, được thể hiện qua các tiêu chí: lượng khách du lịch, số lượng và chất lượng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch, thu GDP từ du lịch, số lượng các điểm đến/ khu du lịch, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của khách du lịch, khoảng thời gian khách lưu trú…

Quan niệm, nội dung, hình thức và vai trò liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh

2.2.2.1 Quan ni ệ m, n ộ i dung và các hình th ứ c liên k ế t kinh t ế trong phát tri ể n du l ị ch trên đị a bàn c ấ p t ỉ nh

* Quan ni ệ m v ề liên k ế t kinh t ế trong phát tri ể n du l ị ch trên đị a bàn c ấ p t ỉ nh

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là một trong những giải pháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả khi mà biên giới du lịch giữa các địa phương đã không còn hiện hữu, thay vào đó là một điểm đến chung, thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế riêng biệt vùng miền

Từ khái niệm liên kết kinh tế, phát triển du lịch có thể hiểu liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là mối quan hệ tương tác, phối hợp chặt chẽ của các chủ thể liên quan: nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và nhiều bên liên quan khác trong lĩnh vực kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Liên kết kinh tế để phát triển du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho ngân sách địa phương

* N ộ i dung v ề liên k ế t kinh t ế trong phát tri ể n du l ị ch trên đị a bàn c ấ p t ỉ nh

Thứ nhất, liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu trong nội bộ các địa phương trong tỉnh và giữa các các tỉnh trong khu vực

Thực hiện các hoạt động liên kết tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch trong nội bộ các địa phương trong tỉnh và giữa các địa phương trong tỉnh với các địa phương cuả tỉnh khác trong vùng liên kết thực hiện các chuỗi sự kiện du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến hấp dẫn, các tour du lịch hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu và đa dạng nhu cầu của khách du lịch… Liên kết thực hiện các diễn đàn xúc tiến đầu tư du lịch toàn vùng nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư, dự án phát triển du lịch, đặc biệt là tìm kiếm nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước hướng tới việc khai thác hiệu quả nguồn lực du lịch của các địa phương trong tỉnh, cũng như liên kết phát huy các thế mạnh du lịch của các địa phương có sản phẩm du lịch tạo thành các sản phẩm du lịch mới

Để phát triển du lịch, các địa phương cần xúc tiến xây dựng cổng thông tin điện tử, xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, xuất bản ấn phẩm giới thiệu sản phẩm du lịch mới Đặc biệt, cần xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số và quảng bá sản phẩm du lịch trên nền tảng số Qua đó, xây dựng và định vị thương hiệu du lịch của các địa phương trên bản đồ du lịch trong và ngoài nước.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch trong và ngoài nước nhằm đa dạng hình thức quảng bá các sản phẩm du lịch, đồng thời mang các sản phẩm du lịch của vùng, của các địa phương tới các diễn đàn, triển lãm, hội chợ… để cung cấp thông tin cho du khách tại các điểm đến, quảng bá đa dạng các sản phẩm du lịch tới khách du lịch và các nhà đầu tư Đẩy mạnh hoạt động liên kết xúc tiến du lịch trong toàn vùng trên cơ sở tạo sự phối hợp, liên kết giữa các chủ thể quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương và đảm bảo lợi ích của các địa phương trong nội bộ tỉnh và giữa các tỉnh trong toàn vùng liên kết

Thứ hai, liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn vùng

Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du lịch) giữa các địa phương trong nội bộ tỉnh và các sản phẩm, chương trình du lịch chung của toàn vùng du lịch của các tỉnh trong khu vực liên kết Thực hiện liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn vùng nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về tiềm năng du lịch của các địa phương trong nội bộ tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng liên kết du lịch Bắc Bộ tạo ra những sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch với các loại hình du lịch đặc sắc, độc đáo, mới lạ, hấp dẫn đáp ứng yêu cầu và thị hiếu của du khách Vì thế, các địa phương trong nội bộ tỉnh và giữa các tỉnh trong vùng liên kết cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ nhằm nghiên cứu tạo ra những sản phẩm du lịch, điểm đến, loại hình du lịch phong phú, đa dạng, gắn với thế mạnh du lịch của từng địa phương như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tham quan di tích lịch sử, hoặc sự kết hợp giữa các loại hình du lịch nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch, điểm đến hấp dẫn, đáp ứng đa dạng những nhu cầu khám phá, trải nghiệm, du lịch của du khách trong và ngoài nước

Các sản phẩm, điểm đến và chương trình du lịch cần được xây dựng dựa trên tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các khu vực và khả năng cạnh tranh Đồng thời, các sản phẩm du lịch phải đáp ứng nhu cầu của du khách, tập trung vào khả năng tiêu thụ và trải nghiệm, tránh thiết kế quá nhiều hoạt động làm giảm thời gian khám phá Các hoạt động cần mang tính mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với sở thích cũng như mục đích du lịch của khách.

Chương trình liên kết phát triển du lịch chung góp phần mang lại kết quả trong việc liên kết quản lý điều hành, đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế tour tuyến, khai thác sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch cụm và du lịch từng tỉnh

Chương trình liên kết phát triển du lịch chung tạo động lực phát triển du lịch cho các địa phương Đồng thời, sự liên kết giữa các địa phương đã mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí song vẫn đảm bảo được chất lượng, quy mô các chương trình

Việc xây dựng các chương trình liên kết chung là điều kiện để hợp tác xây dựng chính sách du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, khai thác và phát triển du lịch Huy động tối đa nguồn lực của từng địa phương để xây dựng những sản phẩm đặc thù thu hút khách du lịch Đồng thời thực hiện các chương trình du lịch liên kết vùng, định hướng theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế

Thứ ba, liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hoạt động du lịch Do đó, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động nghề chất lượng cao Để đạt được mục này, cần có chính sách thu hút giáo viên, chuyên gia trình độ cao trong và ngoài nước Ngoài ra, tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch và doanh nghiệp du lịch là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho cả địa phương và khu vực liên kết.

Tỉnh không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp du lịch thông qua việc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do Tổng cục Du lịch tổ chức, đồng thời tự tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp trong tỉnh Ngoài ra, tỉnh mời các chuyên gia đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ các cấp và lãnh đạo, nhân viên marketing các doanh nghiệp du lịch Bên cạnh đó, hệ thống thuyết minh viên du lịch tại các điểm đến trong tỉnh cũng được kiện toàn chặt chẽ.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về văn hoá du lịch, kỹ năng ứng xử cho các chủ doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ sản xuất các sản phẩm truyền thống và các tầng lớp nhân dân của các làng nghề hoặc tại các khu, điểm du lịch

Thứ tư, liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch

Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

Một là, kết quả của hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh và xúc tiến du lịch được thể hiện thông qua các tiêu chí:

Số lượng các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được thực hiện của các địa phương cũng như các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chung toàn vùng được thực hiện; kết quả của hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch và xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh được thể hiện thông qua: số lượng thương hiệu du lịch chung của tỉnh hoặc của cụm một số địa phương trong vùng liên kết được xây dựng, quảng bá tới khách du lịch trong trong nước và nước ngoài

Hai là, liên kết xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh và các tỉnh thực hiện liên kết kinh tế phát triển du lịch: tỷ lệ những sản phẩm du lịch mang tính chất liên kết kinh tế trong phát triển du lịch giữa các tỉnh trên tổng số những sản phẩm du lịch chính của các địa phương trong vùng được đề xuất xây dựng; số lượng những sản phẩm du lịch mang tính vùng đã hình thành và được đưa vào khai thác Các sản phẩm du lịch thể hiện sự đa dạng, phong phú mang mầu sắc của từng địa phương, từng vùng, cũng như tạo các sản phẩm du lịch mang tính liên kết giữa các địa phương trong nội bộ tỉnh và giữa các tỉnh trong khu vực liên kết hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế

Ba là, liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng về số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu phục vụ du lịch trong thực tiễn của địa phương

Bốn là, liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch Hiệu quả của hoạt động hợp tác xây dựng không gian du lịch thống nhất dựa trên cơ sở kết nối các tour, tuyến, khu, điểm du lịch nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông cho từng địa phương trong vùng, khớp nối với hệ thống giao thông liên vùng, khu vực và quốc tế

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng như khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài

Năm là, liên kết có hiệu quả trong huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của các địa phương trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ và điều chỉnh quy hoạch du lịch phù hợp với từng địa phương là cần thiết Bản Quy hoạch này phải đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết về không gian, thời gian của tất cả các điểm du lịch ở các địa phương được liên kết lại thành chương trình du lịch, tuyến du lịch đặc sắc

Sáu là, liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch: Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch giữa các địa phương nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành về du lịch của Chính quyền địa phương Tổ chức định kỳ hội nghị phát triển vùng du lịch nhằm thu hút được nhiều ý kiến đa dạng, nhiều chiều từ các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp du lịch, là cơ sở tham khảo quan trọng để các địa phương trong vùng hoạch định chính sách phát triển du lịch,khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương trong phạm vi liên kết kinh tế trong phát triển du lịch.

Các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

2.2.4.1 Nhân t ố khách quan Thứ nhất, điều kiện không gian địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương của khu vực liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Để liên kết kinh tế trong phát triển du lịch hiệu quả cần đảm bảo các địa phương trong khu vực liên kết có không gian địa lý kinh tế phù hợp Đồng thời, để sử dụng hiệu quả việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cũng cần đảm bảo sự tương đồng về tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng giao thông, dân cư, điều kiện kinh tế, văn hoá…

Không gian liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nhằm hình thành các điểm đến, khu du lịch cần bảo đảm về quy mô phù hợp, nếu phạm vi quy mô liên kết rộng quá sẽ dẫn đến những khó khăn trong quản lý, giảm hiệu quả phát triển du lịch

Các địa phương trong vùng liên kết thường có sự khác nhau về địa hình, trình độ phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, đặc điểm dân cư, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch…vì thế cần nghiên cứu sự tương đồng về các yếu tố này nhằm tạo nên không gian liên kết phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương, cũng như để liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trở thành sợi dây kết nối tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, mới đối với du khách

Tuỳ vào sự tương đồng về địa hình, trình độ phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, đặc điểm dân cư, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch…cần tạo nên không gian liên kết kinh tế trong phát triển du lịch có trọng điểm, không nên thực hiện liên kết dàn trải, kết hợp phát triển thế mạnh du lịch theo không gian liên hết vùng, tiểu vùng, nội vùng theo các cực tăng trưởng, trên cơ sở trang bị đầy đủ và hiện đại kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ nhằm tạo không gian tham quan, du lịch, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, mua sắm, vui chơi giải trí…của khách du lịch được thuận lợi

Thứ hai, thị trường và hội nhập quốc tế

Liên kết kinh tế có tương tác với thị trường và hội nhập thường năng động và phát triển mạnh mẽ và ngược lại chính thị trường và hội nhập quốc tế cũng là thách thức cho sự tồn tại và phát triển của nhiều liên kết kinh tế

Tùy vào góc độ cạnh tranh mà liên kết kinh tế có thể trở nên tĩnh hoặc động Liên kết kinh tế có gắn kết yếu tố toàn cầu sẽ trở nên động hơn so với liên kết kinh tế chỉ mang tính chất cạnh tranh tại địa phương

Doanh nghiệp được điều chỉnh bởi môi trường kinh doanh quốc gia, nhưng chúng cũng liên kết với thị trường toàn cầu bằng nhiều cách Ngày nay, thị trường toàn cầu trao cho các doanh nghiệp cơ hội cải tiến hiệu quả thông qua cải tiến mức độ tham gia vào chuỗi giá trị: nguyên liệu, thành phần, máy móc thiết bị, sản xuất chi phí thấp, tham gia thị trường lớn hơn Doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế có thị trường toàn cầu sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn

Thứ ba, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu thế hình thành và phát triển kinh tế số, du lịch số Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đứng trước những thời cơ và thách thức nhất định Nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những động lực phát triển mới cho ngành du lịch, cũng như làm thay đổi phương thức liên kết kinh tế trong phát triển du lịch giữa nội bộ địa phương cấp tỉnh, cũng như giữa các tỉnh trong khu vực liên kết Bắc Bộ, hình thành cơ chế quản trị vùng hiệu quả nhờ ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đồng thời, nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng trở nên hiệu quả hơn, đưa các sản phẩm du lịch đến gần với du khách trên phạm vi toàn thế giới, …

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng mang lại những thách thức, khó khăn nhất định đối với hoạt động phát triển kinh tế du lịch như: phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoàn thiện môi trường thể chế liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, nguy cơ mất an toàn thông tin, hiện đại hoá hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động du lịch,…

Thứ tư, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Kết cấu hạ tầng phụ vụ du lịch được coi là “đòn bẩy” cho phát triển du lịch của các địa phương, cũng như hiệu quả thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

Một là, mạng lưới giao thông vận tải được coi là “huyết mạch” của bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nói riêng Mạng lưới giao thông cần đảm bảo sự khớp nối linh hoạt giữa các địa phương trong nội bộ tỉnh và giữa các tỉnh trong khu vực liên kết, cũng như đảm bảo sự kết nối thông suốt và thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không của quốc gia, nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của khách du lịch thuận lợi và thông suốt

Hai là, mạng lưới thông tin liên lạc, hạ tầng internet đảm bảo băng thông rộng, tốc độ cao nhằm phục vụ các hoạt động thông tin liên lạc, thanh toán dịch vụ du lịch, tìm kiếm thông tin liên quan đến du lịch (các điểm đến, tour du lịch, tuyến đường du lịch … ) của khách du lịch nhanh và hiệu quả

Ba là, hệ thống các công trình điện, nước đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch

Bốn là, hệ thống dịch vụ phụ trợ như: dịch vụ y tế, các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí,… cần được xây dựng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phục vụ hiệu quả nhu cầu của du khách

Năm là, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm, trải nghiệm…đa dạng, hấp dẫn và đảm bảo về chất lượng góp phần quan trọng tăng hiệu quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Đây được coi là chất xúc tác quan trọng làm tăng hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

Thứ nhất, môi trường thể chế và chính sách liên kinh tế trong phát triển du lịch chịu ảnh hưởng bởi chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương Những yếu tố này tác động đến sự phát triển của ngành du lịch thông qua việc ban hành các chính sách, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ Chính sách của chính quyền có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho các hoạt động du lịch, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.

Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố

2.3.1.1 Kinh nghi ệ m c ủ a Th ừ a Thiên Hu ế - Qu ả ng Nam - Đ à N ẵ ng

Năm 2019, ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng đã được Lonely Planet - Công ty du lịch danh tiếng toàn cầu đánh giá là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á Sở dĩ có được sự đánh giá trên là do các địa phương đã có sự kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình cung cấp cho du khách

Việc bắt tay liên kết trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như trong xây dựng chính sách quản lý, phát triển sản phẩm, nguồn lực du lịch trong những năm qua đã góp phần từng bước định vị thương hiệu du lịch 3 địa phương như một điểm đến có giá trị và thú vị nhất ở Việt Nam với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động chung, nhất là trong công tác quảng bá xúc tiến, du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã từng bước hướng đến sự chuyên nghiệp, bài bản Nhiều chương trình quảng bá đã được 3 địa phương phối hợp xây dựng chiến lược cùng xúc tiến như “Đà Nẵng biển gọi”, “Quảng Nam - Hành trình di sản”;

“Lăng Cô huyền thoại biển”; “Ba địa phương - một điểm đến”… Cùng với đó, các chương trình tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm du lịch cũng được mở rộng trong và ngoài nước

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch cho các sản phẩm du lịch liên kết của các địa phương được đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển mạnh tới các thị trường du lịch tiềm năng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ, các tỉnh Tây Nam Bộ… cũng như các sản phẩm du lịch trong khuôn khổ liên kết của ba tỉnh được giới thiệu tại các Hội chợ du lịch quốc tế và Việt Nam, như:

“Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội”, “Hội chợ Du lịch ITE-HCM”, “Hội chợ JATA và chương trình giới thiệu du lịch 3 địa phương tại Nhật Bản”…

Việc đầu tư vào công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã tạo ra những hình ảnh ấn tượng của các sản phẩm du lịch đối với các doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp du lịch - lữ hành cũng như khách du lịch trong và ngoài nước, vì thế đã tạo ra sức hút cho du lịch của ba tỉnh, góp phần quan trọng thu hút du khách trong và ngoài nước đến với các điểm du lịch của các địa phương, cũng như lựa chọn các sản phẩm du lịch liên kết của ba địa phương Nhờ đó, đã tạo thêm công ăn việc làm và ngân sách cho các địa phương “Năm 2015, tổng lượng khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế đạt 3.126.495 lượt, tăng 13,08% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.023.015 lượt, khách nội địa đạt 2.103.480 lượt; khách du lịch qua đường tàu biển là 75.775 lượt Lượng khách lưu trú đạt 1.777.113 lượt (khách quốc tế đạt 778.248 lượt, khách nội địa đạt 998.865 lượt); doanh thu du lịch ước đạt trên 2.985 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ” [58]

“Năm 2019 đạt 4,817 triệu lượt, tăng 11,18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,186 triệu lượt, tăng 12,06% so với cùng kỳ Khách lưu trú đạt 2,247 triệu lượt, tăng 7,30% Doanh thu từ cơ sở lưu trú năm 2019 đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54% so với năm 2018; tổng thu từ du lịch đạt 11.300 tỷ đồng” [37] Và đến năm 2022, “tổng lượng khách du lịch đến Huế là 2,05 triệu lượt, tăng 296% so với năm 2021 Khách quốc tế đến Huế là 263 nghìn lượt, tăng 1.156% so với năm 2021; khách lưu trú trong năm là 1,292 triệu lượt, tăng 274% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch ước đạt 4.533 tỷ đồng, tăng 385% so với cùng kỳ Trong tháng 12/2022, Huế thu hút được 196,5 nghìn lượt khách, tăng 957%; trong đó, khách quốc tế đạt 63,5 nghìn lượt; khách lưu trú ước đạt 140,5 nghìn lượt; doanh thu trong tháng là 437 tỷ đồng” [59]

Tại Quảng Nam “năm 2015, tổng lượt khách tham quan lưu trú ước đạt 3,85 triệu lượt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014 Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,9 triệu, tăng 6,67%; khách nội địa đạt khoảng 1,96 triệu, tăng 2,56%

Doanh thu du lịch ước đạt trên 2.570 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 6.039 tỷ đồng.” [58]

Năm 2019, “tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 7.668.000 lượt khách, tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: khách quốc tế ước đạt 4.579.000 lượt khách, tăng 20,50% so với cùng kỳ năm 2018; khách nội địa ước đạt 3.089.000 lượt khách, tăng 13,57% so với cùng kỳ năm 2018 Doanh thu ước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 27,66% so với cùng kỳ năm 2018 Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 14.000 tỷ đồng” Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch năm 2022 ước đạt gần 4,8 triệu lượt (tăng 13 lần so với cùng kỳ năm 2021); doanh thu du lịch năm 2022 ước đạt 3.800 tỷ đồng (tăng 8 lần so với cùng kỳ năm 2021); thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 8.900 tỷ đồng” [2] Đối với Đà Nẵng, năm 2022, khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 3,69 triệu lượt khách, tăng 3,1 lần so với năm 2021, trong đó, khách quốc tế ước đạt 483 ngàn lượt, tăng 4,6 lần so với năm 2021; khách nội địa ước đạt 3,2 triệu lượt, tăng 3,0 lần so với năm 2021 Doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt 8.872 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so với năm 2021 và tăng 2,5% so với năm 2019; doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành ước đạt 21,3 ngàn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 17% trong cơ cấu kinh tế thành phố), tăng gần gấp 2 lần năm 2021 và phục hồi tương đương bằng 100% so với năm 2019 (21,39 ngàn tỷ đồng) [107]

Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên, song sự hợp tác, liên kết phát triển du lịch thời gian qua của Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng cũng mới chỉ tập trung vào công tác quảng bá xúc tiến, trong khi đó những vấn đề như xây dựng sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực… vẫn chưa được chú trọng đúng mức Việc xác định thị trường trọng điểm vẫn có những bất đồng do lợi thế, sản phẩm khác biệt giữa mỗi địa phương cũng như nguồn lực kinh phí không đồng đều Ngay từ năm 2016, nhằm hướng đến sự chuyên nghiệp và đa dạng trong liên kết với vai trò là trưởng nhóm liên kết năm 2016, mới đây, Quảng Nam đã xây dựng kế hoạch liên kết phát triển du lịch 3 địa phương Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm phát huy tính liên kết trong các hoạt động quảng bá du lịch chung, từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng của ba địa phương như một điểm đến có giá trị và thú vị ở Việt Nam Ngay từ năm 2016, Theo đó, năm 2016, ba địa phương này đã đẩy mạnh liên kết để xúc tiến du lịch thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế như: Hội chợ ITB Berlin 2016 và tổ chức roadshow giới thiệu du lịch 3 địa phương tại Cộng hoà Liên bang Đức (9-13/3); Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2016 (tháng 4); Hội chợ du lịch quốc tế ITE thành phố Hồ Chí Minh 2016 (tháng 9); hội chợ JATA Nhật Bản 2016 (tháng 9) Để hỗ trợ cho công tác xúc tiến du lịch, ba địa phương sẽ tiến hành xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm chung như: Tập gấp chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch ba địa phương 2016; Phát hành đĩa phim du lịch ba địa phương, tái bản cẩm nang du lịch Bên cạnh đó, ba địa phương tiếp tục phối hợp xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch 3 địa phương; Tổ chức hội chợ du lịch MICE và xúc tiến mở 2 đường bay mới: Bangkok - Đà Nẵng, Osaka - Đà Nẵng; Tổ chức đón các đoàn quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nga ) đến tham quan, khảo sát và viết bài về du lịch ba địa phương; Đón và hỗ trợ các đoàn làm phim đến thực hiện phim giới thiệu du lịch ba địa phương Đặc biệt, xác định chính sách quản lý phát triển du lịch, sản phẩm du lịch và nguồn nhân lực du lịch là những yếu tố quan trọng góp phần thay đổi diện mạo của du lịch địa phương, nên năm 2019, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch liên kết phát triển toàn diện với nhiều hoạt động cụ thể Theo đó, về chính sách quản lý và phát triển du lịch: sẽ tiến hành xây dựng bộ thông tin chung về du lịch vùng nhằm tổng hợp và cập nhật thông tin chung tham mưu Ban Chỉ đạo phát triển du lịch 3 địa phương, tạo cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách liên kết vùng; liên kết hoạt động thanh tra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn, xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh

Về phát triển sản phẩm du lịch: Khuyến khích Hiệp hội Du lịch và doanh nghiệp xây dựng các tour du lịch theo 3 chủ đề: Con đường di sản, Trung tâm du lịch thiên đường biển, Con đường sinh thái gắn với du lịch có trách nhiệm và bền vững; liên kết các lễ hội với các hệ thống đặt giữ chỗ khách sạn nhằm đa dạng hóa trải nghiệm của khách du lịch tại ba địa phương Về phát triển nguồn nhân lực: tổ chức các khóa đào tạo tiếng Nhật, Trung, Hàn tại ba địa phương với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách từ thị trường Đông Bắc Á; Tổ chức hội thảo xúc tiến hợp tác quốc tế trong đào tạo du lịch tại miền Trung góp phần nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch trong vùng

Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch Việc liên kết vùng du lịch vùng Tây Bắc diễn ra từ rất sớm, đầu tiên phải kể đến là mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn” năm 2005 Kể từ khi xây dựng sản phẩm

“Du lịch về cội nguồn”, diện mạo kinh tế, xã hội và văn hóa của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ đã có nhiều thay đổi Nếu như trước đây, du khách không thể tìm thấy khách sạn hạng sang tại Nghĩa Lộ (Yên Bái) hay Sapa (Lào Cai), thì nay nhiều khách sạn cao cấp mọc lên Trên địa bàn 3 tỉnh đã có gần 1.000 cơ sở lưu trú, trong đó hơn 100 cơ sở từ 1 đến 4 sao, trên 500 khách sạn và 260 nhà hàng phục vụ du khách Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đặc trưng phát triển nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch, như: “Cội nguồn đất Tổ”, “Đất ngọc Lục Yên”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao” đã thu hút du khách Du khách được tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, thưởng thức những món đặc sản dân tộc độc đáo, khám phá hang động tại vùng cao Tây Bắc

Chương trình du lịch lần thứ VI "Qua những miền di sản Việt Bắc" năm 2014 là sự kiện lớn cấp vùng với nhiều hoạt động nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của 6 tỉnh chiến khu Việt Bắc, đặc biệt là Thái Nguyên Đặc biệt, mô hình liên kết phát triển du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng ra đời năm 2008 nhằm khai thác tiềm năng du lịch, xóa đói giảm nghèo Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, 8 tỉnh vẫn phối hợp chặt chẽ, đạt được những kết quả đáng khích lệ như tăng lượng du khách, nâng cao chất lượng tour du lịch Nhiều khu du lịch sinh thái, cơ sở lưu trú tại gia cũng được đánh giá cao Các chương trình hợp tác giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng cung cấp nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như khám phá "tứ đại đèo", "Tây Bắc mùa hoa nở", "Chương trình du lịch vòng cung Tây Bắc", được các hãng lữ hành uy tín thiết kế và đưa vào khai thác.

Với tiềm năng sẵn có, lượng du khách đến Tây Bắc tăng hàng năm Năm 2019, “tổng lượng khách đến với khu vực Tây Bắc đạt gần 35 triệu lượt khách, tăng 70,5% so với năm 2018; trong đó, khách quốc tế đạt gần 5 triệu lượt, tăng 52%, doanh thu đạt gần 53.000 tỷ đồng, tăng 30,6%” [95] Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch Gần đây nhất là Hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020 với chủ đề "Liên kết phát triển bền vững", do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đồng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái tổ chức đã diễn ra vào chiều 14/11/2020 Chương trình liên kết này nhằm phát huy tiềm năng du lịch, thế mạnh của từng địa phương trong vùng liên kết; hình thành các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, tài nguyên du lịch của từng địa phương và thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch Lãnh đạo các địa phương kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn mà cả hai bên sẽ gặt hái được những trái ngọt từ hoạt động liên kết phát triển du lịch mang lại

Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc

Từ các kinh nghiệm bao gồm cả những thành công và thất bại của các tỉnh, thành phố nói trên rút ra một số bài học về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cho tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Một là, để liên kết kinh tế trong phát triển du lịch vùng, các địa phương nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng những tour du lịch mới nhằm thu hút khách quốc tế đến Cần phối hợp tạo điều kiện để các hãng lữ hành nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc nhằm nâng cao hơn sức cạnh tranh cho ngành du lịch các địa phương Cần tập trung đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường nối các tuyến, điểm du lịch chính của các địa phương với những tuyến, điểm du lịch chính của cả vùng để hình thành các chương trình du lịch liên vùng phong phú

Hai là, các tỉnh liên kết nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của mỗi vùng, mỗi địa phương Thực tiễn ở nhiều vùng, sự liên kết du lịch khó hiệu quả vì các địa phương đều có các sản phẩm du lịch na ná giống nhau Mỗi tỉnh tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng để phát huy thế mạnh của liên kết vùng

Quảng bá và xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế Hợp tác quảng bá chung giữa các tỉnh không chỉ giúp tối ưu hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí Đối với du khách quốc tế, cần tăng cường hợp tác để quảng bá hình ảnh điểm đến chung cho cả khu vực Các ấn phẩm, tài liệu quảng bá nên được cung cấp qua các kênh như cơ quan ngoại giao, hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch Đồng thời, tổ chức các đoàn khảo sát cho báo chí trong và ngoài nước để tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng.

Bốn là, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ để phục vụ kinh tế-xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng Theo đó, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển du lịch liên vùng, thay đổi tư duy từ phát triển “điểm du lịch” thành “vùng du lịch” Các địa phương có thể đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư (PPP), nguồn vốn tư nhân, vốn ODA, vốn phát hành trái phiếu địa phương…

Năm là, phải tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch địa phương trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm và thực hiện quy hoạch chung những vùng giáp ranh, quy hoạch tổng thể và chi tiết các tuyến, điểm du lịch trọng yếu Khi có quy hoạch, cần tập trung quản lý, không để chiếm đất và đầu tư tràn lan, làm phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư du lịch

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch là yếu tố then chốt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với đặc điểm của từng khu vực để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ Điều này đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch đang ngày càng phát triển.

Bảy là, cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các địa phương liên kết trong tham gia vào các hoạt động chung; chú trọng đến giám sát, điều hành thực thi trong các liên kết; các nội dung liên kết về xây dựng sản phẩm đặc thù, về đào tạo nguồn nhân lực, về quy hoạch, về đầu tư

Thông qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn, có thể xác định một số vấn đề liên quan đến liên kết kinh tế nói chung và liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cấp tỉnh nói riêng:

Liên kết kinh tế trong giai đoạn hiện nay đã được diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm khi biên giới du lịch địa phương không còn, thay vào đó là điểm đến chung, thống nhất dựa trên thế mạnh vùng miền Trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng, liên kết các địa phương để cùng phát triển du lịch là vấn đề tất yếu Liên kết kinh tế khai thác tiềm năng, đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa của Việt Nam.

Vấn đề liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được hình thành dựa trên các nguyên tắc, chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan, chủ quan tùy vào đặc điểm của từng địa phương, khu vực và cùng với đó phải luôn có tính kế thừa, phát huy, sáng tạo từ những bài học kinh nghiệm của những địa phương khác.

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCHĐiều kiện về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, “phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía

Nam giáp Thủ đô Hà Nội” [101] “Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua Quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội” [104, tr.26]

Tỉnh Vĩnh Phúc sở hữu hạ tầng giao thông liên vùng toàn diện với các tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 2, đường sắt quốc gia Đặc biệt, tỉnh liền kề sân bay quốc tế Nội Bài thông qua cửa ngõ phía Đông Nam, kết nối Quốc lộ 18, Quốc lộ 5A và cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái đến cảng biển Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân, cửa khẩu Móng Cái Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc có quốc lộ 2 chạy qua tỉnh đã được nâng cấp, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc cùng với dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) đang được xây dựng chạy qua địa bàn tỉnh, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước, vùng lãnh thổ có dòng sông Mêkông chảy qua, là điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế và phát triển du lịch của tỉnh

Nằm kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, một trong 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước, Vĩnh Phúc gần với điểm đầu của quốc lộ 18 nối với

Quảng Ninh, là cánh cửa mở ra biển để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch

Vĩnh Phúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Địa hình như vậy tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan hấp dẫn như: Dãy Tam Đảo, nơi có Khu du lịch Tam Đảo - Điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách; các hồ: Đại Lải, Bò Lạc, Vân Trục, Thanh Lanh, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Rưng… là những tài nguyên du lịch quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Vĩnh Phúc; vườn cò Hải Lựu, vườn cò Đạo Trù… là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với những tua du lịch đồng quê.

Tình hình kinh tế - xã hội

Năm 2022, trong bối cảnh thế giới và trong nước phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của địa chính trị trên thế giới và của đại dịch Covid -19, lạm phát gia tăng, cùng các diễn biến phức tạp của tình hình năng lượng trên thế giới, tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các địa phương trong cả nước đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và quyết tâm thực hiện “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ” với hiệu quả cao, nhờ vậy tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc về cơ bản được duy trì ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội và an ninh, chính trị, trật tự xã hội, tạo đà cho sự phát triển vượt bậc của tỉnh

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 tăng mạnh với mức 9,54% so với năm trước, cao hơn hẳn mức trung bình cả nước (ước tăng 8%), đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2022 đạt gần 9%/năm, giữ vững trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của cả nước GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc cũng đạt thứ hạng cao, đứng ở vị trí thứ 9 toàn quốc.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 64,22%, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 29,2% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng

6,58% (năm 2021 lần lượt là: 62,82%, 29,43% và 7,76%) GRDP bình quân/người ước đạt khoảng 127,8 triệu đồng/người/năm; tiếp tục nằm trong top 10 địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước

“Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 35.700 tỷ đồng, bằng 111,94% dự toán, tăng 8,5% so với năm 2021, trong đó: Thu nội địa ước đạt 30.000 tỷ đồng, đạt 109,98% dự toán và tăng 6,2% so với cùng kỳ, thu xuất nhập khẩu ước đạt 5.700 tỷ đồng, đạt 123,5% so với dự toán” [8]

Về kết quả thu hút vốn đầu tư “năm 2022, toàn tỉnh thu hút được 453 triệu USD vốn FDI, bằng 100,6% kế hoạch năm; về thu hút vốn FDI toàn tỉnh dự kiến thu hút đạt 12.500 tỷ đồng, bằng 57% so với cùng kỳ năm 2021, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra Lũy kế đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 1.286 dự án, trong đó: 450 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,41 tỷ USD và 828 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 125.000 tỷ đồng” [8]

Kết thúc năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kỳ tích mới với thu ngân sách nhà nước đạt 40.000 tỷ đồng, vượt xa dự toán (33.100 tỷ đồng) Điểm khác biệt so với các địa phương khác là Vĩnh Phúc có nguồn thu chủ đạo là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đạt gần 25.000 tỷ đồng.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tăng sức hấp dẫn đối với nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước “Tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính thực sự đi vào chiều sâu khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 5, chỉ số cải cách hành chính (Par-Index) xếp thứ 5, chuyển đổi số xếp thứ 12 toàn quốc… Đây là cũng một trong 3 địa phương được VCCI tặng giải thưởng địa phương xuất sắc trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo năm 2022” [52]

Trong lĩnh vực du lịch, năm 2022 “tổng số lượt khách du lịch đến Vĩnh Phúc ước đạt 8,2 triệu lượt, tăng hơn 4 lần so với năm 2021, trong đó khách quốc tế khoảng 73,5 nghìn lượt, khách nội địa khoảng 8,13 triệu lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt 3.282 tỷ đồng” [8] Đặc biệt, trong năm 2022, “Tam Đảo trở thành Khu du lịch Quốc gia thứ 7 của Việt Nam và được Tổ chức

World Travel Awards vinh danh là thị trấn du lịch hàng đầu thế giới năm 2022, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan” [52]

Với những kết quả phát triển kinh tế - xã hội mang tính toàn diện của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát huy có hiệu quả những tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là du lịch Với môi trường kinh tế - xã hội năng động, đang phát triển mạnh mẽ của tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng cường liên kết kinh tế với các địa phương trong khu vực Bắc Bộ nói riêng, liên kết phát triển kinh tế với các địa phương khác trong cả nước, cũng như trên phạm vi quốc tế nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là tài nguyên du lịch của tỉnh, nhằm góp phần quan trọng đưa Vĩnh Phúc trở thành một nền kinh tế năng động và phát triển trong khu vực và cả nước hiện nay.

Tài nguyên du lịch

Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng là nguồn lực quan trọng phát triển du lịch với các loại hình: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh…

* Di tích lịch sử văn hoá

Di tích lịch sử văn hoá được coi là một nguồn lực quan trọng đối với du lịch, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế, “Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1.303 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 03 di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 65 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 441 di tích xếp hạng cấp tỉnh

Trong đó, nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (khu danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên), tháp Bình Sơn (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô), đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch), đình Thổ Tang (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường), cụm đình Hương Canh (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên), chùa Hà Tiên (xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên) và di tích núi Sáng với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục, tất cả đã tạo nên một quần thể di tích danh thắng hấp dẫn” [104, tr.32]

Các di sản văn hóa phi vật thể

Không chỉ có giá trị về di sản văn hóa vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá phi vật thể đa dạng, điển hình, góp phần vào việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Đó là các làn điệu dân ca tiêu biểu như:

Các lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, phản ánh văn hóa riêng của mỗi cộng đồng Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như Hát Xoan, Hát Trống quân Đức Bác hay Sình ca của người Cao Lan là những nét đặc trưng trong các lễ hội này Các lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Tây Thiên thể hiện sự giao thoa giữa yếu tố tín ngưỡng và văn hóa, tạo nên bản sắc độc đáo cho mỗi địa phương.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu; Lễ hội kéo song Hương Canh; lễ hội leo cầu bắt trạch Tứ Trưng; Lễ hội đúc bụt làng Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương);

Lễ hội làng Lũng Ngoại (xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường); Hội bơi chải (xã Tứ Yên, huyện Sông Lô); Hội cướp phết (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch), lễ hội rước cây bông (xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô)… Hầu hết các lễ hội đều được tổ chức vào dịp đầu xuân và trở thành ngày hội làng với đủ các sắc thái, trò chơi dân gian truyền thống

Các sản phẩm thủ công truyền thống Ở Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, đặc sắc với đa dạng các ngành nghề từ mây tre đan, gốm, chạm khắc đá, mộc… như nghề mộc ở làng Bích Chu (huyện Vĩnh Tường); nghề gốm gia dụng ở làng Hương Canh; nghề rèn ở Lý Nhân, mộc Bích Chu, nghề đá Hải Lựu, mây tre đan Triệu Xá Trên địa bàn tỉnh có 19 làng nghề truyền thống được công nhận với đa dạng các ngành nghề từ mây tre đan, gốm, chạm khắc đá, mộc…, ; trong đó có 19 làng nghề được công nhận với một số làng nghề nổi tiếng, sản phẩm nổi tiếng, được nhiều khách hàng ưa chuộng, như mây tre đan Triệu Xá (huyện Lập Thạch), gốm Hương Canh (huyện Bình Xuyên), mật ong, ba kích (huyện Tam Đảo), các sản phẩm từ rắn của Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường), cá thính Lập Thạch …

Các tài nguyên du lịch văn hóa khác

Nguồn lực du lịch của Vĩnh Phúc phong phú, đa dạng có giá trị quan trọng phục vụ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, cũng như là điều kiện thuận lợi thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch giữa các địa phương trong nội bộ địa phương và liên kết vùng, khu vực Ngoài những nguồn lực du lịch văn hoá chủ yếu như: di tích lịch sử văn hoá, di sản văn hoá phí vật thể, sản phẩm thủ công truyền thống, “Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch, như ca múa nhạc dân tộc, các món ăn từ lâm, thổ sản phong phú của địa phương mình Về ẩm thực, Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản hiếm có, như cá anh vũ, xôi trứng kiến, đất đồng cốc nướng chín… cùng với nhiều món ăn đặc trưng của các dân tộc Sán Dìu, người Cao Lan và các món dân dã hấp dẫn như vó cần, cá thính, nem chua, bánh hòn Hội Hợp Đây là các nét đặc trưng hấp dẫn có giá trị cao phục vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc” [104, tr.34]

* Tài nguyên du lịch tự nhiên Khu du lịch Tam Đảo

Khu du lịch Tam Đảo nằm trọn trong Vườn quốc gia Tam Đảo - khu vực có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng để phát triển du lịch Ngày 25 tháng 01 năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành “Quyết định số 170/QĐ- BVHTTDL công nhận Khu du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là Khu du lịch quốc gia” Điều kiện tự nhiên nơi đây rất phong phú, đa dạng bao gồm: “Rừng nguyên sinh, núi cao với ba đỉnh cao nhất là Thiên Thị (1.376m), Thạch Bàn (1.388m), Phù Nghĩa (1.300m) nối liền nhau như 3 hòn đảo Bên cạnh đó, Khu du lịch Tam Đảo có nhiều suối và thác (Thác Bạc có độ cao 50m, do suối Mơ và suối Tiên đổ vào, nước xối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô) cũng như hàng trăm loài thực vật, động vật đa dạng, quý hiếm” [104, tr.34]

Từ trên Tháp truyền hình Tam Ðảo nằm trên đỉnh núi ở độ cao 1.300m phóng tầm mắt nhìn xuống, du khách có thể trông thấy phía chân trời một phần Thủ đô Hà Nội, Tp Vĩnh Yên, Tp Việt Trì và hồ Núi Cốc

“Trên khu du lịch Tam Ðảo, du khách còn được thưởng ngoạn những cảnh quan danh lam thắng cảnh, như: Ðền Mẫu bà Chúa thượng ngàn, đền Ðức

Từ Thánh Trần đến thác Bạc, du khách có thể tham quan khu du lịch Lạc Hồng Đối với những người ưa khám phá, có thể chinh phục các đỉnh núi Rùng Rình, Phù Nghĩa, Thiên Thị để tìm hiểu về thiên nhiên Trên đường đến Tây Thiên, du khách sẽ được viếng thăm các di tích linh thiêng như đền Cô, đền Cậu và đền Chạch Suối.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên Khu danh thắng Tây Thiên

“Khu danh thắng Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo, nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều dòng suối tự nhiên bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo chảy qua, như: suối Giải Oan - còn gọi là Bát Nhã Tuyền), phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan Ngoài ra, còn có Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây quanh năm còn có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và huyền bí” [104, tr.35]

* Tài nguyên du lịch từ khu vực đầm Vạc, Đại Lải, Vườn cò Hải Lựu

“Ngay giữa thành phố Vĩnh Yên, còn có một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn là khu du lịch Ðầm Vạc trong quần thể các đầm, hồ có giá trị kinh tế, du lịch với 23 nhánh chính tạo ra những hồ, lạch nhỏ Cùng với Ðầm Vạc, đi ngược về hướng Hà Nội khoảng 25km, Vĩnh Phúc còn có một vùng hồ nước mênh mông, cảnh quan tươi đẹp là hồ Ðại Lải thuộc thành phố Phúc Yên Giữa hồ có một đảo nổi mang tên đảo Chim Ðến với Ðại Lải, du khách như được lạc vào một không gian xanh riêng thơ mộng Du khách có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, thăm làng, bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng cô, thưởng thức các món ăn của đồng bào dân tộc” [104, tr.36]

So sánh tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc với các tỉnh tiếp giáp Hà Nội, các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ cho thấy, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế hơn, về tính đa dạng của tài nguyên du lịch, bao gồm cả các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Cụ thể là:

Thành tựu liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022

3.2.1.1 Liên k ế t tuyên truy ề n, qu ả ng bá th ươ ng hi ệ u du l ị ch và xúc ti ế n du l ị ch

UBND tỉnh Vĩnh Phúc coi trọng việc thúc đẩy gắn kết xúc tiến, quảng bá du lịch giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành phố khác Để giải quyết khó khăn trong hoạt động này, nâng cao năng lực cạnh tranh, định vị thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc, tỉnh đã ban hành Quyết định số 3278-QĐ/UBND về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 -2025 Trong đó, dự kiến kinh phí thực hiện là gần 60 tỷ đồng, trong đó riêng nhiệm vụ liên kết phát triển du lịch là 3,6 tỷ đồng Hằng năm, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch sẽ lên kế hoạch quảng bá, xúc tiến vào đầu năm để triển khai các hoạt động giới thiệu du lịch Vĩnh Phúc đến du khách trong và ngoài nước một cách hiệu quả nhất.

Trong năm 2023, Trung tâm đã liên kết với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình Fantrip đón các công ty lữ hành phía Nam đến các khách sạn tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ; liên kết với các tỉnh Đông Bắc tham gia gian hàng chung xúc tiến, quảng bá du lịch tại Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời liên kết, phối hợp với một số doanh nghiệp trong tỉnh tham gia một số hội chợ du lịch, hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tại thị trường trọng điểm phía Nam Qua đó, tiếp tục thúc đẩy công tác tuyên truyền, quảng bá về miền đất, con người, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc đến đông đảo du khách trong và ngoài nước

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch đang từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, đẩy mạnh tăng cường liên kết nhiều chiều, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ cho quảng bá du lịch

“Hoạt động liên kết hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch với các cơ quan Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp đã, đang triển khai tích cực, đạt hiệu quả: Tỉnh đã phối hợp cùng Tổng cục Du lịch tổ chức thành công một số chương trình khảo sát đánh giá điểm đến du lịch Vĩnh Phúc; UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng UBND các tỉnh Đông Bắc đã ký kết Hợp tác phát triển du lịch với UBND thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đồng bằng sông Hồng ký kết hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch với Hiệp hội du lịch và Câu lạc bộ lữ hành Hà Nội… Thông qua hoạt động ký kết, các địa phương đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi chia sẻ kinh nghiệp trong xúc tiến quảng bá điểm đến, sản phẩm, tour tuyến du lịch” [100]

Năm 2021, “công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch và hợp tác liên kết du lịch vùng, khu vực, quốc tế được đẩy mạnh đưa du lịch Vĩnh Phúc đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”

Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị liên kết xúc tiến quảng bá du lịch Vĩnh Phúc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phụ cận năm 2022 vào ngày 14/12/2022 Hội nghị liên kết xúc tiến quảng bá du lịch năm 2022 nhằm tăng cường hợp tác phát triển du lịch giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phụ cận, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, tài nguyên du lịch của các địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch nội địa Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, kết nối thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch các địa phương trao đổi thông tin, kinh nghiệm; kết nối, xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng có chất lượng, hấp dẫn du khách, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch giữa các Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch và giữa các Hiệp hội Du lịch các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Ninh Bình

Sáng 20/11/2020, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị liên kết phát triển du lịch “Kết nối tinh hoa” giữa TP.Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Đông Bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh) Đặc biệt, trong bối cảnh du lịch Vĩnh Phúc vẫn còn là điểm đến tiềm ẩn với nhiều du khách và thậm chí đối với cả những người làm du lịch ở các tỉnh phía Nam, Sở VH-TT&DL tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, điển hình như Hội nghị quảng bá, xúc tiến điểm đến Vĩnh Phúc với chủ đề: "Vĩnh Phúc - điểm đến ấn tượng, an toàn" được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2022

Với mục tiêu liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Đáng chú ý, tỉnh đã xuất bản 10.000 ấn phẩm, tài liệu du lịch song ngữ, in 2.000 đĩa VCD Video giới thiệu điểm đến du lịch Vĩnh Phúc Ngoài ra, ngành du lịch đã đa dạng hóa nguồn xã hội hóa, hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh để thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình khảo sát đánh giá sản phẩm du lịch, hội nghị xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Vĩnh Phúc.

3.2.1.2 Liên k ế t xây d ự ng s ả n ph ẩ m du l ị ch c ủ a t ỉ nh và các t ỉ nh th ự c hi ệ n liên k ế t kinh t ế phát tri ể n du l ị ch

Nhằm thúc đẩy du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở VH-TT&DL đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này Tỉnh tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành, phát triển chuỗi sản phẩm du lịch nội - ngoại tỉnh Đồng thời, Vĩnh Phúc hợp tác với các địa phương có du lịch phát triển để xây dựng những tour nội địa hấp dẫn du khách.

Trong đó, việc liên kết tour giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, các điểm đến; giữa doanh nghiệp lữ hành với các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh sản phẩm OCOP; phát triển các tour du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh bước đầu hình thành

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các tuyến du lịch liên tỉnh được đề xuất, gồm: Đường bộ: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Hà Giang; Hà Nội - Vĩnh Phúc - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng Đường sắt: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Vân Nam Đường thủy: Sông Lô - Sông Hồng - Hà Nội Các tuyến này tận dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài nguyên du lịch của các địa phương trên toàn tuyến.

Nhằm xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch chủ yếu trong

“Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/ 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương “Tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực trọng điểm như: khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc, Vĩnh Thịnh, Hồ Vân Trục…gắn với du lịch qua các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Tây Bắc” [75, tr.3]

Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Bắc đã đánh dấu một bước phát triển mới trong mối quan hệ liên kết hợp tác giữa lãnh đạo các tỉnh, thành, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các hiệp hội và doanh nghiệp du lịch của các vùng Sự liên kết này được tập trung vào 3 nội dung chính, gồm: công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch

Chương trình liên kết đã mở ra triển vọng để xây dựng và phát triển các chương trình du lịch mang tính hỗ trợ nhau, giúp thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch đến TP.Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Đông Bắc Đây sẽ là cơ hội để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong việc hình thành các sản phẩm liên tuyến, liên vùng, tăng cường phát triển nguồn lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi địa phương Trong năm, các tỉnh phối hợp nghiên cứu xây dựng thêm sản phẩm tour du lịch mới Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 9 doanh nghiệp trong Nhóm liên kết đẩy mạnh truyền thông quảng bá và khai thác 2 chương trình du lịch liên vùng đặc sắc đã xây dựng từ năm 2020, bao gồm: "Hành trình gió núi - Mây ngàn Đông Bắc" của các tỉnh Quảng Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc; "Tinh hoa Đông Bắc" của các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh

Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên kết ngành, liên kết vùng cao, do vậy UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Giang và một số tỉnh phía Đông Bắc, tạo nên nhiều tuyến liên kết du lịch hấp dẫn như: Tam Đảo - Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); chuỗi du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử gồm: Tam Cốc, Bích Động - Cúc Phương - Hà Nội - Ba Vì - Đền Hùng - Đại Lải - Tam Đảo - Hồ Núi Cốc - Chiến khu ATK Việt Bắc - Hồ Ba Bể; Tam Đảo - Sơn Dương - Chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) góp phần không nhỏ khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo động lực cho phát triển du lịch của vùng và khu vực

Kết quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022

3.2.2.1 Hi ệ n tr ạ ng s ố l ượ ng khách du l ị ch

Với những lợi thế trong phát triển kinh tế du lịch, những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đổi mới về thu hút đầu tư, về chính sách thuế, về quản lý tầm vĩ mô, về phát triển khu vực, phát triển vùng, phát triển du lịch bền vững…đặc biệt từ khi có “Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch” và “chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng” đã tạo ra môi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho du lịch tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương Đặc biệt trong giai đoạn 2012 - 2022, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 16,65% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Vĩnh Phúc

Bảng 3.2: Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc thời kỳ 2012 - 2022 Đơn vị tính: Lượt khách

Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế

Tỷ lệ tăng so cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ tăng so với cùng kỳ năm trước (%)

Tỷ lệ tăng so với cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc

Bảng 3.2 cho thấy, số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc tăng giảm qua các năm, trong đó giai đoạn từ 2012 - 2019, số lượng khách du lịch có xu hướng tăng mạnh: năm 2012 hồi phục tăng trưởng 37,30%, 2014 tăng mạnh hơn 50% và tăng bình ổn từ 15% - 17% từ các năm 2015 - 2019, xong trong hai năm 2020 và 2021 do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid - 19, lượng khách du lịch giảm đột biến (đến năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giảm 42%) Tuy nhiên, đến 2022 tổng lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc đạt 8.200.000 lượt khách

* Khách quốc tế - Số lượng khách: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua (2015 - 2022) có dấu hiệu tăng trưởng nhưng chưa ổn định, trung bình hàng năm tăng từ 2% - 4%, con số này cho thấy chưa có những chuyển biến tích cực về sức hút của du lịch Vĩnh Phúc đối với du khách quốc tế Sản phẩm du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc còn chưa có năng lực cạnh tranh cao so với các địa phương khác trong cả nước, cũng như là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế

Bảng 3.3: Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc, giai đoạn 2015 - 2022 Đơn vị: Ngàn lượt khách

Tỷ lệ so với tổng

Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc

Bảng 3.3, cho thấy, những năm qua cho thấy lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc tăng trưởng đều và ổn định, đáng chú ý là cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giữ được tỷ trọng khá ổn định trong cơ cấu khách toàn Tỉnh (từ năm 2015 đến 2021 có dấu hiệu giảm so với thời kì trước nhưng giữ mức bình ổn, chiếm 0,5 - 0,7% tổng lượng khách du lịch) Có thể thấy, lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trung bình hàng năm đạt 0,97%

Trong giai đoạn 2015-2021, lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc có nhiều biến động Dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (0,67%) trong tổng số khách du lịch năm 2015, nhưng lượng khách này đã tăng lên đáng kể trong những năm sau đó, đạt 33.500 lượt năm 2017 và 43.500 lượt năm 2019 Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2021 đã khiến lượng khách quốc tế giảm xuống còn 23.750 lượt.

Kết quả phân tích thị trường trong 5 năm trở lại đây (2015-2020) cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc gồm:

Bảng 3.4: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc, phân theo thị trường giai đoạn 2010- 2020

TT Năm Đơn vị 2016 2017 2018 2019 2020 1 Khách Quốc tế Lượt người 27.323 33.500 40.200 43.500 26.500

Các thị trường chính

Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc

- Ngày khách lưu trú trung bình: Ngày khách quốc tế lưu trú ở khách sạn tương đối ngắn, trung bình khoảng 0,5-1,5 ngày ngày lưu trú của khách tương đối ngắn bởi Vĩnh Phúc có vị trí rất gần với Thủ đô Hà Nội, đồng thời giao thông kết nối giữa Vĩnh Phúc với Hà Nội cũng như các địa phương khác trong khu vực là khá thuận tiện, nên vào các dịp nghỉ lễ ngắn hoặc ngày cuối tuần khách du lịch thường chọn điểm đến nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá là tỉnh Vĩnh Phúc

Trong tổng lượt khách du lịch đến Vĩnh Phúc thì lượng khách nội địa là chủ yếu, tại Bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ khách nội địa trung bình hàng năm chiếm 99,03% tổng lượng khách đến Số ngày khách nội địa lưu trú lại trung bình từ 1 - 1,5 ngày

Bảng 3.5: Khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc, giai đoạn 2015- 2022 Đơn vị: Ngàn lượt khách

Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Khách Nội địa 3.302,0 3.785,6 4.416,5 5.159,8 6.056,5 4.733,5 2.011.550 8.126.500

Tỷ lệ so với tổng (%) 99,4 99,3 99,2 99,2 99,3 99,4 -25 102

Tổng số 3.323,4 3,812,9 4,450,0 5,200,0 6,100,0 4,760,0 7.951.500 7.951.500 Ngày khách trung bình 0,81 0,97 1,01 1,02 1,04 1,01 1,5 1,75

Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc

Tỷ lệ khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn bởi, khách nội địa thường là các nhóm du lịch là các đoàn thuộc các công ty du lịch - lữ hành tổ chức cho tour cho các công đoàn các cơ quan, xí nghiệp, hoặc các nhóm tổ chức theo nhóm…đa phần khách ở các khu vực lân cận như: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh…

3.2.2.2 Th ự c tr ạ ng doanh thu, thu nh ậ p và giá tr ị gia t ă ng du l ị ch

* Tổng doanh thu ngành du lịch

Từ việc phát huy tốt lợi thế về địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa độc đáo, du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2022 đã từng bước xây dựng được thương hiệu và đạt được những thành tựu lớn, thể hiện ở mức những con số chứng minh tổng doanh thu toàn ngành du lịch của tỉnh luôn trên đà tăng trưởng tích cực qua các năm

Bảng 3.6: Tổng doanh thu du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2022

Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) Năm Tổng số Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc

Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc, thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể Đến năm 2014 toàn ngành du lịch đã đạt ngưỡng doanh thu 1014 tỷ đồng, năm 2019 là năm du lịch Vĩnh Phúc phát triển mạnh ước tính toàn ngành thu được 1,910 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2011-2019 đạt

11,32%/năm Chính do điểm xuất phát của du lịch Vĩnh Phúc thấp, nên trong giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, những năm tiếp theo du lịch Vĩnh Phúc đã dần cân bằng và duy trì mức tăng trưởng trên 10% mỗi năm tùy vào tình hình kinh tế - xã hội Đặc biệt trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã bị hạn chế rất nhiều khiến 16/29 chỉ tiêu kế hoạch không được thực hiện đúng như mục tiêu Nghị quyết của tỉnh đề ra: tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 6%/năm, thấp hơn 0,67%/năm so với giai đoạn 2011-2015 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 16-17% Lượng khách quốc tế thu hút được mỗi năm không đạt mục tiêu thu hút từ 13-15% đề ra… Có thể thấy riêng trong năm 2020 các con số của ngành du lịch Vĩnh Phúc đều giảm so với những năm trước về cả doanh thu, lượng khách du lịch trong và ngoài nước

* Thu nhập từ kinh tế du lịch

Bảng 3.7: Hiện trạng thu nhập du lịch của các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2022

Thu nhập du lịch (Triệu đồng) Cơ cấu doanh thu (%) Năm T ổ ng s ố Quốc tế Nội địa T ổ ng s ố Quốc tế Nội địa 2012 203.190 40.340 162.850 100,00 19,85 80,15 2013 266.990 87.870 179.120 100,00 32,91 67,09 2014 320.000 104.400 215.600 100,00 32,63 67,38 2015 345.000 119.330 225.670 100,00 34,59 65,41 2016 428.000 150.000 278.000 100,00 35,05 64,95 2017 525.000 220.000 305.000 100,00 41,90 58,10 2018 620.000 253.000 367.000 100,00 40,80 59,20 2019 713.000 298.540 414.460 100,00 41,87 58,13 2020 578.000 198.430 379.570 100,00 34,33 65,57 2021 700.000 250.000 450.000 100,00 35,7 64,3 2022 720.000 250.000 470.000 100,00 34,7 65,3

Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Theo Báo cáo điều tra của Tổng cục

Thống kê và Tổng cụ Du lịch thực hiện năm 2015, về chi tiêu của khách du lịch tại một số điểm đến du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, bình quân chi tiêu của khách du lịch: “Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/người Trong đó khách quốc tế chi 300.000VND cho dịch vụ lưu trú; 250.000VND cho ăn uống;

150.000VND cho vận chuyển đi lại; 120.000VND cho hoạt động tham quan

Theo thống kê, du khách nội địa chi trung bình 304.110 đồng/ngày/người cho các hoạt động du lịch Trong số đó, chi phí lưu trú chiếm phần lớn với 178.000 đồng, tiếp theo là ăn uống với 100.000 đồng và các hoạt động khác chiếm phần còn lại.

* Giá trị gia tăng ngành du lịch

Bảng 3.8: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc (2015-2020) Đơn vị: Tỷ đồng, Giá hiện hành

Tăng trưởng TB (%) GDP toàn tỉnh 73,940 80,634 86,337 94,498 104,402 122,640 11,03

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 19,782 21,805 22,552 21,919 29,231 31,318 8,14

% so với tổng GDP 44.56 44.27 44.87 47.74 45.79 46.13 - 3 Khu vực dịch vụ 15,778 17,428 19,483 21,464 23,971 27,231 12.28

% so với tổng GDP 21.34 21.61 22.57 22.71 22.96 22.20 - - Trong đó du lịch 1,170 1,287 1,420 1,679 1,910 1,255 6.05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Kết quả thống kê tại bảng 3.8 cho thấy, tăng trưởng trung bình của khu vực dịch vụ đạt 12,28%, trong đó du lịch đóng góp tới 6,05% Tỷ lệ % của du lịch đóng góp cho tính trong giai đoạn 2015 - 2018 có xu hướng tăng ổn định và đến 2018 đóng góp của du lịch cho GDP của tỉnh chiếm 1,83%, tuy nhiên đến năm 2019 do những tác động của thị trường du lịch và dịch bệnh nên tỷ lệ đóng góp của du lịch cho GDP của tỉnh có xu hướng giảm

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1 K ế t qu ả đạ t đượ c Thứ nhất, những kết quả đạt được trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022

Một là, Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các sở, ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thức được vai trò quan trọng của liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, vì vậy đã hết sức quan tâm tới thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, lợi thế về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch mang lại sức hấp dẫn về các sản phẩm du lịch đối với du khách, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho sự phát triển du lịch của địa phương trong phạm vi quốc gia và quốc tế

Từ sau đại hội XII của Đảng, đặc biệt là từ khi có “Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 1/2017) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động trong việc thực hiện Nghị quyết của trung ương với việc ban hành nhiều chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Hai là, trong các hoạt động liên kết xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đi vào chiều sâu, thu hút sự tham gia của nhiều địa phương và doanh nghiệp trong và ngoài vùng, tăng cường sự gắn kết về xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng gắn với thế mạnh của du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương trong khu vực Bắc Bộ Trong hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện liên kết với các tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ và 8 tỉnh Đông Bắc là: Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh phúc, Quảng Ninh trong hội nghị xúc tiến du lịch với Thành Phố Hồ Chí Minh

Với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sơ ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc đối với liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, hiện nay hoạt động hợp tác du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phương vùng Bắc Bộ cũng như một số địa phương khác trong cả nước ngày càng đi vào chiều sâu, thu hút sự tham gia của nhiều địa phương và doanh nghiệp trong và ngoài vùng, tăng cường sự gắn kết về xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng gắn với thế mạnh của du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương trong khu vực Bắc Bộ như: chuỗi du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh,…Đồng thời, các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cũng đã có sự liên kết nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, sản phẩm du lịch với các điểm đến hấp dẫn, mang đậm hình ảnh du lịch của Vĩnh Phúc về du lịch nghỉ dưỡng như: Tam Đảo, Đại Lải, Bò Lạc, Vân Trục, Thanh Lanh, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Rưng …các điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền với những tour du lịch đồng quê như: vườn cò Hải Lựu, vườn cò Đạo Trù Các điểm du lịch nhân văn phong phú như: Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh, chùa Hà Tiên, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu…các điểm du lịch văn hoá cộng đồng với các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính…); các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống quân, hát Soọng cô, hát Sình ca…) và các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống; trò chơi dân gian đặc sắc cùng nhiều món ăn đặc sản mang đậm màu sắc địa phương của Vĩnh Phúc

Sự hợp tác giữa các tỉnh khu vực Bắc Bộ thúc đẩy hình thành nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, trong đó phải kể đến "Hành trình gió núi - Mây ngàn Đông Bắc" kết nối Quảng Ninh - Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc và "Tinh hoa Đông Bắc" liên kết Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh Ngoài ra, tuyến du lịch kết hợp Tam Cốc, Bích Động - Cúc Phương - Hà Nam cũng là điểm nhấn đáng chú ý.

Du lịch Bắc Ninh nổi tiếng với quần thể di tích lịch sử văn hóa như Đền Hùng, Chiến khu ATK Việt Bắc và khu danh thắng Tây Thiên Không thể bỏ qua Hồ Ba Bể, Tam Đảo hay Chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang) để thấm nhuần thêm những trang sử hào hùng của dân tộc.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT KINH TẾBối cảnh trong nước

Những năm sau đại dịch, nền kinh tế chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm, nợ xấu được kiểm soát Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được tập trung thực hiện và bước đầu đạt những kết quả quan trọng Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm, tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh; công nghiệp hỗ trợ có bước phát triển, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng của sản phẩm Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiếp tục tăng; du lịch phát triển nhanh Nông nghiệp có bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế; kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành sớm hơn gần 2 năm so với kế hoạch đề ra, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân Phát triển kinh tế số bước đầu được chú trọng

Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước

Năm 2023 Bộ Chính trị đã ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế 6 vùng của cả nước, trong đó có cùng đồng bằng sông Hồng và vung trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó Vĩnh Phúc là trung tâm Với những giải pháp phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng từng vùng và liên vùng sẽ tạo đà cho du lịch và LKKT trong du lịch phát triển mạnh mẽ

4.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030

Quan điểm liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2030

Một là, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển du lịch Vĩnh Phúc nhanh, bền vững tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh

Tỉnh Vĩnh Phúc có những lợi thế nhất định về nguồn tài nguyên du lịch về thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc có điệu kiện thuận lợi để kết nối giao thông với các tỉnh trong khu vực, quốc gia và quốc tế về cả đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên giao điểm của các tuyến du lịch quốc gia quan trọng của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc Vì thế, tỉnh Vĩnh Phúc có những điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện liên kết phát triển du lịch của địa phương, cũng như phát huy lợi thế “dùng chung” nhằm phát triển du lịch của tỉnh theo hướng liên kết vùng

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một trong những tỉnh thuộc trung tâm du lịch Hà Nội và vùng du lịch phía Bắc, bởi vậy sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển của trung tâm du lịch này Song ngược lại đây cũng là những điều kiện hết sức thuận lợi để tỉnh Vĩnh Phúc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng của tỉnh Vĩnh Phúc góp phần phát triển du lịch Vĩnh Phúc nhanh, bền vững tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh

Hai là, đảm bảo các chủ thể trong liên kết kinh tế bình đẳng và đều được hưởng lợi ích một cách công bằng

Các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, nếu không có sự thống nhất về lợi ích thì không có sự thống nhất về mục đích chứ chưa thể có sự thống nhất về hành động Trong các nguyên tắc của hợp tác hóa trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cùng có lợi được coi là một trong các nguyên tắc cốt lõi nhất Đối với liên kết kinh tế giữa các vùng miền trong lĩnh vực du lịch đảm bảo các bên bình đẳng cùng có lợi cùng được coi là nguyên tắc cơ bản nhất và điều kiện cốt lõi cho mối liên kết kinh tế Lợi ích ở đây cần được hiểu một cách toàn diện, có lợi ích trước mắt hay lâu dài, lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp, lợi ích kinh tế hay lợi ích phi kinh tế… để đảm bảo một cách đầy đủ và công bằng Đây cũng là nguyên tắc đảm bảo cho liên kết kinh tế bền vững

Nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi trong liên kết phát triển du lịch bắt nguồn từ vai trò của lợi ích kinh tế Lợi ích thúc đẩy liên kết, gắn kết các bên trong quá trình hợp tác Các đơn vị tham gia tìm đến nhau vì lợi ích lâu dài như hỗ trợ vốn, kinh nghiệm, chiến lược Đối với địa phương mới, họ tìm thấy sự trợ giúp, còn địa phương đã phát triển thì có cơ hội đổi mới, nâng cao giá trị tài nguyên, tạo điều kiện để tất cả đều được hưởng lợi.

Quán triệt nguyên tắc này, lợi ích của các bên tham gia liên kết phải được đảm bảo một cách công bằng dựa trên cơ sở sự đóng góp của các bên Đảm bảo nguyên tắc này sẽ tạo nên chất kết dính bền vững giữa các chủ thể tham gia liên kết, từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cho đến các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp các dịch vụ có liên quan Để đảm bảo nguyên tắc trên, giữa các chủ thể liên kết cần bàn bạc công khai, dân chủ bình đẳng và đảm bảo sự công bằng về phân chia lợi nhuận, phân bổ thiệt hại, rủi ro, các tính toán về chi phí, giá cả trên cơ sở những đóng góp của các bên liên quan Tuy nhiên, dù xét theo phương diện nào thì liên kết kinh tế cũng chỉ có thể tồn tại khi các bên tự nhận thấy mình có lợi hơn với trường hợp không tham gia liên kết Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình chuẩn bị liên kết kinh tế, lợi ích tổng thể cũng như lợi ích bộ phận cần được phân tích và nhận thức một cách đầy đủ

Ba là, kết quả đạt được trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch phải đảm bảo các yếu tố khác về xã hội, môi trường để hướng tới phát triển du lịch bền vững

Trong hoạt động kinh tế nói chung, liên kết kinh tế để phát triển du lịch nói riêng hiệu quả kinh tế được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về liên kết Điều này bắt nguồn từ quy luật tiết kiệm, quy luật nâng cao năng suất lao động và nhiều quy luật kinh tế khác Hiệu quả ở đây phải được nhìn nhận dưới hai góc độ: hiệu quả kinh tế hay là hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng thể hay chính là đảm bảo sự phát triển một cách bền vững Hiệu quả trong liên kết phát triển du lịch một mặt yêu cầu các bên tham gia liên kết phải thu được hiệu quả cao trong việc khai thác, sử dụng, cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch Mặt khác, cần phải xem xét đến hiệu quả toàn cụ trên phương diện xã hội, môi trường và sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch hướng tới mục tiêu phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc Phát triển du lịch phải bảo đảm sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

Định hướng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2030

Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững trong du lịch Vĩnh Phúc nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực du lịch của tỉnh và lợi thế “dùng chung” trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc trong khu vực Bắc Bộ, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Nâng cao năng lực cạnh tranh, định vị thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc trong vùng, cả nước và thế giới bằng việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch và thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của khách du lịch trong nước và quốc tế; Thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa về cả số lượng và chất lượng; Góp phần thực hiện mục tiêu liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trở thành mũi nhọn của tỉnh; Hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025

Các hướng phát triển chủ yếu:

- Thị trường khách nội địa: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác

- Thị trường khách quốc tế: Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á Thái Bình Dương

* Sản phẩm du lịch bao gồm: “Du lịch lễ hội, tín ngưỡng: Tây Thiên,

Thiền viện, hội chọi trâu; Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Tam Đảo; Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử: các làng cổ, đình, đền, miếu mạo, di chỉ Đồng Đậu Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu làng nghề: làng rắn Vĩnh Sơn, làng gốm, làng mộc, mây tre đan Du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi), vui chơi giải trí: các sân golf, trường đua, nhà thi đấu, casino; Du lịch kết hợp với mục đích thương mại: Vĩnh Yên, Phúc Yên; Du lịch hội nghị hội thảo: Tam Đảo, Đại Lải; Du lịch nông nghiệp” [101]

Hệ thống cơ sở dữ liệu, quy trình, phương pháp xúc tiến, quảng bá du lịch được chuẩn hóa thống nhất từ tỉnh đến huyện Hợp tác công tư được củng cố, huy động thêm nguồn lực xã hội Công nghệ được ứng dụng hiệu quả để thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Xây dựng hình ảnh chung của du lịch Vĩnh Phúc, phát hành các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc

- Giới thiệu tiềm năng về du lịch của Vĩnh Phúc tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, trong khuân khổ các chương trình về du lịch, văn hoá, thương mại và xúc tiến đầu tư

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về xúc tiến quảng bá du lịch

* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

“Hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông trung học, thậm chí từ năm cuối của cấp trung học cơ sở Khuyến khích mở các cơ sở, các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh kết hợp có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích thanh niên tham gia các khóa đào tạo về du lịch ở các trung tâm, cơ sở đào tạo ở Hà Nội và các địa phương khác Khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức các khóa đào tạo mới và tái đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ tại chỗ Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch và các dự án quốc tế Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch chủ động tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho cộng đồng người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch Yêu cầu các chủ đầu tư các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng

Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương và các tổ chức quốc tế” [101]

* Các cụm, tuyến, điểm du lịch chủ yếu:

- Các cụm du lịch bao gồm: “Cụm Vĩnh Yên - Tam Dương; Cụm Tam Đảo; Cụm Phúc Yên - Bình Xuyên; Cụm Yên Lạc - Vĩnh Tường; Cụm Lập Thạch - Sông Lô” [101]

Tuyến du lịch nội tỉnh bao gồm: “Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Tây Thiên - Tam Đảo; Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Phúc Yên - Đại Lải- Hương Canh; Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Lập Thạch - Sông Lô; Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Vĩnh Tường, Yên Lạc” [101]

Tuyến du lịch liên tỉnh bao gồm:

* Đường bộ là, “Hà nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái- Lào Cai ; Hà nội- Vĩnh Phúc - Tuyên Quang- Thái Nguyên ; Hà nội- Vĩnh Phúc - Yên Bái - Hà Giang” [101]

* Đường sắt là: “Hà nội- Vĩnh Phúc- Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai- Vân Nam” [101]

* Đường thuỷ là: “Sông Lô - Sông Hồng - Hà nội” [101]

Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2030

- Về khách du lịch: đến năm 2030 đạt là 220 ngàn khách quốc tế và 3.700 triệu khách nội địa

- Tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh: Năm 2030 đạt 5,0%

- Nhu cầu vốn đầu tư: đến năm 2030 cần 356 triệu USD

- Nhu cầu về khách sạn: đến năm 2030 cần 7.800 phòng

+ Mục tiêu về xã hội:

- Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu

- Về thu nhập xã hội từ du lịch: đến năm 2030 đạt 418 triệu USD

- Về nhu cầu về lao động: đến năm 2030 cần 42.000 lao động (14.000 lao động trực tiếp)

+ Mục tiêu bảo vệ môi trường:

- Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế chính sách: Về thuế, về chính sách đầu tư, về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch và vai trò của môi trường đối với sự phát triển bền vững của ngành

- Chú trọng bảo vệ chất lượng môi trường nước ở các Khu du lịch, các điểm du lịch: Đầm Vạc, Hồ Đại Lải, Đầm Dưng…

- Xử lý nước thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường

- Đảm bảo chất lượng môi trường không khí, môi trường đất, rác thải sinh hoạt tại các khu du lịch, các điểm du lịch

4.3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030

Xây dựng chiến lược hợp tác liên kết kinh tế vùng Bắc Bộ trong đó có Vĩnh Phúc

Một trong những hạn chế cơ bản trong liên kết kinh tế phát triển du lịch giữa tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương trong khu vực Bắc Bộ và liên kết kinh tế phát triển du lịch trong nội bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn chưa chủ động, thường xuyên và chuyên nghiệp, vì thế, để khắc phục hạn chế này nhằm tạo động lực cho sự phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt giải pháp liên kết vùng và liên kết ngành và tiểu ngành

* Giải pháp liên kết vùng Để thực hiện liên kết vùng, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp và cơ chế vận hành liên kết vùng, tiểu vùng và liên kết ngoại vùng

Về nguyên tắc, cần xây dựng một bộ máy hoạt động theo cơ chế “mềm”, linh hoạt Trong đó có bộ phận điều hành gồm lãnh đạo ngành Du lịch và các hiệp hội doanh nghiệp du lịch các địa phương Để bộ máy vận hành có hiệu quả, cần xây dựng cơ chế phối hợp liên kết (cơ chế hội nghị liên tỉnh, hội nghị định kỳ, cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo ngành Du lịch và hiệp hội du lịch các tỉnh) Các địa phương trong thành phần liên kết cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch để xây dựng quỹ hoạt động cho các Ban chỉ đạo và Ban điều hành, đảm bảo các Ban hoạt động có hiệu quả Nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo du lịch, trao nhiều quyền quyết định cho Ban chỉ đạo; phân cấp cho Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề về điều hành cụ thể, quản lý trực tiếp tài nguyên du lịch và phát triển du lịch theo quy hoạch ngành, phù hợp với quy hoạch du lịch chung của khu vực và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam Đối với liên kết ngoại vùng theo định hướng ở trên, tỉnh Vĩnh Phúc cần xem xét thực hiện liên kết có lộ trình, có tính chiến lược, đồng thời mang tính thiết thực Đối với các mô hình liên kết này, cần xây dựng các tuyến điểm du lịch phù hợp, đảm bảo khai thác được lợi thế du lịch của các địa phương Đối với liên kết nội vùng, chính quyền địa phương và ngành du lịch cần có cơ chế, chính sách đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương và các doanh nghiệp để phát triển các tuyến điểm du lịch, đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch Vĩnh Phúc Trước mắt, cần có sự liên kết chặt chẽ trong phát triển du lịch giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh thành lân cận

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2021 tầm nhìn tới năm 2030, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp vùng, trong đó có vùng Bắc Bộ đã được đặt ra và sẽ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện Quy hoạch này sẽ đưa ra tầm nhìn và giải pháp chiến lược cho phát triển du lịch vùng Bắc Bộ Tuy vậy, đối với các tỉnh vùng Bắc Bộ, bên cạnh việc khuyến nghị các cơ quan trung ương sớm xây dựng quy hoạch Vùng, cần có những hoạt động chủ động định hướng chiến lược cho phát triển du lịch vùng, làm nền tảng cho các hoạt động liên kết vùng Ngay cả khi quy hoạch du lịch vùng được xây dựng, việc tổ chức triển khai quy hoạch một cách có chiến lược cũng là nhiệm vụ hợp tác liên kết của các tỉnh

Các hoạt động hợp tác phát triển du lịch vùng Bắc Bộ đòi hỏi các chương trình hành động dài hạn có sự tham gia của nhiều tỉnh, đơn vị, tập trung giải quyết các vấn đề quản lý phát triển du lịch, đồng thời đưa ra mục tiêu, giải pháp, huy động nguồn lực và đánh giá kết quả đạt được Những chương trình hành động này là cơ sở triển khai và giám sát thực hiện các hoạt động du lịch trong khu vực, đảm bảo hiệu quả và sự phát triển bền vững của ngành du lịch vùng Bắc Bộ.

Một thực tế hiện tại là các chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng Bắc Bộ còn khá khiêm tốn bởi những hạn chế về nguồn lực, hạn chế về sáng kiến và mức độ cam kết thực hiện các sáng kiến đưa ra Việc xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể cho phép huy động nguồn lực ở các tỉnh cũng như phân bổ nguồn lực giữa các tỉnh

Mô hình quản lý hiện tại với Ban chỉ đạo là lãnh đạo các tỉnh (thường là phó chủ tịch tỉnh), bộ phận điều phối có sự tham gia của lãnh đạo các Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Mô hình có tác động rõ ràng trong các hoạt động điều phối nhưng hạn chế hiệu quả trong các hoạt động chỉ đạo chiến lược

Liên kết du lịch vùng đòi hỏi các hoạt động mang tính điều phối và đặc biệt cần những định hướng mang tính chiến lược Những định hướng này đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy hoạt động liên kết sâu rộng và hiệu quả Bởi lẽ, khi có những định hướng chiến lược rõ ràng, các địa phương trong vùng có thể thống nhất mục tiêu, phối hợp nguồn lực, tối ưu hóa hoạt động xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch chung, hướng tới mục tiêu chung là phát triển du lịch toàn vùng một cách bền vững và hiệu quả.

Cần có những cơ chế hợp tác với những cơ quan/mô hình hợp tác đảm nhận chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch cả vùng

Việc phát triển liên kết vùng du lịch Bắc Bộ phải đặt trong yêu cầu và tầm nhìn phát triển du lịch của cả vùng như một điểm đến du lịch Để đảm bảo cho liên kết vùng, một điểm đến du lịch cần có cơ quan quản lý từ các bên có liên quan Tuy nhiên, hiện tại vùng Bắc Bộ vẫn còn thiếu một cơ quan quản lý cấp vùng có đầy đủ nhiệm vụ và chức năng để thúc đẩy phát triển du lịch hiệu quả.

* Giải pháp liên kết ngành và tiểu ngành Để thực hiện giải pháp này, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải coi trọng việc quy hoạch phát triển các ngành Giao thông, ngành Nông nghiệp, ngành Văn hóa và hệ thống cơ sở đào tạo gắn với ngành Du lịch Thực tế, các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc đã được quy hoạch phát triển, nhưng trong quy hoạch không đề cập đến vấn đề liên kết với ngành du lịch Vì vậy, trong thời gian tới, cần xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải gắn với phát triển du lịch, dựa vào các cụm du lịch đã được quy hoạch, ngành Giao thông vận tải thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể và chi tiết mạng lưới giao thông Tại các trung tâm du lịch và vùng đô thị như cần sớm thiết lập các tuyến, điểm xe buýt nội thành Vĩnh Phúc, các tuyến từ TP Vĩnh Phúc đến các điểm du lịch,… Đối với ngành Nông nghiệp, cần điều chỉnh quy hoạch phát triển trên cơ sở các điểm, vùng du lịch sinh thái, đảm bảo đủ và có chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch Đối với ngành Văn hóa cần xác định những cụm tuyến di sản văn hóa tiêu biểu có khả năng đưa vào khai thác du lịch để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc cải tạo, bảo tồn và gắn với phát triển du lịch Mặt khác, để đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo du lịch, ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển các làng nghề theo hướng liên kết phát triển du lịch, phát triển các mô hình “homestay và farmstay” trong một số làng nghề truyền thống điển hình nhằm tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, lưu trú và thực hiện các kỹ thuật, công đoạn sản xuất sản phẩm

Hoạt động liên kết hiện tại mới đang ở giai đoạn trao đổi thông tin, phối hợp hành động dựa trên các hoạt động cụ thể Các hoạt động được xây dựng theo từng năm chủ yếu do một tỉnh đăng cai tổ chức Cơ chế họp 1-2 năm một lần chủ yếu tập trung vào khâu tổng kết, báo cáo hơn là công tác điều hành Quy mô hợp tác này chưa đáp ứng được yêu cầu của một “vấn đề chung” là phát triển du lịch trên phạm vi toàn vùng Chiến lược hợp tác liên kết du lịch tỉnh là cơ sở tạo nên niềm tin cho các bên tham gia, tạo ra định hướng chia sẻ chung cũng như là cơ sở xây dựng các chương trình hành động cụ thể.

