1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lv vai trò của công Đoàn cơ sở với dn tp Đà nẵng

88 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tác giả Mai Xuân Tuấn
Người hướng dẫn TS Đặng Vũ Huân
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành LUẬT HỌC
Thể loại LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 635,67 KB

Cấu trúc

  • 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (16)
    • 1.1. Khái quát chung về vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp 8 (16)
    • 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp (24)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (15)
    • 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (29)
    • 2.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (32)
      • 2.2.1. Vai trò của Công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lương va ̀ thu nhập của người lao động (32)
      • 2.2.2. Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đa ̉m bảo điều kiện lao động (0)
      • 2.2.3. Vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc nâng cao đơ ̀ i sống vâ ̣t chất, văn hoá tinh thần cho người lao động (38)
      • 2.2.5. Vai tro ̀ của Công đoàn cơ sở trong giải quyết tranh chấp lao đô ̣ng và đình công (41)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ (44)
      • 2.3.1. Như ̃ng ưu điểm trong thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các (44)
      • 2.3.2. Những điểm còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện vai trò của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiê ̣p ở thành phố Đà Nẵng (47)
  • Chương 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (15)
    • 3.1. NHỮNG YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU CHUNG NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (56)
    • 3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (58)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh (59)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp (67)

Nội dung

Các cấp công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong công nhân, người lao động và người sử dụng lao động về đường lối của Đảng, chính sá

VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Khái quát chung về vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp 8

Công đoàn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Hoạt động công đoàn gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội, hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người lao động Công đoàn hiện diện tại mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, vận động công nhân, viên chức, lao động thi đua sản xuất, công tác, góp phần làm giàu cho đơn vị và quốc gia.

Công đoàn cũng đã góp phần to lớn vào việc ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, người lao động ngày càng vững mạnh, bởi đây là giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt trong liên minh công, nông, trí, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân Công đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị mà Công đoàn là một thành viên rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Về văn hoá - xã hội, hoạt động của Công đoàn góp phần chăm lo xây dựng, bảo đảm sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp công nhân; làm cho giai cấp công nhân thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, quyết định quá trình phát triển và tiến bộ của xã hội

Ngày nay, tình trạng doanh nghiệp nhà nước và lực lượng công nhân, lao động khu vực này có xu hướng giảm dần Nguyên nhân chính là do cơ chế hoạt động kém linh hoạt, thiếu hiệu quả và không theo kịp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng là một yếu tố dẫn đến sự suy giảm này, với nhiều thành phần kinh tế mới được thành lập, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động.

9 phần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng chưa phản ánh được đầy đủ sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Hoạt động của các tổ chức công đoàn đã và đang góp phần giáo dục xây dựng giai cấp công nhân, người lao động trở thành một lực lượng đoàn kết, thống nhất, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng của công nhân, viên chức, lao động, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động, thù địch nhằm phá hoại những thành quả của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo;

Công đoàn giáo dục và rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề và năng lực làm chủ khoa học công nghệ, đề cao và phát huy những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng giai cấp công nhân, lao động thực sự xứng đáng là giai cấp tiên phong, lãnh đạo cách mạng Với vai trò đó, một mặt, Công đoàn phải tôn trọng, đề cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động, góp phần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức quản lý kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước; mặt khác, phát huy dân chủ, Công đoàn tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, góp phần làm cho kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo, phát triển, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác

Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng lao động dù vô tình hay cố tình, còn vi phạm lợi ích chính đáng của người lao động Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của công nhân và lao động trong doanh nghiệp, có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động Trong mối quan hệ đó, Công đoàn và chủ doanh nghiệp đảm bảo sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm giải quyết hài hoà quyền và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao

10 động Nội dung và mục đích của mối quan hệ giữa Công đoàn và người sử dụng lao động là nhằm làm cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, lao động Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động vận động đoàn viên, công nhân, lao động sản xuất với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp; tạo cơ sở ổn định việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động

Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, Công đoàn vừa phải xây dựng quan hệ đoàn kết hợp tác vừa phải đấu tranh bảo vệ cho được quyền lợi của công nhân, lao động nhưng phải theo hướng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đời sống người lao động Đây thực sự là mối quan hệ khó khăn, tế nhị và phức tạp trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

