1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống phòng thủ ở nam bộ thời chúa nguyễn và triều nguyễn

188 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống Phòng Thủ Ở Nam Bộ Thời Chúa Nguyễn Và Triều Nguyễn
Tác giả Nguyễn Minh Hoàng Phúc
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thuận
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 5,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (9)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Nguồn tài liệu (12)
  • 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (13)
  • 7. Kết cấu nội dung đề tài (16)
    • 1.2. Chính quyền chúa Nguyễn và triều Nguyễn tổ chức quản lý Nam Bộ giai đoạn 1790-1832 (24)
      • 1.2.1. Tổ chức hành chính (24)
      • 1.2.2. Các vấn đề an ninh – quốc phòng với Chân Lạp, Xiêm La (0)
    • 1.3. Nam Bộ dưới sự quản lý của vương triều Nguyễn giai đoạn 1832-1867 (31)
      • 1.3.1. Tổ chức hành chính (31)
      • 1.3.2. Các vấn đề an ninh – quốc phòng với Chân Lạp, Xiêm La (33)
  • Chương 2 Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn giai đoạn 1790-1832 2.1. Hệ thống phòng thủ ban đầu của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ (17)
    • 2.1.1. Khái niệm hệ thống phòng thủ và các loại hình công sự/công trình phòng thủ được xây dựng ở Nam Bộ (40)
    • 2.1.2. Các công trình phòng thủ bảo vệ trực tiếp các dinh (43)
    • 2.1.3. Các công trình phòng thủ bảo vệ các biên giới, ven biển, đảo (53)
    • 2.2 Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ giai đoạn 1790-1832 (60)
      • 2.2.1 Các công trình phòng thủ ở các khu vực trung tâm (60)
      • 2.2.2 Các công trình phòng thủ khu vực biên giới và ven biển, đảo (77)
      • 2.2.3. Lực lượng bảo vệ Gia Định Thành (98)
  • Chương 3 Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ của vương triều Nguyễn giai đoạn 1832-1867 3.1. Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ giai đoạn 1832-1858 (40)
    • 3.1.1. Các công trình phòng thủ các khu vực trung tâm (106)
    • 3.1.2. Các công trình phòng thủ các khu vực biên giới, ven biển, đảo (119)
    • 3.1.3. Lực lượng phòng thủ của các tỉnh Nam Kỳ (133)
    • 3.2. Thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ giai đoạn 1859-1867 (136)
      • 3.2.1. Các tỉnh miền Đông thất thủ (0)
      • 3.2.2. Các tỉnh miền Tây thất thủ (0)
  • KẾT LUẬN (150)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (156)
  • PHỤ LỤC (169)

Nội dung

Trong suốt thời kỳ độc lập, vương triều Nguyễn đã đối mặt với nhiều thách thức quốc tế và nội chiến, và việc xây dựng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ là một phần quan trọng của nỗ lực duy trì

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, luận văn xác định một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn bao gồm các công trình như thành trì, đồn lũy, đồn bốt được xây dựng ở các vị trí chiến lược như cửa biển, sông ngòi để bảo vệ bờ cõi, kiểm soát giao thương Quy mô các công trình phòng thủ rất lớn, với nhiều đồn lũy, đồn bốt trải dài từ Quảng Nam đến Cà Mau Lực lượng bảo vệ gồm quân chính quy và dân binh, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ cõi, chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Hai là Xác định một số đặc điểm cơ bản của hệ thống phòng thủ trong các giai đoạn lịch sử qua mốc phân kỳ

Ba là Đánh giá hiệu quả hoạt động của về hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ trước các thách thức lịch sử từ khu vực và quốc tế trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể

Bốn là Làm rõ các đóng góp cụ thể của hệ thống phòng thủ cho triều

Nguyễn nói riêng và cho chủ quyền lãnh thổ Nam Bộ nói chung

Về nhiệm vụ nghiên cứu:

● Tổng hợp dữ liệu từ các tài liệu lịch sử về các công trình phòng thủ đã được xây dựng ở Nam Bộ bởi chúa Nguyễn và triều Nguyễn

Phân tích hệ thống phòng thủ Nam Bộ bao gồm tìm hiểu vị trí chiến lược của hệ thống, cách thức xây dựng kiến trúc phòng thủ như đồn bốt, giao thông hào, hầm hào Ngoài ra còn nghiên cứu về số lượng và bố trí binh lính, hỏa lực, khả năng cơ động và tác chiến của hệ thống phòng thủ.

● Xác định một số điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng nghiên cứu thông qua tìm hiểu quá trình vận hành trong khung thời gian nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn là một công trình nghiên cứu thuộc về ngành khoa học lịch sử

Vì vậy, tác giả sử dụng hai phương pháp khoa học cơ bản của ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic

Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu về các tiền đề, quá trình xây dựng và phát triển của Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ từ năm 1790 đến năm 1867 Phương pháp này giúp luận văn nhìn nhận đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử cụ thể, xác định các quan điểm lịch sử phù hợp với thời đại phong kiến, hạn chế việc áp đặt quá mức các chuẩn mực hiện đại không phù hợp với thời điểm lịch sử đó

Bằng phương pháp logic, đề tài sẽ có cơ sở đưa ra các phân tích, nhận định về mối liên hệ giữa các dữ kiện cũng như các chi tiết của các sự kiện lịch sử cụ thể Từ đó, đề tài có điều kiện đến đánh giá về các đặc điểm phát triển, sự đóng góp của đối tượng nghiên cứu vào tiến trình lịch sử chung Đồng thời, luận văn cũng chú ý đến sử dụng các bản đồ về Nam Bộ nói chung và các địa phương của nó nói riêng để làm sáng tỏ hơn về vị trí xây dựng, tầm quan trọng chiến lược, ưu điểm và hạn chế của các công trình phòng thủ được triều Nguyễn cho xây dựng.

Nguồn tài liệu

Nguồn thứ nhất là các tài liệu thư tịch cổ, tài liệu lưu trữ bao gồm Đại

Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định tiễu bình Nam kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, Gia Định thành thông chí, châu bản triều Nguyễn, v.v Nguồn tài liệu này mặc dù được viết bằng chữ Hán nhưng hầu hết đã được dịch sang tiếng Việt, có thể dễ dàng tiếp cận ở các thư viện và trung tâm lưu trữ

Nguồn thứ hai là các tài liệu nghiên cứu về hệ thống phòng thủ, quân sự thời nhà Nguyễn Các công trình này có nhiều dạng như công trình nghiên cứu của nhóm tác giả, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, kỷ yếu hội thảo khoa học, v.v

Nguồn tài liệu thứ ba là những hiện vật khảo cổ về các di tích thành quách, nền đất của các công trình phòng thủ hiện còn dấu tích, các bản đồ liên quan đến Nam Bộ qua nhiều thời kỳ khác nhau Đây là những nguồn tư liệu vật chất có giá trị giúp nghiên cứu lịch sử Nam Bộ.

Nguồn tài liệu thứ tư là các công trình nghiên cứu, biên khảo, chuyên khảo, các bài viết trên tạp chí khoa học về đề tài vùng đất Nam Bộ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài như công trình nghiên cứu Vùng đất Nam Bộ

– Quá trình hình thành và phát triển (10 tập) do cố GS.TS Phan Huy Lê làm chủ biên, Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (từ khởi thủy đến năm 1945) PGS.TS Trần Đức Cường làm chủ biên, bộ sách Nam Bộ Đất và người của Hội khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, sách Hỏi đáp về lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên,

Sách Nam Bộ – Vài nét Lịch sử và văn hóa (3 tập) của PGS.TS Trần Thuận, bộ sách biên khảo về Nam Bộ của tác giả Sơn Nam, các sách Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn ở các tỉnh Nam Bộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, các bộ Địa chí của các tỉnh thành, v.v Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, công trình chuyên khảo, biên khảo khác về Nam Bộ.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, cá nhân tác giả chưa tìm thấy một công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ giai đoạn 1790-1867 Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã được công bố về các đối tượng có liên quan hoặc gần với đến đối tượng nghiên cứu của luận văn:

Nghiên cứu về khía cạnh hệ thống phòng thủ nhà Nguyễn có công trình được xuất bản về Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn của PGS.TS Đỗ Bang Tác giả tiếp cận khái niệm hệ thống phòng thủ là các công trình phòng thủ được nhà Nguyễn xây dựng ở hai khu vực miền núi và ven biển một cách có hệ thống

Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Tiến Công về đề tài Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều nguyễn giai đoạn 1802-

1886 Hai công trình nghiên cứu về tổ chức phòng thủ của nhà Nguyễn ở khu vực miền Trung và biển đảo nói chung nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các công trình này đã mô tả hệ thống công trình phòng thủ của nhà Nguyễn ở các cửa biển cũng như trên ở khu vực vùng núi Tây Nguyên Bên cạnh đó các công trình này còn mô tả về các hoạt động bảo vệ chủ quyền của thủy quân nhà Nguyễn

Luận văn Thạc sĩ Hệ thống phòng thủ Vauban ở Việt Nam trường hợp thành Hà Nội (1805-1897) của Công Phương Khương Trong công trình này, tác giả đã mô tả và phân tích khá chi tiết về hệ thống phòng thủ được bố trí bên trong lẫn bên ngoài thành Hà Nội trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thế Trung về Quá trình xác lập và khai thác chủ quyền của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trên vùng biển Tây Nam Bộ (từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX) đã mô tả, phân tích hệ thống phòng thủ được bố trí ở Hà Tiên và vùng biển Tây Nam Bộ

Công trình nghiên cứu Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ có phần nội dung nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn như về sự tổ chức phòng thủ ở dinh Phiên Trấn, Trấn Biên thời chúa Nguyễn; công cuộc xây dựng thành Gia Định năm 1790; các lũy được xây dựng ở xung quanh Sài Gòn; ở phần phụ lục có nói về hệ thống phòng thủ của phủ Tây Ninh thời Nguyễn và nhiều nội dung liên quan khác Về mặt ưu điểm, công trình đã chỉ rõ được các vị trí thực địa hiện này của các địa danh cổ, có sự so sánh đối chiếu giữa các sử liệu và các tấm bản đồ thời Pháp thuộc

Sách "Thành Vauban ở Việt Nam" cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử, kiến trúc phòng thủ và các thành phố ở Việt Nam được xây dựng theo kiến trúc này Các tác giả đã tóm tắt sự phát triển của kiến trúc quân sự kiểu Vauban ở phương Tây trong thế kỷ XVI-XVII và so sánh hình dạng của các thành kiểu Vauban mà nhà Nguyễn xây dựng ở cả Bắc, Trung và Nam.

Về các nghiên cứu liên quan tới vấn đề phòng thủ ở Nam Bộ thì hằng năm Hội khoa học Lịch sử Tp Hồ Chí Minh đều có xuất bản tập sách Nam Bộ đất và người đến nay đã có 15 tập Sách này là tổng hợp các bài viết nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau của vùng đất Nam Bộ trong lịch sử và hiện tại Trong đó, một số bài viết liên quan đến một số khía cạnh của đề tài luận văn:

Bài viết Trần Thượng Xuyên với quá trình khai khẩn, phát triển và bảo vệ thành quả khẩn hoang vùng Đồng Nai – Gia Định của Phạm Phú Lữ ở tập

V có một số nội dung phân tích về việc chính quyền và nhân dân xây dựng các công trình phòng thủ để bảo vệ những thành quả khai hoang Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu có bài viết Một phế tích thành cổ mang phong cách Vauban được phát hiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong tập 11 giới thiệu về vài dấu tích còn sót lại của hai công trình phòng thủ ở khu vực Tiền Giang Bài viết Dấu ấn kiến trúc Vauban thời Nguyễn trên đất Nam Bộ của tác giả Lê Hoàng Quốc ở tập 15 đã khảo sát, mô tả những công trình phòng thủ được xây theo mô hình thành Vauban được phân cấp theo các quy mô khác nhau trên khắp Nam Bộ Tác giả cũng đưa ra nhiều phân tích về các tên gọi “thành”, “đồn”, “bảo” và kèm theo đó là nhiều bản đồ mô tả các công trình này Tác giả Đỗ Kim Trường có 2 bài viết là Ba đồn thủ Tân Châu – Hồng Ngự thời Nguyễn và Hệ thống đồn thủ vùng biên viễn Tây Nam Bộ từ thế kỷ XVII Trong các bài viết này, tác giả đã mô tả và phân tích các công trình phòng thủ được đặt ở vùng biên giới Tây Nam để bảo vệ các vị trí chiến lược và hiểm yếu cũng như khảo sát một số vị trí hiện nay của các công trình được đề cập

Kết cấu nội dung đề tài

Chính quyền chúa Nguyễn và triều Nguyễn tổ chức quản lý Nam Bộ giai đoạn 1790-1832

Ngay từ khi lên ngôi vào năm 1779, Nguyễn Ánh đã xác định tầm quan trọng của việc quản lý hành chính vùng đất Nam Bộ Ông đã xem xét bản đồ các dinh đất Gia Định, phân chia địa giới rõ ràng thành ba dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho liên lạc và quản lý Dinh Trấn Biên được giao quản lý 1 huyện (Phước Long) gồm 4 tổng (Tân Chính, Bình Thuận, Long An và Đức Thành).

An, Long Thành và Phước An), dinh Phiên Trấn lãnh 1 huyện là Tân Bình, có

4 tổng (Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc và Bình Thuận); dinh Long Hồ đổi làm dinh Hoằng Trấn 1 , lãnh 1 châu là Định Viễn, có 3 tổng (Bình An, Bình Dương và Tân An) Lại thấy đạo Trường Đồn 2 là nơi yếu địa của ba dinh nên đặt làm dinh Trường Đồn, lãnh 1 huyện (Kiến An), có 3 tổng (Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hòa)” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 1, tr.226) Từ đó, ranh giới của bốn dinh trở nên rõ ràng, ít có sự chồng lấn quản lý giữa các vùng giáp hai dinh như trong các giai đoạn trước Trong những năm tiếp theo, Nguyễn Ánh cùng chính quyền Gia Định đã từng bước thiết lập vững chắc sự thống trị của mình trên toàn Nam Bộ, đặc biệt là ở khía cạnh tổ chức bộ máy và quản lý các đơn vị hành chính

Khoảng giữa năm 1802, quân Nguyễn Vương làm chủ được Bắc Hà, chính thức đặt dấu chấm hết cho triều đại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long Ngay trong năm đó, ông đã cho đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 1, tr.487) và tên gọi này được giữ nguyên tới năm 1808 Trong giai đoạn này, trấn Gia Định quản

1 Sau đổi thành dinh Vĩnh Trấn

2 Sau đổi thành dinh Trấn Định lý bốn dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định và hai đạo là Long Xuyên, Kiên Giang Còn trấn Hà Tiên vẫn tạm thời do họ Mạc tự quản lý, triều đình chưa đặt quan cai trị trực tiếp

Tới năm 1808, một sự chuyển biến lớn đã diễn ra ở Nam Bộ với sự thiết lập đơn vị hành chính đặc biệt – cấp Thành với tên gọi là Gia Định Thành, đồng thời đổi tên các dinh trực thuộc thành các trấn với tên gọi là:

“Vua thấy địa thế Gia Định rộng lớn, sai đình thần bàn kỹ việc kinh lý để giữ gìn bờ cõi cho vững mạnh Bèn đổi Gia Định trấn làm Gia Định Thành, dinh Phiên Trấn làm trấn Phiên An, dinh Trấn Biên làm trấn Biên Hòa, dinh Vĩnh Trấn làm trấn Vĩnh Thanh, dinh Trấn Định làm trấn Định Tường.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 1, tr.716 – 717)

Theo đó, các phủ, huyện trực thuộc các Trấn được tổ chức lại từ năm

1808 tới trước cuộc cải cách của vua Minh Mạng vào năm 1832 như sau:

- Trấn Phiên An gồm 1 phủ Tân Bình quản 4 huyện trực thuộc là Bình Dương, Tân Long, Phúc (Phước) Lộc và Thuận An;

- Trấn Biên Hòa gồm 1 phủ Phúc (Phước) Long quản 4 huyện trực thuộc: Phúc (Phước) Chính, Bình An, Lòng Thành, Phúc (Phước) An;

- Trấn Định Tường gồm 1 phủ Kiến An quản 3 huyện Kiến Đăng, Kiến Hưng, Kiến Hòa;

- Trấn Vĩnh Thanh 1 gồm 3 phủ Định Vĩễn, Hoằng An 2 , Lạc Hóa quản

6 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Định 3 , Tuân Nghĩa, Trà Vinh;

- Trấn Hà Tiên gồm phủ An Biên 4 quản 3 huyện Kiên Giang, Long Xuyên 5 và Hà Tiên

Như vậy, vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn này được mang tên gọi chính thức là Gia Định Thành quản lý 5 trấn trực thuộc do một viên Tổng trấn đứng đầu, chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua Gia Long và Minh Mạng Giúp việc có hai chức vụ là Phó Tổng trấn (Hiệp Tổng trấn) Quyền hạn của Tổng trấn rất lớn: “phàm truất thăng quan lại, hưng lợi trừ hại, tất cả việc thành và việc biên cương đều cho tùy nghi mà làm” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 2, tr.62) Từ đó có thể thấy, những người được trao chức Tổng trấn đều là những đại thần được vua đặc biệt tin cậy, giao quyền hạn rất lớn về đối nội trong địa phận quản lý, đối ngoại thì trực tiếp xử lý công việc ở biên cương như quan hệ bảo hộ Chân Lạp, phòng chống giặc xâm lấn biên thùy Trong đó, Gia Định trải qua 4 vị Tổng trấn là Nguyễn Văn Nhân [Nhơn], Lê Văn Duyệt và Nguyễn Huỳnh [Hoàng] Đức Trong đó, Lê Văn Duyệt là người có thời gian nắm giữ chức vị lâu nhất với hai giai đoạn khác nhau là 1812-1815 và 1820-1832

Trong tổ chức hành chính cấp trấn, chức vụ Trấn thủ/Lưu thủ do võ quan đảm nhận, cấp phó là Hiệp trấn hoặc Tham hiệp do các quan văn đảm nhận Bộ máy hành chính cấp trấn gồm có Tả, Hữu thừa Ty quản lý 6 phòng được tổ chức tương tự như cấp thành Đơn vị hành chính cấp Phủ trực thuộc Trấn do

1 Dưới thời vua Minh Mạng, trấn Vĩnh Thanh sẽ có thêm sự điều chỉnh về địa giới và các đơn vị hành chính

2 Năm 1823, huyện Tân An thuộc trấn Vĩnh Thanh được thăng làm phủ Hoằng An, tổng Tân Minh và tổng Bảo An được thăng lên huyện

3 Năm 1813, địa giới huyện Vĩnh An từ cửa biển Ba Xắc đến sông Châu Đốc được cắt ra đặt làm huyện Vĩnh Định

4 Từ năm 1826, phủ An Biên thuộc trấn được thiết lập quản lãnh 3 huyện là Hà Tiên, Long Xuyên và Kiên Giang

Gia Long tiến hành cải cách hành chính từ năm 1808, hợp nhất nhiều huyện thành các đơn vị hành chính mới Tổ chức cấp phủ thời Gia Long ban đầu đơn giản, không thống nhất, chức danh đứng đầu là Tri phủ, Quản phủ, Tuyên phủ, Án phủ tùy theo địa phương Năm 1813, vua Gia Long thiết lập chức Tri huyện ở toàn bộ Gia Định, đồng thời chỉ định địa điểm xây dựng lỵ sở huyện làm trung tâm hành chính Dưới Tri huyện có các chức vụ Cai huyện.

Ký Huyện, v.v nhưng đều được bãi bỏ dưới triều Minh Mạng

Từ năm 1822, vua Minh Mạng đặt Tri phủ tại các Phủ thuộc Gia Định Thành, hoàn thiện cơ cấu tổ chức hành chính khu vực Năm 1823, vua ban hành trật ngạch mới quy định chức vụ quan phủ, huyện Đối với các Phủ bận rộn thuộc Bắc Thành, triều đình bổ sung chức Đồng Tri phủ Ở cấp huyện, vua Minh Mạng cho phép đặt thêm chức Huyện thừa dưới quyền Tri huyện tại 10 huyện thuộc Gia Định Thành Ngoài ra, đứng đầu đơn vị Đạo là võ quan cấp Cai cơ giữ chức Quản đạo.

(Quản thủ), chịu trách nhiệm toàn bộ công việc trong phạm vi quản hạt, nhất là vấn đề quốc phòng – an ninh Hỗ trợ cho Quản đạo là các chức vụ do văn quan đảm nhận như bình luận, cai thuộc, lệnh sử, cai thu, giang quan, tuần ty, thủ hợp và ký thuộc Đến năm 1827, vua Minh Mạng cho bỏ hết các chức vụ này chỉ còn chức Hiệp thủ được đặt từ năm 1826 Nhiệm vụ của họ là thu thuế, quản lý nhân khẩu trong địa phận quản lý, v.v Đối với trấn Hà Tiên, vua Minh Mạng theo lời đề nghị của Gia Định Thành cho thiết lập huyện Hà Tiên gồm 2 tổng là Hà Nhuận và Hà Thanh Đồng thời lập phủ An Biên gồm ba huyện là Hà Tiên, Long Xuyên và Kiên Giang Trong đó, hai huyện Long Xuyên và Kiên Giang vẫn do Quản đạo cùng Hiệp thủ quản lý hai huyện được giữ tới năm 1825 Lúc này, vua mới cho đặt Tri huyện ở Long Xuyên và Kiên Giang, bỏ chức hiệp thủ ở đây với lý do: “Hai huyện ấy trước lấy quản đạo và hiệp thủ quyền coi việc huyện, đến nay thành thần Gia Định tâu rằng hai huyện dẫu nhỏ nhưng địa thế xa lánh ở ngoài biên giới, nhân dân lưu tán của hạt khác thường đến, người buôn bán nước ngoài thường qua lại ở đi không thường, nhóm họp chẳng dễ, lại là đường sứ nước Xiêm tất phải đi qua, thổ quan hay hèn rất có quan hệ đến sự xem xét của người ngoài, cũng là chỗ quan yếu, thực không nên không chọn kỹ càng Nay quản đạo và hiệp thủ đều do quân ngũ xuất thân, khó làm nổi việc cai trị, xin chọn lấy ở các viên Tri huyện” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 2, tr.400)

Vua Minh Mạng kế thừa hệ thống tổ chức hành chính tại Gia Định Thành từ vua cha, tiếp tục cải biên để phù hợp với chính sách cai trị trong những năm đầu.

1.2.2 Quan hệ giữa triều Nguyễn với Chân Lạp, Xiêm La

Từ khi vua Gia Long lên ngôi, quan hệ với hai nước Chân Lạp, Xiêm La có phần “hòa hợp” so với giai đoạn trước Đối với Xiêm La, vua Gia Long vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo với các vua Rama I và Rama II thông qua hoạt động gửi sứ giả thăm hỏi lẫn nhau trong những dịp quan trọng, tặng các loại sản vật và đơn giản hóa các thủ tục ngoại giao giữa hai nước Trong đó, Gia Định Thành là nơi tiếp nhận các thư từ của sứ giả Xiêm La và gửi về kinh đô Huế (Đặng Văn Chương, 2005, tr 20)

Chân Lạp nằm giữa hai nước Xiêm La và Việt Nam, đóng vai trò như vùng đệm trong chiến lược an ninh quốc phòng của cả hai quốc gia Chính vì vậy, trong giai đoạn này, Xiêm và Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp nhằm thiết lập và tranh giành ảnh hưởng tại Chân Lạp.

Vì vậy, cuộc nội chiến tranh giành vương quyền giữa Nặc Nguyên và Nặc Chăn trong giai đoạn 1806-1816 đều có sự tác động của triều đình Xiêm và Việt vào giúp đỡ hai bên Năm 1812, Nặc Nguyên được người Xiêm đưa về nước với ý định chống lại chính quyền Chân Lạp đang được Việt Nam hậu thuẫn ở thành La Bích 1 Vua Gia Long khi nhận được tin đã có một loạt hành động quân sự ứng phó chỉ trong vòng 1 tháng 2 : Đầu tiên, các lực lượng quân đội ở Gia Định Thành áp sát các khu vực biên giới chuẩn bị ứng phó: “Sai Đô thống chế Hậu dinh quân Thần sách là Trần Văn Năng kiêm Phó tướng quân Chấn võ, quản lãnh binh thuyền tiến đóng ở Tân Châu, Trấn thủ Vĩnh Thanh là Lưu Phước Tường giữ Châu Đốc, cùng với đạo quân Nguyễn Văn Thụy đều lệ theo Lại sai Trấn thủ Phiên An là Đào Quang Lý đóng giữ Quang Hóa, Trấn thủ Bình Hòa là Nguyễn Đắc đem binh các cơ Hòa Thắng và Thuận Nghĩa theo thành thần Gia Định phân phái việc quân.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 1, tr.835) Các cánh quân này đã đóng ở các vị trí cửa ngõ vào Chân Lạp từ nhiều hướng, đồng thời có lực lượng tăng viện từ trấn Bình Hòa đưa vào Thứ hai, vua Gia Long Long cắt một phần lực lượng bảo vệ thành Gia Định cùng với quan người Chân Lạp đưa xuống kiềm chế phủ Ba Thắc 3 vì nguy cơ dân Chân Lạp ở đây nổi loạn Đồng thời yêu cầu ba địa phương tiếp giáp vịnh Xiêm La là Hà Tiên, Long Xuyên và Kiên Giang tăng cường thám thính hành động của người Xiêm để báo cáo định kỳ

1 Nơi này có nhiều tên gọi khác nhau như Lô Việt, Lô Yêm, La Vách, La Bích, v.v Nay là Longvek, Campuchia

2 Tất cả những hành động tiếp theo đây đều được ghi nhận trong Thực lục vào tháng 04 AL năm

Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn giai đoạn 1790-1832 2.1 Hệ thống phòng thủ ban đầu của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ

Khái niệm hệ thống phòng thủ và các loại hình công sự/công trình phòng thủ được xây dựng ở Nam Bộ

Khái niệm hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ

Khái niệm này được định nghĩa là một tập hợp các công trình thủ được thiết lập ở Nam Bộ dựa trên sự tương đồng về một yếu tố nào đó như địa lý, tổ chức hành chính, quy mô, loại hình, v.v Mối liên hệ của các công trình phòng thủ trong tập hợp này được thể hiện thông qua sự phân cấp trong bộ máy chỉ huy, lực lượng phòng thủ Từ đó, các đơn vị phòng thủ có sự điều khiển, phối hợp với nhau thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống

Tại Nam Bộ, hệ thống phòng thủ trong giai đoạn 1790-1867 được chúa Nguyễn Ánh – Gia Long và các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thiết lập và phát triển để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể Cấu trúc của hệ thống phòng thủ này có thể được khái quát gồm hai bộ phận này chính công trình phòng thủ và lực lượng bảo vệ Trong đó, công trình phòng thủ được chia làm hai loại Thứ nhất, đó là các công trình phòng thủ được thiết lập để bảo vệ khu vực trung tâm của Nam Bộ như Gia Định Thành, trung tâm dinh/trấn/tỉnh, trung tâm phủ/huyện Loại thứ hai là các công trình phòng thủ được thiết lập để bảo vệ các khu vực biên giới, ven biển, đảo

Lực lượng phòng thủ là những đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ dài hạn một công trình quân sự cụ thể, được trang bị đầy đủ vũ khí, khí tài và các phương tiện hỗ trợ cần thiết Quy mô của lực lượng phòng thủ thường phản ánh tầm quan trọng và cấp độ an ninh của công trình phòng thủ đó trong hệ thống phòng thủ tổng thể.

Các khái niệm về loại hình công trình/công sự phòng thủ

“Thành” (城) là công trình phòng thủ quan trọng nhất, để bảo vệ các địa phương từ cấp huyện trở lên Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (1996): Thành là công trình kiên cố để phòng thủ những trung tâm chính trị, kinh tế và yếu địa quân sự thời cổ Tường xây đắp bằng đất, gạch, đá, tương đối cao và dày Phía ngoài tường thành có hào nước (tr.742) Từ điển Hán Nôm giải thích chữ 城 về mặt Hán tự như sau:

“Tường lớn bao quanh kinh đô hoặc một khu vực để phòng vệ; Ở trong gọi là “thành” (城), ở ngoài gọi là “quách” (郭) 1 Vì thành được xây dựng kiên cố và bao quanh những khu vực quan trọng nên có tính chất cố định lâu dài Một từ thường đi cùng với Thành là “Lũy” (壘) là lớp tường chắn được đắp trong, bằng đất, đá, gỗ hoặc tre Dạng công trình này thường được đắp theo dọc các bờ sông (để làm hào che chắn) hoặc ở những địa hình trống trải để tạo thành một “hàng rào” bảo vệ tạm thời Thông thường, lũy sẽ có các đồn nhỏ hoặc một trung tâm chỉ huy đóng dọc theo, số lượng phụ thuộc vào quy mô của lũy

“Đồn” (屯): Từ điển Trần Văn Chánh cho biết nghĩa là nơi đóng quân phòng thủ 2 Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì đồn là nơi binh lính trú

1 Từ điển Hán Nôm: https://hvdic.thivien.net/whv/城

2 Từ điển Hán Nôm: https://hvdic.thivien.net/whv/屯 đóng tại một khu vực nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao như thu thuế, tuần phòng, v.v…

“Bảo” (堡): theo Từ điển Trần Văn Chánh: Thành nhỏ: 堡障 Thành nhỏ hay bờ luỹ trong làng để phòng giặc cướp Theo Võ Hương-

An (2021) thì “Bảo” là đồn lớn giữ gìn an ninh một địa phương trọng yếu hoặc phủ, huyện, phân biệt với 保 chỉ một đơn vị quân đội thời Nguyễn (tr.44) Tóm lại, bảo là loại công trình thường được đắp bằng đất, đá dùng để phòng thủ một khu vực trọng yếu

Mặc dù sử liệu nhà Nguyễn không phân biệt rõ ràng giữa "đồn" và "bảo", nhưng có sự phân cấp giữa thành và các đồn, bảo Điều này thể hiện qua việc thành là trung tâm phòng thủ và chỉ huy cấp cao, còn đồn và bảo là các đơn vị phòng thủ ở cấp thấp hơn, nằm dưới sự quản lý của thành.

Ngoài ra, một số từ khác chỉ một số loại đơn vị hành chính – quân sự liên quan đến hệ thống phòng thủ sẽ được phân tích trong luận văn bao gồm:

"Đạo" là đơn vị hành chính mang tính quân quản, thường được thành lập ở vùng đất chưa có chính quyền hoặc vùng biên giới mới kiểm soát Trung tâm của "Đạo" là "thủ sở" hoặc "thủ đạo", nơi đóng quân bảo vệ chính Xung quanh đó là các đồn bảo phụ (đồn phân thủ) liên kết với nhau, tăng cường khả năng kiểm soát của lực lượng trú phòng.

“Thủ” (守) là tên gọi một loại đơn vị phòng thủ được thiết lập theo dạng một công trình phòng thủ ở các vị trí chiến lược, dưới cấp đạo Mỗi đạo thường thường có một thủ, trong vài trường hợp đặc biệt thì có thêm vài thủ khác Các thủ này vừa có chức năng bảo vệ khu vực xung quanh nơi đóng quân vừa có trách nhiệm thu thuế, thu thập tài nguyên nhất định tùy theo yêu cầu của cấp trên Trong giai đoạn từ 1790-1867, các loại hình công trình phòng thủ về cơ bản vẫn tương tự như thời chúa Nguyễn nhưng có một số sự thay đổi nhất định Trong đó, khái niệm “Tấn” (汛) về mặt định nghĩa là khu vực cửa biển, cửa sông lớn nơi có nhiều tàu thuyền thường xuyên qua lại, có tính chất chiến lược nhất định Từ này xuất hiện nhiều hơn và được dùng phổ biến từ khi triều Nguyễn thành lập

Qua thời gian, các khái niệm "Thủ" và "Tấn" được triều Nguyễn sử dụng không rõ ràng, thiếu thông tin cụ thể về cách gọi tên Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cho đến thế kỷ XVII-XVIII, các chúa Nguyễn chưa đủ điều kiện thuận lợi cũng như chủ trương xây dựng công trình phòng thủ quy mô lớn như thành trì mà thường sử dụng các "đồn" (bảo) phổ biến hơn.

Các công trình phòng thủ bảo vệ trực tiếp các dinh

Các vùng trung tâm Nam Bộ được liệt kê ở trên đều có các dinh đóng giữ: dinh Trấn Biên giữ Biên Hòa, dinh Phiên Trấn giữ phủ Gia Định, dinh Long Hồ giữ châu Định Viễn, riêng trường hợp xứ Mỹ Tho là do đạo Trường Đồn đóng giữ Mỗi dinh đều là nơi đóng cơ quan đầu não, do Trấn thủ /Lưu thủ trực tiếp quản lý

Xung quanh khu vực Biên Hòa, ngoài một công trình chính là dinh trấn thì một số lũy được xây dựng ở xa hơn, tại các khu vực giáp ranh các biên giới với thế lực khác như cư dân sơn man ở vùng núi giáp với vùng Biên Hòa Một số chiến lũy đắp để hỗ trợ phòng ngự sơn man 1 Xét về khía cạnh quân sự, chiến lũy giúp tạo ra một bức tường ngăn cách giữa cư dân đang khai hoang với các nhóm man Thứ hai, một khu vực khai hoang rộng lớn được tạo ra tính từ các điểm trung tâm (đạo thủ, dinh trấn) tới khu vực được xây dựng Thứ ba, tác

1 Triều Nguyễn gọi các nhóm người dân tộc thiểu số ở vùng núi là sơn man hoặc man dụng phòng thủ của lũy trước các nhóm sơn man (không có ưu thế hỏa lực, có thể có ưu thế số đông) khá tốt GĐTTC cho biết một số tên lũy được xây dựng:

“LŨY TÂN HOA Ở thôn Tân Hoa, tổng Chánh Mỹ Năm Tân Mão (1771), trấn Hà Tiên thất thủ, quan Đốc chiến Nguyễn Đàm đắp lũy để phòng ngự đường tiến của sơn man Thủy Vọt, nền cũ nay vẫn còn

LŨY TRÚC GIANG Ở thượng lưu sông Trúc Giang thuộc tổng Chánh Mỹ, từ khi vùng này mới được mở mang, lũy này đã được đắp lên để chế ngự sơn man, dấu cũ nay vẫn còn

LŨY TRE ĐÔNG GIANG Ở phía nam sông Phước Giang thuộc tổng Chánh Mỹ, cách trấn về phía tây nam 50 dặm rưỡi, ngược lên cuối phía nam sông Đông Giang 4 dặm rưỡi, nguyên trước trồng tre gai làm hàng rào để ngăn sơn man”

(Trịnh Hoài Đức, 2019, tr.561-562) Hai lũy Tân Hoa và Trúc Giang nay thuộc khu vực thị xã Tân Uyên, còn Đông Giang chính là sông Vũng Gấm (Trịnh Hoài Đức, 2019, tr.590) Vì thời gian đã qua lâu nên hiện nay các sông, rạch này đã có nhiều thay đổi Tuy nhiên vẫn có thể đưa ra một số điểm đáng chú ý Thứ nhất, các khu vực trên này đều có hai loại địa hình là gò đồi ở vùng Bắc Tân Uyên, thị xã Tân Uyên hiện nay và thung lũng bãi bồi (đất phì nhiêu) ven sông lớn (Đồng Nai, Sài Gòn) Trong đó, lũy chính là gạch nối giữa hai loại địa hình này Thứ hai, lũy được xây dọc theo sông có thể lợi dụng làm hào bảo vệ, mặt hướng về phía Bắc – Đông Bắc Thứ ba, vùng địa hình được bao bọc phía trong cực kì thuận lợi để khai hoang lập ấp vì là đất phù sa bồi lắp ven sông Nhìn ở góc rộng hơn, các chiến lũy này giúp che chắn trung tâm Biên Hòa từ hướng Bắc, góp phần giúp mở rộng khu vực khai hoang của cư dân cũng như ngăn chặn từ xa các đợt tấn công của người Man Trong giai đoạn chống Tây Sơn, chúa Nguyễn cũng cho đắp thêm một số đồn, lũy để tăng cường phòng ngự khu vực phía Đông của Biên Hòa như lũy sông (Mụ) Ký, năm đồn ở Đồng Môn, v.v

Hệ thống phòng thủ dinh Phiên Trấn - phủ Gia Định có điểm tương đồng với dinh Trấn Biên ở việc sử dụng hệ thống lũy xa trung tâm để phòng thủ Tuy nhiên, lũy ở Gia Định được thiết kế khác biệt nhằm mục đích chống lại quân Chân Lạp từ hướng Tây.

Lũy Hoa Phong được xây dựng từ rất sớm, chỉ 2 năm sau khi thiết lập Dinh Phiên Trấn và ngay sau khi chinh phạt Nặc Thu vào năm 1700.

Năm 1700, Thống suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Kính đánh dẹp Cao Mên và Lão Cầm đã đốc đồng công việc xây dựng thành lũy, từ đó có tên gọi Lũy Lão Cầm Ngoài ra, còn có hai đoạn thành lũy khác, là Lũy Tân Hoa (Tây Hóa) và Lũy Hoa Phong.

Trong đó, đoạn lũy tên Hoa Phong là do tướng Trần Đại Định 1 xây dựng sau khi chặn đánh đợt tấn công của giặc Sá Tốt (người Lào) tại vùng Vườn Trầu 2 (Trịnh Hoài Đức, 2019, tr.554) Bên cạnh đó, một số tuyến lũy khác cũng được xây dựng trong một số thời điểm sau đó để tiếp tục củng cố tuyến phòng thủ phía Tây: “Lũy Bình Lý: “Ở địa phận thôn Bình Lý huyện Bình Long, dài

464 trượng, nền cũ vẫn còn”; lũy Giao Ba: “Ở địa phận thôn Đức Hòa huyện Bình Dương, dài 2464 trượng, phía trước đối diện với lũy Hoa Phong và lũy Lão Cầm, nên gọi là Giao Ba, nền cũ vẫn còn” (Quốc sử quán triều Nguyễn,

1 Con của Trần Thượng Xuyên và rể của Mạc Cửu

2 Khu vực huyện Hóc Môn hiện nay

Trên thực địa, vị trí các lũy này nằm về phía Tây thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đều thuộc Hóc Môn Lũy Bình Lý nằm ở phía Nam rạch Tra (tuyến rạch dài kết nối sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Long

An và huyện Hóc Môn, Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) gần cầu

Bà Mễn (Đông Thạnh, Hóc Môn) kéo dài về phía Tây khoảng 2 km Lũy Giao

Ba nằm ở vị trí có thể trùng 1 phần đoạn đường ĐT 824 (từ Khu Công Nghiệp Xuyên Á đến Dự án Dragon Tân Tạo) thuộc địa phận huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Lũy Lão Cầm là tuyến lũy kết nối hai tuyến lũy trên, nằm dọc bờ Nam rạch Tra, trải rộng địa bàn một số xã thuộc huyện Hóc Môn (Võ Nguyên Phong & Cù Thị Dung, 2022, tr.134-135)

Một lũy cổ khác cũng được nhắc tới là lũy Thăng Bình dài khoảng 200 trượng (848 m) ở địa phận thôn Thăng Bình huyện Tân Thịnh (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006, tập 5, tr.260), hiện chưa rõ vị trí Nhìn chung ba tuyến lũy Lão Cầm, Giao Ba và Bình Lý nằm dọc theo phía Nam rạch Tra tạo thành phòng tuyến thứ 1 bảo vệ khu vực trung tâm phủ Gia Định dinh Trấn từ hướng

Các công trình phòng thủ bảo vệ các biên giới, ven biển, đảo

Các công trình phòng thủ bảo vệ vùng biên giới Để bảo vệ cũng như thực hiện quản lí các khu vực có vị trí chiến lược xung quanh ở các vùng biên cương hoặc khu vực mới chiếm giữ được, các chúa Nguyễn đã cho thiết lập các Đạo trực thuộc các dinh Đây là đơn vị hành chính quân quản, do các “cai cơ” – chỉ huy quân đội, thực hiện các nhiệm vụ quân sự và các binh lính dưới quyền đồng thời cũng kiêm quản lí cư dân trong phạm vi quản hạt Nhiệm vụ chính là một đơn vị phòng thủ các khu vực như các đầu nguồn 1 , cửa sông, cửa biển, v.v bên cạnh đó còn làm nhiệm vụ thu thuế, thu thập các sản vật như gỗ ván đóng thuyền, v.v

Trường hợp đạo Mô Xoài là ví dụ điển hình về việc thiết lập hệ thống phòng thủ của quân Đàng Trong Về mặt địa lý, đạo Mô Xoài được đặt tại vị trí chiến lược, giúp kiểm soát tuyến biên giới phía tây của Đàng Trong, ngăn chặn quân Trịnh từ phía bắc và các lực lượng khác từ phía tây tiến vào lãnh thổ của họ.

Mô Xoài là vùng đất đầu tiên chúa Nguyễn đưa quân xuống trực tiếp kiểm soát thông qua việc hỗ trợ thế lực thân Đàng Trong ở Chân Lạp Sau cuộc chinh phạt vào năm 1658, thành Mô Xoài bị hạ, đạo quân chúa Nguyễn đã bắt được Nặc Ông Chân đem về Thời gian sau đó, tình hình nội bộ Chân Lạp không ổn định được lâu Nặc Ông Nộn (Ang Nan) do loạn trong nước mà sang cầu viện chúa Nguyễn giúp đỡ Trong khi đó, dự đoán được việc quân Đàng Trong chắc chắn sẽ tiến qua đất Mô Xoài theo lời cầu viện, quốc vương Chân Lạp đã cử tướng là Bô Tâm đắp một lũy kiên cố, phía ngoài có bố phòng thêm tre, gai gọi là lũy Mô Xoài Tuy nhiên vì chưa thấy quân chúa Nguyễn nên viên tướng Chân Lạp bắt đầu chủ quan, quân lính chỉ lo chuyện làm ruộng Trong khi đó, lực lượng quân đội Đàng Trong đã được chúa Nguyễn Phúc Tần tổ chức tiến sang yểm trợ cho Nặc Ông Nộn Năm 1674, đoàn quân của chúa Nguyễn do Dương Lâm hầu chỉ huy tiến quân sang hỗ trợ hoàng thân Nặc Ông Nộn về nước dẹp loạn Tướng tiên phong là Nguyễn Diên nhân quân địch không phòng bị tiến quân bất ngờ đánh chiếm được lũy này khiến quân Chân Lạp thiệt hại nặng nề Nhân sự kiện đó mới đổi lại tên thành Phước tứ nghĩa là trời ban Lũy này có vị trí rất quan trọng trong việc kiểm soát vùng đất Mô Xoài trong giai đoạn đầu Trịnh Hoài Đức đã nhận xét: “Lũy ấy các đời vẫn vậy, lấy làm chỗ đóng quân trọng yếu của đạo Mô Xoài” (Trịnh Hoài Đức, 2019, tr.562) Như vậy, vùng

Mô Xoài – Hưng Phước sau khi được chính quyền chúa Nguyễn tiếp quản đã

1 Vùng đất của các nhóm người dân tộc thiểu số, thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn gọi chung họ là người Man có thiết lập một cấp quản lí có tính chất quân quản là đạo để vừa làm nhiệm vụ phòng thủ vừa quản lý hành chính cơ bản cư dân trong khu vực Hai công trình phòng thủ để bảo vệ đạo Hưng Phước chính là lũy Hưng Phước với đồn thủ sở nơi viên chỉ huy (thủ ngự) và thuộc binh trú đóng Đây chính là một mô hình tổ chức phòng thủ cơ bản trên vùng đất mới

Từ bước đi đầu tiên đó, khi các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên, Long Hồ lần lượt được thành lập thì cũng có một loạt các đơn vị đạo trực thuộc dinh được thành lập Những đơn vị này cùng với các công trình phòng thủ được xây dựng tại khu vực đóng quân tạo thành lớp phòng thủ từ xa ở khu vực biên giới và ven biển, đảo Trong mỗi đạo thì sẽ có một công trình phòng thủ chính gọi là “Thủ” (守) là nơi đóng quân cũng như làm nhiệm vụ thu thuế, thu thập sản vật, kiểm soát giao thông, v.v Bảng dưới đây thể hiện sự phân bố của các thủ ở Nam

Bộ thời chúa Nguyễn theo dinh được ghi nhận từ PBTL:

Bảng 1.1 – Sự phân bố các thủ ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn

Tên đơn vị phòng thủ 1 Thuộc dinh Nơi phân bố

Cửa biển Đông Nam Bộ

Thủ cửa Đại Thủ cửa Tiên Thủ cửa Bà Lai

Thủ (Đạo) Trường Đồn Dọc sông Tiền

Thủ Đương Sử nguồn Ba Can

Gần Biên giới Chân Lạp và nguồn của người Man Thủ Phiếm Bái

Thủ cù lao Dao Chiêu

Thủ Tân Châu Thủ Hùng Thắng

Thủ Chiến Sai Thủ đạo Đông Khẩu

Thủ Mộc Hãn Thủ Vũng Liêm Thủ Láng Thé Thủ Bến Tranh

1 Tên các Thủ được ghi theo Phủ biên Tạp lục

Thủ Tà Ôn Thủ Cần Chung Thủ Bãi Bà Lúa Thủ Thâm Trừng

Thủ Chất Tiền Thủ cửa Bãi Ngao

Các cửa biển Tây Nam Bộ

Phía Tây phủ Gia Định

Thủ Nước Sông Dọc sông lớn (chưa rõ)

Thủ nguồn Đồng Môn Gần khu vực gò đồi phía Bắc và Đông Bắc của dinh Trấn Biên

Thủ Bà Rịa Địa đầu phía Đông dinh Trấn

Biên, giáp dinh Bình Thuận

Thủ Mỗi Xoài Địa đầu phía Đông dinh Trấn

Biên, giáp dinh Bình Thuận

Thủ Quang Hóa Phía tây dinh Trấn Biên, giáp biên giới Chân Lạp

Các cửa biển Đông Nam Bộ Thủ cửa Tắc Khái

Nguồn: Lê Quý Đôn, 2021, tr.224-225

Căn cứ theo thông tin từ bảng trên, sự phân bố của các thủ được phân chia thành 3 khu vực chính: dọc các sông quan trọng của Nam Bộ là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu; dọc theo một số con sông, rạch nhỏ có vai trò giao thông chiến lược nối các vùng như hai con sông Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây; rạch Tây Ninh, rạch Mang Thít, rạch Đồng Môn, v.v ; dọc các cửa biển quan trọng: Tắc Khái, Đồng Tranh, Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại – Tiểu, cửa Ba Lai, Bãi Ngao, Cổ Chiên, Ba Thắc, v.v Từ đó, có thể nhận thấy đây là các khu vực tính chất chiến lược nhất định mà chúa Nguyễn hay các quan lại cai trị trực tiếp

Nam Bộ phải xây dựng các công trình phòng thủ để bảo vệ nó trước có mối đe dọa

Trong những trường hợp đặc biệt, các đơn vị phòng thủ được tập hợp thành cụm các đạo, thủ Ví dụ điển hình là sự thành lập "Tân Châu tam đạo" vào năm 768-770, là liên minh phòng thủ giữa ba đạo là Ái Châu, Diễn Châu và Hoan Châu.

1757 là một ví dụ điển hình Về mặt địa lý và phân cấp quản lý, đạo Tân Châu 1 thuộc dinh Phiên Trấn, đạo Chiến Sai 2 thuộc trấn Vĩnh Thanh còn đạo Hồng Ngự 3 sau này thuộc dinh Trường Đồn (Trấn Định sau này) Tuy nhiên, trong thực tế quản thủ đạo Tân Châu sẽ kiêm luôn chỉ huy hai đạo còn lại, hợp thành

“thế như răng chó, giữ lấy chỗ hiểm yếu.” Đạo Tân Châu ban đầu đóng ở cù lao Diên 4 , sau nay vua Gia Long mới cho dời về cù lao Long Sơn mới thực sự trở nên hiểm yếu hơn Tuyến đường sông mà ba đạo này kiểm soát chính là cửa ngõ sông Tiền chảy từ Chân Lạp vào nước ta, chỉ cần vượt qua được khu vực này quân xâm lược có thể dễ dàng tỏa đi tấn công các vùng Hậu Giang, Mỹ Tho hoặc ngược lên tấn công thẳng vào Gia Định Vì vậy nên năm 1791, Nguyễn Ánh mới có chỉ dụ chỉ cho phép 2 sứ giả của Chân Lạp đi theo đường sông mà tiến vào Gia Định, còn quân đội trú đóng tại chỗ, thương nhân nước ngoài thì xuống vùng Hậu Giang buôn bán (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 1, tr.272) Một ví dụ khác đó là trường hợp các đạo Cần Giờ, Tắc Khái, Vũng Tàu và quần đảo Côn Lôn thường được gộp chung vào 1 cụm Trong đó, Cần Giờ được giao trách nhiệm chỉ huy các đơn vị còn lại nhưng phải đến thời kỳ vương triều Nguyễn thì vấn đề mới được thiết lập cụ thể

Dựa trên chức vụ của người đứng đầu các đạo và theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong PBTL, số lượng lính ở mỗi đơn vị quân này vào khoảng 300 –

700 người Theo tổ chức quân đội của chúa Nguyễn, lính trú đóng ở các địa

1 Huyện Chợ Mới, An Giang

2 Huyện Thanh Bình, Đồng Tháp

3 Thành phố Hồng Ngự, Đồng Tháp

Các địa bàn Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, Tân Mỹ thuộc huyện Chợ Mới An Giang là nơi đóng quân của các dinh thuộc hệ thống đồn binh Nam Bộ Binh lính tại các dinh này không được trả lương nhưng được miễn trừ lao dịch và thuế Theo nghiên cứu của Võ Nguyên Phong & Cù Thị Dung cùng ghi chép của Lê Quý Đôn trong PBTL, số lượng binh lính trú phòng tại các công trình phòng thủ ở một số khu vực được tạm xác định dựa trên bảng thống kê các đạo trực thuộc các dinh ở Nam Bộ từ năm 1698-1806.

1 Giai đoạn được xác định theo nguồn trích dẫn trong công trình của Võ Nguyên Phong&Cù Thị Dung (2022)

2 Chưa xác định được vị trí đạo thủ Lý Lê, có thể phỏng đoán đó là đạo thủ đóng ở khu vực Hồ Tràm, phía bắc cửa Xích Ram, khu vực giáp giới với tỉnh Bình Thuận ngày nay

Bảng 1.2 – Số binh lính ở các Thủ ở Nam Bộ thời chúa Nguyễn

TT Thuộc dinh Thủ sở đạo Vị trí ngày nay Số binh lính đóng

Biên Đường Sứ TX Tân Uyên 720 người (5 đội = 15 thuyền)

2 Ba Can H Vĩnh Cửu 720 người (5 đội = 15 thuyền)

3 Đồng Môn H Long Thành 360 người (3 đội = 9 thuyền)

4 Băng Bột TP Thủ Dầu

Một Không có thông tin

5 Lý Lê 2 Chưa xác định Không có thông tin

6 Xích Lam Cửa Sông Ray Không có thông tin

7 Tắc Khái Cửa Lấp 360 người (3 đội = 9 thuyền)

8 Vũng Tàu TP Vũng Tàu Không có thông tin

Quang Uy H Hóc Môn Không có thông tin

10 Kiên Uy H Dầu Tiếng Không có thông tin

11 Quang Phục TX Trảng Bàng Không có thông tin

12 Quang Hóa H Gò Dầu 720 người (5 đội = 15 thuyền)

14 Thuận Thành TP Tây Ninh

15 Cần Giờ Cửa Cần Giờ 360 người (3 đội = 9 thuyền)

Hùng Ngự H Thanh Bình 360 người (3 đội = 9 thuyền)

18 Tuyên Uy H Kiến Tường Không có thông tin

19 Cửa Đại, Cửa Tiểu Cửa Đại, Tiểu 720 người (5 đội = 15 thuyền)

20 Nhật Bản Cửa Đại Không có thông tin

21 Ba Lai Cửa Ba Lai 720 người (5 đội = 15 thuyền)

Chiến Sai H Chợ Mới 360 người (3 đội = 9 thuyền)

23 Tân Châu H Chợ Mới 360 người (3 đội = 9 thuyền)

24 Châu Đốc TX Châu Đốc Không có thông tin

25 Trấn Giang Q Ninh Kiều Không có thông tin

Nguồn: Võ Nguyên Phong & Cù Thị Dung, 2022, tr.63); Lê Quý Đôn, 2021, tr.223 – 224

Trên thực tế, lực lượng đóng giữ ở những nơi này khá mỏng, không đủ để đánh dẹp các nhóm nổi loạn mà chủ yếu giữ được các nơi đang đóng đồn Đơn cử như sự kiện tháng 7 AL năm 1708, chúa Nguyễn phải cử quân từ Quảng Nam vào đánh dẹp một số nhóm nổi loạn đang cướp bóc ở vùng Bà Rịa (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 1, tr.122)

Tuy nhiên từ sự phân bố các thủ đã cho thấy việc tổ chức phòng thủ của các chúa Nguyễn ở vùng đất phương Nam tương đối bài bản thông qua việc các đạo tại Nam Bộ đều có sự hiện diện của các thủ để thực hiện chức năng bảo vệ cũng như thực hiện một số chức năng hành chính khác Điều này góp phần

1 Trong thư tịch nhà Nguyễn ghi nhận hai đạo mang tên Quang Phục, một thuộc dinh Trấn Biên và một thuộc dinh Vĩnh Trấn Thứ hai, ranh giới hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn tính đến trước năm

Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ của vương triều Nguyễn giai đoạn 1832-1867 3.1 Hệ thống phòng thủ ở Nam Bộ giai đoạn 1832-1858

Các công trình phòng thủ các khu vực trung tâm

Đầu năm 1835, triều đình thu phục các tỉnh Nam Kỳ còn lại nhưng hệ thống phòng thủ đã hư hại nghiêm trọng Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long bị thiệt hại nhẹ, nhưng quân binh tản mát, kho vũ khí hư hại Châu Đốc bị quân Xiêm đốt phá, Hà Tiên cũng bị phá hủy pháo đài Kim Dữ và các lũy bao bọc Vua Minh Mạng yêu cầu triều đình thảo luận các công việc cần làm để sửa chữa phòng thủ, bao gồm vấn đề binh lính, vũ khí, thuyền bè, tổ chức quân đội, điều chuyển lực lượng, sửa chữa công trình phòng thủ và các công việc cấp thiết khác.

Trong nội dung đề nghị được dâng lên, điều thứ 8 đề cập đến vấn đề sửa chữa lại hệ thống phòng thủ ở các tỉnh lỵ Nam Kỳ sau cuộc chiến, trong đó ưu tiên sửa chữa những nơi đã có sẵn thành, hào còn nơi nào chưa có thì cho đắp đất làm tạm:

“Tám – Các tỉnh lỵ, trừ thành Phiên An cũ, chờ khi bình xong sẽ làm, còn tỉnh nào nguyên có thành hào mà cần sửa chữa, bồi đắp, khơi thông, thì đều cần lần lượt sửa chữa cho hoàn chỉnh chắc chắn, rồi cho đặt những cỗ súng lớn lên pháo đài trên thành Tỉnh nào chưa có thành trì thì cũng đắp tạm lũy đất, xẻ hào, cắm chông tre và chông chà Những đồ binh khí như súng ống, khí giới, đạn được, cái nào hư hỏng thì phải tu bổ, thứ nào chưa đủ thì tư ngay quân thứ Gia Định phát cho đủ dùng Các trường thương và cán cờ, nếu thiếu thì do tỉnh tự làm lấy.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.187)

Trên cơ sở bản đề nghị này, vua Minh Mạng đã tổ chức ba đoàn đi 6 tỉnh Nam Kỳ để phối hợp cùng các quan tỉnh đôn đốc thực hiện công việc vào tháng

4 AL năm 1834: “Cho Đặng Chương, thự Tả tham tri bộ Binh, đi đôn đốc công việc 2 tỉnh An – Hà (An Giang, Hà Tiên); Đoàn Văn Phú, thự Tả tham tri bộ Công, đi đôn đốc công việc 2 tỉnh Định – Biên (Gia Định, Biên Hòa) ; Dương Văn Phong, Hữu thị lang bộ Hộ, đi đôn đốc công việc 2 tỉnh Long – Tường (Vĩnh Long, Định Tường) ; bọn Nguyễn Thừa Giảng, thự Lang trung bộ Lại, gồm 6 người, mỗi người chuyên làm việc ở một tỉnh (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.185)

Tu sửa và hoàn thiện các công trình phòng thủ xung quanh Thành Gia Định

Tại Định – Biên, thành tỉnh Biên Hòa đã được cho xây đắp bảo vệ tốt hơn cho khu vực tỉnh lỵ và cũng là tiền đề để tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ ở các thành tỉnh khác Tháng 6 AL năm 1834, thành tỉnh Biên Hòa mới được khởi công xây dựng: “Xây đắp thành đất ở tỉnh Biên Hòa (4 mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa, đào hào rộng 2 trượng, sâu 6 thước) Tỉnh lỵ từ trước chưa có thành trì, Khâm phái Đoàn Văn Phú cùng quan tỉnh bàn tính việc làm Chuẩn cho lấy 1.000 người dân trong hạt đứng ra xây đắp, hậu cấp cho tiền và gạo” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.230) Dữ kiện này cho biết một số thông tin như sau: thành được đắp bằng đất; chu vi 280 trượng (khoảng 1.120m; có tường, tường cao 1.7-1.8m, có độ dày xấp xỉ 4m; hào rộng 8m và sâu khoảng 2.4m, suy ra diện tích thành là

4900 trượng (khoảng 2 ha) Đồng thời, dữ kiện này cũng xác nhận chi tiết là trấn/tỉnh Biên Hòa trước đó không có công trình phòng thủ dạng thành bảo vệ Đây là đợt xây dựng đầu tiên trong chuẩn bị cho quá trình hoàn thiện hệ thống phòng thủ Nam Kỳ sau khi triều đình dẹp yên được loạn Lê Văn Khôi Lực lượng tại chỗ cũng được đề nghị tái lập với một số điều chỉnh

Trong khi đó, các cánh quân triều đình vẫn đang vây chặt thành Gia Định, chờ đợi thời cơ công thành Vì vậy, trước mắt Đoàn Văn Phú chỉ có thể để nghị cho tu sửa cặp pháo đài Tả Định – Hữu Bình ở hai bờ sông Bến Nghé nơi cửa ngõ thành Gia Định: “2 đồn đóng ở bên tả bên hữu cửa sông Bến Nghé đều là xung yếu, xin thuê dân sửa đắp để nghiêm việc phòng bị (Đồn bên tả từ trước đến sau dài 21 trượng 6 thước 5 tấc, từ tả đến hữu 22 trượng 6 thước Đồn bên hữu từ trước đến sau dài 17 trượng 8 thước, từ tả đến hữu 12 trượng, đều cao 5 thước, chân dày 2 trượng Bốn góc đều có pháo đài, mặt sau đều mở 1 cửa Nay đều đắp cao thêm 6 thước 3 tấc).” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.280) Từ mô tả này đã xác định được chức năng chính của 2 công trình phòng thủ này vẫn là cụm hỏa lực hỗ trợ cho nhau với tầm bắn bao quát nhờ vào thiết kế pháo đài ở bốn góc công trình Bên cạnh đó, việc chỉ có 1 cửa giúp hạn khả năng hướng tấn công của địch vì lớp tường có thiết kế cửa thường mỏng hơn tường bình thường do cần có khoảng trống để đặt cửa Thứ hai việc chỉ có 1 cửa cho thấy nhiệm vụ chính của pháo đài này là hỏa lực không phải căn cứ để đưa quân đánh mở rộng ra xung quanh như các đồn bảo nhiều cửa khác

Ngoài hai đồn cửa ngõ Gia Định ở trên, trong đợt này công việc tu sửa khu vực thuộc địa phận đạo Quang Hóa ở phía Tây tỉnh Gia Định giáp với Chân

Lạp cũng được tiến hành Nơi đây trong nổi loạn Lê Văn Khôi là khu vực chiến lược vì có con đường bộ thông từ Nam Vang đến thẳng Quang Hóa, lại có rừng rậm Quang Hóa và liền kề đường đi tỉnh Biên Hòa nên được vua Minh Mạng quan tâm chỉ đạo lực lượng ở Nam Kỳ đem quân đóng giữ chốt chặn khu vực này: “đối với đạo Quang Hóa, giặc Khôi vốn quen lắm, nếu khi bị cùng quẫn, nó tất phải do đường này chạy trốn Vậy, nên liệu phái quân trước đến ngăn chặn đường này, chớ để cho đảng giặc được do đó trốn thoát.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 3, tr.605)

Tại khu vực Xỉ Khê, quân Xiêm đang trên đường giải vây thành Phiên

An thì bị quân Chân Lạp phục kích, phải tháo chạy Quân Chân Lạp cùng lực lượng tăng viện của nhà Nguyễn từ Gia Định thừa thế truy kích mở cuộc tấn công vào Nam Vang phối hợp với hướng tấn công của Trần Văn Năng từ Châu Đốc đánh lên Với thực tiễn rút ra trong các trận đánh xung quanh khu vực Quang Hóa, đình thần trong bản tâu về những việc tu sửa hệ thống phòng thủ Nam Kỳ đã đề nghị “đường bộ tỉnh Gia Định thông đến Nam Vang, chỗ cầu

Tây Hoa đạo Quang Hóa rất là xung yếu Xin đắp một thành đất ở đạo Quang Hóa, đặt một đồn ở cầu Tây Hoa phái quân đóng giữ.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.37) Vấn đề này được vua Minh Mạng thông qua và cho xây dựng thành Quang Hóa và đồn Tây Hoa 1 vào tháng 4 AL năm 1834 Hai công trình này có quy mô:

Thành Tây Hoa nằm phía đông cầu cùng tên, trước nhìn ra cầu, sau dựa vào rừng Thành cao 5 thước 5 tấc, chân dày 8 thước, hào sâu 3 thước 5 tấc, rộng 7 thước, dài 100 trượng, cửa rộng 6 thước Thành Quang Hóa được đắp tại thủ sở, phía trước có sông lớn, bên trái gần ngòi.

1 Theo hai tác giả Võ Nguyễn Phong và Cù Thị Dung (2022), đồn này còn có hai tên gọi khác nữa là Tây Thới và đồn Rạch Tra, nằm trong địa bàn huyện Hóc Môn, gần ngã tư Hồng Châu hướng về cầu cầu An Hạ – cầu Tây Hoa (tr.303) dài, bên hữu dựa vào rừng, thành cao 7 thước 4 tấc, chân dày 1 trượng, hào rộng 1 trượng 2 thước, sâu trên dưới 6, 7 thước, 4 mặt đều dài 41 trượng 9 thước, 4 cửa thành đều rộng 6 thước Vua y cho làm, đặt tên Tây Hoa đường tấn là đồn Tây Hoa, Quang Hóa thủ là thành Quang Hóa” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.207)

Kết cấu của thành Quang Hóa và đồn Tây Hoa đều có thể được phỏng theo dạng kiến trúc Vauban tương tự như các công trình phòng thủ khác cấp độ đồn – bảo khác ở Nam Kỳ với hình vuông có pháo đài 4 góc, có từ 3-4 cửa và xung quanh có hào sâu lũy cao Ở phía Nam tỉnh Gia Định, thành tỉnh Định Tường – thành Mỹ Tho phái đoàn báo cáo rằng thành chỉ cần sửa đắp cho bền vững Đồng thời, khu vực thôn Từ Linh ở cửa Tiểu và thôn Minh Đức ở cửa Đại được cho lập thêm 2 đồn thủ với mỗi nơi 1 đội (50 lính) lấy từ các thôn đó để hỗ trợ thêm cho các thủ sở ở hai cửa biển này (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.270)

Tu sửa các công trình phòng thủ ở liên tỉnh An – Hà

Các công trình phòng thủ các khu vực biên giới, ven biển, đảo

Các công trình phòng thủ tuyến biên giới phía Tây

Hệ thống phòng thủ của Nam Kỳ đến lúc này đã thay đổi về căn bản Các khu vực giáp biên giới Chân Lạp ở hướng An Giang – Hà Tiên đã được chú trọng tái thiết các công trình phòng thủ ngay sau cuộc chiến, chỉ còn khu vực tuyến đường sứ từ Chân Lạp đi qua đạo Quang Hóa với các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy là chưa được chỉnh lý lại

Trước tiên, Thủ sở đạo Quang Phục được dời về một đồn Lộc Giang 1 mới được xây dựng vào năm 1834, quy mô: “đắp đồn có thành đất ở thôn Lộc Tuyền, tỉnh Gia Định … Vua cho đồn Lộc Tuyền là chỗ xung yếu, sai quan tỉnh làm theo đúng cách thức do bộ Công đưa ra, rồi dời thủ sở Quang Phục cũ đến đóng ở đấy.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 3, tr.501) Đến khi lập phủ Tây Ninh thì thủ sở này được bãi bỏ

Vì vậy, nhân cuộc kinh lý Nam Kỳ, Trương Đăng Quế và Trương Minh

Giảng đích thân lên khu vực này điều tra, xem xét tình hình địa phương và xin phép được thiết lập Phủ Tây Ninh thuộc Gia Định gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa: “bọn Kinh lược sứ Trương Minh Giảng và Trương Đăng Quế, thân đến tận nơi, xem thấy từ cầu Tây Huê ngoài tỉnh thành thẳng đến 1 con đường lớn phủ Kha Lâm, khoảng giữa có đồn Xỉ Khê (tức là chỗ ở của Chưởng cơ Cố trước) đất rộng, phẳng mà màu mỡ, người Kinh, người Phiên ở xen nhau, làm ăn cày cấy Bên tả có sông nhỏ ăn thông với sông Quang Hoá (sông này phát

1 Vị trí của đồn này hiện nay được ước đoán thuộc xã Lộc Giang huyện Đức Hòa tỉnh Long An (Võ Nguyên Phong & Cù Thị Dung, 2022, tr.79) nguyên từ phủ Ba Nam mà chảy đến); bên hữu có con đường bộ, ăn thông đến sông Đục (thuộc thủ sở Quang Phong, giáp giới địa phận Biên Hoà), hình thế khá đẹp Bọn Giảng bèn dâng sớ xin đặt phủ lỵ ở đó, rồi tuỳ địa thế liên lạc nên chia đặt 2 huyện lệ thuộc vào (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.988- 989)

Lúc này, đạo Quang Hóa chính thức đổi thành huyện cùng tên với huyện lỵ đặt tại đồn Cẩm Giang Đối với huyện Tân Ninh mới lập, đồn Xỉ Khê được chọn làm huyện lỵ, đồng thời kiêm luôn phủ lỵ Tây Ninh: “Lại đặt phủ Tây Ninh kiêm lý huyện Tân Ninh Nhân cái đồn bảo cũ, chữa cao rộng thêm, để làm thành phủ thành Đổi sông Đục là sông Thanh Lưu, đặt đồn, bảo Thanh Lưu, cho lệ thuộc vào huyện Tân Ninh.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.989) Do đó, địa bàn huyện Tân Ninh thời điểm này có “phủ thành Tây Ninh” cùng một đồn bảo外围 phòng thủ là đồn Thanh Lưu Quy cách xây dựng của hai công trình phòng thủ này được mô tả: “Phủ thành Tây Ninh, thông thuỷ rộng 32 trượng, thân thành dày 1 trượng, cao 7 thước 2 tấc, có 3 cửa Đồn bảo Thanh Lưu, thông thuỷ rộng 15 trượng, thân dày 8 thước 1 tấc, cao 5 thước

4 tấc, có 2 cửa)” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.990) Thông tin này cho thấy độ rộng giữa hai cạnh của thành Tây Ninh vào khoảng 136m, của đồn Thanh Lưu khoảng 60m; chiều cao lần lượt là 2,88m và 2,16m; độ dày tường thành 4m và 3,24m Hai mô tả về thành phủ Tây Ninh trong Hội điển và ĐNNTC mặc dù có bổ sung thêm thông tin về chu vi và độ rộng hào thành nhưng sự sai khác về chu vi khá lớn 1

Theo ghi chép trong Thực lục, thành Tây Ninh thời nhà Nguyễn có chu vi 82 trượng 4 thước 4 tấc, cao 7 thước 2 tấc, ba cửa và hào rộng 4 trượng 5 thước Tuy nhiên, Đại Nam nhất thống chí lại mô tả chu vi thành phủ Tây Ninh dài hơn đáng kể, đạt tới 188 trượng 8 thước.

4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước, mở 3 cửa, ở địa phận thôn Khang Ninh, huyện Tân Ninh do phủ kiêm lý” (Đại Nam Nhất thống chí, tập 05, tr.245) Hai mô tả trên có sự thống nhất Để bảo vệ các công trình phủ thành, huyện thành, đồn mới được xây dựng, vua Minh Mạng cho tiến hành duyệt tuyển nhỏ ở Tây Ninh lấy được khoảng 400 lính Phiên (người Khmer) đặt thành 4 cơ Gia Hóa (1-4) Song song với đó, tỉnh Gia Định phái thêm 2 đội lên đóng giữ phủ thành, 1 đội đóng giữ huyện Thành Phiên hiệu đội Gia Hóa cũ cho rút về Trấn Tây Đối với lính đang ở các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang Uy, Kiên Uy thì dồn lại thành hai đội tổng cộng 70 người chia đóng giữ Thành Phủ và Huyện, bỏ các thủ sở cũ (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.990)

Năm 1843, Vua Thiệu Trị cho xây dựng Bảo Định Liêu theo đề xuất của Cao Hữu Dực nhằm tăng cường phòng thủ khu vực phía Tây, đồng thời thu hút dân cư khai hoang lập ấp và đồn điền nhằm nộp thuế và bổ sung quân cho đồn Đôn Thuận và các đồn khác ở Định Tường Bảo có quy mô: “chu vi 147 trượng 7 thước 4 tấc”, cao 7 thước, hào rộng 1 trượng sâu 5 thước, mở 3 cửa và được xây tại thôn Long Giang Năm 1850, Vua Tự Đức lấy Bảo Định Liêu làm huyện lỵ của Quang Hóa, vẫn giữ nguyên hệ thống lính phòng thủ với 100 lính thay phiên đóng giữ 6 tháng một lần.

Các công trình phòng thủ tuyến biên giới Tây Nam

Sau khi chia đặt tỉnh hạt tại Nam Kỳ vào năm 1832, tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam trong giai đoạn trước gồm các Các công trình phòng thủ tại trấn

Hà Tiên, cụm Châu Đốc trấn Vĩnh Thanh và cụm Tuyên Uy trấn Định Tường nên được thay đổi cách gọi tên cho phù hợp trong giai đoạn mới Tuyến biên cao về thông số hào bao quanh thành với sai số khoảng là 5 thước, độ sâu có một tài liệu không đề cập và đều khẳng định có 3 cửa thành Tuy nhiên sự sai khác về chu vi ngôi thành khá lớn nhưng nó không thuộc về đối tượng nghiên cứu của luận văn nên sẽ không đi quá sâu giới Tây Nam giai đoạn này là sự kết hợp từ hai cụm công trình phòng thủ của liên tỉnh An – Hà và cụm công trình phòng thủ liên tỉnh Long – Tường

Cụm công trình phòng thủ tại An – Hà

Khu vực biên giới Tây Nam của Nam Kỳ trong giai đoạn 1832-1867 là một vùng “chiến trường” thật sự Nơi đây xảy ra các cuộc chiến chống quân Xiêm xâm lược: lần 1 (1833-1834) và lần 2 (1841-1845) và các cuộc nổi dậy chống chính quyền của dân Chân Lạp Trong đó, liên tỉnh An – Hà là địa bàn chiến lược, thường xuyên bị quân Xiêm tấn công Trong lần xâm lược thứ nhất, quân Xiêm đã chiếm giữ được các thành tỉnh Hà Tiên và An Giang, dự tính mở rộng xâm lược sâu hơn vào Nam Kỳ nhưng đã bị các cánh quân do tướng Trương Minh Giảng chỉ huy đánh tan ở trận Vàm Nao – Cỗ Hỗ khiến âm mưu này thất bại Sau khi ổn định được tình hình tại Nam Kỳ, công tác tăng cường phòng thủ tại khu vực An Giang – Hà Tiên được vua Minh Mạng hết sức quan tâm Toàn bộ thành Châu Đốc và các đồn phòng thủ xung quanh được cho tu sửa lại trong năm 1834 và bổ sung một lượng lớn hỏa lực là các loại súng pháo để tăng cường trung tâm phòng thủ chính của tỉnh An Giang

Sang năm 1835, thành phủ Ba Xuyên được cho xây dựng để làm cơ sở quản lý và bảo vệ địa phương này Năm 1837, vua Minh Mạng cũng cho sắp xếp lại tên gọi, dồn bổ và định ngạch lại binh lính ở các đồn thủ sở, tấn sở các nơi tại Nam Kỳ

Trong giai đoạn vua Thiệu Trị trị vì (1841-1847), tình hình an ninh – quốc phòng ở khu vực biên giới Tây Nam nhất là tại các tỉnh, An Giang, có nhiều diễn biến phức tạp Vì vậy, số lượng bảo được xây đắp ở tỉnh này là nhiều nhất trong thời kỳ này:

Bảng 3.2 – Các bảo được xây dựng ở tỉnh An Giang dưới triều Thiệu Trị (1841-1847)

Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006, tập 5, tr.218-222

Dựa trên thông tin được ghi nhận ở Bảng 3.2 cho thấy trong bối cảnh tuyến biên giới Tây Nam đang chịu áp lực lớn từ các hoạt động quân sự của Xiêm La – Chân Lạp, vua Thiệu Trị đã liên tục cho xây dựng 13 bảo kéo dài

Lực lượng phòng thủ của các tỉnh Nam Kỳ

Từ sau năm 1832, hai vua Minh Mạng, Thiệu Trị đã có nhiều biện pháp nhằm tổ chức lại quân đội triều Nguyễn để đạt sự vận hành hiệu quả cao hơn Tại Nam Kỳ, một loạt chính sách được thực hiện để củng cố lại binh lực, hỏa lực và tổ chức quân đội của 6 tỉnh miền Nam

Năm 1836, vua Minh Mạng cho tuyển lựa lại lính ở 4 tỉnh Gia Định, Vĩnh Long, Định Tường và Biên Hòa để bổ sung binh lực đã thiệt hại trong giai đoạn 1833-1835 và cho sắp xếp lại quân hiệu ở các tỉnh cho thống nhất Đồng thời để tăng cường phòng thủ cho các tỉnh Nam Kỳ, một lượng lớn hỏa lực được vận chuyển vào bố trí tại các công trình phòng thủ trong cả 6 tỉnh Năm

1841, Vua Thiệu Trị cho định lệ rõ ràng quyền quản lý của chức vụ Chánh phó Lãnh binh trong cả nước và quy định ngạch binh trong cả nước

Kết quả của các đợt sắp xếp trên chính là lực lượng phòng thủ của 6 tỉnh Nam Kỳ, thể hiện trong bảng thông tin dưới đây:

Bảng 3.4 – Tổ chức lực lượng phòng thủ ở Nam Kỳ từ sau năm 1832

1 5 cơ Bộ binh là 2380 người, Thủy cơ An Giang là 481 người

2 Thành Long Sơn đang xây dựng

(Số lính) NGẠCH BINH CHÍNH

● Lãnh binh: 5 cơ Gia Trung, Gia Tả, Gia Hữu, Gia Tiền, Gia Hậu; 2 vệ Tả, Hữu thủy vệ Gia Định

● Phó lãnh binh 5 cợ Định Trung, Định Tả, Định Hữu, Định Tiền, Định Hậu

● 2 Đội Pháo thủ Gia Định, Đội Tuần thành, Tuyển phong, Đội Gia Tượng

● 3 đội Gia hoá (ngạch trừ bị)

● Thành tỉnh: 2 cỗ súng đồng Thảo nghịch tướng quân đại luân xa, 1 cỗ súng đồng Hùng uy tướng quân, 4 cỗ súng đồng Thảo nghịch tướng quân, 3 cỗ súng đồng Bình nguỵ trung tướng quân, 16 cỗ súng đồng Quá sơn, 10 cỗ súng gang Hồng y

● Bảo Quang Hóa: 4 cỗ súng gang Hồng y, 2 cỗ súng gang Thành công, 6 cỗ súng đồng Quá sơn

● Đồn Hữu Bình: 2 cỗ súng gang Hồng y, 8 cỗ súng đồng Quá sơn

● Đồn Tây Hoa, Lộc Giang: mỗi nơi 4 cỗ súng đồng Quá sơn và 2 cỗ quá sơn thiết pháo

● Phủ thành Tây Ninh: 4 cỗ súng gang Hồng y, 2 cỗ súng gang Thành Công, 6 cỗ súng đồng Quá sơn

● Đồn Định Liêu: 4 cỗ súng gang Hồng y, 4 cỗ súng đồng Thảo nghịch tướng quân

● Phó lãnh binh: 2 cơ Biên Hòa

Tả, Hữu; Đội Biên Tượng (voi);

● Đội Pháo thủ Biên Hòa

● Thành tỉnh: 4 cỗ súng đồng Bình nguỵ trung tướng quân, 12 cỗ súng đồng Quá sơn,

● Đồn Tả Định: 2 cỗ súng gang Hồng y, 8 cỗ súng đồng Quá sơn

(32 cỗ pháo cỗ súng) Định Tường

● Lãnh binh: 2 cơ Định Tường Trung, Tiền; 2 Thủy vệ Tả, Hữu

● Phó Lãnh binh: 3 cơ Định Tường Tả, Hữu, Hậu; Đội Tường tráng

● Đội Pháo thủ, Đội Tuần thành

● Thành tỉnh: 2 cỗ Đại luân xa Thảo nghịch tướng quân cương pháo; 10 cỗ súng đồng Quá sơn, 8 cỗ súng gang Hồng y, 2 cỗ súng gang Phách Sơn

● Lãnh binh: 4 cơ Vĩnh Tả, Vĩnh Hữu, Vĩnh Tiền, Vĩnh Hậu; 2 vệ Thủy vệ, Đội Pháo thủ

● Phó lãnh binh: Long Tả, Long Hữu, Long Tiền, Long Hậu; 2 cơ

● Thành tỉnh:2 cỗ đại luân xa Thảo nghịch tướng quân cương pháo, 4 cỗ súng đồng Thảo nghịch tướng quân, 16 cỗ súng đồng Quá sơn,

10 cỗ súng gang Hồng y, 4 cỗ súng gang Phách Sơn

● Lãnh binh: 5 cơ An Giang Trung; Thủy vệ An Giang

● Phó Lãnh binh 1: 2 cơ Tiền, Hữu,

● Thành tỉnh 2 :1 cỗ súng đồng Thảo nghịch tướng quân đại luân xa, 1 cỗ Võ công tướng quân đồng pháo, 20 cỗ súng đồng Quá sơn

Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 4, tr.824,862-863; Quốc sử quán triều Nguyễn,

2002, tập 6,193-195,655; Nội các triều Nguyễn, 2005, tập V, tr.164-171; Nội các triều Nguyễn, 2005, tập VIII, tr.441-443

1 Khác với súng đồng Quá sơn

2 Thủy vệ Hà Tiên là 214 người, Tả cơ Hà Tiên bổ thành 8 đội thuộc gồm 302 người (đội Phú Cương cũ) và 91 người thuộc các đội Kiên dũng, Bình đạo, v.v…

3 Thời điểm này, tỉnh lỵ Hà Tiên được đặt ở bảo Giang Thành nên lấy làm tỉnh thành

● Phó Lãnh binh 2: 2 cơ Tả, Hậu

● Đội Pháo thủ, Ty Hành nhân ● Thành Châu Đốc: 10 cỗ súng gang Hồng y,

2 cỗ súng gang Phách Sơn, 10 cỗ súng đồng Quá sơn Đồn Châu Giang 2 cỗ súng gang Hồng y, 6 cỗ Súng đồng Quá sơn

● Đồn Châu Giang: 2 cỗ súng gang Hồng y,

6 cỗ Súng đồng Quá sơn

● Đồn Tân Châu và An Lạc: mỗi đồn đều 2 cỗ súng gang Hồng y và 6 cỗ Súng đồng Quá sơn

● Đồn Vĩnh tế, Vĩnh Nguyên và Châu Phú: mỗi đồn đều 4 cỗ quá sơn thiết pháo 1

● Lãnh binh: Hữu cơ Hà Tiên;

● Phó Lãnh binh: Tả cơ Hà Tiên

● Đội Pháo thủ, Ty Hành nhân

● Tỉnh thành 3 (trước khi dời tỉnh lỵ về đồn Trấn Biên): 2 cỗ Đại luân xa súng đồng Thảo nghịch tướng quân, 4 cỗ súng gang Phách Sơn, 10 cỗ súng đồng Quá sơn, 6 cỗ súng gang Hồng y

● Đồn Trấn Biên (khi đã được dùng làm tỉnh lỵ tạm thời): 2 cỗ Đại luân xa súng đồng Thảo nghịch tướng quân, 3 cỗ súng đồng Thảo nghịch tướng quân, 1 cỗ súng gang Thành công, 4 cỗ súng gang Phách Sơn, 10 cỗ súng đồng Quá sơn, 6 cỗ súng gang Hồng y

● Đồn Phú Quốc: 4 cỗ súng gang Phách sơn,

16 cỗ súng đồng Quá sơn

● Pháo đài Kim Dữ: trên đài đặt 1 cỗ súng đồng Thắng uy tướng quân, 6 cỗ súng gang Phách Sơn; dưới lũy đặt 10 cỗ đại bác, 4 cỗ súng gang Phách Sơn, 1 cỗ súng đồng Thắng uy tướng quân, 4 cỗ súng gang Hồng y, 1 cỗ súng đồng Bình nguỵ trung tướng quân; giữa đài đặt 12 cỗ súng đồng Quá Sơn

● Trường luỹ Phù Dung gồm 3 đồn Trung,

Tả, Hữu đặt tổng cộng 49 cỗ súng các loại,

● Đồn Chu Nham: 3 cỗ súng gang Phách Sơn,

● Đồn Quảng Biên: 4 cỗ súng gang Phách Sơn, 8 cỗ súng đồng Quá sơn

● Thủ sở Ghềnh Hàu, Nghi Giang: mỗi nơi 2 cỗ súng gang Phách sơn

Từ thông tin bảng trên cho thấy tỉnh Gia Định và tỉnh An Giang có binh lực đông nhất và được bố trí hỏa lực rất mạnh để đóng giữ các công trình phòng trong tỉnh Tỉnh Hà Tiên tuy có số lượng pháo các loại được cấp cho khá lớn nhưng lại không có nhiều binh lực Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các công trình phòng thủ ở Hà Tiên được bố trí không nhiều, tập trung ở một số nơi như Đồn Trấn Biên, lũy Phù Dung, Giang Thành, đồn Phú Quốc, v.v Bên cạnh đó, riêng ở hai tỉnh Gia Định và Biên Hòa là có ngạch voi chiến khoảng

16 thớt voi vì lý do “ở các hạt Nam Kỳ có nhiều ngả, lời về đánh ở dưới nước, để nhiều voi chiến ở đó, cũng là vô dụng” (Nội các triều Nguyễn, 2005, tập V, tr.704)

Số lượng binh lính tại Nam Kỳ thường xuyên biến động do tình hình bất ổn, khiến triều đình khó nắm bắt Binh lính đào ngũ diễn ra phổ biến, đặc biệt ở biên giới, gây thiếu hụt lực lượng thường xuyên Triều đình đã đưa ra những hình phạt nghiêm khắc cho tội trốn lính, nhưng vẫn không giải quyết được triệt để tình trạng này.

Tóm lại, lực lượng phòng thủ của Gia Định có sự tổ chức rõ ràng về lãnh đạo, quân hiệu và binh chủng Triều đình cũng tăng cường bố trí hỏa lực ở các công trình phòng thủ ở 6 tỉnh Nam Kỳ để tăng cường sức mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng thủ

Thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ giai đoạn 1859-1867

Các tỉnh miền Đông thất thủ

Dưới thời vua Tự Đức, quan hệ giữa Đại Nam và Pháp xấu đi do sự ngược đãi giáo sĩ và yêu sách thông thương của Pháp không được chấp nhận Vào năm 1856, tàu Pháp dưới sự chỉ huy của De Montigny đã tấn công Đà Nẵng, tiếp theo là thư của các giáo sĩ Pháp hối thúc hoàng đế Pháp xâm lược Việt Nam để khai thác lợi nhuận và mở rộng ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo Sau đó, Pháp đã quyết định liên minh với Tây Ban Nha để tiến hành xâm lược Việt Nam, bổ nhiệm chuẩn đô đốc Charles Rigault de Genouilly làm tư lệnh liên quân.

Rạng sáng ngày 1-9-1858, liên quân 2 nước cho hạm đội viễn chinh nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ý định xuyên thẳng các lớp phòng ngự đánh thẳng về kinh thành Huế, gây áp lực mạnh mẽ buộc triều đình Tự Đức phải kí “một hiệp ước chính thức long trọng công nhận công cuộc bảo hộ của nước Pháp” (Thái Hồng, 2001, tr.177) Quân triều đình nhà Nguyễn mặc dù mặc dù yếu hơn về hỏa lực nhưng vẫn đủ sức cầm chân các cuộc tấn công vào sâu trong đất liền Đà Nẵng của liên quân Sau 5 tháng bị cầm chân, quân Pháp thực hiện sự chuyển hướng chiến lược bỏ Đà Nẵng tiến về đánh chiếm Nam Kỳ Mục đích của cuộc tấn công này chính là kiểm soát vựa lúa miền Nam, gây ảnh hưởng với Xiêm La và Chân Lạp để đánh phá Đại Nam

Ngày 10-2-1859, hạm đội Pháp tiến tới vùng biển Vũng Tàu nã pháo hạ được pháo đài Phước (Phúc) Thắng Lực lượng của tỉnh Biên Hòa được lệnh rút về các đồn Phước Vĩnh, Danh Nghĩa (thuộc tỉnh Gia Định) Trong 6 ngày tiếp theo, hạm đội liên quân từ cửa Cần Giờ tiến về hướng thành Gia Định, lần lượt hạ một loạt các đồn bảo được bố trí dày đặc hai bên tuyến đường sông chiến lược này: “Quân của Tây dương bắn phá các bảo Lương Thiện (Biên Hòa), Phước Vĩnh, Danh Nghĩa (Gia Định) vào cửa biển Cần Giờ, giữ Phù

Lực lượng Tây Dương tiến sát tỉnh thành Gia Định sau khi quân của Nguyễn Đức Hoan đem thêm quân giữ pháo đài Tả Định và quân của Bùi Thỏa giữ bảo Tam Kỳ Các đồn Tả Định, Tam Kỳ, Bình Khánh, Phú Mỹ, Hữu Bình (thuộc Gia Định) liên kết vây đánh, thể hiện quyết tâm chống trả quyết liệt.

2002, tập 7, tr.594) Hộ đốc Gia Định là Vũ Duy Ninh nhanh chóng gửi thư kêu gọi các tỉnh lân cận đưa quân cứu viện Trong hành trình này, hạm đội Pháp đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ giám mục Lefèbrve của giáo phận Sài Gòn:

“Đoàn tàu dè dặt tiến vào dòng sông… Những tin tức do giám mục cung cấp về xứ sở cách bố phòng Sài Gòn cho phép cuộc tiến quân thêm vững vàng, quả quyết.” (Thái Hồng, 2001, tr.229)

Trong thời điểm Pháp đang bắn phá Nam Kỳ, vua Tự Đức tổ chức lực lượng vào Nam cứu viện do Tôn Thất Hiệp 1 làm chỉ huy chính Đồng thời vua cũng ra lời kêu gọi nhân dân các nơi ở Nam Kỳ tích cực tập luyện, tự tổ chức phòng thủ tại làng xã chuẩn bị chống Pháp

Ngày 17/2/1859, quân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định Mặc dù thành có phản công mạnh mẽ, nhưng hỏa lực của Pháp áp đảo và lính Pháp nhanh chóng đổ bộ chiếm thành Theo tường thuật của Nam tước César de Banzacours, khả năng phòng thủ của thành rất hạn chế: "Hỏa lực của ta [Pháp] điều khiển chính xác càng tăng thêm cường độ, ngược lại về phía kẻ thù càng giảm, cho thấy pháp ta phát huy hiệu quả và những tổn thất đã gây ra ở phía bên trong vị trí."

1 Do tự dạng chữ Hán là 合có 4 âm đọc là Cáp, Hiệp, Hợp và Hạp nên một số tài liệu ghi tên là Tôn Thất Cáp chóng bị dập tắt” (Dẫn theo Thái Hồng, 2001, tr.233) Khi thành thất thủ, bộ máy lãnh đạo của thành gồm Đề đốc Trần Trí, Bố chính Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem một ít quân rút chạy về hướng bảo Tây Thái, riêng hộ đốc

Vũ Duy Ninh chạy về huyện Phước Lộc thắt cổ tự vẫn Người Pháp tìm thấy trong thành Gia Định một lượng tài sản khổng lồ gồm 200 hỏa pháo, vũ khí các loại, 8,5 tấn thuốc súng, số tiền tương đương 130.000 Franc bạc, rất nhiều lương thực cùng một lượng lớn lương thực (Prosper Cultru, 2021, tr.95) Ngay sau đó, chỉ huy của liên quân là Genouilly ra lệnh hủy thành Gia Định, đốt sạch toàn bộ kho tàng, lúa gạo đang chứa trong thành vào ngày 8-3-1859 và rút quân về đóng ở bảo Hữu Bình (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 7, tr.598)

Các tỉnh thành Nam Kỳ như An Giang, Hà Tiên, Biên Hòa đã nhanh chóng chuẩn bị phòng thủ tại các vị trí trọng yếu sau khi nhận tin về tình hình của Gia Định Dù kịp thời đến tham gia bảo vệ thành, quân đội của Tổng đốc Long - Tường Trương Văn Uyển vẫn không đạt hiệu quả và phải rút lui về Vĩnh Long Cánh quân của ông quay lại Gia Định với ý định giành lại thành phố nhưng đã bị quân Pháp đánh lui tại chùa Mai Sơn.

Lực lượng cứu viện của Tôn Thất Hiệp vào đến Gia Định cho đắp đồn Phú Thọ Đồn có cấu trúc gồm năm phần: ở giữa là đồn chính (Trung), xung quanh đắp bốn đồn Tiền, Tả, Hữu, Hậu Phía ngoài các đồn đắp lũy dài, trồng tre gai, và đào hào Tổng quân số hơn 7000 người gồm các đủ loại binh lính như kinh binh, biền binh, lính mộ thêm, v.v (Nguyễn Hữu Hiếu & Nguyễn Thanh Thuận, 2019, tr.195-196) Quân Pháp tổ chức tấn công đồn Phú Thọ, hạ được đồn Hữu, đẩy lui quân phòng thủ ở đồn Tả Tại đồn Trung, quân của Tôn Thất Hiệp phòng thủ hết mình buộc quân Pháp từ bỏ cuộc tấn công

Do tình hình căng thẳng, Genouilly rút hầu hết lực lượng viễn chinh Pháp khỏi Đà Nẵng, chỉ còn lại một toán lính đồn trú dưới chỉ huy của Thuyền trưởng Jauréguiberry Đô đốc Page đến tiếp quản lực lượng viễn chinh, đàm phán với triều đình Tự Đức song bất thành Cuối cùng, quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng, quay về Sài Gòn củng cố lực lượng.

Tại Sài Gòn, quân Pháp mở rộng tấn công vào các vị trí quân đội triều Nguyễn đang chiếm giữ ở các vùng lân cận Một phòng tuyến được đô đốc Page cho xây dựng để củng cố vị trí đóng quân của Pháp ở đây: “Ông vạch những tuyến phòng thủ, chỉ đạo xây dựng một bệnh viện, nhà ở cửa hàng và mở cửa cảng thương mại Đồn Cây Mai tạo thuận lợi cho ta trong công việc buôn bán này.” (Lepold Pallu, 2018, tr.35) Các đồn chính của phòng tuyến được xây dựng trên nền một số ngôi chùa lớn ở Sài Gòn Trong đó, đồn Cây Mai được quân Pháp xây dựng vào khoảng đầu năm 1860: “Người Tây dương bèn tràn vào sông nhổ cừ sách, lên bộ dòm vào lũy Rồi lại đến đóng ở chùa Mai Sơn, thôn Phú Giáo chiếm giữ.” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2002, tập 7, tr.649) Đây là vị trí chiến lược quan trọng nhất đối với Pháp vì nó tạo điều kiện an toàn để kết nối với Hoa kiều ở vùng Chợ Lớn Bên cạnh đó, Pháp lập đồn ở chùa Khải Tường, chùa Kiểng Phước 1 và đền Hiển Trung để củng cố tuyến đường nối trung tâm Sài Gòn với khu vực Chợ Lớn

Trong thời gian Pháp củng cố phòng tuyến “các đền chùa” thì lực lượng của Tôn Thất Cáp gần như án binh bất động, chỉ có các đợt tấn công nhỏ lẻ vào phòng tuyến của Pháp nhưng không hiệu quả Trận đột kích chùa Kiểng Phước vào tháng 6-1860 là trận đánh lớn cuối cùng của quân triều Nguyễn trước khi

1 Pháp gọi đây là đồn Barbes vì một đại úy bộ binh đóng tại đây bị quân triều Nguyễn phục kích chặt đầu (Dẫn theo Thái Hồng, 2001, tr.284)

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:19