1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ký sinh trùng y học

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ký Sinh Trùng Y Học
Tác giả Nguyễn Thị Hương Bình
Trường học ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Vi Sinh Và Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn
Thể loại Đại Cương
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 3,52 MB

Cấu trúc

  • 1.3. Các hình thức ký sinh (11)
  • 1.4. Vật chủ (ký chủ) (14)
  • KÝ SINH TRÙNG: ở đâu? (16)
  • KY SINH TRÙNG: Đường xâm nhập? (17)
    • II. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ (18)
  • KÝ SINH TRÙNG (18)
    • 2.1. Đặc điểm hình thái (19)
    • 2.1. Đặc điểm hình thái (20)
    • 2.2. Đặc điểm về sinh sản (22)
    • 2.3. Phân loại KST (23)
  • Ký sinh trùng thuộc giới động vật (23)
  • Ký sinh trùng nấm (23)
    • 2.4. Cách ghi danh pháp, đặt tên KST (29)
    • 3.1. Đặc điểm sinh lý của Ký sinh trùng (31)
    • 3.2. Chu kỳ phát triển của KST (33)
      • 3.2.1. Phân loại chu kỳ (6 kiểu chu kỳ) (34)
      • 3.2.2. Một số chu kỳ phát triển của giun sán (37)
  • Chu kỳ của sán dây – (II) (39)
  • Chu kỳ ấu trùng sán lợn – (II) (40)
  • Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn – (III) (41)
    • 4. Quá trình sinh bệnh học – đáp ứng miễn dịch (42)
      • 4.2 Đáp ứng miễn dịch của vật chủ với KST (43)
        • 4.2.1. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) (43)
    • 5. Dịch tễ học bệnh KST (44)
      • 5.1. Đặc điểm bệnh học KST (45)
      • 5.1. Đặc điểm bệnh học KST (tiếp) (46)
      • 5.1. Đặc điểm bệnh do KST (tiếp) (48)
    • 6. Chẩn đoán bệnh KST (49)
    • 7. Điều trị bệnh KST (50)
    • 8. Phòng chống bệnh KST (51)
    • 9. Bệnh KST ở Việt Nam và Phòng chống (52)

Nội dung

1 ký sinh trùng y học 1 ký sinh trùng y học 1 ký sinh trùng y học 1 ký sinh trùng y học 1 ký sinh trùng y học 1 ký sinh trùng y học 1 ký sinh trùng y học

Các hình thức ký sinh

Thời gian phát triển trong vật chủ (người)

- KST tạm thời: sống tạm thời ở vật chủ để lấy thức ăn

(người là vật chủ tạm thời của muỗi).

- KST vĩnh viễn: sống suốt đời hoặc một thời gian dài trên vật chủ (người là vật chủ vĩnh viễn của giun đũa).

1.3 Các hình thức ký sinh

- KST đơn ký sinh (đơn thực): KST chỉ có 1 loài vật chủ

- KST đa ký sinh đa thực): KST có nhiều loại vật chủ

1.3 Các hình thức ký sinh

Vật chủ (ký chủ)

Sinh vật bị KST sống nhờ, ở đó KST tồn tại và nhân lên.

 Vật chủ chính – vật chủ vĩnh viễn: Chứa KST ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn phát triển hữu tính (Muỗi Anopheles – KSTSR; Người – giun móc, mỏ)

 Vật chủ phụ - vật chủ trung gian: Chứa KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn sinh sản vô tính (Người – KSTSR;

Muỗi Aedes – giun chỉ) – Một KST có thể có 1-2 vật chủ trung gian

 Vật chủ ngõ cụt: KST không phát triển được nữa.

Cả vật chủ chính và vật chủ trung gian đều có thể được coi là ổ chứa bệnh (reservoir)

Phân biệt vật chủ trung gian với trung gian truyền bệnh

 Vật chủ phụ - vật chủ trung gian: Chứa KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn sinh sản vô tính

 Trung gian truyền bệnh (vector): là sinh vật mang KST và truyền KST từ người này sang người khác – Trung gian truyền bệnh có thể là vật chủ trung gian và ngược lại.

+ Vector sinh học: có sự phát triển của mầm bệnh trong cơ thể vector (đồng thời là vật chủ trung gian) + Vector cơ học: không có sự phát triển của mầm bệnh trong cơ thể - sinh vật trung gian truyền bệnh.

KÝ SINH TRÙNG: ở đâu?

Thực phẩm Động vật: hoang và vật nuôi

KY SINH TRÙNG: Đường xâm nhập?

KÝ SINH TRÙNG

Đặc điểm hình thái

 Hình thể, cấu tạo các cơ quan bên trong

 Kích thước bên ngoài và các cơ quan

 Kích thước của các gen đặc trưng

 Trình tự các nucleotit và các axit amin

Đặc điểm hình thái

Về hình thể, kích thước:

- Kích thước: thay đổi tùy loài, tùy giai đoạn phát triển như trứng sán dây chỉ cỡ vài μm nhưng sán trưởng thành dài hàng mét.

- Hình thể: khác nhau tùy loại, tùy giai đoạn phát triển như KST sốt rét ở hồng cầu có lúc hình nhẫn, lúc hình hoa nhiều cánh.

- Màu sắc KST: có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí ký sinh và môi trường như chấy ở đầu thì đen hơn rận ở quần áo.

Về cấu tạo cơ quan:

₋ Thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh.

₋ Những bộ phận không cần thiết thoái hóa (giun đũa không có cơ quan vận động).

₋ Cơ quan thực hiện chức năng tìm, bám vào vật chủ, chiếm thức ăn vật chủ rất phát triển như của muỗi, ấu trùng giun móc, bộ phận chích hút sinh chất (vòi muỗi, bao miệng của giun móc) phát triển

₋ Cơ quan sinh sản cũng rất phát triển.

Đặc điểm về sinh sản

+ Phân đôi: từ một tế bào mẹ phân thành hai tế bào con như amip, trùng roi

+ Phân liệt: từ 1 tế bào mẹ thành nhiều tế bào con, KSTSR

+ Lưỡng giới: một cá thể có hai bộ phận sinh dục đực và cái (sán lá gan, sán dây…)

+ Hữu giới: giữa cá thể đực và cái (giun đũa, giun tóc ) + Kết hợp giữa giao bào đực và cái: KST sốt rét.

 Sự luân phiên sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính: sán lá, một số loài sán dây, KST sốt rét, Toxoplasma sp….

Ký sinh trùng thuộc giới động vật

- Cử động bằng chân giả (Rhizopoda): Các loại amip.

- Cử động bằng roi (Flagellata): Các loại trùng roi.

- Cử động bằng lông (Ciliata): Trùng lông Balantidium coli

- Không có bộ phận vận động: Trùng bào tử (Sporozoa )

- Chân đốt -tiết túc (Arthropoda).

Ký sinh trùng nấm

Cách ghi danh pháp, đặt tên KST

 Tên thông thường: Giun đũa: dân gian - giun đũa, lải, sán đũa…

 Tên khoa học: Danh pháp quốc tế bao gồm tên giống và tên loài Ascaris lumbricoides (giống Ascaridae, loài lumbricoides

Cách đặt tên ký sinh trùng

- Sự tiến hóa: Đơn bào – Protozoa

- Hình thể: Sán lá, Sán dây, Giun móc, Giun lươn, kim…

- Kích thước: Muỗi SR – Anopheles minimus (minima: nhỏ)

- Hình dạng: Amip (Amoeba: không hình)

- Dựa vào vật chủ ký sinh: Ascaris suum (sius: lợn)

- Dựa vào vị trí ký sinh: Fasciola hepatica (hepati: gan)

- Tên địa phương tìm: Anopheles philippinesis (Philippine)

- Tên người tìm: giun chỉ Wuchereria bancrofti

3.Đặc điểm sinh học, sinh thái học

 Đặc điểm sinh lý học

 Đặc điểm sinh thái học

 Chu kỳ phát triển (vòng đời)

Đặc điểm sinh lý của Ký sinh trùng

 Dinh dưỡng và chuyển hoá của KST:

Nguồn dinh dưỡng của KST chủ yếu dựa vào sự chiếm chất dinh dưỡng của vật chủ: gluxit, protit, lipit, vitamin…

Yếm khí (nội KST): Oxy được cung cấp nhờ các men chuyển hoá thức ăn, hoặc VK cộng sinh.

Các chất chuyển hoá thừa sau khi chiếm thức ăn từ vật chủ được thải ra đều là những chất độc gây nhiễm độc vật chủ.

3.1 Đặc điểm sinh lý của Ký sinh trùng

Mỗi loài đều có tuổi thọ riêng ngay cả với những loài động vật bậc thấp có phương thức sinh sản vô giới tưởng chừng như vô hạn Vì thế một số bệnh KST sẽ tự hết nếu không bị tái nhiễm.

Ví dụ: giun kim sống khoảng một tháng, giun đũa khoảng một năm.

Trong thời gian này nếu không bị tái nhiễm (nghĩa là cắt đứt được vòng đời phát triển của chúng) thì cơ thể người sẽ tự sạch giun.

Chu kỳ phát triển của KST

Quá trình phát triển của KST từ giai đoạn non như trứng hoặc ấu trùng đến trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản.

 Chu kỳ đơn giản: chỉ cần một vật chủ (giun đũa người).

 Chu kỳ phức tạp: cần từ 2 vật chủ trở lên (KST SR: người và muỗi; sán dây lợn: người và lợn) Chu ky cần nhiều vật chủ: sán lá gan nhỏ (nước, ốc, cá, người…) Chu kỳ qua nhiều sinh vật, không có giai đoạn ngoại cảnh như giun xoắn (lợn, chuột, người)

 Chu kỳ ngoại cảnh/ngoại giới: giun đũa, giun tóc, móc(đất, người)

3.2.1 Phân loại chu kỳ (6 kiểu chu kỳ)

 Kiểu chu kỳ 1- Người – Ngoại cảnh – Người (thường là giun truyền qua đất): giun đũa (Ascaris lumbricoides), Giun tóc (Trichuris trichiura), amip gây bệnh (Entamoeba histolytica), trùng roi (Giacdia lamblia)…

 Kiểu chu kỳ 2 – Người – môi trường – vật chủ trung gian – người: sán lá nhỏ (Clonorchis sinensis), sán lá phổi (Paragonimus westermani), sán dây (Taenia)…

3.2.1 Phân loại chu kỳ (6 kiểu chu kỳ)

 Kiểu chu kỳ 3 Người – môi trường – vật chủ trung gian – môi trường – người: sán máng (Shitosoma), sán lá ruột (Fasciola buski)…

 Kiểu chu kỳ 4 - Người – vật chủ trung gian – môi trường – người : Ví dụ chu kỳ của đường roi đường máu (Trypanosoma cruzi).

3.2.1 Phân loại chu kỳ (6 kiểu chu kỳ)

 Kiểu chu kỳ 5 – Người – vật chủ trung gian - người : giun chỉ, KST sốt rét.

* Kiểu chu kỳ 6 – Người - Người : Trùng roi âm đạo, ghẻ.

Chu kỳ phát triển của giun đũa – (I)

→ Từ lúc người nuốt trứng -> con trưởng thành 2-3 tháng, sống 1-2 năm

3.2.2 Một số chu kỳ phát triển của giun sán

Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ - (I)

Chu kỳ sống: 4-5 tuần Trứng: 9000 -30.000/ngày Ký sinh ở tá tràng

Người nhiễm giun mất 0,02-0,1ml máu/ngày.

Chu kỳ của sán dây – (II)

- Sau 2 tháng: có nang trong cơ.

- Sau 60-72 ngày có đốt sán già

Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn – (III)

Quá trình sinh bệnh học – đáp ứng miễn dịch

 Chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ:

Có thể là chất đã được tiêu hoá như dưỡng chấp, hoặc là chất đã chuyển hoá như máu, dịch tế bào, dịch mô…

 Gây độc cho vật chủ:

Bằng chất đã chuyển hoá tiết ra hoặc chất thải của KST

 Gây hại do tác động cơ học:

Giun đũa gây tắc ruột, tắc ống mật, ấu trùng sán lợn chèn ép não gây động kinh, hoặc che lấp đồng tử gây mù…

 Mở đường cho vi khuẩn gây bệnh:

Qua vết xước, vết loét bên ngoài/ bên trong cơ thể vật chủ như giun kim gây viêm ruột thừa, giun đũa gây áp xe gan.

 Làm tăng tính thụ cảm của vật chủ với nhiễm khuẩn

4.2 Đáp ứng miễn dịch của vật chủ với KST

4.2.1 Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh).

Một loài KST chỉ ký sinh được ở một số vật chủ nhất định, ví dụ: người chỉ nhiễm KST sốt rét người mà không nhiễm KST sốt rét chuột, gà… và ngược lại.

 Mi ễ n d ị ch t ự nhiên t ươ ng đ ố i : o Phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vật chủ và yếu tố của tự nhiên môi trường vật chủ tồn tại o Vai trò của TB, mô nhất là lách, ví dụ: khỉ không nhiễm KST sốt rét người, nhưng sau cắt lách khỉ có thể bị nhiễm o Điều kiện sống, ví dụ: các loài động vật ăn cỏ trong tự nhiên không nhiễm giun xoắn nhưng trong thực nghiệm có thể. Đáp ứng miễn dịch với KST thường không đặc hiệu.

Dịch tễ học bệnh KST

Nghiên cứu dịch tễ là nội dung quan trọng nhất của KST học nhất là trong phòng chống bệnh KST, nghiên cứu bao gồm:

Mối liên quan giữa: Người mang bệnh, mầm bệnh và con đường lây truyền (môi trường, vật chủ trung gian)

1 Nguồn chứa/ mang mầm bệnh (tác nhân gây bệnh).

2 Đường KST thải ra môi trường hoặc vào vật khác.

3 Đường xâm nhập của KST vào vật chủ, sinh vật.

4 Khối cảm thụ (con người)5 Các yếu tố khác (gián tiếp)

5.1 Đặc điểm bệnh học KST

Bệnh phổ biến theo vùng: Vùng nhiệt đới nóng ẩm Hình thức và điều kiện lan tràn bệnh do KST:

- Khuyếch tán chủ động: KST thường vận động từ nơi này đến nơi khác như muỗi di chuyển tự nhiên.

- Khuyếch tán thụ động: nhờ vào điều kiện tự nhiên: gió, nước chảy KST phát tán xa hơn, nguy hiểm hơn. Điều kiện lan tràn của bệnh KST:

+ Phải có ổ dịch tự nhiên.

+ Phải có vật chủ thích hợp và đầy đủ cho từng loại.

+ Phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

+ Tập quán và môi trường sinh sống của con người.

5.1 Đặc điểm bệnh học KST (tiếp)

• Thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh, lui bệnh và sau khi khỏi bệnh, tùy bệnh có một số tính chất riêng.

• Diễn biến dần dần, tuy có thể có cấp tính và ác tính.

• Bệnh thường mang tính chất vùng (vùng lớn hoặc vùng nhỏ) liên quan mật thiết với các yếu tố địa lý, thổ nhưỡng…

• Bệnh thường gắn chặt với điều kiện kinh tế - xã hội.

• Bệnh có ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa – tập quán – tín ngưỡng – giáo dục.

• Bệnh liên quan trực tiếp với y tế, sức khỏe công cộng

5.1 Đặc điểm bệnh học KST (tiếp)

Hội chứng ký sinh trùng

- Hội chứng thiếu, suy giảm dinh dưỡng

- Hội chứng não – thần kinh.

- Hội chứng tăng bạch cầu ưa acid

5.1 Đặc điểm bệnh do KST (tiếp)

Diễn biến của hiện tượng ký sinh, bệnh ký sinh trùng những có thể xảy ra các trường hợp:

➢ Ký sinh trùng tồn tại nhưng không phát triển.

➢ Ký sinh trùng phát triển hoàn tất chu kỳ hoặc một số giai đoạn của chu kỳ và tiếp tục phát triển trong cơ thể vật chủ.

➢ Vật chủ bị ký sinh không bị bệnh hoặc chưa biểu hiện bệnh hoặc bị bệnh (nhẹ, nặng hoặc có thể tử vong).

Điều trị bệnh KST

Tiêu diệt hoặc tống KST ra khỏi cơ thể BN nhưng đôi khi chỉ nhằm đạt mức giảm cường độ nhiễm, làm bớt nguy hiểm và bớt thải mầm bệnh ra môi trường

 Nguyên tắc: Điều trị đặc hiệu, toàn diện, hàng loạt

- Chẩn đoán chính xác trước khi điều trị:

- Chọn thuốc đặc hiệu ít độc, có tác dụng rộng cho người bệnh (điều trị đa nhiễm KST):

- Kết hợp với phòng bệnh, chống tái nhiễm và ô nhiễm môi trường:

- Thành viên GĐ người bệnh và tập thể/ cộng đồng.

Phòng chống bệnh KST

- Quy mô rộng lớn: bệnh xã hội, phổ biến, nhiều người mắc, dễ lây lan.

- Thời gian lâu dài, và có kế hoạch bệnh KST thường kéo dài, tái nhiễm liên tiếp.

- Kết hợp nhiều biện pháp.

- Lồng ghép với các chương trình, dịch vụ y tế khác.

- Xã hội hóa, cộng đồng tự giác tham gia.

- Kết hợp với ngành Thú y (bệnh truyền từ động vật sang người)

Bệnh KST ở Việt Nam và Phòng chống

 Khí hậu nhiệt đới, tập quán, vệ sinh môi trường rất thích hợp cho sự phát triển và lây nhiễm các mầm bệnh KST ở Việt Nam

 Bệnh giun truyền qua đất, trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh sản được coi là nhóm đích.

 Một số địa phương, người dân có phong tục tập quán ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, cua nướng và rau thủy sinh không nấu chín … yếu tố nguy cơ gây bệnh sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trúng sán lợn, giun xoắn…trong cộng đồng

9 Bệnh KST ở Việt Nam và Phòng chống

 Đa số bệnh KST ở người có nguồn gốc từ môi trường, vật nuôi, thú hoang dã, bệnh tồn tại dai dẳng khó diệt trừ mầm bệnh triệt để

 Hoạt động PC giun sán được tài trợ bởi Bộ Y tế, WHO, ngân hàng ADB…

 Các dự án: Dự án PC giun sán Bộ Y tế, Dự án WHO, dự án bổ sung Vit A và tẩy giun cho trẻ kết hợp với chương trình PC SDD trẻ em, dự án PC các bệnh TN tiểu vùng sông Mê Kông, dự án Quốc gia loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết

Ngày đăng: 12/09/2024, 13:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình tháiMor pho lo gy Chu kỳ sốngLife cycle Sinh bệnh  họcPathogenesis Chẩn đoánDiagnosis Điều trịTreatment Truyền bệnhTransmission Phòng chốngPrevention - ký sinh trùng y học
Hình th áiMor pho lo gy Chu kỳ sốngLife cycle Sinh bệnh họcPathogenesis Chẩn đoánDiagnosis Điều trịTreatment Truyền bệnhTransmission Phòng chốngPrevention (Trang 5)
w