1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập thảo luận nhóm lịch sử đảng từ ngày thành lập đcsvn đến nay đảng ta đã trải qua 13 kỳ đại hội

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Kỳ Đại Hội Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tác giả Mai Cát Nhã, Phan Quỳnh Như, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Đặng Mai Trang, Kiều Thị Mỹ Triều, Cao Thị Thanh Xuân
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Hải
Trường học Trường Đại học Tài chính - Marketing
Chuyên ngành Lịch sử Đảng
Thể loại Bài tập thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Nội dung, ý nghĩa cương lĩnh chính trị 2/1930 a, Nội dungTrong Chính cương của Đảng đã nêu "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản." Đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓMMÔN: LỊCH SỬ ĐẢNGMã Lớp Học Phần: 2311101113744 - Sáng thứ 5 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Hải

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5

1, Mai Cát Nhã – 2121013314

2, Phan Quỳnh Như – 2121013213 3, Nguyễn Thị Hồng Nhung – 2121013495 4, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh – 2121006934

5, Đặng Mai Trang - 2121012013 6, Kiều Thị Mỹ Triều - 2121001615 7, Cao Thị Thanh Xuân - 2121012269

TPHCM, tháng 03 năm 2023.

Trang 2

A, CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Từ ngày thành lập ĐCSVN đến nay Đảng ta đã trải qua 13 kỳ Đại hộiCâu 2:

STT Kỳ ĐH Thời gian Địa

điểm

Số ĐB tham dự

Tổng bí thư Quyết sách quan

trọng1 Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứI của Đảng

Từ ngày 27 đến 31/03/1935

Phố Quan Công – Ma Cao-Trung Quốc

13 đạibiểu tham dự

-Đồng chí Lê Hồng Phong (3/1935-7/1936)-Đồng chí Hà Huy Tập (7/1936-3/1938)-Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (3/1938-1/1940)-Đồng chí Trường Chinh (5/1941-2/1951)

Đại hội đề ra nhiệm vụ là khôi phục hệ thống tổ chức Đảng, khẳng định Luận cương chính trị tháng 10/1930 về cách mạng Việt Nam Đã khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Đại hộiđã nêu ra 3 nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian trước mắt của toàn Đảng: (1) Củng cố và phát triển Đảng,tăng cường phát triển lực lượng Đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ,… (2) Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng (3) Mở rộng tuyên truyền chống đếquốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, thành trì của cáchmạng thế giới Đại hội đã thông qua Nghịquyết chính trị của Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông

Trang 3

dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về đội tự vệ, về các dân tộc thiểu số và Điều lệ của Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng.

2 Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứII của Đảng

Từ ngày 11 đến 19/02/1951

Xã VinhQuang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

158 đại biểu tham dự

-Đồng chí Trường Chinh(2/1951-10/1956)-Đồng chí Hồ Chí Minh( 10/1956- 9/1960)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Đại hội trù bị, chỉ rõ:“Đại hội ta là Đại hộikháng chiến Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy kháng chiếnđến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó”.Đại hội vạch ra đường lối lãnh đạo toàn dân kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừnglẫy năm Châu, chấn động địa cầu” Đại hội II là một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng Đảng ra công khai hoạt động với tên gọimới là Đảng Lao động Việt Nam, có cương lĩnh, đường lối, chính sách đúng

Trang 4

đắn phù hợp với thựctiễn của đất nước có ý nghĩa quyết định đưa kháng chiến tiến lên giành những thắng lợi ngày càng lớn Quan hệ giữa Đảng và nhân dân thêm gắn bó, sự lãnh đạo của Đảng đối vớikháng chiến càng thêm thuận lợi Sức mạnh của Đảng đượctăng cường 3 Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứIII của Đảng

Từ ngày 5đến 10/09/1960

Thủ đô Hà Nội

525 đại biểu tham dự

-Đồng chí Lê Duẩn(9/1960-12/1976)

Đại hội đã xác định nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết định là “phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặtcông tác “Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta” Còn “cách mạng miền Nam có một vị trí rất quan

Trang 5

trọng Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốcMỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà,hoàn thành nhiệm vụcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước” Đại hội III là “Đại hội sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vàđấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà” “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ Chúng ta sáng tạo Chúng ta xây dựng Chúng ta tiến lên”.

4 Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứIV của Đảng

Từ ngày 14 đến 20/12/1976

Thủ đô Hà Nội

1.008 đại biểu tham dự

-Đồng chí Lê Duẩn(12/1976-3/1982)

Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước Đại hội IV là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc; là đại hội tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước; là đại hội

Trang 6

thống nhất Tổ quốc đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.5 Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứV của Đảng

Từ ngày 27 đến 31/3/1982

Thủ đô Hà Nội 1.033 đại

biểu tham dự

-Đồng chí Lê Duẩn(3/1982-7/1986)-Đồng chí Trường Chinh(7/1986-12/1986)

Đại hội có nhiệm vụkiểm điểm lại đường lối, chủ trương, đánh giá khách quan thànhtựu và khuyết điểm Đồng thời đề ra kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam, để ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh “tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”

6 Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứVI của Đảng

Từ ngày 15 đến 18/12/1986

Thủ đô Hà Nội

1.129 đại biểu tham dự

-Đồng chí Nguyễn Văn Linh (12/1986-6/1991)

Đại hội khẳng định “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học” Đại hội xác định: “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầutiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây

Trang 7

dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” Đại hội VI là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta Thành công của Đại hội đã mở ramột bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.7 Đại hội

đạibiểutoànquốclần thứVII củaĐảng

Từ 24 đến27/6/1991

Thủ đôHà Nội

1.176 Đồng chíĐỗ Mười

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới Đại hội khẳng định: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có nguyên tắc và có bước đi vững chắc, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là quá trình không thể đảo ngược.8 Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứVIII

Từ 28/6 đến 1/7/1996

Thủ đô Hà Nội

1.198 Đồng chí Đỗ Mười

Thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa 9 Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Từ 22/4/2001

19-Thủ đô Hà Nội

1.168 Đồng chí Nông Đức Mạnh

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ

Trang 8

IX quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa 10 Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứX

Từ 18 đến25/4/2006

Thủ đô Hà Nội

1.176 Đồng chí Nông Đức Mạnh

Nâng cao năng lựclãnh đạo và sứcchiến đấu của Ðảng,phát huy sức mạnhtoàn dân tộc, đẩymạnh toàn diện côngcuộc đổi mới, sớmđưa đất nước ra khỏitình trạng kém pháttriển

11 Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứXI

Từ 12 đến19/1/2011

Thủ đô Hà Nội

1.377 Đồng chí NguyễnPhú Trọng

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

12 Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứXII

Từ 20 đến28/1/2016

Thủ đô Hà Nội

1.510 Đồng chí NguyễnPhú Trọng

Đẩy mạnh công cuộcđổi mới; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đại hội đánh giá thành tựu và hạn chế sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước 13 Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứXIII

Từ 25/01 đến 01/02/2021

Thủ đô Hà Nội

1.587 Đồng chí NguyễnPhú Trọng

"Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huyý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết

Trang 9

toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa."

B, CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG1 Nội dung, ý nghĩa cương lĩnh chính trị 2/1930

a, Nội dungTrong Chính cương của Đảng đã nêu "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản." Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Mục tiêu trước mắt về xã hội là làm cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng; về chính trị là đánh đổ đế quốc chủ nghĩathực dân Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập chính phủ, quân đội của nhân dân (công, nông, binh); về kinh tế là xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của côngchia cho dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ Những mục tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ bản của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta

Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu phụcgiai cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn đại địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng

Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu chính xác tên Đảng,tôn chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng từ chi bộ, huyện bộ, thị bộ hay khu bộ,tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt là bộ và Trung ương

Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn

Trang 10

liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Mác - Lênin.

Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản."

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện như sau:

- Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông

- Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ

- Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ thônggiáo dục theo công nông hóa

- Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến; làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng lập hiến v.v) thì đánh đổ

- Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản

- Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp

b, Ý nghĩaHội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam theo một đường lối chính trị đúng đắn, đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấutranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam vàhệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam Nó chứng tỏ rằng giai cấp vôsản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng

Trong quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung,phát triển học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản: "Đảng Cộng sản Việt Nam là

Trang 11

sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phongtrào yêu nước của nhân dân Việt Nam."

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc

- Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩaxã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này

- Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiệnhơn

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chế độ phong kiến, thực hiện độc lập, người cày có ruộng Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái củacác giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường

2, Nội dung và ý nghĩa Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)

a, Nội dung:Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng do điều kiện trong nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng Hộinghị (họp từ ngày 14/10 đến 31/10/1930) thông qua bản Luận cương chánh trị, án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng, hợp thành nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng

Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (còn được gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú khởi thảo Toàn bộ nội dung Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương là những tư tưởng cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Ðảng Cộng sảnÐông Dương; tiếp tục khẳng định và bổ sung một số vấn đề cốt lõi về con đường cách mạng của Việt Nam mà Chánh cương vắn tắt đã nêu

Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua

Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) gồm ba phần:

1.Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w