1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Báo cáo môn Kiểm thử phần mềm - Trình kiểm thử tự động SELENIUM IDE - Đại học Công nghệ giao thông vận tải - UTT

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM (5)
    • 1.1. Kiểm thử phần mềm là gì? Tầm quan trọng của việc kiểm thử? (5)
      • 1.1.1. Kiểm thử phần mềm là gì ? (5)
      • 1.1.2. Tầm quan trọng của việc kiểm thử ? (5)
    • 1.2. Mục tiêu của kiểm thử phần mềm? (5)
    • 1.3. Các mức kiểm thử phần mềm? (6)
      • 1.3.1. Kiểm thử (mức) đơn vị (unit testing) (6)
      • 1.3.2. Kiểm thử tích hợp (integration testing) (6)
      • 1.3.3. Kiểm thử hệ thống (7)
      • 1.3.4. Kiểm thử chấp thuận (7)
      • 1.3.5. Kiểm thử hồi qui (8)
    • 1.4. Các loại kiểm thử phần mềm? (8)
      • 1.4.1. Kiểm thử chức năng (8)
      • 1.4.2. Kiểm thử cấu trúc (9)
    • 1.5. Quy trình kiểm thử phần mềm? (9)
      • 1.5.1 Lập Kế Hoạch Kiểm Thử (Test Planning) (9)
      • 1.5.2 Phân Tích và Thiết Kế Kiểm Thử (Test Analysis and Design) (10)
      • 1.5.3 Thiết Lập Môi Trường Kiểm Thử (Test Environment Setup) (10)
      • 1.5.4 Thực Hiện Kiểm Thử (Test Execution) (10)
      • 1.5.5 Báo Cáo và Quản Lý Lỗi (Defect Reporting and Management) (10)
      • 1.5.6 Đánh Giá Kết Quả Kiểm Thử (Test Evaluation) (11)
      • 1.5.7 Kết Thúc Kiểm Thử (Test Closure) (11)
    • 1.6. Kỹ thuật kiểm thử phần mềm (11)
      • 1.6.1. Phân vùng tương đương (Equivalence Class Partitioning) (11)
      • 1.6.2. Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis (BVA) ) (11)
      • 1.6.3. Bảng quyết định (Decision Table based testing) (12)
      • 1.6.4. Đoán lỗi (Error Guessing) (12)
  • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG (13)
    • 1. Kiểm thử tự động là gì? (13)
    • 2. Quy trình kiểm thử tự động (13)
    • 3. Mục đích của kiểm thử tự động (14)
    • 4. Một số công cụ kiểm thử tự động (14)
  • CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ KIỂM THỬ SELENIUM IDE (15)
    • 1. Định nghĩa Selenium IDE (15)
    • 2. Chức năng chính của Selenium IDE (15)
    • 3. Ưu điểm của Selenium IDE (16)
    • 4. Hạn chế của Selenium IDE (16)
    • 5. Quy trình hoạt động của công cụ kiểm thử tự động SELENIUM IDE (16)
    • 6. Sử dụng SELENIUM IDE (18)
      • 6.1 Cài đặt Selenium IDE trên Chrome (18)
      • 6.2 Tạo project (19)
      • 6.3 Record một test case (21)
      • 6.4 Playback test case (24)
      • 6.5 Lưu project (25)
  • CHƯƠNG IV: DEMO KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG SELENIUM IDE (26)
    • 1. Môi trường kiểm thử (26)
    • 2. Các chức năng kiểm thử (26)
      • 2.1. Chức năng đăng nhập/ đăng ký (26)
      • 2.2. Chức năng tìm kiếm (29)
      • 2.3. Chức năng cập nhật thông tin tài khoản (32)
      • 2.4. Chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng (35)
  • KẾT LUẬN (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Báo cáo môn Kiểm thử phần mềm - Trình kiểm thử tự động SELENIUM IDE - Đại học Công nghệ giao thông vận tải - UTT Báo cáo Môn Kiểm thử Phần mềm - SELENIUM IDE (UTT) Tài liệu bao gồm báo cáo chi tiết về môn Kiểm thử Phần mềm, với nội dung tập trung vào công cụ kiểm thử tự động Selenium IDE. Được biên soạn bởi sinh viên Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT), báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm thử phần mềm, hướng dẫn sử dụng Selenium IDE, và các ví dụ thực tế trong kiểm thử ứng dụng. Nội dung bao gồm: Giới thiệu về Selenium IDE Các chức năng chính của Selenium IDE Cách thức xây dựng và chạy test case tự động Phân tích kết quả kiểm thử Báo cáo phù hợp với sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, đặc biệt là những ai đang học về kiểm thử phần mềm hoặc muốn tìm hiểu về kiểm thử tự động. Chất lượng nội dung đảm bảo, bám sát chương trình học và giúp bạn dễ dàng chuẩn bị cho các bài kiểm tra, thi cuối kỳ.

GIỚI THIỆU VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM

Kiểm thử phần mềm là gì? Tầm quan trọng của việc kiểm thử?

1.1.1 Kiểm thử phần mềm là gì ?

Kiểm thử phần mềm là quá trình kiểm tra và đánh giá phần mềm để phát hiện lỗi và đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng các yêu cầu đã đề ra Mục tiêu chính là xác nhận rằng phần mềm hoạt động chính xác và phù hợp với mong đợi của người dùng.

1.1.2 Tầm quan trọng của việc kiểm thử ?

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng hoạt động đúng như mong đợi và đáp ứng các yêu cầu của người dùng Thông qua việc kiểm thử, các lỗi và sự cố tiềm ẩn có thể được phát hiện và khắc phục trước khi phần mềm được phát hành chính thức, giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến việc sửa chữa sau này Ngoài ra, kiểm thử còn giúp cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của phần mềm, đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ hoạt động chính xác mà còn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng Việc đầu tư vào kiểm thử là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và thành công lâu dài của phần mềm trên thị trường.

Mục tiêu của kiểm thử phần mềm?

Kiểm thử phần mềm là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, với các mục tiêu chính nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm cuối cùng Trước hết, kiểm thử giúp phát hiện và khắc phục các lỗi, sự cố trong hệ thống, từ đó giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến việc sửa chữa sau khi phần mềm đã được phát hành Bên cạnh đó, việc kiểm thử còn giúp xác minh tính đúng đắn của phần mềm, đảm bảo rằng các chức năng hoạt động theo đúng thiết kế và yêu cầu ban đầu Đặc biệt, kiểm thử bảo mật đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và khắc phục các lỗ hổng bảo mật, bảo vệ dữ liệu người dùng an toàn Thông qua kiểm thử, độ tin cậy và hiệu suất của phần mềm cũng được cải thiện, giúp hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng nhu cầu của người dùng Việc đầu tư vào kiểm thử không chỉ giúp đảm bảo chất lượng mà còn giảm chi phí và thời gian phát triển, mang lại giá trị thực sự cho người sử dụng và doanh nghiệp.

Các mức kiểm thử phần mềm?

Một trong các khái niệm then chốt của việc kiểm thử là các mức của việc kiểm thử.

Các mức của việc kiểm thử phản ánh mức độ trừu tượng được mô tả trong mô hình thác nước của vòng đời phát triển phần mềm Dù có một số nhược điểm, mô hình này vẫn rất hữu ích cho việc kiểm thử, là phương tiện để xác định các mức kiểm thử khác nhau và làm sáng tỏ mục đích của mỗi mức.

1.3.1 Kiểm thử (mức) đơn vị (unit testing)

Kiểm thử đơn vị là việc kiểm thử các đơn vị chương trình một cách độc lập Thế nào là một đơn vị chương trình? Câu trả lời phụ thuộc vào ngữ cảnh công việc Một đơn vị chương trình là một đoạn mã nguồn như hàm hoặc phương thức của một lớp, có thể được gọi từ ngoài, và cũng có thể gọi đến các đơn vị chương trình khác Đơn vị cũng còn được coi là một đơn thể để kết hợp sao cho nó có thể thực thi một cách độc lập Đơn vị chương trình cần được kiểm thử riêng biệt để phát hiện lỗi trong nội tại và khắc phục chúng trước khi được tích hợp với các đơn vị khác Kiểm thử đơn vị thường được thực hiện bởi chính tác giả của chương trình (lập trình viên), và có thể tiến hành theo hai giai đoạn: kiểm thử đơn vị tĩnh và kiểm thử đơn vị động

1.3.2 Kiểm thử tích hợp (integration testing)

Mức kế tiếp với kiểm thử đơn vị là kiểm thử tích hợp Sau khi các đơn vị chương trình để cấu thành hệ thống đã được kiểm thử, chúng cần được kết nối với nhau để tạo thành hệ thống đầy đủ và có thể làm việc Công việc này không hề đơn giản và có thể có những lỗi về giao diện giữa các đơn vị, và cần phải kiểm thử để phát hiện những lỗi này.

Công đoạn này gồm hai giai đoạn: Kiểm thử tích hợp (các) thành phần (trong một hệ thống) và kiểm thử tích hợp (các) hệ thống.

Một số phương pháp tiếp cận thường gặp để kiểm kiểm thử tích hợp:

 Kiểm thử tích hợp Big-Bang (Big-Bang integration testing): tích hợp tất cả các thành phần (cần kiểm thử) cùng một lúc và tiến hành kiểm thử theo các kịch bản, trường hợp cần thiết Cách tiếp cận này thường gặp, và được áp dụng cho các hệ thống đơn giản, nhỏ, ít thành phần Khi áp dụng cho các hệ thống lớn thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định vị trí nơi gây ra lỗi để sửa.

 Kiểm thử tích hợp từ trên xuống (Top-Down integration testing): Việc kiểm thử được thực hiện từ các đơn vị (module/function) ở cấp trên xuống theo luồng điều khiển của hệ thống Các đơn vị cao nhất được kiểm tra trước và các cấp đơn vị thấp hơn được kiểm tra từng bước sau đó.

 Kiểm thử tích hợp từ dưới lên (Bottom-Up integration testing): Ngược lại với Top-Down integration testing, ở phương pháp tiếp cận này các đơn vị cấp thấp được kiểm tra trước và các đơn vị cấp cao hơn sẽ được kiểm tra sau đó.

 Kiểm thử tích hợp bánh kẹp (Sandwich/Hybrid integration testing): Là sự kết hợp của hai phương pháp Top-Down integration testing và Bottom-Up integration testing Ở đây, các đơn vị ở cấp cao được kiểm tra với các đơn vị thấp hơn đồng thời các đơn vị thấp hơn được tích hợp với các đơn vị cấp trên cao để kiểm thử.

Kiểm thử mức này được áp dụng khi đã có một hệ thống đầy đủ sau khi tất cả các thành phần đã được tích hợp Mục đích của kiểm thử hệ thống là để đảm bảo rằng việc cài đặt tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được đặc tả của người dùng Nên thường sẽ dựa vào tài liệu mô tả chức năng và áp dụng các kỹ thuật kiểm thử hộp đen để viết test case (là end- to-end test case) cho mức kiểm thử này Cũng có thể dựa vào kinh nghiệm của tester và các vai trò khác trong dự án như PM/PO, khách hàng.

Tester là người thực hiện kiểm thử ở mức này.

Khi kiểm thử hệ thống đã được hoàn tất và sản phẩm cần kiểm thử thỏa mãn các yêu cầu của đặc tả phần mềm mức hệ thống, sản phẩm đó vẫn chưa sẵn sàng để đưa vào sử dụng Lý do là phần mềm cần kiểm thử cần trải qua giai đoạn kiểm thử chấp nhận để kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Kiểm thử chấp nhận được thực thi bởi chính các khách hàng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm làm việc đúng như họ mong đợi Có hai loại kiểm thử chấp nhận: kiểm thử chấp nhận người dùng, được tiến hành bởi người dùng, và kiểm thử chấp nhận doanh nghiệp, được tiến hành bởi nhà sản xuất ra sản phẩm phần mềm

Khi một hệ thống được chỉnh sửa (sửa lỗi, thêm/bớt chức năng, ) toàn bộ bộ kiểm thử cần phải chạy lại. Đảm bảo các tính năng đang hoạt động tốt không bị ảnh hưởng bởi chỉnh sửa.

Kiểm thử lại tự động trước khi lưu thay đổi vào kho (repo.).

Cần các chiến lược kiểm thử tăng dần với hệ thống lớn.

Các loại kiểm thử phần mềm?

Kiểm thử chức năng (kiểm thử hộp đen) dựa trên quan niệm rằng bất kỳ chương trình nào cũng được coi là một hàm ánh xạ các giá trị từ miền dữ liệu đầu vào tới miền dữ liệu đầu ra của nó Khái niệm này được dùng chung trong kỹ thuật khi các hệ thống đều được coi là các hộp đen Chính điều này dẫn đến thuật ngữ kiểm thử hộp đen, trong đó nội dung của hộp đen (việc cài đặt) không được biết hoặc không cần quan tâm, và chức năng của hộp đen được hiểu theo các dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra của nó Trong thực tế, chúng ta thường thao tác hiệu quả với những kiến thức về hộp đen Chính điều này là trung tâm của khái niệm định hướng đối tượng Chẳng hạn, hầu hết mọi người lái xe thành thạo với kiến thức hộp đen

Hình 1.5.1: Một hộp đen kỹ thuật

Với cách tiếp cận của kiểm thử chức năng, để xác định các ca kiểm thử, thông tin duy nhất được dùng là đặc tả của phần mềm cần kiểm thử Có hai lợi điểm chính của các ca kiểm thử được sinh ra bởi cách tiếp cận kiểm thử chức năng: chúng độc lập với việc phần mềm được cài đặt thế nào, và vì thế khi cài đặt thay đổi thì các ca kiểm thử vẫn dùng được, đồng thời các ca kiểm thử được phát triển song song và độc lập với việc cài đặt hệ thống Do đó, cách tiếp cận này rút gọn được thời gian phát triển của dự án Điểm yếu của cách tiếp cận này là các ca kiểm thử thường có thể có tính dư thừa đáng kể trong các ca kiểm thử và vấn đề hố phân cách.

Kiểm thử cấu trúc (kiểm thử hộp trắng) là cách tiếp cận khác để xác định các ca kiểm thử Biểu tượng hộp trong suốt (hộp trắng) là thích hợp cho cách tiếp cận này vì sự khác nhau cốt lõi của cách tiếp cận này so với kiểm thử hộp đen là việc cài đặt của hộp đen (mã nguồn) được cung cấp và được dùng làm cơ sở để xác định các ca kiểm thử Việc hiểu biết được bên trong của hộp đen cho phép người kiểm thử dựa trên việc cài đặt để xác định các ca kiểm thử Kiểm thử cấu trúc đã trở thành chủ đề của một lý thuyết tương đối mạnh Do có cơ sở lý thuyết mạnh, kiểm thử cấu trúc cho phép định nghĩa chính xác và sử dụng các độ đo về độ bao phủ Các độ đo về độ phủ cho phép khẳng định tường minh phần mềm đã được kiểm thử tới mức nào và do đó giúp cho việc quản lý quá trình kiểm thử tốt hơn.

Quy trình kiểm thử phần mềm?

Quy trình kiểm thử phần mềm là một loạt các bước có hệ thống được thực hiện nhằm đảm bảo rằng phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu và không chứa lỗi Quy trình này giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm phần mềm trước khi phát hành cho người dùng cuối Dưới đây là các bước chính trong quy trình kiểm thử phần mềm.

1.5.1 Lập Kế Hoạch Kiểm Thử (Test Planning)

 Mục tiêu: Xác định phạm vi, cách tiếp cận, tài nguyên, và lịch trình kiểm thử.

 Hoạt động chính: o Xác định mục tiêu kiểm thử. o Xác định các tài liệu cần thiết cho kiểm thử. o Lên kế hoạch nguồn lực và phân công công việc. o Đặt ra các tiêu chí đầu vào và đầu ra cho kiểm thử. o Xác định rủi ro và kế hoạch giảm thiểu rủi ro.

1.5.2 Phân Tích và Thiết Kế Kiểm Thử (Test Analysis and Design)

 Mục tiêu: Xác định các điều kiện kiểm thử, trường hợp kiểm thử, và kịch bản kiểm thử.

 Hoạt động chính: o Phân tích các yêu cầu phần mềm để xác định các mục tiêu kiểm thử. o Thiết kế các trường hợp kiểm thử (test cases) và kịch bản kiểm thử (test scenarios). o Xác định dữ liệu kiểm thử cần thiết. o Chuẩn bị môi trường kiểm thử.

1.5.3 Thiết Lập Môi Trường Kiểm Thử (Test Environment Setup)

 Mục tiêu: Cài đặt và cấu hình môi trường kiểm thử theo yêu cầu.

 Hoạt động chính: o Cài đặt phần mềm, phần cứng cần thiết. o Cấu hình môi trường kiểm thử theo yêu cầu. o Xác minh môi trường kiểm thử hoạt động đúng và sẵn sàng cho việc kiểm thử.

1.5.4 Thực Hiện Kiểm Thử (Test Execution)

 Mục tiêu: Thực hiện các trường hợp kiểm thử đã thiết kế.

 Hoạt động chính: o Chạy các trường hợp kiểm thử theo kế hoạch. o Ghi nhận kết quả của từng trường hợp kiểm thử. o So sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi. o Ghi nhận và báo cáo lỗi phát hiện được.

1.5.5 Báo Cáo và Quản Lý Lỗi (Defect Reporting and Management)

 Mục tiêu: Quản lý quá trình phát hiện, báo cáo, và theo dõi lỗi.

 Hoạt động chính: o Ghi nhận chi tiết về các lỗi phát hiện được (mô tả lỗi, bước tái hiện, mức độ nghiêm trọng, etc.). o Báo cáo lỗi cho nhóm phát triển để sửa chữa. o Theo dõi trạng thái của các lỗi từ khi phát hiện đến khi được sửa chữa và xác nhận lại. o Thực hiện kiểm thử lại (re-testing) sau khi lỗi được sửa.

1.5.6 Đánh Giá Kết Quả Kiểm Thử (Test Evaluation)

 Mục tiêu: Đánh giá và xác định chất lượng phần mềm dựa trên kết quả kiểm thử.

 Hoạt động chính: o Phân tích kết quả kiểm thử để xác định mức độ hoàn thành các mục tiêu kiểm thử. o Đánh giá các tiêu chí đầu ra để quyết định kết thúc kiểm thử. o Xác định các điểm cần cải tiến trong quy trình kiểm thử.

1.5.7 Kết Thúc Kiểm Thử (Test Closure)

 Mục tiêu: Hoàn tất và tổng kết quá trình kiểm thử.

 Hoạt động chính: o Thu thập và lưu trữ tất cả các tài liệu kiểm thử. o Đánh giá quá trình kiểm thử và tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm. o Báo cáo cuối cùng về tình trạng kiểm thử và chất lượng phần mềm. o Giải phóng tài nguyên kiểm thử.

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm giúp bạn thiết kế các trường hợp kiểm thử tốt hơn Vì kiểm thử toàn diện là không thể nên kỹ thuật kiểm tra thủ công sẽ giúp giảm số lượng các trường hợp kiểm thử được thực thi trong khi tăng phạm vi kiểm thử Chúng giúp xác định các điều kiện kiểm tra khó nhận biết Và dưới đây là các kỹ thuật kiểm thử:

1.6.1 Phân vùng tương đương (Equivalence Class Partitioning)

Phân vùng tương đương là kỹ thuật kiểm thử chức năng giúp giảm số lượng trường hợp kiểm thử bằng cách chỉ kiểm tra một trường hợp từ mỗi nhóm có cùng loại hoạt động hoặc kết quả Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm thử mà vẫn đảm bảo chất lượng của phần mềm.

1.6.2 Phân tích giá trị biên (Boundary Value Analysis (BVA) )

Phân tích giá trị biên là kỹ thuật kiểm thử chức năng tập trung vào việc kiểm tra các giá trị ở biên của phạm vi chấp nhận để xác định các lỗi tiềm ẩn hoặc vấn đề liên quan đến ranh giới của dữ liệu đầu vào Điều này giúp tăng cơ hội phát hiện lỗi và nâng cao độ tin cậy của phần mềm.

1.6.3 Bảng quyết định (Decision Table based testing)

Bảng quyết định là một công cụ quản lý dự án được sử dụng để hiển thị quyết định và lựa chọn quan trọng trong quá trình thực hiện dự án Bảng quyết định thường bao gồm các cột như số quyết định, mô tả, ngày quyết định, và trạng thái, giúp đảm bảo sự minh bạch và theo dõi tiến trình dự án một cách hiệu quả.

1.6.4 Đoán lỗi (Error Guessing) Đoán lỗi là một phương pháp kiểm thử phần mềm mà kiểm thử viên dự đoán và giả định các điểm mà lỗi có thể xảy ra trong phần mềm Thông qua việc áp dụng trực giác và kinh nghiệm, kiểm thử viên cố gắng tìm ra các điểm yếu và nguy cơ tiềm ẩn trong mã nguồn hoặc thiết kế của phần mềm để tìm ra lỗi trước khi nó xảy ra trong môi trường thực tế. Điều này giúp cải thiện chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm phần mềm.

GIỚI THIỆU VỀ KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG

Kiểm thử tự động là gì?

Kiểm thử tự động: Là xử lý một cách tự động các bước thực hiện các testcase, kiểm thử tự động bằng một công cụ nhằm rút ngắn thời gian kiểm thử.

Kiểm thử tự động: là một kỹ thuật tự động trong đó người kiểm thử tự viết các tập lệnh và sử dụng phần mềm phù hợp để kiểm thử phần mềm Nó về cơ bản là một quá trình tự động hóa của một quy trình kiểm thử thủ công Giống như kiểm thử hồi quy, kiểm thử tự động cũng được sử dụng để kiểm thử ứng dụng theo quan điểm tải, hiệu năng và ứng suất.

Kiểm thử tự động giúp giảm chi phí kiểm thử bằng cách hỗ trợ quá trình kiểm thử thông qua các công cụ phần mềm.

Kiểm thử tự động hay sử dụng phần mềm để kiểm thử với các ưu điểm:

 Có thể thực hiện các kiểm thử một cách liên tục, lặp lại và giảm chi phí cho nhân lực kiểm thử.

 Luôn đảm bảo hoạt động theo một kịch bản duy nhất – không bị ảnh hưởng như với kiểm thử viên.

Quy trình kiểm thử tự động

(automation scripts) và thực thi các script để chạy ứng dụng với sự giúp sức của các automation tool Một khi script đã sẵn sàng thì việc thực thi kiểm thử có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Các hoạt động của kiểm thử tự đông:

 Phân tích yêu cầu/Xác định môi trường/công cụ

 Xác định tiêu chí đầu ra

 Lên kế hoạch và kiểm soát

 Thiết lập môi trường kiểm thử

 Triển khai thiết kế kiểm thử

Mục đích của kiểm thử tự động

 Kiểm thử tự động với các mục đích:

 Giảm bớt công sức và thời gian thực hiện quá trình kiểm thử

 Giảm sự nhàm chán cho con người

 Rèn luyện kỹ năng lập trình cho kiểm thử viên

 Giảm chi phí cho tổng quá trình kiểm thử

Một số công cụ kiểm thử tự động

Một số công cụ giúp ích trong việc kiểm thử tự động:

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ KIỂM THỬ SELENIUM IDE

Định nghĩa Selenium IDE

Là công cụ giúp bạn phát triển ca kiểm thử dược xây dựng dưới dạng Add – ons của Firefox Đây là cách tiện lợi nhất để xây dựng các ca kiểm thử, gồm các phần tử giao diện giúp bạn có thể lựa chọn thể hiện các thao tác, không chỉ tiết kiệm thời gian mà con là cách thông minh để hiểu kịch bản Selenium Bộ công cụ này cung cấp chức năng “thu và chạy lại” – Record and Playback Nhờ đó, Tester có thể nhanh chóng tạo một bộ kịch bản kiểm tra (test script) bằng cách trực tiếp “thu” các thao tác của mình trên đối tượng cần kiểm tra thành 1 tập các câu lệnh “Selenese”

(ngôn ngữ kịch bản được phát triển cho Selenium IDE và Selenium Core có dạng bản HTML) Sau đó chạy lại các câu lệnh này để kiểm tra Chức năng này rất hữu dụng, cho phép tiết kiệm thời gian viết kịch bản kiểm tra Selenium IDE cho phép lưu kịch bản đã thu dưới nhiều loại ngôn ngữ lập trình.

Chức năng chính của Selenium IDE

- Ghi lại và phát lại: Selenium IDE cho phép người dùng ghi lại các hành động trên trình duyệt (như click, nhập liệu, điều hướng) và phát lại chúng Điều này giúp việc tạo các bài kiểm thử trở nên dễ dàng mà không cần viết mã.

- Tạo và chỉnh sửa script kiểm thử: Người dùng có thể tạo các kịch bản kiểm thử tự động bằng cách ghi lại các bước kiểm thử và sau đó chỉnh sửa các kịch bản này theo nhu cầu.

- Hỗ trợ nhiều trình duyệt: Ban đầu Selenium IDE chỉ hỗ trợ Firefox, nhưng hiện nay nó đã được mở rộng hỗ trợ cho Chrome và các trình duyệt khác.

Ưu điểm của Selenium IDE

- Dễ sử dụng: Với giao diện đồ họa trực quan và khả năng ghi lại/phát lại, Selenium IDE phù hợp cho cả những người không có nhiều kinh nghiệm lập trình.

- Nhanh chóng: Cho phép nhanh chóng tạo ra các bài kiểm thử tự động mà không cần viết mã từ đầu.

- Mở rộng và tùy biến: Người dùng có thể xuất kịch bản ra các ngôn ngữ lập trình khác (như Java, Python, C#) để sử dụng với các công cụ Selenium khác, tạo ra các bài kiểm thử phức tạp hơn.

Hạn chế của Selenium IDE

- Giới hạn về phức tạp: Dù hữu ích cho các kiểm thử đơn giản, Selenium IDE không phù hợp cho các kiểm thử phức tạp và dài hạn.

- Khả năng mở rộng hạn chế: So với các công cụ khác trong bộ Selenium,Selenium IDE có khả năng mở rộng và tùy biến ít hơn.

Quy trình hoạt động của công cụ kiểm thử tự động SELENIUM IDE

Khi bạn khởi động Selenium IDE và nhấn nút "Record", nó bắt đầu ghi lại mọi tương tác của bạn với trang web Dưới đây là các bước chi tiết:

 Khởi động ghi: Mở Selenium IDE và chọn tùy chọn để bắt đầu ghi (Record).

Một cửa sổ mới sẽ mở ra cho phép bạn điều hướng đến trang web bạn muốn kiểm thử.

 Ghi lại các hành động: Mọi hành động như nhấp chuột, nhập liệu, cuộn trang, và chọn mục từ danh sách thả xuống sẽ được ghi lại Mỗi hành động sẽ được chuyển đổi thành một lệnh tương ứng trong Selenium IDE.

 Tạo các lệnh: Selenium IDE tự động tạo các lệnh (commands) tương ứng với các hành động bạn thực hiện Ví dụ, nhấp vào một nút sẽ tạo ra lệnh click, nhập liệu vào ô văn bản sẽ tạo ra lệnh type.

Sau khi ghi lại, bạn có thể chỉnh sửa kịch bản để tối ưu hóa và kiểm tra chính xác hơn:

 Xem các lệnh đã ghi: Các lệnh được hiển thị dưới dạng danh sách trong

Selenium IDE Bạn có thể xem lại từng lệnh để đảm bảo chúng đúng như mong đợi.

 Chỉnh sửa lệnh: Bạn có thể chỉnh sửa các lệnh để thay đổi mục tiêu (target), giá trị (value), hoặc thêm các lệnh mới nếu cần.

 Thêm assertions và kiểm tra: Bạn có thể thêm các lệnh kiểm tra (assertions) để xác nhận rằng trang web hiển thị đúng như mong đợi tại các điểm khác nhau trong kịch bản Ví dụ: assertTitle để kiểm tra tiêu đề trang, verifyText để kiểm tra văn bản trên trang.

Sau khi chỉnh sửa, bạn có thể chạy kịch bản để kiểm tra tính đúng đắn của nó:

 Chạy toàn bộ kịch bản: Nhấn nút "Run" để chạy toàn bộ kịch bản từ đầu đến cuối Selenium IDE sẽ tự động thực hiện các lệnh đã ghi và hiển thị kết quả của từng lệnh.

 Kiểm tra kết quả: Kết quả của mỗi lệnh sẽ được hiển thị trong Selenium IDE.

Bạn có thể xem chi tiết về các bước đã thành công hoặc thất bại.

 Sửa lỗi: Nếu có lỗi xảy ra, bạn có thể chỉnh sửa lại kịch bản và chạy lại cho đến khi kịch bản hoạt động như mong đợi.

Nếu bạn muốn sử dụng kịch bản trong một môi trường kiểm thử tự động khác hoặc tích hợp vào hệ thống CI/CD, bạn có thể xuất kịch bản:

 Xuất sang ngôn ngữ lập trình: Selenium IDE cho phép bạn xuất kịch bản sang các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C#, v.v để sử dụng với Selenium WebDriver.

 Tích hợp vào các công cụ kiểm thử khác: Kịch bản xuất ra có thể được tích hợp vào các công cụ kiểm thử khác hoặc sử dụng trong các môi trường kiểm thử tự động.

5.5 Bảo trì kịch bản Để đảm bảo kịch bản kiểm thử luôn hoạt động chính xác khi ứng dụng web thay đổi, bạn cần bảo trì kịch bản:

 Cập nhật khi có thay đổi: Khi trang web thay đổi, bạn cần cập nhật kịch bản để phản ánh những thay đổi này.

 Quản lý phiên bản: Sử dụng hệ thống quản lý phiên bản để theo dõi các thay đổi trong kịch bản kiểm thử và quản lý các phiên bản khác nhau của kịch bản.

Sử dụng SELENIUM IDE

Truycập https://chrome.google.com/webstore/detail/seleniumide/ mooikfkahbdckldjjndioackbalphokd để cài dặt `Selenium IDE`` trên trình duyệtChrome.

Bật add-on Selenium IDE trên trình duyệt, chọn Create new project.

Nhập tên project và nhấn OK

Tại cửa sổ project, Bấm nút REC ở góc phải và nhập tên miền sẽ test và ấn nút START RECORD để tiến hành ghi lại Test case

Cửa số mới hiện ra với tên miền đã chọn, bạn tiến hành các thao tác, Selenium IDE sẽ ghi lại các thao tác click, nhập, thành các command

Sau khi thực hiện xong, đóng cửa sổ test, quay lại cửa số Selenium IDE và ấn nút có icon Stop.

Nhập tên Test case, chú ý tên phải rõ ràng hoặc là mã Test Case Nhấn OK

Chọn test case và ấn vào icon Run all test, Selenium IDE sẽ thực hiẹn lại các thao tác theo những comnand đã record.

Nhấn vào icon Save project trên góc phải Nhập tên và lưu.

Selenium IDE là một công cụ hữu ích cho các tester và developer muốn nhanh chóng tạo ra các bài kiểm thử tự động hóa cho ứng dụng web của mình Với giao diện đơn giản và khả năng ghi lại/phát lại, nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc kiểm thử phần mềm Tuy nhiên, đối với các bài kiểm thử phức tạp hơn, có thể cần phải kết hợp với các công cụ khác trong bộ Selenium hoặc các công cụ kiểm thử tự động hóa khác.

DEMO KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG SELENIUM IDE

Môi trường kiểm thử

 Công cụ kiểm thử: Selenium IDE

Các chức năng kiểm thử

2.1 Chức năng đăng nhập/ đăng ký Đặc tả yêu cầu bài toán kiểm thử chức năng đăng nhập/ đăng ký:

Chức năng đăng nhập là một tính năng quan trọng trên trang web thương mại điện tử như shopee.vn, giúp người dùng truy cập vào tài khoản cá nhân và quản lý thông tin một cách an toàn và thuận tiện Mục tiêu của bài toán kiểm thử này là đảm bảo rằng chức năng đăng nhập hoạt động đúng và hiệu quả theo các tiêu chí đã đặt ra.

 Kiểm thử đăng nhập trên trang chủ shoppe.

 Kiểm thử đăng nhập bằng email và số điện thoại từ đơn giản đến phức tạp

 Kiểm thử và xử lý các lỗi của chức năng đăng nhập

2.1.3 Yêu cầu 2.1.3.1 Yêu cầu chức năng

 Đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu: Người dùng có thể nhập tên đăng nhập và mật khẩu vào ô đăng nhập để truy cập vào tài khoản cá nhân.

 Đăng nhập bằng mạng xã hội: Người dùng có thể sử dụng tài khoản mạng xã hội như Facebook, Google để đăng nhập.

 Quên mật khẩu: Cung cấp chức năng để người dùng có thể lấy lại mật khẩu khi

 Xử lý lỗi: Hệ thống cần xử lý và thông báo lỗi khi người dùng nhập sai tên đăng nhập hoặc mật khẩu, hoặc khi có lỗi hệ thống xảy ra.

2.1.3.2 Yêu cầu phi chức năng

 Tốc độ đăng nhập: Thời gian xử lý và đăng nhập vào tài khoản không quá 3 giây.

 Tính khả dụng: Chức năng đăng nhập phải hoạt động ổn định trên các trình duyệt phổ biến (Chrome, Firefox, Safari, Edge) và trên các thiết bị di động.

 Tính bảo mật: Đảm bảo rằng chức năng đăng nhập không bị tấn công qua các lỗ hổng bảo mật như SQL Injection, XSS Bảo vệ thông tin tài khoản và mật khẩu của người dùng bằng cách mã hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật.

Kết quả thực tế Kết quả mong đợi

Tc_d n_tc1 Đăng nhập thành công

Nhập hợp lệ tài khoản và mật khẩu và nhấn nút tiếp tục

“Vieth ung28 2003” Đăng nhập thành công và trang chủ gửi mã capcha xác thực về số điện thoại hoặc email để hoàn thành đăng nhập Đăng nhập thành công và trang chủ gửi mã capcha xác thực về số điện thoại hoặc email để hoàn thành đăng nhập tc_dn

_tb_s mk1 Đăng nhập thất bại với mật khẩu không hợp lệ

Nhập mật khẩu không hợp lệ

‘1234 567’ Đăng nhập thất bại trang chủ hiện thông báo

‘Tên tài khoản của bạn hoặc Mật khẩu không đúng, vui lòng thử lại’ Đăng nhập thất bại trang chủ hiện thông báo ‘Tên tài khoản của bạn hoặc Mật khẩu không đúng, vui lòng thử lại’ tc_dn _tb_ mk& tk Đăng nhập thất bại

Nhập mật khẩu và tài khoản sai định dạng

‘123’ Đăng nhập thất bại trang chủ hiện thông báo

KHÔNG thành công Bạn vui lòng thử lại hoặc đăng nhập bằng cách khác nhé!’ Đăng nhập thất bại trang chủ hiện thông báo

KHÔNG thành công Bạn vui lòng thử lại hoặc đăng nhập bằng cách khác nhé!’ tc_dn _tb_t k1 Đăng nhập thất bại tài khoản không hợp lệ

Nhập tài khoản không hợp lệ

‘123’ Đăng nhập thất bại trang chủ hiện thông báo

KHÔNG thành công Bạn vui lòng thử lại hoặc đăng nhập bằng cách khác nhé!’ Đăng nhập thất bại trang chủ hiện thông báo ‘Đăng nhập KHÔNG thành công Bạn vui lòng thử lại hoặc đăng nhập bằng cách khác nhé!’ tc_dn _tc4 Đăng nhập bằng mã qr Đăng nhập bằng mã qr trên thiết bị khác quét

‘mã qr’ Đăng nhập thành công chuyển sang trang chủ mua sắm shopee Đăng nhập thành công chuyển sang trang chủ mua sắm shopee tc_q mk_t c

Người dùng chọn quên mật khẩu nhập số điện thoại đã đăng kí

Quên mật khẩu thành công, nhận số điện thoại hợp lệ, người dùng nhận được mã thông qua sms hoặc zalo, nhấn

‘Kế tiếp’, chuyển sang trang chủ mua sắm

Quên mật khẩu thành công, nhận số điện thoại hợp lệ, người dùng nhận được mã thông qua sms hoặc zalo, nhấn

‘Kế tiếp’, chuyển sang trang chủ mua sắm tc_q mk_t b1

Quên mật khẩu Thất bại

Người dùng chọn quên mật khẩu nhập sai dữ liệu

Trang chủ hiện thông báo ‘Không tìm thấy tài khoản’

Trang chủ hiện thông báo ‘Không tìm thấy tài khoản’ tc_dk _tc1 Đăng kí tài khoản

Tạo tài khoản người dùng

Nhập thành công số điện thoại, ứng dụng gửi mã xác nhận và khởi tạo tài khoản

Nhập thành công số điện thoại, ứng dụng gửi mã xác nhận và khởi tạo tài khoản tc_dk _tc2 Đăng kí tài khoản bằng facebook Đăng kí tài khoản bằng tài khoản mạng xã hội facebook

‘tài khoản facebo ok’ Đăng kí thành công trang chủ đăng kí chuyển sang trang chủ mua sắm Đăng kí thành công trang chủ đăng kí chuyển sang trang chủ mua sắm tc_dn _tb_t k2 Để trống phần tài khoản Đăng nhập tài khoản để trống tài khoản và mật khẩu

‘ ’ Trang chủ đăng nhập hiện thông báo

‘Vui lòng điền vào mục này ’

Trang chủ đăng nhập hiện thông báo

‘Vui lòng điền vào mục này ’ tc_dn

_tc2 Đăng nhập bằng cách liên kết với Facebook

Chọn vào biểu tượng Facebook rồi chọn vào tài khoản muốn đăng nhập

Trang chủ đăng nhập vào trang chủ mua sắm shopee

Trang chủ hiện thông báo ‘Đăng nhập thành công’ và hiện lên trang chủ mua sắm shopee tc_q mk_t b2

Quên mật khẩu thất bại

Quên mật khẩu nhập sai định dạng email

‘@’ Trang chủ quên mật khẩu thông báo’Email không hợp lệ’

Trang chủ quên mật khẩu thông báo’Email không hợp lệ’

2.2 Chức năng tìm kiếm Đặc tả yêu cầu bài toán kiểm thử chức năng tìm kiếm:

Chức năng tìm kiếm là một tính năng quan trọng trên trang web thương mại điện tử như shopee.vn, giúp người dùng tìm kiếm các sản phẩm mong muốn một cách nhanh chóng và chính xác Mục tiêu của bài toán kiểm thử này là đảm bảo rằng chức năng tìm kiếm hoạt động đúng và hiệu quả theo các tiêu chí đã đặt ra.

 Kiểm thử chức năng tìm kiếm trên trang chủ và các trang chuyên mục.

 Kiểm thử tìm kiếm với các từ khóa đơn giản, phức tạp, và kết hợp.

 Kiểm thử khả năng xử lý lỗi và ngoại lệ của chức năng tìm kiếm.

2.2.3 Yêu cầu 2.2.3.1 Yêu cầu chức năng

 Tìm kiếm sản phẩm bằng từ khóa: Người dùng có thể nhập từ khóa vào ô tìm kiếm và nhận về danh sách các sản phẩm tương ứng.

 Tìm kiếm bằng bộ lọc: Sau khi nhận kết quả tìm kiếm, người dùng có thể sử dụng các bộ lọc như giá, thương hiệu, đánh giá, địa điểm để thu hẹp kết quả.

 Gợi ý tự động: Khi người dùng nhập từ khóa, hệ thống hiển thị gợi ý từ khóa liên quan.

 Xử lý lỗi: Hệ thống cần xử lý và thông báo lỗi khi người dùng nhập từ khóa không hợp lệ hoặc không có sản phẩm phù hợp.

2.2.3.2 Yêu cầu phi chức năng

 Tốc độ tìm kiếm: Thời gian trả về kết quả tìm kiếm không quá 3 giây.

 Tính khả dụng: Chức năng tìm kiếm phải hoạt động ổn định trên các trình duyệt phổ biến (Chrome, Firefox, Safari, Edge) và trên các thiết bị di động.

 Tính bảo mật: Đảm bảo rằng chức năng tìm kiếm không bị tấn công qua các lỗ hổng bảo mật như SQL Injection, XSS

Trường hợp Mô tả Dữ liệu đầu vào

Kết quả mong đợi Kết quả thực tế

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa hợp lệ

Nhập từ khóa hợp lệ và nhấn nút tìm kiếm.

Danh sách các sản phẩm áo thun nam hiển thị.

Danh sách các sản phẩm áo thun nam hiển thị.

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa không hợp lệ

Nhập từ khóa không hợp lệ và nhấn nút tìm kiếm.

Hiển thị thông báo "Không tìm thấy sản phẩm nào."

"Không tìm thấy sản phẩm nào."

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa rỗng

Nhấn nút tìm kiếm mà không nhập từ khóa.

Hiển thị thông báo yêu cầu nhập từ khóa tìm kiếm

Không có thông báo hoặc thông báo lỗi không rõ ràng.

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa chứa ký tự đặc biệt

Nhập từ khóa chứa ký tự đặc biệt và nhấn nút tìm kiếm.

Hiển thị thông báo lỗi hoặc danh sách sản phẩm liên quan đến từ khóa

Hiển thị thông báo lỗi hoặc danh sách sản phẩm liên quan đến từ khóa

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa viết hoa và viết thường

Nhập từ khóa với các chữ cái viết hoa và viết thường khác nhau.

Kết quả tìm kiếm giống nhau cho cả hai từ khóa.

Kết quả tìm kiếm giống nhau cho cả hai từ khóa.

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa có khoảng trắng đầu và cuối

Nhập từ khóa có khoảng trắng ở đầu và cuối.

Bỏ qua khoảng trắng và hiển thị kết quả giống như tìm kiếm "áo thun nam".

Bỏ qua khoảng trắng và hiển thị kết quả giống như tìm kiếm "áo thun nam".

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa một phần

Nhập từ khóa một phần của tên sản phẩm.

Hiển thị tất cả các sản phẩm có chứa từ khóa "áo thun".

Hiển thị tất cả các sản phẩm có chứa từ khóa "áo thun".

TC0 Kiểm thử Nhập từ khóa "áo thum Hiển thị các Hiển thị các sản

8 tìm kiếm với từ khóa sai chính tả sai chính tả và nhấn nút tìm kiếm. nam" sản phẩm có từ khóa gần giống

"áo thun nam" hoặc gợi ý chỉnh sửa từ khóa. phẩm có từ khóa gần giống "áo thun nam" hoặc gợi ý chỉnh sửa từ khóa.

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa dài

Nhập từ khóa rất dài và nhấn nút tìm kiếm.

"áo thun nam màu đỏ có cổ tay ngắn size L"

Hiển thị danh sách sản phẩm phù hợp hoặc gần nhất với từ khóa nhập vào.

Hiển thị danh sách sản phẩm phù hợp hoặc gần nhất với từ khóa nhập vào.

Kiểm thử tìm kiếm với từ khóa khác ngôn ngữ

Nhập từ khóa bằng ngôn ngữ khác (tiếng Anh).

Hiển thị các sản phẩm tương ứng với từ khóa "áo thun nam".

Hiển thị các sản phẩm tương ứng với từ khóa "áo thun nam".

Kiểm thử tìm kiếm với bộ lọc sản phẩm

Sử dụng từ khóa kết hợp với các bộ lọc sản phẩm (giá, thương hiệu, màu sắc, kích thước, v.v.).

"áo thun nam" với bộ lọc giá từ 100,000 đ -

Hiển thị danh sách các sản phẩm áo thun nam trong khoảng giá từ 100,000đ - 200,000đ.

Hiển thị danh sách các sản phẩm áo thun nam trong khoảng giá từ

Kiểm thử tìm kiếm nhiều từ khóa

Nhập nhiều từ khóa và nhấn nút tìm kiếm.

"áo thun nam màu đỏ"

Hiển thị danh sách các sản phẩm áo thun nam màu đỏ.

Hiển thị danh sách các sản phẩm áo thun nam màu đỏ.

Kiểm thử tìm kiếm khi không có kết nối mạng

Hiển thị thông báo lỗi kết nối mạng. Địa chỉ URL bạn yêu cầu không tìm thấy trên server.Có thể bạn gõ sai địa chỉ hoặc dữ liệu này đã bị xóa khỏi server.

2.3 Chức năng cập nhật thông tin tài khoản Đặc tả yêu cầu bài toán kiểm thử chức năng cập nhật thông tin tài khoản:

Chức năng cập nhật thông tin tài khoản là một tính năng quan trọng trên trang web thương mại điện tử như shopee.vn, giúp người dùng cập nhật, thay đổi những thông tin về tài khoản một cách nhanh chóng và chính xác Mục tiêu của bài toán kiểm thử này là đảm bảo rằng chức năng cập nhật thông tin tài khoản hoạt động đúng và hiệu quả theo các tiêu chí đã đặt ra.

 Kiểm thử chức năng cập nhật thông tin tài khoản trên trang thông tin tài khoản.

 Kiểm thử khả năng xử lý lỗi và ngoại lệ của chức năng cập nhật thông tin tài khoản.

2.3.3 Yêu cầu 2.3.3.1 Yêu cầu chức năng

 Thay đổi các thông tin về tài khoản: Người dùng có thể nhập thông tin tài khoản muốn cập nhật vào ô tương ứng.

 Tạo/Đổi mật khẩu: Người dùng có thể tạo mới hoặc đổi mật khẩu cho tài khoản.

 Xử lý lỗi: Hệ thống cần xử lý và thông báo lỗi khi người dùng nhập thông tin không hợp lệ.

2.3.3.2 Yêu cầu phi chức năng

 Tốc độ phản hồi: Thời gian xử lí không quá 3 giây.

 Tính khả dụng: Chức năng cập nhật thông tin tài khoản phải hoạt động ổn định trên các trình duyệt phổ biến (Chrome, Firefox, Safari, Edge) và trên các thiết bị di động.

 Tính bảo mật: Đảm bảo rằng chức năng cập nhật thông tin tài khoản không bị tấn công qua các lỗ hổng bảo mật như SQL Injection, XSS.

Mô tả Dữ liệu đầu vào

Thay đổi thông tin thành công

Nhập các thông tin hợp lệ và nhấn nút

Lưu thông tin thành công và hiển thị thông báo “Cập nhật hồ sơ”

Lưu thông tin thành công và hiển thị thông báo “Cập nhật hồ sơ”

Thay đổi thông tin thất bại với tên không hợp lệ

Nhập các thông tin hợp lệ và tên bỏ trống

Hiển thị thông báo “Vui lòng nhập tên” và nút “Lưu” bị vô hiệu hóa

Hiển thị thông báo “Vui lòng nhập tên” và nút “Lưu” bị vô hiệu hóa

Thay đổi thông tin thành công với email hợp lệ

Nhập mã OTP xác minh tài khoản và nhập email hợp lệ

Nhập mã OTP xác nhận email mới và hiển thị thông báo “Cập nhật hồ sơ”

Nhập mã OTP xác nhận email mới và hiển thị thông báo “Cập nhật hồ sơ”

Thay đổi thông tin thất bại với email không hợp lệ

Nhập mã OTP xác minh tài khoản và bỏ trống email

Không hiển thị thông báo và nút “Xác nhận” bị vô hiệu hóa

Không hiển thị thông báo và nút “Xác nhận” bị vô hiệu hóa

Thay đổi thông tin thất bại với email không hợp lệ

Nhập mã OTP xác minh tài khoản và nhập email không hợp lệ

“@” Hiển thị thông báo “Email không hợp lệ” và nút “Xác nhận” bị vô hiệu hóa

Hiển thị thông báo “Email không hợp lệ” và nút “Xác nhận” bị vô hiệu hóa

Thay đổi thông tin thất bại với tên không hợp lệ

Nhập các thông tin hợp lệ và tên có chứa kí tự đặc biệt

“@,.!!))” Lưu thông tin thành công và hiển thị thông báo “Cập nhật hồ sơ”

Lưu thông tin thành công và hiển thị thông báo “Cập nhật hồ sơ”

Hiển thị thông báo và yêu cầu

Hiển thị thông báo và yêu cầu số điện thoại thất bại minh tài khoản và nhập mật khẩu shopeepay đổi số điện thoại trên app để đảm bảo tính bảo mật đổi số điện thoại trên app để đảm bảo tính bảo mật

Thay đổi thông tin thất bại với lỗi kết nối mạng

Nhập các thông tin hợp lệ và nhấn nút

Lưu thông tin không thành công và hiển thị thông báo

Lưu thông tin không thành công và hiển thị thông báo

2.4 Chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng Đặc tả yêu cầu bài toán kiểm thử chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng:

Ngày đăng: 04/09/2024, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w