1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận những tác động của các tôn giáo lớn đến sự phát triển đời sống tinh thần của dân tộc việt nam

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Tác Động Của Các Tôn Giáo Lớn Đến Sự Phát Triển Đời Sống Tinh Thần Của Dân Tộc Việt Nam
Tác giả Lương Thụy Phương Anh, Trần Thị Diễm Ngọc, Trần Ngọc Khánh Linh, Nguyễn Hoàng Trúc Linh, Dương Tường Vy, Châu Mỹ Uyên, Du Tấn, Hoàng Minh Quân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 9,77 MB

Cấu trúc

  • I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TÔN GIÁO LỚN Ở VIỆT NAM (5)
    • 1.2. Quá trình hình thành Phật giáo ở Việt Nam (5)
    • 2) Công giáo (Thiên chúa giáo) (10)
      • 2.1. Giai đoạn thứ nhất: từ ngày đầu truyền giáo đến năm 1884 (10)
      • 2.2. Giai đoạn thứ hai: từ năm 1884 đến 1954 (11)
      • 2.3. Giai đoạn từ 1945 đến nay (11)
    • 3) Tin lành (11)
      • 3.1. Giai đoạn trước khi thiết lập tổ chức (12)
      • 3.2. Giai đoạn thành lập về tổ chức (12)
      • 3.3. Giai đoạn củng cố và phát triển (12)
    • 4) Hồi giáo (14)
    • 5) Cao Đài (15)
    • 6) Hoà Hảo (16)
      • 6.1. Giai đoạn từ ngày thành lập đạo (1939) đến trước năm 1975 (16)
      • 6.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 5/1999 (17)
      • 6.3. Giai đoạn từ tháng 5/1999 đến 2021 (Giai đoạn từ khi được nhà nước công nhận tổ chức đến nay) (17)
  • II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM (18)
    • 1. Định nghĩa về tôn giáo (18)
    • 2. Định nghĩa về văn hóa truyền thống (19)
    • 3. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam (20)
    • 4. Mối quan hệ biện chứng giữa tôn giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam (21)
  • III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TINH THẦN, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (24)
    • 1. Tác động tích cực (24)
      • 1.1. Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo (27)
      • 1.2. Duy trì đường hướng hành động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc (28)
      • 1.3. Các tổ chức tôn giáo góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước 31 2. Tác động tiêu cực (29)
  • IV. VAI TRÒ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC (33)
    • 1. Tôn giáo với sự nghiệp giải phóng, bảo vệ dân tộc (33)
    • 2. Tôn giáo với sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước (36)
  • V. LIÊN HỆ VỚI TÍNH TẤT YẾU PHẢI XÂY DỰNG, CỦNG CỐ KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ KHỐI ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (39)
    • 1. Đă v c điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam (39)
      • 1.1. Viê g t Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hê g dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất (39)
      • 1.2. Quan hê g dân tộc và tôn giáo ở Viê g t Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống 41 1.3. Các hiê g n tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc (40)
      • 1.4. Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo nhằm thực hiê g n “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây (41)
    • 2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (42)
    • 3. Tính tất yếu phải xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở Việt (45)
      • 3.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII (45)
      • 3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo (45)
    • 4. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII .50 KẾT LUẬN (0)

Nội dung

Từ một tôn giâo hoăn toăn xa lạ với Việt Nam, đến nay lămột trong những tôn giâo có số tín đồ lớn thứ hai sau đạo Phật trong câc tôngiâo có mặt tại Việt Nam vă đạo Công giâo đê có rất nh

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TÔN GIÁO LỚN Ở VIỆT NAM

Quá trình hình thành Phật giáo ở Việt Nam

Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc: đây là giai đoạn mà Phật giáo du nhập và bước đầu đi vào đời sống của dân tộc Việt dần trở thành nhân tố góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam gắn liền với bối cảnh đất nước (Nam Việt) đang phải chịu cảnh đô hộ của phương Bắc từ thời nhà Tần đến Đường, trải qua trên 1000 năm (từ năm 179 TCN đến 938). Trong giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X SCN, nhiều cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp để bảo vệ di sản truyền thống dân tộc, nhân dân ta đã biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa ngoại nhập phù hợp với đặc tính, tâm hồn người Việt Nam để làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống Phật giáo truyền vào Việt Nam, được nhân dân tiếp nhận một cách nhanh chóng, nó ngày càng phổ biến, phát triển mạnh mẽ và tạo dựng được chỗ đứng trong lòng nhân dân, đồng thời cũng tiếp thêm sức mạnh cho dân ta đấu tranh, góp phần bảo vệ nền văn hóa cổ truyền.

Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỉ III đầu thế kỷ IITCN, theo hai con đường chủ yếu:

 Theo đường bộ, từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc theo "con đường tơ lụa" rồi từ đây sang Việt Nam.

 Theo đường biển, các nhà sư theo các thuyền buôn sang truyền đạo ở nước ta Trong các chuyến viễn dương này, họ thường thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà truyền bá đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á. Đến thế kỷ II SCN, trung tâm Phật giáo đời Hán là Luy Lâu trên đất Giao Chỉ được hình thành sớm nhất và cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất. Đây là nơi nghiên cứu và truyền bá Phật giáo Đến cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, có nhiều nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam để truyền đạo Đầu thế kỷ III, bắt đầu xuất hiện những nhà sư sinh ra và tu ở Việt Nam Từ thế kỷ VI - X Phật giáo Việt Nam còn tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc Trong thời gian này, từ Trung Hoa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam, đó là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Đặc điểm của Phật giáo ở giai đoạn này gồm:

 Thứ nhất, Phật giáo Việt Nam giai đoạn này đã chuyển từ ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ sang ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc.

 Thứ hai, Phật giáo Việt Nam phát triển theo khuynh hướng Thiền.

 Thứ ba, với đặc điểm là phần lớn người Việt đều mù chữ nên họ không đi vào kinh điển Phật giáo, do đó mà Phật giáo Đại thừa phát triển và chiếm ưu thế.

 Thứ tư, Phật giáo khi được truyền vào Việt Nam được tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ, hòa mình vào các tín ngưỡng này với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai, có xu hướng bản địa hóa ngày càng rõ rệt.

 Thứ năm, Phật giáo bước đầu đã có sự hỗn dung với Nho giáo và Đạo giáo.

 Thứ sáu, Phật giáo đã tích cực đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lăng và đồng hóa.

→ Có thể nói rằng, ở giai đoạn đầu công nguyên đến thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ

X SCN), Phật giáo đã thâm nhập vào trong tâm hồn, suy nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và trở thành một phần bản sắc dân tộc Những đặc điểm của Phật giáo càng làm cho nền tôn giáo này độc đáo và trở thành một nhân tố trong nền văn hóa Việt Theo dòng chảy lịch sử, Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung vẫn sẽ đồng hành cùng con người trong quá trình tồn tại và phát triển Trong đó,Phật giáo giúp cho con người không quên cội nguồn; dùng từ, bi, hỷ, xả để đối xử với nhau Dù cho xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, Phật giáo vẫn sẽ gắn bó bền chặt với nền văn hóa, với con người Việt Nam.

Giai đoạn thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần: đây là giai đoạn cực thịnh

 Phật giáo thời nhà Đinh (từ 968 đến 980 cai trị 12 năm)

Trong triều đại nhà Đinh Phật Giáo được quan tâm là do sức đóng góp của các danh Tăng Vua Đinh định phẩm vị cho hàng Tăng Sĩ, đó cũng là thời kỳ đầu tiên hàng giáo phẩm Phật Giáo Việt Nam có danh vị: vào năm Tân Mùi (971) vua Đinh Tiên Hoàng chế định chức sắc hàng quan lại triều đình, kể cả hàng Tăng sĩ lỗi lạc của Phật giáo, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư Pháp Sư Trương Ma Ni làm Tăng Lục, giới văn nhân trong nước hầu hết ở trong hàng Tăng Sĩ.

 Phật giáo triều đại nhà Lê (từ 980 đến 1009 cai trị 29 năm) Vua Lê Đại Hành lên ngôi, cho dù việc chính trị trong nước có thay đổi, nhưng Phật Giáo vẫn phát triển mạnh hơn Vua Đại Hành tiếp tục phong Ngài Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, và bất cứ việc gì trong nước Vua đều hỏi ý kiến Tăng Thống.

Năm 963 Vua Đại Hành sai sứ đi thông hiếu với nhà Tống, đã thỉnh 2 bộ kinh về truyền bá trong nước, đó là Cửu Kinh và Đại Tạng Kinh.

Trong giai đoạn này, Tăng Sĩ Phật Giáo còn một vị nổi danh nữa là Pháp

Sư Đỗ Thuận Pháp sư được làm sứ giả đón tiếp sứ thần nước ngoài (Chuyện Lý Giác) và hỗ trợ cho Vua Lê Đại Hành trong việc “ vận trù định sách ” với trách nhiệm chính trong vai trò đối ngoại của triều đình.

 Phật giáo triều đại nhà Lý (từ 1010 đến 1225 cai trị 215 năm) Vua Lý Thái Tổ là một Phật tử thuần thành Người xây dựng triều Lý đã đem học thuật và tư tưởng Phật Giáo vận dụng vào việc cai trị đất nước, vì vậy Phật Giáo vào thời này trở thành Quốc giáo.

Vua Lý Thái Tổ đặt nền móng phát triển đạo Phật, xây chùa tạc tượng, đúc chuông, truyền bá chánh pháp cho con cháu đời đời noi theo.

Suốt triều Đại nhà Lý hơn 2 thế kỷ, Phật giáo hòa nhập trọn vẹn trong đời sống của toàn dân.

 Phật giáo triều đại nhà Trần (từ 1225 đến 1400 cai trị 175 năm) Đây là thời kỳ vẻ vang và phát triển rất mạnh Đâu cũng có chùa, có Phật để tín đồ chiêm bái Tăng đoàn mạnh đến nỗi triều đình phải tổ chức các khoa thi để loại bớt Phật Giáo chấn hưng khoảng 100 năm đầu, rồi dừng lại, bởi sự phát triển quá đà nên mê tín dị đoan và thoái bộ.

Tư tưởng Phật giáo trong thời đại này gồm:

- Tư tưởng dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: dòng thiền này vẫn tiếp tục phát triển.

- Tư tưởng dòng Thiền Vô Ngôn Thông: Kéo dài ba triều đại Đinh,

Lê, Lý, chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Hoa.

- Tư tưởng Thiền phái Thảo Đường.

- Tư tưởng phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

→ Lịch sử Phật Giáo Việt Nam thông qua bốn triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã ăn sâu vào cội rễ dân tộc, xuyên qua các ảnh hưởng của Phật Giáo đối với tất cả các vấn đề của dân tộc.

 Từ thời Lê Sơ đến thời Tây Sơn: đây là thời kỳ suy thoái của Phật giáo

Phật giáo lúc này chỉ ảnh hưởng trên trên tín ngưỡng và một số tác phẩm Phật giáo do các nhà nho tri thức đương thời biên tập và viết lại Phật giáo trong triều đại bị quyền thần thao túng, vua lớn lên thì trở nên tàn ác, bạo loạn khiến nhà nước loạn lạc Vì thế, Phật giáo cũng không hứng khởi lên được nữa.

Nho giáo làm chủ văn hoá tư tưởng, Phật giáo không được triều đình quan tâm đến thời đại này Những người tìm đến Phật giáo thời này chỉ là những người lận đận đường công danh, chán nản cuộc đời nên không hiểu được giáo lý của Phật Bởi thế trong thời này là “Thời đại Phật giáo suy đồi”.

Năm 1424, vua Lê Thái Tổ có mở kỳ thi khảo hạch tăng đạo, người nào trúng tuyển thì được ở chùa tu hành, ai rớt thì phải hoàn tục Ngoài ra, triều đình cũng tổ chức những buổi rước Phật (1934), xuống chiếu ra lệnh cho bá quan văn, võ ăn chay (1448, 1449) để đến chùa cầu mưa, nhưng những hình thức đó chẳng qua được xem như là một thứ đạo phù thủy dùng để cúng tế cầu đảo.

Công giáo (Thiên chúa giáo)

2.1 Giai đoạn thứ nhất từ ngày đầu truyền giáo đến 1884 Đạo Công giáo xem việc truyền đạo là sứ mệnh thiêng liêng và thường trực Ở Việt Nam, từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI đã có các giáo sĩ phương Tây đến để truyền giáo Giới nghiên cứu lịch sử đạo Công giáo đã thống nhất lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam.

Thời kỳ từ năm 1533 đến 1614 chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phanxicô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc Tây ban Nha đi theo đường thuyền buôn vào truyền giáo ở nước ta nhưng do không quen thông thổ, chưa thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo không có mấy kết quả.

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, các giáo sĩ Công giáo người Châu Âu đã bắt đầu đến Hội An (Đàng trong) để giảng đạo Lúc đầu việc truyền giáo ở Đàng trong diễn ra khá thuận lợi, một mặt vì người Đàng trong rất hòa nhã, cởi mở. Mặt khác trong giai đoạn này Chúa Nguyễn đang muốn thúc đẩy mối quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha Năm 1615, ngôi nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng ở Đàng trong Những năm sau đó, số người theo đạo Công giáo đã ngày càng nhiều hơn.

Công cuộc truyền giáo của Đàng ngoài diễn ra muộn hơn so với Đàng trong Lúc này Chúa Trịnh mặc dù không hiểu về đạo Công giáo nhưng lại có cảm tình với người Bồ Đào Nha nên đã mong muốn được giao thương với họ; có thời điểm Chúa Trịnh còn cho các giáo sĩ được giảng đạo trong phủ Chúa. Lúc này các giáo sĩ đã thông thạo tiếng Việt nên đã làm công tác truyền giáo rất thành công.

Năm 1664, Hội Thừa sai Paris chính thức ra đời và được giáo hoàng A- Lếch- Xăng- Đrơ VII truyền đạo ở 03 khu vực.

Sau một thời gian tiếp tục được truyền bá và phát triển, cơ cấu tổ chức của đạo Công giáo ở Việt Nam có nhiều sự biến đổi quan trọng trong việc phân chia địa phận quản lý.

→ Như vậy, nhìn lại giai đoạn này cho thấy thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Càng về sau, vai trò của các giáo sĩ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha càng lu mờ, trong khi đó vai trò của các giáo sĩ người Pháp ngày càng thể hiện rõ hơn.

2.2 Giai đoạn thứ hai: từ năm 1884 đến 1954:

Trong thời gian này, đạo Công giáo bắt đầu có sự phát triển nở rộ của các dòng tu hoặc là từ nước ngoài truyền vào hoặc là được thành lập ở Việt Nam Tính theo thời gian, có hai dòng tu là dòng tu nữ và dòng tu nam. 2.3 Giai đoạn từ 1945 đến nay

Trong thời gian này các thừa sai bắt đầu quan tâm hơn đến việc truyền giáo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số Vì trước đây, công cuộc truyền giáo đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn chỉ mới diễn ra ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Trong giai đoạn này, cùng với sự tăng trưởng về số người theo đạo thì Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng trưởng thành về mặt tổ chức Năm 1933, sau đúng 400 năm đạo Công giáo truyền vào Việt Nam, lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican phong chức Giám mục cho một người mang quốc tịch Việt Nam đó là ông Nguyễn Bá Tòng Ngày 24/11/1960, hàng Giáo phẩm Công giáo ở Việt Nam được thiết lập, đồng thời tất cả các Tòa Giám mục của các địa phận lúc này đều được nâng từ Hiệu tòa lên Chính tòa.

Sau năm 1954, một sự kiện quan trọng đã đánh dấu sự trưởng thành của Giáo hội Công giáo Việt Ngày 24/4 - 01/5/1980, tại Hà Nội đã triệu tập Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam để thống nhất thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam, bao gồm tất cả các Giám mục đang thi hành phận sự mục vụ tại các địa phận Công giáo ở Việt Nam.

→ Quá trình hình thành và phát triển đạo Công giáo ở nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố Từ một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với Việt Nam, đến nay là một trong những tôn giáo có số tín đồ lớn thứ hai (sau đạo Phật) trong các tôn giáo có mặt tại Việt Nam và đạo Công giáo đã có rất nhiều hoạt động ảnh hưởng trong đời sống văn hóa xã hội ở Việt Nam.

Tin lành

Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đạo Tin lành mới được truyền vào nước ta So với các tôn giáo khác từ bên ngoài du nhập vào thì đạo Tin lành đến nước ta muộn hơn; quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam gắn với hệ phái Tin lành Truyền giáo CMA (tiền thân sáng lập ra Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam).

3.1 Giai đoạn trước khi thiết lập tổ chức

Vào năm 1884, những mục sư đầu tiên là người Pháp đã đến Việt Nam để truyền giáo và đã hình thành một Hội thánh cho các tín hữu Tin lành Âu Châu sinh sống tại Việt Nam Năm 1894, nhà thờ Tin lành đầu tiên được xây dựng, tiếp đó có thêm 2 Hội thánh khác được thành lập tại Hà Nội và Sài Gòn (1902).

Tuy nhiên, sự truyền bá Tin lành đến người Việt Nam không được chú trọng vì các mục sư người Pháp chỉ tập trung cho tín đồ là người Pháp mà ít quan tâm đến việc rao truyền Tin lành cho người bản xứ.

Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance - CMA) hy vọng Tin lành sẽ xâm nhập được vào Việt Nam, tuy nhiên lại không có hiệu quả gì Vì nhà chức trách Pháp kiểm soát thật gắt gao biên giới phía Bắc Kết quả Tin lành vẫn chưa thể đến với dân chúng Việt Nam được. 3.2 Giai đoạn thành lập về tổ chức

Vào mùa xuân năm 1911, R A Jaffray cùng hai nhà truyền giáo khác đã trao đổi về nhu cầu truyền giáo tại Việt Nam, Hội Truyền giáo cơ sở của Thánh Thơ Công Hội tại Đà Nẵng được chuyển lại, đánh dấu việc thành lập chi hội đầu tiên ở Việt Nam.

Trong khoảng cuối năm 1911, ông Holster cũng cố gắng phổ biến một số đoạn Kinh thánh ra tiếng Việt Một vài nhà thờ đã được mở ở Hội An, Hải Phòng và Đà Nẵng

→ Mặc dù được hình thành trong sự khó khăn, nhưng Tin lành tại Việt Nam đã đặt được nền móng Hội thánh đầu tiên đã được thành lập tại Đà Nẵng, nơi đây đã trở thành chiếc nôi của Hội thánh Tin lành Việt Nam Sau những khó khăn buổi ban đầu, Tin lành lần lượt được truyền bá rộng rãi ra miền Bắc cũng như trong miền Nam.

3.3 Giai đoạn củng cố và phát triển

Giai đoạn từ năm 1915 đến năm 1918, đây là thời gian Hội thánh gặp khó khăn sau khi đã được hình thành, nhà thờ mới mở tại Hội An bị đóng cửa,hai nhà truyền giáo tại bị trục xuất.

Giai đoạn 1918 đến 1921, sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Việt Nam được dễ dàng hơn Vào năm 1918, một chương trình dạy Kinh thánh nhằm huấn luyện cho người tín đồ Việt Nam, để họ sẵn sàng bước vào "công trường" thuộc linh đang rộng mở trước mắt đã được thực hiện.

Giai đoạn 1922 đến 1927, năm 1922 hội nghị tại Đà Nẵng, Hội Truyền giáo đã đề ra chương trình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành Việt Nam vì nhiều Hội thánh địa phương ở cả 3 miền Việt Nam đã được hình thành và bắt đầu lớn mạnh.

Giai đoạn 1927 đến 1941, sau 16 năm hình thành, Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Đông Dương đã thành lập ra tổ chức riêng cho người Việt Nam là hội thánh Tin lành Việt Nam Đông Pháp Vào tháng 3-1927, Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được triệu tập tại Đà Nẵng Đại Hội đồng này quy tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã được thành lập trên toàn cõi Đông Dương, trở thành Đại hội hành chính của Hội thánh và quyết định thành lập tổ chức riêng.

Giai đoạn 1942 đến 1954, là giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động, các hoạt động của Tin lành bị hạn chế bởi chính sách của chính quyền đô hộ Nhật, Pháp và hoàn cảnh xã hội.

Giai đoạn 1951 - 1954 ở Nam hạt thì cuộc tranh chấp của các Đảng phái chính trị tại miền Nam chưa ổn định Vì vậy, các Hội thánh vẫn còn bị ảnh hưởng Riêng khu vực Sài Gòn Chợ Lớn thì có phát triển Nói chung các Hội thánh ở miền Nam đã thành công hơn các địa hạt khác.

Giai đoạn 1954 - 1975, sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước Việt Nam tạm thời chia cắt làm 2 miền và Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng bị phân chia ra 2 tổ chức là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động độc lập cho đến hiện nay.

Hội thánh tin lành Việt Nam (miền Bắc) do phần lớn tín đồ và chức sắc di cư vào miền Nam nên các hoạt động có phần chậm hơn lại Ngược lại, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được sự giúp đỡ của chính quyền miền Nam và các tổ chức bên ngoài đã có sự phát triển mạnh mẽ

Hồi giáo

Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630 Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã ở Vương quốc Champa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa Vì vậy, ở Vương quốc Chăm cổ vào khoảng trước năm 1470, Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.

Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Champa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó Nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình Từ đó, Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Champa và chính thời điểm này sự giao hòa giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại Nam Trung b ộ

Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền, mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam.

Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indoinesia, Ấn Độ theo Hồi giáo Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡngHồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theoHồi giáo ở TPHCM cho tới ngày nay.

Cao Đài

Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Tân, Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo đồng nguyên Cùng lúc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển mạnh tại Nam Bộ.

Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài Nhóm thứ nhất do ông Ngô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa, phật đường theo truyền thống cơ bút thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo Nhóm thứ hai gồm các vị: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc (nhóm Cao – Phạm) tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây Năm 1926, hai nhóm cơ bút nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêu được thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.

Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã thống nhất ký tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp Ngày 19/11/1926, những chức sắc đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài.

Do một số bất đồng trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đã tách ra và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới Tuy bị chia rẽ thành nhiều tổ chức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội đương thời.

Từ 1931 đến 1934, mâu thuẫn giữa một số chức sắc Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài ngày càng nặng nề, tình hình nội bộ Giáo hội mất đoàn kết ngày càng tăng, một số chức sắc cao cấp bất đồng với Toà thánh đã tự hoạt động theo ý riêng, tiến hành lập nhiều đàn cơ để lôi kéo tín đồ.

Giai đoạn từ 1935 đến 1975, đạo Cao đài phát triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng xảy ra tình trạng phân chia thành nhiều chi phái, đã có lúc lên đến hơn 30 phái Cao đài khác nhau Số lượng tín đồ đạo Cao đài cũng phát triển nhanh chóng đến hơn 2 triệu người, | tập trung chủ yếu ở Nam bộ và một vài tỉnh ở miền Trung, miền Bắc.

Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm 1975 Trong các tổ chức Cao Đài, có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo đúng chân truyền của đạo Cao Đài và tồn tại đến nay Vì vậy, nội bộ chức sắc xuất hiện tư tưởng ly khai.

Sau năm 1975, các phái Cao đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ Các Hội thánh Cao đài xây dựng tổ chức hành chính đạo theo hai cấp: cấpTrung ương là Hội thánh, cấp cơ sở là Họ đạo Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 09 Hội thánh Cao đài có đông chức sắc, tín đồ tổ chức Đại hội thông quaHiến chương, chương trình hành đạo, xây dựng tổ chức giáo hội 2 cấp, hoạt động theo 3 Hội: Thượng hội, Hội thánh, Hội Nhơn sanh và xác định đường hướng hành đạo “Nước vinh, Đạo sáng”.

Hoà Hảo

Làng Hòa Hảo là một địa danh được hình thành từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, ngày nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Từ xa xưa, nơi đây cùng với vùng núi Thất Sơn hợp thành "Châu Đốc Tân Cương" được coi là nơi biên viễn xa xôi hiểm trở của miền Tây Nam Bộ. 6.1 Giai đoạn từ ngày thành lập đạo (1939) đến trước năm 1975 Đối với các tín đồ, ông Huỳnh Phú Sổ trở thành Đức Phật hóa kiếp, là Phật sống vì những việc làm và lời lẽ "siêu phàm" Chính trong khoảng thời gian ngắn này, ông Huỳnh Phú Sổ đã cho ra đời 6 tác phẩm trong "Sấm giảng giáo lý".

Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo Hoà Hảo Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Hoà Hảo: giáo lý tiếp tục được hoàn chỉnh; nghi lễ tôn giáo được hình thành và ổn định, đặc biệt là việc phát triển số lượng tín đồ

Từ năm 1947, Phật giáo Hoà Hảo chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ phát triển có tổ chức hành chính Năm 1964, Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo nhiệm kỳ I do ông Lương Trọng Tường là Hội trưởng chính thức hoạt động Sau

25 năm, từ khi ra đời, đây là mốc mở đầu cho thời kỳ có tổ chức hành chính đạo. 6.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 5/1999

Giữa năm 1975, đại diện Tổ đình là bà Huỳnh Thị Kim Biên và ông Huỳnh Văn Quốc ra thông cáo giải tán Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hoà Hảo Kể từ thời điểm đó, tổ chức hành chính đạo không còn Tuy nhiên, Phật giáo Hoà Hảo vẫn tồn tại thông qua hoạt động tôn giáo của từng cá nhân trong cộng đồng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo.

Trong môi trường xã hội của chế độ mới, sự đạo của Phật giáo Hoà Hảo vẫn duy trì bình thường Về đức tin, trong ý thức đông đảo tín đồ vẫn tồn tại biểu trưng của Phật giáo Hoà Hảo Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ được coi là cội nguồn của đức tin.

Nhu cầu tôn giáo của tín đồ không suy giảm, họ tuân thủ giáo lý nguyên thuỷ và có biểu hiện thế tục hóa trong đời sống đạo.

6.3 Giai đoạn từ tháng 5/1999 đến 2021 (Giai đoạn từ khi được nhà nước công nhận tổ chức đến nay)

Ngày 11/6/1999, Ban Tôn giáo của Chính phủ ban hành Quyết định số 21/QĐ/TGCP về việc công nhận tổ chức và hoạt động của Ban Đại diện Phật giáo Hoà Hảo (nay là Ban Trị sự Trung ương giáo hội PGHH) Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn vừa thể hiện tính đúng đắn về chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, vừa tạo luồng sinh khí mới đối với đời sống tinh thần, tâm linh của toàn thể tín đồ Đại hội đại biểu toàn đạo lần thứ II tháng 6/2004, đã xây dựng Hiến chương, tiếp tục khẳng định đường hướng hành đạo trong giai đoạn mới là: "Vì đạo pháp, vì dân tộc" Ban Trị sự trung ương Phật giáo Hoà Hảo - tổ chức đại diện hợp pháp duy nhất của đồng bào theo Phật giáo Hoà Hảo Trải qua năm kỳ đại hội (hiện nay đang là nhiệm kỳ thứ V), Giáo hội PGHH đã từng bước phát triển, trở thành tổ chức giáo hội 2 cấp hành chính đạo gồm có Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hoà Hảo Đến nay, Phật giáo Hoà Hảo có khoảng 1,5 triệu tín đồ, chủ yếu tập trung ở 9 tỉnh miền Tây Nam bộ là: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long,Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An và Kiên Giang.

Hằng năm tổ chức hai ngày lễ trọng của đạo là ngày khai đạo 18/5 âm lịch và ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ 25/11 âm lịch Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo đã vận động đông đảo tín đồ tự nguyện tham gia có hiệu quả cao trong hoạt động từ thiện - xã hội

→ Thời gian qua bà con tín đồ đã nêu cao trách nhiệm công dân sống và hoạt động theo luật pháp, kịp thời đấu tranh với những hoạt động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng xã hội mới theo định hướng: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

Định nghĩa về tôn giáo

Để làm rõ được bản chất biện chứng giữa tôn giáo và văn hóa truyền thống cần định nghĩa tôn giáo là gì? Việc định nghĩa về tôn giáo thường rất phức tạp Xã hội Châu Á nơi có nền tôn giáo lâu đời vẫn hiếm có ai đưa ra những định nghĩa mang tính phổ quát Tôn giáo ở nền văn minh Trung Hoa trước khi có sự giao thoa với Phương Tây vẫn thường gắn tôn giáo với đạo, hoặc tông giáo, nhưng đạo là cái chúng ta thường nghe hơn cả Đạo là con đường, chủ yếu được hiểu là đạo lý, lời giáo huấn, lời dạy của thế hệ đi trước suy nghiệm ra vấn đề và truyền dạy lại cho đời sau những quy tắc xử sự đúng đắn Không có sự phân biệt rạch ròi giữa những tôn giáo du nhập vào nền văn hóa Phương Đông như Thiên chúa giáo từ Tây Phương, hay Hồi giáo từ xứ sở Ả Rập Thậm chí tôn giáo khởi phát từ Đông phương như Phật giáo cũng không có sự khác nhau rõ rệt đối với những hình thức tín ngưỡng bản địa như đạo thờ Mẫu hay đạo thờ ông bà tổ tiên.

Có thể kết luận rằng, kể từ khi tiếp xúc với nền học thuật của Phương Tây, dần khái niệm “tôn giáo” được định hình và được hiểu như ngày nay Danh từ Religion được hiểu là niềm tin về một vị thần linh, một đấng tối cao và biểu hiện ý nghĩa về một cộng đồng những người cùng chung một niềm tin và cùng thực hành những nghi thức thờ phụng Ở Phương tây, người ta cũng đã cố gắng phân biệt hai khía cạnh của “religion”: khía cạnh chủ quan từ nội tại của mỗi con người hay còn được hiểu là niềm tin cá nhân, hay còn gọi là tín ngưỡng (croyance) và tính tôn giáo

Trong việc định nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng, cái phức tạp còn biểu hiện ở chỗ nhiều người với nhiều góc nhìn tiếp cận khác nhau Họ có thể tiếp cận ở phương diện bản thể luận như lối định nghĩa của Mác, Ăngghen và những triết gia lỗi lạc trước đó như Heghen, Kant,…Định nghĩa của họ có thể lột tả được về mặt lí luận và tính triết học thông qua lý thuyết về bản thể luận và nhận thức luận của tôn giáo, nhưng để nghiên cứu một cách sâu rộng về nó còn phải vận dụng những cách tiếp cận của những ngành khoa học khác như tâm lý học, lịch sử, xã hội học,…

Khoa học về tôn giáo dần dần phát triển và hoàn thiện theo bánh xe thời gian, đặc biệt là từ cuối thế kỉ XIX với sự ra đời của ngành xã hội học tôn giáo, từ đó đóng góp rất nhiều vào việc định nghĩa và giải quyết những vấn đề tôn giáo Cùng khảo cứu định nghĩa kinh điển của Mác theo kiểu bản thể luận và nhận thức luận trong Lời nói đầu tác phẩm Góp phần phê phán nhà nước pháp quyền của Heghen và sau đó trong tác phẩm Chống Duhring của Ăng ghen: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ,chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu nhiên trần thế”.

Định nghĩa về văn hóa truyền thống

Dưới góc nhìn Văn hóa học, các học giả nghiên cứu về giá trị văn hóa đã quan niệm: “Giá trị văn hóa (Cultural value) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân thiện mỹ) Từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa. Chính vì vậy mà văn hóa thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội” Từ đó có thể thấy rằng, văn hóa được hình thành thông qua quá trình sinh sống và phát triển của con người Thông qua quá trình vận động và giao tiếp của con người trong xã hội và với thiên nhiên Giá trị văn hóa còn được thể hiện ở thái độ, trách nhiệm và quy tắc ứng xử của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với gia đình, xã hội

Truyền thống là tập hợp những tư tưởng, thói quen, lối sống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác Tác giả George Mclean cho rằng: “Truyền thống là sự phát triển của các giá trị, đức hạnh và sự hội nhập của chúng nhằm tạo ra một nền văn hóa đặc sắc và phong phú trong lịch sử và vì thế phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức sáng tạo của nhiều thế hệ Nền văn hóa được truyền lại được gọi là truyền thống văn hóa” (theo nghĩa) như vậy nó phản ánh được thành tựu con người tích tập được trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của cuộc sống Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hoà của nó như là một sự hiện thân của trí tuệ” Khi nói đến giá trị truyền thống tức là muốn nói đến những mặt tích cực, tốt đẹp, những điều đúng, điều hay lẽ phải, tuy nhiên không phải cái gì hay, tốt đẹp cũng được gọi là giá trị mà phải là những cái hay, cái tốt, cái phổ biến cơ bản đại diện cho luân lý, đạo đức và định hướng hành vi, hành động mới được gọi là giá trị truyền thống

Như vậy, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là tập hợp những cốt lõi văn hóa, những gì được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng trong môi trường tự nhiên và xã hội được các thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ và phát huy Khi nói đến những giá trị văn hóa truyền thống là nói đến cái lâu dài, cái tương đối ổn định, cái tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó Do đó, nó có tính bền vững và trở thành những nguyên lý đạo đức, luân lý mà mỗi cá nhân, cộng đồng trong xã hội đó đều phải thực thi Các giá trị đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, hiếu học, cần cù, lạc quan… và các giá trị này có vai trò to lớn đối với sự, phát triển của văn hóa dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

 Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử

 Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.

Đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam

Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại

Việt Nam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của ngườiViệt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Mối quan hệ biện chứng giữa tôn giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam

Tôn giáo là bộ phận quan trọng hình thành nền văn hóa Khi nói đến văn hóa của một dân tộc hay khu vực, không thể không nhắc đến bộ phận cấu thành là tôn giáo Giá trị văn hóa của tôn giáo thể hiện ở niềm tin, thực hành, các nguyên tắc đạo đức, các giá trị, những di sản hữu hình và vô hình Quá trình hình thành, phát triển giáo lý, triết lý, các nguyên tắc, giáo luật của các tôn giáo dần ảnh hưởng, thẩm thấu đến nhận thức, tư tưởng, tâm lý và lối sống không chỉ của tín đồ, mà còn ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội Giá trị văn hóa của tôn giáo có một sức sống lâu bền và mãnh liệt, thậm chí ngay cả trong các xã hội đã đạt được tính hiện đại cao.

Tôn giáo và văn hóa dưới góc nhìn chức năng của tôn giáo: Đã từ lâu,nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tôn giáo không chỉ đơn thuần là niềm tin, một phạm trù có tính lịch sử, mà còn mang dáng dấp của văn hóa Tôn giáo như đã định nghĩa ở trên là sự phản ánh của xã hội con người vào trong ý thức của họ.Tuy nhiên sự phản ánh không phải là sự phản ánh giản đơn mà là một sự phản ánh chịu tác động của rất nhiều yếu tố trung gian Quãng thời gian công xã nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, con người phải bị khuất phục trước thiên nhiên, nảy sinh tâm lí sợ hãi và bắt đầu quy kết những hiện tượng tự nhiên cho một thế lực siêu nhiên nào đó Và họ tôn thờ những thế lực siêu nhiên ấy bằng những nghi lễ, với niềm tin rằng họ sẽ không trừng phạt con người nữa, dần dần lối suy nghĩ ấy được cả cộng đồng noi theo Cách suy nghĩ và lập luận và cảm nhận như vậy rất hiện thực Chính những điều như vậy mới cấu thành tôn giáo Những mô thức ấy tuy có những đặc trưng riêng tùy theo vị trí địa lí của từng cộng đồng người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, và cùng với bề dày lịch sử sẽ trở thành những truyền thống suy nghĩ và ứng xử, một thành tố không thể thiếu của văn hóa công cộng.

Tôn giáo không thể tồn tại nếu chỉ đáp ứng một cách hư ảo những khát khao của con người Chừng nào con người và là con người có niềm tin tôn giáo còn sống trong cõi thế, họ vẫn mong muốn được sống trong một xã hội công bằng, nhân ái thông qua những hành động chủ động được thôi thúc bởi lý trí và tình cảm tự nhiên của những cá thể trong một cộng đồng Tôn giáo được con người tạo ra và tìm thấy ở chính cuộc sống những chất liệu thật nhất, gần gũi với con người nhất, để tạo nên hệ thống luân lý, đạo đức của mình

Mặc dù có rất nhiều khác nhau về mặt niềm tin, rất xa nhau về địa lý, nhưng các tôn giáo đều có một mẫu số chung, đó là nội dung khuyến thiện của các hệ thống đạo đức Không thể phủ nhận tác dụng tích cực của tôn giáo, khi mà hành động hướng thiện tự nhiên của con người được tôn giáo hóa, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo đức tôn giáo, một khi được hình thành và nâng cao, cso thể trở thành một động lực cực mạnh, thúc đẩy con người biểu lộ lòng nhiệt thành của mình bằng những hành động cụ thể, được thể hiện trong các công trình kiến trúc, âm nhạc, thơ văn và nghệ thuật,…trác tuyệt, những di sản văn hóa tôn giáo không thua kém nhiều những công trình mang tính văn hóa xuất phát từ nhu cầu đời thường Nhìn nhận lại những dấu tích có tính văn hóa của lịch sử nước nhà, đều có dáng dấp của tôn giáo

Nhà thần học hiện đại P Tillich cho rằng: “Tôn giáo là mối quan tâm cao nhất của con người” và “tôn giáo là nội dung thiết yếu của văn hóa” Cũng với suy nghĩ như vậy, nhà sử học vĩ đại của thế kỉ XX Toynbee trong tác phẩm nổi tiếng Nghiên cứu về lịch sử đã chia các nền văn minh của loài người theo những tiêu chí lớn, trong đó tiêu chí “yếu tố tôn giáo” có vị trí quyết định phổ biến bậc nhất Giáo sư Trần Văn Toàn (Đại học Công giáo Lille, Pháp) đã từng nêu ý kiến rằng, tôn giáo, một mặt “ở trong văn hóa” bởi nó cũng bao gồm tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người,…Văn hóa và tôn giáo không phải là hai thực tại riêng biệt để xem xét tương quan lẫn nhau Hai khái niệm này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong văn hóa truyền thống của Việt Nam Tuy nhiên, giáo sư Toàn cũng cho rằng “Tôn giáo có một vị thế riêng biệt trong văn hóa Mọi nền văn hóa nếu dùng tôn giáo như một phương tiện phục vụ mình, hoặc tôn giáo dùng văn hóa để phục vụ mình đều đưa đến những sai lệch.

Vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với văn hóa nghệ thuật hay ngược lại là một vấn đề lớn trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật học Đã có không ít các tác giả dành nhiều thời gian và công sức đề cập đến vấn đề phức tạp kể trên (như chuyên đề “Hệ thống các nghệ thuật trong cấu trúc các tôn giáo thế giới của Ia Kốplep (Mátxcơva, NXB Cao đẳng, 1977) Tuy nhiên cũng có thể thấy rõ một điều rằng, giữa tôn giáo và nghệ thuật có nhiều điểm chung về chức năng xã hội và hình thức phản ánh Cả hai đều hướng vào đời sống tinh thần của con người và giải thích theo cách của mình ý nghĩa và mục đích sinh tồn nhân loại.

Cả hai đều cần đến thái độ cảm xúc, sức tưởng tưởng, hình tượng, lý tưởng của con người Do những chỗ “chung” này mà mỗi tôn giáo thường chọn lấy một hệ thống nghệ thuật có thể có khả năng tối ưu trong việc tái tạo không khí tinh thần và nghi lễ của nó, được dùng làm phương tiện khẳng định những tư tưởng tôn giáo Do vậy văn hóa, nghệ thuật tất yếu có vị trí trong cấu trúc của một tôn giáo nào đó

Tác giả Thiện Chí trong bài viết Sứ mạng văn hóa của tôn giáo cho rằng, tôn giáo không những có ảnh hưởng trong đời sống xã hội và phải xem tôn giáo như một loại hình văn hóa, phải quan niệm đúng và đầy đủ hơn là “Thực chất của tôn giáo tự nó có sức mạnh văn hóa lớn hay hơn thế nữa nó là văn hóa trên cả mọi hình thức văn hóa” Tác giả còn dẫn thêm trích dẫn kinh điển của Đạo Cao Đài: “Văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội dân tộc Văn hóa có ảnh hưởng một phần rất to tát trong xã hội nhân loại Nó tế nhị mà bao la, trầm lặng mà mạnh mẽ, có thể đưa dân tộc từ chỗ đồi trụy trở về cuộc sống thanh cao”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của con người, tôn giáo là một trong các lĩnh vực của văn hóa Tôn giáo và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ từ cội nguồn lịch sử của chúng.

Các tác giả trong sách Tôn giáo lý luận xưa và nay cho rằng: “Tôn giáo biểu hiện là một trong những lĩnh vực của văn hóa tinh thần Với quan niệm như vậy, thì tôn giáo và văn hóa không tách biệt và xa lạ nhau, tôn giáo không vượt ra ngoài khuôn khổ của văn hóa, không bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó với tư cách là một hiện tượng văn hóa Mặt khác, chỉnh thể văn hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ lại nó trong mình, không thu hẹp nội dung và không gian của nó”.

Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hoá là mối quan hệ bộ phận không thể tách rời Tôn giáo là một hiện tượng của văn hoá hay là một bộ phận của văn hoá nên có mối quan hệ phổ biến, cơ bản và quan trọng trong từng giai đoạn lịch sử Văn hóa là toàn bộ những hoạt động của con người bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần Nên văn hoá bao trùm cả lĩnh vực tôn giáo (Hoàng Minh Thiện).

Giữa tôn giáo và văn hóa luôn có mối quan hệ đa chiều, nói đến tôn giáo và văn hóa là nói đến vai trò của tôn giáo trong việc tạo ra hình thái văn hóa của một tộc người, một quốc gia, châu lục và ngược lại bất kì tôn giáo nào cũng đều ra đời từ một nền văn hóa cụ thể Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ra đời ở những cộng đồng dân tộc khác nhau luôn mang những đặc tính bản sắc của nền văn hóa ấy hay văn hóa tạo ra tôn giáo và ngược lại đến lượt mình tôn giáo, tín ngưỡng lại góp phần bổ sung làm giàu cho nền văn hóa ấy Trong quá trình tồn tại và phát triển các tôn giáo được các nền văn hóa sản sinh hoàn thiện( văn hóa biến đổi , tiếp xúc thích nghi hội nhập với văn hóa khác) và ngược lại tôn giáo truyền bá ra bên ngoài không gian văn hóa đã sản sinh ra nó hội nhập vào nền văn hóa khác.,Chính thông qua quá trình thâm nhập vào nền văn hóa mới này mà tôn giáo, một mặt giúp nền văn hóa này nảy sinh những giá trị văn hóa mới, một mặt nó lại được nền văn hóa mới đó làm cho phong phú lên qua việc thích ứng, chon lọc, và hội nhập với nền văn hóa mà nó hiện diện.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TINH THẦN, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Tác động tích cực

Trong bối cảnh các sinh hoạt tôn giáo được khởi sắc, nhiều phong tục,tập quán chứa đựng giá trị nhân văn của dân tộc cũng được phục hồi trở lại và được thực hành sống động trong đời sống xã hội Các phong tục như đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng sinh gắn với những biến đổi của Phật giáo là những ví dụ điển hình. Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam từ ngàn xưa Sau lễ giao thừa, người dân lên chùa cầu cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc, đất nước được thái hòa, Những năm gần đây, cùng với đà phát triển của đất nước, nhiều ngôi chùa được trùng tu và xây mới khang trang ở khắp các tỉnh thành Người đi lễ chùa vào các ngày rằm, mùng một hằng tháng, vào dịp lễ tết ngày càng đông hơn Sau nghi lễ giao thừa chào đón năm mới, đền, chùa và các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian luôn nườm nượp khách dâng hương Không khí nhộn nhịp này diễn ra từ ngày đầu năm mới đến hết tháng Giêng Ăn chay (Chữ chay nguyên âm là Trai, dịch từ nguyên nghĩa chữ Phạn - Upavasatha, có nghĩa là Thanh tịnh), theo quan niệm của đại đa số tín đồ Phật giáo (Bắc tông) Việt Nam, ăn chay mang đến cho con người thân tâm thanh tịnh và lòng từ bi với chúng sinh Ngày nay, số người theo Phật giáo và thực hành ăn chay ngày càng nhiều Để đáp ứng nhu cầu của Phật tử, nhiều chùa thường tổ chức nấu cơm chay phục vụ tín đồ đi lễ vào các ngày rằm, mùng một Bên cạnh đó, có khá nhiều quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ đồ chay cho nhu cầu ăn chay ngày càng đông của người dân Tuy nhiên, không phải 100% số người ăn chay ở Việt Nam hiện nay đều là tín đồ Phật giáo, nhưng đa phần trong đó đều có ảnh hưởng từ niềm tin Phật giáo.

Phóng sinh (bắt nguồn từ Phật giáo Trung Quốc) cũng mang ý nghĩa sâu xa nhằm chuyển tải thông điệp từ bi và tôn trọng sự sống muôn loài của Đức Phật Phong tục này đã có ảnh hưởng từ lâu trong dân gian Việt Nam và những năm gần đây cũng được một số nhà tu hành Phật giáo quan tâm phục hồi trở lại.

Có thể nói, đi lễ chùa đầu năm, ăn chay, phóng sinh là những phong tục đẹp được duy trì trong sinh hoạt Phật giáo ở Việt Nam, đã góp phần giáo dục tinh thần hướng thiện cho con người Việt Nam từ xưa đến nay.

Ngoài ra, một số phong tục, tập quán khác cũng chịu tác động rất lớn từ sự biến đổi của Phật giáo Xu hướng các bạn trẻ tìm đến nhà chùa làm lễ hằng thuận (kết hôn) để tăng tính thiêng cho nghi lễ hôn nhân đang gia tăng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước Cùng với đó, tang ma của một bộ phận người dân ViệtNam hiện nay (người Kinh) cũng có sự hiện diện của nhà sư làm lễ cầu siêu cho linh hồn người chết Bên cạnh đó là các nghi lễ như lập đàn cúng 35 ngày, 49 ngày, cũng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước Những hoạt động trên nếu được tổ chức ở những chừng mực nhất định sẽ có tác dụng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, cân bằng đời sống tinh thần cho một bộ phận người dân; đây cũng là một nét đẹp mà Phật giáo đem lại cho văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với đạo Tin lành, sự hiện diện của tôn giáo này cùng với những giáo lý, luật lệ, lễ nghi của nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách sống và hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo đạo Từ niềm tin vào thế giới đa thần, một bộ phận đồng bào DTTS chuyển sang niềm tin vào thế giới độc thần với sự sáng tạo của Chúa Sự thay đổi thế giới quan này đã kéo theo nhiều thay đổi về lối sống, nếp sống của đồng bào Khi theo đạo, đồng bào DTTS được giải phóng khỏi những ràng buộc của các lễ nghi phiền toái, tốn kém và những kiêng cữ lạc hậu, dần dần hình thành trong cộng đồng một nếp sống mới Thực tế tại khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên cho thấy, ở làng bản nào có đông người DTTS theo đạo Tin lành thì ở đó lối sống của đồng bào có nhiều mặt tiến bộ hơn như: ăn ở hợp vệ sinh hơn, khu vực nhà ở và nguồn nước sinh hoạt được quan tâm hơn; đường vào các làng bản được dọn dẹp sạch sẽ; các hủ tục lạc hậu giảm bớt, trai làng không uống rượu, không hút thuốc; khi ốm đau đã không còn tin vào việc cúng ma, trừ tà mà đã biết đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh; đã không còn để người chết ở lâu trong nhà gây ô nhiễm như trước; cưới xin, tang ma không tổ chức dài ngày mà tiết kiệm hơn, tang ma không phải mổ trâu, mổ bò cúng tế linh đình; việc học hành của con cái cũng được quan tâm hơn,

Theo tác giả Nguyễn Quỳnh Trâm khảo sát tại tỉnh Lào Cai năm 2014: tiền thách cưới của người Mông theo tín ngưỡng truyền thống thường dao động từ 40-50 triệu đồng, nhưng ở bộ phận người Mông theo đạo Tin lành chỉ còn khoảng 10 triệu đồng; Chi phí cho một đám cưới của người Mông theo tín ngưỡng truyền thống khoảng 70 triệu đồng, còn người theo đạo Tin lành chỉ còn khoảng 20 triệu đồng(1) Hiện nay, đa phần người Mông theo đạo Tin lành ở khu vực Tây Bắc cho rằng, khi gia nhập đạo họ được học cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và gia đình (73,5%); có đến 92,3% không đồng ý việc mổ trâu, bò khi có tang ma; đồng thời, cũng có rất ít người theo đạo muốn tổ chức tang ma kéo dài từ 3 đến 5 ngày (3,1%); có 68,9% số người Mông theo đạo cho rằng, khi theo đạo họ quan tâm hơn đến việc học tập của con cái

Trước đây, đời sống sinh hoạt, giao lưu của đồng bào các DTTS thường chỉ khép kín trong nội bộ dòng họ, làng bản, tộc người thì từ khi theo đạo Tin lành, quan hệ giao lưu được mở rộng ra với đồng đạo bên ngoài phạm vi dòng họ, làng bản và với cộng đồng các tộc người khác Ngoài ra, sinh hoạt tôn giáo cũng là môi trường để các tín đồ học hỏi, tăng cường hiểu biết những kiến thức mới giúp đồng bào có thêm tri thức về chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, buôn bán và trở nên năng động hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Có thể nói, đạo Tin lành đã đem đến cho một bộ phận đồng bào các DTTS lối sống mới có nhiều yếu tố tích cực.

1.1 Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo

Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam luôn phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tính đến nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc

16 tôn giáo, với khoảng 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, trong đó có trên 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng và duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ và các ban, ngành đoàn thể phát động

Bên cạnh đó, hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, trong đó phần đông tín đồ trong độ tuổi lao động chính là lực lượng sản xuất đông đảo tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, đã và đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cùng với các thành phần xã hội khác đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo biết cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội với những mô hình cụ thể, như: trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật; đào tạo lao động nông thôn; phòng thuốc phước thiện, xe cứu thương miễn phí; xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; xây cầu, làm đường nông thôn góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm lo cho người có công và giúp đỡ người nghèo, người yếu thế trong xã hội “để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, các tổ chức tôn giáo tích cực hướng dẫn chức sắc, tín đồ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động hoãn, hủy, tạm dừng nhiều hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở thờ tự… Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo đã tích cực đóng góp các nguồn lực và chung tay với các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch Covid-

19, như trên 3.000 tình nguyện viên tôn giáo tham gia tuyến đầu chống dịch; ủng hộ hàng chục tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Chính phủ và hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống Covid-19 ở Trung ương và địa phương; hỗ trợ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các vùng dịch cùng hàng triệu suất ăn miễn phí cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá hàng nghìn tỷ đồng…

Tại hội nghị, các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo phát biểu đều khẳng định, các tôn giáo tiếp tục hành động góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1.2 Duy trì đường hướng hành động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định trong suốt tiến trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng tổ quốc, hàng chục ngàn chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã có nhiều đóng góp quan trọng… Ngày nay, các tổ chức tôn giáo cũng đang góp phần đáng kể vào công tác an sinh xã hội, bằng cách hỗ trợ hàng nghìn chuyến xe chuyển bệnh nhân miễn phí, tổ chức các chương trình từ thiện giúp bệnh nhân khó khăn, tổ chức nhiều lớp học tình thương, hỗ trợ học phí sách vở, xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, xây dựng cầu dân sinh, nhà tình thương, đóng góp xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường…

VAI TRÒ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

Tôn giáo với sự nghiệp giải phóng, bảo vệ dân tộc

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các tôn giáo Việt Nam tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, hàng chục vạn thanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu, nhiều người anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo Sau này, cả trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các tôn giáo cũng luôn thể hiện là máu thịt của dân tộc Việt Nam

Là một tôn giáo lớn, gắn bó lâu dài với lịch sử dân tộc ta và có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống của Nhân dân đặc biệt thời kỳ chiến tranh Lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng đã chứng minh những đóng góp quan trọng của Phật giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, hưởng ứng, thực hiện chủ trương của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua các chương trình hành động của Việt Minh: “đất nước độc lập”, “người cày có ruộng”, “tự do tín ngưỡng” đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đồng bào Phật giáo Phật giáo Việt Nam đã thành lập các tổ chức “Tăng già cứu quốc”, “Đoàn Phật giáo cứu quốc”, “Bộ đội Tăng già”, “Hội Phật giáo cứu quốc” các cấp để quy tụ, vận động và tổ chức cho tăng ni, Phật tử tham gia cách mạng, ủng hộ kháng chiến.

Cụ thể, tại Bắc Bộ, Hội Phật giáo cứu quốc đã tiến hành nhiều hoạt động hướng về Nam Bộ như: gửi thư động viên tinh thần chiến đấu, quyên góp tiền ủng hộ đoàn quân Nam tiến, ủng hộ quỹ Nam Bộ kháng chiến, tổ chức truy điệu chiến sĩ trận vong Nam Bộ, hiến máu nhân đạo hướng về Nam Bộ Hầu hết các ngôi chùa ở miền Bắc đã trở thành cơ sở cách mạng, nơi dự trữ quân lương, nuôi giấu cán bộ Phong trào ủng hộ, tham gia kháng chiến lan rộng khắp các cơ sở Phật giáo ở các tỉnh, thành phố Tại Nam Bộ, năm 1947, Hội Phật giáo cứu quốc Nam

Bộ được thành lập Tại Trung Bộ, nổi bật là ở Huế, các cao tăng và nhiều nhà sư khác đã gia nhập Mặt trận Việt Minh; Hội Phật giáo cứu quốc các cấp cũng được thành lập và hoạt động mạnh mẽ ở nhiều tỉnh, thành miền Trung Không chỉ trực tiếp tham gia chiến đấu, Phật giáo Việt Nam còn phát động phong trào chấn hưng Phật giáo Đây không chỉ là việc đạo mà còn với mục đích chấn hưng tư tưởng của một bộ phận tăng ni, phật tử đặc biệt là lớp trẻ lúc bấy giờ, hướng họ không sa đà vào những hoạt động mê tín dị đoan, sống cuộc sống vật chất, thực dụng, thiếu lý tưởng do luồng tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mang lại Cuộc vận động chấn hưng trong Phật giáo đã cảnh tỉnh nhiều nhà trí thức, làm dấy lên làn sóng đề cao tinh thần, văn hóa dân tộc ở khắp các tỉnh miền Nam thời bấy giờ Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng lên cao, sớm đi đến sự kết thúc địa vị của thực dân Pháp ở Việt Nam Tóm lại, trong giai đoạn 1945-1954, Phật giáo Việt Nam đã đóng góp nhiều hoạt động góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi

Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp, đất nước ta lại phải đối đầu với cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ tại miền Nam Thời kỳ này Phật giáo ở miền Nam gặp nhiều khó khăn do chính quyền Ngô Đình Diệm chèn ép mọi hoạt động của Phật giáo, vì cho rằng Phật giáo là tôn giáo của dân tộc Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của các vị sư số lượng người theo Phật giáo ngày càng đông và ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu, rộng trong đời sống xã hội Phật giáo đã tổ chức nhiều hội đoàn trong quần chúng để tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Ngụy Đỉnh cao của tinh thần yêu nước, vì dân tộc, vì hoạt động chính đáng của Phật giáo là sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ở ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (nay là Cách mạng tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu) vào ngày 10/6/1963 để tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.Hòa thượng phát nguyện tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo và đòi quyền dân sinh, dân chủ, độc lập dân tộc Hành động cao cả của Hòa thượng đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ở khắp các vùng, miền trong cả nước, và ở cả những quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có một bộ phận nhân dân tiến bộ Mỹ Với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam không chỉ đấu tranh trực diện với kẻ thù mà Phật giáo Việt Nam còn là hậu phương vững chắc cho cách mạng Đại bộ phận các ngôi chùa miền Nam là cơ sở của kháng chiến, che chở, bao bọc những người chiến sĩ cộng sản; là nơi cất giấu vũ khí, quân trang, lương thảo; là trạm quân y, là trường học dạy chữ, dạy đạo đức làm người; là cơ sở từ thiện cho đồng bào… 1.2 Đạo Hòa Hảo

Chống Pháp: Đồng bào Hoà Hảo nhận thức được âm mưu của thực dân Pháp, họ đã đứng về cách mạng tham gia chống Pháp Nhiều gia đình đã trở thành cơ sở cách mạng, binh lính lực lượng vũ trang quay về với cách mạng ngày càng đông đảo hơn, có một số đơn vị lực lượng vũ trang nuôi chứa cán bộ cách mạng như Đại Đội Giữ ở Phú Hòa, phong trào chống Pháp gđ sau ngày càng tích cực như: phong trào chống bắt lính, phong trào chống than binh hóa trong hàng ngũ binh lính Phật giáo Hoà Hảo

Chống Mỹ: Đồng bào Phật giáo Hoà Hảo đấu tranh đòi lật đổ chế độ Mĩ Diệm, chống quốc sách ấp chiến lược của Mỹ và cơ quan Sài Gòn (1954-1965), tiêu biểu là ở xã Hội An huyện Chợ Mới Khi Mỹ tiến hành ấp chiến lược dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy An Giang, đồng bào Phật giáo Hoà Hảo nuôi cán bộ cách mạng tham gia các cuộc đấu tranh lực lượng vũ trang chống phá ấp chiến lược, diệt ác, phá kền, lập xã chiến đấu Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam Rồi trong những năm 60,70 phong trào đánh giặc cứu nước cứu dạo của tín đồ Hòa Hảo phát triển mạnh Trong chiến dịch Hồ Chí Minh 4/1975 tín đồ Hoà Hảo có đóng góp quan trọng trong việc giải phóng quê hương đất nước. 1.3 Công giáo:

Nhà nước ta đã ghi nhận công lao to lớn của đồng bào Công giáo đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc Vào thời kì Pháp thuộc, tổ chức đoàn công giáo cứu quốc việt Nam của Trần Công Chính (1944) hoạt động ở Hà Nội giương cao cờ đỏ lật đổ chính phủ Ngoài ra phải kể đến tổ chức công giáo cứu quốc khác ở Hà Tây, Ninh Bình, Thái Bình Nam Định…linh mục Nguyễn VănLuận đã biến họ đạo Vĩnh Lạc (Hà Tây) thành họ đạo theo cách mạng Ông chỉ huy đánh chiếm huyện Mĩ Đức trong TKNNT8 1945 Một nhóm công giáo khác đứng ra vũ trang và tổ chức chiến khu tại Quỳnh Lưu (Ninh Bình) dùng chiến thuật du kích tấn công các đồn bốt Nhật, một nhóm thanh niên công giáo Phát Diệm tổ chức kháng chiến dưới danh nghĩa Công giáo cứu quốc Ở miền Bắc dưới sự vận động của Mặt trận Việt Minh đồng bào công giáo đã nổi dậy, tiến lên về Sở quản lý đòi giảm tô, xóa nợ lãi đòi chia ruộng đất cho giáo dân Ở Nam Bộ người công giáo sớm có truyền thống yêu nước có quan hệ với cách mạng Trong số những người tù chính trị tại Côn Đảo từ năm

1930 có rất nhiều đồng bào Công giáo Việt Nam Đồng bào Công giáo Việt Nam đã có những đóng góp tích cực về sức người, sức của cho các công việc chung của dân tộc, trong kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng và phát triển đất nước Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đoàn kết chức sắc tôn giáo, cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Ở miền Nam, có phong trào Phật giáo, rồi những linh mục ra bưng biền kháng chiến để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Qua đó, ta có thể thấy được tôn giáo đóng vai trò khá quan trọng trong thời kì kháng chiến Mô gt phần là tạo nên chỗ dựa tinh thần của người dân, giúp họ có niềm tin và tìm được phương hướng đấu tranh tìm lại tự do trong thời kì bị bóc lô gt Đồng thời tạo nên mô gt lối suy nghĩ tích cực và tránh người dân rơi vào lầm than Bên cạnh đó còn đem lại sức mạnh gắn kết mô gt tâ gp thể lớn với nhau, hạn chế được âm mưu chia rẽ, khống chế người dân để thống trị của quân thù.

Dù cho sự hình thành và tín ngưỡng không giống nhau, nhưng chung quy lại các tôn giáo đều nhìn rõ về nguồn cô gi, về mô gt đại dân tô gc thống nhất cùng chung sức bảo vê g tổ quốc Từ đó, chúng ta mới có thể cùng chung tay góp sức bảo vê g, giải phóng đất nước.

Tôn giáo với sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước

Những năm qua, các tôn giáo đã cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp và toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội,củng cố quốc phòng - an ninh; nhất là, chăm lo cho người nghèo, người có công với nước, người già cô đơn, trẻ mồ côi, khuyết tật, xây dựng Nhà Tình thương,Nhà Đại đoàn kết; chăm lo giúp đỡ người bị bệnh phong, nhiễm và ảnh hưởngHIV/AIDS, cứu trợ thiên tai, tai nạn, v.v Tính đến tháng 10-2014, một số tổ chức, cá nhân tôn giáo đã xin phép chính quyền thành lập khoảng 270 trường mầm non, hơn 900 nhóm, lớp mầm non độc lập, chiếm 15,6% số trường mầm non ngoài công lập trên phạm vi toàn quốc Các tổ chức, cá nhân thuộc các tôn giáo còn mở 185 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó 143 cơ sở khám bệnh đông y,đông - tây y kết hợp, 42 cơ sở tây y Từ năm 2011 đến năm 2014, các cơ sở này đã khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho gần 1.432.000 lượt người Các tôn giáo còn chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức các đoàn khám, chữa bệnh lưu động, phát thuốc miễn phí cho hơn 177 triệu lượt người nghèo. Đối với các hoạt động bảo trợ xã hội, cả nước có trên 400 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó hơn 230 cơ sở ngoài công lập hầu hết là của tôn giáo Nhằm hưởng ứng Cuộc vận động trên toàn quốc “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tôn giáo đã xây dựng phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo” Phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, đồng bào các tôn giáo luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong việc thực hiện các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách” và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội; đất nước ta đã trải qua những thời điểm khó khăn, thách thức chưa có trong tiền lệ kể từ sau các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái, tích cực đóng góp các nguồn lực và chung tay cùng các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả Đến nay, đã có hơn 3.000 tình nguyện viên các tổ chức tôn giáo tham gia chống dịch, nhiều người đã xung phong ra tuyến đầu, đối mặt với hiểm nguy; ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ; ủng hộ nhiều xe cứu thương, trang thiết bị, vật tư y tế cho các vùng dịch; hỗ trợ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cùng hàng triệu suất ăn miễn phí; sử dụng hàng chục cơ sở của tổ chức tôn giáo làm bệnh viện dã chiến, làm nơi cách ly y tế tập trung; tổ chức thu mua nông sản cho bà con nông dân tại các vùng dịch , góp phần chăm lo đời sống tâm linh cho những người đang sống và những người không may quá cố Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo đã thể hiện tinh thần quốc tế khi ủng hộ nhiều nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy ngoại giao nhân dân, thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều khu dân cư có đông đồng bào theo tôn giáo trở thành điểm sáng về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội Tín đồ, chức sắc tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời, đẹp đạo” gắn bó đồng hành với dân tộc, với đất nước Các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền các cấp xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là cùng chung tay với nhà nước cứu trợ thiên tai, chăm lo giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa,

Vượt qua các âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thời gian qua, nhiều chức sắc có uy tín trong các tôn giáo đã tích cực tham gia vào công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực sự trở thành hạt nhân đoàn kết trong cộng đồng. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo rất có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh trật tự, góp phần bài trừ một số tập tục lạc hậu, hạn chế các tín đồ, nhất là các thanh thiếu niên, vi phạm pháp luật Thậm chí, ở một số nơi có đông tín đồ tôn giáo, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tốt, các tệ nạn xã hội cũng bị hạn chế, góp phần giữ vững ổn định ở mỗi địa phương. Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, định hướng xã hội chủ nghĩa và tôn giáo được khẳng định là một trong những nguồn lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Tôn giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, không chỉ đơn thuần là một phương tiện truyền tải niềm tin của con người, mà còn là một phần trong việc hòa nhập văn hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế Ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến đời sống tin thần con người, là một bộ phận không thể thiếu của ý thức hệ, tôn giáo không dừng ở văn hóa tinh thần, mà còn đóng góp cho xã hội, khu vực và các quốc gia thể hiện độc đáo trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như là tinh thần Khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức khác, chúng ta sẽ luôn thấy rằng nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức và nhiều yếu tố khác) thể hiện trong giáo lý tôn giáo và bất kì tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức riêng nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ Ngoài mang ý nghĩa về mặt tôn giáo, thì những chuẩn mực và quy phạm đạo đức là những quy phạm đạo đức rất cụ thể hướng con người đến những đạo đức tốt đẹp, phù hợp với xã hội, hướng con người đến những điều thiện, tránh xa điều ác Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng tôn giáo ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn Trên thực tế thì những giá trị và chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội.

Có thể nói với điều kiện hiện nay thì việc phân tích vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội là một điều cần thiết Chúng ta hy vọng rằng, những giá trị nhân văn, hướng thiện, các chuẩn mực đạo đức tiến bộ trong tôn giáo nhằm góp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức của dân tộc và hữu ích trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội.

LIÊN HỆ VỚI TÍNH TẤT YẾU PHẢI XÂY DỰNG, CỦNG CỐ KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ KHỐI ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Đă v c điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Quan hê g dân tô gc và tôn giáo là sự liên kết, tác đô gng qua lại, chi phối lẫn nhau giữa dân tô gc với tôn giáo trong nô gi bô g mô gt quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hô gi Viê gc giải quyết mối quan hê g này như thế nào có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đa dân tô gc và đa tôn giáo.

Quan hê g dân tô gc và tôn giáo được biểu hiê gn dưới nhiều cấp đô g, hình thức và phạm vi khác nhau Ở nước ta hiê gn nay, mối quan hê g này có những đặc điểm mang tính đặc thù cơ bản sau:

1.1 Viê gt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hê g dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất

Trong lịch sử cũng như hiê gn tại, các tôn giáo ở Viê gt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tô gc, đồng hành cùng dân tô gc, gắn đạo với đời Mọi công dân Viê gt Nam không phân biê gt dân tô gc, tín ngưỡng và tôn giáo nhìn chung đều đoàn kết ý thức rõ về cô gi nguồn, về mô gt quốc gia – dân tô gc thống nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vê g Tổ quốc.

Trong thời gian gần đây ở nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới nổi lên xu hướng xung đô gt dân tô gc, tôn giáo gây mất ổn định chính trị – xã hô gi, thâ gm chí chiến tranh nô gi chiến bùng phát (Ví dụ ở Israel, Palestin và mô gt số quốc gia Đông Âu…) Trong bối cảnh đó, ở Viê gt Nam – ngoại trừ giai đoạn thực dânPháp và đế quốc Mỹ lợi dụng tôn giáo như mô gt phương tiê gn để áp bức dân tô gc,xâm lược nước ta, thì trong lịch sử phát triển của dân tô gc, nhất là từ khi đất nước giành được đô gc lâ gp dân tô gc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cô gng sản Viê gt Nam, quan hê g dân tô gc và tôn giáo luôn được coi trọng và nhìn chung được giải quyết khá tốt, không dẫn đến những xung đô gt lớn trong nô gi bô g quốc gia Mặc dù vâ gy, trong triển khai hoạt đô gng thực tiễn, do nhâ gn thức hoặc do thực hiê gn chưa đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tô gc và tín ngưỡng, tôn giáo, nên có nơi có lúc quan hê g này vẫn nảy sinh những mâu thuẫn cần phải nhâ gn diê gn rõ và đánh giá mô gt cách khách quan, khoa học để tiếp tục tăng cường giải quyết tốt mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo nhằm mô gt mặt, phát huy những giá trị tốt đẹp của các dân tô gc và những giá trị đạo đức, văn hóa của các tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Viê gt Nam, mặt khác, đảm bảo sự ổn định chính trị quốc gia.

1.2 Quan hê g dân tộc và tôn giáo ở Viê gt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống Ở Viê gt Nam, tín ngưỡng truyền thống biểu hiê gn ở nhiều cấp đô g, trên phạm vi cả nước, diễn ra trong mọi gia đình, dòng họ không phân biê gt dân tô gc, tôn giáo Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tô gc, những người có công với dân, với nước có ý nghĩa đặc biê gt quan trọng trong đời sống tâm linh người Viê gt. Ở cấp đô g gia đình, thờ cúng tổ tiên là hoạt đô gng phổ biến, thâ gm chí trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa của mỗi gia đình, dòng họ; đồng thời là sợi dây kết dính các thành viên trong dòng họ, dòng tô gc, kể cả họ có thể sinh sống ở mọi miền của đất nước. Ở cấp đô g Làng xã Hầu hết các làng xã của người Viê gt đều thờ cúng Thành hoàng làng, Thần Làng rất đa dạng Đa phần đó là các vị có công gây dựng làng xã, đem lại mô gt nghề cho dân làng, hoặc là người có công với nước được sinh ra tại làng xã đó v.v… Chính hoạt đô gng tín ngưỡng này trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ các thành viên trong gia đình với làng xã, gắn kết các làng xã với nhau và với triều đình trung ương – đại diê gn cho cô gng đồng quốc gia dân tô gc thống nhất. Ở cấp đô g quốc gia, đỉnh cao của sự hô gi tụ đoàn kết thống nhất cô gng đồng dân tô gc của người Viê gt Nam được biểu hiê gn dưới dạng tín ngưỡng, tôn giáo Đó là người Viê gt Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền của Tổ quốc hay định cư ở nước ngoài, dù có khác nhau về ngôn ngữ, về tín ngưỡng, tôn giáo, thế hê g… thì đều hướng về cô gi nguồn dân tô gc chung – nơi các Vua Hùng đã có công dựng nước – thực hiê gn các nghi lễ tế tự, thờ cúng thể hiê gn lòng tôn kính, niềm tự hào dân tô gc về con Lạc cháu Hồng, về nghĩa “đồng bào” đoàn kết gắn bó chặt chẽ trong mô gt cô gng đồng quốc gia – dân tô gc thống nhất.

Như vâ gy, chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hê g dân tô gc và tôn giáo ở Viê gt Nam, thâ gm chí, nó còn chi phối mạnh mẽ làm biến đổi các nền văn hóa, hay các tôn giáo bên ngoài khi du nhâ gp vào Viê gt Nam. Viê gt Nam là nơi hô gi tụ của nhiều nền văn hóa trên thế giới và phần lớn các tôn giáo đều là tôn giáo ngoại sinh Các nền văn hóa hay các tôn giáo từ bên ngoài du nhâ gp vào muốn “cắm rễ” vào dân tô gc và phát triển được trên lãnh thổ Viê gt Nam đều phải biến đổi ít nhiều để phù hợp với truyền thống dân tô gc, với nền tảng văn hóa bản địa, trong đó có sự chi phối của tín ngưỡng truyền thống, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Sự biến đổi của Nho giáo, Phâ gt giáo, Đạo giáo, Công giáo khi vào Viê gt Nam là những ví dụ điển hình.

1.3 Các hiê gn tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Từ khi đất nước thực hiê gn đường lối đổi mới toàn diê gn, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hô gi nhâ gp quốc tế sâu rô gng thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Viê gt Nam phát triển, trong đó xuất hiê gn mô gt số hiê gn tượng tôn giáo mới như Long hoa Di Lặc, Tin Lành Vàng Chứ, Thanh Hải vô thượng sư, Tiên rồng…; các tổ chức đô gi lốt tôn giáo như Tin Lành Đề Ga, Hà Mòn ở Tây Nguyên Tính chất mê tín của các hiê gn tượng tôn giáo mới khá rõ Thâ gm chí, mô gt số nhóm lợi dụng niềm tin tôn giáo để tuyên truyền những nô gi dung gây hoang mang trong quần chúng, hay thực hành những nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán các tài liê gu có nô gi dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương hại đến mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tô gc, đoàn kết tôn giáo; gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tác đô gng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, trâ gt tự an toàn xã hô gi ở nhiều vùng dân tô gc Do vâ gy, các hiê gn tượng tôn giáo mới phát triển mạnh hiê gn nay cần phải được quản lý tốt nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị quốc gia và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo ở nước ta.

1.4 Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo nhằm thực hiê gn “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung

Trong những năm gần đây, thế giới xuất hiê gn những vấn đề mới trong dân tô gc và tôn giáo, trong các hoạt đô gng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hô gi… Các thế lực xấu, thù địch đã triê gt để lợi dụng những vấn đề này, kết hợp với những hoạt đô gng trong nước ta về dân tô gc và tín ngưỡng, tôn giáo với âm mưu tạo ra những “điểm nóng”, gây mất ổn định xã hô gi… Đây là những vấn đề bức xúc, đang nổi lên ở mô gt số địa bàn trọng yếu, nhạy cảm, những khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa có sự đa dạng về thành phần tô gc người và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biê gt là tâ gp trung ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bô g và Tây duyên hải miền Trung Lợi dụng vấn đề dân tô gc và tôn giáo, các thế lực thù địch thực hiê gn chiến lược “diễn biến hòa bình”, tuyên truyền xuyên tạc, kích đô gng tư tưởng tự trị, ly khai, chủ nghĩa dân tô gc hẹp hòi nhằm thực hiê gn ý đồ phá hoại mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo, từ đó âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tô gc và đoàn kết tôn giáo ở nước ta.

Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Để giải quyết tốt mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo, Đảng Cô gng sản Viê gt Nam chỉ rõ: “… Nghiêm trị những âm mưu, hành đô gng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tô gc… Đồng thời chủ đô gng phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tô gc hoặc những hoạt đô gng tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luâ gt”.

Trên cơ sở nhâ gn diê gn rõ các đặc điểm của quan hê g dân tô gc và tôn giáo ở nước ta hiê gn nay, quá trình giải quyết mối quan hê g này cần quán triê gt mô gt số quan điểm sau:

Tăng cường mối quan hê 6 tốt đẹp gi8a dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Viê 6t Nam.

 Trong lịch sử phát triển, từ khi nước nhà đô gc lâ gp, Đảng ta luôn khẳng định: xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tô gc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Viê gt Nam; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tô gc, đồng thời “phát huy những giá trị văn hóa,đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước” Hiê gn nay, sự nghiê gp đổi mới toàn diê gn đất nước theo định hướng xã hô gi chủ nghĩa của Viê gt Nam càng cần có mô gt sự đoàn kết rô gng rãi của khối đại đoàn kết toàn dân tô gc, đoàn kết tôn giáo và tăng cường mối quan hê g tốt đẹp giữa dân tô gc và tôn giáo… để tạo đô gng lực to lớn thúc đẩy công cuô gc kiến tạo đất nước phồn vinh, phát triển bền vững và bảo vê g nền đô gc lâ gp, chủ quyền của quốc gia Với yêu cầu đó, xã hô gi chủ nghĩa ở nước ta phải luôn là môi trường, điều kiê gn thuâ gn lợi nhất cho tất cả các dân tô gc, các tôn giáo được tự do phát triển theo đúng qui định của pháp luâ gt, phát huy mọi nguồn lực đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiê gp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hô gi.

 Thực tiễn này cũng đặt ra yêu cầu: ở mỗi giai đoạn lịch sử, viê gc giải quyết mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo cần có cách tiếp câ gn và lựa chọn ưu tiên giải quyết phù hợp với bối cảnh, tình hình của giai đoạn đó; đồng thời phải luôn nhâ gn diê gn đầy đủ và giải quyết mô gt cách hiê gu quả những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo.

Giải quyết mối quan hê 6 dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hê 6 với cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo định hướng xG hội chủ nghĩa.

 Tôn giáo và dân tô gc là hai vấn đề rất nhạy cảm Những vấn đề liên quan đến dân tô gc, tôn giáo nếu không được giải quyết mô gt cách thỏa đáng sẽ dẫn tới nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hô gi, dễ tạo cớ cho các thế lực chính trị bên ngoài can thiê gp vào công viê gc nô gi bô g của đất nước Vì vâ gy, để giải quyết tốt mối quan hê g dân tô gc và tôn giáo cần phải tuân thủ nguyên tắc: giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tô gc, tuyê gt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly khai dân tô gc, hay chia rẽ khối đại đoàn kết dân tô gc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tô gc, mà phải đảm bảo giữ vững đô gc lâ gp chủ quyền, thống nhất đất nước “Tâ gp hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng,tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tô gc, xây dựng và bảo vê g Tổ quốc” Thực hiê gn quan điểm có tính nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị, trâ gt tự an toàn xã hô gi ở mỗi địa bàn, nhất là ở vùng dân tô gc thiểu số, vùng có đạo, cũng như đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ trong mô gt cô gng đồng quốc gia – dân tô gc thống nhất theo định hướng xã hô gi chủ nghĩa.

Giải quyết mối quan hê 6 dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tJn ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiLu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dNng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mNc đJch chJnh trị.

 Trong các mối quan hê g xã hô gi thì quan hê g dân tô gc, tôn giáo và nhân quyền là những quan hê g hết sức nhạy cảm, giữa chúng có sự tác đô gng tương hỗ, thống nhất với nhau, đồng thời qui định lẫn nhau Do vâ gy, viê gc giải quyết tốt mối quan hê g này là nhằm đảm bảo cho con người những quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hô gi và tín ngưỡng, tôn giáo Song quyền phải gắn liền với pháp luâ gt, do vâ gy đảm bảo quyền của các dân tô gc, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cũng chính là đảm bảo thực hiê gn những nô gi dung cốt yếu của quyền con người trong khuôn khổ của pháp luâ gt.

 Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt công tác vâ gn đô gng quần chúng, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiê gn các chương trình phòng chống tô gi phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trâ gt tự an toàn xã hô gi Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, quân đô gi với các đoàn thể trong công tác dân tô gc, tôn giáo để nắm bắt chắc tình hình, quản lý chặt đối tượng, sẵn sàng các phương án chủ đô gng đấu tranh ngăn chặn các hoạt đô gng phá hoại của các thế lực thù địch Tranh thủ, vâ gn đô gng chức sắc, chức viê gc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo xây dựng cuô gc sống “tốt đời, đẹp đạo”.

 Chủ đô gng vạch trần những âm mưu thâm đô gc của các thế lực thù địch trong viê gc lợi dụng vấn đề dân tô gc và tôn giáo, hoặc kết hợp vấn đề dân tô gc với vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hóa dân tô gc” của chúng Kiên quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt đô gng vi phạm pháp luâ gt truyền đạo trái phép, hoặc lợi dụng vấn đề dân tô gc, tôn giáo và nhân quyền để kích đô gng quần chúng, chia rẽ tình đoàn kết dân tô gc, đoàn kết tôn giáo.

 Tóm lại, nhâ gn diê gn rõ những đặc điểm của quan hê g dân tô gc và tôn giáo ở nước ta hiê gn nay để mô gt mặt tiếp tục phát huy hiê gu quả và tăng cường mối quan hê g tốt đẹp giữa dân tô gc và tôn giáo tạo sự đồng thuâ gn, đoàn kết dân tô gc, đoàn kết tôn giáo nhằm xây dựng mô gt nước Viê gt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Mặt khác, chủ đô gng phòng ngừa, ngăn chặn mọi tác đô gng tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành đô gng lợi dụng quan hê g dân tô gc và tôn giáo gây mất trâ gt tự an toàn xã hô gi, gây mất ổn định chính trị và phá hoại sự nghiê gp xây dựng và bảo vê g Tổ quốc xã hô gi chủ nghĩa ở nước ta hiê gn nay.

Tính tất yếu phải xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở Việt

3.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong Văn kiện Đại hội XIII

Tư tưởng về đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam và sự nhìn nhận giá trị nhân văn, tốt đẹp của tôn giáo Hồ Chí Minh không chỉ đã nêu lên và quán triệt chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, mà chính Người là tấm gương, là ngọn cờ quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có chức sắc và đồng bào các tôn giáo Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu nhiều vấn đề thể hiện nhận thức mới, đầy đủ hơn, phù hợp hơn của Đảng về vấn đề đoàn kết tôn giáo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước hiện nay.

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo Đoàn kết tôn giáo là một nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Với Người, đại đoàn kết dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo là vấn đề xuyên suốt, cốt yếu của cách mạng, không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời Điều mà Người luôn hướng đến là sự đoàn kết lâu dài, tự giác, tự nguyện, chân thành, thực sự theo phương châm “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Như vậy, mục tiêu của đoàn kết là nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực để giành lại độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đoàn kết là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, vì vậy vấn đề đoàn kết tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội và tác động mạnh mẽ đến tiến trình cách mạng Giải quyết vấn đề này không chỉ là thực hiện đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo, mà còn cần thực hiện đoàn kết trong nội bộ các tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau Trong thực hiện đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh chú trọng cả đoàn kết giữa những người cộng sản với đồng bào các tôn giáo Theo Người, mặc dù thế giới quan của những người cộng sản và những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, song đều có điểm chung về lợi ích của quốc gia, dân tộc, do đó phải sát cánh cùng nhau để đấu tranh cho mục tiêu chung của dân tộc Hơn nữa, là người lãnh đạo cách mạng, những người cộng sản phải là hạt nhân để quy tụ, tập hợp, thu hút quần chúng, trong đó có quần chúng theo đạo tham gia cách mạng.

Về phương thức thực hiện đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh đã nêu lên một số vấn đề mang tính định hướng như sau:

Lấy lợi Jch quốc gia, dân tộc và quyền lợi cơ bản của con người làm mẫu số chung trong việc giải quyết vấn đề dân tộc - tôn giáo: Trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân chỉ được thực hiện khi đất nước độc lập, bởi: “Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã” Đồng thời, Người chỉ rõ chỉ trên cơ sở lợi ích chung vì độc lập dân tộc, vì quyền tự do, hạnh phúc của mỗi con người không phân biệt giai tầng, giới tính, dân tộc, tôn giáo, thì mới có thể giải quyết thỏa đáng mối quan hệ dân tộc - tôn giáo.

Trong mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề dân tộc là ưu tiên hàng đầu, song không bao giờ xem nhẹ vấn đề tôn giáo Từ quan điểm và cách thức của Người, giáo hội các tôn giáo đề ra tôn chỉ, mục đích hành đạo theo hướng gắn bó với dân tộc như: “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” (Công giáo); “sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” (Tin lành); “đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (Phật giáo); “nước vinh, đạo sáng” (đạo Cao đài), “chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc; phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Phật giáo, Hoà Hảo).

Trân trọng các giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo; chấp nhận sự khác biệt, phát huy nh8ng điLm tương đồng gi8a các tôn giáo, gi8a triết lý tôn giáo và lý tưởng cộng sản: Hồ Chí Minh không bao giờ có thái độ thiên kiến, bài xích, mà nhìn nhận tôn giáo trên bình diện văn hóa, đạo đức, với quan niệm tôn giáo mang những giá trị gắn chặt với con người, vì con người, vì thế mang giá trị nhân văn sâu sắc Người tổng kết: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” và nhận ra những tư tưởng, quan điểm đó có những nét tương đồng với lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Người đang hướng tới Với cái nhìn rộng mở và nhân ái, Hồ Chí Minh nhận thấy những ước mơ về một xã hội bình đẳng, tự do, nhân ái của những người sáng lập ra tôn giáo là phù hợp với lí tưởng của những người cộng sản và cuộc kháng chiến của dân tộc trong đó có sự tham gia của đồng bào các tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tinh thần của Chúa và Phật là phải thương yêu, đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù tàn bạo, hung ác.

Trong điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương không tiến hành cuộc đấu tranh trực diện với giáo lý của các tôn giáo, tránh việc kẻ địch sẽ lợi dụng để vu khống, để tuyên truyền luận điệu “cộng sản là vô thần”, “cộng sản nắm chính quyền sớm muộn gì cũng sẽ tiêu diệt tôn giáo” Người chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt; đề cao, phát huy những điểm tương đồng giữa giữa giáo lý tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản; ghi nhận, động viên, khích lệ những đóng góp đồng bào các tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Người nêu rõ:

“Mục đích Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân Song, để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi người thì cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội Nếu Đức Chúa Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước những nỗi khổ đau của người đương thời, chắc ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi theo con đường cứu khổ loài người” Đó là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, thể hiện tư duy rộng mở và tinh thần nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh.

Tôn trọng quyền tự do tJn ngưỡng, tôn giáo và đối xử bình đẳng với các tôn giáo: Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền tự do lựa chọn, tin hoặc không tin, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đẳng với nhau không phân biệt lớn nhỏ, không vì đề cao niềm tin tôn giáo của mình mà nhạo báng, coi khinh tôn giáo của người khác.

Dưới sự chỉ đạo của Người, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân đã được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng và thể chế hóa trong văn bản pháp luật của Nhà nước Hiến pháp đầu tiên nước ta năm 1946, Chương II,mục B đã ghi rõ: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” Tôn trọng các tổ chức và hoạt động tôn giáo, Người nhấn mạnh: “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ tôn giáo; riêng về Công giáo, quan hệ về tôn giáo giữa giáo hội Việt Nam với Tòa thánh La Mã là vấn đề nội bộ của Công giáo”.

Bên cạnh đó, Người gắn việc thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân: “không tách rời bổn phận kính Chúa của người Công giáo với bổn phận yêu nước của người công dân”, “Hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước” Người yêu cầu các nhà tu hành, các chức sắc tôn giáo khi truyền bá tôn giáo “có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đấu tranh chống âm mưu lợi dNng tôn giáo của các thế lực phản động: Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, nhưng Hồ Chí Minh luôn đặt ra vấn đề phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của quần chúng với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch Đối với bọn đầu sỏ, ngoan cố và những kẻ lợi dụng và giả danh tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng, Hồ Chí Minh nêu rõ: phải quyết liệt “trừng trị theo pháp luật” và “Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ lừa bịp, cưỡng bức đồng bào phải lìa bỏ quê hương, sa vào một đời sống tối tăm cực khổ về phần xác cũng như phần hồn”. Đối với đồng bào các tôn giáo, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, tự do tín ngưỡng là một vấn đề nhạy cảm, dễ bị lực lượng phản cách mạng lợi dụng nhằm xuyên tạc, phá hoại tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào lương - giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau Bởi vậy, đồng bào các tôn giáo cần nâng cao cảnh giác “chớ mắc mưu những kẻ tuyên truyền lừa bịp”. Đối với cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng,

Hồ Chí Minh yêu cầu cần gương mẫu chấp hành chính sách tôn giáo; ra sức giải thích cho đồng bào các tôn giáo hiểu chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời kiên quyết sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong việc thực hiện chính sách tôn giáo Người phê phán những hiện tượng như “Đối với nông dân Công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích Nhiều cán bộ, hễ nói đến cha cố, không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân Công giáo khó chịu” Đó là nguyên nhân khiến đồng bào có đạo hiểu sai về chính sách của Đảng, tạo cớ cho kẻ thù kích động, xuyên tạc, phá hoại.

Tôn trọng các chức sắc tôn giáo và quan tâm đến giáo dân, hướng họ vào các hoạt động lợi Jch chung của toàn dân tộc: Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, uy tín của hàng ngũ giáo sĩ, nhà tu hành - những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các tín đồ tôn giáo Bởi vậy, Người cho rằng tôn trọng, vận động, thuyết phục hàng ngũ chức sắc tôn giáo là biện pháp quan trọng để thực hiện chính sách đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc Bằng thái độ trân trọng, tin tưởng, chân thành, cầu thị, Hồ Chí Minh đã quy tụ được nhiều chức sắc có uy tín lớn trong các tôn giáo như linh mục Phạm Bá Trực, ông Cao Triều Phát - lãnh tụ Cao Đài vùng Hậu Giang, v.v tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng khối đoàn kết tôn giáo.

Bên cạnh đề cao vai trò của vị giáo chủ, giáo sĩ, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sắc đến đời sống của đồng bào tín đồ tôn giáo, nhất là tín đồ thuộc các dân tộc thiểu số Người đã gửi nhiều thư, điện đến đồng bào Công giáo, đồng bào các dân tộc, biểu dương công trạng và tinh thần hăng hái tham gia kháng chiến của đồng bào, thăm hỏi nhân dịp các ngày lễ lớn của các tôn giáo. Đặc biệt, đối với đồng bào lầm đường lạc lối, đã từng quay lưng với cách mạng và dân tộc, Người bày tỏ thương xót với những cực khổ của bà con ở nơi đất khách, quê người, đồng thời chủ trương “Không được báo thù báo oán Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ”, bởi “Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước Tuy có một số đồng bào lầm lạc, qua một thời gian, những người ấy dần dần giác ngộ và quay trở về với Tổ quốc”.

Với chủ trương và những biện pháp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết sáng tạo, phù hợp vấn đề tôn giáo, đoàn kết chặt chẽ lương - giáo, đồng bào các tôn giáo khác nhau, cùng góp sức cuộc đấu tranh giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là nền tảng lý luận, định hướng cho Đảng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn cách mạng trước đây và hiện nay.

VI SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN