+ Là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng bộ ngoạigiao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốctế nhằm thự
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xửQuan hệ giữa các quốc gia về ngoại giao và lãnh sự là bình đẳng trên cơ sở chủ quyền Sự bình đẳng này không cho phép có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các nước có chế độ chính tậ-xã hội và vị trí địa lý, kinh tế, chính trị khác nhau Đối xử trọng thị và bình đẳng là đặc thù của loại hình quan hệ hợp tác về ngoại giao và lãnh sự.
Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, cho nên trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự thì các nước cũng phải nêu cao sự bình đẳng này, đối xử bình đẳng là đặc trưng của quan hệ ngoại giao và lãnh sự, Điều 47 của Công ước Viên 1961 quy định trong khi áp dụng các quy định của công ước này nước nhận đại diện không được phép có sự phân đối xử với các nước khác, đặc biệt khi các nước tổ chức các cuộc đón tiếp, các hội nghị quốc tế có các phái đoàn đến tham dự thì phải đối xử trọng thị và bình đẳng phái đoàn các nước không được phân biết chế độ, kinh tế, chính trị,…
Ví dụ việc cắm cờ - chủ quyền thiêng liêng của các quốc gia, khi họ tham gia hội nghị tại lãnh thổ của nước chủ nhà thì nước chủ nhà phải cắm là cờ của các nước một cách trang trọng, và sẽ có thứ tự cắm mang tính khách quan, công bằng Quy tắc cắm cờ này thể hiện ở chỗ nước chủ nhà sẽ được cắm ở vị trí đầu tiên, tiếp đến là xếp theo thứ tự theo chữ cái đầu trong tên chính thức của nước đó, theo bảng chữ cái của ngôn ngữ nước chủ nhà; Các lá cờ phải có kích thước giống nhau, lấy lá cờ của nước chủ nhà làm chuẩn; Cắm cờ cao bằng nhau.
Nguyên tắc thỏa thuậnThỏa thuận là nguyên tắc được áp dụng triệt để nhất trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự Các hoạt động thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan này giữa nước cử đại diện (hoặc cử lãnh sự) và nước nhận đại diện (hoặc tiếp nhận lãnh sự) đều phải thông qua quá trình trao đổi thỏa thuận để đi đến quyết định cuối cùng Có thể coi nguyên tắc này là “chìa khoá” để mở ra quan hệ đối ngoại và thiết lập cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài.
Sự thỏa thuận được thể hiện sâu sắc ở chỗ tất cả các vấn đề liên quan đến thiết lập quan hệ ngoại giao và lãnh sự, bổ nhiệm ai là người đứng đầu trong cơ quan, quy chế hoạt động, phạm vi các quyền ưu đãi, tất cả các vấn đề về thực thi quan hệ ngoại giao và lãnh sự này đều phải dựa trên sự thỏa thuận của các bên để đi đến quyết định cuối cùng, không bên nào được quyền tự ý thực hiện cả Theo quy định tại Điều 2,4 của công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, việc thiết lập quan hệ ngoại giao phải dựa trên sự thỏa thuận của nước cử và nước tiếp nhận, khi cử người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao thì nước cử phải đảm bảo rằng, người cử phải được nước đó tiếp nhận tiếp nhận Hai bên sẽ thỏa thuận mọi vị trí trong cơ quan đại diện,…
Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan nàyXuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ của quốc gia, trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự, nước nhận đại diện và tiếp nhận lãnh sự phải tôn trọng quyền ưu đãi,miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự Các quyền ưu đãi và miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền quốc gia, được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo đảm thực hiện Quốc gia sở tại phải đối xử trọng thị với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật quốc tế đổ cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ trong khi thực hiện chức năng mà nhà nước trao cho.
Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước tiếp nhận trong các hoạt động ngoại giao và lãnh sựHoạt động của các cơ quan và thành viên của cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài phải luôn phù hợp với luật quốc tế, với pháp luật nước mình và tôn trọng pháp luật cũng như phong tục tập quán của nước tiếp nhận Tôn trọng pháp luật của nước sở tại là hành vi biểu hiện sự tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế đồng thời là việc làm để xây dựng và thắt chặt thêm quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia.
Nguyên tắc có đi có lạiCó đi có lại là nguyên tắc mang tính tập quán và truyền thống trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự Nguyên tắc bình đẳng là nền tảng để xây dựng các quan hệ ngoại giao và lãnh sự trên cơ sở có đi có lại Biểu hiện thực tế của nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa các quốc gia là việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của các quốc gia được hưởng chế độ pháp lý và đối xử như nhau, không cho phép một bên đòi hỏi cơ quan và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của mình được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn những gì mà mình đã, đang và sẽ dành cho bên kia.
Nguyên tắc có đi có lại cũng có nghĩa là các quốc gia có thể áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp nước nhận đại diện có hành vi xử sự làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của nước cử đại di
Một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế thường không căn cứ vào hành động vi phạm của một quốc gia khác để tự mình cũng vi phạm để trả đũa quốc gia đó Trong trường hợp này chỉ nên áp dụng những biện pháp mà luật quốc tế đã quy định như phản kháng, tạm thời đình chỉ hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao… Và một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế thường không căn cứ vào nguyên tắc có đi có lại để từ chối không cho một Cơ quan đại diện của nước ngoài những ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đã được ghi trong Công ước Vienna 1961.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un năm 2019, “Ánh dương mùa xuân” là chương trình nghệ thuật Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chiêu đãi Chủ tịch Kim Jong-un và đoàn đại biểu thăm cấp nhà nước Việt Nam Chương trình bao gồm 3 phần: các ca khúc ca ngợi lãnh tụ hai nước Việt Nam và Triều Tiên, giới thiệu các tác phẩm âm nhạc mang đậm b ản sắc văn hoá Việt Nam, trình diễn lại các tiết mục từng đạt giải tại Liên hoan nghệ thuật mùa xuân Bình Nhưỡng Ngoài ra, các nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam như đàn bầu, đàn K’Long cũng được giới thiệu cho các nhà lãnh đạo Triều Tiên, đem lại trải nghiệm thú vị và độc đáo.
- Công nhận quốc gia và thiết lập quan hệ ngoại giao
- Bước đầu tiên để thiết lập quan hệ ngoại giao, theo thông lệ là phải công nhận quốc gia này, quốc gia kia và chính phủ từ một quốc gia khác
- Theo luật quốc tế có 3 hình thức công nhận quốc gia:
Công nhận De-facto: Công nhận DE FACTO là một trong những hình thức truyền thống của công nhận quốc tế chính thức đối với quốc gia hoặc Chính phủ mới được thành lập, là sự công nhận quốc tế ở mức không đầy đủ, hạn chế và trong một phạm vi không toàn diện Chế độ công nhận này được cấp khi một quốc gia mới nắm giữ đủ lãnh thổ và quyền kiểm soát đối với một lãnh thổ cụ thể, nhưng các quốc gia khác cho rằng nó không có đủ sự ổn định hoặc bất kỳ vấn đề đáng lo ngại nào khác Và là, bước chính để đạt được sự công nhận de jure Nó là sự thừa nhận tạm thời và thực tế như một trạng thái, và nó có thể có điều kiện hoặc không có bất kỳ điều kiện nào Công nhận de facto là một quá trình thừa nhận một quốc gia mới hình thành bằng một hành động phi cam kết Trái ngược lại với de facto là de jure - là một trong những hình thức truyền thống của công nhận quốc tế chính thức đối với quốc gia hoặc Chính phủ mới được thành lập, là sự công nhận quốc tế chính thức ở mức độ đầy đủ nhất và trong một phạm vi toàn diện Sự công nhận de jure có thể được cấp có hoặc không có sự công nhận de facto Phương thức công nhận này được cấp khi quốc gia mới thành lập có được sự ổn định vĩnh viễn và vị thế nhà nước Chế độ công nhận De jure cho phép trạng thái vĩnh viễn của một quốc gia mới thành lập với tư cách là một quốc gia có chủ quyền.Quan hệ phát sinh giữa quốc gia công nhận De Facto và bên được công nhận là những quan hệ quá độ tiến lên quan hệ toàn diện giữa các bên khi công nhận Dejure Phạm vi quan hệ giữa các bên khi công nhận De Facto thường được xác định trên cơ sở các điều ước quốc tế song phương giữa các bên liên quan Khi Công nhận De Facto, các bên có thể thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường.Sự hợp tác giữa các bên cũng có thể được tiến hành trong các lĩnh vực khác nhau dưới các hình thức khác.
VD: + Quốc gia được công nhận de facto không đủ điều kiện để trở thành thành viên của Liên hợp quốc ví dụ: Israel, Đài Loan, Bangladesh.
+ Chính phủ Taliban ở Afghanistan: Sau khi chiếm Kabul vào tháng 8 năm 2021, Taliban đã thành lập chính phủ mới Hiện tại, Taliban chưa được cộng đồng quốc tế công nhận de jure, nhưng nhiều quốc gia đã và đang tiến hành các cuộc đàm phán với họ về các vấn đề nhân đạo và an ninh Đây được coi là sự công nhận de facto đối với chính phủ Taliban.
Công nhận de-jure (công nhận pháp lý): là công nhận đầy đủ, công nhận ngoại giao Hình thức công nhận này ngày càng trở nên thông dụng Công nhận de-jure đòi hỏi phải thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức bằng hình thức văn bản, theo thỏa thuận của cả hai bên,mở cơ quan đại diện ngoại giao, phát triển quan hệ kinh tế
- thương mại, văn hóa, giáo dục trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Công nhận De Jure thường được coi là sự công nhận cuối cùng, kết thúc trọn vẹn, là cơ sở quan trọng để các bên thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường trên cơ sở các điều ước quốc tế song phương, giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức công nhận De jure và công nhận De Facto chủ yếu về mặt chính trị Động cơ chính trị ở đây của bên công nhận De Facto thể hiện ở thái độ thận trọng hoặc miễn cưỡng của quốc gia công nhận mới đối với đối tượng mới được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế. Đối với trường hợp công nhận De jure, rõ ràng các bên muốn thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường, toàn diện với tất cả những kết quả pháp lý đầy đủ nhất của nó.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, sự công nhận De Jure là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên giải quyết triệt để vấn đề kế thừa của các bên liên quan.
=> Sự khác nhau giữa công nhận de facto và công nhận de jure chủ yếu về mặt chính trị Động cơ chính trị chủ yếu của bên de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc chính phủ mới được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.
- Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192 nước (gần đây nhất là với Cộng hòa Trinidad và Tobago), song đến nay chúng ta mới có 82 cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài.
VD: Trong 23 năm kể từ khi nước CHND Trung Hoa được thành lập cho đến năm
1972, Mỹ và Trung Quốc không có bất cứ mối quan hệ ngoại giao chính thức nào Đến năm 1971, Mỹ từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, công nhận vị trí của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thay Đài Loan, thừa nhận chính sách “một Trung Quốc”, và sau đó là quá trình chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Hai bên hoàn thành quá trình bình thường hóa quan hệ khi mở sứ quán tại thủ đô của mỗi nước vào tháng 1 năm 1979.
Công nhận ad hoc: là hình thức công nhận đặc biệt chỉ phát sinh trong quan hệ giữa các bên trong một phạm vi nhất định, hoàn cảnh nhất định nhằm tiến hành một số công vụ nhất định cụ thể và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay sau khi hoàn cảnh công vụ đó.
Ví dụ: Năm 1976 Mỹ thực thi chính sách cấm vận đối với Việt nam, tuy nhiên trong thời gian này, Mỹ cũng tiến hành công nhận ad hoc với Việt nam bằng cách ký một loạt các hiệp định song phương liên quan đến vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Mỹ mất tích tại Việt nam Ở Việt Nam tham gia Liên hợp quốc năm 1977, ở đó có nhiều thành viên chúng ta chưa hề thiết lập quan hệ, song có quan hệ gián tiếp trong các hoạt động tại diễn đàn này.
Tính chất của Ngoại giao hiện đại trong thế kỷ 211 Chủ thể quan hệ quốc tế tăng nhanh về số lượng và trở nên hết sức đa dạng, nhà nước vẫn là chủ thể chính, song vai trò của chủ thể phi nhà nước ngày càng tăng
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, nhiều tác nhân mới đã nổi lên với vai trò hỗ trợ, bổ sung cho quan hệ quốc tế, quan hệ quốc tế từ đó mà ngày càng đa dạng và phong phú; trong đó quốc gia vẫn là chủ thể chính và nắm giữ vai trò không thể thiếu Trong quá khứ, chủ thể quan hệ quốc tế xoay quanh các quốc gia, và chỉ có các quốc gia tham gia vào ngoại giao thì nay các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, công ty đa quốc gia, chính quyền địa phương hay toàn thể nhân loại, các cá nhân, tổ chức tội phạm, tôn giáo, lý luận đã và đang có những tác động nhất định tới hình thức, nội dung và phương thức hoạt động của nền ngoại giao các nước
Liên hệ: Có nhiều tổ chức phi chính phủ tới Việt Nam đóng góp tích cực vào đời sống xã hội của nhân dân thông qua các việc làm thực tiễn như cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người khuyết tật, viện trợ y tế, phát triển giáo dục, xây dựng nông thôn, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo…:
- AIESEC (thành lập tại Áo), tập trung vào phát triển nhân tài trẻ và tạo ra các giải pháp bền vững cho các thách thức toàn cầu; Làng trẻ em SOS (thành lập tại Áo); cung cấp một môi trường gia đình ổn định và an toàn cho trẻ em mất gia đình hoặc bị bỏ rơi, giúp họ phát triển toàn diện 1
- Saigon Children’s Charity (saigonchildren): Là tổ chức phi chính phủ được đăng ký tại Anh và hoạt động hoàn toàn tại Việt Nam với sứ mệnh xóa bỏ rào cản tiếp cận với giáo dục cho trẻ em khó khăn Năm 2020, saigonchildren tham gia hỗ trợ khẩn cấp nạn nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và lũ lụt tại miền trung, điển hình là dự án “Em
1 Link không lẻ loi 2 Cho đến năm 2023, có hơn 600 tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam 3
2 Ngoại giao cấp cao, ngoại giao thượng đỉnh bùng nổ
Sự phát triển của giao thông và viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và liên lạc, giúp các nhà lãnh đạo quốc gia vẫn có thể chỉ đạo công việc mà không cần phải ở bên ngoài quốc gia Một nguyên nhân khác làm tăng ngoại giao cấp cao là việc đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo cũng dễ dàng hơn Hơn nữa, việc giải quyết các vấn đề tại cấp cao thường diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, do đây là cấp độ có thẩm quyền cao nhất Tất cả những yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại giao cấp cao.
Liên hệ: Ví dụ là Hội nghị G7, với sự tham gia của lãnh đạo 7 nước: Pháp,
Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Ý, Canada và EU, được tổ chức hằng năm nhằm đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.
- Về xung đột Nga - Ukraine, tuyên bố chung của G7 năm 2023 đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích hành động tiếp tục gây hấn của Nga ở Ukraine và kêu gọi Nga rút toàn bộ quân đội ra khỏi đó ngay lập tức.
- Đối với Trung Quốc, tuyên bố chung của G7 cũng phản đối mạnh mẽ các âm mưu và nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc, đồng thời thể hiện quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan.
Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào các diễn đàn ngoại giao cấp cao như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu vực ASEAN, và Hội nghị các bên liên quan về Biển Đông.
- Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản vào 5/2023 đã thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương.
Những cuộc họp này không chỉ cung cấp cơ hội để Việt Nam nâng cao vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế mà còn giúp nước ta đạt được các mục tiêu kinh tế, an ninh và hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
3 Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm của hoạt động ngoại giao nhiều nước, ngoại giao văn hoá cũng có bước phát triển mới a Ngoại giao kinh tế
Ngoại giao kinh tế phát triển nhanh, mạnh do tăng cường tính chất mở cửa của các nền kinh tế quốc gia, sự phát triển nhanh chóng của phân công lao động quốc tế, của quá trình toàn cầu hóa dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ Sức
2 Link 3 Link mạnh kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia do phương pháp giải quyết các mâu thuẫn, bảo vệ lợi ích quốc gia bằng sức mạnh quân sự về cơ bản đã bị đẩy lùi vào quá khứ, sau Chiến tranh Lạnh, sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa không còn nữa Các nước đều hết sức coi trọng ngoại giao kinh tế.
Liên hệ: Trung Quốc với sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) tăng cường kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và các nước khác thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng BRI cũng được coi là một phần quan trọng của "giấc mơ Trung Quốc", phản ánh tầm nhìn của nước này và Chủ tịch Tập Cận Bình về "sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa" Nhìn chung, Trung Quốc đang sử dụng Ngoại giao kinh tế một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình BRI là một trong những những ví dụ điển hình cho thấy Trung Quốc đang ngày càng tăng cường ảnh hưởng kinh tế và vị thế quốc tế của mình thông qua các hoạt động ngoại giao kinh tế.
Đặc điểm của Ngoại giao hiện đại thế kỷ XXI1 Ngoại giao trở nên cởi mở hơn, ít khép kín hơn và các nhà ngoại giao sẵn sàng tiếp xúc với báo chí, công chúng
Ngoại giao thời kỳ trước đây thường mang tính bí mật, khép kín và chỉ giới hạn trong một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao Hơn nữa việc sử dụng công nghệ thông tin, đối thoại hay tham vấn, minh bạch và giải trình, hợp tác và liên kết quốc tế còn hạn chế Bên cạnh đó ngoại giao thời kỳ trước sẽ tập trung nhiều vào các vấn đề chính trị, an ninh và quân sự, ít sự chú ý về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường; nhưng ngoại giao hiện đại thế kỷ 21 đã dần hướng tới và cởi mở hơn ngoại giao trước đây.
Việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên rộng rãi trong ngoại giao hiện đại hiện nay chúng ta sử dụng mạng xã hội, website, email để truyền thông, kết nối và chia sẻ thông tin với công chúng Các nhà ngoại giao thường xuyên sử dụng mạng xã hội để chia sẻ quan điểm, cập nhật hoạt động và tương tác với người dân Nhiều quốc gia đã thành lập website chính thức của Bộ Ngoại giao của quốc gia họ để nhằm cung cấp thông tin về chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao và các dịch vụ lãnh sự.
Liên hệ: Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có trang web công khai với nhiều thông tin về hoạt động ngoại giao bao gồm các bài phát biểu, thông cáo báo chí và báo cáo và có một tài khoản Twitter với hơn 10 triệu người theo dõi hay Liên minh châu âu dịch vụ hành động Đối ngoại Châu Âu ( EEAS) có một trang web công khai với rất nhiều thông tin ngoại giao. Ở Việt Nam, trong Văn kiện các Đại hội VIII, IX, X, XI, XII của Đảng đều có các nội dung yêu cầu mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, làm rõ nội hàm, nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân và sự cần thiết phải "phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta" để thể hiện được những xu thế mới mà Việt Nam đã hướng đến cải cách, đổi mới để ngành ngoại giao và đất nước phát triển và góp phần vào hòa bình ổn định thế giới.
Trên thế giới, Liên minh Châu Âu (EU) cũng thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại và tham vấn giữa các quốc gia thành viên về nhiều vấn đề khác nhau hay hoặc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng có những cuộc đối thoại để bàn về quân sự và an ninh Tăng cường đối thoại và tham vấn là một xu hướng tất yêu trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Sự chú trọng cuối cùng là thúc đẩy hợp tác và liên kết quốc tế đề giải quyết các vấn đề chung như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, dịch bệnh Các quốc gia tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC để cùng nhau giải quyết các thách thức chung Hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và tăng cường trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật.
2 Thủ tục lễ tân được đơn giản hóa, gặp gỡ không chính thức, gặp làm việc, gặp không có "cravat" trở nên phổ biến
Những năm gần đây xu hướng chung của lễ tân ngoại giao là đơn giản, chương trình thiết thực, giảm bớt các chuyến thăm chính thức tốn kém, phức tạp Tại Nga, nguyên thủ nước ngoài thăm làm việc: đón tại sân bay là Phó Chủ tịch Chính phủ, không có nghi thức duyệt đội danh dự, không cử quốc thiều, không có dàn moto hộ tống.
Việc đơn giản hóa thủ tục lễ tân đã góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian.
Trong trang phục, từ sau Chiến tranh thế giới thứ Il "tập quán mặc đồng phục ngoại giao được giảm đi rất nhiều" Trong đoàn ngoại giao ở "Châu Âu "smart" (mặc lịch sự) là comple không cần đeo cravat, không phải comple màu tối, quần và áo vest có thể khác nhau" Trong buổi tối gặp mặt của 2 ngoại trưởng Trung Quốc và Singapore Khi thấy đối tượng không đeo cà vạt, ông Vương Nghị đã nhanh chóng tháo cà vạt của mình Cách ứng biến của ông Vương đã nhận được rất nhiều lời khen.
Qua đây có thể thấy việc đơn giản hóa trang phục sẽ giúp cho quá trình đàm phán, tiếp xúc ngoại giao trở nên thoải mái, gần gũi hơn.
Năm 2022 Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về lễ nghi đối ngoại, hướng tới sự chuyên nghiệp và thống nhất Công tác ngoại giao chuyên nghiệp, bài bản, thủ tục lễ tân đơn giản sẽ góp phần xây dựng một nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc.
3 Xuất hiện những khái niệm mới, cách tiếp cận mới như: sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, an ninh toàn diện, an ninh phi truyền thống, ngoại giao phòng ngừa…
Ngoại giao phòng ngừa: sau Chiến tranh lạnh được hiểu là “hành động để phòng ngừa tranh chấp nảy sinh giữa các bên, không để các tranh chấp hiện có leo thang thành xung đột và hạn chế sự lan rộng của xung một khi đã bùng phát” Một số biện pháp của ngoại giao phòng ngừa có thể kể đến như: Nỗ lực xây dựng lòng tin (minh bạch thông tin, trao đổi thông tin); Xây dựng thiết chế (thiết chế chính thức, thiết chế không chính thức nhằm tham khảo, trao đổi ý kiến giữa các nhân vật thực hiện ngoại giao phòng ngừa); Có hệ thống cảnh báo sớm (tăng cường quân đội, nạn đói, nạn di cư )
Ngoại giao ảo: theo nghĩa rộng được hiểu “là hình thức ngoại giao liên quan đến sự xuất hiện mạng thông tin toàn cầu” Theo nghĩa hẹp, “ngoại giao ảo là việc thông qua các quyết định, phối hợp, liên lạc và thông tin các công việc ngoại giao bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin” Nội dung của ngoại giao ảo cũng bao gồm xây dựng hoạt động của các đại sứ quán, cơ quan lãnh sự, phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế, đào tạo cán bộ ngoại giao với chất lượng cao, nhằm nắm được các kỹ năng tuyên truyền, vận động dư luận khác nhau và những công cụ kỹ thuật cao.
Liên hệ: Những năm đại dịch Covid-19 ảnh hưởng Trung Quốc đã tiến hành ngoại giao trực tuyến Lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình đã không rời khỏi đất nước trong 21 tháng và chi tham gia các hội nghị bằng hình thức trực tuyến.
Ngoại giao kênh II (Track II) là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh I
(track I) - nơi diễn ra các cuộc đối thoại về chính trị và an ninh của Chính phủ hay những quan chức cấp cao Ngoại giao kênh II được hiểu là những hoạt động đối ngoại không phải của Đảng hoặc Nhà nước mà là của nhân dân, cá nhân và cộng đồng cư dân hoặc thông qua các tố chức nhân dân.
Liên hệ: Những năm qua tại Việt Nam đối ngoại nhân dân đã có đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao vị thể quốc gia, giúp phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân ta ở các nước Chỉ thị ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư khóa XIII nêu rõ: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới". Đặc thù của ngoại giao hiện đại là ngoại giao hiện đại tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và Luật Quốc tế
Bước sang giai đoạn ngoại giao hiện đại, hệ thống Luật quốc tế bao gồm các Điều ước quốc tế và các Tập quán quốc tế đã trở thành ngôn ngữ chung cho cơ sở ứng xử của các quốc gia trong Quan hệ quốc tế Việc Luật quốc tế trở thành chuẩn mực chung đã tạo cơ hội cho tất cả các quốc gia tham gia một vào hệ thống Quan hệ quốc tế với quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, hình thành một môi trường đối ngoại công bằng (về mặt lý thuyết) Trong hệ thống các Điều ước quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc (1945), với tổng số 193 nước tham gia ký kết, là một trong những văn bản pháp lý có sức ảnh hưởng nhất, và đã trở thành thành tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia hiện nay Đây cũng là nền tảng để duy trì trật tự ổn định của thế giới khi các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều chịu trách nhiệm tuân theo Luật quốc tế với các nguyên tắc cơ bản nhất là: tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Xu hướng ngoại giao hiện đại thế kỷ 21Thách thức đối với ngành Ngoại giaoTình hình thế giới và khu vực luôn thay đổi hết sức nhanh chóng, sâu sắc và khó lường, buộc ngành ngoại giao phải thường xuyên theo dõi sát sao, phản ứng kịp thời để bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc Trong đó, Việt Nam chúng ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất, có ý nghĩa chiến lược và đặt ra nhiều yêu cầu đổi mới từ tư duy đến cách làm Trong bối cảnh đó, bên cạnh nhiệm vụ duy trì môi trường hòa bình, ổn định, ngoại giao cần phục vụ thiết thực hơn nữa các mục tiêu phát triển đất nước để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Năm 2016, tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu rằng cần thấy rõ tiến trình hội nhập quốc tế vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém.
- Nền kinh tế nước ta vẫn dễ bị tổn thương trước các biến động bất lợi của kinh tế thế giới.
- Chúng ta cũng chưa tranh thủ được đầy đủ các cơ hội của hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
- Chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững.
- Trong khi đó, phát triển và hội nhập đang tạo nhiều sức ép lên các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường.
● Về văn hóa - tư tưởng chính trị
Cục diện thế giới theo xu thế “đa trung tâm” cũng như sự can dự của nhiều nước lớn đặt ra những thách thức đối với các nước vừa và nhỏ trong việc giữ vững độc lập, tự chủ.
- Mặc dù khẳng định đi trên con đường ngoại giao hòa bình, nhưng thế giới vẫn chưa thấy hết thành ý của Việt Nam, không phải lúc nào cộng đồng quốc tế cũng hiểu đúng và đầy đủ lập trường của Việt Nam Vì lý do đó, sự ủng hộ Việt Nam ở một số vấn đề còn thiếu tích cực.
- Khó khăn và căng thẳng trong việc phải tạo thế “cân bằng” tương đối trong quan hệ với các nước lớn, không quá thiên về bất kỳ nước lớn nào để trở thành đối đầu với cường quốc khác, hứng chịu xung đột vũ trang và chiến tranh Kinh nghiệm cũng cho thấy, khi quyền lợi giữa các nước lớn bị cọ sát, có thể xảy ra xung đột, thì các nước lớn tìm cách chuyển hóa xung đột ấy sang các nước khác Nói cách khác, nước lớn sẽ tìm cách tiến hành “chiến tranh ủy nhiệm” như trong thế kỷ XX tại các nước vừa và nhỏ, nhất là ở nơi tập trung cao độ mâu thuẫn lợi ích giữa các nước lớn.
Ngoại giao tuy đã chú trọng vai trò của truyền thông trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng công nghệ số ngày càng phát triển, nhưng:
- Hình ảnh Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhiều trên các kênh truyền hình quốc tế.
- Ngoại giao Việt Nam chưa khai thác hết lợi thế của truyền thông, thông tin cập nhật chậm nên có lúc xử lý vấn đề chưa sát, chưa trúng, nhiều vấn đề bỏ ngỏ để
“tài nguyên” ngoại giao rơi vào tay người khác.
- Công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin cho quốc tế nhiều lúc còn yếu.
- Công tác thông tin đối ngoại không chủ động, thiếu sức thuyết phục, tuy đã cải thiện đáng kể, song còn xa so với yêu cầu.
●Về đối ngoại quốc phòng và an ninh phi truyền thống
Vấn đề an ninh – quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không chỉ là hoạt động ngoại giao đơn thuần mà thông qua hoạt động đối ngoại để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Việc phải tìm cách giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng như khắc phục những hệ lụy do các chính sách theo chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ gây ra tiếp tục đặt ra những thách thức đối với ngành ngoại giao nước ta không chỉ về nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng sức mạnh quân đội, mà còn phải có cách hiểu mới, cách ứng xử mới về khái niệm “chủ quyền quốc gia” thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thách thức đối với nhà Ngoại giaoThời kỳ 4.0 với sự chuyển đổi mạnh về công nghệ số hiện nay mang đến nhiều sự tiện lợi, điển hình như việc lấy tin, truyền tin rất nhanh và thuận tiện Nhất là trong bối cảnh những năm gần đây với sự xuất hiện của đại dịch, các buổi họp hội nghị, gặp mặt trực tuyến càng được ứng dụng nhiều hơn thay cho những cuộc gặp mặt truyền thống Tuy nhiên, đi đôi với sự thuận lợi là những thách thức Nhà ngoại giao cần đáp ứng những kỹ năng để thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại số.
Trong thời đại số, các nhà ngoại giao phải hoạt động đồng thời nhiều "mặt trận" cùng lúc Một mặt là phải tiếp tục triển khai các đường lối chính sách và nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó khi Việt Nam đảm nhận vai trò kép này.
Mặt khác, nhà ngoại giao phải tự tìm hiểu và được đào tạo về công nghệ số Nhà ngoại giao phải nhận thức được rằng nhu cầu hợp tác quốc tế trong thời đại công nghệ số là rất khác trước, đó là các vấn đề về an ninh, kinh tế, xã hội, phát triển bền vững và bao trùm Như vậy, điều đầu tiên những nhà ngoại giao cần làm là trau dồi kỹ năng trong quá trình học tập, cập nhật những thiết bị, ứng dụng số mới trong quá trình làm việc, cần phát huy tính linh hoạt, tích cực và nhanh nhạy.
Như đã nêu ở trên, thế kỉ XXI là thế kỉ của sự mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá Môi trường an ninh đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn, nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng nhau giải quyết các vấn đề chung cấp bách Các thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực Đi liền với điều này là sự đòi hỏi nâng cao chất lượng ở các cán bộ Ngoại giao, bao gồm nâng cao kiến thức về nhiều lĩnh vực, nắm vững luật pháp quốc tế, quan điểm chính trị rõ ràng và trưởng thành Hình ảnh cán bộ ngoại giao trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao, trước ống kính truyền thông quốc tế mang ảnh hưởng tới hình ảnh dân tộc, đất nước.
Cán bộ Ngoại giao cần thể hiện được nét văn hoá Việt Nam trong thời đại hội nhập, ghi điểm về đất nước trong mắt bạn bè quốc tế và giành được lợi ích cho quốc gia.
Là những người đại diện và mang hình ảnh đất nước tới bạn bè quốc tế, cán bộ Ngoại giao là những cá nhân tinh hoa và cần được chọn lọc kỹ lưỡng Trong thế kỷ XXI với sự phát triển nhanh chóng, cán bộ Ngoại giao có nhiều thuận lợi phát triển song không khỏi gặp những thách thức đòi hỏi sự trau dồi, học hỏi, phấn đấu không ngừng.
Ví dụ về thực trạng ngày nayNăm 2022 chứng kiến nhiều khủng hoảng ngoại giao như chiến sự Ukraine,dẫn tới việc các quốc gia liên tục nghi ngờ lẫn nhau, và tung ra các đòn trừng phạt,trục xuất, đe dọa đến quan hệ quốc tế, an ninh và hòa bình thế giới.
Bài học, kinh nghiệmNhìn lại kết quả công tác đối ngoại và ngành ngoại giao những năm gần đây gồm cả những mặt tốt và cả hạn chế đã làm sâu sắc hơn bài học lớn về đối ngoại, đồng thời giúp ngoại giao trưởng thành, bản lĩnh hơn và tích lũy thêm những bài học kinh nghiệm có giá trị.
Một là, trước những diễn biến, tình huống khó khăn thử thách cần luôn bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, trên cơ sở kiên định độc lập tự chủ, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc, tôn trọng luật pháp quốc tế đồng thời uyển chuyển linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong sách lược, thích ứng với tình hình mới, nhạy bén nắm bắt cơ hội, biến nguy thành cơ.
Thứ hai, tăng cường dự báo tham mưu đối ngoại, đánh giá đúng tình hình, biết mình, biết người, biết thời, biết thế để luôn giữ thế chủ động, biết cương, biết nhu, biết tiến biết thoái trước những diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình.
Thứ ba, luôn coi trọng xây dựng đất nước toàn diện về chính trị, tư tưởng,đạo đức, tổ chức và cán bộ trong ngành ngoại giao Giữ nghiêm kỷ luật kỷ cương,tăng cường kiểm tra, giám sát.
Về Việt Nam: Bước sang thế kỷ 21, trong bối cảnh cục diện quốc tế biến đổi sâu sắc, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh, đòi hỏi công tác đối ngoại phải tiếp tục đổi mới để phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.
Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của chiêu đãi ngoại giao - Khái niệmTiệc tiệc chiêu đãi ngoại giao là một trong những hình thức thông dụng, phổ biến nhất của hoạt động đại diện ngoại giao của quốc gia, không những mang tính chất chính trị mà còn thể hiện tính văn hóa thông qua các buổi tiệc chiêu đãi Vì vậy việc tổ chức tiệc chiêu đãi ở các nước sẽ có những nét riêng biệt Song điểm chung của các tiếc ngoại giao là thể hiện lòng mến khách, lòng hảo tâm nhưng không tách rời danh dự và sự tự tôn của quốc gia.
Tiệc ngoại giao là tiệc do Chính phủ, Bộ, Ngành, Cơ quan Nhà nước, Cơ quan Ngoại giao tổ chức chiêu đãi các vị lãnh đạo, các nhà ngoại giao, các chuyên gia, cố vấn nước ngoài ngay tại nhà khách chính phủ hoặc ở khách sạn Bộ Ngoại giao hoặc Đại sứ quán.
- Tiệc ngoại giao được tổ chức nhân các dịp:
+ Quốc khánh + Những ngày kỷ niệm lớn như kỷ niệm ký hiệp định/ hiệp ước quốc tế/ kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao
+ Năm mới + Nhân có đoàn đại biểu chính thức + Chào đón/ tiễn biệt đại sứ
+ Khai mạc triển lãm, lễ hội …
→ Ví dụ: Ngày 1/9, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm và Tiệc chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2022) Đây là dịp để cơ quan đại diện Việt Nam duy trì đà phát triển với nhiều hình thức và cơ chế giao lưu, trao đổi linh hoạt với lãnh đạo chính quyền thành phố Côn Minh; các cơ quan ngoại giao; cộng đồng người Việt Nam; cộng đồng doanh nghiệp ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
+ Thúc đẩy việc thiết lập, củng cố và phát triển quan hệ giữa đại diện ngoại giao với các cơ quan, quan chức sở tại, giữa các đại diện ngoại giao với nhau.
+ Góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, tăng cường hiểu biết lẫn nhau; làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước, dẫn đến ký các nghị định thư hoặc cùng tuyên bố các lập trường chung trước một sự kiện quốc tế mà hai bên cùng quan tâm và tham gia.
Các loại chiêu đãi ngoại giao 2.1 Quốc yến hoặc Quốc tiệcTiệc tốiTiệc tối là hình thức tiệc long trọng nhất, kéo dài khoảng hai, ba tiếng từ 19- 22 giờ Có sơ đồ bàn tiệc, thẻ đề tên người dự và thực đơn Thực đơn gồm 2-3 món nguội, khoảng hai món nóng, món chính là tôm, cá, thịt và món tráng miệng Có rượu khai vị Đồ uống gồm vang đỏ, vang trắng, rượu mạnh và sâm panh để chúc mừng Ngoài ra, còn có cô nhắc và rượu mùi, rượu ngọt uống sau cùng.
Tiệc tối là tiệc ngồi, được mời để chiêu đãi các cấp khách Thực đơn tiệc tối không cầu kỳ như đối với Quốc yến Đồ uống gồm rượu vang, rượu dân tộc, rượu thơm (lúc kết thúc), nước khoáng…
Các đại sứ thường dùng loại tiệc này tổ chức mời cơm thân mật các quan chức sở tại và đồng nghiệp trong đoàn ngoại giao.
Về trang phục, thường ghi trong giấy mời Ở nhiều nước tiệc loại này đề nghị quần áo dân tộc hay áo đuôi tôm hoặc là smoking - jacket đối với đàn ông và quần áo dân tộc hoặc bộ váy buổi tối đối với phụ nữ Tuy nhiên ở nhiều nước, trong các tiệc này chỉ cần comple màu tối với đàn ông, không yêu cầu áo đuôi tôm hay smoking- jacket Khi đã mặc áo đuôi tôm hay smoking phải đeo nơ thay cho cravat.
Trong tiệc này, chủ và khách chính phát biểu hoặc là ngay từ đầu hoặc là trước khi ăn món tráng miệng (tùy tập quán của từng nước) Nhìn chung nên nói ngắn gọn, không nên nói dài.
Tiệc trưaCũng giống như tiệc tối, tiệc trưa là loại tiệc ngồi chiêu đãi vào buổi trưa.
Tiệc trưa được tổ chức trong khoảng từ 12-15 giờ, thông thường là 12.30 hay 13.00 giờ; thường kéo dài khoảng một hai giờ và 30 phút dành cho uống chè, cà phê. Đối với tiệc trưa món ăn nhẹ nhàng hơn tiệc tối một chút Ở một số nước ăn trưa không có món súp và chỉ dùng rượu vang hoặc rượu nhẹ khác; một số nước không dùng rượu bia bữa trưa.
Là tiệc chiêu đãi chính thức, có sơ đồ bàn tiệc, đòi hỏi có xếp chỗ ngồi, có phiếu ghi tên người dự tiệc và thực đơn, thường được tổ chức nhân dịp đại sứ đến trình quốc thư và kết thúc nhiệm kỳ, nhân những ngày lễ hoặc để chào mừng khách cao cấp nào đó đến thăm…
Thực đơn gồm một đến hai món lạnh, còn món chính là một món cá, tôm hoặc một món thịt và món tráng miệng Có rượu khai vị, lúc ăn đồ nguội dùng nước khoáng, rượu mùi hoặc ngâm quả; còn khi ăn món cá là rượu vang trắng và ăn món thịt là rượu vang đỏ; ăn tráng miệng là sâmpanh lạnh, sau món tráng miệng là chè hay cà phê Rượu Cô Nhắc hay rượu ngọt, rượu mùi được phục vụ cuối cùng.
Thường có bài phát biểu trong loại tiệc như vậy: vài lời chúc rượu của chủ tiệc, nêu lý do tổ chức tiệc và chúc sức khỏe Sau đó là lời đáp lễ của khách chính.
Phát biểu thường được tiến hành sau khi ăn xong món chính, chuẩn bị ăn tráng miệng Chủ tiệc phát biểu trước Tuy nhiên, ở nhiều nước, phát biểu chúc rượu tiến hành ngay từ khi khai tiệc và khách chính phát biểu đáp lễ luôn.
Tiệc làm việcCó thể tổ chức bữa ăn sáng làm việc (Working Breakfast), bữa ăn trưa làm việc (Working Lunch), hoặc bữa ăn tối làm việc (Working Dinner). Đây là tiệc ngồi và là tiệc vừa ăn vừa trao đổi công việc, có thể xếp chỗ ngồi theo bàn dài mỗi đoàn ngồi một bên như khi ngồi hội đàm hoặc có thể xếp bàn tròn ngồi xen lẫn khách và chủ, tùy theo tính chất bữa tiệc.
Tiệc buffetTiệc buffet được sử dụng cho cả bữa ăn sáng (Buffet-breakfast), bữa ăn trưa (Buffet-lunch), hoặc bữa ăn tối (Buffet-dinner).
Tiệc buffet là tiệc đứng, nhiều món ăn; có cả món ăn nóng để trong lồng hấp và món ăn nguội; khách tự lấy thức ăn Tiệc buffet là tiệc đứng nhưng có thể kê bàn ghế để khách lấy thức ăn đến ngồi tại bàn, không cần xếp chỗ.
Tiệc tiếp tân hoặc tiệc tiếp khách - Tiệc đứng buffet-diner (kiểu Thụy Điển)Là loại tiệc đứng; thực đơn thường có các món nhắm nhỏ đặt trên khay và được người phục vụ mang đi mời.
Tiệc tiếp khách được tổ chức trong dịp kỷ niệm ngà
Error! No table of figures entries found y lễ lớn (như ngày Quốc khánh, Ngày thành lập Quân đội…), nhân dịp sự kiện quan trọng cần mời đông khách hoặc có đoàn từ trong nước đến thăm.
Tiệc này có thuận lợi là có thể mời được số lượng khách đông, dễ phục vụ; thời gian tổ chức tiệc tiếp khách thường vào trưa hoặc tối.
Tiệc rượuLà loại tiệc đứng giống như tiệc tiếp khách Thực đơn thường có các món nhắm nhỏ đặt trong khay và được người phục vụ mang đi mời Tiệc thường bắt bắt đầu từ 11h30 hay 12h00 trưa kéo dài khoảng một tiếng.
Loại tiệc này thường được tổ chức nhân dịp quốc khánh, đại sứ trình quốc thư, chia tay kết thúc nhiệm kỳ, khai mạc triển lãm hoặc lễ hội ….
Với tên gọi tiệc rượu nên đồ uống là chủ yếu Đồ uống bao gồm một số loại rượu nhẹ, rượu pha kiểu cocktail, bia, nước ngọt các loại.
Có thể mời được nhiều người, không phải là khách chính có thể về sớmMón ăn là món nhẹ, thường rất đơn giản như bánh sandwich, hoa quả Không có dụng cụ ăn Mỗi miếng sandwich được cắm tăm để khách tiện lấy, người phục vụ mang đi mời hoặc để trên bàn Người ta gọi loại tiệc này là “cốc sâmpanh” vì muốn nhấn mạnh tính long trọng của bữa tiệc.
Tiệc tràĐược coi là tiệc ngọt, thời gian tổ chức có thể vào buổi chiều hoặc buổi sáng (buổi chiều là phổ biến) Thực đơn tiệc nhẹ nhàng, đơn giản gồm bánh kẹo, hoa quả, trà, cà phê, nước giải khát.
Trên đây là Tiệc này thường được xếp theo hình thức ngồi sofa Nội dung trong tiệc trà là để gặp gỡ, giao lưu, nói chuyện về những vấn đề văn hóa, xã hội, mỹ thuật.
Một số loại hình tiệc chiêu đãi phổ biến trong ngoại giao và cũng được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động đối ngoại nói chung Khi dự kiến tổ chức một bữa tiệc, nên cân nhắc hình thức tiệc cho thích hợp để bảo đảm yêu cầu chính trị và phù hợp với tính chất lễ tân.
Tiệc trà tổ chức khoảng hai tiếng từ 15-17 giờ, hoặc từ 16-18 giờ Thường là phu nhân ngoại trưởng hay phu nhân đại sứ đứng ra tổ chức, và khách mời là phu nhân các vị đại sứ, quan chức sở tại.
Tiệc đứng cocktail hoặc la FossetteThời gian tổ chức khoảng hai tiếng từ 17-19 giờ hay từ 18-20 giờ Khách có thể đến và về trong khoảng thời gian đó Cũng có giấy mời chỉ ghi giờ đến Có thể mời vài chục khách đến hàng trăm hay hàng nghìn khách.
Có hai cách phục vụ:
Cách thứ nhất, thức ăn, đồ uống để sẵn trên bàn và luôn được bổ sung, đồ nguội trước, đồ nóng sau, có đĩa, dao và đặc biệt là có dĩa Khách tự lấy đồ ăn Ngoài ra có quầy rượu để phục vụ khách Đồ ăn, đồ uống nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện chủ nhà.
Cách thứ hai là người phục vụ bê khay thức ăn trực tiếp mời, không có đĩa, không có dĩa Đồ ăn chủ yếu là các món nguội như sandwich, thịt viên hay xúc xích có xiên và đồ uống, đồ uống nhiều hơn đồ ăn Kiểu chiêu đãi này không khác tiệc rượu như trình bày ở trên Đôi khi trong quá trình buổi tiệc có tổ chức biểu diễn văn nghệ hay chiếu phim và đặc biệt là chơi nhạc sống Hình thức tiệc này rất thông dụng, được tổ chức nhân dịp quốc khánh, ngày lễ, khi có đông khách.
Trong tiệc này thường có phát biểu chúc rượu, đôi khi không có phát biểu Ở các nước phương Tây, hầu như không có phát biểu, còn ở Việt Nam, các đại sứ thường có lời chúc rượu và có lời đáp lễ của khách chính.
III Công tác chuẩn bị chiêu đãi ngoại giao 3.1 Việc lựa chọn hình thức chiêu đãi: Dựa vào yêu cầu chính trị mà quyết định mức độ và hình thức chiêu đãi là tiệc ngồi hay tiệc đứng; phụ thuộc vào mục đích của chủ tiệc dự định, tùy vào nhân vật được tiếp đón là ai, vào dịp gì, ví dụ:
+ Mừng khách cấp cao như chào mừng Bộ trưởng Ngoại giao sang thăm nước sở tại => tiệc tối hoặc Cocktail hoặc la Fossette
+ Tiệc chào mừng hoặc chia tay đại sứ => tiệc tối hoặc tiệc trưa + Chiêu đãi nhân dịp Quốc khánh => tiệc đứng dạng Cocktail, la Fossette - Về thời gian:
+ Cần lưu ý tránh ngày lễ, ngày nghỉ, ngày tang lễ hoặc vào tháng ăn kiêng của người Hồi giáo - tháng Ramadan
Về việc mời khách: việc mời khách cũng cần đúng cách- Số lượng khách mời phải căn cứ vào địa điểm chiêu đãi
+ Tiệc ngồi sẽ dễ xác định số lượng khách hơn, song cần đảm bảo xác nhận khách có đến hay không để đặt biển tên
+ Tiệc đứng cần tính toán tỷ lệ giấy mời và khả năng khách đến để đảm bảo không quá chật và cũng không quá vắng, đảm bảo các suất ăn vừa đủ, không quá thừa hay quá thiếu Tips: tính đến tập quán của nước sở tại, mức độ thân sơ giữa nước mình và nước sở tại cũng như thành phần khách được mời; kinh nghiệm của bác Vũ Khoan là nên mời vào thời gian sau giờ làm việc khoảng trên dưới 1 giờ để khách tiện đi thẳng từ nơi làm việc tới tham dự (Bác Vũ Khoan cũng gợi ý “thủ thuật” trong quá trình làm việc ở cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài là nhân đôi số giấy mời (do mời cả phu nhân) rồi chia ba, lấy hai là vừa (Vài ngón nghề Ngoại giao - t278)
- Việc khó hơn là lựa chọn thành phần khách mời tham dự tiệc ngồi để có thể đáp ứng mục đích bữa tiệc và mọi người đều thoải mái, hài lòng.
Trước tiên cần xác định rõ mục tiêu bữa tiệc
VD: Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài muốn tổ chức một bữa tiệc tối để thăm dò dư luận về một vấn đề hệ trọng Với mục tiêu đó, không nên mời quá rộng làm cho khách ngại ngùng trao đổi ý kiến.
Do đó, cần mời một quan chức sở tại hiểu biết vấn đề, tính tình cởi mở cùng một bào đại sứ các nước liên quan để nghe thông tin nhiều chiều Nếu chọn được các vị khách có quan hệ thân tình, tin cậy lẫn nhau, thậm chí cùng chia sẻ những thú vui thì càng có lợi cho không khí bữa tiệc và sự trao đổi ý kiến.
+ Cần lưu ý về trật tự, thứ bậc ngoại giao khi gửi thiệp mời Trước khi mời chính thức nên ngỏ ý trước, được đồng ý rồi thì gửi giấy mời chính thức để thể hiện sự trọng thị Nếu khách từ chối, phải tính đến người có vai vế, vị trí tương tự để thay thế.
+ Khi cân nhắc thành phần các vị khác mời, phải tránh mời các vị đại diện cho các nước có khúc mắc với nước chủ nhà và giữa họ có khúc mắc với nhau.
- Về giấy mời: Đối với ăn sáng thì chỉ thỏa thuận qua đường lễ tân, không nhất thiết gửi giấy mời Đối với các loại tiệc khác thì cần có giấy mời.
+ Nội dung: Cần ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ khách, hình thức chiêu đãi, ngày, giờ, địa điểm, lưu ý về trang phục (dress code) Nếu địa điểm khó tìm, cần có sơ đồ
+ Hình thức: Đối với tiệc ngồi và một số tiệc đứng có quy mô nhỏ, chủ tiệc mong muốn nhận được trả lời trước Phía dưới, bên phải giấy mời ghi RSVP (tiếng Pháp: xin được trả lời) Hầu hết các tiệc ngồi đã liên hệ với khách qua điện thoại, đã nhận được trả lời miệng thì khi viết giấy mời gạch chữ “RSVP” và thay bằng chữ
“p.m” (tiếng Pháp: để nhớ) Về yêu cầu trang phục thường ghi ở góc dưới bên trái.
Về thực đơn- Đây là khâu rất quan trọng, cần nắm chắc lý do và mục đích bữa tiệc Việc lựa chọn món phản ánh giá trị, sở thích của chủ nhà nhưng đồng thời còn phải tôn trọng giá trị, sở thích của khách Tất nhiên, cũng phải dựa trên phương diện tài chính,vật chất có sẵn,
- Trao toàn quyền thực đơn cho nhà bếp chọn sẽ gây ra nhiều nguy cơ rủi ro, ngược lại, áp đặt thực đơn cho đầu bếp càng không nên Vì vậy, trước tiên cần thu thập những gợi ý về món ăn quen thuộc của đầu bếp hoặc những món ăn dễ thành công nhất Tốt nhất nên chọn những món ăn mà việc chuẩn bị và bảo quản dễ dàng, tránh được yếu tố khó lường như khách đến muộn, sự rút ngắn thời gian của bữa tiệc, Món khai vị bằng đồ nguội có thể chờ đợi được nếu thời gian khách đến, thời gian phát biểu kéo dài Nên phục vụ các món ăn dễ sử dụng, hoặc các dụng cụ ăn uống quen thuộc Ví dụ như phục vụ tôm hùm, cua hoàng đế để nguyên con không tách vỏ sẵn, khách phải tự thực hiện mới ăn được sẽ khiến khách ái ngại do không biết cách làm, sợ bẩn quần áo, làm bắn bẩn lên người xung quanh Điều quan trọng nữa là không được coi bữa tiệc là một cuộc thí nghiệm để thử những nghệ thuật ăn uống mới.
- Cần chú ý tới những yếu tố tôn giáo của các nước và sở thích cá nhân của các khách mời để có thực đơn phù hợp: người theo đạo Hồi như ở các nước Indonesia không ăn thịt lợn và uống rượu, các con vật như cừu, bò, dê, gà, phải được giết đúng luật thiêng; người Do Thái không ăn thịt lợn và động vật có vỏ cứng; người theo đạo Hindu (Ấn Độ) kiêng thịt bò Ngoài ra, không phải vì khách không dùng rượu mà bỏ không tiếp rượu Tốt nhất nên hỏi xem người khách thích dùng đồ uống gì để họ được quyền tự quyết định
VD: Đại sứ nước ta ở Liên Xô được giao nhiệm vụ đàm phán với ĐSQ Somalia về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Sau khi đạt thỏa thuận, ĐSQ ta mời cơm ĐS Somalia, trong thực đơn có món nem rán Ông ĐS không hề đụng vào dĩa vì nem rán nhồi nhân thịt lợn Bí quá ta đành tráng trứng thết khách.
(Vũ Khoan, Vài ngón nghề ngoại giao, tr 284).
- Một số khách có sự hạn chế ăn uống vì lý do sức khỏe Nên dự trù trước những món ăn xen kẽ, nhất là salad có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề bất ngờ xảy ra - Thông thường, không nên phục vụ nhiều món ăn của nước được thiết đãi vì những món ăn đó ít khi nấu được ngon như của bản chính thống của nước họ Có thể đưa 1 món ăn phản ánh nền văn hóa dân tộc của khách vào thực đơn để bày tỏ sự chú ý được biệt gợi nhớ quê hương của khách.
- Điều cấm kỵ là tuyệt đối không được đãi khách các món như thịt cầy, thịt thú rừng, chim bồ câu (với một số nước là điều cấm kỵ), mắm tôm, Các loại nước chấm cần chọn lựa kỹ càng, không làm khó khách
+ Rượu bia là những đồ uống ít khi thiếu trong các buổi tiệc (trừ những bữa tiệc dành cho các vị khách đến từ các nước đạo Hồi Trong các bữa tiệc này, nếu khách không uống thì chủ cũng không nên uống)
+ Nếu thết món Âu thì nên có chút rượu mạnh khai vị, rượu vang đỏ đi kèm với món thịt, rượu vang trắng kèm theo món hải sản; điểm tâm có thể thêm chút rượu
Cognac hay whisky, riêng Champagne chỉ mời trong dịp đặc biệt như nâng cốc chúc tụng Nếu đãi món dân tộc Việt Nam thì có thể thết các loại rượu đặc sản của Việt Nam Khi rót rượu cần rót cho khách chính trước một chút để nếm qua, dù có thích hay không khách cũng sẽ gật đầu tán thưởng.
- In thực đơn: phiên dịch tên các món ăn, gọi đúng tên món ăn, thực đơn được in ra giúp các khách mời nếu ăn theo chế độ đặc biệt có thể thấy trước vấn đề mà yêu cầu chủ tiệc phục vụ món ăn phù hợp Đồng thời, thực đơn cho phép định được thời gian cho bữa tiệc và báo trước giờ kết thúc.
+ Thực đơn có thể được in một hoặc hai mặt trên giấy cứng hoặc giấy thông dụng, trình bày như giấy mời và có màu giống thiếp ghi tên chỗ ngồi trên bàn tiệc.
Trên thực đơn ghi thêm tên sự kiện, ngày tháng, và địa điểm mời tiệc.
- Thời gian ăn thể hiện bằng các món ăn:
+ Giới thiệu khách, khai vị: 45p + Món chính: 90p
+ Rượu sau bữa ăn và cà phê: 45p + Tổng: 180 phút Tiệc tối không kéo dài quá 23 giờ đêm để đảm bảo khách một đêm ngủ thích hợp.
+ Buổi trưa, tiệc ngắn hơn, số lượng thức ăn hạn chế, thời gian bữa tiệc không quá 150 phút.
- Nếu mời khách ăn ở nhà hàng: Chọn trước thực đơn giống nhau cho tất cả mọi người: kiểm soát giá cả, thời gian bữa tiệc Trong trường hợp để khách tự chọn món ăn thì tốt nhất yêu cầu nhà hàng đưa bảng thực đơn không giá tiền Thủ tục thanh toán hóa đơn không được làm lộ liễu, để khách thấy Tốt nhất là thỏa thuận trước với nhà hàng gửi hóa đơn thanh toán tới công sở hoặc nhà riêng.
=> Thết khách theo nguyên tắc “quý hồ tinh bất quý hồ đa” , ít nhưng chế biến thật ngon miệng, tinh xảo; vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu Cần nắm vững về văn hóa ẩm thực của khách, nên thăm dò và tìm hiểu trước về chế độ ăn của khách cũng như có các phương án dự phòng để xử lý kịp thời các tình huống không lường trước.
- Về âm nhạc trong bữa tiệc: chương trình nhạc nên được tách riêng khỏi các hoạt động khác, khách ngồi trật tự, thoải mái thưởng thức trong một thời gian nhất định, có thể là 15 phút trước khi bắt đầu bữa tiệc Không mở nhạc thu sẵn Tránh trình diễn nhạc ồn ào, ảnh hưởng đến việc nói chuyện, trao đổi thông tin của khách.
Về bàn tiệc: Cần căn cứ vào số lượng khách để chọn mô hình bàn tiệcphù hợp: bàn vuông, bàn nhật, bàn tròn, bàn hình chữ U…
- Để khách ngồi thoải mái, khoảng cách giữa 2 chỗ ngồi phải là 60-70cm.
- Trang trí bàn tiệc: Mọi bàn tiệc, trừ bàn danh dự, đều phải được trang trí giống hệt nhau để tránh ý nghĩa rằng có 2 hay nhiều loại khách mời.
+ Khăn trải bàn của bữa tiệc chính thức màu trắng, được phủ cách mặt đất một vài centimet, trải dưới khăn trải bàn một tấm vải bông hoặc một khăn trải bàn ngắn hơn để giảm bớt tiếng ồn và tạo cảm giác thoải mái khi đặt tay lên bàn tiệc.
+ Hoa trang trí trên bàn tiệc thường phụ thuộc vào mùa Màu sắc hoa có thể gợi nhớ quốc kỳ của khách Chiều cao của hoa được trang trí ở bàn phải được lưu ý: không cao trên 30cm thậm chí 25cm để không cản trở tầm nhìn của các nhân vật tham gia bữa tiệc Không nên trang trí những loại hoa có mùi thơm nồng đậm, như vậy sẽ làm lấn át các món ăn và mùi vị các loại rượu.
Cap: Tiệc trưa do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiêu đãi Tổng thống Donald Trump và phái đoàn Mỹ ngày 27-2-2019 Ảnh: CNN - Lập hồ sơ bàn tiệc và một số nguyên tắc xếp chỗ: Nguyên tắc cơ bản là xếp chỗ căn cứ theo chức vụ, hàm cấp của khách Cần cẩn thận, nếu xếp nhầm/ sai sẽ dẫn đến hậu quả xấu trong quan hệ:
+ Càng gần ông bà chủ càng là chỗ long trọng; Xếp xen kẽ giữa khách và chủ nhà, xếp nam xen kẽ nữ, không xếp 2 phụ nữ liền nhau
+ Chủ tiệc luôn ngồi ở vị trí dễ quan sát (quay mặt ra phía cửa ra vào) + Chỗ bên tay phải long trọng hơn bên trái => xếp chỗ từ phải sang trái + Thường xếp 2 bên ông chủ là khách phụ nữ/ hai bên bà chủ là khách nam giới
+ Không xếp hai vợ chồng ngồi cạnh nhau (kể cả ông bà chủ bữa tiệc) + Không xếp phụ nữ ngồi cuối bàn nếu đầu bàn không có nam giới + Không xếp chỗ ngồi kẹp giữa 2 chân bàn
+ Nếu bà chủ tiệc vắng có thể cho phu nhân cán bộ ngoại giao trong cơ quan ngồi thay
+ Khách có cùng hàm với cán bộ ngoại giao của cơ quan mời tiệc thì được xếp chỗ trọng thị hơn
+ Xếp chỗ cũng phải tính đến kiến thức ngoại ngữ của người ngồi cạnh khách
- Các kiểu bàn và bố trí chỗ ngồi trong tiệc chiêu đãi (nhóm có cung cấp sơ đồ minh họa)
+ Bàn hình chữ nhật (bàn chữ I): không nên rộng quá 160cm, để khách ngồi đối diện có thể nói chuyện với nhau được Chủ chính và khách chính ngồi ở giữa và đối diện nhau Ngồi bàn chữ nhật dành cho: hội đàm, đàm phán, bữa tiệc ít người dự
+ Bàn chữ nhật danh dự và một số bàn tròn: chủ chính và khách chính ngồi cạnh nhau
+ Bàn chữ U: Có thể xếp phiên dịch ngồi ở phía trước, bên trái chủ chính hoặc kê ghế ngồi sau chủ chính
+ Bàn chữ T + Bàn tròn: Đường kính 2m dành cho 8 - 10 người; 4m cho 16 người; 4,5m cho 18-20 người Dùng cho bữa tiệc nhiều bên.
- Một số lưu ý về bàn tròn:
+ Không có phu nhân/phu quân: chủ chính, khách chính ngồi đối diện + Không có phu nhân/phu quân, không có phiên dịch: chủ chính, khách chính ngồi bên nhau
+ Có phu nhân/phu quân: vợ/chồng chủ chính ngồi đối diện+ Có phu nhân/phu quân, phiên dịch: ông chủ chính và ông khách chính ngồi đối diện
Cách sắp xếp bộ đồ ăn, ly, cốc- Trong ngoại giao cách bày bàn ăn phổ biến nhất là cách bày theo kiểu Âu - Mỹ:
+ Đĩa lót to được bày trước mặt thực khách, phục vụ món nào bày thêm đĩa dành cho món đó (đĩa nhỏ: khai vị, đĩa lớn và sâu: món súp, đĩa lớn và nông: món chính, đĩa nhỏ: điểm tâm)
+ Vị trí đặt đồ trên bàn ăn:
(1) đĩa để bơ và bánh mì đặt ở phía trái nhích lên một chút, (2) 3 chiếc dĩa dùng để ăn khai vị, cá, thịt đặt bên trái; 3 loại dao tương ứng đặt bên phải (xuất phát từ tục lệ là dao luôn luôn ở bên mình dù ở nhà hay ở ngoài).
Lưỡi dao quay về phía đĩa ăn, dĩa và thìa đặt ngửa Đối với văn hóa Pháp, thìa, dĩa được sắp đặt sao cho nhãn hiệu, thợ sản xuất, chữ số, kí hiệu, hoặc huy hiệu của tổ chức được mọi người nhìn thấy.
Tuy nhiên, tùy từng dân tộc có cách ăn khác nhau Ở châu Á có 4 dân tộc dùng đũa: VN, TQ, Nhật, Hàn Quốc; riêng người Nhật bao giờ cũng xếp đũa nằm ngang để tránh “chọc thẳng” vào khách ngồi phía trước Ăn theo kiểu châu Á có thể bày đũa nhưng vẫn phải kèm theo dao dĩa vì nhiều người từ các châu lục khác không quen dùng đũa.
(3) 4 loại cốc bao gồm cốc để uống nước, rượu vang trắng, vang đỏ, Champagne.
→ Để ý thói quen của khách, khách thuận tay trái thì nên xếp lại thìa, dao, dĩa, khăn ăn thuận cho khách
=> Xu hướng hiện nay là hạn chế số lượng đồ dùng xung quanh đĩa ăn.
Nếu bữa tiệc cần dùng nhiều dụng cụ ăn thì nên đưa ra dần cùng với việc phục vụ món ăn.
- Khăn ăn gấp phẳng, đặt trong lòng dĩa ăn hoặc phía dưới bộ đồ ăn bên trái. Đây không phải là đồ vật trang trí mà là phương tiện phục vụ khách, nên cách gấp khăn cầu kỳ, lạ mắt cần phải tránh.
- Biển chỉ chỗ ngồi: Khách nhìn thấy chỗ của mình ở biển chỉ chỗ ngồi Được làm bằng loại giấy giống thực đơn, gấp làm đôi và đặt trước đĩa ăn Nếu viết trên một mặt thì đặt trên khăn ăn gấp phẳng hoặc trên một ly, cốc nước.
+ Có 3 cách viết biển chỉ chỗ ngồi: Viết chức vụ; Viết chức vụ và tên; Chỉ viết tên
Phục vụ- Phân công các nhóm phục vụ riêng:
+ Nhóm mua thực phẩm, nấu món ăn + Công tác vệ sinh
+ Công tác an ninh + Công tác đón, tiễn khách + Hướng dẫn nơi để xe của khách + Nơi bảo quản áo khoác và tư trang của khách + Nơi vệ sinh dành cho khách
+ Nhóm phục vụ trên bàn tiệc* (bưng bê thức ăn, tiếp thức ăn cho khách): cần chọn những người có chuyên môn cao, nhanh nhẹn, tinh ý, biết cách phục vụ
- Có 2 cách phục vụ thức ăn/ tiếp thức ăn cho khách: bày sẵn trong đĩa rồi bưng cho khách, hoặc bưng đĩa lớn đựng thức ăn để khách tự lấy thức ăn hoặc người phục vụ mang khay thức ăn trên tay và tiếp thức ăn cho khách (chỉ thực hiện khi có ít khách mời).
+ Cần bố trí nhiều bàn tiệc ở trong phòng nối tiếp với nhà bếp để tránh việc người phục vụ đi lại quá nhộn nhịp làm ảnh hưởng đến bầu không khí thoải mãi của bữa tiệc
- Tại cuộc chiêu đãi, người ta bắt đầu phục vụ thức ăn khách sau các bài phát biểu (nếu có) Nếu biết trước không có bài phát biểu trong buổi tiệc chiêu đãi hoặc đó là buổi tiệc cá nhân, phục vụ ăn, uống ngay sau khi khách đến và đảm bảo mọi người đều được phục vụ ân cần.
- Trong hàng đón tiếp, không ai kể cả chủ lẫn khách, dùng đồ uống trong hàng - Trong mọi trường hợp, các món nóng phải được phục vụ trong các đĩa nóng.
- Số lượng nhân viên phục vụ ảnh hưởng đến nhịp độ và chất lượng phục vụ: tiêu chuẩn phục vụ tốt là có 2 nhân viên/ 1 tổ phục vụ 2 bàn gồm 8 đến 10 khách - Nếu đã có dĩa thức ăn thì phục vụ phía bên phải khách; nếu khách phải tự gắp thức ăn trong các đĩa được mang đến hoặc người phục vụ đưa đĩa thức ăn đến trước mặt khách thì thực hiện phía bên trái khách Nước chấm và gia vị được phục vụ bên trái khách.
- Dọn bàn: thu dọn bồ đồ ăn, uống bên phía chúng được đặt Những thứ trước mặt khách, nhất là đĩa phục vụ, được thu dọn bên phải khách.
- Rượu, nước suối, nước ngọt được phục vụ phía bên phải khách Khi phục vụ rượu chỉ nên rót nửa ly.
+ Phục vụ chủ và khách chính cùng một lúc, tiếp đến là khách mời ngồi bên phải, bên trái và cứ thế đến người cuối cùng.
+ Phục vụ nữ trước nam sau theo thứ tự ngôi thứ giảm dần
IV Một số điều cơ bản trong chiêu đãi ngoại giao 4.1 Phát biểu, lời chúc rượu
- Ông chủ và bà chủ đón khách ở một địa điểm nhất định gần cửa ra vào của phòng chiêu đãi, cán bộ ngoại giao dẫn khách Khách chính đến có nghĩa là bắt đầu cuộc chiêu đãi.
- Đối với tiệc ngồi bao giờ cũng có lời chúc rượu Với nhiều nước, nhất là các nước Tây Âu, chúc rượu sau món chính và trước món tráng miệng, thường là nêu ngắn gọn lý do buổi tiệc, vài nét về quan hệ và lời chúc Đối với nước Nga, khu vực các nước Liên Xô cũ, một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, chúc rượu thường ngay từ đầu Trong các tiệc đứng thường cùng trao đổi diễn văn, chúc rượu, nhất là chiêu đãi nhân dịp năm mới, nhân thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân có đoàn khách cấp cao sang thăm nước sở tại, v.v Còn chiêu đãi nhân dịp quốc khánh ở Tây Âu, hầu như không có chúc rượu, không có phát biểu Tuy nhiên ở nhiều nước như Việt Nam vẫn giữ phong tục là có phát biểu của chủ tiệc và khách chính, thường phát biểu ngắn gọn, chủ yếu là lời chúc Tuy nhiên, có những trường hợp nói rất dài Điều đó không nên.
- Chủ phát biểu trước và khách đáp lễ sau Nghi thức tại các cuộc chiêu đãi có nét đặc thù, không được vi phạm những quy định chung, vì vi phạm của cán bộ ngoại giao dễ làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước nói chung Luật lệ chung nhất cho cán bộ ngoại giao là tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa nước sở tại.
- Không được đến muộn, nhất là tiệc ngồi Nếu đến muộn cố gắng không gây sự chú ý, nhẹ nhàng đến chủ tiệc xin lỗi, giải thích lý do, song không trình bày chi tiết Cán bộ ngoại giao bậc thấp đến trước và đến sau cùng là đại sứ Còn khi về thì ngược lại Vào bàn tiệc thì bà chủ tiệc vào đầu tiên, ngồi đầu tiên và ăn đầu tiên Nếu có món ăn lạ, khách chưa biết ăn thế nào, thì cứ theo bà chủ mà ăn Chỉ có ông chủ,bà chủ mới bắt tay khách, còn các cán bộ ngoại giao khác chủ yếu là mỉm cười và gật đầu.
Quy tắc ở bàn tiệca) TRƯỚC KHI DỰ TIỆC CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO
1 Tìm hiểu chủ nhà là ai, ở cấp nào, mục đích của buổi chiêu đãi, thành phần dự tiệc, quy định trang phục cho buổi tiệc
Trang phục đối ngoại nên sạch sẽ, trang nhã, lịch sự, không loè loẹt nhiều màu (trừ trang phục dân tộc), là ủi gọn gàng, tôn trọng trang phục dân tộc, mặc theo quy định ghi trong giấy mời để tránh lạc lõng, thất lễ Giày phải đánh xi, không nên dùng tất trắng với giày đen, không đi giày thể thao khi mặc com-lê ca-vát.
2 Thông báo với chủ tiệc: có đi dự hay không (để chủ tiệc không bị động, lúng túng).
3 Đến đúng giờ theo giấy mời.
4 Đối với các tiệc chiêu đãi quan trọng, thường có sơ đồ xếp bàn tiệc đặt trước cửa phòng tiệc, trước khi vào phòng tiệc nên quan sát để nhận biết chỗ ngồi của mình.
5 Không ngồi vào bàn khi phụ nữ chưa ngồi xuống hoặc khi chủ nhà chưa mời ngồi Không được dùng tay trái để mời phụ nữ ngồi Nam giới luôn phải mời phụ nữ bằng tay phải.
6 Không làm quen sau khi khách đã ngồi vào bàn Không chủ động bắt tay lãnh đạo hoặc phụ nữ chưa quen; không nhất thiết phải bắt tay bằng hai tay; không nên vồ vập khách khi mới gặp lần đầu.
7 Khi đi bộ cùng khách thì chủ đi bên trái, khách đi bên phải Không nói to; không khoác vai nhau đi b) TRONG KHI DỰ TIỆC CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO
Ngồi vào bàn ăn- Khi ngồi xuống ghế thì lấy khăn ăn trải trên hai đùi, không cài khăn lên cổ áo hay thắt lưng Chỉ dùng khăn ăn để chấm thức ăn ở miệng chứ không dùng lau mặt.
- Khi bắt đầu ăn, chờ cho chủ và khách chính lấy thức ăn rồi mới lấy cho mình Không ăn uống khi chủ và khách phát biểu.
- Không để khuỷu tay lên bàn ăn, khuỷu tay luôn để sát cạnh sườn - Trong khi ăn tránh nhai tóp tép Không ăn quá nhanh, không đưa quá nhiều thức ăn vào miệng
- Khi dự tiệc đứng, lấy thức ăn xong nên rời ngay khỏi bàn, nhường chỗ cho người khác vào lấy thức ăn.
- Không đu đưa người, rung đùi hoặc ngủ gật, nằm soài ra bàn, cố gắng giữ mình trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc, thẳng lưng và chỉ cúi đầu khi ăn; Ngồi sao cảm thấy thoải mái, không quá gần hoặc quá xa bàn; không đặt khuỷu tay lên bàn - Không đọc thư, các tài liệu khác trong bữa tiệc
- Phải hỏi chủ tiệc có được hút thuốc không Nếu không đặt gạt tàn nghĩa là không nên hút thuốc.
Cách thức ăn- Đừng lấy miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa, không cố gắng húp hết thìa súp cuối cùng hoặc ăn mẩu thịt cuối cùng Đừng yêu cầu phục vụ tiếp lần thứ 3 cho một món ăn.
- Với món nóng (như súp chẳng hạn), không thổi vào đĩa và cũng không thổi vào thìa, chờ cho nguội dần và ăn ít một; không nên tự xin đĩa súp thứ hai Ăn phải ngậm miệng, ăn súp không để phát ra tiếng kêu.
- Ăn bánh mì bẻ từng miếng nhỏ, không cầm cả bánh mì cắn Nếu muốn phết bơ, có dao phết bơ riêng Cần cắt thành miếng nhỏ khi ăn thịt.
- Khi được tiếp món ăn nào đó không hợp khẩu vị, không giải thích rằng không thích hoặc rằng không có lợi Tốt hơn cả là từ chối, song không giải thích - Không nhè xương và các thức ăn khác ra đĩa, mà dùng dĩa để lấy xương từ miệng và dùng thìa để lấy các mẩu hoa quả từ miệng và đặt lên đĩa.
- Không nên bỏ lại thức ăn, do vậy tùy theo khả năng mà định liệu lấy đồ ăn vừa đủ, ăn cho hết.
- Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu muốn xỉa thì dùng một tay che miệng.
Sau bữa ăn không nên ngậm tăm.
Cách thức uống- Nước dùng nếu đựng trong chén một quai có thể uống như chè, không cần thìa, nếu là loại hai quai phải ăn bằng thìa.
- Không dùng quá liều lượng rượu, không nên để đỏ mặt.
- Uống nước không nên súc miệng thành tiếng òng ọc, không được súc miệng rồi nhổ toẹt ra gần chỗ ngồi.
- Không xin cốc trà, cà phê thứ hai, khi khách chưa uống xong cốc thứ nhất - Không nâng cốc hoặc ly quá cao
- Không để thìa trong cốc trà hoặc cà phê, nước chanh khuấy đường xong hãy để thìa ra đĩa lót cốc.
- Không phê phán mọi món ăn trong bữa tiệc, không kể bệnh tật hay những điều không vui trong bữa tiệc Không nói chuyện về bí mật quốc gia, chiến lược đối ngoại, các vấn đề nội bộ, các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là giữa nước mình và nước khách; phát ngôn phải chính xác, không hứa hẹn nếu không chắc chắn làm được.
- Câu chuyện trong bữa tiệc chủ yếu về thời tiết, con người, nhà hát, sách báo, v.v., nghĩa là không nên nói về chính trị, về công việc Công việc chỉ nên nói trong lúc uống cà phê, chè, sau ăn tráng miệng.
*Cách sử dụng dao, nĩa
- Tại tiệc ngồi, lấy dao, nĩa, thìa ăn từ phía ngoài vào phía đĩa, từ cái xa đĩa ăn nhất và kết thúc với cái sát đĩa ăn Nếu không rành thì tinh tế quan sát người khác rồi làm theo Tránh cầm nhầm của người khác.
- Cầm muỗng, dao bằng tay mặt Dao dùng để xắt, không dùng để xăm thức ăn vào miệng Nĩa cầm tay trái khi tay mặt đang cầm dao Nếu chỉ dùng nĩa (không có dao) thì cầm bằng tay phải.
- Muốn nói chuyện khi ăn, nên gác dao nĩa lên mép đĩa lớn Tuyệt đối không cần nĩa dao trong tay và ra điệu bộ khi nói chuyện Vừa ăn vừa nói chuyện từ tốn - Cách đặt dao nĩa xuống đĩa lớn mang ý nghĩa khác nhau: khi ăn xong hoặc không muốn ăn nữa (mặc dù trong đĩa còn thức ăn) thì đặt dao nĩa dọc trong đĩa lớn (hoặc gác chéo dao nĩa lên nhau trong đĩa) Nếu còn đang ăn hoặc muốn ăn thêm thì đặt dao nĩa lên hai bên mép đĩa lớn.
- Không nghiêng đĩa, bằng mọi cách phải để đĩa cân bằng.
- Nếu muốn lấy một thứ gì đó, không nên nhoài người qua đĩa của người khác - Dao tay phải, dĩa tay trái Không được dùng dao để ăn, không bao giờ đưa dao vào miệng, không dùng dao thay dĩa để lấy thức ăn
- Không dùng thìa để ăn những gì quy định ăn bằng dĩa - Tuyệt đối không dùng dĩa, đũa đang ăn của mình lấy thức ăn tiếp cho khách, phải dùng dụng cụ chung; không dùng dĩa, đũa của mình lấy thức ăn từ đĩa thức ăn chung.
- Nếu thìa hay dĩa, dao, đũa bị rơi, không gây chú ý, gọi người phục vụ bàn mang cái khác tới.
- Khi ăn xong món ăn nào đó, xếp dao, dĩa song song theo chiều bên phải, cũng có thể xếp chéo nhau, đó là dấu hiệu đã ăn xong Thìa ăn súp cũng như thìa uống trà, cà phê thì xếp xuống đĩa lót.
- Thìa, dĩa, dao từ ngoài lấy vào, ăn cá có dao riêng, còn dụng cụ ăn tráng miệng xếp ở phía trên đĩa (lấy từ trên xuống); không dùng thìa để ăn những gì quy định ăn bằng dĩa.
*Hành xử với người khác
- Ngồi cạnh phụ nữ nên mời và nhường phụ nữ lấy thức ăn trước Không ép uống rượu hoặc ép ăn những món mà người khác có ý không thích.
- Không nhờ người bên cạnh lấy hộ một cái gì đó nếu như người phục vụ đứng gần - Không quay lưng vào người khác nếu muốn nói chuyện với người bên cạnh, không nói chuyện với người khác qua người bên cạnh
- Không nói chuyện khi thức ăn còn trong miệng - Không tiếp thức ăn cho khách một cách liên tục - Khi phụ nữ đã đứng lên thì nam giới phải đứng ngay lên khỏi bàn ăn, đợi phụ nữ ra khỏi phòng sau đó có thể ngồi lại vài bàn ăn nếu như có ý định ở lại một chú và hút thuốc trong bữa tiệc
- Quan tâm tới phụ nữ ngồi cạnh mình, đặc biệt người ngồi bên phải - Không được dùng tay trái để mời phụ nữ ngồi Nam giới luôn phải mời phụ nữ bằng tay phải. c) SAU KHI DỰ TIỆC CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO
- Bà chủ, hay chủ tiệc ăn đầu tiên và kết thúc cuối cùng, đợi khách ăn xong mới thôi Điều này đặc biệt quan trọng khi ăn món cuối cùng.
- Chủ không nên là người ăn xong đầu tiên Hãy đợi để khách ăn xong đã mới thôi - Khi có việc cần phải về sớm, nên gặp chủ nhà giải thích để được thông cảm.