Quảngcáocấmxàichữ "nhất"? Không nên cấm, chỉ yêu cầu doanh nghiệp chứng minh cái "nhất" này là chính xác, trung thực. Không viết cái nhất với chữ thật to mà các thông tin cụ thể khác ghi kèm thì chữ bé xíu… Dự thảo Luật Quảngcáo (bản mới nhất) cấm sử dụng thuật ngữ “nhất” trong quảng cáo. Nhiều doanh nghiệp (DN) và cả cơ quan quản lý cho rằng nên cho phép DN sử dụng có điều kiện ràng buộc. Nên cho dùng chữ “nhất” Đại diện Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TP.HCM cho biết trường hợp bia Sapporo đã xin quảngcáo “thương hiệu bia lâu đời nhất của Nhật”, có dùng chữ “nhất” và đưa ra giấy tờ chứng minh. Do đó, Sở cấp phép tạm cho họ quảngcáo trong vòng sáu tháng. Từ thực tiễn này, vị đại diện trên cho rằng nếu cấm triệt để như dự thảo Luật Quảngcáo thì có thể gây khó khăn cho DN. Vì vậy, ông góp ý nên cho DN quảngcáo kèm theo điều kiện là phải có bằng chứng chứng minh sự trung thực, chính xác của nội dung quảng cáo. Đồng thuận ý kiến trên, ông Nguyễn Chí Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty TNHH Dịch vụ Quảngcáo CMN, cho rằng quy định cấm sẽ bó hẹp quyền tiếp cận người tiêu dùng. “Không nên cấm, chỉ nên yêu cầu DN chứng minh nội dung quảngcáo chính xác, trung thực” - ông Kiên góp ý. Phải rõ ràng, chính xác Bàn thêm về điều kiện dùng chữ “nhất”, bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông TNS Việt Nam, cho rằng quảngcáo không được gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Bà ví dụ quảngcáo “máy giặt được bán nhiều nhất tại Nhật năm 2011”, có địa điểm cụ thể, có thời gian chính xác, có chứng minh bằng số liệu tương ứng thì mới được chấp nhận. Quảngcáo “công nghệ mới nhất” mà không kèm thời điểm thì khó chấp nhận. Bởi lẽ hôm nay DN làm ra sản phẩm này mới nhất trên thị trường nhưng ngày mai DN khác làm ra sản phẩm cạnh tranh, giống y chang hoặc mới hơn thì cái “mới nhất” của hôm qua không còn đúng với hôm nay nữa. Ông Nguyễn Nam Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sáng tạo Mắt Bão, cho rằng DN muốn quảngcáo có chữ “nhất” thì phải đầy đủ, chính xác, không được lập lờ. Ví dụ, quảngcáo “Z là khu vui chơi tại TP.HCM được nhiều người đến vui chơi nhất năm 2011”. Ông cho rằng cái nhất nào cũng có phạm vi, giới hạn của nó, không thể nói “nhất” chung chung được. Một DN quảngcáo cho rằng để không lạm dụng thì cần có điều kiện ràng buộc, ví dụ cái nhất đó là kết quả của một cuộc khảo sát thì cần nói rõ đơn vị nào khảo sát, tại thị trường nào, quy mô, thời gian khảo sát… Khi in quảngcáo thì in cỡ chữ như nhau, không viết cái nhất với chữ thật to mà các thông tin cụ thể khác ghi kèm thì chữ bé xíu… Không cần cấm cản Ngoài chữ “nhất” thì dự thảo Luật Quảngcáo còn cấm các thuật ngữ “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc “từ ngữ có ý nghĩa tương tự”. Một DN quảngcáo cho rằng cấm “từ ngữ có ý nghĩa tương tự” là không rõ ràng, khiến cơ quan quản lý lạm quyền khi xem xét hồ sơ quảng cáo, gặp từ nào không ưa thì cứ bảo là “tương tự” và không chấp nhận hồ sơ. DN này cho rằng chỉ cần buộc DN chứng minh nội dung quảng cáo, DN khó mà chứng minh được “tốt nhất”. Như vậy, không cần cấm cản gì cho mệt mà DN vẫn không dùng được các từ “nổ” này. Một DN đưa ra dẫn chứng một bảng hiệu ngoài trời quảngcáo “kênh truy cập hàng đầu Việt Nam”. DN quảngcáo bị xử phạt vì không đưa ra được căn cứ chứng minh vị trí “hàng đầu”. Như vậy, đâu có cấm cản gì mà trên thực tế vẫn quản lý được quảng cáo. Nếu DN quảngcáo không trung thực thì còn có DN khác trong ngành phát hiện, khiếu nại, cơ quan quản lý có thể xử lý phạt hành chính, yêu cầu ngưng quảng cáo, công khai vi phạm của DN. Ông Trần Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty Cổ phần Quảngcáo Sài Gòn, cho biết tuy không có quy định cấm nhưng DN quảngcáo đều biết không được dùng từ “duy nhất”, “số một”. Bởi lẽ dùng mà không chứng minh được thì bị xem là quảngcáo không trung thực, bị phạt ngay. Vì vậy, ông góp ý rằng không cần đau đầu suy nghĩ cấm từ nào. Luật chỉ cần bắt buộc quảngcáo phải trung thực, yêu cầu DN chứng minh là được rồi. Đ ổi nhiều vẫn chưa gút được Pháp lệnh Quảngcáo hiện đang áp dụng: Không cấm. Dự thảo Luật Quảngcáo đã qua nhiều lần chỉnh sửa. Nội dung cấm vẫn cứ lấn cấn tới lui: Dự thảo tháng 11-2008: Cấm “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” v à những từ tương tự mà không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Dự thảo tháng 4-2009: Cấm “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”. Dự thảo tháng 1-2011: Quảngcáo có sử dụng thuật ngữ ở mức so sánh cao nhất như “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” mà không có căn cứ hợp pháp. Dự thảo tháng 9-2011: Cấm “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”, “siêu việt”, “hàng đầu” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự m à không có tài liệu hợp pháp chứng minh. Dự thảo tháng 4-2012: Cấm “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự. DN cần gấp rút nghiên cứu góp ý cho quy định này để tránh vướng mắc khi thực hiện. Dự thảo Luật Quảngcáo dự kiến được Quốc hội thông qua vào tháng 6-2012. . in quảng cáo thì in cỡ chữ như nhau, không viết cái nhất với chữ thật to mà các thông tin cụ thể khác ghi kèm thì chữ bé xíu… Không cần cấm cản Ngoài chữ “nhất” thì dự thảo Luật Quảng cáo. quảng cáo trong vòng sáu tháng. Từ thực tiễn này, vị đại diện trên cho rằng nếu cấm triệt để như dự thảo Luật Quảng cáo thì có thể gây khó khăn cho DN. Vì vậy, ông góp ý nên cho DN quảng cáo. Quảng cáo cấm xài chữ "nhất"? Không nên cấm, chỉ yêu cầu doanh nghiệp chứng minh cái "nhất" này là chính xác, trung thực. Không viết cái nhất với chữ thật