1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quản lý hoạt động phối hợp giáo dục kĩ năng sinh tồn cho họcsinh tiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình.... Tổng hợp thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ PHƯƠNG DUNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SINH TỒN CHO HỌC SINH Ở CÁCTRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGTHEO QUAN ĐIỂM PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ PHƯƠNG DUNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SINH TỒN CHO HỌC SINH Ở CÁCTRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGTHEO QUAN ĐIỂM PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THẮNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân, tậpthể đã dành cho tôi sự giúp đỡ, động viên vô cùng quý báu trong quá trìnhthực hiện đề tài

Trước tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô trường Đại họcGiáo Dục đã tạo điều kiện giúp đỡ và trang bị kiến thức quản lý giáo dục chotôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Thắng, người hướng dẫnkhoa học, đã hết sức tận tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ quản lý và các giáo viên tiểuhọc trên địa bàn quận Lê Chân đã có những góp ý giá trị tạo động lực cho tôihoàn thành đề tài của mình

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Phòng GD – ĐT quận Lê Chân đã tạo điềukiện tốt nhất cho tôi trong thời gian đi học và nghiên cứu Cảm ơn các đồngnghiệp, người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn của mình

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2024

Tác giả luận văn

Đỗ Phương Dung

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắtChữ viết đầy đủ

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu về đề tài 7

1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sinh tồn 7

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 14

1.2.1 Giáo dục kĩ năng sinh tồn 14

1.2.2 Giáo dục phối hợp giữa nhà trường – Gia đình và Xã hội 16

1.3.1 Đặc điểm tâm lý, lứa tuổi bậc Tiểu học 19

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh Tiểu họctheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 20

1.3.3 Chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhTiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 21

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kĩ năng sinh tồn cho họcsinh Tiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 23

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhTiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 24

Trang 6

1.4 Quản lý hoạt động phối hợp giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học

sinh tiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 25

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giáo dục kĩ năngsinh tồn cho học sinh giữa theo quan điểm phối hợp giữa nhàtrường và gia đình 25

1.4.2 Tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn cho họcsinh tiểu học theo theo quan điểm phối hợp nhà trường và gia đình 27

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn chohọc sinh tiểu học theo theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường vàgia đình 28

1.4.4 Kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn chohọc sinh tiểu học theo theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường vàgia đình 30

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh Tiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường vàgia đình 31

2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục tiểu học quận LêChân, thành phố Hải Phòng 36

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 36

2.1.2 Giáo dục tiểu học quận Lê Chân 36

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh ở các trường tiểu học, quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 38

Trang 7

2.2.1 Mục đích và nội dung khảo sát 382.2.2 Đối tượng khảo sát và công cụ khảo sát 382.2.3 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 40

2.3 Thực trạng giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trườngTiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểmphối hợp giữa nhà trường và gia đình 40

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụhuynh học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 402.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sinh tồn cho

học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 422.3.3 Thực trạng các kĩ năng sinh tồn đã được giáo dục cho học

sinh ở trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 442.3.4 Thực trạng phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sinh

tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phốHải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 492.3.5 Kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở

các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 512.3.6 Tổng hợp thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn

cho học sinh ở các trường tiểu học, quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 53

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ởcác trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 54

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sinh tồn chohọc sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 54

Trang 8

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sinh tồn chohọc sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải

Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 57

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sinh tồn chohọc sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 59

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện giáo dục kĩ năng tồncho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phốHải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 61

2.4.5 Đánh giá tổng hợp thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sinhtồn cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phốHải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 63

2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sinhtồn cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phốHải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 64

2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 67

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh các trường tiểu học quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 72

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 72

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 72

Trang 9

3.1.3 Đảm bảo tính toàn diện 72

3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa 72

3.1.5 Đảm bảo tính khả thi 73

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng tham 73

3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ởcác trường Tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 73

3.2.1 Tổ chức tọa đàm, trao đổi giữa nhà trường và gia đình vềxây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNST cho HS 73

3.2.2 Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng mũi nhọn gồm giáo viên,phụ huynh học sinh và tổ chức xã hội làm cố vấn cho nhà trường,chuyên gia tập huấn cho giáo viên, phụ huynh và trực tiếp thamgia giáo dục các kĩ năng sinh tồn cho học sinh 77

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kĩ năng sinh tồncho đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh định kỳ hàng năm 79

3.2.4 Xây dựng quy định, chính sách thưởng, phạt công bằng, côngkhai đối với các cá nhân, tổ chức tham gia giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh 83

3.2.5 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dụckĩ năng sinh tồn cho học sinh tiểu học 85

3.2.6 Tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sinhtồn cho học sinh ở các trường tiểu học 88

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90

3.4.1 Tổ chức khảo nghiệm 90

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 91

3.4.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 95

Kết luận Chương 3 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102PHỤ LỤC

Trang 10

sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo 42Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL, GV và PHHS về các KNST đã được

giáo dục cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhàtrường và gia đình 44Bảng 2.5 Đánh giá của của PHHS về GDKNST cho học sinh ở các

trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 47Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng phương pháp,

hình thức GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học,quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phốihợp giữa nhà trường và gia đình 49Bảng 2.7 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNST cho học

sinh trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòngtheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 51Bảng 2.8 Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt

động GDKNST cho học sinh ở các trường tiểu học, quận LêChân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữanhà trường và gia đình 53Bảng 2.9 Thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNST cho học sinh ở các

trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 55

Trang 11

Bảng 2.10 Thực trạng tổ chức thực hiện GDKNST cho học sinh ở các

trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo

quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 57

Bảng 2.11 Thực trạng chỉ đạo thực hiện GDKNST cho học sinh ở cáctrường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 59

Bảng 2.12 Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện GDKNST cho họcsinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố HảiPhòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 61

Bảng 2.13 Tổng hợp thực trạng quản lý GDKNST cho học sinh ở cáctrường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình 63

Bảng 2.14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý GDKNSTcho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thànhphố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường vàgia đình 65

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp 91

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp 93

Bảng 3.3 Tổng hợp mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 95

Trang 12

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sinh tồn nói riêng giúp cho mỗi cánhân tự chủ trong cuộc sống, biết xử lý những tình huống để sống an toàn,thích ứng trong mọi hoàn cảnh đồng thời vượt qua những khó khăn của cuộcsống Kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sinh tồn nói riêng không tự nhiên cómà nó được hình thành phát triển trong quá trình dạy học, giáo dục và hoạtđộng trải nghiệm sinh hoạt hàng ngày của học sinh, đồng thời được củng cốthường xuyên trong quá trình học tập, lao động và sinh hoạt của mỗi người

Trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta tập trungphát triển nguồn nhân lực có tư duy và phát triển cá nhân sáng tạo, các thế hệtrẻ cần có kĩ năng độc lập và kĩ năng sống, ứng phó và tiếp cận với sự thayđổi của môi trường sống, của khoa học hiện đại để xây dựng đất nước ngàycàng vững mạnh hơn

Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng giúp học sinh hình thành nhâncách gốc làm cơ sở để hình thành phát triển nhân cách toàn diện Mục tiêu củagiáo dục tiểu học là nhằm hình thành ở học sinh các phẩm chất: Yêu nước,nhân ái, trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm đồng thời hình thành ở học sinhcác năng lực chung và năng lực cốt lõi: Tự học, tự chủ, giao tiếp, hợp tác Các phẩm chất và năng lực trên được hình thành phát triển thông qua hoạtđộng dạy học và hoạt động giáo dục, tự giáo dục của học sinh

Học sinh tiểu học chịu sự ảnh hưởng của giáo dục nhà trường, gia đìnhvà xã hội Trong cuộc sống học sinh ngoài sự tác động của nhà trường, họcsinh tiểu học chịu sự tác động của môi trường sống và những ảnh hưởng tiêucực của kinh tế thị trường và những tác động của giao thông công cộng, biếnđổi khí hậu, tệ nạn xã hội… đang hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng và tác độngtới học sinh

Trang 13

Muốn tồn tại, thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đạingày nay, học sinh phải được trang bị hệ thống kĩ năng sống nói chung và kĩnăng sinh tồn nói riêng Giáo dục kĩ năng sinh tồn trở thành mục tiêu và làmột nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện Trong cuộc sống thườngngày luôn có những mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự an toàncủa trẻ nhỏ ở mọi lúc, mọi nơi Quận Lê Chân là một trong những trụ cột kinhtế của thành phố Hải Phòng, bên cạnh những tích cực về một nền kinh tế năngđộng, môi trường văn hóa văn minh, xã hội phát triển tạo thuận lợi cho việchọc tập và sinh hoạt của học sinh thì những tác động tiêu cực của nền kinh tếthị trường, những ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, của tệ nạn xã hội, mạngxã hội ít nhiều đang tấn công vào gia đình và trường học của các học sinh Nólàm cho một số học sinh chưa nhận thức được đúng hướng đi của mình, dễlàm lệch lạc nhân cách của các em.

Thực tế trong những năm qua giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhTiểu học đã được các trường Tiểu học quan tâm thực hiện, bên cạnh đó làkhông ngừng phối hợp với gia đình trong việc giáo dục học sinh, tuy nhiênmức độ triển khai chưa đồng bộ Công tác quản lý hoạt động này chưa đượcsát sao, và thiếu sự gắn kết, thống nhất giữa các cấp quản lý….Với mongmuốn trang bị cho các em học sinh những kiến thức cần thiết để ứng phóvới những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra Do vậy, điều vô cùng quantrọng là chúng ta phải dạy trẻ kĩ năng đối phó với các tình huống nguy

hiểm Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáodục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và giađình”.

2.Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ

Trang 14

năng sinh tồn cho học sinh Tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, đềtài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn chohọc sinh ở các trường Tiểu học quận Lê Chân thành phố Hải Phòng theo quanđiểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

2.2.Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý giáo dục kĩ năng sinhtồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòngtheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

2.2.2. Đánh giá thực trạng kĩ năng sinh tồn của học sinh và thực trạngquản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quậnLê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường vàgia đình

2.2.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kĩ năng sinhtồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòngtheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

2.2.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả quản lý giáodục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thànhphố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

3.Câu hỏi nghiên cứu

3.1. Cơ sở khoa học của biện quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho họcsinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quanđiểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình là gì?

3.2. Có những biện pháp quản lý nào nâng cao hiệu quả giáo dục kĩnăng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phốHải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình?

Trang 15

4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1.Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểuhọctheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

4.2.Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học,quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhàtrường và gia đình

5.Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể đề xuất được các biệnpháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh cáctrường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợpgiữa nhà trường và gia đình

6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1.Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

6.2.Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu khảo sát trên Điều tra: 30 cán bộ quản lý, 600GV, 500 phụ huynh, và 1200 HS trong 10 trường Tiểu học trên địa bàn quậnLê Chân, Hải Phòng

- Chủ thể quản lý gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởngchuyên môn Trong phạm vi đề tài luận văn, chủ thể quản lý là hiệu trưởngcác trường Tiểu học

6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023

Trang 16

7.Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích, tổng hợp,khái quát hóa hóa, hệ thống tổng quan, các văn bản, tài liệu lý luận về quản lýgiáo dục kĩ năng sinh tồn học sinh ở các trường Tiểu học theo quan điểm phốihợp giữa nhà trường và gia đình

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để đánh giá thực tiễn quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ởcác trường Tiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình,các phương pháp nghiên cứu thực tiễn dự kiến được sử dụng

Phương pháp điều tra bằng lời nói

Đây là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để thu thập ý kiếnđánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về thựctrạng kĩ năng sinh tồn của học sinh, thực trạng giáo dục kĩ năng sinh tồn cho họcsinh, thực trạng hoạt động quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở cáctrường Tiểu học; cũng như khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của cácbiện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu họctheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình được đề xuất

Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu thập thêm ý kiến thôngqua phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về thực trạnghoạt động quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểuhọc theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình để lý giải và kiểmchứng những dữ liệu thu thập được qua điều tra

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để thu thập thông tin cần thiếtliên quan đến vấn đề nghiên cứu, như đề xuất một số biện pháp quản lý

Trang 17

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Số liệu sau khi thu thập qua điều tra bằng bảng câu hỏi được làm sạchvà phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Kết quả được trình bày dướidạng các giá trị: trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ phần trăm, sự tương quan

8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

-Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kĩnăng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học

-Về mặt thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáodục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thànhphố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa gia đình và nhà trường

9.Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận & Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo vàPhụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học

sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quanđiểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Chương 2: Thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn

cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theoquan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở

các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểmphối hợp giữa nhà trường và gia đình

Trang 18

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNGSINH TỒN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO

QUAN ĐIỂM PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH1.1 Tổng quan nghiên cứu về đề tài

1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sinh tồn

1.1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

KNST và vấn đề GDKNST cho con người nói chung và cho HS nóiriêng đã xuất hiện và được quan tâm từ xa xưa trong quá trình đối phó vớithiên nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ… hay đối phó với các tình huốngcấp bách để thoát hiểm Đó là những kĩ năng đơn giản nhất mang tính kinhnghiệm để phù hợp với con người trong từng giai đoạn hay thời kỳ xã hộikhác nhau Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát của các tác giả cóP.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,… P.Ia.Galperin nói về sự hìnhthành tri thức và kĩ năng tư duy trong cuộc sống Các tác giả nghiên cứu đãchỉ ra phương pháp hướng dẫn con người có kĩ năng để thoát hiểm, hỗ trợtrong tập thể hay với các nhân cần có những phương pháp tối thiểu để giảmthiểu rủi ro trong hoàn cảnh cấp bách [9]

Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể, Các tác giả chỉ ra tầm quan trọngcủa việc giáo dục KNST của học sinh, kĩ năng làm chủ cảm xúc, bình tĩnh vàứng phó với các sự cố nguy hiểm xảy ra Phương pháp chủ yếu trong giáo dụcKNST là đưa ra các bài tập tình huống và giả định các phương pháp sẽ dùngkhắc phục rủi ro [9]

Giáo dục KNST ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cáchtiếp cận các giáo dục đào tạo về Phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV và mởrộng sang ứng phó với các sự cố nguy hiểm xảy đến liên quan đến các vẫn đềvề an sinh xã hội, môi trường, giáo dục giới tính… [14]

Trang 19

Giáo dục KNST ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lựchướng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người tiềm ẩn những rủi rogì và cách khắc phục Ngoài ra GDKNST ở Campuchia còn hướng tới GD tạicác trường học cho HS bằng các phương pháp trải nghiệm thực tế [14].

Giáo dục KNST ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ:Các kĩ năng thao tác bằng tay, kĩ năng thương mại và đấu thầu, kĩ năng sinhtồn trong đời sống gia đình GDKNST ở đây sử dụng phương pháp huấnluyện và giải quyết tình huống để truyền đạt tới con người [14]

Ở Bangladesh: Giáo dục KNST được khai thác dưới góc độ các kĩ nănghoạt động xã hội, kĩ năng phát triển, kĩ năng chuẩn bị cho tương lai

1.1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Oanh nghiên cứu về KNST và giáo dục KNST cho tuổi vịthành niên theo tiếp cận KNS, tác giả đã làm rõ thực trạng nhận diện về KNScủa HS và thực tạng GDKNS hiện nay trong trường học những KN cơ bảnnhư kĩ năng làm chủ cảm xúc, bảo vệ bản thân, kĩ năng phòng tránh hỏa hoạn,đuối nước, ứng xử khi gặp người lại… Đồng thời tác giả cũng chỉ ra nguyênnhân cốt lõi khiến các em thiếu hụt những kĩ năng cơ bản trong cuộc sốnghàng ngày và đưa ra những giải pháp tối ưu để các em có thể tự tin tự lập khikhông có người thân bên cạnh [22]

Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai Dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kĩnăng sống cho trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài trường học” đểnâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và học sinh về kĩ năng ứng phó vớitình huống nguy hiểm, có lối sống an toàn, lành mạnh Đề án nâng cao nhậnthức về tầm quan trọng trong việc GDKNST cho lứa tuổi học sinh để các emhiểu về KNST là gì, vì sao cần nhận biết được những rủi ro và để ứng phóđược khi gặp phải những rủi ro đó Đồng thời đề án cũng nhấn mạnh cần đàotạo tốt đội ngũ GDKNST cho HS để giáo dục HS một cái bài bản và có chiềuhướng chuyên sâu trong nhà trường [2]

Trang 20

Nguyễn Thanh Bình (2009) nghiên cứu về kĩ năng sinh tồn và giáo dụckĩ năng sinh tồn cho học sinh THCS theo tiếp cận KNS Đề tài tiến hành khảosát trên 8 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam trong cả nước về thựctrạng nhận thức và kĩ năng của HS hầu như còn hời hợt và chưa tốt đồng thờilàm rõ những hạn chế về kĩ năng tự bảo vệ bản thân; kĩ năng phòng tránh đuốinước, mưa giông, lũ quét… của học sinh khu vực miền núi Tác giả đề xuấtbiện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.

Nguyễn Thị Hường (2009), nghiên cứu KNST bằng phương pháp tíchhợp trong môn tự nhiên xã hội các kĩ năng cần thiết trong từng bài học và ápdụng các phương pháp xây dựng tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trongcuộc sống hàng ngày như hỏa hoạn, đuối nước, sử dụng dụng cụ sắc nhọn…Tác giả đã đưa ra từng nội dung và phương pháp trong quá trình giáo dụcKNST cho HS cũng như ứng phó với những tình huống nguy hiểm

Nguyễn Thị Tính (2010), nghiên cứu giáo dục kĩ năng sinh tồn cho họcsinh tiểu học theo tiếp cận giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học khu vựcmiền núi phía Bắc thông qua dạy học môn đạo đức Thông qua môn học, tácgiả đã làm rõ thực trạng nhận thức và KNST của HS nơi đây Thông qua đó đềxuất được các biện pháp giáo dục KNST cho HS phù hợp với điều kiện thực tếcủa địa phương trên cơ sở giúp các em tự tin trong cuộc sống, làm chủ cuộcsống và ứng phó kịp thời với tình huống nguy hiểm khi có sự cố xảy ra

Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục Đào tạo nước ta đã phát độngtrong các trường phổ thông trên toàn quốc phong trào “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực” để tăng tính giáo dục cho toàn thể đội ngũ trongnhà trường từ các thầy cô giáo đến học sinh nhằm tạo ra một môi trường giáodục an toàn, có kĩ năng sáng tạo, hiệu quả để phát huy được giá trị cá nhânmỗi con người mang lại lợi ích cho địa phương và cho xã hội

1.1.2 Nghiên cứu về quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn

1.1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Vào đầu thế kỷ 21 này, một số nước phương Tây đã chú ý đề cao hơn vaitrò của gia đình trong việc kết hợp với nhà trường để giáo dục KNST cho HS

Trang 21

Tại Anh, các nhà giáo dục cho rằng việc chăm sóc và giáo dục trẻkhông chỉ riêng trách nhiệm từ một phía là gia đình hay nhà trường mà làtrách nhiệm của cả hai phía, đó là sự kết hợp giữa gia đình và nhà trườngtrong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ Các nhà nghiên cứu khẳng định việc kếthợp giữa gia đình và nhà trường là phương pháp tối ưu nhất giúp trẻ pháttriển toàn diện, đúng hướng và có sự đồng hành từ gia đình Đồng thời nhàtrường cần có những kết nối hướng dẫn về các nội dung chương trình KNScho bố mẹ có thể GD con tại gia đình các kĩ năng cần thiết trong sinh hoạtđời sống hàng ngày [9].

Theo tác giả người Nga Ubanxkaia với tác phẩm “Giáo viên và côngtác với gia đình” đề cập đến công tác Hiệu trưởng với công tác phụ huynh như:công tác quản lý hoạt động phối hợp với gia đình, công tác tư vấn, giao tiếptrực tiếp với phụ huynh và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác phốihợp với phụ huynh để GD học sinh tới các kĩ năng cần thiết như kĩ năng ứngxử, làm chủ cảm xúc, phòng tránh các sự cố nguy hiểm có thể xảy ra trongcuộc sống hàng ngày Tác phẩm này đề cập đến phương pháp, tổ chức giáodục cho HS từ các GV và các bậc phụ huynh trên cơ sở xây dựng kế hoạch vàtổ chức triển khai GDKNST cho HS phù hợp với điều kiện nhà trường vàkinh phí đóng góp của gia đình HS [13]

Quản lý GD cho HS nói chung và GDKNST cho HS dưới sự phối hợpcủa nhà trường và gia đình là vấn đề từ lâu đã được xã hội và các nhà giáodục rất coi trọng Trong nền giáo dục cận đại, J.A.Komenxki (1592-1670) làngười đầu tiên nêu ra một hệ thống lý luận chặt chẽ về tầm quan trọng củamối quan hệ thống nhất giữa gia đình và nhà trường đối với kết quả giáo dụcKNST cho trẻ Việc GDKNST cho trẻ cần được xây tổ chức dưới các hìnhthức chọn lọc phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương Trong đó cầncó các kế hoạch và giám sát kiểm tra đôn đốc của nhà trường kết hợp với sựquan tâm từ phía gia đình tạo điều kiện cho HS có đủ cơ sở vật chất cũng nhưcác nguồn lực để học tập một cách hiệu quả nhất [13]

Trang 22

Trong tác phẩm “Nền giáo dục cho thế kỉ 21” tác giả Raja Roy Singhđã nói: “Giáo dục KNST cho HS cần được bắt đầu từ gia đình và được hìnhthành theo những giá trị của cha mẹ Trách nhiệm của nhà trường là kết hợpvới gia đình nhưng dần dần cùng với sự phát triển của HS Quản lý GDKNSTbắt nguồn từ khâu lên kế hoạch và công tác quản lý chỉ đạo của CBQL nhàtrường kết hợp với chi hội phụ huynh để tổ chức chỉ đạo công tác GDKNSTcho HS đa dạng các hình thức Trên cơ sở kiểm tra đánh giá tính phù hợp củakhâu tổ chức về chương trình và nội dung phương pháp, CBQL nhà trường sẽđiều chỉnh về công tác GDKNST cho HS trong thời gian tiếp theo.

Vì vậy, sự phối hợp và quản lý sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhàtrường và gia đình vô cùng quan trọng Sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữanhà trường và gia đình sẽ góp phần giúp đứa trẻ phát triển toàn diện cả vềnăng lực và phẩm chất

1.1.2.2 Nghiên cứu trong nước

Tác giả Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư đã tổng hợp một số quan điểmlý luận và thực tiễn về việc hợp tác giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội;với tác phẩm “Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi”đề cập đến vai trò và trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc quảnlý giáo dục cho HS Tác phẩm đề cập đến công tác quản lý giáo dục KNSTtrong nhà trường và tại gia đình, có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trườngtrong công tác triển khai, tổ chức phương pháp và đánh giá nhận thức cũngnhư KNST của HS như làm chủ cảm xúc, kĩ năng độc lập trong cuộc sốnghàng ngày, ứng phó với các tình huống nguy hiểm khi không có người thânbên cạnh Trên cơ sở đánh giá đó đưa lên kế hoạch và nội dung tổ chức giáodục KNST cho HS cũng như đầu tư huy động nguồn lực để công tác giáo dụcđạt kết quả tốt [10]

Tác giả Nguyễn Thị Luân (2013), Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năngsống cho học sinh trường THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh, Luận văn ThS

Trang 23

Khoa học giáo dục Tác giả đã chỉ ra hoạt động tổ chức cũng như phương pháptổ chức kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như sự kết hợp vớigia đình, đoàn thể địa phương, Hội Đoàn phường xã để thông qua hoạt động trảinghiệm, HS nắm được những kiến thức bổ ích trong cuộc sống hàng ngày, ứngphó được những sự cố xảy đến khi không có người thân bên cạnh [20].

Nguyễn Đình Ngọc Nguyến Bá Khu (2023): Thực trạng hoạt độnggiáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểuhọc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Tạp Chí Giáo dục Tác giả đã đánhgiá thực trạng và những hạn chế còn non kém về nguồn lực phục vụ cho hoạtđộng trải nghiệm để rèn KNST cho học sinh tiểu học Công tác quản lý củahiệu trưởng nhà trường cần đẩy mạnh sự kết nối giữa nhà trường, gia đình vàxã hội đến GD KNST cho HS Luận văn của tác giả nhấn mạnh tầm quantrọng trong việc bồi dưỡng kiến thức cho GV để GDKNST cho HS, tăngcường công tác tổ chức nội dung và phương pháp trong GDKNST [21]

Nghiên cứu của tác giả Đặng Quốc Việt (2023) trong Thực trạng hoạtđộng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyệnBù Đăng, tỉnh Bình Phước, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp đề xuất đếnphương pháp GDKNST cho HS trong đó KNST là cần thiết nhất Để thựchiện tốt cần cho HS tham gia trải nghiệm thực tế và nhận biết những nguy cơrủi ro có thể xảy ra, trên cơ sở đó hướng dẫn HS biết cách ứng phó và vậndụng kiến thức để khắc phục khi gặp phải rủi ro Để có được giờ học hiệu quả,ban lãnh đạo nhà trường cần đưa ra những biện pháp hợp lý trong các kếhoạch đặt ra để thực hiện trong đó bao gồm cả giải pháp, phương pháp vàcách thức tổ chức một cách hợp lý phù hợp với điều kiện của nhà trường vàđiều kiện phát triển của địa phương [32]

Một số tác giả cũng đã chọn đề tài nghiên cứu về tác động phối hợp củagia đình để nâng cao hiệu quả GDHS trong luận án, luận văn của mình như:“Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình ở các trường trung

Trang 24

học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa” (Dương Văn Thạnh, 2007): tác giảđã nêu lên thực trạng việc quản lý công tác phối hợp của nhà trường với giađình học sinh ở các trường THCS vùng nông thôn của thị xã Bà Rịa - VũngTàu trong việc GDHS từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác này [26].

Tác giả Hồ Văn Thơm nghiên cứu về nội dung này trong đó đề cập đếntầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tácgiáo dục trẻ và đề xuất một số phương pháp để nâng cao nhận thức về vấn đềnày Tác giả đã đánh giá được ưu nhược điểm còn tồn đọng trong công tácgiáo dục KNS cho trẻ có sự kết hợp của gia đinh, đưa ra một số giải pháp tăngcường sự kết nối giữa gia đình và nhà trường Giáo viên là người thực hiệntriển khai trên cơ sở các kế hoạch đã được đặt ra của nhà trường để phổ biếntới gia đình HS, nâng cao nhận thức, tiếp thu ý kiến và đóng góp từ phía giađình HS Đồng thời hiệu trưởng nhà trường cần có những hành động cụ thểtrong việc xây dụng và triển khai kế hoạch cũng như giám sát kiểm tra việcthực hiện và huy động các nguồn lực phục vụ GDKNST cho HS phù hợp vớiđiều kiện của nhà trường và địa phương [27]

Đỗ Thị Hòa nghiên cứu về kĩ năng sinh tồn và GD KNST cho tuổi vịthành niên theo tiếp cận kĩ năng sống, tác giả các kĩ năng còn yếu kém tự bảovệ bản thân hiện nay của HS như trong trường hợp hỏa hoạn, sử dụng đồ dùngnhà bếp, điện giật… Tác giả đề cập đến biện pháp tổ chức bồi dưỡng nângcao năng lực GDKNST cho đội ngũ giáo viên và PHHS định kỳ hằng năm vàhuy động các lực lượng mũi nhọn trong công tác GD KNST cho HS [13]

Trịnh Thị Hồng Hạnh (2015), nghiên cứu GDKNST cho trẻ trong việctích hợp liên môn trong dạy Tự nhiên - Xã hội.Tác giả đã đề cập đến cần nângcao nhận thức cho bản thân người học và gia đình người học Việc học KNSTkhông những chỉ trong nhà trường mà tại gia đình hay địa phương cư trú các emcũng cần sự giáo dục thêm từ phía cha mẹ và các tổ chức xã hội địa phương [11]

Trang 25

Đinh Thị Tuyết (2018), nghiên cứu GDKNST cho học sinh tiểu họctrong nhà trường thông qua dạy môn Đạo Đức Tác giả đã làm rõ những bấtcập trong công tác GDKNST và đề cao công tác phối hợp giữa gia đình vànhà trường Hiệu trưởng cần theo sát và chỉ đạo cũng như tổ chức các buổidạy ở các lớp Tác giả nghiên cứu chỉ ra rằng cần đào tạo bài bản đội ngũgiảng dạy trong việc GDKNST cho HS và đào tạo từ phía gia đình HS cần cónhững phương pháp cụ thể trong việc GDKNST [30].

Nhìn chung GDKNST cho con người nói chung, cho học sinh nói riêngđã được các nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác theo tiếp cậngiáo dục kĩ năng sống là chủ yếu, mặc dù nghiên cứu dưới các góc độ khácnhau, nhưng với vấn đề GDKNST cho học sinh đã được quan tâm và đề cập,tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách độc lập vềGDKNST và quản lý GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học trên địabàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo dục kĩ năng sinh tồn

Kĩ năng sinh tồn

KNST được nói đến trong kĩ năng sống được khai thác dưới nhiều gócđộ khác nhau Theo WHO (1993): Kĩ năng sinh tồn không chỉ là vấn đề mangtheo những công cụ thích hợp hoặc theo một chế độ rèn luyện thể chất Ngoàithể lực, sức mạnh cơ bắp và dụng cụ trợ giúp luôn sẵn sàng, yếu tố quan trọngnhất trong việc huấn luyện KNST là trang bị một tư duy chủ động [9]

KNST dưới góc độ được hiểu đánh giá về KNS theo UNICEF (UNICEFThái Lan, 1995): Đó chính là sự phân tích, kiểm soát cảm xúc để bình tĩnh xử lýcác tình huống trong việc ứng phó với với các tình huống nguy hiểm có thể xảyra bao gồm các rủi ro liên quan đến tính mạng và tài sản của con người KNSnhằm trang bị kiến thức giúp con người có được những phương pháp tối ưutrong việc phòng tránh và hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy đến [19]

Trang 26

Như vậy không có định nghĩa riêng biệt về KNST mà bao hàm chungvề KNST của mỗi cá nhân tác động với môi trường xung quanh với cách ứngxử tích cực giúp con người có thể ứng phó và giải quyết các tình huống, tháchthức trong cuộc sống hàng ngày cũng như công việc hay học tập, qua đó nângcao chất lượng sống của bản thân và cộng đồng.

Từ các khái niệm về KNST, ta có thể thấy KNST là những kỹ thuật màchúng ta sử dụng để ứng phó với những sự cố nguy hiểm xảy đến như thiêntai, động dất, hỏa hoạn, điện giật, đi lạc trong rừng… hay nói cách khác chínhlà duy trì sự sống trong bất kỳ hoàn cảnh từ môi trường tự nhiên hay môitrường xây dựng nào Những kỹ thuật này nhằm cung cấp cho con người điềukiện cần thiết để đáp ứng yếu tố tồn tại của con người bao gồm nước, thức ănvà nơi trú ấn

Các KNST cũng hỗ trợ kiến thức tác động tổng thể trong môi trườngxung quanh để kéo dài sự sống lâu nhất để chờ ứng cứu KNST thường gắnliền với thảm họa dưới tác động của môi trường như thiên tai, động đất, cháyrừng, núi lửa… với nhu cầu sống sót trong tình huống thảm họa KNST là kỹthuật đã được đúc kết từ sử dụng trong hàng ngàn năm, thời gian trôi qua cácKNST vừa kế thừa cũng như các ứng dụng những kiến thức mới trong khảnăng sinh tồn của con người

Từ khái niệm kĩ năng sống, tác giả có thể hiểu kĩ năng sinh tồn lànhững năng lực mà một người dùng nhằm duy trì sự sống trong bất kỳ môitrường tự nhiên hay môi trường xã hội, để vượt qua khó khăn hay nguy hiểmtrước mắt.

Kĩ năng sinh tồn là những nhân tố hỗ trợ và quyết định sự an toàn củatính mạng cho con người nói chung và trẻ em nói riêng trong những tìnhhuống khó khăn, nguy hiểm xuất hiện đột xuất Đây chính là những kĩ năngcần được giáo dục cho học sinh tiểu học

Trang 27

Giáo dục kĩ năng sinh tồnTheo tác giả Trần Kiểm: “Giáo dục là một quá trình trong đó dưới vaitrò chủ đạo của người giáo viên thông qua tổ chức các loại hình hoạt động vàgiao lưu nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội lịch sử, hìnhthành phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội, biến kinh nghiệm xã hội lịchsử thành kinh nghiệm của cá nhân người học” [17].

Theo tác giả Lê Thị Hương có nói “Giáo dục KNS cho học sinh là quátrình giáo dục dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các bài giảng thựctế, các sinh hoạt hàng ngày trong môi trường sống giúp các em hình thành kĩnăng trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để ứng phó tốt nhất cácsự cố và rủi ro xảy đến trong cuộc sống hàng ngày” [14].

Có thể thấy GDKNST là hình thức can thiệp sớm giúp HS hình thànhkiến thức và kĩ năng ứng phó kịp thời đảm bảo được sự sống trong tình huốngnguy hiểm cũng như ứng phó kịp thời khi không có người thân bên cạnh

Tóm lại, GDKNST cho học sinh là quá trình tổ chức các hoạt động, cácbài giảng trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của các giáo viên chuyên vềGDKNS cho trẻ giúp các em có thể nhận biết được rủi ro hay gặp phải nhữngbiến cố có thể xảy đến Dưới tác động đó hình thành KNST cho HS có thểvượt qua khó khăn nguy hiểm để duy trì sự sống cũng như tìm kiếm được sựhỗ trợ từ người khác

1.2.2 Giáo dục phối hợp giữa nhà trường – Gia đình và Xã hội

Giáo dục công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình là kế hoạchhóa và tổ chức đưa ra các phương pháp, nội dung chương trình có sự thốngnhất sữa nhà trường và gia đình, sự hưởng ứng tham gia và đồng thuận từphía ra đình trong việc giáo dục HS, đưa ra được các biện pháp tốt nhất mangtính đồng nhuận cao giữa gia đình và nhà trường nhằm đạt được hiệu quảtrong công tác GDKNST cho HS Sự phối hợp giữa gia đình và xã hội chínhlà sự huy động tổng thể các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục cả về tri

Trang 28

thức và điều kiện vật chất Sự giáo dục có kết hợp giữa gia đình và nhà trườngtạo nên nền tảng tri thức cho HS không chỉ ở trường học mà còn trong cuộcsống hàng ngày tại gia đình Bên cạnh đó nhờ có sự phối hợp của gia đình,HS được đầu tư môi trường tốt để học tập và rèn luyện [26].

Như vậy, Giáo dục phối hợp giữa nhà trường – Gia đình và Xã hội làmột trong những nội dung quản lý nhà trường của CBQL, đó là sự tác độngvà kiểm soát quá trình kết hợp giữa gia đình và nhà trường để đưa ra nhữngphương pháp học tốt nhất trong việc giáo dục học sinh Sự đầu tư về cácnguồn lực để phục vụ kế hoạch được xây dựng dưới sự nhất trí chung của giađình và nhà trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dụchọc sinh phù hợp với thực tế của nhà trường, gia đình và địa phương

1.2.3 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc đạthiệu quả trong công tác quản lý giữa chủ thể quản lý và đối tượng đượcquản lý Nhà quản lý cần đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phải thống nhấtvới GVCN về mục tiêu phối hợp của đơn vị Trong công tác quản lý baogồm rất nhiều nội dung:

Quản lý xây dựng chương trình trong nhà trường và thực hiện công tácgiáo dục trong nhà trường theo yêu cầu thực tiễn của Bộ giáo dục đặt ra

- Quản lý sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa các lực lượnggiáo dục trong nhà trường Nội dung này khá quan trọng vì đó là trọng tâm đểxây dựng chương trình học và hợp tác trong giáo dục

- Quản lý việc tuyên truyền đến gia đình chính sách mới, kế hoạch củanhà trường của GV Quản lý tốt nội dung này là cầu nối giữa gia đình và nhàtrường nắm bắt kịp thời những thông tin, kế hoạch của nhà trường và yêu cầuđổi mới giáo dục

- Quản lý đội ngũ giáo viên trong nhà trường trong việc rèn luyện họctập cho HS Quản lý tốt nội dung này giúp nhà trường kịp thời có biện pháp rèn

Trang 29

luyện cho các em học chưa tốt, đồng thời giúp nhà trường phát hiện những họcsinh giỏi để bồi dưỡng phát triển năng lực cho các em Từ đó, tạo được uy tínvà thiện cảm từ phía gia đình trong công tác phối hợp trong giáo dục.

 Quản lý việc nhà trường phối hợp với gia đình trong giáo dục đạo đứccho HS

 Quản lý việc nhà trường phối hợp với gia đình trong phòng, chốngbạo lực học đường trong và ngoài nhà trường

 Quản lý việc nhà trường phối hợp với gia đình trong rèn kĩ năng sốngcho HS

 Quản lý việc vận động các nguồn lực xã hội.Tóm lại, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lýđến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục Hoạt động quản lý bao gồmcác chức năng về hoạch định, tổ chức, kiểm tra giám sát tới đối tượng quản lýnhằm thực hiện mục tiêu trong giáo dục

1.2.4 Quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn theo quan điểm phối hợp giữa nhàtrường và gia đình

Quản lý GDKNST là là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướngcủa chủ thể quản lý nhà trường thông qua thực hiện các chức năng quản lý lênhoạt động GDKNST, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên đới nhằm giúphọc sinh duy trì sự sống tích cực vượt qua khó khăn hay nguy hiểm trước mắt

Quản lý GDKNST theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường – gia đìnhchính là sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, sự đồng hành từ các bậc phụhuynh trong công tác giáo dục con em mình để nâng cao nhận thức cũng nhưkết hợp cùng nhà trường đưa ra phương pháp giáo dục tốt nhất cho HS Sựphối hợp giữa gia đình và nhà trường bao gồm sự phối hợp cả về trách nhiệmcủa phụ huynh trong GDKNST cho HS tại gia đình và địa phương cư trú vàsự ủng hộ về kinh phí, nguồn lực cho nhà trường giúp HS được GDKNSTtrong một môi trường và điều kiện thuận tiện, hiệu quả nhất Giáo dục KNST

Trang 30

được thực hiện trong chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểuhọc và được tiến hành thông qua các loại hình hoạt động dạy học, trải nghiệm;sinh hoạt tập thể và giao lưu của học sinh với tự nhiên và môi trường xã hội.Chính vì vậy cần có sự phối hợp từ phía gia đình để đồng hành cùng nhàtrường trong việc tạo ra môi trường học tập hiệu quả nhất.

Công tác quản lý GDKNST theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường –gia đình chính là sự phối hợp với Ban đại diện PHHS của trường của lớp,phối hợp tuyên truyền những chính sách và nội dung mới trong yêu cầu đổimới giáo dục hiện nay tới các bậc phụ huynh trong toàn trường, phối hợptrong việc quản lý học tập và rèn luyện đạo đức về nội dung GDKNST, phốihợp trong việc vận dụng mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ cho chương trìnhGDKNST của nhà trường

1.3 Giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh Tiểu học theo quan điểm phốihợp giữa nhà trường và gia đình

1.3.1 Đặc điểm tâm lý, lứa tuổi bậc Tiểu học

Học sinh tiểu học thường là những trẻ có tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi Đây làlứa tuổi đầu tiên đến trường- trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo Trẻem lứa tuổi học sinh tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi làhoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo Là hoạt động lần đầutiên xuất hiện với tư cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩađặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học Cùngvới cuộc sống nhà trường, hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều màtrước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được

Các chuyên gia khẳng định tâm lý của học sinh tiểu học giai đoạn nàymới hình thành, chưa bền vững, có những tình cảm mới xuất hiện nhưng chưakiểm soát được Các bé thường thay đổi tâm trạng rất nhanh ngay lập tức,đang buồn có thể trở nên vui và ngược lại, thiên về tình cảm, cảm xúc xúcđộng là chính

Trang 31

Từ đó, cùng với sự phát triển về thể chất và dựa trên những thành tựu pháttriển tâm lý đã đạt được của giai đoạn trước, trẻ sẽ tạo lập nên những cái mớitrong đời sống tâm lý của mình, mà trước hết là tính chủ định, kĩ năng làm việctrí óc, sự phản tỉnh- những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi này.

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh Tiểu học theo quanđiểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Giáo dục KNST có vai trò vô cùng quan trọng giúp học sinh nhận diệnrõ những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người Chính vì vậy mục tiêutrong GDKNST hướng tới những kĩ năng cơ bản và cần thiết để HS có thểứng phó bảo vệ được bản thân như biết cách thoát hiểm, tự vệ, bảo vệ chínhmình GDKNST giúp HS có kiến thức và tư duy chủ động trong việc phòngtránh các rủi ro trong cuộc sống hàng ngày Trên cơ sở đó giúp học sinh cókinh nghiệm sống và thái độ sống tốt hơn, chịu khó rèn luyện thể chất và tưduy, từ bỏ những thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe để sống antoàn, tự chủ và tự lập [19]

Ngoài ra, GDKNST còn giúp học sinh tự chủ, tự lập để giao tiếp, hợptác, giải quyết vấn đề - sáng tạo trong học tập, lao động, hoạt động xã hội vàsinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày để tự bảo vệ và làm chủ bản thân, sẵnsàng vượt qua khó khăn thử thách và những tình huống nguy hiểm để duy trìsự sống tích cực của bản thân Vì vậy, sự phối hợp GDKNST cho HS giữanhà trường và gia đình cần đạt được những mục tiêu sau:

Nhận thức của học sinh và phụ huynh về các tình huống nguy hiểm, cáckĩ năng sinh tồn và vai trò của các KNST đối với sự sống và sự phát triển cánhân ở mức…

Học sinh thể hiện thái độ tích cực và nhu cầu mong muốn thực hiện,rèn luyện các KNST để sống an toàn, vượt qua được khó khăn, thử tháchở mức…

Trang 32

Phụ huynh thể hiện thái độ tích cực phối hợp trong GDKNST cho HStại gia đình và nhà trường ở mức…

Phụ huynh cùng tham gia vào các hoạt động GDKNST cho HS tại nhàtrường ở mức…

Các kĩ năng thiết yếu đối phó với tình huống nguy hiểm, kĩ năng bảo vệbản thân, thoát khỏi các tình huống nguy hiểm được hình thành và phát triển ởhọc sinh ở mức…

Ý thức tự lập, tự chủ đem lại sự yên tâm và tin tưởng cho phụ huynhhọc sinh của các em học sinh đạt mức…

1.3.3 Chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh Tiểuhọc theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Cơ sở khoa học về chương trình, nội dung GDKNST cho HS dựa vàocăn cứ cơ bản sau:

Thứ nhất là tầm quan trọng của công tác GDKNST trong nhà trường

hiện này, tính cấp thiết của giáo dục KNST

Thứ hai, căn cứ vào mục tiêu đổi mới giáo dục đó là giáo dục các kỹ

năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngảy, kết hợp giữa lý thuyết và thực hànhtheo khung chương trình mới giáo dục hiện nay

Thứ ba, Căn cứ và tình hình thực tế xảy ra trong cuộc sống hàng ngày,

nổi cộm các vấn đề trong xã hội về thoát hiểm hay ứng phó các tình huốngcấp bách xảy ra để sinh tồn, thoát nạn như hỏa hoạn, lũ lụt

Ngoài giáo dục ý thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của các kĩnăng sinh tồn cho học sinh tiểu học, giáo dục KNST cần tập trung hình thànhcho học sinh tiểu học các kĩ năng sau:

Kĩ năng nhận diện tình huống nguy hiểm: Cuộc sống không ngừng biếnđổi và bên cạnh cơ hội, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài việc không ngừnghọc hỏi để tích lũy kiến thức cho bản thân thì con người cần có KNST tốt đểtồn tại, để chung sống và để ứng phó linh hoạt với những tình huống

Trang 33

Kĩ năng làm chủ cảm xúc: Rèn luyện được kĩ năng này giúp HS có sựbình tĩnh và chủ động xử lý các vấn đề xảy ra trong cuộc sống Cảm xúc rấtquan trọng, nó chi phối sự hành động của mỗi cá nhân, làm chủ cảm xúc giúpHS có tư tưởng thỏai mái để đưa ra những phương pháp hợp lý và hiệu quảnhất trong việc xử lý các tình huống có thể xảy đến.

Kĩ năng phòng tránh đuối nước: Để phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏvào mùa hè, các bậc cha mẹ, thầy cô, các em học sinh cần trang bị những kiếnthức và các những biện pháp cụ thể cho HS như cần đảm bảo sức khỏe conem mình để có thể tham gia hoạt động bơi lội Khi trẻ đi bơi cần phải luônbên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra

Kĩ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn: Khi có sự cố hỏa hoạn xảyra thì trẻ em luôn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất HS cần có kĩ năng khigặp tình huống có đám cháy thì phải biết cách xử lý sao cho phù hợp và đảmbảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh

Kĩ năng phòng tránh điện giật: Trong thế giới hiện đại ngày nay, việctrẻ tiếp xúc với các thiết bị điện gia dụng là điều không thể tránh khỏi Tuynhiên, rủi ro về điện giật luôn là mối lo ngại hàng đầu đối với phụ huynh.Hiểu được tầm quan trọng của việc này, việc trang bị kĩ năng sống khi bị điệngiật cho trẻ trở thành điều cấp thiết hơn bao giờ hết

Kĩ năng xử lý khi bị thương, hóc dị vật: HS tiểu học thường tinh nghịchvà hiếu động Trong đó, nhiều HS cũng vô tình làm mình bị thương trong quátrình vui chơi và nô đùa Chính vì vậy, sơ cứu vết thương là điều mà nhiềubậc phụ huynh và nhà trường cần biết và dạy cho HS của mình, đặc biệt làgiúp các em tự lập khi không có người lớn bên cạnh

Kĩ năng đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ nhà bếp: Để đề phòng tối đanhững tai nạn trong nhà bếp có thể xảy ra với HS, gia đình và nhà trường cầndạy con nhận diện những mối nguy hiểm trong nhà bếp và cách xử lý khi

Trang 34

những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài các kĩ năng trên thì nội dung GDKNST cho học sinh Tiểu họccòn tập trung vào:

Kĩ năng khi phòng tránh các bệnh truyền nhiễmKĩ năng xử lý khi xảy ra dông bão

Kĩ năng tự bảo vệ trước người lạ, khi lạcKỹ khi an toàn khi đi thang máy, thang cuốnKĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dụcKĩ năng phòng tránh những hiểm họa từ InternetKĩ năng an toàn khi tham gia giao thông

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhTiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Xác định KNST có tầm quan trọng trong việc hình thành tư duy cũngnhư trang bị các kiến thức để HS tự tin và an toàn trong môi trường sống.Trong chương trình giảng dạy ở các nhà trường dưới các phương pháp vàhình thức sau:

Tọa đàm: Sử dụng phương pháp này giúp các em HS có sự hợp tác, hỗtrợ lẫn nhau trong việc thảo luận nhóm và đưa ra được những ý kiến củanhóm mình Trong buổi tọa đàm, các thầy cô đã tạo hứng thú cho các em khilấy ví dụ cụ thể tự thực tiễn về KNST trong cuộc sống hàng ngày [23]

Trò chơi đóng vai: không chỉ giúp trẻ em giải trí mà còn là phương tiệngiúp trẻ phát triển được khả năng tư duy, kĩ năng xã hội, Ngoài ra, còn làmôi trường để cho HS bộc lộ và khám phá bản thân qua trò chơi đóng vaitheo chủ đề một kịch bản định sẵn đứng trước một tình huống đặt ra để có thểthực hiện KNST [23]

Dự án: là phương pháp giáo viên thiết kế các dự án học tập, rèn luyệntổ chức thu hút học sinh tham gia các dự án qua đó tập luyện, rèn luyện

Trang 35

KNST thông qua thực hiện các nhiệm vụ của dự án kết hợp với thực tế củađịa phương.

Giải quyết tình huống: là phương pháp nhận diện tình huống và vậndụng các kiến thức kĩ năng đã được học hay tìm hiểu để đưa ra các phươngpháp tối ưu nhằm giải quyết các tình huống một cách hiệu quả nhất

Hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học có sự tham gia của phụ huynh:Đây là hoạt động tăng khả năng tương tác và đồng hành của phụ huynh đốivới con em mình Thông qua đó phụ huynh có thể hiểu con hơn từ những hoạtđộng cùng thầy cô và bạn bè Trên cơ sở đó giúp phụ huynh có định hướngcho con em mình và đưa ra phương pháp giáo dục tốt nhất

Hội thi có PHHS làm giám khảo: Giáo dục KNST bằng phương pháp tổchức hội thi theo nhóm hay từng tổ, từng lớp học giúp HS học hỏi được nhaunhiều hơn và rút được kinh nghiệm cho bản thân để rèn luyện KNST tốt hơn,hiệu quả hơn

Dạy học lồng ghép hay còn gọi là dạy học tích hợp qua các hình thứcnhư sau: Tích hợp nội dung GDKNST thông qua dạy học các môn học trênlớp như GDCD, đạo đức, hoạt động trải nghiệm…

Ngoài ra có các hình thức học như Hoạt động xã hội và Câu lạc bộ kếthợp theo từng nhóm và từng cặp PHHS để giáo dục mang tính trải nghiệm vàcần tăng cường nhóm phương pháp dạy học tích cực

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh Tiểu họctheo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Hoạt động đánh giá KNST phải được thực hiện thường xuyên, liên tụcvà dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh giá kĩ năng thông qua việcquan sát đánh giá mức độ thuần thục của KNST qua các thang bậc khác nhau.Trong quá trình tổ chức hoạt động tập luyện, rèn luyện KNST, đánh giá kếtquả tập luyện, rèn luyện giáo viên cần có những biện pháp khen thưởng, độngviên, phê bình, nhắc nhở cần được kịp thời

Trang 36

Việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau:Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về KNST và vai tròcủa KNST: việc kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của HS đảm bảo họcsinh đã nhận thức được đâu là yếu tố rủi ro và nguy hiểm trong cuộc số hàngngày, có nhận thức được mới tiếp thu bài học một cách hiệu quả.

Kiểm tra, đánh giá mức độ các KNST của học sinh đạt được: Công táckiểm tra này giúp nhà trường nhận biết chắc chắn chất lượng nội dungGDKNST, đã tiếp thu được đến đâu và phải cần điều chỉnh những gì trongnhững nội dung tiếp theo

Kiểm tra, đánh giá thái độ và nhu cầu mong muốn thực hiện, rèn luyệncác KNST của học sinh: đánh giá thái độ và nhu cầu của HS muốn thực hiệnvà rèn luyện rất quan trọng Từ đó giúp nhà trường thường xuyên đổi mới cácphương pháp và kỹ thuật dạy học để kích thích sự hứng thú cũng như để HStiếp thu một cách hiệu quả nhất

Kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động GDKNST cho học sinh: Các yếu tố rủi ro và nguy hiểm có thể xảyđến không chỉ trong môi trường học đường mà còn trong cuộc sống sinh hoạttại gia đình các em Vì thế để công tác GDKNST một cách hiệu quả nhất cầncó sự phối hợp với gia đình trong quá trình kiểm tra đánh giá

Thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá giúp nhà trườngtăng sự kiểm soát cũng như điều chỉnh được kế hoạch, nội dung phương phápmới để đưa vào trong công tác quản lý giáo dục một cách phù hợp nhất vớithực tế và điều kiện nguồn lực của nhà trường

1.4 Quản lý hoạt động phối hợp giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhtiểu học theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giáo dục kĩ năng sinh tồncho học sinh giữa theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Hiệu trưởng cần phân tích môi trường giáo dục của nhà trường, của địa

Trang 37

phương và thực trạng KNST hiện tại của học sinh trong cả nước nói chung vàtrong nhà trường nói riêng, xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, KNSTcho học sinh toàn trường và cho từng khối lớp, cụ thể hóa thành chương trìnhgiáo dục KNS và GDKNST cho học sinh [22].

Hiệu trưởng lập kế hoạch kế hoạch hoạt động phối hợp GDKNST chohọc sinh giữa theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình bao gồmđầy đủ các nội dung sau:

Lập KH đánh giá thực trạng KNST của HS và năng lực GDKNST củanhà trường, gia đình học sinh: Việc lập kế hoạch đánh giá thực trạng KNSTcủa HS giúp nhà trường đưa ra được các nội dung chương trình cần thực hiệntrong GDKNST cho HS

Lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc xây dựngMT, ND, PP, HTTC, KT-ĐG hoạt động GDKNST cho HS: Kế hoạch xâydựng này giúp nhà trường và các GV định hướng được cách thức tổ chứcGDKNST cho học sinh, đồng thời trình tự triển khai được đưa ra một cách bàibản và hợp lý hơn

Lập kế hoạch tuyên truyền đến gia đình học sinh chính sách mới, kếhoạch của nhà trường của GV chuẩn bị các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêucầu GDKNST cho HS (nguồn kinh phí, đội ngũ GD, cơ sở vật chất, trangthiết bị phục vụ cho hoạt động GD, thời gian…)

Lập kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh trong việc rèn luyệnGDKNST cho HS tại gia đình

Lập kế hoạch XD cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữacác bộ phận, cá nhân… Việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đìnhvà cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục KNST cho HS là việclàm vô cùng quan trọng, không chỉ thực hiện trong thời gian ngắn hay mộtgiai đoạn nào đó của quá trình chăm sóc giáo dục HS mà là nhiệm vụ lâu dàivà phải thực hiện một cách nghiêm túc nhằm xây dựng một mối quan hệ bền

Trang 38

vững sao cho tất cả những lực lượng này đều nhận ra được lợi ích của hoạtđộng GDKNST cho HS và từ đó có động lực để phối hợp với nhau.

Lập kế hoạch thực hiện chương trình và sử dụng các nguồn lựcGDKNST cho HS

Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá và thu thập, xử lý các thông tin từ phíagia đình học sinh về kết quả GDKNST cho HS

Lập kế hoạch điều tiết, thích ứng với các tác động đối với GDKNSTcho HS

1.4.2 Tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhtiểu học theo theo quan điểm phối hợp nhà trường và gia đình

Để công tác tổ chức triển khai hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cầnthành lập tổ tư vấn hoạt động GDKNST cho học sinh ở trường tiểu học, tổ tưvấn có nhiệm vụ xây dựng và phát triển nội dung chương trình GDKNST chohọc sinh; lựa chọn hình thức tổ chức và con đường thực hiện triển khai [30]

Hiệu trưởng cần có phân công phân nhiệm rõ ràng trong triển khai thựchiện GDKNST cho học sinh theo từng quy môn: Quy mô chung toàn trường;quy mô của từng khối; quy mô theo đơn vị lớp bao gồm các nội dung sau:

Tổ chức đánh giá thực trạng KNST của HS và năng lực GDKNST củanhà trường và gia đình học sinh: công tác tổ chức này được triển khai để đánhgiá năng lực dạy học của GV và khả năng tiếp thu của HS

Tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình xây dựng MT, ND, PP,HTTC, KT-ĐG hoạt động GDKNST cho HS bao gồm thoát hiểm trong đámcháy, phòng cháy chữa cháy, khi gặp người lạ, sử dụng các thiết bị điện… làcác KNST hết sức cần thiết mà trường học phải chịu trách nhiệm trang bị chohọc sinh Nhà trường sẽ đưa nội dung này thành hoạt động giáo dục thườngniên để thành kĩ năng thuần thục cho học sinh Nhờ đó, nếu có tình huống bấttrắc xảy ra các em sẽ bình tĩnh ứng phó, không hoang mang Hơn nữa, mỗihọc sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên hướng dẫn các kĩ năng này cho

Trang 39

gia đình, nâng cao nhận thức trong xã hội…

Tổ chức tuyên truyền đến gia đình HS chính sách mới, kế hoạch cácđiều kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu GDKNST cho HS thông qua các cuộchọp với Ban chi hội PHHS: công tác tổ chức chuẩn bị các điều kiện đáp ứngứng GDKNST thực hiện theo đúng kế hoạch triển khai, thể hiện sự phối hợpkết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tổ chức phối hợp với gia đình HS trong việc rèn luyện GDKNST choHS tại gia đình

Tổ chức XD cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình đó là sự phốihợp về giáo dục, kiến thức cũng như các nguồn lực cụ thể để giáo dục HS vàtriển khai các phương pháp cũng như bài học hiệu quả trong công tác GDKNST

Tổ chức thực hiện chương trình cần phong phú và đa dạng các hìnhthức thực hiện nhằm tạo ra môi trường giáo dục thu hút, không nhàm chán vớingười học và tăng hiệu quả thích thú cho người học Qua đó, góp phần trangbị cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tự chăm sóc, bảo vệ bảnthân trong mọi tình huống, hoàn cảnh

Tổ chức đánh giá và thu thập, xử lý các thông tin về kết quả GDKNSTcho HS: Thông qua kết quả đánh giá và thu thập xử lý thông tin góp phần choCBQL nhà trường và các GV rút kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn trong nhữnggiờ học tiếp theo để đạt được hiệu quả cao nhất

Tổ chức hoạt động điều tiết, thích ứng với các tác động đối vớiGDKNST cho HS

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinhtiểu học theo theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình họcsinh là yếu tố quan trọng và đầu tiên trong công tác chỉ đạo các hoạt độngGDKNST Chỉ đạo nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn, Đội về KNST và tíchhợp nội dung GDKNST cho học sinh thông qua hoạt động đoàn, đội và các

Trang 40

hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn vàgiáo viên cùng với các chuyên gia tư vấn giáo dục của trường xây dựng và tổchức thực hiện chương trình GDKNST cho học sinh tiểu học của từng khốilớp phù hợp với điều kiện đặc điểm vùng miền và đặc điểm tâm lý học sinhbao gồm các nội dung sau: [30]

Chỉ đạo hoạt động đánh giá thực trạng KNST của HS và năng lựcGDKNST của nhà trường và gia đình học sinh Công tác đánh giá thông quabài thi, tổ chức kiểm tra giờ học, tiết dạy… nhằm nắm bắt được thực trạngKNST của HS và năng lực giáo dục của giáo viên để có phương pháp quản lý,điều chỉnh kịp thời

Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và gia đình xây dựng MT, ND, PP,HTTC, KT-ĐG hoạt động GDKNST cho HS xây dựng MT, ND, PP, HTTC,KT-ĐG hoạt động GDKNST cho HS: Việc xây dựng MT, ND, PP, HTTC,KT-ĐG hoạt động GDKNST tồn cho HS theo từng chủ đề, từng tình huống làvô cùng cần thiết Hiệu trưởng cần làm tốt công tác chỉ đạo xây dựng và lựachọn các MT, ND, PP, HTTC, KT-ĐG hoạt động GDKNST cho phù hợp vớiđiều kiện nguồn lực nhà trường

Chỉ đạo phối hợp với gia đình HS trong việc rèn luyện GDKNST choHS tại gia đình

Chỉ đạo hoạt động tuyên truyền đến gia đình HS chính sách mới, kếhoạch của nhà trường của GV chuẩn bị các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêucầu GDKNST cho HS

Chỉ đạo XD cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa các bộphận, cá nhân… Hiệu trưởng quản lý GVCN tổ chức họp phụ huynh định kỳcủa lớp học Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các nội dung cuộc họp phụ huynhcủa GVCN, trong cuộc họp GVCN thông tin cho phụ huynh biết kế hoạch, nộidung, phương pháp GDKNST của nhà trường, những thông tin cần thiết củatrường mà phụ huynh cần biết, phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với GVCN

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng qui ước tính ĐTB cho 05 mức độ đo lường - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.1. Bảng qui ước tính ĐTB cho 05 mức độ đo lường (Trang 50)
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và PHHS về hoạt động GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và PHHS về hoạt động GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình (Trang 51)
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 53)
Hình thành và rèn luyện ở HS các KN thiết yếu đối phó với tình huống nguy hiểm, KN bảo vệ bản thân, thoát khỏi các tình huống nguy hiểm - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Hình th ành và rèn luyện ở HS các KN thiết yếu đối phó với tình huống nguy hiểm, KN bảo vệ bản thân, thoát khỏi các tình huống nguy hiểm (Trang 54)
Bảng 2.5. Đánh giá của của PHHS về GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.5. Đánh giá của của PHHS về GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 58)
Bảng 2.5 mô tả thực trạng giáo dục các KNST cho học sinh của gia đình học sinh. Kết quả thống kê cho thấy công tác GDKNST cho HS tại gia đình và địa phương còn hạn chế, chưa được gia đình, bố mẹ người thân chỉ bảo thường xuyên (Mean = 3.14) Trong đó, phụ  - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.5 mô tả thực trạng giáo dục các KNST cho học sinh của gia đình học sinh. Kết quả thống kê cho thấy công tác GDKNST cho HS tại gia đình và địa phương còn hạn chế, chưa được gia đình, bố mẹ người thân chỉ bảo thường xuyên (Mean = 3.14) Trong đó, phụ (Trang 59)
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng phương pháp, hình thức GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng phương pháp, hình thức GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học, quận Lê Chân, (Trang 60)
Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNST cho học sinh trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNST cho học sinh trường Tiểu học, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 62)
Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động GDKNST cho học sinh ở các trường tiểu học, quận Lê Chân, - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động GDKNST cho học sinh ở các trường tiểu học, quận Lê Chân, (Trang 64)
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải (Trang 66)
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 68)
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 70)
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 72)
Bảng 2.13: Tổng hợp thực trạng quản lý GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 2.13 Tổng hợp thực trạng quản lý GDKNST cho học sinh ở các trường Tiểu học ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng theo (Trang 74)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp (Trang 104)
PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
3 BẢNG HỎI (Trang 130)
PHỤ LỤC 4: BẢNG HỎI DÀNH CHO CBQL & GV - quản lý giáo dục kĩ năng sinh tồn cho học sinh ở các trường tiểu học quận lê chân thành phố hải phòng theo quan điểm phối hợp giữa nhà trường và gia đình
4 BẢNG HỎI DÀNH CHO CBQL & GV (Trang 134)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w