giáo án kế hoạch bài dạy môn hoạt động trải nghiệm 9 sách cánh diều trọn bộ cả năm
PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
Thời gian thực hiện: 03 tiết
Sinh hoạt dưới cờ Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Chia sẻ được ý nghĩa của các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. b Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và ý nghĩa của các hoạt động đó. c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và ý nghĩa của các hoạt động đó. d Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video về bắt nạt học đường:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nêu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.
Các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Ý nghĩa
+ Phát thanh học đường về phòng chống bắt nạt học đường.
+ Thực hiện chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường.
+ Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường + Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”
+ Hoạt động sân trường, hoạt động tập thể, tiết sinh hoạt về phòng chống bắt nạt học đường.
+ Dùng mạng xã hội để ngăn ngừa
- GV gợi ý HS trao đổi về ý nghĩa các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:
+ Em và bạn đã trao đổi về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào?
+ Em có nhận xét gì về ý nghĩa/hiệu quả của các hoạt động đó?
- GV yêu cầu HS liên hệ với bản thân: Em đã tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày Phiếu học tập số 1.
Hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Ý nghĩa
- Tăng cường nhận thức và hiểu biết về bắt nạt học đường.
- Cung cấp thông tin về các dịch vụ hỗ trợ tâm lí và các biện pháp giúp nạn nhân vượt qua khó khăn.
- Giúp xây dựng tinh thần đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng học đường.
Bài viết trên báo chí, mạng xã hội
- Cung cấp thông tin chi tiết về các hình thức bắt nạt, hậu quả của việc bắt nạt và cách thức để ngăn chặn.
- Những bài viết chia sẻ các câu chuyện thực tế về bắt nạt học đường, những trải nghiệm và cách vượt qua của nạn nhân, là nguồn động viên tinh thần lớn cho những ai đang gặp phải tình huống tương tự.
- Tạo ra áp lực từ công chúng đối với các cơ quan chức năng và nhà trường để thực hiện các biện pháp phòng chống bắt nạt hiệu quả hơn.
- Là phương tiện truyền thông trực quan và sinh động, giúp thu hút sự chú ý và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ.
- Tạo ra cảm xúc mạnh mẽ, như sự cảm thông, lòng nhân ái hoặc sự phẫn nộ trước hành vi bắt nạt.
- Công cụ giáo dục mạnh mẽ giúp mở rộng các cuộc thảo luận và tăng cường sự hiểu biết của học sinh, giáo viên và phụ huynh.
- Giúp nâng cao nhận thức và giáo dục cho toàn bộ cộng đồng về vấn đề bắt nạt.
- Chiến dịch cung cấp các chiến lược và biện pháp cụ thể để giảm thiểu bắt nạt học đường, từ việc xây dựng các chính sách nhà trường, đào tạo giáo viên đến tạo ra môi trường học tập khắc phục bắt nạt.
- Cơ hội để mọi người cùng thảo luận, chia sẻ và học hỏi về vấn đề bắt nạt học đường.
- Nơi mọi người có thể tự do thể hiện ý kiến và đóng góp ý tưởng vào các hoạt động phòng chống bắt nạt.
- Giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, giúp mọi người cảm thấy được sự hỗ trợ và sự bảo vệ của cả nhà trường và cộng đồng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Hiện nay, việc phòng chống bắt nạt học đường đang là mối quan tâm của nhiều trường học Các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường được tổ chức nhằm giúp các bạn HS và mọi người tăng hiểu biết, có ý thức tốt hơn trong việc phòng chống bắt nạt học đường và cùng nhau hành động vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực, an toàn với các bạn HS.