Công đoàn còn có nghĩa vụ giáo dục cho công nhân, người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, về quan hệ với người sử dụng lao động Mối quan hệ này có tính chất quan hệ chủ - thợ, Công đoàn cần vừa đấu tranh, vừa hợp tác vì lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động và lợi ích chung của xã hội

Với tư cách là người đại diện cho người lao động, Công đoàn còn có trách nhiệm tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt động Công đoàn, làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung

Có thể thấy, hoạt động đại diện và bảo vệ cho người lao động vừa là chức năng, vai trò vừa là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Những nhiệm vụ này đã

11 được thể chế trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Hiến pháp, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động và được chi tiết hóa thành những nhiệm vụ trực tiếp của tổ chức công đoàn trong suốt quá trình hoạt động Đây là những nhiệm vụ trọng tâm mà công đoàn cần phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Vai trò và lợi ích của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trên thực tế thời gian qua, các chủ doanh nghiệp rất ngần ngại việc thành lập Công đoàn cơ sở Có nhiều doanh nghiệp cho rằng, hoạt động của Công đoàn cơ sở vừa tốn kém thời gian, nhân lực, lại còn phải đóng đoàn phí bằng 1% tổng quỹ tiền lương, tiền công của doanh nghiệp Trong khi đó, người lao động cũng không mặn mà với việc tham gia Công đoàn cơ sở Họ cho rằng, điều này chỉ tốn thời gian, phải đóng đoàn phí, trong khi quyền lợi thì hầu như không có Tuy nhiên, nếu tổ chức công đoàn cơ sở thực sự phát huy được tối đa vai trò và năng lực của mình, thì những lợi ích mà Công đoàn mang lại thật sự vô cùng lớn cho cả doanh nghiệp cũng như người lao động Một công đoàn cơ sở hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Theo thống kê gần đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có 60% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 80% doanh nghiệp dân doanh chưa có

12 tổ chức công đoàn cơ sở Trong khi đó, công đoàn cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động Thực tế cho thấy, vì không có công đoàn cơ sở hoặc có nhưng không phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý không đáng có và thiệt hại cũng không nhỏ Rất nhiều cuộc tranh chấp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp đã xảy ra

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, lực lượng công nhân, viên chức và người lao động (CNVCLĐ) của thành phố tăng cả về số lượng và chất lượng Tổng số CNVCLĐ tại thời điểm 31/12/2012 là 108.626 người (trong đó có 66.072 nữ); cơ cấu lao động thay đổi theo hướng giảm ở khu vực nhà nước và tăng nhanh ở ngoài khu vực nhà nước Chất lượng CNVCLĐ thành phố được nâng lên nhiều mặt: tuổi đời trẻ, được đào tạo cơ bản, có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, có tay nghề và khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ hiện đại Đa số CNVCLĐ có phẩm chất, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng, ủng hộ và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CNVCLĐ ngoài khu vực nhà nước ít quan tâm đến chính trị, hiểu biết pháp luật còn hạn chế Số lượng các tổ chức công đoàn và đoàn viên biến động qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Thống kê các tổ chức công đoàn ở TP Đà Nẵng (từ 2008 đến 2012)

TT Nội dung Đơn vị tính

I Số liệu tổ chức, cán bộ

1 Số lượng DN có tổ chức công đoàn đơn vị 370 467 522

DN nhà nước (Công ty TNHH MTV) ” 18 18 18

TT Nội dung Đơn vị tính

Tổng số CNVCLĐ/nữ người 96469/60024 107521/66247 108626/66072

+ Khu vực NN (HCSN, phường xã,

+ Khu vực NNN (FDI, TNHH, CP) người 59438 70226 63396

3 Số lượng đoàn viên công đoàn

Tổng số đoàn viên công đoàn người 77479 86042 97031

Trong đó: + Đoàn viên HCSN ” 27805 28947 33008 + Đoàn viên SXKD khu vực NN ” 2994 2799 4845 + Đoàn viên khu vực ngoài NN ” 22878 11673 22936

+ Đoàn viên trong DN có vốn ĐTNN ” 23802 42623 36242

4 Tổ chức bộ máy của Công đoàn

4.1 Tổng số CĐ cấp trên cơ sở và

Công đoàn cấp trên cơ sở đơn vị 21 21 21

Tổng số CĐCS các cấp đơn vị 963 1061 1126

Chia ra: - Phường, xã, HCSN ” 593 594 604 -Khu vực Nhà nước ” 18 18 18 -Khu vực ngoài NN ” 305 397 447

