(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng
Trang 1hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của thầy cô trường Duy Tân
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Lê Phước Thanh và PGS.TS Lê Đức Toàn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn này
Đồng thời, tôi xin cảm ơn quý anh chị và ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng
Vietinbank - Chỉ nhánh Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ
liệu việt luận văn này
Da Nang, tháng — năm 2014
Thân Đức Nguyễn Vũ
Trang 2kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng với các đề tài khác, ngoại trừ các kết quả tham khảo công trình như đã ghi rõ trong luận văn Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy
định
Tác giả
Thân Đức Nguyễn Vũ
Trang 3
LOI CAM DOAN
MUC LUC
DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC CAC BANG BIEU
DANH MUC CAC HINH VE
LOI MO DAU
CHUONG 1 LY LUAN CHUNG VE HIEU QUA CHO VAY KHCN
1.1.HOAT DONG CHO VAY KHCN CUA NGAN HANG THUONG MẠI
.1.2 Hoạt động cho vay đối với KHCN của Ngân hàng thương mại
1 Khái niệm, đặc điêm cho vay KHCN
2 Các nhóm sản phẩm cho vay KHCN 1.1.2.3 Quy trình cho vay KHCN
1.2 HIỆU QUA CHO VAY KHCN CUA NGAN HANG THUONG MAI 19
1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng 25 .2.3.2 Nhóm nhân tô khách quai
Trang 4
to cầu hức quản lý của Chi nhanh Vietinbank Da N:
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chỉ nhánh Vietinbank ĐN
2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn
2.1.3.2 Vé hoat động tín dung 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHC
2.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản chát lượng cho vay
2.4 DANH GIA HOAT DONG DAY MANH CHO VAY TAI NGAN HÀNG
Trang 52.4.2.1 Những hạn chế
Vietinbank —Chi nhanh Da Nang
3.2 MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK - CHI NHANH DA NANG
3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước
Trang 6
DANH MUC TAI LIEU THAM KHA
Trang 8
Bảng 1.2 Bảng trả góp đêu lãi tính theo dư nợ giảm dân 9 Bảng 2.1 Tình hình huy động vôn của Vietinbank Đà Năng 42
qua 3 năm 2010 — 2012
Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Vietinbank Đà Nẵng trong 3 47
năm 2010 — 2012
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 49
Vietinbank Da Nẵng qua 3 năm 2010 - 2012 Bảng 2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử 55
dụng vốn Bảng 2.5 Dư nợ cho vay hỗ trợ kinh doanh phân theo mục 59
dich str dung vốn
Bảng 2.6 Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN qua các năm 61
Bảng 2.9 Tăng trưởng thu nhập từ lãi trong cho vay KHCN 64
Bang 2.12 Dư nợ bình quân theo sô lượng khách hàng vay 68 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu châm điêm XHTD cá nhân của 89
Vietinbank
Bang 3.3 Cơ câu độ tuôi lao động của Vietinbank- Chi nhánh Đà Nẵng 94
Trang 9
Hinh 2.1 Sơ đô cơ câu tô chức Chi nhánh Vietinbank ĐN 40
Trang 10
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển Vietinbank không những đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng quốc doanh thành Ngân hàng cổ phân còn chuyển đổi chiến lược phát triển từ Ngân hàng chuyên doanh thành một Ngân hàng bán lẻ Để trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì khách hàng cá nhân
(KHCN) là cốt lõi của Ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực cho vay KHCN Hoạt động cho vay cá nhân tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đông người sử
dụng, đồng thời tăng hình ảnh của Ngân hàng trong con mắt người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài của Ngân hàng,
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về công nghệ, mạng lưới, con người, chính sách
Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé
so với tiềm năng của nó và chưa được các Ngân hàng thương mại khai thác triệt đẻ Vietinbank — Chi nhánh Đà Nẵng cũng như các Chỉ nhánh trong toàn hệ thống đều gặp phải những khó khăn trên, vì thế kết quả đạt được trong việc cho vay KHCN chưa cao, chưa xứng với tiềm năng Xuất phát từ những lý do trên tác giả chon đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank —
Chỉ nhánh Đà Nẵng”
2 _ Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay KHCN của các
NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng về cho vay KHCN tại Vietinbank — Chi
nhánh Đà Nẵng
~ Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Hoạt động cho vay KHCN - Phạm vi: Hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu: Hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank - Chỉ nhánh Đà Nẵng trong thời gian 03 năm từ năm 2010 đến năm 2012
Trang 11Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng — chủ nghĩa
duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn các phương pháp được sử dụng
chủ yếu là: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, quy nạp, logic, phán đoán, tổng hợp đề thực hiện nghiên cứu
5 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VE HIEU QUA CHO VAY KHCN CUA NGAN HANG THUONG MAL
CHUONG 2: THUC TRANG HIEU QUA CHO VAY KHCN TAI
'VIETINBANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐÈ NÂNG CAO HIỆU QUA CHO VAY
KHCN TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.
