1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tt quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại việt nam

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, phân tích bối cảnh mới và xu hướng thị trường bảo hiểm nhân t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HỒNG

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN

THỌ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2024

Trang 2

i

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS TS Bùi Quang Tuấn 2: GS.TS Nguyễn Công Nghiệp

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thành Hưởng Phản biện 2: PGS.TS Lê Thái Phong

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm …

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Học viện Khoa học xã hội Phòng Công nghệ thông tin, Học viện Khoa học xã hội Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC IIDANH MỤC HÌNH, HỘP VI

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1

2.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

6.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3

7.Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 4

8.KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 5

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 5

1.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 6

1.2.1 Những giá trị khoa học và thực tiễn 6

1.2.2 Những hạn chế của các nghiên cứu đã công bố 7

1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 8

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 8

2.1.1 Khái niệm bảo hiểm nhân thọ 8

2.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ 8

Trang 4

iii

2.1.3 Phân loại bảo hiểm nhân thọ 8

2.1.4 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ 8

2.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 9

2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 9

2.2.2 Chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 9

2.2.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 9

2.2.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 9

2.2.5 Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 9

2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 112.2.7 Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 11

2.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 12

2.3.1 Kinh Nghiệm của một số quốc gia và khu vực trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 12

2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 13

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 14

3.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 14

3.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 14

3.1.2 Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 14

3.1.3 Thực trạng tổ chức quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 14

3.1.4 Thực trạng hoạt động và tuân thủ quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 15

3.2.5 Thực trạng thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 17

3.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam 17

Trang 5

iv 3.2.7 Các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 18

3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 19

3.3.1 Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam 193.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam 19CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 21

4.1 BỐI CẢNH MỚI, XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 21

4.1.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 214.1.2 Xu hướng thị trường ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 214.1.3 Định hướng phát triển bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 22

4.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 22

4.2.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 224.2.2 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 22

4.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 22

4.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 224.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 234.3.3 Nhóm giải pháp về năng lực hoạt động, mô hình và phương thức quản lý, giám sát về BHNT tại Việt Nam 234.3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 234.3.5 Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 23

Trang 6

v 4.3.6 Nhóm giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo

hiểm nhân thọ tại Việt Nam 23

4.3.7 Nhóm giải pháp khác 23

4.4 KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM 23

4.4.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ ban ngành có liên quan 23

4.4.2 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 23

KẾT LUẬN 24DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU II

Trang 7

vi

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 3.2: Quy mô, tốc độ tăng trưởng và đóng góp GDP của doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2016-2023 15Hình 3.3 Doanh thu phí bảo hiểm gốc và số tiền chi trả bảo hiểm gốc của thị

Hình 3.4 Số lượng đại lý của thị trường BHNT Việt Nam giai đoạn

Hình 4.3 Tình hình triển khai Insurtech trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

21

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của luận án

Trong xã hội hiện đại, BHNT giữ vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội, giúp xử lý các rủi ro và biến cố trong cuộc sống, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động xã hội, góp phần nâng cao sức sản xuất của nền kinh tế, trên cơ sở đó góp phần ổn định tài chính và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại giữa các nước Về mặt xã hội, BHNT góp phần ngăn ngừa đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn và tạo thêm công ăn việc làm cho người

lao động, tạo nếp sống tiết kiệm trong xã hội

Hiện nay, vai trò quản lý, giám sát thị trường BHNT của Nhà nước đang ngày càng được tăng cường, hoàn thiện Tuy nhiên không tránh khỏi còn một số vấn đề cần được cải thiện:

Thứ nhất, việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh BHNT còn chậm và tồn tại nhiều hạn chế;

Thứ hai, giám sát hoạt động kinh doanh NHNT thông qua hoạt động nghiệp vụ,

tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp BHNT chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bài bản;

Thứ ba, tổ chức thông tin, xử lý thông tin và dự báo tình hình thị trường

BHNT, chưa theo kịp và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường BHNT;

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh BHNT; giải quyết

khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh BHNT còn nhiều hạn

chế Thứ năm, tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi và có xu hướng tăng nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt

Từ những tồn tại hạn chế nêu trên, liên tục trong thời gian gần đây thị trường BHNT Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc “lùm xùm” đáng báo động Đòi hỏi cấp thiết, khách quan lúc này, cần phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BHNT tại Việt Nam Xuất phát từ phương diện lý luận và yêu cầu thực tiễn

cấp bách nêu trên, NCS lựa chọn đề tài luận án: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM” để nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Luận án đề xuất định

Trang 9

hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đã công bố và tìm ra khoảng trống nghiên cứu, làm cơ sở cho việc tìm ra vấn đề nghiên cứu của luận án nhằm xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ cơ sở lý luận về BHNT và quản lý Nhà nước về BHNT Tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ của một số quốc gia và khu vực trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, từ đó tìm ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, phân tích bối cảnh mới và xu hướng thị trường bảo hiểm nhân thọ, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về BHNT tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung

Quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam bao gômg xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức quản lý, giám sát; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về

Về không gian

Luận án tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam và kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ của một số quốc gia và khu vực làm bài học cho Việt Nam

Trang 10

Nguồn: Tác giả

Hình 1 Khung nghiên cứu

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam?

(2) Thực trạng quản lý nhà nước về BHNT hiện nay như thế nào? (3) Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước để phát triển thị trường BHNT tại Việt Nam?

5 phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu theo hệ thống được thực hiện: Cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống từ trên xuống; Cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống từ dưới lên; phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 5.2.1 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp, được khai thác từ: Số liệu của Tổng cục Thống kê; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam vv…

Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thống kê mô; Phương pháp so sánh; Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp dự báo; Phương pháp suy luận

- Công nghệ - Môi trường KT - Hội nhập

Các nhân tố môi trường quản lý

- Tổ chức bộ máy quản lý - Năng lực cán bộ quản lý - Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra

- Ứng dụng CNTT - Tính tuân thủ pháp luật của DNBHNT

Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Thực trạng quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bộ máy tổ chức

- Quản lý, giám sát - Thanh tra, kiểm tra - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm Bối cảnh

mới, xu hướng thị

trường

Bối cảnh mới, xu hướng thị

trường

Giải pháp hoàn thiện QLNN về BHNT tại Việt Nam

Trang 11

Đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã hệ thống hóa, luận giải, làm rõ, phát triển và bổ sung sơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ: Đưa ra được định nghĩa bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ; xây dựng và luận giải các tiêu chí ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ bao gồm nhân tố môi trường vĩ mô và nhân tố môi trường quản lý; xây dựng và luận giải các tiêu chí tổng hợp đánh giá quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ bao gồm tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững

Đóng góp mới về thực tiễn nghiên cứu

Luận án đã: (1) rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế với 4 mô hình quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ của một số quốc gia và khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Singapore và Châu Âu (2) tổng hợp và phân tích được hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam và phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (3) xây dựng, phân tích được hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bào hiểm nhân thọ tại Việt Nam gồm nhân tố môi trường vĩ mô và nhân tố môi trường quản lý, cùng với các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bào hiểm nhân thọ tại Việt Nam gồm tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững theo thang đo Likert 5 mức độ (4) Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án đã đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong thời gian tới

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm nhân

thọ và QLNN về bảo hiểm nhân thọ làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh viên

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham

khảo để cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tham khảo để hoàn thiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

8 Kết cấu của luận án

Nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế QLNN về bảo hiểm nhân thọ; Chương 3: Thực trạng QLNN về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam; Chương 4: Giải pháp hoàn thiện QLNN về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.1 Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có nhiều loại được chia làm nhiều tiêu thức khác nhau, theo nghiệp vụ bảo hiểm, tác giả Shrikrishna Laxman Karve (2009) và Mike Smith và Celia Ray Hayhoe (2013) Nghiên cứu vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với xã hội và đối với toàn bộ nền kinh tế Các tác giả David Cummins, và Michael Cragg, Bin Zhou, Jehan deFonseka của The Brattle Group (2010) đã nghiên cứu vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sức khỏe cộng đồng và nguồn lực tài chính cho các hộ gia đình ở Hoa Kỳ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng giữa các quốc gia trên có các tác giả Beck, Thorsten, Ian và Webb (2003) và Lim và Haberman (2003); Li et.al (2007); Jordan Kjosevski (2012); Ganesh Dash (2018); Marzia Nomi and Md Mahiuddin Sabbir (2020

1.1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm

Nghiên cứu về các quy định quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm của các nước đang phát triển trong bối cảnh tự do hóa thị trường bảo hiểm và hướng dẫn chính sách về cấu trúc của quản lý và giám sát bảo hiểm có các tổ chức và cá nhân nghiên cứu gồm: ban thư ký UNCTAD (1995); OECD (2020); Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế (IAIS) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (2003); Trung tâm nghiên cứu chính sách Châu Âu (CEPS) đã đưa ra báo cáo dựa vào cuộc thảo của các thành viên thuộc CEPS (2006) và các tác giả George E Rejda và Michael J McNamara (2014)

1.1.1.3 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Để đảm bảo thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển bền vững, nhà nước cần quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quản lý an toàn tài chính với các nghiên cứu của các tác giả Rosa Cocozza and Emilia Oi Lorenzot (2006); Michael Koller (2011) và Jin-Li Hu và Hsueh-E Yu (2014)

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ

Trang 13

Nghiên cứu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và kênh phân phối của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam trên thị có các nghiên cứu của các tác giả Phạm Thị Định và Nguyễn Thành Vinh (2015); Phạm Hồng Nhung (2017) và Nguyễn Quang Hiện và Phạm Huyền Trang (2019) Khi nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng, tác giả Phùng Ngọc Khánh (2016); Lê Thị Thanh (2016) và Ngô Việt Trung, (2016) đã trình bày rõ vai trò của BHNT đối với nền kinh tế, người tham gia bảo hiểm Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ có các tác giả Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Văn Ngọc, (2015); Phạm Thị Loan và Phan Thị Dung (2015)…

1.1.2.2 Nghiên cứu về thực trạng thị trường bảo hiểm và thị trường bảo hiểm

nhân thọ Việt Nam

Khi nghiên cứu về thị trường bảo hiểm Việt Nam và thị trường bảo hiểm nhân thọ, các tác giả đã phân tích những thành công, cơ hội và thách thức cũng như triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm và BHNT Việt Nam và đề ra các giải pháp gồm Doãn Thanh Tuấn, (2016); Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, (2016); Nguyễn Ngọc Hà và Lê Văn Sáng (2017); Phạm Thị Định và Nguyễn Thành Vinh (2015); Phùng Đắc Lộc, (2016)

1.1.2.3 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm

Liên quan đến hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Trần Hậu và Hoàng Mạnh Cừ (2011); Hồ Thủy Tiên và Nguyễn Ngọc Định (2004); Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Tiến Hùng (2013); Nguyễn Quang Huyền, (2016); Phạm Thu Hương (2016); Đinh Văn Linh (2019); Nguyễn Thanh Nga (2020) đã nghiên cứu biện pháp để quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam và hành lang pháp lý cho đại lý bảo hiểm có liên kết với ngân hàng

1.1.2.4 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Nhằm đảm bảo hoạt động an toàn của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, một trong những nội dung của quản lý nhà nước là quy định về trích lập dự phòng, chế độ tài chính và cơ chế hoạt động có tính chất ngân hàng của các DNBH có các nghiên cứu của các tác giả Hồ Thủy Tiên (2006); Phạm Quốc Khánh (2016); Nguyễn Đình Huy và Bùi Thị Hằng Nga (2021)

1.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1 Những giá trị khoa học và thực tiễn

Các công trình nghiên cứu về BHNT đã đạt được những giá trị khoa học và

thực tiễn: Thứ nhất, về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ: xét về lý luận và thực

tiễn ngày càng mở rộng và đa dạng xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và xã

Trang 14

hội; Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ: đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu bao

gồm khả năng tài chính, thu nhập, lạm phát, lãi suất, giá cả và nhân khẩu học

như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn …; Thứ ba, quản lý nhà nước về bảo hiểm: Chủ yếu tập trung về quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm và chủ yếu giám sát về tài chính; Thứ tư, quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ: Các

nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước, chưa có nghiên cứu nào có tính bao quát toàn bộ nội dụng về quản lý Nhà nước đối với Bảo hiểm nhân thọ

1.2.2 Những hạn chế của các nghiên cứu đã công bố

1.2.2.1 Hạn chế về nội dung nghiên cứu

Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ, phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.2.2 Hạn chế về phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu thiên về áp dụng nghiên cứu định lượng trong khi nghiên cứu trong nước sử dụng phương pháp định tính

1.2.2.3 Hạn chế về đối tượng nghiên cứu

Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ và phát triển thị trường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm

1.2.2.4 Hạn chế trong phạm vi nghiên cứu

Chưa có công trình nghiên cứu tổng thể liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Các công trình nghiên cứu trước đây, liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ, mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực với phạm vi là quản lý rủi ro

1.2.2.5 Thời gian nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo hiểm, thời gian nghiên cứu lạc hậu, chưa cập nhật mới nên giá trị thực tiễn chưa cao

1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Luận án tập trung vào giải quyết tổng thể các vấn đề nhằm lấp đầy các khoảng trống, nội dung cụ thể như sau: (1) Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về BHNT làm căn cứ ứng dụng vào quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam; (2) Quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam tiếp cận theo nội dung quản lý nhà nước; (3) Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam; (4) Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam Từ khoảng trống nghiên cứu, luận án đưa ra vấn đề nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 2.1.1 Khái niệm bảo hiểm nhân thọ

BHNT có thể được định nghĩa như sau: “BHNT là nghiệp vụ bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cam kết trả một khoản tiền xác định theo thỏa thuận, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời gian nhất định, có gắn liền hoặc không gắn liền với hoạt động đầu tư trên cơ sở người tham gia bảo hiểm trả phí bảo hiểm”

2.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ

Thứ nhất: Thỏa mãn nhiều mục đích khác nhau của người được bảo hiểm Thứ hai: Thời hạn trong bảo hiểm nhân thọ thường dài

Thứ 3: Phí bảo hiểm nộp từng kỳ với thời gian dài và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Thứ tư: Số tiền bảo hiểm phụ thuộc khả năng tài chính của người được bảo hiểm

Thứ năm: BHNT là một dịch vụ vô hình, bán lời cam kết Thứ sáu: Bảo hiểm nhân thọ vừa tuân theo luật kinh doanh bảo hiểm, vừa chịu chi phối bởi các luật khác có liên quan

2.1.3 Phân loại bảo hiểm nhân thọ

2.1.3.1 Phân loại bảo hiểm nhân thọ theo luật

Theo luậ kinh doanh bào hiểm, bảo hiểm nhân thọ gồ: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí

2.1.3.2 Phân loại bảo hiểm nhân thọ theo đối tượng

Bảo hiểm nhân thọ cá nhân; Bảo hiểm nhân thọ nhóm

2.1.3.3 Phân loại bảo hiểm nhân thọ theo nghiệp vụ bảo hiểm

BHNT trong trường hợp tử vong; BHNT trong trường hợp sống; Bảo hiểm hỗn hợp

2.1.3.4 Phân loại bảo hiểm nhân thọ theo phạm vi bảo hiểm

Bảo hiểm tử; Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm nhân thọ hỗn; Bảo hiểm nhân thọ trả tiền định kỳ (Bảo hiểm niên kim); Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí

2.1.3.5 Phân loại bảo hiểm nhân thọ theo hình thức hợp đồng

Bảo hiểm nhân thọ chính thức; Bảo hiểm nhân thọ bổ sung

2.1.4 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

Trang 16

2.1.4.1 Đối với người tham gia bảo hiểm

(1) Góp phần ổn định cuộc sống cho người được bảo hiểm; (2) Bù đắp rủi ro tài chính khi tai nạn, ốm đau, bệnh tật; (3) Giúp ổn định tài chính cho người thân trong gia đình; (4) Giúp đầu tư sinh lời

2.1.4.2 Đối với nền kinh tế

(1) Nguồn vốn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế; (2) Góp phần an sinh xã hội; (3) Tạo công ăn việc làm cho người lao động

2.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài về quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân

thọ tại Việt Nam, NCS tiếp cận quản lý theo nghĩa rộng “QLNN về BHNT là là toàn bộ các hoạt động quản lý của nhà nước đối với các DNBHNT thông qua các công cụ quản lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của DNBHNT theo mục tiêu quản lý”

2.2.2 Chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

(1) Chức năng ban hành quy định pháp luật; (2) Chức năng điều tiết; (3) Chức năng quản lý, giám sát; (4) Chức năng kiểm tra, thanh tra

2.2.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

(1) Mục tiêu tuân thủ (Chấp hành pháp luật); (2) Mục tiêu phát triển; (3) Mục tiêu bảo vệ

2.2.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Bộ máy QLNN về BHNT giữa các quốc gia là không giống nhau Mỗi quốc gia có cơ quan chuyên trách riêng để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước Ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và được giao cho Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (ISA) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát trực tiếp Ở Mỹ, cơ quan quản lý là Hiệp hội quốc gia các Uỷ ban bảo hiểm (NAIC) Ở Trung Quốc, cơ quan quản lý là bảo hiểm là Ủy ban quản lý bảo hiểm (CIRC) Ở Singapore, cơ quan quản lý bảo hiểm là Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS)….Các cơ quan quản lý nhà nước về BHNT của các quốc gia trên đều thuộc thành viên của Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm (IAIS)

2.2.5 Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

2.2.5.1 Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ

Ngày đăng: 11/09/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w