1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tieu luan vhte thanh thao

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC HUỂTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN VĂN HỌC TRẺ EM

CHẤT DÂN GIAN TRONG THƠ THIẾU NHI

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh ThảoLớp: GDMN 2Q

Mã sinh viên: 22S9020092Giảng viên hướng dẫn: TS Hồ Hữu Nhật

Thừa Thiên Huế, năm 2024

Trang 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

Chương 2 CHẤT DÂN GIAN TRONG THƠ THIẾU NHI 12

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 12

2.1 Chất dân gian nhìn từ phương diện nội dung 12

2.2.Chất dân gian nhìn từ phương thức biểu đạt 25

Chương 3 VẬN DỤNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA 29

VÀO VIỆC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON 29

3.1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 29

3.2 Giáo dục và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất cho trẻ 31

KẾT LUẬN 39

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Khoa Giáo Dục Mầm Non củaTrường Đại Học Sư Phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể học tập vàhoàn thành đề tài nghiên cứu này Đặc biệt, em muốn cảm ơn sâu sắc đến thầy giáoHồ Hữu Nhật, thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên em rất nhiều trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu đề tài “Chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của Trần ĐăngKhoa” Nhờ sự giúp đỡ và chỉ dẫn quý báu của thầy đã giúp em hoàn thành tiểuluận này một cách tốt nhất Lần đầu em được thử sức với bài tiểu luận nên emkhông tránh được những thiếu sót Kính mong thầy xem xét và góp ý kiến để bàitiểu luận của em được hoàn thiện tốt hơn Em xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnhphúc và tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Thời đại ngày nay đang mang lại những thay đổi lớn và sâu rộng trong nhiềulĩnh vực của cuộc sống Sự tiến bộ của công nghệ không chỉ làm cho cuộc sốngtiện lợi hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới Việc nắm bắt và tậndụng những tiến bộ này sẽ quyết định sự phát triển bền vững và thành công trongtương lai Cùng với tiến bộ của công nghệ hiện đại thì văn học cũng trải qua nhiềuthay đổi và phát triển không ngừng Các nhà thơ Việt Nam có nhiều dấu ấn đặcsắc, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn học Việt Nam Và lịch sửvăn học nước ta, không ít những nhà thơ đã chọn con đường trở về với cội nguồndân tộc, sử dụng chất liệu văn hóa dân gian để nuôi dưỡng và phát triển nền vănhọc và văn hóa của đất nước Những tác phẩm của họ không chỉ mang đậm hơi thởcủa cuộc sống truyền thống mà còn phản ánh tinh thần, bản sắc văn hóa Việt Nammột cách chân thực và sâu sắc Bằng cách hòa quyện giữa những giá trị xưa cũ vàsức sáng tạo mới mẻ, họ đã dựng nên những bức tranh văn học sống động, truyềntải các giá trị nhân văn và tinh thần dân tộc qua từng vần thơ Chính những đónggóp này đã làm phong phú thêm nền văn học Việt, tạo nên những tác phẩm vượtthời gian, mãi mãi lưu giữ trong lòng độc giả

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều nhà thơ đã để lại dấu ấn sâuđậm với những phong cách và đề tài độc đáo Như Xuân Diệu, khi nhắc đến ông,độc giả thường nhắc đến ông với cái biệt danh “Ông hoàng thơ tình” và trong thơcủa ông luôn chứa đựng những tình cảm sâu lắng và lãng mạn Ông thường viết vềtình yêu, mộng mơ và những cảm xúc nhân sinh Còn Hồ Xuân Hương, nổi tiếngvới danh hiệu “Bà chúa thơ Nôm” Thơ của bà thường mang tính châm biến cao,thường lấy chủ đề phê phán nhưng điều xấu và sự nhân văn của mình để khẳngđịnh quan điểm cá nhân

Và trong bối cảnh ấy, Trần Đăng Khoa được mệnh danh là “Thần đồng thơtrẻ”, một trong những nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam, được biết đến vớinhững tác phẩm đậm chất làng quê và gần gũi với cuộc sống thường nhật Nổi lênnhư một hiện tượng độc đáo, mang đến cho nền văn học Việt Nam một hơi thở mớitừ chính những điều bình dị và thân thuộc nhất của làng quê Ông sinh ra và lớn lênở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ - nơi có những điều bình bị nhất của cuộc sống.Nhờ được sống ở một vùng làng quê nên Trần Đăng Khoa đã mang không khí,thần thái của làng quê, đem cả hương đồng gió nội của vùng nông thôn đồng bằngbắc bộ phì nhiêu vào thơ, lấy đó làm phông nền cho mọi hình tượng và xúc cảmnghệ thuật được Trần Đăng Khoa thể hiện rõ trong các bài thơ của ông Văn

Trang 5

chương của ông không chỉ tươi mới và trong sáng mà còn sắc sảo mang lại giá trịnghệ thuật cao, góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ em

Thơ của Trần Đăng Khoa mang chất liệu dân gian là một phần không thểthiếu trong kho tàng văn chương Việt Nam Những tác phẩm của ông không chỉ lànguồn cảm hứng vô tận cho người viết và đọc mà còn là hành trang tinh thần quýgiá cho thiếu nhi Những hình ảnh mộc mạc và chân thực về làng quê sẽ gợi lêntrong lòng trẻ những cái nhìn tưởng tượng và khả năng sáng tạo và trân trọng đốivới cuộc sống nông thôn Và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đã làm nổi bật têntuổi của Trần Đăng Khoa Với đề tài “Chất dân gian trong thơ thiếu nhi của TrầnĐăng Khoa”, tôi sẽ đi sâu và các khía cạnh và phân tích làm rõ chất liệu dân giantrong thơ của Trần Đăng Khoa để từ đó giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ

2 Mục đích nghiên cứu

Tôi chọn đề tài “Chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa”với mục đích tìm hiểu rõ chất liệu dân gian từ phương diện nội dung và phươngthức biểu đạt trong những tác phẩm của ông Để làm rõ vai trò, tính giáo dục trongthơ Trần Đăng Khoa đến trẻ

3 Lịch sử vấn đề

Trần Đăng Khoa, một trong những nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam,được biết đến với những tác phẩm đậm chất làng quê và gần gũi với cuộc sốngthường nhật, nổi bật với tập thơ “Góc sân và khoảng trời” Vì thế nên không ítnhiều nhà nghiên cứu đã chọn thơ của Trần Đăng Khoa làm đề tài nghiên cứu vàdưới đây là một số đề tài liên quan

Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thanh Tâm, Chu Thị Hà Thanh, Giáo trình vănhọc thiếu nhi, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh,các tác giả đã đề cập

đến cuộc đời và sự nghiệp của Trần Đăng Khoa và ông là một nhà thơ thiếu nhixuất sắc, với phong cách sáng tác thơ tươi mới, trong sáng và sử dụng chất liệu dângian một cách khéo léo Qua đó, tạo nên những tác phẩm giàu giá trị nhân văn,nghệ thuật và giáo dục, có ảnh hưởng sâu rộng đến độc giả nhí

PGS.TS Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, Nhà xuất bản Đại họcsư Phạm, và Giáo trình văn học thiếu nhi, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Tác giả

đề cập đến tiểu sử, nội dung thơ và đặc sắc nghê thuật thơ của Trần Đăng Khoa,nói đến bức tranh thiên nhiên, con người lao động và những đặc trưng nghệ thuậtcủa thơ Trần Đăng Khoa Chính cái “hồn quê” đó đã tạo nên “hồn thơ” của TrầnĐăng Khoa “từ màu sắc đến linh hồn”

Phan Xuân Phồn, Giáo trình Văn học trẻ em (dùng cho ngành GD Mầm non- Hệ đào tạo từ xa), Nhà xuất bản Trường Đại học Vinh Nhà thơ Xuân Diệu nhận

Trang 6

xét: “Trần Đăng Khoa nở ra ở nông thôn có nhiều tươi mát” Điều này cho thấy thơcủa Trần Đăng Khoa mang cảm giác mới mẻ và tràn đầy năng lượng, giống nhưlàn gió mát lành của làng quê.

Nguyễn Văn Long, Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập II, Nhà Xuấtbản Đại học Sư Phạm Tác giả đã có những nhận xét hay về tập thơ “Góc sân vàkhoảng trời” nói riêng và thơ của Trần Đăng Khoa nói chung: “Anh đã viết rấtnhiều, rất hay về nông thôn nhỏ bé của mình Đến với thơ anh, ta được sống trongbầu không khí rất riêng, không khí của làng quê nông thôn Việt Nam”

Trên đây là một số tài liệu đề cập đến nội dung và nghệ thuật của nhà thơTrần Đăng Khoa cùng với tập thơ “Góc sân và khoảng trời” Dù không đi sâu vàoviệc phân tích chất liệu dân gian nhưng những tài liệu này vẫn là nguồn tư liệutham khảo hữu hiệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:Nghiên cứu cơ sở lí luận về những vấn đề liên quan đến đề tài

Khảo sát, đánh giá những chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của TrầnĐăng Khoa

Đưa ra những đóng góp, triển khai nội dung giáo dục hướng đến trẻ emthông qua những tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của TrầnĐăng Khoa

5.2 Phạm vi nghiên cứu: các tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa và đưa ranhững bài học giáo dục nhân cách cho trẻ em

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập, lựa chọn các tài liệu, sách báotrong và ngoài nước liên quan đến chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của TrầnĐăng Khoa

Phương pháp phân tích, tổng hợp: mục đích của phương pháp phân tích khisử dụng là để tìm hiểu cụ thể hơn, rõ ràng hơn những đặc điểm về nội dung và hìnhthức và những vấn đề cần triển khai của đề tài khi phân tích và tổng hợp thì đi tớikết luận để mang tính chính xác, bao quát và thuyết phục hơn

Trang 7

7 Đóng góp nghiên cứu

Tiểu luận này đóng góp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về việc sử dụngchất liệu dân giang trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa Tôi đã nghiên cứu vàphân tích cách nhà thơ Trần Đăng Khoa sử dụng các yếu tố dân gian như ca dao,tục ngữ, truyện cổ tích và các nhân vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày củachúng ta Những yếu tố này tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi và còn giúp truyềntải những giá trị nhân văn, văn hóa, đạo đức đến độc giả nhí

Và tiểu luận đã làm rõ tài năng của Trần Đăng Khoa trong việc kết hợpnhuần nhuyễn giữa truyền thống và sự sáng tạo Bên cạnh đó, khẳng định vai tròquan trọng của văn học dân gian trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của trẻem

Nghiên cứu này không chỉ góp phần vào việc giảng dạy và học tập văn họcViệt Nam và còn là nguồn tư liệu cho những ai quan tâm đến lịch sử, văn hóa và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

8 Cấu trúc đề tài

Tiểu luận với đề tài “Chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của Trần ĐăngKhoa” gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận Trong đó, phầnnội dung là phần quan trọng nhất gồm có 3 chương

Chương 1: Hành trình thơ của Trần Đăng Khoa.Chương 2: Chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa.Chương 3: Vận dụng thơ của Trần Đăng Khoa vào việc chăm sóc, giáo dụctrẻ mầm non

Trang 8

NỘI DUNGChương 1 HÀNH TRÌNH THƠ CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA1.1 Cuộc đời

Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958, quê ở làng Trực Trì, xãQuốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tậpviên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

Cuộc sống của Trần Đăng Khoa lúc nhỏ khá khó khăn do gia đình không cónhiều tài chính Bố là Trần Nhiên, là người cha tận tâm, luon khuyến khích và ủnghộ con cái trong việc học tập và theo đuổi niềm đam mê Mẹ là Nguyễn Thị Sửu, làngười phụ nữ nông thôn, chịu khó Tuy chưa bao giờ được đến trường nhưng bà lạithuộc hết “Truyện Kiều”, dạy lại cho Trần Đăng Khoa và anh trai Từ năm 7 – 8tuổi đêm nào bà cũng đọc “Truyện Kiều” và hàng trăm câu ca dao cho các connghe và từ đó nuôi dưỡng trong tâm hồn ông đầy chất thơ Gia đình Trần ĐăngKhoa, dù xuất thân từ nông thôn và làm nông nghiệp, nhưng đã tạo nên một môitrường ấm áp và khuyến khích để ông phát triển tài năng văn học từ khi còn nhỏ.Những bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa như "Hạt gạo làng ta", "Mưa", và "Khi mẹ vắng nhà" đều mang đậm chất dân dã và tình yêu quê hương, gia đình, thểhiện ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc sống và con người quanh ông

Trần Đăng Khoa được mệnh danh là “Thần đồng thơ ca” Danh hiệu nàyxuất phát từ tài năng văn chương phi thường của ông, được bộc lộ từ khi còn rấtnhỏ Những bài thơ ông sáng tác khi còn là một cậu bé đã gây ấn tượng mạnh mẽvà được công nhận rộng rãi trong giới văn học Năm 7 tuổi ông đã bắt đầu làmthơ Bài thơ đầu tiên của ông được đăng khi ông mới chỉ 8 tuổi, và từ đó, tên tuổicủa ông đã trở nên nổi tiếng với những tác phẩm thơ giàu cảm xúc và hình ảnh sinhđộng Đến 10 tuổi ông đã có thơ dịch cả ở bên pháp và hãng truyền hình pháp đãvề nhà cậu để làm 1 bộ phim “ thế giới nhỏ của Khoa” và bộ phim đó đã phát triêntoàn Châu Âu Sự phát triển của Trần Đăng Khoa không thể thiếu sự dẫn dắt vàảnh hưởng từ nhiều nhà thơ và nhà văn uy tín như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế LanViên, Nguyễn Đăng Mạnh, Thơ của Trần Đăng Khoa đã được dịch với nhiềungôn ngữ và xuất bản ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Cuba, Đức,

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn2 Quân tăng cường Hải Hưng Trần Đăng Khoa là một người lính trẻ, chưa đầy 20

Trang 9

tuổi, nhưng đã quyết tâm gia nhập quân đội để bảo vệ đất nước đương chiến Hànhtrình nhập ngũ của anh không hề dễ dàng, từ việc rời xa gia đình, người thân đếnviệc đối diện với nguy cơ tử thần mỗi ngày trên chiến trường Trong suốt quá trìnhđó, Trần Đăng Khoa đã thể hiện một tinh thần bất khuất và lòng dũng cảm, trởthành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này ông đã ghi lại nhưng khoảng khắcchiến đấu đầy nguy hiểm vào trong thơ của mình, làm nổi bật lên tinh thần dũngcảm và ý chí kiên cường của người lính

Ông đạt được nhiều giải thưởng như sau: Ba lần được trao Giải Nhất thơ

thiếu nhi của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1968, 1970, 1972; Giải thưởng củaBộ Thương binh và Xã Hội và Hội Nhà văn Việt Nam cho trường ca Khúc hátngười anh hùng năm 1975; Giải A cuộc thi Thơ báo Văn nghệ năm 1982 với bàithơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn,”; Giải thưởng Báo Người giáo viên nhân dân1987 và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001 với tập thơ“Góc sân và khoảng trời”.

Sau khi thống nhất, ông được bổ sung về quân chủng hải quân Sau đó ôngđược cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoahọc Xã hội Nga Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội Tháng6 năm 2004, ông tiếp tục chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữchức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệthuật Đài Tiếng nói Việt Nam Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lậpHệ phát thanh có hình VOVTV, ông được đảm nhiệm chức vụ làm Giám đốc đầutiên của hệ này Và hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt NamVOV

1.2 Hành trình thơ

Trần Đăng Khoa được đã bắt đầu sáng tác từ rất sớm 7 tuổi bắt đầu làm thơ,8 tuổi có tập thơ riêng, 10 tuổi cậu đã có thơ dịch cả ở bên pháp và hãng truyềnhình pháp đã về nhà cậu để làm 1 bộ phim “ thế giới nhỏ của Khoa” và bộ phim đóđã phát toàn Châu Âu

Ngay từ thuở nhỏ, sinh ra và lớn lên ở một làng quê Bắc Bộ, Trần ĐăngKhoa đã nổi tiếng với tài năng văn chương và được biết đến với biệt danh “Thầnđồng thi ca Việt Nam” Ông đã gây ấn tượng khi 7 tuổi đã bắt đầu làm thơ, 8 tuổicó tập thơ riêng với tác phẩm đầu tay của mình Nếu như Phạm Hổ và Võ Quãngviết cho thiếu nhi khi tác giả là những người thanh thiếu niên - đã định hình đượcnhận thức, ý thức và gần như viết cho trẻ em và viết về trẻ em bằng cái cảm quannghệ thuật của mình, bằng cái trách nhiệm của mình đối với con trẻ Đó là nhữngngười lớn sáng tác cho trẻ em Nhưng đối với Trần Đăng Khoa thì khác, sở dĩ ôngđược mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ” của Việt Nam vì ông đã viết thơ từ năm 7tuổi Khi ông viết cho thế hệ của mình đọc, khác với người lớn, có cái gì đó ngây

Trang 10

thơ, hồn nhiên và sơ khai Năng lực viết trong thơ Trần Đăng Khoa như một sựbẩm sinh, xuất phát từ trong năng lực của một con người Nên người ta gọi ông là“Thần đông thơ trẻ” với chính vì lí do này.

Tác phẩm đầu tay của Trần Đăng Khoa là bài thơ “Con bướm vàng”, đượcđăng trên một tờ báo khi ông chỉ mới 8 tuổi Bài thơ đã thể hiện tài năng thiên bẩmcủa ông và nhanh chóng chiếm được tình cảm của đông đảo độc giả nhờ tình yêuthiên nhiên và sự ngưỡng mộ của trẻ thơ đối với những vẻ đẹp đơn giản nhưngdiệu kỳ trong cuộc sống Vào năm ông lên 10 tuổi, ông đã xuất bản tập thơ đầu tiêncó tựa đề “Từ góc sân nhà em” vào năm 1968 Và sau đó được cải tiến đổi thành“Góc sân và khoảng trời”, tập thơ này ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng nhiều thế hệngười đọc Việt Nam nhờ vào sự hồn nhiên, trong trẻo và tình yêu thiên nhiên, quêhương, gia đình của cậu bé chỉ mới 10 tuổi Ông có các tác phẩm chính: “Từ gócsân nhà em (1968)”, “Góc sân và khoảng trời (1968, 1973, 1976 và tái bản lần 20vào năm 1995)”, “Khúc hát người anh hùng (1974)”, “Trường ca Trừng phạt(1973)”, “Trường ca Giông bão (1983)”, “Bên cửa sổ máy bay (1986)”, “Thơ TrầnĐăng Khoa (tập 1,1970)”, “Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2,1983)”, Chân dung và đốithoại (1998)” Nổi bật với bài thơ “Hạt gạo làng ta” được khắc họa sự quý giá vàtrân trọng của hạt gạo, tôn vinh vẻ đẹp lao động của người nông dân Và các bàithơ tiêu biểu như "Mẹ ốm", "Mưa", "Cây dừa", và "Trăng ơi từ đâu đến?" TrầnĐăng Khoa đã vẽ nên bức tranh sinh động về cuộc sống thường ngày, tình cảm giađình và thiên nhiên Những bài thơ này không chỉ gợi nhớ ký ức tuổi thơ mà còntruyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc

Có một điều gần như nghịch lý, đó là chúng ta quá chú ý nhiều đến thơ TrầnĐăng Khoa ở giai đoạn khi tác giả còn nhỏ mà chưa đánh giá đầy đủ những cốnghiến của thơ anh trong giai đoạn sau này Trong những năm tháng gian nan, thửthách ấy, anh đã có những bài thơ lay động lòng người mà cho đến tận bây giờ, gần

năm mươi năm sau vẫn dạt dào sức sống Trần Đăng Khoa tâm sự “ Trong thơ tôi,một con đường đã được nối liền từ cái góc sân nhà ngày thơ bé đến những hònđảo xa xôi nhất Tổ Quốc mà tôi có mặt Tôi viết về mọi người lính mà tôi yêu mến,và hi vọng có thể nói lên được một phần nào tư tưởng, tình cảm của họ mọt cáchchân thực Nhưng khi họ liên tưởng về quê hương chẳng hạn, thì người lính ấy, dùở bất cứ nơi nào đều tìm về một nẻo đường quen thuộc và nhỏ bé để trở về cái làngquê của tôi, với ngôi nhà của tôi, bà mẹ của tôi” Trở thành nhà thơ mặc áo lính,

Trần Đăng Khoa đem theo cái tôi nhiệt thành, đầy ý thức công dân ấy vào thơmình một cách tự nhiên như bài “Khúc hát người anh hùng (1974)” và “Tình ngườilính biển”, “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, “Lính đảo hát tình ca trên đảo” trong tậpthơ “Bên cửa sổ máy bay (1985)” Lời tâm sự của Trần Đăng Khoa về quê hươngvà người lính không chỉ là một tuyên ngôn về phong cách thơ của ông mà còn làmột minh chứng cho tình cảm và lòng trung thành đối với Tổ quốc Qua những

Trang 11

hình ảnh quen thuộc và bình dị của quê hương, ông đã khắc họa được những tưtưởng lớn lao và tình cảm sâu sắc, tạo nên những tác phẩm thơ giàu cảm xúc và ýnghĩa Trong suốt hơn năm thế kỷ sáng tác, Trần Đăng Khoa đã có nhiều đóng gópquan trọng cho văn học thiếu nhi qua các tác phẩm thơ của mình Những thành tựucủa Trần Đăng Khoa trong lĩnh vực văn học thiếu nhi không chỉ dừng lại ở việcsáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng mà còn ở khả năng giáo dục, truyền tải giá trịđạo đức, khơi gợi tình yêu văn học, phát triển ngôn ngữ và cảm thụ văn học, cũngnhư tạo dựng ký ức đẹp và kết nối các thế hệ Ông đã góp phần quan trọng trongviệc xây dựng nền tảng văn học thiếu nhi phong phú, đa dạng và có giá trị giáo dụccao cho trẻ em Việt Nam.

Trang 12

Chương 2 CHẤT DÂN GIAN TRONG THƠ THIẾU NHI

CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA2.1 Chất dân gian nhìn từ phương diện nội dung

Để nói về chất liệu dân gian trong thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa phảinói đến chất liệu dân gian nhìn từ phương diện nội dung và chất liệu dân gian nhìntừ phương thức biểu đạt Trước hết ta phải nói đến chất liệu dân gian nhìn từphương diện nội dung

Tập thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa, "Góc sân và khoảng trời," được xuấtbản khi ông chỉ mới 10 tuổi, đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong làngvăn học Việt Nam Tập thơ này chứa đựng nhiều bài thơ xuất sắc, thể hiện một tàinăng thơ ca hiếm có, dù tác giả vẫn còn rất trẻ Nhờ được sáng tác khi tuổi đời củanhà thơ còn khá trẻ nên “Góc sân và Khoảng trời” tái hiện một góc nhìn trong trẻo,hồn nhiên của trẻ thơ về một thế giới con người và sự vật mà trong đó con ngườinào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp Nuôi dưỡng tâm hồn cho bé yêu văn họctheo các nhẹ nhàng nhất Những bài thơ trong tập như "Hạt gạo làng ta", "Mẹ ốm","Trăng sáng sân nhà em" không chỉ là những bức tranh miêu tả thiên nhiên và cuộcsống thường ngày mà còn chứa đựng những tâm tư, tình cảm sâu sắc, thể hiện tìnhyêu quê hương, gia đình và sự trân trọng những giá trị bình dị trong cuộc sống.Chính sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và hình ảnh chân thực đã tạo nên sức hútđặc biệt cho tập thơ này, khiến nó trở thành một dấu ấn khó phai trong lòng nhiềuthế hệ bạn đọc

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng: “Làng quê đã tạo nên thơTrần Đăng Khoa từ màu sắc đến linh hồn” và điều đó đã được thể hiện rõ qua haitác phẩm “Hạt gạo làng ta” và “Buổi sáng của em” trong tập thơ “Góc sân vàkhoảng trời” và được viết trong giai đoạn đất nước đang chiến tranh khốc liệt Ởthời điểm này, nhà thơ mới chỉ là cậu bé 11 tuổi nhưng lại có suy nghĩ rất trưởngthành và chu đáo

Thiên nhiên trong thơ của Trần Đăng Khoa là một thiên nhiên trong trẻo, kìdiệu Thơ của ông luôn tạo cảm giác gợi nhớ cho độc giả về thiên nhiên nông thônhết sức thơ mộng Mang đến những thanh âm cuộc sống của làng quê Bắc Bộ đầyvui tươi và thú vị qua bài thơ:

“Ông trời nổi lửa đằng đông

Trang 13

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thayBố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khauCậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêngMụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồiCái na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gươngBác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.”(Buổi sáng nhà em)

Bài thơ này mang lại một không khí ấm áp và hạnh phúc, cho ta thấy cảnhthiên nhiên, cuộc sống, con người thật giản dị, gần gũi và thân thương Những hìnhảnh: Ông trời, bà sân, mẹ em, cậu mèo, mụ gà, thằng gà trống, cái na, đàn chuối,chị tre, nàng mây, bác nồi, bà chổi hét sức sinh động, cuốn hút và gây sinh độngvới người đọc Chưa dùng lại đó, bằng ngòi bút tài năng của mình Trần Đăng Khoađã làm cho những hoạt động, sự việc hiển nhiên vào buổi sáng trở nên sinh động,vui nhộn, ra sức gợi hình, gợi cảm và lôi cuốn đọc giả vào câu chuyện thú vị buổisáng qua lời thơ của mình

“Mụ gà cục tác như điênLàm thằng gà trống huyên thuyên một hồiCái na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!”

(Buổi sáng nhà em)

Những hành động này khiến cho các sự vật trở nên vô cùng gần gũi, tràn đầysức sống Những từ trên khiến ta không còn cảm thấy những sự vật này là nhữngthứ tẻ nhạt nữa mà nó trở nên vô cùng vui nhộn, thân thiết

“Con bướm vàngBay nhẹ nhàng

Trang 14

Trên bờ cỏEm thích quáEm đuổi theoCon bướm vàngNó vỗ cánhVút lên caoEm nhìn theoCon bướm vàngCon bướm vàng…”(Con bướm vàng)

Những hình ảnh rất đơn giản nhưng lại gợi lên một không gian thiên nhiêntrong lành và đầy sức sống Con bướm vàng bay nhẹ nhàng, vỗ cánh vút lên cao,mang đến một cảm giác tự do và phiêu lãng

Làng quê của Trần Đăng Khoa còn được thể hiện qua không gian quen thuộcvà yên bình Lúc bấy giờ nhà thơ chưa từng có nhiều trải nghiệm trong cuộc sốngnhưng đã có bài thơ mà nhiều người đã thuộc lòng, in sâu trong tâm trí:

“Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy…” (Hạt gạo làng ta)

Hạt gạo phải trải qua những “đắng cay” mới có được hạt gạo dẻo thơm.Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻongon một hạt đắng cay muôn phần” Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nóiđến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân

“Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi sa

Trang 15

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…”(Hạt gạo làng ta)

Qua những dòng viết của nhà thơ, ta thấy hiện lên biết bao những trở ngạilàm ảnh hưởng đến việc canh tác, cày cấy Nào là “bão giông”, “mưa tuôn”, “trưahè nóng” khiến cho “nước như ai nấu”, những biến động đó là thách thức lớn đốivới quá trình phát triển trồng lúa Thế nhưng thử thách dù có lớn đến đâu cũngkhông thể làm khó con người Họ vẫn cần cù, siêng năng, chăm chỉ làm lụng đểmong có một mùa thu hoạch thuận lợi Và trong đoạn này đang nhắc đến “mẹ” -nhân vật thường xuyên gặp trong thơ của Trần Đăng Khoa Hình ảnh người mẹ tầntảo chịu thương chịu khó đại diện cho phụ nữ Việt Nam và cũng là người nôngdân Không những đổ mồ hôi rơi nước mắt, mà người mẹ còn phải trải qua nhữngkhó nhọc chỉ mong có thể đổi lấy những hạt lúa căng tròn và chén cơm mát ngọt.Thông qua hình ảnh hạt gạo, bài thơ không chỉ phản ánh quá trình lao động vất vảcủa người nông dân mà còn truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống của làngquê Việt Nam

“Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời…”(Quê tôi)

Bài thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và hài hòa, nơi mà các yếutố tự nhiên như núi, đồng, làng, sông đều hòa quyện và bổ sung cho nhau Nhà thơdường như muốn thể hiện sự ngưỡng mộ và tình yêu đối với cảnh sắc thiên nhiêncũng như cuộc sống yên bình nơi làng quê

Và khi nhắc đến làng quê Việt Nam không thể thiếu hình ảnh con trâu Làbiểu tượng quen thuộc và thân thương, gắn liền với cuộc sống lao động và sinhhoạt của người nông dân Con trâu không chỉ là người bạn đồng hành trong nhữngngày cày cấy, mà còn hiện diện sâu sắc trong những tác phẩm văn học, thơ ca, ghidấu ấn đậm nét trong tâm hồn người Việt Bài thơ "Con trâu đen lông mượt" củanhà thơ Trần Đăng Khoa đã tạo nên một hình ảnh trực quan về con trâu với bộ lôngmượt mà, óng ả Cái sừng vênh lên thể hiện sự mạnh mẽ, oai phong của con trâu

Trang 16

Còn bước chân con trâu được so sánh với hành động "đập đất", tạo nên âm thanhmạnh mẽ, vang dội, gợi lên sự kiên định, chắc chắn và đầy sức mạnh Điều nàycũng biểu tượng cho sự lao động cần cù, chăm chỉ của con trâu, một người bạnđồng hành không thể thiếu trong công việc đồng áng của người nông dân.

