1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Và Thực Tiễn Tại Quận Gò Vấp,Tp Hcm.pdf

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Và Thực Tiễn Tại Quận Gò Vấp,Tp Hcm
Tác giả …………….
Người hướng dẫn ………………….
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tàiChia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề phức tạp khi vợ chồng ly hôn.Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những quy định của luật hôn nhânvà gia đình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNgành Luật Kinh Tế

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LYHÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI QUẬN GÒ VẤP,TP HCM

Giảng viên hướng dẫn: ……….

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNgành Luật Kinh Tế

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LYHÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI QUẬN GÒ VẤP,TP HCM

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường đại học NguyễnTất Thành đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu Đặc biệt em rất cảm ơnCô ………là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thựctập này

Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cánbộ nhân viên của văn phòng luật sư ABC đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này

Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc Cô dồidào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý văn phòng luật sưngày càng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh

Tp.HCM, ngày tháng năm 2020

Sinh viên thực hiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẬN

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3.1 Đối tượng nghiên cứu 1

3.2 Phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2

5.Cơ cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ABC 3

1.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 3

1.2 Tình hình nhân sự 4

1.3 Vị trí công việc thực tập 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 7

2.1 Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng 7

2.1.1 Tài sản chung của vợ chồng 7

2.1.2 Chia tài sản chung của vợ chồng 9

2.2 Nội dung pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 15

2.2.1 Cơ sở pháp lý 15

2.2.2 Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 16

2.2.3 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 18

Chương 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI QUẬN GÒ VẤP VÀ MỘT SỚ GIẢI PHÁP 21

Trang 8

3.1 Thực trạng giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại quận Gò Vấp 21

3.1.1 Thực trạng giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Gò Vấp 21

3.1.2 Những bất cập và vướng mắc trong áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp 26

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 31

3.2.1 Hoàn thiện quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôncăn cứ vào công sức đóng góp 31

3.2.2 Hoàn thiện quy định về thời điểm xác lập tài sản riêng của vợ chồng 32

3.2.3 Hoàn thiện quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng 32

KẾT LUẬN 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề phức tạp khi vợ chồng ly hôn.Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những quy định của luật hôn nhânvà gia đình hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một việc làmcần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, một mặt nhằm luận giải các quyđịnh của pháp luật liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, giúpcho các bên thực hiện quyền của mình Mặt khác, nó còn góp phần hoàn thiện cácquy định của pháp luật, tạo ra cách hiểu thống nhất, đảm bảo cho các quy định củapháp luật đi vào cuộc sống, giúp cho Tòa án trong đó có Tòa án nhân dân quận GòVấp giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong việcyêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi

lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - thực

tiễn tại TAND quận Gò Vấp” để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như nộidung, ý nghĩa các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng,chia tài sản chung của vợ chồng, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu hoạt động xét xử và thực tiễn áp dụng pháp luậtcủa Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, phát hiện những bất cập và đưa ra kiến nghịnhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lývề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này không nghiên cứu vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi lyhôn có yếu tố nước ngoài, mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề chia tài sản chungcủa vợ chồng khi ly hôn đối với quan hệ hôn nhân trong nước theo pháp luật ViệtNam từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp

1

Trang 10

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duyvật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệhôn nhân và gia đình

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụngphương pháp hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên các báo cáo thống kê,phân tích các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp

5.Cơ cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củađề tài gồm 03 chương:

Chương 1: Giới thiệu về văn phòng luật sư ABCChương 1: Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônChương 2: Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp về chia tàisản chung của vợ chồng khi ly hôn và một số giải pháp

2

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG

LUẬT SƯ ABC1.1 Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

Đáp ứng nhu cầu hội nhập của nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt làkhi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi phápluật cho phù hợp với nhu cầu thực tế, trong đó có Luật luật sư theo đó ban hành cácquy định phù hợp với các loại hình luật sư trên thế giới, nhằm giúp cho pháp luậtcủa chúng ta được thi hành một cách triệt để và chuyên nghiệp đồng thời cũng phầnnào đáp ứng được yêu cầu của Quốc tế trong tiến trình hội nhập đó là :”Minh bạchtrong vấn đề pháp luật”

Văn phòng luật sư ABC và cộng sự được thành lập từ năm 2008 do Luật sưNguyễn Văn A sáng lập Với phương châm hết lòng phục vụ khách hàng Văn phòngluật sư ABC đã đạt được những thành quả nhất định Đến nay, để đáp ứng tốt hơnnhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu phát triển hội nhập với thế giới

Văn phòng luật sư ABC là một văn phòng Luật uy tín và đáng tin cậy tại ViệtNam, tên gọi của Văn phòng luật sư ABC thể hiện sự mong muốn hội nhập với cácHãng luật , Công ty luật, Văn phòng luật trên toàn thế giới

Pháp thuộc Uỷ ban nhân dân TP HCM cấp Theo nội dung của Giấy phép này côngty được phép hành nghề trong các lĩnh vực :

- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng- Tư vấn pháp luật

- Dịch vụ pháp lý khácVăn phòng luật sư ABC với đội ngũ các luật sư, chuyên viên, cộng tác viênđược đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực Hìnhsự, Dân sự, Lao động, Đất đai, Hôn nhân - gia đình, Ngân hàng, Sở hữu trí tuệ, lĩnhvực Tư vấn cho các doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại theocon đường toà án và Trọng tài …

Đội ngũ luật sư của công ty trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ tư vấn phápluật cho nhiều dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cũng như trợ giúp pháp lý chocác khách hàng nước ngoài có nhu cầu như Austraylia, Hàn Quốc, Trung Quốc…

3

Trang 12

Mục đích của Văn phòng luật sư ABC là xây dựng và duy trì được một độingũ luật sư giỏi và có uy tín trong các lĩnh vực tranh tụng, cũng như các chuyên giatrong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp.

1.2 Tình hình nhân sựLuật sư Nguyễn Văn A

Chức vụ: Trưởng Văn phòng+ Tham gia Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Luật sư Trần Quốc Toản

Luật sư Trần Quốc Toản được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư từ năm

Là người có tinh thần trách nhiệm cao, và ý thức được rõ chức năng, nhiệm vụ cụthể của một luật sư được pháp luật quy định trong việc bảo vệ các quyền và lợi íchhợp pháp của công dân; bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa; phát triển kinhtế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trong năm vừa qua, luật sưTrần Quốc Toản đã luôn nỗ lực thực hiện các chức năng tư vấn pháp luật; tham giatố tụng…nhằm giúp khách hàng đạt được lợi ích cao nhất theo luật định; đồng thờitích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho ngườidân, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp

Ngoài ra, luật sư Toản cũng là một trong những luật sư trực tiếp đảm nhậncông việc hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư tại Văn phòng Trong vai trònày, luật sư Toản luôn tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn các tập sự mới vào nghề vềchuyên môn cũng như là tấm gương sáng về một luật sư có đạo đức nghề luật

Luật sư ngô huỳnh phương thảo

- Trưởng phòng pháp chế tại Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát SàiGòn

- Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú- Giảng viên Trung tâm bồi dưỡng Pháp luật kinh doanh - Đại học Kinh Tế TP HồChí Minh

- Giảng viên thỉnh giảng Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh- Giảng viên trung tâm bồi dưỡng pháp luật kinh doanh - Vì Giáo dục.-Giảng viên tại Value Creative

4

Trang 13

Luật sư Nguyễn Thị Hồ Điệp

 Có khả năng tốt trong việc phân tích và lập luận logic, được xây dựng thôngqua các dự án nghiên cứu và quá trình học tập;

 Sẵn sàng phân tích các vấn đề phát sinh để tìm ra nguyên nhân cốt lõi, tìmkiếm các giải pháp và phướng án giải quyết được xây dựng thông qua quátrình làm việc trong môi trường cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và luôn đốiđầu với thử thách;

 Có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập thông tin đó liên quan để giảiquyết các vấn đề phát sinh;

 Quản lý hiệu quả các nhóm làm việc nhỏ để đạt được mục tiêu đề ra, kiểmsoát và giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiệndự án

Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả và thoải mái với các nhóm/ cá nhân thuộc nhiều đối tượng

khác nhau, được xây dựng thông qua quá trình làm việc trong ngành cungcấp dịch vụ và tham gia các hoạt động xã hội

Làm việc nhóm:  Có thể làm việc hiệu quả với các cá nhân hoặc làm việc như một thành viên

nhóm; Kỹ năng tin học ;

 Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng Microsoft Office và Internet Các kỹ năng khác:

5

Trang 14

 Có khả năng tốt trong việc quản lý thời gian

Trình độ ngoại ngữ : Tiếng Anh, Tiếng Việt

1.3 Vị trí công việc thực tậpCông việc thực tập nhân viên luật

- Hỗ trợ các công việc thực hiện tại Văn phòng luật sư ABC theo sự chỉ đạo củaNV quản lý

- Soạn thảo, tổng hợp các văn bản luật- Tư vấn các quy định, thủ tục và các vấn đề của luật doanh nghiệp, đăng kýkinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề, thành lậpvăn phòng đại diện, chi nhánh

- Tư vấn, thực hiện các thủ tục về sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu độc quyền,sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…

- Đăng ký mã số mã vạch, tư vấn các thủ tục về công bố chất lượng sảnphẩm…

- Tư vấn, thực hiện các trình tự, thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động (sang tên) quyền sử dụng đấtvà tài sản khác gắn liền với đất;

- Tư vấn, thực hiện các trình tự, thủ tục về nhận nuôi con nuôi;- Trợ lý luật sư nghiên cứu hồ sơ, đưa quan điểm giải quyết các vụ việc tranhchấp phát sinh trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanhthương mại;

- Đại diện (ngoài tố tụng) giải quyết tranh chấp các vụ việc phát sinh trong cáclĩnh vực dân sự, lao động, đất đai, kinh doanh thương mại…

- Tư vấn chuyên sâu về pháp luật đầu tư và hỗ trợ pháp lý phát triển các dự ánđầu tư;

- Chi tiết công việc sẽ trao đổi cụ thể công việc hơn khi phỏng vấn

6

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG

CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN2.1 Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng

2.1.1 Tài sản chung của vợ chồng

2.1.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng

Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hônnhân và gia đình.Sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành, các lợi íchvà các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vìthế mà hình thành Do tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thựccủa hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng thamgia vào hoạt động kinh doanh thương mại nên vấn đề này lúc nào cũng nảysinh nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là sau khi vợ chồng ly hôn Thực tiễn xét xửcho thấy, phần lớn các tranh chấp của vợ chồng có liên quan đến tài sản Sựphức tạp trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng cùng nhữnghạn chế trong việc qui định về chế độ tài sản vợ chồng trong luật dân sự, luậthôn nhân và gia đình nước ta ngày càng trở nên bất cập Kế thừa BLDS năm2005, BLDS năm 2015 sử dụng định nghĩa liệt kê để xác định tài sản Tại

Điều 105 có quy định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyềntài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản” Ở đây, BLDS năm 2015

đã có sự liệt kê cụ thể và rõ ràng hơn về khái niệm tài sản Khái niệm và cácquy định về tài sản, quyền tài sản trong Luật Dân sự là nguồn gốc, cơ sở đểluật chuyên ngành xây dựng khái niệm tài sản cụ thể theo tính chất của ngànhluật mình

Trước khi kết hôn, tài sản của vợ, chồng là tài sản riêng của từng cánhân Kể từ khi xác lập quan hệ hôn nhân vấn đề tài sản giữa vợ chồng mới bịràng buộc: xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng;quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt khối tài sản chung này

7

Trang 16

Tài sản của vợ chồng gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêngcủa vợ chồng Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đềcập vấn đề tài sản chung của vợ chồng.

Theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014:

“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thunhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinhtừ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừtrường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợchồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợchồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sảnchung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, đượctặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, đượcdùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợchồng.

3 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó đượccoi là tài sản chung.”

Như vậy có thể hiểu: Tài sản chung của vợ chồng là vật, tiền, giấy tờcó giá và quyền tài sản Tài sản chung của vợ chồng có thể bao gồm bất độngsản và động sản Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc hình thức sởhữu chung hợp nhất có thể phân chia Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngangnhau đối với tài sản chung đó.

2.1.1.2 Xác định tài sản chung của vợ chồng

Pháp luật Việt Nam trước đây chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định

Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từtrước về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sảnriêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từngloại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ

8

Trang 17

chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản vay nợ chung hayriêng của vợ, chồng 1 Pháp luật của nhiều nước trên thế giới thừa nhận quyền

tự do thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản hay còn gọi là khế ước hônnhân hoặc hôn ước Bởi vậy nếu có thỏa thuận tài sản – hôn ước thì việc xácđịnh tài sản chung của vợ chồng phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận của hônước

Trên cơ sở các điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội, tôn trọng và bảovệ quyền con người trong đó có quyền tự do định đoạt về tài sản mà Hiếnpháp 2013 đã ghi nhận cũng như quá trình hội nhập quốc tế, nhu cầu thực tếcủa xã hội Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời đã ghi nhận bổ sung chếđộ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Có thể nói đây là bước phát triển mớicủa Luật HN&GĐ 2014 về chế định tài sản của vợ chồng trong hệ thống phápluật Việt Nam nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng Theo đó, nếu vợchồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc xác định tài sản chungcủa vợ chồng; tài sản riêng của vợ, chồng phải dựa vào nội dung cụ thể củathỏa thuận tài sản vợ chồng đã được lập Trường hợp, thỏa thuận tài sản vợchồng không quy định thì căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng đểxác định 2

2.1.2 Chia tài sản chung của vợ chồng

2.1.2.1 Bản chất của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng

Ngày nay, do xã hội phát triển, tính gắn kết của gia đình có nhiều biếnđổi Việc chia tài sản chung của vợ chồng đang trở thành một nhu cầu tất yếu.Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, một mặt giải toả được nhữngxung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các cá nhân tự phát huy đượccác khả năng của mình trong xã hội Mặt khác giúp cho các Toà án giải quyếtnhanh chóng các vụ việc

Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở kế thừaLuật HN&GĐ trước đó, tiếp tục quy định về việc phân chia tài sản chung của1 Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia

2 điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 48 và Điều 49, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

9

Trang 18

vợ chồng Trong nhiều năm qua, chế định này đã từng bước đi vào cuộc sốngphát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độHN&GĐ Việt Nam.

Bản chất của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng chính là việcchấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với toàn bộ khối tàisản chung của vợ chồng hoặc một phần khối tài sản chung của vợ chồng Saukhi phân chia, tài sản chung sẽ được chia thành từng phần tài sản xác định vàxác lập quyền sở hữu riêng của của vợ, chồng đối với phần tài sản được chia

2.1.2.2 Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng

Một là, phân chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên một cơ chế phân

chia đặc biệt Về nguyên tắc chung, nếu vợ chồng không lựa chọn chế độ tài

sản theo thỏa thuận, không có thỏa thuận khác, việc chia tài sản chung của vợchồng được thực hiện trên nguyên tắc chia đôi; việc tính toán công sức đónggóp đối với tài sản chung chỉ mang tính ước lượng tương đối mà không căncứ trên cơ sở số học một cách tuyệt đối như các trường hợp sở hữu chungtheo phần

Theo từ điển luật học “chia tài sản chung của vợ chồng là phân chiatài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ vàcủa chồng”3

Hai là, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng chỉ được thực hiện

trong những trường hợp pháp luật quy định Sở hữu chung hợp nhất của vợchồng đối với tài sản chung bắt đầu từ khi quan hệ hôn nhân được xác lập vàđược thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân Tùy thuộc vào việc lựa chọn chếđộ tài sản của vợ chồng theo pháp định hoặc chế độ tài sản của vợ chồng theothỏa thuận – hôn ước mà xác định căn cứ pháp lý điều chỉnh việc phân chiatài sản chung của vợ chồng Hiện nay, việc chia tài sản chung của vợ chồngđược thực hiện khi thuộc một trong ba trường hợp sau: trong thời kỳ hônnhân; khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, bị Tòa án tuyên bố là đã chết và3 Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân

10

Trang 19

trường hợp khi vợ, chồng ly hôn Trước khi ban hành Luật HN&GĐ năm2014, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉđược thực hiện để kinh doanh riêng hoặc có lý do chính đáng Luật HN&GĐnăm 2014 không còn giới hạn các trường hợp được phép chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định các trường hợp thỏathuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu.Quy định này góp phần đảm bảo quyền tự do định đoạt đối với tài sản của vợ,chồng đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa: Chia tài sản chungcủa vợ chồng là việc xác định phần quyền sở hữu của vợ, chồng trong khốitài sản chung của vợ chồng được chia Sau khi phân chia tài sản chung,quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với khối tài sản chung chấmdứt; vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản đã được chia.

2.1.2.3 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng

Trong quan hệ pháp luật HN&GĐ, quan hệ thân nhân chiếm một vị trívô cùng quan trọng, chi phối đời sống gia đình Trong khi đó, vấn đề đượcquan tâm nhất, gây nhiều tranh chấp nhất khi gia đình rạn nứt lại là tài sản.Chia tài sản chung của vợ chồng là việc dùng khối tài sản chung của vợ chồngphân chia cho vợ, chồng mỗi người được nhận một phần tài sản trong khối tàisản chung Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ trường hợp nào, tài sản chungcũng có thể phân chia được Theo quy định của pháp luật, tài sản chung củavợ chồng được chia trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Về nguyên tắc, trong hôn nhân, tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sởhữu của người đó Vì lý do nhất định như vợ chồng muốn đầu tư kinh doanhriêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác, họ cóthể thỏa thuận chia tài sản chung Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

“Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phầnhoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luậtnày, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

11

Trang 20

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản Văn bảnnày được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định củapháp luật

Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chiatài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.

Trước đây, tại khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000, không bắtbuộc văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân phải được công chứng Do vậy, đây là điểm tiến bộ của Luật HN&GĐnăm 2014, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sảnchung bằng văn bản, văn bản thỏa thuận phải được công chứng theo yêu cầucủa vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật Nếu vợ chồng không thỏathuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Vợ chồng thỏa thuận chiatài sản trong thời kỳ hôn nhân là nhằm giúp các bên thể hiện ý chí, nguyệnvọng trong vấn đề chia tài sản, nhưng thỏa thuận đó phải nằm trong giới hạnpháp luật cho phép

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làmchấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định Việc phân chia tài sảnnày chỉ có giá trị pháp lý đối với phần tài sản phân chia Phần tài sản chungcủa vợ chồng chưa chia vẫn áp dụng các quy định của pháp luật điều chỉnh –chế độ tài sản pháp định nếu các bên không lựa chọn chế độ tài sản của vợchồng theo thỏa thuận.4

Tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bênsau khi chia tài sản chung của vợ chồng là tài sản riêng của vợ, chồng trừtrường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác Phần tài sản còn lại chưa chia vẫn làtài sản chung của vợ chồng Quy định này kế thừa quy định từ Luật HN&GĐnăm 2000 Ngoài ra, trong luật HN&GĐ năm 2014 quy định rõ về việc vợchồng có thể thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung hoặc chia một phần tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Vì vậy, đối với trường hợp vợ

4 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 và Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014

12

Trang 21

chồng chỉ yêu cầu, thỏa thuận chia một phần tài sản chung thì tài sản chưachia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trướcđó giữa vợ, chồng với người thứ ba5 Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ

năm 2014 góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bên thứ ba,tránh việc vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhằmtrốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba Trong trường hợp, vợ chồng thỏathuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh nghĩavụ thì thỏa thuận này bị vô hiệu

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân việc chia tài sản chung của vợ chồngđược pháp luật cho phép, các bên vợ chồng được quyền tự do quyết định đốivới tài sản riêng của mình

Thứ hai, chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng

chết:

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản trongtrường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết cụ thể tại Điều 66.Theo đó, khi có yêu cầu chia tài sản thì tài sản chung của vợ chồng về nguyêntắc sẽ được chia đôi Nhưng nếu trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thỏathuận khác về chế độ tài sản thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó Trong trườnghợp, việc phân chia di sản thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống củavợ hoặc chồng còn sống thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạnchế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự Quy định này nhằmbảo vệ quyền lợi của vợ hoặc chồng và con cái trong trường hợp họ lâm vàohoàn cảnh khó khăn Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo cũng như phùhợp với đạo đức xã hội Việt Nam

Sau khi chia tài sản, phần tài sản của vợ, chồng đã chết trở thành di sảncủa người đó và được chia theo quy định của pháp luật thừa kế Trong trườnghợp, người vợ hoặc chồng trước đó bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã5 Khoản 2, Điều 40, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

13

Trang 22

chết nay có quyết định hủy tuyên bố một người là đã chết thì quan hệ nhânthân, tài sản được giải quyết theo quy định tại Điều 67 Luật HN&GĐ năm2014.

Thứ ba, chia tài sản vợ chồng khi ly hôn:

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014: “Ly hônlà chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án” Khi đời sống hôn nhân chấm dứt, vấn đề tài sản luôn được các

cặp vợ chồng quan tâm hàng đầu Cụ thể như việc xác định nguồn gốc hìnhthành tài sản, việc phân định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng để thỏathuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia Mặc dù pháp luật đã có những quy địnhđiều chỉnh vấn đề giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn nhưng thực tiễngiải quyết lại rất phức tạp, tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trìnháp dụng pháp luật

Như vậy, chia tài sản vợ chồng trong ba trường hợp trên thì tùy từngtrường hợp cụ thể Tòa án giải quyết khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnhthực tế đảm bảo quyền lợi của các bên Mỗi một trường hợp chia tài sản đềumang một ý nghĩa riêng như chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhằm đảmbảo quyền lợi của các bên vợ, chồng trong kinh doanh riêng, thực hiện nghĩavụ dân sự riêng, hoặc có lý do chính đáng khác cần phân chia tài sản chung;chia tài sản khi một trong hai bên chết nhằm đảm bảo quyền lợi của người vợhoặc người chồng còn sống, quyền lợi của người thừa kế, đồng thời đảm bảotài sản được sử dụng có hiệu quả; còn chia tài sản khi vợ chồng ly hôn nhằmtạo điều kiện cho các bên tạo lập cuộc sống mới sau khi ly hôn, đảm bảo côngbằng giữa vợ và chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản

Ngoài ra, trong một số trường hợp, mặc dù thời kỳ hôn nhân chấm dứt,nhưng vợ chồng lại không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tài sản của họ,đây là quyền tự định đoạt của chủ sở hữu nên Tòa án tôn trọng quyết định củahọ Sau đó, có thể vì một số lý do, hai bên phát sinh tranh chấp Mặc dù lúcnày quan hệ giữa họ là quan hệ giữa các đồng sở hữu tài sản với nhau, nhưngnguồn gốc tài sản chung vẫn từ quan hệ vợ chồng trước đây, nên Tòa án sẽ

14

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị quyết của Quốc hội số 35/2014/NQ- QH10 ngày 9/6/2014 “về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: vềviệc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
3. Thông tư liên tịch của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp số 01/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội số 35/2014/NQ- QH10 ngày 9/6/2014 “về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc thi hànhLuật Hôn nhân và gia đình
4. C.Mác – Ph.Ăngghen, toàn tập “ Nguồn gốc của gia đình , của chế độ tư hữu và Nhà nước”, NXB Sự thật, Hà nội năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình , của chếđộ tư hữu và Nhà nước
Nhà XB: NXB Sự thật
5. “ Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt nam” TS Nguyễn Thị Thu Vân, tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật số 08/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt nam
6. Nguyễn Văn Cừ (2003), “ Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật HN&GĐ Việt nam năm 2014”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 64 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền bình đẳng của vợ chồng đối vớitài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật HN&GĐ Việt nam năm 2014
Tác giả: Nguyễn Văn Cừ
Năm: 2003
7. Ths Nguyễn Văn Cừ - Ths Ngô Thị Hường (2002), “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2014”, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Một số vấn đềlý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2014
Tác giả: Ths Nguyễn Văn Cừ - Ths Ngô Thị Hường
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
8. Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt nam năm 2014, NXB Chính trị Quốc gia (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt nam năm 2014
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia (2004)
9. Quyết định Giám đốc thẩm số 227/2016/DS-GĐT ngày 23.3.2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa Dân sự về việc : “Chia tài sản sau ly hôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia tài sản sau ly hôn
10. Giáo trình Luật HN&GĐ của Trường ĐH Luật Hà nội, NXB Công an nhân dân năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật HN&GĐ
Nhà XB: NXB Côngan nhân dân năm 2013
11. Những vấn đề đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật HN&GĐ năm 2014, Nguyễn Đức Lương, Tạp chí Kiểm sát số 3/2014 Khác
12. Một số ý kiến về Dự thảo Luật HN&GĐ ( sửa đổi ) Ngô Minh Tuấn, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2014 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại Gò Vấp - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Và Thực Tiễn Tại Quận Gò Vấp,Tp Hcm.pdf
Bảng 3.1. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại Gò Vấp (Trang 31)
Bảng 3.2. Báo cáo số liệu án HN&GĐ năm 2019 của TAND Gò Vấp - Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Và Thực Tiễn Tại Quận Gò Vấp,Tp Hcm.pdf
Bảng 3.2. Báo cáo số liệu án HN&GĐ năm 2019 của TAND Gò Vấp (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w