Giải pháp liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Để khắc phục hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tạo ra sức hút du lịch cho tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường hoạt động liên kết xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển các mô hình liên kết nội vùng, ngoại vùng và đảm bảo các mô hình liên kết hoạt động có hiệu quả Trong đó, các địa phương nằm trong mô hình liên kết cần thực hiện quảng bá chung Nhờ quảng bá chung, các địa phương trong mô hình liên kết sẽ tạo ra hiệu quả hơn trong công tác quảng bá, xúc tiến, đồng thời tiết kiệm được chi phí Ðối với khách quốc tế, nên hợp tác chặt chẽ để quảng bá hình ảnh điểm đến chung cho cả mô hình Cung cấp các ấn phẩm, tài liệu cho khách du lịch qua các kênh, như: cơ quan đại diện ngoại giao, hàng không và các doanh nghiệp du lịch, tổ chức những đoàn khảo sát cho báo chí trong nước và ngoài nước để tuyên truyền trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng

- Về tổ chức, quản lý

Sự thành lập Ban Điều phối vùng giúp kết nối các địa phương, thúc đẩy hoạt động du lịch, đặc biệt cần có bộ phận hỗ trợ chuyên trách về du lịch Các Ban này đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các địa phương trong từng vùng và tạo nền tảng cho liên kết du lịch cấp tỉnh Từ đó, kế hoạch xúc tiến quảng bá của các địa phương được thống nhất thành chiến lược chung, xác định hoạt động do các địa phương thực hiện và hoạt động liên kết giữa các địa phương có mục tiêu hoặc nội dung xúc tiến tương đồng Kế hoạch xúc tiến theo từng thời kỳ cũng là cơ sở để liên kết giữa các vùng để đạt hiệu quả tối ưu.

Xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch trên cơ sở liên vùng cũng đặt ra vai trò của các xã huyện đầu tàu Trong mỗi vùng du lịch, không phải xã, huyện nào cũng có tiềm năng và năng lực, kinh nghiệm phát triển du lịch như nhau Vì vậy những địa phương có tiềm lực lớn hơn, có kinh nghiệm hơn trong triển khai thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu trong thời gian gần đây như Tam Đảo cần dẫn dắt quá trình liên kết và chủ động trong công tác liên kết xúc tiến quảng bá

- Về cơ chế liên kết và huy động nguồn lực trong liên kết xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu

Về tài chính, hiện nay, cũng cần nghiên cứu hình thức Qũy để có cơ chế tài chính linh hoạt các hoạt động du lịch Quỹ này có thể giúp thúc đẩy nhiều hoạt động, liên kết chung trong phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí là xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nếu đủ lớn

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết công - tư, thu hút các nguồn lực xúc tiến quảng bá Xây dựng các cơ chế thu hút tham gia xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Sự tham gia đa thành phần cần chú trọng đến tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống xúc tiến để đảm bảo khả năng liên kết lâu dài và phát triển thương hiệu du lịch Ở đây, vai trò của Bộ phận điều phối phát triển du lịch các vùng là rất cần thiết, với vai trò điều tiết, xây dựng cơ chế về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các doanh nghiệp khi được thu hút tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là các hoạt động liên kết giữa hai vùng Bộ phận cũng cần có kế hoạch xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch liên vùng, chủ động tạo ra sân chơi thu hút các doanh nghiệp tham gia

Phát triển thương hiệu du lịch có sự tham gia của rất nhiều thành phần nên sự huy động sự ủng hộ các ngành, các lĩnh vực, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng xã hội trong các hình thức liên kết khác nhau là rất cần thiết Thông qua các hoạt động văn hóa, thương mại, ngoại giao để thúc đẩy thông tin quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch

Xây dựng tính cộng đồng yêu thích các dòng sản phẩm du lịch của vùng Vĩnh Phúc như du lịch di sản, du lịch trải nghiệm , thông qua những người yêu thích du lịch hay những người con quê hương hoặc xa quê hương để hình thành nên những nhóm ủng hộ và giới thiệu chân thành cho sản phẩm hoặc vùng đất họ yêu thích Có sự gắn bó chặt chẽ trong cộng đồng và dễ dàng hình thành các diễn đàn ủng hộ du lịch quê nhà và vùng du lịch nơi họ sinh thành Những người con của mỗi vùng đất khi trở thành những người nổi tiếng, những ca sỹ, nghệ sỹ thành danh cần được khuyến khích, động viên để trở thành đại sứ du lịch cho địa phương và cả vùng du lịch

- Về đẩy mạnh tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu Để đảm bảo điều kiện liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu thì các vùng theo cơ chế bộ phận điều phối hoặc bản thân các xã huyện cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng xúc tiến, tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các kinh nghiệm triển khai tổ chức thành công các chiến dịch xúc tiến quảng bá, quản trị rủi ro, xây dựng thương hiệu điểm đến

Kế hoạch xúc tiến quảng bá giữa các địa phương cần được tham khảo lẫn nhau, theo đó, các hoạt động xúc tiến quảng bá liên kết cần được triển khai đồng bộ, thống nhất theo cùng quy mô và cơ chế tham gia Các địa phương cần thường xuyên cập nhật và học tập kinh nghiệm để cùng triển khai các hình thức hoặc các kênh xúc tiến quảng bá hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường Cần đẩy mạnh quảng bá điện tử, cải thiện tính hấp dẫn và tính năng trang thông tin điện tử, tham gia quảng bá qua các kênh mạng xã hội, xây dựng lòng tin của thị trường thông qua sự tin tưởng và giới thiệu của những người nổi tiếng hoặc những người có tầm ảnh hưởng

Trong mỗi vùng, các địa phương cần kết nối liên kết trên website Các địa phương cùng có chung sản phẩm du lịch trong vùng cũng thiết lập liên kết website Không chỉ liên kết website, thông tin, bài viết cũng cần thể hiện sự liên kết, thúc đẩy du lịch vùng hiệu quả Đồng thời, các sản phẩm liên kết trong tỉnh và mở rộng thành vùng Bắc Bộ cũng được đề cao.

Thực tế, thị trường khách du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc hiện có và mục tiêu thu hút chủ yếu là khách du lịch nội địa và thu hút khách du lịch quốc tế và là một trong các vùng thu hút số lượng khách du lịch quốc tế quan trọng của cả nước Như vậy, đối tượng của hoạt động xúc tiến quảng bá của hai vùng có sự khác biệt dẫn đến các hoạt động xúc tiến quảng bá và thu hút thị trường cũng khác nhau Chúng ta hiểu rằng xúc tiến quảng bá là hoạt động thu hút thị trường tìm đến sử dụng sản phẩm du lịch, do đó cần định hướng đúng thị trường và sử dụng những biện pháp hiệu quả nhất để tiếp cận thị trường này Các biện pháp này là các công cụ quảng bá, các thông tin xúc tiến, các hoạt động phát động thị trường, các kênh truyền thông, nội dung và ngôn ngữ của các thông điệp, hình ảnh, âm thanh , theo đó thị trường quốc tế và nội địa cần được tiếp cận theo các hình thức, công cụ, kênh, thông điệp, ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh khác nhau phù hợp vào thói quen, đặc điểm tâm lý xã hội của thị trường khách trong nước và quốc tế Chính vì vậy mà quá trình liên kết cần đặc biệt chú trọng từng nội dung, hoạt động xúc tiến quảng bá trên cơ sở xác định rõ thị trường mục tiêu để lựa chọn việc tham gia vào mỗi chiến dịch xúc tiến quảng bá

- Về liên kết phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch

Cần triển khai kế hoạch phát triển, làm mới sản phẩm du lịch để phù hợp với các nội dung xúc tiến quảng bá Các lời hứa được truyền tải qua các thông điệp quảng bá xúc tiến du lịch cần được thực hiện thông qua các sản phẩm du lịch tại chỗ, có như vậy mới có thể đảm bảo được việc phát triển thương hiệu du lịch về lâu dài Với tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc và cả vùng Bắc Bộ, các địa phương cần trao đổi hệ thống kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch chung của mỗi vùng và liên kết vùng Mỗi địa phương với mỗi sản phẩm có vòng đời riêng, phát triển sản phẩm du lịch vùng giúp liên kết để kéo dài và gối đầu các sản phẩm của các địa phương Các kế hoạch và chiến lược phát triển sản phẩm này cần được thống nhất và là mục tiêu cho kế hoạch xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu

Ví dụ với dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Cả vùng đều có chung thế mạnh về sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tuy vậy cần có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với đặc điểm tài nguyên núi cao ở mỗi nơi Vĩnh Phúc cần nghiên cứu việc làm mới sản phẩm du lịch, bổ sung thêm các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch như: tổ chức nhiều hoạt động thể thao, giải trí trải nghiệm, các giải thi đấu, các hoạt động teambuilding hoặc thay đổi cơ cấu chất lượng sản phẩm như: quy hoạch lại phân vùng để phát triển sản phẩm du lịch cao cấp Các hoạt động làm mới sản phẩm nhằm thay đổi hình ảnh, tái định vị và thu hút thị trường khách với hình ảnh mới về du lịch vùng Sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng, thu hút số lượng lớn khách du lịch đại trà với nhu cầu nghỉ dưỡng đều đặn hằng năm, thuận lợi về khoảng cách với thị trường nguồn là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Như vậy, mặc dù cùng dòng sản phẩm nhưng mỗi nhóm điểm đến có tính cạnh tranh riêng và thu hút thị trường khách riêng Chính vì vậy, việc xác định rõ thế mạnh và khả năng thu hút thị trường để có chiến lược phát triển và định hình thương hiệu sẽ tạo giúp phát triển sản phẩm đúng hướng, liên kết bền vững, tránh cạnh tranh

Một vấn đề quan trọng khác về phát triển sản phẩm gắn với thương hiệu là việc quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm du lịch để phù hợp với các giá trị thương hiệu được quảng bá, xúc tiến tới các thị trường Các địa phương trong vùng Bắc Bộ cần đặt ra vấn đề về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, liên kết trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp hữu hiệu trong quản lý chất lượng du lịch Bộ quy tắc ứng xử du lịch là một công cụ nâng cao nhận thức và ứng xử văn minh với du khách, hoạt động cấp biển hiệu quả đạt tiêu chuẩn cho các cơ sở dịch vụ cũng là hoạt động cần thiết đối với công tác quản lý chất lượng du lịch

Tỉnh Vĩnh Phúc cùng các tỉnh trong vùng Bắc Bộ liên kết phát triển du lịch sẽ thúc đẩy vùng lãnh thổ quan trọng, giàu tiềm năng Các bên liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu, xác định lợi thế cạnh tranh, bổ sung cho nhau để kéo dài vòng đời sản phẩm và thương hiệu du lịch của mỗi địa phương, trong đó có Vĩnh Phúc và cả vùng Bắc Bộ.

Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Để thúc đẩy tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc, các địa phương trong vùng cần liên kết tạo điểm đến chung với chuỗi sản phẩm đặc thù, hấp dẫn Điều này giúp thu hút du khách, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực và quảng bá điểm đến hiệu quả Đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải tập trung huy động vốn đầu tư phát triển du lịch trong vùng.

Thứ nhất, Vĩnh Phúc cần phối hợp với các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ cùng nhau định vị du lịch Bắc Bộ nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch Tạo lập hình ảnh định vị du lịch cho vùng là công việc khá khó khăn không chỉ đối với các địa phương trong cả nước mà ngay cả đối với hình ảnh định vị của quốc gia trong sự nhận thức của bạn bè thế giới Các phương án định vị được đề cập tới thường là liên quan đến vấn đề văn hóa và rất ít chú trọng đến hình ảnh về kinh tế Tuy nhiên, cho đến nay, trên cả phương diện quốc gia, Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh định vị chính thức Do đó, thời gian tới các địa phương trong khu vực Bắc Bộ trong đó có Vĩnh Phúc cần có kế hoạch định vị du lịch của từng địa phương cũng như của vùng, coi đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch cũng như thu hút đầu tư phát triển du lịch

Thứ hai, Vĩnh Phúc cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để phát triển du lịch tỉnh Với thông điệp là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và thân thiện với nhà đầu tư phát triển du lịch, Vĩnh Phúc cần tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa địa phương và nhà đầu tư

Các chính sách “giá” mà chính quyền địa phương có thể thực hiện nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm: Ban hành chính sách về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật như đường giao thông, điện… có tính chất liên vùng; Thống nhất ưu đãi về chính sách thuế, phí, lãi suất cho các dự án du lịch trong khu vực; Có chương trình hợp tác về đào tạo, chia sẻ, nguồn nhân lực du lịch…

Thứ ba, Vĩnh Phúc cần tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch Để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch có hiệu quả thì bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, cần nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư

Bên cạnh việc chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư cho từng địa phương thì cần tăng cường xúc tiến đầu tư liên tỉnh, xúc tiến đầu tư cho cả khu vực, nhằm tăng cường sức mạnh thu hút đầu tư

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư du lịch Để cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch trong thời gian tới, các địa phương cần triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động du lịch của địa phương, vùng Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực, mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành, nghề và hình thức đào tạo; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ quản trị viên tại các DN du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, buồng, bàn đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN du lịch

* Đối với từng kênh huy động vốn, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Một là, đối với nguồn vốn NSNN Hàng năm, Vĩnh Phúc cần đề xuất Sở

Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính dựa trên kế hoạch ngân sách của cả tỉnh có kế hoạch ưu tiên nguồn vốn NSNN cho đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng trọng điểm phát triển du lịch Đối với nguồn vốn từ ngân sách địa phương cần phân bổ cho phát triển hạ tầng các khu du lịch địa phương và khu du lịch có tiềm năng trên địa bàn Khi xây dựng kế hoạch về chi NSNN cho phát triển du lịch các địa phương trong khu vực cần có thông tin, trao đổi thống nhất để tăng hiệu quả đầu tư, tránh chồng chéo, kém hiệu quả

Xã hội hóa đầu tư du lịch từ nguồn doanh nghiệp và cá nhân là giải pháp quan trọng Vĩnh Phúc cần tiếp tục thúc đẩy xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng góp vốn Tỉnh nên xây dựng cơ chế phù hợp để thu hút vốn trong dân đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm đa dạng hóa nguồn lực và phát triển du lịch bền vững hơn.

Ba là, cần có nhiều giải pháp thúc đẩy đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc Tiếp tục hoàn thiện chính sách ở những địa phương đã thu hút được các dự án trong thời gian qua Đặc biệt, đối với các vùng chưa thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cần có chính sách đột phá để khai thông thế vướng mắc, tồn tại để thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh Bên cạnh thu hút FDI, các địa phương trong tỉnh cũng cần quan tâm đến các nguồn vốn nước ngoài khác như ODA

Cần ưu tiên các nguồn vốn vay, nguồn vốn ODA của các nước thông qua các hiệp định

Thông qua các kênh đối ngoại, ngoại giao khác nhau, các hiệp định thương mại để thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư cơ sở hạ tầng các khu vực trọng điểm, những nơi có yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn mà ngân sách, vốn của các nhà đầu tư trong nước không có khả năng tham gia Thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức thương mại quốc tế, bà con Việt Kiều để tìm hiểu năng lực của các nhà đầu tư, tiếp xúc cung cấp thông tin, khuyến khích họ đầu tư

Phát triển nguồn nhân lực liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, định hướng phát triển sản phẩm đặc trưng của khu vực gồm: du lịch về nguồn tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc; tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao, hang động; nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần; thể thao khám phá; du lịch biên mậu… Việc phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc được quan tâm phát triển, tuy nhiên yếu tố nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn có những bất cập

Về mặt hình thức liên kết, Vĩnh Phúc có thể thực hiện theo hai hướng sau đây:

Hình thức liên kết nội vùng: ngành du lịch các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng về văn hóa, thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phạm vi địa phương và các địa phương lân cận phối hợp với cá cơ sở đào tạo tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn nghiệp vụ du lịch và kiến thức quản lý nhà nước về du lịch

Liên kết ngoại vùng được thực hiện phổ biến thông qua hợp tác với các cơ quan trung ương như Bộ VH-TT&DL, thu hút các dự án phát triển du lịch do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, các tổ chức liên kết chủ yếu gồm SNV Hà Lan, IUCN, EU và ERST Ngoài ra, các địa phương biên giới cũng có thể phối hợp với các tỉnh biên giới của Lào, Thái Lan và Trung Quốc để đào tạo nhân lực du lịch qua sự hỗ trợ của các doanh nghiệp du lịch phục vụ khách tại đây.

Từ đó, để phát triển nguồn nhân lực du lịch cần thực hiện một số chính sách sau:

Kinh doanh du lịch sử dụng rất nhiều lao động thuộc các ngành, nghề khác nhau, mỗi lao động trong đó đòi hỏi phải có qui trình công nghệ phục vụ khác nhau, trình độ chuyên môn cao và tỉ mỉ, nhiều nghề đòi hỏi lao động phải đạt tới trình độ nghệ thuật phục vụ Do đó, nhân lực phục vụ du lịch cần phải được đào tạo bài bản, hệ thống và thường xuyên, liên tục cập nhật kiến thức mới thì mới có được những kĩ năng nghề nghiệp để đáp ứng tốt cho công việc Vì vậy, về quản lý vĩ mô cần có các cơ chế đào tạo vê nhân lực hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực du lịch tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực

- Trước hết cần tiến hành xây dựng dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2021-2030 Để làm được dự báo phải tiến hành rà soát, điều tra, thống kê và phân tích hiện trạng lao động của từng doanh nghiệp du lịch và toàn ngành, toàn tỉnh Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cần phải đánh giá, phân tích nhu cầu của từng công việc đòi hỏi cần có những con người như thế nào, phân tích được khả năng những con người đang làm công việc đó và phân tích được nhu cầu muốn đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn Dự báo nhu cầu đào tạo phải chỉ ra được: số lượng cần đào tạo, cần bồi dưỡng; chủng loại lao động (quản lý hay trực tiếp, ) và ngành nghề cần đào tạo, bồi dưỡng và loại hình ngoại ngữ bắt buộc là gì

- Từ dự báo nhu cầu cho đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành, phải xây dựng được chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh cũng như nhân lực của tại các doanh nghiệp từ 2021 đến 2030 trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở cho việc đưa ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của ngành Ngoài số lượng, chủng loại lao động, ngành nghề và hình thức đào tạo, chiến lược cũng phải chỉ rõ định hướng cơ cấu ngành nghề sẽ đào tạo trong giai đoạn này Cơ cấu đào tạo cần phải chú trọng đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ, công nhân lành nghề đến cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ quản lý theo tỉ lệ thích hợp, tránh tình trạng chỉ tập trung đào tạo ở bậc đại học (thừa thầy thiếu thợ) Theo kinh nghiệm của các chuyên gia du lịch khi nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam và tại các nước EU thì tỷ lệ cơ cấu đào tạo được cho là tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là 5:10:85, tức là cứ 100 người được đào tạo thì có 5 người là lãnh đạo doanh nghiệp (quản lý cấp cao) và là trưởng các phòng ban chức năng (quản lý cấp trung) - đây là các đối tượng thường tập trung đào tạo ở bậc đại học hoặc trên đại học ở các trường trong và ngoài nước; 10 người là lao động là nhân viên các phòng ban chức năng, lễ tân, đầu bếp, chuyên viên kinh tế, kỹ thuật - đào tạo tại các cơ sở là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có khoa chuyên môn về khách sạn, du lịch; 85 người là lao động trực tiếp (phục vụ nhà hàng, buồng, giặt là,…) - tập trung đào tạo tại các trường trung cấp nghề hoặc trung tâm dạy nghề

Để phát triển du lịch, cần có chiến lược và kế hoạch đào tạo, cùng chính sách hỗ trợ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý về nâng cao trình độ thông qua đào tạo trong và ngoài nước Đồng thời, tỉnh cần có chính sách ưu đãi, chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân trong lĩnh vực du lịch để thu hút nguồn lực này về các doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách hợp tác để đào tạo giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phối hợp dễ dàng với những cơ sở đào tạo trong việc nâng cao về chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo cho ngành du lịch tại địa bàn tỉnh Để làm được điều này, phải coi đào tạo cho các doanh nghiệp là sự nghiệp của toàn tỉnh, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự đầu tư thỏa đáng về tài chính, các doanh nghiệp gắn kết với trường học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học thực tập, tìm hiểu thực tế để lý thuyết gắn với thực tiễn Do tính chất đặc thù về lao động du lịch, nhiều loại hình lao động, nhiều trình độ khác nhau, từ giản đơn (lao động nghiệp vụ) đến phức tạp (giám sát, quản lý) Vì vậy, khi đào tạo cần chú ý đào tạo từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao Cơ chế đào đạo có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch, tập trung đào tạo những gì thực tế cần, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn Tiêu chí đánh giá về chất lượng đào tạo là sự chấp nhận của người sử dụng lao động và tỉ lệ tìm được việc làm; giáo dục và đào tạo du lịch phải gắn liền với nhu cầu thị trường.

Liên kết kinh tế phát triển du lịch trong mô hình quản lý điểm đến

Theo các chuyên gia, hoạt động du lịch khá phức tạp, bị phân đoạn từ thời điểm du khách đặt chân đến điểm đến du lịch tới khi họ rời đi Sự trải nghiệm của du khách phụ thuộc vào môi trường, thái độ của cộng đồng và nhiều dịch vụ khác nhau từ khu vực công và tư nhân Việc tạo ra giá trị du lịch tốt phụ thuộc nhiều vào việc các tổ chức phối hợp làm việc với nhau như thế nào Để cạnh tranh có hiệu quả, các điểm đến phải tạo ra cho du khách những trải nghiệm và giá trị tuyệt vời

Do vậy, vấn đề quản lý điểm đến đòi hỏi sự liên kết của các lợi ích khác nhau để cùng làm việc vì một mục tiêu chung nhằm đảm bảo sức sống và sự toàn vẹn cho điểm đến hiện tại và trong tương lai

Sự có mặt của các cấu trúc quản lý du lịch hiệu quả tại địa phương là rất quan trọng Nhiều dịch vụ du lịch cốt lõi được cung cấp ở điểm đến địa phương và điểm đến cũng là nơi các tác động tích cực cũng như tiêu cực của du lịch tới kinh tế, xã hội, môi trường được thể hiện rõ nét nhất, đòi hỏi phải có sự quy hoạch và quản lý tại địa phương một cách hợp lý Ở nhiều quốc gia, công tác quản trị du lịch điểm đến ngày càng có xu hướng được đặt trên nền tảng hợp tác và quan hệ đối tác công tư hoặc các đối tác nhiều thành phần, trong nhiều trường hợp là thông qua các Tổ chức Quản lý điểm đến (DMO) Tầm quan trọng của việc gắn kết các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương vào quá trình quy hoạch và phát triển du lịch của khu vực đang được công nhận rộng rãi Cơ chế hợp tác này sẽ góp phần cải thiện dịch vụ du lịch nói chung ở cấp điểm đến, theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách xây dựng tầm nhìn chiến lược cho phát triển du lịch để bao gồm năng lực thực hiện và giám sát kết quả

Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc trở thành ngành kinh tế quan trọng là tầm nhìn chiến lược Cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch được tập trung ở những địa bàn cụ thể có dòng du khách đến và xung quanh một khu vực cụ thể Với ranh giới địa lý rõ ràng, các bên liên quan phải đối mặt với nhiệm vụ quản lý nhiều hơn để giải quyết những yêu cầu của khách du lịch tự xử lý những vấn đề chung và nắm bắt những lợi ích lớn hơn Khi doanh nghiệp phát triển, cơ cấu quản lý điểm đến sẽ được đưa vào Tại các tỉnh chỉ có các doanh nghiệp du lịch tư nhân nhỏ, quản lý điểm đến sẽ chủ yếu là chức năng của khu vực công

Sự tham gia của các đơn vị điều hành tour là rất quan trọng để đảm bảo định hướng thị trường Khi du lịch phát triển, trách nhiệm quản lý điểm đến sẽ có sự tham gia ngày càng tăng của khu vực doanh nghiệp

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch là hướng chủ đạo trong tất cả các nội dung chương trình liên kết Các hoạt động liên kết đều hướng tới phục vụ phát triển sản phẩm du lịch Nội dung liên kết phát triển sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc với các tỉnh và vùng lân cận cần tập trung vào 3 khâu then chốt, đó là (1) khai thác yếu tố tương đồng, (2) khai thác yếu tố bổ trợ và (3) thực hiện chương trình hành động chung

* Khai thác yếu tố tương đồng

Về nguyên tắc những yếu tố tương đồng về tài nguyên, về văn hóa, về vị trí cần được khai thác tạo lên những sản phẩm thay thế nhau trong sự phong phú và đa dạng Mức độ thay thế nhau giữa các yếu tố của sản phẩm tùy thuộc vào tính chất và khả năng liên kết, thông tin liên kết giữa các chủ thể cung cấp dịch vụ, các điểm du lịch và chính quyền địa phương

- Vĩnh Phúc với sản phẩm du lịch tự nhiên gắn với thiên nhiên: sự tương đồng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, văn hóa truyền thống cần được khai thác theo hướng hình thành chuỗi sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu văn hóa, ẩm thực Hướng tới phát triển chuỗi các khu nghỉ dưỡng với các thương hiệu khác nhau phù hợp với từng phân đoạn thị trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo sự phong phú trong cùng 1 loại sản phẩm Du khách đến Vĩnh Phúc nghỉ dưỡng có thể kết nối chia sẻ với các khu nghỉ dưỡng lân cận lựa chọn theo từng phân đoạn thị trường hoặc trong các mùa cao điểm Sự liên kết còn thể hiện trong sự thống nhất về tiêu chuẩn dịch vụ cũng như những chính sách liên kết về giá của các nhà cung cấp dịch vụ tạo lên hình ảnh chung về du lịch của Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Sự tương đồng về văn hóa và các giá trị văn hóa cũng cần được chia sẻ trong thiết kế sản phẩm tạo lên sự phong phú về nội dung và chia sẻ về kinh nghiệm thành công giữa các điểm du lịch trong cùng không gian du lịch

- Vĩnh Phúc với văn hóa lịch sử, tâm linh: Các điểm du lịch văn hóa lịch sử với các hoạt động tham quan di tích ở Vĩnh Phúc như đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu có thể chia sẻ thay thế với tham quan Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Khu di tích khảo cổ học Thành Luy Lâu,Khu di tích lịch sử An toàn khu Định Hoá… tạo thành nhiều điểm hấp dẫn trên tuyến du lịch văn hóa lịch sử, du lịch về nguồn; khai thác không gian văn hóa có liên quan đến Văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc dọc tuyến quốc lộ và tham quan các danh thắng gắn với du lịch sinh thái cộng đồng Sự tương đồng về chính sách khuyến khích du lịch của các cũng tạo hiệu ứng trội trong xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch và tiếp thị định vị sản phẩm du lịch

* Khai thác yếu tố bổ trợ

Những yếu tố tự nhiên và văn hóa đặc thù gắn với vùng đất và con người ở mỗi địa phương tạo lên sự đặc sắc, độc đáo, khác biệt trong từng chi tiết của sản phẩm du lịch Trong không gian địa lý gần kề giữa Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận vùng Bắc Bộ cần khai thác yếu tố đặc thù để hình thành sản phẩm du lịch bổ sung cho nhau Những gì chỉ có ở Vĩnh Phúc thì có thể tìm thấy cái khác ở Hải Phòng và Thái Nguyên hay Tuyên Quang tạo lên những sản phẩm du lịch bổ sung cho nhau

Vĩnh Phúc sở hữu sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, tạo nên sự khác biệt so với không gian địa lý, hệ sinh thái biển của Hải Phòng, Quảng Ninh Sự kết hợp này tạo nên sự bổ sung hoàn hảo giữa không gian địa lý, hệ sinh thái vùng núi Vĩnh Phúc với nghỉ dưỡng biển Hải Phòng, Quảng Ninh hay Lý Sơn Quảng Ngãi Khách du lịch nghỉ dưỡng biển có thể kéo dài kỳ nghỉ lên nghỉ dưỡng núi Tam Đảo, tạo nên trải nghiệm du lịch trọn vẹn Vĩnh Phúc có cơ hội thu hút du khách từ rừng quốc gia Tam Đảo và cả quốc tế nhờ sự bổ trợ văn hóa đa dạng từ Kinh Bắc, Hùng Vương, Tây Bắc và sự giao thoa văn hóa giữa dân tộc Sán Dìu, Dao.

Vùng văn hóa Cao Lan thu hút khách du lịch nhờ sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa địa phương và các tỉnh lân cận Ẩm thực núi rừng Vĩnh Phúc hòa quyện với hương vị cao nguyên Kon Tum, tạo nên nét ẩm thực độc đáo Hệ sinh thái và khí hậu vùng cao nguyên bù đắp cho hệ sinh thái và khí hậu vùng biển, tạo nên sự đa dạng về phong cảnh và danh thắng trong cùng một không gian Nhờ đó, khu vực kết nối giữa Vĩnh Phúc với các vùng miền khác của Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều điểm tham quan phong phú.

- Vĩnh Phúc với văn hóa lịch sử tâm linh: Các lễ hội, di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh của Vĩnh Phúc sẽ được kết hợp và bổ sung bằng những nét văn hóa riêng có của Phú Thọ, Thái Nguyên Sự kết nối các điểm du lịch có phong cách riêng của mỗi địa phương tạo lên sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, kéo dài kỳ nghỉ và chu kỳ sống của sản phẩm Sự phối hợp giữa những khác biệt đó tạo lên những hoạt động du lịch hấp dẫn, những sự kiện du lịch liên tiếp nhau Sự khác biệt trong phong cách phục vụ, phong cách ẩm thực riêng có ở mỗi địa phương cũng tạo lên sự phong phú và hấp dẫn cho sản phẩm du lịch liên kết bổ sung cho nhau Cũng là du lịch biển nhưng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ở Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận cần bám sát yếu tố văn hóa địa phương để tạo sự khác biệt, riêng có của mỗi tỉnh đồng thời liên kết bổ sung cho sản phẩm tỉnh bạn hình thành hệ thống sản phẩm phong phú, đa dạng Đẩy mạnh phát triển du lịch tại Vĩnh Phúc với các tỉnh mở rộng luôn là mối quan tâm và là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chỉ đạo của Cục Du lịch Với mô hình quản lý điểm đến vùng được đề xuất như đã trình bày ở trên, du lịch khu vực Bắc Bộ nói riêng và Vĩnh Phúc sẽ có thể phát triển bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du

Để tạo ra được những bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, trong đó sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước về du lịch với việc hình thành các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa phương và các khu du lịch trọng điểm nhằm tạo ra bộ máy chuyên trách mang tính chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí có chuyên môn sâu nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động quy hoạch, xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch… Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch giữa các địa phương trong nội bộ tỉnh và giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ, tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm xây dựng và ban hành một số văn bản liên quan đến quản lí các điểm đến, khu du lịch; các văn bản liên quan đến quy hoạch du lịch của các khu du lịch trọng điểm, các điểm đến, các công trình du lịch…tạo môi trường pháp lí, cơ sở thực tiễn thực hiện hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các tỉnh thực hiện liên kết phát triển du lịch trong khu vực Bắc Bộ.

Tăng cường ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch

Công nghệ đóng một vai trò then chốt trong ngành du lịch và lữ hành kể từ thập kỷ trước Việc đưa công nghệ vào du lịch đã trực tiếp giúp cắt giảm chi phí, nâng cao dịch vụ, cải thiện hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của du khách

Vì thế, trong các hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, liên kết xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng…nhờ các ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Công nghệ di động: Đây là những trọng tâm trong cách thức du lịch mới

Dựa trên thực tế, TripAdvisor thống kê rằng 45% người dùng sử dụng smartphone cho mọi việc liên quan đến kỳ nghỉ của họ Điện thoại di động đã trở thành thứ không thể thiếu, trợ thủ đắc lực, đáng tin cậy của khách du lịch trong suốt hành trình

Thực tế ảo như thực tế tăng cường (AR) hay thực tế ảo (VR) đã trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều khách du lịch Đặc biệt, với những du khách có khuyết tật hoặc hạn chế di chuyển, AR và VR là giải pháp tuyệt vời giúp họ trải nghiệm phần nào kỳ quan thế giới Ngày nay, nhờ công nghệ này, người ta có thể "vươn mình" đến bất kỳ đâu, những góc xa xôi nhất trên thế giới mà không cần rời khỏi ghế.

Internet of things hay còn gọi là internet vạn vật (IoT): Internet of Things

(IoT) hứa hẹn sẽ mang đến những điều vô cùng mới mẻ, đáng kể cho ngành du lịch Chúng được tạo ra nhằm mục đích cảm nhận những biến động xung quanh như âm thanh, ánh sáng, giọng nói, chạm một cách vô cùng tinh vi có thể cảm nhận được những tiếng động nhỏ nhất và được kết nối với Internet bên trong các mặt hàng từ các sản phẩm tiêu dùng như ô tô, đồng hồ, vali,… đến các dịch vụ không thể nhìn thấy như nghỉ dưỡng, khách sạn, ăn uống, v.v Trên thực tế, Instituto Tecnológico Hotelero, hay ITH là Viện Công nghệ Khách sạn của Tây Ban Nha khẳng định rằng Internet of Things sẽ là yếu tố quan trọng chuyển đổi trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng trong vài năm tới”

Trợ lý ảo: Một ví dụ đơn giản chính là các trợ lý ảo quen thuộc như Siri và Alexa được cài đặt trên điện thoại thông minh của mỗi chúng ta Công dụng của chúng là hỗ trợ tối đa cho người dùng Những trợ lý ảo này đáp ứng được mọi nhu cầu như cung cấp mọi thông tin mà bạn cần trong cuộc sống: thời tiết hôm nay ở thành phố, mở email, bật radio v.v Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp khách sạn, địa điểm du lịch cũng nghiên cứu tạo ra các trợ lý ảo hỗ trợ du khách làm tăng trải nghiệm cá nhân hóa và tương tác cho người tiêu dùng

Dữ liệu lớn hay còn gọi là BIG DATA: Gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu, thảo luận, cuộc nói chuyện về dữ liệu lớn, nhưng chúng vẫn chưa cho thấy rõ những điều mà nó mang lại cho ngành du lịch Tuy nhiên, nhiều công ty trong ngành du lịch đã sử dụng nó trong chiến lược cụ thể riêng của công ty như tiếp thị marketing, phân tích thị trường và tối ưu vốn hóa đầu tư

Blockchain là công nghệ đột phá không chỉ đối với lĩnh vực tài chính mà còn cả ngành du lịch Mặc dù vẫn còn nhiều thử nghiệm, blockchain có tiềm năng ứng dụng rộng rãi, từ việc nhận dạng hành khách tại sân bay, đảm bảo tính xác thực của đánh giá và phản hồi của du khách cho đến tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng và an toàn.

5G: Tất cả công nghệ du lịch sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với có mặt của mạng 5G Chúng hứa hẹn tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn rất nhiều lần, phạm vi phủ sóng rộng hơn và kết nối ổn định hơn Cụ thể tốc độ tải xuống nội dung nhanh hơn 20 lần so với trước đây, 5G cho phép triển khai và phát triển công nghệ mà 4G chưa thể làm được hay hạn chế Điều đó có nghĩa là kết nối giữa các thiết bị thông minh sẽ nhanh và chính xác hơn và chúng ta sẽ có thể bắt đầu thực sự sử dụng, tận hưởng Internet vạn vật (IoT) Du lịch, ở nơi mà công nghệ biến khách du lịch thành nhân vật chính của trải nghiệm, sẽ trở thành hiện thực Ngoài ra, thực tế tăng cường (AR) hoặc video 360° sẽ phổ biến và dễ tiếp cận hơn đến với nhiều người Ứng dụng tương tác thực tế (AR) Giúp du khách truy cập và tìm kiếm địa điểm tham quan hoặc các nơi dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi mua sắm, ẩm thực địa phương….Hiện tại AR cho phép truy cập và tiếp nhận thông tin từ việc mô tả điểm đến, các dịch vụ du lịch, các thông tin hữu ích về dịch vụ bổ trợ như điểm phát sóng Wi-Fi, ATM, bãi đỗ xe, phương tiện giao thông, các tin tức địa phương và thời tiết Hơn nữa, một số ứng dụng cung cấp cho người dùng mã hóa địa lý được tạo nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội, video và hình ảnh về một địa điểm Ứng dụng công nghệ trong marketing sản phẩm thông qua phát triển nội dung trên website với các công nghệ hiện đại như VR/AR, Chatbot, AI…; sử dụng mạng xã hội để đưa thông tin và giao tiếp với khách hàng, nâng cao chất lượng trải nghiệm với các ứng dụng di động; hợp tác với các nền tảng số như YouTube, TripAdvisor… và các sàn giao dịch điện tử

Vì quá trình chuyển đổi số của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp còn yếu về công nghệ dẫn đến khó cạnh tranh với các công ty công nghệ nước ngoài

Thêm nữa là chưa có các chính sách cụ thể của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt phát triển thị trường và sản phẩm khi phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh Do đó, cần có các chính sách và sự ủng hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, bên cạnh đó là sự ủng hộ của truyền thông để người Việt Nam sử dụng, ủng hộ các sản phẩm của Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Google cùng một số đối tác khác đã phát triển chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 nhằm cung cấp các lớp đào tạo miễn phí về kỹ năng số, kỹ năng mềm và kỹ năng kinh doanh từ cơ bản đến nâng cao Chương trình hướng đến các doanh nghiệp nhỏ, các chủ cửa hàng, cá nhân khởi nghiệp nhằm giúp cập nhật kiến thức số, từ đó phát triển doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh doanh online Tổng cục Du lịch đang xây dựng cơ sở dữ liệu số về thị trường khách du lịch trên cơ sở liên thông về cơ sở dữ liệu cũng như sản phẩm, dịch vụ du lịch từ trung ương đến địa phương; hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi số trong kinh doanh du lịch; đồng thời triển khai nghiên cứu xây dựng một số sản phẩm du lịch thông minh chủ lực trên cơ sở ứng dụng những công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn dạng số hóa (Big data), in-tơ-nét vạn vật (IoT) ; và chuyển dần hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch từ môi trường truyền thống sang môi trường số, đẩy mạnh hoạt động e-marketing du lịch…

Trên cơ sở của những quan điểm về liên kết kinh tế phát triển du lịch, nghiên cứu về định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, luận án đưa ra những đánh giá làm cơ sở quan trọng trong việc đề xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế phát triển du lịch tại Vĩnh Phúc trong giai đoạn đến năm 2030

Xác định mục tiêu: đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển kinh tế du lịch toàn diện, tạo ra thương hiệu du lịch mang nét riêng của Vĩnh Phúc, luận án đề xuất các giải pháp liên kết kinh tế phát triển du lịch như: Xây dựng chiến lược hợp tác liên kết kinh tế vùng Bắc Bộ trong đó có Vĩnh Phúc; Giải pháp liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; Phát triển nguồn nhân lực liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; Liên kết kinh tế phát triển du lịch trong mô hình quản lý điểm đến; Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, trong đó sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; Tăng cường ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc Đây là những giải pháp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhất là trong bối cảnh tỉnh đang đang triển khai Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần khai thác tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc một cách có hiệu quả và bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của Vĩnh Phúc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Vĩnh Phúc với thế mạnh về nguồn lực du lịch và lợi thế về vị trí, không gian địa lý, hạ tầng giao thông thuận lợi và chủ trương của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đối với phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Vĩnh Phúc phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong tiểu vùng, khu vực Bắc Bộ làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng

Kiến nghị

Bài viết đề xuất kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau: Đưa Vĩnh Phúc vào danh sách các điểm đến du lịch trọng điểm quốc gia; xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của tỉnh; tăng cường liên kết với các tỉnh thành lân cận để tạo thành một mạng lưới du lịch thống nhất; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, thuận tiện cho du khách di chuyển; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành du lịch; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Tổng cục Du lịch, các Bộ, Ban, ngành Trung ương và Chính quyền địa phương như sau:

2.1 Đố i v ớ i Chính ph ủ và các c ơ quan Trung ươ ng:

- Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa tên các dự án phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc vào danh mục thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tạo cơ sở pháp lý cho tỉnh Vĩnh Phúc kêu gọi vốn đầu tư từ các nguồn ngân sách nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước để phát triển hiệu quả nguồn lực du lịch của tỉnh và lợi thế “dùng chung” trong liên kết phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ

2.2 Đố i v ớ i chính quy ề n đị a ph ươ ng, s ở ban ngành t ỉ nh V ĩ nh Phúc: Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc: “UBND tỉnh xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đầu tư phát triển và ban hành những quy định quản lý đối với từng đối tượng, loại hình sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh” [101] Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc: “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; Tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước theo lãnh thổ và chuyên ngành theo quy hoạch tổng thể và sơ đồ tổ chức không gian được UBND tỉnh phê duyệt” [101]

Những kết quả đạt được của du lịch Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2021 đến năm 2030 là tiền đề hết sức quan trọng, được coi là nền tảng vững chắc tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh, nhằm góp phần tăng trưởng đóng góp của du lịch vào tăng trưởng GDP của tỉnh và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên du lịch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững./

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyễn Hồng Nhung (2023), “Cơ hội và thách thức trong liên kết kinh tế nhằm phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”, Tạp chí Kinh tế

2 Nguyễn Hồng Nhung (2023), “Giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030”, Tạp chí Kinh tế Châu Á -

Thái Bình Dương, số Đặc biệt

3 Nguyen Hong Nhung (2023), “Linkage in tourism development: Experience of some localities and lessons for Vinh Phuc province”, Review of finance, Vol.6 (Issue 2)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Thị Ánh (2017), “Liên kết kinh tế Đông Á: vài nét về lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Quản lý kinh tế số 83 (7+8/2017)

2 Thanh Ba (2022), “Quảng Nam đón gần 4,8 triệu lượt khách năm 2022”, https://vtc.vn/quang-nam-don-gan-4-8-trieu-luot-khach-nam-2022- ar722415.html

3 Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội

4 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 91/2008/QĐ-

BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội

5 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNWTO (2013), “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Ninh Bình

6 Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đại học Charles De

Gaulle - Lile 3 (2015), “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh

7 Võ Văn Chính (2016) “Liên kết kinh tế trong phát triển nông nghiệp ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

8 Quỳnh Chi (2022), “Vĩnh Phúc đạt kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2022 vượt bậc”; https://laodong.vn/xa-hoi/vinh-phuc-dat-ket- qua-tang-truong-kinh-te-xa-hoi-nam-2022-vuot-bac-1124493.ldo, truy cập Thứ ba, 06/12/2022 15:30

9 Lê Chí Công (2013), "Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, tr.3-5

10 Lê Chí Công (2015), "Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững:

Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang", Tạp chí Kinh tế và

Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, (217), tr.56-64

11 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2010-2019), Niên giám thống kê tỉnh

Vĩnh Phúc năm 2010-2019, Vĩnh Phúc

12 Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ

Bàng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

13 Đỗ Trọng Dũng (2011), Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc

Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên

14 Đại học Thương mại, Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, Đại học Nam Hoa

(Đài Loan) (2016), "Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đà Nẵng

15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

17 Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học Chính sách, NXB Đại học

18 Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội

19 Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia -

20 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái bản lần thứ nhất), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

21 Nguyễn Thế Đồng (2015), "Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững", Tạp chí Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

22 Lê Anh Đức (2014), “Mấy vấn đề liên kết kinh tế vùng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 18, tr.15-17

23 Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

24 ESRT (2015), “Bộ công cụ về du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam”, http://esrt.vn, [truy cập ngày 15/7/2016]

25 ESRT (2013), Đề xuất chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm

2020 và kế hoạch hành động: 2013-2015, Hà Nội

26 Nguyễn Văn Hà (2010), “Những vấn đề về thể chế trong liên kết kinh tế

ASEAN- Hiện trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (56)

27 Phan Thanh Hải (2013), “Cố đô Huế - 20 năm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch”, http://dantri.com.vn [truy cập ngày 29/5/2020]

28 Hồ Quế Hậu (2012), "Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam", luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân

29 Nguyễn Đình Hoà, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

30 Hà Văn Hội, Vũ Quang Kết (2010), "Du lịch Hà Nội: Hướng tới phát triển bền vững", Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, tr.144-153

31 Hà Văn Hội (2010), "Du lịch Hà Nội: Hội nhập và hướng tới phát triển bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Hà Nội, tr.800-809

32 Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC (2006), Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp tác du lịch APEC, Hội An

33 Nguyễn Văn Hợp (2014), Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm vườn quốc gia Cúc Phương), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Hà Nội

34 Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, Phòng nghiên cứu phát triển kinh tế vùng, Viện Kinh tế Việt Nam

35 Vũ Thành Hưng (2011), Thúc đẩy liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phát huy vị thế của Thủ đô để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hội thảo khoa học “Thúc đẩy liên kết giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận”, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

36 ITDR, IUCN (1998), Tuyển tập báo cáo Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội

37 IPA Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Huế (2020), Thống kê và Du lịch, http://ipa.thuathienhue.gov.vn/So- lieu-thong-ke/So-lieu-thong-ke-ve-tinh/tid/Thong-ke-va-du- lich/newsid/34FC4F5D-48A1-4036-89EF- AC24010A2084/cid/66F2D88B-2BBB-45EF-8547- ABCD00EAD237

38 Đinh Kiệm (2013), Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

39 Kỷ yếu hội thảo (2016), “Thanh Hóa và liên kết kinh tế phát triển du lịch quốc gia- quốc tế”, NXB Nghệ An 40 Kỷ yếu hội thảo (2017), “Thực trạng và giải pháp liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc”, NXB Lao động

Ngày đăng: 17/09/2024, 05:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Ánh (2017), “Liên kết kinh tế Đông Á: vài nét về lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Quản lý kinh tế số 83 (7+8/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết kinh tế Đông Á: vài nét về lý luận và thực tiễn”
Tác giả: Đỗ Thị Ánh
Năm: 2017
2. Thanh Ba (2022), “Quảng Nam đón gần 4,8 triệu lượt khách năm 2022”, https://vtc.vn/quang-nam-don-gan-4-8-trieu-luot-khach-nam-2022-ar722415.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Nam đón gần 4,8 triệu lượt khách năm 2022
Tác giả: Thanh Ba
Năm: 2022
3. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2017
4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 91/2008/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 91/2008/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020
Tác giả: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Năm: 2008
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNWTO (2013), “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, "Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNWTO
Năm: 2013
6. Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đại học Charles De Gaulle - Lile 3 (2015), “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
Tác giả: Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, Đại học Charles De Gaulle - Lile 3
Năm: 2015
7. Võ Văn Chính (2016) “Liên kết kinh tế trong phát triển nông nghiệp ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết kinh tế trong phát triển nông nghiệp ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
8. Quỳnh Chi (2022), “Vĩnh Phúc đạt kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2022 vượt bậc”; https://laodong.vn/xa-hoi/vinh-phuc-dat-ket-qua-tang-truong-kinh-te-xa-hoi-nam-2022-vuot-bac-1124493.ldo,truy cập Thứ ba, 06/12/2022 15:30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vĩnh Phúc đạt kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2022 vượt bậc
Tác giả: Quỳnh Chi
Năm: 2022
9. Lê Chí Công (2013), "Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, tr.3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững
Tác giả: Lê Chí Công
Năm: 2013
10. Lê Chí Công (2015), "Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang", Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, (217), tr.56-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang
Tác giả: Lê Chí Công
Năm: 2015
11. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2010-2019), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010-2019, Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010-2019
12. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng
Tác giả: Trần Tiến Dũng
Năm: 2006
13. Đỗ Trọng Dũng (2011), Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên
Tác giả: Đỗ Trọng Dũng
Nhà XB: NXB Đại học Thái Nguyên
Năm: 2011
14. Đại học Thương mại, Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, Đại học Nam Hoa (Đài Loan) (2016), "Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
Tác giả: Đại học Thương mại, Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, Đại học Nam Hoa (Đài Loan)
Năm: 2016
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2016
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2021
17. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học Chính sách, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Khoa học Chính sách
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2011
18. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và Du lịch sinh thái
Tác giả: Thế Đạt
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2003
19. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên du lịch Việt Nam
Tác giả: Thế Đạt
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2005
20. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch (tái bản lần thứ nhất), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w