Báo cáo lý sinh nhóm 1 nhóm kst 4 Báo cáo lý sinh nhóm 1 nhóm kst 4 Báo cáo lý sinh nhóm 1 nhóm kst 4 Báo cáo lý sinh nhóm 1 nhóm kst 4
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1 Chuẩn bị túi da ếch
- Mỗi nhóm bắt hai con ếch, dung kim chọc tủy ếch cho ếch bất động Cẩn thận lấy da ở hai chân sau của ếch sao cho không bị thủng để làm các túi da ếch
- Dùng chỉ buộc một đầu của những túi da ếch đã chuẩn bị trên vào các ống thủy tinh hình trụ, còn đầu kia buộc túm lại Cho dung dịch sinh lý vào túi để kiểm tra xem túi có bị rò rỉ không.
- Dùng hai chiếc, một để nguyên, chiếc kia lộn ngược lại cho biểu mô vào trong rồi ngâm vào dung dịch sinh lý cho da ếch giữ nguyên trạng thái sinh lý bình thường Hai chiếc còn lại làm như trên nhưng ngâm trong cồn 96 với thời gian là 20 phút nhằm giết chết da ếch.
- Đổ dung dịch sinh lý đi và vớt hai chiếc túi da ếch ngâm trong cồn ra rồi cho 5 ml dung dịch xanh methylene 0,05% vào và nhúng các túi này vào các cốc đựng một lượng 100 ml dung dịch sinh lý bằng nhau
Chú ý sao cho mức xanh methylene trong túi cao bằng mức dung dịch sinh lí trong cốc.
2 Quan sát hiện tượng thấm của xanh methylene qua các túi da ếch Đặt các cốc có túi da ếch trên vao bình ổn nhiệt độ trong 40 phút Sau đó nhận xét bằng mắt thường xem xanh methylene khuyếch tán từ trong ra ngoài theo chiều nào: từ mô liên kết ra biểu mô hay ngược lại từ biểu mô ra mô liên kết? Đồng thời so sánh với những túi đã ngâm trong cồn xem có nhận xét gì, ghi các nhận xét vào vở và báo cáo kết quả với cán bộ hướng dẫn thực hành.
3 Định lượng xanh methylene đã thấm qua da ếch - Dựng đồ thị chuẩn
Sau khi đặt các túi da ếch vào bình ổn nhiệt, trong khi chờ đợi kết quả, nhanh nhóng chuẩn bị các dung dịch xanh methylene có các nồng độ: 0,002; 0,004; 0,006; 0,008; 0,01; 0,02% trong dung dịch sinh lí Dùng máy so màu xác định mật độ quang học (D) của các dung dịch vừa pha Dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang học vào nồng độ, ta có đồ thị chuẩn.
- Xác định lượng xanh methylene đã thấm qua da
Sau 40 phút (hoặc lâu hơn nếu có thời gian) nhấc bỏ các túi da ếch ra khỏi các cốc, dùng đũa thủy tinh khuấy đều dung dịch trong cốc rồi đem xác định mật độ quang học trên máy so màu,Dựa vào đồ thị chuẩn xác định nồng độ xanh methylene đã thấm qua da ra ngoài.
KẾT QUẢ Bình 1: Túi da ếch để nguyên và được ngâm trong dung dịch sinh lý.
Có xanh methylene thấm ra ngoài nhưng rất ít.
Bình 2: Túi da ếch lộn ngược và được ngâm trong dung dịch sinh lý.
Không thấy thấm xanh methylene ra ngoài.
Bình 3: Túi da ếch lộn ngược và được ngâm trong cồn.
Thấy thấm xanh methylene ra ngoài.
Bình 4: Túi da ếch để nguyên và được ngâm trong cồn.
Thấy thấm xanh methylene ra ngoài.
BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN - Kết quả Bình 1: Lớp da ếch giữ nguyên bị xanh methylene thấm qua vì: lớp mô liên kết của ếch có tính kiềm yếu các chất này không bị phân li thành các ion, chúng cũng không bị hấp thu mạnh nên dễ dàng khuyết tán qua lớp biểu mô Tuy nhiên thời gian ngắn nên lượng xanh methylene thấm qua chưa nhiều.
Bình 2: Da lộn ngược không thấm vì: lớp biểu mô do có tính acid nên các chất bị phân li và hấp thụ mạnh, do đó chúng không có khả năng khuyếch tán theo chiều ngược lại
Bình 3+4 : Vì khi ngâm trong cồn các tết bào biểu mô và mô liên kết đều bị phá hủy nên xanh methylene dễ dàng thấm qua 2 lớp trên để ra ngoài dung dịch sinh lý.
+ Với cấu tạo của da ếch, lớp tế bào biểu mô bên ngoài là lớp có tính hấp thụ cao và có tính acid yếu Ngược lại, lớp mô liên kết có tính chất hấp thụ yếu và tính kiềm yếu.
+ Với dung dịch kiềm yếu xanh methylen thì lớp tế bào biểu mô và lớp mô liên kết có tính hấp thụ khác nhau Vì:
Tế bào biểu mô có tính hấp thụ cao và acid yếu sẽ hấp thụ mạnh dung dịch kiềm yếu xanh methylen và đưa dung dịch ra ngoài.
Lớp mô liên kết có tính hấp thụ yếu và kiềm yếu nên không hấp thụ tốt dung dịch xanh methylen mà lớp mô liên kết sẽ hấp thụ và giữ lại.
→ Như vậy, tính thấm của da ếch từ trong ra ngoài tế bào cao hơn tính thấm từ ngoài vào trong.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT- Chúng ta biết màng tế bào có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của tế bào
U.B.Frank – một nhà lý sinh nổi tiếng đã nói rằng: “Mọi hoạt động sống đều diễn ra trên
“sân khấu” – màng” Màng ở đây được hiểu theo một ý nghĩa rộng, gồm các loại màng có mặt ở bên trong tế bào (màng nội bào) và màng sinh chất, màng bao quanh tế bào.
- Màng sinh chất giữ nhiệm vụ bảo vệ, trao đổi thông tin và vật chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài Tế bào hồng cầu là một đối tượng điển hình để chúng ta nghiên cứu cấu tạo, tính chất và chức năng của màng tế bào
2 Màng tế bào hồng cầu
- Trên hình là hình ảnh chung về tế bào hồng cầu người quan sát qua kính hiển vi điện tử Tế bào hồng cầu có bề mặt lõm để tăng diện tích tiếp xúc với môi trường ngoài Hồng cầu trưởng thành là một loại tế bào không nhân
Cấu tạo màng tế bào hồng cầu, nhìn chung giống như màng sinh chất của các loại tế bào khác, gồm các protein màng tế bào – lớp lipit kép – protein khảm vào nhau Có một điểm khác biệt là ở bề mặt bên trong màng tế bào hồng cầu tồn tại một mạng lưới vật chất có nguồn gốc là protein dạng sợi và được gọi là spectrin Spectrin chiếm một tỉ lệ là 30% tổng số protein của màng và là phức hợp của hai sợi polypeptit có trọng lượng phân tử khoảng 220.000 – 240.000Da (dalton) Cùng với một vài loại protein khác, spectrin tham gia vào quá trình biến đổi hình dạng hồng cầu thông qua việc co ngắn hay duỗi dài dạng sợi của mình Bằng cách đó tế bào hồng cầu có thể biến đổi hình dạng giúp cho nó đi qua được các mao mạch nhỏ li ti, ở khắp cơ thể Đặc biệt là ở lách, những tế bào hồng cầu đã già hoặc bị thoái hóa chức năng, khả năng đàn hồi co giãn các sợi spectrin kém, không có khả năng đi qua mao mạch kiểm soát của cơ quan màng và bị lách tiêu hủy
- Ở trạng thái sinh lí bình thường, màng hồng cầu khá bền vững Thể tích của tế bào thường không thay đổi và được điều tiết bởi tỉ lệ lượng các chất hòa tan bên trong và bên ngoài tế bào Chúng ta biết, lượng các ion của các muối hòa tan trong tế bào là một hằng số ổn định Do đó thể tích tế bào phụ thuộc vào lượng ion của môi trường bên ngoài.
2 Môi trường của tế bào hồng cầu
- Chúng ta biết có ba loại môi trường: môi trường ưu trương, môi trường đẳng trương và môi trường nhược trương
- Màng tế bào hồng cầu bền trong môi trường đẳng trương Trong môi trường ưu trương, tế bào nhăn nhúm lại do chịu tác động của áp suất thẩm thấu từ bên ngoài vào Còn trong môi trường nhược trương thì tế bào trương phồng lên và màng của nó bị bung ra do chịu tác động của một lực gây ra bởi áp suất thẩm thấu từ bên trong làm cho lượng nước trong tế bào ngày càng tăng cao và cuối cùng giải phóng các chất từ nội bào ra bên ngoài.
- Độ bền của màng hồng cầu chính là nồng độ dung dịch muối trong môi trường nhược trương, tại đó không xảy ra hiện tượng tế bào hồng cầu bị huyết tiêu.
- Trong bài thực tập này, chúng ta tìm hiểu phản ứng khác nhau của tế bào động vật (hồng cầu) khi tiếp xúc với ba môi trường nêu trên và xác định độ bền của màng hồng cầu.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1 Lấy mẫu tế bào hồng cầu- Lấy máu gà vào ống chống đông Rửa tế bào hồng cầu bằng cách quay li tâm (3000 vòng/phút trong 3 phút) máu chống đông trong dung dịch sinh lý PBS 90 o /oo (có pH 7,4) ba lần để loại huyết tương và thu tế bào máu.
- Trước khi li tâm dùng ống hút sục nhẹ nhàng cho hồng cầu phân bố đều trong dung dịch, tránh bị vỡ Sau lần li tâm thứ ba, phân tán đều hồng cầu trong dung dịch PBS nói trên sao cho có mật độ là 5.10 6 tế bào/ml.
2 Xác định độ bền của màng tế bào hồng cầu
- Chuẩn bị 10 ống li tâm, đánh số từ 1 đến 10 Pha dung dịch NaCl 1% với nước cất theo tỉ lệ như bảng dưới đây: Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nồng độ dung dịch NaCl cần pha
Thể tích dung dịch NaCl 1%
Thể tích nước cất (ml)
- Sau đó thêm vào mỗi ống nghiệm 1ml dịch hồng cầu đã chuẩn bị trên Để các ống nghiệm vào máy li tâm ở chế độ 3000 vòng/phút Sau khi li tâm, quan sát màu của dịch
Màu đỏ là màu của huyết sắc tố thoát ra sau khi màng tế bào hồng cầu bị vỡ Nồng độ thấp nhất của các ống không có màu đỏ là giới hạn bền của màng tế bào hồng cầu.
KẾT QUẢ THỰC HÀNHHình ảnh trước khi ly tâm Hình ảnh sau khi ly tâm
Nồng độ dung dịch NaCl sau khi pha
GIẢI THÍCH VÀ KẾT LUẬN 1 Giải thích- Do nồng độ NaCl trong môi trường nhiều hơn so với trong tế bào hồng cầu làm cho nước đi vào làm thể tích tế bào tăng, chúng trương phồng lên rồi bị vỡ ra và giải phóng các chất ra ngoài môi trường gây ra hiện tượng huyết tiêu
- Lượng nước đi vào các ống nghiệm tăng dần từ ống 1 đến ống 10 (vì nồng độ NaCl giảm dần từ ống 1 đến ống 10 và thể tích ở mỗi ống nghiệm không đổi) nên các tế bào trong ống 10 bị vỡ nhiều nhất làm cho dung dịch có màu đậm nhất Ngược lại ở ống 4 tuy nước đi từ môi trường vào trong tế bào nhưng chưa đủ để gây ra hiện tượng huyết tiêu tức là tế bào hồng cầu trương lên tới mức tối đa nhưng chưa vỡ
→ Nồng độ nhược trương lớn nhất chưa đủ gây ra hiện tượng huyết tiêu là 0,4%
- Các ống 1,2,3,4,5,6,7 hồng cầu không bị vỡ ra lắng xuống đáy làm cho dung dịch có màu trong suốt Khi ly tâm, tế bào hồng cầu nguyên vẹn và tế bào hồng cầu bị vỡ sẽ bị lắng xuống dưới đáy Tuy nhiên tế bào hồng cầu bị vỡ có kích thước nhỏ dễ khuếch tán nên tạo ra màu đỏ của dung dịch Càng nhiều tế bào hồng cầu bị vỡ, lượng tế bào khuếch tán càng nhiều và dung dịch có màu càng đậm Trong khi tế bào hồng cầu nguyên vẹn lắng đọng dưới đáy và không khuếch tán được do quá trình ly tâm
- Màng tế bào hồng cầu bền trong môi trường đẳng trương.
- Trong môi trường ưu trương, tế bào nhăn nhúm lại do chịu tác động của áp suất thẩm thấu từ bên ngoài vào.
- Trong môi trường nhược trương, tế bào trương phồng lên và màng của nó bị bung ra do chịu tác động của một lực gây ra bởi áp suất thẩm thấu từ bên trong làm cho lượng nước trong tế bào ngày càng tăng cao và cuối cùng giải phóng các chất từ nội bào ra bên ngoài.
ĐO KÍCH THƯỚC TẾ BÀO TRÊN KÍNH HIỂN VIGIỚI THIỆU NỘI DUNG THỰC HÀNHTế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống và nó thường được gọi là những viên gạch đầu tiên tạo nên sự sống Vì thế nên việc nghiên cứu về tế bào vẫn luôn là vấn đề khoa học vô cùng quan tâm.
Với bài thực hành này chúng ta bắt đầu với việc sử dụng kính hiển vi để quan sát và đo kích thước tế bào từ đó giúp chúng ta hiểu biết hơn về chúng.
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Muốn đo kích thước của những vạch nhỏ đang quan sát dưới kính hiển vi như hạt phấn hoa, tế bào hay kích thước sợi bông, sợi tóc… phải đo một cách gián tiếp thông qua một thước đo khác được gắn vào thị kính của kính hiển vi Thước đo đó được gọi là trắc vi thị kính
- Loại đơn giản: là một miếng kính hình tròn, ở giữa có một vạch dài 5 mm được chia ra làm 50 khoảng cách đều nhau Khi sử dụng được đặt vào một cái gờ giữa hai thấu kính của thị kính
Phổ biến trong các phòng thí nghiệm là loại AM-9-2
Cấu tạo từ một thị kính 15x, một hệ thống chia vạch để đo
Hệ thống chia vạch gồm một kính phẳng cố định, khắc các vạch cách đều nhau từ 0 đến 8
Một kính di động có khắc hai vạch chéo nhau đi kèm với hai vạch song song, gắn liền với một trống chia độ bên ngoài Xung quanh vòng tròn trống chia độ chia thành 100 vạch bằng nhau Khi vặn trống chia độ hết một vòng (đi hết 100 vạch) thì sẽ làm dịch chuyển 1 vạch trên kính cố định (dịch được 1 mm ) Như vậy mỗi vạch trên trống chia độ tương ứng với 1/100 vạch ở kính cố định
2 Thước đo vật kính - Thước đo vật kính là một phiến kính có kích thước 26 x 76 x15 mm Ở chính giữa của phiến kính có khắc một thước đo dài 1 mm thành 100 vạch bằng nhau Chiều dài của mỗi vạch là 0,01 mm (10m) Thước đo này được bảo vệ bởi một miếng kính nhỏ, tròn bằng cách gắn lên trên thước đo Xung quanh thước đo được đánh dấu bằng một vòng tròn màu đen
Thước này đặt lên bàn kính hiển vi để xác định độ dài của mỗi vạch chia trên thước đo thị kính được dùng để đánh dấu khoảng cách, hoặc kích thước vật muốn đo.
- Muốn đo kích thước của vật hiển vi dưới kính hiển vi ở độ phóng đại nào đó, phải xác định chiều dài (tính ra m) của mỗi khoảng cách trên thước đo thị kính khi quan sát ở độ phóng đại ấy
Đặt thước đo vật kính vào bàn kính hiển vi
Điều chỉnh vạch đầu tiên của thước đo thị kính trùng với vạch đầu tiên của thước đo vật kính
Đếm khoảng của thước đo thị kính vừa vặn trùng với bao nhiêu khoảng của thước đo vật kính
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tế bào A00 Fern Rhizome
- Thước đo thị kính AM-9-2
IV CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1: Quan sát tế bào trên tiêu bản - Bước 2: Tiến hành đo kích thước của 10 tế bào ở các vị trí khác nhau trên tiêu bản bằng cách đo sử dụng máy đo gắn với máy vi tính
- Bước 3: Tiến hành đổi đơn vị đo của 10 tế bào - Bước 4: Sử dụng quy tắc toán thống kê tính kích thước trung bình của tế bào
1 Kết quả đo theo đơn vị trường nhìn (pixel) của tiêu bản A00 Fern Rhizome
2 Quy đổi sang μmm : (10X + camera 1280 960 )
BÀN LUẬN KẾT QUẢTiêu bản A00 Fern Rhizome Kích thước tế bào trung bình ( )x
Phương sai mẫu hiệu chỉnh ( )s 2 Độ lệch chuẩn σ
TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005- Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002
XÁC ĐỊNH THẾ DEZTA CỦA TẾ BÀO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI ĐIỆN DITÓM TẮT NỘI DUNG THỰC HÀNHỨng dụng phương pháp vi điện di để xác định thế Dezta của tế bào nấm men.
Nguyên lý của phương pháp vi điện di là sử dụng nguồn điện một chiều làm cho tế bào chuyển động Quan sát sự chuyển động của tế bào dưới kính hiển vi và xác định tốc độ di động (v) của chúng để tính giá trị thế ζ.
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT
● Điện di là sự chuyển động của pha phân tán so với môi trường phân tán dưới tác dụng của điện trường không đổi.
- Ví dụ: Trong hệ dị thể gồm các tế bào nấm men và môi trường sống của chúng thì các tế bào được coi là pha phân tán, nó sẽ chuyển động khi có tác dụng của dòng điện một chiều bên ngoài so với môi trường sống của nó – môi trường phân tán
- Tế bào có thể di chuyển định hướng được vì chúng có điện tích bề mặt Bề mặt tích điện dương => chuyển động về phía cực âm của điện trường ngoài và ngược lại
- Vi điện di là sự chuyển động của các pha phân tán về phía điện cực trái dấu với điện tích bề mặt của chúng.
● Trên bề mặt của pha phân tán có điện tích là do 2 nguyên nhân cơ bản:
- Do khả năng hấp phụ các ion lên bề mặt.
● Xét bề mặt hạt keo và dung dịch có điện tích như nhau nhưng ngược dấu - Ion tạo thế: những ion bám chặt trên bề mặt hạt
- Ion đối: ion ngược dấu được chuyển vào dung dịch hoặc tồn tại trong dung dịch Càng xa bề mặt các ion tạo thế, lượng ion phân bố càng thưa.
- Do lực hút tĩnh điện giữa hai loại ion tạo thế và ion nghịch đã tạo nên trên bề mặt hạt một lớp điện kép Chiều dày lớp điện kép phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch, điện tích của hạt và nhiệt độ môi trường, biến thiên từ vài Åđến vài μm.m.
- Lớp hấp phụ: Lớp chất lỏng của môi trường có các ion nghịch bám quanh bề mặt hạt, chuyển động cùng với hạt dưới tác động của điện trường ngoài
- Lớp khuếch tán: Lớp chất lỏng của môi trường ion nghịch còn lại
● Khi hạt chuyển động trong điện trường giữa lớp hấp phụ và lớp khuếch tán xuất hiện một bước nhảy điện thế Điện thế này được gọi là thế điện động hay thế Dzeta, ký hiệu là ζ.
- Dấu của thế ζ do dấu của ion tạo thế quyết định - Giá trị của thế ζ tỷ lệ với hiệu số điện thế do ion tạo thế với ion nghịch trong lớp hấp thụ => Lượng ion nghịch trong lớp khuếch tán càng lớn thì thế ζ càng cao.
- ζ : điện thế của mỗi loại tế bào ở trạng thái sinh lý bình thường là một đại lượng cố định Khi bị tổn thương hay biến đổi trạng thái thì giá trị thế ζ thay đổi Dựa vào giá trị ζ điện thế có thể đánh giá về trạng thái chức năng của tế bào.
- Không có phương pháp đo giá trị thế ζ trực tiếp Người ta thường sử dụng phương pháp vi điện di để xác định giá trị ζ một cách gián tiếp.
+ Nguyên lý của phương pháp vi điện di là sử dụng nguồn điện một chiều làm cho tế bào chuyển động Quan sát sự chuyển động của tế bào dưới kính hiển vi và xác định tốc độ di động (v) của chúng để tính giá trị thế ζ.
● Đối với một hạt tích điện q dưới tác động của điện trường E, lực f1 làm cho hạt chuyển động là: f1= q.E
● Khi chuyển động, hạt chịu tác dụng của lực cản f2, theo định luật Stock: f2 = 6πηvr (đối với hình cầu)vr (đối với hình cầu) f2 = 4πηvr (đối với hình cầu)vr (đối với hạt có dạng gần giống với hình cầu) Trong đó: ηvr (đối với hình cầu) – độ nhớt của môi trường trong đó hạt chuyển động (puazơ) v - tốc độ chuyển động của hạt (μm.m/s) r – bán kính của hạt
● Khi hạt chuyển động đều: f1=f2 => q.E=6πηvr (đối với hình cầu)vr Đối với một hạt hình cầu có thể xem: q = ζεrr Trong đó: ζ – điện thế trên bề mặt hạt hình cầu εr – hằng số điện môi r – bán kính của hạt => ζεrrE = 6πηvr (đối với hình cầu)vr ζ= 6πηvr (đối với hình cầu)εr.vE = 6πηvr (đối với hình cầu)εr.st.lU Trong đó: s – quãng đường t – thời gian hạt đi được quãng đường s U – hiệu điện thế giữa 2 đầu cầu aga l – khoảng cách giữa 2 đầu cầu.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ 1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng: Tế bào nấm men
- 1 kính hiển vi quang học có trắc vi vật kính và trắc vi thị kính - Nguồn điện một chiều 150V + điện cực bằng đồng và dây dẫn - 1 khóa 6 chốt để đảo mạch
- 2 cầu agar hình chữ U - 1 panh
- 1 buồng đo điện di - 2 cầu agar hình chữ L - 2 công tơ hút
- 2 pipet loại 2ml và 5ml - Giấy thấm, khăn lau thấm nước - 1 ống tế bào nấm men
- 250ml dung dịch KCl bão hòa - 250 ml dung dịch CuSO4 10%
- 250ml dung dịch Na2HPO4
- 250 ml dung dịch axit citric 0,1M - 10 ống nghiệm loại 1ml
- 1 giá pipet - 1 giá ống nghiệm - 2 đĩa đồng hồ loại to - 1 đèn cồn
- 1 đũa thủy tinh- 1 đồng hồ bấm giây- 1 đồng hồ đo điện vạn năng- 1 thước kẻ có chia vạch cm- Dung dịch Măc-in-ven pH = 8.0
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1 Mắc mạch điệnMắc mạch điện theo hình:
2 Pha dung dịch đệm Măc-in-ven, dung dịch tế bào:
- Lấy dung dịch pH Măc-in-ven có pH = 8,0 trộn với dung dịch saccarozo 8% tỉ lệ 1:9 sẽ được dung dịch đệm Măc-in-ven có pH tương ứng.
- Lấy 2ml dung dịch đệm có pH = 8.0 cho vào đĩa đồng hồ Dùng đũa thủy tinh đã diệt khuẩn quệt nhẹ vào khuẩn lạc của nấm men rồi tán đều chúng vào dung dịch.
3 Cho dung dịch tế bào vào buồng đo:
- Dùng ống hút lấy dung dịch tế bào vừa pha cho vào khe buồng đo sao cho phủ kín đầu cầu agar chữ L mà không tràn ra ngoài Đặt buồng đo lên kính hiển vi.
- Chỉnh kính hiển vi để thấy rõ các tế bào.
4 Quan sát các tế bào di chuyển, ghi lại kết quả khi đóng, mở khoá K:
- Khóa K để dẫn điện vào buồng đo, quan sát các tế bào chuyển động về 1 hướng.
5 Đo hiệu điện thế U, khoảng cách l:
- Dùng đồng hồ đo điện để xác định giá trị hiệu điện thế U giữa 2 đầu buồng đo.
- Dùng đồng hồ bấm giờ để xác định thời gian (t) mà tế bào đi được 5 vạch của trắc vi thị kính – quãng đường (s) (1 vạch = 0,01mm)
- Nhấc buồng đo khỏi kính hiển vi, ngắt điện, dung thước đo khoảng cách giữa 2 đầu cầu agar.
- Trong dung dịch tế bào, coi môi trường phân tán là dung dịch saccarozo 8% thì hằng số điện môi ɛ = 83,1 và độ nhớt ηvr (đối với hình cầu) = 0,015 poise, ta có: ζ= 140.st.lU- Từ kết quả thực nghiệm, ta có bảng kết quả sau:
Lần đo s(cm) l(cm) U(V) t(s) ζ pH=8, 0
BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1 Giải thích Trong buồng điện di, dưới tác dụng của dòng điện một chiều, tế bào nấm men di chuyển theo đường thẳng, về phía điện cực trái dấu so với dấu của điện tích trên bề mặt tế bào, nhờ đó, dung đồng hồ bấm giây để xác định thời gian tế bào đi qua một số vạch trên trắc vi thị kính cũng đồng thời xác định được quãng đường mà tế bào di chuyển Sau khi đo hiệu điện thế và khoảng cách giữa 2 đầu cầu agar rồi thay các số liệu vào công thức sẽ tính được thế Dzeta ζ của tế bào nấm men.
Kết quả các lần đo có sự chênh lệch nhỏ do thao tác của người thực hiện và sự dập dềnh của tế bào nấm men trong dung môi.
Khi so sánh với kết quả thực nghiệm của nhóm khác cùng hiệu điện thế U và khoảng cách l, rút ra được, ngoài tỉ lệ với U, l; thế Dzeta còn bị ảnh hưởng bởi pH của dung dịch (pH tỉ lệ nghịch với vận tốc của tế bào trong điện trường): pH càng thấp => nồng độ ion H + càng cao
=> điện tích Q chạy qua tế bào càng nhiều, trong khi khoảng cách giữa 2 lớp hấp phụ và lớp khuếch tán không đổi, điện thế Q được chuyển đến tế bào giảm dần từ pH thấp đến pH cao do vậy thế ζ của giảm dần khi tăng pH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO- Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005- Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002
QUANG PHỔ HẤP THỤ ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BRADFORDCơ sở- Khi chiếu một chùm sáng có bước sóng phù hợp đi qua một dung dịch chất màu, các phân tử hấp thụ sẽ hấp thụ một phần năng lượng chùm sáng, một phần ánh sáng truyền qua dung dịch Xác định cường độ chùm ánh sáng truyền qua đó ta có thể xác định được nồng độ của dung dịch.
- Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch tuân theo định luật Bouguer-Lambert-Beer năm 1852:
Khi chiếu một chùm bức xạ đơn sắc (cường độ bức xạ ban đầu là I0) đi qua một lớp dung dịch có bề dày l và có nồng độ là C, thì cường độ bức xạ I sau khi đi qua dung dịch bị giảm đi do quá trình hấp thụ, phản xạ, tán xạ…Độ hấp thụ quang của một dung dịch đối với một chùm sáng đơn sắc tỷ lệ thuận với độ dày truyền quang và nồng độ chất tan trong dung dịch dl=kI0Cdl I=I0 e -kcl ln(I0/I)=D Công thức: D = ɛ x l x C Trong đó: D là độ hấp thụ quang của dung dịch tại bước sóng λ l là độ dày truyền quang C là nồng độ mẫu (mol/L) ɛ là hệ số hấp thụ phân tử hay hệ số tắt phân tử (L/mol•cm) - phụ thuộc bản chất, cường độ ánh sáng
Nguyên tắc chung - Xác định độ quang của dung dịch màu- Tính toán nồng độ C và rút ra nhận xét, bằng cách thay độ hấp thụ quang của dung dịch đã đo vào phương trình đường chuẩn.
Phương pháp đường chuẩn- Pha dãy chuẩn có nồng độ C tăng dần một cách đều đặn (các dung dịch chuẩn phải có cùng điều kiện như dung dịch xác định)
- Tiến hành đo độ hấp thụ quang A của dãy chuẩn ở bước sóng λ đã chọn
- Dựng đồ thị đường chuẩn A = f(C) Viết phương trình hồi quy tuyến tính của đường chuẩn y= ax+b
PHƯƠNG PHÁP BRADFORD 1 Giới thiệu
Protein được định lượng bằng phương pháp Bradford là protein tan trong dung dịch Vì vậy muốn xác định được hàm lượng protein một mẫu ta phải trích ly protein
Hàm lượng protein xác định sẽ phụ thuộc vào hiệu quả trích ly (khả năng hòa tan của protein trong dung môi trích ly)
Nguyên tắc- Phương pháp này dựa trên sự thay đổi bước sóng hấp thu cực đại của thuốc nhuộm Coomassie Brilliant Blue khi tạo phức hợp với protein Trong dung dịch mang tính acid, khi chưa kết nối với protein thì thuốc nhuộm có bước sóng hấp thu cực đại 465 nm; khi kết hợp với protein thì thuốc nhuộm hấp thu cực đại ở bước sóng 595nm Độ hấp thụ ở bước sóng 595nm có liên hệ một cách trực tiếp tới nồng độ protein.
- Để xác định protein trong mẫu, đầu tiên ta xây dựng một đường chuẩn với dung dịch protein chuẩn đã biết trước nồng độ Dung dịch protein chuẩn thường là bovine serum albumin (BSA) cùng điều kiện với mẫu cần đo Sau khi cho dung dịch protein vào dung dịch thuốc nhuộm, màu sẽ xuất hiện sau 2 phút và bền tới 1 giờ Tiến hành đo mật độ quang hỗn hợp dung dịch bằng máy quang phổ kế.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT1 Đối tượng: Albumin huyết thanh bò
2 Dụng cụ - Máy đo quang phổ hấp thụ
Dung dịch protein chuẩn (thầy cung cấp)
Dung dịch thuốc thử Bradford (được pha sẵn) Cách pha dung dịch Bradford:
Phẩm màu Coomassie Brilliant Blue 0,1 g được làm tan trong 50 ml methanol, pha loãng với nước cất thành 500ml để được dung dịch (1) đựng trong chai màu tối có nắp, 100ml H3PO4 85% pha loãng thành 500ml được dung dịch (2)
Khi cần sử dụng hòa 1 V (1) và 1V (2) rồi lọc lấy dịch trong.
- Dung dịch mẫu cần đo: Protein + H2O
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNHThêm 540ml dung dịch Bradford và 60ml dung dịch protein (đã pha) vào cùng 1 ống cuvette Đậy ống cuvette bằng giấy, sau đó trộn đều khoảng 3 lần
Bước 2: Ủ mẫu trong tối khoảng 10-15p
Bước 3: Để mẫu vào máy đo quang phổ và tiến hành đo, thu được kết quả như trong bảng sau:
KẾT QUẢ THỰC HÀNHDựa vào bảng mẫu đo dung dịch chuẩn ta xây dựng được đường tuyến tính giữa nồng độ protein (ug/ml) với mật độ quang OD595