Trang 121.1 HOAT DONG CHO VAY KHCN CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1.1 Khái quát hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính khác nhau cung cấp
các dịch vụ Ngân hàng như cho vay, uỷ thác đầu tư, nhận tiền gửi, ngược lại các
Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đang mở rộng và đa dạng hoá các loại hình
dich vụ của mình Do đó, rất dé có sự nhầm lẫn giữa loại hình NHTM và các trung
gian tài chính khác.Ở một số nước có cách định nghĩa NHTM như sau: Mỹ “NHTM là công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong
địch vụ tài chính” Ở Anh, năm 1942 “Ngân hàng bắt đầu bằng việc nhận tiền từ
khách hàng theo ràng buộc đã được chỉ tỉ ết hóa theo luật Ngân hàng đảm trách việc
hoàn trả khi có yêu cầu hoặc khi đến hạn” Ở Pháp “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức
khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay
dịch vụ tài chính” Ở Thổ Nhĩ Kì “NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập
nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác” Ở Án Độ “NHTM là cở sở
nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ đầu tư”
Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 xác định “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”
Trang 13gian thanh toán trong nền kinh tế
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với rất nhiều hoạt động đa dạng trong đó có ba hoạt động chính đó là: nhận tiền gửi, cho vay và hoạt động đầu tư
Nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn của Ngân hàng từ những nguồn tiền
chưa được sử dụng trong nền kinh tế với cam kết hoàn trả và trả lãi đúng hạn Tiên gửi ton tại ở các dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có
kì hạn của doanh nghiệp Đây chính là nguồn tài chính quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng
Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Hoạt động này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM Cho vay bao gồm: cho vay
thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ cho dự án Cho vay thường được định
lượng theo 2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì Doanh số cho vay trong kì là tông số tiền mà Ngân hàng đã cho vay ra trong kì, dư nợ cuối kì là số tiền mà Ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kì
Hoạt động đầu tư được thể hiện thông qua việc Ngân hàng nắm giữ các chứng
khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hoá tài sản Có thể xếp loại theo nhiều tiêu thức như : theo tính thanh khoản, theo chủ thể phát hành, theo mục tiêu nắm
giữ, Ngân hàng nắm giữ chứng khoán và chúng mang lại thu nhập cho Ngân hàng và có thê bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết
Một số hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như: mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho thuê thiệt bị trung và đài hạn, bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn,
1.1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM
Như đã trình bày, Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Hoạt động này đem lại cho Ngân hàng thu nhập lớn nhưng rủi ro cao nên các
Trang 14
được thực hiện cách trôi chảy theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo cho
NHTM thu hồi cả gốc và lãi khi hết thời hạn cho vay Theo điều 3 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tỏ chức tín dụng đối với khách hàng thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa
lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Điều
này giúp Ngân hàng sàng lọc được khách hàng tốt cho mình và Ngân hàng sẽ được pháp luật bảo vệ lợi ích khi khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng phải phù hợp với pháp luật Nghĩa là khách hàng không được sử dụng vốn vay đề kinh doanh hoặc mua những hàng hóa mà pháp luật
cấm, để đảo nợ, Khách hàng phải có dự án/phương án sản xuất kinh doanh, tiêu
dùng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật Điều này giúp Ngân hàng kiểm soát nguồn vốn cho vay hiệu quả tránh việc sử dụng nguồn vốn vay sai với mục đích vay Khách hàng phải có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Ngoài ra, khách hàng phải thực hiện biện pháp dam bảo tiền vay như: Cam
cố, thế chấp, bảo lãnh, theo quy định của pháp luật 1.1.1.3 Phân loại cho vay
Cho vay là hoạt động chính và thường xuyên của Ngân hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất Trong hoạt động này Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, sau một thời gian nhất định khách hàng phải hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi Hoạt
Trang 15Cho vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian dưới 12 tháng Cho vay trung hạn là khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trên 60 tháng
~_ Theo mục đích cho vay: Cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,
tiêu dùng, vay khác
~_ Theo phương thức cho vay: + Cho vay từng lần: Là khoản vay mà mỗi lần đi vay khách hàng và Ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết cho một khoản vay (Thẩm định, thiết lập hồ sơ vay vốn, xét duyệt cho vay, ) Đây là hình thức phô biến mà khách hàng vay vốn
sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, tiêu dùng và dành cho đối tượng
có nhu cầu vay vốn không thường xuyên Việc cho vay từng lần sẽ giúp cho Ngân hàng giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn và đồng thời khách hàng cũng không phải ràng buộc khi không có nhu cầu vay vốn Số tiền vay
của khách hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị
tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, nguồn vốn của Ngân hàng, giới hạn cho vay theo
luật định
Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ gốc xác định phụ thuộc vào chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp, nguồn thu trong thời hạn vay Trong mỗi hợp đồng tín dụng khách hàng có thê rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu vốn vay thực tế Khi rút vốn vay, khách hàng phải lập bảng kê thực tế và được Ngân
hang chấp thuận Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ và số tiền giải
ngân sẽ được tính vào tổng dư nợ của các lần rút vốn trước, doanh số nhận nợ
không được vượt quá số tiền ghi trong hợp đồng tín dụng Việc trả nợ phải được thực hiện theo đúng hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận nghĩa là khách hàng phải trả
nợ hết khi đến hạn (dù khoản vay có được nhận nợ làm nhiều lần)
+ Cho vay theo hạn mức: Là phương pháp mà Ngân hàng xác định một hạn mức tín dụng cho khách hàng duy trì trong một thời gian nhất định Hạn mức tín dụng là mức dư nợ mà Ngân hàng cho vay tối đa được duy trì trong một thời gian
Trang 16doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo,
khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
Cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn, trả nợ thường xuyên, có vòng luân chuyển vốn dưới 12 tháng và có uy tín với Ngân hàng
Nhu cau von Chi phi san xuat kinh doanh
+ Cho vay trả góp: Là khoản vay mà khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận kỳ
hạn trả nợ Gốc, lãi được trả thành nhiều lần theo thỏa thuận giữa Ngân hàng với
khách hàng Hình thức này khá phô biến trong hoạt động của Ngân hàng Đối tượng vay là những người có thu nhập én định (CBCNV, tiểu thương bán hàng tại các chợ) hoặc những hộ gia đình cần mua sắm những hàng hóa vật dụng trong gia đình
mà không đủ tiền Hình thức cho vay này lãi cao nhưng chứa nhiều rủi ro vì đa phần không có tài sản đảm bảo hoặc có thì tài sản đảm bảo chủ yếu là chính hàng hóa được mua sắm Có 4 hình thức cho vay trả góp: Trả gốc và lãi theo dư nợ giảm dan, trả góp đều hàng tháng theo lãi suất kép, trả góp đều theo lãi suất đơn, trả góp đều lãi tính theo dư nợ hàng tháng
- Trả gốc và lãi theo dư nợ giảm dần: Hàng tháng khách hàng phải trả một
phần vốn sốc, tiền lãi được tính trên số tiền mà khách hàng còn thực sự nợ Ngân
hàng Ví dụ: Khách hàng vay 100 triệu, thời gian vay 5 tháng, lãi suất 1%
Trang 17
- Tra gop déu hang thang theo lãi suât kép
Số tiền vay là A được vay trong Z tháng Lãi suất vay là X%/tháng tính trên dư nợ gốc
Tổng số phải trả cuối kì:A(I+X%)^Z
Hàng tháng phải trả số tiền như nhau bằng A(I+X%)^Z/Z - Tra gop đều hàng tháng theo lãi suất đơn
Số tiền vay là A được vay trong Z thang Lãi suất vay là X%/tháng tính trên dư nợ gốc Hàng tháng phải trả số tiền như nhau
Ví dụ: Khách hàng A vay 63 triệu đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất 8%/năm
Số tiền gốc khách hàng phải trả hàng tháng=63/36= 1,75 triệu Số tiền lãi khách hàng phải trả hàng thang=63*8%/12= 2,17 triệu ~ Trả góp đều, lãi tính trên dư nợ giảm dan hang tháng
Hàng tháng khách hàng phải trả cho Ngân hàng một khoản tiền như nhau bao gồm một phần góc và lãi Lãi được tính như nhau bao gồm một phần gốc và lãi Lãi
được tính trên số tiền mà khách hàng thực sự còn nợ Ngân hàng
