1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ THAY THẾ TỤ BÙ - ĐIỆN

6 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CÁC BƯỚC KIỂM TRA TỦ TỤ BÙ. Bước 1: Kiểm tra tổng thể ngoại quan xung quanh và trong lòng tủ. Đảm bảo quanh khu vực tủ thông thoáng không có cỏ mọc, dây leo, cây cối, rác,… các vật thể gây cản trở, ảnh hưởng tới quá trình vận hành và mất an toàn. Trong lòng tủ điện phải sạch sẽ, dây cáp điện phải gọn gang, nhiệt độ trong tủ ≤ 55°C. Kiểm tra nhiệt độ các ốc siết cốt, cáp điện đảm bảo không có dấu hiệu phát nhiệt bất thường. Kiểm tra ngoại quan các thiết bị, đảm bảo không có dấu hiệu bất thường như chập cháy, nóng chảy, ẩm mốc, bong tróc,… Kiểm tra âm thanh trong quá trình hoạt động của các thiết bị. Bước 2: Kiểm tra thông số trên bộ điều khiển. Kiểm tra hệ số cốt phi trên bộ điều khiển, hệ số cốt phi đảm bảo 0.9 ≤ cốt phi ≤ 1. Nếu cốt phi đang không ở trong ngưỡng trên phải điều chỉnh lại: Ấn phím mode để chuyển về chế độ thủ công  ấn giữ mode để chuyển các thông số cần cài đặt, đến mục nào cần hiệu chỉnh thì ấn nút mũi tên ↑↓ để thay đổi giá trị, sau khi chốt giá trị ấn tiếp mode để đến giá trị khác. Sau khi cài đặt xong các thông số ấn Mode chuyển về chỉ số A rồi ấn mode để chuyển về chế độ tự động Bước 3: Kiểm tra thông số và tình trạng hoạt động của thiết bị. Chuyển chế độ điều khiển trên bảng điều khiển về chế độ thủ công. Ấn nút mũi tên ↑ để đóng lần lượt các cấp của tụ bù. Dùng đồng hồ Ampe kìm chuyển thang đo cường độ dòng điện, kẹp kìm vào lần lượt 3 dây pha liên kết giữa tụ và khời động từ, ghi lại thông số và so sánh với thông số trên tụ bù, nếu dòng điện đo được < 50% dòng điện định mức thì phải thay thế. Với những cấp tụ dòng điện không đạt mà có 2 tụ bù thì tiến hành dùng Ampe kìm kẹp vào từng dây riêng lẻ của các tụ để đo dòng điện, nếu cả 2 đều có dòng điện < 50% dòng điện định mức thì phải thay thế cả 2, nếu 1 trong 2 tụ không đạt thì sẽ thay thế tụ bị hỏng. (Các tụ kém sẽ dồn vào 1 cấp, các cấp phải thay mới yêu cầu đặt tụ dầu, loại tụ vuông có công suất bằng tổng 2 tụ nhỏ). Công thức tính dòng điện : Iđm = Qn/(1,73×Un) Iđm: Cường độ dòng điện định mức ( trên thân tụ có thể ghi hoặc không ghi thông số) Qn: Công suất hoạt động ở tần số 50Hz Un: Điện áp tương ứng theo Qn Ví dụ: Tụ ghi Un= 440v~ Qn = 25kvar -- Iđm= 25×1000/(1,73×440) = 32.8A (nếu 2 tụ thì nhân đôi dòng điện lên) Ấn nút mũi tên ↑ để đóng các cấp tụ bù, đèn hiển thị trên bộ điều khiển tương ứng với các cấp tụ đang được bật. Trường hợp đèn hiển thị số cấp tụ sáng mà khởi động từ điều khiển đóng cắt cấp tụ đó không hoạt động thì có 3 trường hợp xảy ra: Khởi động từ hỏng Bộ điều khiển hỏng Hỏng dây điều khiển Để xác định hỏng trường hợp nào thì ta dùng đồng đo điện Vạn năng để kiểm tra, chuyển thang đo về chế độ đo điện áp, dùng 1 kim đồng hồ cắm vào dây trung tính, 1 kim đồng hồ cắm vào cầu đấu của cấp tụ đó. Nếu đồng hồ hiển thị điện áp 220v-240v thì tiến hành kiểm tra điện áp đầu vào của khởi động từ. Nếu không có điện áp thì dây điều khiển bị hỏng. Nếu có điện áp mà khởi không hoạt động thì xác định khởi động từ hỏng. Xác định hỏng bộ phận nào thì thay thế bộ phận đó. Kiểm tra các Aptomat đóng cắt cho các cấp tụ, dùng đồng hồ Vạn năng chuyển về chế độ đo điện áp. Dùng 2 kim đồng hồ cắm vào lần lượt các pha phía trên và dưới của Aptomat để đo điện áp. Nếu điện áp đạt 380-400V thì Aptomat vẫn hoạt động, nếu chỉ có điện áp phía trên mà không có điện áp phía dưới thì Aptomat hỏng phải thay thế. Kiểm tra bộ cắt sét lan truyền trong tủ, nếu bộ cắt sét chuyển trạng thái từ xanh sang màu đỏ thì phải báo CĐVP kiểm tra xử lý.

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ THAY THẾ THIẾT BỊ TỦ TỤ BÙ

****** Mở đầu

Tủ tụ bù là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, giúp tối ưu hóa hiệu suất, cải thiện hệ số công suất và giảm thiểu tổn thất điện năng Việc bảo trì và thay thế các thiết bị trong tủ tụ bù là yếu tố then chốt để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả

Tài liệu “Hướng dẫn kiểm tra và thay thế thiết bị tủ tụ bù” được xây dựng nhằm cung cấp các kiến thức cần thiết, từ việc nhận diện các dấu hiệu hư

hỏng, kiểm tra định kỳ đến thay thế các bộ phận của tủ tụ bù Mục tiêu của tài liệu này là giúp đội ngũ kỹ thuật nắm vững quy trình kiểm tra và thay thế thiết bị, nhằm đảm bảo tuổi thọ của hệ thống, tránh gián đoạn hoạt động và giảm thiểu nguy cơ sự cố điện

Với các hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu, tài liệu này là công cụ hữu ích cho những người làm việc trong ngành điện, từ kỹ thuật viên đến người quản lý, giúp nâng cao khả năng bảo trì và quản lý hệ thống tụ bù một cách hiệu quả và an toàn

I: CÁC BƯỚC KIỂM TRA TỦ TỤ BÙ Bước 1: Kiểm tra tổng thể ngoại quan xung quanh và trong lòng tủ

• Đảm bảo quanh khu vực tủ thông thoáng không có cỏ mọc, dây leo, cây cối, rác,… các vật thể gây cản trở, ảnh hưởng tới quá trình vận hành và mất an toàn

• Trong lòng tủ điện phải sạch sẽ, dây cáp điện phải gọn gang, nhiệt độ trong tủ ≤ 55°C Kiểm tra nhiệt độ các ốc siết cốt, cáp điện đảm bảo không có dấu hiệu phát nhiệt bất thường

• Kiểm tra ngoại quan các thiết bị, đảm bảo không có dấu hiệu bất thường như chập cháy, nóng chảy, ẩm mốc, bong tróc,… • Kiểm tra âm thanh trong quá trình hoạt động của các thiết bị

Bước 2: Kiểm tra thông số trên bộ điều khiển

Trang 2

• Kiểm tra hệ số cốt phi trên bộ điều khiển, hệ số cốt phi đảm bảo 0.9 ≤ cốt phi ≤ 1 Nếu cốt phi đang không ở trong ngưỡng trên phải điều chỉnh lại: Ấn phím mode để chuyển về chế độ thủ công → ấn giữ mode để chuyển các thông số cần cài đặt, đến mục nào cần hiệu chỉnh thì ấn nút mũi tên ↑↓ để thay đổi giá trị, sau khi chốt giá trị ấn tiếp mode để đến giá trị khác Sau khi cài đặt xong các thông số ấn Mode chuyển về chỉ số A rồi ấn mode để chuyển về chế độ tự động

Bước 3: Kiểm tra thông số và tình trạng hoạt động của thiết bị

• Chuyển chế độ điều khiển trên bảng điều khiển về chế độ thủ công • Ấn nút mũi tên ↑ để đóng lần lượt các cấp của tụ bù

• Dùng đồng hồ Ampe kìm chuyển thang đo cường độ dòng điện, kẹp kìm vào lần lượt 3 dây pha liên kết giữa tụ và khời động từ, ghi lại thông số và

so sánh với thông số trên tụ bù, nếu dòng điện đo được < 50% dòng điện định mức thì phải thay thế

• Với những cấp tụ dòng điện không đạt mà có 2 tụ bù thì tiến hành dùng Ampe kìm kẹp vào từng dây riêng lẻ của các tụ để đo dòng điện, nếu cả 2 đều có dòng điện < 50% dòng điện định mức thì phải thay thế cả 2, nếu 1 trong 2 tụ không đạt thì sẽ thay thế tụ bị hỏng (Các tụ kém sẽ dồn vào 1

cấp, các cấp phải thay mới yêu cầu đặt tụ dầu, loại tụ vuông có công suất bằng tổng 2 tụ nhỏ)

Công thức tính dòng điện : Iđm = Qn/(1,73×Un) Iđm: Cường độ dòng điện định mức ( trên thân tụ có thể ghi hoặc không ghi thông số) Qn: Công suất hoạt động ở tần số 50Hz

Màn hình hiển thị

Nút nhấn thay đổi chức năng

Nút thay đổi số liệu Led hiển thị chế độ

Trang 3

Un: Điện áp tương ứng theo Qn Ví dụ: Tụ ghi Un= 440v~ Qn = 25kvar Iđm= 25×1000/(1,73×440) = 32.8A (nếu 2 tụ thì nhân đôi dòng điện lên)

• Ấn nút mũi tên ↑ để đóng các cấp tụ bù, đèn hiển thị trên bộ điều khiển tương ứng với các cấp tụ đang được bật Trường hợp đèn hiển thị số cấp tụ

sáng mà khởi động từ điều khiển đóng cắt cấp tụ đó không hoạt động thì có 3 trường hợp xảy ra:

1 Khởi động từ hỏng 2 Bộ điều khiển hỏng 3 Hỏng dây điều khiển

Để xác định hỏng trường hợp nào thì ta dùng đồng đo điện Vạn năng để kiểm tra, chuyển thang đo về chế độ đo điện áp, dùng 1 kim đồng hồ cắm vào dây trung tính, 1 kim đồng hồ cắm vào cầu đấu của cấp tụ đó

Nếu đồng hồ hiển thị điện áp 220v-240v thì tiến hành kiểm tra điện áp đầu vào của khởi động từ Nếu không có điện áp thì dây điều khiển bị hỏng

Nếu có điện áp mà khởi không hoạt động thì xác định khởi động từ hỏng Xác định hỏng bộ phận nào thì thay thế bộ phận đó

• Kiểm tra các Aptomat đóng cắt cho các cấp tụ, dùng đồng hồ Vạn năng chuyển về chế độ đo điện áp Dùng 2 kim đồng hồ cắm vào lần lượt các pha phía trên và dưới của Aptomat để đo điện áp Nếu điện áp đạt 380-400V thì Aptomat vẫn hoạt động, nếu chỉ có điện áp phía trên mà không có

điện áp phía dưới thì Aptomat hỏng phải thay thế • Kiểm tra bộ cắt sét lan truyền trong tủ, nếu bộ cắt sét chuyển trạng thái từ xanh sang màu đỏ thì phải báo CĐVP kiểm tra xử lý

II: CÁC BƯỚC THAY THẾ THIẾT BỊ TỦ TỤ BÙ (sau khi đã đánh dấu xác định các thiết bị hỏng)

Led hiển thị cấp tụ Bật cấp tụ

Tắt cấp tụ Dậy trung tính Tín hiệu ra cấp tụ

Kẹp Ampe kìm vào các dây pha Cấp tụ nền

Cấp tụ bù

Trang 4

Bước 1: Bật Máy Phát Điện (MPĐ) cắt bỏ điện lưới để hệ thống chạy chế độ MPĐ Bước 2: Tắt máy cắt không khí ACB/Aptomat tổng, tắt các Aptomat tương ứng với các cấp tụ, dùng đồng hồ vạn năng chuyển về thang đo điện áp, kiểm tra điện áp trên các aptomat đảm bảo không còn điện áp

Bước 3: Đợi 10 phút để tụ bù xả tự nhiên đảm bảo an toàn, tiến hành tháo và thay thế thiết bị:

bút dạ hoặc tem đánh dấu • Các bước thay thế khởi động từ hỏng:

1 Dùng CCDC tiến hành tháo bỏ cáp điện kết nối tại các cực của khởi động từ 2 Tháo bỏ dây điện điều khiển khởi động từ đánh dấu lại theo từng cấp

3 Tiến hành tháo bỏ và thay thế khởi động từ hỏng bằng khởi động từ mới, lắp đúng vị trí và kết nối đúng cáp điện, dây cấp nguồn cho thiết bị 4 Ghi thông tin ngày tháng thay thế lên tem và dán vào thân thiết bị

• Các bước thay thế bảng điều khiển (bảng điều khiển mởi cùng model):

1 Dùng điện thoại, thiết bị quay phim chụp ảnh để chụp lại toàn bộ hình ảnh tại cầu đấu, các dây điện, các thông số cài đặt trên bảng điều khiển cũ Đánh dấu các cấp tụ và các đầu dây điều khiển tương ứng

2 Dùng CCDC tiến hành tháo gỡ tất cả dây điện, ốc để thay thế bảng điều khiển mới Với những dây điều khiển cấp tụ cần sắp xếp theo thứ tự đóng cắt các cấp tụ theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để theo dõi và kiểm tra tuần tự và dễ dàng trong quá trình kiểm tra vận hành

3 Kiểm tra lại tổng thể sau khi lắp đặt, so sánh với hình ảnh, video đã có đảm bảo lắp đặt đúng, đảm bảo an toàn 4 Tắt bỏ tất cả các aptomat nhánh điều khiển cấp tụ bù, tiến hành đóng ACB cấp điện cho tủ Tiến hành cái đặt các thông số cho bảng điều

khiển mới theo thông số đã lưu lại của bảng điều khiển cũ 5 Sau khi cài đặt xong tiến hành ấn nút mũi tên ↑ để điều khiển các khởi động từ tương ứng với các cấp tụ bù, kiểm tra đảm bảo khởi động từ

có hoạt động đúng theo tín hiệu bảng điều khiển xuất ra

Trang 5

6 Sau khi khởi động đóng cắt khởi động từ OK thì ấn nút mũi tên ↓ để tắt bỏ điều khiển các cấp tụ Bật aptomat tương ứng với từng cấp tụ và tiến hành ấn nút mũi tên ↑ để bật cấp tụ tương ứng, theo dõi hiện trạng, dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp đầu ra từ bộ điều khiển, điện áp trên aptomat, dòng điện tại các pha của tụ Tiến hành lần lượt với với các cấp tụ còn lại

7 Sau khi kiểm tra chế độ thủ công chạy Ok, chuyển bộ điều khiển về chế độ tự động, kiểm tra hệ số cốt phi hiển thị

Bước 4: Chuyển chế độ MPĐ sang chế độ điện lưới để hoạt động

• Kiểm tra các thông số, tình trạng hoạt động của các thiết bị mới thay thế

Chú ý: Khi tiến hành thay thế thiết bị tủ tụ bù yêu cầu có tối thiểu 2 nhân viên, các nhân viên thực hiện công việc phải có chuyên môn, được chỉ định cụ thể và được đào tạo về công tác thi công Trước khi thay thế thiết bị phải chuẩn bị thiết bị PCCC sẵn sàng, đồ bảo hộ, đầu tóc phải gọn gàng, CCDC phải được vệ sinh sạch sẽ Các thiết bị thay thế khuyến cáo dùng đúng Model thiết bị cần thay thế, đối với tụ bù yêu cầu dùng tụ dầu, loại tụ vuông, và dùng 1 tụ cho 1 cấp

THEO DÕI THAY ĐỔI Lần sửa

1 2 3

Trang 6

Ngày đăng: 08/09/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w