1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếng Việt thực hành

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề 3: Thực hiện 5 nội dung
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Tiếng Việt thực hành
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 291,49 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ 3 BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Tiếng Việt thực hành Mã học phần: …………………... Hà Nội – 2021 MỤC LỤC VẤN ĐỀ 3: Thực hiện 5 nội dung: ................................................................ 1 Nội dung 1: .................................................................................................... 1 Nội dung 2: .................................................................................................... 3 Nội dung 3: .................................................................................................... 6 Nội dung 4: .................................................................................................... 7 Nội dung 5: .................................................................................................... 7 VẤN ĐỀ 3: Thực hiện 5 nội dung: Nội dung 1: 1. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt hiện nay: Viết hoa là một trong những nội dung khá quan trọng của chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên, tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt hiện nay lại thường hay dễ mắc lỗi nhất. Một số lỗi viết hoa phổ biến hay mắc phải là: - Thứ nhất: Lỗi viết hoa không theo cú pháp. +> Mở đầu mỗi câu, đoạn, văn bản quên không viết hoa chữ cái đầu tiên. +> Không viết hoa chữ cái đầu câu kế tiếp, sau các dấu kết thúc câu trước đó như: dấu chấm (.), dấu hỏi chấm (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (…). +> Không viết hoa chữ cái đầu của mệnh đề sau dấu hai chấm (:) hoặc phần trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”) sau dấu hai chấm. +> Không viết hoa chữ cái đầu của phần mệnh đề được xuống dòng sau dấu chấm phẩy (;) hoặc dấu phẩy (,). Tuy nhiên không phải trường hợp nào sau dấu hai chấm và dấu ba chấm lúc nào cũng viết hoa. Ví dụ sau dấu hai chấm là những từ ngữ mang tính liệt kê đơn thuần, hay khi dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê tương tự, tiếp dẫn, nằm ở giữa câu thì không phải viết hoa. Ví dụ lỗi không viết hoa theo cú pháp: nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau. -> Sửa: Nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau. - Thứ hai: Lỗi không viết hoa các nhóm danh từ riêng bao gồm các trường hợp: tên người, tên riêng địa lí, tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể, tên văn bản, tên sách báo, tên tác phẩm, tên ngày lễ, tên các sự kiện lịch sử, tên các tôn giáo, tên các dân tộc,… đây là lỗi dễ mắc phải nhất vì việc viết hoa danh từ riêng không hề đơn giản. 1 +> Không viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của tên người bao gồm: họ tên thông thường, bút danh, biệt hiệu,… Ví dụ lỗi không viết hoa tên người: thầy nguyễn văn A là thầy giáo dạy môn Toán của tôi. -> Sửa: Thầy Nguyễn Văn A là thầy giáo dạy môn Toán của tôi. +> Không viết hoa địa danh gồm: tên địa phận hành chính, tên sông nước, núi non, tên vùng, tên miền, tên khu vực,… Ví dụ lỗi không viết hoa tên khu vực: vịnh bắc bộ, sông hồng, Phú quốc,… -> Sửa: Vịnh Bắc Bộ, Sông Hồng, Phú Quốc,… +> Viết hoa tên cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, công ty, sở, phòng, ban, trường học,… chưa có sự thống nhất, vẫn còn tùy tiện, chỗ thì viết hoa hết, chỗ thì không viết hoa chữ cái đầu. Trong trường hợp viết hoa danh từ riêng, việc viết hoa tên của các cơ quan, tổ chức thiếu thống nhất và cũng là vấn đề gây tranh luận nhiều nhất hiện nay. Ví dụ lỗi viết hoa tên cơ quan, tổ chức: Trường đại học Nội Vụ hà Nội. -> Sửa: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Thứ ba: Lỗi viết hoa tu từ. +> Viết hoa tu từ nhằm riêng hóa một cái chung nào đó một cách có ý thức, thể hiện sắc thái biểu cảm. Viết hoa tu từ thường viết hoa những trường hợp biểu lộ sự tôn kính hoặc cần nhấn mạnh, làm nổi bật một từ ngữ nào đấy. +> Vẫn có những trường hợp mắc lỗi viết hoa tu từ ví dụ như: không viết hoa một số danh từ chung liên quan đến lãnh tụ và các vị lãnh đạo; không viết hoa các tước hiệu, danh hiệu; không viết hoa các sự kiện lịch sử to lớn; không viết hoa các chức vụ, học vị, học hàm,… 2 Ví dụ lỗi không viết hoa sự kiện lịch sử to lớn: Cách mạng tháng tám, xô viết Nghệ Tĩnh. -> Sửa: Cách mạng Tháng Tám, Xô viết Nghệ Tĩnh Mặc dù hiện nay đã có một số những quy định về cách viết hoa chính tả trong tiếng Việt nhưng các quy định đó chưa áp dụng chung cho tất cả mà chỉ giới hạn cho một số cái nhất định. Cho nên hiện nay tình trạng viết hoa vẫn còn tùy tiện, không có sự thống nhất rõ ràng, thiếu đồng bộ, thiếu ổn định: chỗ thì viết hoa hết, chỗ thì không viết hoa chữ cái đầu, chỗ thì không viết hoa theo quy tắc bắt buộc,… 2. Biện pháp để khắc phục lỗi viết hoa Có thể nói, để đi đến được một quy tắc chuẩn về viết hoa là vấn đề không đơn giản, phải dựa trên các nghiên cứu khoa học, phải được khảo sát thật triệt để và cần được xem xét dưới góc độ ngôn ngữ học. Để viết hoa đúng chính tả cần phải nắm rõ quy định viết hoa theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Ngoài ra cần phải xây dựng được một quy tắc có cơ sở khoa học, đạt được sự thống nhất để làm cái khung chung để khắc phục tình trạng viết hoa tùy tiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và thiếu ổn định. Nhà nước cần sớm ban hành quy định thống nhất chung về việc viết hoa trong tất cả các lĩnh vực giao tiếp có tính quy thức. Các quy định cần rõ ràng, có hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể để dễ dàng, thuận tiện cho việc hiểu và áp dụng. Nội dung 2: - Viết đoạn văn (khoảng 15-20 câu) với câu chủ đề đã cho: Nửa thế kỷ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xây dựng và trưởng thành. Thật vậy, 50 năm qua Trường đại học Nội vụ Hà Nội đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp như 3 ngày hôm nay. Ban đầu Trường có nguồn gốc từ trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971. Đến năm 1996, Trường có tên gọi là Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I. Ngày 15/6/2005, theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội vào ngày 21/4/2008. Qua nhiều lần đổi tên, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chính thức mang tên này từ ngày 14/11/2011 cho đến nay. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, tổ chức bộ máy nhà trường không ngừng phát triển lớn mạnh. Trường có trụ sở chính tại Hà Nội, có 2 phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hồ Chính Minh. Với 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp cho 58.436 người; trong đó, 10 năm đào tạo đã cấp bằng tốt nghiệp đại học cho 7.586 sinh viên; cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng cho 5.014 sinh viên; cấp bằng thạc sỹ cho 99 học viên cao học,…trong đó đào tạo, bồi dưỡng 220 người cho nước bạn Lào và Campuchia. Trường đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba (1996); Huân chương Lao động hạng Nhì (2001), Huân chương Lao động hạng Nhất (2006); Huân chương Độc lập hạng Ba (2011); Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1989); Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm 2007); Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm 2017) và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bội Nội vụ,…Trong những năm vừa qua, nhà trường không ngừng đổi mới, sáng tạo cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã mở thêm các ngành đào tạo mới như: Luật, Hệ thống thông tin, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế, 4 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác giáo dục và đào tạo nhằm tiếp cận với khoa học hiện đại,tiên tiến của các nước trên thế giới. Tiềm năng phát triển đội ngũ giảng viên lớn, có nhiều giảng viên đang nghiên cứu sinh và học cao học ở trong nước và một số nước ngoài. Phần lớn giảng viên có tuổi đời trẻ, có tâm huyết, trách nhiệm, có ý chí và khát khao vươn lên trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo,…Với bề dày kinh nghiệm 50 năm, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đào tạo ra những cử nhân với trình độ chuyên môn cao, có đủ kỹ năng để đảm nhận công việc về lĩnh vực Nội vụ. Ngoài ra, trường đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều cơ sở, ban, ngành, tổ chức và doanh nghiệp trong công tác tư vấn và hướng nghiệp, tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Về cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đổi mới, có 72 phòng học lý thuyết và thực hành, 9 phòng máy với rất nhiều trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt năm 2021 là năm mà Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tròn 50 năm xây dựng và phát triển, mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc, giảng dạy và học tập, nhưng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã chủ động, nhanh chóng triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các hoạt đó thông qua trực tuyến. Các giải pháp được thực hiện thành công vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm học. Qua các hoạt động trên cho ta thấy, nửa thế kỷ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không ngừng xây dựng và trưởng thành. Mặc dù có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau trong các thời kỳ, nhưng tập thể nhà trường vẫn luôn đoàn kết, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, bám sát nhiệm vụ cơ quan cấp trên giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục phát huy truyền thống thống tốt đẹp đã đạt được trong 50 năm qua. 5 - Kết cấu của đoạn văn là: Tổng - phân - hợp - Tóm tắt đoạn văn trên là: Nửa thế kỷ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xây dựng và trưởng thành. Nội dung 3: 1. Qua hai bảng thống kê trên, ta thấy số sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. 2. Chủ chương, chính sách mới của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam. 3. Điều 3. Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổ chức, Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính và các Ông (Bà) có tên trên căn cứ Quyết định thi hành./. 4. Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-BNV ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, chức năng của trường Đại học Nội vụ Hà Nội; 5. Để tổng hợp thông tin báo cáo Giám đốc, Phòng Hành chính - Tổ chức đề nghị các đơn vị nộp Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của đơn vị mình về Phòng Hành chính - Tổ chức trước 16 giờ 30 phút ngày 19/12/2021. 6. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. 7. Buôn lậu không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn là một trong những thách thức lớn đối với Nhà nước. 8. Một số cán bộ và công chức còn yếu về kĩ thuật, nghiệp vụ hành chính làm ảnh hưởng phần nào tới hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho dân. 9. Giám đốc đề nghị Phòng Kế hoạch - Tài chính xem xét, sớm giải quyết vấn đề chậm hoàn ứng của Xí nghiệp X12 để kịp thời quyết toán cuối năm. 10. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí sau Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017. 6 11. Điểm thi vấn đáp phải công bố ngay sau mỗi buổi thi, khi hai giảng viên chấm thi thống nhất được điểm chấm. 12. Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. 13. Nghiêm cấm việc làm hư hại, tiêu hủy, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. 14. Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch nhưng doanh nghiệp A vẫn đạt được kết quả rất tốt. 15. Công ty Tài chính A là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty B. Nội dung 4: - Sắp xếp câu trong đoạn văn: 1-3-4-2 - Kết cấu của đoạn văn: Song hành - Tóm tắt ý chính của đoạn văn: Tìm hiểu các vấn đề cơ bản về học phần. Nội dung 5: - Các phương thức liên kết trong đoạn văn là: +> Phương thức nối: “Tuy nhiên” +> Phương thức thế: “ma tùy” với “các chất này” +> Phương thức lặp: lặp từ “chưa” ở câu văn cuối cùng của đoạn văn. - Tác dụng của phương thức liên kết trong đoạn văn: +> Phương thức nối: Dùng để chuyển tiếp, nối câu trước với câu sau. Tạo sự liên kết câu văn trước với câu văn sau, làm tăng tính mạch lạc cho đoạn văn. +> Phương thức thế: Dùng để thay thế cho từ ngữ đồng nghĩa, tránh lặp đơn điệu. 7 +> Phương thức lặp: Tạo tính liên kết trong câu văn, giúp cho câu văn trở nên rõ ràng mạch lạc hơn. 8

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ 3

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Tiếng Việt thực hành Mã học phần: ………

Hà Nội – 2021

Trang 3

1

VẤN ĐỀ 3: Thực hiện 5 nội dung: Nội dung 1:

1 Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt hiện nay:

Viết hoa là một trong những nội dung khá quan trọng của chính tả tiếng Việt Tuy nhiên, tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt hiện nay lại thường hay dễ mắc lỗi nhất Một số lỗi viết hoa phổ biến hay mắc phải là:

- Thứ nhất: Lỗi viết hoa không theo cú pháp +> Mở đầu mỗi câu, đoạn, văn bản quên không viết hoa chữ cái đầu tiên +> Không viết hoa chữ cái đầu câu kế tiếp, sau các dấu kết thúc câu trước đó như: dấu chấm (.), dấu hỏi chấm (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (…)

+> Không viết hoa chữ cái đầu của mệnh đề sau dấu hai chấm (:) hoặc phần trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”) sau dấu hai chấm

+> Không viết hoa chữ cái đầu của phần mệnh đề được xuống dòng sau dấu chấm phẩy (;) hoặc dấu phẩy (,)

Tuy nhiên không phải trường hợp nào sau dấu hai chấm và dấu ba chấm lúc nào cũng viết hoa Ví dụ sau dấu hai chấm là những từ ngữ mang tính liệt kê đơn thuần, hay khi dấu ba chấm biểu thị ý nghĩa liệt kê tương tự, tiếp dẫn, nằm ở giữa câu thì không phải viết hoa

Ví dụ lỗi không viết hoa theo cú pháp: nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau -> Sửa: Nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau - Thứ hai: Lỗi không viết hoa các nhóm danh từ riêng bao gồm các trường hợp: tên người, tên riêng địa lí, tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể, tên văn bản, tên sách báo, tên tác phẩm, tên ngày lễ, tên các sự kiện lịch sử, tên các tôn giáo, tên các dân tộc,… đây là lỗi dễ mắc phải nhất vì việc viết hoa danh từ riêng không hề đơn giản

Trang 4

2 +> Không viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của tên người bao gồm: họ tên thông thường, bút danh, biệt hiệu,…

Ví dụ lỗi không viết hoa tên người: thầy nguyễn văn A là thầy giáo dạy môn Toán của tôi

-> Sửa: Thầy Nguyễn Văn A là thầy giáo dạy môn Toán của tôi +> Không viết hoa địa danh gồm: tên địa phận hành chính, tên sông nước, núi non, tên vùng, tên miền, tên khu vực,…

Ví dụ lỗi không viết hoa tên khu vực: vịnh bắc bộ, sông hồng, Phú quốc,…

-> Sửa: Vịnh Bắc Bộ, Sông Hồng, Phú Quốc,… +> Viết hoa tên cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, công ty, sở, phòng, ban, trường học,… chưa có sự thống nhất, vẫn còn tùy tiện, chỗ thì viết hoa hết, chỗ thì không viết hoa chữ cái đầu Trong trường hợp viết hoa danh từ riêng, việc viết hoa tên của các cơ quan, tổ chức thiếu thống nhất và cũng là vấn đề gây tranh luận nhiều nhất hiện nay

Ví dụ lỗi viết hoa tên cơ quan, tổ chức: Trường đại học Nội Vụ hà Nội -> Sửa: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Thứ ba: Lỗi viết hoa tu từ +> Viết hoa tu từ nhằm riêng hóa một cái chung nào đó một cách có ý thức, thể hiện sắc thái biểu cảm Viết hoa tu từ thường viết hoa những trường hợp biểu lộ sự tôn kính hoặc cần nhấn mạnh, làm nổi bật một từ ngữ nào đấy

+> Vẫn có những trường hợp mắc lỗi viết hoa tu từ ví dụ như: không viết hoa một số danh từ chung liên quan đến lãnh tụ và các vị lãnh đạo; không viết hoa các tước hiệu, danh hiệu; không viết hoa các sự kiện lịch sử to lớn; không viết hoa các chức vụ, học vị, học hàm,…

Trang 5

3 Ví dụ lỗi không viết hoa sự kiện lịch sử to lớn: Cách mạng tháng tám, xô viết Nghệ Tĩnh

-> Sửa: Cách mạng Tháng Tám, Xô viết Nghệ Tĩnh Mặc dù hiện nay đã có một số những quy định về cách viết hoa chính tả trong tiếng Việt nhưng các quy định đó chưa áp dụng chung cho tất cả mà chỉ giới hạn cho một số cái nhất định Cho nên hiện nay tình trạng viết hoa vẫn còn tùy tiện, không có sự thống nhất rõ ràng, thiếu đồng bộ, thiếu ổn định: chỗ thì viết hoa hết, chỗ thì không viết hoa chữ cái đầu, chỗ thì không viết hoa theo quy tắc bắt buộc,…

2 Biện pháp để khắc phục lỗi viết hoa

Có thể nói, để đi đến được một quy tắc chuẩn về viết hoa là vấn đề không đơn giản, phải dựa trên các nghiên cứu khoa học, phải được khảo sát thật triệt để và cần được xem xét dưới góc độ ngôn ngữ học

Để viết hoa đúng chính tả cần phải nắm rõ quy định viết hoa theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư Ngoài ra cần phải xây dựng được một quy tắc có cơ sở khoa học, đạt được sự thống nhất để làm cái khung chung để khắc phục tình trạng viết hoa tùy tiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và thiếu ổn định Nhà nước cần sớm ban hành quy định thống nhất chung về việc viết hoa trong tất cả các lĩnh vực giao tiếp có tính quy thức Các quy định cần rõ ràng, có hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể để dễ dàng, thuận tiện cho việc hiểu và áp dụng

Nội dung 2:

- Viết đoạn văn (khoảng 15-20 câu) với câu chủ đề đã cho: Nửa thế kỷ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xây dựng và trưởng thành Thật vậy, 50 năm qua Trường đại học Nội vụ Hà Nội đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp như

Trang 6

4 ngày hôm nay Ban đầu Trường có nguồn gốc từ trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 Đến năm 1996, Trường có tên gọi là Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I Ngày 15/6/2005, theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội vào ngày 21/4/2008 Qua nhiều lần đổi tên, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chính thức mang tên này từ ngày 14/11/2011 cho đến nay Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, tổ chức bộ máy nhà trường không ngừng phát triển lớn mạnh Trường có trụ sở chính tại Hà Nội, có 2 phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hồ Chính Minh Với 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp cho 58.436 người; trong đó, 10 năm đào tạo đã cấp bằng tốt nghiệp đại học cho 7.586 sinh viên; cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng cho 5.014 sinh viên; cấp bằng thạc sỹ cho 99 học viên cao học,…trong đó đào tạo, bồi dưỡng 220 người cho nước bạn Lào và Campuchia Trường đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba (1996); Huân chương Lao động hạng Nhì (2001), Huân chương Lao động hạng Nhất (2006); Huân chương Độc lập hạng Ba (2011); Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1989); Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm 2007); Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm 2017) và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bội Nội vụ,…Trong những năm vừa qua, nhà trường không ngừng đổi mới, sáng tạo cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã mở thêm các ngành đào tạo mới như: Luật, Hệ thống thông tin, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế,

Trang 7

5 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác giáo dục và đào tạo nhằm tiếp cận với khoa học hiện đại,tiên tiến của các nước trên thế giới Tiềm năng phát triển đội ngũ giảng viên lớn, có nhiều giảng viên đang nghiên cứu sinh và học cao học ở trong nước và một số nước ngoài Phần lớn giảng viên có tuổi đời trẻ, có tâm huyết, trách nhiệm, có ý chí và khát khao vươn lên trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo,…Với bề dày kinh nghiệm 50 năm, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đào tạo ra những cử nhân với trình độ chuyên môn cao, có đủ kỹ năng để đảm nhận công việc về lĩnh vực Nội vụ Ngoài ra, trường đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều cơ sở, ban, ngành, tổ chức và doanh nghiệp trong công tác tư vấn và hướng nghiệp, tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp Về cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đổi mới, có 72 phòng học lý thuyết và thực hành, 9 phòng máy với rất nhiều trang thiết bị tiên tiến, hiện đại Đặc biệt năm 2021 là năm mà Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tròn 50 năm xây dựng và phát triển, mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc, giảng dạy và học tập, nhưng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã chủ động, nhanh chóng triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các hoạt đó thông qua trực tuyến Các giải pháp được thực hiện thành công vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm học Qua các hoạt động trên cho ta thấy, nửa thế kỷ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không ngừng xây dựng và trưởng thành Mặc dù có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau trong các thời kỳ, nhưng tập thể nhà trường vẫn luôn đoàn kết, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, bám sát nhiệm vụ cơ quan cấp trên giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục phát huy truyền thống thống tốt đẹp đã đạt được trong 50 năm qua

Trang 8

6 - Kết cấu của đoạn văn là: Tổng - phân - hợp - Tóm tắt đoạn văn trên là: Nửa thế kỷ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xây dựng và trưởng thành

3 Điều 3 Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổ chức, Trưởng phòng

Phòng Kế hoạch - Tài chính và các Ông (Bà) có tên trên căn cứ Quyết định thi hành./

4 Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-BNV ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ

Nội vụ quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, chức năng của trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

5 Để tổng hợp thông tin báo cáo Giám đốc, Phòng Hành chính - Tổ chức đề nghị các đơn vị nộp Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của đơn vị mình về Phòng Hành chính - Tổ chức trước 16 giờ 30 phút ngày 19/12/2021

6 Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

7 Buôn lậu không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn là một trong những thách thức lớn đối với Nhà nước

8 Một số cán bộ và công chức còn yếu về kĩ thuật, nghiệp vụ hành chính làm ảnh hưởng phần nào tới hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho dân

9 Giám đốc đề nghị Phòng Kế hoạch - Tài chính xem xét, sớm giải quyết vấn đề chậm hoàn ứng của Xí nghiệp X12 để kịp thời quyết toán cuối năm

10 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí sau Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng năm 2017

Trang 9

7 11 Điểm thi vấn đáp phải công bố ngay sau mỗi buổi thi, khi hai giảng viên chấm thi thống nhất được điểm chấm

12 Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước

13 Nghiêm cấm việc làm hư hại, tiêu hủy, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

14 Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch nhưng doanh nghiệp A vẫn đạt được kết quả rất tốt

15 Công ty Tài chính A là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty B

Nội dung 4:

- Sắp xếp câu trong đoạn văn: 1-3-4-2 - Kết cấu của đoạn văn: Song hành - Tóm tắt ý chính của đoạn văn: Tìm hiểu các vấn đề cơ bản về học phần

+> Phương thức nối: Dùng để chuyển tiếp, nối câu trước với câu sau Tạo sự liên kết câu văn trước với câu văn sau, làm tăng tính mạch lạc cho đoạn văn

+> Phương thức thế: Dùng để thay thế cho từ ngữ đồng nghĩa, tránh lặp đơn điệu

Trang 10

8 +> Phương thức lặp: Tạo tính liên kết trong câu văn, giúp cho câu văn trở nên rõ ràng mạch lạc hơn

Ngày đăng: 15/09/2024, 08:34

w