4.2 Số CĐCS thành lập mới đơn vị 83 133 94

+ Khu vực NN (HCSN, SXKD, đơn vị 8 1 10

TT Nội dung Đơn vị tính

+ Khu vực NQD (FDI, TNHH, CP) đơn vị 75 132 84

4.3 Tổng số đoàn viên phát triển mới người 11255 10899 11332

Nguồn: LĐLĐ TP Đà Nẵng

Tính từ năm 2008 đến nay, thành phố tiếp tục kêu gọi đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động Tuy nhiên, do tình hình suy giảm kinh tế, một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc giải thể nên một bộ phận CNVCLĐ thiếu việc làm Tiền lương và thu nhập của CNVCLĐ được cải thiện theo lộ trình tăng lương của Chính phủ, thu nhập bình quân 3.515.000đ/người/tháng tăng 62,7% so với năm 2008 Tiền lương tăng nhưng mức sống chưa được cải thiện vì giá cả tiêu dùng tăng nhanh hơn tiền lương, do đó, phần lớn CNVCLĐ đời sống khó khăn, không có điều kiện tích lũy CNVCLĐ tại các khu công nghiệp phải sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không có điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần

Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với CNVCLĐ ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đạt 100% Tại các khu công nghiệp và chế xuất (CN&CX), hơn 80%

CNVCLĐ được tham gia BHXH, BHYT, BHTN Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu, một số doanh nghiệp áp dụng theo mức lương làm căn cứ ký hợp đồng lao động đã gây thiệt thòi cho người lao động (NLĐ) Tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng, đóng chậm, nợ BHXH với số tiền hàng chục tỷ đồng đã xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ

Quan hệ lao động trên địa bàn thành phố tương đối ổn định Số vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể giảm dần do ý thức chấp hành pháp

24 luật của người sử dụng lao động được nâng lên, tăng cường trách nhiệm của tổ chức công đoàn và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thông qua công tác thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất.

VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1 Vai trò của Công đoàn cơ sở với chế độ việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động

Trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động, theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Lao động đã quy định, nếu người sử dụng lao động thấy cần cho lần lượt nhiều người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc sau khi đã trao đổi nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết

Trong trường hợp người sử dụng lao động được phép chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương, trước khi thực hiện hành động này, họ phải trao đổi và đạt được sự nhất trí với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật lao động Việc tham vấn này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, bảo vệ sự công bằng và minh bạch trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động.

Khoản 1 Điều 92 Bộ luật Lao động cũng cho phép người sử dụng lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong trường hợp cần thiết theo luật định Nhưng để đảm bảo an toàn cho lợi ích của người lao động trong trường hợp này thì pháp luật cũng quy định thêm: "Trước khi quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở" Điều này khẳng định tổ chức công đoàn cơ sở là tổ chức của người lao động, đại diện cho tập thể lao động và thiết thực bảo vệ quyền lợi của người lao động

Mặt khác, điều mà người lao động quan tâm trên hết khi tham gia vào quan hệ lao động không gì khác hơn là tiền lương và thu nhập Điều 55 Bộ luật Lao động quy định: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định" Không chỉ với người lao động, tiền lương và thu nhập cũng là vấn đề mà hầu hết các chủ doanh nghiệp quan tâm Trong khi người lao động thì cố gắng để có việc làm ổn định, có thu nhập cao, thì các chủ doanh nghiệp lại tính toán thế nào để hạn chế tối đa chi phí trả công lao động nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn trong sản xuất, kinh doanh

Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện và trực tiếp bảo vệ quyền lợi tập thể của người lao động trong các doanh nghiệp Vai trò của Công đoàn trong việc đảm bảo tiền lương cho người lao động tức là Công đoàn vừa thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích vừa phát huy chức năng tham gia quản lý kinh tế, bởi tiền lương luôn gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động bảo vệ lợi ích người lao động của

Công đoàn Để thực hiện tốt vai trò này của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, Điều 57 Bộ luật Lao động quy định: "Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của

Ban chấp hành Công đoàn cơ sở"

Như vậy, để đảm bảo cho người lao động trong các doanh nghiệp được trả lương xứng đáng với sức lao động của họ bỏ ra, Công đoàn cơ sở cần chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức lao động để góp ý kiến với Ban Giám đốc lựa chọn hình thức trả lương hợp lý

Một việc thiết thực khác để bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp là Công đoàn cơ sở phải tham gia xây dựng định mức lao động ở các doanh nghiệp

Để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối cảnh doanh nghiệp đẩy cao định mức lao động, Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình xây dựng định mức của các doanh nghiệp Định mức lao động phải dựa trên cơ sở kỹ thuật, tính hiện thực, phù hợp với năng lực người lao động, điều kiện sản xuất kinh doanh và mức lương thu nhập của họ.

2.2.2 Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đả m bảo điều kiê ̣n lao đô ̣ng

Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động Công đoàn cơ sở thông qua thỏa ước lao động tập thể thông qua quyền thương lượng đối với chủ doanh nghiệp để thực hiện vai trò của mình trong việc đảm bảo điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động cho người lao động

2.2.2.1 Đảm bảo điều kiện lao động

Điều kiện lao động bao gồm các yếu tố về công cụ, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, không gian làm việc và các điều kiện đáp ứng nhu cầu tinh thần, giao tiếp xã hội của người lao động.

Những doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe người lao động đều phải xây dựng đầy đủ các điều kiện lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động Điều này không chỉ giúp người lao động hoàn thành công việc, đảm bảo sức khỏe, mà còn làm cho họ cảm thấy an toàn, từ đó gắn bó với công ty, tăng động lực làm việc

Ngoài mối quan tâm đầu tư của chủ doanh nghiệp, tổ chức công đoàn cơ sở còn có trách nhiệm đại diện cho quyền lợi người lao động, tham gia trực tiếp sản xuất và có quyền kiến nghị, đề xuất về công tác trang bị phương tiện, công cụ bảo hộ lao động, môi trường làm việc, chế độ phụ cấp độc hại Điều kiện lao động của người lao động không chỉ dừng lại ở máy móc, trang thiết bị cá nhân, môi trường làm việc mà còn bao gồm cả chính sách của công ty đối với nhu cầu văn hóa, tinh thần, thậm chí đảm bảo các mối quan hệ xã hội như nhà ở, trường học cho con cái và nhu cầu giao tiếp xã hội.

2.2.2.2 Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn luôn là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động Với nhận thức con người là vốn quý nhất, Đảng và Nhà nước ta càng đề cao yêu cầu đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ của người lao động, gắn liền với sản xuất theo phương châm "an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn" Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng bảo vệ quyền và lợi ích người lao động của tổ chức công đoàn Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện nay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động (khoản 3 Điều 6 Luật Công đoàn) Khoản 2 Điều 4 Nghị định 302/HĐBT ngày 19/8/1992 nêu rõ: "Công đoàn cơ sở cử đại diện tham gia điều tra tai nạn lao động và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xử lý người chịu trách nhiệm xảy ra tai nạn lao động"

Hình 2.1: Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đảm bảo điều kiê ̣n lao đô ̣ng

Hiện nay, người sử dụng lao động và người lao động đã từng bước nâng cao nhận thức trách nhiệm của mình trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, nhưng trên thực tế, tai nạn lao động xảy ra đáng lo ngại, tai nạn lao động chết người có xu hướng gia tăng Một số cơ sở cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, công nhân làm việc trong điều kiện mất an toàn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Mặt khác, môi trường lao động bị ô nhiễm Điều kiện lao động

Trang thiết bị máy móc

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH

KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NHỮNG YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU CHUNG NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX và định hướng hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong 5 năm tới, dự báo tình hình công nhân, viên chức, lao động thành phố, Đại hội Công đoàn thành phố lần thứ XV xác định yêu cầu và mục tiêu của Công đoàn thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2013 - 2018, cụ thể như sau :

Thứ nhất, trong những năm tới, công cuộc đổi mới đất nước được đẩy mạnh toàn diện, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển với cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ thông tin sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn là cơ sở pháp lý cho các tổ chức công đoàn của thành phố thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cũng còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, tiến trình hội trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực cũng có nhiều nhân tố tác động tiêu cực đến tư tưởng, văn hóa, lối sống của một bộ phận đoàn viên, người lao động Vấn đề giải quyết việc làm, tiền lương, nhà ở, nhà trẻ, đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động vẫn là yêu cầu bức thiết Quan hệ lao động sẽ còn diễn biến phức tạp, đa dạng hơn

Thứ hai, về mục tiêu, cần hướng về cơ sở, tiếp tục đổi mới hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh Tập trung thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại

Các chương trình trọng tâm cần sớm triển khai thực hiện là : “Phổ biến, tư vấn pháp luật cho công nhân lao động”; “Phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh”; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn”; “Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể”; “Xây dựng 250 Mái ấm Công đoàn”

Thứ ba, các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2013-2018 cho các tổ chức công đoàn ở thành phố Đà Nẵng là:

- Kết nạp mới 30.000 đoàn viên; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên thành lập được công đoàn cơ sở; 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, 70% trở lên cán bộ công đoàn không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công đoàn; tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động đến toàn thể đoàn viên, người lao động; cán bộ nữ tham gia Ban chấp hành Công đoàn các cấp đạt tỷ lệ 30% trở lên; bình quân hàng năm, có ít nhất 80% công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, trong đó, ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 50%

- Hàng năm, bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng Nhiệm kỳ 2013-2018, giới thiệu

50 cho Đảng 1.000 công nhân lao động ưu tú, phấn đấu nâng tỷ lệ đảng viên mới là công nhân lao động trực tiếp / tổng số đảng viên mới đạt từ 15% trở lên

- Hàng năm, Ủy ban kiểm tra LĐLĐ thành phố thực hiện 50 cuộc kiểm tra đồng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản công đoàn Ủy ban kiểm tra CĐCS thực hiện kiểm tra mỗi năm ít nhất một lần theo quy định của Điều lệ

- Công đoàn các cấp phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn tại doanh nghiệp; giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nâng tỷ lệ CNVCLĐ tham gia BHXH, BHYT, BHTN lên 90%

Hàng năm, có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp khu vực nhà nước tổ chức hội nghị cán bộ công chức, đại hội công nhân viên chức; 60% công ty cổ phần, công ty TNHH tổ chức hội nghị người lao động Đến năm 2018, có 80% trở lên số công đoàn cơ sở doanh nghiệp ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động gắn với các mục tiêu, phương hướng hoạt động của Liên đoàn Lao động thành phố và định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng, trong quá trình nghiên cứu đề tài, từ ý kiến công nhân, lao động và cán bộ các tổ chức công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài ngoài khu vực kinh tế Nhà nước; từ tình hình hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước tại thành phố Đà Nẵng; và việc tham khảo ý kiến của Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố,

Trưởng ban thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, tác giả xin kiến nghị nhóm giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:

3.2.1 Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh

Nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn cũng như trách nhiệm của công nhân, lao động đối với Công đoàn, quyền lợi nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đoàn viên, xây dựng các tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh Do đó, việc tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, về quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân, lao động, của đoàn viên công đoàn phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Một là, tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, về quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân, lao động, của đoàn viên công đoàn

Tuyên truyền, giáo dục làm cho công nhân, lao động, giới chủ và người sử dụng lao động, các cấp có liên quan hiểu về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, sự cần thiết khách quan phải vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh Mặt khác, Công đoàn thông qua các hình thức hoạt động tuyên truyền và bằng hoạt động tuyên truyền nhằm hình thành dư luận tích cực cổ vũ người lao động, người sử

Các doanh nghiệp cần chủ động tạo điều kiện cho công nhân, lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn, đồng thời hỗ trợ quá trình hoạt động của Công đoàn Công tác tuyên truyền giáo dục của Công đoàn cần kết hợp nhiều biện pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, tăng cường thông tin quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức và định hướng dư luận đối với công nhân, lao động và giới chủ.

Trong công tác tuyên truyền từ Liên đoàn Lao động thành phố đến các tổ chức công đoàn cơ sở cần phải thiết lập mối quan hệ mật thiết, hợp tác với cơ quan truyền thông các cấp nhằm phát huy ảnh hưởng của Công đoàn đến người lao động, phấn đấu đưa hoạt động thông tin, tuyên truyền của Công đoàn trở thành món ăn tinh thần cho người lao động trong quá trình lao động tại doanh nghiệp

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhận thức của xã hội nói chung, trong đó có cả nhận thức của người sử dụng lao động, của công nhân, lao động về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn còn có nhiều biểu hiện không đúng, thậm chí lệch lạc Trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ công nhân, lao động và của người sử dụng lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đang có khuynh hướng thực dụng, đề cao một chiều lợi ích vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần, xem nhẹ vai trò, vị trí của đội ngũ công nhân và của tổ chức Công đoàn, không tạo điều kiện để đoàn viên và Công đoàn hoạt động, tạo một bước tiến căn bản trong nhận thức và tổ chức hoạt động Công đoàn Do vậy, Công đoàn cần giải thích, uốn nắn những nhận thức lệch lạc của người lao động về giai cấp công nhân và Công đoàn

Hai là, thực hiện các giải pháp tuyên truyền cụ thể, thiết thực

Công đoàn cần tác động đến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp Đây là các đối tượng quan trọng, khi chuyển biến nhận thức ở đối tượng trên sẽ có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của đông đảo quần chúng, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ công nhân, viên chức Trong công tác tuyên truyền về giai cấp công nhân, cần nhấn mạnh mấy điểm quan trọng sau đây:

Trước hết, làm cho mọi đối tượng trong doanh nghiệp, đặc biệt là công nhân, lao động và người sử dụng lao động nhận thức rõ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển càng nhanh, thì vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn ngày càng quan trọng Kinh tế thị trường càng phát triển, càng đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng giai cấp công nhân, phát triển đoàn viên xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh

Cần nâng cao nhận thức cho người lao động về vai trò của họ trong nền kinh tế thị trường và vai trò của nguồn nhân lực là nguồn vốn quan trọng đối với doanh nghiệp Công đoàn phải đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục, không chỉ dừng ở tuyên truyền vai trò của công đoàn hay tổ chức hoạt động văn thể, mà còn đi sâu vào quyền đình công, phương thức đình công và cách thức tham gia vào thảo ước lao động tập thể.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục phải làm thường xuyên, bền bỉ, không rơi vào hình thức, đồng thời cần phải bám sát thực tiễn, chú trọng vào những nội dung thiết yếu mà công nhân, lao động đang quan tâm như quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động khi gia nhập Công đoàn, lợi ich cá nhân, tập thể lợi

54 ích xã hội khi công nhân, lao động gia nhập Công đoàn và tự nguyện tham gia hoạt động Công đoàn Trong công tác tuyên truyền, giáo dục cần đặc biệt chú ý tới tính khác biệt, đặc thù giữa các loại đối tượng về trình độ, tâm lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp để việc tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, sao cho người nghe thấy thấu tình, đạt lý Giáo dục nhận thức về Công đoàn là nhiệm vụ của công tác dân vận, phải đảm bảo nói và làm luôn đi đôi với nhau, có như vậy mới gây dựng được lòng tin của quần chúng Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu, phải được duy trì và đổi mới thường xuyên, đảm bảo tính khách quan phù hợp với thực tiễn hoạt động của Công đoàn tại cơ sở, cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền phải gương mẫu trong cuộc sống và trong lao động sản xuất

Thứ ba, song song với công tác tuyên truyền, việc kết nạp, phát triển đoàn viên mới phải đảm bảo xác định rõ là đối tượng để tác động bao gồm các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn (đồng nghĩa với việc chưa có đoàn viên công đoàn) và các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn nhưng hiện đang có một số lớn lao động chưa tham gia Công đoàn Công tác phát triển đoàn viên khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của Công đoàn thành phố Đà Nẵng, mà còn là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống tổ chức công đoàn đối với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; đồng thời là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh

Doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế Nhà nước có đủ điều kiện thành lập

Ngày đăng: 15/09/2024, 12:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội (1995), Thông tư số 05 ngày 22/3/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xa ̃ hội về viê ̣c nâng bậc lương đối với công nhân viên chức trong doanh nghiê ̣p , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 05 ngày 22/3/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về viê ̣c nâng bậc lương đối với công nhân viên chức trong doanh nghiê ̣p
Tác giả: Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội
Năm: 1995
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định 93/2002/NĐ-CP nga ̀ y 11/11/2002 của Chính phủ s ửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghi ̣ đi ̣nh số 196 ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định về thoả ước lao động tập thể, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 93/2002/NĐ-CP ngà y 11/11/2002 của Chính phủ s ửa đổi, bổ sung một số "điều của Nghi ̣ đi ̣nh số 196 ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định về thoả ước lao động tập thể
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2002
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định 06/CP nga ̀ y 20/1/1995 của Bộ luật Lao động về an toàn vê ̣ sinh lao động , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 06/CP ngà y 20/1/1995 của Bộ luật Lao động về an toàn vê ̣ sinh lao động
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1995
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định 195/CP nga ̀ y 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm viê ̣c , thời giờ nghỉ ngơi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 195/CP ngà y 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm viê ̣c , thời giờ nghỉ ngơi
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1994
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 46/2013/NĐ-CP, ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 46/2013/NĐ-CP, ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
7. Hội đồng bộ trưởng (1992), Nghị định 203/HĐBT ngày 19/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền và trách nhiê ̣m của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiê ̣p, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 203/HĐBT ngày 19/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền và trách nhiê ̣m của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiê ̣p
Tác giả: Hội đồng bộ trưởng
Năm: 1992
8. Hội đồng bộ trưởng (1991), Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành một số điều Luật Công đoàn , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành một số điều Luật Công đoàn
Tác giả: Hội đồng bộ trưởng
Năm: 1991
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1992
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Lao động
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1994
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố "tụng dân sự
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2004
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Công đoàn năm 2012 , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Công đoàn năm 2012
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
15. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Điều lê ̣ Công đoàn Viê ̣t Nam năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lê ̣ Công đoàn Viê ̣t Nam năm 2003
Tác giả: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Năm: 2003
16. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Điều lê ̣ Công đoàn Viê ̣t Nam năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lê ̣ Công đoàn Viê ̣t Nam năm 2009
Tác giả: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Năm: 2003
17. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), Hướng dẫn 703/HD-TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn 703/HD-TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Tác giả: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Năm: 2009
19. Nguyễn Hữu Chí ( 2012), “Tự do công đoàn và đình công dưới góc độ quyền kinh tế - xã hội của người lao động”, Tạp chí Luật học (6), tr. 15-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự do công đoàn và đình công dưới góc độ quyền kinh tế - xã hội của người lao động”, "Tạp chí Luật học (6)
20. Hoàng Minh Chúc (1998), Công đoàn Viê ̣t Nam tham gia quản lý trong thời kỳ đổi mới, NXB Lao đô ̣ng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công đoàn Viê ̣t Nam tham gia quản lý trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Hoàng Minh Chúc
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1998
21. Cục thống kê TP. Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012
Tác giả: Cục thống kê TP. Đà Nẵng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2012
22. Trần Dũng – Lê Huy Hòa (2009), Cẩm nang về tổ chức và hoạt động quyền và trách nhiệm dành cho lãnh đạo, cán bộ công đoàn cấp cơ sở, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về tổ chức và hoạt động quyền và trách nhiệm dành cho lãnh đạo, cán bộ công đoàn cấp cơ sở
Tác giả: Trần Dũng – Lê Huy Hòa
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2009
23. Trần Việt Dũng, Đào Mộng Điệp (2013), “Vai trò của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hội thảo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (11), tr.30-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”
Tác giả: Trần Việt Dũng, Đào Mộng Điệp
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thống kê các tổ chức công đoàn ở TP. Đà Nẵng (từ 2008 đến 2012) - Lv vai trò của công Đoàn cơ sở với dn tp Đà nẵng
Bảng 2.1 Thống kê các tổ chức công đoàn ở TP. Đà Nẵng (từ 2008 đến 2012) (Trang 29)
Hình 2.1: Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đảm bảo điều kiê ̣n lao đô ̣ng - Lv vai trò của công Đoàn cơ sở với dn tp Đà nẵng
Hình 2.1 Vai trò của Công đoàn cơ sở trong đảm bảo điều kiê ̣n lao đô ̣ng (Trang 36)
Bảng 2.2: Thống kê số vụ tai nạn việc làm    các năm 2011, 2012, 2013 tại TP. Đà Nẵng - Lv vai trò của công Đoàn cơ sở với dn tp Đà nẵng
Bảng 2.2 Thống kê số vụ tai nạn việc làm các năm 2011, 2012, 2013 tại TP. Đà Nẵng (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w