Vi du : Số tiền vay 1.000 triệu thời gian vay 10 năm Lãi suất 12%/năm
Trang 18
+ Cho vay thâu chỉ: Là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép vay
được khách hàng chỉ vượt số dư tiền trong tài khoản của mình đến giới hạn nhất định và trong một khoản thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu
chỉ Phương thức thường được áp dụng cho đối tượng khách hàng có độ tin cậy cao
(Có lịch sử quan hệ tin dụng tốt, sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích của Ngân hàng) và có tài khoản mở tại Ngân hàng với lượng tiền được duy trì ổn định đủ đảm bảo cho
việc trả nợ tối thiếu khi đến các kỳ hạn trả theo quy định của Ngân hàng Khách hàng có thể ký séc ủy nhiệm chỉ, mua séc, mở thẻ tín dụng, Đây chủ yếu là các khoản vay tín chấp nên có độ rủi ro cao và là hình thức cho vay đề khuyến khích người dân không dùng tiền mặt trong thanh toán vì thế ngoài mức lãi suất theo quy định thì khách hàng còn phải trả một số khoản phí phát sinh khi rút tiền mặt
+ Cho vay hợp vốn: Là phương thức cho vay áp dụng chủ yếu cho những khách hàng là các tổ chức sản xuất kinh doanh lớn có nhu cầu vay một lượng tiền mà một TCTD không thé dap img được hoặc nếu đáp ứng được thì các TCTD cũng
có nhu cầu phân tán rủi ro khách hàng cho các TCTD khác Theo đó, một TCTD sẽ
Trang 19đứng ra làm đầu mối còn các TCTD khác là thành viên sẽ cùng hợp vốn đề cho vay
một hoặc một nhóm khách hàng liên quan
+ Cho vay gián tiếp: Phần lớn hoạt động cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó Ngân hàng cũng phát triển hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian
Ngân hàng cho vay thông qua cac t ¡, đội, nhóm, như: Hội nông dân, hội phụ nữ, .các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu để hỗ trợ nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên Vì vậy, việc phát
triển kinh tế, làm giàu, xóa đói giảm nghèo luôn được các trung gian này quan tâm
Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng Trong trường hợp như vậy, cho vay qua trung gian sẽ tiết kiệm chi phi
Cho vay qua trung gian nhằm giảm bớt rủi ro, chỉ phí cho Ngân hàng Tuy nhiên, việc cho vay này cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi
dụng vị thế của mình để tăng lãi suất, chiếm đoạt khoản vay, vay ké, vay hộ, .các
nhà bán lẻ cũng bán hàng có chất lượng kém, giá đắt cho người mua hàng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay
- Theo tài sản đảm bảo: Cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo
Cho vay có tài sản đảm bảo gồm các biện pháp bảo đảm sau: Thế chấp/cầm
cố tài sản của chính khách hàng, thế chấp/cầm cố tài sản của bên thứ 3, bão lãnh
bằng tài sản của bên thứ 3
Cho vay không có tài sản đảm bảo gồm: Cho vay bằng tín chấp của chính khách hàng, cho vay bằng bảo lãnh tín chấp của bên thứ 3 (Tổ chức hoặc chính phủ)
- Theo đối tượng khách hàng vay vốn: Theo cách phân loại này thì cho vay bao gồm cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay tổ chức tài chính và cho vay
KHCN
+ Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn, Công ty Cổ phần, Hợp tác xã, Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, Công ty Hợp danh Hình thức cho vay đối với khách hàng doanh
Trang 20nghiệp rất đa dạng như cho vay ngắn han theo món, vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vn,
+ Khách hàng tổ chức tài chính ở đây bao gồm các Ngân hàng khác, hợp tác xã tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính, Hình thức cho vay đối với các tô chức tài chính cũng hết sức đa dạng Thường cho vay NHTM nhằm đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn của các Ngân hàng này chủ yếu là cho vay để đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM và các giao dịch thường diễn ra trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng
+ KHCN ở đây là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật Đối tượng
vay vốn đa dạng bao gồm những khách hàng có nhu cầu vốn để mua nhà, sửa chữa
nhà, xây dựng nhà, mua ô tô, mua các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án
sản xuất kinh doanh và đáp ứng một số yêu cầu khác Các phương thức vay vốn đa dạng như: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay cầm cố bằng sồ tiết kiệm, cho
vay theo hạn mức, Thời hạn cho vay linh hoạt tùy vào mục đích vay của khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng Lãi suất cho vay được xác định dựa trên biểu lãi suất cho vay của Ngân hàng, hoặc cũng có thể phụ thuộc vào sự thoả
thuận của khách hàng và Ngân hàng Về tài sản đảm bảo cho khoản vay bao gồm
bất động sản (nhà, đất, ), động sản (hàng hoá, máy móc thiết bị, ), các khoản
lương, số dư tài khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, tài
sản có giá trị khác 1.1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay
Cho vay là hoạt động cơ bản của Ngân hàng, hoạt động cho vay có vai trò quan trọng không những đối với Ngân hàng, khách hàng mà cả đối với cả nền kinh tế
- Đối với nền kinh tế: Ngân hàng được ví như mạch máu của nền kinh tế, là
trung gian luân chuyển vốn giữa người thiếu vốn và người có vốn nhàn rỗi Hoạt động cho vay sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển được nhanh hơn khi nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư không bị ứ đọng, mà sẽ được sử dụng một cách hiệu quả để
tạo thêm của cải cho nền kinh tế Với khả năng quản lý tốt và chuyên nghiệp hoạt động cho vay của Ngân hàng sẽ giúp giảm thiểu chỉ phí và rủi ro trong quá trình
Trang 21luân chuyển vốn trong nền kinh tế Ngoài ra, hoạt động cho vay cũng góp phần nâng cao đời sống người dân thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng và tạo điều kiện thúc đây sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả
- Đối với Ngân hàng: Cho vay có vai trò chủ chốt trong hoạt động của Ngân hàng Cho vay mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, đó là việc thu được lãi và các khoản phí nhất định Thu nhập từ lãi sẽ bù đắp chỉ phí huy động vốn, quản lý và
tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng Lãi từ hoạt động cho vay chiếm khoảng 60% thu
nhập cho Ngân hàng hàng năm Hoạt động cho vay cũng phục vụ tốt cho cho các
hoạt động khác của Ngân hàng như: Thanh toán quốc tế, kinh doanh thẻ, mua bán ngoại tệ, phát triển nhanh và bền vững
- Đối với khách hàng: Việc vay vốn từ Ngân hàng với lãi suất thấp giúp cho khách hàng dễ dàng thỏa mãn các nhu cầu trong tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Khách hàng sẽ rất khó có thể thỏa mãn nhu cầu về vốn của mình đúng thời gian và đúng số lượng nếu không có nguồn vốn của Ngân hàng Do rất khó để có sự phù hợp giữa người cần vốn và người có vốn nhàn rỗi về thời điểm, thời gian và số lượng Trong khi đó, khi cần vốn chỉ cần đến Ngân hàng vay bất kỳ
lúc nào, với thời hạn và món vay linh hoạt Hoạt động cho vay của Ngân hàng phục vụ đông đảo đối tượng từ các tập đoàn lớn, công ty, cho đến các hộ gia đình Khách
hàng có thể vay vốn ngắn - trung — dài hạn với mục đích đa dạng: Bồ sung vốn lưu
động, đầu tư dự án, tiêu dùng, Hoạt động cho vay còn tránh cho khách hàng phải
vay với lãi suất cao và nhiều rủi ro nếu hoạt động vay được tiến hành đơn lẻ giữa người cần vốn - người có vốn Ngoài ra, trong quan hệ vay vốn với Ngân hàng khách hàng còn được tư van, giúp đỡ từ đội ngũ chuyên viên của Ngân hàng, khách hàng còn được ưu ái sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng với chi phí rẻ hơn và khi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng cũng luôn đứng về phía khách hàng đề tìm cách tháo gỡ giải quyết
Như vậy, hoạt động cho vay Ngân hàng giúp thúc đây nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, giúp Ngân hàng thu được lợi nhuận và giúp khách hàng thỏa mãn các nhu cầu về vốn Với vai trò quan trọng như vậy trong cho vay của mình, các Ngân hàng đã ngày càng phát triển và hoàn thiện Từ các món vay nhỏ, các hình
Trang 22thức vay ít, đến nay các Ngân hàng đã da dạng hóa thêm nhiều loại vay mới, với nhiều loại lãi suất và phục vụ ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng
ig cho vay đối với KHCN của Ngân hàng thương mại êm, đặc điêm cho vay KHCN
Nếu phân loại hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng thì hoạt động này bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tài chính và cho vay KHCN như đã trình bày ở trên Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay KHCN của NHTM nên tác giả chỉ xem xét về hoạt động cho vay KHCN Cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của Ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân: “Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó Ngân hàng đưa cho các cá nhân quyền sử dụng một
khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hop đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng.”
Đặc điểm cho vay KHCN: Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể
sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:
+ Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình + Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ, chỉ phí tổ chức cho vay cao.( Số lượng món cho vay nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng số lượng mỗi khoản vay lại nhỏ, Ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho hoạt động cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giải ngân cũng
như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay) Vì vậy, lãi suất cho
vay KHCN thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp Cho vay KHCN có độ rủi ro cao nên Ngân hàng thường thận trọng hơn trong việc quyết định số tiền cho vay căn cứ vào khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo, uy tín của khách hàng
+ Mục đích vay: Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình Các khoản vay này thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế Đây là món vay rất nhạy cảm với tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế Khi nền
kinh tế mở rộng, tăng trưởng, tốt và ồn định thì nhu cầu vay KHCN tăng lên, vì mọi
người cảm thấy lạc quan về tương lai nên sẵn sàng chỉ tiêu cho cuộc sống và đầu tư
của mình Và ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, tâm lý chung của các
Trang 23KHCN là không tin tưởng về cuộc sống tương lai, lo các khoản đầu tư kém hiệu
m trong việc chỉ tiêu và
quả, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra, nên họ sẽ tiết
đầu tư của mình và hạn chế tối đa việc vay mượn Ngân hàng
+ Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng Các cá nhân có thể tìm cách trồn tránh không trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán Do đó, tư cách của khách
hàng là yếu tố khó xác định, nhưng lại rất quan trọng, quyêt định sự hoàn trả của
+ Rủi ro đối với cho vay KHCN: Mức độ rủi ro trong cho vay KHCN rất lớn
và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của Ngân hàng Việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn
Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các Ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay Vì cho vay KHCN có rủi ro cao nên các Ngân hàng thường phải yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu khách hàng phải
mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua
+ Lãi suất cho vay: Do quy mô của các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản cho vay để mua bát động sản), dẫn đến chỉ phí để cho vay (về thời gian, nhân lực đi thâm định, quản lý các khoản cho vay này) cao đồng thời rủi ro của các khoản vay này cũng rất cao Do vậy, lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác của NHTM
+ Cho vay KHCN được các Ngân hàng coi là hoạt động mang lại lợi nhuận
khá cao Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chỉ phí huy động vốn của Ngân hàng, không như hầu hết các khoản cho vay khác hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều
Trang 24kiện thị trường, cứ 3 tháng thay đổi lãi suất vay/lần tùy theo thị trường mà lãi suất tăng hay giảm Như vậy, cho vay KHCN Ngân hàng ít chịu rủi ro về lãi suất khi chỉ phí huy động vốn tăng lên Nguồn thu nhập càng ồn định, Ngân hàng có khả năng kiểm soát thì lãi suất áp dụng cho khách hàng sẽ giảm đi, do rủi ro từ việc cho vay
đã được hạn chế
+ Gi
hạn cho vay KHCN: Là số tiền tối đa mà Ngân hàng cho vay KHCN
được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn của khách hàng, số vốn tự có của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo
Đối với mỗi hình thức vay khác nhau mà các Ngân hàng quy định các giới hạn cho vay khác nhau dựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý Đề có
thể xác định được giới hạn cho vay dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng, các
Ngân hàng cần phải định giá chính xác tài sản đó Nếu định giá quá thấp sẽ làm giảm số tiền vay của khách hàng, nếu định giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng
Cuối cùng, Ngân hàng sẽ so sánh nhu cầu vay hợp lý (Nhu cầu vay hợp lý của khách hàng = nhu cầu vốn hợp lý - vốn tự có của khách hàng - vốn khách hàng vay
mượn từ nguồn khác) và giới hạn cho vay, từ đó xác định số tiền cho Vay Nếu nhu
cầu vay hợp lý > giới hạn cho vay thì Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay theo giới hạn cho vay, nếu nhu cầu vay hợp lý < giới hạn cho vay thì Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay số tiền theo nhu cầu vay hợp lý của khách hàng Như vậy, sẽ vừa thoả mãn nhu cầu vay của khách hàng vừa để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng
1.1.2.2 Các nhóm sản phẩm cho vay KHCN
Đối với KHCN, NHTM có 2 nhóm sản phẩm cho vay đó là cho vay hỗ trợ tiêu dùng và cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh
- Cho vay hỗ trợ KHCN tiêu dùng
Nhằm tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của KHCN, khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào các mục đích không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng
tiền vay Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:
+ Lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn khoản cho vay khác của Ngân hàng Cho vay tiêu dùng thường nhạy cảm theo chu kỳ, tăng lên khi nền kinh
Trang 25tế phát triển cao và giảm xuống khi nền kinh tế suy thoái Mặt khác, người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng tin dung (HDTD)
+ Cho vay tiêu dùng thường có tài sản đảm bảo, do người vay không sử dụng
tiền vào các hoạt động kinh doanh nên việc trả nợ phụ thuộc vào các nguồn thu nhập khác của khách hàng Để hạn chế bớt các rủi ro, trong hầu hết các khoản cho
vay tiêu dùng, Ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo
- Cho vay sản phẩm tiêu dùng theo thời gian + Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng ngắn hạn: v Sản phẩm cho vay cẩm có: Là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vay
tiền và giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách
Thời hạn và mức cho vay:
Đối với giấy tờ có giá, thời hạn cầm cố phải ngắn hơn thời hạn lưu hành còn lại của giấy tờ một khoảng thời gian nhất định Mức cho vay tối đa của Ngân hàng
thường được tính trên giá trị đáo hạn, cụ thể:
Mcv = Gdh x (1-Tlh x Lev)
Trong đó: Mev: Mức cho vay tối đa Gđh: Giá trị đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá Tih: Thời gian lưu hành còn lại của giấy tờ có giá Lev: Lãi suất cho vay
Với các loại tài sản khác, thời hạn cho vay được quy định cụ thể căn cứ theo
Trang 26loại, tính chất, điều kiện bảo quản của tài sản và thường tương đối ngắn (thường tối
đa là 12 tháng) Mức cho vay xác định căn cứ vào giá trị, khả năng bán, tính thanh
khoản của tài sản
v Cho vay đảm bảo bằng lương: Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng chỉ tiêu trên cơ sở thế chấp bằng lương Nó chủ yếu được áp dụng cho các
khách hàng có việc làm ôn định, thu nhập ngoài việc đủ trang tải các chỉ thường
xuyên còn đủ tích lũy dé trả nợ vay (như: Công chức, viên chức, ) thuộc các đơn
vị, tổ chức được Ngân hàng cho phép
Trong việc xét duyệt cho vay, Ngân hàng cần có một bảng kê khai các khoản thu nhập về lương và thu nhập khác (có xác nhận của đơn vị trả lương) cũng như mức tiêu thường xuyên của người vay Số tiền cho vay được quyết định trên nhu cầu vay (có mục đích sử dụng rõ ràng), mức cho vay tối đa của Ngân hàng
+ Nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng trung - dài hạn: Nhằm giúp người tiêu dùng có nguồn tài chính lớn để trang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại Các sản phẩm gồm: Cho vay mua nhà
ở và hoặc đất ở; cho vay xây dựng/sửa chữa nhà ở; cho vay mua ôtô, và cho vay
tiêu dùng khác
Với các sản phẩm này, Ngân hàng có thể xem xét cho vay đơn lẻ khách hàng dựa trên năng lực tài chính, uy tín của khách hàng vay đề phục vụ nhu cầu của từng khách hàng Ngoài ra, Ngân hàng còn ký kết các hợp đồng liên kết với các nhà phân phối các dự án bất động sản, phân phối xe ôtô dé cho vay Việc cho vay đối với những trường hợp liên kết này, Ngân hàng sẽ dé dang quản lý được nguồn tiền của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay bằng việc chuyển trả trực tiếp cho nhà phân phối
Biện pháp đảm bảo tiền vay: thông thường Ngân hàng sẽ nhận đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác nếu khách hàng và Ngân hàng đồng ý
Thời hạn cho vay và mức cho vay: Do đây là các tài sản có giá trị lớn, nên trong một khoảng thời gian ngắn khách hàng sẽ không thể có đủ khả năng tài chính đề trả nợ Ngân hàng Vi thé, thời gian
Trang 27cho vay đối với các sản phẩm nay thường kéo dai, cu thé: Cho vay mua nhà ở gắn
liền đất ở tối đa: 25 năm; cho vay mua nhà ở hoặc đất ở tối đa 20 năm; cho Vay xây dựng/sửa chữa nhà tối đa 10 năm; cho vay mua ôtô tôi đa 5 năm
Mức cho vay tối đa dựa trên tài sản đảm bảo và khả năng tài chính của khách hàng nhưng không quá 70% tổng nhu cầu vốn
Ngoài các sản phẩm trên, tùy vào mục đích sử dụng vốn Ngân hàng sẽ xem xét cho vay tiêu dùng khác hoặc cho vay đảm bảo bằng lương với thời gian trung — dài
hạn khi khách hàng có nhu cầu - Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh
Là khoản cho vay của Ngân hàng để các cá nhân, hộ gia đình thực hiện các
phương án sản xuất kinh doanh nhỏ Đặc điểm của các khoản cho vay này là thời hạn vay ngắn phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh, qui mô khoản vay tùy thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng, rủi ro của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo đức Tuy nhiêu nếu Ngân hàng quản lý thường xuyên
hoạt động kinh doanh của khách hàng thì rủi ro sẽ hạn chế
1.1.2.3 Quy trình cho vay KHCN
Quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng áp dụng giúp cho quá trình cho vay
diễn ra một cách khoa học, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng
Trang 28Hinh 1.1 Sơ đồ cho vay
1.2 HIEU QUA CHO VAY KHCN CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay KHCN của Ngân hàng thương mại
Trong mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực có những khái niệm về hiệu quả riệng Hiệu quả có thể hiểu là việc thu được lợi ích tối đa với chỉ phí tối thiểu Hiệu quả trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng tương tự như vậy, hoạt động cho vay được cho là hiệu quả khi Ngân hàng không những tăng được dư nợ cho vay mà tăng thu nhập từ khoản vay, hoặc Ngân hàng mở rộng cho vay để tăng doanh thu nhưng
đảm bảo tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay Việc tăng thu
Trang 29nhập của khoản vay không chỉ được xem xét tại thời điểm hiện tại mà phục vụ cho
hoạt động cho vay trong tương lai Như vậy, hiệu quả cho vay luôn gắn liền với lợi ích đạt được của Ngân hàng ở hiện tại và tương lai cũng phải tăng
1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay của Ngân hàng
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý việc tuân
thủ các quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện theo đúng các cam
kết trong hợp đồng
Trên cơ sở pháp lý: Việc cho vay có hiệu quả khi nó tuân theo đúng pháp
luật của Nhà nước, luật các TCTD, quy chế cho vay, và tuân theo các luật khác liên quan như: Luật dân sự,
Trên cơ sở quy định, quy chế của NHTM đó: Mỗi Ngân hàng sẽ có các
đường lối chiến lược kinh doanh riêng Đó là điều kiện cần thiết cho hoạt động cho
vay của Ngân hàng được thống nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Mỗi sản phẩm cho vay sẽ được Ngân hàng thiết kế một quy định, quy trình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng
Trên cơ sở hoạt động cho vay: Trước khi cho vay Ngân hàng và khách hàng
phải thỏa thuận với nhau về việc sử dụng vốn của khách hàng, thời gian trả nợ gốc
và lãi, cách thức xử lý các tình huống xấu xảy ra Khoản cho vay đạt hiệu quả khi nó được thực hiện đúng hợp đồng vay
Đây là chỉ tiêu thực tế để phản ánh việc cho vay KHCN đạt được kết quả như
thế nào Số lượng các khoản cho vay tăng chứng tỏ Ngân hàng đang gia tăng số lượng KHCN, từ đó Ngân hàng gia tăng thị phần KHCN trên địa bàn hoạt động của
mình và cũng phán ánh các sản phẩm đưa ra có tính thực tế cao, thu hút được sự
quan tâm của thị trường
Trang 30- Du ng cho vay KHCN
Đây là chỉ tiêu thực chất nhất để đánh giá kết quả cho vay KHCN Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ cho vay KHCN của Ngân hàng đã đạt kết quả tốt Tuy
vay, két quả cho vay KHCN chỉ thực sự đạt hiệu quả nếu dư nợ cho vay KHCN
tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối (tỷ trọng dư nợ cho vay
KHCN so với tổng dư nợ) Dư nợ năm Dư nợ năm Doanh số cho Doanh số thu nợ
Tông dư nợ cho vay tại thời điêm trước
Người ta cũng có thể dùng chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tông dư nợ cho vay của Ngân hàng để đánh giá sự tăng trưởng cho vay Nó được tính bằng cách so sánh dư nợ cho vay KHCN với tổng dư nợ cho vay chung cùng một
thời điểm
Ty trong cho va) Tổng dư nợ cho vay KHCN
Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng trưởng của cho vay KHCN so với sự tăng trưởng cho vay chung của cả Ngân hàng Tỷ trọng càng lớn thì quy mô càng được mở rộng và cho vay KHCN càng chiếm vị trí cao trong hoạt động của Ngân hàng
- Cơ cấu dự nợ cho vay KHCN
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN so với các loại hình cho vay khác như cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả phát triển cho vay KHCN của Ngân hàng thương mại Khi tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tăng lên, trong khi tỷ trọng các loại hình cho vay khác giảm đi, hoặc tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN năm nay so với năm ngoái tăng lên với một tỷ lệ phần trăm nhiều hơn so với tỷ lệ tương ứng của các loại hình cho vay khác, thì cho vay KHCN của Ngân hàng đã đạt kết quả tốt
* Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay:
- Lợi nhuận từ cho vay KHCN
Trang 31Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả cho vay KHCN Cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì phát triển cho vay mới
được coi là đạt hiệu quả Lợi nhuận cho vay KHCN năm sau phải cao hơn năm trước
Lợi nhuận chovay Doanh thu cho vay Chi phi cho vay
Dư nợ cho vay là sô tiền khách hàng nhận nợ tại Ngân hàng
Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cho vay KHCN Lãi suất cho vay được áp dụng cho các khoản vay và thay đồi từng thời kỳ căn cứ vào chính sách tín dụng của Ngân hàng Lãi suất cho vay KHCN còn phụ thuộc thời hạn vay vốn, thời hạn vay càng cao thì lãi suất cho vay càng cao, do Ngân hàng phải bù đắp rủi ro và chỉ phí khi cho vay như: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, chỉ phí thẩm định khách hàng, chỉ phí quản lý khoản vay trong thời gian dai Lai suất áp dụng cho các khoản vay cá nhân có nhiều loại:
+ Lãi suất theo số dư ban đầu: Lãi suất sẽ được ấn định ngay từ đầu cho đến
hết thời hạn vay và được tính trên dư nợ ban đầu Loại lãi suất này thường áp dụng
cho các khoản vay tín chấp trả góp Số lãi thu được từ loại lãi suất này thường cao
hơn số lãi tính theo dư nợ giảm dần
+ Lãi suất áp theo dư nợ giảm dần: Lãi suất này được điều chỉnh định kỳ trên
cơ sở lãi suất huy động cộng với một biên độ nhất định tuỳ theo chính sách tin dung
của từng Ngân hàng
Do những đặc điểm về chỉ phí và rủi ro trên nên lãi suất cho vay cá nhân thường được định giá cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên trên thực
Trang 32tế, người vay thường quan tâm dén sé tién phai thanh toán hơn là lãi suất phải trả cho món vay đó Khi cho vay Ngân hàng cũng phải tính toán mức lãi suất tối thiểu để áp dụng cho các khoản vay, mức lãi suất này đảm bảo Ngân hàng bù đắp chỉ phí
cho vay và có lãi một chút
- Nợ quá hạn cho vay KHCN Các khoản cho vay KHCN đạt hiệu quả tốt được hiểu là các khoản cho Vay
được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá
chất lượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụng phô biến hiện
nay là nợ quá hạn Theo Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm
2010 “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn"
Hiện nay, nợ quá hạn được NHNN quy định theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm I (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
~ Các khoản nợ trong hạn
~ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày
- Cac khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu e) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
đ) Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngờ mắt vốn) bao gồm:
~ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu
- Cac khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mâi vốn) bao gồm:
Trang 33~ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên
~ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng mà tăng cao so với năm trước thì chất lượng
tín dụng giảm đi, khi đó việc tăng quy mô dư nợ không đạt hiệu quả cao
Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của Ngân hàng là thấp kém hiệu quả Có thé Ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấp không đúng quy định, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và nhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một
nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế
Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp so với định mức của Ngân hang, thể hiện quan điểm của Ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng,
Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của Ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khả năng quan ly cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình Như vậy để hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng thì các Ngân hàng
thường mại cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được
Dư nợ KHCN
Tỷ lệ quá hạn theo sản Nợ quá hạn theo sản phẩm x 100%
Trang 341.2.3
Cae nhan tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay KHCN của NHTM Để đạt được hiệu quả cho vay tốt nhất Ngân hàng phải biết được đâu là nhân tố tác động lên hiệu quả cho vay
1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng
Trong cạnh tranh Ngân hàng tính độc quyền và tính khác biệt hóa sản phẩm
dich vụ là không có, vi vay để việc cho vay đạt hiệu quả cao phụ thuộc chủ yếu vào
năng lực hoạt động của chính bản thân Ngân hàng Hiệu quả cho vay của Ngân hàng phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố sau: Chính sách cho vay của Ngân hàng, chất lượng cho vay, năng lực tài chính và khả năng quản lý của Ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng, hoạt động quảng bá, mạng lưới Ngân hàng
Chính sách cho vay: Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định chỉ phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử
dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân Mỗi Ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một chính sách cho vay riêng phù hợp với từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể Chính sách cho vay phải thể
hiện cương lĩnh của mỗi Ngân hàng, trở thành kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, tăng
cường tính chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay, tạo sự thống nhất chung trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lợi
Chính sách cho vay phải được lập dựa trên nhu cầu của khách hàng, khả năng sinh lời, rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, qui mô vốn của Ngân hàng, Ngân hàng phải xem xét nhu cầu của khách hàng với các đặc tính khác nhau như: Khách hàng lớn với khách hàng nhỏ, khách hàng có quan hệ tín dụng tốt lâu năm với khách hàng mới, khách hàng vay để sản xuất kinh doanh hay khách hàng vay để tiêu dùng cá nhân, Khả năng sinh lời và rủi ro của khách hàng sẽ quyết định hiệu quả của khoản vay Ngân hàng phải xem xét tính khả thi, khả năng thu lợi trong tương lai của khách hàng Chính sách cho vay tác động mạnh mẽ đến hiệu quả cho vay của Ngân
hàng, việc cho vay chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi Ngân hàng xây dựng được cho
mình một chính sách tín dụng phù hợp với đặc trưng của từng Ngân hàng, từng thời
kỳ cụ thể Ngân hàng dựa vào chính sách đúng đắn để khai thác những mặt mạnh,
những yếu tố tiềm năng, khắc phục những hạn chế đề hoạt động cho vay mang lại
Trang 35lợi ích tốt nhất cho Ngân hang minh
Như vậy, nội dung cơ bản của chính sách cho vay là chính sách về khách hàng, chính sách về quy mô và giới hạn cho vay, về thời hạn, kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo
~ Chính sách khách hàng: Khách hàng vay vốn rất đa dạng, từ cá nhân, hộ gia đình, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp
Nha nước, Vì thế, Ngân hàng cần phải tiến hành phân tích đặc điểm khách hàng để có chính sách riêng phù hợp Có như thế hoạt động cho vay của Ngân hàng mới đạt hiệu quả bền vững, tạo tiền đề cho Ngân hàng ngày càng phát triển tốt
~ Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng Ngân hàng
Trong mọi hoạt động thì con người bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng,
đặc biệt trong hoạt động cho vay thì cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt Họ sẽ là
người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thâm định khoản vay Mà hiệu quả cho vay
phụ thuộc phần lớn vào khâu thẩm định khách hàng và thẩm định phướng án/dự án trước khi cho vay Vì vậy, với đội ngũ nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với công việc thì hiệu quả khoản vay sẽ được nâng lên một cách rõ rệt Nếu nhân viên tín dụng không có trình độ chuyên môn sẽ không phát hiện được
những rủi ro tiềm an để đánh giá đúng đắn về khoản vay, thậm chí có thể bỏ qua những khoản vay có thé mang lai loi nhuận cao cho Ngân hàng mà ít rủi ro Đặc
biệt cán bộ tín dụng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, không được cấu kết với
khách hàng nhằm chiếm dụng vốn Ngân hàng Số lượng nhân viên cũng là một
nhân tố quan trọng, với một đội ngũ đông đảo nhân viên sẽ có được một lượng khách hàng lớn và tạo ra hiệu quả cao hơn Việc tạo ra áp lực quá lớn về dư nợ và
số lượng khách hàng làm cho CBTD đễ mắc sai lầm trong thẩm định, quyết định và hoàn thiện hồ sơ cho vay Vì thế, Ngân hàng nên xem xét việc tăng thêm nhân viên
và khoản lương chỉ trả cho họ Một Ngân hàng sở hữu một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có tỉnh thần trách nhiệm và đạo đức với công việc sẽ là một
nhân tố quan trọng quyết định đến tính hiệu quả cho vay
- Quy mô và giới hạn: Đó là việc Ngân hàng cam kết tài trợ vốn cho khách hàng với một giới hạn vốn và thời gian nhất định Ngân hàng có thể xem xét tính
Trang 36khả thi và khả năng trả nợ của khoản vay để tài trợ toàn bộ vốn hoặc theo một hạn
mức nhất định Quy mô cho vay nếu vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ làm Ngân hàng gặp thiệt hại khi rủi ro xảy ra, còn nếu Ngân hàng cho vay quá ít so với nhu cầu thì khách hàng cũng gặp trở ngại trong kinh doanh, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng
- Về lãi suất cho vay: Ngân hàng có các mức lãi suất khác nhau tùy theo thời hạn vay (ngắn, trung, dài hạn), tùy theo loại tiền vay và tùy từng đối tượng khách hàng Ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất cho vay phải tính đến sự ràng buộc về
luật pháp, các ràng buộc của hiệp hội Ngân hàng, lãi suất hòa vốn, tính cạnh tranh
trong lãi suất, bên cạnh khung lãi suất ấn định trước Ngân hàng còn có thể sử
dụng thỏa thuận lãi suất với từng khách hàng cụ thể nhằm thực hiện chính sách
khách hàng Chính sách lãi suất cần phải linh hoạt, đa dạng vừa đảm bảo đúng pháp
luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong HĐTD Việc định lãi suất của mỗi Ngân hàng đều dựa trên các bộ phận cấu thành: Lãi suất huy động vốn, chỉ phí hoạt động, rủi ro, thuế, lợi nhuận kỳ vọng tối thiểu Lãi suất luôn là nhân tố quan tâm hàng đầu
của khách hàng khi tìm đến Ngân hàng vay tiền, vì vậy có một chính sách về lãi suất phù hợp sẽ giúp Ngân hàng thu hút được đông khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay
- Kỳ hạn trả nợ và thời gian vay vốn: Theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tô chức tín dụng đối với khách hàng: “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời
điểm trả hết nợ gốc, lãi vốn vay được thỏa thuận trong HĐTD giữa Ngân hàng và khách hàng” Và “kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa tổ chức cho vay và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức cho vay” Ngân hàng thường xác định cụ thể kỳ hạn cho vay trong HĐTD cho vay có thé là 1 tháng/2 tháng/3 tháng/ tùy theo chu kỳ kinh doanh và kỳ thu tiền sau khi thỏa thuận với khách hàng Từ đó Ngân hàng xác định kỳ hạn để đảm bảo cân bằng kỳ hạn trung bình Ngân hàng thường dựa trên kỳ hạn của nguồn dé quyết định chính
Trang 37sách kỳ hạn cho vay nếu khả năng tim kiếm nguồn va khả năng chuyên hóa nguồn của các Ngân hàng không cao Việc chuyên hóa kỳ hạn nguồn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất vì nó tạo ra khe hở lãi suất Nếu Ngân hàng có khả năng chuyển hóa nguồn và huy động nguồn trung - dài hạn tốt, chính sách thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nghiên về đáp ứng kỳ hạn của người vay
- Tai sin đắm bảo: Đây là nguồn thu thứ 2 của Ngân hàng khi khách hàng
không trả được nợ Vì vậy, khi cho khách hàng vay vốn, Ngân hàng thực hiện việc
đảm bảo khoản vay bằng hình thức cầm có, thế chấp, bão lãnh Với mỗi khoản vay, đối tượng vay thì Ngân hàng sẽ có những chính sách về tài sản đảm bảo riêng để vừa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên vừa phù hợp với quy định của pháp luật Các tài sản đảm bảo Ngân hàng nhận thế chấp thường là: Giấy tờ có giá, hàng
hóa trong kho, bất động sản, thiết bị máy móc, bão lãnh của bên thứ 3 Chính sách
tài sản đảm bảo gồm các quy định về các loại đảm bảo, cách định giá và quản lý tài sản đảm bảo Để đề phòng các bất trắc xảy ra trong quá trình nhận làm tài sản đảm bảo Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản đảm bảo và các hợp đồng bảo lãnh cũng xem xét cẩn thân Giá trị tài sản đảm bảo cũng là yếu tố quan trong dé Ngan hang quyết định độ lớn của món vay Thông thường Ngân hàng cho vay với một tỷ lệ thấp hơn giá trị tài sản được định giá trong đó giá trị định giá Ngân hàng đã tính đến các yếu tố như: Tỷ lệ giảm giá so với giá thị trường, khấu hao, kha nang ban, dé dam bảo trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ thì giá trị tài sản phải lớn hơn giá trị khoản vay, lãi và các phí khác có liên quan Tài
sản đảm bảo có thể là một phần của khoản tài trợ, như: Ký quỹ, số dư tối thiếu, hoặc toàn bộ khoản tài trợ
- Năng lực tài chính và khả năng quản lý của Ngân hàng Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện năng lực tải chính của Ngân hàng như: quy
mô vốn chủ sỡ hữu, ROA, ROE, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng
nợ quá hạn/tổng dư nợ, Các Ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ giúp Ngân hàng có điều kiện để nâng cao hiệu quả cho vay tốt hơn các Ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém Với khả năng vốn lớn, tỷ trọng nợ quá hạn/tôồng dư nợ thấp là
điều kiện thuận lợi để Ngân hàng lựa chọn được các khoản vay có chất lượng tốt
Trang 38Ngân hang có năng lực tài chính mạnh sẽ không phải bỏ qua những dự án tốt, quy mô vốn cao do thiếu vốn Ngoài ra, Ngân hàng có khả năng quản lý tốt sẽ giảm thiểu được các rủi ro xảy ra đối với khoản vay xuất phát từ phía Ngân hàng Lãnh đạo Ngân hàng thấy rõ được thực lực và điều kiện cho vay của Ngân hàng mình dé phân phối nguồn vốn vay hợp lý cho đối tượng khách hàng, thời hạn vay phù hợp Tắt cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động cho vay
- Hoạt động quảng bá của Ngân hàng: Là những hoạt động nhằm phô trương hình ảnh, tên tuổi của Ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ, giúp khách hàng biết đến Ngân hàng nhiều hơn Từ đó khách hàng sẽ chủ động tìm đến Ngân hàng dé vay vốn khi cần, làm giảm bớt các chỉ phí khi phải đi tìm kiếm khách hàng Qua việc marketing, mở rộng mạng lưới phục vụ sẽ ngày càng có nhiều khách hàng biết
đến các dịch vụ của Ngân hàng, mở rộng được hoạt động cho vay, đặc biệt là thu hút được nhiều hơn khách hàng tốt và những dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả
-Mạng lưới của Ngân hàng: Số lượng các Chỉ nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một Ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với Ngân hàng, các Ngân hàng thường mở rộng các Chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với Ngân hàng Các Ngân hàng có càng nhiều Chi nhánh, phòng giao dịch thì việc mở rộng cho vay đối với KHCN
càng trở nên thuận lợi, nhất là khi các Chỉ nhánh, phòng giao dịch này đặt tại các
khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn Tại đây Ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời Ngân hàng nắm bắt được thông tin từng
khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thâm định, giải ngân và thu nợ Do đó, việc mở
rộng mạng lưới các Chỉ nhánh, phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay KHCN của Ngân hàng thương mại
- Hoạt động Marketing Ngân hàng: Marketing là hoạt động hướng đến khách hàng nhằm thu hút khách hàng thông qua việc đưa được đúng các sản phâm đến đúng nơi vào đúng thời điểm với đúng giá cả đến với khách hàng Hoạt động Marketing trong hoạt động cho vay có ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng trong cả ba giai đoạn trước giao dịch, trong giao dịch, sau giao dịch Sự quảng cáo, cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng giúp khách hàng hiểu được sản phẩm dịch vụ, quyền và
Trang 39nghĩa vụ của mình mang lại sự hài lòng cho khách hàng Các NHTM cần có chiến lược, lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường và truyền thông trong việc cung cấp các
dịch vụ cho từng loại khách hàng Hiểu biết rõ về khách hàng là một mắt xích quan
trọng trong thành công của các Ngân hàng Các thông tin cá nhân của khách hàng , những nhu cầu theo chu kì, tính nhạy cảm với giá cả cũng là một yếu tố tiên quyết trong việc đưa các sản phâm cho vay hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế
~ Quy trình, tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay: Xây dựng quy trình cho vay đối với khách hàng phải được xây dựng như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật nhưng cũng giảm thiểu thời gian cho khách hàng, giảm thiểu chỉ phí rủi ro cho Ngân hàng Ngân hàng nên có những chính sách cho vay chặt chẽ hơn, hướng đến những tiêu chí đánh giá khoa học và có sự tham khảo thông tin từ trung tâm thông tin tin dung thay vì những quy trình thâm định mang tinh đơn giản và nặng về cam tính, từ đó làm cơ sở cho việc ra quyết định cho khách hàng vay hay không Điều này không chỉ củng có độ an toàn của danh mục cho vay mà còn giúp Ngân hàng cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng với chất lượng cao nhất và đưa ra những quyết định nhanh chóng mà vẫn thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng khách hàng
Dù là Ngân hàng nào thì nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng cũng chính bản thân của Ngân hàng đó Một Ngân hàng hoạt động cho vay hiệu quả sẽ không thể thiếu một chính sách cho vay phù hợp, chất lượng khoản vay tốt, có năng lực tài chính, khả năng quản lý tốt và chiến
lược marketing thích hợp với mạng lưới Chi nhánh/PGD rộng khắp Đặc biệt có đội
ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, đạo đức với nghề nghiệp cũng như tỉnh thần trách nhiệm cao, có các hình thức để mang nghiệp vụ cho vay đến gần với khách hàng
1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan -_ Nhóm nhân tố thuộc về khách hang:
Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ Ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay KHCN của Ngân hàng Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thì Ngân hàng mới có điều kiện mở rộng cho vay đối với KHCN
Trang 40+ Nhu cầu vốn của khách hàng: Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của Ngân hàng Nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng KHCN của Ngân hàng
là các cá nhân và hộ gia đình với các nhu câu vay vôn rât đa dạng, từ các nhu câu
phục vụ tiêu dùng đến các nhu cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh Tùy từng giai
đoạn, thời điểm mà sẽ xuất hiện các nhu cầu cần tài trợ Vấn đề là Ngân hàng phải
phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng đến với mình Những khách hàng có
nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau Ví dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20- 30
tuổi) năng động, trẻ trung ưa thích các sản phẩm thẻ dụng nhằm phục vụ nhu cầu
mua sắm, đi chơi, Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN
+ Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hang: Dé 1a các yêu tô
về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo của khách hàng thoả mãn các điều
kiện vay vốn của Ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoản cho vay Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ mà cái quan trọng hơn là Ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi chỉ có đáp ứng những nhu cầu có khả năng thanh toán mới đem lại thu nhập cho Ngân hàng Nhu cầu có khả năng
thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai được đảm bảo
Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách
nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với Ngân hàng Nếu khách hàng là
người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với Ngân hàng, trả nợ đúng hạn và
đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với Ngân hàng, do vậy Ngân hàng sẽ có điều kiện để mở rộng cho vay KHCN
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vồn của khách hàng