GV Dặn dò HS chuẩn bị các nội dung hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Phát động tuần lễ hành động “Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn” a Mục tiêu: Thông qua hoạt động học sinh biết và tham gia tuần lễ hành động
“Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn” b Nội dung: GV phát động tới học sinh phong trào tuần lễ hành động “Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn” c Sản phẩm: HS tham gia phong trào tuần lễ hành động “Tôn trọng sự khác biệt
– vì một thế giới tốt đẹp hơn” d Tổ chức hoạt động: Ho t ạt động theo nhóm nhỏ trong lớp hoặc sân trường động theo nhóm nhỏ trong lớp hoặc sân trường.ng theo cá nhân ho c theo nhóm nhặc sân trường ỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát động tới học sinh phong trào tuần lễ hành động “Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn”
Gợi ý tới học sinh các hoạt động có thể thực hiện để xây dựng truyền thống nhà trường:
- Đoàn kết, thân thiện, hòa nhã với bạn bè - Lễ phép, kính trọng thầy cô và người lớn tuổi - Không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác
- Lắng nghe, tiếp nhận quan điểm, ý kiến khác với mình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh lắng nghe, biết và thảo luận về các hoạt động có thể thực hiện để tham gia phong trào tuần lễ hành động “Tôn trọng sự khác biệt
Học sinh biết và tham gia phong trào tuần lễ hành động
“Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn”
– vì một thế giới tốt đẹp hơn”
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi biết tới phong trào tuần lễ hành động
“Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn”
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS tiếp tục tham gia có hiệu quả hoạt động tuần lễ hành động “Tôn trọng sự khác biệt – vì một thế giới tốt đẹp hơn” coi đó là cơ hội để rèn luyện bản thân.
HS quay video, ghi chép lại các hoạt động đó và chia sẻ kết quả lên nhóm học tập của lớp. e Kết luận GV kết luận hoạt động
Hoạt động chủ đề
Thời gian, địa điểm tổ chức
- Thời gian: Tháng 9- Địa điểm: Trường trung học cơ sở A
Các phương tiện cần thiết
- Máy tính- Giấy A0, bút màu- Loa phát thanh
Nội dung hoạt động
- Thiết kế áp phích, poster, báo tường - Thành lập đội ứng phó khẩn cấp - Xây dựng bài truyền thông học đường về phòng chống bắt nạt học đường.
- Phát tờ cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.
- Thiết lập hộp thư điện tử “Điều tôi muốn nói”.
Phân công nhiệm vụ
- Nhóm truyền thông: In ấn, đăng bài, dàn áp phích, thông báo tới các lớp về sự kiện, tiếp nhận thư gửi qua hòm thư điện tử.
- Nhóm thiết kế: Thiết kế áp phích, trang trí các giấy mời, giấy cam kết.
- Nhóm nội dung: Xây dựng nội dung truyền thông, các khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
- Nhóm ứng phó khẩn cấp: Trợ giúp kịp thời và kết nối với các lực lượng hỗ trợ khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Bắt nạt học đường cho dù là dưới hình thức nào cũng để lại hậu quả xấu và là hành vi đáng lên án Để phòng chống bắt nạt tiếp diễn trong môi trường học đường luôn cần đến sự chung tay của tất cả mọi người, trong đó chính các em HS có vai trò đặc biệt quan trọng Vì vậy, các em hãy cùng nhau thể hiện thái độ và hành động của mình để đẩy lùi vấn nạn này ra khỏi trường học, vì sự an toàn và lợi ích của chính mình và các bạn!
GV Dặn dò HS chuẩn bị các nội dung hoạt động tiếp theo.
Tiết 6: Sinh hoạt lớp Hoạt động: Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường Đề xuất biện pháp phòng chống bắt nạt học đường a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
- Đề xuất biện pháp phòng chống bắt nạt học đường b Nội dung: GV tổ chức cho HS báo cáo, đánh giá trải nghiệm. c Kết quả/Sản phẩm: Tranh, ảnh, vi deo, bài viết d Tổ chức thực hiện: HS chia s gi a các nhóm nh trong l p ho c các l p cùngẻ giữa các nhóm nhỏ trong lớp hoặc các lớp cùng ữa các nhóm nhỏ trong lớp hoặc các lớp cùng ỏ ớp hoặc sân trường ặc sân trường ớp hoặc sân trường. kh i.ối.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo gợi ý sau:
+ Số lượng tham gia hưởng ứng của các bạn
+ Các hoạt động đã thực hiện.
+ Mức độ tích cự tham gia của các thành viên trong nhóm.
+ Cảm xúc, suy nghĩ của các thành viên.
- GV tiếp tục yêu cầu các nhóm tự đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo gợi ý sau:
+ So sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày báo cáo, đánh giá các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường của nhóm.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Số lượng: hơn 300 học sinh + Các hoạt động đã tổ chức:
1.Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.
2.Thực hiện cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.
3.Chia sẻ quan điểm về “Bắt nạt học đường”…
+ Mức độ tham gia: Rất tích cực.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động:
+ Kết quả thu được vượt qua mục tiêu đã đạt ra.
Cần phải lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất.
Khi xây dựng các kế hoạch hoạt động cho nhiều người tham gia, các nội dung cần chi tiết rõ ràng, mỗi người đều có công việc và có trách nhiệm cao với công việc được giao.
Từ đó giúp cho hoạt động diễn ra trôi chảy và dễ dàng hơn. e Kết luận GV kết luận hoạt động
Việc ngăn chặn, phòng chống và loại bỏ hành vi bắt nạt học đường ra khỏi trường học là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết
1 GV nhận xét hiệu quả việc tham gia các hoạt động Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của các bạn trong lớp.
2 GV giúp HS tổng kết lại những trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ (Thông điệp SGK) và tiếp tục thực hiện.
3 Dặn dò HS chuẩn bị các nội dung hoạt động tiếp theo.
TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HÒA
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Hoạt động chủ đề
Hoạt động 1: Trao đổi về tôn trọng sự khác biệt a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt. b Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt. c Sản phẩm: Câu trả lời của HS những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt. d Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành các nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ sự khác biệt của các thành viên trong tổ/nhóm về:
- GV yêu cầu các nhóm lấy ví dụ minh họa cho mỗi biểu hiện.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện và viết báo cáo sự khác biệt của các thành viên
- Các thành viên trong tổ có sự khác biệt về: Sở thích, tính cách, quan điểm, ý kiến, khả năng, điểm mạnh, hạn chế
+ Tôn trọng những đặc điểm khác biệt và vốn có của mỗi người trong tổ/nhóm để chuẩn bị chia sẻ tiết báo cáo thảo luận, đánh giá
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày những biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, trong đó mỗi con người là một mảnh ghép riêng biệt, độc đáo Chính sự phong phú về sở thích, tính cách, lối sống, quan điểm, ước mơ của mỗi người làm nên những màu sắc đa dạng của cuộc sống Do vậy, sống trong một xã hội hiện đại, chúng ta cần thể hiện tôn trọng sự khác biệt với những người xung quanh.
+ Không xúc phạm người khác dưới bất kỳ hình thức nào
+ Đối xử công bằng, hợp tác với người khác
+ Lắng nghe, tiếp nhận quan điểm, ý kiến khác với mình.
Hoạt động 2: Thể hiện tôn trọng sự khác biệt a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được tôn trọng sự khác biệt trong một số tình huống cụ thể. b Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thể hiện được tôn trọng sự khác biệt trong một số tình huống cụ thể. c Sản phẩm: HS thực hiện thể hiện được tôn trọng sự khác biệt trong một số tình huống cụ thể. d Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức bản thân,trình bày quan điểm cá nhân của
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 + 2: Trong tình huống dưới đây, em sẽ thể hiện tôn trọng sự khác biệt như thế nào? Tại sao?
Tình huống 1: M là con gái, có sở thích cắt tóc ngắn và hành động mạnh mẽ, dứt khoát Thấy vậy, một số bạn trong lớp tỏ thái độ không đồng tình với phong cách của M.
+ Nhóm 3 + 4: Trong tình huống dưới đây, em sẽ thể hiện tôn trọng sự khác biệt như thế nào? Tại sao?
Tình huống 2: Mỗi khi N thuyết trình trước lớp, một số bạn thường cười và cố tình nhại lại do N nói giọng địa phương.
+ Nhóm 5 + 6: Trong tình huống dưới đây, em sẽ thể hiện tôn trọng sự khác biệt như thế nào? Tại sao?
Tình huống 3: B là người rất tiết kiệm.
Mỗi khi các bạn rủ B mua một món đồ gì đó, B đều cân nhắc xem có thật cần thiết không nên các bạn cho rằng B là người keo kiệt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong tình huống được giao
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện mình.
- Trong tình huống này, các bạn đã thể hiện thái độ không đồng tình với phong cách của bạn M Thái độ này là chưa thật sự phù hợp, bởi mỗi bạn trong lớp sẽ có những phong cách, cá tính khác nhau.
+ Chấp nhận, tôn trọng những đặc điểm riêng của M.
+ Không thể hiện thái độ phản đối, phân biệt đối xử với M.
+ Tập trung vào những ưu điểm của M và các bạn khác trong lớp.
- Trong tình huống này, khi thấy bạn N nói giọng địa phương, thay vì góp ý nhẹ nhàng và hướng dẫn N lưu ý cách phát âm đúng chuẩn thì các bạn lại cố tình nhại lại cách nói của N (mô tả lỗi sai của bạn).
+ Không nói hoặc làm những điều xúc phạm, gây tổn thương bạn.
+ Đối xử khoan dung, công bằng, hợp tác với bạn.
- Trong tình huống này, các bạn đã đưa ra nhận định chưa thật tích cực và khách quan đối với việc làm của bạn B.
+ Tôn trọng tính tiết kiệm, cẩn thận cân nhắc trong chi tiêu của bạn.
+ Không nên đưa ra những lời nhận định có tính chất “dán nhãn” rằng B nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận:
Những lời nói, thái độ, việc làm của chúng ta đều có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cảm nhận của người khác Là một người văn minh, lịch sự, chúng ta hãy học cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong ứng xử với mọi người xung quanh.
- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị tiết tiếp theo đóng vai thể hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô (tình huống SGK trang 12) là “người keo kiệt”.
+ Hòa đồng, hợp tác và đối xử công bằng với bạn B cho dù tính cách của bạn có những đặc điểm không giống mình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những biểu hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô. b Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô. c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện sống hài hòa với các bạn và thầy cô. d Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo cặp đôi thực hiện hiện nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Chỉ ra các biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô trong những tình huống sau:
+ Tình huống 1 Một số thành viên trong lớp của V có hoàn cảnh gia đình khó khăn Tuy nhà có điều kiện hơn nhưng không vì thế mà V xa lánh các bạn Trái lại, V thường xuyên động viên, hỗ trợ các bạn trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
+ Tình huống 2 Thấy T rất nghiêm khắc với học sinh của mình Mỗi khi học sinh có lỗi, thầy thường phân tích, giảng giải để các em hiểu rõ và yêu cầu sửa ngay Dù vậy, các bạn học sinh trong trường hợp không hề né tránh và chống
- Biểu hiện sống hài hòa trong tình huống:
+TH1: Dù V có hoàn cảnh khó khăn nhưng cách bạn không xa lánh mà còn cộng viên, hỗ trợ giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
+TH2: Dù thầy T rất nghiêm khắc nhưng các bạn học sinh đều hiểu và yêu quý thầy,hoàn thành nhiệm vụ thầy giao. đối Các bạn đều hiểu, yêu quý thấy T và tích cực hoàn thành các nhiệm vụ thầy giao.
Nhiệm vụ 2: Trao đổi chỉ ra các biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô dựa trên việc phân tích 2 tình huống trên và dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các cặp đôi trình bày chia sẻ kết quả của nhóm mình
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận:
Sống hài hòa với các bạn, thầy cô không chỉ giúp các mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn mà còn là cách để HS có được niềm vui và hạnh phúc mỗi ngày đến trường.
- Biểu hiện sống hài hòa với các bạn, thầy cô:
+ Vui vẻ, thân thiện, hoà đồng với các bạn, thầy cô trong các hoạt động thường niên của lớp, trường
+ Thường xuyên hợp tác cùng với các bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
+ Luôn bình tĩnh, có cách cư xử đúng mực với các bạn, thầy cô.
+ Lắng nghe, thuyết phục khi bất đồng ý kiến trong giao tiếp với các bạn và thầy cô.
Sinh hoạt lớp Hoạt động 1: Phát triển mối quan hệ hài hòa với các bạn, thầy cô
MỤC TIÊU 1 Kiến thức
- Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè ở lứa tuổi học trò.
- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn.
- Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè.
- Cởi mở, lắng nghe, mạnh dạn trao đổi ý kiến về những những vấn đề tình bạn của lứa tuổi học trò.
- Có thái độ tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể cũng như tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ của lớp, trường.
- Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng của lứa tuổi học trò.
- Cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ đẹp bình đẳng trong tình bạn ở tuổi học trò Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn đẹp đẽ.
- Kĩ năng vận dụng những hiểu biết một cách linh hoạt.
- Kĩ năng gợi nhớ và vận dụng ngôn ngữ để trả lời chính xác, nhanh chóng và đầy đủ các câu hỏi.
- Kĩ năng nói trước đám đông, bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình.
- Xây dựng tình cảm đoàn kết, gắn bó giữa các bạn học cùng lớp, cùng trường.
- Nghiêm túc chấp hành các nội quy của nhà trường.
- Thực hiện đúng các quy định của buổi sinh hoạt.
- Sôi nổi, hăng say phát biểu để thể hiện sự hiểu biết và trau dồi kiến thức - Đoàn kết, tránh hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia vào hoạt động.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 1 Nội dung
Hoạt động giáo dục xoay quanh các vấn đề xây dựng truyền thống nhà trường, văn hóa ứng xử trong học đường, phòng chống bạo lực học đường Học sinh hiểu rõ hơn về bạo lực học đường.
Tổ chức giờ hoạt động ngoại khóa vui chơi, trải nghiệm tại sân trường.
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC, THÀNH PHẦN THAM GIA
- Thời gian: Tiết chào cờ tuần 1.
- Địa điểm: Tại sân trường THCS ABC.
- Thành phần tham gia: Toàn thể HĐSP và HS trường THCS ABC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1 Văn nghệ
3 Phát động phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”
4 Truyền thông về “ Phòng chống bạo lực học đường”
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Phân công nhiệm vụ và tiến trình thực hiện:
T Nội dung Người thực hiện Thời
1 Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Cô Lò Thị Phúc
2 Băng rôn, khẩu hiệu Thầy Nguyễn Việt Hoàng 3 Dẫn chương trình
Cô Nguyễn Thị Hạnh HS Cẩm Uyên lớp 9C HS Quỳnh Anh lớp 9A 4 Hướng dẫn tập hát, múa Thầy Ngô Thanh Bình 5 Giới thiệu chuyên đề Thầy Phạm Minh Quyền
6 Thiết kế slide Cô Lạc Thị Mai Linh
7 Chuẩn bị âm thanh Anh Lò Văn Sai + Ngô Thanh
8 Nội dung phát động “Xây dựng văn hóa trường em”
Thầy Bùi Bảo Quốc – HT Nhà trường
9 Truyền thông về “Phòng chống bạo lực học đường” Cô Lò Thị Phúc
Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục với chủ phát động phong trào “ xây dựng truyền thống trường em” và phòng chống bạo lực học đường của tổ Khoa học Xã hội trong năm học 2023 - 2024 Các bộ phận và cá nhân thực hiện nghiêm túc theo phân công
DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ 2: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN I MỤC TIÊU
- Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: + Biết giao tiếp, ứng xử tích cực với mọi người.
+ Thể hiện kĩ năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên của nhóm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của nhóm.
+ Biết lắng nghe tích cực, cầu thị khi tiếp nhận góp ý của người khác, rèn luyện giao tiếp ứng xử tích cực.
- Tự chủ và tự học: Điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân trong hoạt động và quan hệ với người khác.
- Thích ứng với cuộc sống: Xây dựng và duy trì mối quan hệ hài hòa, tích cực giữa mọi người, biết cách điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử với mọi người.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên để thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo yêu cầu; Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ lao động công ích và các công việc khác ở trường; Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động; chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động và rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường, lao động công ích và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chăm chỉ tìm hiểu các hoạt động- Trung thực, trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC 1 Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều - Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 2
- Đọc tài liệu về giao tiếp, ứng xử tích cực, hiệu quả.
- Sưu tầm tình huống, câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về ý nghĩa của việc giao tiếp tích cực
- Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 2.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’)
a Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”. b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn? ”.
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Cả lớp chia thành 2 nhóm.
+ Khi đưa ra câu hỏi nhóm nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành được quyền trả lời
+ Nhóm nào đưa ra được nhiều câu trả lời đúng trong thời gian ngắn hơn sẽ được tính điểm.
- GV đưa ra câu hỏi (Hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về giao tiếp, ứng xử ? ):
+ Ăn nên đọi, nói nên lời + Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe + Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau + Một điều nhịn, chín điều lành.
- GV có thể bổ sung những câu hỏi khác phù hợp với lứa tuổi HS để hoạt động sôi nổi hơn.
GV tuyên dương, khích lệ nhóm trả lời đúng nhiều câu hỏi
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận và những điều thu nhận được sau khi tham gia trò chơi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Việc Phát triển bản thân có nhiều ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với học sinh mà còn đối với giáo viên, phụ huynh và cả cộng đồng. Để hiểu thêm về mục tiêu cũng như các hoạt động Phát triển bản thân, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay: Phát triển bản thân
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA BẢN THÂN
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tích cực chưa tích cực (45’) a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS nhận biết được những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực b Tổ chức hoạt động:
1.1 Trao đổi về những biểu hiện về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoạt động cặp - GV yêu cầu học sinh phân tích và giải thích được mỗi biểu hiện đó được gọi là tích cực hay không tích cực
- GV gợi ý HS thực hiện:
STT Giao tiếp ứng xử tích cực Giao tiếp ứng xử chưa tích cực
1 Chủ động giao tiếp Né tránh giao tiếp 2 Biết kết hợp lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ,…khi giao tiếp
Không biết kết hợp giữa lời nói với phương tiện phi ngôn ngữ
3 Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau Chỉ tập trung vào ý kiến của bản thân 4 Biết lắng nghe tích cực Thờ ơ, ngắt lời người khác 5 Thể hiện sự đồng cảm Chỉ trích phê phán người khác 6 Thể hiện sự tôn trọng Coi thường, hạ thấp người khác - GV trình chiếu cho HS quan sát một số video giao tiếp, ứng xử tích cực
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (GV giải thích cho HS hiểu Mỗi người có các biểu hiện bộc lộ điểm tích cực hoặc chưa tích cực khi giao tiếp ứng xử với người khác Do vậy, để nhận biết được những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực chúng ta cần quan sát các biểu hiện thường xuyên của cá nhân đó).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tậpGV mời 1 số HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia hoạt động GV nhận xét đánh giá quá trình tham gia hoạt động của HS.
1.2 Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong các tình huống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để phân tích các tình huống trong SGK trang 17, 18
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (Gợi ý: + Xác định những biểu hiện giao tiếp, ứng xử của nhân vật trong các tình huống
+ Phân tích đâu là biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tích cực, đâu là biểu hiện của giao tiếp ứng xử chưa tích cực).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá về nội dung phân tích tình huống của các nhóm.
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Giao tiếp là hoạt động tự nhiên của con người diễn ra hàng ngày với tất cả mọi người xung quanh Trong quá trình giao tiếp, cá nhân có thể có những biểu hiện ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực Các biểu hiện giao tiếp ứng xử tích cực sẽ giúp giao tiếp hiệu quả hơn
Việc tương tác chủ động, tôn trọng bản thân và người khác khiến mỗi người cảm thấy hài lòng trong giao tiếp
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 2: (Hoạt động theo chủ đề - Tiết 10) Nhận diện điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp ứng xử của bản thân a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS nhận biết được những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử để có ý thức điều chỉnh b Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức HS hoạt động nhóm, - GV gợi ý HS thực hiện:
+Những điểm tích cực, chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân, liên hệ tình huống thực tế.
+Cách em khắc phục những điểm chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của bản thân
Lưu ý: Trước khi yêu cầu HS chia sẻ GV cần tạo không khí thoải mái, an toàn về tâm lí để HS không ngại khi nói về những hạn chế trong giao tiếp ứng xử của chính mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV mời 1 số HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia hoạt động GV nhận xét đánh giá quá trình tham gia hoạt động của HS.
GV kết luận: Mỗi người có những điểm tích cực và chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử không nhận biết được chúng ta có thể hạn chế những điểm chưa tích cực và phát huy những điểm tích cực trong giao tiếp, ứng xử
Hoạt động 3: (Hoạt động theo chủ đề - Tiết 11) Rèn luyện giao tiếp, ứng xử a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS thực hiện được việc rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực b Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức HS hoạt động cá nhân, GV yêu cầu HS trao đổi về cách rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực
- GV gợi ý HS thực hiện:
+ GV có thể đặt câu hỏi cho HS như là: Hành vi giao tiếp ứng xử tích cực sẽ mang lại lợi ích gì?
+ GV hướng dẫn HS thường xuyên rèn luyện giao tiếp ứng xử tích cực như các gợi ý trong SGK trang 19
Chú ý vào câu chuyện để nắm bắt thông tin Ghi nhận cảm xúc, suy nghĩ của người khác; không phán xét, áp đặt
Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện sự tập trung, biểu lộ cảm xúc của bản thân.
Không ngắt lời, chen ngang khi người khác đang nói
Không làm việc riêng khi đang nói chuyện
Nhắc lại nội dung nghe được một cách ngắn gọn Hỏi để hiểu rõ nội dung hơn
Trả lời đúng, kịp thời các câu hỏi của người khác Đưa ra lời nhận xét, động viên kịp thời
Giọng nói vừa, rõ ràng
Bình tĩnh Nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực Sử dụng ngôn từ khéo léo, lịch sự Không thể hiện cảm xúc tiêu cực, tức giận, khó chịu, coi thường Không nói xấu, đổ lỗi
Tránh tranh cãi gay gắt
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả rèn luyện, giao tiếp ứng xử tích cực
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá quá trình tham gia hoạt động của HS.
GV kết luận: Mỗi cá nhân đều có những ưu điểm và hạn chế khi giao tiếp, nhận biết được những điểm hạn chế và thường xuyên rèn luyện giao tiếp, ứng xử tích cực sẽ giúp chúng ta giao tiếp tốt tự tin hơn
GV tổng kết lại: Những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điểm quan trọng mà HS nên ghi nhớ và tiếp tục thực hiện
Thông điệp: “Giao tiếp giúp thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác
Giao tiếp ứng xử tích cực tạo điều kiện cho con người có cuộc sống thuận lợi, hạnh phúc.”
Hoạt động 4: (Sinh hoạt lớp - Tiết 12) Chia sẻ về những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS nhận biết, bày tỏ thái độ tôn trọng với những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong lớp để duy trì và củng cố các hành vi đó. b Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể chia lớp thành nhiều nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát, ghi lại những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực diễn ra trong lớp.
- GV gợi ý HS thực hiện:
+ GV có thể hướng dẫn HS các nhóm trình bày dưới các dạng hình thức: vẽ biểu tượng, đóng vai, đuổi hình bắt chữ,…Lưu ý: trong quá trình chia sẻ cần chú ý tạo không khí cởi mở, không chỉ trích, tạo tinh thần cùng cam kết thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và điều chỉnh các hành vi chưa tốt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực diễn ra trong lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá quá trình tham gia hoạt động của HS.
Hoạt động 6 (sinh hoạt dưới cờ - Tiết 13+14) Tọa đàm về quy tắc ứng xử trong nhà trường
Chuẩn bị loa đài, khánh tiết Đoàn TN
Dẫn chương trình 1 GV (hoặc 1 HS)
Xây dựng câu hỏi và tình huống 2 GV Hỗ trợ các nhóm xử lý tình huống theo hình thức sân khấu khóa
1 Nhiệm vụ 1: Khởi động a Mục tiêu
Hs có được tâm thế thoải mái, vui tươi để bắt đầu nội dung của hoạt động. b Tổ chức thực hiện
- Bước 1 Giao nhiệm vụ: Học sinh và toàn bộ thầy cô tham gia thực hiện trò chơi trên nền bài hát “Gọi tên cảm xúc”.
- Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ:
Mở bài hát “Gọi tên cảm xúc”.
Link: https://youtu.be/p_kQYEoy0AE?si=ub7PzlyMRpkj4Uyv
Người hướng dẫn (dẫn chương trình) thực hiện các động tác mẫu theo lời bài hát cho toàn thể mọi người tham gia hoạt động.
Toàn thể học sinh và thầy cô thực hiện các động tác theo lời bài hát
- Bước 3 Báo cáo, thảo luận:
Gv cho học sinh thảo luận nhanh một số câu hỏi để hướng vào nội dung của hoạt động: