1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học : sách chuyên khảo dùng cho hệ đào tạo sau đại học (Phần 2)

274 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết học: Sách chuyên khảo dùng cho hệ đào tạo sau đại học (Phần 2)
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Sách chuyên khảo
Định dạng
Số trang 274
Dung lượng 44,62 MB

Nội dung

Trên thực tế, những nguyên tắc này hình thành trêncơ sở các thuộc tính, các mối liên hệ phổ biến của hiện thực kháchquan và chúng đồng thời tác động cả trong tự nhiên, xã hội va tưduy; p

NGUYEN TAC THONG NHAT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỎI MỚI Ở VIỆT NAM

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nhận thức khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, biểu hiện mỗi quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, trong đó, lý luận là giai đoạn cao của quá trình nhận thức - nhận thức lý luận; nói về mối quan hệ này, V.I.Lênin viết: “Người mácxít nói: nếu lay tiêu chuan thực tiễn làm cơ sở cho lý luận nhận thức thì nhất định chúng ta đi

”! hay: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức””. đến chủ nghĩa duy vật

1 Một số quan niệm trong lịch sử triết học trước Mác về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn

Các triết gia Trung Hoa cô, trung đại như Không Tử, Mặc Tu, Vương Dương Minh đã đề cập đến vấn đề hoạt động nhận thức và từ những góc độ khác, ít nhiều họ cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Không Tử cho rang, con người có khả năng nhận thức thế giới, nhờ cái sẵn có tự nhiên trong con người là minh đức và lương tri.

Cái đó thể hiện qua trực giác, nhờ trực giác mà con người có thê nhận thức được về cái đúng và cái sai, khiến trực giác đó lại nằm trong tâm mỗi con người và nhờ tâm mà con người có thé làm chủ được hành vi của mình Có thể nói, Không Tử mới chỉ bàn về nhận thức cảm tính mà chưa bàn đến nhận thức lý tính, cho nên nhận thức về sự vật, hiện tượng của thế giới, chỉ dừng lại ở nhận thức cái bên ngoài mà không di sâu nhận thức cái bản chất của sự vật Nhưng

LV.I.Lênin, Todn tập, Nxb Chính tri quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2006, tập 18, tr.164.

? V.I.Lênin, 7oàn tap, Nxb Chính tri quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2006, tập 18, tr.167. khi phân chia chủ thê nhận thức thành các hạng người “thượng trí, hạ ngu ” thì Không Tử lại rơi vào quan điểm duy tâm tiên nghiệm, phủ nhận hoạt động của con người đối với nhận thức.

Mặc Tử lại cho rằng, tri thức của loài người là do nhận thức ma có được Với thuyết “Tam biểu”, Mặc Tử đã thê hiện quan điểm về lý luận nhận thức có hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò kinh nghiệm, coi nó là bang chứng chân xác của nhận thức

Về mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, một số nhà triết học Trung Hoa đã đề cập mối quan hệ đó dưới giác độ: “Biết và làm”, “Học và hành”, hay quan điểm “Tri hành hợp nhất” của Vương Dương Minh (1472 - 1528), theo đó, học và tri là thuộc về hoạt động nhận thức; còn làm và hành là thuộc hoạt động thực tiễn; học dé hành, hành đặt ra nhu cầu cho học

Các triết gia Hy Lạp cô đại cũng bàn đến hoạt động nhận thức của con người như Hêraclít, Đêmôcrít, Arixtốt

Hêraclít nói về nhận thức, đối tượng nhận thức, mối quan hệ của tri thức với hiện thực Theo ông, nhận thức là nhận thức cái lôgốt của vũ trụ; nhận thức bắt đầu từ cảm tính bằng tai, mắt, nếu không muốn bị ảo giác đánh lừa phải nhận thức lôgốt tự nhiên, xã hội bằng tư duy. Đêmôcrít đề cập đến đối tượng nhận thức một cách duy vật, đó là nhận thức thế giới khách quan; theo ông, trong hoạt động nhận thức thì cảm giác là điểm khởi đầu của quá trình nhận thức và tư duy có vai trò quan trọng trong việc nhận thức giới tự nhiên.

Arixtốt bác bỏ thế giới “ý niệm” của Platon và thừa nhận thế gidi vat chất là đối tượng thực tế của nhận thức, đó cũng là nguồn gốc của cảm giác Theo ông, ai không cảm giác là không nhận thức và không hiểu biết gì hết, vì thế, trong lý luận nhận thức ông là người theo quan điểm cảm giác luận và kinh nghiệm luận.

Arixtốt cho rằng, chân lý là sự phù hợp giữa quan niệm của con người về sự vật với sự vật tồn tại trên thực tế Trong học thuyết về khái niệm, ông cho rang, tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai, nhiệm vụ của nhận thức là nhận thức cái tất yếu của tự nhiên và phản ánh vào trong khái niệm Khái niệm hình thành theo trình tự: cảm giác - kinh nghiệm - nghệ thuật - khoa học.

Trình tự này, phát triển từ thấp đến cao và chúng có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau Trong sự vận động và phát triển khái niệm thì triết học là khoa học có tính khái quát cao nhất.

Như vậy, mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến hoạt động thực tiễn và vai trò của nó với hoạt động lý luận, nhưng Arixtốt cũng đã phan nao hình dung ra mối quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn.

Các triết gia theo chủ nghĩa duy vật Pháp thé kỷ XVIII, đại điện là P.Hônbách và D.Didoré đã có công phát triển học thuyết duy vật về cảm giác; họ cho rằng, cảm giác là nguồn gốc của tri thức và nguồn gốc của cảm giác là sự vật Đồng thời thừa nhận, nhận thức lý tính là sự “chế biến” những tư tưởng đơn giản thành tư tưởng phức tạp Bên cạnh đó, họ cũng thấy được mối liên hệ giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính và sự phát triển của sản xuất có ảnh hưởng đến sự phát triển của tư duy Đây là những tư tưởng tiễn bộ của chủ nghĩa duy vật Pháp thế ky XVIII, vì đã đề cập đến van đề thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Một triết gia tiêu biểu của triết học cô điển Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thé ky XIX là Héghen cho răng: “Tinh than thế giới” hay

“ý niệm tuyệt đối” là cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại, nó có trước và sinh ra thế giới vật chất Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” và tính đa dạng của hoạt động thực tiễn cũng chỉ là kết quả tác động và sáng tạo của “ý niệm tuyệt đối” Như vậy, mặc dù đã thay được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người, nhưng đó cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần, mà không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người.

Phê phán chủ nghĩa duy tâm khách quan cua Héghen,

Phoiơbắc cho răng, không phải cuộc sống dién ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức luận ay can duoc lam mới, điều chỉnh thường xuyên bang chat liệu của cuộc sông, chịu sự phán quyết của những điều kiện sống Theo ông, chân lý ở ngay trong cuộc sống và trong bản chất con người, nhiệm vụ của triết học là, từ sự “nhận thức cái đang có”, nhận thức bản chất sự vật như nó thé hiện ra cho chủ thé, cần suy nghĩ về cái cần có trong tương lai Khi triết học hướng đến thực tiễn mà thực tiễn, theo ông, là tổng hợp những yêu cầu của con người về tinh than, về sinh lý mà không phải là hoạt động vật chất, thì thể hiện mình như triết học của con người và vì con người, trong sự thống nhất hài hòa với tự nhiên Lý luận nhận thức của Phoiơbắc chịu ảnh hưởng thuyết duy cảm của chủ nghĩa duy vật thé ky XVII - XVIII; theo ông, con người cần bắt đầu từ tính cảm giác như từ cái đơn giản, rõ ràng và dễ bộc lộ nhất, đó là điểm khởi đầu của nhận thức, liên kết con người với thế giới xung quanh Cảm giác mang tính chủ quan nhưng cơ sở và nguyên nhân của nó lại mang tính khách quan.

Tóm lại, các triết gia theo chủ nghĩa duy vật trước C.Mác tuy có công trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết, nhưng lý luận của họ cũng còn nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức.

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN