1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử hoạt động quản lý nhà nước ở thành phố hồ chí minh về nhà và đất ở 1976 1986

186 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử hoạt động quản lý nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh về nhà và đất ở (1976 – 1986)
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phụng
Người hướng dẫn PGS.TS. Lưu Văn Quyết
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 6,1 MB

Nội dung

Qua cuốn sách, người đọc phần nào hiểu thêm về những khó khăn ban đầu khi mới tiếp quản Thành phố đến những thử thách trong quá trình quản lý một trong những đô thị lớn nhất cả nước; quá

Trang 1

HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC PHỤNG

LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ VÀ ĐẤT Ở (1976 – 1986)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC PHỤNG

LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ VÀ ĐẤT Ở (1976 – 1986)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU VĂN QUYẾT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Lịch sử Hoạt động quản lý nhà

nước ở TP.HCM về nhà và đất ở (1976 – 1986)” là công trình nghiên cứu cá

nhân của tôi trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lưu Văn Quyết Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này

Học viên

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Công trình khoa học này đối với học viên là thành quả nghiên cứu của bản thân nhưng đồng thời cũng là kết quả của sự giúp đỡ, hỗ trợ hết sức to lớn từ quý Thầy, Cô; Anh, Chị, Em bạn bè, đồng nghiệp và Gia đình, thân hữu Nhân thời điểm công trình còn nhiều hạn chế này - mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về tác giả - được hoàn thành, học viên xin phép được gửi lời cảm ơn được gửi đến:

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn Quyết, Thầy hướng dẫn khoa học, người

chỉ dạy, giúp đỡ học viên thực hiện luận văn này Học viên xin kính gửi đến Thầy lời tri ân sâu sắc nhất!

- Quý Thầy Cô ở Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn – ĐHQG-HCM Trong suốt quá trình học tập tại Khoa, học viên luôn cảm nhận được từ quý Thầy Cô những tri thức bổ ích, quý báu cùng với những tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ tận tình Nhân dịp này, học viên xin kính gửi đến quý Thầy Cô lời tri ân sâu sắc!

- Quý Thầy Cô, Anh Chị đồng nghiệp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi

nhánh TP.HCM Sự động viên và giúp đỡ chân tình về nhiều mặt của

quý Anh Chị là nguồn động viên to lớn và hết sức trân quý đối với học viên Xin cho phép học viên được ghi nhận và cảm ơn những tình cảm đặc biệt đó!

- Quý Thầy Cô trong Hội đồng đánh giá luận văn Các Thầy Cô đã có

nhiều chỉ dạy, đóng góp nhiều ý kiến quý báu để học viên hoàn thiện hơn công trình này Xin gửi lời cảm ơn chân thành của học viên đến quý vị

- Quý bạn bè, thân hữu và gia đình Xin cám ơn mọi người đã luôn bên

cạnh động viên, chia sẽ, giúp đỡ học viên hoàn thành những mục tiêu, hoài bão, trong đó có việc hoàn thành công trình này

Một lần nữa xin tri ân tất cả quý Thầy Cô, Anh Chị! Kính chúc quý vị sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng

TP Hồ Chí Minh, tháng 8/2022

Nguyễn Thị Ngọc Phụng

Trang 6

1.2 15 1.3 Hoạt động quản lý nhà nước về nhà và đất ở chính quyền cách mạng từ

1.3.3.3 Hoạt động quản lý, cải tạo, phân phối và cấp phép mua bán nhà

Trang 7

1.3.3.5 Hoạt động quản lý đất đô thị 41

1.3.3.6 Hoạt động giải quyết chính sách, đơn từ khiếu tố, khiếu nại nhà

2.1.2 Hoàn thiện và củng cố các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

2.1.3.2 Cải tạo xã hội chủ nghĩa, quản lý đối với nhà đất ở 55

2.2.2 Hoàn thiện và củng cố các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Trang 8

2.2.3.4 Quản lý thu tiền nhà 88

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở TP.HCM VỀ NHÀ VÀ ĐẤT Ở (1976 – 1986) 99 3.1 Những thành tựu của hoạt động quản lý nhà nước ở TP.HCM về nhà và

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với thắng lợi ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến ròng rã 30 năm giành độc lập tự do với đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã giải phóng thành phố Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Thành phố Sài Gòn được tiếp quản bởi quân giải phóng và chính quyền cách mạng Bên cạnh niềm vui của ngày hòa bình, thống nhất, chính quyền cách mạng trong buổi đầu tiếp quản phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức Việc quản lý một đô thị lớn như Sài Gòn chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong những năm đầu sau ngày giải phóng Trong số những khó khăn đó, có yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nhanh chóng ổn định, sắp xếp, bố trí nhà ở cho hơn 4 triệu cư dân thành phố (với rất nhiều sự xáo trộn) cùng với lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng tham gia tiếp quản thành phố

Khoảng thời gian 10 năm đầu sau ngày giải phóng (1975-1986) là giai đoạn chứng kiến những nỗ lực của chính quyền quân quản (sau đó là UBNDTP) trong việc từng bước giữ gìn an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân và sắp xếp lại bước đầu một thành phố lớn, thủ đô của chế độ cũ Một trong số đó là những quyết sách đối với nhà ở và đất đai, những tài sản thiết yếu, quan trọng bậc nhất gắn liền với đời sống cư dân thành phố Công việc đó thật không đơn giản Tác động tích cực có thể dễ nhận thấy – và cũng là thành tựu lớn nhất của công tác quản lý nhà nước về nhà và đất ở thời kỳ này – là đã giải quyết nguyện vọng về nhà ở của phần đông người dân thành phố, góp phần nhanh chóng ổn định tình hình, đặc biệt là tâm lý, tinh thần của người dân, từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại đời sống và sản xuất Mặc dù vậy, những khó khăn khách quan sau cuộc chiến cùng với sự hạn chế về năng lực, kinh nghiệm quản lý một đô thị lớn của chính quyền cách mạng cũng dẫn đến một số bất cập, sai lầm, gây hậu quả đáng tiếc trong công tác quản lý nhà ở giai đoạn này Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về nhà và đất ở tại TP.HCM trong 10 năm đầu sau giải phóng có thể góp phần làm sáng tỏ những thành tựu cũng như hạn chế của hoạt động này trong lịch sử chính quyền Thành phố

Trang 10

TP.HCM là đô thị lớn nhất nước về quy mô cũng như tiềm lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của Thành phố đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, qua đó khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của thành phố Mặc dù vậy, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước còn một số bất cập không theo kịp thực tế, thiếu nhà ở, chất lượng cuộc sống của người dân không cao là những biểu hiện của một đô thị chưa phát triển bền vững Trong số đó, quản lý nhà đất tại TP.HCM vẫn luôn là một trong những lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm của chính quyền đô thị, không chỉ bởi nó gắn liền với sự phát triển của một đô thị lớn nhất cả nước, gắn liền của cuộc sống hiện tại và tương lai của mỗi người dân, mà còn là lĩnh vực dễ dẫn đến những vấn nạn tiêu cực rất được quan tâm Từ đại án “đất vàng” ở Thủ Thiêm đến việc sử dụng đất sai mục đích; sang nhượng, mua bán trái phép các khu đất trong thành phố; quy hoạch không phù hợp và nhiều bất cập khác trong thời gian gần đây… đã đặt chính quyền Thành phố trước không ít những khó khăn, đòi hỏi những phương án giải quyết rốt ráo, căn cơ và toàn diện, để không chỉ nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà còn góp phần giữ vững niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân vào bộ máy chính quyền Nhìn lại từ bài học từ lịch sử, do vậy thiết nghĩ là cần thiết để có thêm cơ sở đề ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với lòng dân và đưa Thành phố phát triển

Vì vậy, học viên nhận thấy đề tài “Lịch sử hoạt động quản lý nhà nước

ở TP.HCM về nhà và đất ở (1976-1986)”, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nên

đã chọn làm đề tại Luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua nghiên cứu, học viên nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của đề tài Mặc dù vậy, là một thành phố lớn của cả nước, Sài Gòn – TP.HCM đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; trong số đó có một số công trình có liên quan đến đề tài sau đây:

Trang 11

Đầu tiên phải kể đến công trình TP.HCM 10 năm của cố Tổng Bí thư

Nguyễn Văn Linh được ông xuất bản lần đâu tiên vào năm 1985 Đây có thể được xem là tập “tổng kết” về bức tranh xây dựng và phát triển TP.HCM trong 10 năm đầu sau ngày giải phóng Qua cuốn sách, người đọc phần nào hiểu thêm về những khó khăn ban đầu khi mới tiếp quản Thành phố đến những thử thách trong quá trình quản lý một trong những đô thị lớn nhất cả nước; quá trình cải tạo, xây dựng về mọi mặt, từ “vành đai trắng” đến “vành đai xanh”; quá trình cải tạo tổ chức lại nền kinh tế, cải tiến bước đầu khâu phân phối lưu thông; phát triển công nghiệp, xây dựng con người mới… Cuốn sách cũng đề cập đến những thành tựu và hạn chế trong 10 năm đó, như là một “sơ kết” trong vòng một thập kỷ của TP.HCM dưới sự quản lý của chính quyền nhân dân Trong

chương VI (Phần thứ ba) về Chăm lo đời sống nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn

Văn Linh có đề cập đến một số thành tựu cũng như tồn tại trong công tác “chăm lo nhà ở và các phúc lợi công cộng”

Năm 1996, trong luận văn tốt nghiệp đại học tại Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh với tên gọi “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý NNĐ

TP.HCM trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, tác giả Đỗ Phi Hùng đã đề cập

đến bối cảnh ra đời và phát triển của NNĐ Thành phố, khái lược quá trình hoạt động của ngành qua các thời kỳ (đến năm 1996)… Mặc dù không phải là một nghiên cứu lịch sử NNĐ nhưng công trình này đã cung cấp một số thông tin cơ bản về quá trình hình thành và phát triển NNĐ TP.HCM.1

Một số đề tài nghiên cứu về thực trạng quản lý, sử dụng đất đô thị tại TP.HCM cũng đã được quan tâm thực hiện từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI Trong số đó có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như: “Một số vấn đề xã hội trong quá trình phát triển đô thị ở TP.HCM” do PGS Hồ Sỹ Khoách làm chủ nhiệm (1999), có đề cập đến tác động của một số chính sách nhà ở đô thị của chính quyền Thành phố trong quá trình đô thị hóa; đề tài “Vấn đề phát triển đô thị bền vững tại TP.HCM và kinh nghiệm từ một số thành phố lớn ở Đông Nam Á” do TS Tôn Nữ Quỳnh Trân làm chủ nhiệm (2000), có đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu nhà ở của người dân trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố, như là một yêu cầu giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng (về quy mô và tốc độ) với phát triển bền vững; đề tài “Về độ chênh giữa tốc độ đô thị hóa

1 Ông Đỗ Phi Hùng có thời gian đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc SXD Thành phố, hiện đã nghỉ hưu

Trang 12

với quá trình chuyển đổi thành thị dân của nông dân ngoại thành TP.HCM” do ThS Lê Văn Năm làm chủ nhiệm (2001), có đề cập đến những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và quy hoạch nhà ở cho cư dân Thành phố trong quá trình đô thị hóa v.v… Các đề tài nghiên cứu nêu trên đều có những đóng góp quan trọng, đề cập đến nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình đô thị hóa của Thành phố, đề xuất những giải pháp xác đáng hướng đến giải quyết những bất cập, vướng mắc mà Thành phố đang đối mặt; đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trong khu vực đô thị hóa của TP.HCM” do PGS.TS Trần Thị Thu Lương làm chủ nhiệm (2007), có đề cập đến thực trạng sử dụng và quản lý đất đô thị ở Thành phố Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn đô thị học, quy hoạch đô thị, quản lý nhà nước, xã hội học…, không nghiên cứu dưới góc nhìn sử học nên không trùng lắp với đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Năm 2010, nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập, SXD TP.HCM cho

xuất bản ấn phẩm “Kỷ yếu SXD TP.HCM - 35 năm hoạt động và phát triển

(1975-2010)” Mặc dù chưa phải là một nghiên cứu toàn diện, nhưng Kỷ yếu

đã cung cấp những thông tin khái quát về quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của SXD (tiền thân là SKT&QLNĐ – được thành lập ngày 15/11/1975 theo Quyết định số 316/TCCQ của UBNDTP) Theo đó, “SXD Thành phố trong giai đoạn này thực hiện theo cơ chế bao cấp, Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong quản lý, cải tạo, khai thác; quản lý, phân phối, cung cấp nhà ở cho cán bộ công nhân viên, hoạt động đầu tư xây dựng nhằm phát triển nguồn nhà ở cho cư dân thành phố còn rất hạn chế” (SXD, 2010, tr.82)

TS KTS Lê Văn Năm có nhiều công trình đề cập đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai của Thành phố từ sau năm 1975 đến nay Có thể kể đến

các cuốn sách: 40 năm quy hoạch và kiến trúc TP.HCM: thành tựu, kinh

nghiệm, vấn đề và giải pháp (Nxb Hồng Đức, 2015); Đồng hành cùng quy hoạch và phát triển TP.HCM (Nxb Đại học quốc gia TP.HCM, 2014) KTS Lê

Văn Năm là người có nhiều đóng góp cho Thành phố trong công tác quản lý, quy hoạch, kiến trúc và phát triển cơ sở hạ tầng từ những ngày đầu thống nhất đất nước Trên cương vị là Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng, sau đó là Kiến trúc sư Trưởng của thành phố, ông có nhiều am hiểu và để lại nhiều dấu ấn trong các giai đoạn phát triển của Thành phố Các công trình này phác họa một phần lịch sử quy hoạch kiến trúc và quản lý đất đai của Thành phố, nội

Trang 13

dung tập trung vào các lĩnh vực quy hoạch, bảo tồn, phát triển kinh tế, nhà ở, xây dựng nếp sống văn minh đô thị,… từ đó có những định hướng phát triển cho Thành phố

Gần đây, tháng 4/2022, bộ sách Lịch sử chính quyền TP.HCM (1945 -

2015) đã được phát hành Công trình với tổng dung lượng hơn 1.000 trang, là

một trong những công trình đồ sộ về lịch sử chính quyền địa phương; tổng kết tương đối đầy đủ, toàn diện, có hệ thống quá trình ra đời và phát triển về tổ chức và hoạt động của chính quyền TP.HCM qua các thời kỳ; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, điều hành bộ máy Bộ sách được chia làm 3 tập, trong đó Tập II: “Chính quyền nhân dân TP.HCM trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2015)” có đề cập đến hoạt động của chính quyền Thành phố trong giai đoạn 1975 - 1986, song lĩnh vực quản lý nhà đất chỉ được trình bày tóm lược, tập trung nêu bật các thành tựu đạt được, ít phân tích, đánh giá các tồn tại, hạn chế

Năm 2015, nhân kỷ niệm 40 ngày giải phóng, thống nhất đất nước, TU - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “TP.HCM - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” Các tham luận, ý kiến tại hội thảo nhận định TP.HCM sau 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập đã ngày càng khẳng định vai trò là đô thị đặc biệt; là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, là động lực có sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước Trong chủ đề về kinh tế, đô thị, một số tham luận đã đề cập đến công tác quản lý nhà nước về nhà đất, như: “Công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại TP.HCM” của tác giả Lê Văn Năm – Võ Kim Cương; Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM – 40 năm nghiên cứu, triển khai hướng đến phát triển bền vững” của các tác giả Lê Văn Năm – An Dũng – Nguyễn Trọng Hòa – Trần Chí Dũng v.v (Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2015)

Năm 2020, cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm hòa bình, hòa vui

và phát triển (1975 - 2020) của PGS.TS Hà Minh Hồng và PGS.TS Trần Nam

Tiến ghi lại một số dấu ấn trên chặng đường gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của Thành phố Trong 7 chương của cuốn sách, các tác giả đã tập hợp, mô tả, lý giải, phân tích quá trình xây dựng và phát triển Thành phố trên một số

Trang 14

nhóm lĩnh vực chủ yếu: kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, đối ngoại và hội nhập kể từ những ngày đầu giải phóng với nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tìm cách tháo gỡ khó khăn, xoay xở để chăm lo cho đời sống nhân dân trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tiên phong “phá rào” cơ chế, góp phần tạo những tiền đề cho công cuộc Đổi mới và đi đến phát triển hội nhập, trở thành đầu tàu kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước Trong phạm vi đề cập lớn của cuốn sách, lĩnh vực quản lý nhà nước đối với nhà và đất ở chưa được các tác giả đề cập đến trong nội dung công trình

Ngoài ra, một số nghiên cứu dưới dạng các bài báo, bài tạp chí cũng đã đề cập đến một số khía cạnh có liên quan đến đề tài Có thể kể đến: Phạm Khánh

Toàn (1999) “Đất đô thị trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Xây dựng, số

4-1999; Lê Vũ Phàm (2000), “Đất đô thị - hiệu quả kinh tế trong khai thác, sử

dụng”, Tạp chí Người xây dựng, số 10-2000; Nguyễn Đình Bồng (2001), “Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quản

lý nhà nước, số 4-2001; Kenji Tanaka (2001), “Quản lý và điều chỉnh đất đai”, Tạp chí Xây dựng, số 11-2001; Thanh Bình (2002), “Tăng cường công tác quản

lý nhà nước trong lĩnh vực nhà đất ở TP.HCM”, Tạp chí Người xây dựng, số 2002; Lê Nguyên Tất (2002), “Thực trạng quản lý nhà đất ở TP.HCM”, Tạp

5-chí Xây dựng, số 12-2002; Nguyễn Đình Bồng (2002), “Quản lý và sử dụng đất

ở với chương trình phát triển nhà ở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 4-2002;

Nguyễn Ngọc Hiếu (2002), “Nhìn nhận khách quan vấn đề đầu cơ đất đai ở đô

thị”, Tạp chí Người xây dựng, số 5-2002; Phạm Ngọc Côn (2002), “Về các biện pháp quản lý đất đô thị”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 64-2002; Trần Tú

Cường (2002), “Đất đô thị và ảnh hưởng của giá đất trong quá trình đô thị hóa”,

Tạp chí Địa chính, số 3-2002; Lê Anh Ba (2002), “Vấn đề sử dụng đất và đô

thị trong luật đất đai”, Tạp chí Người xây dựng, số 3-2002 v.v…

Như vậy có thể nhận thấy, mặc dù vấn đề quản lý nhà nước về nhà và đất ở tại TP.HCM giai đoạn 1976-1986 chưa là chủ thể nghiên cứu độc lập trong các nghiên cứu khoa học, song đã được đề cập rải rác trong một số đề tài, công trình, sách chuyên khảo, bài nghiên cứu… của các tác giả trong nước Ở nước ngoài, trong khả năng tiếp cận của mình, học viên chưa tiếp cận được các nghiên cứu có liên quan Tất cả cả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, sẽ được học viên sử dụng, kế thừa trong nghiên cứu của mình

Trang 15

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ những quyết sách, chủ trương, hoạt

động cụ thể của chính quyền TP.HCM trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Nhà và đất ở giai đoạn 1976-1986; qua đó phân tích, đánh giá về hiệu quả, tác động cũng như những hạn chế của các hoạt động đó, góp thêm cứ liệu khoa học phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về nhà và đất ở của chính quyền Thành phố trong giai đoạn hiện nay

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Mô tả, làm rõ cấu trúc, chức năng cũng như hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về nhà và đất ở trong bộ máy chính quyền Thành phố trong giai đoạn 1976-1986;

- Hệ thống hóa, phân tích, lý giải những chính sách, biện pháp của chính quyền TP.HCM nói chung và NNĐ nói riêng trong công tác quản lý nhà nước về nhà và đất ở giai đoạn 1976-1986;

- Đánh giá, phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về nhà và đất ở của chính quyền Thành phố nói chung và NNĐ nói riêng giai đoạn 1976-1986

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chính sách, biện pháp và hoạt động cụ thể của chính quyền TP.HCM trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nhà và đất ở giai đoạn 1976 đến năm 1986

Trang 16

7 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đất đai và chức năng của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này từ góc độ khoa học Lịch sử, học viên vận dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu cơ bản, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic:

- Phương pháp lịch sử nghiên cứu và trình bày các hoạt động quản lý nhà

và đất ở tại TP.HCM (1976-1986) qua các giai đoạn cụ thể, gắn với bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Thành phố; làm rõ các sự kiện và vấn đề lịch sử một cách khách quan, trung thực, trên cơ sở so sánh, xác minh, đối chiếu tư liệu; nhìn nhận sự kiện trong mối liên hệ sâu chuỗi, theo diễn trình lịch sử Cụ thể, mười năm đầu đối với việc quản lý nhà đất tại TP.HCM thời kỳ 1976-1985 có thể chia ra 2 giai đoạn quan trọng từ năm 1976-1980 và 1981-1986

- Kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, đề tài lý giải, đánh

giá những tác động, hệ quả của những sự kiện, hoạt động quản lý nhà và đất ở của chính quyền TP.HCM (1976-1986) trong mối quan hệ toàn diện, khách quan và biện chứng; đánh giá hiệu quả những chính sách và biện pháp quản lý của chính quyền Thành phố lúc bấy giờ; đồng thời, so sánh, đối chiếu, để thấy sự giống và khác nhau trong chính sách và hoạt động quản lý nhà đất giữa các thời kỳ

Nội dung đề tài đề cập đến một số khía cạnh của đời sống xã hội đô thị, nên bên cạnh các phương pháp nghiên cứu chính, học viên cũng sử dụng phương pháp liên ngành, vận dụng một số kết quả và thao tác nghiên cứu của một số ngành khoa học khác (như khoa học chính trị, luật học, kinh tế học, xã hội học, báo chí – truyền thông…) để làm rõ các vấn đề mà đề tài đặt ra

8 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương nội dung chính:

Trang 17

Chương 1 Hoạt động quản lý nhà nước ở Sài Gòn – TP.HCM về nhà và đất ở từ tháng 5/1975 đến cuối năm 1976

Chương 2 Hoạt động quản lý nhà nước ở TP.HCM về nhà và đất ở (1977-1986)

Chương 3 Một số nhận xét, đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước ở TP.HCM về nhà và đất ở (1976 – 1986)

Trang 18

Chương 1 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở SÀI GÒN – TP.HCM VỀ NHÀ

VÀ ĐẤT Ở TỪ THÁNG 5/1975 ĐẾN CUỐI NĂM 1976

1.1 Bối cảnh lịch sử và tình hình nhà ở Sài Gòn dưới thời Việt Nam Cộng hòa

Giai đoạn 1955 - 1975, để quản lý vấn đề gia cư, chính quyền Việt Nam

Cộng hoà cho thành lập “Tổng Cuộc gia cư” (Tổng cuộc phát triển gia cư và

địa ốc, hay Tổng cuộc phát triển gia cư)2 Đây là “cơ quan phụ trách cấu tạo cho những giới đồng bào bình dân một chỗ ở hợp vệ sinh và có đủ tiện nghi tối thiểu” (Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1968a) Cụ thể, cơ quan này thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Đề nghị các chính sách quốc gia về phát triển gia cư và địa ốc - Nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan TW và địa phương thực hiện việc chỉnh trang lãnh thổ, khuếch trương kỹ nghệ gia cư và địa ốc

- Nghiên cứu và thực hiện các dự án tạo tác được chính phủ giao phó - Khuyến khích và yểm trợ các chương trình tín dụng gia cư

- Huy động, vay mượn và nhận lãnh các nguồn tài nguyên trong và ngoài nước để tài trợ cho chính sách phát triển gia cư của chính phủ

Dưới thời Việt Nam cộng hòa, ảnh hưởng của các làn sóng di cư diễn ra một cách ồ ạt và khó dự đoán bởi ảnh hưởng của chiến tranh đã gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền Sài Gòn.3

2 Dưới thời Quốc gia Việt Nam, Quốc gia Kiến ốc cục được thành lập tại Bộ Kế hoạch và Kiến thiết bằng Nghị định số 291-cab/SG ngày 15/6/1951 Năm 1958, Nghị định số 2113-TTP/VP ngày 5/12/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH), Quốc gia Kiến ốc cục bị bãi bỏ và được thay bằng Ban Doanh lý Kiến thiết đặt dưới quyền trực tiếp của Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống Năm 1963, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 69-TTP/VP ngày 16/11/1963 sáp nhập Ban Doanh lý Kiến thiết vào Bộ công chánh và Giao thông Năm 1967, chủ tịch Ủy ban hành pháp TW ban hành Sắc lệnh số 112-SL/CC ngày 7/8/1967 cải tổ Ban Doanh lý Kiến thiết trực thuộc Bộ công chánh thành Tổng cục Gia cư Năm 1972, với Sắc lệnh số 005-SL/CC ngày 17/4/1972 của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Gia cư được cải biến thành Tổng cục Phát triển Gia cư và Địa ốc Năm 1973, Tổng thống VNCH ban hành Sắc lệnh số 658-TT/SL ngày 18/7/1973 thành lập Tổng cuộc Phát triển Gia cư và giải tán Tổng cục Phát triển Gia cư và Địa ốc (Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, 2016, tr.289-292)

3 Sau kháng chiến chống Pháp (1945-1954), dân số Sài Gòn ước tính 1,7 triệu người vào năm 1954 Từ đó, một số bản kế hoạch quy hoạch đô thị tại Thành phố đã được trình bày, nhưng không bản nào phù hợp thực tế Nỗ lực qui hoạch đô thị đầu tiên của người Việt Nam là dưới thời chính phủ Bảo Đại vào năm 1951 nhưng

Trang 19

“Chương trình 4 năm 1968-1972” của Tổng cuộc phát triển gia cư xác

định các mục tiêu: “nhằm đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của dân chúng trong khuôn khổ chính sách phát triển quốc gia, đi song song với công cuộc phát triển kinh tế, đặc biệt là lãnh vực kỹ nghệ và du lịch Đồng thời chính sách phải bao gồm việc phát triển địa ốc và chỉnh trang lãnh thổ, tạo căn bản cho việc khuếch trương kỹ nghệ và địa ốc Mục tiêu tối hậu là tiếp tay với nỗ lực tổ chức và tranh thủ nhân dân, tạo sự ổn định trong đời sống và nâng cao mức sống dân chúng theo kịp đà phát triển, hầu tiến tới một xã hội lành mạnh và công bằng”

Mặc dù vậy, Chương trình cũng xác định những khó khăn ở mức “trầm trọng”,

trong đó nhấn mạnh: “Nạn khan hiếm nhà tại các đô thị Việt Nam, nhất là tại vùng Sài Gòn - Gia Định ngày càng thêm trầm trọng Trong vòng 20 năm diện tích đô thành tăng gấp 3 lần nhưng dân số cư ngụ tăng gấp 6 lần, cho nên mật độ đã lên 356 người trên 1 mẫu tây (mật độ trung bình), mật độ này là một mật độ kỷ lục đối với các đô thị trên thế giới (cao gấp đôi Đông Kinh (152), gấp 3

New York, gấp 4 London)” (Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1968a)

Trong tờ trình gửi đến Sở Công chánh Sài Gòn năm 1968, người đứng đầu

Tổng cuộc gia cư Tôn Thất Đổng cho biết thêm: Hiện nay ở Sài gòn còn thiếu

khoảng 40.000 đơn vị gia cư để cho mỗi gia đình ở một căn nhà, ngoài ra vào khoảng 110.000 đơn vị gia cư thiếu hẳn vệ sinh xây cất trên các vùng bùn lầy, nước đọng (có ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe của đồng bào và an ninh xã hội) cần được chỉnh trang và xây cất lại… Với một nhu cầu quá lớn như trên chúng ta cần có những chương trình dài hạn và phải sử dụng tất cả mọi khả năng về xây cất để thực hiện các chương trình gia cư Giới đồng bào bình dân thường có một lợi tức quá thấp nên phần đóng góp hàng tháng có giới hạn Chính phủ

không được triển khai quy củ Quy hoạch đô thị được tiến hành nghiêm ngặt hơn dưới thời Ngô Đình Diệm (1953-1963) Năm 1958, Bộ Tái thiết và qui hoạch đô thị tiến hành xây dựng một bản qui hoạch sử dụng đất mới, chủ yếu là sửa đổi và mở rộng bản qui hoạch không gian 1943 Bản quy hoạch này được xây dựng cho dân số 3 triệu người trên diện tích 675 km2 Năm 1959, Ngô Viết Thụ, một kiến trúc sư người Việt, triển khai chủ đề “La Conurbation De Saigon Cholon” (Khu thành phố Sài Gòn Chợ Lớn) được triển lãm tại Paris và Rome vào năm 1959 Ngoài ra còn có 2 bản quy hoạch vào năm 1965 và 1968 Bản quy hoạch năm 1965 được thiết kế cho dân số 2,5 triệu người ở vùng thủ phủ Sài Gòn Bản qui hoạch năm 1968 chỉ được thiết kế cho dân số 1,7 triệu người vùng đô thành Sài Gòn Công trình cuối cùng hoàn thành trước năm 1975 là của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (United States Agency for International Development, viết tắt: USAID) vào năm 1972 Đề án này xây dựng một bản quy hoạch 30 năm cho Sài Gòn B Cho dù một vài nội dung của đề án đã được triển khai, song cho đến năm 1975, do ảnh hưởng của chiến tranh, quy hoạch đô thị ở Sài Gòn gần như không có nhiều thay đổi đáng kể Sài Gòn trở nên đông đúc và kém tổ chức Dân số thành phố cao nhất vào tháng 4/1975 là khoảng 4,5 triệu người, gần gấp ba dân số dự phòng trong bản qui hoạch năm 1968 Đây là một di sản nặng nề đối với chính quyền mới sau năm 1975

Trang 20

cần phải tài trợ thêm và dài hạn để giá nhà hợp với khả năng tài chánh của giới này

Nhu cầu tổng quát về gia cư trong toàn quốc đến năm 1975 (dự tính): - Saigon và vùng phụ cận: 430.000

- Tỉnh lỵ: 150.000 - Nông thôn: 600.000 Nhu cầu về gia cư tại Saigon có thể chiếm hơn 40% nhu cầu tổng

quát trên toàn khu vực (Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1968b)

Trong tờ trình khác của Tổng cuộc gia cư trong năm 1968, có đề cập đến 4 vấn đề nản giải:

“1 Trên các khu đất dự trù xây cất thì bị dân chúng chiếm cứ xây cất bất hợp pháp, dù đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn cần thiết 2 Thiếu đất xây cất vì các vùng còn trống thì quá thấp và thiếu điện nước

3 Thiếu ngân khoản cần thiết để xúc tiến một cách mạnh mẽ việc xây cất hầu đáp ứng nhu cầu hiện tại

4 Trong các vùng thiếu tiện nghi và không phù hợp vệ sinh dân chúng đã xây cất những nhà bằng vật liệu nặng một cách bất hợp

pháp nên công tác chỉnh trang và giải tỏa sẽ gặp rất nhiều khó khăn

và phí phạm tài nguyên” (Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1968a)

Trong nỗ lực tái chỉnh trang đô thành Sài Gòn và giải quyết vấn đề nơi

ăn chốn ở của thị dân, Tổng cuộc gia cư đã đưa ra hàng loạt chính sách, chương trình gia cư như: “Chương trình 4 năm 1968 - 1972”; “Chính sách phát triển

gia cư năm 1972”; “Chương trình yểm trợ phát triển vùng Sài Gòn và phụ cận năm 1974” Những vấn đề gay gắt nhất, phức tạp nhất được liên tiếp đưa ra

trong các tờ trình, báo cáo và các chương trình gia cư lúc bấy giờ (như thiếu nguồn đất thổ cư phục vụ cho việc xây cất, thiếu ngân khoản, vấn đề về kỹ nghệ xây dựng, nguồn vật liệu và chính sách khuyến khích phát triển gia cư )

“Chính sách phát triển gia cư năm 1972” của Tổng cuộc gia cư tiếp tục

ghi nhận những khó khăn trong việc quy hoạch và xây cất nhà ở (Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1971b):

Trang 21

- Thiếu đất đai xây cất: Tại Đô thành đất đai rất khan hiếm Luật lệ và thể thức áp dụng trưng thu tạo mãi đất đai không hữu hiệu Các khu đất rộng hấp dẫn dân cư (có điện nước giao thông dễ) hầu như rất ít

- Vấn đề phá sản của kỹ nghệ vật liệu xây cất: do ảnh hưởng của tình hình chiến tranh nên các nhà máy sản xuất vật liệu xây cất bị ngưng trệ hoạt động dẫn đến tình trạng thiếu vật liệu sản xuất dù nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao

- Vấn đề thiếu yểm trợ tài chánh cho nhà thầu xây cất: Ngành xây cất vốn là một ngành kinh doanh sinh lời, các dịch vụ xây cất thường được hỗ trợ bởi ngân hàng thương mại Nhưng trong tình hình mới, sự gia tăng vật giá và lạm phát trầm trọng, các nhà thầu xây cất thường không tìm được nguồn tài trợ vì các ngân hàng lo sợ rủi ro

- Về khả năng giới hạn của lãnh vực tư: Các nhà thầu xây cất trong thời gian gần đây đã có xu hướng tổ hợp lại để có thể nhận lãnh những công trình lớn Thế nhưng những nhà thầu có khả năng thực hiện công tác xây cất với mức độ 1 tỷ bạc một năm là rất hạn chế Một mặt vì vấn đề tài chính mặt khác là khả năng quản trị chuyên môn

Trên cơ sở đó, Chính sách phát triển gia cư năm 1972 đề ra những giải

pháp nhằm “tiên quyết giải quyết các tắc nghẽn chính của hoạt động xây cất

nói chung và hoạt động phát triển gia cư nói riêng”, cụ thể là (Trung tâm lưu

trữ quốc gia II, 1971a): - Cần có đất đai kịp thời để đáp ứng nhu cầu xây cất; - Cần duy trì hoạt động của kỹ nghệ sản xuất vật liệu xây cất; - Cần tài trợ đúng mức để doanh nhân có thể làm trong ngành xây cất; - Cần áp dụng biện pháp quốc doanh trường hợp tư doanh không đáp ứng nổi nhu cầu xây cất giai đoạn đầu

Sắc lệnh số 685/TT/SL và Nghị định số 676/NĐ/Th.T/PCI ngày 14/8/1973

của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng thêm quyền hạn cho Tổng Cuộc

phát triển gia cư Trong bài diễn văn ngày 20/5/1973, Tổng thống Việt Nam

Cộng hòa đã đặt chương trình phát triển gia cư lên mức quan trọng trong công cuộc phát triển quốc gia thời hậu chiến Đến năm 1974, Chính quyền Việt Nam

Cộng hòa tiếp tục giao cho Tổng cuộc gia cư thực hiện “Chương trình yểm trợ

Trang 22

phát triển vùng Sài Gòn và phụ cận” theo sắc lệnh số 204 - SL/TMKN ngày

18/8/1974 của Thủ tướng Chính phủ, với “ngân khoản dự trù lên tới 1 tỷ bạc”; “mục tiêu là cấp thời tạo công ăn việc làm cho dân cư nhằm giảm thiểu áp lực

của nạn thất nghiệp và nơi ở” Trong đó có dự án chỉnh trang khu Thủ Thiêm:

“diện tích gần 80 mẫu nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nhà cửa vì thiếu

đất đai trong khu vực đô thành” (Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1971c).4

“Chương trình yểm trợ phát triển vùng Sài Gòn và phụ cận năm 1974”

của Tổng cuộc phát triển gia cư, đề ra một số giải pháp cụ thể(Trung tâm lưu trữ quốc gia II, 1971c):

- Về “dân vận gia cư”: Hiện nay dân chúng hầu như chỉ biết chỉ trích vì đa số vẫn không được thụ hưởng chương trình gia cư Đề nghị: quảng bá chương trình phát triển gia cư của chính phủ, nêu rõ trách nhiệm của người dân trong yểm trợ chương tình gia cư, duy trì và phát triển nơi cư ngụ; khuyến khích dân chúng tiết kiệm để mua nhà; những biện pháp yểm trợ tín dụng, chước giảm thuế khóa được nghiên cứu thi hành;

- Vấn đề minh bạch trong hoạt động và cải cách thủ tục hành chính cần phải đơn giản và nhanh chóng;

- Về “doanh lý”: Nguyên tắc cấp phát nhà với tính chất từ thiện sẽ bị bãi bỏ Chỉ những người có khả năng thuê, mua nhà mới được cấp phát Việc cấp phát sẽ theo tiêu chuẩn rõ ràng Việc mua nhà sẽ được đặt ưu tiên cao hơn việc thuê mướn Tại các chung cư, việc quản trị chung cư sẽ được tổ chức chặt chẽ theo một quy trình thống nhất Trước khi quyết định công tác xây cất, thị trường sản xuất được nghiên cứu để xác định nhu cầu gia cư mà công tác dự trù thỏa mãn Việc cấp phát sẽ được thực hiện ngay khi đang xúc tiến xây cất, để tránh tình trạng chiếm ngụ bất hợp pháp khi hoàn tất;

- Về tín dụng: Lĩnh vực xây cất gia cư sẽ được hưởng chương trình tín dụng đặc biệt của Quỹ Phát triển gia cư địa ốc dự trù thành lập Cần có một

4 Năm 1965, Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do Công ty Doxiadis Associates-Consultants on Development and Ekistics lập, khi nghiên cứu phương hướng phát triển Sài Gòn cũng chủ trương mở rộng từ lõi trung tâm đô thị về hướng Bắc Theo đó, thành phố sẽ phát triển trong không gian giữa 2 dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai Cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hòa được được Công ty Johnson Drake and Piper xây dựng trong giai đoạn này thể hiện rõ nét định hướng phát triển đó Với bán đảo Thủ Thiêm, kiến trúc sư Doxiadis chỉ đề xuất phương án xây dựng thí điểm thành khu gia cư trong một mạng lưới kênh mương, nhà ở thấp tầng, xen kẽ nhà liền kề, biệt thự, nhà ở tập thể 4 tầng, và loại bỏ ý tưởng xây nhà cao tầng, khu kinh doanh, hành chính đồ sộ

Trang 23

chương trình tín dụng riêng để giúp các đoàn thể, các xí nghiệp công hay tư xây cất nhà cho nhân viên hoặc xây cất nhà để bán theo điều kiện của Tổng Cuộc Các nhà thầu cũng có thể được nâng đỡ tài chính bằng một chương trình

tín dụng thích hợp

Có thể nói, các chương trình phát triển gia cư của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã mang lại một số kết quả tích cực nhất định Giai đoạn 1954 - 1975, hàng loạt các khu nhà, cư xá, khu chung cư ở các quận trung tâm lần lượt xuất hiện như cư xá Đô Thành (Quận 3), cư xá Tự Do, cư xá Sĩ Quan (Quận Tân Bình), cư xá Bắc Hải, chung cư Minh Mạng (Quận 10), chung cư Khánh Hội (Quận 4) Nhiều ngàn căn nhà ở khu phụ cận Sài Gòn như Thị Nghè (Bình Thạnh), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ, Quận 3), Chánh Hưng (Quận 8), Kiến Thiết (Quận 3), Hòa Hưng (Quận 10), Dân Sinh (Quận 1), Phú Thọ

(Quận 11) với giá từ 15.000 - 35.000 đồng được xây dựng Đây là những ngôi

nhà được xây dựng theo quy hoạch của chính quyền với điều kiện vệ sinh cơ

bản đáp ứng phần lớn nhu cầu nhà ở của cư dân Sài Gòn thời kỳ này

Tuy nhiên bên cạnh những thay đổi có phần tích cực đó thì từ giữa những năm 1960, các chính sách, quy hoạch của chính quyền Sài Gòn không còn theo kịp với đà tăng dân số quá nhanh do ảnh hưởng của chiến tranh Đặc biệt từ thời “Đệ nhị cộng hòa” (1967 - 1975), tình trạng nhà ở tự phát xuất hiện và phát triển mạnh Hàng vạn ngôi nhà được dựng lên xung quanh Sài Gòn, bên ngoài các cây cầu Thị Nghè (Bình Thạnh), Khánh Hội (Quận 4), Chữ Y (Quận 8) Thực trạng này khiến ý tưởng quy hoạch Sài Gòn ban đầu bị phá sản hoàn toàn khi nhiều khu vực quận 4, 8, 10, 11 mới thành lập trở thành “khu cứ điểm” chặn đường ra vô khu nội ô, thậm chí có nơi thành “khu ổ chuột” Hàng vạn ngôi nhà lấn chiếm toàn bộ hai con rạch huyết mạch của Sài Gòn: Thị Nghè và Bến Nghé - Tàu Hủ, để lại một hậu quả lâu dài trong quy hoạch đô thị Ngoài ra, những công trình phục vụ chiến tranh ngổn ngang của quân đội ngay trung tâm từ giữa thập niên 1960 đến 1975 đã khiến việc quy hoạch và quản lý nhà đất của Thành phố gặp nhiều khó khăn Sau ngày 30/4/1975, những chương trình gia cư của chính quyền Việt Nam Cộng hòa chính thức chấm dứt Hoạt động quản lý nhà và đất ở ở Sài Gòn bắt đầu quá trình chuyển giao cho chính quyền mới với một cơ chế quản lý hoàn toàn khác

1.2 Tình hình Sài Gòn những năm đầu sau giải phóng (1975-1976)

Trang 24

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, Sài Gòn – Gia Định hoàn toàn được giải phóng, tạo ra bước ngoặt và điều kiện hòa bình cho sự phát triển của Thành phố, song đồng thời cũng đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp rất lớn cần phải giải quyết

Hơn 300.000 quân của chế độ cũ tan rã tại chỗ, rải rác khắp thành phố Các hoạt động chống phá dưới nhiều hình thức, trên tất cả các lĩnh vực vẫn liên tiếp diễn ra Khoảng 700.000 người không có công ăn việc làm và 170.000 phế binh Tội phạm hình sự nhân lúc còn hỗn loạn đã thoát ra khỏi các nhà tù; hàng trăm ngàn trẻ bụi đời, quả phụ không có công ăn, việc làm và nơi ở ổn định (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, 1998, tr.210)

Sau ngày 30/4/1975, không tính lực lượng quân sự, cán bộ trực tiếp tiếp quản lý các cơ sở hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội khoảng 5.000 người, trong đó chỉ có 1/3 số người am hiểu Thành phố, và hầu hết đều bỡ ngỡ với những công việc mới mẻ của cách mạng (TU Sài Gòn – Gia Định., 1975b)

Về nhà ở, theo thống kê của Sở Quản lý nhà đất, cho đến đầu năm 1976,

quỹ nhà và đất ở của Thành phố sau giải phóng như sau: toàn Thành phố có 463.974 căn nhà, diện tích sàn xây dựng 23.991.704m2 được chia ra làm 2 loại chính:

- Nhà do Nhà nước trực tiếp quản lý là 62.044 căn chiếm 16,6% Chất lượng cao, vị trí tốt, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành

- Nhà do tư nhân xây dựng, sở hữu có 400.000 căn chiếm 83,4% Chất lượng thấp hơn và phân bổ khắp địa bàn thành phố

Bên cạnh đó, Thành phố còn khoảng 24.000 căn nhà lụp xụp ở ven và trên kênh rạch chưa đăng ký sở hữu (SQLNĐ&CTCC, 1976)

Kinh tế Thành phố đã có sự phát triển nhất định, nhờ những tiến bộ công nghiệp của các nước tư bản phát triển cả về trang thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ và cơ chế quản lý Bước đầu nền kinh tế đã có sự chuyên môn hóa và hợp tác theo hướng sản xuất quy mô lớn, vận hành theo cơ chế thị trường.5

5 Thành phố đã tiếp quản 38.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân Ngành dệt có năng lực sản xuất 240 triệu mét vải các loại/năm; ngành cơ khí lắp ráp được 130 loại máy móc, thiết bị, 5 triệu xe đạp, xe máy và nhiều sản phẩm cơ khí; ngành chế biến sữa sản xuất 170 triệu hộp sữa cô đặc/năm; ngành nước giải khát, bia rượu sản xuất 250 triệu lít/năm; ngành thuốc lá sản xuất 500 triệu bao/năm; ngành xay xát và chế biến thức ăn cho người và gia súc đạt 200.000

Trang 25

Mặc dù vậy, Sài Gòn – Gia Định là một thành phố tiêu thụ, hoạt động ngoại thương mất cân đối, chủ yếu là nhập khẩu, gắn liền với nguồn viện trợ từ Mỹ Số lượng các nhà nhập khẩu gấp 3 lần số lượng nhà xuất khẩu Sau giải phóng nguồn hàng nhập khẩu đã bị cắt, còn lại một lực lượng nhỏ đang tìm mọi cách để thích ứng với môi trường mới, trong đó có sự đầu cơ tích trữ, tạo ra những phức tạp, khó khăn cho Thành phố trong hoạt động lưu thông phân phối

Trước tình hình đó, có thể nói, yêu cầu cấp bách của Thành phố sau ngày giải phóng là phải nhanh chóng ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã

hội, đưa cuộc sống của nhân dân sớm trở lại bình thường

Ngay trong chiều 30/4 và ngày 1/5/1975, các đơn vị, các khối cơ quan của Thành phố đã có mặt tại Sài Gòn Ngay trong đêm 30/4 và ngày 1/5/1975 các khối lực lượng vũ trang tại chỗ, TU và toàn bộ lực lượng vũ trang đã triển khai chiếm lĩnh và quản lý các mục tiêu đã được phân công trước theo kế hoạch Tất cả đều nỗ lực để nhanh chóng tiếp quản gần như nguyên vẹn các cơ sở quân sự, kinh tế, hành chính, thông tin văn hóa và khoa học kỹ thuật của chế độ cũ Chính quyền cách mạng đã bố trí lực lượng giữ, bảo vệ và triển khai hoạt động lại ngay từ đầu các cơ sở điện, nước, vệ sinh, giao thông vận tải, đội cứu hỏa, đài phát thanh, truyền hình… Đó là những điều kiện thuận lợi để bảo đảm nhanh chóng ổn định đời sống bình thường của nhân dân, của các cơ quan và các đơn vị vũ trang

Ngày 03/5/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt

Nam ra quyết định thành lập UBQQ Thành phố Sài Gòn - Gia Định do Thượng

tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam làm Chủ tịch Các Phó Chủ tịch gồm: Võ Văn Kiệt, Thường vụ TW Cục miền Nam; Mai Chí Thọ, Bí thư TU Sài Gòn – Gia định; Thiếu tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4; Thiếu tướng Trần Văn Danh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Sài Gòn - Gia Định; Cao Đăng Chiếm, Trưởng ban An ninh B2 Ủy viên Ủy ban ban Quân quản có: Bùi Thanh Khiết, Nguyễn Văn Thủ, Dương Kỳ

tấn/năm; ngành hóa chất sản xuất các loại hóa chất cơ bản, gồm a-xít 32.000 tấn/năm và xúc 20.000 tấn/năm, xà bông, bột giặt 88.000 tấn năm; ngành in tiêu thụ 120.000 tấn giấy/năm Lực lượng lao động, chuyên gia trong các nhà máy khá đông, cụ thể như nhà máy dệt Vimitex có 3.200 người lao động; Vinatexco có 3.220 người lao động; khu chế xuất may mặc có 1.215 công nhân kỹ thuật Nhiều nhà máy có tỷ lệ tự động hóa một số công đoạn khá cao (Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM (2012) tr.80)

Trang 26

Hiệp, Nguyễn Võ Danh và Phan Minh Tánh Đây là cơ quan quyền lực cao nhất đầu tiên của Thành phố sau ngày 30/4/1975

Được sự chỉ đạo TW Cục miền Nam, nhiệm vụ chủ yếu của UBQQ trong thời gian đầu tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:

- Nhanh chóng tiếp quản các cơ sở quân sự, hành chánh, kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế xã hội, khoa học kỹ thuật… của quân đội và chính quyền chế độ cũ

- Tiếp tục đánh địch, truy lùng tàn binh địch, trấn áp các phần tử phản cách mạng, thiết lập trật tự trị an của thành phố

- Ổn định đời sống quần chúng, cứu tế đồng bào thiếu đói, đưa dần một bộ phận quần chúng bị địch di tản vào thành phố hồi cư, từng bước khôi phục những cơ sở bảo đảm cuộc sống của nhân dân và sắp xếp công ăn việc làm cho quần chúng

- Xây dựng lực lượng cách mạng về các mặt, chủ yếu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh

- Trên cơ sở các công tác trên, chuẩn bị những điều kiện chuyển sang chính quyền cách mạng

Để triển khai công tác tiếp quản Thành phố, Đảng ủy đặc biệt UBQQ được

thành lập với 11 ủy viên do ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư và Thượng tướng Trần Văn Trà làm Phó Bí thư Trực thuộc Đảng ủy đặc biệt có các Đảng ủy các khối như quân sự, an ninh nội chính, kinh tế kế hoạch, tuyên văn giáo, chính trị binh vận, y tế xã hội, ngoại vụ, văn phòng UBQQ

Ngày 07/5/1975, UBQQ Sài Gòn - Gia Định chính thức làm lễ ra mắt trước đông đảo đồng bào Thành phố Trong bài diễn văn đọc trước nhân dân, Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch UBQQ kêu gọi nhân dân Thành phố tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.6

Hội nghị TU Sài Gòn – Gia Định lần thứ nhất (ngày 15/6/1975) và tiếp theo là Hội nghị bất thường (ngày 20-21/8/1975) nhận định: “Cùng một lúc chúng ta đã tiến hành hàng loạt các công việc phức tạp và khó khăn: phát động

6Trụ sở UBQQ đóng tại Dinh Độc Lập, nay là Hội trường Thống Nhất, số 135 đường Nam Kì Khởi Nghĩa - Quận 1

Trang 27

quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng, trấn áp truy quét lực lượng phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống nhân dân…” (TU Sài Gòn – Gia Định, 1975c)

Hệ thống chính quyền cách mạng từ cấp thành phố đến phường, khóm, xã, ấp đã nhanh chóng được thành lập Ngày 10/5/1975, Thường vụ TU Sài Gòn – Gia Định họp phiên đầu tiên để bàn và xác định địa giới, thống nhất tên gọi cho các đơn vị quận, huyện Hội nghị xác định một số nội dung quan trọng: “Thành phố Sài Gòn - Gia Định có 21 quận gồm 14 quận nội thành và 7 quận ngoại thành”7 Đến tháng 10/1975, Thành phố đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng ở các cấp và đã củng cố nắm chắc cấp quận, phường (91 phường, 79 xã) và phần lớn cấp khóm, ấp (413/552 khóm và 143/374 ấp) (TU Sài Gòn – Gia Định, 1975b)

Chính quyền cách mạng Thành phố đã nhanh chóng bắt tay vào việc sắp xếp trật tự, ổn định đời sống nhân dân, nỗ lực không làm gián đoạn các cơ sở phục vụ lợi ích công cộng và phục vụ sinh hoạt bình thường của nhân dân Ngày 09/5/1975, UBQQ Thành phố Sài Gòn - Gia Định ra Thông báo “Cho phép dân được dùng các loại giấy bạc của chế độ cũ để trao đổi, mua bán trên thị trường Cấm mọi việc mua bán các loại tiền nước ngoài, vàng bạc, quý kim, các loại phiếu, các giấy tờ có giá trị thanh toán thay tiền” (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1975a) Liên tiếp trong nhiều ngày, UBQQ Thành phố ban hành các lệnh chấn chỉnh tình trạng “còn một số đơn vị do lãnh đạo chưa quan tâm đầy đủ, giáo dục chưa được tốt, tổ chức chỉ huy và quản lý chưa được chặt chẽ, nên đã xảy ra những hành động kém tổ chức và kỷ luật như: phá phách và di chuyển một số tài sản công cộng, gây ảnh hưởng xấu trong nhân dân và các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương; tự do tiếp xúc mua bán, đổi tiền miền Bắc lấy tiền miền Nam; thiếu tôn trọng luật lệ giao thông; tác phong thiếu nghiêm túc, ăn mặc tùy tiện, không đúng quy định; mất cảnh giác, canh gác lỏng lẻo, quan hệ đãi đằng ăn uống với dân, nhận quà…” (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1975b) Để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, Chính quyền Thành phố đã quy định: “Toàn bộ các công sở, khách sạn, bệnh viện, trường

7 Trước giải phóng, ở nội thành gọi là quận, ngoại thành gọi là huyện, sau giải phóng thống nhất gọi quận nội thành và quận ngoại thành Mười bốn quận nội thành gồm quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và quận Phú Nhuận, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây Bảy quận ngoại thành là: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn và Củ Chi

Trang 28

học, thư viện, biệt thự, các cơ sở kinh doanh, sản xuất… của chế độ cũ để lại đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền cách mạng Những cơ sở này phải được bảo quản tốt, nghiêm cấm không ai được di chuyển, chiếm đoạt, phá hoại, lấy cắp tài sản của Nhà nước Cấm không được thay đổi cấu trúc của ngôi nhà Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội hiện đang quản lý nhà cửa để làm việc hoặc ăn ở, phải báo cáo cho UBQQ biết và phải làm thủ tục nhận giấy phân phối tạm thời tại cơ quan quản lý nhà đất của UBQQ Những ngôi nhà vắng chủ (bao gồm các tư thất, các cơ sở kinh doanh, nhà cho thuê… mà chủ nhà đã bỏ chạy ra nước ngoài hay tạm thời trốn đi nơi khác), đều thuộc quyền quản lý của chính quyền cách mạng Cấm không ai được chiếm giữ, mua bán hoặc di chuyển, phá hoại tài sản trong các ngôi nhà đó Ai hiện đang chiếm giữ bất hợp pháp hoặc ai biết được những nhà bị chiếm giữ bất hợp pháp, cần báo ngay cho cơ quan quản lý nhà đất của UBQQ” (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1975c) Để kịp thời ngăn chặn những hành động của bọn phản động và phần tử xấu; để giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ danh dự nhân phẩm của nhân dân, UBQQ kêu gọi “Đồng bào thành phố hãy tích cực góp sức cùng chính quyền cách mạng, lực lượng an ninh, lực lượng kiểm soát quân sự kiên quyết chống lại và ngăn chặn những hành động phi pháp nói trên, kiên quyết truy lùng và bắt giữ bất kể kẻ nào phạm những hành động phá hoại kể trên để đưa ra trừng trị trước pháp luật” (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1975d)

Ngày 01/8/1975, Thường vụ TW Cục miền Nam đã ban hành Thông tri số 18 gửi đến Quân ủy Miền, các tỉnh ủy, TU, huyện ủy và các ban, ngành về chuyển UBQQ sang Ủy ban Nhân dân cách mạng ở các thành phố và các tỉnh Thông tri đánh giá: từ khi cách mạng giải phóng miền Nam toàn thắng, ta đã chủ động và nhanh chóng tổ chức nắm chính quyền bằng các UBQQ ở các thành phố, thị xã; bước đầu đã phát huy thắng lợi… Tình hình ngày càng đi vào chiều hướng ổn định, từ đó tạo cơ sở và điều kiện thực tế để chuyển từ hình thức UBQQ sang ủy ban nhân dân cách mạng, tiếp tục phát huy thắng lợi nhằm thực hiện củng cố và hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng vững chắc hơn, bảo đảm thêm một bước quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm triển khai thực hiện mọi mặt công tác…Vì vậy, TW Cục chủ trương từ ngày 05 đến 20/8/1975, các cấp khu, tỉnh, thành cần kịp thời chuyển các UBQQ sang ủy ban nhân dân cách mạng ở tất cả các tỉnh và thành phố trong phạm vi B2

Trang 29

Thực hiện chỉ đạo của TW Cục, Thường vụ TU và UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để chuyển từ hình thức UBQQ sang ủy ban nhân dân cách mạng Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của thành phố, vốn là trung tâm đầu não của chế độ cũ nên cần có thời gian chuẩn bị dài hơn các địa phương khác

Đầu năm 1976, được sự chỉ đạo của TW, UBQQ Sài Gòn - Gia Định làm lễ bàn giao nhiệm vụ lại cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Dù chỉ tồn tại trong vòng 8 tháng nhưng UBQQ Sài Gòn - Gia Định đã có nhiều nỗ lực trong công tác truy quét tàn quân địch, giữ gìn trật tự an ninh, tổ chức cuộc sống mới cho nhân dân… UBQQ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, đặc biệt trong việc xây dựng chính quyền các cấp của Thành phố trong thời gian đầu mới giải phóng

Sau thời gian chuẩn bị, ngày 24/01/1976, Ủy ban Nhân dân cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định (UBNDTP) do ông Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch và các ông Mai Chí Thọ, Lê Đình Nhơn, Nguyễn Văn Hiếu làm Phó Chủ tịch đã chính thức ra mắt nhân dân Thành phố tại Nhà hát lớn Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thành phố đóng trụ sở tại 86 Lê Thánh Tôn, Quận 1

Theo tinh thần của Hội nghị Hiệp thương chính trị vào tháng 11/1975, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức ngày 25/4/1976 Trên 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất

Ở Sài Gòn – Gia Định, các vị: Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Văn Danh đã trúng cử đại biểu quốc hội với tỷ lệ phiếu cao từ 90 đến 97% Nhiều đại biểu công nông, đại biểu các lực lượng vũ trang cách mạng, đại biểu trí thức yêu nước, nhạc sĩ, những người hoạt động tôn giáo cũng đã trúng cử với tỷ lệ phiếu cao từ 60 đến 90% (Trần Thanh Phương, 2007, tr.57-58)

Từ ngày 24/6 đến ngày 03/7/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất với 492 đại biểu đã tiến hành kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Quốc hội đã nhất trí thông qua các nghị

Trang 30

quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất Cũng trong phiên họp này, thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức được mang tên là TP.HCM gồm 12 quận nội thành (Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp) và 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Thủ Đức)

1.3 Hoạt động quản lý nhà nước về nhà và đất ở chính quyền cách mạng từ tháng 5/1975 đến cuối năm 1976

1.3.1 Chủ trương, chính sách của chính quyền cách mạng

Ngay sau thống nhất, ngày 29/9/1975, Ban Chấp hành TW Đảng khóa III đã họp và ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Trong đó, Hội nghị đã khẳng định vai trò quan trọng của vấn đề nhà ở và tuyên bố thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trong giai đoạn cách mạng mới: “Nhà cửa ở các thành phố cũng quan trọng như xí

nghiệp và ruộng đất, phải do Nhà nước thống nhất quản lý” Đối với miền Nam

và Sài Gòn nói riêng, Hội nghị nhận định: một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải nhanh chóng ổn định được đời sống nhân dân, dựa vào quần chúng nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng: Vấn đề quan trọng hiện nay để ổn định tình hình, tranh thủ đông đảo các tầng lớp nhân dân, là phải ban hành hàng loạt chính sách Các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước phải khẩn trương nghiên cứu những chính sách cụ thể quan trọng và cấp bách, như chính sách ruộng đất, chính sách nhà cửa (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, tr.415)

Trên cơ sở đó, những nhiệm vụ cơ bản đối với các vấn đề liên quan đến nhà đất ở miền Nam sau giải phóng cũng được Hội nghị xác định rõ NNĐ Thành phố phải từng bước: “Kiểm kê toàn bộ nhà cửa của các cơ quan đang sử dụng (kể cả nhà ở), thực hiện việc điều chỉnh cần thiết nhằm sử dụng nhà cửa cho hợp lý và đúng chế độ Trên cơ sở điều chỉnh nhà cửa kết hợp với xây dựng mới mà cải thiện chỗ ở cho nhân dân lao động không có nhà ở hoặc ở quá chật Nắm tình hình nhà cho thuê, nghiên cứu chính sách về vấn đề nhà cửa; đề phòng và xử lý đúng đắn những trường hợp phân tán nhà” Một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm bớt áp lực về nhà ở là phải giảm bớt áp lực dân số: “từng bước vững chắc điều chỉnh việc phân công lại lao động, giải quyết công việc làm cho nhân dân Giảm bớt dân số các thành thị, đưa hàng triệu người về nông thôn sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp Bổ

Trang 31

sung lao động cho những vùng nông nghiệp cũ có ruộng đất còn hoang hóa; tổ

chức lao động đi xây dựng những vùng kinh tế mới.” Về xây dựng cơ bản, cần

“tận dụng công suất của các cơ sở đã có, tích cực xây dựng thêm những cơ sở

mới để nhanh chóng sản xuất được nhiều loại vật liệu xây dựng với chất lượng

cao, giá thành hạ Phát triển mạnh ngành xây dựng quốc doanh để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng lớn của cả nước” Đối với thành phần tư sản đặc biệt là tư sản mại bản, tiến hành “Quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, ngân hàng, kinh doanh thương nghiệp và nhà cửa của tư sản mại bản”, nhưng phải “để lại cho họ và gia đình họ một phần nhà ở

và phương tiện để sinh sống” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, tr.409) Đây

được xem là chủ trương đúng đắn và tiến bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các thành phần xã hội ở miền Nam lúc bấy giờ Những chủ trương của Hội Nghị TW Đảng lần thứ 24 nhìn chung đã đề ra được những giải pháp căn cư để giải quyết được những vấn đề cấp bách của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, trong đó có vấn đề nhà ở

Tại Sài Gòn, ngày 15/6/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Sài Gòn - Gia Định lần thứ nhất được khai mạc Hội nghị đánh giá tổng quát tình hình Thành phố sau 45 ngày giải phóng, những khó khăn, thuận lợi đặt ra trước Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hội nghị đã xác định 4 nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết ngay, trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là chăm lo đời sống quần của chúng nhân dân, khôi phục và phát triển sản xuất; nhấn mạnh: “cung cấp thêm một số vật liệu để sửa chữa lại một số nhà cửa dột nát, xiêu vẹo và thiếu vệ sinh của đồng bào, công nhân lao động nghèo khổ”, xem “vấn đề nhà cửa ở đô thị như vấn đề ruộng đất ở nông thôn”; tổ chức hồi hương cho đồng bào; một mặt phải hết sức phát huy tự lực của đồng bào, xoay sở của từng gia đình, từng địa phương (TU Sài Gòn – Gia Định, 1975b)

Trong hai ngày 20 và 21/8/1975, Ban Thường vụ TU Sài Gòn – Gia Định triệu tập Hội nghị TU bất thường Hội nghị phân tích đặc điểm tình hình và các ưu, khuyết điểm của Đảng bộ thành phố sau gần 4 tháng thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt các công tác thường xuyên rất cơ bản khác, trong đó có “quản lý tốt và sử dụng hợp lý nhà cửa, tài sản của Nhà nước” (TU Sài Gòn – Gia Định, 1975c)

Trang 32

Ngày 20/5/1976, Hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản của Thành phố được tổ chức Võ Văn Kiệt, Phó Bí thư TU, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng Thành phố, đánh giá công tác quy hoạch Thành phố cho đến giữa năm 1976 còn chậm, việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản đạt thấp Thành phố được tiếp quản nguyên vẹn, nhưng chiến tranh và cách xây dựng, mục đích xây dựng của địch đã để lại một sự bất hợp lý hết sức nặng nề Từ nhận định trên, Thành phố chỉ đạo một số nội dung về công tác xây dựng cơ bản:

- Thứ nhất, về đường lối, bước đi để xây dựng thành phố, đó chính là Nghị quyết 24 của TW, các chỉ thị tiếp theo của Bộ Chính trị, các vấn đề bức thiết về khôi phục và phát triển sản xuất, bố trí lại lao động, giải quyết bất hợp lý trong đời sống quần chúng: chỗ sản xuất, ăn, ở làm việc phải được nâng dần lên

- Thứ hai, về yêu cầu của công tác xây dựng cơ bản là phải làm thế nào sử dụng hợp lý nhất các cơ sở sẵn có Cơ sở vật chất ở thành phố lớn, không chỉ các cơ sở của Nhà nước đang quản lý, mà phải nhìn rộng ra tất cả các cơ sở của tư nhân Vì vấn đề xây dựng cơ bản mọi mặt có liên quan chặt chẽ đến công tác cải tạo, từ khôi phục và phát triển sản xuất trong khu vực Nhà nước có liên quan với sản xuất tư nhân trên tất cả các mặt

- Thứ ba, cái sẵn có rất lớn, nhưng khai thác và phát huy nó chưa tốt Phải suy nghĩ cái đã có sẵn cần thêm cái gì mà đạt được yêu cầu Khu vực nào cái có sẵn đã thừa hoặc đủ rồi thì thôi, tập trung xây dựng cho những nơi thiếu

- Thứ tư, làm sao chuyển các cơ sở vật chất to lớn ở thành phố phù hợp với phương hướng của chính quyền mới, phục vụ nhu cầu của quần chúng lao động

- Thứ năm, nghiên cứu xây dựng các cơ sở phục vụ sản xuất, đời sống là đúng, nhưng phải hết sức tính toán cho hợp lý giữa cái đã có và chưa có, nên sửa lại để dùng, để phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu quần chúng ở nhiều khu vực chưa có sẵn Nhà nước phải xây dựng từng bước vì quần chúng còn nhiều khó khăn Không được làm theo kiểu khi chưa có chính quyền, xây dựng phải có quy hoạch chung, lâu dài để khỏi phải thay đổi về sau

Trang 33

- Thứ sáu, xây dựng mới phải có tính quy mô, hiện đại, nhưng vài năm trước mắt cần làm sao cho đỡ tốn kém, làm nhanh

Chủ tịch UBNDTP Võ Văn Kiệt cũng yêu cầu cần nghiên cứu quy định quản lý xây dựng cơ bản một cách tập trung, thống nhất, đồng bộ và hợp đồng giữa các cơ quan cho thật chặt (TU Sài Gòn – Gia Định, 1976)8

1.3.2 Tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn

Để quản lý nhà ở, đất ở và hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn, UBQQ (từ tháng 1/1976 là Ủy ban Nhân dân cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định) đã tổ chức một số cơ quan chuyên môn nhằm nhanh chóng ổn định nơi ăn chốn ở của người dân

Ban Kiến thiết Thành phố được thành lập vào tháng 11/1975 trực thuộc

UBQQ, là cơ quan chuyên trách về quản lý nhà và đất ở của Thành phố Nguồn cán bộ được tập hợp từ cán bộ tập kết và tăng cường từ miền Bắc, cán bộ dân chính ở R9, bộ đội chuyển ngành và nguồn nhân sự tại chỗ Những cán bộ nòng cốt ban đầu có các ông Huỳnh Kim Trương, Lê Thiên, Trần Văn Dưỡng, Nguyễn Văn Bi… Nhiệm vụ ban đầu của Ban là tiếp quản các nhà trống, vắng chủ, bỏ trốn, bố trí nhà ở cho cán bộ công nhân viên và cấp giấy đăng ký nhà của UBQQ (SNĐ, 1995, tr.2)

Cũng trong tháng 11/1975, Phó Chủ tịch UBQQ Thành phố Sài Gòn – Gia

Định Mai Chí Thọ ký quyết định thành lập SKT&QLNĐ (Quyết định số

316/TCCQ ngày 15/11/1975 của UBQQ) Trước khi có quyết định chính thức thành lập SKT&QLNĐ Thành phố, từ tháng 7/1975, các ông Huỳnh Kim Trương, Nguyễn Thuận Thảo, Trần Văn Giao đã được TW Cục và lãnh đạo thành phố phân công chuẩn bị những mặt công tác cần thiết để thành lập và đưa SKT&QLNĐ thành phố đi vào hoạt động (TW Cục miền Nam, 1975)10 Ban lãnh đạo SKT&QLNĐ đã thành lập các đơn vị chức năng trực thuộc; có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ từ chiến khu về; tuyển dụng cán bộ - công

8 Bài phát biểu của đồng chí Võ Văn Kiệt, Phó bí thư TU trong Hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản của thành phố, ngày 20/5/1976 (lưu tại Văn phòng TU)

9 R là mật danh của TW cục Miền Nam

10 Theo Quyết định số 019/QĐ.A ngày 24/7/1975 của Thường vụ TW Cục chuẩn y Ban Giám đốc Sở Kiến trúc và Quản lý Nhà đất Thành phố, do ông Huỳnh Kim Trương làm Giám đốc; 2 ông Nguyễn Thuận Thảo và Trần Văn Giao làm Phó Giám đốc

Trang 34

nhân viên mới, thu nhận một số cán bộ kỹ thuật trước đây làm việc trong các ngành xây dựng, thiết kế ở Sài Gòn

SKT&QLNĐ là cơ quan chuyên môn quản lý công tác xây dựng ở thành phố: “vừa quản lý hành chính vừa chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các chỉ thị nghị quyết và các kế hoạch của Thành uỷ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Thành phố Đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan xây dựng cơ bản cấp trên” (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1975f) SKT&QLNĐ Thành phố là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ:

˗ Khảo sát, thiết kế và quy hoạch xây dựng thành phố, chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng thành phố theo kế hoạch của Thành uỷ và Uỷ ban Thành phố

˗ Tổ chức thi công, xây lắp và sửa chữa các công trình công nghiệp, dân dụng trong thành phố theo kế hoạch được duyệt, kể cả các công trình của TW được thi công trên địa bàn, khi được uỷ nhiệm

˗ Quản lý và cải tạo các lực lượng thi công tư nhân; tổ chức chỉ đạo sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng theo sự phân công, phân cấp

˗ Tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng cho yêu cầu thi công của thành phố Quản lý và cải tạo các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng tư nhân theo hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa

˗ Bảo đảm sản xuất và cung cấp đủ nước cho toàn thành phố ˗ Tổ chức quản lý đất và giúp Uỷ ban Thành phố cấp đất cho xây dựng đúng tiêu chuẩn, theo kế hoạch và quy hoạch xây dựng thành phố

˗ Quản lý và phân phối nhà cho các cơ quan làm việc, nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nhà nước và nhân dân lao động trong thành phố một cách hợp lý theo chủ trương, kế hoạch của của Thành uỷ và Uỷ ban Thành phố

˗ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất quốc doanh và các thành phần kinh tế khác thực hiện đúng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định về vật tư, tiền vốn và lao động

Trang 35

˗ Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề cho ngành xây dựng theo yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của thành phố (SXD TP.HCM, 2010, tr.9-10),

Tháng 3/1976, Ủy ban Nhân dân cách mạng quyết định thành lập SQLNĐ&CTCC đặt trụ sở tại 204 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh do ông Lê Tấn Ích làm Giám đốc11 Số lượng cán bộ làm việc ban đầu còn rất ít và ít có kiến thức chuyên môn về công tác quản lý nhà đất Khi mới thành lập, SQLNĐ&CTCC bao gồm các phòng ban chức năng: Văn phòng Sở, Tổ chức, Quản lý, Ngoại kiều Chỉ trong một thời gian ngắn, SQLNĐ&CTCC đã thành lập được một số công ty trực thuộc như: công ty quản lý nhà, Công ty Sửa chữa nhà, Công ty cấp nước, công ty chiếu sáng vỉa hè thoát nước, công ty Công viên cây xanh, Thảo cầm viên (từ Sở Lâm nghiệp), Công ty mai táng (từ Sở Lao động thương binh xã hội), Công ty vệ sinh (từ Sở Vệ sinh) và Ban Quản lý Nhà đất công trình công cộng các quận huyện Cuối năm 1976, số cán bộ công nhân viên kể cả công ty cấp nước có 30 cán bộ và 1.407 công nhân viên

(SQLNĐ&CTCC, 1976)

Để đáp ứng yêu cầu cải tạo nhà đất của Thành phố, trong năm 1976, một số tiểu ban, công ty trực thuộc SQLNĐ&CTCC được thành lập trong đó có:

- Tiếu ban cải tạo thuộc SQLNĐ&CTCC (cuối năm 1976 có 312 người)

với nhiệm vụ vừa theo dõi, quản lý toàn bộ tình hình nghiên cứu cải tạo nhà đất trên địa bàn Thành phố, lập kế hoạch tiến hành cải tạo, vừa tiến hành từng bước cải tạo, trước hết là các đối tượng vắng chủ và các tập đoàn tư sản mại bản nước ngoài

- Công ty cung ứng vật tư: Thực hiện nhiệm vụ quản lý, phân phối nguyên

vật liệu sửa chữa nhà cửa Đây là khâu quan trọng trước tiên cần đảm bảo đầy đủ đúng kế hoạch và mang tính quyết định kết quả của công tác sửa chữa nhà

- Công ty quản lý nhà ở: Theo dõi, quản lý, kiểm kê số lượng nhà ở trên địa bàn Thành phố; tiến hành thu tiền nhà đối với nhà cho thuê

11 Vài tháng sau khi thành lập, chức năng “quản lý nhà đất” được thành phố tách ra riêng, thành lập một Sở mới, lấy tên là “SQLNĐ” Nhưng sau đó, Thành phố tái lập lại SQLNĐ&CTCC Trụ sở Sở tại 198 Xô Viết Nghệ Tĩnh, vẫn do ông Lê Tấn Ích làm Giám đốc Từ đây, chức năng “Quản lý nhà đất” của Sở Kiến trúc và Quản lý Nhà đất được chuyển sang cho SQLNĐ&CTCC (Đỗ Phi Hùng, 1996, tr.12)

Trang 36

- Công ty sửa chữa nhà cửa: Thực hiện công tác sửa chữa nhà thuộc diện

Nhà nước quản lý Các đội sửa chữa nhà ở các quận cũng được hình thành,

(riêng các quận Phú Nhuận, Quận 4, Củ Chi và Thủ Đức chưa thành lập được)

1.3.3 Các hoạt động cụ thể

Nhiệm vụ cơ bản của NNĐ trong giai đoạn này là: - Tiếp quản phân phối quản lý nhà để làm công sở, nhà sản xuất kinh doanh, kho tàng, bến bãi, nhà ở cho nhân dân;

- Thiết lập hệ thống quản lý từ phân công, phân cấp, hệ thống hóa hồ sơ, tác nghiệp, giải quyết việc mua bán, hợp thức hóa, cung cấp nhà ở, giải quyết khiếu nại và những yêu cầu khác có liên quan đến nhà đất (Đỗ Phi Hùng, 1996, tr.14)

1.3.3.1 Thiết lập quyền quản lý nhà nước đối với nhà ở

Ngày 12/5/1975, UBQQ thành phố Sài Gòn – Gia Định ra Thông cáo số 12 về bảo vệ nhà cửa, tài sản của Nhà nước và nhân dân Nội dung thông cáo nêu rõ:

1 Toàn bộ các công sở, khách sạn, bệnh viện, trường học, thư viện, biệt thự, các cơ sở kinh doanh, sản xuất… của chế độ cũ để lại đều thuộc quyền sở hữu của chính quyền cách mạng Những cơ sở này phải được bảo quản tốt, nghiêm cấm không ai được di chuyển, chiếm đoạt, phá hoại, lấy cắp tài sản của Nhà nước Cấm không được thay đổi cấu trúc của ngôi nhà Các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội hiện đang quản lý nhà cửa để làm việc hoặc ăn ở, phải báo cáo cho UBQQ biết và phải làm thủ tục nhận giấy phân phối tạm thời tại cơ quan quản lý nhà đất của UBQQ

2 Những ngôi nhà vắng chủ (bao gồm các tư thất, các cơ sở kinh doanh, các ngôi nhà cho thuê… mà chủ nhà đã bỏ chạy ra nước ngoài hay tạm thời trốn đi nơi khác), nhà cửa của họ đều thuộc quyền quản lý của chính quyền cách mạng Cấm không ai được chiếm giữ, mua bán hoặc di chuyển, phá hoại tài sản trong các ngôi nhà đó Ai hiện đang chiếm giữ bất hợp pháp hoặc ai biết được những nhà bị chiếm giữ bất hợp pháp, cần báo ngay cho cơ quan quản lý nhà đất của UBQQ

3 Những ngôi nhà trước đây cho Mỹ - ngụy thuê mướn làm cư xá, hoặc sử dụng vào các hoạt động quân sự đều do chính quyền cách mạng quản lý và

Trang 37

tạm thời trưng dụng, sẽ cứu xét giải quyết sau Những chủ cũ không được tùy tiện di chuyển mua bán hoặc chiếm giữ trở lại

4 Kể từ ngày 30/4/1975, việc bán nhà cửa đều phải qua thủ tục đăng ký trước bạ của cơ quan quản lý nhà đất của UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định 5 Kể từ ngày 30/4/1975, nghiêm cấm việc xây cất nhà cửa mới, quán lều bên các vỉa hè, vườn hoa, các khoảng đất trống, hoặc tuyến đường giao thông 6 Những người có công trong việc gìn giữ, bảo vệ nhà cửa, tài sản của chính quyền cách mạng cũng như có công phát hiện những người xâm phạm thì được khen thưởng Ai đã lấy cắp tài sản của Nhà nước đều phải đem nộp trả lại Ai có ý làm hư hỏng, phá hoại hoặc chiếm đoạt tài sản của chính quyền cách mạng đều bị nghiêm trị (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định,1975c)

Đến cuối tháng 7/1975, SKT&QLNĐ phối hợp với các ban ngành liên quan nắm lại toàn bộ công sở, nhà đất của chính quyền Sài Gòn để lại, nhà cửa vắng chủ tham mưu cho UBQQ phân bổ cho các đơn vị của Thành phố và TW, nhanh chóng quản lý và sử dụng theo quy hoạch; đồng thời cử cán bộ điều tra, lập kế hoạch cho sửa chữa một số công sở, trường học bị hư hại do chiến tranh để đưa vào sử dụng

Đến ngày 29/8/1975, UBQQ thành phố tiếp tục ban hành thông báo về bảo vệ quyền tư hữu tài sản của nhân dân, chống việc đuổi nhà và tịch biên tài sản một cách trái phép thông báo nêu rõ:

“Mặc dù đã có Thông cáo của UBQQ thành phố, việc đuổi nhà, kiểm kê và tịch thu tài sản của nhân dân vẫn còn diễn ra ở nơi này hoặc nơi khác trong thành phố trái với quy định của UBQQ Bọn phản động, lưu manh cũng lợi dụng tình hình này để cướp bóc nhân dân và phá hoại uy thế của chính quyền cách mạng” Chính vì vậy, “để bảo vệ tài sản của nhân dân và pháp chế của chính quyền cách mạng, UBQQ nhắc lại:

1 Bất cứ cơ quan, đơn vị bộ đội nào, dù ở cấp nào tuyệt đối không được đuổi nhà, kiểm kê và tịch thu tài sản của nhân dân trái với Thông cáo số 12 của UBQQ

2 Các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nào vi phạm quy định trên sẽ bị xử lý thích đáng

Trang 38

3 Các cấp chính quyền và SNĐ của thành phố có nhiệm vụ kiên quyết thi hành những quy định nói trên Trong trường hợp cần thiết, phải huy động lực lượng an ninh và kiểm soát quân sự để bảo đảm sự tôn trọng quyền tư hữu tài sản của nhân dân và pháp chế nhà nước” (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1975e)

1.3.3.2 Hoạt động tiếp quản, điều tra nhà đất

Ngày 12/1/1976, UBQQ thành phố quyết định thành lập lập Ban kiểm tra

hàng thế chấp và tài sản vắng chủ trong Thành phố, trực thuộc UBQQ Thành

phần gồm đại diện các cơ quan, trong đó có SKT&QLNĐ (thành lập tháng 11/1975) Ban kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức kiểm kê đánh giá toàn bộ hàng thế chấp, tài sản vắng chủ trong thành phố, cùng với các ngành các cấp quản lý điều hành phân phối sản xuất các kho hàng, xí nghiệp, cửa hàng…, phục vụ cho việc khôi phục phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; tổng hợp toàn bộ vật tư, hàng hóa, tài sản đã kiểm kê, nghiên cứu kiến nghị biện pháp quản lý phân phối sử dụng, thanh toán nợ theo đúng chính sách, chủ trương của TW (UBQQ thành phố Sài Gòn - Gia Định, 1976a)

Với mục tiêu thực hiện công tác quản lý một cách toàn diện, giai đoạn này, chính quyền Thành phố cũng đã tiến hành nhiều đợt điều tra, kiểm kê diện tích đất ở và số lượng nhà trong toàn Thành phố

Đợt tổng điều tra đầu tiên được thực hiện từ ngày 1/4/1976 do Ban Kiến

thiết Thành phố phối hợp với các ban, ngành có liên quan tiến hành Đối tượng được kiểm tra là tài sản ở các xí nghiệp quốc doanh, các cơ quan Nhà nước và nhà cửa thuộc diện Nhà nước quản lý trên toàn Thành phố

Theo báo cáo của SQLNĐ&CTCC, kết quả của đợt tổng điều tra này như sau: “Nắm được tình hình nhà cửa của 41 cơ quan TW, 35 cơ quan cấp thành, 21 quận và một số đối tượng sử dụng khác Toàn bộ có 26.832 nhà, 4.049.614 m2 diện tích sào, 2.844.956 m2 diện tích sử dụng” (SQLNĐ & CTCC, 1976)

Đây là đợt tổng điều tra đầu tiên về tình hình nhà đất do Nhà nước quản lý kể từ ngày Thành phố giải phóng Trong tình hình còn nhiều khó khăn, thời gian chuẩn bị và lực lượng cán bộ còn hạn chế, nhiều cơ quan TW, quân đội chưa thông suốt chủ trương, yêu cầu chung nên số liệu thu thập được sau đợt

tổng kiểm kê không đầy đủ: “tất cả các đơn vị bộ đội không có báo cáo, trên 20

Trang 39

cơ quan TW không có báo cáo” Báo cáo nhận định “Đây là một hoạt động phối

hợp không được làm phức tạp cho đợt tổng kiểm kê tài sản chung để đảm bảo thời gian quy định nên kết quả cũng bị hạn chế ở nhiều mặt và độ chính xác chưa cao” Tuy nhiên, cuộc điều tra đã bổ sung những tư liệu, hồ sơ đầu tiên về nhà cửa và cung cấp kinh nghiệm thực tế cho các đợt kiểm kê sau này

(SQLNĐ&CTCC, 1976).Thực hiện Chỉ thị 06/CT-76-CP của Ban Đại diện TW Đảng và Chính phủ,

tháng 6/1976, một đợt điều tra tình hình nhà ở thuộc diện Nhà nước quản lý được triển khai Cuộc điều tra lần này xuất phát từ thực tế: do chưa có số liệu cụ thể, nhiều tồn tại trong khâu quản lý, sử dụng nhà cửa đã phát sinh và ngày càng nghiêm trọng; đồng thời cũng để có thêm cơ sở điều chỉnh lại hệ thống

nhà ở và trụ sở làm việc cho các cơ quan trên địa bàn Thành phố Ban chuyên

trách nhà cửa trực thuộc Ban Đại diện TW Đảng và Chính phủ cùng với

SQLNĐ&CTCC tiến hành đợt điều tra toàn bộ tình hình nhà cửa thuộc diện Nhà nước quản lý trên toàn Thành phố theo Chỉ thị 06 và Thông tư số 790/TT ngày 5/5/1976 của UBNDTP Đợt điều tra mang lại hiệu quả rất lớn và những kết luận quan trọng về tình hình nhà cửa lúc bấy giờ, cụ thể:

Điều tra tại 63 cơ quan, ban ngành TW, 48 cơ quan ban ngành cấp Thành và 18 quận cũ (thiếu quận 4, 10, Củ Chi), tình hình sử dụng nhà như sau:

Bảng 1.1: Kết quả điều tra, thống kê số lượng nhà ở trên địa bàn Thành phố

tháng 4/1976 (SQLNĐ&CTCC, 1976)

(m2)

Diện tích sử dụng (m2)

Trang 40

Tổng 27.406 6.030.759 4.350.302

Trong tổng số nhà trên, số nhà do các cơ quan Nhà nước trực tiếp sử dụng là: 15.692 căn (chiếm hơn 57%) với 5.327.384 m2 diện tích sàn (chiếm hơn 88%), trong đó 3.836.296 m2 diện tích sử dụng (chiếm hơn 88%)

Bảng 1.2: Kết quả điều tra, thống kê số lượng nhà ở do các cơ quan Nhà nước trực tiếp sử dụng trên địa bàn Thành phố đến 4/1976 (SQLNĐ&CTCC, 1976)

Ngoài ra qua đợt điều tra có thể thấy thêm 1 số vấn đề sau: - Nhà bỏ trống gồm 1.398 căn, 106.257m2 diện tích sàn, 75.295m2 diện tích sử dụng

- Nhà dân sử dụng thuộc diện Nhà nước quản lý: 10.316 căn, 597.118m2

diện tích sàn, 43.740m2 diện tích sử dụng - Nhà bị chiếm dụng bất hợp pháp: 1.068 căn (số liệu chưa đầy đủ, chỉ có 8/22 quận)

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w