“Con trâu đen lông mượtCái sừng nó vênh vênhNó cao lớn lênh khênhChân đi như đập đất…”(Con trâu đen lông mượt)

Từ sự gắn bó chặt chẽ và tình yêu chân thành của thiên nhiên làng quê, TrầnĐăng Khoa lột tả hết tất cả những hình ảnh trong thơ của mình

“Cánh đồng làng Điền TrìSớm nay sao mà rộngSương tan trên mũi súngTrên sừng trâu cong veo”(Cánh đồng làng Điều Trì)

Các mùa trong thơ của ông cũng gợi lên những hình ảnh thiên nhiên làngquê tươi đẹp

“Suốt mùa hè chịu nắngChe mát các em chơiĐến đêm đông giá lạnhLá còn cháy đỏ trời”(Cây bàng mùa đông)

Hay hình ảnh thiên nhiên cảnh vật:

“Cây dừa xanh toả nhiều tàuDang tay đón gió, gật đầu gọi trăngThân dừa bạc phếch tháng nămQuả dừa – đàn lợn con nằm trên caoĐêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanhAi mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Trang 17

Tiếng dừa làm dịu nắng trưaGọi đàn gió đến cùng dừa múa reoTrời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”(Cây dừa)

Cây dừa được miêu tả với vẻ đẹp cao vút, thẳng tắp, lá dừa đón gió, làm dịunắng trưa cho cả một vùng Hình ảnh này gợi lên sự thanh bình, yên ả của miềnquê, nơi người dân sống gần gũi với thiên nhiên

Ngoài những bài thơ viết về thiên nhiên làng quê, Trần Đăng Khoa còn thểhiện tình cảm sâu sắc và kính trọng đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Bác Hồ.Thơ của ông về Bác Hồ thường rất giản dị nhưng đầy xúc cảm, thể hiện lòng biếtơn và ngưỡng mộ đối với người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập, tự do của dântộc

“Bác ơi! Cháu đến đây rồi Ba Đình phượng đỏ, một trời tiếng ve Cháu nghe Hà Nội vào hè

Hồ Gươm nước biếc, bốn bề hoa tươiSang năm Bác tám mươi rồi

Bác ơi! Bác thấy trong người khỏe không?Hàng ngày chúng cháu ước mong

Bác vui, Bác khỏe là lòng cháu vui”

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Lời chào mở đầu “Bác ơi! Cháu đến đây rồi” đầy thân thương, gần gũi củaem nhỏ khi đến thăm Bác Hồ Thể hiện được tình cảm chân thành và sâu sắc củamột em thiếu nhi đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam Đượcviết trong bối cảnh mùa hè tại Hà Nội, đoạn thơ gợi lên không khí rộn ràng, sôiđộng của thành phố với hình ảnh phượng đỏ tại Quảng trường Ba Đình, nơi BácHồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập và tiếng ve kêu râm ran tạo nên cảm giác rộn ràng,náo nhiệt Trần Đăng Khoa đã truyền tải thành công tình cảm đẹp đẽ và trong sángcủa em nhỏ, làm nổi bật lên mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng giữa các thế hệ trẻViệt Nam và vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Hay qua bài thơ:

“A, Bác Hồ!Bác Hồ ta đó!

Trang 18

Bác mặc tấm áo ka kiBàng bạc sương rừng Pắc BóTrán Bác có ngôi sao

Thảo nàoBác đi đêm không lạcBác cười rung rung chòm râuMắt Bác sao mà thương thếTóc Bác thơm lừng gió bểThơm nắng đường xaBác cho em nhiều quàVà khen dạo này em béo khỏeHơn ngày xưa nhiều”

(Em gặp Bác Hồ)

Miêu tả hình ảnh Bác Hồ qua cái nhìn của một đứa trẻ, đồng thời thể hiện sựgần gũi, thân thuộc của Bác với mọi người dân Việt Nam Từ "A" ở đầu câu thểhiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi gặp Bác Hồ Hình ảnh "tấm áo ka ki" gắn liềnvới sự giản dị, chất phác của Bác “Bác đi đêm không lạc" cho thấy Bác luôn kiênđịnh, có định hướng rõ ràng trong mọi hoàn cảnh khó khăn bởi vì “trán Bác cóngôi sao” tượng trưng cho sự sáng suốt, thông minh Và Bác cho quà và khen ngợi những đứa trẻ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Bác đối với thế hệ trẻ Quanhững hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa, Trần Đăng Khoa đã khắc họa nên mộtbức chân dung sống động và cảm động về Bác Hồ, người lãnh tụ vĩ đại nhưngcũng rất gần gũi và thân thương đối với mọi người dân Việt Nam Hay trong đoạnthơ:

“Có ai se sẽ ngồi xuống đầu giườngĐưa bàn tay mát như kem sữaXoa lên trán em đang dịu lửaVuốt lên mắt em đang bớt mờ”(Em gặp Bác Hồ)

Hình ảnh và ngôn ngữ trong đoạn thơ đều rất tinh tế, gợi cảm và giàu tìnhcảm, mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, yên bình và cảm động Sự quan tâm,yêu thương và chăm sóc lẫn nhau được Trần Đăng Khoa diễn tả một cách chânthành và sâu sắc Tình yêu của Bác dành cho thiếu nhi đã khiến trẻ đáp lại tình cảm

Trang 19

đó một cách chân thành Đoạn thơ dưới đây thể hiện nỗi đau xót, tiếc thương sâu

sắc trước sự ra đi của Bác Hồ, đồng thời bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn vô hạn củatác giả và nhân dân đối với Bác Trần Đăng Khoa cũng đã cảm nhận được nỗi đauxót, tiếc thương và lòng kính trọng mà tác giả và nhân dân dành cho Chủ tịch HồChí Minh qua những dòng thơ đầy cảm xúc này

“Cúc áo em bị đứt từ chiềuĐêm phanh ra, hở ngựcBác đắp vào cho emRồi Bác ra rất êmBác đi!

Bác đi rồi!Em bỗng oà lên khócTỉnh dậy thấy ướt đầm mái tócNhìn xem Bác có đâu đâyChỉ thấy đầy trời đèn sáng, mưa bayNgười người lặng im đi viếng BácBóng đèn rưng rưng nước mắt…”(Em gặp Bác Hồ)

Đoạn thơ trên thể hiện nỗi đau xót, tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi củaBác Hồ, đồng thời bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn vô hạn của tác giả và nhân dânđối với Bác Trần Đăng Khoa cũng đã cảm nhận được nỗi đau xót, tiếc thương vàlòng kính trọng mà tác giả và nhân dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh quanhững dòng thơ đầy cảm xúc này

“Nhà em treo ảnh Bác HồBên trên là một lá cờ đỏ tươiNgày ngày Bác mỉm miệng cườiBác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà”(Ảnh Bác)

Đoạn thơ thể hiện lòng kính yêu vô hạn của tác giả và gia đình đối với BácHồ Bức ảnh Bác Hồ không chỉ là một vật trang trí mà còn là biểu tượng của lòngtôn kính và biết ơn Dù Bác Hồ đã mất, nhưng hình ảnh và tinh thần của Bác vẫnsống mãi trong lòng người dân Việt Nam Bác vẫn luôn "nhìn" và "mỉm cười" với

Trang 20

mọi người, thể hiện sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc từ xa Giúp trẻ em vàmọi người hiểu thêm về tấm lòng và công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước.

Sinh ra và lớn lên từ làng quê Bắc Bộ, Trần Đăng Khoa không chỉ được biếtđến với những vần thơ ngây thơ, trong sáng của tuổi thơ mà còn với hình ảnhngười lính làm thơ trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc Ông chứng kiến tậnmắt những mất mát, đau thương của người dân, những cuộc hành quân của bộ đội,và sự tàn phá của bom đạn Chính những hình ảnh sống động và chân thực này đãtrở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho thơ của ông Trong bài thơ "Hạt gạo làngta," Khoa đã khắc họa rõ nét hình ảnh những người dân làng quê lao động, gópphần nuôi dưỡng quân đội và hậu phương Sau 1975, khi đất nước bước vào giaiđoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trần Đăng Khoa trở thành người lính và tiếptục sáng tác thơ Điểm nổi bật của Trần Đăng Khoa so với các nhà thơ trẻ khác thờikỳ chống Mỹ chính là sự chuyển biến từ một cậu bé làm thơ thành một người línhlàm thơ Qua hai giai đoạn sáng tác rõ rệt: thời kỳ trước 1975 và sau 1975 Trước1975, ông là một cậu bé làm thơ, còn sau 1975, ông là người lính làm thơ Nhữngbài thơ trong giai đoạn này mang đậm chất lính, với những trải nghiệm trực tiếptrên chiến trường Ông viết về những người đồng đội, những cuộc hành quân vànhững thử thách trong cuộc sống quân ngũ Thơ của ông trở nên trưởng thành hơn,sâu sắc hơn, và cũng mang nhiều nỗi niềm trăn trở hơn

Vào năm 1972, Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc thì tất cả những nơi mà cókhói lên, có trâu có bò, ở đâu nghe được tiếng gà gáy (tức có người) thì chúng némbom Vì thế những năm đó chúng ta nấu cơm không khói, giết hết tất cả những congà trống không để tạo ra tiếng gáy để địch phát hiện ra Cho nên Trần Đăng Khoaviết trong sự tiếc nuối, thế là hết, từ nay, những dấu hiệu của đồng quê, của sựsống đã hết, không còn nữa Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh như thế

“Ò ó o Ò ó o Tiếng gàTiếng gàGiục quả naMở mắtTròn xoeGiục hàng treĐâm măngNhọn hoắt

Ngày đăng: 15/09/2024, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w