Khai niém Quyên chủ quyên là các quyền của quốc gia ven biên được hưởng dựa trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI MON: LUAT BIEN
Q: 1996
TRUONG DAI HOC LUAT
10 Cl
GIANG VIEN: HA THI HANH
Lớp TM47.3 — Nhom 3
DANH SACH THANH VIEN NHOM
2 Pham Ong Quynh Nhi 2253801011210 3 Phan Lé Yén Nhi 2253801011213 4 Tran Nhat Yén Nhi 2253801011216
6 Huỳnh Hoàng Yến Như 2253801011218
8 Nguyễn Thi Quỳnh Như 2253801011220 9 Trần Ngọc Khánh Như 2253801011222 10 Lê Thành Phát 2253801011225
Thành phó Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Trang 2
Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 24 tháng l1 năm 2023
Trường Đại học Luật TP.HCM Khoa: Luật Thương mại Môn: Luật Biển
BAO CAO PHAN CONG CONG VIỆC VÀ KÉT QUÁ LÀM VIỆC NHÓM
Lop: TM47.3 - Nhóm 3
1 Phạm Linh Nhi 2253801011209 2 Pham Ong Quynh Nhi 2253801011210 3 Phan Lé Yén Nhi 2253801011213 4 Tran Nhat Yén Nhi 2253801011216 5 Vũ Xuân Nhi 2253801011217
7 Lé Hién Nhu 2253801011219 8 Nguyén Thi Quynh Nhu 2253801011220 9 Tran Ngoc Khanh Nhu 2253801011222 10 Lé Thanh Phat 2253801011225
Nhận xét của giảng viên:
Trang 3Ụ Ụ
I KHÁI NIỆM VÀ CO SO PHAP LY VE QUYEN CHU QUYEN, QUYEN TAI
PHAN CUA QUOC GIA TREN BIEN
1 Khái nệm
2 Cơ sở pháp lý xác lập và thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biên
Il VUNG TIEP GIAP LANH HAI
1 Khái niệm và cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hai
2 Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
Câu hỏi: Tại sao vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế?
III VUNG DAC QUYEN KINH TE
1 Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế 2 Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
IV THEM LUC DIA
1 Khái niệm và cách xác định thềm lục địa
2 Chế độ pháp lý của thềm lục địa
CÂU HỎI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5 10
Trang 4CHUONG 3: CAC VUNG BIEN THUOC QUYEN CHU QUYEN VA QUYEN
TAI PHAN QUOC GIA I KHÁI NIỆM VÀ CƠ SO PHAP LY VE QUYEN CHU QUYEN, QUYEN TAI
PHAN CUA QUOC GIA TREN BIEN
1 Khai niém Quyên chủ quyên là các quyền của quốc gia ven biên được hưởng dựa trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả vIỆC
sản xuất năng lượng từ nước, hai lưu gio Quyên tài phán là thâm quyền riêng biệt của quốc gia ven biên được quy định, cấp
phép giải quyết và xử lý đối với một sô loại hình hoạt động, các đáo nhân tạo, thiết bị
và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các dao nhân tạo các thiết bị
và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biến trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó
2 Cơ sở pháp lý xác lập và thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biễn
Cơ sở pháp lý dé xác lập và thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
trên biển là UNCLOS 1982
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý xác lập và thực hiện quyền chủ quyền:
- Ở vùng nội thuỷ, khoản I Điều 8 UNCLOS năm 1982 quy định về ranh giới vùng
nội thuỷ Trong vùng nội thuý, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình
- Ở vùng lãnh hải, Điều 3 UNCLOS năm 1982 quy định về ranh giới vùng lãnh hải
Trong vùng lãnh hải, các quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ tuy nhiên không tuyệt đối như quyền chủ quyên trong vùng nước nội thuỷ
Thứ hai, về cơ sở pháp lý xác lập và thực hiện quyền tài phán, ta dựa trên pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia:
- Theo pháp luật quốc tế: Công ước UNCLOS năm 1982 quy định về quyên tài phán của quốc gia trên biên bao gồm các quy định quyền tài phán của các quốc gia trong
Trang 5vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải (Điều 27-32), vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế (Điều 56), và ven biển trong thềm lục địa (Điều 77) - Theo pháp luật quốc gia: Luật Biên Việt Nam năm 2012 đã kế thừa những cơ sở của Luật Biên quốc tế để đưa ra những quy định cụ thể cho tình hình Việt Nam, theo đó quy định về quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài
Trang 6Il VUNG TIEP GIAP LANH HAI
1 Khái niệm và cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hải Theo Điều 33 UNCLOS 1982 có quy định trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của quốc gia ven biên thì được là vùng tiếp giáp lãnh hải, là vùng phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng tối đa 24 hái lý kế từ đường cơ sở Như vậy, muốn xác định được vùng tiếp giáp lãnh hái, quốc gia ven biển phải xác định đường cơ sở và chiều rộng của lãnh hải
- Quốc gia có quy định lãnh hải rộng 12 hai lý thì vùng tiếp giáp lãnh hải của họ có chiều rộng thực tế tối đa là 12 hải lý và hợp với lãnh hái thành vùng biên có chiều rộng
24 hai ly - Quốc gia có quy định chiều réng cua lanh hai réng hon 12 hai ly thì vùng tiếp
giáp lãnh hái có thê rộng hơn 12 hái lý
Thực tiễn: Theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam quy định vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta là vùng biên tiếp liền phía ngoài lãnh
hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kê từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam và Luật Biên Việt Nam 2012 cũng đã tiếp tục khăng định vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biến tiếp liền
và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hái lý tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải
2 Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hái không phải là một bộ phận cầu thành của lãnh thô quốc gia
ven biển cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế nên nó là vùng biển thuộc
quyên chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển chứ không thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia đó
Về quyền tài phán: Khoản I Điều 33 UNCLOS 1982 quy định các quốc gia ven biên được thực hiện quyền tài phán trong một số lĩnh vực nhất định được pháp luật quốc tế thừa nhận nhằm:
a) Ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế
hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
Trang 7b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thô hay trong lãnh hải của mình
L] Thâm quyền của các quốc gia ven biến trên vùng tiếp giáp lãnh hải được coi là quyền mang tính “cảnh sát” nhằm bảo vệ lãnh hải và nội thủy quốc gia ven biển
Do vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyên kinh tế nên vùng này sẽ phải gánh hai chế độ pháp lý, vừa của vùng tiếp lãnh hải, vừa của vùng đặc quyền
kinh tế
Thực tiễn: Theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam quy định phù hợp với UNCLOS 1982 về quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải Luật Biển Việt Nam 2012, vùng tiếp giáp lãnh hải sẽ được thực hiện quyền chủ quyên, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
Vấn đề trục vớt tài sản đắm chìm trong vùng tiếp giáp lãnh hải: - Theo UNCLOS 1982: ở Điều 303 có quy định quốc gia ven biên sẽ có quyền đối với các hiện vật khảo cô và lịch sử được phát hiện ở vùng tiếp giáp lãnh hải
- Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005: nước ta chỉ quy định quyền ưu tiên trục vớt của Việt Nam trong nội thủy và lãnh hải chứ chưa có quy định nào liên quan đến
vùng tiếp giáp lãnh hải
Về quyền chủ quyên kinh tế: xuất phát từ vị trí của vùng tiếp giáp lãnh hải, khi xác định chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế đã bao trùm luôn cả vùng biển này và chế
độ pháp lý mà UNCLOS 1982 đã quy định tại Điều 33, toàn bộ chế độ pháp lý của vùng
đặc quyền kinh tế, đặc biệt là quyền chủ quyên về kinh tế của quốc gia ven biển cũng được áp dụng cho vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có bất kỳ ngoại lệ nào
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 UNCLOS 1982, quốc gia ven biển có
các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biên
và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai
thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió Đối với các loại tài nguyên không sinh vật, UNCLOS 1982 không quy định bất kỳ hạn
Trang 8chế nào đối với quốc gia ven biên Đối với tài nguyên sinh vật, quyền thuộc chủ quyền
của quốc gia ven biển được cụ thể hóa tại Điều 56, Điều 61, Điều 62 UNCLOS 1982
- Theo Luật biên Việt Nam 2012, chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định tại Điều 14, Điều 1ó Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam
bao gồm cả chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế Câu hỏi: Tại sao vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế?
Theo Điều 55 UNCLOS 1982 có quy định: “Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyên tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ưóc điểu
chỉnh”, như vậy có thê thấy vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền với lãnh hải mà vùng tiếp
giáp lãnh hái là vùng phía ngoài của lãnh hải, tức vùng đặc quyền kinh tế sẽ bao gồm cả
vùng tiếp giáp lãnh hải hay nói cách khác vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của
vùng đặc quyền kinh tế và nó phái đồng thời gánh hai chế độ pháp lý là của vùng tiếp giáp lãnh hải và của vùng đặc quyên kinh tế.
Trang 9Ill VUNG DAC QUYEN KINH TE
1 Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế Điều 55, 57 UNCLOS 1982 quy định thì: “Vøg đặc quyền về kinh tế là một vùng nam ở phía ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh hải, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyên tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng quá
Điều 15 Luật biên năm 2012: “Vùng đặc quyên kinh tế là vùng biến tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”
2 Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế a Các quyền thuộc chủ quyền về: Thăm dò khai thác, bảo tôn, quản lý các tài
nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên day biển, của
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và các hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác
vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải luu và gió b Các quyên tài phán về: Lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển (Điều 56 UNCLOS 1982)
c Thi hành mọi biện pháp cần thiết, kê cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi
to tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia đã ban hành theo đúngUNCLOS 1982
d Moi quéc gia có biên hay không có biển có quyền tự do hàng hái và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm; tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biên đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước (Điều 58 UNCLOS 1982)
Trang 10IV THEM LUC DIA 1 Khái niệm và cách xác định thềm lục địa
Khải niệm
Điều 76 UNCLOS 1982: “7hêm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thô đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng đề tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài
,
cua ria luc dia cua quốc gia đó ò khoảng cách gân hơn `
Cách xác định thêm lục địa
Theo quy định tại Điều 76 UNCLOS 1982:
() Nếu thềm lục địa của một quốc gia nhỏ hơn hoặc bằng 200 hải lý thì các quốc gia có quyền tuyên bố chiều rộng tối đa của thềm lục địa của mình là 200 hai lý Trong trường hợp này, chiều rộng của thềm lục địa sẽ bằng chiều rộng của vùng đặc quyền kinh
A
te
(i1) Nếu thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hái lý thì quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới phía ngoài của lục địa bằng hai cách
- Một là, xác định thềm lục địa rong tôi đa là 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng
để đo chiều rộng của lãnh hải
- Hai là, kéo đài thêm 100 hải lý tính từ đường đăng sâu là đường nối các điểm có
độ sâu trung bình là 2500m
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với giải pháp công bằng, UNCLOS 1982 ưu tiên cho
những quốc gia có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý) được kéo dài thềm lục địa của mình bằng 200 hái lý Đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng (lớn hơn 200 hái lý)
thì thềm lục địa của quốc gia đó rộng bao nhiêu sẽ được tuyên bố bấy nhiêu nhưng tối đa không được vượt quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m Dĩ nhiên, trong trường hợp này, thềm lục địa của quốc gia sẽ rộng hơn vùng đặc quyên kinh tế
2 Chế độ pháp lý của thềm lục địa Quyên chủ quyền của quốc gia ven biển Theo Điều 77 UNCLOS 1982, trong vùng thềm lục địa quốc gia ven biển có các quyên thuộc chủ quyên sau đây: