1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Ứng dụng công nghệ mã QR trong cung cấp dịch vụ thông tin và thư viện tại Thư viện trường Đại Học Thăng Long

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • DANH MỤC CHỮ VIET TAT VÀ CÁC THUẬT NGỮ Tiếng Việt (11)
  • TOM TAT LUẬN VĂN (12)
    • 1.1. Lý do chọn dé tài (13)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (25)
      • 1.6.1. Về mặt khoa học (26)
      • 1.6.2. VỀ mặt ứng dụng (26)
    • 1.7. Dự kiến kết quả nghiên cứu (27)
    • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng mã QR tại thư viện (27)
    • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE UNG DUNG MÃ (28)
      • 1.1. Tổng quan về mã QR 1. Khái quát về mã OR (28)
      • 1.3. Cau trúc và cách hoạt động của mã OR (31)
      • 3) Timing pattern: Các ô vuông đen trắng được đặt xen kẽ nhau nhằm (32)
  • LOGO (35)
    • 1.1.5. Các phan mém va ứng dụng phổ biến để quét mã OR (38)
    • 1.3. Thực tiễn ứng dụng mã QR trong cung cấp dịch vụ thông tin va (41)
    • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CUNG CÁP, SỬ DUNG DỊCH VỤ (46)
  • THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (46)
    • 2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ và những yếu tố tác động ứng dụng (48)
      • 2.2.2.1 Tân suất bạn đọc đến các phòng trực thuộc Thư viện (51)
  • TRUNG BINH 2,88 (51)
    • 2.2.2.3 Sứ dụng dịch vụ tại hệ thống phòng chức năng tại Thư viện (53)
    • 2.2.2.4 Sử dụng tài liệu và nguồn tài nguyên số (55)
    • 2.2.2.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ của bạn đọc Thư viện (59)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến việc triển khai ứng dụng mã QR vào cung (65)
      • 2.3.2. Nguôn nhân lực và năng lực cán bộ thư viện tại Thư viện Trường (66)
      • 2.3.3. Nhu cầu ứng dụng mã OR để tiếp cận dich vụ bằng thiết bị di động (67)
      • 2.3.4. Cơ sở vật chất và Trang thiết bị (72)
    • Tầng 2: Khu vực tự học/làm việc cá nhân dành cho giáo viên/sinh viên (72)
    • Tầng 4: Khu vực làm việc nhóm/ học nhóm Cùng 4 phòng tự học và 3 phòng hội thảo phân bố khắp các tầng tại 2 tòa (72)
      • 2.3.5. Quy trình tổ chức và quản lý (73)
      • 2.3.6. Nguôn lực thông tin (76)
    • CHƯƠNG 3. PHAT TRIEN GIẢI PHÁP UNG DỤNG MA QR VÀO (79)
  • HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI (79)
  • KHAO SÁT TRUYEN THONG KHAO SÁT BANG MA (81)
  • kề +t i ” er tet i i * s TÂY: Pe (87)
    • 3.1.4. Cung cấp tài liệu theo ngành học (91)
    • 3.2. Ý kiến đánh giá (93)
    • 3.3. Kết quả triển khai (95)
  • NỘI DUNG ỨNG DỤNG MÃ QR (96)
    • 3.4. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị (99)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)
    • 1. Đào Thiện Quốc (2017), QR code và dịch vụ thư viện đại học, Thông (102)
    • 7. Nguyễn Thi Bich Thuận, Đỗ Văn Hùng (2021), Ứng dụng ma QR dé nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện tại Thư viện Trường Đại học Thăng (102)
  • BANG KHAO SÁT Ý KIÊN CUA BẠN ĐỌC VE HOẠT ĐỘNG (106)
    • I. THONG TIN CÁ NHÂN (106)
      • 2. Anh/chi tìm kiếm tài liệu Thư viện thông qua loại hình nào? (107)
      • 3. Anh/chi vui lòng cho biết, loại tài liệu Anh/chị thường sử dụng tai (108)
      • 8. Anh/chi có đề xuất gi để Thư viện bố sung, nâng cấp và cải (110)
  • DÙNG MÃ QR CODE (110)
    • 9. Anh/chi vui lòng cho biết, Anh/chị có sử dụng điện thoại di động (110)
  • BANG KHAO SÁT Ý KIÊN CUA BAN ĐỌC VE HOAT ĐỘNG PHỤC VỤ CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THĂNG LONG (Năm học (113)
    • I. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Anh/chi vui lòng điền đầy đủ thông tin cá nhận trong phần dưới đây (113)
    • H. NỘI DUNG KHẢO SÁT (113)
  • STT ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 (115)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐề hoàn thành luận văn với đề tài “Ứng dụng công nghệ mã QR trong cung cấp dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện trường Đại học ThăngLong” tác giả đã nhận được rất nhiều sự

TOM TAT LUẬN VĂN

Lý do chọn dé tài

Công nghệ 4.0 ra đời, ngành Thông tin - Thư viện chịu rất nhiều tác động.

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things - loT) đã mang lại những bước đột phá quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Công nghệ IoT dang cho thấy những tiềm năng ưu việt trong việc xây dựng nền tảng cho rất nhiều ứng dụng thông minh, trong đó có các hệ thống thư viện thông minh thế hệ mới Nhờ có IoT, rất nhiều quy trình công việc sẽ được thay đổi theo hướng tự động hoá nhiều hơn, nâng cao khả năng hoạt động và vận hành của hệ thống thư viện, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dùng (Nguyễn Danh Minh Trí, 2019).

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây thư viện điện thoại di động (M-Libray) đã xuất hiện bên cạnh thư viện điện tử (E-Libray) phần nào phản ánh rõ nét thực trạng nêu trên Đứng trước những thay đôi và phát triển CNTT, ứng dụng công nghệ di động vào hoạt động thư viện được coi là xu hướng không thê tránh khỏi Đây là một xu hướng tất yêu vì rất nhiều lý do và hiệu quả thực tiễn thì đã được chứng minh tại nhiều thư viện lớn trên thế giới Bởi vậy Việt Nam nói chung, các thư viện đại học nói riêng cần tích cực tiếp nhận xu hướng này.

Trong bối cảnh CNTT phát triển như vũ bão, hàng loạt công nghệ mới có tính tương tác cao, thiết bị di động, mạng không dây, thông tin số đã tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội như thói quen sống, cách giao tiếp, làm việc và nghiên cứu của con người Thư viện nói chung, TVDHTL nói riêng đang đứng trước việc có hay không “chuyền đôi dé thích nghi” Đây vừa là động lực vừa là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải nhìn nhận và có động thái cũng như các thao tác tiếp nhận phù hợp đề biến đổi từ rào cản, thách thức trở thành động lực và cơ hội cho sự thay đôi, bứt phá.

Nhận diện được vẫn đề, TVĐHTL những năm qua đã có những cải tô, thay đôi mang tính chiến lược khi thay đôi phương thức từ hoạt động truyền thống sang phương thức hiện đại, ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ cho bạn đọc Bước sang giai đoạn phát triển mới, TVĐHTL vẫn hướng đến việc triển khai các dịch vụ dựa trên môi trường số Khi ứng dụng công nghệ có sự thay đổi nhanh chóng theo từng ngày, thậm chí là thay đổi theo từng giờ thì đây là công việc không hề dé triển khai nhưng việc thay đổi này là bắt buộc bởi lẽ TVDHTL muốn thực hiện sứ mệnh là đáp ứng nhu cầu NDT cũng như khẳng định vai trò của mình với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nhà Trường.

Từ năm 2019 đã có rất nhiều ứng dụng công nghệ tân tiến được đưa vào tìm hiểu Qua quá trình tiếp cận, nghiên cứu và so sánh rất nhiều công cụ cho thay mỗi công cụ đều có những tiện ích rất nồi bật, mang đặc tinh ưu việt riêng Tuy nhiên, chỉ có mã QR là công cụ thỏa mãn được các tiêu chí đã đặt ra.

Lý do được đưa ra là:

Mã QR là một phương pháp tuyệt vời có thé liên kết không gian thư viện vật lý với không gian ao Sự dé sử dụng và chi phí thấp, công nghệ rất này có ý nghĩa trong việc được sử dụng tại TVDHTL.

Thứ nhất, mã QR có tính năng mã hóa thông tin tốt, độ chính xác cao, thiết kế nhỏ gon, cách tạo lập nhanh, dé dang tiếp cận và sử dụng Tại nhiều thư viện trên thế giới, mã QR đang được sử dụng theo nhiều cách khác nhau dé thúc đây sự tham gia của sinh viên, hỗ trợ các DVTV độc đáo hoặc được cải tiễn so với các phương pháp tiếp cận trước Ở nước ngoài, mã QR đã sử dụng trong DVTV từ hàng thập kỷ trước Tại Việt Nam, mã QR cũng đã lan tỏa nhanh chóng đã và đang tạo ra một xu thế, thói quen mới cho thế hệ người dùng công nghệ Việc sử dụng mã QR trong thư viện đại học đang là xu hướng mới, rat nhiêu tiêm năng, mang lại hiệu ứng rat tot đôi voi NDT.

Thứ hai, mã QR giúp nâng cao trải nghiệm thư viện của người dùng Thực tế tại Trường ĐHTL nhiều năm gần đây hầu như không có nâng cấp, thay đổi trong cách trình bày và giới thiệu, phương thức phân phối nội dung vẫn là tương tác một chiều Phương thức này không phải là không hiệu quả đối với mọi sinh viên, tuy nhiên, qua các cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết sinh viên có mong muốn tiếp cận thông tin cụ thé hơn với thông tin mà ho được yêu cầu học Cách tiếp cận của NDT rất đa dạng do mỗi cá nhân có phong cách học tập, cũng như cách tiếp cận thông tin khác nhau nên nhiệm vụ của thư viện là phải trình bay theo nhiều cách khác nhau dé tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và tiếp cận trực tiếp với thông tin.

Thứ ba, mã QR đơn giản và dễ tích hợp, tận dụng được nguồn lực vốn có, giúp tiết kiệm kinh phí TVĐHTL và các DVTV vẫn chưa đồng bộ với sự mong đợi của NDT và hiện đang bị thách thức bởi sự phát triển của các công nghệ khác nhau Việc sử dụng mã QR giúp thư viện cải thiện dịch vụ mà không cần đầu tư thêm nhiều, bởi tận dụng được hết những nguồn lực con người và cơ sở vật chất sẵn có Mã QR chỉ là một trong những công cụ ban đầu, để phù hợp với mục đích sử dụng còn cần kết hợp với rất nhiều ứng dụng thông minh đi kèm, ví dụ như kết hợp với google sheet khi làm khảo sát, kết hợp với phần mềm quản lý thư viện khi làm dịch vụ thư viện sách, thư viện máy Trước đây TVDHTL cũng đã tìm kiếm và thử nghiệm một số ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng và DVTV đáp ứng cho cán bộ và sinh viên Tuy nhiên, các công cụ dé có thé đó đều cần phải đầu tư kinh phí một khoản không nhỏ, đễ chuyền giao nhưng quá trình chuyên giao lâu Cho nên với hoàn cảnh khó khăn chung toàn xã hội như hiện nay thì việc cải thiện chất lượng dựa vào những nguồn lực sẵn có theo chúng tôi là một phương an nên được quan tâm.

Cuối cùng, mã QR có rất nhiều tiềm năng cải thiện hiệu xuất công việc, linh hoạt, tính tương tác cao Ứng dụng mã QR giúp thư viện đơn giản hóa quy trình làm việc hàng ngày của thủ thư cũng như cán bộ quản lý Việc

TVDHTL ứng dụng mã QR vào cung cấp dịch vụ, bạn đọc không bị phụ thuộc, chủ động truy cập và sử dụng dịch vụ Thông tin người dùng được cập nhật thường xuyên, dit liệu thu thập chính xác, đầy đủ, nhanh chóng.

Trong quá trình đưa mã QR vào ứng dung, cán bộ quản lý thư viện có thé kiểm soát từ xa và cập nhật thường xuyên chất lượng dịch vụ hoặc có thể chỉnh sửa, thay đổi thông tin, nâng cấp dữ liệu mà không cần làm gián đoạn, ảnh hưởng đến bạn đọc.

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tải: “Ứng dụng công nghệ mã

OR trong cung cấp dich vụ thông tin và thư viện tại Thư viện Trường Đại học Thăng Long ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

Theo hướng nghiên cứu của đê tài ở trong và ngoài nước đã có một sô công trình nghiên cứu với những khía cạnh khác nhau mang tính ứng dụng của mã QR Tham khảo nghiên cứu trên một số tài liệu, cụ thé như sau:

1.1.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có rất nhiều bài báo nghiên cứu về ứng dụng mã QR trong hoạt động TT-TV Qua đó cho thấy việc áp dụng nghệ mã QR đã có các kết quả rõ ràng, đặc biệt hữu ích tại thư viện học thuật và thư viện đại học Sự lựa chọn này đã đưa sản phẩm dịch vụ tiếp cận nhanh chóng đến người dùng, nâng cao trải nghiệm và thay đổi cách tương tác của họ với thư viện, thủ thư và bộ sưu tập của thư viện.

Các tài liệu, bài việt trên các tạp chí, website nước ngoài có đê cập đên các ứng dụng mã QR trong hoạt động TT-TV bao gồm:

Về công nghệ mã OR và thiết bị di động

Các bài báo nghiên cứu về công nghệ di động đề tiếp cận nguồn tài nguyên được một số tác giả phân tích Ashford đã chứng minh sự cần thiết ứng dụng công nghệ di động vào hoạt động thư viện Ông đã chỉ ra khả năng nhiều sinh viên sẽ chọn sự thuận tiện và dữ liệu hữu ích có sẵn cho họ thông qua các thiết bị cầm tay (Ashford, R 2010) Việc sử dụng và ứng dụng công nghệ di động di động và DVTV thông qua công nghệ di động đã giúp cho

Dự kiến kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong khoảng 80 - 100 trang A4 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:

Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng mã QR tại thư viện

Chương 2: Thực trạng sử dụng dịch vụ thông tin và thư viện tại Thư viện Trường Đại học Thăng Long.

Chương 3: Giải pháp ứng dụng mã QR vào hoạt động thông tin và thư viện tại Thư viện Trường Đại học Thăng Long.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE UNG DUNG MÃ

1.1 Tổng quan về mã QR 1.1.1 Khái quát về mã OR

Mã QR, viết tắt của Quick response (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh") là dạng mã vạch có thể đọc được bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone

(điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh kém với ứng dụng chuyên biệt dé quét mã.

'Mã QR' là một nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế của công ty Denso Wave, một công ty con của Toyota Nhật Bản vào năm 1994 Denso Wave đã từ bỏ quyền đối với bằng sáng chế thuộc quyền sở hữu của mình (Bằng sáng chế số 2938338) Do đó, người dùng mã QR có thể sử dụng mã vạch ma trận 2D này mà không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ thương mại hoặc pháp lý Thực tế đăng sau sự pho biến của mã QR là thông số kỹ thuật của mã QR đã được công bố công khai, và quyền sử dụng không bị hạn chế.

Có rất nhiều loại mã QR có sẵn trên thị trường trên toàn cầu, tùy thuộc vào hình dạng, kích thước, dung lượng dữ liệu và chức năng của chúng. Điểm chung duy nhất mà tất cả các chức năng mã QR cung cấp là kết hợp giao tiếp và các công nghệ truyền thông Theo tiêu chuẩn do Denso Wave cung cấp, ngành công nghiệp mã vạch có năm loại Mã QR chính, đó là: Mã

QR, Mã QR Micro, Mã iQR, SQRC và Khung QR (Celalettin Akta - The Evolution and Emergence of QR Codes-Cambridge Scholars Publishing

Bang 1.1 Năm loại Mã OR chính

Be aes ene (Rectangular type) IQR Code Bị

QR đầu tiên có khả code năng hóa 1.167 ký tự; mã model 2 cải tiến để có thể đọc được trơn tru hơn ngay cả khi bị — biến dang, ma duoc 7.089 ky tu. hóa

Chỉ cần một ô vuông định vị nên có thể in trên không gian nhỏ hơn nhiều so

VỚI mã QR Dung lượng dt liệu tối đa của mã

Micro QR lên đến 35 chữ sô

Có kích thước rất linh động từ bé hơn QR code đến lớn hơn; có thé in dạng chữ nhật, dạng vòng, in đảo ngược trước sau, đảo ngược trang đen và mẫu dấu chấm nên có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. iQR codecó thé chứa khoảng

40.000 ký tự, mức độ sửa lỗi lên đến 50%

Là loại code có năng hạn đọc, có dùng để

QR tính chế thê lưu thông tin riêng, quản lý thông tin nội bộ công ty và thông tin tương

Không tự. cân thêm chức năng mã hóa hoặc giải mã.

Là loại QR code mỚI VỚI những tính năng nhận biết thị giác mạnh hơn bằng cách kết hợp ký tự, hình ảnh với màu sắc phong phú.

(Nguôn htIps:/www.qrcode.com/en/codes/microar.html)

Mã QR hiện nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thương mại, ngân hàng, hệ thống theo dõi, giải trí, nhãn sản phẩm tại cửa hàng, tiếp thị, báo in truyền thống, phát sóng truyền hình, sách truyền thống xuất bản và các trang website Mã QR có thé được đặt trong giấy in (báo, tạp chí, sách, áp phích, v.v.) và trong các loại phương tiện khác nhau, chăng hạn như các trang website, chương trình truyền hình và quảng cáo.

Mã QR và điện thoại thông minh hoạt động cùng nhau như một phương tiện truyền thông bồ sung dé rút ngắn khoảng cách vật lý giữa các phương tiện truyền thông Hiện nay các thiết bị di động cầm tay thông minh có camera đều được tích hợp ứng dụng quét mã QR, iOS có RedLaser, Android có Barcode Generator, QR Roid (một số loại có thé quét mã vạch bằng chính camera của máy) Mở ứng dụng quét mã QR, hướng camera của điện thoại vào mã QR cần quét, ngay sau đó, màn hình điện thoại sẽ hiển thị các thông tin về URL của trang website, nhân vào đó có thê truy cập.

1.1.2 Đặc trưng của mã QR

Trong khi mã vạch thông thường có khả năng lưu trữ tối đa khoảng 20 chữ số, thì mã QR có khả năng xử lý thông tin gấp vài chục đến vài trăm lần.

Mã QR có khả năng xử lý tất cả các loại đữ liệu, chăng hạn như ký tự sé và chữ cai, Kanji, Kana, Hiragana, ky hiệu, mã nhị phan và mã điều khiển.

Vì mã QR mang thông tin theo cả chiều ngang và chiều dọc, nên mã QR có khả năng mã hóa cùng một lượng dit liệu trong khoảng một phan mười không gian của mã vạch truyền thống (Đối với kích thước bản in nhỏ hơn, mã Micro QR có sẵn) Mã QR có khả năng đọc 360 độ (đa hướng).

Mã QR có khả năng sửa lỗi Dữ liệu có thé được khôi phục ngay cả khi biểu tượng bị ban hoặc hư hỏng một phần, bốn mức độ khôi phục lỗi trong một mã QR, khi nó được tạo ra Nguồn https://www.qrcode.com/codes

Bang 1.2 Mức độ khôi phục lỗi của mã OR

Mức độ chữalỗi | Độ khôi Ứng dụng của mã QR phục

Level L khoảng 7% |Sử dung trong môi trường sạch với lượng dữ liệu lớn

Level M khoảng 15% |Sử dung trong môi trường thông thường, được chọn thường xuyên nhất

Level Q khoảng 25% |Sử dụng trong môi trường dễ bị bân

Level H khoảng 30% hu xưởng sản xuất

1.3 Cau trúc và cách hoạt động của mã OR

Khi vừa nhìn vào, nhiều người sẽ nghĩ mã QR là một hình vẽ được sắp xếp phức tạp không thể đọc hiểu được, tuy nhiên, mã QR được cau trúc dua trên những nguyên tac co ban được định san.

(4) Cell (ngôn ngữ): Trước hết, trong mã QR có chứa nhiều 6 hoa văn đen trăng, thực tế, các ô đen trắng này chứa các đoạn mã nhị phân Các ô (cell) trang den này lần lượt mang giá tri 0 và 1, tập hợp các cell chính là các thông tin được lưu trữ vào mã QR.

(2) Hoa văn định vị: Ở bốn góc của mã QR bố trí các ô vuông gọi là hoa văn định vị Nhờ vào hoa văn định vị này, camerra có thể xác định được phạm vi mã QR cũng như đọc được thông tin ngay cả trong trường hợp mã

QR bị biến dạng, nhờ đó ta có thể quét được mã QR một cách nhanh chóng ở bất kỳ góc độ nao.

(3) Timing pattern: Các ô vuông đen trắng được đặt xen kẽ nhau nhằm giúp cho việc xác định toa độ của mã QR.

(4) Alignment pattern: Ở vùng phía dưới bên phải của mã QR có một hình vuông chứa hình vuông nhỏ khác bên trong, hoa văn này có tác dụng quan trọng, giúp cho việc điều chỉnh lại những chênh lệch phát sinh do camera bị lệch trong quá trình quét.

(S) Thông tin format (chức năng sửa chữa lỗi): Xung quanh hoa văn định vị là phần chứa thông tin format, quyết dinh mức độ sửa chữa lỗi của mã

Ngoại trừ các phần (2) - (5), các vùng khác của mã QR là những vùng ta có thé thiết kế.

(Dịch từ https://time-space.kddi.com/ict-keywords/20190425/2624)

1.1.3 Uu điểm, nhược điểm của mã QR e Uudiém:

— Ưu điểm lớn nhất của mã QR giúp nó được sử dụng ngày càng phố biến là dé dàng tiếp cận với người dùng, chi cần một chiếc điện thoại thông minh có camera là đủ Tốc độ đọc nhanh chóng ở bat cứ góc độ nào.

— Thông tin vô cùng đa dang, từ văn bản, hình ảnh, video, cho tới việc truy cập WiFi,

— Có thé lưu được lượng lớn thông tin, một mã QR có thé lưu trữ tối da

LOGO

Các phan mém va ứng dụng phổ biến để quét mã OR

Hiện nay có rất nhiều phần mềm đọc mã QR Thiết bị để quét mã phổ biến nhất hiện nay là điện thoại đi động thông minh Các ứng dụng này được cài sẵn hoặc tải xuống miễn phí trong các cửa hàng ứng dụng khác nhau trên các hệ điều hành như hệ điều hành Android, hệ điều hành IOS, hoặc phần mềm quét mã QR được tích hợp trong Google Chrome.

Trong thực tế có một số cách khác đơn giản hon dé quét mã QR mà không cần thêm các công cụ hỗ trợ khác nhăm tránh hiện tượng ứng dụng rác, nhiều quảng cáo phiền phức đó là quét mã QR bằng Zalo, Facebook, Google

1.2 Dịch vụ thông tin -thư viện

1.1.1 Khái niệm dich vụ thông tin — thư viện

Theo cuốn Bách khoa toàn thư quốc tế về Thư viện và Thông tin học:

Dịch vụ thông tin bao gồm những lý thuyết và hoạt động thực tiễn của việc cung cấp các dich vụ nhằm kết nối nguồn tin với những người tìm kiếm thông tin.

Theo PGS.TS Mai Hà: Dịch vụ thông tin là năng lực xử lý và quản trị thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu tin

Theo tác giả Trần Mạnh Tuấn: Dịch vụ thông tin bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện.

Hội liên hiệp dịch vụ tham khảo và dịch vụ người sử dụng (thuộc Hội thư viện Mỹ) định nghĩa: DVTT rất đa dạng về hình thức, nó bao gồm sự hỗ trợ của cá nhân trực tiép, thư mục, trao đôi thông tin chọn lọc từ một nguôn

27 tham khảo, dịch vụ tư vấn cho người doc, phổ biến thông tin để thỏa mãn NCT của người sử dụng và truy cập thông tin điện tử Mục tiêu là cung cấp các thông tin mà người sử dụng tìm kiêm.

Như vậy, có thé hiểu DVTT là toàn bộ những hoạt động do cơ quan thông tin tạo ra để thực hiện công việc xác định, truy nhập, khai thác, quản lý các nguồn thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT; là giữa cầu nỗi NDT với các nguồn tin tai thư viện Dich vụ thông tin được tạo ra nhằm kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm thông tin của người dùng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin Tất cả các cơ quan thông tin tạo ra các dịch vụ đều nhằm đến mục đích cao nhất là người dùng có thể sử dụng thông tin một cách dễ dàng Cho nên có thé nhận định rằng chất lượng dịch vụ thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của thư viện Chính vì vậy, việc phát triển các dịch vụ thông tin trong thư viện đã, đang và sẽ luôn là van đề được quan tâm hàng đầu và cần sự đầu tư thích hợp Việc đổi mới giáo dục, sự tác động của khoa học công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đã đặt ra cho các thư viện những yêu cầu mới trong hoạt động thông tin nói chung và phát triển dich vụ thông tin nói riêng Do vậy, dé đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NDT cũng như theo kịp xu thế phát triển của thế giới, các thư viện cần có những định hướng rõ ràng trong việc nâng cao chất lượng và sé lượng các dich vụ thông tin trong thu viện theo xu hướng phat triển chung.

1.2.1 Vai trò của dịch vụ thông tin trong thư viện

Với xu hướng phát triển của các thư viện nhiều dịch vụ khai thác trực tuyến đã được triển khai, nhiều sản phẩm công nghệ đã được ứng dụng giúp NDT có thê sử dụng dịch vụ mà không bị hạn chế về mặt thời gian và không gian Những dịch vụ này thường được phát triển trên nền tảng như yêu cầu của người dùng cũng như xu thế phát triển của thư viện để từ đó hoàn thiện các DVTT và đa dạng hóa các dịch vụ mới.

La một đơn vi trực thuộc Trường Đại học nên mọi nhiệm vụ, mục tiêu của

TVDHTL luôn gắn liền với sứ mệnh giáo dục - dao tạo và nghiên cứu khoa học của nhà Trường Đối tượng phục vụ của thư viện chủ yếu là giảng viên, học viên, sinh viên - những NDT trình độ cao cho nên NCT của họ khá đa dạng Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng thường xuyên được cập nhật, đổi mới, phương pháp dạy và học có nhiều cải tiến hướng tới “lay người hoc làm trung tâm”, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại hóa Do vậy, việc phát trién DVTT của TVĐHTL cũng có những đặc thù riêng khác với các hệ thống thư viện khác.

TVĐHTL luôn xác định là phải đáp ứng một cách tốt nhất các NCT của NDT bằng nhiều hình thức, không chỉ cải thiện và nâng cao chất lượng mà còn cả việc tạo ra nhiều sản pham cũng như cung cấp các dịch vụ TT-TV băng nhiều hình thức khác nhau Đối với đặc điểm NDT tại TVĐHTL thì rất phong phú về NCT cho nên họ đến với thư viện với mong muốn ngày càng có nhiều tiện ích có san thông qua những sản phẩm và dịch vụ mà thư viện cung cấp Bởi đó là công cụ sẽ giúp NDT có thé tìm được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Việc tra cứu tìm tin bằng

“Mã môn học” hay tìm trong các “CSDL do TVDHTL tao lập” đã rút ngắn một cách đáng ké quá trình tìm kiếm thông tin cho bạn đọc Ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện không chỉ giúp bạn đọc tìm kiếm thông tin mà còn giúp CBTV có những công cụ mạnh mẽ dé hỗ trợ bạn đọc, tạo lập những sản pham mới, cung cấp những dịch vụ mới cho người tìm tin Việc cấp thiết của thư viện hiện nay không chỉ là cải thiện hình ảnh của mình đối với người sử dụng mà quan trong là phải nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thư viện.

Thực tiễn ứng dụng mã QR trong cung cấp dịch vụ thông tin va

thư viện tại Việt Nam

Sự phát triển của công nghệ di động (mobile technology) đã tạo ra một xu hướng mới cho hoạt động thư viện, đó là cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin theo phương thức không những từ xa mà còn là di động.

NGUON TÀI NGUYÊN&DICH VỤ | | KENH PHAN PHÓI

NT | ĐEN ác HE, cee cp ak pes cn ck 1 a a a eae

Hình 1.8 Sơ do ứng dung công nghệ di động dé cung cấp thông tin Ứng dụng mã QR mang lại rất nhiều tiện ích, chính vì vậy mà nhiều thư viện đã ứng dụng công nghệ di động trong việc cung cấp khả năng truy cập di động vảo các nguồn lực của thư viện và tạo ra kênh liên lạc di động giữa thư viện và NDT Thêm vào đó, bang cách sử dụng các ứng dụng di động, thư viện có thê thu hút người dùng truy cập nhiều hơn vào các nguồn thông tin của thư viện, sẽ tạo ra sự chú ý, sức lôi cuốn tạo ra một môi trường vừa học, vừa chơi trong thư viện.

- Truy cập website site/Fanapge: Dé truy cập tới một đường link bất kì nhanh chóng mà lại không mất thời gian gõ lại từng kí tự nhất là những trang website có tên dai hoặc những đường link mang nhiều kí tự đặc biệt.

Việc vận dụng mã QR vảo thay thế cho việc gõ tay đang là sự lựa chọn rất hữu ích Bằng những cách này, các thư viện có trang website di động dễ dang cung cấp nội dung phù hợp với hoàn cảnh trên các thiết bị cam tay thông qua công nghệ mã QR Các lợi thế là người dùng không phải mắt thời

30 gian nhập URL trên bàn phím điện thoại; họ chỉ cân quét mã được dán trên tường hoặc bat cứ nơi nao, va trong vòng vài giây, nội dung được gửi đên điện thoại của họ.

Hình 1.9 Mã OR truy cập website site cua thư viện Thư viện trường Dai học Quốc gia Tp Hồ Chi Minh.

- Mã hóa vị trí địa lý tài liệu trong kho: là một trong những giải pháp công nghệ có khả năng theo dõi, nhận diện được vi trí tài liệu trong kho sách và biết tình trạng tài liệu. trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

- Tú sách ao mã QR: Tủ sách ảo mã QR sẽ mang lại cho độc gia một cam giác “thật” như đang lựa sách trong thư viện Bìa sách được in trên tủ sách

31 rõ nét, đẹp mắt, giúp người độc chỉ cần lướt qua cũng có thé thay hết được các dau sách.

Hình 1.11 Tu sách áo mã OR.

- Thông tin sách: Sách tương tac thông minh là ứng dụng cho phép độc giả nói, viết, quay video và tương tác với tác giả, nhà sản xuất và cộng đồng đọc sách thông qua mã QR có trên môi cuôn sách.

Hình 1.12 Đọc nội dung tai liệu thông qua mã OR

- Đăng ký sử dung thư viện: Bạn đọc đăng ký thành viên dé được kích hoạt tính năng quẹt thẻ tại công ra/vào, cũng như đề sử dụng các tài nguyên, dịch vụ tại thư viện

Lam sao biết tôi đã đăng ký thành viên Thư viện hay chưa?

Bạn đọc vui lòng scan mã

QR bên cạnh hoặc truy cập

= o https://bit.ly/2FGwP3V để tra cứu xem minh đã đăng ký thành viên Thư viện hay chưa.

Quyền lợi của thành viên Thư viện là gì?

Bạn đọc đăng ký thành viên Thư viện để có thể ra/vào cổng barrler và sử dụng tài nguyên, dịch vụ tại Thư viện Việc đăng ký thành viên Thư viện còn giúp đảm bảo an ninh và nâng cao chất lượng dịch vụ Thư viện.

Từ 08/09 - 30/10/2020, [M]z bạn đọc đăng ký thành = cụ Viên Thư viện sẽ có cơ hội = _— nhận được quà tặng hấp = = dẫn Scan mã QR bên cạnh bei để xem chỉ tiết.

Làm thế để liên hệ với Thư viện khi cần hỗ 4 trợ trong việc dang ký thành viên Thư viện? aS : Bạn đọc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Quầy

SCAN ĐỂ ĐĂNG KÝ Lưu hành Thư viện (Tầng 3) hoặc gửi email đến lib@eiu.edu.vn.

Hình 1.13 Đăng ký thành viện thư viện thông qua mã OR.

Qua các ứng dụng kể trên cho thấy tiềm năng ứng dụng của mã QR trong các thư viện là vô cùng hữu ích và tiện lợi Rõ ràng các mã QR được tạo ra đã giúp thư viện tiếp thị, cải thiện các dịch vụ cho người dùng và nâng cao danh tiếng của các dịch vụ TT-TV một cách chuyên nghiệp.

Xu hướng ứng dụng mã đang dần hình thành tại các thư viện Mã QR cho thấy quá nhiều ưu điểm trong cung cấp dịch vụ TT-TV, do đó việc đưa ra những định hướng nâng cấp dịch vụ là việc làm cần thiết Thông qua mã QR để tích hợp công nghệ di động, kết nối NDT với hệ sinh thái của thư viện, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin đơn giản, thuận tiện, sử dụng 24/7, mọi lúc, mọi nơi Ứng dụng mã QR sẽ tạo ra các dịch vụ giá tri gia tăng, thiết thực cho công việc của thư viện với các tiêu chí cơ bản Bởi công cụ này có thé (1) Tích hợp được với tat cả hệ sinh thái/dịch vụ sẵn có mà không cần chuyền đổi mô hình vốn có; (2) Chi phí thấp; (3) Don giản, dễ chuyên giao; (4) Không phụ thuộc vào nhà cung cấp Do tính năng đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, dễ thao thác, có thể sử dụng băng chính điện thoại thông minh của cá nhân nên ứng dụng mã QR vào cung cấp dịch vụ

33 rat phù hợp với sinh viên — nhóm bạn đọc trẻ, đối tượng phục vụ chính của thư viện đại học.

Việc ứng dụng mã QR sẽ thay cho cách tiếp cận dịch vụ truyền thống, giúp đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, tăng tính tương tác và hiệu quả của tất cả hệ thong quan lý dich vụ và kích thích, đánh động sự quan tâm của người sử dụng NDT là sinh viên không nhàm chan, bó buộc như khi tiếp cận như phương thức truyền thống Khi thư viện áp dụng công nghệ mã QR chắc chắn sẽ mang lại sự linh hoạt và nhiều cơ hội dé cung cấp các khả năng học tập theo những cách riêng.

THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Thực trạng sử dụng dịch vụ và những yếu tố tác động ứng dụng

mã QR vào cung cấp thông tin - thư viện 2.2.1 Đặc điểm chung của bạn đọc tại Thư viện.

BIỂU ĐỒ TÓM LƯỢC DỮ LIỆU KHẢO SÁT

Hình 2.1 Biểu đô tóm lược dữ liệu khảo sát

Khảo sát được tiến hành trên 530 mẫu Trong đó 491 mẫu đạt tiêu chí dé đưa vào mã hóa va chạy dit liệu, 39 mau khảo sát bị loại do 2 yếu tố chính đó là (1) mẫu bị trùng lặp và (2) mẫu bỏ trống nhiều câu hỏi khảo sát

Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của bạn đọc TVDHTL:

Người dùng tin theo giới tính: Bạn đọc tại TVDHTL có sự chênh lệch về giới tính Tuy nhiên, nhìn mặt bằng chung sự chênh lệch này không quá lớn.

SINH VIÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN THEO GIỚI TÍNH

Hình 2.2 Sinh viên sử dụng thư viện theo giới tính

Cu thé, biểu dé ty lệ sinh viên sử dụng DV- TV theo giới tinh cho thay số lượng bạn đọc là nữ nhiều hơn nam Trong số 491 mẫu tham gia khảo sát,

37 có 161 mẫu có giới tính là nam, chiêm 33% và có 330 mẫu có giới tính nữ, chiếm 67% lượng khảo sát.

SINH VIÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN THEO NGÀNH HỌC

0.0 Kinhtế- Toán -Tin KH strc KHXHvà Âm nhạc Du lịch Ngôn ngữ

Quản lý học khỏe Nhân văn ứng dụng a 36.0 17.1 0.4 10.4 0.2 13.2 22.6

Hình 2.3 Sinh viên sử dụng dich vụ thu viện theo ngành

Người dùng tin theo ngành học: Hiện tại Trường DHTL đang đào tạo 7 ngành học, trong đó có 2 ngành mới là ngành Âm nhạc ứng dụng và ngành

Khoa học sức khỏe Từ biểu đồ trên có thé nhận định, tất cả sinh viên đều đã từng sử dụng dịch vụ do thư viện cung cấp Trong đó ngành Kinh tế -

Quản lý (36%) và ngành Ngôn ngữ (22,6%) có tỷ lệ sinh viên sử dụng DVTV đạt mức cao nhất Sau đó là các ngành Toán — Tin (17,1%), ngành Du lịch (13.2%) và ngành Khoa học xã hội - nhân văn (10.4%) Hai ngành Âm nhạc ứng dụng (0,2%) và Khoa học sức khỏe (0,4%) đây là hai ngành mới, số lượng sinh viên rất ít và có đặc thù rất riêng, nhất là đối với chương trình đào tạo Khoa âm nhạc ứng dụng, chủ yếu học và ôn luyện trên phòng luyện thanh của khoa và ngành Khoa học sức khỏe học và nghiên cứu chủ yếu tại phòng thí nghiệm và tại bệnh viện Nên số liệu khảo sát thực tế đưa ra tỷ lệ sinh viên từng sử dụng thư viện của hai ngành thấp, đều chiếm khoảng dưới mức 5% cũng phần nào phản ánh đúng thực trạng đó.

SINH VIÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN THEO KHÓA HỌC

Hình 2.4 Sinh viên sử dụng thư viện theo khóa

Người dùng tin theo niên khóa: Biêu đồ dưới đây cho chúng ta thấy đối tượng ban đọc chính của TVĐHTL thuộc nhóm sinh viên: mới vào trường, đang học giữa chương trình học hay chuẩn bị ra trường, từ đó định hình được dich vụ và cách tiếp cận phù hợp hơn Kết quả khảo sát cho thay nhóm sinh viên sử dụng DVTV có tỷ lệ thấp nhất là khóa 29 (1.2%) Nhóm sinh viên sử dụng DVTV có tỷ lệ cao nhất là khóa 32 (44,2%), sau đó là sinh viên các khóa khác (34,8%), khóa 31 (12,6%) và khóa 30 (7,1%) sinh viên khóa 32 đang theo học Trường DHTL hiện là nhóm sinh viên năm 2 Các em vừa trải qua 2 kỳ hoc đại cương, 1 kỳ hoc các môn cơ sở ngành và bat đầu chuyên sang học các môn chuyên ngành, nên tỷ lệ sinh viên khóa 32 từng sử dụng

DVTV đạt tỷ lệ cao nhất là điều có thê hiểu được Tuy nhiên, nhóm sinh viên năm 2 sử dụng DVTV có đặc thù là thường sử dụng dịch vụ trực tiếp như mượn máy tính để tự nghiên cứu hay lên tầng 1,2 để học, nếu có mượn sách thì cũng là mượn sách tại kho, ít sử dụng các công cụ công nghệ để tra cứu va muon tài liệu Nhóm sinh viên khóa 31,30 là nhóm năm 3 trở đi.

Theo chương trình học, đại đa số các em đã học các môn chuyên ngành, đang vào giai đoạn đi thực tế, đi thực tập, hoặc có nhóm sinh viên học nhanh có thé đã học xong chương trình đang tự nghiên cứu dé chuẩn bi cho việc làm khóa luận nên các em không đến trường thường xuyên Chính vì vậy, tỷ

39 lệ sinh viên sử dụng DVTV không tập trung ở nhóm năm 3, năm 4 và các khóa cũ là đúng với đặc thù sinh chương trình học của sinh viên Thăng Long.

Tiểu kết phần 2.2.1: Từ thực tế trên có thê đưa ra nhận định: Nhóm sinh viên khối ngành Kinh tế, Du lịch, Ngôn ngữ và nhóm bước sang năm 2, bắt đầu vào các chương trình học chuyên ngành, cần nhiều tài liệu để phục vụ việc học và nghiên cứu, đây là đối tượng sử dụng dịch vụ của thư viện nhiều nhất Bên cạnh đó, nhóm năm 3,4 là nhóm sinh viên cũng đang trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu nhưng ít đến trường nên cũng ít sử dụng DVTV hơn nhưng có nhu cầu dùng tài liệu rất lớn Vì Vậy, VIỆC đây mạnh việc số hóa tài liệu và đưa ra các công cụ hỗ trợ sinh viên tìm kiếm và mượn tai liệu nhanh, thuận tiện dé bất kế đang học tại trường hay tự nghiên cứu ở bat kế đâu là điều rất cần thiết Việc này nên được nhìn nhận một các khoa học và có sự đầu tư nghiêm túc.

2.2.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ Thư viện của bạn đọc Thăng Long

2.2.2.1 Tân suất bạn đọc đến các phòng trực thuộc Thư viện

1 Phòng học nhóm (Tang 4, tòa nhà thư viện) 2.562 Kho mở (Tang 1 và tang 3, tòa nhà thư viện) 2.773 Phong may tinh (Tang 3, toa nha thu vién) 2.824 Phong tu hoc (Tang 1, 2 toa nha thu vién) 3.185 Hé thống phòng tự học (Tòa nha A) 3.716 Hệ thống phòng SEMINAR (Tòa nhà A) 2.29

TRUNG BINH 2,88

Sứ dụng dịch vụ tại hệ thống phòng chức năng tại Thư viện

TAN SUAT SINH VIÊN DEN CÁC DON VỊ TRỰC THUỘC THƯ VIỆN mChưabaogiờ #1-2lântháng M1-3lântuần = Hang ngay

Hình 2.6 Tân suất sinh viên đến thư viện

Dé thay được khách quan mức độ bạn doc sử dung dich vu ở từng phòng trong hệ thống phòng chức năng hiện có của Thư viện, dé từ đó thấy được

42 thực trạng của việc cung cấp và sử dụng đã hiệu quả và phù hợp hay chưa.

Từ đó, đưa ra những nội dung cần lưu ý và cải thiện phát triển thư viện trong thời gian tới.

Nhìn chung tỷ lệ sinh viên “Chưa bao giờ” đến ở tất cả các đơn vị trực thuộc Thư viện hiện rất cao và có sự chênh lệch giữa các đơn vi này Có tới 46% sinh viên cho rang chưa bao giờ đến “Phỏng học nhóm” và 54,4% cho biết chưa bao giờ đến “Phòng Seminar” Trong khi đó ở phòng tự học chỉ có 14,5% sinh viên cho biết chưa bao giờ đến thư viện Tỷ lệ sinh viên “Hàng ngày” đến thư viện ở mức thấp nhất nhưng cũng có sự mat cân đối giữa các đơn vị Tỷ lệ sinh viên đến hàng ngày tập trung chủ yếu ở hệ thống phòng tự học chiếm tỷ lệ 32%, sau đó là phòng tự học (tang 1,2 tòa Thư viện) chiếm tỷ lệ 17,1% Phòng học nhóm tang 4 và hệ thống phòng Seminar chiếm ty lệ thấp nhất, đều ở mức 3,1%.

Mặc dù tỷ lệ sinh viên “Chưa đến thư viện” còn cao, tỷ lệ đến “hàng ngày ” chiếm tỷ lệ thấp, sinh viên đến dùng các dịch vụ chính như mượn sách, mượn máy tính, học tại chỗ còn ở mức trung bình Nhưng đây là bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng DVTV của sinh viên Thăng Long va là cơ sở dé thu vién phat triển dich vụ và triển khai các hoạt động tiếp cận sinh viên trong tương lai Cụ thể, dé đạt được mục tiêu tăng sé lượng sinh viên đến thư viện, tăng tần suất sử dụng dịch vụ thì TVĐHTL cần có những thay đôi mang tính chiến lược và có định hướng rõ về sản phẩm, dịch vụ chính và phân luồng đối tượng người dùng dịch vụ, nam được những đặc điểm va nhu cầu cụ thé của từng nhóm sinh dé xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp cận chủ động.

Sử dụng tài liệu và nguồn tài nguyên số

TẦN SUẤT SINH VIÊN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

M1-2 lần/ kỳ M1-2 lần/ thang 12 lần/ tưần

Te LW —KL BC khoa hoi Từ di TL điện tir

Hình 2.7 Tân suất sinh viên sử dụng tài liệu

Cu thé có 8 loại hình tai liệu đang lưu thông tại thư viện được liệt kê và đưa ra đề lấy ý kiến bạn đọc về những loại hình tài liệu mà các bạn đã từng sử dụng và tân suât sử dụng như thê nào đê thây rõ hơn vân đê cân nêu.

Kết quả khảo sát đưa ra trung bình thang đo là 2,30 ở mức 1-2 lần/kỳ.

Báo, tạp trí là loại hình có thang đo thấp nhất 2,08, đang ở mức hiếm khi sử dụng tài liệu này, Sách chuyên ngành có trung bình thang đo cao nhất là 2,65 sử dung ở mức 1-2 lần/tháng Sách chuyên ngành mặc dù có tần suất sử dung thấp nhất 1-2 lần/kỳ nhưng lại là nhóm có tỷ lệ sinh viên lớn nhất Tỷ lệ mượn giáo trình 1-2 lần/kỳ cao nhất ở nhóm sách chuyên ngành 34,4%, giáo trình 28,5% và nhóm sách giải trí — Kỹ năng sống 22,6% Nhóm tải liệu sinh viên mượn thường xuyên hơn, khoảng 1-2 lần/tháng có tỷ lệ ở mức trung bình Tỷ lệ mượn sách ở mức 1-2 lần/tháng tập trung cao nhất ở nhóm Giáo trình 16,7%, sách chuyên ngành 14,3% và tai liệu điện tử 13% Nhóm tài liệu có tần suất sử dụng cao nhất là nhóm sinh viên mượn từ 1-2 lần/tuần.

Nhìn chung nhóm này tần suất mượn cao nhưng tỷ lệ sinh viên mượn thấp (dưới 10%) Tỷ lệ mượn tài liệu 1-2 lần/tuần của sinh viên tập trung cao nhất ở nhóm sách chuyên ngành (8,4%), giáo trình (7,1%) và tài liệu điện tử

(6,7%) Có thể tạm đưa ra kết luận loại hình tài liệu có tần suất sử dụng cao nhất là những tài liệu liên quan đến chương trình học chính khóa của sinh viên Các loại hình tài liệu chuyên ngành và giáo trình môn học rất cần được quan tâm, đưa vào khai thác dé phuc vu ban doc.

Có hai loại hình sử dung tai liệu chính đó là: (1) sử dung trực tiếp và (2) sử dung tài liệu điện tử Dưới đây nhóm nghiên cứu sẽ duoc ra một số những thông số về việc sử dụng tài liệu thư viện thông qua hai hình thức nêu trên. a Sứ dụng tài liệu tại kho mở

TỶ LỆ SINH VIÊN SỬDỤNG TÀI LIỆU TRONG KHO SÁCH

Lưu thông tai liệu là một trong những hoạt động chủ đạo cua tại thư viện. Đây là một trong những hoạt động được quan tâm đầu tư, dày công xây dựng nhăm hỗ trợ tối đa nhất có thê việc học của sinh viên Từ năm 2014, tại thư viện bắt đầu chuyền sang mô hình dịch vụ kho mở, NDT đến chọn lựa và đọc trực tiép tại kho và mượn về nhà.

Kết quả khảo sát thu được về việc sử dụng tài liệu kho mở, có 39% sinh viên có câu trả lời đã từng sử dụng tài liệu tại đây 34% sinh viên trả lời chưa từng sử dụng tài liệu tại thư viện và 27% sinh viên trả lời không có ý kiến.

Số lượng sinh viên đến kho sách còn khá hạn chế vì một trong những nguyên nhân đó là số lượng sinh viên vào kho sách còn gặp khó khăn trong quá trình sử sụng Một số ý kiến mà các em đưa ra đó là: “Em không biết cách tìm được ngay cuon sách mình cán” hay “Trên các giá sách nên có các biên ghi

45 rõ chuyên ngành, giáo trình môn gì để tiện cho việc tự tìm kiếm.” và có một số cho rằng “tim sách tại thư viện nhiều khi còn phải phụ thuộc vào cản bộ” vì thực tế là thư viện chưa có sơ đồ kệ sách hay những thông tin hướng dẫn cụ thê nên những sinh viên ít lên thư viện rất khó tìm kiếm, gây tâm lý chán.

Ngoài ra nhiều em còn cho rằng thư viện nên có những sự cải tiến, thay đổi dé việc tìm kiếm dé dàng, xác định vi trí tài liệu trên kệ một cách nhanh chóng và có thé biết thông tin các chủ dé cùng loại mà không cần đến tận thư viện dé tìm hiểu, có thé chủ động tìm kiếm bằng điện thoại cá nhân, lưu lại những thông tin cần thiết và không cần phải nhờ sự hỗ trợ của cán bộ thư viện. Điều này cho thấy thư viện cần có những thay đổi để thu hút được nhiều hơn số lượng bạn đọc đến sử dụng kho sách.

TAN SUAT SINH VIÊN DEN CAC DON VỊ TRỰC THUỘC THU VIỆN

=Chwabao git #1-2lânthảng M1-3lântuân = Hang ngày

Dịch vụ kho mở có số bạn đọc tiếp cận đứng thứ 3 trong tổng 6 phòng chức năng hiện có tại thư viện, thang đo trung bình thu được là 2.77 Như vậy, tần suất bạn đọc đến kho mở đang ở mức 1 — 2 lần/tháng Cụ thé, khi được hỏi tần suất bạn đến kho mở tại thư viện trong tháng qua, có 6,9% bạn đọc trả lời “Không ý kiến”, 36,9% trả lời “Chưa bao giờ” đến kho mở và có

56,2%, bạn đọc có đến kho mở với tần xuất cụ thé như sau: tỷ lệ bạn đọc đến kho mở 1-2 lần/tháng có tỷ lệ cao nhất là 34%, bạn đọc “hàng ngày” chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5.1% và bạn đọc đến 1-3 lần/tuần đạt tỷ lệ 17,1%.

Thực tế cho thấy trong những năm qua, cải thiện kho mở và ứng dụng mô hình mới trên nền tang công nghệ, TVDHTL vẫn chưa thu hút được người dùng và chưa theo kịp sự thay đổi mô hình tìm kiếm và tiếp cận tiện ích dé rõ hơn nhận định đã nêu, có thể xem kết quả khảo sát sinh viên sử dụng tài liệu tại kho mở trong các biểu dé tỷ lệ sinh viên sử dụng tài liệu trong kho sách và Bảng các loại hình tài liệu bạn đọc sử dụng dưới đây b Truy cập website site thư viện và tài liệu điện tu

Việc tích hợp DVTV dùng phần mềm Koha dé giúp sinh viên chủ động hon trong việc tìm kiếm, mượn/trả và yêu cau tài liệu Sự thay đổi giúp thư viện cải thiện được phần nào trong thời gian qua, đặc biệt khi Trường ĐHTL bắt đầu triển khai trên diện rộng chương trình Elearning Thư viện đã tiến hành cải thiện dịch vụ cung cấp học liệu, sắp xếp lại kho sách tại kho mở, đưa sơ đồ sách cho NDT dễ dàng trong việc tìm kiếm và lấy tài liệu cũng như tự dé lại đúng vị trí trong kho sau khi đọc tham khảo tại chỗ Xây dựng CSDL và bé sung thường xuyên, hỗ trợ sinh viên mượn tài liệu khi không thé đến trường do dịch Nhưng thực tế thì thư viện chưa hỗ trợ được nhiều cho sinh viên trong quá trình học tập ở nhà cũng như tại trường.

Tìm hiểu sinh viên có thường sử dụng trang website cho học tập không, chúng tôi thấy rằng sinh viên truy cập vào trang website thư viện có tỷ lệ thấp, vào trang website dé tra cứu tài liệu là 20,7%, sử dụng trang website thư viện số là 18,7% Qua đó cho thấy sinh viên cũng không quan tâm đến việc truy cập vào trang website của thư viện dé tìm kiếm tài liệu phục vụ cho mục đích học tập Điều này thúc đây thư viện cần có những chiến lược tiếp cận phù hợp hơn nữa dé đáp ứng nhu cầu thông tin của sinh viên.

Đánh giá chất lượng dịch vụ của bạn đọc Thư viện

a Dịch vụ tại kho mở

Trong phan dau có nêu thực trạng sử dung DVTV theo niên khóa, kết qua khảo sát đã phác họa rất rõ đối tượng khách hàng mục tiêu cần hướng tới đó là nhóm sinh viên hiện đang học năm 3, thuộc các khối ngành đào tạo.

TVĐHTL cần có những động thái đây mạnh hơn hoạt động cải thiện giáo trình, sách chuyên ngành, các bài báo học thuật có tính chuyên môn cao và tích hợp với chương trình học chính trên lớp Xây dựng một kho tài liệu mở

48 với một công cụ tìm kiếm tiện ích, đa năng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 3, bắt đầu thực tập, chuẩn bị làm nghiên cứu chuyên sâu Với sinh viên hiện đang có thói quen tự học, tự nghiên cứu và chủ động tìm kiếm tài liệu đa phương tiện chính là nhóm khách hàng tiềm năng, cần có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tận tâm dé khai thác nhu cầu, hỗ trợ về mặt thông tin, công cụ hỗ trợ và kết nối với nguồn dữ liệu trong hệ sinh thái của TVDHTL Đối với các dịch vụ khác tại TVDHTL các hoạt động này cũng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của bạn đọc Chất lượng các dịch vụ cần cải thiện nhiều hơn nữa mới có thê bắt kịp được xu hướng và nhu cầu của NDT.

Tần suất sinh viên sử dụng dịch vụ thông báo sách ns 2,58 moi

Danh gia cua sinh vién vé hoat động của thu viện 3,20 Tần suất sinh viên sử dụng dịch vụ hỗ trợ bạn đọc 2,30 Tần suất sinh viên yêu cầu bồ sung tài liệu 2,65

(Cách tính điểm trung bình trong thang do Likert theo thang điểm 5)

Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ bạn đọc đã đưa ra đánh giá tổng thể về thư viện Cụ thể cho thấy, sinh viên sử dụng dịch vụ thông báo sách mới ở mức thấp, hầu hết đều bị đánh giá hiệu quả không cao, trung bình thang đo là 2,58, dang ở mức không hiệu quả Tần suất sinh viên sử dụng dịch vụ hỗ trợ bạn đọc cũng không may duoc quan tam 2,30 Mac dù sinh viên đánh giá chat lượng hoạt động phục vụ khá tốt, rất hài long về chất lượng phục vụ của thư viện thời gian qua, trung bình thang đo 3,20 Lý do có thé dé cập đến là ngoài việc công nghệ và thói quen NDT đã thay đôi,

49 nhu cầu dùng tin mọi lúc mọi nơi đang là xu thế, việc sử dụng tài liệu phụ thuộc vào môi trường vat lý đang cản trở TVDHTL tiếp cận và phục vụ bạn đọc hiệu quả Trong khi đó, đối tượng yêu cầu bồ sung tài liệu hiện nay là nhóm sinh viên đang học chuyên ngành (2,65), cần nhiều tài liệu để phục vụ việc học và nghiên cứu Bởi vì, do đặc thù chương trình, giai đoạn này sinh viên một số ngành phải đi thực tập, kiến tập viết bài hoặc làm khóa luận nên các em không đến trường thường xuyên nhưng nhu cầu sử dụng tài liệu vẫn rat cao, đặc biệt là tài liệu số Bởi vậy, việc xây dựng bộ sưu tập tai liệu số hỗ trợ sinh viên chủ động tìm kiếm và sử dụng tài liệu nhanh, thuận tiện, kịp thời là điều rất cần thiết. b Công cụ tim kiếm tài liệu: ĐÁNH GIÁ MỨC HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÌM KIẾM THÔNG TIN

Rất không hiệu quả Không hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả

Nhờ sự hỗ trợ của thi thu “2G 371 114

3ửi yêu cầu qua: p.thuvien@thanglong.edu.vn ERA! 33.0 5.5

Thuvienso.thanglong.edu.vn NI 38.7 73

Thuvien.thanglong.edu.vn AER 40.7 79 Đến kho sách và chọn trựctiếp FERRER 36.7 5.9

Về công cụ tìm kiếm thông tin TVDHTL xây dựng và đưa một số công cụ tra cứu thông tin, tìm tài liệu phục vụ can bộ và sinh viên học tập va nghiên cứu Ngoài việc dao tạo sử dụng các dịch vụ, TVDHTL còn cung cấp một số các kỹ năng phục vụ bạn đọc và kỹ thuật tra cứu dé phuc vu nhu cau tài liệu nâng cao Hiện tại bên cạnh sự hỗ trợ của Thu thư, Thư viện đã chuyên đôi kho đóng thành kho mở cho sinh viên đến chọn lựa và đọc trực tiếp Ngoài 2 dịch vụ trên, Thư viện còn đưa ra 3 công cụ cung cấp tài liệu

50 cho bạn đọc đó là Thư viện số Dspace, Thư viện truyền thống Koha và tìm tin theo yêu cầu thông qua email.

Khảo sát cho thấy, trong 5 công cụ trên, cả 5 công cụ đều hỗ trợ sinh viên tìm kiếm tải liệu hiệu quả Chỉ có chưa đến 10% sinh viên đánh giá từ

“khong” cho đến “rat không hiệu qua” Công cụ được sinh viên đánh giá không hiệu quả nhất đó là gửi yêu cầu qua email có tỷ lệ là 38.5% và công cụ được đánh khá hiệu quả đó là nhờ sự hỗ trợ của Thủ thư có tỷ lệ là 48.5%.

Như vậy có thể thấy, thực tế bạn đọc sử dụng các dịch vụ tại thư viện hiện đang còn phải phụ thuộc nhiều vào thủ thư, như vậy thư viện cần cải thiện, thay đổi phương thức dé bạn đọc dé dang va chủ động hơn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ. c Thời gian sử dụng dich vụ Thư viện

Hiện tại thư viện đang mở cửa từ 7h30 đến 18h30 đề phục vụ theo khung chương trình học tín chỉ của sinh viên Thăng Long Số liệu khảo sát đưa ra cho thấy, đại đa số sinh viên thấy hài lòng với khung thời gian thư viện đang bô trí ĐÁNH GIÁ KHUNG THỜI GIAN PHỤC VỤ CUA THU VIEN

0.0 Rất phù hop Phù hợp Khôngphù Rấtkhông Không có ý hợp phù hợp kiến

Mặc dù thư viện đã dày công nghiên cứu và đưa ra khung thời gian lý tưởng theo chương trình học chính khóa cho sinh viên Tuy nhiên, vân có tỷ lệ sinh viên cho răng khung thời gian đó là “Không phù hop” hoặc “Rat không phù hợp ” với mình Đây là một chỉ số rất đáng quan tâm.

Nhìn chung khung thời gian hiện tại của thư viện đã phù hợp với khung thời gian học trên lớp Tuy nhiên sinh viên Thăng Long hiện đang thay đôi mô hình sử dụng dịch vụ, đặc biệt là khi chương trình học qua ứng dụng

Elearning được triển khai Các em có nhu cầu sử dụng dịch vụ chủ động và tiện lợi ở mọi lúc, mọi nơi Thay vì phải trực tiếp lên thư viện và cần sự hỗ trợ cán bộ Thủ thư, với hàng loạt các thủ tục. d Hỗ trợ tư van thông tin

Dịch vụ cung câp các hồ trợ thông qua việc trả lời các câu hỏi của bạn đọc, các hướng dan tại cho vê việc định vi, sử dụng nguôn tài nguyên, và các tiện ich san có; tìm kiêm và cung cap thông tin theo yêu cau.

Các yếu tố tác động đến việc triển khai ứng dụng mã QR vào cung

cấp dịch vụ tại Thư viện Trường Đại học Thăng Long

Khi quyết định đưa mã QR vào triển khai, TVDHTL đã căn cứ vào nhiều yếu tố tích cực, trong đó có sự ủng hộ rất lớn từ phía Ban lãnh đạo nhà trường

NNL của thư viện, nguồn lực thông tin sẵn có, cùng với sự mong muốn thay đổi của sinh viên đã tạo động lực cho thư viện sẵn sàng bắt tay vào một cuộc cách mạng mới.

2.3.1 Chính sách phát triển của lãnh đạo và của thư viện tại Thư viện

Trường Đạt học Thăng Long

Nhận thức được vai trò, vi trí của thư viện trong công tác dao tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường, Ban Giám hiệu và Lãnh đạo thư viện đã quan tâm và chỉ đạo sat sao tới các hoạt động của thư viện Dua ra các chính sách phat triển hợp lý như đầu tư cơ sở vật chat, đầu tư về nguồn lực thông tin, cung cấp dịch vụ tiện ích nhất theo nhu cầu NDT, phát triển văn hóa đọc Chỉ đạo việc tăng cường sự tiện ích trong việc sử dụng các DVTV dé thu hẹp khoảng cách kiến thức và thông tin bang cách xây dựng TVS, tham gia cùng sử dụng tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở Liên thông thư viện trên cùng địa bàn; Xây dựng các CSDL cho từng ngành học; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thư viện.

2.3.2 Nguôn nhân lực và năng lực cán bộ thư viện tại Thư viện Trường Đại học Thăng Long.

Trong những năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà Trường, công tác phát triển nguồn nhân lực tại TVĐHTL có nhiều chuyển biến rõ rệt và phát huy được một số mặt tích cực đó là đáp ứng được những đặc thù của ngành như kiên trì mềm déo trong công việc; năng động, sáng tạo, có khả năng năm bắt thông tin; những yêu cầu về CNTT, kỹ thuật xử lý va bảo quản nguôn tai liệu, kỹ năng quan lý và chuyển giao nguồn tải liệu đến bạn đọc.

TVDHTL hiện nay có tông số 13 người (7 thạc sĩ, 6 cử nhân), có tuổi đời bình quân là 40 tuổi Đây là lứa tuổi năng động, chín chắn, có kinh nghiệm, dám nghĩ dám làm là cơ sở để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Về kiến thức chuyên môn, thư viện có: 04 người được đào tạo bài bản về nghiệp vụ thư viện (30,7%), 03 người được đào tạo về CNTT (23,2%), 06 người thuộc các ngành nghề khác (46,1%) Con số trên cho thấy nhân sự thư viện được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện và CNTT chiếm tỷ lệ cao, lực lượng này có thể đảm nhận được các họat động của thư viện theo xu hướng phát triên chung của ngành.

Thực tế từ những yêu cầu của công việc thì đối với cán bộ TVDHTL luôn phải vận động và đổi mới Ở đây, họ không chỉ là người cung cấp các sản phẩm thông tin hiện đại (tài nguyên điện tử, website ) mà yêu cầu đặt ra là phải cung cấp các sản phẩm tiện ích theo kịp những đòi hỏi và nhu cầu của

NDT Đó cũng là động cơ dé CBTV tìm hiểu các ứng dụng công nghệ mới, tích cực hơn trong việc triển khai mã QR nâng cao chất lượng dịch vụ Có thé nhận định cán bộ được phân công trong việc ứng dụng mã tại TVĐHTL rất thành thao trong việc tạo mã QR, đáp ứng được yếu tố cơ bản về việc triển khai mã QR trong hoạt động thư viện Bởi trước khi đi vào triển khai nhóm đã có những nghiên cứu nghiêm túc về những hoạt động này và lợi

55 ích mà các thư viện khác đã thực hiện Do vậy có cơ sở vững chăc trong việc dam bảo việc xây dựng thành công mã QR tại TVDHTL.

Có thé thấy rang NNL tại TVDHTL về cơ bản đã phát triển và đáp ứng được yêu cầu của nhà trường Những điểm mạnh của đội ngũ tại thư viện đó là có đội ngũ thành thạo CNTT, chuyên môn nghiệp vu thư viện khá cao, nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, nắm bắt chính xác NCT của NDT.

Hơn thế nữa là lòng yêu nghề và trách nhiệm trong công việc, cán bộ tại TVDHTL chắc chắn hoàn thành tốt công việc của mình, đó cũng là nhân tố tạo nên chất lượng hoạt động TT-TV mà TVDHTL đang có.

2.3.3 Nhu cầu ứng dụng mã OR để tiếp cận dich vụ bằng thiết bị di động cua bạn đọc tai Thư viện Trường Dai học Thăng Long.

Nhìn chung các dịch vụ tại thư viện đang cung cấp đều hoạt động tốt Tuy nhiên, dựa vào những yêu cầu của NDT và sự phát triển của KHCN cũng như trong quá trình phục vụ bạn đọc, nhóm nghiên cứu nhận định thư viện cần có những cải tiến mang tính cách mạng dé đáp ứng nhu cầu ban đọc và cải thiện chất lượng tốt hơn nữa Lý do cụ thê có có thê đề đưa ra ở đây là (1) sự phát triển của thiết bị di động đã và dang thay đôi thói quen dùng tin của bạn đọc; (2) Việc đưa Elearning vào và chương trình đào tạo có những đặc thù riêng nên bạn đọc Thăng Long đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi 24/7, ké cả khi đi thực tập ở vùng cao cũng có thể sử dụng tài liệu phục vụ việc nghiên cứu; (3) Hệ thong dich vu va CSDL cua thu vién được dau tư nhưng chưa có công cụ phù hợp nên việc tiếp cận và cung cấp chưa hiệu quả Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất đưa mã QR vào triển khai Dự kiến đây sẽ là công cụ giúp giải quyết những vấn đề nêu trên và thu hút bạn đọc đến thư viện trong thời gian toi.

Và dé khách quan đánh giá về tính khả thi của phương án nêu trên Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến bạn đọc về thói quen và kỳ vọng của bạn đọc đối với việc ứng dụng mã QR làm công cụ dé tiép can va su dung

DVTV Sau qua trình khảo sát, nhóm nghiên cứu tựu chung đưa ra 3 nội dung lớn là:

(MT hie nhất: Bạn đọc rất thích sử dụng dịch vụ thông qua thiết bị cá nhân, đặc biệt là trên thiết bi di động.

Người dùng tin của TVDHTL chủ yếu là học viên, sinh viên am hiểu và thích sử dụng công nghệ Các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay có kết nối Internet ngày cảng trở nên quen thuộc và là một vật dụng không thê thiếu Số lượng sở hữu thiết bị đi động, thói quen sử dụng thiết bị di động đã được hình thành và ngày càng có xu hướng trở lên phổ biến với sinh viên Thăng Long.

Bang 2: Khảo sat đánh gia bạn đọc sử dụng điện thoại

1 Có sử dụng điện thoại 98,6

2 Điện thoại có kết nỗi mạng 99,3 3 Thực hiện khảo sát bằng điện thoại 60.0 4 _ Truy cập mạng xã hội và giải trí bang điện thoại 92,6 5 Hoc tap bang dién thoai 82.0 6 Truy cập trang thuvien.thanglong.edu.vn bang điện 67,1 thoai

7 Truy cập trang thanglong.edu.vn bằng điện thoại 87,1

Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên Truong DHTL có thói quen sử dung thiết bị đi động thông minh là rất lớn Tỷ lệ sinh viên sử dụng điện thoại di động có đầy đủ tính năng truy cập Internet và giải trí lên đến 98,6% Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại có kết nỗi mang cũng đạt tỷ lệ rất cao, lên tới 99,3% Ty lệ sinh viên sử dụng các thiết bị này dé phuc vu hoc tap va tu nghiên cứu là 82% Bên cạnh những tinh năng wu việt dé phục vu cho các nhu cầu khác, thiết bị không dây còn trở thành công cụ học tập, tìm kiếm tai

57 liệu cho họ Điều này đem đến cho bạn đọc sự thuận lợi tuyệt vời trong việc tìm kiếm những tải liệu thích hợp, những bài giải, những hình ảnh và kiến thức dé có thé học tập tốt hơn Nhiều sinh viên sử dụng các thiết bị điện tử dé phục vu trong việc học Kết quả phỏng van có rất nhiều sinh viên tham gia khảo sát có chung ý kiến đó là mong muốn thư viện cung cấp CSDL thê có thê truy cập và “sứ dụng tai liệu mọi lúc, mọi nơi trên chính thiết bị di động ” Điều này cho thấy sinh viên sử dụng nhiều thiết bị di động vào việc học tập đang là xu thế trong khi đó thư viện đại học lại chưa bắt kip xu thế này Với tâm lý của giới trẻ hiện nay, truy cập nhanh và khai thác thuận tiện đang là điều mà họ mong muốn khi tiếp cận một dịch vụ trực tuyến Chính vì thế, thay vì tìm và đọc tài liệu trong thư viện mất thời gian, họ đang chọn giải pháp tìm kiếm trên Internet để phục vụ cho các bài học Đây chính là một thực trạng mà thư viện cần thăng thăn nhìn nhận và có chiến lược phát triển phù hợp.

Khu vực tự học/làm việc cá nhân dành cho giáo viên/sinh viên

° Tầng 3: Kho tài liệu (Tiếng anh, Tiếng việt, Luận văn, Khóa luận);

Khu vực đọc tại chỗ; Khu vực khai thác đa phương tiện

Khu vực làm việc nhóm/ học nhóm Cùng 4 phòng tự học và 3 phòng hội thảo phân bố khắp các tầng tại 2 tòa

Thư viện được lắp đặt các trang thiết bị điện tử, mạng LAN, hệ thống wifi cau hình mạnh va các thiết bị an ninh thư viện khá hiện đại:

‹ Phan mềm Koha, Dspace phiên bản mới nhất đã được tùy biến của công ty D&L;

‹ Một số phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác nghiệp vụ và xử lý tài liệu; ô =1 servers và 7 switchs CISCO; e Hệ thống máy tính nối mạng: 70 máy tính phục vụ học tập và đọc tải liệu; 04 máy tính phục vụ tra cứu tài liệu đặt tại tầng 1 và tầng 3;01 máy tính phục vụ cho hoạt động mượn trả; 14 máy tính phục vụ cho công tác nghiệp vụ Tat cả các máy đều được kết nối mang wifi phục vụ học tập, nghiên cứu cho cán bộ, giáo viên và sinh viên toàn truong.;

‹ _ 6 đầu đọc mã vạch có định (fixed barcode reader); 02 đầu đọc mã vạch di động (mobile barcode reader); e 03 máy in (có | máy in màu); 04 máy Scan; ô01 mỏy cắt ¢ (1 máy dán keo nhiệt e Hệ thống an ninh thư viện chung cho toàn bộ tòa nhà;

‹ _ Hệ thống cổng an ninh 4 cánh 2 lối đi bằng công nghệ RFID; e Hệ thống camera giám sát, kiểm soát; ô Cac loại tem từ dựng cho sỏch, băng, đĩa ; Mỏy khử từ/nạp lại từ cho sách và các loại tài liệu; Máy khử từ/nạp lại từ cho băng đĩa;

2.3.5 Quy trình tổ chức và quản lý

- Phan mém quản lý thư viện

Phần mềm quản lý thư viện là một thành phần rất quan trọng trong mọi hoạt động của thư viện Chính vì thế việc lựa chọn được một phần mềm tốt, phù hợp với thư viện và phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp được TVDHTL cân nhắc kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng.

Cùng với phần mềm quản trị thư viện truyền thống Koha, phần mềm quản trị thư viện số Dspace đã được tùy biến nhằm khắc phục những hạn chế trong việc sử dung phần mềm mã nguồn mở và hướng tới giải pháp quan lý nguồn

62 tài nguyên số, Thư viện đã nâng cấp, mua thêm modul phần mềm Dspace dé đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý và phục vụ tài nguyên số Hiện tại hệ thống đã được triển khai theo một giải pháp nhất quán với một CSDL tập trung, cho phép phân quyền chức năng, dữ liệu và tùy biến giao diện theo yêu cầu thực tế Tích hợp các phương thức bảo mật, sao lưu dự phòng của hệ điều hành máy chủ, đảm bảo an toàn cho các tệp tin tài liệu số, dé dang khôi phục hệ thống khi có sự cô xảy ra; có thé cung cấp việc phân quyền đọc/ghi đến từng thư mục và phân quyền cập nhật các nội dung thông tin cũng như quan trị các mẫu hién thị nội dung Dé đảm bảo khả năng bảo mật, an ninh, an toàn trong quá trình khai thác tai liệu, thư viện phân quyên truy cập tài nguyên sô và quan tri tài nguyên sô.

Có thể nói với các phần mềm, cũng như các tính năng hiện có TVĐHTL hoàn toàn có thê đáp ứng được hiệu quả trong công tác quản lý thư viện.

- Công tác bồ sung tài liệu

+ Đối với nguồn tài liệu để phục vu cho các ngành học: Nhà Trường luôn tạo mọi điều kiện để thư viện có thể mua tất cả các tài liệu phục vụ giảng dạy/học tập của các ngành Hàng năm đều có kế hoạch bổ sung ngân sách cho tài liệu phục vụ các ngành một cách day đủ Ngoài ra, các nguồn tài liệu phô thông, giải trí theo yêu cầu của bạn đọc cũng được đáp ứng

+ Nguôn tài liệu bổ sung lưu chiều: Thư viện kết hợp với các Khoa/Bộ môn dé thu thập, lưu trữ các tài liệu là giáo trình, bài giảng, luận văn, khóa luận và các bài báo khoa học

+ Nguồn bồ sung trao đổi và mua tài khoản: Kết hợp cùng các đơn vị có cùng chuyên ngành, xây dựng các thỏa thuận khai thác, sử dụng các CSDL dé tăng thêm nguồn lực cho thư viện Mua thêm các tài khoản dé truy cập vào các CSDL phục vụ cho công tác nghiên cứu.

+ Tìm kiêm các nguôn tai nguyên mở phù hợp với chuyên ngành dao tạo đê giới thiệu và đưa vào khai thác.

- Chính sách so hóa và su dụng tài liệu số trong thư viện

Tài liệu sô là một phân vô cùng quan trọng của thư viện, đặc biệt trong xu hướng sô hóa/chuyên đôi sô như hiện nay thì việc sô hóa tai liệu đê lưu trữ và phục vụ bạn đọc trên diện rộng lại càng có nhiêu ý nghĩa.

Do vậy Thư viện luôn xác định

- Tang cường nguồn tài nguyên thư viện, tiết kiệm chi phí, không gian lưu trữ, phục vụ bạn đọc tiếp cận nhanh chóng.

- Nang cao hiệu quả hoạt động của thư viện thông qua việc sử dung tài nguyên số, đổi mới phương pháp phục vụ giảng viên, học viên và sinh viên;

- Phat triển nguồn lực thông tin và các dịch vụ thông tin theo hướng hiện đại hóa, trong đó chú trọng vào các nguôn thông tin sô hóa;

- Phat triển các dịch vụ thông tin số, tạo công thông tin trực tuyến cho phép kết nối trực tuyến các sản phẩm, dịch vụ của Thư viện.

- Tăng cường vai trò của cán bộ thư viện trong việc tô chức hoạt động của thư viện, cung cấp cho cán bộ thư viện khả năng quan tri va điều hành hệ thống thư viện tích hợp giữa thư viện điện tử và thư viện SỐ, nâng cao năng lực cán bộ về công tác thu thập, xử lý và xây dựng các sản phẩm và dich vụ thông tin hiện dai.

Tại TVĐHTL đối tượng được số hóa là giáo trình, tài liệu các môn học, các luận văn, khóa luận, kỷ yếu, báo, tạp chí Việc số hóa các tài liệu trong thư viện được thực hiện thường xuyên trên các thiết bị chuyên dụng, với độ phân giải cao và cho các kết quả số hóa là các hình ảnh chất lượng tốt Với số lượng số hóa là 4.124 đầu tài liệu (cả nội sinh và ngoại sinh) thư viện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của NDT.

- Các dịch vụ thư viện trực tuyến

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

3.1 Các hoạt động triển khai ứng dụng mã QR

Dựa trên sự kế thừa, kết hợp với sự bắt nhịp những thay đổi trong thói quen dùng công nghệ của giới trẻ hiện nay là học tập và giải trí trên các thiết bị đi động đang được các em sử dụng và hưởng ứng rất mạnh mẽ, vào tháng 6/2021, TVĐHTL đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai thử nghiệm công cụ mã QR vào các hoạt động sau:

— Khảo sát hoạt động phục vụ bạn đọc;

— Định hướng và giới thiệu dịch vụ thông tin và thư viện cho bạn đọc;

— Mã hóa sơ đồ kho mở;

— Cung cấp CSDL tài liệu ngành học.

Chi tiết ứng dụng mã QR được trình bày trong từng mục dưới đây.

3.1.1 Khao sát hoạt động phục vụ bạn đọc

Mục tiêu, thứ nhất là thử nghiệm công nghệ mới và đưa ra quy trình thực hiện; thứ hai là để xác định hình thức này (1) có phù hợp với môi trường ĐHTL hay không? (2) công cụ này có giúp sinh viên dé dàng tiếp cận với thư viện chủ động hơn không? (3) khả năng ứng dụng mã QR vào một số dịch vụ hiện có tại thư viện có thể được cung cấp hiệu quả hơn không?

Trước khi thực hiện khảo sát bằng mã QR, thư viện gặp nhiều khó khăn, phần nhiều là từ người thực hiện Vì chưa có bat kế một hoạt động khảo sát nào làm theo hình thức này Không có quy trình chuẩn dé tham khảo, tất cả mọi thứ đều rất mới mẻ và phải thực hiện, hoàn chỉnh từ những bước đầu tiên cho tất cả các nội dung và các thao tác Mọi phương án được đưa ra xem xét, thử nghiệm, mọi phản hồi của sinh viên/cán bộ đều được tiếp nhận dé hoan thiện quy trình khảo sat chuẩn cho một đơn vị đặc thù như thư viện và

68 đối tượng người tham gia khảo sát là sinh viên Trường DHTL Kết quả ban đầu có được là một quy trình khảo sát bằng mã QR đã được xây dựng như sau:

Các bước tao mã OR trong khảo sat: Đầu tiên hãy mở

| B Bang tinh che có tiêu đề:

Bảng tinh chưa có tiêu dé nab tả biếu mắu

(Clu hỏi không có tiêu đề.

Hình 3.1 Bước 1: Tạo mã OR đề thực hiện khảo sát

B BANG KHÀO SÁT THƯVIỆN2o- 1 9 © © 8 Kg: @

BANG KHẢO SÁT HOAT BONG PHỤC VU CUA THU VIEN * ? BAI HỌC THANG LONG (NAM HỌC 2020-2021) chao các bạn sinh vient Vor mục tiêu hoàn thiện và ning cao chất lượng phục vụ bọn đọc, đáp ứng ngày một tốt hon nhụ cầu học tập và Aighibn Cửu của sinh viên trong thot gian tớt The viện trườngg Đại học Thang Long cất mong nhận được sự hưởng, Ung tích cực và ý kiến đồng góp của bạn đọc về chất lượng hoạt động của Ther Vide thông qua bảng khảo sát. cướt đây.

“Cây B Mee Deh điển hy ven i Bạn VÀ sỹ 7 (By có vế chọn once ny ng che tng điển thư vn

Ban vi lòng điền dy đủ hông tin dưới aay Chiang tôi chỉ sử dung các Wong tri trong bing nko sát vớt nhọc, dich phục vụ nghoên Cửu và kết nổi Ben đọc VÌ vậy, mọt thông tin cá nhân của Ben số hoàn toan được báo mặt. ose gist ngơi eau giờ mọc.

Câu 3:Thư viện biện tot đong mỡ cửa từ 3h30 đến 48h30 Roêng đối vớt các phòng SELF và Hội

‘bust 6l để phọc vụ côn bộ và sinh viên bọc tap và sinh hoat sou giờ học chính Thin giơ, trên có pha bap với Bon?

Rất phủ hợp Phùhợp — Khôngphùhợp Rất

Hình 3.2 Bước 2: Nhập dữ liệu khảo sát

Két xuat durong link va ma @Qr Code formLimiter — PROD

Notify Form - Custom Email =.erer=cos

Hình 3.3 Kết xuất đường link và mã OR

Dé lay minh chứng rõ ràng nhất về tính ưu việt của mã QR, thư viện song song tiến hành khảo sát nay bang cả hai hình thức là vừa khảo sát bằng phương pháp truyền thống - phát phiếu giấy, vừa sử dụng ứng dụng công nghệ - mã QR Qua quá trình khảo sát cho thấy, ngoài một số những yếu tố ngoại cảnh can kiểm soát thì việc ứng dụng mã QR có sự tích hợp với Google Forms làm công cụ khảo sát đã là một bước tiến lớn trong việc cải cách, giải phóng lao động và cải thiện sự tương tác với sinh viên.

KHAO SÁT TRUYEN THONG KHAO SÁT BANG MA

(AMG PULA RAT TORIC BÍ CAA SIHEI VIR wh eg T [SMS E+ TUL MM Mugu eT TÍ l4 tne OMe hay, aT 28241),

Hình 3.4 So sánh khảo sát truyền thong và khảo sát bằng mã OR

Trong khi khảo sát truyền thống có những nhược điểm là người khảo sát phải nhớ và gõ đường liên kết thì khảo sát bằng công nghệ đã phan nào giải

70 quyết được hết những yếu điểm nêu trên Kết quả cho thấy hiệu quả đem lại rât tích cực qua một sô điêm sau đây.

Thứ nhất: Đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, tăng tính tương tác và hiệu quả khảo sát của tất cả hệ thống thực hiện khảo sát (nhóm cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện khảo sát và cán bộ xử lý dữ liệu) Giảm thao tác thực hiện và tạo hiệu ứng rất tốt với tất cả những nhóm đối tượng tham gia:

— Người tham gia khảo sát cũng thấy đơn giản và không nhàm chán Chỉ cần dùng điện thoại quét mã là ra ngay nội dung khảo sát để thực hiện, không phải thêm nhiều thao tác khác như nhúng vào đường link hay check email Có thê thực hiện mọi lúc mọi nơi, các em có thê lưu lại

Hình 3.5 Bạn đọc thực hiện khảo sát

— Giảm tải áp lực công việc cho người thực hiện khi tất cả quy trình được xây dựng nhanh chóng trong vải thao tác trên ứng dụng.

— Dữ liệu thu thập chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, cán bộ quản lý có thể kiểm soát từ xa, điều phối hoạt động khảo sát và cập nhật thường xuyên kết quả mọi lúc, mọi nơi.

Thứ hai: Khi khảo sát thực hiện, đã để lại ấn tượng tốt trong sinh viên và người tiếp cận (cán bộ, giảng viên) Đối với sinh viên, các em hưởng ứng tích cực vì về cơ bản đã có nền tảng công nghệ, lại khá thân quen với mã QR qua các hoạt động thường ngày Việc đưa đữ liệu và mã hóa, giúp cắt ngắn

71 rất nhiều thời gian, cách thức nhanh, gọn dễ thực hiện, chỉ cần vài thao tác ngay trên điện thoại của chính mình nên rất háo hức và thấy thú vị khi thực hiện, kéo theo đó là chất lượng khảo sát cũng được tăng lên So với khảo sát truyền thống, sinh viên đồng ý để lại địa chỉ email và số điện thoại cao gấp 3 lần và khảo sát bị loại trong nghiên cứu online do sinh viên “đánh bừa” có tỷ lệ thấp, thấp hơn khoảng 5 lần so với phương pháp khảo sát truyền thống.

Bạn có muốn nhận thông tin hữu ich từ Thư viện khi cỏ tai liệu mới, các khỏa dao tạo hỗ trợ H tìm kiém nâng cao va quản lý thông tin hoặc khi cỏ các dịch vụ mới? (G

Hình 3.6 Thông tin khảo sát về dịch vụ thư viện

Thứ ba: So với khảo sát truyền thống, sinh viên khá thoải mái trong việc bảy tỏ quan điểm, đưa ra những đánh giá, nhận xét cá nhân về một hoặc một vài van dé mong muốn Thư viện đáp ứng hoặc thay đôi dé nâng cao dịch vụ cho tốt hơn Các em thoải mái trong việc thể hiện mình, việc tương tác với sinh viên, truyền thông hai chiều chưa bao giờ dé như vậy Điều này là một trong những nội dung nhóm nghiên cứu đánh giá rất cao khi ứng dụng công cụ nay.

Bi: wae os aS -2i(Responses) a @ @ ép Chinhe em Chin Diihdang DữlÚlệu Ciageu Mẫu Tiện ích bố sung Trợ giáp

HÃI LỎNG nhất tải liéu phong phú h Fi

Không gian dep, thoảng HỆNG HAL LONG nhất

Yăn tĩnh raving DE mit ¡ gay dap

Moi thứ & mức trung bình chưa dat đượ Sách È Không gian thoáng riêng tư yên tĩnh = VA

Không gian đẹp, thoảng Hay Qua nhiều sách dé tham khảo

Cơ sở vật chat hiện đại, thiết kế hợp ly, Hệ thông nlemet chải lượng kém: rat chuyên nghiệp DE mắt gây dép

‘Phong thoáng mat sạch sẽ đâm bão vệ s hing my tà thủng Ave hay, Dh nhtêu bat cap may tinh edn nhằu bon

Hình 3.7 Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của bạn đọc Thứ tu: S6 lượng sinh viên sử dụng thiết bị di động/cá nhân và sử dụng gói mạng không dây ở mức cao Cộng thêm, tại Trường ĐHTL đã phủ sóng mạng không dây ở khắp các không gian trong trường, đây cũng là một thuận lợi trong việc triên khai.

Thực tế, theo khảo sát tại Thư viện thấy gần 100% sinh viên Thăng Long đều sử dụng điện thoại di động, trong đó khoảng trên 60% các em có sử dụng gói mạng không dây Nhóm tham gia thực hiện khảo sát đều là các bạn trẻ, thao tác rất nhanh, hầu hết sau lời giới thiệu hoạt động khảo sát, nhóm thực hiện không phải hướng dẫn nhiều, cơ bản hầu hết các em đều đã có nền tảng công nghệ Đây là những kiện tiên quyết và là nhân tố động lực cho nhóm nghiên cứu mạnh đạn trong việc đề xuất phương án triển khai đưa mã QR vào hoạt động cung cấp và quản lý dịch vụ tại TVĐHTL.

3.1.2 Định hướng và giới thiệu dịch vụ -thw viện cho bạn doc

- Định hướng cho sinh viên mới

Tại Trường ĐHTL yêu cầu sinh viên năm nhất phải hoàn thành một số tiết học về tất cả thông tin và hoạt động triển khai trong thư viện Đề tiếp cận mọi đôi tượng người dùng thư viện mới, mã QR được thư viện giới thiệu

73 trong tiết học “Hướng dẫn sử dụng thư viện” Sau khi giới thiệu các em được yêu cầu lưu lại mã QR dé có thé tiép cận với dịch vụ thu viện, sau đó quét dé trả lời những câu hỏi về thư viện, dịch vụ và tiện ich của thư viện Như vậy thông qua quá trình quét mã QR bước đầu cho các bạn làm quen với cách truy cập vào website (OPAC) của thư viện dé tìm kiếm thông tin và tài liệu và làm quen với nguồn tài nguyên và các dich vụ trong thư viện.

1 Hệ thống các phỏng chức năng reer

2 Khai thắc tai nguyễn thư viện

Website của Thư viễn httpcthuvienthanglong edu.wn

Hình 3.8 Mã được giới thiệu trong môn học về thir viện

- Dịch vụ Thông bao sách mới Đề thuận tiện cho việc cập nhật các thông tin mới, thư viện đã tạo danh mục sách mới, gắn lên các vị trí sinh viên hay tiếp xúc, ví dụ như trên bàn học, trên các vách ngăn, ở các vị trí bạn đọc ngang qua để giới thiệu danh mục tài liệu mới TVDHTL tạo ra 02 hình thức giới thiệu đó là (1) tạo mã QR dé ban doc cé thé tiép can nhanh voi danh muc sach moi hang thang Trong ma này, mỗi cuốn sách đều có đầy đủ các thông tin về tài liệu và gắn hyperlink liên kết đến trang webite của thư viện, (2) tạo mã QR dé giới thiệu với bạn

74 đọc những cuốn sách hay, cuốn sách cùng chủ dé, khi quét mã bạn đọc có thê đọc được phần giới thiệu của cuốn sách (khoảng 10-15 trang), đồng thời nếu muốn mượn cuốn sách đó cũng có thé quét mã dé biết trạng thái lưu thông của cuốn sách Các mã QR này giúp cho bạn đọc có thé xem, đọc va chia sẻ với bạn bẻ cùng quan đên các sản phâm mới có trong thư viện.

HH TRAI NGHIEM KHACH HÀNG XUẤT SAC

‡ tr mà tee} th + : it te

Hình 3.10 Mã OR giới thiệu sách hay

- Dich vụ bé sung tài liệu

Việc bổ sung tài liệu của bạn đọc trước đây có nhiều thủ tục rườm rà như việc ban đọc phải “Điền thông tin tài liệu vào phiếu Yêu cau bổ sung sách tại quây Thủ thư” phải “truy cập vào web” hay “Gửi thông tin qua email’ Với mục đích giảm bớt các bước thực hiện, thư viện đã tạo mã QR dé ban đọc tiép xuc truc tiép với dịch vu ”Bổ sung tải liệu theo yêu cầu” giúp bạn đọc có một công cụ yêu cầu tài liệu thuận tiện hơn Sau khi quét mã bạn đọc chỉ cần đăng nhập tài khoản là có thé tiếp xúc với công cụ “đề xuất mua” Việc Thư viện yêu cầu bạn đọc đăng nhập, tuy phải thực hiện thêm một thao tác nhưng giúp Thư viện nắm bắt được thông tin của người yêu cau và có phúc đáp kịp thời khi bé sung thông tin tài liệu mới Công cụ này cũng giúp thư viện nhanh chóng tập hợp và xử lý, đáp ứng tốt hơn cho

NDT. Đề nghị bỗ sung sách smu È TT viene

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Tạo đề xuất mua i “tt

+ ae | # uc : 4 vi ng | | ti i a, tị * E atttt ee te i teat’ : My Coat ae Xi itfree * HỆ K ni rie ib)i tệ VỀ eee rat tt

kề +t i ” er tet i i * s TÂY: Pe

Cung cấp tài liệu theo ngành học

Phan đông đối tượng sử dụng tài liệu chính của TVDHTL hiện nay là nhóm sinh viên đang học chuyên ngành, cần nhiều tài liệu để phục vụ việc học và nghiên cứu Vì vậy phương án xây dựng bộ sưu tập tài liệu số, gán mã QR và đưa ra các công cụ tích hợp đi kèm nhằm hỗ trợ sinh viên chủ động tìm kiếm và sử dụng tài liệu nhanh, thuận tiện dé bất ké dang học tại trường hay tự nghiên cứu ở bat kế đâu các em cũng vẫn có thé sử dung tai liệu và được hỗ trợ kịp thời là điều rất cần thiết Việc kích thích sinh viên sử dụng mã quét thay cho một chuỗi các thao tác, cắt ngăn hay loại bỏ những thủ tục không cần thiết, tăng sự tương tác của sinh viên trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của thư viện, đặc biệt là TVDT.

TVDHTL đang xây dựng và đã hoàn thiện tạo mã QR cho các CSDL chuyên ngành và đưa vào khai thác Dinh dang này tương đối mới đòi hỏi những thay đổi của việc xử lý thông tin trong thư viện và các thủ thư phải nghiên cứu rất kỹ dé hoàn thiện Mỗi mã QR về SCDL chuyên ngành đều được tạo theo “Khung chương trình đào tạo” đã được Hội đồng trường kiểm duyệt, như vậy chỉ cần quét mã QR là mỗi cá nhân vừa năm được nội dung chương trình đào tạo, vừa nắm được các thông tin chi tiết về các tài liệu cần dùng trong các môn học đang học trên lớp Sinh viên của từng ngành sẽ biết

80 các môn học cần giáo trình gì, tài liệu tham khảo gì, sau đó bam vào liên kết của giáo trình, tài liệu tham khảo đề đến với trang website của thư viện là có thê biết được tình trạng tài liệu; với những tài liệu đã được số hóa, bạn đọc có xem được nội dung tài liệu trên hệ thống Mã QR được thư viện gửi đến bộ môn nhờ giáo viên chia sẻ, gửi đến địa chỉ email cá nhân và có thể được dán trên các tài liệu công khai và hướng dẫn môn học Thư viện mong muốn cung cấp những cách dễ dàng hơn đề không chỉ khuyến khích sử dụng tài nguyên có san mà còn dé tăng mức độ tương tác với sinh viên mỗi chuyên ngành.

Phân đại cương chuyên ngành QTKD Giáo dục chuyên nghiệp chuyên ngành QTKD

: Ất tà, ul : i® Sa :val iC) i “

+ od : : ie he : the x th :Ẻ whet Fat " i tbs `.“ bã * Pus tự re Pot re a “ * Mes

4 a be i aH cát t “#: ie Es ng tte te “ xi tư wry he * ted ` * x = t hat ` “in ape xẻ tị su, hy loạt ° a bape Rl tae * gia x * # i + vã i * tt iHỆ hetroll tt i th 1 et Hi t1 u44 : : có re ? te “ig * nh et in PHI “HE x x

Hình 3.16 Mã OR về CSDL theo ngành hoc

2 2.1 Các học phan thuộc cơ sở khôi ngành

5 Số giữ | Hệ số Giáo trình chính Sach tham khão Phan giới thiệu

Phuong pháp nghiên cứu | ` %saou| as | qa |lâphảgảng Phươn áp nghiên | „ 3

6 |SM202 | hoe tone kinh té 3 | 36tinchi| 45 14 l kạcbrộs)4eploror ea đeo [astrea MAI42 | tich vaimgdungtrong | 4 ấp | 3ế

„ |Xác suất thing ké img P 45LT=3 | TI g trong kính tế - xã | - SG SE.” Í

10 IM206 |Ứng dung Excel 2 aig 1,6 | Bai giảng điện tửtrên E-Learning ‘Bam vào đây đề xem Bam vào đây để xem : sã

WEC204 |Kimhtếvimô 3 | sci | T1 +s [TapbáigảngKnhtếhọcvimô Bim vào đậy đổxem | Bln vie sty ah sem

12 JEC205 |Kihtếvimụ 3 | Bclo |) tỏ [TọpbàigảngKnhtếhocwm@ Biviodiy dines | Bảmxaodivdisem

~ [Cac phuomg phip phan | ee aris Tap bai giảng Cácphuongphap | ˆ —

!? EC310 |tch định lượng trong 3 | MA33I | "Gee | l6 |nghiêncửu đnhlươngtrongknhiế | Bim vio diy dé xem Bim vio diy để xem

1 FN201 [Taichinhtientécanban | 3 | 48tinchi | 4s | 13 [Gedo trinh taichinh ten té - Bảm vào đấy để xem

#5 FN2II |Tài chính doanh nghiệp 3 hoc 4 13 | Quan tr tai chính doanh nghiềp Bim vào đây dé xem

!8 AC201 [Nguyên lý kế toán 3 40tinchi | 4ã 13 |ngành kế toán kiếm toán lonhtếvà | Bimvio diy dé-xem Bis vào đây để xem.

18 ~MK202_|Marketing can ban 3 ECIOL 45 13

20 2.2 Các học phần bắt buộc của ngành

2 Các học phan bắt buộc chung

+; Mãhạc R Sétin | Diu kiện] À- i R 4 el peers Tên học phẩn chi [tide anede| SOK | Hệ số Giáo trình chính Sách tham khảo Phan giới thiệu

Hình 3.17 Hình ảnh sau khi quét mã CSDL ngành học

Sau khi chọn một tài liệu bất kỳ của môn học qua hyperlink, sinh viên sẽ được tiếp cận ngay với tài liệu Tài liệu thường được phân chia thành 2 phần là giới thiệu (phần này đọc trực tiếp và hoặc tải về), phần nội dung bắt buộc đăng nhập bằng tài khoản (phần này chỉ đọc không cho phép tải

DSpace at My University - Sách, giáo trình theo ngành - Phần đại cương

Nhan đề : English File elementary: Students book XEMMOTA

Tác giả : Christina Latham-Koenig 0

ENGLISH FILE _ —ơ—— Năm xuất bản: 2013

Nhà xuất bản: Oxford University Press XEM & TAI

` Tom tat: English File third edition offers more support for teachers and students, Teacher's Book 0 provides over 100 photocopiables to save preparation time, plus extra tips and ideas iTools brings your classroom to life with the Student's Book, Workbook AND Teacher's Book photocopiable activities, on-screen and interactive iTutor enables studentstorevise,review CC _ and catch up if they've missed a lesson with all audio and video, plus Grammar, Vocab,

Pronunciation, Reading and Listening, Students can learn and practise sounds, words and sentences in context - and take wherever they go

URE http://localhost:8080/jspui/handie/TLU-123456789/1 551

BO sưu tập Phan đại cương.

Danh sách tệp tin đính kèm:

TVS.000995- english file elemen (Elementary Student's book)_3rd_1.pdf

~ m.— Dung lượng : 2,24 MB Bin 19 Adobe PDF Tải tai liệu.

Hình 3.1S Hình ảnh sau khi chọn tài liệu từ hyperlink

Ý kiến đánh giá

Từ người dùng tin là giáo viên

Với các ứng dụng có gắn mã QR tại thư viện, NDT đều cảm thấy thích thú vì những thông tin cần dùng đều được tiếp cận một cách nhanh chóng.

Thông qua cuộc phỏng vấn đã thu được kết quả như sau

- Giáo viên Vũ Lệ Hang — ngành Quan tri kinh doanh: “ Sứ dung điện thoại để quét mã CSDL ngành học là một sáng kiến rất hay, thông qua ứng dụng giúp cho người dùng nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt được nguồn học liệu của ngành mà không mất công tìm kiếm Đây là một công cụ hữu ích, tôi đã giới thiệu, chia sẻ thông tin với các em sinh viên về ứng dụng này của thư viện và các em cũng công nhận mã QR về CSDL có tính hỗ trợ tốt trong việc học tập ”

- Giáo viên Trần Hải Bình — ngành Ngôn ngữ Anh: “ Mã OR tai kho sách rất tiện ích với tôi, mã OR đã giúp tôi nhanh chóng tim được nhiễu tài liệu liên quan đến van dé đang nghiên cứu Việc sử dụng mã OR cũng rat don giản, chỉ một vài thao tác nhanh gọn là có thể biết được vị trí, tình trạng tài liệu Tôi mong rằng trong thời gian tới Thư viện sẽ tiếp tục có thêm nhiễu hình thức mới để thu hút và quảng bá vốn tài liệu đến bạn đọc”.

Từ người dùng tin là học viên/ sinh viên

Bạn Tran Trung Kiên - Học viên cao học ngành Điều dưỡng: “Em không nghĩ mã OR mà Thư viện chia sẻ lại thuận tiện cho người dùng như vậy.

Thông qua mã OR van dé mà em quan tâm là các dé tài luận văn déu được tiếp cận một cách rất thuận tiện Em thấy rất hài lòng về dịch vụ của Thư viện trường mình”

Bạn Nguyễn Hải Yến — sinh viên ngành Công nghệ thông tin “ Em thay thư viện trường mình gần đây có nhiêu đổi mới Em cũng là ban đọc lên thư khá thường xuyên, việc thư viện ứng dụng mã OR giúp em có thể, nắm bắt đọc tai liệu mọi lúc mọi nơi Vi là người học công nghệ nên em rất thích tiép

83 cận với những ứng dụng mới, em thấy dịch vụ của Thư viện đang phục vụ ngày một tot hơn rồi a”

Bạn Trần Ngọc Linh — sinh viên ngành Quan trị Kinh doanh ” Em được giáo viên chia sẻ mã OR ngành Quan trị Kinh doanh có tại thu viện nên quét thu xem Em thay thong tin vé tai liéu Phuc vu cho cac mon hoc déu rat chi tiết, em có thé dé dàng tiếp cận mà không phải tra cứu, tim kiếm mat thời gian ”.

Kết quả triển khai

ĐỀ có cái nhìn khách quan nhất, cụ thé nhất về tinh tương thích và hiệu quả của mã QR trong thực tế triển khai tại TVDHTL, chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ trên 150 mẫu nghiên cứu là những bạn đọc đã trải nghiệm quét mã QR sử dụng DVTV trong thời gian qua.

Trong kết quả này chúng tôi sẽ tập trung đưa ra các đánh giá dựa trên sự tiếp cận của bạn đọc khi sử dụng các dịch vụ triển khai ứng dụng mã QR, cu thể là hoạt động truy cập website của thư viện, các dịch vụ, việc sử sách tại kho mở và sử dụng tài nguyên số trước và sau khi áp dụng mã QR Kết quả khảo sát thu được cho thấy:

Thứ nhất, chất lượng dịch vụ bạn đọc được cải thiện Có thê thấy, trước khi mã QR đưa vào triển khai thì công cụ tìm kiếm thông tin tại thư viện đang sử dụng hỗ trợ được đánh giá không cao, trung bình thang đo là 2.58, ở mức “Không hiệu quả ” sau khi mã QR được triển khai đưa vào hỗ trợ tìm tin và sử dụng tài liệu, công cụ hỗ trợ của Thư viện được bạn đọc đánh giá khá tốt Trung bình thang đo tăng lên mức 3.30, đang ở mức “Rat hiệu qua”.

Các dịch vụ trong thư viện cũng đã được bạn đọc tiếp cận nhiều hơn So với trước đây số lượng ban đọc yêu cầu bồ sung tài liệu, hay các dịch vụ cung cấp thông tin, tuy không vượt trội nhưng bạn đọc đã có sự quan tâm đến dịch

84 vụ nảy, trung bình thang đo đã được nâng lên ở mức 2,87, đang ở mức “Hiệu quả” 299

Bang 3.1 Khao sát đánh giá mức độ hiệu quả của mã OR

NỘI DUNG ỨNG DỤNG MÃ QR

Đề xuất giải pháp và khuyến nghị

Sau quá trình đưa mã QR vào ứng dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện đáp ứng nhu cầu dùng tin của bạn đọc tai TVDHTL, chúng tôi có một số giải pháp và khuyến nghị như sau: Để ứng dụng mã QR phát huy hiệu quả thư viện phải tăng cường markerting, tuyên truyền, hướng dẫn về mã QR và cách sử dụng mã QR dé tìm kiếm, khai thác thông tin cho người dùng tin Cần sử dụng Email, Facebook, Zalo và các mạng xã hội khác đề phô biến sâu rộng các sản phẩm dịch vụ thư viện đến người dùng tin Nâng cao cơ sở hạ tầng mạng để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ qua wifi, bluetooth Sự én định của mạng sẽ làm cho các hoạt động liên quan đến mã QR được sử dụng dễ dàng và thuận tiện hơn Ngoài ra, các mã cần phải được được đặt trên nhiều áp phích và tải liệu quảng cáo trên khắp thư viện Thường xuyên kiểm tra các dữ liệu đã mã hóa băng cách khảo sát, đánh giá từ người dùng từ đó có các cơ chế điều chỉnh và xử lý thông tin kịp thời, không dé bạn đọc mat niềm tin khi sử dụng.

Khi quyết định sử dụng mã QR vào hoạt động thư viện, hãy ghi nhớ những điều sau: tính hữu ích, khả năng sử dụng và vị trí/ khả năng hiển thị mã.

Tính hữu ich: mã phải làm gia tăng người dùng, làm cho nó giá trị thời gian và người dùng tích cực dé quét mã.

Kha năng sử dung: làm cho mã đủ lớn và rõ ràng dé quét mà không đòi hỏi người dùng phải đứng ở khoảng cách quá gần hay quá xa.

Các thư viện cần dam bảo việc trién khai mã QR được thực hiện một cách đơn giản hóa quyên truy cập cho người dùng.

Giờ đây mã QR đã được triển khai theo các cách được đề cập ở trên, chúng tôi đang cố gang cải thiện và mở rộng những gi chúng tôi đã làm dé tạo ra các mã hiên thị hơn, hap dẫn hơn và được cá nhân hóa.

Việc triển khai đưa ứng dụng mã QR vào cung cấp DVTV tại TVĐHTL đã được định hình quan điểm rằng ma QR là công cụ ưu việt, hay việc đưa mã QR vào thay đổi dịch vụ là việc làm đúng đắn Chúng tôi muốn nhấn mạnh quan điểm là “Sw phá triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT” và thực té đã chứng thực rằng “Nhờ gắn lién với CNTT, thư viện thể giới nói chung và thư viện đại học nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có ” và các thư viện tại Việt Nam cũng không nam ngoài định luật đó Đưa ra luận điểm đó, mục đích chúng tôi muốn hướng tới tương lai đó là sự phát triển và đôi mới, nhanh chóng cập nhật công nghệ, thay đôi phương thức tiếp cận dé phù hợp với thực tế phát triển chung hiện nay Giải phóng sức lao động cho cán bộ đề tập trung nhiều hơn vào những hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ, kết nối với NDT và quản lý quy trình một cách thông minh, qua quá trình đôi mới đó trình độ cán bộ được nâng cao, hiệu suất công việc được cải thiện, nhu cầu NDT được đáp ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Trong điều kiện công nghệ phát triển hàng ngày, thậm trí hàng gio thì việc thay đổi và ứng dung công nghệ vào một hoạt động nào đó là điều khó khăn.

Nhưng chúng tôi đã chứng minh cho mọi người thấy, mã QR (1) hoàn toàn phù hợp với môi trường Thăng Long (2) công cụ này giúp thư viện tiếp cận với sinh viên dễ dàng hơn, ngược lại giúp sinh viên tích cực và chủ động tiếp nhận thông tin từ thư viện và có những phản hồi rất chân thành và mạnh dan (3) Mã QR có nhiều tiềm năng, cách chuyên giao rat đơn giản, hơn nữa thư viện lại có nhiêu điêu kiện thuận lợi Chúng tôi nhận định việc đưa mã

QR vào tích hợp cùng một số dịch vụ hiện có tại thư viện có thể được cung câp hiệu quả hơn băng công cụ này.

TVĐHTL đã bước những bước đi đầu tiên trên hành trình này, bước đầu đã xây dựng trải nghiệm với người dùng trực tiếp các sản phẩm của thư viện một cách nhanh chóng, xây dựng không gian chia sẻ thuận tiện, sáng tạo, hỗ trợ sinh viên, cán bộ giảng viên nghiên cứu, học tập và khám phá ở các quy mô khác nhau Từ cách tiếp cận TT-TV, các tài liệu trong kho va CSDL một cách chủ động Thông qua mã QR, thư viện đã thay đổi nội dung, hình thức tiếp cận dịch vụ với bạn đọc, tạo được ấn tượng tích cực, thích ứng với môi trường học thuật mà Trường ĐHTL đang định hướng và vận hành Những thuận lợi bước đầu là động lực dé TVDHTL đưa ung dung nay vao trién khai với các dịch vu khác.

Hy vọng những khó khăn, những thuận lợi, những kết quả và tiềm năng đã được diễn giải chi tiết trong luận văn nay sẽ phan nào mô tả được bức tranh toàn cảnh, là cơ sở, là định hướng cho những hoạt động trong tương lai tại các thư viện Đại học nói chung và tại TVDHTL nói riêng.

BANG KHAO SÁT Ý KIÊN CUA BẠN ĐỌC VE HOẠT ĐỘNG

THONG TIN CÁ NHÂN

- Anh/chi vui lòng điền đầy đủ thông tin cá nhận trong phan dưới đây

Cán bộ/giảng viên Phòngkhoaai `}

Hoc viên/Sinhviên Ngành học: |

- Anh/chị có muốn nhận thông tin từ Thư viện khi có công cu mới hỗ trợ tim kiếm sử dung dịch vụ không? Nếu có, Anh/chị nhận thông tin qua kênh nào?

Tôi muốn nhận qua kênh: Facebook: | |

Il THUC TRANG SU DỤNG DICH VU THU VIỆN

1 Anh/chị có thường xuyên đến Thư viện không?

( Anh/chị vui lòng đánh dấu vào 6 “Chưa bao giờ” ở tất cả các dòng nếu chưa sử dụng dịch vụ Thư viện)

ST Các phòng trực | jag | làn/k | lần/thá | lần/tu | 2278

T thuộc Thư viện và ` i ngay giờ y ng an

4 Phong tự hoc cá nhân

2 Anh/chi tìm kiếm tài liệu Thư viện thông qua loại hình nào?

Anh/chị đánh giá mức độ hiệu quả của nó như thế nào?

(Danh dau vào ô “Không ý kiên” ở tát cả các dòng nêu chưa sử dụng dịch vụ Thư viện)

ST | loạihìnhdịchvụ | =hÚP | Sto" on Hiệu `

T tại Thư viện By 5 |8 Mý quả h4

L : kiên | hiệu | quả quả quả Đến kho sách và chọn

1 koa ee oO o n n o trực tiép trên giá sách

Tra cứu trên website 2 | thuvien.thanglong.ed | n ủ o o Qo u.vn

3 | Thuvienso.thanglong | n QO QO Qo H

4 Email: 5 p.thuvien @thanglon g.edu.vn

Nhờ sự hỗ trợ của thủ thư

3 Anh/chi vui lòng cho biết, loại tài liệu Anh/chị thường sử dụng tai

(Danh dau vào 6 “Không ý kiên” ở tát cả các dòng nêu chưa sử dụng dịch vụ Thư viện)

Các loại hình tài liệu g — ý | bao lần/ lân/

T v than : kiên | giờ kỳ tuần

2| Oo giai tri — 7 7 7 3 | Giáo trình n

4 | Luận văn — Khóa luận | ,, 5 | Báo, tap trí 4

4 Anh/chị đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ tại Thư viện Đại hoc Thăng Long?

(Đánh giá theo thang điểm tăng dan từ 1-5 và đánh dau vào 6 “1” ở tất cả các dòng nếu chưa sử dụng dịch vụ TY)

3 Cơ sở vật chất 4| Trang thiết bi

Anh/chị đánh giá như thế nào về chất lượng các công cụ tìm kiếm điện tử của Thư viện ?

(Danh dau vào 6 “Không ý kiên” ở tát cả các dòng nêu chưa su dụng dịch vụ Thư viện)

Rât , Khon Khon Rat Dich vu tra cứu thông khong Hiéu g ý g hiệu hiệu tin : hiệu quả kiên quả quả quả Ứng dụng thân thiện, rất dễ sử dụng

Tra cứu nhanh, tiện lợi

Dữ liệu tìm kiếm đầy đủ, chính xác

Dữ liệu thường xuyên được cập nhật

Điều gì khiến Anh/chị hài lòng nhất khi sử dung dịch vụ của

Thư viện Đại học Thăng Long?

Điều gì khiến Anh/chị ít hài lòng nhất khi sử dụng dịch vu của Thư Viện Đại học Thăng Long?

8 Anh/chi có đề xuất gi để Thư viện bố sung, nâng cấp và cải tiễn chất lượng phục vụ tốt hơn trong thời gian tới?

HI THỰC TRẠNG SỬ DUNG THIET BỊ DI ĐỘNG VÀ THÓI QUEN

DÙNG MÃ QR CODE

Anh/chi vui lòng cho biết, Anh/chị có sử dụng điện thoại di động

không Nêu có, anh/chi sử dung dữ liệu mạng nào cho thiệt bị của mình?

Không, tôi không sử dụng điện thoại di động

Có, tôi dùng GPRS Có, tôi dùng 3G, 4G

10.Đây là hình ảnh về một mã phản hồi nhanh (QR Code ) Anh/chị vui lòng cho biết, từ trước tới nay Anh/chị đã từng quét mã QR bao giờ chưa?

A Chua bao giờ sử dụng ơ

11.Anh/chị vui lòng cho biết anh/chi thực hiện khảo sát này thông qua kênh nào?

A Quét mã QR B_ Đường links

C Bản cứng (làm trên giấy)

12.Anh/chị có gặp khó khăn trong quá trình truy cập links/quét mã

QR thực hiện khảo sát không?

A_ Không, tôi không gặp khó khăn Oo B ° C Có, tôi có gặp khó khăn Oo D Đó tne

13.Anh/chị đánh giá như thế nào về các tính năng, tiện ích do mã QR đem lại?

(Anh/chị đánh giá theo thang điểm tăng dân từ 1-5 và đánh dấu vào 6 “1” ở tat cả các dòng nếu chưa từng quét mã OR)

1 Tính tương thích (với thiết bị di động) — — — Tính thông dụng/ tiện dụng

3 | Tính di động (Quét online)

Tính mới mẻ (mới mẻ, thu

5 | Tính chi động (rat linh hoat, tiện lợi)

6 Tính thân thiện (đơn gian,) |_ _ _ — dé thực hiện)

7 Tính cập nhật (TT cập nhật thường xuyên)

8 Chất lượng thông tin (đầy đủ, chính xác ) — — — — ọ | Tính tiết kiệm (thời gian) | fe khởi động va tìm kiêm)

14.Trong tương lai, nếu Thư viện ứng dụng mã QR vào cung cấp dịch vụ thư viện, giúp bạn đọc sử dụng dịch vụ và kết nối với Thư viện thuận tiện, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi trên chính thiết bị di động của mình Bạn có mong muốn sử dụng không?

100 moa Dw Mong muôn Không mong muon

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị!

BANG KHAO SÁT Ý KIÊN CUA BAN ĐỌC VE HOAT ĐỘNG PHỤC VỤ CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THĂNG LONG (Năm học

THÔNG TIN CÁ NHÂN - Anh/chi vui lòng điền đầy đủ thông tin cá nhận trong phần dưới đây

Cán bộ/giảng viên Phòng/khoa: CY]

Hoc vién/ Sinh vién Ngành hoc: | |

Khóa học: [ | Thông tin liên hệ

NỘI DUNG KHẢO SÁT

15 Đây là hệ thống và các dịch vụ đã được mã hóa bằng mã QR.

Anh/chi vui lòng cho biệt anh/chi đã từng sử dụng dịch vụ nay bao giờ chưa? Nêu có, tần xuât anh chị đã sử dụng?

Chưa | mạc | Một Rat |Không

STT DỊCH VỤ bao lần vài nhiều lý kiên giờ lân lân

Tra cứu tài liệu tại kho mở (Tâng 3)

Tra cứu tài liệu trên

Tra cứu tai liệu trên 3 | Thuvienso.thanglong.ed u.vn

4 | CSDL chuyén nganh 5 | Thông báo tai liệu mới 6 | Truy cap Wifi

16.Anh/chi có gặp khó khăn trong quá trình quét mã QR thực hiện khảo sát không?

Không, tôi không gặp khó khăn

Có, tôi không sử dụng thiết bị di động Có, vì tôi không biết cách quét

Có, vì tài liệu không đầy đủ và thường xuyên cập nhật Có, vì thông tin không đầy đủ

Có, vì tôi không thích công nghệ mới này

17.Anh/chi đánh gia như thế nào về mức độ hiệu quả của việc quét mã

QR sử dụng dịch vụ Thư viện thay cho các phương thức truyền thống? (Đánh dấu vào ô “Không ý kiến” ở tất cả các dòng nếu chưa quets max OR sử dụng dịch vụ Thư viện)

ST Loại hình dịch vụ tại Thư „ | không | ng Hiệu hiê

T viện PP | hiệu |hiệu | qua | kién *, *, | qua | quả quả | qua

1 Tra cứu tài liệu tại kho mở

Tra cứu tài liệu trên Thuvien.thanglong.edu.vn

Tra cứu tài liệu trên Thuvienso.thanglong.edu.vn 4 | CSDL chuyén nganh

5 | Thông báo tài liệu mới

6 | Truy cập Wifi on] oa "nị a] o

18.Anh/chị đánh giá như thé nào về các tính năng, tiện ich do mã QR đem lại trong quá trình sử dụng dịch vụ? (Anh/chị đánh giá theo thang điểm tăng dân từ 1-5 và đánh dấu vào 6 “1” ở tất cả các dòng nếu chưa sử dụng dich vụ TV)

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w