Nguyên nhân nước thải của ngành dệt may có độ màu cao là do việc sử dụng một lượng lớn các thuốc nhuộm trong giai đoạn nhuộm của quá trình sản xuất [34][34].. Trong đó: • S là nhóm tạo
VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Mô hình thí nghiệm
Mô hình có 06 cốc thủy tinh với thể tích 1 lít/cốc Có 6 cánh khuấy quay cùng tốc độ đặt vào 6 cốc thủy tinh đựng cùng một loại nước thải (tốc độ cánh khuấy có thể điều chỉnh từ 10-120rpm nhờ vào hộp số; tốc độ và thời gian khuấy của cánh khuấy sẽ được điều chỉnh bằng núm vặn) Cánh khuấy có dạng tuabin gồm 2 bảng phẳng nằm trong cùng một mặt phẳng đứng Hóa chất đưa vào cốc phản ứng bằng phương pháp thủ công Ban đầu tốc độ khuấy là 100 vòng/phút ở 1 phút đầu tiên và sau đó sẽ được chỉnh xuống 20 vòng/phút ở 15 phút tiếp theo Lấy cốc ra khỏi mô hình chờ lắng 30 phút và dùng pipet hút phần nước trong phân tích độ màu và COD
Hình 2.1 Mô hình thí nghiệm Jartest
2.1.1.2 Mô hình bể sinh học SBR
Hình 2.2 Mô hình bể sinh học SBR
Vật liệu thí nghiệm
a Nước thải lấy tại bể điều hòa của Công ty Cổ phần ĐT-TM Dệt may Thành Công (TCG), số 36 đường Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí
Minh Thành phần mẫu nước thải trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần nước thải dệt nhuộm tại bể điều hòa (TCG)
STT Thông số Đơn vị Giá trị
3 COD mg/L 428 343 463 561 b Nước tổng hợp từ thuốc nhuộm trực tiếp và thuốc nhuộm hoàn nguyên pha tại phòng thí nghiệm;
Nước tổng hợp thực hiện thí nghiệm cần có độ màu trong khoảng 1500 - 2000 Pt-Co Để xác định lượng thuốc nhuộm tạo được độ màu nói trên, tác giả cùng cộng sự thực hiện nhiều thí nghiệm Kết quả được ghi lại trong bảng 2.2 sau:
Thông số Đơn vị Giá trị pH - 6.5-8.5
Lưu lượng lít/mẻ 15 Tải trọng hữu cơ mg/l 300
Bảng 2.2 Kết quả thí nghiệm pha độ màu
Loại thuốc nhuộm Khối lượng thuốc nhuộm (g)
(ml) Độ màu (Pt-Co)
Thuốc nhuộm trực tiếp và hoàn nguyên
Dựa vào bảng kết quả trên, tác giả chọn liều lượng thuốc nhuộm trực tiếp là 0,075g/1000 ml nước cất, thuốc nhuộm hoàn nguyên là 0,06g/1000ml nước cất, thuốc nhuộm hỗn hợp bao gồm 0.0178g trực tiếp và 0,0178g hoàn nguyên
Dung dịch stock của nước tổng hợp được pha nhằm giữ ổn định độ màu và tránh sai số
Thuốc nhuộm trực tiếp có màu đỏ 3R, xuất xứ từ Trung Quốc Dung dịch stock được pha bằng cách cân 37,5g thuốc nhuộm trực tiếp hoà tan vào 1 lít nước cất Sau đó lấy 2ml dung dịch stock hoà tan vào 1 lít nước cất sẽ được mẫu nước tổng hợp có độ màu 1500 – 2000 Pt-Co Dung dịch này được bảo quản trong chai thuỷ tinh
Thuốc nhuộm hoàn nguyên có màu vàng, xuất xứ từ Trung Quốc Dung dịch stock được pha bằng cách cân 33,5g thuốc nhuộm trực tiếp hoà tan vào 1 lít nước cất Sau đó lấy 2ml dung dịch stock hoà tan 1 lít nước cất sẽ được mẫu nước tổng hợp có độ màu 1500 -2000 Pt-Co Dung dịch được bảo quản trong chai thuỷ tinh
Thuốc nhuộm hỗn hợp từ thuốc nhuộm trực tiếp và hoàn nguyên
Thuốc nhuộm trực tiếp có màu đỏ 3R, Thuốc nhuộm hoàn nguyên có màu vàng, xuất xứ từ Trung Quốc Pha dung dịch stock bằng cách cân 17,8g thuốc nhuộm trực tiếp và 17,8g thuốc nhuộm hoàn nguyên cho hoà tan vào 1 lít nước cất
Sau đó lấy 2ml dung dịch stock hoà tan vào 1 lít nước cất sẽ được mẫu nước tổng hợp có độ màu 1500 - 2000Pt-Co Dung dịch này được bảo quản trong chai thuỷ tinh
Dung dịch stock, nước tổng hợp và tất cả các thí nghiệm được chuẩn bị với nước cất Nước cất được lấy từ phòng thí nghiệm Khoa Môi trường và Tài nguyên Đại học Bách Khoa Tp HCM, nước được lọc bởi hệ thống lọc màng RO
2.1.2.3 Hóa chất sử dụng a Dung dịch PAC 10%
PAC (Poly Aluminium Chloride) ở dạng rắn, màu ngả vàng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có xuất xứ từ Trung Quốc Cân 100g PAC hoà tan vào 1 lít nước cất, ta được dung dịch stock PAC 10% có màu vàng nghệ Dung dịch này được bảo quản trong chai thuỷ tinh, lắc đều trước mỗi lần sử dụng vì có một phần PAC đóng cặn dưới đáy chai b Dung dịch KMnO 4
Dung dịch KMnO4 0,1N được chuẩn bị bằng cách lấy 1,58g KMnO4 khan (Merck – Đức) cho vào 500 ml nước cất Do KMnO4 sử dụng để phân tích COD có nồng độ 0,01N, trước khi sử dụng cần pha loãng 10 lần c Dung dịch Polymer 0.1%
Dung dịch này được pha chế từ Polymer Anion dạng khan, có nguồn gốc từ Trung Quốc Cân 0,5g ở dạng khan, sau đó hòa tan vào trong nước cất rồi định mức thành 0,5 lít Dung dịch được bảo quản trong chai thủy tinh d Dung dịch stock Ferrate
Dung dịch stock Ferrate được pha mỗi lần thí nghiệm Dung dịch Ferrate đậm đặc được pha loãng từ 50-100 lần, sau đó đem đi so màu ở bước sóng 510nm để xác định nồng độ Sau khi xác định nồng độ, tiến hành pha dung dịch Stock bằng cách pha loãng dung dịch đậm đặc theo tỉ lệ phù hợp (1ml dung dịch Stock tương ứng với 4mg/l Ferrate)
Quy trình điều chế ferrate
Kali ferrate được điều chế theo phương pháp oxi hóa ướt của C.Li và cộng sự
(2005) Dung dịch sau khi điều chế có màu tím sẫm với độ tinh khiết cao (khoảng 95 – 97%) được trữ lạnh ở nhiệt độ 4 0 C Quy trình được thực hiện như sau:
Hóa chất chính được sử dụng là nitrat sắt Fe(NO3) 3 9H 2 O, kali hydroxit KOH, axit HCl 37% và KMnO 4 Tất cả các hóa chất này được chuẩn bị với nước cất
Mô tả quy trình điều chế ferrate
Trước tiên dung dịch KOH được chuẩn bị bằng cách cho 60g KOH vào 100 ml nước cất và giữ lạnh trong 2 giờ Sau đó cho 165ml HCl 37% vào phễu và nhỏ từ từ vào 26.7g KMnO4 trong bình để tạo ra Clo Clo tạo ra được sục qua dung dịch KOH đựng trong impinger trong 2 giờ và khuấy liên tục bằng máy khuấy từ đồng thời làm mát bằng cách chèn impinger vào một cốc đựng đá, sau đó cho 90 g KOH vào Dung dịch huyền phù thu được được làm lạnh và lọc qua giấy lọc để khử kết tủa KCl Dung dịch sau lọc (dung dịch kiềm kali hypochlorite đậm đặc) được làm lạnh ở 0 0 C và được khuấy nhanh trong khi cho từ từ 37,5 g bột Fe(NO3) 3 9H 2 O trong 1 giờ Trong những điều kiện này, ion Fe (III) bị oxy hóa thành Fe (VI) và dung dịch có màu tím sẫm
Dung dịch này được ly tâm ở 4500 rpm trong 15 phút, dung dịch nổi sau cùng thu được sẽ được trữ lạnh trước khi sử dụng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện theo phương pháp: thực nghiệm, sử dụng mô hình quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm của ferrate trên cơ sở so sánh với PAC Các thí nghiệm được thực hiện với mẫu nước thải tổng hợp (pha từ phẩm nhuộm) và nước thải lấy từ một nhà máy dệt nhuộm ở Tp HCM
– Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu: lấy mẫu phân tích chỉ tiêu về độ màu, COD, SS của dòng vào và dòng ra ở các nồng độ khác nhau;
– Phương pháp tính toán, thống kê, so sánh: tính toán và xử lý số liệu phân tích bằng các công thức toán học và phần mềm Excel Sử dụng số liệu phân tích trong nghiên cứu so sánh với các quá trình khác và qui chuẩn hiện hành.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cách thực hiện thí nghiệm
2.3.1.1 Đối với hệ keo tụ PAC a Pretest:
Nhằm xác định lượng NaOH cần thiết để điều chỉnh pH như nghiệm thức, ta thực hiện bước pretest như sau:
Bước 1: Cho lượng PAC vào tương ứng với nghiệm thức đặt ra và nhúng đầu dò đo pH vào trong cốc chứa nước thải
Bước 2: Cho từ từ lượng NaOH 1N và 0,1 N đồng thời khuấy đều cho đến khi điều chỉnh được nồng độ pH mong muốn là 5; 6; 7; 8; 9; 10 sao cho sai số của giá trị pH là ± 0,1 Ta ghi lại lượng NaOH vừa sử dụng b Test mẫu
Bước 1: Chuẩn bị 6 cốc nước thải 1000 ml
Bước 2: Cho lượng NaOH tương ứng với nồng độ pH cần (lượng NaOH đã xác định ở thí nghiệm Pretest)
Bước 3: Tiếp tục cho liều lượng PAC tương ứng với pH theo nghiệm thức Bước 4: Đặt 6 cốc nước thải vào mô hình Jartest Bật máy và điều chỉnh tốc độ khuấy là 100 vòng/ phút trong 1 phút đầu tiên, sau đó là 20 vòng/phút trong 15 phút tiếp theo Lấy 6 cốc ra khỏi mô hình và chờ lắng 30 phút
2.3.1.2 Đối với hệ oxy hóa keo tụ Ferrate a Pretest: Nhằm xác định liều lượng HCl cần để điều chỉnh pH như nghiệm thức, ta thực hiện bước pretest nhu sauBước 1: Cho lượng Ferrate vào tương ứng với nghiệm thức đặt ra và nhúng đầu dò đo pH vào trong cốc nước thải
Bước 2: Cho từ từ lượng HCl 4M, HCl 2M và 0,4 M đồng thời khuấy đều cho đến khi điều chỉnh được lượng pH cần là 5; 6; 7; 8; 9; 10; sao cho sai số của giá trị pH là ± 0,1 Ta ghi lại lượng HCl vừa sử dụng b Test mẫu
Bước 1: Chuẩn bị 6 cốc nước thải 1000 ml
Bước 2: Cho HCl tương ứng với nồng độ pH cần (lượng HCl đã xác định ở thí nghiệm Pretest) Bước 3: Cho lượng Ferrate tương ứng với pH theo nghiệm thức Bước 4: Đặt 6 cốc nước thải vào mô hình Jartest Bật máy và điều chỉnh tốc độ khuấy là 100 vòng/ phút trong 1 phút đầu tiên, sau đó là 20 vòng/ phút trong 15 phút tiếp theo Lấy 6 cốc ra khỏi mô hình và chờ lắng 30 phút.
Nghiệm thức thực hiện cho nước thải
Thí nghiệm 1: Thực hiện keo tụ nước thải trước xử lý sinh học (xác định lượng
PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu và COD)
Thí nghiệm 2: Thực hiện keo tụ nước thải sau xử lý sinh học - bể SBR (xác định lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu và COD)
Thí nghiệm 3: Lấy nước sau keo tụ của thí nghiệm 1 tiếp tục xử lý sinh học - bể
SBR (phân tích xác định độ màu và COD) Bảng 2.3 Nghiệm thức thực hiện của thí nghiệm 1, 2, 3
TT Liều lượng phèn PAC (mg/l) Số mẫu phân tích 5 6 7 8 9 10 Giá trị pH
2.3.2.2 Đối với chất oxy hóa keo tụ Ferrate ở các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 4: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước thải trước xử lý sinh học (xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu và COD)
Thí nghiệm 5: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước thải sau xử lý sinh học - bể SBR
(xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu và xử lý COD)
Thí nghiệm 6: Lấy nước sau keo tụ của thí nghiệm 4 tiếp tục xử lý sinh học - bể
SBR (phân tích xác định độ màu và COD) Bảng 2.4 Nghiệm thức thực hiện của thí nghiệm 4, 5, 6
TT Liều lượng Ferrate (mg/l) Số mẫu phân tích
Thí nghiệm cho nước tổng hợp
Thí nghiệm 7: Thực hiện keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm trực tiếp (xác định lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)
Thí nghiệm 8: Thực hiện keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên (xác định lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)
Thí nghiệm 9: Thực hiện keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên kết hợp với thuốc nhuộm trực tiếp (xác định lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)
Bảng 2.5 Nghiệm thức thực hiện của thí nghiệm 7, 8, 9
2.3.3.2 Đối với hóa chất oxy hóa keo tụ Ferrate ở các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 10: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm trực tiếp
(xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)
Thí nghiệm 11: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên (xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)
Thí nghiệm 12: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên kết hợp với thuốc nhuộm trực tiếp (xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu) Bảng 2.6 Nghiệm thức thực hiện của thí nghiệm 10, 11, 12
TT Liều lượng Ferrate (mg/l) Số mẫu phân tích
Các c u ra: độ màu, COD
Theo SMEWW 21st Edition, 1999 APHA;
Chương này trình bày kết quả thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu suất keo tụ và oxi hóa của kali ferrate so với PAC trên nước thải lấy tại Công ty TCG và nước tổng hợp được pha từ thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoàn nguyên Kết quả thí nghiệm được trình bày cụ thể trong chương 3 3.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KHỬ ĐỘ MÀU NƯỚC THẢI BẰNG PAC VÀ FERRATE 3.1.1 Kết quả thí nghiệm khử độ màu của nước thải bằng PAC 3.1.1.1 Kết quả thí nghiệm 1 (khử độ màu của nước thải trước xử lý sinh học) Nước thải thực hiện thí nghiệm được lấy tại bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải Công ty TCG Mẫu nước được keo tụ bằng PAC, liều lượng PAC thay đổi từ 100mg/l đến 600mg/l (bước nhảy là 100mg/l) và pH của thí nghiệm chạy từ 5-10 (bước nhảy 1) Trong đó, pH được điều chỉnh bằng dung dịch acid H2SO4 25% và NaOH 1N Nước sau khi keo tụ để lắng 30 phút, sau đó lấy phần nước trong phía trên đo độ màu và phân tích COD Dựa vào kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả khử độ màu, tìm ra liều lượng PAC và giá trị pH tối ưu cho quá trình Bảng 3.1 Kết quả thí nghiệm khử độ màu nước thải trước xử lý sinh học bằng PAC pH Liều lượng PAC (mg/l) 100 200 300 400 500 600 Hiệu xuất xử lý (%) Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD 5 10 8 20 9 23 39 26 42 36 49 35 48 6 12 28 35 24 63 56 66 57 76 69 73 65 7 11 26 24 10 55 40 57 55 67 62 67 57 8 7 5 20 13 19 35 25 37 35 46 24 43 pH
Hiệu xuất xử lý (%) Độ màu
COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD
Hình 3.1 Biểu đồ hiệu suất khử độ màu nước thải trước sinh học bằng PAC
Hình 3.2 Biểu đồ hiệu suất xử lý COD nước thải trước sinh học bằng PAC Từ biểu đồ hình 3.1 - 3.2 cho thấy hiệu suất khử độ màu (cũng như xử lý COD) với liều lượng PAC sử dụng 500 - 600mg/l ở giá trị pH khoảng 6 - 7 sẽ đạt hiệu quả tối ưu Trong đó tại giá trị pH = 6 ở liều lượng PAC = 500mg/l có hiệu suất khử độ màu cao nhất được trình bày cụ thể trong biểu đồ hình 3.3 Trục tung thể hiện giá trị hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD), trục hoành thể hiện giá trị liều lượng PAC sử dụng
Hình 3.3 Hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) theo liều lượng PAC tại pH = 6
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy hiệu quả khử độ màu (cũng như xử lý COD) đều tăng khi tăng liều lượng PAC sử dụng, nhưng đến một giá trị nhất định thì hiệu quả xử lý lại giảm xuống Cụ thể ở giá trị pH = 6 với liều lượng PAC sử dụng là 100mg/l thì hiệu quả khử độ màu (và xử lý COD) đạt giá trị thấp nhất tương ứng là
12% và 28%, khi tăng liều lượng PAC lên 300mg/l hiệu quả khử màu và xử lý COD cũng tăng theo (63% và 56%), tiếp tục tăng liều lượng PAC lên 400mg/l thì hiệu quả xử lý cũng tăng Khi tăng liều lượng PAC lên 500mg/l ta thấy hiệu quả khử độ màu cũng như xử lý COD đạt cao nhất với giá trị 76% và 69% nhưng tăng lượng PAC lên 600mg/l thì hiệu quả xử lý bắt đầu giảm xuống với giá trị 73% và 65%
Theo các nghiên cứu về PAC trước đây, cụ thể nghiên cứu gần đây nhất của Perng và cộng sự (2014) cho thấy rằng liều lượng chất keo tụ có mối quan hệ với hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm (nước trong nghiên cứu là tổng hợp) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi tăng liều lượng PAC từ 80mg/l đến 160mg/l thì hiệu quả xử lý tăng, nhưng tăng đến 280mg/l thì hiệu quả giảm xuống, theo tác giả khi tăng liều lượng lên quá cao dẫn đến hiện tượng quá liều (dư PAC) do đó làm giảm hiệu quả keo tụ Kết quả thí nghiệm của tác giả cũng tương tự với những thí nghiệm về PAC được công bố trước đây Dựa vào bảng kết quả 3.1 tại tất cả các giá trị pH đều thu được hiệu quả khử màu cũng như xử lý COD cao nhất tại liều lượng PAC sử dụng là 500mg/l, nhưng hiệu quả này lại khác nhau ở các giá trị pH nhất định Điều này, chứng tỏ rằng hiệu quả khử độ màu của PAC chịu ảnh hưởng bởi giá trị pH Như vậy, trong thí nghiệm này liều lượng PAC ở mức 500mg/l và pH = 6 là giá trị thích hợp cho hiệu quả xử lý cao nhất
3.1.1.2 Kết quả thí nghiệm 2 (khử độ màu của nước thải sau xử lý sinh học)
Nước thải thí nghiệm được lấy tại bể điều hòa của Công ty TCG, cho qua xử lý sinh học bằng bể SBR Mẫu nước sau bể SBR tiếp tục được keo tụ bằng PAC, liều lượng chất keo tụ và giá trị pH tương tự thí nghiệm 1 Nước sau khi keo tụ để lắng 30 phút, lấy phần nước trong phía trên đo độ màu và phân tích COD Dựa vào kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả khử độ màu, tìm ra liều lượng PAC và giá trị pH tối ưu cho quá trình
Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm khử độ màu nước thải sau xử lý sinh học bằng PAC pH
Hiệu suất xử lý (%) Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD
Hình 3.4 Biểu đồ hiệu suất khử độ màu nước thải sau xử lý sinh học bằng PAC
Hình 3.5 Biểu đồ hiệu suất xử lý COD nước thải sau xử lý sinh học bằng PAC Từ biểu đồ hình 3.4 - 3.5 thấy rằng hiệu quả khử độ màu cũng như xử lý COD trong thí nghiệm này đạt hiệu quả cao với liều lượng PAC sử dụng trong khoảng 200 - 300mg/l tại các giá trị pH trong khoảng 7 - 9 Trong đó, tại giá trị pH = 8 ở liều lượng PAC = 200mg/l có hiệu suất khử độ màu cao nhất được trình bày cụ thể trong biểu đồ hình 3.6
Hình 3.6 Hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) theo liều lượng PAC tại pH = 8
Kết quả thí nghiệm bảng 3.2 cho thấy hiệu quả khử độ màu cũng như xử lý COD tăng khi tăng liều lượng PAC sử dụng, nhưng tăng đến nồng độ PAC >
200mg/l thì hiệu quả xử lý lại giảm xuống Cụ thể ở biểu đồ hình 3.4 - 3.5 cho thấy khi nước thải có giá trị pH = 8 với liều lượng PAC sử dụng là 100mg/l thì hiệu suất khử độ màu và xử lý COD đạt giá trị tương ứng là 63% và 49% Khi tăng liều lượng PAC lên 200mg/l thì hiệu quả tăng lên rất cao (89% và 77%), nhưng tiếp tục tăng thêm thì hiệu quả khử màu cũng như xử lý COD lại giảm, tăng liều lượng PAC đến
600mg/l thì hiệu quả khử độ màu và xử lý COD còn lại là 42% và 39% Như vậy, tương tự thí nghiệm 1 khi liều lượng PAC sử dụng vượt giá trị thích hợp dẫn đến hiện tượng quá liều và làm giảm hiệu suất xử lý
Mẫu nước thải sử dụng trong thí nghiệm là sau khi xử lý sinh học bằng bể
SBR và tiếp tục keo tụ bằng PAC với liều lượng 200mg/l tại pH = 8 thì mẫu nước đầu ra có độ màu đạt cột B; COD đạt cột A theo QCVN 13:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm đối với cơ sở đang hoạt động
3.1.1.3 Kết quả thí nghiệm 3 (Xử lý bậc 2 đối với mẫu nước thải được tiền xử lý ở thí nghiệm 1)
Trong thí nghiệm này, nước thải được lấy tại bể điều hòa của Công ty TCG, tiến hành keo tụ bằng PAC (với PAC = 500mg/l, pH = 6 được xác định trong thí nghiệm 1) Mẫu nước keo tụ cho lắng 30 phút, sau đó lấy phần nước trong phía trên cho xử lý sinh học bằng bể SBR Lấy nước đầu ra bể SBR đo độ màu và phân tích COD để đánh giá hiệu quả xử lý Kết quả thí nghiệm được trình bày trong biểu đồ hình 3.7
Hình 3.7 Biểu đồ hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) nước thải của quá trình